LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3

Tác giả Bài
sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 02.03.2006 14:01:34
Tết Hàn Thực

Thời gian: 3/3 âm lịch.

Địa điểm: Có ở hầu hết các vùng cư dân người Việt.

Đặc điểm: Mọi nhà làm bánh trôi, bánh chay cúng gia tiên, đi tảo mộ và chơi xuân.

Theo phong tục cổ truyền, Tết Hàn thực dân ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi (một hiền sĩ thời Xuân Thu có công pḥ Tần Văn Công), bị chết cháy ở núi Điền Sơn. Cũng như ngày mùng năm tháng năm tết Đoan Dương cũng xuất xứ bên Trung Quốc là giỗ ông Khuất Nguyên (đời Xuân Thu, thờ vua Sở Hoài Vương) gieo ḿnh chết trôi ở sông Mịch La. Đành rằng dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà ḿnh.

Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 02.03.2006 14:04:42
Hội Phù Ninh


Thời gian: 12/2 âm lịch.

Địa điểm: Xă Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Đối tượng suy tôn: Các Vua Hùng.

Đặc điểm: Cúng gà sống (làm lông sạch để cả con), ḷng luộc cuốn củ kiệu (theo tích xưa Mỵ Nương đến đây t́m được giống cỏ thơm, ăn ngon, dâng vua cha, đó là củ kiệu).
Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 02.03.2006 14:11:24
BẮC GIANG

1. Hội chùa Bố


Thời gian: 28/2 âm lịch.

Địa điểm: Xă Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Đối tượng suy tôn: Sư tổ có công xây dựng chùa.

Đặc điểm: Kỷ niệm ngày mất của sư tổ có công xây dựng chùa này, mang đậm màu sắc tôn giáo.


2. Hội chùa Sàn


Thời gian: 27/2 âm lịch.

Địa điểm: Huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Đặc điểm: Lễ Phật, có lập đàn lễ đón cờ thập phương, cúng dâng Tam Bảo, Đức Ông, thập điện, lễ Tổ, lễ Mẫu.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2006 14:13:48 bởi sao bang >
Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 02.03.2006 14:22:55
Hội phủ Thượng Đoạn


Thời gian: 1 - 15/3 âm lịch.

Địa điểm: TP. Hải Phòng.

Đối tượng suy tôn: Bà chúa Liễu Hạnh, chư Phật.

Đặc điểm: Hội có hát ca trù và múa rối nước.
Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 02.03.2006 14:29:21
HẢI DƯƠNG

1. Hội Tuệ Tĩnh

Thời gian: 14/2 âm lịch.
Địa điểm: Xă Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Thánh y sư Tuệ Tĩnh.
Đặc điểm: Lễ dâng hương, lễ thánh vị, xin thuốc lá về uống (lá cây thuốc trồng quanh đền).

2. Hội Yết Kiêu

Thời gian: 10 - 11/2 âm lịch.
Địa điểm: Đền Lạc Thượng, thôn Lạc Thượng, xă Thống Kênh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Yết Kiêu (danh tướng của Trần Hưng Đạo giỏi bơi lặn, có tài thuỷ chiến) và phu nhân (ở đền Quát).
Đặc điểm: Đua thuyền, đánh cờ, đánh đáo đĩa.
Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 02.03.2006 14:47:58
Lễ hội Chử Đồng Tử

Thời gian: 10 - 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: Đền Đa Hoà và đền Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên.

Đối tượng tôn vinh: Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân Tiên Dung Công chúa và Tây Sa Công chúa.
Đặc điểm: Lễ rước trên bộ của 9 xă từ các đ́nh làng về đền Đa Hoà; 8 xă khác tổ chức lễ rước nước từ sông Hồng về đền Dạ Trạch; hát trống quân.

Đức thánh Chử Đồng Tử là một trong Tứ bất tử của điện thần người Việt. Lễ hội diễn ra từ 10 đến 12 tháng 2 âm lịch.



Vào ngày hội, những ḍng người khăn áo đủ màu sắc, nườm nượp theo đê hoặc bơi thuyền từ bên kia sông Hồng tấp nập dồn về nơi có lá cờ đại tung bay trước gió nô nức đến trẩy hội t́nh yêu. Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức ở hai ngôi đền:

Tại đền Đa Hoà

Từ sáng sớm ngày 10 tháng 2, cuộc rước kiệu của 8 xă xuất phát từ nhiều hướng theo đê sông Hồng tiến về đền Đa Hoà. Nếu có dịp quan sát từ xa du khách sẽ thấy nổi bật trên con đê xanh xanh và nền trời xanh là ḍng người sắc màu rực rỡ đầy ấn tượng. Đoàn rước của các xă mỗi khi gặp nhau đều có nghi lễ chào. Tới điểm quy định đoàn rước của xă Đa Hoà (nơi có đền Đa Hoà) ra nghênh đón và nhập vào thành một đoàn rước lớn tiến về đền làm lễ. Thứ tự đoàn rước quy định như sau: Hoàng Trạch, Đồng Quê, Bằng Nha, Phú Thị, Phúc Trạch, Thiết Trụ, Nhạn Tháp, Đa Ḥa và cuối cùng là Mễ Sở.
Đoàn rước của 9 xă tuần tự tiến vào đền trong niềm hân hoan của khách hành hương trẩy hội. Sau khi an vị thánh tại ban thờ các tôn thần, kiệu cùng các đồ rước tập kết tại nơi quy định, thành viên các đoàn rước và khách hành hương ra sân đại tế để làm lễ khai hội.
Sau lễ khai hội, dâng hương là các tṛ chơi dân gian, các tṛ vui diễn ra cả ngày lẫn đêm trong những ngày hội.

Tại đền Dạ Trạch

Sáng ngày 10 tháng 2, đoàn rước nước của xă Dạ Trạch và 4 xă bạn (Hàm Tử, Yên Phú, Đông Tảo, Tứ Dân) thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên được cử hành từ đền Dạ Trạch tiến về phía sông Hồng lấy nước.
Mở đường cho đoàn rước là con rồng dài trên 20m được ba chục thanh niên khoẻ mạnh thay nhau múa theo điệu trống thúc liên hồi khiến cuộc rước thật tưng bừng. Tiếp theo sau là hai hàng các bà, các chị, các cô trang phục đủ màu rực rỡ tay cầm cờ hội (cờ ngũ hành, cờ tứ linh...); trống chiêng; ngựa hồng, ngựa bạch; lỗ bộ, gươm trường bát bửu; phường đồng văn; đội múa sinh tiền, đội múa nón, con đĩ đánh bồng, đội nhạc lễ (bát âm); kiệu rước chóe đựng nước; kiệu rước gậy có nón úp trên đầu gậy, biểu tượng gợi nhớ uy linh của thánh Chử; kiệu đức thánh Chử Đồng Tử; hai kiệu rước nhị vị phu nhân; kiệu rước “Bế ngư thần quan”. Xen vào đội h́nh là các đội tế, các bô lăo trong trang phục lễ hội truyền thống đi hộ giá kiệu. Các tàn, tán, lọng đi hai bên che cho kiệu.
Ra đến sông Hồng đoàn rước xuống thuyền. Đoàn thuyền của 5 xă thuộc huyện Khoái Châu xuôi sông Hồng đón đội h́nh rước của xă Mai Động (tỉnh Hưng Yên) và hai xă Khai Thái, Tự Nhiên (của tỉnh Hà Tây) ghép thành một đội h́nh lớn. Một cuộc tŕnh diễn du thuyền trên sông và làm lễ lấy nước ở giữa sông Hồng. Kết thúc việc lấy nước đoàn rước lên bờ và rước nước về đền. Khoảng 11h30’ đoàn rước nước về tới đền vừa kịp giờ khai hội.
Sau khi kiệu rước nước được đưa vào an vị trong đền, các kiệu rước thánh an vị tại sân đền, đội h́nh ổn định, các đại biểu đến dự đầy đủ. Đoàn rồng tiến qua Cầu Tiên vào cửa đền cúi lạy thánh sau đó lui ra, đoàn múa sinh tiền, múa nón biểu diễn trên cầu.

Lễ khai hội bắt đầu.
Sau lễ khai hội, nhiều hoạt động vui chơi, múa hát, tranh tài được tổ chức tại khu vực đền trong những ngày lễ hội.

Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 02.03.2006 15:13:25
QUẢNG NINH
Lễ hội đền Cửa Ông

Thời gian: 2/1 - 30/3 âm lịch. Chính hội 3/2 âm lịch.
Địa điểm: Phường Cửa Ông, thị xă Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Đối tượng suy tôn: Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (Đông Hải đại vương), Hoàng Cầu, tướng lĩnh người địa phương.
Đặc điểm: Lễ dâng hương và rước bài vị.


Hội lớn và kéo dài ở Quảng Ninh với lễ dâng hương và rước bài vị Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Trần Hưng Đạo (thời nhà Trần thế kỷ 13) từ đền Cửa Ông ra miếu vườn Nhăn, theo truyền thuyết là nơi đức Ông trôi dạt vào hóa thần, và quay về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Đức Ông.

Đền Cửa Ông có tiếng là linh thiêng nên vào mùa lễ hội, du khách từ mọi miền đất kéo về dự hội rất đông, cũng là dịp tham quan cảnh đền ngắm 34 pho tượng đều là danh tướng của Trần Hưng Đạo, thăm các thắng cảnh lịch sử và thiên nhiên vùng biển Đông Bắc.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2006 15:20:53 bởi sao bang >
Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 02.03.2006 15:35:02
HÀ TÂY

1. Hội đền Dầm
Thời gian: 5 - 7/2 âm lịch.

Địa điểm: Thôn Xâm Dương, xă Ninh Sở, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

Đối tượng suy tôn: Thủy Cung Thánh Mẫu.

Đặc điểm: Lễ rước nước, múa rồng, múa sư tử, kéo chữ, cờ người, hát quan họ, chọi gà.

---------------------------------------------------------

2. Hội đền Lộ


Thời gian: 4 - 6/2 âm lịch.

Địa điểm: Thôn Đại Lộ, xă Ninh Sở, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

Đối tượng suy tôn: Tứ vị thánh nương.

Đặc điểm: Tế, rước sắc phong, rước nước.
---------------------------------------------------------

3. Hội đánh cá làng Me

Thời gian: 2 - 10/2 âm lịch. Chính hội 4/2 âm lịch.

Địa điểm: Xă Tích Giang, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.

Đối tượng suy tôn: Đức Thánh Tản Viên.

Đặc điểm: Thi đánh cá tế thánh Tản Viên, làm tiệc cá, múa rối, hát đúm, đáo đĩa.

-------------------------------------------------------------

4. Hội đền Đà

Thời gian: 2 - 6/3 âm lịch.

Địa điểm: Xă B́ình Minh, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

Đối tượng suy tôn: Lạc Long Quân, Âu Cơ, Linh Lang.

Đặc điểm: Rước lớn hoàn cung, rước và thả "bánh vía" xuống Long cung, thi đốt pháo hoa, chọi gà, đánh cờ.

-------------------------------------------------------------

5. Hội Cẩm Đái và Ṭg Lệnh

Thời gian: 12/2 âm lịch.

Địa điểm: Xă Cẩm Lĩnh và xă Ṭng Bạt, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

Đối tượng suy tôn: Thánh Tản Viên.

Đặc điểm: Tế thần, thi đánh cá theo tích xưa, tiệc cá gỏi (phải là cá măng và cá quất).

-------------------------------------------------------------
6. Hội chùa Trầm

Thời gian: 2/2 âm lịch.

Địa điểm: Thôn Long Châu, xă Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.

Đối tượng suy tôn: Tam bảo Chư Phật, Thánh bà Trần Thị Thọ có công dựng chùa.

Đặc điểm: Cúng (giỗ bà Trần), cầu kinh, múa rồng, múa rối nước.

...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2006 15:39:00 bởi sao bang >
Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 02.03.2006 15:41:18
NAM ĐỊNH

Hội Phủ Dày

Thời gian: Thượng tuần tháng 3 âm lịch, chính hội là 3/3.
Địa điểm: Xă Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
Đối tượng suy tôn: Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Đặc điểm: Rước thánh, hội kéo chữ, nhiều tṛ vui hát văn, múa hầu bóng...


Hàng năm vào thượng tuần tháng 3 âm lịch, chính hội là 3/3, du khách thập phương nô nức hành hương về với Hội Phủ Dày, nơi thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người Mẹ linh thiêng của dân tộc Việt Nam. Tục thờ Đức Thánh mẫu có ở khá nhiều nơi như Phố Cát (Thanh Hóa), Đền Ṣng (Nghệ An)... Nhưng có lẽ tại xă Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (nơi Mẫu sinh) là thu hút khách thập phương hơn cả.

Du khách trảy hội Phủ Dày vừa để dự ngày giỗ Mẹ, vừa để thỏa nguyện tâm linh và được ngắm nh́n một quần thể kiến trúc lăng chùa truyền thống vô cùng độc đáo. Hội Phủ Dày thực sự hấp dẫn khách bởi sự đan xen, ḥa quyện giữa những nghi thức trang trọng cùng những hoạt động văn hóa dân gian sôi nổi, đặc sắc. Tiêu biểu nhất trong hội Phủ Dày là nghi lễ rước Thánh Mẫu từ phủ chính (Tiên Hương) lên chùa Gôi vào ngày 6/3. Đám rước Thánh Mẫu dài gần 1 km, rất trang trọng có đội ngũ nhạc, có phường bát âm. Đến ngày 7/3 sinh hoạt văn hóa "Hoa trượng hội". Đây là nét độc đáo nhất của lễ hội. Mỗi lần xếp chữ cần khoảng 100 phu cờ, mặc đồng phục, chít khăn đỏ, áo vàng, thắt lưng xanh, quần trắng, xà cạp đỏ. Mỗi người cầm cây gậy dài khoảng 2 mét. Người điều khiển gọi là tổng cờ. Vào cuộc chủ lễ xin Mẫu "ra chữ" sau đó theo nhịp trống chiêng rộn ră xếp thành những ḍang chữ nho đầy ý nghĩa.

Hoà trong không khí sinh hoạt văn hóa dân gian, du khách c̣n được xem rước thỉnh kinh, rước kiệu bát cống long đ́nh, xem múa rồng hội trên núi Tiên Hương.... Và khi màn đêm buông xuống, du khách sẽ được đắm ḿnh trong những điệu Chầu văn tha thiết cùng những đèn trời được thả lung linh sắc mầu huyền ảo. Về với Hội Phủ Dày, du khách như được trở về với cội nguồn dân tộc, bởi nơi đây quy tụ rất nhiều những tinh hpoa văn hóa ngàn đời của dân tộc ta. Và đó c̣n là một nhu cầu của vẻ đẹp tâm linh trong những ngày đầu năm mới.

Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 02.03.2006 15:45:14
THÁI BÌNH

1. Hội An Cổ

Thời gian: 10/2 âm lịch.

Địa điểm: Thôn An Cổ, xă Thụy An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái B́nh.

Đối tượng suy tôn: Phạm Hải (Nam Hải đại vương).

Đặc điểm: Rước thần, tế, chơi đấu vật, cờ tướng, hát chèo.

---------------------------------------------------------------

2. Hội Bổng Điền

Thời gian: 14/2 âm lịch.

Địa điểm: Xă Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái B́nh.

Đối tượng suy tôn: Thần Nông.

Đặc điểm: Rước nước cầu mưa, rước kiệu Thánh long trọng.

Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 02.03.2006 15:57:37
THANH HOÁ

1. Hội đền Bà Triệu Thời gian: 21/2 âm lịch.

Địa điểm: Xă Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Đối tượng suy tôn: Bà Triệu, một nữ tướng anh hùng dân tộc lănh đạo nhân dân chống quân xâm lược.

Đặc điểm: Rước kiệu, múa rồng, biểu diễn các tṛò võ thuật.

---------------------------------------------------------------

2. Hội Rỵ

Thời gian: 9 - 10/2 âm lịch.

Địa điểm: Xă Thiệu Lư, huyện Thiệu Hóa , tỉnh Thanh Hóa.

Đối tượng suy tôn: 5 vị thành hoàng (Thánh Cả, Thiên Phúc, Đại Hạnh, Thái Tổ, Bạch Y Long).

Đặc điểm: Chơi cờ trận (cờ rỵ). Cờ diễn xướng điệu bộ, có lời rao của tướng cờ, tương tự như tổ

tôm điếm.
-----------------------------------------------------------

3. Hội Xuân Phả

Thời gian: 10/2 âm lịch.

Địa điểm: Xă Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Đối tượng suy tôn: Đông Hải đại vương, âm phù vua Đinh, Lê.

Đặc điểm: Lễ tế, thi chạy, diễn múa 5 trò: trò Chiêm Thành, tṛò Ai Lao, tṛò Hoa Lăng, tṛò Tú Huần (Lục hồn nhung), tṛò Ngô.



Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 04.03.2006 10:00:24
NGHỆ AN

Hội Thanh Đàm

Thời gian: 15 - 18/2 âm lịch.

Địa điểm: Làng Thanh Đàm, xă Nam Tân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Đối tượng suy tôn: Thủy thần.

Đặc điểm: Rước và thả hến.



Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 04.03.2006 10:02:29
HÃ TĨNH

Lễ Tống Trùng

Thời gian: Tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: Xă Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng.

Đặc điểm: Cúng ở đ́nh thờ Thành hoàng, cúng trời đất, cầu yên mùa màng.

Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 04.03.2006 10:22:06
HÀ NỘI


1. Hội đền Bà Chúa Kho (Giảng Võ)
Thời gian: 12/2 âm lịch.
Địa điểm: Đ́nh Giảng Võ, đường Giảng Võ, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn:Bà Chúa Kho.
Đặc điểm: Lễ tế của 13 làng trại anh em. Tṛ chơi: cờ người, bắt vịt, múa rối cạn, rối nước.

--------------------------------------------------------

2. Hội đình Bà Tía

Thời gian: 8 - 10/2 âm lịch.

Địa điểm: Thôn Vĩnh Ninh, xă Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Tŕ, TP. Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Trương Tử Nương, tướng của Hai Bà Trưng.

Đặc điểm: Thi đấu vật, đánh cờ, đi cầu đập nồi niêu.

--------------------------------------------------------------

3. Hội Cổ Nhuế

Thời gian: 9/2 âm lịch.

Địa điểm: Xă Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Đông Chinh vương (con thứ 5 của vua Lê Thái Tổ) có công đánh giặc Minh,
vợ Đông Chinh vương và Tạ Minh Hiền công chúa.

Đặc điểm: Rước kiệu, lễ cáo thần, chơi cờ bỏi, cờ người, hát đối, chọi gà. (Chi tiết)


-----------------------------------------------------------------------

4. Hội Kẻ Sủi

Thời gian: 3/3 âm lịch.

Địa điểm: Xă Phú Thị, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Thái hậu Ỷ Lan (ở đền), Tây Vị đại vương (ở đ́nh).

Đặc điểm: Vừa nhảy múa, chuốc rượu vừa hô (Bông Ṣng).


-------------------------------------------------------------

5. Hội làng Đông Dư

Thời gian: 7 - 13/2 âm lịch.

Địa điểm: Xă Đông Dư, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Cao Sơn, Bạch Đa, Linh Lang đại vương.

Đặc điểm: Rước nước, đấu cờ.

--------------------------------------------------------------

6. Lễ hội kén rể

Thời gian: 2/2 âm lịch.

Địa điểm: Làng Đường Yên, xă Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Nữ tướng Lê Thị Hoa thời Hai Bà Trưng.

Đặc điểm: Lễ hội độc đáo để chọn rể tài hiền cho nữ tướng Lê Hoa.



Theo truyền thuyết, nữ tướng Lê Thị Hoa từng tham gia đánh thắng giặc Nam Hán và được Hai Bà Trưng sắc phong “Nữ sử anh phong”. Bà trở về làng cùng nhân dân lập ấp, phát triển canh nông. Để tưởng nhớ công lao của bà, hàng năm vào ngày 2/2, dân làng Đường Yên lại tổ chức lễ hội kén rể với những nghi thức và tṛ chơi dân gian hết sức độc đáo để chọn rể tài hiền cho nữ tướng. Mở đầu là lễ vinh quy bái tổ của nữ tướng Lê Hoa. Sau phần lễ là màn tŕnh diễn độc đáo của 2 chàng trai trong phần thi kén rể. Họ phải trổ tài kể vè, giới thiệu bản thân, cấy lúa, cày ruộng, câu ếch, bắt lợn, “chơng chó” (chọc cho chó sủa vang lên).

-----------------------------------------------------

...và còn rất nhiều lễ hội đình làng khác
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.03.2006 10:23:15 bởi sao bang >
Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 04.03.2006 10:26:08
QUẢNG NAM

1. Lễ hội bà Thu Bồn

Thời gian: 10 - 12/2 âm lịch.
Địa điểm: Xă Duy Thu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Đối tượng suy tôn: Bà Thu Bồn (người Chăm).
Đặc điểm: Đua thuyền, rước cộ.


Đây là một trong những lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Lễ hội diễn ra sôi nổi với các phần: tế lễ, đua thuyền tranh tài, rước cộ. Các tṛ vui chơi dân gian, hát ḥ khoan đối đáp tại Thu Bồn Đông, hô hát bài cḥi tại chợ Thu Bồn, thi đấu thể thao, cờ người, làm bánh, thi dội nước, gùi nước, gánh nước, kéo co, bắn nỏ, đi cà kheo, thi bơi thuyền, mở chợ ẩm thực với nhiều món ăn dân tộc Cà Tu, Chăm... Đêm cuối hội có rước đuốc và thả hoa đăng trên sông, đốt lửa trại và hát tuồng.

2. Hội rước Thần Nông

Thời gian: 1/3 âm lịch.

Địa điểm: Thị xă Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Đối tượng suy tôn: Thần Nông.

Đặc điểm: Hội của trẻ chăn trâu, lễ rước và cầu Thần Nông cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.


Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 04.03.2006 10:37:19
ĐÀ NẴNG

1. Lễ hội Quán Thế Âm
Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âm vào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi), Lễ hội Quán Thế Âm mới được khôi phục trở lại. Từ đó, hàng năm, cứ đến ngày 19.2 Âm lịch, lễ hội lại được tổ chức với một tầm vóc, quy mô ngày càng lớn và nội dung ngày càng phong phú hơn. Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội.

* Phần lễ: Mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung:

- Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18, gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện.

- Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.

- Lễ trai đàn chẩn tế: lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồng bào phật tử gởi danh sách những người thân của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu. Trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.

- Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: lễ cúng được tổ chức vào sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bi bác ái của đức Phật Bồ Tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng.

- Lễ rước tượng Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19, sau các nghi lễ trên, bốn người khiêng kiệu trên có tượng Phật bà đi trước, và đồng bào Phật tử đi sau, kiệu được khiêng từ trên chùa và đi xuống chiếc thuyền đậu trên Sông Cầu Biện (nhánh của sông Cổ Cò), sau đó cho thuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò. Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an. Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an. Lễ thường được tổ chức vào đêm ngày 18. Trong ngày lễ này các bô lão của các phường Hòa Hải, Hòa Quý khăn áo chỉnh tề, tay cầm cờ lọng, đuốc, lồng đèn, có đội nhạc cổ và chiêng trống đi theo. Sau khi làm lễ và đọc văn tế, đoàn bô lão sẽ dẫn đầu đoàn rước cộ xuống bờ sông Cầu Biện để mở hội hoa đăng, rồi từ chùa Quán Thế Âm đi quanh các khu phố qua các làng đá mỹ nghệ Non Nước, xuống khu du lịch Non Nước và trở về lại lễ đài với lộ trình dài hơn 2km.


* Phần hội: Diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng... các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay...

Nhờ vào vị thế sơn thủy hữu tình, các nội dung phong phú của lễ hội đã thu hút khá đông khách hành hương cùng khách du lịch trong và ngoài nước đến với phía Tây thắng tích Ngũ Hành Sơn. Trên sân bãi, diễn ra trò chơi kéo co truyền thống. Ngoài phía sông Cổ Cò, vang tiếng hò reo của khách tham gia hội đua thuyền, hội đua thúng lắc. Khi đêm xuống, lễ hội càng lộng lẫy, hoành tráng với nhiều thanh âm và màu sắc. Sau khi 'Truyền thuyết Ngũ Hành Sơn' được diễn xong ở sân khấu chính, các đội hình rước đuốc, rước cộ bắt đầu được diễu hành qua các đường phố chính của Ngũ Hành Sơn. Dưới sông, các cư sĩ chùa Quán Thế Âm thả hoa đăng, gửi lời cầu nguyện cho ánh sáng trí tuệ được trường tồn như dòng nước. Với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao mang đậm tính dân tộc, lễ hội Quán Thế Âm tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng lại đi sâu vào tự tình dân tộc, góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Quán Thế Âm là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa gió thuận; là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn.

Sống để ăn ^-^

sao bang
  • Số bài : 270
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2005
  • Nơi: Dải ngân hà
RE: LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3 - 04.03.2006 11:17:04
TP HỒ CHÍ MINH

1. Hội miếu Ông Địa

Thời gian: 2/2 âm lịch.

Địa điểm: 125 đường Lê Lợi, phường 3, quận G̣ Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tôn: Thổ địa Phúc Đức Chính Thần và nhiều vị thần dân gian khác.

Đặc điểm: Hát bóng rỗi, diễn tuồng.



Miếu Ông Địa được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và từng được vua Tự Đức sắc phong vào năm 1852. Hàng năm lễ hội diễn ra vào ngày 2/2 âm lịch là ngày vía Thổ địa Phúc Đức Chính Thần. Đây là lễ hội tiêu biểu cho các lễ hội miếu ở thành phố Hồ Chí Minh và Nam bộ với các nghi thức: “gióng trống khai trang” thông báo vào lễ, “mời trầu” bằng điệu hát bóng rỗi để thỉnh thần về dự lễ, diễn tuồng hài “Địa Nàng” với nhân vật ông Địa và nàng tiên mang nội dung phê phán thói hư tật xấu trong xă hội hương thôn xưa. Sau đó là màn diễn múa mâm vàng, mâm bạc và múa đồ chơi do các nghệ nhân dân gian tŕnh diễn. Kết thúc hội là nghi thức phát lộc.

2. Lễ đền thờ Phan Công Hớn

Thời gian: 25/2 âm lịch.

Địa điểm: Xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tôn: Phan Công Hớn, người lãnh đạo nhân dân 18 thôn Vườn Trầu tấn công dinh tri huyện năm 1885.

Đặc điểm: Lễ giỗ theo nghi thức cúng thần.

Hàng năm, đến ngày 25/2 âm lịch, thân tộc của ông cùng bà con nhân dân xã Bà Điểm tổ chức lễ giỗ ông tại đền thờ theo nghi thức cúng thần. Người đến dự lễ rất đông để tưởng nhớ vị anh hùng đã hy sinh thân mình để nhân dân khỏi bị đàn áp bắt bớ, làm rạng danh truyền thống 18 thôn Vườn Trầu.


3. Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn

Thời gian: 7 - 9/2 âm lịch.

Địa điểm: Hội quán Lệ Châu, 586 Trần Hưng Đạo, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tôn: Ông tổ nghề kim hoàn.

Đặc điểm: Giỗ tổ

Lễ hội gồm hai nghi thức: tế tổ trong hai ngày đầu và tế các bậc tiền hiền, hậu hiền trong ngày cuối. Đêm mùng 7 có chương tŕnh văn nghệ do các nghệ sĩ cải lương và những thợ kim hoàn biểu diễn. Trong Thời gian lễ hội, những người thợ kim hoàn ở TP. Hồ Chí Minh và các nơi khắp Nam Bộ về dâng hương lễ tổ, trao đổi những kinh nghiệm cũng như hỗ trợ nhau phát huy nghề nghiệp của tổ sư. Những người thợ không về dự được th́ có thể tổ chức cúng tổ tại nhà nhưng phải chọn ngày cúng sau những ngày lễ tổ ở hội quán Lệ Châu.

4. Lễ Kỳ Yên đ́ình Bình Đông

Thời gian: 10 - 14/2 âm lịch.

Địa điểm: Phường 7, quận 8, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tôn: Các bậc thầy dạy nghề trong thôn.

Đặc điểm: Lễ cúng Tổ nghề và lễ cầu an.


Đ́nh B́nh Đông nằm trên bờ rạch Bà Tàng, là một trong hai ngôi đ́nh có lượng khách tham quan, lễ bái đông nhất thành phố. Lễ Kỳ Yên gồm có: lễ cúng tiên sư tưởng nhớ những bậc thầy dạy nghề trong thôn, lễ tụng kinh cầu an theo nghi thức Phật giáo, hoàn sắc, lễ tế thần, lễ tế tiền hiền, hậu hiền những thế hệ khai hoang lập ấp và xây dựng các công tŕnh phúc lợi cho thôn làng. Có hát bội cúng thần.


5. Lễ kỳ yên đ́nh Trường Thọ

Thời gian: 17/2 âm lịch.

Địa điểm: Phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tôn: Thần Thành hoàng, các vị tiền hiền, hậu hiền.

Đặc điểm: Lễ vật tế bên cạnh các thức cúng như hoa quả, trà, bánh... th́ luôn luôn phải có một con heo sống. Lễ kỳ yên đ́nh Trường Thọ theo truyền thống không có hát bội như nhiều ngôi đ́nh khác ở Nam bộ, do kiêng kỵ với thần linh.






Sống để ăn ^-^