THO TINH XUÂN DIỆU
khietnghi 05.02.2004 16:56:23 (permalink)
XUÂN DIỆU



Tên thật là Ngô Xuân Diệu .
Sinh ngày 2/2/1916, mất ngày 18/12/1985
Sinh ra và lớn lên tại Bình Định . Cha gốc quê Hà Tĩnh, đỗ tú tài án học . Xuân Diệu học và đỗ bằng thành chung ở Quy Nhơn, rồi học ở Hà Nội, ở Huế, đỗ tú tài một và hai . Dạy học tại trường Thăng long Hà Nội . Làm tham tá nhà đoan ở Mỹ Tho . Ngoài làm thơ còn viết truyện ngắn, tiểu luận, phê bình, dịch thơ .


Thời thơ mới cũng như gần nửa thế kỷ sau năm 1945 Xuân Diệu được coi như nhà thơ tình số một của thơ ca Việt Nam . Nhà thơ đã thử định nghĩa tình yêu :

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn tôi bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu

Vì sao ?


Yêu là chết trong lòng một ít


Yêu


Thực ra, tình yêu ở Xuân Diệu không nhè nhẹ hiu hiu, buồn đau thì có nhưng lòng nhà thơ không bao giờ nguội lạnh, không chết dù là một ít, mà sôi nổi, nồng nàn, cuồng nhiệt :

Như kẻ hành nhân quáng nắng thiêu
Ta cần uống ở suối thương yêu
Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn
Sóng mắt, lời môi, nhiều thật nhiều ...
Trời cao treo thử chén xanh êm
Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm
Nên lúc môi ta kề miệng thắm
Trời ơi, ta muốn uống hồn em

Vô biên



Không mãi du dương trong cõi tiên như Thế Lữ, lên tiếng chê trách trường phái thơ Loạn đương thời , Xuân Diệu , nói như Thế Lữ trong lời tựa tập Thơ Thơ (1939) "Là một người của đời , một người ở giữa loài người . Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian ..."

Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn riết cả minh xuân
Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút màu dưới đất


"Vội vàng" sống, "giục giã" yêu, tận hưởng giây phút hiện tại . Đời người ngắn ngủi, thời gian không đợi, chủ đề đó không mới lạ , chuyện bỉnh chúc dạ du (cầm đuốc chơi đêm) xưa nay đông tây đã có - Nguyễn Công trứ dà cổ vũ nó - nhưng phải chờ đến thơ mới và với Xuân Diệu mới có cái say sưa, hối hả, quyết liệt này :

Hái một mùa hoa lá thuở măng tơ
Đốt muôn nến sách mặt trời chói lọi
Thà một phút huy hòng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm


Nếu có gì là "hưởng thụ" ở đây, thì không phải theo nghĩa vật dục tầm thường , mà nó chỉ là biêu hiện của khát vọng được sống, được hưởng hoa thơm trái ngọt của đời, của tình yêu . Mà yêu phải là hưởng thụ, nếu quan niệm khác đi e không tránh rơi vào chủ nghĩa giáo điều chấp nhận cái "buồn le lói suốt năm canh", chấp nhận sống tẻ nhạt, phí phạm .

Khát vọng giao cảm, yêu thương có một đối tượng chắc chắn hơn là thiên nhiên . Với tình yêu, với thiên nhiên, Xuân Diệu đều thiết tha say đắm như nhau . Ngôn ngữ dành cho thiên nhiên, ngôn ngữ của thiên nhiên cũng là ngôn ngữ của tình yêu

Nguyệt lác đác tiếng nổ dòn lách tách
Lòng phơi phới chùng đợi cái ong châm
Miệng thở ra hương, hương thở tình ngầm,
Hoa kỹ nữ đã mở lời trêu ghẹo ...
Chàng gió lạ đi khuya ngoài khuất nẻo
Nghe tiếng thơm liều liệu đến tìm hương
Cánh du lang tha thướt phất qua tường;
Áo công tử giải là vương não nuột .
Này hoa ngọc đã giật mình trắng muốt,
Thoảng tay tình gió vuốt - bỗng lao đao
Hương hiu hiu nên gió cũng ngọt ngào
Hôn nho nhỏ mà đầu hoa nặng trĩu

Hoa đêm


Người ta hay nói đến "khoảnh khắc thơ" khoảnh khắc tâm hồn, khoảnh khắc thiên nhiên . Nói khoảnh khắc vì nó chỉ diễn ra trong một lúc nào đó rồi nhanh chóng trôi qua, mà chỉ câu thơ, bản nhạc, bức họa ... mới ghi lại tươi nguyên, sống động, níu giữ, giành giật ra khỏi cái dòng chảy vô tình của thời gian . Những khoảnh khắc như thế ta bắt gặp nhiều lần trong thơ Xuân Diệu

Gió thầm mây lặng dáng thu xưa
Mới tạnh mưa trưa chiều đã tà
Buồn ở sông xanh nghe đã lại
Mơ hồ trong một tiếng chim qua

Thu


Nhưng "day tơ" trong không gian mỗi người hình như đã có dịp cảm thấy, nó mong manh biết bao, được thơ ghi lại thì nó còn lại mãi :

Không gian như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu

Chiều


Cũng như cái khảnh khắc trăng này - thơ về trăng thì cũng không ai qua được Xuân Diệu :

Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang,
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá
Và làm sai lỡ nhịp trăng đang
Dịu dàng những ánh tơ xanh
Cho gió du dương điệu múa cành
Cho gió đượm buồn thôi náo động
Linh hồn yêu điệu của đêm thanh

Trăng


Nhà thơ tự ví mình như một thứ kim loại dễ dàng chịu sức hút của muôn v^.t muôn loài :

Tôi chỉ là cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả

Cảm xúc


Chính lòng yêu đời, nhạy cảm đã giúp nhà thơ cảm nhận ra những mối tương giao thầm kín, sự giao hòa, hô ứng giữa sự vật với nhau và với con người . Về mặt này Baudelaire đã có ảnh hưởng đáng kể đến Xuân Diệu . Taâm hồn nhà thơ như thu hút vào sự v^.t, lắng nghe bản hòa t^'u âm thầm "huyền diệu" giữa màu sắc, hương vị, âm thanh :

Này lắng nghe em khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của du dương
Ngừng hơi thở lại, nghe trong ấy
Hiển hiện hoa và phản phất hương

Huyền diệu


Thơ tư duy bằng âm điệu, bằng trực cảm, bằng liên tưởng, phát hiện ra mối liên hệ thầm kín giữa các sự vật tưởng như vô can, xa lạ cũng là một cách cảm nhận tính thống nhất trong tính đa dạng của thế giới bên ngoài và bên trong con người . Đó cũng là cái "huyền diệu" của thi nhân . Cái "huyền diệu" cũng đạt tới được nhờ ngôn ngữ say nồng, táo bạo cho đến bây giờ vẫn là mới, là r^'t sáng tạo, chả trách mà có người đương thời chê Xuân Diệu là Tây, là lai căng, mất gốc . Nhưng bây giờ thì đã rõ tư duy ấy, cảm xúc aâ'y là phải đi với ngôn ngữ ấy, không thể khác được :Nhan sắc ơi, bình minh qúa, tháng giêng cười, tuôn âu yếm, lùa mơn trớn, rượu nơi mắt, gấm trong lòng, chùm mong nhớ, khóm yêu thương, tình gió thổi, hoa kỹ nữ, gió phong lưu, trăng mối lái, trăng vú mộng, tắt nắng đi, buộc gió lại ... Đó là ngôn ngữ, đó là tâm hồn Xuân Diệu .

GS LÊ ĐÌNH KỴ
<Edited by: khietnghi -- 2/5/2004 1:26:28 PM >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9