hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`..

Tác giả Bài
Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 02.07.2003 11:32:00
Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về phương diện thực nghiệm lẫn lý thuyết. Trong thời buổi khoa học kĩ thuật phát triển cao như hiện nay thì việc nắm vững và am hiểu rõ về phương pháp thực nghiệm cũng những kiến thức cơ bản của các bộ môn khoa học nói chung và Hóa học nói riêng.
Vậy thì thế nào là một học sinh giỏi Hóa học? Theo phó giáo sư Bùi Long Biên(ĐHBK) thì :" HSG Hóa học phải là người nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới(do chưa được học hoặc chưa thấy bao giờ)trong các kì thi đưa ra"
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi đã tìm đến PGS.PTS. Trần Thành Huế(ĐHSPHN). Thầy cho rằng :" Nếu dựa vào kết quả bài thi để đánh giá thì bài thi đó phải hội tụ các yêu cầu sau đây:
1. Có kiến thức cơ bản tốt; thể hiện nắm vững các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình; không thể hiện thiếu sót về công thức, phương trình hóa học.Số điểm phần này chiếm 50% toàn bài.
2. Vận dụng sắc bén có sáng tạo các kiến thức cơ bản trên. Phần này chiếm khoảng 40% số điểm toàn bài.
3. Tiếp thu hoặc dùng được ngay một số vấn đề mới nảy sinh do đề thi đưa ra. Số điểm phần này chiếm 6% toàn bài.
4. Bài làm trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Phần này chiếm 4% toàn bài.
Ngoài những bài thi lý thuyết, học sinh còn bắt gặp các bài thi thực hành. Đối với các bài thi loại này, yêu cầu người học sinh phải có kĩ năng thực hành tốt, khuyến khích các tài năng thực hành như sự khéo léo, có sự quan sát hiện tượng tốt và giải thích được bản chất các hiện tượng đó"
Để làm được điều đó, thì cách học như thế nào là có hiệu quả???
Chúng ta phải công nhận với nhau một điều rằng, một người có một cách học, một phương pháp học khác nhau; không thể có một khuân mẫu chung cho mọi người. Vấn đề mà có lẽ mọi người đều thống nhất là càn phải có một lòng hăng say học tập cao độ và một ý chí vươn lên thật mạnh mẽ. Trong cách học, có lẽ trước hết ta phải tìm cách nắm vững được kiến thức cơ bản. Có nghĩa là chúng ta phải lật đi lật lại vấn đề với 3 câu hỏi lớn: " Đó là cái gì? Nó như thế nào?Tại sao lại như thế?" . Với ba câu hỏi ấy, bạn sẽ tìm được cách học tốt nhất cho mình.
Thí dụ: ta muốn tìm hiểu về vấn đề điện phân ta có thể có các dạng câu hỏi như sau:
- Loại pư hóa học nào xảy ra trong sự điện phân?
- Pư: NaCl ---> Na + 1/2 Cl2 có xảy ra được không?
- Bản chất hóa học cuae sự điện phân là gì? Tại sao lại như thế?
- Sự điện phân và sự nhiệt phân có khác nhau hay không? Tại sao?
Cùng với việc nắm vững bản chất, ta còn phải nhớ và vận dụng. Hai yếu tố này phải đi liền với nhau, bổ sung cho nhau.
Với những yếu tố trên xem như bạn đã có một cách học rất khoa học song bạn sẽ sử dụng những yếu tố đó để làm một bài thi hóa học như thế nào? Theo tôi, để làm được trọn vẹn một bài thi hóa học với kết quả tốt nhất nhất thiết phải tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Nắm vững đề và ý đề bài muốn chúng ta giải quyết.(rất quan trọng)
Bước 2: Phân tích đề bài(cần thiết)
Bước 3: Thực hiện lời giải(đương nhiên là phải có)
Bước 4: Kiểm tra và tự đặt cho mình một bài toán tương tự như thế.
Trên đây là một số suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, mong các bạn cho ý kiến.

 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 31.08.2003 17:10:59

Trong cách học, có lẽ trước hết ta phải tìm cách nắm vững được kiến thức cơ bản. Có nghĩa là chúng ta phải lật đi lật lại vấn đề với 3 câu hỏi lớn: " Đó là cái gì? Nó như thế nào?Tại sao lại như thế?" . Với ba câu hỏi ấy, bạn sẽ tìm được cách học tốt nhất cho mình.......

Trên đây là một số suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, mong các bạn cho ý kíên......



Casanova có câu hỏi va HY suy nghĩ:

1. Ba câu hỏi lớn nầy hình như được áp dụng trong tất cà mọi trường hợp, thời gian, và nơi chốn.

2. Không nói riêng về Hoá học mà ngay cả cách đọc hay cách viết bài nầy hay cái gì.

3. Cám ơn Casanova, HY sẽ áp dụng ba câu hỏi đúc kết nầy cho mọi vấn đề may ra HY có được chút thông minh tiến bộ nào chăng!

4. HY chỉ có một sồ kiến thức tình cảm để viết thư đến Mẹ, đến người mình muốn yêu, nói nôm na " những lá thư tình" .

5. Vậy các mời các bạn qua mục " Những lá thư tình" đọc rồi hỏi ba câu hỏi như trên: Thư đó nói cái gi? Trọng tâm nó ở chỗ nào? Tại sao nó lại như thế? Đại loại như vậy, khi các bạn đọc thư tình của HY gởi cho MV hay cho Bạn cũng thế.

6. Thân ái chảo các bạn mạnh tiến trên lảnh vực hoá học hay ngay trong cơ thể chúng ta cấu thành từ 5 chất hoá học cơ bản được viết với ký hiệu: O, C, H, N, Ca và.....

7. Cám ơn Casanova và các bạn
< Edited by: HongYen -- 8/31/2003 1:15:22 PM >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Hóa Học - 02.09.2003 07:05:02

Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về phương diện thực nghiệm lẫn lý thuyết. Trong thời buổi khoa học kĩ thuật phát triển cao như hiện nay thì việc nắm vững và am hiểu rõ về phương pháp thực nghiệm cũng những kiến thức cơ bản của các bộ môn khoa học nói chung và Hóa học nói riêng.


HY có những ngô nhận về Hoá Học, thí dụ như Hydrogen = H = 1 = 1gram = 1g; rồi Oxygen = O = 16 gram hay đại loại như vậy trong một thời gian dài....

Xin mời các bạn đọc, lại đọc tiếng Anh, mong các bạn dùng tự điển như HY đã dùng:

....The dimentions of the elctron cloud determine the overall size of the atom. To get an idea of the scale involved, consider that if the nucleus were the size of a tenis ball, th electron cloud would have a radius of 10km ( roughly 6 miles!). In reality, atoms are so small the atomic measurements are most conveniently reported in nanametẹrs ( NA- nõ-mẽ-terz) (nm). One nanometer is 10 (luỹ thửa) -9 (trử 9) meter (0,000 000 001 m). The very largest atoms approach 0,5 nm in diameter (0, 000 000 000 5 m).


Mà một atom bị HY hiểu lầm là 1 gram như đã nói H=1=1g. Tuy nhiên sự ngộ nhận nầy cũng có căn cứ là những nhà bác học đã đồng ý qua một quá trình khác để H = 1 atom = 1 mol (tương đương) = 1 gram = 1g hay chi tiết hơn là H = 1,0079, và O = 15.999. Mong các bạn có được những kiến thức vững chắc qua nhiều giai đoạn, không đi tắt để bị ngộ nhận khó chấp nhận mà HY vấp phải. HY đã phải khắc phục rất khó khăn trong học vấn cũng như sự đời về những ngộ nhận của mình. Cám ơn các bạn.
< Edited by: HongYen -- 9/3/2003 11:51:18 AM >

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 03.09.2003 13:20:30

5. Vậy các mời các bạn qua mục " Những lá thư tình" đọc rồi hỏi ba câu hỏi như trên: Thư đó nói cái gi? Trọng tâm nó ở chỗ nào? Tại sao nó lại như thế? Đại loại như vậy, khi các bạn đọc thư tình của HY gởi cho MV hay cho Bạn cũng thế.


Casa cũng đã được đọc nhiều bài của HY , tuy cảm thấy rất hay nhưng vì chuyện kiến thức văn học nói chung và tâm tư nói riêng còn chưa hiểu hết tâm sự của người viết chính thực cũng muốn hỏi vài câu như trên , vậy nếu tiện thì tâm thành mong HY chỉ rõ về các điểm mấu chốt của sự tâm thành là thế nào? biểu hiện tâm thành như thế nào thì được đánh giá là tâm thành , biểu hiện như thế nào thì lại cho là quá mẫn cảm và bi luỵ....

Mà một atom bị HY hiểu lầm là 1 gram như đã nói H=1=1g. Tuy nhiên sự ngộ nhận nầy cũng có căn cứ là những nhà bác học đã đồng ý qua một quá trình khác để H = 1 atom = 1 mol = 1 gram = 1g hay chi tiết hơn là H = 1,0079, và O = 15.999. Mong các bạn có được những kiến thức vững chắc qua nhiều giai đoạn, không đi tắt để bị ngộ nhận khó chấp nhận mà HY vấp phải. HY đã phải khắc phục rất khó khăn trong học vấn cũng như sự đời về những ngộ nhận của mình.

Thực ra chuyện đồng ý của các nhà khoa học như HY đã nói trên thì thực ra được coi H=1 atom=1 gram= 1g không có ý nói về khía cạnh phân tử hay nguyên tử mà cho rằng đó là quy ước về trọng lượng phân tử , nguyên tử đấy thôi..Còn chuyện coi H= 1mol thì..hi` hi` quả thật Casa cũng chưa biết đến...

 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 03.09.2003 16:01:32

chỉ rõ về các điểm mấu chốt của sự tâm thành là thế nào


2. Cai nầy HY giả dụ thôi nhá. Mình đặt trong tâm là đang yêu một người, rồi coi như người đó tên...., xong coi như coi yêu và yêu một vấn đề nào đó của ngưởi đó. Đã có những tiêu đề như vậy rồi, thì mình bắt đầu đem con tim ra viết những lời yêu thuơng đến người đó bằng tất cả những lời mà con tim có.

Casanova ơi, nói thiệt HY chưa đuọc ai yêu nên phải tưởng tượng ra thôi. Vậy CN cũng nên tưởng tượng HY thật tình yêu để đọc thư tình cùa Hy thì nó mới iu.

1. Cái chuyện 1 mol, HY đã thêm vào = 1 mol (tương đương) nghĩa la phải qua giai đoạn nữa, tạm hình dung đi, vì HY cũng đang dốt Hoá Học mong các bạn chỉ giáo.

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 05.09.2003 07:11:00

HY cũng đang dốt Hoá Học mong các bạn chỉ giáo.

Thực ra thì không phải ai cũng hiểu hết về các vấn đề , ngay cả người được giải nobel như các nhà khoa học cũng thế...kiến thức là đại dương còn những gì ta đang hiểu và sẽ hiểu chẳng qua như những giọt nước trong đại dương bao la ấy...Điều quan trọng là chúng ta muốn và phấn đấu để đạt được điều gì trong cuộc sống? Vậy sự trao đổi kiến thức mà chúng ta biết và chưa biết mới là quan trọng....Casa cũng vậy và chính Vdis đã và sẽ mang lại điều đó...Hy vọng HY và các bạn tích cực trao đổi với nhau nhằm mang lại sự hiểu biết hơn về tất cả những gì mong đợi...Thân ái

 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Hoá học - 07.09.2003 01:54:31

trao đổi kiến thức mà chúng ta biết và chưa biết mới là quan trọng


CN,

HY rất thích hiểu biết về Hoá Hoc vì càm thấy mình có những hiểu biết quá sai lầm khi đọc sách báo. Rất mong ý kiến của các bạn về căn bản cũng như chuyên môn. Cám ơn

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 07.09.2003 08:05:09
Không thành vấn đề về chuyện đó đâu HY à,Casa rất hoan nghênh bạn , muốn tìm tòi , phát hiện những gì mình chưa biết là điều rất tốt mà. Hy cũng như các bạn muốn tìm hiểu về hoá học cũng như các môn khoa học tự nhiên thì hãy cứ post bài lên diễn đàn , Casa với vốn kiến thức ít ỏi sẽ cố gắng trả lời tất cả các bạn , dù rằng vẫn biết kiến thức là vô vàn nhưng nếu không trả lời được thì Casa cũng sẵn sàng giúp bạn trong công việc tìm kiếm tài liệu về vấn đề ấy....Thân ái

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 07.09.2003 08:18:39
Hóa có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Ngay như chỉ liên quan đến vấn đề khoa học kỹ thuật thuần túy thì trong ngành Chemistry đã có các phân khoa như Inorganic Chem., Organic Chem., Chemical Engineering, Physical Chemistry. Bên cạnh đó còn có 1 số ngành có liên quan đến Hóa như Materials Science, Manufacturing.
Đấy là những thông tin ở nước ngoài, còn ĐH trong nước :Hóa Dầu , Hóa Thực Phẩm, Hóa Hữu Cơ,Hóa Lý,Hóa Vô Cơ,Polyme,Máy và Thiết Bị Hóa học,còn có thể kể thêm ngành Hóa Phân Tích,Môi Trường...v..v...
Như vậy chắc các bạn cũng muốn tìm hiểu thêm về tiềm năng của nền hoá học nước nhà chứ? Nói về tiềm năng thì quả thật vietnam ta đang là một nước " đang phát triển" nên tất nhiên tiềm năng về hoá học là rất lớn , quan trong nhất là phải kể đến hoá học khai thác tài nguyên và sản xuất như Hoá dầu và polymer chẳng hạn..tuy nhiên không phải vì tiềm năng cao như thế mà các bạn sinh viên học nghành hoá sẽ đơn giản trong vấn đề chọn lựa nghành nghề cho một công việc tốt sau khi ra trường...Sau đây là một trong những ý kiến của một bạn sinh viên đang học năm thứ 4 tại trường đại học bachkhoa hanoi chuyên nghành hoá :Với ngành Hóa Dầu thì khó kiếm việc dù tiềm năng có cao đi nữa...
còn Hóa Thực Phẩm,Máy và Thiết bị Hóa học... thì rất dễ xin việc...
còn các ngành khác thì cũng okies,phình phường...kiếm việc dẽ hay khó còn do mình nữa...
còn bạn thích về công nghiệp thì chọn Máy thiết bị nhé...rất nam tính...rất nặng
tui chỉ nói vậy thui,vì tui chưa đi làm nên cũng chưa biết gi nhiều...

 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 07.09.2003 22:39:07

tui chỉ nói vậy thui,vì tui chưa đi làm nên cũng chưa biết gi nhiều


Vậy lả Casa cũng như HY chưa vào việc mà chỉ nói mò. Casa có thấy bói mù, không thấy đường, chì rờ có một mu rù mà nói tam tông tứ đại về ta, cái người đi coi bói. Thế mí tài.

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 09.09.2003 04:32:30

bói mù, không thấy đường, chì rờ có một mu rù mà nói tam tông tứ đại về ta, cái người đi coi bói. Thế mí tài.

Casa không phải là thày bói đâu , nói chung có thày bói giỏi , có thày bói không giỏi chứ...Cái gọi là coi tử vi trọn đời nói chung và tử vi nói riêng thì cũng căn cứ vào khoa học đấy chứ đâu phải là chỉ có " sờ mu rùa " ..Nhưng khoa học thì không thể không có luận cứ logíc được , cần phải có chứng minh rõ ràng...tuy nhiên cái gọi là khoa học huyền bí thì không phải bất cứ ai cũng tham gia nghiên cứu được nhất lại còn là khoa học tâm linh nữa chứ....

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 14.09.2003 04:14:56
Từ khi còn học phổ thông , các thày cô giáo Casa đã từng đọc cho học trò nghe các bài ca , bài thơ ngắn về hoá trị của các hoá trị của các nguyên tố , với mục đích vừa giúp thư giãn vừa giúp trí nhớ cho các trò của mình...tiện đây casa post lên các bạn đọc và tham khảo..
Bài ca hoá trị (1)

Kali (K), iốt (I) , hidrô (H)
Natri (Na) với bạc (Ag) , clo (Cl) một loài
Là hoá trị ( I ) hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
Magiê (Mg) , kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg)
Ôxi (O) , đồng(Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari (Ba)
Cuối cùng thêm chữ canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !
Này nhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cácbon (C) ,silic(Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II , III nhớ liền nhau thôi
Lại gặp nitơ (N) khổ rồi
I , II , III , IV khi thời lên V
Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên IV khi nằm thứ IV
Phốt pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến ,thì ừ rằng V
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.
< Edited by: casanova -- 9/14/2003 12:15:30 AM >

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 14.09.2003 04:16:23
Bài ca hoá trị (2)


Hidro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)
Thường II ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II , IV là chì (Pb)
Điển hình hoá trị của chì là II
Bao giờ cùng hoá trị II
Là ôxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III
Cácbon (C) silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Phốtpho III ít gặp mà
Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
I , II, III , IV phần nhiều tới V
Lưu huynh lắm lúc chơi khăm
Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng
Clo Iot lung tung
II III V VII thường thì I thôi
Mangan rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hoá trị thuộc lòng
Viết thông công thức đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 14.09.2003 04:31:26
Các bạn thân mến , với hoá học các bạn đừng lầm tưởng nó khô khan và lạnh lùng nhé , nói với các bạn rằng nó cũng có thể mang giúp bạn một thông điệp đấy...các bạn không tin àh? thôi được casa sẽ cho các bạn thấy..

Nhà Hoá Học Trẻ
15 tuổi, con người chưa nghĩ nhiều về " sự lãng mạn" .Nhưng vẫn có những người phá vỡ quy luật ấy.Eric là một ví dụ.

Chúng tôi chỉ biết nhau qua những câu " Hello" khi vô tình gặp,từ sân trường đến hành lang.Trong lớp thì chúng tôi được xếp ngồi cạnh nhau,vì họ đầu bằng chữ " D" .

Chỉ vì thế,mà sau vài tháng,dư luận về tình cảm giữa tôi và Eric bắt đầu lan nhanh như chạy đua.Tôi mến Eric,nhưng tôi không biết Eric có bao giờ quí mến tôi không.Thế là tôi cứ ngồi đợi,suy tính xem mình nên trả lời " yes" hay " no" nếu cậu ta nói với tôi cái câu " định mệnh" ấy.Ai chẳng biết,học sinh thì không có nhiều tiền,và câu nói " I love You" ghi trên vở thì đơn giản hơn nhiều,và đỡ tốn hơn nhiều so vơi một hộp chocolate hoặc một bó hoa.

Cuối cũng,vào một buổi sáng,khi tôi vừa bước xuống xe bus của nhà trường,Eric giúi vào tay tôi một mẩu giấy và chạy mất.Không nói một câu,dù chỉ là nói thầm.Tôi mở tờ giấy cẩn thận như một đứa trẻ bóc kẹo và đọc :

" Cindy thân mến!Tớ có một từ này rắc rối lắm!Nó nói về người mà tớ thích.Bạn thử xem có dịch hộ tớ được không?"

Tiếp theo là mấy con số: " 39-8-92" .

Chẳng có gì ngoài mấy con số ấy.Tôi bối rối lắm!Nhưng tiếng chuông đã vang lên và tôi phải chạy ngay vào lớp.

Ngày qua ngày,tôi cứ dằn bặt với thực tế là tôi chẳng hiểu quái gì về mấy con số này.

Buồn bã như thế,tôi vẫn phải đi học môn Hoá,là môn mà tôi ghét nhất nhưng Eric lại rất siêu.Cô giáo bảo khối lượng nguyên tử của oxi là 8. 8 à?Nó làm tôi nhớ đến một trong 3 số mà Eric viết.Liệu có phải là cậu ra dùng những con số hoá học để thách đố tôi?Tôi đi tìm bảng tuần hoàn.Con số đầu tiên : 39 là " Y" (kí hiệu của nguyên tố Ytri).Có thể là như thế.Oxy-kí hiệu " O" là chữ thứ hai.Chữ thứ ba là " U" -kí hiệu nguyên tố Urani.

YOU!Là tôi?Đúng là tôi!

Eric là một cậu bé thông minh.Khi tôi nhận được những gì cậu ta viết,trước khi viết câu trả lời,tôi phải về nhà rửa mặt cho bình tĩnh lại.Để đảm bảo rằng mỗi chi tiết của " từ ẩn" này sẽ sống trong tim tôi,chừng nào tôi còn sống!



Bài viết được sưu tầm trên báo hoa học trò

 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 14.09.2003 21:19:45


" 39-8-92" .


Casa ơi, hôm nảo đó HY viết thư cho người yêu MV , HY cũng viết như vây. Casa nhớ diển tả dụm Cám ơn nhiều lắm

Cái chuyện bài thơ hoá trị, điên đầu luôn mà vui đấy chứ. Đừng tưởng chỉ một hoá trị là tiêu tán chàng...

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 14.09.2003 23:30:27
Ồ được mà , tất nhiên là Casa sẽ giúp cho , nhưng tôt nhất là HY học hoá chăm vào thì sẽ viết được mà không cần Casa giúp đâu...
Thân ái

 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
HY học hoá chăm vào - 15.09.2003 18:03:30

HY học hoá chăm vào


Casa nầy, HY đã không hiểu ma lại còn không biết hói làm sao. Đó mới là tức, mới chết cửa tam.

Caí mục tên gì HY gọi khong được, dai khái positive pole va negative pole đó, làm sao định hướng đi của nó. HY không cho thí dụ được vì không hiểu cách hỏi.

Mong Casa co cách hiểu những người quá dốt mà đòi mở mắt.

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: HY học hoá chăm vào - 16.09.2003 17:14:18

positive pole va negative pole đó, làm sao định hướng đi của nó

Cái này còn gọi là cực dương và cực âm đó mà , muốn định hướng đi của nó thì cần phải nắm rõ hơn về bản chất điện của các ion , trong một quá trình ví dụ như điện phân thì các ion dương sẽ chuyển động về phía cực âm và ion âm thì chuyển động về phía cực dương do ảnh hưởng của dòng điện một chiều trong bình điện phân.Còn có bao nhiêu ion hay electron di chuyển về các điện cực thì còn phải xem xét đến hoá trị của nguyên tố trong chất tham gia điện phân nữa(cần phải xét đến tính chất của chất tham gia quá trình điện phân)...
Thân ái.

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 16.09.2003 17:15:05
Vui ...
Hoá yêu
Nếu em là axit
Anh xin làm bazơ
Để yêu đến bất ngờ
Đến trung hoà không kịp!
Em thích làm axit
Có vị chát vị chua
Như dư vị tình yêu
Không ngọt ngào đường mật.
Tính khí em đặc biệt
Đâu chỉ có protôn
Anh nào biết trong em
Chứa bao nhiêu H+

Tình yêu dành cho em
Mạnh hơn lực axit,
Thắng cả lực bazơ
Để đến tận bây giờ
Vẫn trung hoà không kịp.

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 21.09.2003 01:23:16
Ý nghĩa tên gọi của một số nguyên tố Hoá Học

1.Vàng-Autum(Latinh):Bình minh vàng.
2.Bạc-Argentum(latinh):Sáng bóng.
3.Thiếc-Stanum(Latinh)ễ nóng chảy.
4.Thuỷ ngân:
-Hydragyrum(Latinh):Nước bạc.
-Mercury(Angloxacxong cổ).
-Mercure(Pháp).
5.Chì-Plumbum:nặng.
6.Stibi:
-Stibium(Latinh):Dấu vết để lại.
-Antimoine(Pháp):Phản lại,thầy tu.
7.Kẽm:
-Seng(Ba tư):Đá.
-Zinke(Đức):Đá.
8.Asen:
-Zarnick(Ba tư):Màu vàng.
-Arsenikos(Hi Lạp):Giống đực.
9.Hiđro-Hidrogên(Latinh):Sinh ra nước.
10.Oxi-Oxigen,Oksysgen(Latinh):Sinh ra axit.
11.Brom-Bromos(Latinh):Hôi thối.
12.Argon-Aergon(Latinh):Không phản ứng.
13.Radium-Radi,Radon:Tia.
14.Iot-Ioeides-Màu tím.
15.Iridi-Iris:cầu vồng.
16.Xesi-Cerius:Màu xanh da trời.
17.Tali-Thallos:Xanh lục.
18.Nito:
-Azot(Hi Lạp):Không duy trì sự sống.
-Nitrogenium:Sinh ra diêm tiêu.
19.Heli:Trời.
20.Telu:Đất.
21.Selen:Mặt trăng.
22.Xeri-Cerium:Sao Thần Nông.
23.Urani:Sao Thiên Vương.
24.Neptuni:Sao Hải Vương.
25.Plutoni:Sao Diêm Vương.
26.Vanadi:Nữ thần Vândis của Scandinavia.
27.Titan:Tên thần Titan.
28.Ruteni-(Latinh):Tên cổ nước Nga.
29.Gali-(Latinh):Tên cổ nước Pháp.
30.Gecmani-Germany:Tên nước Đức.
31.Curi:Tên nhà nữ bác học Marie Curie.
32.Mendelevi:Tên nhà bác học Mendelev.
33.Nobeli:Tên nhà bác học Anfred Nobel.
34.Fecmi:Tên nhà bác học Fermi.
35.Lorenxi:Tên nhà bác học Lorentz.
36.Lantan-(Hi Lạp):Sống ẩn náu.
37.Neodim-(Hi Lạp):Anh em sinh đôi của Lantan.
38.Prazeodim-(Hi Lạp):Anh em sinh đôi xanh
1.Atatin:
-Astatum(La tinh).
-Astatos(Hy Lạp):Không bền.
2.Bitmut:
-Bismuthum(La tinh).
-(Tiếng Đức cổ):Khối trắng.
3.Bo:
-Borum(La tinh).
-Burac(Ả rập):Borac.
4.Cađimi:
-Cadmium(La tinh).
-Cadmia(Hy Lạp cổ):Các quặng kẽm và kẽm oxit.
5.Caxi:
-Calcium(La tinh).
-Calo:Đá vôi,đá phấn.
6.Clo:
-Chlorum(La tinh).
-Chloas(Hy lạp):Vàng lục.
7.Coban:
-Coballum(La tinh).
-Cobon:Tên từ tên của bọn quỷ Cobon xão quyệt trong các truyện thần thoại.
8.Crom-Croma(Hy Lạp):Màu.
9.Flo-Fluoros(Hy Lạp):Sự phá hoại,sự tiêu diệt.
10.Hafini-Hafnin:Tên thủ đô cũ của Đan Mạch.
11.Iot-Ioeides(Hy Lạp cổ):Tím.
12.Kali-Alkali(Ả rập):Tro.
13.Platin(Tây ban nha):Trắng bạc.
14.Rođi-Rodon(Hy Lạp):Hồng.
15.Iridi-Irioeides(Hy Lạp):Ngũ sắc.
16.Osimi-Osmi(Hy Lạp):Mùi.
17.Palađi(Hy Lạp):Thiên văn.
18.Ruteni(La Tinh):Tên nước Nga.
19.Argon(Hy Lạp cổ):Không hoạt động.
20.Reni-Rhin:Tên sông Ranh(Rhin).
21.Rubiđi-Rubidis:Đỏ thẫm.
22.Scandi:Tên vùng Scandinavia.
23.Silic-Silix:Đá lửa.
24.Stronti-Stronxien(Hy Lạp):Tên làng Strontian ở Scotland.
25.Tali-Thallos:Nhánh cây màu lục.
26.Tantali-Tantale:Tên một nhân vật trong truyện thần thoại Hy Lạp là hoàng đé Tântle.
27.Tecnexi-Technetos(Hy Lạp):Nhân tạo.
28.Kripton:Ẩn.
29.Neon:Mới.
30.Xenon:Da.
31.Rađon:Lấy từ tên gọi Rađi(Rađon là sản phẩm phân rã phóng xạ của Rađi).
32.Liti-Lithos(Hy Lạp):Đá.
33.Molipđen-Molindos:Tên của Chì.
34.Amerixi:Tên châu Mỹ.
35.Beckeli:Tên thành phố Beckeli ở bang Califocnia ở Mỹ.
36.Kursatovi:Tên của nhà bác học I.V.Kursatop.
37.Jolioti:Tên của nhà bác học I.Joliot Curie.
38.Ninbori:Tên của nhà bác học Niels Bohr.
39.Gani:Tên của nhà phát minh ra hiện tượng phân rã của Uran là O.Hanh.
40.Prometi-Prometei:Tên của thần Promete trong thần thoại Hi Lạp.
41.Niken-Nick:Tên của con quỷ lùn lão Nick trong trong những truyền thuyết của thợ mỏ.
42.Niobi-Nioba:Tên con gái của hoàng đế Tantal trong truyện thần thoại đã bị Zeus kết án suốt đời phải chịu sự hành hạ.
43.Rađi-Radius:Tia.
44.Thori-Thor:Tên thần Thor trong truyện cổ ở Scandinavia.
45.Titan:Tên những người khổng lồ con cái của thần Uran và nữ thần Hea.
46.Vanađi-Vanadis:Tên nữ thấn sắc đẹp trong thần thoại cổ Scandinavia.
47.Xezi-Cesius(La Tinh):Xanh da trời.
48.Einsteinum:Tên nhà bác học Albert Einstein.
(Copy từ http://ptthlamson.net)

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 08.10.2003 15:49:57
Hai nhà khoa học Mỹ đoạt giải Nobel Hóa học 2003Các nhà khoa học Peter Agre và Robert MacKinnon đã vinh dự giành giải Nobel Hóa học năm nay cho thành tựu trong việc xây dựng hệ thống kênh rạch trong màng tế bào. Hội đồng trao giải đã ca ngợi phát hiện là "có một ý nghĩa quan trọng trong việc mang đến hiểu biết cho con người về nhiều loại bệnh tật".
"Giải Nobel hóa học năm nay trao tặng cho hai nhà khoa học mà những phát hiện của họ đã làm sáng tỏ việc muối và nước được luân chuyển như thế nào trong các tế bào của cơ thể", Hội đồng giải Nobel tuyên bố.

Agre, 54 tuổi đến từ Northfield, Minnesota, đang làm việc tại Đại học Y khoa Johns Hopkins ở Baltimore. MacKinnon, 47 tuổi, trưởng thành ở Boston và hiện làm việc tại Viện Y tế Howard Hughes thuộc Đại học Rockefeller University ở New York.

Năm 1988, nhà khoa học Agre được công nhận vì đã phân tách được một màng protein mà khoảng 1 năm sau ông nhận ra rằng đó là một kênh chuyển nước. Phát hiện này đã mở cánh cửa cho một loạt các nghiên cứu sinh hóa học, sinh lý học và di truyền học về những đường dẫn nước trong vi khuẩn, thực vật và thú. Ngày nay, các nhà nghiên cứu có thể theo chân các phân tử nước qua màng tế bào và hiểu được tại sao không chỉ nước mà những phân tử khác như ion cũng có thể truyền qua.


Robert MacKinnon.
MacKinnon được tôn vinh vì kết quả nhiên cứu một loại kênh rạch trong màng khác, kênh ion. Ông đã làm cả giới khoa học ngạc nhiên khi vào năm 1988 có thể xác định được cấu trúc không gian của đường dẫn kali. Nhờ vào thành tựu này mà nay chúng ta có thể "nhìn" thấy ion chảy qua các kênh rạch mà có khả năng mở, đóng bằng những tín hiệu tế bào khác nhau.

Những người chiến thắng năm ngoái trong lĩnh vực hóa học bao gồm John B. Fenn tại Đại học Virginia Commonwealth, Koichi Tanaka tại tập đoàn Shimadzu của Nhật Bản, và Kurt Wuethrich tại Viện Công nghệ Zurich của Thụy Sĩ. Họ được tôn vinh vì những phát kiến trong phương pháp nhận diện và phân tích protein, góp phần cách mạng hóa cuộc săn tìm thuốc và chẩn đoán bệnh ung thư.

Mỗi giải Nobel thường được trao cho không quá 3 người và những phần thưởng thường được tặng cho những phát hiện đạt được sau nhiều thập kỷ nghiên cứu. Các giải Nobel năm nay đã được công bố từ tuần trước với giải Nobel văn học thuộc về J.M. Coetzee của Nam Phi. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 10/12

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/80/Eb87096.jpg[/image]
Attached Image(s)

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: hoa' hoc va nhung cao luan.....xin moi`.. - 08.10.2003 15:57:15
bảng HTTH các Nguyên tố hóa học...http://www.srik.8k.com/

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: Một số địa chỉ tải phần mềm ứng dụng trong hoá học ! - 15.07.2004 17:02:08
Có nhiều chương trình phần mềm cho phép thực hiện mô hình phân tử5 trong không gian 3 chiều như:

- ISIS Draw có thể tải miễn phí tại http://www.mdli.com với 1 tập tin duy nhất
- CS chem Draw được cung cấp miễn phí trong từng thời kì ,có thể tải xuống trong những thời gian quảng cáo nhất định tại trang http://www.camsoft.com hoac http://scitore.chemstore.com với tập tin duy nhất là cdlxx.exe

- chemSketch là phần mềm do Advanced Chemistry Development Inc http://www.acdlabs.com ) sanr xuất và được cấp miễn phí trong từng thời kì.

- Mô hình phân tử hóa của Molda có molda for Windows gói trong tập tin molda6xe.exe với kích thước khoảng 3Mb có thể tải về miễn phì từ fpt://ruby10.chem.sci.hirosimau.ac.jp/pub/window2/

- Mathcad 2000 Professional cua Mathsoft, Inc www.mathsoft.com
- minh hoạ nhanh các AO nguyên tử của David Manthey tại
http://www.orbitals.com/orb co chuong trinh Orbital Viewer cho phép hiển thị mô hình obital nguyên tử khi người dùng nhập vào các ssó lượng tử n,l,m......

- ACD Spec Viewer do Advanced Chemistry Development Inc sản xuất http://www.acdlabs.com .là 1 một công cụ tiện dụng để xem biểu thị các laọi phổ.