LỄ HỘI TRONG NĂM: THÁNG 3
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 17 trên tổng số 17 bài trong đề mục
sao bang 04.03.2006 10:37:19 (permalink)
ĐÀ NẴNG

1. Lễ hội Quán Thế Âm
Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âm vào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi), Lễ hội Quán Thế Âm mới được khôi phục trở lại. Từ đó, hàng năm, cứ đến ngày 19.2 Âm lịch, lễ hội lại được tổ chức với một tầm vóc, quy mô ngày càng lớn và nội dung ngày càng phong phú hơn. Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội.

* Phần lễ: Mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung:

- Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18, gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện.

- Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.

- Lễ trai đàn chẩn tế: lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồng bào phật tử gởi danh sách những người thân của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu. Trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.

- Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: lễ cúng được tổ chức vào sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bi bác ái của đức Phật Bồ Tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng.

- Lễ rước tượng Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19, sau các nghi lễ trên, bốn người khiêng kiệu trên có tượng Phật bà đi trước, và đồng bào Phật tử đi sau, kiệu được khiêng từ trên chùa và đi xuống chiếc thuyền đậu trên Sông Cầu Biện (nhánh của sông Cổ Cò), sau đó cho thuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò. Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an. Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an. Lễ thường được tổ chức vào đêm ngày 18. Trong ngày lễ này các bô lão của các phường Hòa Hải, Hòa Quý khăn áo chỉnh tề, tay cầm cờ lọng, đuốc, lồng đèn, có đội nhạc cổ và chiêng trống đi theo. Sau khi làm lễ và đọc văn tế, đoàn bô lão sẽ dẫn đầu đoàn rước cộ xuống bờ sông Cầu Biện để mở hội hoa đăng, rồi từ chùa Quán Thế Âm đi quanh các khu phố qua các làng đá mỹ nghệ Non Nước, xuống khu du lịch Non Nước và trở về lại lễ đài với lộ trình dài hơn 2km.


* Phần hội: Diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng... các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay...

Nhờ vào vị thế sơn thủy hữu tình, các nội dung phong phú của lễ hội đã thu hút khá đông khách hành hương cùng khách du lịch trong và ngoài nước đến với phía Tây thắng tích Ngũ Hành Sơn. Trên sân bãi, diễn ra trò chơi kéo co truyền thống. Ngoài phía sông Cổ Cò, vang tiếng hò reo của khách tham gia hội đua thuyền, hội đua thúng lắc. Khi đêm xuống, lễ hội càng lộng lẫy, hoành tráng với nhiều thanh âm và màu sắc. Sau khi 'Truyền thuyết Ngũ Hành Sơn' được diễn xong ở sân khấu chính, các đội hình rước đuốc, rước cộ bắt đầu được diễu hành qua các đường phố chính của Ngũ Hành Sơn. Dưới sông, các cư sĩ chùa Quán Thế Âm thả hoa đăng, gửi lời cầu nguyện cho ánh sáng trí tuệ được trường tồn như dòng nước. Với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao mang đậm tính dân tộc, lễ hội Quán Thế Âm tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng lại đi sâu vào tự tình dân tộc, góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Quán Thế Âm là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa gió thuận; là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn.

#16
    sao bang 04.03.2006 11:17:04 (permalink)
    TP HỒ CHÍ MINH

    1. Hội miếu Ông Địa

    Thời gian: 2/2 âm lịch.

    Địa điểm: 125 đường Lê Lợi, phường 3, quận G̣ Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

    Đối tượng suy tôn: Thổ địa Phúc Đức Chính Thần và nhiều vị thần dân gian khác.

    Đặc điểm: Hát bóng rỗi, diễn tuồng.



    Miếu Ông Địa được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và từng được vua Tự Đức sắc phong vào năm 1852. Hàng năm lễ hội diễn ra vào ngày 2/2 âm lịch là ngày vía Thổ địa Phúc Đức Chính Thần. Đây là lễ hội tiêu biểu cho các lễ hội miếu ở thành phố Hồ Chí Minh và Nam bộ với các nghi thức: “gióng trống khai trang” thông báo vào lễ, “mời trầu” bằng điệu hát bóng rỗi để thỉnh thần về dự lễ, diễn tuồng hài “Địa Nàng” với nhân vật ông Địa và nàng tiên mang nội dung phê phán thói hư tật xấu trong xă hội hương thôn xưa. Sau đó là màn diễn múa mâm vàng, mâm bạc và múa đồ chơi do các nghệ nhân dân gian tŕnh diễn. Kết thúc hội là nghi thức phát lộc.

    2. Lễ đền thờ Phan Công Hớn

    Thời gian: 25/2 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. TP. Hồ Chí Minh.

    Đối tượng suy tôn: Phan Công Hớn, người lãnh đạo nhân dân 18 thôn Vườn Trầu tấn công dinh tri huyện năm 1885.

    Đặc điểm: Lễ giỗ theo nghi thức cúng thần.

    Hàng năm, đến ngày 25/2 âm lịch, thân tộc của ông cùng bà con nhân dân xã Bà Điểm tổ chức lễ giỗ ông tại đền thờ theo nghi thức cúng thần. Người đến dự lễ rất đông để tưởng nhớ vị anh hùng đã hy sinh thân mình để nhân dân khỏi bị đàn áp bắt bớ, làm rạng danh truyền thống 18 thôn Vườn Trầu.


    3. Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn

    Thời gian: 7 - 9/2 âm lịch.

    Địa điểm: Hội quán Lệ Châu, 586 Trần Hưng Đạo, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

    Đối tượng suy tôn: Ông tổ nghề kim hoàn.

    Đặc điểm: Giỗ tổ

    Lễ hội gồm hai nghi thức: tế tổ trong hai ngày đầu và tế các bậc tiền hiền, hậu hiền trong ngày cuối. Đêm mùng 7 có chương tŕnh văn nghệ do các nghệ sĩ cải lương và những thợ kim hoàn biểu diễn. Trong Thời gian lễ hội, những người thợ kim hoàn ở TP. Hồ Chí Minh và các nơi khắp Nam Bộ về dâng hương lễ tổ, trao đổi những kinh nghiệm cũng như hỗ trợ nhau phát huy nghề nghiệp của tổ sư. Những người thợ không về dự được th́ có thể tổ chức cúng tổ tại nhà nhưng phải chọn ngày cúng sau những ngày lễ tổ ở hội quán Lệ Châu.

    4. Lễ Kỳ Yên đ́ình Bình Đông

    Thời gian: 10 - 14/2 âm lịch.

    Địa điểm: Phường 7, quận 8, TP. Hồ Chí Minh.

    Đối tượng suy tôn: Các bậc thầy dạy nghề trong thôn.

    Đặc điểm: Lễ cúng Tổ nghề và lễ cầu an.


    Đ́nh B́nh Đông nằm trên bờ rạch Bà Tàng, là một trong hai ngôi đ́nh có lượng khách tham quan, lễ bái đông nhất thành phố. Lễ Kỳ Yên gồm có: lễ cúng tiên sư tưởng nhớ những bậc thầy dạy nghề trong thôn, lễ tụng kinh cầu an theo nghi thức Phật giáo, hoàn sắc, lễ tế thần, lễ tế tiền hiền, hậu hiền những thế hệ khai hoang lập ấp và xây dựng các công tŕnh phúc lợi cho thôn làng. Có hát bội cúng thần.


    5. Lễ kỳ yên đ́nh Trường Thọ

    Thời gian: 17/2 âm lịch.

    Địa điểm: Phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

    Đối tượng suy tôn: Thần Thành hoàng, các vị tiền hiền, hậu hiền.

    Đặc điểm: Lễ vật tế bên cạnh các thức cúng như hoa quả, trà, bánh... th́ luôn luôn phải có một con heo sống. Lễ kỳ yên đ́nh Trường Thọ theo truyền thống không có hát bội như nhiều ngôi đ́nh khác ở Nam bộ, do kiêng kỵ với thần linh.






    #17
      Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 17 trên tổng số 17 bài trong đề mục
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9