truyện cổ tích Việt Nam
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 26 trên tổng số 26 bài trong đề mục
Hoàng Dung 31.01.2006 09:59:05 (permalink)
SỌ DỪA

Xưa có hai vợ chồng nông dân đi ở cho một nhà giàu từ hồi còn nhỏ. Vợ chồng ăn ở hiền lành nhưng ngoài năm mươi tuổi vẫn không có con. Một hôm trời nắng gắt, người vợ vào rừng lấy củi cho chủ, khát nước quá mà không tìm đâu ra nước, cuối cùng bà đành phải liều uống nước trong một cái sọ người ở một hốc cây. Nhưng lạ thay, uống vào khỏi cổ, bà thấy khoan khoái vô cùng, thấm thía tận ruột gan. Và từ đó bà có thai. Chín tháng mười ngày bà sinh ra một cục thịt tròn lông lốc như hình cái sọ, có mặt mũi, mồm, tai, nhưng không có tay chân. Chồng đã mất, lại sinh ra một quái thai, bà rất buồn phiền, định đem chôn sống nó đi. Nhưng bỗng cục thịt lên tiếng nói, gọi bà:
- Mẹ ơi! Con là người đấy mẹ ạ. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp! Bà cụ cảm động, ôm cục thịt vào lòng và nâng niu cho bú. Bà cụ đặt tên con là Sọ Dừa.
Nghe tin bà cụ đẻ ra quái thai, lão phú ông bắt bà đem chôn sống đi, nhưng bà không nghe. Lão đuổi bà ra ở túp lều xanh ở góc vườn. Nhưng hằng ngày vẫn phải đi làm cho nhà lão. Mỗi bữa đi làm về bà đem phần cho Sọ Dừa một nắm cơm. Sọ Dừa lớn lên rất nhanh và ngày càng khôn ngoan, hiểu biết. Bà mẹ và những người chung quanh quen dần và ngày càng yêu mến Sọ Dừa.
Hằng ngày, khi bà mẹ đi làm, Sọ Dừa biến thành một chú bé rất xinh đẹp, dọn dẹp nhà cửa đâu vào đấy, rồi lại chui vào cái sọ như cũ. Lúc đầu bà cụ thấy sự lạ, nhưng rình mãi không thấy gì nên cũng đành thôi.
Một hôm bà mẹ buồn bã nói với Sọ Dừa rằng:
- Con người ta lên bảy tám tuổi đã biết đi chăn trâu chăn bò, mày thì tao chẳng trông cậy được gì! Ông chủ có một đàn dê, cần người chăn mà tao vẫn chưa tìm được ai.
Sọ Dừa nói:
- Mẹ ơi, con chăn được, mẹ nhận với ông chủ đi!
Bà mẹ nói với lão phú ông, cuối cùng lão ưng thuận cho Sọ Dừa đi chăn đàn dê cho nhà lão.
Hai mẹ con Sọ Dừa rất vui mừng. Quả nhiên Sọ Dừa chăn được và chăn rất giỏi. Lão nhà giàu thấy đàn dê mỗi ngày thêm béo tốt mà Sọ Dừa lại ăn rất ít, mỗi ngày chỉ hai nắm cơm rất nhỏ thôi.
Sọ Dừa chăn dê suốt ngày ở dãy núi xa làng. Việc đem cơm, lão phú ông giao cho ba người con gái luân phiên nhau. Hai người chị thường đứng rất xa gọi Sọ Dừa rồi để cơm đó, mặc Sọ Dừa tự lăn đến mà ăn. Còn cô gái út đem đến tận nơi cho Sọ Dừa. Và vì thế cô biết được một điều kỳ lạ: Sọ Dừa không phải là người trần, chàng là người trời - một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, tuổi chừng mười sáu, mười bảy. Cô thấy chàng nằm trên một cái võng đào mắc giữa hai cành cây, miệng thổi sáo, tiếng sáo khi bổng khi trầm, lúc khoan, lúc nhặt, làm cho cô bồn chồn, xao xuyến.
Từ đó, cô út đem lòng yêu trộm, nhớ thầm Sọ Dừa. Có gì ngon cô cũng để dành đem cho Sọ Dừa.
Một hôm, Sọ Dừa đòi mẹ đi hỏi một trong ba người con gái phú ông cho mình. Bà mẹ đang buồn phiền cũng ngạc nhiên, phì cười mà nói:
- Mày thì có ma nó lấy! Mình mẩy chân tay chẳng có mà lại đòi lấy vợ.
Nhưng Sọ Dừa thiết tha, nằn nì, thúc giục, cuối cùng bà phải đánh bạo kiếm một buồng cau đến nói với phú ông. Lão phú ông bĩu môi cười khẩy, rồi lên giọng nói với bà cụ:
- Mụ về bảo hắn sắm đủ lễ vật thì ta sẽ gả cho một đứa: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm. Lại phải dựng một căn nhà ngói năm gian, câu đầu bằng bạc, xà ngang bằng đồng.
Lão nhà giàu thì đắc ý cho là mình thách như thế thì không đời nào nhà Sọ Dừa lo được. Bà mẹ thì lo, nhưng Sọ Dừa thì điềm nhiên bảo rằng:
- Mẹ sang nói ngay với ông chủ là con có đầy đủ các thứ ấy.
Không còn cách chối từ, lão phú ông phải gọi ba cô con gái lên hỏi xem có ai ưng thuận làm vợ Sọ Dừa không? Người chị cả nghe xong chối đây đẩy. Người con thứ hai thì trả lời lấp lửng là "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", khiến lão phú ông cũng hơi lo. Còn cô con út thì trả lời dứt khoát rằng:
- Con bằng lòng lấy anh Sọ Dừa ạ!
Lão phú ông đành phải chấp nhận. Nhưng cả lão phú ông và bà mẹ Sọ Dừa đều phấp phỏng, không dám chắc là Sọ Dừa có đủ các đồ lễ vật như đã hứa.
Sáng hôm sau đến hạn nạp lễ vật mà tối hôm trước đó, bà mẹ vẫn chưa thấy gì ngoài túp lều tranh ở góc vườn. Sọ Dừa bảo bà cứ yên tâm, rồi đâu sẽ vào đấy. Quả nhiên, sáng sớm hôm sau, khi bà mẹ tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trên một chiếc giường có đủ chăn hoa, nệm gấm; chiếc lều tranh đã biến đi đâu mất và thay vào đó là một tòa nhà ngói năm gian, cửa bức bàn, cột, xà đều trạm trổ, câu đầu bằng bạc, xà ngang bằng đồng đúng như lời thách của phú ông.
Bà mẹ rất ngạc nhiên về nhà cửa, đồ đạc và lễ vật sang trọng đủ mọi thứ. Bà nghĩ là mình nằm mơ, nhưng có điều làm cho bà tin là vẫn thấy Sọ Dừa lăn đi lăn lại trong nhà để sai bảo những người giúp việc.
Anh vừa gọi một tiếng, tức thì mấy chục người hầu hạ, cả nam lẫn nữ quần áo lộng lẫy đủ mầu sắc, từ nhà dưới chạy lên răm rắp làm theo lời sai bảo của Sọ Dừa.
Ðúng giờ hẹn, cả đoàn nhà trai đem đủ lễ vật sang nhà gái đón dâu. Phú ông chẳng biết tính sao, đành phải nhận lễ vật và gả cô gái út cho Sọ Dừa. Dân làng ai cũng ngạc nhiên, hai người chị gái thì trề môi, tặc lưỡi hết lời chê bai, mắng nhiếc cô út. Còn cô út thì rất vui, lúc nào cũng tươi cười với mọi người.
Chiều hôm ấy, Sọ Dừa đón dâu về nhà. Cỗ bàn linh đình, làng xóm ngồi đầy nhà chuyện trò như pháo ran. Ðến tối khi các cây nến đã thắp sáng trưng nhà trên nhà dưới thì không ai nhìn thấy Sọ Dừa đâu cả. Bỗng, từ phòng bên bước sang một chàng trai tuấn tú khôi ngô cùng với cô dâu. Chàng trai nói:
- Thưa các cụ cùng bà con hai họ, tôi là Sọ Dừa. Vợ chồng chúng tôi xin ra chào hai họ và cảm tạ bà con đã đến chia vui và giúp đỡ cho gia đình chúng tôi.
Bà mẹ ôm chầm lấy con dâu, mừng vui không nói nên lời. Tin này bay đi, ai biết cũng ngạc nhiên và vui mừng, riêng hai người con gái lớn của phú ông thì chỉ có ghen tuông và tức tối.
Sau khi cưới vợ, Sọ Dừa ra sức học hành và thi đỗ trạng nguyên được nhà vua trọng dụng.
Khi bà mẹ qua đời, quan Trạng Sọ Dừa từ kinh đô về chịu tang được ít lâu thì nhà vua có chiếu cử chàng đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một con dao, một hòn đá lửa và hai quả trứng gà, dặn vợ phải giắt luôn bên mình, khi gặp khó khăn sẽ phải dùng đến.
Hai người chị gái luôn ghen tị với em lấy được chồng tốt đẹp, giỏi giang, quyền cao chức trọng. Một hôm hai chị rủ em đi chơi thuyền trên sông gần biển, rồi lập mưu, đẩy thuyền em ra xa, dấu hết bơi chèo, khiến cho thuyền cô em bị đắm. Khi thuyền đã mất tăm, hai chị mới giả vờ hô hoán, kêu cứu.
Sau khi thuyền chìm, một con cá kình vô cùng to lớn đã nuốt chửng cả thuyền lẫn cô em út vào bụng nó. Nhớ lời chồng dặn lúc chia tay, cô rút dao rạch bụng cá, cá vẫy vùng một hồi rồi chết. Sau đó xác cá trôi vào bờ một hòn đảo, cô khoét bụng cá chui ra. Rồi cô xẻo thịt cá ra thành nhiều miếng, phần thì phơi khô, phần thì muối mắm để ăn dần. Cô lại dùng dao đánh vào hòn đá chồng đưa để lấy lửa nấu ăn và sưởi ấm. Hai quả trứng gà để trong bọc, đủ ngày đã nở thành hai con gà, một trống, một mái.
Tháng ngày trôi qua, đàn gà sinh sôi nảy nở đông dần. Cô út tiếp tục sống một mình trên hoang đảo và chờ khi có thuyền thì nhờ giúp đỡ.
Bỗng một buổi chiều, cô nghe tiếng gà gáy: "Ó Ò O!... PHẢI THUYỀN quan Trạng rước cô tôi về!". Cô chạy ra thì thấy một chiếc thuyền lớn, cắm cờ đuôi nheo tiến về phía đảo. Cô mừng lắm! Khi thuyền đến gần thì thấy Sọ Dừa bước lên mui và vợ chồng nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi không nói nên lời.
Biết rõ sự tình, Sọ Dừa rất thương vợ và căm giận hai người chị gái, nhưng chàng vẫn không nói cho ai biết. Về đến nhà, Sọ Dừa bảo vợ lánh vào phòng trong rồi bày tiệc mời cả nhà bố vợ và dân làng đến dự. Hai người chị thi nhau ăn mặc lộng lẫy để lôi cuốn sự chú ý của Sọ Dừa. Cả hai đều tranh nhau kể lể việc người em chết đuối.
Rượu uống được nửa tuần, Sọ Dừa đứng lên xin phép vào nhà đưa một người bạn ra chào hai chị và dân làng. Khi cô út theo chồng bước ra, mọi người kinh ngạc bàn tán xôn xao. Hai người chị rụng rời tay chân rồi nhân lúc mọi người hướng về cô út, cả hai lén ra ngoài và trốn đi biệt tích.
-----------------
#16
    Hoàng Dung 31.01.2006 10:03:35 (permalink)
    CHUYỆN CHÀNG MỒ CÔI


    Ngày xưa có một chàng thanh niên mồ côi cha mẹ từ tấm bé, được người làng nuôi cho lớn khôn. Người ta quen gọi chàng là Mồ CôI

    Mồ Côi càng lớn càng làm khoẻ. Không có ruộng vườn, ngày ngày chàng đem sức đổi lấy hai bữa ăn. Thấy chàng cần cù, và có lòng tốt, các bậc già cả, các cô con gái và các em bé đều quý mến. Những ngày mưa to gió lớn, chàng không đi làm được thì các cô gái rủ nhau đem gạo sang nhà giúp. Thấy vậy một vài chàng trai trẻ trong làng đem lòng ghen ghét. Họ tìm cách hãm hại Mồ Côi

    Một hôm, Mồ Côi bị ốm. Trai làng xúm lại đánh đến sứt mặt, mẻ trán giữa lúc chàng đang cùng một cô gái làng đi làm đồng về. Chàng bị đau nhừ cả người, nằm mấy ngày chưa lại sức.

    Thấy bọn con trai ghét mình, chàng bèn chạy sang làng bên cạnh làm thuê, gánh mướn nuôi thân. Nhưng đến ở làng này chưa lâu, chàng lại bị bọn trai làng rủ nhau sang gây chuyện và đánh đập.

    Mồ Côi lại phải bỏ làng này ra đi một lần nữạ Lần này chàng định đi kiếm ăn ở một nơi thật xạ Chàng đi ba ngày liền, đến một làng nhỏ ven rừng hẻo lánh. Chàng vào một nhà phú ông xin ở thuệ Phú ông thấy Mồ Côi khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, liền nhận lời giao cho chàng công việc hái trám.

    Nhưng khi nhìn rừng trám rộng mênh mông, cây nào cũng to bằng hai ba người ôm và cao thẳng vút lên trời, Mồ Côi lắc đầu, lè lưỡị Phú ông ngon ngọt dỗ dành và hứa trả công caọ Trèo xong rừng trám, lão sẽ trả cho 500 lạng bạc. Lão còn bày cách bắc thang tre để trèọ Công việc leo trèo thật vô cùng vất vả và nguy hiểm. Nhưng vì thấy phú ông đối đãi có vẻ tốt, nên Mồ Côi không tiếc sức.

    Từ đó ngày nào chàng cũng trèo thang lên ngọn cây trám, cầm sào vụt rụng từng chùm trám chín xuống đất. Phú ông cùng vợ và con gái thả sức thu lượm đưa ra chợ bán. Một tháng rưỡi trôi qua, với cây sào và cái thang, Mồ Côi leo hết cây trám này đến cây trám khác. Phú ông cũng thu về hết món bạc này đến món bạc kia.

    Hôm ấy, Mồ Côi trèo đến cây trám thứ hai trăm cũng là cây trám cuối cùng. Thấy sắp phải tính công trả cho Mố Côi số bạc hơn năm trăm lạng, phú ông gọi vợ đến bàn mưu tính kế.

    Sáng hôm ấy, vợ chồng phú ông dậy từ lúc gà gáy, sai con nấu cơm làm bữa mời Mồ Côi

    Cơm nước xong, Mồ Côi lại theo gia đình phú ông vác sào ra rừng trám.

    Sau khi Mồ Côi đã trèo đến ngọn cây, thì ở dưới gốc, phú ông sai con rút lấy thang tre về nhà, mặc cho Mồ Côi ở trên cao kêu la ầm ĩ. Chàng cố tìm cách tụt xuống, nhưng loay hoay nửa buổi cũng không tìm ra cách gì cả. Thân trám thẳng tắp, to bằng hai người ôm, không thể bấu víu vào đâu để tụt xuống được. Thế là từ đấy, chàng phải sống trên ngọn cây trám như loài khỉ vượn. Đói bụng, chàng phải hái quả trám ăn sống. Khát nước, chàng liếm từng giọt sương đêm đọng trên từng chiếc lá. Đêm cũng như ngày chàng không dám ngủ say, ăn hết trám, chàng phải ăn đến lá. Ăn hết lá, chàng phải ăn đến vỏ.

    Một buổi sáng, trời hửng nắng, Mồ Côi cởi chiếc áo cánh phơi lên một cành trước mặt. Giữa lúc ấy có một con gấu ngựa đi qua dưới gốc câỵ Trông thấy cái áo của Mồ Côi, nó tưởng là một tổ ong, liền trèo lên định ăn mật. Gấu đến bên cái áo, mắt lim dim để tránh ong đốt vào mắt như thói quen của nó, rồi nhoài người ra ngoạm lấy cái áo cánh nhai ngấu nhai nghiến.

    Thấy thế, một ý nghĩ táo bạo mới nẩy ra trong óc Mồ Côị Nhằm lúc con gấu nhắm tịt cả hai mắt và mải nhai cái áo, Mồ Côi liền nhè nhẹ tụt xuống, cưỡi ngay lên lưng con gấu, hai tay ghì chặt lấy cổ. Gấu bị ôm bất thình lình, hốt hoảng nhưng không dám buông tay, đành phải cõng cả Mồ Côi tụt xuống gốc. Khi gấu còn cách mặt đất hai ba sải, Mồ Côi vội nhảy xuống đất bỏ chạỵ Gấu cũng chạy đuổi theo Mồ Côị Mồ Côi cố sức chạy mãi vào rừng. Bỗng có một cái hang sâu chắn ngang trước mặt, chàng đành phải nhảy liều xuống hang; gấu không dám nhảy theọ Mồ Côi nhờ vậy được thoát.

    Nhưng từ đây, chàng lại lâm vào một cảnh khổ cực nguy hiểm mớị Hang tối om. Chàng phải lần mò từng bước chân để một lối đi ra ngoàị Chàng đi mãi trong hang nhưng đi tới đâu cũng thấy tối như bưng. Xung quanh chàng chỉ có những con dơi bay đi bay lạị Chúng bay qua đầu chàng rứt từng sợi tóc, từng mảnh dạ Bao nhiêu ngày ở trong hang phải chịu cực hình như thế. Mặc dầu vậy chàng cố len lỏi đi hết gốc hang này, lại dò đi sang gốc hang kia mong tìm một lối thoát.

    Chợt một hôm chàng lần tới một chỗ nọ có một tia ánh sáng lọt vàọ Chàng vui mừng khấp khởị Nhưng về sau mới biết đó chỉ là một lỗ thông thiên chứ không phải là cửa hang. Tuy vậy chàng cũng cố vịn vào vách đá trèo lên để vượt ra ngoàị Nhưng sức chàng đã yếu lắm, đã năm bẩy lần leo lên được vài ba sải tay, rồi lại ngã xuống chỗ cũ.

    Một hôm, trong khi nằm ngất trong hang, chàng thấy một ông cụ đầu tóc bạc phơ, tay cầm một cái rìu và một hòn đá thần đến gần. Ông cụ bảo:

    - Ta là thần núi, thấy con khổ cực quá nên đến cứu con đây! Ta cho con một cái rìụ Nó sẽ cho con cơm ăn, áo mặc. Ta cho con hòn đá thần nàỵ Con mang rìu mài vào hòn đá này thì lưỡi rìu sẽ sắc. Con kỳ hòn đá này vào da, da sẽ trở nên trắng trẻo và đẹp đẽ. Cuối cùng ta cho con viên thuốc nó sẽ cho con sức khoẻ vượt hang.

    Nói xong, thần núi chống gậy đi mất. Mồ Côi tỉnh dậy, nhặt viên thuốc bỏ vào mồm. Tự nhiên thấy người nhẹ nhõm lạ thường. Chàng giắt cái rìu và hòn đá vào thắt lưng, rồi leo theo vách thẳng lên lỗ thông khác. Khác với những lần trước, lần này chàng trèo nhanh thoăn thoắt, chỉ một lát đã tới lỗ thông hơi và nhìn thấy ánh sáng ở bên ngoàị Chàng nhắm mắt lại một lúc rồi đu người ra khỏi hang.

    Chàng lần xuyên qua rừng. Đến quá trưa, tới bờ một con sông cáị Chàng men bờ, xuôi theo dòng. Đi được một quãng, chàng gặp một ông cụ tiều phụ Nhìn thấy Mồ Côi mặt mũi gớm ghiếc, đầu không còn sợi tóc, da dẻ sần sùi, hai vành tai sứt lở, áo quần rách nát, ông cụ bỏ chạỵ Mồ Côi đuổi theo kể mọi lỗi gian lao của mình cho ông nghẹ Ông cụ bảo giúp mình đốn củi và phát nương rồi sẽ đưa về nhà.

    Mồ Côi liền lấy cái rìu ra mài vào hòn đá thần. Cái rìu trở nên rất sắc, chàng chỉ chặt một lúc đã được một đống củi chất đầy cả một gian nhà. Tối hôm ấy, chàng được ăn nghỉ ở nhà ông cụ.

    Ông cụ có sáu cô con gáị Cả sáu cô gái đều đã đến tuổi lấy chồng. Thấy bố dắt về một chàng trai gớm ghiếc, các cô con gái, trừ cô út, đều tránh xạ Họ nói với bố đuổi ngay ra khỏi nhà. Ông cụ phải mắng mãi các cô mới chịu im. Cuối cùng các cô bảo bố cho Mồ Côi ra ở lều ngoài nương để chàng vừa phát thêm rẫy vừa coi lúạ Hàng ngày các cô sẽ luân phiên nhau đưa cơm, bắt đầu từ cô cả.

    Để khỏi giáp mặt với Mồ Côi, cô cả đem một cái mõ treo lên một gốc cây ở đầu mương cách lều khoảng một trăm bước. Cô gõ mõ một hồi ba tiếng rồi đặt cơm ở gốc cây, gọi Mồ Côi đến lấy cơm ăn. Đoạn ba chân bốn cẳng quay trở về nhà, không cần biết rằng Mồ Côi có nghe hay không. Lần lượt bốn cô em tiếp sau cũng bắt chước làm như cô chị. Duy chỉ có cô út đến lượt mình đưa cơm, cô không bỏ nắm cơm ở dưới gốc cây, cũng không gõ mõ như các chị, mà đi vào đến tận lều, trao tận tay Mồ Côị Trong khi Mồ Côi ăn cơm, cô ngồi lại hỏi thăm sức khoẻ, quê quán, gia đình của chàng. Cô cố ý ngồi chờ cho Mồ Côi ăn xong rồi mới về nhà.

    Từ ngày ra ở lều, Mồ Côi vẫn làm việc như ông cụ dặn. Sáng nào chàng cũng mài rìu thêm sắc để chặt được nhiều câỵ Chiều nào chàng cũng ra suối tắm, lấy hòn đá thần kỳ vào người, quả nhiên da dẻ chàng dần dần trở lại hồng hào, xinh đẹp hơn trước.

    Bẵng đi một thời gian, chàng không thấy cô út đến đưa cơm. Tự nhiên thấy buồn buồn nhơ nhớ, chàng cho là cô út cũng bắt chước các chị đặt cơm nắm ở gốc cây, rồi vội vã trở về nhà ngay, không biết cô út bận sang nhà bà cô ở làng bên.

    Sau đó ba tháng cô út lại về nhà bố. Cô lại đem cơm vào lều cho Mồ Côi nhưng cô không thấy chàng Mồ Côi xấu xí mọi ngày mà chỉ một chàng trai mặt mày sáng sủa, da dẻhồng hào, đầu tóc gọn gẽ thì thấy ngạc nhiên, vội hỏi :

    - Chàng là ai? Chàng ở đâu đến? Chàng có biết cái anh Mồ Côi bị ăn mất hai bàn tay, rứt hết mái tóc trước đây coi nương ở lều này không?

    Biết là cô út không nhận ra mình nữa vì là mình đã nhờ đá thần thay đổi nhiều lắm. Nhưng Mồ Côi chỉ gật đầu chào cô út, không thưa, không rằng. Cô út hỏi tới hai ba lần mà chàng chỉ cười chứ không nói một lờị Thấy vậy cô út đặt nắm cơm xuống sàn, quay ra cửa nhìn về phía rừng gọi Mồ Côị Cô gọi tới hai ba tiếng, vẫn không có tiếng trả lờị

    Gọi xong cô út xuống thang đi vào rừng. Cô tìm khắp bốn góc nương lại hú gọi luôn mồm nhưng vẫn không thấỵ Cô đành chạy một mạch về nhà.

    Ngày hôm sau, đến lượt cô cả đi đưa cơm. Cô út xin đi thaỵ Cô định hôm nay phải tìm cho bằng được Mồ Côi mới thôị Nhưng cô lại chỉ thấy anh chàng trắng trẻo hôm quạ Cô hỏi nhưng chàng trai chỉ cười đáp lại chứ không nóị Cô đặt nắm cơm xuống sàn rồi quay ra cửa định vào rừng tìm. Lần này Mồ Côi không thể làm thinh được nữa, chàng nói:

    - Cô út ơi! Cô không phải đi tìm nữạ Xin cô thứ lỗi vì tôi đã làm cô mất công tìm kiếm. Bây giờ tôi đã biết hết lòng dạ của cô đối với tôi rồị Tôi chính là cái anh Mồ Côi mất tai mất tóc ngày nọ đâỵ

    Cô út quay lại, hết sức ngạc nhiên, cô nói:

    - Chàng đấy à? Sao chàng thay đổi thế này?

    Mồ Côi sung sướng trả lời :

    - Cô út ạ ! Nhờ có hòn đá thần này mà tôi đã dần dần trở lại lành lặn như thế này đâỵ

    Rồi chàng kể lại cho cô út nghe những việc làm trong thời gian qua. Từ hôm ấy, ngày nào cô út cũng thay các chị vào nương đưa cơm, các cô chị rất thích không cần hỏi duyên cớ vì saọ Duy chỉ có ông cụ thì hơi lấy làm lạ. Một hôm ông lẻn thi theo rình xem cho rõ sự tình.

    Nấp ở trong bụi, ông cụ không thấy anh chàng Mồ Côi xấu xí hồi nọ, mà chỉ thấy một chàng trai trẻ đẹp, nói nói cười cười với con gái út của mình. Chờ cho con về, ông cụ vào lều hỏi xem chàng trai nọ là aị Sau khi nghe kể, ông cụ mới rõ chàng trai chính là anh chàng Mồ Côi mất tai, mất tóc.

    Tối hôm ấy, ông cụ gọi cả sáu cô con gái lại hỏi :

    - Anh chàng Mồ Côi ở với ta đã lâu ngàỵ Chàng rất chăm làm và làm rất khoẻ. Bố vừa lên nương xem thì thấy một mình chàng không những đã trông nom rất chu đáo nương lúa, nương ngô, mà còn phát gốc, chặt cây, được rất nhiều nương rẫỵ Vì vậy, bố rất mến, bố muốn kén chàng vào làm rể nhà tạ Có đứa nào bằng lòng lấy chàng không?

    Nghe bố nói, năm cô chị nhìn nhau nhổ nước bọt phì phì và đều trả lời:

    - Bố mẹ đừng nghĩ quàng xiên như vậỵ Chúng con không bao giờ bỏ phí cái tuổi thanh xuân, dấn thân làm vợ một chàng "người không ra người, quỷ không ra quỷ !"

    Ông cụ hỏi cô út, cô đỏ mặt đáp :

    - Cha mẹ muốn gả cho chàng, thì con cũng xin vâng. Ông cụ nhìn vợ, rồi nhìn cô út ân cần nói:

    - Vậy ngày mai, chúng ta sẽ sửa soạn làm lễ cưới đón rể cho con gái út của chúng tạ

    Sáng hôm sau, cả nhà ông cụ sửa soạn lễ cưới cho con út, tất cả họ hàng và xóm làng đều rất ngạc nhiên. Họ xì xào bảo nhau:

    - "ông cụ khéo lẩn thẩn, sao lại gả cô út trẻ đẹp, hiền lành, cho cái anh chàng xấu xí ấỵ" Nhưng buổi đón rể đã làm cho tất cả người họ, người làng , cũng như năm cô chị đều hết sức ngạc nhiên và ghen tị. Đi bên cạnh cô út không phải là chàng Mồ Côi xấu xí, mà là một chàng trai trẻ đẹp, vóc người vạm vỡ, da dẻ hồng hào, mặt mày sáng sủa, đầu tóc gọn gàng và nổi tiếng đốn cây, làm rẫy rất khoẻ


    ___________________
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 31.01.2006 10:42:15 bởi tieu hoang dung >
    #17
      Hoàng Dung 31.01.2006 10:12:51 (permalink)
      LẠC LONG QUÂN



      Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.
      Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng làm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.
      Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.
      Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đều bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.
      Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.
      Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hoá thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.
      Lạc long quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó.
      Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thuỷ tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.
      Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.
      Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi dạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống...nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.
      Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dậy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dậy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: "Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! "
      Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: "Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!". Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.
      Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi. Hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.
      Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.
      Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thuỷ phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về. Nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: "Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này".
      Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:
      - Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.
      Lạc Long Quân nói:
      - Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.
      Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai toả đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.
      Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng
      _________________

      #18
        Hoàng Dung 31.01.2006 10:24:32 (permalink)
        ÔNG DÀI ÔNG CỤT


        Ngày xưa, có hai vợ chồng già làm ruộng một hôm đi ra ngoài đồng, thấy hai quả trứng lạ, nhặt đem về nhà. Được ít lâu, hai quả trứng nở ra hai con rắn rất khôn, hai vợ chồng đi đâu chúng nó thường bò theọ Hai người không con nên cứ nuôi chúng nó, xem như là con, thường ngày cho ăn uống tử tế. Một hôm, người chồng cuốc vườn, vô ý cuốc đứt một khúc đuổi của một con. Sau đó, vợ chồng mới gọi hai con rắn đặt tên cho là con Dài, con Cụt. Hai con rắn lớn lên, ăn rất tợn, nhà nghèo không đủ nuôi, chúng nó thường đi bắt gà, chó của hàng xóm mà ăn. Hai vợ chồng không nuôi nổi, mới đem thả xuống sông Tranh, bây giờ thuộc Hải Dương.

        Hai anh em rắn Dài và Cụt được Thủy Vương nhận làm bộ hạ và cho cai quản cả một vùng sông rộng. Rắn Cụt tính khí dữ tợn hơn rắn Dài, hoành hành khắp vùng, làm cho dân chúng phải kiêng sợ gọi tên là ông Dài và ông Cụt. Có khi chúng bắt cả người, còn cướp súc vật là chuyện thường xảy rạ Ghe thuyền qua lại trên khúc sông, thường bị ông Cụt nổi sóng dữ tợn làm cho đắm. Cha mẹ nuôi ông Dài, ông Cụt thỉnh thoảng lại phải ra bờ sông van lơn xin con nuôi đừng làm hại người tạ Chúng cũng nghe theo được ít lâu, rồi lại đâu vẫn hoàn đấỵ Có lần hai vợ chồng họ Trịnh đi thuyền qua đó, ông Cụt thấy người vợ là Dương Thị nhan sắc xinh đẹp, muốn bắt về làm vợ, cho hai người con gái bưng lễ vật đến hỏị Hai vợ chồng hoảng sợ bỏ thuyền lên bờ trốn tránh. Nhưng rồi ông Cụt cho bộ hạ theo dõi, thừa một đêm mưa gió, bắt Dương Thị đem về dưới Thủy Phủ. Sáng ngày, người chồng theo dấu ra đến bờ sông chỉ còn thấy quần áo của vợ trút bỏ lại đó.

        Người chồng không biết làm thế nào, đành nuốt hận đi đây, đi đó tìm người phép tắc thần thôn để trừ ông Cụt. Một hôm, họ Trịnh gặp một ông già ngồi bói ở chợ, lân la hỏi mới biết là Bạch Long Hầu tức là Thần Mưa ở dưới Thủy Cung. Bạch Long Thần rẽ nước mời họ Trịnh về nhà mình ở dưới biển, giúp bàn việc kiện ông Cụt với Long Vương. Họ Trịnh đưa cái thoa của vợ nhờ người nhà Bạch Long hầu làm của tin để dò tìm Dương Thị ở dưới Thủy Phủ. Khi đã bắt liên lạc được với Dương Thị rồi, họ Trịnh bèn cậy Bạch Long Hầu đưa đến triều đình Long Vương để tố cáo tình địch đã cướp vợ mình. Long Vương cho đòi ông Cụt tớị Ban đầu ông Cụt còn chối cãi, toan làm dữ với họ Trịnh, nhưng đến khi Dương Thị ra kể lại sự tình bị ông Cụt bắt cóc, ép duyên, thì họ Trịnh liền được kiện. Long Vương xử cho Dương Thị trở về mặt đất với họ Trịnh, con của nàng sinh với ông Cụt thì giao lại cho ông Cụt.

        Ông Cụt bị đày đến ở sông Kỳ Cùng, thuộc về Lạng Sơn ngày naỵ Ngày ông Cụt bị giáng chức đi đày, các loài thủy tộc đi theo tiễn chân đầy cả một khúc sông.
        _________________


        #19
          Hoàng Dung 31.01.2006 10:25:59 (permalink)
          VÌ SAO NƯỚC BIỂN MẶN


          Ngày xưa ở bờ biển nọ, có một ông lao đánh cá rất nghèo. Ngày ngày ông ra biển đánh cá rồi đem cá ra chợ đổi lấy bánh mì và muối để sống qua ngày. Một hôm, như thường lệ, ông lão cũng mang lưới ra biển đánh cá. Khi kéo lưới lên, ông chỉ thấy một con cá nhỏ, vảy và đuôi vàng óng. Con cá van nài:

          _ Ông lão ơi, ông đừng giết tôi, ông muốn gì, tôi xin giúp.

          Nghe nói ông lão thở dài:

          _ Lão nghèo lắm, cả đời đến muối cũng chẳng có mà ăn. Ta chỉ mong trong nhà lúc nào cũng có muối mà thôi.

          _ Thế thì tôi sẽ cho ông một cái cối xay muối. Khi cần ông chỉ việc nói: "Cối ơi, hãy xay muối đi!". Lúc nào ông muốn nó dừng lại thì nói: "Cối ơi. thôi đủ rồi".

          Nói rồi con cá biến mất. Trước mặt ông lão hiện ra một chiếc cối nhỏ. Ông trở về với chiếc cối xay trong tay. Ông mang ra xem và thử nói:

          _ Cối ơi, hãy xay muối đi.

          Tức thì, từ chiếc cối, những hạt muối trắng tinh óng ánh chày ra. Ông lão xung xướng hứng muối cho mình. Khi thấy đủ, ông nói:

          _ Cối ơi, thôi đủ rồi!

          Sau đó ông đem muối chia cho dân làng, nhà ai cần ông cũng mang cho. Từ đó dân làng rất mừng vì có đủ muối ăn.

          Dần dần tiếng đồn về chiếc cối đến tai một lão nhà giàu ở làng bên. Hắn rắp tâm ăn trộm chiếc cối của ông lão nghèo. Một hôm khi hàng xóm đã ngủ say, ông lão cũng nằm ngủ dưới bếp, bên cạnh chiềc cối đang làm việc, nó xay muối để sáng mai ông kịp phân phát cho dân làng. Tên nhà giàu chèo thuyên sang nhà ông, hắn lẻn vào đánh cắp chiếc cối rồi nhanh chóng trở ra thuyền

          Đặt chiếc cối vào khoang, hắn vội vàng chèo thuyền ra biển. Chiấc cối thì vẫn đang xay muối. Muối trong thuyến đầy dần. Ra đến giữa biển, chiếc thuyền nặng nề, chòng chành. Tên nhà giàu ra sức chèo. Lúc đó trời bổng nhiên nổi gió, rồi gió bão mỗi lúc một to. Lúc này, lão nhà giàu thấy cần phải bắt chiếc cối dừng lại, nhưng hắn không biết làm thế nào trong khi muối thì đã đầy. Gió bão dữ dội, mấy lần chiếc thuyền suýt bị lật. Hoảng quá cuối cùng tên nhà giàu phải kêu cứu. Nhưng khi dân làng chạy ra đến bờ biển thì cũng là lúc mọi người trông thấy một cơn sóng lớn chồm lên nhận chìm cả tên nhà giàu lẫn chiếc thuyền chở đầy muối.

          Cho đến ngày nay chiếc cối vẫn còn đang ở dưới đáy biển và vẫn tiếp tục xay ra những hạt muối làm cho nước biển trở nên mặn.
          _________________
          #20
            Hoàng Dung 31.01.2006 10:29:22 (permalink)
            SỰ TÍCH PHÁO


            Ngày xưa, trong số các hung thần gây tai hại cho người Việt, có một thần tên Na-Á. Vị thần dữ tợn này có một bà vợ quá quắt không kém chồng, thiên hạ vẫn gọi bà Na-Á. Hai ông bà Na-Á thường chỉ lẩn quẩn trong bóng tối mà làm cho người ta thất điên bát đảo, song lại sợ ánh sáng và ồn àọ Không có bùa phép nào trù ếm nổi vợ chồng hung thần này ngoài ra hai thứ kể trên. Đến ngày cuối năm và đầu xuân, các vị thần phù trợ dân gian phải về trời chầu Ngọc Hoàng cả, ông bà Na-Á thừa lúc vắng mặt các thần nhà trời mà tha hồ tác quáị
            Để trừ cái họa ông bà Na-Á làm lộng trong mấy ngày Tết,người ta mới bày ra đốt pháo, thắp nhiều đèn trong nhà để đuổi hai hung thần sợ tiếng ồn và ánh sáng. Cho nên tối đêm ba mươi Tết, nhất là từ giao thừa mọi nhà đua nhau đốt pháo ầm ỹ, vì người ta tin rằng những tiếng pháo nổ lẫn mùi thuốc súng có sức xua duổi vợ chồng hung thần khỏi đến giao chuyện không lành trong ngày đầu năm.
            Để trừ đuổi tà ma trong mấy ngày Tết, người ta còn lấy vôi bột rắc quanh nhà, dùng vôi vẽ cung, tên trước cửạ Tục này truyền lại từ đời vua Đinh Tiên Hoàng, theo sự tích như sau:
            Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn sứ quân, giặc giã trong nước vừa yên thì bệnh dịch hạnh nổi lên, giết hại rất nhiều ngườị Vua Đinh biết không thể đương đầu lại với địch thủ ghê gớm ấy, bèn kêu xin Trời Đất can thiệp giúp vua, để cứu vớt muốn dân. Một vị thần hiện ra mách bảo vua dùng vôi bột rắc quanh mỗi nhà, cùng vẽ cung, tên trước cửa để xua đuổi ma quỷ, thì tránh được mọi tai họa cho dân. Vua Đinh nghe lời ra lệnh cho khắp nơi trong nước thi hành theo đúng lời chỉ bảo của sứ nhà Trờị Nhờ đó dịch hạch biến mất. Từ đấy, tục vẽ cung tên bằng vôi để trừ ôn hoàng dịch lệ, hung thần ác quỷ, được dân chúng tin tưởng lưu truyền từ đời này qua đời khác
            _________________


            #21
              Hoàng Dung 31.01.2006 10:34:00 (permalink)
              CON MUỖI


              Ngày xưa, có một người nông dân hiền lành tên là Ngọc Tâm, có một người vợ xinh đẹp tên là Nhan Diệp. Khác hẳn với tính tình đơn giản của chồng, quanh năm chăm chú làm ăn, người vợ lười biếng xa hoa, chỉ lo thỏa thê sung sướng.

              Trong lúc hai vợ chồng tưởng chung sống với nhau đến răng long đầu bạc, thì Nhan Diệp bỗng lăn ra chết. Người chồng đau đớn quá, không muốn rời xa xác vợ, bèn bán hết tài sản, mua một chiếc thuyền chở quan tài vợ thả bồng bềnh trên mặt nước.

              Một buổi sớm mai thuyền đi đến dưới chân một ngọn núi cỏ cây ngào ngạt. Ngọc Tâm lên bờ thấy đủ các kỳ hoa dị thảo, cây cối nặng chĩu trái, lấy làm lạ bèn phăng lần lên cao. Lưng chừng núi, Ngọc Tâm gặp một ông lão tướng mạo phương phi, râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc đang lần bước. Thấy người có vẻ tiên phong đạo cốt, đoán chừng là thần tiên ở núi Thiên Thai xuất hiện, Ngọc Tâm bèn sụp lạy, rồi thiết tha xin cứu tử hoàn sinh cho người vợ thương yêu.

              Vị thần thương hại nhìn Ngọc Tâm hồi lâu rồi nói:
              "Ngươi còn nặng lòng vương vấn trần ai, chưa thoát được vòng tục lụy... Ta có thể giúp cho ngươi đạt ước vọng song về sau ngươi đừng có lấy làm ân hận"!

              Ngọc Tâm theo lời vị thần, giở nắp quan tài vợ ra, chính đầu ngón tay mình nhỏ ba giọt máu vào thi thể Nhan Diệp, thì người đàn bà từ từ mở mắt ra, rồi ngồi lên như sau một giấc ngủ dài.

              Trước khi từ giã, vị thần bảo người đàn bà vừa sống lại:
              "Đừng quên bổn phận của người vợ... Hãy luôn luôn nghĩ đến lòng thương yêu chung thủy của chồng... Chúc cho hai vợ chồng được sung sướng."

              Trên đường về quê, người chồng hối hả dục thuyền đi mau. Một tối thuyền ghé bến, Ngọc Tâm lên bờ mua sắm thức ăn. Trong lúc đó, có một chiếc thuyền buôn lớn đậu sát bên cạnh, chủ nhân là tay lái buôn giàu có chú ý đến nhan sắc lộng lẫy của Nhan Diệp. Hắn gợi chuyện, mời Nhan Diệp qua thuyền mình dùng trà rồi ra lệnh cho bạn thuyền dong hết buồm chạy.

              Ngọc Tâm quay về thấy mất vợ, bỏ cả ăn ngủ, ngày đêm đi tìm kiếm, một tháng sau mới gặp. Nhưng người đàn bà đã quen với lối sống xa hoa bên cạnh tay lái buôn giàu có, quên cả tình cũ nghĩa xưa. Thấy rõ bộ mặt thật của vợ, Ngọc Tâm như tỉnh cơn mê, bảo Nhan Diệp:
              "Mình được tự do bỏ tôi song tôi không muốn mình còn lưu giữ kỷ niệm gì của tôi nữa, vậy hãy trả lại ba giọt máu của tôi đã nhỏ ra để cứu mình sống lại".

              Nhan Diệp thấy được ra đi dứt khoát dễ dàng như thế, vội vàng lấy dao chích đầu ngón tay. Nhưng máu vừa bắt đầu nhỏ giọt thì nàng ngã lăn ra chết.

              Người đàn bà nông nổi, phụ bạc chết vẫn còn luyến tiếc cõi đời nên hóa kiếp thành một vật nhỏ, ngày đêm theo đuổi theo Ngọc Tâm, tìm cách ăn cắp ba giọt máu để trở lại làm người. Con vật này luôn luôn kêu than với chồng cũ, như van lơn, như oán hận, như tiếc thương, ngày đêm o o không ngừng. Về sau giống này sinh sôi nẩy nở rất nhiều, người ta đặt tên nó là con muỗi. Vì ghét kẻ phụ bạc, nên mỗi lần muỗi lại gần, người ta không tiếc tay đập cho nó chết.
              ______________

              #22
                Hoàng Dung 31.01.2006 10:36:30 (permalink)
                KHỈ ĐỎ ĐÍT


                Ngày xưa, có một người giàu nứt đố đổ vách mà tính tình lại rất bủn xỉn, hà tiện và hết sức khe khắt đối với kẻ nghèo khổ. Vợ người phú hộ cũng giống như chồng, chỉ biết bo bo chắt bóp giữ tiền, cả đời không hề bỏ một đồng giúp ai. Hai vợ chồng không có con cái, chỉ nuôi một đứa tớ gái xấu xí giúp việc. Trái với chủ nhà, người ở rất tốt bụng, thấy các người đến cửa xin ăn bị xua đuổi tàn nhẫn, lấy làm thương hại, thường đem lời ngọt ngào an ủi.

                Một hôm, vào lúc xế chiều, vợ chồng kẻ trọc phú đang ngồi ăn, có một bà lão ăn mày quần áo rách tả tơi, gầy yếu chỉ còn da bọc lấy xương, lọm khọm đến cửa kêu van đã nhịn đói mấy hôm và xin một ít cơm ăn. Hai vợ chồng phú hộ không thèm ngó đến, sai con ở đuổi đi. Người tớ gái miễn cưỡng vâng lời rồi theo bà lão ăn mày ra ngoài dặn nhỏ bảo bà ta đợi ở gốc cây bên đường, đợi chủ ăn xong nó sẽ lén đưa cơm ra cho. Bà lão ngồi chờ, một lát thấy đứa tớ gái rón rén mang đến cho một gói lá chuối bọc cơm và cá.

                Cho xong con ở vội vàng toan chạy đi thì bà lão ăn mày níu lại cảm ơn và bảo nó hôm nào chủ sai nó đi vào rừng lấy củi, hãy đến tắm ở suối cách đó hai dặm, tức khắc người sẽ đẹp ra.

                Vài hôm sau, củi hết, bà phú hộ sai con ở vào rừng kiếm về. Đứa tớ gái nhớ lại lời bà lão, tìm đến con suối đã dặn, xuống tắm một lúc, rồi lên lượm củi vác về nhà.

                Từ hôm đó, nó thấy khác trong người, mỗi ngày mỗi biến đổi, trở nên xinh đẹp lạ thường. Vợ chồng người phú hộ nhận thấy đứa ở xấu xí tự nhiên bỗng có nhan sắc tuyệt vời, bèn nảy ra ý định nhận nó làm con nuôi, hy vọng sẽ có rể làm quan lớn. Như vậy là vừa giàu có lại thêm danh vọng mà không phải mất tiền mua. Bàn tính lợi hại rồi vợ chồng mới ngỏ lời với đứa tớ gái nhận nó làm con nuôi. Mồ côi cha mẹ từ lâu, bà con họ hàng cũng không có ai, đứa ở nhận lời. Vợ chồng người phú hộ mời làng đến làm giấy tờ đàng hoàng, chắc mẩm sẽ đòi được nhiều của thách cưới cô gái nuôi xinh đẹp.

                Sau đó ít lâu, một hôm bà phú hộ hỏi con gái nuôi nhờ đâu mà được thành ra nhan sắc đẹp đẽ như vậy. Cô gái nuôi tình thật kể lại những lời chỉ bảo của bà lão ăn mày độ nọ. Nghe nói thế, vợ lão phú hộ dò chỗ suối tiên, rồi ngay hôm sau, cùng chồng tìm đến nơi để tắm, hy vọng sẽ hóa nên trẻ đẹp.

                Theo lời con gái nuôi, vợ chồng tìm ra giòng suối, vội vàng cởi hết quần áo nhảy ùm xuống nước hụp lặn nhiều lượt. Đang lúc ngâm mình nước bỗng nóng sôi lên, vợ chồng nhảy lên bờ, thấy da thịt ngứa ngáy, cho là suối tiên biến hóa bắt đầu hiệu nghiệm. Song lần này suối tiên biến hóa trái ngược hẳn, hai vợ chồng phú hộ ngứa gãi khắp mình, và gãi đến đâu thì thấy mọc lông đến đấy, chẳng mấy chốc đầy người, cả hai hóa thành khỉ. Họ cuống cuồng lên, quên cả quần áo, cứ thế mà chạy thẳng về nhà, muốn nói thốt không ra lời được nữa, chỉ ú ớ thành những tiếng kêu thét.

                Người con gái nuôi trông thấy hai con vật lông lá dữ tợn muốn xông vào nhà, sợ hãi kêu ầm ĩ cả lên. Bà lão ăn mày độ nọ lại hiện ra bảo cô gái rằng:
                "Con chớ sợ, hai con vật này là hai vợ chồng lão phú hộ hà tiện và ác nghiệt bị Trời phạt hóa kiếp đó".

                Rồi Phật Quan Âm đã hiện ra làm bà lão khuyên cô gái lấy hai hòn đá nung đỏ đặt ở trước cửa để ngăn trừ đôi khỉ đến quấy phá. Cô gái vừa thương tâm vừa lo sợ làm theo lời Phật dạy, rồi đóng cửa lại ở trong nhà. Hai vợ chồng khỉ trở lại khẹc khẹc đòi của, gào rú, lồng lộn một hồi mệt mỏi rồi ngồi phịch xuống hai hòn đá nung lửa. Bị phỏng cháy trụi cả lông ở sau đít, đôi khỉ hoảng sợ bỏ chạy tuốt vào rừng ở luôn không dám quay trở lại nữa. Cũng vì thế mà từ đó giống khỉ sinh ra là đỏ đít.
                _______________

                #23
                  Hoàng Dung 31.01.2006 10:43:46 (permalink)
                  ÁC LAI ÁC BÁO


                  Ngày xưa có một anh thợ câu nọ có tính tàn ác, thường bỏ thuốc độc xuống các khe suối để cá chất nổi lên.

                  Hôm nọ, tình cờ anh ta gặp một con lươn bạch tại khe suối.

                  Dân trong làng bảo:

                  - Không nên, con lươn bạch này tu lâu năm rồi...

                  Vì bản chất độc ác, anh ta đem thuốc ra, toan bỏ xuống nước.

                  Có ông thầy chùa chạy đến nài nỉ:

                  - Nếu vậy cậu giết tôi còn hay hơn.

                  Anh nọ nói:

                  - Nếu ông có đói thì tôi cho ông ăn chứ tôi cương quyết giết con lươn này...

                  Anh ta mời thầy chúa về nhà, đãi bữa cơm chay. Mãn buổi cơm, anh ta ra suối bỏ thuốc độc. Thuốc pha vào nước suối đỏ ngầu. Trong nháy mắt, con lươn nọ trồi lên lờ đờ như điên dại. Lạ thay trong bụng con lươn có mấy món đồ chay đã đãi ông thầy chùa khi nãy.

                  Dân làng xôn xao bàn tán, cho rằng ông thầy chùa chính là con lươn trá hình.

                  Từ đó anh thợ câu lấy làm e ngại. Vợ anh có thai. Lớn lên, đứa con đau ốm liên miên, báo hại anh thợ câu phải tan gia bại sản mà chạy thuốc cho nó.
                  ______________
                  #24
                    Hoàng Dung 31.01.2006 10:46:06 (permalink)
                    Con Rùa Vàng



                    Xưa kia có hai người bạn chơi với nhau rất thân, hiềm vì một người thì giàu, còn một người nghèo. Người bạn giàu có cái tên là Đại Phú, còn người nghèo tên là Chí Quân.

                    Vợ chồng Đại Phú thấy bạn nghèo thì có ý muốn giúp đỡ vốn liếng để làm ăn. Chí Quân lòng dạ ngay thẳng ngại rằng lấy tiền của bạn đem về, rủi làm ăn thất bát thì lấy đâu mà trả cho bạn. Vì vậy nên từ chối việc giúp đỡ của bạn.

                    Nhà Đại Phú chẳng thiếu gì của qúi, nhưng lại muốn có thêm của lạ nên hôm nọ lấy năm nén vàng đưa cho một người thợ bạc đặt làm con rùa vàng. Ngày kia, Chí Quân đến thăm bạn, Đại Phú liền đem con rùa vàng ra khoe. Chí Quân xem rồi để trong một cái đĩa, đoạn cùng bạn uống rượu đến say khướt nằm ngủ quên.

                    Lúc bấy giờ, con trai của Đại Phú đi học ở xa về, thấy con rùa vàng lấy đem đi chơi. Đến chừng Chí Quân ra về được một lát, Đại Phú mới sực nớ tới con rùa vàng, hỏi vợ thì vợ nói không có lấy cất. Đại Phú lấy làm bối rối, chẳng lẽ nghi cho người bạn tốt của mình ăn cắp con rùa vàng?

                    Ngày sau, Đại Phú đến nhà Chí Quân chơi, nhân tiếc con rùa vàng có hỏi mát bạn rằng:

                    - Này anh, hôm trước anh có lấy con rùa vàng của tôi đem về để cho chị coi không?

                    Nghe vậy Chí Quân nghĩ thầm rằng: Có lẽ bạn ta nghi ta ăn cắp con rùa vàng chăng? Nhưng chẳng lẽ bảo là không lấy thì chi cho khỏi phật lòng bạn mình, nên đành nhận là có lấy.

                    Đại Phú mới bảo ban:

                    - Thôi được, anh cứ giữ con rùa vàng mà chơi. Tôi xin biếu anh.

                    Đại Phú về rồi, vợ chồng Chí Quân lấy làm lo lắng, làm sao có con rùa vàng để trả cho bạn. Vợ chồng bàn nhau bán nhà bán cửa cho ông Phú và xin làm người hầu hạ để có đủ tiền làm con rùa vàng trả cho bạn.

                    Ông Phú biết chuyện lấy làm động tâm, mới gọi người thợ bạc đến làm một con rùa vàng khác, trao cho vợ chồng Chí Quân đem về trả bạn và cũng không nhận vợ chồng Chí Quân làm người hầu hạ, mà chỉ cho ở nhờ.

                    Được ít lâu, người con trai của Đại Phú trở về nhà có đem theo con rùa vàng đã lấy độ trước, trả cho cha mẹ và nói:

                    - Hôm nọ, con về nhà thình lình thấy con rùa vàng để trong đĩa nên con lấy cất đây, nếu gặp phải kẻ gian thì mất luôn rồi. Vậy con xin trả lại.

                    Thấy vậy, vợ chồng Đại Phú vô cùng ngạc nhiên. Rùa vàng con mình lấy đem đi chơi, rùa vàng nào bạn đem trả? Mới nghĩ ra, có lẽ người bạn nghèo sợ mình phiền trách nên làm con rùa khác để thế.

                    Bấy giờ Đại Phú mới đem con rùa vàng đến nhà Chí Quân để trả lại và xin lỗi bạn. Nhưng nhà đã bán rồi, vợ chồng bạn lại ở nhờ trong nhà ông Phú. Lập tức Đại Phú đến gặp ông Phú trao trả con rùa và xin đưa vợ chồng bạn về. Ông Phú từ chối như vầy:

                    - Anh có mượn rùa của tôi đâu mà trả? Còn vợ chồng Chí Quân tôi có bắt buộc gì đâu mà lãnh về? Còn Chí Quân nhận mình mắc nợ ông Phú nên không chịu về.

                    Câu chuyện trở thành rắc rối, cả ba mới đưa nhau đến cửa công để nhờ phân xử.

                    Lẽ tự nhiên quan trên không biết xử làm sao đối với ba người ngay thật và tốt bụng.
                    _________________
                    #25
                      Hoàng Dung 31.01.2006 10:48:26 (permalink)
                      CHUYỆN CHIM TU HÚ


                      Ngày xưa, có một người đàn ông tính tình rất ngay thật song phải cái tật nóng nảy, sôi nổi khiến cho mọi người sống gần lấy làm khó chịu. Người ta đặt cho anh chàng nóng tính tên là Bất Nhẫn.

                      Một hôm Bất Nhẫn gặp một vị sư già quen biết lâu năm với gia đình, khuyên nhủ anh ta thay đổi tính xấu đã đem lại nhiều sự phiền nhiễu, tai hại cho đời anh. Bất Nhẫn hứa cải đổi, theo lời nhà sư vào ở trong rừng, nguyện ngồi yên trong một trăm ngày không để ý đến mọi việc xảy đến cho mình.

                      Ban đầu sự có mặt của Bất Nhẫn trong khu rừng vắng vẻ làm cho các loài vật sợ hãi, nhưng rồi thấy êm thắm vô hại, chúng quen dần và xem anh cũng như một khúc cây. Bất Nhẫn lấy làm khốn khổ thấy lũ thú rừng bừa bãi chung quanh mình, có khi chim chóc lại ỉa cả trên đầu, song nhớ lại lời nguyện với nhà sư nên anh cũng không tỏ vẻ gì tức giận. Một đôi vợ chồng chim sâu đến làm tổ đẻ ngay ở búi tóc trên đầu, Bất Nhẫn cũng để yên. Được ít lâu chim con nở ra chíu chít.

                      Một hôm chim mái đi kiếm mồi cho con hơi muộn, đang hút nhụy hoa sen, gặp trời chiều tối các cánh hoa khép lại. Chim mái phải ở lại suốt đêm trong lòng hoa, đến sáng ngày hoa hé nở mới bay ra được. Về đến tổ thấy các con mà chẳng thấy chồng đâu, chim mái nổi cơn ghen, không nghĩ rằng chim trống đã bay đi từ sớm tìm kiếm vợ. Đến khi thấy chồng trở về, chim mái gây sự cãi nhau, đổi tội cho chồng đã thừa đêm vợ vắng nhà mà đi theo gái. Chim trống nói thế nào chim mái cũng không chịu tin, khiến nó phải gọi Bất Nhẫn làm chứng:

                      "Tôi đã thề với mình là suốt đêm tôi ở nhà ấp ủ cho con, nếu mình không tin lời thì thử hỏi con người bị trời trồng này xem."

                      Nghe nói thế, Bất Nhẫn không cầm lòng được nữa, lấy tay hất cả tổ chim xuống đất mà rủa:

                      "Đồ vô ơn khốn kiếp, sỡ dĩ tao chịu ngồi yên như thế này cho chúng mày làm tổ và ăn ỉa trên đầu trên cổ là vì tao đã có lời nguyện, chứ tao có bị tội trời trồng đâu mà chúng mày dám bảo thế."

                      Cơn tức giận đã phá hoại cả lời nguyện của Bất Nhẫn sắp thành quả vì anh đã ngồi yên được chín mươi chín hôm.

                      Thất bại lần này, Bất Nhẫn ra công tìm cách khác để mong đạt được ý nguyện. Nghe trong sách nói ai giúp được người ta qua sông nước ngặt nghèo thì động đến lòng Trời Phật, Bất Nhẫn mới đứng ra làm kẻ chở thuyền. Anh chọn một khúc sông hiểm trở, sắm một chiếc thuyền, tự nguyện chở giúp ch một trăm người quá giang.

                      Chỗ sông này vắng vẻ nên ít có người qua lại, song Bất Nhẫn vẫn kiên tâm chờ đợi. Trong vòng một năm anh đã chở được chín mươi tám người qua sông. Chỉ còn có hai người nữa là anh có thể từ giã chốn sông nước đìu hiu, nguy hiểm này. Một hôm, có một người đàn bà cùng đi với một đứa bé đến. Thiếu phụ còn trẻ tuổi có vẻ đàng điếm, kiêu kỳ, mới bước xuống thuyền đã lên giọng hách dịch bảo:

                      "Bác chở chúng tôi sang bên kia bờ, phải cẩn thận không thì mất đầu, nghe chưa"?

                      Bất Nhẫn từ tốn trả lời để yên lòng khách, thiếu phụ lại dục giã chèo mau. Chiếc thuyền khó khăn lắm mới vược qua ba phần sông, sắp đến bờ thì thiếu phụ bỗng kêu lên, buộc phải quày trở lại vì đã bỏ quên gói cơm của đứa con. Bất Nhẫn nghe theo quày thuyền trở lại cho hai mẹ con lên bến. Đợi một lúc lâu, thiếu phụ cùng con trở lại xuống thuyền. Cũng như chuyến trước, thuyền vừa gần qua tới nơi, người đàn bà lại ra lệnh bảo quay trở lại vì đã bỏ quên gói hành lý. Lần này Bất Nhẫn không còn dằn được nữa, tức giận bảo:

                      "Cô ả này dễ thường quên đến cả vú nếu hai vú không dính chặt vào người".

                      Anh vừa nói xong thì người đàn bà hiện nguyên hình Phật Bà Quan Âm bảo với Bất Nhẫn:

                      "Thế mà anh cũng nguyện đòi sửa đổi tính nết, cũng đòi tủ Tu hành gì anh, tu hú!"

                      Dứt lời Phật Bà bay lên trời.

                      Bất Nhẫn buồn rầu thất vọng trở về, đau khổ nhuốm bệnh mà chết, hóa kiếp thành một con chim. Lời nói sau cùng của Phật Bà con văng vẳng mãi trong trí óc Bất Nhẫn, cho đến khi hóa ra chim rồi, cũng vẫn còn nhắc nhở hai tiếng tu hú.

                      Lúc Bất Nhẫn gặp Phật Quan Âm là vào mùa vải chín, cho nên mỗi năm cứ đến mùa này người ta thấy giống chim tu hú xuất hiện, não nùng kêu: Tu hú
                      _________________
                      #26
                        Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 26 trên tổng số 26 bài trong đề mục
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9