truyện cổ tích Việt Nam
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 26 bài trong đề mục
Hoàng Dung 31.01.2006 07:56:33 (permalink)
sự tích các nữ thần việt nam

1. Nữ thần mặt trời và mặt trăng
Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quí hai nàng lắm nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm tròn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài, và đi với tốp già thì lại ngắn.

Mặt Trăng là cô em tính tình nóng nảy còn hơn cả cô chị. Sức nóng của cô đã làm hại cho người và muôn vật khá nhiều. Ấy thế mà cô vẫn cứ chỏng lỏn, đi đâu cũng sà vào khiến cho nhân dân vô cùng kinh hãi. Trần gian khổ sở vì cô. Mặt Trăng, họ đã kêu ca rất nhiều, tiếng thấu lên Thượng giới khiến cho bà mẹ đã định lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng đi. Nhưng Ngọc Hoàng chiều con, nên không để cho vợ làm việc ấy. Bấy giờ ở dưới trần có một chàng trai tên là Quải. Quải là con mồ côi nhưng lại có một thân thể cực kỳ to lớn và sức khỏe tuyệt vời. Trước những hành động tai ác của cô Mặt Trăng, Quải quyết tâm trị cho một mẻ. Anh ta đón đường cô Trăng trên một đỉnh núi cao và trữ sẵn một đống cát thật lớn. Hôm ấy, cô Mặt Trăng vẫn quen thói cũ vừa đi vừa sà xuống để nhìn muôn vật, Quải chờ cho cô ta đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô. Cô Trăng đang rong chơi, bị tấn công đột ngột, nhắm mắt lại nhưng đất đã dính đầy mặt và chui cả vào trong mắt. Cô ta hốt hoảng vội vụt bay lên cao, lảng ra xa chỗ Quải đứng. Từ đó trở đi cô không dám sà xuống gần mặt đất nữa. Mặt mũi cô bị cát dính chặt nên không còn sáng được như xưa. Sau này tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành hơn, ở dưới trần ai cũng thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô quay lưng tức là ba mươi, mùng một, còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời kỳ trăng hạ huyền hoặc thượng huyền. Còn những khi trăng quầng, ấy là lúc cát bụi trát mặt bị gió thổi bay tung ra.

2. Nữ thần Lúa

Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi.

Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.

Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng: Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế.

Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:

- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về.

Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình.

Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, là một "tiết mục" hấp dẫn, gọi là "Rước bông lúa". Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triêng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hồng (Nghệ An, Hà Tĩnh... đều có rước bông lúa như vậy).


3. Nàng Bân

Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về. Tuy nhiên, nàng Bân vẫn được cha mẹ yêu chiều. Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu thương con thua em kém chị nhưng không biết làm cách nào, mới bàn nhau lấy chồng cho nàng để nàng biết thêm công việc nội trợ trong gia đình. Chồng nàng Bân, cũng là một người trên thế giới nhà trời. Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến, nàng định tâm may cho chồng một cái áo ngự hàn. Những nàng vụng về quá, khi bắt đầu rét, nàng Bân đã bắt đầu công việc song cứ loay hoay mãi, tìm được cái nọ thì thiếu cái kia, xe được chỉ thì chưa có kim, đưa sợi vào dệt thì thoi, suốt lại hỏng. Đến nỗi trời đã sắp sang xuân rồi mà chỉ mới may trọn được đôi cổ tay. Nhiều người trên trời đã chế giễu nàng: "Nàng Bân may áo cho chồng/May ba tháng ròng mới trọn cổ tay".

Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí. Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét. Nàng Bân buồn lắm. Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng gạn hỏi. Khi biết chuyện Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo. Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân. Tục ngữ có câu: "Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân" là vì thế.


4. Mụ Giạ

Thuở ấy, nước ta gọi là nước Văn Lang do vua Hùng làm chủ. Bấy giờ ở phía Nam, nước ta giáp với nước Tiết Hầu. Nước này cũng là một nước người đông của lắm. Hai nước Văn Lang và Tiết Hầu cùng chung biên giới, núi liền núi, sông liền sông vì thế nhiều lúc không phân biệt được đâu là ranh giới. Đã có những ý kiến là phải mở một cuộc chiến tranh để phân chia rõ ràng địa giới. Hai ông vua của hai nước đều là những ông vua hiền không muốn để xảy ra một cuộc đao binh bèn thỏa thuận bằng một phương pháp giải quyết lành mạnh và hòa bình: mỗi bên cử ra một người, cùng một giờ, một ngày, ra đi từ nước mình sang phía nước kia. Hễ hai người này gặp nhau ở đâu thì lấy nơi đó làm giới hạn biên cương của mỗi nước.

Nhà Vua cho người đi rao khắp nơi, tìm người tài giỏi để đảm nhận trọng trách này, nhưng gần đến ngày hẹn vẫn chưa tìm được ai vừa ý. Lúc ấy, ở một làng quê hẻo lánh, có một người đàn bà khoẻ mạnh, chỉ sống có một mình. Vì ở cô độc lẻ loi nên mãi tới ngày cuối cùng sứ giả nhà vua mới tìm tới được. Khi biết tin này, bà ta sốt sắng nhận lời ngay. Thấy bà người to cao, khoẻ mạnh khác thường, sứ giả khấp khởi mừng thầm vội đưa ngay bà về yết kiến nhà vua. Vua vui vẻ cử ngay bà vào cuộc thi đi bộ hôm sau. Suốt đêm ấy, người ta chuẩn bị cơm nước cho bà, và mụ Giạ - tên người phụ nữ ấy, đã ăn liền mấy nong cơm lớn để tờ mờ sáng là bắt đầu vào cuộc thi đấu.

Rạng canh năm, khi gà vừa gáy báo canh tiếng thứ nhất, mụ Giạ đã khởi hành. Bà đi nhanh như chim bay, mỗi bước của bà vượt qua hai ba trái núi cao, năm sáu ngọn đồi lớn. Chưa đầy nửa buổi, bà đã đi được mấy trăm dặm đường. Đến quá trưa, chân bà đã đặt tới dãy Khai Trướng (núi Giăng Màn) ở Nghệ An, và cuối cùng bà đã gặp người của nước bên kia ở phía nam một con đèo. Từ đó, ngọn đèo trở thành biên giới phía tây nam của nước Văn Lang. Ngọn đèo ấy thuộc dãy núi Nam Giới, nằm ở giữa đất Tân Â'ởp của Hà Tĩnh và đất Bản Thong Kham của nước Lào ngày nay.

Nhà vua nhớ công ơn mở mang bờ cõi của bà bèn lấy tên bà đặt luôn cho ngọn đèo ấy. Chính là đèo Mụ Giạ ngày nay.

5. Bà chúa Thượng Ngàn
Sau khi được kết hôn với nàng công chúa con vua Hùng Vương và đánh đuổi được Thủy Tinh, thần Tản Viên (Sơn Tinh) sống với vợ là Mị Nương một cuộc sống rất êm đềm hạnh phúc. Hai vợ chồng sinh được một con trai lấy tên là Mai và một người con gái lấy tên là La Bình. La Bình là một người con gái tuyệt sắc có nhiều tài nghệ. Nàng thường theo cha là Tản Viên đi khắp các núi non hang động. Đi đến đâu nàng cũng quyến luyến với phong cảnh, làm bạn với hươu nai, cây cỏ. Các vị Sơn thần ở các núi non đều quý mến nàng và thường được nàng bảo ban giúp đỡ. Thượng đế hay tin như vậy rất khen ngợi Tản Viên và Mị Nương, rồi phong cho La Bình làm Thượng ngàn công chúa, cai quản tất cả 81 cửa rừng cõi Nam Giao.

Trở thành bà chúa của rừng xanh, thần nữ La Bình luôn chăm chỉ, làm hết sức cho tròn trách nhiệm của mình. Nữ thần bày vẽ cho các loại muông thú chim chóc cách sinh sống, leo trèo, múa hát, phạt những loài ác thú gây hại cho các sinh vật, thưởng cho những giống vật có công. Nữ thần cũng rất chú ý đến giang sơn nước Việt. Bà đã hai lần hiển linh âm phủ cho tướng sĩ nhà Lý, đánh thắng giặc Tống, tướng sĩ nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông. Các triều đại này đều có sắc phong tặng để tạ ơn thần.

Có một lần vào hồi khởi nghĩa Lam Sơn, quân ta vừa mới nhóm lên, lực lượng đang yếu, Bình định vương Lê Lợi đem thủ hạ về đóng đồn ở sách Phản Ấn. Bà chúa Thượng Ngàn đã tới báo mộng, khuyên là phải rút lui ngay vì ở đó địa hình bất lợi. Bình định vương đang dùng dằng chưa kịp quyết định thì quả nhiên giặc Minh đã biết, chúng đón đường và đánh úp quân ta. Nghĩa quân không chống cự nổi, tan tác mỗi người một nơi, Lê Lợi và Nguyễn Trãi phải lần mò trong đêm tối để thoát nanh vuốt giặc. Công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành một bó đuốc soi đường, dẫn cho vua tôi Lê Lợi vào được đến đất Mường Yên, không bị rơi vào tay giặc. Đêm ấy, vị tham mưu trong quân nghĩa là Nguyễn Trãi còn được nữ thần bày vẽ cho kế sách giữ gìn căn cứ ở núi Chí Linh. Nguyễn Trãi cứ thế tâu trình với Lam Sơn. Quả nhiên bị quân Minh dẹp ba bốn lần quân ta vẫn rút về Chí Linh bảo toàn được lực lượng.

Công chúa Thượng Ngàn còn rất thương yêu dân chúng. Những người phải vượt những suối khe rừng núi thường được công chúa âm phù che chở cho được chân cứng đá mềm. Vì vậy dân chúng không chỉ gọi là thần, là chúa mà đều tôn làm mẹ. Sắc phong các triều đại tôn là công chúa, nhưng nhân dân cứ tôn là bà mẫu và gọi một cách cung kính là đức Mẫu Thượng Ngàn. Họ thờ bà ở khắp hang động núi non, và cả ở các điện thờ tại các gia đình. Một trong những ngôi đền lớn nhất thờ Mẫu Thượng Ngàn là đền Bắc Lộ nằm trên đường xe lửa từ Bắc Giang đi Lạng Sơn.

6. Bà Mẫu Thoải

Bà Mẫu Thoải (Thoải là đọc tranh chữ Thủy mà ra) tức là bà mẹ Nước. Sự tích của bà đến nay chưa được rõ ràng, vì mỗi nơi hiểu theo một cách.

Có thuyết nói bà là một vị thần lưỡng tính, cả nam cả nữ, có tên là Nhữ Nương. Tuy là đực cái chung nhau bóng âm tính nặng hơn, nên bà được kết hôn với vị vua dưới nước là Thủy Tề. Thượng đế phong cho bà làm Như Nương Nam Nữ Nam Hải Đại Vương. Nơi chính được hân hạnh thờ bà làm thành hoàng là làng Viêm Xá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Có thuyết lại nói mẫu Thoải không phải là một bà mà chính là nhiều bà. Các bà đều là con của Lạc Long Quân. Trong số con cái sinh ra, Lạc Long Quân đã chọn ba người giao cho việc quản lĩnh sông biển nước Nam, đóng dinh cơ ở sông Nguyệt Đức. Một bà có hiệu là Thủy tinh động đình Ngọc nữ công chúa. Bà thứ hai có hiệu là Hoàng Bà đoan khiết phu nhân, và bà thứ ba là Tam giang công chúa.

Công việc của các bà là coi sóc các sông biển, làm mưa và chống lụt giúp nhân dân. Những năm hạn hán, nhân dân cầu đảo là viện đến sự phù hộ của các bà. Các bà có nhiều bộ hạ, giao cho mỗi người trấn thủ một nơi. Như ở Thăng Long, tướng tá của các nữ thần đều chia nhau ở các làng Nhật Chiêu, Quảng Bố, Tây Hồ, Yên Phụ. Đời Lê Vĩnh Thọ có lần thuỷ quái gây loạn, dâng cao nước sông Nhị đã tràn vào Yên Phụ, sau phải cầu đến các mẫu Thoải mới khỏi được nạn lũ lụt.

Các bà cũng thường giúp vào những cuộc chiến đấu về quê hương. Đời Lê Thánh Tông, quân nhà vua đi đánh phương Nam, đến vùng đất thuộc địa phận các huyện đến Phú Xuyên, Kim Bảng thì gặp một trận cuồng phong rất lớn. Cầu khẩn đến các bậc thần linh, các mẫu thủy đã cho một tướng đến dẹp yên gió. Vì thế, nhà vua phong tặng cho tướng ấy là thượng đẳng thần, lấy hiệu là Nguyệt Nga công chúa. Nguyệt Nga cũng được xem một thần mẫu của Thủy cung.

Những ngày thanh bình yên ổn, các bà mẫu Thoải thường dùng thuyền lan chèo quế rong chơi. Bài văn chầu mẫu Thoải có câu: "Bà chèo chơi 36 động tiên" chính là để chỉ vào việc ấy. Để chiều ý các mẫu, những ngày hội mùa, hội thủy đều có khẩn cầu sự chứng giám các bà.
#1
    Hoàng Dung 31.01.2006 07:59:35 (permalink)
    sự tích thành cổ loa

    Khi đã chiếm được đất Văn Lang, An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê.

    Khu đất chọn để đắp thành là một quả đồi đất rắn như đá. Ðám đông người hì hục đào đất, khuân đất hết ngày nọ sang ngày kia, tòa thành cao dần. An Dương Vương cùng đoàn tùy tùng đến xem rất lấy làm hài lòng, cho là một tòa thành có thể đứng vững muôn đời, sấm sét không lay chuyển, mưa bão không làm sạt được, và quân giặc cũng không thể phá nổi.

    Nhưng một đêm cả bức tường thành quanh co đều đổ sập xuống như đất bằng. Vua An Dương Vương đến xem rất lấy làm tức giận. Ngài hỏi dò dân chúng gần đó, họ kể lại: Ban đêm họ nghe thấy những bước chân rầm rập ở các khắp ngã kéo đến với những tiếng xì xào có thể là ma quỉ. Người đâu mà lại đông đến thế ! Họ sợ quá nên không dám nhìn ra. Rồi họ lại nghe những tiếng đổ ầm ầm như sấm dậy.

    An Dương Vương sai các tướng lãnh đốc thúc đắp lại thành cho kỳ được. Ðám người hăng hái đắp lại không ngừng. Tường thành mỗi ngày một cao dần và lại cao như tường thành cũ. Nhưng rồi một đêm cả dãy tường thành lại sập xuống như đất bằng. An Dương Vương sai người đi hỏi dân chúng ở gần đó thì họ lại nói như trước. Ban đêm họ cũng nghe thấy những bước chân rầm rập như thiên binh vạn mã trẩy qua rồi lại những tiềng huỳnh huỵch tiếp đến những tiếng ầm ầm như sấm động.

    An Dương Vương lại xem chỗ địa thành để cầu trời phù hộ mình đắp cho xong tòa thành. Vua đi vòng quanh chân tường vừa đi vừa suy nghĩ. Ðột nhiên vua thấy một ông già râu tóc bạc từ phía xa đi lại. Ðến gần An Dương Vương ông tự xưng mình là thổ thần của vùng đất này, nói với vua rằng:

    - Nhà vua đừng lo, sáng mai nhà vua ra đợi ở bờ sông sẽ có sứ giả Thanh Giang đến giúp nhà vua đắp thành.

    Nói xong ông già biến mất.

    Hôm sau mới tờ mờ sáng, An Dương Vương đã ra tận bờ sông để đợi Giang sứ. Vừa bắt đầu tan sương thì có một con rùa vàng rất lớn nổi lên mặt sông từ phía Ðông bơi vào bờ đến gần nhà vua, rùa tự xưng mình là thần Kim Quy sứ giả của vua Thủy Tề. An Dương Vương sai đặt Giang sứ lên một chiếc mâm vàng và khiêng vào cung.

    Vua hỏi kế đắp thành, thần Kim Quy bảo rằng:

    - ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống lâu năm thành tinh có phép biến hoá khôn lường. Nó thường hãm hại khách qua đường và khách ngủ ở quán trọ trong vùng này. Các vua thời trước cùng bọn nhạc công chết đi đều chôn ở núi Thất Diệu, những u hồn ấy từ lâu không tan lẩn khuất trong khe đá ở hang sâu. Những u hồn ấy có thù với nhà vua nên đêm thanh vắng họp thành từng đàn từng lũ đến xúi dục con tinh gà trắng phá thành đang xây của nhà vua. Con tinh gà trắng đã dẫn những u hồn ấy đến chân thành dùng phép ma phá đổ tường thành rồi gần sáng lại bay về núi. Con tinh gà trắng có tiền duyên với con gái lão chủ quán gần chân núi nên hay hiện hình làm khách bộ hành ghé vào nhà lão khi thì nhập vào con gái lão khi thì nhập vào con gà trắng của lão. Muốn đắp cho được thành, trước hết phải trừ cho tiệt giống yêu ma và giết đứa con gái cùng con gà trắng của lão chủ quán kia đi.

    Nghe lời thần mách bảo, Vua sai mấy viên tướng đem quân vào rừng mai phục rồi vua cải trang cùng thần Kim Quy giả làm khách bộ hành đến quán xin ngủ trọ. Chủ quán từ chối lấy cớ là trong núi có nhiều yêu quái hay làm hại khách đi đường. Nhưng An Dương Vương và thần Kim Quy nhất định xin ở. Chủ quán phải chiều theo ý hai người.

    Ðêm đêm An Dương Vương nghe thấy những bước chân rầm rập ở ngoài. Những bước chân từ khắp các ngả đi lại rộn ràng rồi thốt nhiên có bàn tay rất mạnh đập vào cái phên nhà lão chủ quán tiếp đến tiếng gọi người con gái lão. Thần Kim Quy lên tiếng nạt nộ, tiếng ngoài im ngay. Những tiếng chân bước cũng xa dần.

    Gần sáng lại có những tiếng chân rầm rập ở ngoài, thần Kim Quy bảo An Dương Vương mở cửa phên ra gọi quân mai phuc đuổi theo đám yêu tinh đang rút lui về Thất Diệu, quân lính vừa đuổi vừa giương nỏ bắn theo. Cứ một loạt tên bay đi là lại nổi lên những tiếng ma kêu quỷ khóc rùng rợn. Tiếng rên rỉ khóc than mỗi lúc một thưa dần. Ðến khi mặt trời mọc thì yêu khí tan. Quân lính của An Dương Vương đào được rất nhiều hài cốt và nhạc khí cổ trong các hang núi, họ chất thành từng đống cao đốt đi rồi tro than đổ xuống suối cho tan hẳn oan hồn.

    An Dương Vương và thần Kim Quy trở về quán trọ bảo chủ quán hiến cho mình con gà trắng để tạ trời đất. Gà vừa bị cắt tiết thì con gái chủ quán cũng lăn ra chết. Giữa lúc ấy có một con chim tứ trong nhà bay vụt ra, thần Kim Quy biết đó là con yêu tinh đã tìm đường chạy trốn, liền tung phép giết chết.

    Yêu ma đã trừ xong, thần Kim Quy lại hiện nguyên hình là con rùa vàng rất lớn. Thần rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng :

    - Nhà vua giữ lấy móng chân này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng ngìn quân giặc.

    Nói xong, thần biến mất, nhờ có thần Kim Quy trừ hết yêu ma. An Dương Vương ra lệnh cho quân lính và nhân dân xây lại thành. Chẳng bao lâu tòa thành đắp xong, rộng tới ngàn trượng, vừa dầy vừa cao xoáy vòng như hình con ốc, nên gọi là Loa thành

    #2
      Hoàng Dung 31.01.2006 08:03:40 (permalink)
      Trọng Thủy Mỵ Châu



      Thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa xong, nghĩ đến chuyện bảo vệ kẻ thù bên ngoài, thần cho An Dương Vương cái móng của mình để làm nỏ giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trăm trúng cả trăm và chỉ một phát có thể giết hàng nghìn quân giặc.

      An Dương Vương chọn trong nhóm gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ giao cho làm chiếc nỏ thần. Cao Lỗ gắng sức làm trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới gương nổị An Dương Vương quý chiếc nỏ vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

      Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần Triệu Đà đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều, nên Triệu Đà đành cố thủ đợi cơ hội khác. Triệu Đà thấy dùng binh không lợi, bèn xin giảng hoà với An Dương Vương, và sai con là Trọng Thủy sang cầu thân nhưng chủ ý tìm cách phá chiếc nỏ thần.

      Trong những ngày đi lại để kết tình hoà hiếụ Trong Thủy được gặp Mỵ Châu, một thiếu nữ mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần, con gái yêu của An Dương Vương, Trọng thủy đem lòng yêu Mỵ Châu, Mỵ Châu dần dần cũng xiêu lòng. Hai người trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành là Mỵ Châu không dẫn người yêu mình đến xem. An Dương Vương không nghi ngờ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả Mỵ Châu cho Trọng Thủỵ

      Một đêm trăng sao vằng vặc, Mỵ Châu cùng Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dẫy tường thành cao ngất, gió lạnh thổi, mây ngàn xa bay, đêm mỗi lúc một khuyạ.. Trong câu truyện tỉ tê, Trọng Thủy hỏi vợ rằng:

      - Nàng ơi! Bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không đánh được?

      Mỵ Châu đáp:

      - Có bí quyết gì đâu chàng! Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần, lại bắn một phát chết hàng ngàn quân địch như thế còn ai đánh nổi được.

      Trọng Thủy làm bộ ngạc nhiên, vờ như mới nghe nói đến nỏ thần lần đầu, chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Mỵ Châu không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ cha nằm, lấy nỏ đem ra cho chồng xem. Nàng lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thuỷ nghe biết cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu rồi đưa cho vợ cất đị

      Hôm sau, Trọng Thủy xin phép vua về thăm cha và thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần.Triệu Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ chế một cái lẫy giống như hệt cái lẫy của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo trở lại sang Âu Lạc.

      An Dương Vương vốn chiều con gái, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bầy tiệc rượu, để ba cha con cùng vuị Trọng Thủy uống cầm chừng, còn An Dương Vương và Mỵ Châu say tuý luý. Trọng Thủy thừa lúc bố vợ và vợ saỵ Lẻn ngay vào phòng tháo lẫy bằng móng chân Thần Kim Quy và thay vào cài lẫy giả bằng móng rùạ

      Hôm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, Mỵ Châu hỏi chồng rằng:

      - Hình như chàng đang có điều lo nghĩ gì , phải không?

      Trọng Thủy đáp:

      - Tôi sắp phải xa nàng bây giờ. Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa mãi trên kia

      Mỵ Châu buồn rầu, lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp:

      - Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may giặc giã, có khi nàng sẽ không còn ở chốn này nữa, tôi biết đâu mà tìm?

      Mỵ Châu nói:

      - Thiếp có áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về phương nào thiếp sẽ giắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ theo dấu lông ngỗng mà tìm.

      Nói xong Mỵ Châu nức nở khóc.

      Về đến đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho chạ Triệu Đà mừng rỡ vô cùng, reo lên rằng : "Phen này đất Âu Lạc sẽ về tay ta! " ít lâu sau Triệu Đà ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc.

      Nghe tin báo, An Dương Vương cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, An Dương Vương mới sai đem nỏ thần ra bắn thì thấy không hiệu nghiệm nữạ

      Quân Nam Hải phá cửa thành, kéo ùa vàọ An Dương Vương vội lên ngựa, để Mỵ Châu sau lưng, phi ngựa thoát ra cửa saụ Ngồi sau lưng cha, Mỹ Châu bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.

      Đường núi gập ghềng hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm, mới đến núi Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã đuổi gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn nối nào chạy, An Dương Vương hướng ra biển khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Vua vừa khấn xong thì một cơn gió lốc bốc cát bụi lên mịt mù làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy hiện lên, bảo An Dương Vương rằng "Giặc ở đằng sau lưng nhà vua đấy! "

      An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mỵ Châu, rồi nhẩy xuống biển. Rùa Thần rẽ nước đưa nhà vua đị Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa thành. Còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mỵ Châụ Đến gần bờ biển thấy xác vợ nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không phai mờ. Trọng Thuỷ khóc oà lên,thu nhặt thi hài đem về chôn trong Loa thành, rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết.

      Ngày nay ở làng Cổ Loa, trước đền thờ An Dương Vương còn cái giếng Trọng Thuỷ. Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châụ Lấy được ngọc trai đó đem rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng.




      #3
        Hoàng Dung 31.01.2006 08:04:40 (permalink)
        Người đẹp trong tranh



        Vào đời Hồng Đức, có một người học trò nghèo, cha mẹ chết sớm, trọ học ở phường Bích Câu, phía Nam thành Thăng Long. Chàng rất hay chữ, tuy chưa đỗ đạt gì người ta cũng gọi chàng là Tú Uyên.

        Một ngày, vào mùa xuân, chúa Ngọc Hồ mở hội Vô gia, thiện nam tín nữ ở kinh đô và bốn phương tụ hội rất đông. Tú Uyên không bỏ lỡ cơ hội đi tìm người đẹp. Chàng vui chân đi quanh quẩn mãi đến tận chiều, bèn ngồi nghỉ gốc đa gần chùa. Chợt trông thấy một cái lá bay đến trước mặt, chàng nhặt lên xem, thì ra sau lưng lá có đề một bài thơ đầy những lời trêu ghẹo. Chàng tưởng có người nào đó ở trên lầu cao ném xuống rồi nấp vào một chỗ. Nhưng ngước nhìn mọi nơi, chẳng thấy gì cả. Đương lúc ngơ ngác, Tú Uyên bỗng thấy một đám người từ trong chùa đi ra, trong đó có một cô gái rất đẹp. Thấy nàng liếc mắt đưa tình, chàng lại bắt chuyện. Hai người vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ. Lòng Tú Uyên như nở hoa. Nhưng khi sắp đến đình Quảng Văn thì người con gái bỗng nhiên biến mất. Tú Uyên đứng ngẩn ra rất lâu, mãi đến tối mới trở về nhà.

        Từ đấy, Tú Uyên đêm mơ ngày tưởng không thiết gì ăn uống, học hành. Nghe tin đền Bạch Mã rất thiêng, chàng đến xin quẻ rồi ngủ đêm tại đền cầu mộng. Đêm ấy, thần hiện ra trong giấc mộng của chàng bảo rằng: “Này anh chàng mê sắc kia, sáng mai hãy đến cầu Đông, ta sẽ cho biết một tin rất tốt”. Hôm sau, chàng y hẹn đến cầu Đông, đợi mãi mới gặp một ông già bán tranh, đưa tới mời chàng mua một bức tố nữ. Chàng mở ra xem thì hình dạng người tố nữ trong tranh chẳng khác gì người mà mình mong đợi. Chàng mua ngay, đem về treo bên cạnh chỗ ngồi. Đến bữa ăn chàng dọn ra hai đôi đũa, hai cái bát mời người trong tranh ăn cùng như mời người thật. Chàng hơi ngạc nhiên cảm thấy tố nữ trong tranh hai má đỏ bừng như có ý thẹn.

        Một hôm, Tú Uyên đi học về thì thấy giữa giường đã có sẵn sàng một mâm cơm có thức ăn ngon, khác với mâm cơm rau thường ngày. Tuy chưa hiểu có ai cho nhưng đói bụng, chàng cũng ngồi vào ăn. Tiếp mấy hôm sau, mâm cơm đều dọn như thế. Chàng nửa ngờ nửa mừng không hiểu ra làm sao.

        Hôm khác chàng giả tảng đi học, nửa đường lộn về nấp ngoài cửa sổ dòm vào. Chàng thấy tố nữ từ trong tranh bước ra dọn dẹp nhà cửa và xuống bếp làm cơm. Chàng đột ngột xô cửa bước vào nắm lấy tay nàng mà rằng:

        - Để tôi bấy lâu trông đợi mòn mỏi con mắt! Thôi, bây giờ nhất định không cho nàng ra khỏi đây đâu!

        Nói xong, Tú Uyên giật bức tranh trên tường xé đi. Người con gái đỏ hai gò má, se sẽ đáp lại:

        - Sao chàng ác thế, thiếp đã lạc vào nhà chàng rồi, đâu dám không vâng lời.

        Rồi nàng cho biết tên mình là Giáng Kiều, vốn có duyên nợ với chàng nên được xuống trần cùng kết làm đôi lứa. Tú Uyên tưởng không có gì sung sướng hơn thế nữa. Chàng giơ tay lên trời thề bồi. Hai người chuyện trò hồi lâu. Tú Uyên gịuc nàng thành thân. Giáng Kiều bảo:

        - Để thiếp bày tiệc mời các bạn tiên đến chứng kiến cho lễ cưới của đôi ta.

        Nói xong, nàng rút trâm trên đầu hoá phép thành một màn gấm rèm ngọc, kẻ hầu người hạ rầm rập, đồ ăn thức uống lộng lẫy. Chỉ một lát cỗ bàn bày ra, đàn sáo vang lừng, các bạn tiên lần lượt đến ăn uống trò chuyện, ca hát nhảy múa rất vui vẻ.

        Nhưng từ ngày được vợ đẹp Tú Uyên không buồn giở đến sách nữa. Suốt ngày chàng ở bên vợ và đặc biệt một điều là chàng thích uống rượu và ăn ngon. Giáng Kiều khuyên can mãi nhưng Tú Uyên chứng nào vẫn tật ấy. Ba năm trôi qua, chàng không lai vãng đến học hành. Dần dà chàng trở nên nghiện rượu, đã uống là uống đến say, khi say không biết trời đất là gì, thậm chí nhiều lần chửi mắng vợ. Giáng Kiều giận lắm, một hôm chồng từ tửu quán khật khưỡng bước về, nàng vực vào giường rồi nhân chồng ngủ thiếp đi, nàng bay về trời.

        Tỉnh rượu, Tú Uyên không thấy vợ đâu, rất lấy làm hối hận, suốt một tháng, chàng bỏ ăn, bỏ ngủ, kêu khóc thảm thiết. Bạn bè hết lời khuyên dỗ nhưng chàng không sao giảm được ưu sầu. Giận thân, chàng chỉ muốn tự vẫn cho xong đời. Nhưng khăn vừa vắt lên xà thì bỗng có trận gió thoảng đưa mùi hương đến. Giáng Kiều đã hiện ra trước mặt. Chàng vừa mừng vừa thẹn, thề xin chừa hẳn rượu, hai vợ chồng lại vui vẻ như xưa.

        Chẳng bao lâu Giáng Kiều sinh được một bé trai, đứa bé lớn lên rất thông minh và ngày một giỏi.

        Một đêm nọ bỗng có hai con hạc đến đón ở sân, hai vợ chồng dặn con ở lại rồi cưỡi hạc bay lên trời.

        #4
          Hoàng Dung 31.01.2006 08:05:30 (permalink)
          Thạch Sanh Lý Thông


          Ngày xưa ở Quận Cao Bình có vợ chồng Bác tiền phu Thạch Nghĩa tuổi đã cao mà không có con. Vợ chồng ngày đêm lo buồn, càng ra sức làm việc nghĩa, như khơi cống, đào mương, đắp đường, vét giếng, cùng lo nấu nước giúp cho người qua đường uống, để mong trời trông lại mà cho một mụn con. Quả nhiên, về sau Thạch Bà thụ thai, nhưng ba năm chưa đẻ. Giữa lúc đó, Thạch Ông mất, Thạch Bà sinh hạ một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Thạch Sanh. Sau đó mấy năm, Thạch Bà cũng mất, Thạch Sanh từ đó sống côi cút trong một túp lều dưới gốc đa, chỉ có một cái khố che thân và một cái búa đốn củi. Năm Thạch Sanh mười ba tuổi, Ngọc Hoàng sai tiên xuống dạy chàng đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông.

          Một hôm, có anh hàng rượu tên là Lý Thông đi ngang qua đó ghé lại nghỉ chân. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lại mồ côi, có thể lợi dụng được, bèn kết nghĩa làm anh em, rồi đưa Thạch Sanh về nhà.

          Bấy giờ có một con trăn tinh thường bắt người ăn thịt, quan quân mấy lần vây đánh nhưng nó nhiều phép thần thông, nên không ai làm gì được; nhà vua đành truyền lập miếu thờ, và cứ hàng năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải đi nộp mình. Mẹ con nghe tin, hoảng hốt, bàn định mưu kế đưa Thạch Sanh đi chết thay. Chiều hôm đó Thạch Sanh đi đốn củi về thì Lý Thông đãi rượu, rồi bảo:

          -"Hôm nay có việc quan trọng, triều đình cắt phiên cho anh đi canh miếu thờ, ngặt vì anh trót cất mẻ rượu, sợ hỏng việc ở nhà; mong em chịu khó đi thay anh một đêm." Thạch Sanh không nghi ngờ gì cả, thuận đi ngay.

          Nửa đêm, giữa khu rừng, bỗng gió thổi cây rung, không khí lạnh buốt, Trăn tinh hiện ra, giơ vuốt nhe nanh, hà hơi tóe lửa, sấn đến định ăn thịt Thạch Sanh. Thạch Sanh bình tĩnh, hoá phép đánh nhau với Trăn tinh, hồi lâu thì yêu quái bị giết chết, hoá ra một con trăn lớn. Thạch Sanh chặt lấy đầu mang về. Ðến nhà thì hết canh ba. Thạch Sanh gọi cửa, mẹ con Lý Thông ngỡ là hồn Thạch Sanh hiện về báo oán, ở trong nhà mẹ con cứ lạy lục, khấn vái mãi. Thạch Sanh mới rõ dã tâm của hai người cố tình đưa mình đến chỗ chết, nhưng Sanh tánh hiền lành, không giận, vui vẻ kể chuyện giết trăn cho mẹ con Lý Thông nghe. Lý Thông nghe xong, nảy ra một mưu thâm độc. Nó dọa Thạch Sanh rằng Trăn tinh là của nhà vua nuôi xưa nay, bây giờ giết đi, tất thế nào cũng bị tội chết. Rồi khuyên Thạch Sanh trốn đi, để hắn ở nhà kiếm cách thu xếp trở về thôn cũ ở gốc đa. Còn Lý Thông thì đêm ngày trẩy kinh, tâu vua đã trừ được Trăn tinh và hắn được Vua phong chức đô đốc.
          Bấy giờ công chúa con vua muốn kén phò mã, bảng yết khắp dân gian, điệp gửi cùng các nước, nhưng không chọn được ai vừa ý. Một hôm công chúa đi dạo vườn hoa, bỗng con yêu tinh Ðại bàng sà xuống cắp đi mất. Tình cờ đại bàng bay ngang trên cây đa có Thạch Sanh đang ngồi thẫn thờ dưới gốc cây. Thạch Sanh thấy vậy, liền gương cung bắn một phát trúng ngay vào cánh. Nhưng đại bàng rút tên ra rồi tiếp tục bay đi, Thạch Sanh lần theo vết máu đỏ, thấy đại bàng chui vào một cái hang rất kiên cố. Chàng đánh dấu lối vào hang và trở về.

          Khi nghe tin công chúa bị yêu quái cắp đi mất tích nhà vua đau lòng xót ruột, truyền cho lý Thông đi tìm, hứa tìm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lý Thông vừa mừng vừa lo, bèn lập mưu mở hội hát xướng trong mười ngày, sức cho nhân dân đến xem mục đích để dò hỏi nghe ngóng tin tức. Tám chín ngày đã qua, mà không nghe ai nói một lời gì về chuyện đại bàng bắt người cả. Tin Lý Thông mở hội hát xướng đồn đến tai Thạch Sanh, chàng lần về thăm, gặp Thạch Sanh, Lý Thông tỏ mối lo không tìm được công chúa. Thạch Sanh thật thà mà kể lại về việc bắn trúng cánh chim. Lý Thông mừng lắm, lập tức nhờ Thạch Sanh dẫn đường, mang lính đến nơi sào huyệt của yêu quái. Thạch Sanh tình nguyện xuống hang tìm công chúa hộ bạn. Quả nhiên gặp công chúa ở đó, Thạch Sanh bèn lấy thuốc mê, bảo công chúa đưa cho đại bàng uống. Ðoạn Thạch Sanh buộc công chúa vào dây, ra hiệu cho Lý Thông ở ngoài hang kéo lên. Xong chàng sửa soạn lên theo, nhưng Lý Thông đã ra lệnh cho quân lính lấp kín hang lại mất rồi. Giữa lúc đó thì đại bàng tỉnh lại. Thấy mất công chúa, hắn nổi giận lôi đình gầm lên, vách đá ầm ầm rung chuyển. Nhưng Thạch Sanh hoá phép đánh nhau với nó, cuối cùng đại bàng bị giết chết, Thạch Sanh mò tìm lối ra, đi đến một nơi, chàng thấy có một cũi sắt trong giam một người con trai. Thì ra đó là thái tử con vua Thủy Tề, bị đại bàng giam đã ngót một năm. Thạch Sanh lấy cung vàng bắn tan cũi sắt, cứu thái tử ra. Thái tử mời Thạch Sanh về thủy cung để vua cha được đền ơn. Vua Thủy Tề mừng lắm, tặng Thạch Sanh vô số vàng bạc châu báu, nhưng chàng đều từ chối không nhận, chỉ nhận lấy một cây đàn. Xong rồi từ giã vua và thái tử, lên trần gian, về chốn cũ ở gốc đa.

          Bấy giờ hồn Trăn tinh và Ðại bàng, khổ sở đói khát, đi thang lang, thất thểu, tình cờ gặp nhau, bèn bàn định mưu kế trả thù Thạch Sanh. Chúng lẻn vào kho vua ăn trộm ngọc ngà châu báu, rồi mang về để ở gốc đa, chỗ của Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
          Nói về công chúa, từ khi lên khỏi hang, chờ Thạch Sanh lên. Thấy Lý Thông đã lấp mất cửa hang, uất ức lên mà hóa câm. Khi trở về cung, ai hỏi gì nàng cũng không nói. Vua buồn rầu sai Lý Thông lập đàn cầu nguyện, nhưng đàn lập đã một tháng mà công chúa vẫn không nói được. Kịp đến cho Thạch Sanh bị bắt giao cho Lý Thông xét sử, thì Lý Thông bèn định tâm giết đi cho khỏi lo ngại về sau. Ngồi trong ngục. Thạch Sanh buồn tình lấy đàn ra gẩy, Không ngờ cây đàn ấy lại là đàn thần . Gẩy đến đâu đàn kể lể đến đó, nó kể rõ đầu đuôi câu chuyện, nó tố cáo tội ác của Lý Thông, nó oán trách sự hờ hững của công chúa. Nó kêu lên, nó rền rĩ, ngân nga trong cung này đến cung nọ. Công chúa ngồi trên lầu, nghe tiếng đàn bỗng reo mừng, cười nói, xin vua cha cho gọi người gẩy đàn. Vua đòi Thạch Sanh kể lại sự tình cho vua nghe, từ khi mồ côi cha mẹ, học phép tiên, kết bạn với Lý Thông, khi chém Ttrăn tinh, khi bắn đạ bàng, cứu công chúa và bị lấp cửa hang. Khi cứu con vua thuỷ tề, khi bị hồn yêu tinh vu oan giáo hoạ.

          Vua liền truyền lệnh hạ ngục mẹ con Lý Thông, và giao cho Thạch Sanh được toàn quyền xử định. Thạch Sanh thương tình cho hai mẹ con Lý Thông trở về làng, nhưng dọc đường hai mẹ con gặp trận mưa giông và cả hai đều bị sét đánh chết.

          Kế đó, vua cho Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa, tin ấy truyền đi, thái tử mười tám nước chư hầu trước đã ôm hận vì bị công chúa ruồng rẫy, nay vua gả cho một thằng khố rách áo ôm, liền cất binh mã đến hỏi tội .Vua sai Thạch Sanh ra dẹp giặc. Khi giáp trận, Thạch Sanh lại đem cây đàn của mình ra gẩy. Tiếng đàn khi khoan khi nhặt, êm ấm lạ thường, khiến cho quân địch phải xúc động, người thì bồi hồi thương con, thương vợ, kẻ thì bâng khuâng nhớ tới quê hương ,không một ai còn nghĩ tới chiến đấu nữa. Thái tử mười tám nước chư hầu thấy thế khiếp sợ vội vàng xin hàng, Thạch Sanh dọn một liêu cơm nhỏ cho chúng ăn, nhưng chúng ăn mãi không hết. Chúng càng phục Thạch Sanh rập đầu lậy tạ kéo nhau về nước.

          Vua liền làm lễ nhường ngôi cho Thạch Sanh. Khi lên ngôi công việc đầu tiên của Thạch Sanh là xóa thuế, phóng thích tù nhân, và khuyến khích muôn dân trăm họ theo nghề nông trang.Từ đó, nhân dân mới được yên ổn làm ăn nhà nhà được no ấm đông vui.

          #5
            Hoàng Dung 31.01.2006 08:33:54 (permalink)
            Ăn Trầu Ngắt Đuôi


            Thuở ấy, ở xóm kia có chàng thanh niên và cô thiếu nữ rất xứng đôi vừa lứa. Cha mẹ của đôi bên đều bằng lòng kết tình thông gia nhưng chưa nói cho con mình biết.

            Vì quá yêu nhau, hằng đêm cô thiếu nữ lén mở cửa phòng rước cậu trai vào tình tự. mãi đến gà gáy hừng đông, cậu trai mới ra về. Cứ như vậy ngày này qua tháng kia.

            Buổi nọ, trước khi về, cậu trai ao ước được ăn một miếng trầu. Nhìn trong khay thấy hết trầu, cô thiếu nữ liền chạy ra vườn hái lá đem vô, têm vôi, mời chàng. Dè đâu miếng trầu nhai chưa dập chàng nọ ngã lăn, trào đờm rồi chết. Hoảng hốt nàng tri hô lên. Quan chạy lại khám xét tử thi, thấy nhiều đốm đỏ loang khắp mình.

            Thế là cô nọ bị bắt giam để xét hỏi vì tội bỏ thuốc độc giết người. Cô cứ một mực kêu oan. Cuộc tra tấn kéo dài, lần lần cô trở nên ốm o gầy mòn, gần chết trong ngục.

            May sao, có ông quan Án đi qua. Quan Án hỏi cô:

            - Đầu đuôi tự sự như thế nào? Mi phải khai rõ.

            Cô nọ nói sự thật. Nghe xong, vị quan suy nghĩ, gật đầu. Ông đi ra ngoài vườn xem từng lá trầu trên nọc. Ông chú ý: mấy lá ở sát gốc đều dính một chất gì nhớt ngay chót đuôi lá, giống như là con ốc, con sên bò qua nhả nước miếng.

            Nhưng không thấy con ốc, con sên nào cả!

            Ông quá tức trí, ra lệnh đào dưới đất, ngay nọc trầu đào thật sâu, bỗng nghe tiếng khò khè. Rõ ràng là con thuồng luồng nằm khoanh trong hang. Dân chúng chạy tứ tán.

            Ông quan nói:

            - Con thuồng luồng này hàng đêm lén bò lên mặt đất để kiếm nước uống. Vì quá khát nước, nó phải liếm mấy giọt sương đọng ở chót đuôi mấy látrầu gần mặt đất. Nọc con thuồng luồng dính lại trên lá nên giết người. Cô gái này bị hàm oan.

            Chòm xóm nhìn nhận lời vị quan nọ là chí lý, tài trí như Bao Công thuở trước. Từ đó về sau, trước khi têm trầu, ai nấy đều ngắt chót đuôi lá vì sợ nọc con thuồng luồng. Bây giờ, giống thuồng luồng không còn nữa nhưng thói quen của con người hãy còn...

            #6
              Hoàng Dung 31.01.2006 09:24:17 (permalink)
              thần giữ cửa



              Ngày Xưa có hai anh em nhà kia rất nghèo nàn. Cả hai anh em chỉ chuyên nghề bán rau đốn củi đổi gạo sống qua ngày.

              Tuy nghèo, hai anh em vẫn nhân từ phúc hậu thường hay bố thí chén cơm, chén gạo cho kẻ già yếu tật nguyền. Trong nhà có nuôi con chó cái lúc nọ đẻ ra con chó trắng chỉ có ba chân. Làng xóm cho là quái vật hiện lên khuyấy phá bảo giết đi, anh em chẳng những không giết mà còn nuôi dưỡng con chó đến ngày khôn lớn.

              Một hôm hai anh em đang ngồi ăn cơm, chợt thấy một ông lão ăn mày chống gậy vào cửa xin cơm. Cả hai đều nhường cơm cho lão ăn mày ăn no. Ăn xong ông lão ăn mày nói:

              - Tiếng đồn quả thật không sai, hai anh em một nhà đều là người nhân đức, đáng được thưởng. Ta nay không phải là kẻ ăn mày nghèo khó mà là Thần giữ kho vàng Sơn Tây, lúc nãy muốn thử lòng các ngươi, nay ta đã biết rồi. Ta muốn ban cho các ngươi kho vàng.

              Ông lão ăn mày tức thần giữ của kho vàng tiếp rằng:

              -Ngày xưa có một vị quan Tàu tên là Mã Kỳ, có chôn giấu tại một khu vườn thuộc huyên Lập Thạch tỉnh Sơn Tây một kho vàng và phong ta làm Thần giữ của, hẹn đúng một trăm năm thì có người trở lại lấy. Ta trong đợi mãi, hơn một trăm năm rồi chẳng thấy người của Mãû Kỳ trở lại, nhân thấy các ngươi nghèo khổ mà có lòng nhân đức nên ta định đem kho tàng tặng cho các ngươi. Nhưng các ngươi phải đợi đủ một trăm ngày à phải có một con chó trắng (tức chó cò) ba chân đem trước của kho tàng tức là tòa miếu cổ ở khu vườn, bắt nó sủa lên ba tiếng, tự nhiên cửa kho tàng bên cái kệ đámở ra. Thôi các ngươi hãy cố nhớ lời, ta xin kiếu.

              Nói rồi, Thần giữ của biến đi. Hai anh em đợi đúng một trăm ngày, dắt con chó cò đến miếu hoang, tới bên cái bệ đá, bắt chó sủa lên ba tiếng, tức thì cánh cửa đặt ngầm trong cái bệ đá mở toang, nhìn vào trong thì thấy một dãy chum vại nằm kề liền nhau. Hai anh em bước vào mở nắp chum vại ra xem thấy toàn vàng và bạc. Đem về đếm được một nghìn cân vàng và ba vạn cân bạc.

              Từ đó, hai anh em trở nên giàu có lớn. Gặp lúc Mạc Đăng Dung chiếm đoạt ngôi nhà Lê, hai anh em nhờ người cận thần tiến dẫn đem biếu Mạc Đăng Dung một trăm cân vàng, một trăm cân bạc. Vua Mạc cho thâu nhận rồi phong cho hai anh em tước Quận công.

              Cách ba năm sau, có năm, sáu người Tàu dắt một con chó trắng đến ngay tòa miếu chôn của mở cửa kho vàng, họ chỉ thấy kho vàng trống trơn. Họ kêu khóc thảm thiết. Hai anh em Quận công sai người gọi họ đến thì họ đáp rằng:

              - Chúng tôi là con cháu của Mã Kỳ ở bên Trung Quốc, trăm năm trước tổ phụ của chúng tôi có để tại Sơn Tây một kho tàng châu báu, hiện còn gia phả để lại đàng hoàng, nhưng chúng tôi đến đây rồi, thì kho tàng không biết ai đã lấy mất rồi, vì vậy chúng tôi buồn khổ mà khóc.

              Hai anh em Quận công nói rằng:

              - Nhờ thần nhân chỉ bảo, nên anh em chúng ta lấy được kho vàng.

              Mấy người Tàu liền hỏi:

              - Làm sao các ngươi lấy được kho vàng, vì muốn mở cửa kho vàng phải có con chó cò ba chân mới mở được.

              Anh em Quận công bảo rằng:

              - Nhà chúng ta có sẵn.

              Rồi anh em thuật cho họ nghe, chuyện con chó cái nhà mình đẻ ra con chó trắng mà mọi người cho là quái vật, cho họ nghe.

              Họ nói:

              -Thế thì trời đã giành cho các ngài, chớ giống chó có ba chân chỉ có quận Sầm Châu tỉnh Quảng Đông bên Tàu mới có mà thôi. Bây giờ của các ngài đã lấy rồi, chúng tôi còn giữ lấy con chó làm gì nữa, vậy xin tặng luôn các ngài đó.

              Hai anh em Quận công thương tình, cho họ ba chục cân vàng và một trăm cân bạc để làm lộ phí trở về Tàu.
              _________________
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 31.01.2006 09:28:21 bởi tieu hoang dung >
              #7
                Hoàng Dung 31.01.2006 09:26:31 (permalink)
                GIAO LONG



                Ngày xưa, tại xã Khúc Phụ, Thổ Bình, châu Chiêm Hoá thuộc tỉnh Tuyên Quang miền Bắc Việt Nam, có một bà lão goá, không có con. Bà ở thôn Mô Cuống, mỗi ngày thường đến thác Cuống bắt tôm bắt cá về ăn.
                Một ngày kia, bà lão trông thấy một quả trứng màu trắng, to gần bằng trứng gà. Bà cảm thấy sợ, bèn lượm trứng vứt ra xạ Nhưng rồi hai ba lần khác, bà cứ lại gặp quả trứng này ở mấy nơi khác. Bà bèn đem về nhà, cho gà ấp.
                Chừng khoảng một tháng sau, quả trứng bí mật này nở ra một con vật thân dài, tựa như con lươn. Bà bèn bỏ nó vào một chĩnh nước. Con vật lớn rất nhanh. Bà lão đưa nó qua một cái vạị Nó lại lớn chật vạị Bà đem thả nó xuống suối Mô Cuống, mới hay đó là con Giao Long.
                Con vật này sắc trắng, thuộc loài thuỷ tộc, nhưng thỉnh thoảng nó lại hoá thành người, nói được tiếng ngườị Giao Long gọi bà lão là mẹ nuôi, và bắt tôm bắt cá nuôi bà. Nhờ vậy, mỗi lần đến kỳ cúng giỗ, bà lão đến bên giòng nước gọi tên "Cuống, Cuống". Khi thấy con Giao Long trồi đầu lên mặt nước, bà bảo: "Ngày mai nhà có giỗ, con nhớ bắt cho mẹ một ít cá". Giao Long lập tức vâng lời, bắt nhiều cá để lên bờ cho mẹ nuôi đến lấy về. Bao nhiêu người ăn, số lượng cá cũng đủ.
                Về sau, có một con Giao Long khác, sắc đen, ở giòng thác lớn Sa Hương thuộc xã Miên Hương, cách đó mấy dặm. Nó lội ngược dòng đến thác Cuống, đánh nhau với Giao Long sắc trắng, vì muốn chiếm lấy nơi nàỵ Cuộc giao chiến kéo dài 3 ngày, chưa rõ con nào thắng. Bỗng thấy Giao Long trắng chạy về nhà cầu cứu mẹ nuôi, nói với bà hãy đến dòng thác giúp nó một taỵ Nó dặn mẹ: "Khi nào thấy thân hình đen trồi lên mặt nước, thì mẹ lấy dao mà chém".
                Bà lão nghe lời, hôm sau, giờ ngọ, ra bờ thác, cầm theo một con dao dài và sắc bén. Bà hốt hoảng thấy 2 con Giao Long đang đánh nhau, quậy đục cả mặt nước. Bà cầm dao chờ sẵn, khi thấy thân hình đen nổi lên mặt nước liền chém xuống thật mạnh. Nhưng chẳng may, lại trúng nhằm con Giao Long trắng của bà.
                Con vật trồi lên, rên xiết: "Mẹ ơi, mẹ đã chém lầm vào bụng con rồị Số mệnh con phải chịu như vậy, xin mẹ đừng thương tiếc con". Nói xong, Giao Long trắng biến mất. 3 ngày sau, xác nó nổi lên ngay chổ ấỵ Dân trong vùng trông thấy, vớt Giao Long đem về chôn ở cánh đồng trước nhà bà lãọ
                Ngày nay, mộ Giao Long vẫn còn. Người ta gọi là Mộ Thần Cuống, được sùng bái như vị thần linh. Mỗi năm, vào dịp tháng 2, dân ở 4 xã vùng này kéo tới cúng tế Giao Long
                _____________
                #8
                  Hoàng Dung 31.01.2006 09:30:39 (permalink)
                  Cá nược


                  Ngày xưa, ở tại một cửa bể buôn bán sầm uất có một người đàn bà không rõ tên họ, người ta vẫn gọi tên là con mẹ Lừạ Mẹ Lừa bề ngoài vờ vĩnh buôn bán để cám dỗ các thương gia giàu có hòng lừa đoạt của cảị Nhờ đó mà chẳng bao lâu mẹ Lừa thành ra giàu có làm chủ một cửa hàng to lớn.
                  Cứ mỗi lần có một chủ thuyền nào buôn lớn cặp bến là mẹ Lừa được báo tin liền, vội đến ngay thuyền trả mua hàng với giá rất cao để khỏi có ai tranh. Mẹ Lừa khôn khéo kéo dài ngày giờ mua bán, rồi trong lúc đó lịch thiệp mời chủ thuyền buôn đến nhà, mụ ta đãi đằng niềm nở. Sau khi đã gây cảm tình thân mật rồi, mẹ Lừa đưa ra một nải chuối và một con rùa đúc toàn bằng vàng ròng cho khách xem. Của quý giá này to bằng vật thực, lại được chạm trổ tinh vi, xinh đẹp khiến cho khách hết lời trầm trồ, ca ngợi sự giàu có, tư cách của chủ nhân. Đến đêm lại, mẹ Lừa sai tôi tớ tâm phúc lén mang con rùa và nải chuối vàng đem dấu vào dưới thuyền khách thương gia, để rồi sáng hôm sau lên tiếng buộc cho khách lấy trộm. Khách thật tình khăng khăng phản đối những lời buộc tội vu oan cho mình. Mẹ Lừa mới quỷ quyệt đưa ra cạm bẫy thử thách: nếu có bằng chứng rõ ràng là khách đã lấy trộm thì tất cả của cải, cả thuyền lẫn hàng hóa, sẽ thuộc về bà ta và khách sẽ phải chịu ở làm tôi tớ suốt đờị Trái lại, thì tất cả tài sản của mẹ Lừa sẽ về tay khách và bà ta phải chịu làm tôi tớ suốt đời cho khách.
                  Nghĩ mình ngay thật, khách nhận lời thử thách, làm giấy tờ ngay trước mặt nhà chức trách đã được mẹ Lừa mời đến. Tới khi khám xét trong thuyền khách buôn người ta tìm thấ
                  Ngày xưa, ở tại một cửa bể buôn bán sầm uất có một người đàn bà không rõ tên họ, người ta vẫn gọi tên là con mẹ Lừạ Mẹ Lừa bề ngoài vờ vĩnh buôn bán để cám dỗ các thương gia giàu có hòng lừa đoạt của cảị Nhờ đó mà chẳng bao lâu mẹ Lừa thành ra giàu có làm chủ một cửa hàng to lớn.
                  Cứ mỗi lần có một chủ thuyền nào buôn lớn cặp bến là mẹ Lừa được báo tin liền, vội đến ngay thuyền trả mua hàng với giá rất cao để khỏi có ai tranh. Mẹ Lừa khôn khéo kéo dài ngày giờ mua bán, rồi trong lúc đó lịch thiệp mời chủ thuyền buôn đến nhà, mụ ta đãi đằng niềm nở. Sau khi đã gây cảm tình thân mật rồi, mẹ Lừa đưa ra một nải chuối và một con rùa đúc toàn bằng vàng ròng cho khách xem. Của quý giá này to bằng vật thực, lại được chạm trổ tinh vi, xinh đẹp khiến cho khách hết lời trầm trồ, ca ngợi sự giàu có, tư cách của chủ nhân. Đến đêm lại, mẹ Lừa sai tôi tớ tâm phúc lén mang con rùa và nải chuối vàng đem dấu vào dưới thuyền khách thương gia, để rồi sáng hôm sau lên tiếng buộc cho khách lấy trộm. Khách thật tình khăng khăng phản đối những lời buộc tội vu oan cho mình. Mẹ Lừa mới quỷ quyệt đưa ra cạm bẫy thử thách: nếu có bằng chứng rõ ràng là khách đã lấy trộm thì tất cả của cải, cả thuyền lẫn hàng hóa, sẽ thuộc về bà ta và khách sẽ phải chịu ở làm tôi tớ suốt đờị Trái lại, thì tất cả tài sản của mẹ Lừa sẽ về tay khách và bà ta phải chịu làm tôi tớ suốt đời cho khách.
                  Nghĩ mình ngay thật, khách nhận lời thử thách, làm giấy tờ ngay trước mặt nhà chức trách đã được mẹ Lừa mời đến. Tới khi khám xét trong thuyền khách buôn người ta tìm thấy con rùa và nải chuối bằng vàng giấu ở đáy khoang. Tất nhiên khách bị buộc vào tội trộm, và theo giấy tờ đã ký kết, cả thuyền lẫn hàng hóa thuộc về tay mẹ Lừa, khách lại còn phải chịu làm tôi tớ suốt đờị
                  Với lối lừa gạt này, mẹ Lừa chóng trở nên giàu có, chẳng mất đồng nào mà lại có bao nhiêu tôi tớ hầu hạ, là những khách buôn thuyền mắc phải cạm bẫy bà tạ
                  Nạn nhân cuối cùng cam chịu số phận không may, song âm thầm tìm cách giải thoát. Gã ngầm viết thư cho vợ kể lể hết mọi nỗi bị lừa gạt, mất cả cơ nghiệp, vướng vào vòng nô lệ, và khẩn nài vợ cứu giúp, trả thù cho mình. Khách giao thư cho một bạn thuyền tâm phúc đưa về gia đình. Người vợ nhận được thư chồng, biết rõ đầu đuôi câu chuyện, đang sẵn tiền của, liền sắm một chiếc thuyền lớn chở đầy hàng hóa, thẳng buồm đến cửa bể mẹ Lừạ Trong số các tay làm công dưới thuyền, người vợ đưa theo một anh thợ bạc với đủ đồ nghề.
                  Khi thuyền cập bến, mẹ Lừa vội vàng đến viếng như đã viếng các thuyền thương gia giàu có. Trước lời mời mọc đon đả của mẹ Lừa, người khách mới nhận lời đến nhà bà ta, ngắm khen con rùa và nải chuối bằng vàng rồi ra về. Đêm lại, mẹ Lừa cho mấy tay bơi lội tài tình lén mang con rùa và nải chuối bằng vàng đến bỏ vào thuyền khách. Người ta đã biết trước nên canh chừng, thấy rõ tất cả song cứ để yên cho mẹ Lừa thi hành quỷ kế. Đến khi bọn bơi lặn đi rồi, người thợ bạc được lệnh bà chủ thuyền thổi ống bễ lên, rùa vàng và chuối vàng đem cho vào lửa chẳng mấy chốc biến thành những nén vàng.
                  Sáng hôm sau, vừa mới tinh sương, mẹ Lừa đã bước xuống thuyền lớn tiếng gọi nữ chủ nhân ra trách móc đã lợi dụng lòng hiếu khách và tin cẩn mà đoạt mất con rùa và nải chuối bằng vàng đã đưa cho xem. Người đàn bà chủ thuyền buôn một mực phản đối, mẹ Lừa lại đưa ra trò thử thách cũ rồi đôi bên cam kết trước mặt nhà chức trách. Đến khi khám xét dưới thuyền, mẹ Lừa ngạc nhiên không tìm thấy rùa vàng và chuối vàng đâụ Mẹ Lừa không ngờ mắc phải cảm bẫy chính mình đã bày ra, và đến lượt mình phải làm tôi mọị
                  Theo giấy tờ cam kết, bao nhiêu của cải tài sản mẹ Lừa đều thuộc về tay bà chủ thuyền. Bà ta giải thoát cho tất cả tôi tới và đem một phần tiền của mới được phân phát cho người nghèọ Vàng bạc của mẹ Lừa chất lên thuyền rồi, bà ta cùng chồng dong buồm trở về xứ, không quên đem theo mẹ Lừa là kẻ tôi đòị
                  Thuyền vừa ra khỏi cửa bể, mẹ Lừa nghĩ tiếc mất sạch của cải bấy lâu lừa gạt được của mọi người, bèn nhảy đâm đầu xuống biển. Trước khi chết mẹ Lừa còn trồi đầu mấy lần lên trên mặt nước để nhìn theo chiếc thuyền chở tài sản của mình, thở ra những lời than tiếc.
                  Chết rồi mẹ Lừa hóa kiếp thành con cá nược, một loài cá có vú, thường nhô đầu lên mặt nước nhìn theo các ghe thuyền chạy qua như tìm xem chiếc thuyền nào đã chở mất của cải của mình rồi thở ra tiếng kêu than
                  _________________
                  #9
                    Hoàng Dung 31.01.2006 09:35:59 (permalink)
                    Người Ðánh Cá và Công Chúa Thủy Tề


                    Ngày xưa, có nàng Công chúa con Thủy Vương một hôm hóa làm con cá bơi ngược giòng sông để du ngoạn, chẳng may mắc phải lưới của một người thuyền chài. Cá công chúa bị bắt thả vào gầm thuyền, phải nhịn đói hơn một hôm vì không có gì ăn. May có con trai người thuyền chài ngồi ăn bánh đổ cơm xuống, cá Công chúa mới khỏi chết đói. Trông thấy cá xinh đẹp, người con trai chủ thuyền bắt lên chơi rồi tuột tay thả rơi xuống sông. Công chúa nhờ thế mà được trở về thủy cung.

                    Nhưng từ ngày về đến cung điện, công chúa đâm ra tưởng nhớ đến người con trai ở trần gian đã cứu thoát mình, rồi sinh ốm tương tư. Vua Thủy Tề hỏi duyên cớ, công chúa cứ thật tình thưa lại đầu đuôi câu chuyện, rồi xin phép vua cha đội lốt làm người ở trên đất để kết duyên với chàng trai kia.

                    Bấy giờ người trai đang ở hang Non Nước, thuộc về Ninh Bình ngày nay, sau khi cha mẹ đã mất. Người trai ngày ngày đi câu cá để sống, một hôm gặp nàng công chúa Thủy Cung tìm đến, rồi đôi bên lấy nhau. Vợ chồng tuy sống trong cảnh nghèo túng, song hết sức thương yêu nhau.

                    Chàng và nàng sống giữa hòn đảo Non Nước cách biệt, kéo dài cuộc tình duyên đằm thắm cho đến một ngày kia, nàng đưa chàng cùng nhau về dưới Thủy Cung.

                    Trong dân gian ngày nay còn nhắc nhở câu:
                    Chung quanh những chị em người,
                    Giữa hòn Non Nước mình tôi với chàng
                    để nói lên mối tình của nàng công chúa con Thần Nước với anh chàng đánh cá miền Bắc Việt Nam.
                    __________________
                    #10
                      Hoàng Dung 31.01.2006 09:38:42 (permalink)
                      Chuyện cá he


                      Ngày xưa có một nhà sư trẻ tuổi rất ngoan đạo. Sau hơn ba mươi năm khổ công tu luyện, sư thuộc lòng tất cả các kinh kệ nhà Phật, lại giỏi thuyết pháp. Vậy mà lâu rồi vẫn chưa được thành chính quả. Sư, bụng bảo dạ: - "Phải đến đất Phật một phen mới có hy vọng thành Phật". Nghĩ vậy, sư ta mới quyết chí tìm đường sang Tây Trúc.

                      Ðường đi từ nước nhà sang Tây Trúc ngày đó chưa có cách nào cho thuận lợi. Việc giao thông hầu hết là bằng đường bộ, mà đi bộ thì thật là muôn vàn nguy hiểm. Nhưng nhà sư trẻ tuổi quả quyết nhằm hướng tây tiến bước.

                      Cuộc hành trình đã được năm mươi ngày. Nhà sư đã nhiều lần lạc đường và mấy lần mê man vì sốt rét, nhưng nhờ được sự giúp đỡ nên đều qua khỏi, và vẫn cứ tiếp tục cuộc hành trình.

                      Một hôm, sư đến một khu rừng thì trời đã chiều. Sư cố bước dồn hòng tìm một nơi nghỉ vì trong người đã thấy ớn rét. May sao giữa rừng sâu, sư bỗng thấy một ngôi nhà. Nghe tiếng gọi cửa, một bà cụ già bước xuống sân. Sư tỏ ý định của mình là xin nghỉ nhờ một đêm. Nhưng bà cụ vừa thấy khách đã xua tay rối rít:

                      - Ði mau lên! Mau lên! Con ta mà về thì không còn tính mạng.

                      Sư đáp:

                      Tôi bây giờ thật là kiệt sức, không thể nào bước được bước nữa. Nếu không cho tôi nghĩ thì cũng đành nằm liều trước cửa đây thôi.

                      Bà cụ bảo:

                      - Chao ôi! Con ta vốn là ác Lai hay ăn thịt người. Cố đi nhanh lên, bây giờ nó sắp về rồi đó.

                      Nhưng sư đã vứt tay nải, nằm vật xuống đất. Hai đầu gối va vào nhau chan chát. Bà cụ không biết nói thế nào nữa, đành nắm tay sư lôi vào trong nhà, bà cụ bảo sư phải cố giữ cho thật im lặng để tránh cái chết thê thảm. Ðoạn, bà cụ chất củi phủ lá rất kín đáo.

                      Trời tối hẳn thì ác lai về đến nhà, tay xách một con mang. Hắn dừng lại ở chân thang và khịt mũi mãi. Hắn bảo:

                      - Có mùi thịt mẹ ạ

                      Mẹ hắn đáp:

                      - Thì chả là thịt mày mang về đây là gì?

                      - Không phải, thịt người. Con biết lắm. Có thịt người.

                      Bà cụ chưa kịp can thì hắn đã quẳng con mang lên sàn rồi chạy đi tìm. Chả mấy chốc, hắn đã lôi được nhà sư ngủ say như chết từ dưới hầm nhà mình.

                      Khi sư tỉnh dậy thì đã thấy ác lai đang cầm một mũi mác lăm lăm ở tay. Hắn quát:

                      - Mày đi đâu?

                      Sư nhìn kỹ thấy hắn cũng không khác gì người thường bèn tỉnh táo đáp:

                      - Tôi đi tìm Phật.

                      - Tìm để làm gì?

                      Sư bây giờ mới nói rõ mục đích của mình. Rồi luôn miệng, sư giảng giải đạo từ bi cho hắn. Sư nói mãi, nói mãi, kể bao nhiêu ngày gian khổ của mình dọc đường, là làm sao được nhìn mặt đức Phật để được thành đạo. Sư nói khéo quá, đến nỗi mẹ con ác lai đều cảm động đến rơi nước mắt. Thấy họ thành thật hối lỗi, sư cho họ biết là họ cũng sẽ trở nên "vô sinh vô diệt", sẽ sống sung sướng trên Niết Bàn, nếu họ kiên quyết bỏ ác làm thiện. Tự nhiên mũi mác ở tay ác lai rơi xuống sàn. Những đường nhăn hung ác lúc nãy bây giờ dịu lại.

                      Sáng hôm sau, khi sư sắp sửa lên đường thì mẹ con ác lai vui vẻ sắp sẵn lương thực cho sư. Họ lại tiến đưa sư đi qua một ngọn núi đá. Khi sắp từ biệt, ác lai hỏi:

                      - Tôi biết lấy gì mà dâng Phật đây?

                      Sư đáp:

                      "Tâm tức thị Phật, Phật tức thị tâm". Chỉ dâng tấm lòng mình là đủ.

                      Sư không ngờ ác lai đã rút mũi mác nhanh như cắt, tự rạch bụng mình lôi ra cả một mớ gan ruột đưa cho sư và nói:

                      - Nhờ hoà thượng đưa hộ dâng lên đức Phật.

                      Sư lấy làm bối rối quá. Chỉ vì ác lai hiểu nhầm lời nói của mình. Bây giờ biết làm thế nào đây. Cuối cùng sư ta đành nhìn vào cặp mắt của ác lai gật đầu, nhận lời rồi gói bộ lòng của con người đáng thương đó lại và quảy quả lên đường.

                      Sư vừa đi được mấy ngày thì khu rừng rậm chấm dứt, biển lộ ra trước mặt mênh mông bát ngát. Nước trời một vẻ trông rất vui mắt, nhưng trong bụng sư thì chẳng vui chút nào. Món lễ vật của Ðức Phật đè nặng lên vai. Nếu chỉ có thế thì không gì lo ngại cho lắm. Khổ một nỗi là mùi thối của bộ lòng kia xông ra khó tả. Sư đã bọc nó ba tầng bốn lớp mà mùi thối vẫn nồng nặc. Sư lẩm bẩm:

                      - Như thế này thì các nhà quán dọc đường còn ai dám chứa mình.

                      Qua ngày hôm sau, không thể chịu nổi nữa, sư bèn vứt bộ lòng ác lai xuống biển.

                      Nhà sư đi mãi rồi cũng đến Tây Trúc. Nhưng khi phủ phục trước Phật Ðài nói lên nỗi thắc mắc của mình vì sao chưa được đắc đạo thì bỗng nhiên trên điện cao có tiếng vọng xuống bảo:

                      Còn thiếu một vật nữa mới thành chính quả.

                      Sư rất đỗi kinh ngạc, cố ngước mắt nhìn lên một tí. Trên cao vòi vọi sư thấy Ðức Phật ngự giữa toà sen sáng chói, sau lưng có bóng dáng hai người tựa hồ hai mẹ con ác lai. Sư bỗng hiểu hết: Ðức Phật đã rõ sự thiếu thành thực, thiếu tận tâm của mình rồi, còn mẹ con ác lai nay đã thành chính quả chỉ nhờ sự ngộ đạo đột ngột và chân thành trong phút chốc. Sư nằm phục vị hồi lâu, trong lòng hổ thẹn vô cùng.

                      Nhà sư trẻ sau đó lại trở về chốn cũ tìm lại bộ lòng Tuy biển mênh mông và sâu kín, nhưng sư cũng cố lặn hụp để mong thấy lại món quà dâng Phật mà ác lai gửi cho mình. Sư nghĩ chỉ có làm thế mới dám nhìn lại mẹ con ác lai và hy vọng gần gũi toà sen Ðức Phật. Sư bơi lên lặn xuống mãi. Sau đó sư hoá làm loài cá mà người ta vẫn gọi là cá he cũng gọi là cá nược hay có nơi gọi là cá ông sư. Vì cho đến ngày nay dòng dõi loài cá đó còn nào con nấy có cái đầu trọc như đầu ông sư và vẫn làm việc của nhà sư, nghĩa là chúng đi hàng đàn, cứ lặn xuống nổi lên luôn, không chịu nghỉ.

                      Những người đánh cá còn nói loài cá he rất ghét những ai trêu chọc mình. Ai trêu chọc nghĩa là gợi lại chuyện cũ của tổ tiên chúng nó, chúng nó sẽ làm đắm thuyền rách lưới. Trái lại, ai khen ngợi, reo hò thì chúng sẽ lặn xuống nổi lên cho mà xem .

                      __________________
                      #11
                        Hoàng Dung 31.01.2006 09:44:10 (permalink)
                        trâu cọp v à trí khôn con người



                        Ngày xưa, người ta khi dắt trâu ra ruộng thường lấy giây buộc vào sừng trâu mà kéo đi. Một hôm, có con chim đậu ở bụi cây, thấy người nông dân dẫn trâu đi như vậy, bèn hỏi: "Sao ông không thọc lỗ ở mũi trâu mà dắt đi?". Người kia bèn buộc con trâu vào gốc cây, đâm thủng mũi trâu, xỏ dây dắt đi. Sau đó có nhiều người bắt chước theo. Một hôm, sau buổi cày, trong lúc người chủ nghĩ ngơi đi uống nước, con trâu đang ăn cỏ, thì có một con cọp đến hỏi trâu rằng: "Này trâu, sao mày to xác như vậy mà lại để cho một thằng người bé nhỏ xỏ mũi kéo, đánh đập, mà mày cứ chịu lép vể". Trâu trả lời cọp: "Tuy người bé nhỏ, nhưng nó có trí khôn to lớn".

                        Vừa lúc ấy, người đi cày trở lại. Cọp bèn chận hỏi: "Nghe trâu nói là người tuy bé nhỏ nhưng có trí khôn. Vậy trí khôn đâu, cho ta xem với". Người đi cầy đáp: "Trí khôn tôi để ở nhà". Cọp bảo: "Hãy về nhà lấy trí khôn cho ta xem". Người nông dân trả lời: "Ðược chự Nhưng e rằng trong lúc tôi vắng mặt, thì ông cọp ăn mất trâu của tôi đi. Vậy, cọp có bằng lòng cho tôi trói lại đã, rồi tôi về nhà lấy trí khôn cho mà xem?". Cọp bằng lòng.

                        Người đi cầy bèn lấy giây thừng, cột cọp thật kỹ vào gốc cây. Rồi ông lấy một chiếc gậy to đánh vào đầu cọp nói rằng: "Trí khôn của tao đây này". Trâu thấy vậy, cười ngã nghiêng, dập hàm vào đất, gãy cả hàm răng trên. Do đó, loài trâu sau này không còn hàm răng trên nữa, vì đã cười cọp. Còn loài cọp thì bị rằn rện, lông có những vết sọc đen trên mình là dấu tích bị loài người đánh.
                        ________________________
                        #12
                          Hoàng Dung 31.01.2006 09:48:18 (permalink)
                          Oan thị kính

                          Ngày xưa có gia đình họ Mãng giàu có và danh giá, họ sinh được một người con gái rất xinh và bụ bẫm. Người mẹ thường khen con:
                          - Ồ, con gái của bố mẹ ngày càng xinh đẹp và dễ thương quá đi thôi...
                          Người cha nói:
                          - Gia đình ta thật là có phúc. Tôi đặt tên cho con là Thị Kính. Bà có đồng ý không?
                          - Còn gì hơn nữa chứ? Mong rằng con sẽ thành một thiếu nữ ngoan hiền, thờ cha kính mẹ và kính trên nhường dưới, phải không con?
                          Thị Kính lớn lên thành một thiếu nữ nết na xinh đẹp. Đến tuổi lấy chồng, bố mẹ gả nàng cho một người học trò họ Sùng, tên là Thiện Sĩ.
                          Về làm dâu bên nhà chồng, Thị Kính chăm lo canh cửi, bếp núc để nuôi chồng ăn học. Nàng thường nói với chồng để khích lệ chàng:
                          - Chàng siêng học thế kia, công danh đang chờ chàng phía trước. Thiếp rất hài lòng về chàng.
                          Nghe vậy, Thiện Sĩ gắng công học tập hòng đạt được công danh cho vui lòng vợ và rạng danh gia đình...
                          Hôm nọ, Thiện Sĩ đọc sách gần bên chỗ Thị Kính đang ngồi may áo. Được một lúc thì mệt quá nên chàng gục đầu xuống bàn thiu thiu ngủ. Thị Kính cố giữ yên lặng cho chồng ngon giấc. Nàng có thì giờ ngắm nghía kỹ khuôn mặt tuấn tú của chồng, chợt Thị Kính nhìn thấy nơi má của chồng có một sợi râu mọc ngược. Nàng thầm nghĩ:
                          - Sợi râu này sao mọc kỳ lạ thế nhỉ? Người ta bảo râu mọc ngược là tướng bạc ác, ta phải cắt bỏ giùm chàng thôi!
                          Thị Kính liền lấy kéo trong rổ may cúi xuống định cắt sợi râu.
                          Vừa đúng lúc ấy thì Thiện Sĩ cũng chợt choàng tỉnh, thấy vợ cầm kéo kề sát bên mình thì thảng thốt kêu lên:
                          - Ớ... ớ, nàng làm gì kỳ vậy? Nàng định giết ta trong lúc ta đang ngủ ư?
                          Thị Kính cười, giải thích:
                          - Không phải đâu, thấy chàng có sợi râu mọc ngược nên thiếp định cắt đi...
                          Chẳng ngờ Thiện sĩ chưa tỉnh ngủ hẳn, trong cơn nghi ngờ và hoảng hốt, nhất định không chịu tin như vậy, cứ việc tri hô ầm lên:
                          - Đừng có chống chế nữa! Ác phụ mưu giết chồng! Bớ người ta!...
                          Mẹ chồng Thiện Sĩ nghe hô hoán thì thất kinh chạy vào la lớn:
                          - Việc gì vậy? Việc gì vậy?
                          Nghe thoáng qua câu chuyện con trai mình kể, tức thì bà tru tréo lên:
                          - Trời ơi! Con ác phụ kia! Mày định giết chồng để lấy chồng khác giàu có hơn hay sao? Phải mà! Mày thấy nhà tao nghèo mày khinh... mày bày mưu ác độc phải không?
                          Mặc cho Thị Kính hết lời phân trần, cả nhà Thiện Sĩ xúm lại đổ hết tội lỗi lên đầu nàng. Người mẹ chồng nói:
                          - Báo quan đóng gông nó cho xong!
                          Còn người cha chồng thì bảo:
                          - Đuổi nó về nhà cha mẹ nó!
                          Thị Kính biết là không thể minh oan được, nàng vừa khóc vừa nói:
                          - Con đã thực lòng trình bày như thế mà cha mẹ không chịu nghe cho, thôi thì con đành chịu vậy... Nếu cha mẹ đã đuổi, thì con xin ra đi!
                          Thị Kính đau đớn khăn gói lầm lũi ra khỏi nhà chồng. Nước mắt chan hòa, nàng vừa khóc vừa nghĩ:
                          - Sự thể đã như thế này rồi thì còn mặt mũi nào về lại nhà cha mẹ mình nữa... Hu... hu... hu...
                          Buồn chán cho số phận éo le và để cho tiện việc đi lại một mình, Thị Kính liền cải trang thành đàn ông đi ra khỏi tỉnh nhà, lòng nhủ thầm:
                          - Ta sẽ đi thật xa rồi xuất gia đầu Phật cho hết kiếp này thôi! Ôi, cuộc đời đúng là bể khổ trầm luân.
                          Thị Kính cứ đi mãi, cố tìm một nơi trú ngụ cho thật xa quê nhà để xóa bỏ những ký ức đau xót. Hôm nọ, khi đi ngang qua chùa Vân trên khu đồi vắng, nàng thấy cảnh chùa yên tịnh nên rất vừa lòng:
                          - Mình gởi thân tu hành nơi đây cho xong kiếp người...
                          Thị Kính bèn xin vào bái sư phụ để được xuất gia đầu Phật:
                          - Xin sư phụ nhận con là đệ tử!
                          Sư cụ không biết nàng là gái, thấy Thị Kính hiền lành và tỏ lòng mộ đạo nên nhận cho làm chú tiểu và đặt hiệu là Kính Tâm. Sư cụ giải thích cho nàng biết:
                          - Kính Tâm là thành kính giữ gìn tâm đạo, con hãy nhớ điều này!
                          Thế là nguyện vọng đã đạt, Kính Tâm dốc chí tu hành. Nàng cho rằng sự đời đã tắt lửa lòng, nên tối sáng đều yên tâm làm bạn cùng kinh kệ, một lòng hướng về Đức Phật cho quên nỗi trầm luân.
                          Nhưng tu hành ở chùa Vân chưa được bao lâu thì một sự việc mới lại xảy đến với nàng.
                          Một hôm chùa Vân mở hội chay, ra thông báo cho dân trong vùng biết. Mọi người nô nức đến xem chùa khai trai đàn. Phật tử quanh vùng nô nức kéo về chùa dự hội rất đông...
                          Trong số người lễ chùa có cô Thị Mầu, là con gái của một phú hộ trong vùng, tính tình rất lẳng lơ. Cô ta thầm nhủ trong lòng:
                          - Hì hì...! Đi dự lễ biết đâu lại tìm được một anh tình nhân thì hay biết mấy!
                          Thị Mầu đi một vòng quanh chùa, vô tình trông thấy sư Kính Tâm, Cô ta khen:
                          - Ôi! Ông thầy chùa này sao đẹp trai quá chừng!
                          Cô ả bèn sinh lòng gian tà:
                          - Sao trên đời có người ngu như vậy chứ! Đẹp trai như vậy mà đi tu thì uổng quá! Mặc kệ! Chùa thì chùa! Sư thì sư! Bà phải ghẹo cho bằng được mới thỏa lòng mình.
                          Thế là Thị Mầu liền đi theo, buông lời ve vãn:
                          - Thầy ơi! Xin thầy đoái nhìn đệ tử nè! Đệ tử thành tâm, hết lòng với thầy mà...
                          Sư Kính Tâm nghiêm mặt lại đáp:
                          - Mô Phật! Tôi xuất gia giữ giới thanh tịnh, xin nữ thí chủ đừng cợt nhã nữa!
                          Nhưng Thị Mầu càng say mê hơn, õng ẹo níu kéo Kính Tâm:
                          - Chàng ơi! Xin đừng bỏ thiếp... Thiếp thật lòng yêu chàng mà!
                          Kinh Tâm bực tức bỏ vào chùa, miệng lâm râm khấn vái:
                          - Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!
                          Thị Mầu tẽn tò, bèn sinh lòng tức giận:
                          - Được! Ta có lòng thương mà bày đặt làm cao, rồi có ngày ngươi sẽ hối hận.
                          Lửa lòng bừng cháy, Thị Mầu không biết tìm ai bèn về tư thông với người tớ trai trong nhà. Vài tháng sau, cha mẹ Thị Mầu phát hiện ra con mình đã mang thai, bà khóc lóc nói:
                          - Trời ơi! Con gái chửa hoang! Nhục nhã quá, trời ơi là trời!
                          - Mi lỡ trót dại với ai thì nói ngay? Thú tội đi! Để tao còn xin làng xin nước chạy tội cho mi!
                          Thị Mầu đã có chủ ý trước nên cố tình dựng chuyện:
                          - Thưa cha mẹ, con lỡ trót dại với sư Kính Tâm ở chùa Vân.
                          Nghe chuyện động trời như vậy, người cha hốt hoảng kêu lên:
                          - Sư Kính Tâm hả? Trời ơi là trời! Thôi được rồi...
                          Sợ rằng con gái chửa hoang sẽ bị làng phạt vạ, cha mẹ Thị Mầu lập tức đưa sự việc ra trình báo với lý trưởng, cứ đổ riệt cho Kính Tâm:
                          - Tên nhà sư hư đốn ấy đã dụ dỗ con gái tôi. Bây giờ nó đang mang thai, xin quan làng xét xử cho.
                          Ngay lập tức, Lý trưởng sai quân đinh trong làng đến chùa Vân bắt Kính Tâm ra tra khảo.
                          Vốn là người có tính nhẫn nhịn, nên mặc dù bị đánh tơi tả, sư Kính Tâm vẫn cắn răng chịu đòn, không để lộ thân thế mình là gái. Miệng luôn gọi:
                          - Nam Mô Nhẫn nhục Vương Bồ Tát! Nam Mô Nhẫn nhục Vương Bồ Tát!
                          Bọn quân binh trong làng vẫn không hề nao núng, đánh đập nàng không chút nương tay.
                          Sư cụ thấy sự nhẫn nhục của Kính Tâm thì động lòng thương, đứng ra xin làng:
                          - Cho tôi xin đóng tiền phạt vạ, mong làng tha cho Sư Kính Tâm làm phước!
                          Nhờ vậy mà Kính Tâm được tha, không còn bị đòn đau.
                          Nhưng cũng từ đó, sợ miệng thế mai mỉa, ô danh chốn thiền môn, nên sư cụ đành phải bảo:
                          - Vì con đã phạm giới cấm, nên con phải ra ngoài thôi, không còn tu hành trong chùa được nữa!
                          Kính Tâm đành dứt áo rời khỏi chùa Vân, bây giờ trở lại với cái tên Thị Kính, nàng đau khổ cất túp lều dưới chân núi sống qua ngày, cam tâm chấp nhận sự hành hạ này, cắn răng không hề một lời van xin hay than thở.
                          Thị Kính luôn luôn nhủ thầm với lòng mình:
                          - Dù ở xa chùa, ta vẫn quyết tu hành cho trọn đạo!
                          Mặc dù ở nơi xa xôi, nhưng nàng vẫn ngày ngày siêng năng kinh nguyện, tu tâm như khi còn là sư:
                          - Ta thề kiếp này còn sống được ngày nào thì ngày ấy phải cố theo bước Phật Như Lai đến cùng! Xin Đức Phật từ bi phù hộ cho con.
                          Sự đời đến thế vẫn chưa yên. Vài tháng sau, Thị Mầu sinh được một đứa con trai. Đã trót đổ vấy cho Kính Tâm, nên cô ả chẳng hề biết mắc cỡ hoặc thương con là gì, hối hả đem con mình đến túp lều giao cho Thị Kính:
                          - Đây là con của người, tôi trả lại cho người đó!
                          Thị Kính chẳng biết làm sao hơn vì sợ lộ tông tích của mình. Hơn nữa, sợ Thị Mầu bỏ rơi đứa trẻ vô tội kia giữa đường khiến nó chết đi thì hối hận không kịp, do vậy mà nàng đành phải nhận nuôi đứa bé và khuyên Thị Mầu:
                          - Mô Phật! Xin nữ thí chủ đừng thù hận sân si làm chi nữa! Hãy cố mà về tu tâm dưỡng tánh.
                          Từ đó, Thị Kính đưa đứa bé vào lều sống chung với mình, ngày ngày bồng đứa bé ra đầu làng cuối xóm để xin sữa, Ai đi ngang qua cũng cười chế giễu:
                          - Tu hành mà không nên nết! Hư thân đến thế là cùng!
                          Mặc cho dân làng kẻ cười người chê đến rát cả mặt, nàng vẫn âm thầm chịu đựng, nhẫn nhịn im lặng và lòng luôn tâm niệm:
                          - Chư Phật đã dạy, người tu hành phải biết nhẫn nhục!
                          Ngày qua ngày, Thị Kính vẫn không một lời oán than, cam tâm cho số phận.
                          Cứ thế mà sáu năm dần trôi qua, nàng trông nom con của người như con mình, nên đứa bé rất khỏe mạnh và sống vui vẻ bên nàng.
                          Trong khi đứa bé ngày một nhởn nhơ khôn lớn, thì trái lại, sức lực của nàng ngày càng mỏi mòn kiệt quệ.
                          Cho đến một hôm kia, Thị Kính lâm trọng bệnh. Biết mình không thể sống lâu hơn được nữa, nàng gọi đứa bé lại bên mình rồi gắng gượng viết một bức thư kể rõ đầu đuôi ngọn ngành sự việc cho cha mẹ ruột của mình biết những chuyện bấy lâu nay, lòng thầm nghĩ:
                          - Cha mẹ mà biết được nguồn cơn này chắc sẽ hết buồn lòng. Còn đứa bé thì mình giao cho sư cụ nuôi. Chắc sư cụ cũng không nỡ từ chối!
                          Viết xong thư là lúc tàn hơi, Thị Kính dặn dò đứa bé sau khi mình chết thì trao thư lại cho sư cụ trên chùa, nhờ sư cụ trao lại cho cha mẹ nàng.
                          Sau đó, nàng an nhiên nhắm mắt qua đời trong sự thanh thản của tâm hồn.
                          Đứa bé đứng bên nàng khóc lóc vô cùng thảm thiết, rồi vì chỉ có một mình trong túp lều nhỏ cô quạnh, nên nó vội vã chạy vào làng báo tin cho mọi người.
                          Hay tin nàng mất, người trong xóm xúm lại khâm liệm nàng, nhờ vậy mà họ mới phát giác ra một điều khủng khiếp:
                          - Trời ơi! Sư Kính Tâm là đàn bà! Lạy Phật! Thì ra sư bị oan bao lâu nay mà chúng ta không hề hay biết!
                          Ai nấy đều nhận thấy rằng, sự chịu đựng của nàng từ bấy đến nay quả là cùng cực, không bút nào tả xiết.
                          Sư cụ biết được mọi chuyện thì nước mắt tuôn trào, ông luôn miệng khóc than:
                          - Đệ tử ơi! Thầy đã đuổi lầm con! Lòng nhẫn nhục của con không thua gì chư vị Bồ Tát! Đức từ bi của con lớn như núi Tu Di. Xin con hãy tha thứ cho thầy...
                          Sư cụ tổ chức trai đàn cầu siêu cho Thị Kính. Làng bắt Thị Mầu phải chịu hết mọi trách nhiệm về việc này, cô ta phải lo ma chay cho Thị Kính.
                          Đang lúc sư cụ niệm hương khai đàn thì Đức Phật Thiên Tôn hiện ra trên mây truyền phán:
                          - Thị Kính tu thành chánh quả, nay được phong thành Phật Bà Quan Âm.
                          Từ đó về sau, mỗi khi chỉ nỗi oan lớn nào đó thì người ta thường nói là “Oan Thị Kính” để nhớ đến câu chuyện này.


                          ____________________
                          #13
                            Hoàng Dung 31.01.2006 09:50:52 (permalink)
                            Nghè hóa hổ



                            Ngày xưa, ở một làng kia, có một thanh niên bố chết từ hồi hắn còn nhỏ và để lại cho hắn một gia sản khá lớn. Hắn dư của ăn học, thường nói với mọi người trong làng: "Thầy tôi khi xưa làm một chức quan nhỏ; tôi nhất định sẽ làm to hơn". Rồi đối với những người không ưa, hắn nói: "Ông mà đỗ ông nghè thì chúng bay chết với ông".

                            Ðến khoa thi, nhờ đút lót tiền cho quan trường, hắn đỗ hương cống. Ðỗ hương cống, về làng hắn không còn coi ai ra gì. Ðối với người hai thứ tóc hắn cũng mày tao, làm cho cả tổng lo ngay ngáy, chỉ sợ hắn mà đỗ ông nghè thì rồi dân hàng tổng không ai cất đầu lên được.

                            Nhưng chẳng bao lâu, cứ lấy tiền mà rẫy, gã thanh niên ấy đỗ ông nghè thật. Ðỗ tiến sĩ, hắn được vua ban áo mũ, cờ biển, võng lọng về vinh quy, có lính theo hầu, có dân làng đón rước.

                            Ðường từ Kinh về làng xa lắm, phải qua rừng, qua đèo, lội suối, lại đi trong mùa hè, nên nhân dân và binh lính phục dịch rất là vất vả. Ðến một khu rừng rậm, binh lính và nhân dân dừng lại để nghỉ. Mọi người mệt nhọc, nằm dưới bóng mát ngủ thiếp đi. Nghè ta được người võng nên không mệt nhọc gì cả. Thấy rừng xanh um, lại nghe tiếng suối chảy róc rách ở gần, hắn liền dạo chơi, lần đến bờ suối, tìm tảng đá ngồi nghỉ, định nghĩ mấy vần thơ vịnh cảnh vinh quy giữa núi cao rừng thẳm, nhân cũng để tỏ "chí thanh cao" của mình. Thấy nước suối xanh trong và mát lạnh, lại vắng vẻ không người qua lại, nghè ta định tắm cho thân thể mát mẻ, tinh thần sảng khoái, để nghĩ cho ra những vần thơ hay...

                            Hắn cởi quần áo lội xuống suối. Chao ôi! Nước mát làm sao. Nhưng tắm xong, hắn thấy ngứa ngáy khác thường, ngứa và nóng bỏng như rôm sẩy mọc lên khắp mình mẩy. Hắn lấy tay gãi thì thấy da thịt bị xước, máu chảy ròng ròng. Nhìn các đầu ngón tay, hắn thấy móng tay đã mọc dài từ bao giờ, nhọn và sắc, nhìn đến chân tay mình mẩy thì lông lá xồm xoàm. Hắn thấy trong bụng cồn cào như hun, như đốt, cổ họng như bị bỏng, khát tưởng như có thể uống cạn giếng nước đầy. Hắn đến bờ suối, cúi đầu xuống dòng nước trong mát để uống thì thấy mặt mình đã hóa ra mặt hổ, thân hình mình cũng là thân hình hổ. Hắn kinh hãi quá, lên tiếng gọi quân sĩ thật to, mong họ cứu chữa cho mình, thì tiếng của hắn đã trở nên những tiếng gầm của hổ. Hắn càng gào thét thì những tiếng ở miệng hắn thốt ra đều là những tiếng gầm vang, chấn động cả khu rừng. Nghè ta thấy mình đã hóa cọp, tức tối chạy rong một lúc, rồi cúp đuôi chạy thẳng vào hang sâu. Quân sĩ và phu tráng đang ngủ say, bỗng nghe tiếng hổ gầm dữ dội, đều thức dậy. Họ tìm khắp mọi nơi không thấy ông nghè đâu, yên trí là ông nghè đã bị hổ tha đi mất. Mọi người đành nhặt nhạnh khăn gói, cùng nhau ra khỏi khu rừng, tìm đường quang đãng để đi, phu tráng thì trở về làng, còn quân lính thì trở về Kinh.

                            Từ đấy, cứ cách vài ngày, người ta lại thấy một con hổ xám rất lớn gầm lên những tiếng ghê rợn trên một ngọn núi trọc. Trong có ba tháng trời, con ác thú ấy đã ăn thịt hơn mười khách bộ hành. Con đường tắt qua rừng dần dần thưa người qua lại. Chỉ còn một số phường săn đến thăm dò, để giăng bẫy bắt con cọp xám. Nhưng con ác thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu, cũng không lừa nổi nó. Người ta nói: trong đêm thanh vắng, nó khóc thút thít như người. Săn mãi không được, những người phường săn cũng chán nản, bỏ khu rừng ấy không đến nữa. Câu chuyện ông nghè về vinh quy bị hổ tha mất cũng lu mờ dần trong trí nhớ mọi người...

                            Năm sáu năm sau, có một anh nông dân cùng làng với nghè hóa cọp đi lính thú được trở về làng. Anh đến địa đầu khu rừng thì trời đã xế chiều. Anh tính nếu đi qua rừng thì sáng sớm hôm sau đã về đến nhà, còn nếu đi đường vòng qua đồi, qua các bản làng thì hai ngày nữa mới tới nơi. Anh vào một cái quán bên đường uống nước, giở cơm nắm ra ăn, và đem việc tính toán đường đi nói chuyện với nhà hàng. Mấy ông già bà già đều khuyên anh không nên qua rừng và nói cho anh biết con cọp xám mỗi ngày một hung dữ. Anh vốn người gan dạ, lại đi lính thú đã lâu năm, đang nóng gặp gia đình, nên anh quyết băng rừng. ¡n đã chắc dạ rồi, anh vác một ngọn giáo, một bó nứa để phòng làm đuốc, đeo tay nải, bùi nhùi, mạnh dạn đi thẳng vào rừng...

                            Lâu năm cỏ đã mọc kín đường mòn, phải tinh mắt lắm mới nhận ra lối đi. Anh rảo bước để ra khỏi khu rừng trước khi mặt trời lặn. Mới đầu nghe tiếng lá rơi, tiếng cành khô rơi, anh cũng nhìn trước nhìn sau, rồi càng đi sâu vào rừng, càng thêm hiu quạnh, âm u, nhưng lòng hăng hái của anh càng tăng lên. Không những anh không sợ nữa, mà còn nghĩ thầm: "Thật người ta cũng nhát quá! Hổ xám họa hoằn mới ra, chứ có đâu lúc nào nó cũng ngồi chồm chỗm bên đường để rình người!". Anh vừa nghĩ xong thì chợt có tiếng động ở một bụi rậm bên đường. Tiếng sột soạt lúc nhẹ, lúc mạnh, như có người đang kéo cành khô. Anh cầm chặt ngọn giáo, lắng tai nghe...

                            Thốt nhiên có tiếng gọi, tiếng khàn khàn, ồ ồ, như kẻ rụt lưỡi, không hẳn là tiếng người, nhưng dùng lời thì thật sõi:

                            - Anh Lương đấy à? Hãy dừng lại, tôi hỏi một tí.

                            Anh nông dân thấy gọi đúng tên mình, liền đứng lại. Trong bụi có tiếng nói tiếp:

                            - Tôi là Bành đây, không biết anh có còn nhớ không? Tên Bành đã đốt nhà anh, làm cho anh phải bỏ làng đi mất mấy năm ấy mà!

                            Anh nông dân đáp:

                            - Tôi nhớ ra rồi. Sao người ta lại nói anh bị hổ tha đi mất? Còn chuyện cũ kia, thôi đừng nhắc đến làm gì. Nếu có phải anh nhỡ độ đường thì ra đây, tôi đưa về làng. Trời sắp tối rồi!

                            Có tiếng thở dài trong bụi; rồi có tiếng nói ra:

                            - Tôi chỉ lo anh chưa quên chuyện cũ. Bây giờ thì tôi... tôi không ra đi với anh được. Anh hãy nán lại một chút, tôi xin kể nông nỗi của tôi anh nghe...

                            Rồi Bành kể hết mọi việc của hắn từ ngày hắn đỗ ông nghè, về vinh quy và hóa cọp.

                            Anh nông dân hỏi hổ xám:

                            - Thế bây giờ, muốn tôi giúp gì cho?

                            Hổ đáp:

                            - Tôi có đứa con trai, ngày tôi vào Kinh thi, nói mới lên hai; tôi lại còn mẹ già và vợ dại... Không biết có còn cả hay không? Nếu còn, nhờ anh trông nom, giúp đỡ cho.

                            Rồi hắn hỏi:

                            - Anh Lương ơi! Anh có thịt chín đấy không? Bao nhiêu năm nay, tôi ăn toàn thịt sống, những lúc tỉnh như lúc này, thèm thịt chín quá...

                            Anh nông dân lục trong tay nải, rồi bảo con hổ:

                            - Còn một gói nem và một mẩu chân giò luộc đây. Ra mà ăn!

                            Con hổ nói một giọng sung sướng:

                            - Xin anh ném vào bụi cho tôi. Bây giờ khắp người tôi lông lá, hôi hám lắm, không dám đến gần anh.

                            Anh nông dân ném mẩu chân giò và gói nem vào bụi, rồi dặn con hổ:

                            - Từ nay nên vào rừng sâu, tìm kiếm hươu nai mà ăn, không nên luẩn quẩn trên đường này mà hại người.

                            Hổ đáp:

                            - Xin nghe lời anh.

                            Từ đó, trong đêm tối, người ta không nghe thấy tiếng con hổ xám gầm trên ngọn đồi trọc nữa. Con đường tắt qua rừng lại tấp nập người qua lại. Và khắp miền ấy, ai ai cũng thuộc câu chuyện nghè hóa cọp.
                            _______________
                            #14
                              Hoàng Dung 31.01.2006 09:54:00 (permalink)
                              HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT



                              Ngày xưa, có một người đánh cờ tướng rất cao tên là Trương Ba. Chưa có một tay cờ nào địch lại nổi anh ta. Một hôm, có người đánh cờ với Trương Ba, bị dồn vào thế bí, ngồi nghĩ mãi không biết đi nước nào gỡ thua được, anh ta mới bảo:

                              "Nước cờ này chỉ có tiên cờ là Đế Thích mới có thể gỡ được, chứ người trần chơi cờ thì chỉ có nước hàng mà thôi".

                              Vừa lúc ấy có một ông lão ăn mày ghé vào nhà Trương Ba xin, thấy hai người đang ngồi đánh cờ, lần đến ghé mắt xem, biết người kia đang nước bí, mới xin đi thử một nước gỡ xem sao.

                              Trương Ba cười rồi nói:

                              "Cờ này chỉ có Đế Thích hiện xuống may gỡ được cùng chăng, chứ ông thì tài cờ đến đâu mà đòi thử"?

                              Lão ăn mày cố nài:

                              "Ông cứ cho tôi đi thử một nước xem sao"?

                              Trương Ba nhận lời, ông lão đi ngay một nước gỡ khỏi thế bí, rồi dồn luôn Trương Ba vào chỗ phải thua. Trương Ba vừa tức vừa kinh ngạc nhìn sững ông lão hồi lâu, rồi bước xuống đất mời địch thủ ngồi lên cao, sụp lạy mà nói rằng:

                              "Tôi dám chắc cụ là tiên cờ Đế Thích chứ chẳng phải người phàm".

                              Ông lão từ chối, chỉ nói mình là kẻ nghèo hèn, nhưng Trương Ba không chịu nghe cứ lạy mãi, khiến cụ già ăn mày phải thú thật:

                              "Tôi là Đế Thích nghe anh nhắc đến tôi, nên tôi phải đến xem anh đánh cờ ra thế nào, thấy anh quả thật là tay cờ giỏi, đáng khen. Cùng làng cờ với nhau, tôi muốn giúp anh một việc: số anh gần đến ngày chết, anh bảo cho vợ anh biết là khi anh nằm xuống rồi thì chị ấy nhớ thắp hương lên mà vái tên tôi, tôi sẽ hiện xuống cứu giúp anh sống lại".

                              Nói rồi vị tiên cờ biến mất, Trương Ba liền gọi vợ ra căn dặn theo đúng lời Đế Thích đã dặn.

                              Cách đó ít lâu, Trương Ba chết, người vợ thương khóc lo việc chôn cất, quên mất lời dặn của Đế Thích. Một tháng sau, dọn dẹp trong nhà trông thấy bàn cờ tướng, người vợ mới sực nhớ tới lời căn dặn của chồng, bèn thắp hương lên gọi tên Đế Thích. Chỉ chốc lát, Đế Thích hiện lên, người vợ kể lại sự tình rồi van lơn xin cứu cho chồng sống lại.

                              Đế Thích nói:

                              "Anh Trương Ba chết đã lâu, da thịt rữa nát rồi, làm sao mà hồn nhận lại xác cho được nữa"?

                              Vợ Trương Ba lạy khóc mãi không cho Đế Thích đi, khẩn nài làm sao cho chồng sống lại. Đế Thích còn đang phân vân, thì hay tin lối xóm có người bán thịt heo vừa chết, mới bảo vợ Trương Ba:

                              "Chỉ còn cách cho hồn chồng chị nhập xác vào người bán thịt, chị có bằng lòng chăng?"

                              Vợ Trương Ba không còn biết tính làm sao, đành phải bằng lòng vậy".

                              Đế Thích bèn làm phép đem hồn Trương Ba nhập vào xác người bán thịt mà sống lại. Vợ người bán thịt mừng rỡ thấy chồng sống lại, song người bán thịt lại không nhận ra người vợ cũ mình là ai, xem tất cả chung quanh đều xa lạ. Vừa lúc ấy vợ Trương Ba đến, người bán thịt chạy ra mừng rỡ ôm lấy mà nhận là vợ mình. Vợ Trương Ba đã nghe lời Đế Thích bảo, nên cũng mừng rỡ nhận người bán thịt là chồng, rồi đưa về nhà.

                              Vợ người bán thịt chạy theo níu lại:

                              "Người này là chồng tôi sao chị lại dẫn đi"?

                              VợTrương Ba cãi lại:

                              "Chồng của tôi sao chị chạy theo giành"?

                              Rồi hai người đàn bà cãi lẫy, giành giựt, đánh nhau tranh chồng, kiện đến quan.

                              Quan hỏi người bán thịt nhận ai là vợ, anh ta chỉ vào vợ Trương Ba và bảo vợ cũ của mình là vợ người bán thịt ở lối xóm. Quan hỏi cách làm heo bán thịt thế nào anh ta nói không biết, hỏi đến cách đánh cờ tướng, anh ta trả lời rất thạo. Viên quan lấy làm khó xử vì hồn người này lại xác người kia, mới gọi vợ Trương Ba hỏi nhỏ xem trong khi chồng thị còn sống có làm điều gì đặc biệt không. Vợ Trương Ba thật tình kể lại việc Đế Thích xuống đánh cờ, có hứa lúc nào chồng thị chết, thì gọi đến ông sẽ cứu sống lại, nhưng rủi thị quên đi, đến khi xác chồng chết đã nát thịt rồi mới nhớ gọi đến, may có người bán thịt mới chết, ông tiên mới đem hồn Trương Ba nhập vào xác người bán thịt mới chết này. Viên quan cho đòi riêng người bán thịt đến hỏi có biết Đế Thích không, anh ta trả lời y chang như vợ Trương Ba nói, nên được xử cho về nhà Trương Ba. Người vợ anh bán thịt đành phải chịu mất chồng
                              ____________

                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 26 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9