Cô Đào Hát Với Anh Học Trò Khó
n.trang 19.02.2006 01:27:58 (permalink)
Cổ Tích
Cô Đào Hát Với Anh Học Trò Khó
Tác giả: Thế Sự
Nguồn: May4Phuong


Ngày xưa, có một đứa bé thông minh tên là Nguyễn Kỳ, mẹ mất sớm, người cha lấy vợ khác. Kỳ bị dì ghẻ hành hạ ác nghiệt, phải bỏ nhà mà đi.

Kỳ lang thang đó đây, xin ăn qua ngày. Một hôm, cụ Cử làng Địch Vọng ở Hà Đông thấy Kỳ mặt mũi khôi ngô, thông minh mới hỏi có biết chữ không. Kỳ xin giấy bút rồi ngẫu hứng viết thành một bài thợ Thoáng nhìn qua nét bút rắn rỏi mà nhẹ nhàng, rồi đọc đến những bài thơ với những lời lẻ bóng bẩy ngụ ý nói đến cảnh ngộ khốn khổ của người trẻ tuổi, cụ Cử liền ngỏ ý muốn giúp cho Nguyễn Kỳ ở lại nhà và dạy cho học.

Sẵn khiếu thông minh, chỉ trong mấy năm, Nguyễn Kỳ chẳng những học hành theo kịp các bạn trước mà lại còn nổi tiếng giỏi văn thơ.
Một ngày tiết xuân, có người bạn học rủ Kỳ đi xem tế lễ ở làng. Thấy bạn trai cùng lứa khoác áo diêm dúa, còn mình thì quần thô áo vải đã sờn rách, Kỳ không khỏi buồn tủi, lẫn vào đứng ở một góc đình, khuất sau cột lớn.
Trong khi đó, đám đông người chăm chú theo dõi một cô đào khá xinh đẹp lộng lẫy đang múa hát. Mọi người như dại như ngây đua nhau thưởng tài người đẹp. Cô đào vừa hát, vừa múa, như bay như lơợn, khi lướt qua phía góc đình trông thấy Kỳ đứng buồn dựa cột, bỗng nhiên nàng sững sờ dừng lại, tắt tiếng hát, ngừng điệu múa, mắt đăm đăm nhìn thư sinh nghèo rồi vội quay đi.
Qua hôm sau, Nguyễn Kỳ đang ngồi ở nhà ngang vắng đọc sách, thì thấy cô đào hát hiện ra. Nàng chân thành bảo Kỳ: "Sao người có tài lại gặp số phận hẩm hiu như thế này"? Rồi van nài Kỳ nhận lấy những nén bạc và mấy xấp vải của nàng đưa tặng. Kỳ lễ phép từ chối song nàng khéo nằn nì, rồi bỏ đi ngay không kịp cho Kỳ thốt lời cảm tạ.
Cách ít lâu nàng trở lại, rồi thỉnh thoảng lại đến thăm Kỳ, mỗi lần đều dọn dẹp trong phòng học, vá mạng quần áo, nấu thức ăn, khuyến khích chàng học tập, y như nàng là vợ của Kỳ. Sự thân mật giữa hai người ngang tới đó. Nguyễn Kỳ kính nàng như một người bạn gái thân, và những lời lẽ, cử chỉ, bao giờ cũng ở trong khuôn phép.
Song lâu ngày chàng hiểu biết nàng hơn, trở nên thân thiết hơn mà cũng dễ dàng rung cảm trước sắc đẹp của nàng hơn lên.
Một hôm, chàng làm một cử chỉ suồng sã trong lúc không tự chủ, rồi đâm ra ân hận ngay khi thấy nàng nghiêm nghị trách móc: "Anh chớ vội tưởng lầm. Em tìm đến anh vì em nghĩ đến tương lai đời em. Thói thường những đào hát như em không nghĩ đến ngày mai, cho nên tới lúc luống tuổi rồi, chỉ gặp phải những kẻ không đâu. Vì thế em muốn trong lúc đang còn trẻ, có một nơi xứng đáng nương cậy về sau, cho đến khi đầu bạc răng long. Anh lại coi em như phường liễu ngỏ, hoa tường, làm thế nào mà em còn gần gũi với anh được nữa"?
Nguyễn Kỳ xin nàng tha lỗi và từ đó càng kính trọng đối với nàng hơn nữa.

Mấy năm về sau, gần đến kỳ thi, trước ngày lên đường, Nguyễn Kỳ ân cần bảo nàng: "Trong cuộc đời nghèo khó của anh, anh đã được may mắn gặp em. Công ơn của em đối với anh rất nặng, anh nhớ đến trọn đời. Rôi đây xa cách nhau, một ngày kia thế nào anh tìm được em"?
Nàng nói: "Sau này, nếu anh không quên, thì em sẽ tìm đến anh. Bằng như chúng ta không cần phải gặp nhau nữa, thì anh muốn biết tên họ làng mạc của em cũng vô ích. Về phần em, em không dám đòi hỏi anh hứa hẹn gì cả. Chỉ có trời biết lòng em".
Đến khi Nguyễn Kỳ thi đỗ, trở về quê, cha chàng buộc lấy một người con gái nhà môn đăng hộ đối. Nguyễn Kỳ hết sức từ chối, nghĩ đến người bạn gái ân nhân, nhất quyết thà chết hơn là phụ bạc người. Chàng đem chuyện cũ thưa lại, song cha chàng gạt đi, cho đó chỉ là một chuyện trai gái thường tình, và chàng bây giờ đã đỗ đạt danh phận ắt sẽ chóng quên một ả đào hát. Người cha viện lý lẽ để chống lại ý muốn của con, nghiêm khắc bảo không bao giờ nhận một ả đào hát làm con dâu.
Nguyễn Kỳ đau khổ âm thầm, thấy lòng vẫn yêu và kính mến cô đào như xưa, cho là mình không thể quên người, dù đôi bên chưa có một lời thề hẹn. Song lễ giáo cay nghiệt của người cha đưa ra, rồi bổn phận của người con bắt buộc, cuối cùng chàng phải vâng lệnh mà cưới vợ.
Đến năm sau, chàng ra kinh thi tiến sĩ, cô đào ngày trước tìm đến gặp, mang biếu chàng đủ thứ. Trông thấy vẻ ngượng nghịu của người bạn cũ, nàng đoán hiểu, rồi nói: "Anh không cần phải nói ra nữa, em cũng đã thấy rõ. Âu đó cũng là số phận đã định thế, mỗi người mỗi con đường... " Rồi nàng từ biệt hẳn mà đi.
Khoa thi năm ấy, Nguyễn Kỳ đỗ tiến sĩ, được bổ làm quan ở triều, rồi đi sứ qua Tàu. Đến khi trở về, luôn mười năm trời, chàng giữ chức quan to ở kinh đô và các tỉnh. Sau một cuộc dẹp loạn ở Hải Dương, Nguyễn Kỳ được vua ban tước quận công.
Danh vọng cao, tiền bạc sẵn, con cái đông, chàng không còn ước ao điều gì nữa. Tuy thế, mỗi khi nhắc đến thưở thiếu thời khốn khó của mình với bạn hữu, Nguyễn Kỳ thấy nghẹn ngào, xốn xang trong lòng. Chàng đã nhiều lần sai người thân tín đi tìm cô đào ngày xưa, nhưng khôn thấy bóng dáng đâu cả.
Một tối, trong bữa tiệc ở nhà công hầu họ Đặng, giữa đám con hát và nhạ công ngồi bên dưới, quận công Nguyễn Kỳ để ý người đàn bà gõ sanh có vẻ mặt quen thuộc. Hỏi ra mới rõ chính là người bạn gái ân nhân ngày xưa. Lại nghe kể rằng mười năm trước nàng có lấy chồng, một người lính quê ở Thái Nguyên. Chồng đi trận chết, nàng vẫn ở vậy, có ít tiền dành dụm được đem nuôi mẹ già, chẳng may bị đứa em bất hạnh lấy sạch, nàng phải đưa mẹ già lên ở kinh đô, kiếm sống lần hồi, trở lại nghiệp hát.
Nguyễn Kỳ xúc động tận đáy lòng, mời mọc hai mẹ con về ở trong dinh. Vì nghĩ tới mẹ già mà nàng nhận lời. Nguyễn Kỳ dành cho một ngôi nhà riêng và không để cho thiếu thốn một thứ gì cả.
Một năm sau bà cụ mất, Nguyễn Kỳ cho chôn cất trọng thể. Xong rồi nàng cám ơn và xin phép từ biệt. Nguyễn Kỳ không giữ lại được, nài nỉ nàng nhận lấy vài nén bạc, nàng cũng khước từ mà ra đi.

Hết

#1
    n.trang 19.02.2006 01:29:12 (permalink)
    Cổ Tích
    Ni Cô Và Lão Ăn Mày
    Tác giả: Thế Sự


    Ngày xưa, ở chùa Phước Thọ miền trung du đất bắc, có một ni cô pháp danh là Tuệ Không sắc đẹp lạ thường, lại có tài làm thơ hay, vẽ khéo, viết chữ rất đẹp. Ni cô học theo lối chữ viết của ông Triệu Tùng Tuyết nhà Tống mà vẽ tú nhuận diễm lệ lại có phần hơn nhà danh tự Trung Hoa. Tính thường dè dặt, ni cô không để một nét vẽ, một chữ viết, một bài thơ của mình lọt vào tay người ngoài. Tài danh đồn xa, những tay phong nhã, quyền quý đều đua nhau đến xin tranh, xin chữ không ngớt, cửa thiền cơ hồ không lúc nào vắng người. Hễ được bài thơ hay là một bức họa do tay Tuệ Không tặng, người ta coi như một vật chí bảo. Mà ni cô thì trước sau không hề lấy tiền thù tặng của ai, vì thế người ta lại càng ngưỡng mộ.
    Một hôm, Tuệ Không đi ra ngoài vân du, ven đường gặp một lão ăn mày lên tiếng kêu than. Ni cô hẹn ông lão ngày mai đến chùa, sẽ bố thí chọ Lão ăn mày y hẹn mà đến, Tuệ Không chẳng bố thí tiền gạo gì cả, chỉ đưa cho mấy tờ giấy có ít nét vẽ, chữ viết của mình. Thấy ông lão tỏ ý ngần ngại không muốn lấy, Tuệ Không bảo rằng: "Cụ cứ cầm các mảnh giấy này đi đến các nhà giàu có, ai hỏi mua thì cụ bán đi để lấy tiền sống hàng ngày, hễ hết thì tôi lại cho".
    Lão ăn mày nghe lời mang đi, kẻ hào phú tranh nhau mua, giá bán được rất cao. Người ta đều lấy làm lạ bởi đâu mà lão lại có được nét vẽ, chữ viết của Tuệ Không, có kẻ ngờ cho lão đã ăn cắp của ni cộ Chẳng bao lâu, lão ăn mày đã trở nên kẻ thừa ăn thừa mặc, trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh tiềng. Lão không biết đáp ơn Tuệ Không bằng cách nào, mới dựng một cái thảo lư ở ngoài tam quan chùa xin làm người thủ hộ.
    Có kẻ thổ hào ở trong vùng manh tâm muốn chòng ghẹo Tuệ Không, mấy lần đều bị nàng nghiêm khắc cự tuyệt, đâm ra thù ghét, bèn thuê một bọn côn đồ thừa cơ làm ô nhục nàng cho bõ ghét.
    Một hôm Tuệ Không đi chơi núi cách chùa đã hơi xa, lũ côn đồ theo gót đến nơi thấy ni cô chỉ có một mình liền vây lại bức bách, đùa cợt thô tục. Một mình liệu khó bề thoát thân, Tuệ Không chỉ còn biết van vỉ bọn vô lại xin tha cho kẻ tu hành, song chúgn nhất quyết ra taỵ Đứa thì nắm chặt lấy tay, đứa giữ lấy chân, đứa toan giở trò cưỡng hiếp. Trong lúc nguy cấp, lão ăn mày bỗng đâu đến, thấy thế liền giơ gậy xông vào quyết liều mạng đánh nhau với bọn côn đồ để cứu thoát cho ân nhân trở về chùa.
    Từ đó, Tuệ Không thường kế tiếp đưa tranh, thơ cho lão để tạ Ơn. Ông lão ăn mày về sau trở nên một nhà tiểu phú, ở suốt đời trước cửa chùa không đi đâu nữa. Người đời cho rằng ni cô Tuệ Không là Quan Âm tái thế, và lão ăn mày kia là một vị hộ pháp tiền thân.

    Hết
    #2
      n.trang 19.02.2006 01:29:51 (permalink)
      Cổ Tích
      Giết Chó Khuyên Chồng
      Tác giả: Thế Sự


      Ngày xưa, một nhà nọ có hai anh em, anh thì giàu có làm nên, em thì nghèo đói bấn túng. Người anh không ngó ngàng gì đến em, ngày ngày anh chỉ kết bạn với những ai ai, nay bọn này, mai bọn khác, hôm thì rượu chè linh đình, hôm thì cờ bạc tấp nập, ai ưa muốn cái gì thì dâng biểu, ai cần đến tiền bạc thì cho vay, cho mượn. Còn chính em thì thật không bao giờ biết cái bát đôi đũa hay đồng tiền phân bạc của anh nó ra sao cả.

      Người em cũng đành chịu vậy, không lên tiếng phàn nàn hay giận gì anh. Nhưng người vợ người anh thấy thế lấy làm bất bình, thường vẫn nói với chồng: "Cùng mẹ cùng cha là ruột thịt, khác tông khác giống là người dưng, sao nhà chỉ chuộng người dưng mà không thiết gì đến ruột thịt như thế"! Chồng cãi lại: "Ai có thân thì người ấy lọ Chớ có phải là anh thì phải trông nom đến em đâu". Vợ biết can chồng không được, nhân một hôm chồng đi vắng, vợ Ở nhà đánh chết luôn một con chó, đem chiếu bọc lại rồi để ở xó vườn. Tối đến chồng về, vợ giả cách làm ra sợ hãi, nói rằng: "Ban trưa lúc mình đi vắng nhà, có một thằng bé ốm yếu vào xin ăn. Tôi mắc bận chưa kịp cho thì nó kêu gào chửi ầm ĩ. Tức mình tôi lấy đòn gánh đập nó một cái, không biết phải chỗ nhược làm sao, nó quay ra chết lập tức, tôi vội vàng lấy chiếu bó xác nó lại, còn để ở góc vườn đằng kia... " Bây giờ không biết mượn ai đem nó đi chôn cho làng xóm người ta khỏi biết". Chồng nghe nói hoảng hốt run sợ, chạy đi tìm mấy người bạn rất thân xưa nay, nói chuyện thực tình như thế và xin đến giúp đem đi chôn hộ. Nhưng người này đến kẻ khác không nhờ được ai cả, người thì chối từ việc này, kẻ thì thoái thác việc nọ.

      Chồng tiu nghỉu chạy về bảo vợ. Vợ nói rằng; "Thế thì mình sang gọi chú nó vậy, thử xem chú nó có đến không". Chồng sang gọi em, thì em vội vàng đến ngay, bảo rằng: "Ta phải mau mau đang đêm đem chôn đi, kẻo chậm trễ trong làng có ai biết thì khốn". Rồi săm săm ra chỗ bó chiếu, cùng với hai anh chị khênh cái xác đem đi chôn. Xong đâu đấy về nhà, không hề kêu khó nhọc chi cả.

      Lúc em về rồi, vợ mới bảo chồng: "Đấy nhé! Người ta nói: Anh em như chân như tay là phải lắm. Hôm nay may mà có chú nó sang giúp cho, không thì hai vợ chồng mình đến khốn. Nào mình có còn mong nhờ vào những "bạn làm nên giàu" cùng những "người dưng có nghĩa" nữa hay thôi". Chồng nghe vợ nói, có ý hối hận, như dần tỉnh ra.

      Sáng hôm sau vừa dậy đã thấy mấy người bạn kéo đến đầy nhà. Họ cho là đánh chết người thật, nên họ giở mặt đòi ăn đút tiền bạc. Chồng sợ lắm đã toan đưa tiền bạc ra lễ thật. Nhưng người vợ nhất định không nghe, bảo họ muốn làm gì thì làm. Không có tiền, họ tức giận, bảo nhau lên cáo quan. Quan liền cho trát bắt hai vợ chồng người anh đến. Chồng thì sợ thất thần, vợ bảo cứ yên tâm.

      Lúc quan tra hỏi, người vợ đứng dậy thưa rõ đầu đuôi câu chuyện để thử bạn chồng như thế nào. Quan cho lính khai quật cái xác đem lại xem, thì quả nhiên là một con chó mực.

      Quan liền thét mắng đánh đòn mấy ông bạn xấu bụng, và khen người vợ hiền, khéo biết cách khuyên chồng. Từ đó, người chồng mới từ những ông bạn quý hóa kia và trông nom đến em ân cần tử tế.

      Hết
      #3
        n.trang 19.02.2006 01:43:55 (permalink)
        Truyện Ma
        Bàn Tay Của Người Đồng Tính Luyến Ái Nilsen
        Tác giả: Trần Hải


        Từ xưa đến nay, những người sinh sống tại căn chung cư số 23 đường Cranley Gardens đều coi Nilsen là một người hàng xóm đàng hoàng, có tư cách. Dù sao đây cũng là một căn chung cư ở giữa vùng trung lưu ngoại ô thủ đô Luân Đôn nên hàng xóm láng giềng đều là những người có một cuộc sống khá giả và chuyện dính dáng đến tội phạm ít khi được nghĩ đến.

        Là một người đàn ông độc thân có vóc dáng cao ráo, cử chỉ lịch thiệp, ăn nói nhã nhặn nên Nilsen được mọi người trong trong chung cư qúy trọng. Sống âm thầm trên tầng thượng của khu chung cư, Nilsen chỉ bầu bạn với một con chó nhỏ và một con mèo.

        Dĩ nhiên, trong suốt thời gian năm năm qua, không một ai trong chung cư lại có thể ngờ được người đàn ông cao ráo nhã nhặn có tên Nilsen lại là một kẻ giết người âm thầm. Không những giết người, Nilsen còn là người dã man, tàn nhẫn có máu lạnh chuyên xả thịt những người bị giết sau khi đã ăn nằm và làm tình với xác chết hàng tuần lễ.

        Toàn bộ những vụ giết người của Nilsen đều diễn ra âm thầm không một ai hay biết trong suốt 5 năm trời. Cho đến khi ống cống của chung cư bị tắc nghẽn, người ta mới khám phá ra những miếng xương, tóc và thịt người được xả ra. Khi đó, cơ quan an ninh mới biết được thủ phạm là Nilsen, một cựu cảnh sát đồng thời là một cựu quân nhân 37 tuổi. Kết quả, chân tướng của Nilsen được phanh phui và thế giới mới biết được y là thủ phạm của những vụ án ghê rợn nhất trong lịch sử tội phạm Anh Quốc.

        Sau khi tiến hành thẩm vấn bị cáo và thu thập tất cả các tang chứng, cảnh sát biết được Nilsen đã giết và xả thịt ít nhất là ba người tại số 23 Cranley Gardens và 12 người khác tại một căn flat nơi Nilsen trước đây cư ngụ ở phía bắc Luân Đôn.

        Bên cạnh việc giết người, xả thịt, Nilsen còn là người từng ăn nằm với xác chết để tìm những cảm giác lạ. Trong căn phòng của thủ phạm, còn nhiều khúc xương thịt của nạn nhân được cưa, chặt thành từng khúc giấu trong tủ lạnh, hoặc trong tủ quần áo, tủ giầy dép và dưới sàn nhà.

        Vào một ngày tháng hai năm 1983, hệ thống ống cống thoát nước của căn chung cư số 23 đường Cranley Gardens đột nhiên bị tắc nghẽn. Sau nhiều ngày tự sửa chữa nhưng không có kết quả, một người trong chung cư đã điện thoại cho chuyên viên ống cống của công ty Dyno-Rod.

        Khi kỹ sư của công ty được phái đến sửa chữa, họ mới phát hiện ra những mùi tanh tưởi một cách ghê gớm trong hệ thống ống cống. Vì hệ thống ống cống bị tắc nghẽn quá đặc biệt nên kỹ sư của công ty quyết định để việc sửa chữa đến ngày hôm sau.

        Ngay đêm đó, Nilsen biết nội vụ có thể vỡ lở nên y âm thầm di chuyển một loạt hài cốt của những người y đã giết. Sau đó Nilsen cũng khôn ngoan một mình tẩu tán những vết tích xương cốt trong ống cống. Nhưng vì việc tẩu tán làm một cách vội vàng trong đêm tối nên nhiều mảnh xương nhỏ tựa như xương gà hãy còn đọng lại. Đến hôm sau, kỹ sư của công ty đến kiểm tra ống cống phát hiện thấy những mẩu xương vụn không giống xương thú vật lại cộng với những mùi vị tanh tưởi kỳ lạ nên viên kỹ sư khả nghi đó là xương thịt của người được một bàn tay bí mật xả trong ống cống.

        Sau khi cảnh sát được gọi tới kiểm tra và thu thập các tang chứng đem về phòng thí nghiệm, các chuyên viên giảo nghiệm đi đến kết luận, tất cả đều là những đốt xương ngón tay người.

        Trải qua thời gian điều tra chớp nhoáng những người cùng cư ngụ trong chung cư, cộng với lời khai của một thiếu phụ về những tiếng chân người đi suốt đêm từ trên lầu chót đi xuống, cảnh sát biết chắc chắn thủ phạm là Nilsen.

        Kết quả, vào chiều ngày 9 tháng 2 năm 1983, cảnh sát được lệnh bắt giam Nilsen về tội giết người. Và qua lời khai kéo dài suốt 30 tiếng đồng hồ liên tục, những tội ác kinh hoàng của Nilsen mới dần dần được phanh phui.

        Nạn nhân đầu tiên bị Nilsen ra tay hành quyết là một thanh niên người Ái Nhĩ Lan 18 tuổi và thời điểm Nilsen ra tay là ngày 30 tháng 12 năm 1978. Sau khi trải qua những ngày nghỉ lễ Giáng Sinh cô đơn, Nilsen liền quyết định ghé qua một quán rượu tên Cricklewood Arms, nơi lui tới thường xuyên của những thanh niên Ái Nhĩ Lan trong vùng.

        Sau khi uống say mềm môi, Nilsen liền mời một thanh niên về nhà hưởng thú mây mưa của những kẻ đồng tính luyến ái. Nhưng khi về đến nhà cả hai đều quá say nên lăn quay ra ngủ không kịp ân ái. Đến đêm, khi thức giấc, Nilsen cảm thấy có một ma lực kỳ bí thôi thúc khiến y chỉ muốn giết người bạn trai đồng sàng.

        Với tay lấy chiếc cà vạt cuối chân giường, Nilsen vòng nó quanh cổ người thanh niên rồi dùng hết sức bình sinh xiết chặt. Sau mấy phút vật lộn một cách tuyệt vọng, thi thể người thanh niên yếu dần rồi bất động.

        Để có thể tin chắc nạn nhân đã thực sự chết, Nilsen liền lấy một xô nước từ nhà bếp rồi dìm đầu nạn nhân trong xô cho đến khi không còn thấy một dấu hiệu gì của sự sống. Sau đó, Nilsen bắt đầu thực hiện những nghi thức trang trọng tắm rửa cho nạn nhân trước khi làm tình. Đây là những nghi thức y sẽ làm nhiều lần với các nạn nhân chẳng may lọt vào trong tay y sau này.

        Đầu tiên, Nilsen đổ đầy nước ấm vào bồn tắm rồi ôm thi thể nạn nhân bỏ vào đó và tắm rửa gội đầu sạch sẽ bằng xà bông thơm. Kế tiếp Nilsen lau khô thi thể nạn nhân, đặt trở lại giường rồi bắt đầu làm tình với xác chết. Sau đó, Nilsen đem giấu xác chết dưới sàn nhà và phủ thảm lên trên. Sáu bảy ngày sau, Nilsen lại lôi xác chết lên tắm rửa một lần nữa, lau khô rồi bế lên giường làm tình cho dù xác chết đã hôi thối. Đến khi xác chết đã thối rữa, Nilsen đem xác chết xuống vườn hỏa thiêu cùng với đồ đạc và mấy chiếc vỏ xe.

        Hai tháng sau, Nilsen tình cờ gặp được một sinh viên người Hồng Kông tại West End và mời người sinh viên về nhà chơi với dụng ý tương tự như y đã làm với nạn nhân trước. Nhưng chẳng may trong khi dùng cà vạt thắt cổ, người sinh viên Hồng Kông đã chống cự quyết liệt và chạy thoát. Mặc dù người sinh viên có báo nội vụ lên cho cảnh sát và cảnh sát có thẩm vấn Nilsen, người sinh viên từ chối đứng ra khởi tố. Vì vậy, cảnh sát đành phải thả Nilsen. Khi đó, cảnh sát không thể ngờ được người đàn ông họ buông tha sẽ là thủ phạm của một loạt vụ giết người trong thời gian 5 năm trời kế tiếp.

        Vào ngày 3 tháng 12 năm 1979, Nilsen tình cờ làm quen với một thanh niên 19 tuổi du khách từ Gia Nã Đại tên là Kenneth. Sau khi hàn huyên, Kenneth nhận lời mời ghé thăm nhà Nilsen dù anh đã mua vé trở lại Gia Nã Đại trong chuyến bay ngày hôm sau.

        Tại nhà Nilsen, hai người tiếp tục ăn uống no say. Sau đó Nilsen mời Kenneth ra ngoài phòng khách trò chuyện nghe nhạc. Trong khi Kenneth đang say sưa vừa nghe nhạc, vừa thiu thiu ngủ, Nilsen liền ra tay xiết cổ cho đến khi Kenneth hết thở.

        Tiếp theo, Nilsen tắm rửa và bế Kenneth lên giường âu yếm tương tự như y đã làm với nạn nhân trước. Trong thời gian hai tuần lễ kế tiếp, Nilsen tiếp tục sống, làm tình với xác của Kenneth. Đôi khi, Nilsen còn dựng xác Kenneth ngồi trên ghế để cùng Nilsen coi TV.

        Sau khi Kenneth không trở lại khách sạn, cảnh sát đã ráo riết điều tra. Ngay cả gia đình của Kenneth từ bên Gia Nã Đại cũng trực tiếp bay sang Luân Đôn để tìm con nhưng không có kết quả. Sau sáu bảy tuần lễ tìm kiếm không được, hồ sơ của Kenneth đành xếp xó trong số hồ sơ mất tích dầy cộm tại văn phòng cảnh sát quốc gia.

        Trong thời gian hơn một năm tiếp theo Nilsen thường la cà ở các tiệm rượu dành riêng cho những người đồng tính luyến ái nam nên y thường rủ rê về nhà y nhiều thanh niên tuổi còn trẻ đang trong cơn say chuyếnh choáng. Tất cả sáu bảy thanh niên đều trở thành nạn nhân của y và vĩnh viễn biến khỏi bề mặt trái đất.

        Nhưng đến năm 1980, một người thanh niên tên Douglas tuy bị lọt vào tay Nilsen nhưng đã may mắn trốn thoát và tường trình nội vụ lên cho cảnh sát. Theo lời kể của chính Douglas trước tòa án thì vào ngày 10 tháng 11 năm 1980, Douglas đang bị một đám thanh niên bề hội đồng, may mắn được Nilsen nhảy vô can thiệp.

        Sau đó, Nilsen ngỏ lời mời Douglas về nhà uống vài ly rượu rồi trò chuyện. Nhận lời mời của ân nhân, Douglas không mảy may nghi ngờ theo Nilsen về nhà. Sau khi uống say, Douglas thiu thiu ngủ. Đến khi thức giấc, Douglas bàng hoàng thấy chân bị trói và Nilsen đang tròng thòng lọng vào cổ nên Douglas vật lộn chống trả một cách quyết liệt.

        Biết việc giết Douglas không thành, Nilsen quay sang vỗ về Douglas và hai người trò chuyện khoảng 10 phút trước khi chia tay. Sau đó, Douglas đem câu chuyện báo cho cảnh sát biết. Tuy cảnh sát có điều tra nội vụ nhưng khi đó, cảnh sát đinh ninh câu chuyện ẩu đả giữa hai người chỉ thuần túy chuyện tiền bạc giữa hai thằng đồng tính luyến ái say. Vì vậy, mọi chuyện cũng bỏ qua.

        Đến ngày 17 tháng 9 năm 1981, Nilsen lại một lần nữa ra tay giết chết Malcom, một thanh niên 24 tuổi quê quán vùng Sheffield.

        Nhưng số nạn nhân của Nilsen không phải chỉ đến đó là hết. Trong thời gian hơn một năm kế tiếp, Nilsen còn nhiều lần ra tay cho đến khi tội ác của y bị phanh phui vào ngày 9 tháng 2 năm 1983.

        *

        Trong số báo trước, chúng tôi đã giới thiệu cùng qúy vị hung thủ Nilsen, một thanh niên đẹp trai từng là quân nhân, đã lần lượt ra tay giết chết nhiều người rồi tắm rửa, làm tình, xả thịt trước khi hỏa thiêu để phi tang tích.

        Sau thời gian giết người một cách âm thầm nhiều nạn nhân, Nilsen liền rời nhà về Cranley Gardens vào tháng 10 năm 1981. Tại đây, trong những ngày tháng kế tiếp sẽ có thêm ba nạn nhân nữa bị giết trong bàn tay tàn nhẫn của Nilsen và một số người khác đã may mắn thoát chết.

        Khoảng 7 tuần lễ sau khi dọn đến địa chỉ mới, Nilsen trở lại quán rượu nơi Nilsen ở cũ để kiếm "mồi mới". Vì quán rượu này là nơi thường lui tới của giới đàn ông mắc bệnh đồng tính luyến ái nên việc tìm kiếm một con mồi ngây thơ, nhẹ dạ là chuyện không có khó khăn gì đối với Nilsen.

        Kết quả, Nilsen đã kiếm được một sinh viên 25 tuổi đẹp trai, tính tình hơi nhút nhát. Sau vài chầu rượu Nilsen mời người sinh viên về nhà toan tính xiết cổ nhưng không thành. Tuy nội vụ sau đó được báo cho cảnh sát biết, nhưng cảnh sát chỉ kết luận đó là hành động ẩu đả giữa hai người say không đáng quan tâm. Trong thời gian này một nạn nhân khác suýt chết trong tay Nilsen là một nghệ sĩ tên Khara le Fox.

        Đến mùa Giáng Sinh năm 1981, nạn nhân đầu tiên bị giết tại địa chỉ mới là John Howlett. Sau khi hai người gặp gỡ nhau trong quán rượu, Nilsen đã mời nạn nhân về nhà nhậu nhoẹt trước khi lên giường ngủ. Trong khi John Howlett đang say ngủ, Nilsen kiếm một sợi dây chòng quanh cổ nạn nhân và xiết chặt bằng tất cả sức bình sinh.

        Vì John Howlett nguyên là một cựu quân nhân từng được huấn luyện nhiều năm trong quân trường nên đã chống chọi một cách quyết liệt. Cho đến khi bị Nilsen dộng đầu hai lần vào tường, John Howlett mới bị xỉu. Nhưng đến khi Nilsen kéo xác John Howlett dìm trong bồn nước như y từng làm với các nạn nhân khác thì John Howlett hồi tỉnh và vật lộn khủng khiếp suốt 5 phút đồng hồ trước khi chết.

        Giết xong John Howlett, Nilsen đối diện một khó khăn nghiêm trọng là không có lối thoát riêng ra vườn để có thể thiêu hủy xác nạn nhân. Đặc biệt, sàn nhà của căn gác xép y ở cũng không có một lớp ván đủ sâu để y có thể dấu xác nạn nhân. Sau khi nhét xác nạn nhân vào trong tủ áo và suy nghĩ suốt năm ngày trời, y nghĩ ra giải pháp duy nhất là chặt xác nạn nhân thành từng miếng nhỏ để tẩu tán qua hệ thống ống cống của tòa nhà.

        Vì trước đây từng nấu ăn trong quân đội nên Nilsen rất lành nghề trong việc xả thịt. Bằng một con dao bén như nước cộng với một chiếc búa nhỏ, Nilsen cắt toàm bộ tim gan, phèo phổi, lòng ruột của nạn nhân thành từng miếng to khoảng năm phân vuông rồi bỏ vào nhà cầu xả nước.

        Đối với những bộ phận xương cốt khó xả như đầu, bàn tay, bàn chân hay các khúc xương thì Nilsen đem bỏ vào trong nồi nước ninh thật kỹ cho đến khi xương thịt bị rữa ra. Thịt thì được xả trong ống cống còn xương được cưa, chặt thành từng miếng nhỏ rồi bỏ vào túi ni lông và vứt vào thùng rác mỗi tuần một ít.

        Riêng những khúc xương lớn hơn như xương sọ, xương chậu hoặc xương cánh tay, cẳng chân thì Nilsen bỏ vào trong túi ni lông đen thật dày và bỏ vào trong tủ khóa lại. Tất cả những túi ni long này đều được chất đống và giữ lại trong thời gian hàng năm trời cho đến khi câu chuyện vỡ lở, cảnh sát đến khám xét, phát hiện thu hồi làm tang vật.

        Sau khi ra tay giết chết John Howlett, Nilsen cảm thấy càng ngày càng nghiện giết người và luôn luôn bị thôi thúc bởi nỗi đam mê muốn được xả thịt đồng loại. Nạn nhân kế tiếp tại căn nhà Cranley Gardens là Graham Allen, một tên say lang thang chẳng may lọt mắt Nilsen.

        Cũng tương tự những nạn nhân trước, Graham Allen được mời về nhà ăn uống, nhậu nhoẹt và bị Nilsen thắt cổ khi Graham Allen đang say sưa ăn món trứng ốp la. Lần này nạn nhân bị chết một cách tương đối êm ả và chóng vánh. Xác nạn nhân được ngâm trong bồn nước suốt ba ngày trời trong khi Nilsen chuẩn bị đồ nghề và hưởng niềm thích thú của một chú mèo vờn chuột trước khi "khai tiệc".

        Nạn nhân cuối cùng bị chết trong tay Nilsen là Steve, một thanh niên nghiện ngập ma túy mới có 20 tuổi sinh quán tại Perth. Vào ngày 26 tháng giêng năm 1983, Steve gặp Nilsen ở Goslett Yard, Luân Đôn và nhận lời ghé thăm nhà Nilsen mà không hề hay biết cái chết đang cận kề.

        Tại nhà Nilsen, Steve say sưa chích bạch phiến ngay tại ghế sa lông và trong cơn say choáng váng đê mê của thuốc, y đã bị Nilsen dùng chiếc cà vạt xiết cổ.

        Sáu bảy ngày kế đó, Nilsen để nguyên thi thể của Steve trên ghế trong khi chuẩn bị đồ nghề xả thịt nạn nhân trước khi vứt vào ống cống. Không biết có phải vì đã tới số hay vì vội vã, bất cẩn nên lần này Nilsen xả thịt không đủ nhỏ trước khi xả nước. Kết quả, những miếng thịt người cộng với những lóng xương bàn tay, bàn chân lớn nhỏ đã làm tắc nghẽn hệ thống ống cống của căn chung cư.

        Không đầy 24 tiếng đồng hồ kể từ khi ống cống bị tắc nghẽn, cảnh sát phát hiện ra thịt người trong ống cống và lập tức bắt giam Nilsen về tội giết người phi tang.

        Lúc đầu, Nilsen thản nhiên từ chối. Nhưng không đầy mấy phút đồng hồ sau, Nilsen cúi đầu nhận tội và cho biết những phần còn lại của thi thể nạn nhân được bỏ trong những bao ni lông dấu trong tủ áo. Ngay khi cảnh sát bước vào căn phòng của Nilsen, mùi hôi thối đã nồng nặc và tử khí tràn ngập khắp mọi chỗ.

        Trong khi ngồi ngoài xe chờ đợi cảnh sát thu thập tang chứng, khuân vác thi thể các nạn nhân ra xe, một thám tử quay sang hỏi Nilsen:

        - Chuyện đã đến nước này, tôi nghĩ anh chẳng nên giấu làm gì. Anh có thể cho biết anh đã giết trước sau mấy người tất cả? Một hay hai?

        Một thoáng yên lặng. Sau đó Nilsen cất tiếng trả lời, câu trả lời khiến những người hiện diện thấy lạnh gáy, ớn xương sống:

        - Khoảng 15 hay 16 gì đó tôi không nhớ rõ. Ở đây chỉ có ba, còn khoảng một tá nữa thì ở nhà tôi ở trước.

        Tại đồn cảnh sát trong suốt thời gian 30 tiếng đồng hồ kế tiếp, Nilsen say sưa tường thuật toàn bộ những tội trạng y đã phạm trong một giọng nói hoàn toàn tự nhiên không một chút lo sợ hay ân hận.

        Vào ngày 24 tháng 10 năm 1983, phiên xử Nilsen chính thức bắt đầu tại phòng xử số 1 Old Bailey. Đầu tiên công tố viện truy tố Nilsen về tội trạng giết chết 6 người mà cảnh sát có thể nhận diện và biết rõ lai lịch.

        Nhưng nếu tại đồn cảnh sát, Nilsen cung khai toàn bộ tội trạng một cách dễ dàng thì trái lại tại tòa, Nilsen đã lên tiếng từ chối không chịu nhận bất cứ tội trạng nào.

        Sau khi các chuyên viên tâm thần trình bầy những báo cáo về tình trạng tâm sinh lý của bị cáo và công tố viện đưa ra những tang chứng, bồi thẩm đoàn gồm tám đàn ông và bốn đàn bà lắng nghe lời luận tội của trạng sư công tố viện và lời biện tội của trạng sư đại diện bị cáo.

        Kế đó, bồi thẩm đoàn mất 24 tiếng đồng hồ luận tội bị cáo. Đến ngày 3 tháng 11, bồi thẩm đoàn tuyên bố Nilsen có tội đối với tất cả các tội trạng bị truy tố. Sau cùng chánh án Croom Johnson tuyên án tù chung thân và thời gian tối thiểu bị cáo phải ở tù là 25 năm.

        Tuy tội trạng của Nilsen đã được thừa nhận và án quyết của Nilsen đã được công bố, nhiều chuyên viên tội phạm, nhiều nhà tâm lý học vẫn băn khoăn không hiểu tại sao một người như Nilsen lại có thể nhúng tay vào những tội ác kinh khiếp đến như vậy.

        Chính bản thân Nilsen cũng thú nhận với giới chức có thẩm quyền, không biết động cơ gì đã thúc đẩy y hành động giết người. Điều ngạc nhiên hơn nữa là Nilsen không hề tỏ ra ân hận hay hối tiếc đối với những gì y đã làm.

        Một số nhà chuyên môn về tội phạm đã cho rằng có thể Nilsen đã giết người liên tục trong một thời gian dài là do hậu quả y sống một cách cô đơn. Để có thể bù đắp sự cô đơn, Nilsen phải tìm bạn và mời bạn về nhà ăn uống nhậu nhoẹt. Nhưng khi bạn đã có mặt tại nhà thì cũng là lúc Nilsen nhận thức được người bạn đó không thể nào sống chung với y mãi mãi. chính tâm trạng muốn sở hữu người bạn trai mãi mãi là động cơ khiến Nilsen ra tay giết người.

        Một số người khác lại đi đến giả thuyết cho rằng Nilsen giết người vì những ẩn ức về sinh lý. Những người này cho rằng Nilsen là người đồng tính luyến ái và thường có những ảo ảnh muốn làm tình với xác chết. Chính bản thân Nilsen sau này cũng cho biết nhiều lần y đã choàng những tấm vải trắng quanh người làm giả xác chết trước khi thủ dâm.

        Dĩ nhiên, một giả thuyết thứ 3 cho rằng Nilsen là con người có những đam mê cuồng loạn về bạo lực thích đâm chém, xả thịt nạn nhân nên y đã nhúng tay vào tội phạm hàng loạt.

        Nhưng cho dù các giả thuyết trên có được đưa ra và được tranh luận khá nhiều, cho đến nay nguyên nhân và động cơ đích thực khiến Nilsen nhúng tay vào tội phạm vẫn hãy còn chìm trong kỳ bí.

        Hết
        #4
          n.trang 19.02.2006 01:45:11 (permalink)
          Truyện Ma
          Người Con Gái Tỉnh Bắc
          Tác giả: Phạm Cao Cũng

          Vũ đến trọ học ở hàng cơm bà cụ Đỗ đã ba tháng rồi. Nhà chật chội, mái lợp tôn, nên mùa hè rất nóng nực. Nhưng Vũ không muốn tìm chỗ trọ khác, bởi bà cụ Đỗ tính giá rẻ, phần vì mọi việc trong nhà, cụ làm lấy, ít phải thuê mượn, phần vì chính gian nhà ấy, cụ cũng không phải mất tiền thuê.
          Bà cụ Đỗ hồi cư rất sớm, thấy gian nhà bị chiến tranh tàn phá, chỉ còn trơ lại hai bức tường và một gian gác xép đằng sau, nên dựng mái tạm trú. Mãi, chủ nhà chưa thấy về, nên cụ yên chí ở, tưởng chừng như đất của mình.
          Gian gác xép ấy bỏ không. Có lẽ vì thấy có nhiều chiếc rầm gỗ bị cháy xém, sắp rơi, trần lại nhiều chỗ nứt lở, nên chẳng ai dại gì hứng lấy tai nạn. Mùa hè đến, cùng với những kỳ thị Vũ cần phải học nhiều lắm, nhưng không được như ý. Nhà chật chội quá. Khách ăn hàng lại thường đông, ăn uống bi bô rầm rĩ.
          Hơn nữa, mái tôn càng làm nắng hè gay gắt. Bởi vậy, Vũ đã nghĩ nhiều đến gian gác xép bỏ hoang ấy. Một chiều chủ nhật, Vũ mượn được thang, dựng trèo lên xem. Gác tuy bỏ hoang nhưng không đến nỗi bẩn quá. Sàn vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có nhiều bụi cát, cùng một ít vôi vữa long trên trần xuống.
          Tường cũng còn khá sạch. Riêng các cánh cửa đều đã mất hết. Gió bên ngoài lùa vào mát rượi. Vũ suy tính nếu mình quét dọn qua loa, mỗi buổi tối, trèo lên gác xép này, thắp nến mà học rồi giải (trải) chiếu ngủ thì tốt quá. Vừa yên tĩnh, vừa mát mẻ.
          Cẩn thận Vũ hỏi qua bà cụ thì được ưng thuận ngay, bà chỉ dặn thêm rằng:
          - Nhưng cậu phải coi chừng, nhà cửa ọp ẹp lắm, khéo mà ?oan giả.

          Ngay buổi chiều, Vũ hì hục quét dọn. Gió lùa vào mát rợi. Gian gác bỏ hoang đã được Vũ đặt cho cái tên văn vẻ: Nghênh Phong Các. Mấy chồng sách, vừa để học, vừa để gối đầu, một ngọn nến, một manh chiếu, đó là tất cả đồ đạc cần thiết trong căn gác "đón gió" này.
          Tối đến, Vũ sung sướng trèo lên gác của mình. Lại rút luôn thang lên theo, vì e ngại mấy ông Tổng, Xã rượu say rồi lên phá quấy.
          Thật là tĩnh-mịch. Tiếng huyên áo trong hàng cơm vẳng xa hẳn; bên ngọn lửa nến lập lòe Vũ yên chí học.
          Nhưng chưa ôn bài được mấy lần, Vũ đã thiu thiu ngủ gục. Cho đến lúc tiếng chuông đồng hồ nhà thờ dóng dả, Vũ mới choàng mở mắt. Trời bạch nhật, có lẽ đã sáu giờ sáng. Cây nến cháy đến gốc còn lưu lại vũng nến đọng. Cuốn sách đêm trước vẫn còn mở ở trang học dở.
          Vũ bực mình quá, vì thường rất tỉnh táo, có khuya, mệt thì đi ngủ, chứ không bao giờ ngủ gục như vậy.
          Vũ cho đó là vì gác mát mẻ quá lại yên tĩnh nên dễ làm cho người ta chợp mắt.
          Đêm hôm sau, Vũ đề phòng cẩn thận. Ăn cơm xong, Vũ uống một cốc cà phê thật đặc. Lại mang lên theo một bao thuốc lá nữa. Gió lùa mát rợi. Tiếng cười nói văng vẳng xa...
          Dưới ánh nến, chập chờn theo gió, Vũ ngồi chăm chú học, nhưng không hơn gì đêm trước chốc lát đã thiu thiu buồn ngủ. Sực nhớ, Vũ với tay cầm lấy bao thuốc lá. Nhưng lại nghĩ: Hãy cố dùng nghị lực chống chọi đã, cùng lắm hãy nhờ đến thuốc lá, dùng ngay e sẽ thành thói quen. Và Vũ không bóc bao thuốc vội, để bao lên chồng sách.
          Nhưng chỉ một lát sau, Vũ đã ngủ gục, cho tới khi tỉnh dậy thì đã thấy cây nến hao quá nửa. Vũ giận mình vô cùng.
          Vũ nhất định lấy thuốc lá để chống lại cơn buồn ngủ lạ lùng. Nhưng bao thuốc lúc nãy để trên chồng sách đã không thấy nữa. Có lẽ khi ngả lưng xuống, tôi đã quơ tay làm rơi bao thuốc chăng. Vũ bèn nhìn quanh và quả nhiên thấy bao thuốc lá ở ngay sau lưng mình. Nhưng lạ thay bao thuốc lá đã bị bốc ra tự bao giờ. Một điếu thuốc lại kéo lùi ra khỏi bao chút ít như sẵn sàng mời Vũ hút.
          Vũ dụi con mắt, kinh ngạc! Chàng cố nhớ lại, và đinh ninh quả quyết lúc trước chàng chưa hề bóc bao thuốc mà chỉ để bao nguyên lên trên chồng sách. Vừa suy nghĩ Vũ vừa rút điếu thuốc ra ngậm lên môi. Ngay phía sau Vũ, bỗng một que diêm xòe lên. Một bàn tay nhỏ nhắn, mềm mại, đưa que lửa mời Vũ châm thuốc.
          Vũ hoảng hốt nhìn lại. Và thấy đó là một nữ lang rất đẹp, tuổi khoảng 16, 17, có vẻ như một nữ học sinh.
          Vũ liếc mắt nhìn cái thang tre, thấy vẫn còn để nằm yên chỗ chân tường.
          Nữ lang mỉm cười và nhắc:
          - Anh châm thuốc.
          Tiếng nói nhẹ nhàng như gió thụ Vũ ngập ngừng mãi mới thốt ra lời:
          - Cô, cô đến đây ? Đêm khuya...
          Nữ lang ngắt lời:
          - Nhà em ở gần đây. Nhân nhìn qua cửa sổ, thấy cây nến bị anh quờ tay đổ nghiêng, nên vào dựng lại. Vừa toan quay về, thì anh chợt tỉnh...
          Vũ nhìn lại, quả nhiên thấy trên mặt chiếu, có vết sáp nến loang. Nếu vậy, không có nữ lang, lửa nến có thể bén dần qua chống sách! Nhưng Vũ vẫn tò mò muốn biết:
          - Xin cảm ơn cộ Nhưng cô là...
          Nữ lang mỉm cười:
          - Em tên là Ngọc Bách, nhà ở cạnh đây... Nhân đêm khuya, trằn trọc không ngủ được, thấy gian gác này trước bỏ không, nay có ánh lửa và bóng người, nên tò mò nhìn vào... anh tha lỗi cho em nhé!
          Vũ hỏi tiếp:
          - Nhưng cô làm cách nào mà vào đây được?
          Nàng mỉm cười:
          - Anh không nên hỏi nhiều. Em là phận gái, lại chưa hề quen anh bao giờ, nên đột ngột đến đây, thực quá ư trơ trẽn... Chính vì vậy mà em không muốn nói rõ, anh biết nhiều để làm chi. Ngừng một lát, nàng lại tiếp:
          - Chúng ta quả là tình cờ gặp gỡ, thời gian họp mặt chưa thể biết dài ngắn ra sao. Vậy tốt hơn hết là chúng a cứ vui khi chùng nhau gần gũi.
          Vừa nói xong, nàng đến ngồi xuống chiếu, sát bên cạnh Vũ. Vốn tính người đứng đắn, Vũ nghiêm sắc mặt nói:
          - Trai gái gặp gỡ đêm khuya, là một sự chẳng haỵ Hơn nữa, cô và tôi lại chưa hề quen biết bao giờ. Vã lại, tôi đang cần yên tĩnh để học vì kỳ thi đã tới nơi... Nếu cô có lòng mến, xin để trưa mai, tôi có thì giờ rỗi rãi, tôi sẽ tiếng chuyện với cô.
          Nữ lang làm ra bộ hờn dỗi. Nàng đứng dậy, liếc nhìn chồng sách trên chiếu cười nhạt:
          - Có lẽ anh tưởng chỉ có anh là học thôi ư? Và anh tưởng những ?hình học không gian? những "phân tích hóa học" kia của anh là ghê gớm lắm rồi sao? Có lẽ vì thế nên anh mới dám đem so sánh giữa Học với Tình!
          Vũ sốt ruột:
          - Cô muốn tranh luận gì, xin cũng hãy để đến trưa mai!
          Nữ lang không nói gì hơn nữa, quay ngoắt đi. Vũ xiết nỗi ngạc nhiên, khi thấy nàng không xuống lối cầu thang, mà lại vượt qua cửa sổ.
          Gió đêm khuya càng thêm lạnh lẽo. Vũ bất chợt thấy rùng mình nhưng được cái không buồn ngủ nữa. Đêm ấy chàng học được kỹ càng cho đến ba giờ sáng mới dọn dẹp đi ngủ.
          Hôm sau, lúc đi học về, ngồi ăn cơm, Vũ lại lựa lời hỏi bà cụ Đỗ. Nhưng bà cụ cho biết hai bên hàng xóm không hề có một thiếu nữ nào. Và cả quanh đây không có cô con gái nào tên là Ngọc Bách giống như hình dáng của lời Vũ tả. Vũ ngạc nhiên nhưng chưa nói rõ sự thực ý muốn đợi xem trưa nay, người con gái kỳ dị ấy có đến gặp mình như lời đã yêu cầu không. Nhưng không thấy đến.
          Buổi tới hôm ấy, Vũ lại lên căn gác của mình ngồi học. Chàng lại thấy thiu thiu buồn ngủ, khi gió mát lùa vào. Tuy vậy, chàng đã biết trước việc xảy ra, nên ung dung lấy thuốc lá châm hút. Rồi ngồi đợi.
          Quả nhiên, chốc lát thấy Ngọc Bách đến. Lần này, Vũ thấy rõ ràng nàng do lối cửa sổ mà bước vào, nhẹ nhàng như một cái bóng.
          Ra chiều thân mật, Ngọc Bách ngồi ngay xuống cạnh Vũ. Rồi lã lơi trách:
          - Em hôm nay lại hơi muộn, anh có giận không?
          Vũ lặng thinh không nói, chỉ lấy sách vở ra học. Nàng lại nhìn chăm chăm vào mặt Vũ rồi tiếp:
          - Có lẽ không giận nhưng ý chừng cũng mong đợi lắm thì phải?
          Vũ thẳng lời cự:
          - Hôm qua tôi đã nói với cô rằng tôi bận học thi không tiện tiếp chuyện. Tôi đã hẹn buổi trưa, muốn nói năng gì, sao cô không lại?
          Ngọc Bách ra vẻ phụng phịu:
          - Anh tưởng con gái muốn gặp đàn ông một cách tự nhiên lúc nào cũng được hay sao? Anh không sợ người ta trông thấy dị nghị ư? Về phần em thì không ngại, nhưng lo cho anh bị người chế riễu.
          Vũ lắc đầu:
          - Tôi không sợ. Việc làm đàng hoàng, chẳng sợ ai cười hết, mặc cho có người ngờ vực, nhưng lòng mình thẳng thắn thì dư luận sai lạc ấy tôi cũng chẳng quan tâm. Tôi ngại là ngại sự đêm hôm khuya khoắt cô lại đây, nguyên một sự gặp gỡ ấy cũng đã là bất chính rồi. Vậy mong từ sau, cô đừng đến đây nữa, muốn hỏi gì xin đợi ban ngày.
          Ngọc Bách rưng rưng ngồi khóc. Một lát sau mới nói:
          - Em biết khi người con gái tự tìm đến gặp người con trai, bao giờ cũng bị khinh rẻ. Nhưng em dám đường đột, chẳng qua là tưởng anh khoáng đạt, không chấp nê những nhỏ nhặt thường tình. Không ngờ anh cũng chẳng hơn gì người khác...
          Vừa nói nàng vừa gục xuống gối Vũ mà khóc nức nở.
          Nhưng Vũ gạt ra, nghiêm giọng bảo:
          - Những lời tôi nói đã đầy đủ. Cô nên hiểu biết và đừng quấy rầy thêm nữa!
          Rồi quay sang phía khác mà ngồi học lớn tiếng làm như không có ai ở cạnh mình.
          Ngọc Bích vùng đứng dậy. Nàng biến sắc, nói:
          - Số anh sắp chết đến nơi, ta thương tình đến cứu. Lại không biết thân, còn làm ra bộ kiêu kỳ, vậy hãy coi chừng.
          Nói rồi, bước ra cửa sổ biến mất.
          Vũ vừa ngạc nhiên vừa bâng khuâng. Chàng không hiểu người con gái ấy là ai, ma quái chăng, người thực chăng? Trước lời dọa nạt kia chàng không sợ. Những cảnh chinh chiến đã làm cho Vũ tin tưởng ở số mệnh. Sống, chết, chẳng phải là những thứ có thể tìm, hoặc tránh được dễ dàng...
          Vũ vừa toan gác bỏ những ý nghĩ vẩn vơ ấy để chuyên tâm ngồi học, thì chợt cơn gió mạnh từ đâu ào ào tới làm cho ngọn nến tắt phụt. Vũ định sờ lấy bao diêm châm, nhưng không thấy. Gió như lạnh hơn lúc trước, làm cho Vũ chợ rùng mình. Ngoài trời không đến nỗi tối lắm. Những lùm cây rung động như những bóng đen hình dáng to lớn lạ kỳ...
          Giữa khung cửa sổ, Vũ bỗng thấy hiện ra một bộ xương người trắng xóa, dập dờn đi lại.
          Vũ biết lời dọa nạt của người con gái kỳ dị đã thực hiện. Đã suy nghĩ từ trước, nên Vũ không lấy làm kinh hoảng. Bộ xương ấy bước vào, tiến đến trước mặt Vũ. Cái đầu nhe bộ răng trắng nhởn nhơ cười một cách rùng rợn.
          Vũ ráng bình tĩnh, vẫn cứ ngồi yên giả bộ học.
          Thoáng cái, bộ xương đã biến đâu mất. Vũ cười thầm:
          - Mi dọa ai thì được, chớ dọa ta sao nổi?
          Chưa dứt lời, một thanh xương tay bỗng từ trên treần nhà rơi xuống, ngay trước mặt Vũ. Tiếp đó, là thanh xương mỗi chốc thêm nhiều, đến mấy chiếc xương sườn... Thấy đống xương mỗi chốc thêm nhiều, lù lù trước mặt... sẵn lọ mực trên bàn Vũ cầm luôn ném vào bộ xương. Mực đổ tung tóe, bộ xương vụt biến mất.
          Vũ tưởng vậy là yên. Không ngờ Ngọc Bách lại hiện ra đứng cạnh chàng, nghiêm giọng trách:
          - Anh thực là tệ! Lại là người đã hấp thụ văn minh Tây Âu, sao không biết quý người phái yếu?
          Vũ thẳng lời, cự lại:
          - Người ta chỉ có thể lịch sự đối với người lịch sự! Quấy rầy làm mất tự do của kẻ khác, đó có phải là cách cư xư của hạng người có giáo dục hay không?
          Nữ lang không nói lại được, tần ngần đứng lặng người, chốc lát mới thở dài. Vũ thấy sắc mặt nàng vô cùng buồn thảm, cũng động lòng, hỏi:
          - Cô là ai, xin nói thật: Nếu còn giấu diếm ta không bao giờ muốn nói chuyện.
          Ngọc Bách hỏi lại:
          - Nói thiệt liệu anh có khỏi sợ hay không?
          Vũ cười:
          - Hỏi thế là thừa, nếu là kẻ nhút nhác thì ngay từ đêm trước tôi đã không dám lên căn gác này ngồi mà học nữa.
          Nữ lang gật đầu:
          - Chính đó là một điều mà em lấy làm kính phục. Em không phải là người, chính là ma.
          Vũ thản nhiên:
          - Tôi cũng đã đoán biết ngay.
          Rồi Vũ lại nói:
          - Thường thường tôi nghe thấy nói đến oan hồn, song chưa tin là thực; hồn ma còn ẩn hiện lẩn quất nơi đây, ý hẳn cũng có điều oan khuất chứ chẳng không?
          Ngọc Bách rơm rướm nước mắt, thưa:
          - Sự đời man mác những nỗi oan khiêng nhiều không kể xiết, nhất là trong thời chiến tranh ly loạn này, chẳng phải là trường hợp riêng em. Có điều kẻ chết đi, dù sao cũng mong nắm xương tàn được vùi sâu, chôn chặt, thế mà em thì bộc lộ, gián nhấm, chuột gậm, thê thảm vô cùng...
          Vũ thấy nàng từ nãy giờ vẫn đứng trước mặt mình, chớ không dám suồng sã như trước, nên dịu dàng bảo:
          - Dù sao nữa cũng xin mời cô ngồi xuống đây. Theo luân lý Khổng Mạnh, trai gái ?bất tương thân?, nhưng thiển nghĩ: đã là âm dương cách biệt, thì hai thế giới khác nhau, chúng ta là ngay thẳng nói chuyện, tất cũng không ai chê trách vào đâu được!
          Nữ lang bùi ngùi nói:
          - Nghe lời anh, em chợ nhớ đến ba em ngày xưa, tuy là người Tây học, mà vẫn giữ được nền nếp Đông Phương, quả thực cũng là hiếm có vậy. Càng nhớ lại trong mấy hôm nay, có biết bao nhiêu cử chỉ hành động suồng sã, thẹn chết đi một lần nữa được.
          Vũ gật gù, tán thưởng:
          - Nghe lời, thấy rõ ràng là người có học thức. Mong rằng đừng giấu diếm, xin cô kể rành mạch câu chuyện từ đầu.
          Ngọc Bách lau nước mắt thưa:
          - Nguyên những lời vàng ngọc ấy cũng đủ an ủi em được ngàn phần. Em tên thật là Ngọc Bách, họ Nguyễn, vốn quên ở tỉnh Bắc, con của một ông Tham tá, đã từ trần từ lúc em mới lên 15 tuổi...
          Mỉm cười chua chát, Ngọc Bách lại tiếp:
          - Năm nay em 18 tuổi! Nói như vậy, nghĩa là: khi chết thì em mới 18 tuổi, nhưng nếu tính theo người sống, qua mấy năm tao loạn thì hiện nay em đã ngoài 20... già mất rồi.
          Vũ nghĩa thầm trong bụng:
          - Khi đã là đàn bà, dù chết đi rồi, cũng vẫn còn lo lắng đến sắc đẹp tàn phai.
          Nữ lang lại kể tiếp:
          - Trong gia đình, tuy em là lớn nhất, nhưng vì em theo lời trối trăn của cha em dặn lại, nhất định cho em đi học đến nơi đến chốn. Bởi vậy, sua khi đỗ bằng cơ-thủy ở tỉnh Bắc, em được mẹ em cho về học bậc Trung học tại Hà Nội. Cẩn thận mẹ em cho em ăn trọ tại nhà bà Phán Tâm ở ngay liền vách nhà này.
          Nhừng lại giây phút, Ngọc Bách lại kể:
          - Nếu không có chiến tranh thì không đâu đến nỗi... Khi được lệnh tản cư, bà Phán cùng những trẻ nhỏ đều về quê cả, chỉ còn lại một người con trai lớn, đi làm công sở và em cùng một người vú già ở lại. Bỗng đô thành khói lửa mù trời, căn nhà bên cạnh này (tức là nhà em ở) bị sụp đổ. Người u già, cũng như con trai bà Phán, đều bị chết vùi trong đống gạch ngói. Riêng có em là may mắn núp dưới chân cầu thang được thoát chết. Nghe tiếng bom đạn rầm ran, em sợ hãi vô cùng, bò lần sang hàng xóm, tức là căn nhà này, lúc đó bỏ không, vì người trong nhà đều đã tản cư từ trước. Sợ hãi, em tìm được chiếc thang, treo ẩn lên trên trần căn gác này, vì em cho đó là chỗ ẩn náu kín đáo nhất.
          Thân gái trong thời binh lửa, may ra nhờ đó mà được an toàn chăng. Thường lệ, mỗi khi tìm kiếm thức ăn, nước uống đầy đủ rồi thì em lại trèo lên trần nhà, và rút thang lên theo. Em có ngờ đâu, chính gian nhà này cũng bị sụp đổ, chiếc thang em vừa trèo lên bị rơi xuống. Thế là bỗng dưng bị giam gọn trên trần gác, với một số lượng thức ăn đủ chừng ba ngày. Em chỉ còn một hy vọng có thấy bóng người nào thì kêu cứu, không những trong lúc khói lửa tơi bời, ai cũng lo lẩn trốn nên em ngồi yên trên trần đã bốn ngày liền mà cũng không hề thấy có một bóng người nào... Vừa đói và khát, em đành phải chịu cực hình, giống hệt như người bị lạc lõng giữa nơi xa mạc. Cho đến khi sức một yếu dần em thở hơi cuối cùng, thiệt oan một đời xuân xanh đầy hứa hẹn.
          Vũ nói tiếp:
          - Rồi sao nữa, xin cô cứ kể tiếp cho nghe!
          Ngọc Bách thở dài:
          - Rồi ngày tháng trôi qua. Cảnh đô thành dần dần trở lại đông đúc, vui vẻ hơn xưa. Riêng có tấm oan hồn của em vẫn bị ngậm ngùi, đáng thương hại nhất là một nắm xương tàn rụi vẫn bị bộc lộ trên trần nhà này, làm mồi cho gián, chuột.
          Vũ ngắt lời:
          - Nhưng tại sao thấy tôi lên học trên đây, cô lại hiện hình bỡn cợt? Hồn oan đau tủi, há lại còn ưa thích những chuyện cợt đùa...
          Ngọc Bách rơm rớm nước mắt:
          - Anh quở trách như vậy, em xin nhận lỗi, nhưng chỉ vì em ngu muội, lóng nghe thấy bọn yêu quái thường bàn nhau rằng nếu chúng tìm được người thế mạng thì sẽ được đầu thai thành kiếp khác! Thoạt đầu thấy anh lên học trên căn gác trống này, em dùng tà khí làm cho tinh thần anh bị hôn quyện, rồi sau đó, định hiện nguyên hình người con gái đẹp, để nhờ nhan sắc mà quyến rũ anh... nhưng anh không hề vì sắc đẹp mà động tâm. Em lại định tác quái để cho anh sợ hãi... nhưng kết cục cũng bị thất bại... Em thực đã đắc tội với anh nhiều lắm.
          Vũ ngắt lời hỏi:
          - Bây giờ cô muốn gì?
          Ngọc Bách gạt nước mắt, thưa:
          - Em chỉ mong anh vì thương người bạc phận, ra tay tế độ, chôn cất cho yên đẹp nắm xương tàn của em mà thôi. Như vậy, em không còn phải oán hận gì nữa...
          Vũ nhận lời, Ngọc Bách sụp lại tạ ơn, nhưng Vũ giục nàng hãy ra đi, vì âm dương cách biệt, lần lửa lâu lại, cũng e hại cho cả đôi bên.
          Ngay sáng hôm sau, Vũ hỏi thăm những người ở gần đấy, họ đều nhận rằng có thực, tại nhà bà Phán Tâm khi xưa có cô con gái tỉnh Bắc trọ học, nhưng hình như đã thiệt mạng trong những ngày khói lửa đô thành... Vũ lại tìm thang trèo lên trên trần nhà lục lạo khắp nơi, quả nhiên có một đống xương người, nhện chăng, bụi phủ, riêng lạ một điều là có mấy khúc xương rõ ràng có vấy mực. Sau khi tìm được xương cốt của cô gái Vũ bèn nhờ người chôn cất, cho đúng lời hẹn với hồn ai!
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.02.2006 02:00:12 bởi Mập Muội Muội >
          #5
            n.trang 19.02.2006 01:46:44 (permalink)
            Truyện Ma
            Tượng Đài "Thương Tiếc"
            Tác giả: Mac Nhien

            Nhân nghe anh Tám Tàng kể về pho tượng Tiếc Thương trong Nghĩa Trang Quân Đội VN Cộng Hoà (Xin Xem trang này), tôi cũng xin đóng góp thêm những chuyện tương tự về bức tượng đó.

            Những câu chuyện này đã được nhiều người chính mắt thấy tại nghe kể lại. Chung qui đều là những chuyện “huyền bí” nói về một linh hồn uẩn ức trong cái pho tượng của người lính chiến VNCH. Có nhiều người khi nghe những câu chuyện này sẽ cho là thật, cũng có người dửng dưng cho là truyện giải trí, bịa đặt, hay là mê tín dị đoan, hoang đường. Họ sẽ nói : “môt. bức tượng vô tri vô giác thì làm gì có linh hồn ? Sự uẩn ức nào chứ... ” Vâng ai cũng có thể nói vậy, nhưng tin hay không là quyền của họ Chỉ biết rằng tất cả người kể những câu chuyện này đều thật lòng, nghiêm chỉnh và họ không dám cười lên những linh hồn đã hy sinh cho tổ quốc vì chính họ cũng là những người dấn thân cho quê hương.

            Cũng có thể những câu chuyện này thật sự phát sinh ra từ uẩn ức. Sự uẩn ức cuả người lính chiến đã bị bức tử môt. cách vô tình, hay là sự uẩn ức cuả người dân miền Nam VN bị mất nước vào tay CS. Với bất cứ lý do nào đó, tượng anh lính chiến với đề Tài “Thương Tiếc”, có nét mặt trầm buồn ưu tư bao la thăm thẳm, mà lại có vẻ ẩn chứa sự bình thản của một thiền sư, đã dể dàng đi sâu vào lòng người. Tượng đài sống động, như ẩn như hiện, nhìn vào, thấy những thổn thức tâm can của những con người khao khác hoà bình. Kiệt tác là ở nơi chúng ta, cũng như chúng ta ở nơi kiệt tác. Sự đồng tình giao cảm của tâm hồn rất cần thiết cho sự thưởng lãm nghệ Thuật. Lúc đó kiệt tác sẽ trở thành một thực thể có sinh khí. Chính vì vậy mà tượng “Tiếc Thương” đã hoá thành thần linh chăng?


            …Nghĩa Trang Quân Đội toa. Lac trên một đồi cao nên từ ngã tư xa lộ Sàigòn-Biên Hoà và lối vào Thủ Đức mọi người có thể nhìn thấỵ Ngày từ lối vào, sừng sửng bức tượng quân nhân trẻ tuổi, ngồi nghỉ, vai đeo ba lô, đầu đội nón sắt, tay cầm khẩu Garant M1 để trên đùi. Đó là tác phẩm điêu khắc “TIẾC THƯƠNG” cuả Điêu khắc Gia Nguyễn Thanh Thu.

            DKG Nguyễn Thanh Thu, cấp bậc Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người chịu trách nhiệm thực hiện tượng đài kỷ niệm “TIẾC THƯƠNG” cho Nghĩa Trang . Mới đầu nghệ Sĩ Thu tốn biết bao tháng ngày phác họa trên mô hình, trên giấy và thạch cao những “mẫu” Tượng Đài nhưng vẫn chưa hài lòng tác phẩm nào cả.

            Tình cờ một hôm, Đại Úy Thu đến thăm bạn ở Tiểu Đoàn III Nhảy Dù. (Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc Lịch, Tiểu Đoàn Phó, Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh). Bạn Thu cư ngụ trong doanh trại ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (Sau này là Bệnh Viện Vì Dân). Nhưng trưóc khi vô nhà bạn, Thu ghé vào quán giải khát trước cổng, Lúc vào quán Đại Úy Thu chú ý một Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu La Dẹ Trên bàn chỉ một mình anh nhưng có hai ly bia đầy đối nhau. Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù vẫn không quên cụng ly bia đối diện và nói:

            -Uống đi mày, uống đi mày …

            Tiếng cụng ly, lời mời vẫn đều đặn theo nhịp uống của anh tạ Thoạt đầu, Đại Uý Thu nghĩ là anh này đã say nên không kềm chế được hành động, nhưng nhìn xung quanh chẳng ai thắc mắc thái độ lạ lùng đó, có lẻ họ đã hiểu tâm sự của anh.

            Anh Hạ Sì lại tiếp tục, tay cụng ly, miệng nói:

            -Uống đi mày …

            Ông Thu hiếu kỳ, nhìn nét mặt buồn, đau xót vời vợi của anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán sự tình rồi đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ Sĩ điềm tỉnh trả lời:

            -Trình Đại Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập binh chủng Nhảy Dù cùng một ngày. Sau thời gian huấn luyện, cả hai về Tiểu Đoàn IIỊ Nay … người bạn thân đã chết ở trận đia. …

            Nói tới đây anh Hạ Sĩ nghẹn ngào. Ngưng lại một lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống, anh lại nâng ly, cụng vào ly bên kia và miệng lại nói:

            -Uống đi mày … Có Đại Úy đang uống với tao đây.

            Sau đó anh nói tiếp:

            -Từ ngày bạn tôi mất tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay còn một, đôi lúc tôi muốn đào ngũ về quê, nhưng về quê tôi cũng không tìm lại được nó nữa, ở đâu tôi còn tìm thấy hình bóng của nó ?…

            Người Hạ Sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và tình bạn thắm thiết của anh đã gây cho Nghệ Sĩ Thu một xúc động tràn ngập, vô bờ. Từ giao cảm thiên thu đó, Nhà Điêu Khắc xin phép Tiểu Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ Sĩ làm người mẫu để ông hoàn thành bức tượng đài kỷ niệm. Bức tượng “TIẾC THƯƠNG” được hoàn thành đầu tiên bằng xi-măng.

            Sau đó, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù trở về đơn vị, và trong một trận chiến quyệt liệt ở Tam Quan, Bồng Sơn, anh đã hy sinh trên trận địa để sang bên kia thế giới với người bạn cố tri ngày nào. Anh Hạ Sĩ sầu vời vợi vỉnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh còn ghi mãi mãi trong lòng chúng ta.

            Nếu câu chuyện đến đây chấm dứt cũng đã nhiều lạ lùng kỳ diệu về tình bạn, tình chiến hữu, nhưng bức tượng lại còn những kỳ bí khác nữa, có thể vì những kỳ bí mà bức tượng xi măng đã đổi thành tượng đồng. Sau đó, biết bao tin đồn đại về bức tượng hóa thần, nào là:

            -Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chận xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.

            -Một viêc. khác xảy ra ở Biên Hòa, số là vào buổi sáng kia một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, bất chợt khi cần tiền lấy hàng, mở Tủ ra chỉ thấy toàn là tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ Ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì…

            -Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước uống là thường. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ “sao lại có người lính giống anh lính ở tượng đài Tiếc Thương đến như thế ?

            Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lại. Cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt tượng đài TIẾC THƯƠNG, cụ cho rằng bức tượng đã hiện thành người và thấy vết sình non hảy còn dính đầy đôi giầy trận.

            Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một đi xem rồi về đồn mười, đồn trăm … lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hòa, đổ nhau đi coi tượng đài TIẾC THƯƠNG làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng Nghĩa Trang.

            -Nào là những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng Nghĩa Trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt bức tượng TIẾC THƯƠNG đi lại trên Xa Lộ !

            Truyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Đội.

            Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Uý Thường vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghe. Chuẩn Úy Thường Vụ Kể :

            - Nhân một hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm sau. Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ Chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn tượng đài và nói với giọng điệu cố hữu của một “Thượng Sĩ” Đại Đội :

            -Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơi.

            Nói xong tôi bước vào nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch việc chung sự Tám giờ sáng hôm sau, việc thờ cúng bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài môt. giờ chiều. Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm quá thức khuya. Trong giấc ngủ Chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm. Nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:

            -Ai phá nhà tao đó ?

            Tiếng gỏ Cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậy. Khi mở Cửa, tôi bật ngữa, thấy bức tượng “TIẾC THƯƠNG” đứng chình ình trước cửa nhà tôi và nói:

            -Chuẩn Úy Thường Vụ Bê bối qúa, kêu hai giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ Tôi nhậu với ai ?…

            Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoài. Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, dần dần tiếng chân xa đi rồi im bặt”

            Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hoà kể trường hợp ông gặp tượng “TIẾC THƯƠNG” ngồi sau xe Jeep của ông:

            -Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho họ đở Mõi chân. Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, khi tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe lại đón một Hạ Sĩ xin qúa giang.

            Khi anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm môt. tí nào…Tôi quay lại sau , định nhờ anh lính xuống đẩy giùm… thì thấy bức tượng “TIẾC THƯƠNG” đang ngồi phía sau. Tôi chưa phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:

            -Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi …

            Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng phía sau cũng biến mất.”

            Vị Thiếu Tá còn kể một chuyện khác:

            -Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người lân cận vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, qúa quen với kiểu đó nên cô chẳng thèm quay trở lại xem hình dáng người tán tỉnh mình ở sau lưng ra sao. Cô nghe tiếng người lính hỏi :

            -Cô có biết tôi là ai không?

            Cô gái không ngó lại, vẫn cắm cúi làm việc và trả lời::

            -Ông là ai, kệ Ông chứ, mắc mớ gì tôi …

            Bỗng một tràng cười ngạo nghễ khác thường từ phiá sau cô gái và nghe những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thì ôi thôi nguyên bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt cộ Cô la hoảng, chạy vào khu làm việc, kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ Việc ngay ngày hôm đó…”

            Chú thích:
            Đó là những mẫu chuyện mà tôi đã nghe về bức tượng “Thương Tiếc” ở nghĩa trang quân đội, xin chia sẽ cùng các bạn. Tôi xin cảm ơn Chú ruột tôi ,Chi Lan, đang cộng tác cho tờ báo Viettime Bách Khoa, đã cung cấp cho tôi tài liệu cho chuyện này.


            Nguồn: May4Phuong
            #6
              n.trang 19.02.2006 01:48:26 (permalink)
              Truyện Ma
              Tiếng Cười Trong Đêm Khuya
              Tác giả: N/A

              Ha... ha.ha.ha! há..há..a..ha! Hú... hu... hu.hu... u!

              Thiệt là hãi hùng, khi không sao lại có tiếng cười ai đó văng vẳng trong đêm làm cho bất cứ ai nghe được cũng cảm thấy rợn người... Sáng hôm sau đâu đâu người ta cũng nghe lời bàn tán về tiếng cười đêm trước - người thì cho đó là tiếng rên rĩ của muột người con gái còn rất trẻ, người thì bảo đó là tiếng hú của một chàng thanh niên trong tuổi đôi mươi, còn có người thì cho rằng đó là tiếng la hét của hai người... mà là hai người đã chết v.v. Thiệt ra thì đó là tiếng cười, hay tiếng rên rỉ, hoặc là tiếng la hét. Nhưng những tiếng đó phát xuất từ đâu? Phải chăng là ở bãi tha ma vắng vẻ trên ngọn đồi phía bắc làng, hay là những tiếng đó phát ra từ ngôi nhà hoang ở phía nam?...

              Rồi thì sự sinh hoạt trong làng cũng trở lại bình thường và đêm lại một lần nữa trở lại với vạn vật như mọi khị Nhưng đêm nay thì khác, hầu như mọi người trong làng đều cảm thấy lành lạnh. Lạnh mà họ cảm được đây không phải là do thời tiết mà là lạnh do tiếng cười đêm qua ám ảnh. Mới có 10 giờ tối mà cả xóm làng đều im phăng phắc; không biết là đã có ai ngủ vô chưa nhưng vạn vật hình như đã bị lắng đọng lại - cả đến những tiếng động do súc vật gây ra cũng không có. Không lẽ chó, gà, heo, vịt cũng đều kiếm chỗ ẫn nấp hết rồi sao? Tại sao tiếng cười lại có ma lực ghê gớm như thế? Không lẽ thật là tiếng ma kêu quỉ hú?...

              Chuyện gì tới rồi cũng sẽ tới... Trong lúc mọi người trong làng đều trùm mền kín đầu thì tiếng cười đêm trước lại lanh lãnh vang dội... Hảhảha! ?Huhuhu! Và cứ như thế 5, 10 phút một lần. Người Công Giáo thì thì thầm đọc kinh, người Phật Giáo thì Nam-Mô-AĐi, còn trẻ con thì ôm cứng lấy cha mẹ anh chị chúng. Thật là khinh khủng sợ hãi... Nhưng rồi một đêm kinh sợ cũng qua đi và mặt trời lại ló dạng. Mọi người lại một lần nữa xôn xao bàn tán - "Làng mình chắc là có ma quỉ xuất hiện, phải nhờ cụ Tám ra giúp giải quết vấn đề!" một người xướng. "Đồng ý! Đồng ý!" mọi người khác đều hưởng ứng.

              Cụ Tám là người nổi tiếng không sợ trời, không sợ đất. Cụ là người duy nhất luôn luôn tắm xác cho người chết trước khi bỏ vô hòm. Người ta khẩu truyền rằng cụ đã gặp rất là nhiều ma quỉ nhưng chưa một lần tỏ ra khiếp sợ... Tuy rằng không muốn liều mình, nhưng vì xóm làng cụ Tám cũng đành phải miễn cưỡng tuân theo để tìm hiểu nguyên do tiếng cười bí mật kia.

              Cụ Tám sửa soạn con dao cặt củi mà cụ cho là một vũ khí lợi hại nhất của cụ. Trời vừa chập tối là cụ đã ra khỏi nhà. "Mới có 9 giờ mà mọi nhà đã đóng cử tắt đèn rồi," cụ lẩm bẩm và từ từ tiến tới ngôi nhà hoang ở phía nam khu xóm, nơi mà cụ nghĩ rằng sẽ tìm được nguyên do tiếng ma gào quỉ khóc kia.... Đã hai tiếng trôi qua mà không có gì xãy ra, cụ cảm thấy người cụ hơi mỏi mệt vì nấp trong bụi cỏ trước căn nhà hoang... Nhưng, bất chợt, cụ cảm thấy rờn rợn lạnh trong người. Linh tính báo cho cụ biết là có gì không ổn đâu đây. Cụ cố lấy bình tĩnh để chờ đợi thêm.

              Khoảng đúng 12 giờ đêm, thì Hú.hú.hu.hu! Tiếng hú làm cho cụ giật bắn người giậy; tay cụ nắm chặt con dao để chờ đợi. Tiếng Hụ.hụ.húhahaha! mỗi lúc một tiến gần nơi cụ nấp là cho cụ toát mồ hôi lạnh và tự nhủ, "Trong suốt cuộc đời, đây là lần ta cảm thấy rợn nhất, không biết tại ta đã già nua hay là tại con quỉ này ghê gớm đến vậy."... Một lần nữa tiếng Huhu lại nổi lên bên cạnh cụ và một bóng trắng xuất hiện trước mặt cụ. Hai tay nắm chặt con dao, cụ định tung ra một nhát vào bóng trắng kia nhưng bóng trắng đã bay xa hơn và dùng tay để vẫy cụ như là muốn thách thức cụ Tám. Cụ cứ tiến gần thì bóng trắng đó lại bay xa thêm... Cứ như thế mà đã đến gần bờ biển. Bất chợt, lại thêm một bóng trắng xuất hiện. Lần này thì cả hai bóng trắng đều quay lại như muốn nói với cụ Tám điều gì đó và cả hai chợt biến mất trước mặt cụ Tám. Cụ mĩm cười ra điều hãnh diện vì con ma ác ôn đó mà cũng sợ cụ. Sau đó cụ quay người trở lại để ra về thì chân cụ vấp phải vật gì đó. Bật chiết đèn lên cụ chợt hốt hoảng vì dưới chân cụ là hai xác chết của một đôi nam nữ độ đôi mươi. Lúc này thì cụ đã đoán ra được 9 phần 10 của câu truyện. Cụ khéo hai cái xác lui vô trong để nước khỏi cuốn đi, rồi ra về... Sáng hôm sau dân làng mang hai cái xác đi chôn và lập một bàn thờ cho đôi trai gái xấu số; và từ đó người ta không còn bị ám ảnh bởi tiếng gào thét kinh sợ giữa đêm khuya nữa.

              Hết
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.02.2006 01:50:46 bởi Mập Muội Muội >
              #7
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9