Trung Tâm Phật Giáo (Chùa Việt Nam) Houston - TX - USA
Barbiegirl 16.01.2004 10:40:07 (permalink)
Trung Tâm Phật Giáo (Chùa Việt Nam) Houston-TX-USA



TRUNG TÂM PHẬT GIÁO - CHÙA VIỆT NAM
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas, 77478 Điện Thoại 281-575-0910



LỜI GIỚI THIỆU



Trung Tâm Phật Giáo – Chùa Việt Nam tọa lạc trên một mẫu đất rộng mười hai mẫu ở vùng Tây Nam thành phố Houston. Trung Tâm được thành lập, bắt nguồn từ lòng khao khát của một nhóm Phật tử trẻ mong có được một vị lãnh đạo tinh thần. Vào năm 1989, sau khi được nghe một thời thuyết pháp của Thượng Tọa Viện Chủ Thích Nguyên Hạnh, Gia Đình Phật Tử Huyền Quang mới biết đã tìm được vị lãnh đạo tinh thần mà các em mong muốn. Các em đã thỉnh Thượng Tọa tới thành phố Houston để hướng dẫn Phật Pháp cho các em. Thượng Tọa vốn rất thích thú trong công việc hoằng pháp, viết bài, và đi đây đó để thuyết giảng. Đối vớiThượng Tọa đó là sự tự do tuyệt đối. Khi được Gia Đình Phật tử Huyền Quang mời thỉnh về Houston, Thượng Tọa do dự không biết nên quyết định như thế nào. Thượng Tọa có nên tiếp tục làm theo sở thích riêng tư? Hay Thượng Tọa nên thỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhóm Phật tử trẻ thuần thành và chấp nhận cuộc sống của một tu sĩ bị giới hạn bởi trách nhiệm đạo đức to lớn. Thượng Tọa đã chọn lựa giải pháp thứ hai. Đối với Thượng Tọa, hy sinh sở thích cá nhân để gầy dựng và duy trì văn hóa Việt Nam ở hải ngoại mang nhiều ý nghĩa hơn bởi sức sống của văn hóa Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào giới trẻ Việt Nam. Vào năm 1990, Thượng Tọa đến thành phố Houston. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của chư tăng và quần chúng Phật tử, Thượng Tọa khởi đầu bằng một túp lều dột nát để gầy dựng nên một Trung Tâm Phật Giáo mà ngày nay được coi như là một trong những thí điểm tham quan. Thượng Tọa và quần chúng Phật tử đã biến Trung Tâm Phật Giáo – Chùa Việt Nam thành một nơi để tu tập và truyền bá chánh pháp Phật Giáo; một Trung Tâm Giáo Dục cho văn hóa Việt Nam được hòa nhập với các văn hóa khác.
Trung Tâm cũng là nơi để chư Tăng Ni tụ tập an cư và hướng dẫn Phật tử trong mùa hè mỗi năm.
Sau mười hai năm không ngừng phát triển Trung Tâm, truyền bá Phật Pháp, bảo tồn văn hóa Việt Nam và hướng dẫn giới trẻ Việt Nam, Thượng Tọa tin rằng Trung Tâm đã có cơ bản vững chắc. Đã đến lúc Thượng Tọa có thể san sẻ trách nhiệm với chư Tăng để Thượng Tọa không còn phải gánh vác những công việc linh tinh hằng ngày mà thay vào đó Thượng Tọa có thể dành nhiều thì giờ hơn để viết bài và đi tới các nơi hẻo lánh không có tu sĩ để giảng pháp cho quần chúng Phật tử. Với sự đồng ý của chư Tăng ở Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Thượng Tọa Thích Nguyên Hạnh giữ chức vụ Viện Chủ cố vấn cho các hoạt động tổng quát của Trung Tâm. Thượng Tọa Thích Nguyên Đạt giữ trách nhiệm tri sự bao gồm việc gây quỹ và vô số những công việc linh tinh khác, cùng trách nhiệm chương trình Phát Thanh Pháp Âm được truyền đi mỗi thứ tư từ 2 giờ 30 đến 3 giờ, và mỗi chủ nhật đầu tháng từ 10 giờ đến 10 giờ 45 trên làn sóng 900AM của đài phát thanh Saigon-Houston. Đại Đức Thích Tâm Hải phụ trách công văn ở Trung Tâm, và quan trọng hơn cả Đại Đức trách nhiệm về trang Web của Trung Tâm được viết bằng hai thứ tiếng Anh – Việt. Trung Tâm cũng là nơi thường trú của hai vị Đại Đức thường du hành đây đó để thực hiện những nghi lễ Phật Giáo và thuyết giảng. Trung Tâm còn có ba Chú Sa Di đang học trung học và đang hành trì tu tập để sau này gia nhập Tăng đoàn. Từ một nhóm rất nhỏ , Trung Tâm bây giờ đã có 300 em đang học giáo lý Phật giáo đồng thời cũng đang tham gia chương trình học Việt ngữ.
Attached Image(s)
#1
    Barbiegirl 16.01.2004 10:43:58 (permalink)



    TRUNG TÂM PHẬT GIÁO VIỆT NAM
    LÀ NƠI LỄ BÁI VÀ CẦU NGUYỆN,
    NƠI TU HỌC VÀ TRUYỀN BÁ
    CHÁNH PHÁP CỦA ĐỨC THẾ TÔN,
    NƠI GIÁO DỤC VĂN HÓA VIỆT NAM
    TRONG SỰ HÒA ĐIỆU VỚI CÁC NỀN VĂN HÓA KHÁC.


    * * *


    THÀNH KÍNH NIỆM ÂN CÁC BẬC THẦY
    ĐÃ CHỨNG MINH, DẪN ĐẠO VÀ TRỢ NIỆM
    CHO VIỆC HOÀN THÀNH TRUNG TÂM PHẬT GIÁO NÀY.
    Ở THẾ GIAN NÀY MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI
    NHƯNG CHÁNH PHÁP VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA
    CAO ĐẸP CỦA CON NGƯỜI SẼ CÒN LẠI CHO MUÔN ĐỜI.
    THÀNH KÍNH GHI ÂN
    NHỮNG NGƯỜI CON PHẬT
    ĐÃ HIẾN CÚNG CÔNG SỨC
    VÀ TÀI VẬT ĐỂ KIẾN TẠO NÊN
    TRUNG TÂM PHẬT GIÁO NÀY.



    Trung Tâm Phật Giáo – Chùa Việt Nam tọa lạc trên một lô đất rộng gần 12 mẫu ở vùng Tây Nam thành phố Houston, Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ.
    Được thành lập từ tháng 4 năm 1990, trải qua nhiều giai đoạn, đến nay, Trung Tâm đã hoàn thành phần xây dựng cơ bản.
    1. Từ ngoài đi vào, đầu tiên là Cổng Tam Quan với bốn trụ biểu bằng đá nguyên. Hai trụ giữa cao 22 feet và hai trụ hai bên cao 20 feet. Trên đầu mỗi trụ là hình tượng Sư Tử bốn mặt được tạc theo hình tượng Sư Tử của Trụ Đá do vua A Dục – vị Thánh quân của Phật Giáo – cho xây dựng tại các Thánh tích của Đức Phật ở Ấn Độ. Thân trụ 4 mặt đều nhau, chạm trổ các bộ Tứ Quý, Tứ Linh, Tứ Bảo theo truyền thống nghệ thuật của dân tộc Việt Nam và Bốn Lời Thệ Nguyện rộng sâu của Đức Phật vốn đã trở thành lý tưởng sống của người Phật tử trên con đường hành Bồ Tát hạnh.
    2. Qua khỏi Cổng Tam Quan là Hồ Sen Hương Thủy. Nối liền hai bờ và nằm trên con đường chính từ Cổng Tam Quan vào Chánh Điện là Cầu Hương Vân. Bao quanh hồ là đường đi bộ cho khách hành hương và cho người tu tập thiền hành.
    3. Đầu hồ Tịnh Tâm là Bảo Tượng Mẹ Hiền Quan Âm cao 72 feet đêm ngày soi bóng dưới mặt hồ, ngời chiếu Trái Tim Từ Bi của người Mẹ Hiền của chúng sanh trong đời khổ. Đây là Bảo Tượng Mẹ Hiền cao nhất tại Hoa Kỳ, do chính người Phật tử Việt Nam thực hiện để cảm niệm ân đức cứu khổ của Ngài và để như một món quà cao quý hiến tặng cho tất cả những ai đang cần tình thương để sống – một món quà mang theo nó, Tâm Đại Từ Bi của Phật – để cho xứ sở văn minh vật chất và tiến bộ khoa học này có thêm một Trái Tim: Trái Tim Từ Bi, Trái Tim Tình Thương không phân biệt, không giới hạn, không điều kiện, Trái Tim của một người Mẹ. Hình ảnh Quan Âm là một biểu tượng phổ cập lâu đời của tín ngưỡng Phật Giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, cũng như của các dân tộc Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Bảo Tượng ở đây còn là một công trình nghệ thuật xứng đáng được trân trọng với thời gian thực hiện liên tục trong hơn hai năm dài. Lễ Khánh Thành Bảo Tượng được tổ chức vào các ngày 29 và 20 tháng 6 năm 2001.
    4. Sau lưng Bảo Tượng là Phổ Đà Hương Sơn. Phổ Đà Sơn vốn là một trong bốn ngọn núi nổi tiếng (Tứ Đại Danh Sơn) của Trung Hoa. Hương Sơn là một danh lam thắng cảnh trong có động Hương Tích từng được xem là “Thiên Nam Đệ Nhất Động”. Cả hai nơi này vốn gắn liền với những truyền thuyết liên hệ đến sự thị hiện của Mẹ Hiền Quan Âm mà ngày nay vẫn còn để cho khách hành hương đến chiêm bái.
    5. Qua khỏi Hồ Tịnh Tâm là Tiền Đình, rộng 20,000 sq. feet là nơi tụ họp ngoài trời trong các Lễ Hội tại Trung Tâm. Bên phải Tiền Đình (từ trong nhìn ra) là Vườn Lâm Tỳ Ni được tạo lập để tưởng niệm nơi Đức Phật Đản Sanh tại , 526 năm trước Tây Lịch. Kế tiếp vườn Lâm Tỳ Ni là Bồ Đề Đạo Tràng, ở ngay trước và bên phải Chánh Điện, tưởng niệm nơi Đức Phật Thành Đạo. Đối diện với Bồ Đề Đạo Tràng là Vườn Lộc Uyễn, tưởng niệm nơi Đức Phật Chuyển Bánh Xe Pháp lần đầu tiên, mở đầu sự nghiệp Giáo Hóa Độ Sanh của Đức Phật. Bên trái của Tiền Đình là Rừng Câu Thi Na, tưởng niệm nơi Đức Phật Nhập Niết Bàn.
    Đản Sanh – Thành Đạo – Thuyết Pháp Độ Sanh và Nhập Niết Bàn là 4 dấu mốc lớn trong cuộc đời 80 năm của Bậc Đạo Sư cao cả ở giữa thế gian này. Bốn dấu mốc lớn ấy là những sự kiện lịch sử trong cuộc đời của Ngài đã được chứng thực với 4 Thánh Tích Thiêng Liêng mà ngày nay vẫn còn tại xứ Nepal và Ấn Độ; và là nơi hành hương chiêm bái của Phật giáo đồ trên khắp thế giới. Tạo dựng 4 Thánh Tích này ở Trung Tâm là một thể hiện tấm lòng ngưỡng vọng của người Phật Tử nơi đây đối với cuộc đời của Bậc Đạo Sư cao cã.
    6. Nối tiếp Tiền Đình là Ngôi Chánh Điện. Đây là tòa nhà chính của Trung Tâm. Với diện tích tổng cộng 7,700 sq. feet, Ngôi Chánh Điện gồm ba phần : Tiền Điện, Chánh Điện và Hậu Điện. Tiền Điện tiếp giáp với Tiền Đình, ngoài phần không gian rộng làm nơi cho Phật tử đứng hành lễ một khi bên trong Chánh Điện hết chỗ, còn có Phòng sách Lá Bồ Đề (ở bên trái) và văn phòng Từ Bi Foundarion (ở bên phải). Phòng sách Lá Bồ Đề phát hành các loại sách Phật Giáo cả tiếng Việt và tiếng Anh và các loại Pháp cụ, các đồ vật kỷ niệm..... Từ Bi Foundation là một tổ chức thiện nguyện, hoạt động thuần túy trong lãnh vực từ thiện, xã hội, được thành lập bởi Thầy Viện Chủ cùng các anh chị em tu học tại Trung tâm và một số bạn bè quý mến ở Việt Nam và do Trung tâm trực tiếp bảo trợ. Từ khi thành lập (1995) đến nay, Từ Bi Foundation đã thực hiện liên tục nhiều chương trình giúp người bớt khổ ở Việt Nam (Học Bổng cho cô nhi và Học sinh, Sinh viên nghèo. Xây dựng và bảo trợ các lớp học Từ Bi cho các trẻ em vùng hẻo lánh, Bảo trợ Tăng Ni sinh và các Tu viện gặp khó khăn, Bảo trợ tủ thuốc Từ Bi lưu động....) và các chương trình Cứu Trợ nạn nhân thiên tai ở Việt nam và ở một số các nước khác.
    Có tượng 4 vị Hộ Pháp ở ngay cửa vào Chánh Điện, hai vị Văn, hai vị Võ. Đó là những vị bảo hộ cho Phật pháp, cho chốn Già Lam. Vị Văn, tay cầm cuộn giấy, biểu thị cho trí tuệ được thành tựu bằng con đường quán chiếu để chuyển hóa tâm thức. Vị Võ, tay cầm kiếm, biểu thị sự đoạn trừ vô minh để thực hiện tuệ giác. Chánh Điện là nơi thờ Phật với Bảo Tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cao 9 feet là tác phẩm nghệ thuật đầu tiên được thực hiện tại đây, hoàn thành vào giữa năm 1996. Ở một bàn thờ thấp hơn là Tượng Đức Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn biểu hiện cho năng lực Từ Bi vô lượng để cứu độ chúng sanh trong khắp các cõi. Hai bên Tượng Đức Bổn Sư là Tượng Đức Văn Thù biểu thị cho Trí Tuệ Bát Nhã vô biên và tượng đức Phổ Hiền tượng trưng cho Hạnh Nguyện rộng lớn vô cùng. Từ Bi ,Trí Tuệ và Hạnh Nguyện là những phẩm tính cáo quý để làm nên một vị Phật và là ba cột trụ chính yếu của tòa nhà Phật Giáo.
    7. Hậu Điện là Tổ Linh Đường, thờ các vị Tổ Sư và Hương Linh. Ngoài vị Sơ Tổ của Thiền Tông Trung Hoa là Ngài Bồ Đề Đạt Ma, còn lại là các vị Tổ Sư tiêu biểu của Phật Giáo Việt Nam trong thời cận và hiện đại. Ngôi chánh điện mang đường nét kiến trúc của các ngôi chùa lịch sử ở Việt Nam, là một hình ảnh đẹp đẻ, biểu lộ được tinh thần Phật Giáo và sắc thái đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam : thanh thoát mà trầm hùng, riêng khác mà hài hòa với cảnh vật. Được khởi công xây dựng từ ngày 16 tháng 9 năm 1995, Ngôi Chánh Điện đã được hoàn thành vào cuối năm 1996.
    8. Ở hai bên Chánh Điện là hai ngôi tháp. Bên trái là Tháp Pháp Bảo có ba tầng. Tầng trên tôn trí tượng Đức Bổn Sư Chuyển Pháp Luân và Đại Tạng Kinh. Tầng giữa đểø trống Bát Nhã, và tầng dưới để Chuông Đại Hồng. Bên phải là Tháp Công Đức ghi ơn chư vị Tôn Đức đã chứng minh, dẫn đạo và trợ niệm và tất cả những người con Phật đã hiến cúng công sức, tài vật để kiến tạo nên Trung Tâm Phật Giáo này.
    9. Từ Hậu Điện nhìn ra là Hậu Viên với tượng Đức Quan Âm Tự Tại ngồi an nhiên trên một hồ nước nhỏ.
    10. Sau Ngôi Chánh Điện và ở hai bên hậu viên là hai dãy nhà đối diện nhau. Bên trái là Tịnh Đường, ngôi nhà được xây dựng đầu tiên, hoàn thành vào cuối năm 1991. Đây là nơi ở của Chư Tăng thường trụ. Ngoài các Tăng phòng, Tịnh Đường cờn có một Văn Phòng Thường Trực và một Thư Viện gồm hai bộ phận : Phật Học và Việt Học. Hiện tại, thư viện có gần 5,000 cuốn sách, trong đó có bốn bộ Đại Tạng Kinh. Đối diện với Tịnh Đường là Trai Đường , nơi sinh hoạt ẩm thực của Phật tử cư sĩ.
    11. Xa sau Tịnh Đường là Tháp Báo Ân và An Dưỡng Đường. Tháp Báo Ân ở chính giữa có ba tầng : Tầng trên thờ Tây Phương Tam Thánh (Đức Phật A Di Đà và Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát Thế Chí). Tầng giữa và tầng dưới tôn trí tượng Phật A Di Đà Phóng Quang Tiếp Dẫn. Bao quanh Tháp là An Dưỡng Đường – nơi thờ linh cốt các Phật tử quá vãng. Ba mặt trong An Dưỡng Đường, tôn trí ba pho tượng Đức Bồ Tát Địa Tạng là vị Bồ Tát giáo chủ cõi u minh để đưa đường dẫn lối cho chúng sanh thoát khỏi cảnh giới địa ngục khổ đau.
    12. Gần bên An Dưỡng Đường là Trung Tâm Sinh Hoạt và Giáo Dục Thanh Thiếu Nhi Phật Tử. Đoàn Quán của Gia Đình Phật Tử Huyền Quang đặt tại đây. Là một đơn vị của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam – một tổ chức giáo dục tuổi trẻ của Phật Giáo Việt Nam tương tợ như tổ chức Phong Trào Hướng Đạo Thế Giới – Gia Đình Phật Tử Huyền Quang đã sinh hoạt liên tục trong hơn hai thập kỷ, đã góp phần vào việc giáo dục tuổi trẻ Phật tử Việt Nam nơi đây theo tinh thần Bi – Trí – Dũng của Phật Giáo; và vào năm 1990, đã là động cơ chính cho việc thành lập Trung Tâm Phật Giáo – Chùa Việt Nam tại thành phố Houston, Texas này. Hiện nay, Già Đình Phật Tử Huyền Quang có gần 200 Huynh Trưởng và Đoàn sinh, sinh hoạt thường xuyên vào mỗi ngày Chủ Nhật.
    13. Bên cạnh Gia đình Phật Tử Huyền Quang là Trường Việt Ngữ Huyền Quang. Là hậu thân của các lớp học Việt Ngữ trong chương trình giáo dục của Gia Đình Phật Tử Huyền Quang, trường Việt Ngữ Huyền Quang đã được chính thức thành lập từ tháng 7 năm 2000 và được mở rộng để thâu nhận tất cả các thành phần học sinh, không phân biệt tôn giáo. Hiện nay, trường có khoảng 400 học sinh, học vào mỗi ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật; trong đó có một lớp Việt Ngữ dành cho người Mỹ và một lớp dạy về Computer (Vi Tính) và Internet.
    14. Ngoài ra, Trung Tâm cũng đã xây dựng xong các bãi đậu xe với hơn 600 chỗ đậu ở ba khu vực.
    Dù chừng ấy cơ sở và công trình đã được hoàn thành, nhưng trước tình trạng Phật tử về tu học và hành hương lễ bái ngày một đông đảo, các cơ sở hiện có của Trung Tâm vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Những người điều hành Trung Tâm đang nghĩ đến việc xây dựng một Hội Trường với diện tích 10,000 sq. feet một khi điều kiện tài chánh cho phép. Một hội trường rộng lớn là niềm mong ước từ lâu của các Anh Chị Em Phật tử từng sát cánh bên nhau để kiến tạo nên Trung Tâm Phật Giáo – Chùa Việt
    Như ý nguyện đã có từ đầu và mãi mãi sau này, Trung Tâm Phật Giáo – Chùa Việt Nam là cơ sở chung của Tăng Tín Đồ Phật Giáo, không phân biệt tôn phái, địa phương, chủng tộc. Đây là nơi Lễ Bái và Cầu Nguyện, nơi tu họcvà truyền bá Chánh Pháp của Đức Thế Tôn, nơi Giáo Dục Văn Hóa Việt Nam trong sự hòa điệu với các nền văn hóa khác.
    Thực hiện ý nguyện đó, Trung Tâm đã liên tục mở các Đạo Tràng Tu Học, các ngày Quán Niệm Thọ Bát Quan Trai Giới, các lớp học Phật Pháp, các khóa An Cư Kiết Hạ, các khóa Tu ngắn hạn và dài hạn, v.v..., tổ chức các Lễ Hội theo truyền thống Phật Giáo và Dân Tộc Việt Nam. Trung Tâm cũng đang thực hiện Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm hằng tuần vào mỗi ngày thứ Tư từ 2.20pm đến 2.00pm và mỗi ngày Chủ Nhật đầu tháng từ 10.00 sáng đến 10.45 sáng trên băng tần 900 của Đài Saigon – Houston Radio.
    Hiện tại, ngoài vị Viện Chủ, tại trung tâm có chín vị xuất gia đang hành đạo và tu học. Trung Tâm mở cửa hằng ngày từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối. Thời khóa tu học thường lệ cho công chúng hiện nay :
    Chủ Nhật từ 11.20 giờ trưa : Khóa lễ Cầu Nguyện và Thuyết Pháp.
    Chủ Nhật từ 1:20 giờ trưa : Sinh hoạt Gia Đình Phật Tử Huyền Quang.
    Thứ Bảy và Chủ Nhật : Lớp học Việt Ngữ, Vi Tính và Internet.
    Thứ Ba và Thứ Sáu 8.00 giờ tối : Đạo Tràng Pháp Hoa – Tụng và Giảng Kinh.
    Mỗi Thứ Bảy đầu tháng từ 9.00 giờ sáng đếán 6.00 giờ chiều : Ngày Quán Niệm Tu Bát Quan Trai Giới.
    Mỗi 11 và 20 Âm lịch từ 8.00 giờ tối : Lễ Sám Hối và Lễ Tụng Giới.
    Ngoài thời khóa tu học thường lệ trên đây, Trung tâm tổ chức hàng năm các Khóa Tu Học và Lễ Hội đặc biệt theo truyền thống Phật Giáo và Dân Tộc Việt Nam.
    Tết nguyên Đán chính thức bắt đầu vào đêm Giao thừa và kéo dài đến Rằm Thượng Nguyên với Đạo Tràng Sám Hối cuối năm và Đạo tràng Dược Sư Cầu An đầu năm.
    Lễ Hội Quan Âm – Hành Hương và Cầu Nguyện vào khoảng cuối tháng Ba (giữa tháng Hai Âm Lịch). Vớùi Bảo Tượng Mẹ Hiền Quan Âm cao 72 feet, Lễ Hội được tổ chức hằng năm để Phật tử khắp nơi về hành hương, chiêm bái và cầu nguyện nơi sự linh ứng cứu độï của Mẹ Hiền Quan Âm.
    Lễ Phật Đản vào giữa tháng Tư Âm Lịch.
    Khóa An Cư Kiết Hạ tổ chức vào tháng Bảy Tây Lịch; và được mở rộng để Phật tử các nơi có thể về tòng hạ, tu học theo Chư Tăng trong hai tuần lễ.
    Lễ Vu Lan vào giữa tháng Bảy Âm Lịch.
    Hội Tết Trung Thu vào giữa tháng Tám Âm Lịch.
    Lễ Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát vào tháng Hai và tháng Chín Âm lịch.
    Lễ Hạ Nguyên vào giữa tháng Mười Âm lịch.
    Attached Image(s)
    #2
      Barbiegirl 16.01.2004 10:46:18 (permalink)



      Cổng Tam Quan



      Với bốn trụ biểu bằng đá, trên mỗi đầu trụ đá là tượng đá sư tử 4 mặt được khắc chạm theo trụ đá sư tử của vua A Dục - vị Thánh Quân của Phật Giáo- mà ngày nay vẫn còn tại các Thánh Tích Phật Giáo ở Ấn đã ghi nhận và đáng dấu các biến cố trọng đại trong cuộc đời của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Thân trụ hình vuôing khắc chạm các bộ Từ Qua, Từ Linh, Từ Bảo và các hoa văn bao quanh khắc chạm cổ truyền của dân tộc. Thêm vào là 4 câu " Tứ Hoằng thệ Nguyện" bằng hai thứ tiếng Việt và Tiếng Anh. Cổng Tam Quan với 4 trụ biểu bằng đá là một kết hợp hài hòa của lịch sử Phật Giáo với nghệ thuật dân tộc và là tưởng cao cả của Bồ Tát Đạo trong truyền thống Phật Giáo Bắc Phương.




      The Temple Main Gate


      Four stone columns are placed by the temple's main gate. On the top of each column is a stone carved lion. All four sides of the top of the stone columns have the carvings, same as the stone carved lion columns of Asuka, the Buddhist King of India, that still exist to remind us of the important events in the Buddha's life. The body of each stone column is square and it has the carving of TỨ quả, TỨ Linh, TỨ Bảo sets and the old scripture based on the Vietnamese culture. Moreover, there are 4 sentences of The Great Vows in both Vietnamese and English. These stone carved columns at the temple's main gate represent the beauty of Vietnamese cultural art and the history of Buddhism.
      Attached Image(s)
      #3
        Barbiegirl 16.01.2004 10:48:51 (permalink)
        THÁP BÁO ÂN





        Sau Tịnh Đường là Tháp Báo Ân và An Dưỡng Đường. Tháp Báo Ân ở chính giữa có ba tầng : Tầng trên thờ Tây Phương Tam Thánh (Đức Phật A Di Đà và Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát Thế Chí). Tầng giữa và tầng dưới tôn trí tượng Phật A Di Đà Phóng Quang Tiếp Dẫn. Bao quanh Tháp là An Dưỡng Đường – nơi thờ linh cốt các Phật tử quá vãng. Ba mặt trong An Dưỡng Đường, tôn trí ba pho tượng Đức Bồ Tát Địa Tạng là vị Bồ Tát giáo chủ cõi u minh để đưa đường dẫn lối cho chúng sanh thoát khỏi cảnh giới địa ngục khổ đau.

        12. Further back behind the Peace Hall is a building containing the Báo Ân Tower and the House of Tranquility. The Báo Ân Tower, located at the center of the building, has three stories : the upper level reserves for the reverence of the Trinity of the Western Pure Land (Amitabha – Buddha of Infinite Light; Quan Âm – Bodhisattva of Great Compassion; and Mahasthamaprata – Bodhisattva of Great Strength). The center level is adorned with the statue of Amitabha Buddha. Surrounding the Báo Ân Tower is the House of Tranquility. At each of the three sides of the House is the statue of the Earth Store Bodhisattva, the Lord of the lowest realm, “He who delivers from the torments of hell.”
        Attached Image(s)
        #4
          Barbiegirl 16.01.2004 10:50:54 (permalink)


          THÁP PHÁP BẢO


          Ở hai bên Chánh Điện là hai ngôi tháp. Bên trái là Tháp Pháp Bảo có ba tầng. Tầng trên tôn trí tượng Đức Bổn Sư Chuyển Pháp Luân và Đại Tạng Kinh. Tầng giữa đểø trống Bát Nhã, và tầng dưới để Chuông Đại Hồng. Bên phải là Tháp Công Đức ghi ơn chư vị Tôn Đức đã chứng minh, dẫn đạo và trợ niệm và tất cả những người con Phật đã hiến cúng công sức, tài vật để kiến tạo nên Trung Tâm Phật Giáo này.

          Dharma Tower:

          The Dharma tower has 2 levels and 60 ft. high. The top level of the tower is where the Tripitaka is stored. This area is reserved for those who want to research the Tripitaka. The middle level of the tower contains the Great Drum and the bottom level is the Great Bell.
          Attached Image(s)
          #5
            Barbiegirl 16.01.2004 10:57:26 (permalink)

            Phác Thảo Chánh Điện



            Tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thờ Trong Chánh Điện



            Chánh Điện Đã Hoàn Thành



            Mẹ Hiền Quán Thế Âm Bồ Tát
            Attached Image(s)
            #6
              Barbiegirl 16.01.2004 11:04:46 (permalink)
              Một Số Hình ảnh Công Trình Xây Dựng





              Attached Image(s)
              #7
                Barbiegirl 16.01.2004 11:07:27 (permalink)
                BẢN ĐỒ ĐẾN CHÙA

                Location: The Vietnam Buddhist Center is a nonprofit organization that is located at:

                10002 Synott Road
                Sugarland, Texxas 77478
                (281) 575-0910
                fax_number=(281)498-4540"
                Email: info@vnbc.org (Abbot of the VNBC)





                Directions:

                From Downtown of Houston, take US-59 South (14 miles)
                Take exit Bissonnet St. and turn right on Bissonnet st.(8 miles)
                Keep going on Bissonnet St. and turn left on Synott (1 mile)

                Total Distance: 22 miles
                Estimated Time : 42 minutes.
                Attached Image(s)
                #8
                  Barbiegirl 16.01.2004 11:13:25 (permalink)
                  Đây là những bức ảnh mà tác giả đã nhanh chóng thực hiện trong những giây phút quyết định. Tác giả Thi Nguyên Đạt là một nhiếp ảnh gia với sự đam mê nghệ thuật, thỉnh thoảng, tác giả đã bỏ ra rất nhiều thời gian cho một tấm ảnh chỉ vì muốn nói lên cảm xúc của mình về quê hương yêu dấu mà tác giả đã cách xa nghìn trùng, và những gì mà tác giả đã một thời đi qua trong quá khứ. Chúng tôi xin giới thiệu cùng các bạn để chúng ta cùng nhau chia xẻ.

                  Niềm Tin Dâng Phật



                  Lễ Hội Mẹ Hiền Quan Âm



                  Mẹ Về Bên Mái Chùa Xưa



                  Cảnh Chùa Của Quê Hương khi về chiều
                  Attached Image(s)
                  #9
                    Barbiegirl 16.01.2004 11:18:43 (permalink)
                    Tôn Tượng Mẹ Hiền Quán Thế Âm tại Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam (cao 72 feet)


                    Ngàn Sao Tỏa Sáng



                    Ngàn Sao Tỏa Sáng



                    Hiện Thân Cứu Khổ
                    Attached Image(s)
                    #10
                      Chuyển nhanh đến:

                      Thống kê hiện tại

                      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                      Kiểu:
                      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9