LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 2
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 18 bài trong đề mục
Chuột lắc 04.02.2006 14:47:12 (permalink)
HOÀ BÌNH

Lễ hội đền Vua Bà

Thời gian: 8/1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Đối tượng suy tôn: Âu Cơ - đã có công dạy dân ca hát, săn bắt.

Đặc điểm: Cúng thịt chim, thịt thú rừng, múa chèo, múa mặt nạ.
#1
    Chuột lắc 04.02.2006 14:51:09 (permalink)
    LÀO CAI

    1. Hội Lồng tồng

    Thời gian: đầu xuân, thuờng từ 5 đến 15 tháng giêng (âm lịch).
    Địa điểm: tại bản và ngoài cánh đồng, gần suối.
    Đối tượng suy tôn: Thần bản, Thần núi, Thần suối.
    Đặc điểm: lễ thức mang ý nghĩa tâm linh và trò vui thể hiện tín ngưỡng phồn thực.
    Đối tượng tham gia: cộng đồng người Tày và các dân tộc khác.
    Nội dung chính: tế lễ cầu mọi điều tốt lành; tung còn, đánh én, múa xoè, ca hát, xuống đồng.

    Vào đêm hôm trước hội, lúc gà gáy canh một, đại diện các dòng họ cùng thầy mo làm lễ rước nước từ đầu nguồn về bản để sáng ngày mở hội nước này được rước ra nơi hành lễ.

    Giàn cúng: được làm bằng tre, nứa hình chữ U, đáy chữ U hướng đông; giàn cúng cao khoảng 1m so với mặt đất, rộng khoảng 40cm.


    Lễ vật chung của bản đặt ở trên giàn cúng phía đáy chữ U, gồm bát nước, một đĩa xôi đỏ, một đĩa xôi vàng (xôi đỏ biểu trưng của mặt trời, xôi vàng biểu trưng của mặt trăng), con gà luộc, xâu cá nướng, bát tiết luộc, một con dao nhọn, một bó vải mới dệt; hai con cá bằng giấy màu vàng, hai con chim cú bằng giấy màu đỏ, hai chùm hoa bằng bỏng gạo cắm trên bẹ chuối, hai chùm quả của cây dong riềng (cây bồ đao, quả tượng trưng cho hạt gạo). Tiếp theo hai bên lễ vật cúng của thầy mo được đặt lễ vật của dân bản. Cuối dàn cúng đặt lễ của thành viên mới về bản trong năm. Lễ vật chủ yếu là các món ăn (không có bát nước, con dao và đĩa tiết).

    Một hồi chiêng vang lên, lễ cúng mở hội bắt đầu. Thầy mo cung kính làm lễ. Nội dung bài cúng cầu mong lúa tốt như cỏ lau cỏ lác, hạt to như quả dong riềng, không bị sâu cắn phá; cá nằm chật suối, chật ao; trâu lợn đầy đàn; gà vịt đầy sân; người người khoẻ mạnh, nhà nhà đông con, bản có nhiều trẻ nhỏ, không có người ốm đau... Cúng xong, thầy mo tay cầm bát nước tay kia cầm dao lia bốn lần trên bát nước, cắt ngang dọc theo bốn phương tám hướng. Thầy mo ngậm nước phun theo các phương, tay cầm bạc trắng vảy bốn hướng.

    Làm lễ xong ở giàn cúng chính, thầy mo đến cúng ở chân cột còn. Cúng xong thầy mo tung cao hai quả còn cho các chàng trai tranh cướp. Ai cướp được quả còn đầu tiên thì người đó được ném còn lên vòng. Người nào ném rách phông giấy thì được thưởng ba vuông vải đỏ, quả còn đó được thầy mo rạch ra lấy các loại hạt bên trong trộn với thúng thóc rang để sẵn trước đó tung lên trên đám đông người dự hội. Mọi người ai cũng muốn hứng lấy phần nhiều.

    Sau trò ném còn là trò kéo co, đánh én, múa kiếm, múa xoè. Cuộc vui tiếp diễn đến chiều.

    Lễ hội Lồng Tồng là sinh hoạt văn hoá điển hình nhất, đặc sắc nhất của cộng đồng người Tày ở các địa phương vùng Tây Bắc, Việt Bắc Việt Nam.

    2. Hội xuân đền Thượng

    Thời gian: 14 - 15/1 âm lịch.
    Địa điểm: Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
    Đối tương suy tôn: Trần Hưng Đạo.
    Đặc điểm: Rước kiệu, thi kéo co, vật, ném còn, đẩy gậy, bắn nỏ.


    Đền Thượng nằm trên đồi Hỏa Hiệu thành phố Lào Cai thờ Trần Hưng Đạo - vị tướng lừng danh đời nhà Trần đã chỉ huy quân Đại Việt phòng thủ ở Lào Cai năm 1257. Hội xuân được tổ chức tại trung tâm văn hóa phường Lào Cai, đền Thượng và đền Mẫu. Nghi lễ gồm có khai hội, rước thánh mẫu cùng Thiên hậu Nương, tế vào ngày 14, lễ tạ vào ngày 15 cầu người yên vật thịnh. Phần hội có trình diễn văn nghệ dân gian và các trò chơi dân tộc miền núi như ném còn, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, vật dân tộc, chọi gà, đu quay... Hội xuân bày bán các đồ lưu niệm thổ cẩm, sản phẩm địa phương do các cô gái dân tộc Mông, Dao, Thái... xe lanh, dệt thổ cẩm, thêu thùa.

    3. Lễ cúng rừng của người Nùng

    Thời gian: 29/1 âm lịch.

    Địa điểm: Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

    Đối tượng suy tôn: Thần làng, thần cây.

    Đặc điểm: Cúng 2 cây cổ thụ "cây bố và cây mẹ", cúng những người hy sinh vì nước và vì bản làng. Các trò chơi thi leng hao, hát lán cô, đu, chơi cờ gỗ.



    4. Lễ hội xuống đồng của người Giáy (lễ hội Roóng Poọc)

    Thời gian: Ngày Thìn tháng giêng âm lịch.

    Địa điểm: Xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

    Đối tượng suy tôn: Trời, Đất, Thần Lúa.

    Đặc điểm: Hội cầu mùa.


    Hàng năm vào ngày thìn đầu tiên sau rằm tháng giêng, người Giáy ở Sa Pa tổ chức lễ hội đặc sắc của mình. Lễ cúng tổ chức vào giờ ngọ. Thầy cúng mặc bộ đồ màu xanh dâng lễ vật cho Trời, Đất, Thần Lúa cầu mong thần linh chăm sóc, bảo vệ mùa màng, vụ mùa bội thu. Sau lễ cúng dân bản cùng tham gia các trò chơi truyền thống: bắn cung, bắn nỏ, đua ngựa, ném còn, kéo dây, đẩy gậy.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.02.2006 14:52:19 bởi Chuộtlắc >
    #2
      Chuột lắc 04.02.2006 14:56:27 (permalink)
      PHÚ THỌ

      1. Hội Vũ Lao

      Thời gian: 10/1 âm lịch.

      Địa điểm: Xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

      Đối tượng suy tôn: Thần Nông, Thần Núi, Thần Nước và Phật.

      Đặc điểm: Cúng bánh giầy, bánh nẳng tưởng niệm nơi vua Hùng ở và kén rể cho các Mỵ Nương. Các loại bánh do Mỵ Nương làm dâng vua cha, bánh giầy to, tròn (tượng trưng bầu trời), bánh uốt hình tháp (tượng trưng sức lao động), bánh nẳng màu vàng (tượng trưng châu ngọc).



      #3
        Chuột lắc 04.02.2006 14:59:24 (permalink)
        VĨNH PHÚC

        1. Hội đền Hạ Lôi

        Thời gian: 6/1 âm lịch.

        Địa điểm tổ chức: Làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.

        Đối tượng suy tôn: Hai Bà Trưng.

        Đặc điểm: Lễ rước kiệu và giao kiệu, cúng bánh giầy.


        Hàng năm đền Hạ Lôi mở hội vào ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa tại xã Mê Linh ngày nay, nơi Trưng Trắc lên ngôi Vương. Lễ hội tổ chức rước kiệu bà Trưng Trắc, kiệu bà Trưng Nhị, kiệu thành hoàng làng, kiệu ông Cốt Tung, hai con voi trắng, một ngựa hồng, một ngựa bạch.Kiệu bà do 32 cô gái mặc áo dài tứ thân, váy đen, đầu chít khăn màu khiêng. Trong đám rước có múa và hát khúc ca cổ tương truyền có từ đời hai Bà trên đường hành quân để cổ vũ binh sĩ. Hội có lệ cúng bánh giầy, đấu vật, cờ người, đánh đu... và nhiều trò chơi dân gian khác. Tục giao kiệu thể hiện tư tưởng "Nội gia huynh đệ, ngoại quốc quân thần".

        2. Hội Rưng

        Thời gian: 6/1 - 10/2 âm lịch.

        Địa điểm: Làng Văn Trưng, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

        Đặc điểm: Chợ xuân mua bán cầu may, đua thuyền, đấu gậy, nấu cơm thi, bắt chạch trong chum (đôi trai gái thanh tân bá vai nhau, mỗi người một tay thò vào chum có nước bắt cho được con chạch trong đó).


        #4
          Chuột lắc 04.02.2006 15:16:17 (permalink)
          BẮC NINH

          1. Chợ Âm Dương

          Thời gian: Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5/1 âm lịch.

          Địa điểm: Làng ó, xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

          Đối tượng suy tôn: Tưởng nhớ những người chết ở chiến trường.

          Đặc điểm: Theo tín ngưỡng dân gian của vùng Bắc Ninh chợ họp buổi đêm để tạo cơ hội cho người sống và linh hồn người chết gặp nhau.


          2. Hội Du xuân

          Thời gian: 8/1 âm lịch.

          Địa điểm: Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

          Đặc điểm: Bốn làng từng chung sức đuổi cướp giữ làng, giúp nhau sản xuất. Trước hội bốn làng đã giúp nhau cấy lúa. Ngày 8/1, bốn làng cùng mở hội tế thần và cùng dự tiệc. Lễ hội có trò kéo co, đấu vật, đánh cờ, hát chèo.

          3. Lễ đền Bà Chúa Kho

          Thời gian: 15 - 16/1 âm lịch.
          Địa điểm: Làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
          Đối tượng suy tôn: Bà Chúa Kho, Tứ phủ công đồng.
          Đặc điểm: Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc".


          Tương truyền Bà Chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi Bà qua đời, nhân dân đã lập đền thờ để ghi lại công ơn của Bà. Quanh năm khách thập phương từ mọi miền đất nước về đây lễ bái rất đông, đặc biệt vào ngày hội đền để cầu tài, cầu lộc và vay tiền Bà cho cả năm làm ăn.

          4. Hội Lim

          Thời gian: Ngày 13/1 âm lịch
          Địa điểm: Đồi Lim, thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18km.
          Đối tượng suy tôn: Vua Bà và ông Hiếu Trung Hầu, tương truyền là hai vị tổ của các làn điệu dân ca Quan họ
          Đặc điểm: Hát Quan họ trên đồi, trên thuyền, tại nhà.


          Hội Lim là lễ hội văn hoá nghệ thuật đặc sắc của những làng quê quan họ, h́nh thành từ xa xưa. Ngày hội đă thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi từ khắp nơi về trẩy hội vui xuân, trong đó phần đông là trai thanh gái lịch. Đến hẹn lại lên, họ đến với nhau để ca hát, với người lớn tuổi thích đến hội là dịp tìm về tuổi xuân, với nam thanh nữ tú th́ì đến hội là dịp t́ìm bạn, t́ìm duyên. Sự kiện văn hoá độc đáo này trở thành tài sản vô giá trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.

          Cũng như các lễ hội truyền thống khác, hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công đức các vị thần như lễ rước, lễ tế hay các tṛ hội dân gian mua vui, thi tài. Sáng sớm ngày 13 là lễ rước kinh từ chùa Trũng tới chùa Hồng Ân, sau những nghi thức tế lễ, đoàn rước đón nước thiêng từ chùa Hồng Ân trở về chùa Trũng. Kết thúc lễ rước, vào lễ khai hội.

          Nhưng đến Hội Lim khách trảy hội đều muốn xem, nghe và được hát quan họ với các liền anh liền chị, đó cũng là đặc trưng cơ bản nhất của lễ hội này.

          Quan họ là loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa (nay là tỉnh Bắc Ninh). Dân ca quan họ nổi tiếng không chỉ ở lời ca trữ t́nh, nồng nàn yêu cuộc sống và t́nh yêu đôi lứa, hay với 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc mà c̣n do những đặc điểm khác hiếm thấy ở dân ca các vùng khác. Từ lời ăn tiếng nói đến lối ứng xử hàng ngày hay trong ngày hội, "người Quan họ" đều từ tốn, khiêm nhường. Tục kết “chạ” giữa các làng Quan họ hay kết bạn giữa các "bọn" Quan họ đă h́nh thành nếp sống đạo đức cao quư. Người Quan họ đều là "liền anh", "liền chị" và bao giờ cũng tự xưng là "liền em". Với người Quan họ, ngày xưa khách đến phải là:

          Mấy khi khách đến chơi nhà,
          Lấy than, quạt nước tiễn trà người xơi.
          Trà này ngon lắm người ơi,
          Người xơi một chén cho tôi bằng lòng.


          Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, v́ lời ca bao giờ cũng như níu chân khách lại:
          Người ơi, người ở đừng về...

          Hội hát Quan họ thường gắn với hội chùa. Cho nên chùa là nơi tụ hội và đón nhận khách Quan họ. Có tới 49 làng hát quan họ, phân bố trong bốn huyện, thị phía nam tỉnh Bắc Ninh. Nhưng nói tới Quan họ, người ta nghĩ ngay đến hội Lim. Lim là tên nôm của xă Lũng Giang xưa. Hội mở trên đồi, nơi có chùa Lim (chùa Hồng Ân). Hội Lim đông vui và nổi tiếng nhất trong các hội Quan họ. Hội mở vào ngày 13 tháng giêng, đúng phiên đầu năm của chợ Lim.

          Đến hội Lim, khách du xuân được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia (hát trong nhà); lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi nam, đôi nữ), hoặc "bọn" nam, nữ. Khách hành hương, trẩy hội Lim c̣n được xem nhiều hoạt động văn hoá truyền thống khác của địa phương, hay tham dự các tṛ chơi đu bay, chọi gà, chọi chim, đấu vật, tổ tôm điếm... vốn là những tṛ chơi của hội làng cổ truyền mà hội Lim vẫn giữ lại như một di sản.

          <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2006 14:11:32 bởi Chuộtlắc >
          #5
            Chuột lắc 10.02.2006 15:19:34 (permalink)
            LẠNG SƠN

            1. Hội chùa Bắc Nga (chùa Tiên Nga)

            Thời gian: 15/1 âm lịch.

            Địa điểm: Xă Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

            Đối tượng suy tôn: Các cô tiên có công giúp dân cấy hái.

            Đặc điểm: Lễ Phật cầu tài cầu lộc, hội du xuân: nam nữ lên đồi cao hát giao duyên các điệu sli, lượn.

            2. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

            Thời gian: 22 - 27/1 âm lịch.

            Địa điểm: Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

            Đối tượng suy tôn: Thân Công Tài, quan đầu phủ có công khai phá mở chợ Kỳ Lừa giao thương buôn bán với người Hoa .

            Đặc điểm: Lễ rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ, hát sli (dân tộc Nùng), hát lượn (dân tộc Tày).

            Hội lớn nhất Lạng Sơn. Lễ rước kiệu ông Tuần Tranh (đền Kỳ Cùng) lên tạ nghĩa với ông Thân Công Tài (đền Tả Phủ) với cả đoàn người trang phục lộng lẫy cùng đủ loại cờ quạt, vơng lọng. Lễ hội có nhiều tṛ vui dân gian như thi đấu cờ người, múa sư tử, thi hát sli, hát lượn (dân tộc Nùng, Tày, hát chúc thọ cha mẹ, tạ ơn trời đất. Lễ hội thu hút nhiều khách thập phương về dự.

            #6
              Chuột lắc 10.02.2006 15:54:01 (permalink)
              THÁI NGUYÊN

              Hội đền Đuổm

              Thời gian: 6/1 âm lịch.

              Địa điểm: Xă Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

              Đối tượng suy tôn: Dương Tự Minh, đời Lư, người có công đánh giặc Tống.

              Đặc điểm: Dâng hương, cúng cỗ to, hát thờ thần, hát giao duyên nam nữ.
              #7
                Chuột lắc 10.02.2006 16:13:18 (permalink)
                HẢI PHÒNG


                1. Hội đền Hạ Lũng

                Thời gian: 16 - 18/1 âm lịch.
                Địa điểm: Phường Đằng Hải, quận Hải An, TP. Hải Pḥòng.
                Đối tượng suy tôn: Ngô Quyền, người mở đầu thời đại tự chủ cho nước ta, đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938.
                Đặc điểm: Tế lễ, dâng hương, tham quan di tích lịch sử băi cọc Bạch Đằng.

                2. Hội đ́nh Đồng Lư

                Thời gian: 8 - 12/1 âm lịch.

                Địa điểm: Xă Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Pḥng.

                Đối tượng suy tôn: Sử Quyên (tướng thời Hai Bà Trưng).

                Đặc điểm: Rước bài vị, tế lễ, cờ tướng, chọi gà.

                3. Hội chèo bơi

                Thời gian: 4 - 6/1 âm lịch.

                Địa điểm: Các huyện Kiến Thụy, An Hải, Thủy Nguyên, Tiên Lăng, TP. Hải Pḥòng.

                Đặc điểm: Đua thuyền rồng.

                4. Hội vật cầu

                Thời gian: 6/1 âm lịch (3 năm tổ chức một lần).

                Địa điểm: Làng Kim Sơn, xă Tân Trào, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Pḥng.

                Đối tượng suy tôn: Tướng quân Phạm Ngũ Lăo (đời Trần).

                Đặc điểm: Thi tranh tài môn vật cầu của thanh niên trong vùng. Quả cầu được làm từ củ chuối, đường kính 30 - 40cm, nặng gần 20kg.

                <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.02.2006 10:15:14 bởi Chuộtlắc >
                #8
                  Chuột lắc 15.02.2006 10:22:56 (permalink)
                  HẢI DƯƠNG

                  1. Hội Côn Sơn

                  Thời gian: Hội thu: 16 - 20/8 âm lịch; Hội xuân: 18 - 22/1 âm lịch.
                  Địa điểm: Xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
                  Đối tượng suy tôn: Nguyễn Trãi - nhà quân sự, chính trị thiên tài và là nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam thế kỷ 15, sư Huyền Quang, (một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm).
                  Đặc điểm: Dâng hương, tưởng niệm, bàn cờ tiên, đấu vật, chơi cờ.


                  Côn Sơn là một khu di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Hải Dương, một trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm và cũng là nơi Nguyễn Trãi đã về ở ẩn vào thế kỷ 15. Ở đó có chùa Côn Sơn, giếng Ngọc, bàn cờ tiên và đá Thạch Bàn. Chùa được xây từ đời Trần ở chân núi Côn Sơn, nơi tu luyện của trạng nguyên Lý Đạo Tái, pháp danh Huyền Quang, khi ông cáo quan về ở ẩn. Chùa có tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Trúc Lâm Tam tổ (Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Pháp Loa), tượng Trần Nguyên Đán và phu nhân. Hàng năm hội Côn Sơn mở 2 lần: hội xuân và hội thu luôn thu hút đông đảo dân địa phương và khách thập phương về dự hội tưởng niệm, tham quan di tích.

                  2. Hội Vạn Niên

                  Thời gian: 12 - 18/1 âm lịch.

                  Địa điểm: Thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

                  Đối tượng suy tôn: Trạng nguyên Quý Minh, có công với nhà Lê, "Đổng bộ Thượng thư. Dực bảo trung hưng thượng đẳng thần".

                  Đặc điểm: Hội kỷ niệm chiến công, diễn hội trận "Xông hệ".


                  3. Lễ hội đền Cao

                  Thời gian: 22 - 24/1 âm lịch.

                  Địa điểm: Xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

                  Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng và 5 anh em họ Vương giúp Lê Đại Hành phá giặc Tống: Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng, Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu.

                  Đặc điểm: Rước 6 kiệu với đội cồng và kỳ lân đi đầu.
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.02.2006 10:24:52 bởi Chuộtlắc >
                  #9
                    Chuột lắc 15.02.2006 10:47:45 (permalink)
                    HÀ TÂY


                    1. Lễ hội chùa Hương

                    Thời gian: 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
                    Địa điểm: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây.
                    Đối tượng suy tôn: Phật Bà Quan Âm
                    Đặc điểm: Múa rồng, bơi trải.



                    Lễ hội chùa Hương kéo dài từ 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Du khách có thể đi bằng đường bộ theo hành trình Hà Nội - Hà Ðông - Vân Ðình - Hương Sơn hoặc từ thị xã Phủ Lý ngược dòng sông Ðáy lên Bến Ðục - Yến Vĩ - Hương Sơn.

                    Theo tâm thức của người Việt Nam Hương sơn được coi là cõi Phật. Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Âm. Ngày 6 tháng giêng là ngày khai hội, có tổ chức múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yến.

                    Hội trải rộng trên 3 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân. Hội chùa đông nhất từ 15 đến 20 tháng 2 (chính hội). Ðường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập từng đoàn người lên lên, xuống xuống.

                    Trảy hội chùa Hương không chỉ đi lễ Phật mà còn là có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp của biết bao hình sông thế núi, có cơ hội nhận biết bao công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn đã trở thành si sản văn hoá của dân tộc.


                    2. Hội chợ làng Chuông

                    Thời gian: 10/1 âm lịch.

                    Địa điểm: Xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

                    Đối tượng suy tôn: Thánh sư dạy dân làng khâu nón

                    Đặc điểm: Bán và trưng bày nón, thi đánh cờ người, thổi cơm thi.


                    Làng Chuông, tên nôm của xã Phương Trung, nổi tiếng về nghề làm nón từ xa xưa và nức tiếng về hội chợ lớn nhất tỉnh Hà Đông cũ. Hội chợ là nơi trao đổi hàng hóa, và cũng là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa trong vùng. Hội có thi thổi cơm, thi đánh cờ người. Bên cạnh là cảnh mua bán nón lấy may nhộn nhịp.

                    3. Hội làng Động Phí

                    Thời gian: 4/1 âm lịch (3 năm tổ chức một lần).

                    Địa điểm: Xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.

                    Đối tượng suy tôn: Bạch Tượng, Bạch Địa, Đô Đài.

                    Đặc điểm: Kiệu bay, kiệu quay, múa sư tử, múa sênh tiền, múa trống.


                    4. Lễ hội đền Và

                    Đối tượng tôn vinh: Thần Tản Viên (Sơn Tinh, một trong tứ bất tử trong điện thần Việt Nam)

                    Thời gian: Hội xuân 15 tháng Giêng. Hội thu rằm tháng 9 (âm lịch).

                    Địa điểm: Đền Và, thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.

                    Đặc điểm: Lễ rước qua sông sang đền Dội, tục đánh cá thờ.


                    Hội rằm tháng giêng

                    Hàng năm lễ hội đền Và mở vào ngày rằm tháng giêng. Cứ 3 năm thì tổ chức lễ hội lớn một lần vào các năm Tý - Mão - Ngọ - Dậu. Năm lễ hội lớn ở đền Và có lệ tục rư­ớc nư­ớc do dân làng Di Bình thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đảm nhiệm.
                    Cũng vào năm tổ chức lễ hội lớn, các làng có liên quan tín ngư­ỡng ở đền cùng nhau tổ chức một cuộc rư­ớc lớn. Tất cả có 8 làng tham gia, gồm: Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trai, Đạm Trai thuộc xã Trung Hưng; làng Phù Sa, Phú Nhi (Bần Nhi) thuộc xã Viên Sơn và làng Di Bình (tỉnh Vĩnh Phúc).
                    Lễ hội diễn ra trong một không gian rộng, đư­ợc tổ chức chặt chẽ. Lễ hội bắt đầu mở từ ngày 13 tháng giêng. Dân thôn Vân Gia lên đền dọn dẹp, trang trí cờ hội. Buổi chiều dân các thôn rư­ớc cỗ kiệu của làng mình về đặt ở sân tr­ước nhà tiền tế tại đền Và.
                    Ngày 14 tháng giêng, đám rư­ớc lớn đ­ược tuân thủ theo luật tục.
                    Các cỗ kiệu xuống thuyền qua sông. Cư dân vạn chài ở trên sông tấp nập kéo tới, ghép thuyền lại thành một cầu phao lớn cùng đưa đoàn rước sang sông và họ nhập vào đoàn rước trở thành những ngư­ời đi hội. Quan niệm của dân vào ngày này vạn chài nào trên sông làm nhiều điều phúc thì Thánh Tản sẽ cho nhiều lộc lớn trong năm.
                    Sang ngày 15 tháng giêng, ngày chính hội là những cuộc vui chơi, tiếp đón khách thập ph­ương đến đền Và dâng h­ương, hoa trái và viếng Đức Thánh Tản. Ngày 15 ở sân tr­ước nhà tiền tế có đấu vật. Các đô vật xứ Đoài đến vật chầu bóng Thánh, sau đó diễn trò vui vật giật giải, một thú vui đua sức, đua tài vốn rất đ­ược dân xứ Đoài hâm mộ.

                    Lễ hội thu (rằm tháng 9 âm lịch)

                    Lễ hội mở vào ngày 14 tháng 9 (âm lịch), dân làng các thôn Vân Gia, Nghĩa Phủ, Thanh Trì, Mai Trai, Đạm Trai ùa ra đoạn sông Tích từ Thượng Cầu Vang (giáp xã Đ­ường Lâm) đến Hạ Mả Mang (giáp thôn Ái Mỗ) cùng đánh bắt cá tập thể trên đoạn sông này. Mọi ng­ười mang những công cụ đánh bắt cá nh­ư nơm, vó, xúc... Ai bắt đ­ược loại cá trắng, to thì nộp cho làng, cá nhỏ mang về nhà. Cuộc đánh bắt cá đến khi nào chọn ra đ­ủ 99 con thì mang số cá đó về làm tiệc cá, thờ Đức Thánh Tản ở đền Và. Lễ hội này dân gian gọi là lễ hội “đả ngư­”.
                    Trò đánh bắt cá tập thể của 5 làng trên đoạn sông Tích có ý nghĩa lấy vui, lấy may. Ai được con cá to tâm niệm năm ấy Đức Thánh Tản phù trợ cho làm ăn gặp nhiều may mắn.
                    Trong số 99 con cá ấy, được rửa sạch chế biến thành nhiều món dâng lên đức Thánh Tản. Tất cả dân chúng thành kính trư­ớc uy linh của Ngài. Cuối buổi, mọi ngư­ời ngồi thụ lộc các món đặc sản từ cá trong không khí sảng khoái.
                    Có một chi tiết của lệ tục xư­a ở đền Và qui định cơm ăn, cỗ cúng ở đây không đư­ợc dùng muối, mà phải ăn nhạt. Khi ăn cơm xong, quan viên uống n­ước ăn trầu (lá trầu, cau, vỏ) nh­ưng không đ­ược dùng vôi. Vì thế, dân gian có câu: "Hội đền Và trầu không vôi, xôi không muối". Ngoài món cá, theo tư liệu cổ còn l­ưu giữ tại đền, quy định cúng Thánh Tản thêm 2 mỏ vịt, 4 mỏ gà và 15 đấu gạo xôi (khoảng 20 kg).
                    Những năm không có lễ hội lớn dân chúng và khách hành hương các nơi vẫn nườm nượp kéo về viếng Đức Thánh Tản rất đông. Đức Thánh Tản trở thành một vị phúc thần thiêng liêng, luôn phù trợ để trừ tai họa, mang điều tốt lành đến cho muôn dân.
                    Lễ hội đền Và còn trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bốn phương, hướng về một vùng đất cổ. Ngày này khách nô nức đến hội, trai thanh gái tú dập dìu, bầy trẻ nhỏ cắm trại để vui xuân d­ưới tán lá rừng lim già. Đây cũng là dịp khám phá những tòa đài kiến trúc kết tinh tài hoa trí tuệ của cha ông; cùng hòa vào không khí ngày hội tư­ng bừng náo nhiệt hư­ớng tới cõi đẹp tâm linh.
                    Đến với đền Và ai cũng cảm thấy như­ được trở về với cội nguồn tiên tổ, cội nguồn của văn hóa dân tộc mang đậm bản sắc xứ Đoài; tiếp cận với những tập tục cổ, trong mối quan hệ cộng đồng thấu tình đẹp nghĩa, khơi dậy lòng tự hào, thêm yêu mến quê h­ương xứ sở và trân trọng giá trị văn hóa của ngư­ời xư­a để sống tốt đẹp hơn.

                    #10
                      Chuột lắc 15.02.2006 10:51:51 (permalink)
                      THÁI BÌNH

                      1. Hội đền Đìa
                      Thời gian: 6/1 âm lịch.
                      Địa điểm: Xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
                      Đối tượng suy tôn: Thổ thần.
                      Đặc điểm: Tục rước nước, bắt cá.

                      2.Hội chợ làng An Điện (An Quỹ)
                      Thời gian: 10 - 12/1 âm lịch.
                      Địa điểm: Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
                      Đặc điểm: Chợ xuân bán hàng hóa và vui chơi. Vùng đất chèo, nhiều nghệ nhân giỏi, đẹp, hát chèo các ngày 11 và 12/1.

                      3. Hội Dương Xá
                      Thời gian: 5 - 6/1 âm lịch.
                      Địa điểm: Xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
                      Đối tượng suy tôn: Trần Nhật Hiệu tướng quân.
                      Đặc điểm: Hát chầu văn, thi lễ vật "cỗ cá".

                      4. Hội Láng
                      Thời gian: 6 - 12/1 âm lịch.
                      Địa điểm: Xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
                      Đối tượng suy tôn: Đỗ Dô (danh nhân văn hóa thời Lý).
                      Đặc điểm: Hội tổ chức 2 năm/lần. Có tục rước kiệu từ đền về đình, trên đường có rắc hoa (chặn đường ma, quỷ không cho vào làng), thi đấu vật, thi cỗ chay, cỗ mặn.
                      #11
                        Chuột lắc 15.02.2006 11:01:53 (permalink)
                        Thanh Hóa

                        1. Hội Cổ Bôn
                        Thời gian: 20/1 âm lịch.
                        Địa điểm: Xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
                        Đối tượng suy tôn: Thánh Cả (hiệu Đế Thích - vua cờ), Thánh Quỳnh, Thánh Phúc, Thánh Hẹ (Đặng Quận công Nguyễn Khải).
                        Đặc điểm: Lễ rước, cỗ cúng to "Bánh giầy xẻ cưa, bánh chưng trâu kéo". Trò Bôn: Trò Tiên Cuội, Trò Hoa Lan, Trò Ngô, Trò Lăng ba khúc, Trò Thủy.


                        2. Hội làng Giáp Mai
                        Thời gian: 9 - 11/1 âm lịch.
                        Địa điểm: Xã Tế Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
                        Đối tượng suy tôn: Trần Khát Chân.
                        Đặc điểm: Đua ngựa tre, hát ca công, múa Chà cạn - Chà sâu, đua ngựa ở cánh đồng (mỗi giáp kéo một ngựa).
                        #12
                          Chuột lắc 15.02.2006 11:06:12 (permalink)
                          NGHỆ AN

                          1. Hội đền Cờn

                          Thời gian: 20 - 21/1 âm lịch.
                          Địa điểm: Làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
                          Đối tượng suy tôn: Đức thánh mẫu - tứ vị thánh nương (nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân làm ăn thịnh vượng, giúp quân đội vượt biển bình an).
                          Đặc điểm: Trò chơi trận thủy chiến giả.


                          Đền Cờn là một trong bốn đền linh thiêng nhất Nghệ An (xây năm 1235 - đời nhà Trần), nằm sát cửa biển Lạch Cờn, giữa một vùng non nước hữu tình. Lễ hội đền Cờn mở đầu bằng những đoàn thuyền du xuân trang trí cờ hoa, trống chiêng âm vang. Trò diễn trận thủy chiến giả gắn với truyền thuyết dựng đền, có quân xanh, quân đỏ giao chiến trên một giải núi non hiểm trở từ làng ói về đền Cờn. Trận giả ba năm tổ chức một lần. Trong đó có tục chạy ói là nét riêng của hội đền Cờn. Nhiều trò chơi dân gian: đu tiên, đấu vật, đánh cờ người, đua thuyền rồng, hát tuồng, chèo, chầu văn.... Kết thúc hội là lễ cầu yên, cầu tài, cầu lộc, lễ tạ ơn, bốc xăm, xem quẻ...

                          2. Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi

                          Thời gian: 15/1 âm lịch.
                          Địa điểm: Làng Vạn Lộc, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
                          Đối tượng suy tôn: Nguyễn Sư Hồi (thái uý quận công - người có công lớn trong việc khai phá vùng đất phía Đông của huyện Nghi Lộc).
                          Đặc điểm: Lễ rước kiệu thần, đua thuyền.


                          Đền được xây trên tả ngạn sông Cấm, cách Cửa Lò khoảng 500m, gồm có 3 tòa: thượng điện, trung điện, hạ điện nằm giữa một vườn cây xanh tốt, có nhiều chim, cò, vạc, sáo, quạ... đến làm tổ. Hàng năm dân trong vùng mở hội tưởng nhớ vào ngày ông mất. Có diễn cảnh thủy binh chiến đấu trên biển do Nguyễn Sư Hồi chỉ huy, đua thuyền giật giải, rước kiệu thần từ đền thờ Nguyễn Sư Hồi đi một vòng quanh làng thu hút nhân dân cả vùng Cửa Lò đến dự hội.





                          #13
                            Chuột lắc 15.02.2006 11:12:33 (permalink)
                            HÀ NỘI

                            1. Lễ hội gò Đống Đa

                            Thời gian: 5/1 âm lịch
                            Địa điểm: Quận Ðống Ða, Hà Nội
                            Đối tượng suy tôn: Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ)


                            Cách đây hơn 2 thế kỷ (1789), Ðống Ða là nơi hơn 29 vạn quân Thanh bị tiêu diệt. Gò Ðống Ða trở thành di tích lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

                            Sáng sớm ngày 5, đám rước thần mừng chiến thắng từ đình Khương Thượng về Gò Ðống Ða trong rừng cờ, tàn, tán, lọng, kiệu,... rực rỡ màu sắc cùng chiêng, trống, thanh la....diễu hành chậm rãi mang tính hoành tráng của cuộc mừng đón chiến công.

                            Ðặc biệt nhất là rước "Rồng lửa" được bện bằng nùi rơm, mo nang và giấy bồi trang trí thành hình con rồng, một tốp thanh niên bận võ phục đi quanh, biểu diễn côn, quyền như tái hiện lại cuộc chiến đấu đã qua. "Rồng lửa Thăng Long" trở thành biểu tượng chiến thắng của dân tộc Việt Nam.

                            Khi đám rước về đến gò Ðống Ða, có lễ dâng hương, lễ đọc văn kể lại sự tích chiến công năm Kỷ Dậu, ca ngợi thiên tài quân sự của anh hùng dân tộc Quang Trung.

                            Hội còn có nhiều trò chơi vui khoẻ, đua tài, đua trí trên bãi rộng trước gò.


                            Hội Đại Mỗ Thời gian: 6 - 8/1 âm lịch
                            Địa điểm: Xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.
                            Đối tượng suy tôn: ả Lã Nàng Đê (tướng của Hai Bà Trưng), Thủy Hải long vương, Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý An, Nguyễn Quý Kính.
                            Đặc điểm: Thi thổi xôi, cờ người, hát ả đào.

                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội đền Thanh Nhàn
                            Thời gian: 6/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Phù Đổng Thiên Vương.

                            Đặc điểm: Đền có tượng đôi ngựa hồng và ngựa bạch bằng đồng. Tổ chức đám rước lớn của chín làng.

                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội đền Xuân Lai Thời gian: 4/1 âm lịch.
                            Địa điểm: Thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
                            Đối tượng suy tôn: Thánh Dóng.
                            Đặc điểm: Trò đấu vật, lấy nước, kéo lửa thổi cơm thi, cướp cờ và trò “kéo mỏ”.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội đình Kim Mã Hạ
                            Thời gian: 10/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Số 6 phố Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Bố Cái đại vương Phùng Hưng, Hoàng Phúc Trung và đại vương Linh Lang.

                            Đặc điểm: Leo cầu, thi thuyền nan tại hồ đầu làng
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội đình Thượng Lão
                            Thời gian: 7/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: An Dương Vương, Cao Sơn.

                            Đặc điểm: Ca trù, đấu vật, cờ người, thả diều.

                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội bên núi Sưa
                            Thời gian: 19/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Núi Sưa (Bách Thảo), phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Huyền Thiên Hắc Công.

                            Đặc điểm: Xuất phát từ tục kết chạ xưa của ba thôn: Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Xuân Biểu gặp gỡ vui chơi, ca hát, thi cây thế, thổi xôi.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội cướp cầu Viên Nội
                            Thời gian: 8/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Thôn Viên Nội, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Đại tướng quân Đống Vĩnh, Đại tướng quân Chung Bảo.

                            Đặc điểm: Đám rước và tế “thần Cầu” với các trò chơi dùng “ông Móc” móc cầu và giành cầu.

                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội Cống Yên
                            Thời gian: 13/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Đền Cống Yên, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Đại vương thánh Quảng Hồng.

                            Đặc điểm: Tế nam quan, tế nữ quan, hát ca trù, chọi chim, chọi gà.

                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội Dóng Sóc Sơn (đền Sóc Sơn) Thời gian: 6 - 8/1 âm lịch. Chính hội 7/1.
                            Địa điểm: Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.
                            Đối tượng suy tôn: Thánh Dóng.
                            Đặc điểm: Cướp hoa tre và chém tướng giặc Ân.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội làng Đại Lan
                            Thời gian: 6 - 8/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Minh Hồ, Linh Chiêu, Chà Mục (tướng thời Hùng Vương và cũng là ba anh em).

                            Đặc điểm: Rước và làm cỗ cá lăng, hội vật, đánh gậy, múa roi.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội làng Bồ Đề Thời gian: 6/1 âm lịch.
                            Địa điểm: Làng Phú Viên (Bồ Đề là tên nôm của làng Phú Viên), phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
                            Đối tượng suy tôn: Cao Sơn, nàng Càn Mỹ nương, Dung Hoa.
                            Đặc điểm: Đua thuyền.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội làng Bà Già
                            Thời gian: 9 - 11/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Đình Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Trang Mục đại vương (một vị tướng của Thánh Dóng), bà chúa nuôi tằm Quỳnh Hoa.

                            Đặc điểm: Rước nước, hát ả đào.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội làng Hạ Hương
                            Thời gian: 12 - 15/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Xã Liên Hà, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Vũ Dực Công, Vũ Minh Công (những thầy thuốc giỏi thời Hùng Vương).

                            Đặc điểm: Tế lễ, rước, đấu vật.

                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội làng Hải Bối
                            Thời gian: 4 - 6/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Xã Hải Bối, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Triệu Nguyên, Triệu Chính, Triệu Lệnh.

                            Đặc điểm: Cờ người, leo cột mỡ, tuồng, hát trống quân, hát giao duyên nam nữ: hai bên hát với nhau qua một sợi chỉ dài, nối với ống bơ được bịt bằng da ếch, gọi là “hát ống”.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội làng Nghè
                            Thời gian: 4/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Làng Nghè, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Tướng quân Trần Công Tích, Hoàng hậu Hồng Nương, Phu nhân Quế Nương.

                            Đặc điểm: Thi nấu cơm, trước đó phải thi kéo lửa bằng sợi giang kéo qua lỗ khúc tre, người giữ người kéo. Bếp thổi cơm là 3 cọc tre chôn xuống đất.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội làng Quậy
                            Thời gian: 12/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Xã Liên Hà, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Thủy Hải, Đăng Giang, Khổng Chúng, Tam Giang và Đông Hải.

                            Đặc điểm: Hát giao duyên, chọi gà, đấu cờ người, bịt mắt bắt dê, bơi ao bắt vịt.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội làng Ruộng Thời gian: 6 - 16/1 và 12/8 âm lịch.
                            Địa điểm: Thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
                            Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng là Nội Hầu (tướng thời vua An Dương Vương) và phu nhân ả Nương, 2 người con: Đống Công, Vực Công.
                            Đặc điểm: Đua thuyền nữ (thuyền gỗ hình thoi, mũi thuyền đầu rồng, đầu hạc), múa rối nước.

                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội làng Tả Thanh Oai
                            Thời gian: 14 - 16/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Làng Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Đô Hồ phu nhân và vua Lê Đại Hành.

                            Đặc điểm: Lễ rước, chơi cờ bỏi, cờ người, đập niêu, bắt vịt, hát trống quân nam nữ.

                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội làng Triều Khúc
                            Thời gian: 10 - 12/1 âm lịch.
                            Địa điểm: Thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.
                            Đối tượng suy tôn: Bố Cái đại vương Phùng Hưng, Thánh sư họ Vũ.
                            Đặc điểm: Múa rồng và múa cờ.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội làng Xuân Dục
                            Thời gian: Hội xuân: 4/1 âm lịch. Hội tưởng niệm quốc tổ: 12 - 14/10 âm lịch.

                            Địa điểm: Làng Xuân Dục, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Lạc Long Quân, Âu Cơ.

                            Đặc điểm: Trò chơi húc cầu. Quả cầu tượng trưng cho mặt trời được sơn đỏ, làm bằng gỗ lục thông nặng khoảng 60 - 70kg.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội Ngũ Xã
                            Thời gian: 17/1 âm lịch.
                            Địa điểm: Làng Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
                            Đối tượng suy tôn: Phật A di đà, Thánh tổ Nguyễn Chí Thành.
                            Đặc điểm: Triển lãm sản phẩm đúc đồng, chọi gà.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội Ninh Hiệp Thời gian: 18/1 âm lịch.
                            Địa điểm: Làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
                            Đối tượng suy tôn:Bà Lý Nhũ Thái Lão (tổ sư nghề thuốc nam).
                            Đặc điểm: Lễ dâng hương, dân đến lễ và xin thuốc.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội Thị Cấm
                            Thời gian: 8/1 âm lịch.

                            Địa điểm: Thôn Hòe Thị, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.

                            Đối tượng suy tôn: Phan Tây Nhạc.

                            Đặc điểm: Cuộc thi nấu cơm chia làm 3 công đoạn tách rời nhau: thi lấy nước, thi kéo lửa và thi nấu cơm.
                            --------------------------------------------------------------------------------

                            Hội vật Mai Động
                            Thời gian: 4/1 âm lịch.
                            Địa điểm: Phường Mai Động, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
                            Đối tượng suy tôn: Tam Trinh - tướng của Hai Bà Trưng.
                            Đặc điểm: Thi đấu vật.



                            #14
                              Chuột lắc 15.02.2006 11:15:31 (permalink)
                              THỪA THIÊN - HUẾ

                              [b]1. Lễ hội làng Sình

                              Thời gian: 10/1 âm lịch
                              Địa điểm: thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa thiên Huế.
                              Đặc điểm: Lễ hội vật võ làng Sình là một sinh hoạt truyền thống mang tính thượng võ của nhân dân địa phương.


                              Làng Sình nằm ở ngay bên bờ nam sông Hương, thuộc xã Phú Mậu huyện Phú Vang. Làng Sình nổi tiếng về hội vật mồng mười tháng giêng. Các lò vật khác nhau đến hội vật để tranh tài giật giải.

                              Hàng năm cứ ăn tết xong, bà con dân làng Sình ra nhà thờ tổ vật võ chặt lấy gỗ, xẻ cây làm giàn ngay bên trái chợ Lại An.

                              Ngày hội vật làng Sình đông vui, nhộn nhịp hơn ba ngày tết rất nhiều. Ngoài trai tráng dân làng còn có hàng ngàn thanh niên nam nữ ở các huyện và thành phố Huế kéo về.

                              Võ đài là một cái nền đất bột cao hơn một mét, mỗi bề rộng chừng bốn sải tay đặt ngay trước sân đình thờ tổ.

                              Chỉ huy trận đấu có hai người. Một người trai trẻ làm trọng tài đứng ngay trên võ đài, người thứ hai là một vị cao niên có uy tín trong làng, khăn đen áo dài theo lối cổ, cầm chầu ngồi ngay trước hiên nhà thờ tổ. Các võ sĩ trước khi nhảy lên võ đài phải đến trước mặt vị cao niên chấp lệnh tiếp nhận một đôi lời căn dặn được xem như nội quy của cuộc thi đấu.

                              Một cuộc đấu có hai buổi, buổi sáng đấu vòng loại, nếu ai thắng liên tiếp được ba người thì được vào chung kết. Người nào vô địch thì ít nhất phải thắng tám keo vật, còn người nào bị vật lấm lưng, trắng bụng là bị thua. Nếu ai bị thua đau, chơi xấu sẽ bị phản đối kịch liệt. Nhờ vậy mà cuộc thi đấu diễn ra hào hứng suốt ngày nhưng không hề xảy ra xô xát, ẩu đả gì.

                              Vật làng Sình là một truyền thống thượng võ đẹp của người dân Huế gần sáu thế kỷ qua. Nó là một di sản văn hóa do người Việt Nam đem từ miền đất tổ phía Bắc vào. Vào những ngày lễ lớn của dân tộc hay của Huế, lễ vật võ này cũng thường được tổ chức, thu hút rất đông người tham dự.

                              2. Lễ tế Phong Sơn

                              Thời gian: 7/1 âm lịch.

                              Địa điểm: Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

                              Đối tượng suy tôn: Thần đá.

                              Đặc điểm: Lễ khai nguồn: đầu năm dân buông lưới hoặc vào rừng (bằng đường nước) săn bắn.
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 18 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9