6 "độc chiêu" đặc sản Nam bộ
Ct.Ly 10.03.2006 05:16:15 (permalink)
#1
    toyota 10.03.2006 17:46:37 (permalink)
    0
    6 món ăn này gợi nên nhiều kỷ niệm đi ăn "chực" của toyota quá trời. lần này, toyota làm Bác Ba Phi kể lại 6 món "ăn theo" 6 món ăn trên nghe.

    Tắc kè xào lăn

    Con tắc kè thiệt tình mà nói nó hổng có thịt. Nó chỉ có "sụn" và gân không hà. Một điều nữa là thịt con tắc kè ăn hơi bị... hôi. Vì vậy cho nên toyota nghĩ người ta mới ướp nó nó ngũ vị hương (quế khâu, đại hồi hương, tiểu hồi hương...) cho nó bớt mùi. Tắc kè cũng có nhiều loài, không chỉ có tắc kè sống ở trên cây mà còn có tắc kè sống ở vùng khô càn trên các hốc núi hay vách đá. Loại này thường gặp ở vùng Thất Sơn An Giang. Người ta gọi là tắc kè núi hay "kỳ nhông, kỳ đà". Con này lớn hơn tắc kè thường nhiều lắm. Theo phương ngữ của dân Nam bộ, bà con ta thường nói "nó lớn bằng cái bắp chân" . Hổng biết "bắp chân" của ai.. nhưng mình cũng mường tượng được phần nào!

    Tắc kè xào lăn thì toyota chưa có dịp được "măm". Nhưng kỳ đà thì có. Con kỳ đà có cái đuôi bư lắm, nhiều khi còn dài hơn cái thân của nó nữa đó. Thịt của kỳ đà vừa cứng, vừa hôi. Theo lời của mấy người dưới ở An Giang thì "cho chó còn chê" nữa. Phần ngon nhất của nó là cái đuôi. Với cái đuôi, khi ta lớp bỏ lớp da cứng bên ngoài, ta được phần sụn thôi. phần sụn này có thể được cắt khúc nhỏ ướp gừng, ngủ vị hương rồi nướng hay xào lăn với nước dừa thì tùy. Nhưng nướng là cách ăn ngon nhất theo toyota. Vì nướng lên thịt rất thơm và không phải chờ lâu như xào lăn. Tất nhiên là phải có rượu vì tuy là nướng lên thơm, nhưng bỏ vô miệng rồi vẫn nghe "tanh tanh" và "hôi mùi nằng" lắm. Có rượu vô thì êm chuyện hết

    Chuột xào xả ớt
    Với món chuột thì toyota nhớ đến "trò" đi săn chuột. Thịt chuột để ăn là loại chuột đồng ăn lúa. Lông của nó phải vàng chứ không đen thủi đen thui như mấy con chuột cống thường thấy. Chuột đồng mùa lúa chín con nào con nấy mập ú, sống trong các hang trên các bờ đất. Lũ chuột đồng này rất là ranh mãnh, nó thường sống theo bầy và trong hang của nó có rất nhiều lổ "thoát hiểm" khác nhau. Thêm nữa là nó chạy và bơi lẹ lắm. khi đã thoát ra hang thì "bó tay", nó nhảy xuống nước và lũi ngay vào các gốc rạ rất khó lần ra nó.

    Để đi bắt chuột, thì lý tưởng nhất là đi 3 hay 4 người cùng với một hay hai con chó. Khi lần ra hang chuột rổi thì mọi người phải đi moi đất sét bít hết các ngõ ra của nó chỉ trừ cho một lối thoát duy nhất. Việc này rất quan trọng, nếu không tìm hết các lỗ thì có thể "trắng tay" vì tụi chuột sẽ thoát hết sang các lỗ chưa bít. Sau khi bít lỗ xong thì mọi người sẽ phân công một người liên tục đổ nước vào cái lỗ chưa bịt lại. Khâu này cũng quan trọng, điều cần thiết là phải giữ cho lúc nào cái hang nó cũng ngập nước để giảm tốc độ "đề pa" của mấy con chuột khi nó thoát khỏi hang.

    Khi hang đã ngập nước rồi, thì ta chỉ còn dịp chuẩn bị chờ các "em" chuột bị ngộp lốp ngốp ngoi lên thấy mà thương. Đợi cho chuột ngoi lên, thì hai ba người con lại chờ sẵn nắm đầu kéo lên rồi giộng mạnh tụi nó xuống đất thì coi như xong. Một người bên ngoài sẽ xỏ dây tụi nó mang về.

    Vấn đề thường gặp khi đi bắt chuột là lúc đầu, ổ chuột còn nhiều nó chạy ra nhiều đến nỗi chụp không kịp. Vậy là có một số con sẽ thoát được. Lúc này hai con chó mang đi sẽ phát huy tác dụng cực kỳ tốt. Khó có con chuột nào mà thoát được nó. một tác dụng khác của chó là khi ta giộng con chuột xuống đất nhưng có như'ng con vẫn sống sót. lúc đó cũng nhờ đến các "thần cẩu" mà chúng ta sẽ không bỏ mất con chuột nào.

    Xỏ xâu chuột về, thì cứ bắt chước CTly. xào lăn hay nướng gì tùy thích

    bữa khác viết tiếp. phê ròai
    #2
      Hoàng Dung 12.03.2006 15:17:39 (permalink)
      0


      Trích đoạn: ct.ly

      6 "Độc chiêu" đặc sản Nam bộ

      Chuột xào xả ớt
      Sau khi tổ chức dặm cù bắt chuột hoặc đi săn chuột bằng mũi chĩa về anh em xúm nhau đun nước cho sôi, trụng chuột vào chảo nước, lột da cho sạch, lộ ra lớp thịt chuột trắng phau đem treo lên cho ráo nước, chặt bỏ đầu, đuôi, chân... Sau đó, chặt thịt chuột thành từng miếng vừa miệng, ướp tỏi, bột ngọt, đường, muối, ngũ vị hương, nước tương... độ chừng 5 phút cho thấm. Xong đâu đó, bắc chảo lên bếp, để thật nóng, cho mỡ, phi tỏi thật vàng, thơm, đổ xả ớt giã nhuyễn vào xào liên tục đến khi se lại mới cho thịt vào đảo đều tay. Khi thịt chín múc ra dĩa, rắc tiêu, đậu phộng lên. Dùng khi thịt còn nóng thì mới "tuyệt cú mẻo - không thua gì món ngon "chốn cung đình " !

      chuột xào xả ớt thì chưa ăn, nhưng chuột rô ti hay chuột khìa thì HD rất thích. Cứ mỗi lần sau vụ thu hoạch hay vào mùa nước nổi thì bà con nông bắt đầu chuyển qua đâm chuột.[sm=10_point.gif]

      Ba khía ngâm muối
      Ba khía là loại sinh vật sống ở ven sông, biển, hình dáng giống con cua, lớn hơn con còng. Ba khía bắt đem về rửa sạch, chú ý làm sạch mắt và miệng, rồi ướp ba khía với muối theo tỷ lệ thích hợp, bỏ vào khạp, đậy kín nắp lại. Khoảng một tuần lễ ba khía sẽ chín, lấy ra ăn với món nào cũng đều ngon. Lúc đem ba khía ra dùng, cần ngâm với nước sôi khoảng năm phút, tách yếm bẻ càng, bỏ tròng tô ướp tỏi, ớt, chanh, đường, bột ngọt cho thấm đều, bắt chảo phi mỡ, tỏi cho thơm rồi đổ ba khía vào chiên. Khi nào ăn, vắt chanh vào, ta sẽ có món ăn ngon, nhứt là ăn với cơm nguội, hết sảy !

      sis Ly có thể thay thế chanh thành me thì khẩu vị cũng tuyệt vời lắm. [sm=10_point.gif]

      Cá bống kho tiêu
      Đây không phải là cá bống mú của cô Tấm thời xa xưa, mà là cá bống trứng xuất hiện vào lúc mùa mưa dầm ở miệt đồng bằng Nam bộ. Chúng sống bám theo những dề lục bình trôi lềnh bềnh trên sông rạch theo con nước lớn, ròng. Loại bống trứng này nhỏ con, lớn lắm chỉ bằng ngón tay út, chúng ăn toàn bọt bèo trên mặt nước nên trong ruột không có chất dơ. Thông thường, người ta bơi xuồng kè theo mấy dè lục bình, dùng rổ xúc cá bống, hoặc là dùng đáy giăng trên sông. Mỗi lần kéo đáy vài ba ký cá tươi nhảy soi sói. Do không có tạp chất, nên cá bống đem về khỏi cần mổ bụng, chỉ để vào rổ, dùng lá chuối tươi chà xát cho sạch nhớt, bớt tanh, trộn với ít muối cho thấm đều cá, rồi rưới ít dầu hoặc mỡ, nước màu, xốc cho đều, bắc lên bếp chụm lửa liu riu. Ðặc biệt kho với nước mắm đồng, nêm đường, bột ngọt cho vừa ăn. Khi nước vừa cạn, rưới thêm mỡ hoặc dầu, rắc tiêu lên cho thơm. Ăn cơm với cá bống kho tiêu thật đậm đà tình quê hương ... rất hợp với cuộc sống dân dã.


      [sm=10_point.gif]
      #3
        toyota 13.03.2006 17:18:52 (permalink)
        0


        Trích đoạn: ct.ly

        6 "Độc chiêu" đặc sản Nam bộ

        Cháo dậu xanh nấu với rắn hổ đất
        Ở Đồng Tháp Mười rắn, rùa nhiều có tiếng. Khi bắt được rắn hổ đất, đem đập đầu cho chết, dùng nước sôi cạo vẩy thật sạch. Kế đến mổ lấy ruột gan, rồi chặt rắn thành từng...


        Ba khía ngâm muối
        Ba khía là loại sinh vật sống ở ven sông, biển, hình dáng giống con cua, lớn hơn con còng. Ba khía bắt đem về rửa sạch, chú ý làm sạch mắt và miệng, rồi ướp ba khía với muối theo tỷ lệ thích hợp, bỏ vào khạp, đậy kín nắp lại. Khoảng một tuần lễ ba khía sẽ chín, lấy



        Con rắn thì quá quen thuộc với mọi người rồi. Rõ ràng là một món ngon.

        Ba khía ==> hổng biết ăn




        Dơi quạ hấp chao
        Dơi quạ có rất nhiều ở miệt rừng U Minh thượng và hạ. Khi làm thịt dơi quạ, dứt khoát không nên để lông dính vào thịt trong lúc lột da, và phải bỏ cho hết chất xạ trong dơi đi, thịt mới không hôi. Chặt đầu, bỏ cánh, rửa sạch máu, chặt miếng vừa ăn, dùng chao ớt đã đánh nhuyễn và gia vị ướp chung với thịt; để một lúc rối bắc lên bếp hấp cách thuỷ. Món này bổ thận nhất đấy !



        chà chà, bàn về món dơi mới là tuyệt vời. Đúng là món bổ thận bậc nhất đây.
        Ctly bàn về dơi quạ là loại dơi lớn. toyota xin nói thêm về dơi sen.

        Dơi sen tất nhiên là dơi nhỏ, ít thịt. Sau khi lột da làm sạch, chặt đầu thì nó "nhỏ xíu" hà, không còn bao nhiêu thịt nên người ta bầm ra luôn. Bắt chảo nóng với hành tỏi phi, làm món thịt xào ăn với bánh tráng. "Số dách"

        Cái tinh túy của con dơi sen hổng phải là thịt của nó mà là máu. Cắt dưới phần "cánh" của con dơi, trích khoảng vài giọt máu cho vào ly (con dơi rất nhỏ, nên mỗi con có nhiều lắm là 2 đến 3 giọt máu là nhiều lắm rồi). Để đầy được 2 cái ly "xây chừng", lần đó người bạn của toyota đã "trảm thủ" gần 100 con dơi.... Hòa 2 ly " huyết dơi" vào khoảng 1.5 lít rượu đế loại "cực manh" (lần đó là đế gò công, 50°), lắc đều cho huyết tan ra rồi bắt lò nước lên âm ấm bỏ chai rượu vô tránh trường hợp huyết dơi bị "kết tủa" lắng xuống đáy chai. lâu lâu cũng phải lắc chai một chút.

        chú y không được đun nước quá nóng bỏ rượu vào vì đã là rượu cực mạnh mà uống nóng nữa thì "lột dên" luôn. còn nếu thấy rườm rà thì lâu lâu lắc chai rượu cho đều là được rồi. loại dơi sen lần đó máu rất dễ đông cục lại, do đó phải dùng đến nước ấm và lắc đều.

        Có rượu, có thịt dơi xúc bành tráng thiệt là một buổi nhậu đáng nhớ.

        Chú ý: Ai chưa vợ hay chưa có người yêu thì tránh xa món "quỷ dử" này ra. thiện tai thiện tai . Nó là món "bổ thận" thuộc loại vô địch thiên hạ, thuộc dạng ông nhậu.. bà "la làng" à nha. Ai hổng nghe lời lở có gì thì toyota hổng chịu trách nhiệm à
        #4
          Ct.Ly 13.03.2006 18:05:05 (permalink)
          #5
            toyota 13.03.2006 21:32:05 (permalink)
            0


            Trích đoạn: ct.ly

            Tô yô Tường...... giang hồ lịch lãm quá, nên những món.....nhà quê này mà cũng đã được thưởng thức qua, thật là [sm=z_notworthy.gif]


            Quá khen rồi ctly. Mẫu thân của toyota khen toyota "ăn tạp" kìa.

            Bây giờ qua đến món cá bống. chậc chậc, nhắc đến sao thấy thèm quá... toyota nhắc đến mấy loại cá bống nè...

            Cá bống dừa:...

            Cá bống các:...

            Cá bống dặm: to hơn con cá cơm loại lớn một chút...


            Đặc điểm chung: sống trong các hốc hay bọng dừa trong các ao, kênh, mương... dưới quê, toyota nhớ vào các ngày rằm, đợi lúc nước lớn (9-10h sáng) người ta hay đi câu cá bống Vào những ngày đó, cá bống dừa thường có trứng và thường câu được cá bống loại lớn (con lớn khoảng cở gấp rưỡi ngón trỏ và ngón giữa bàn tay người lớn chum lại).

            Phân biệt mấy loại cá trên... có trời mà biết, dành cho quý bà sành điệu. Khác với cá kèo chỉ có khúc xương sống ở giữa, mấy con cá bống xương xẩu cùng mình nhưng cũng không đến nỗi nhiều như cá đối.

            Chậc chậc, về kho nồi cá bống lên ăn với cơm là....

            Có một loại cá cũng bắt đầu bằng từ bống là cá bống mú. con này khác hẳn với mấy con bống ở trên à nha. Làm lẩu hay canh chua cá bống mú nhậu với "whisky gò đen" là tuyệt cú mèo.

            Còn cá bống... gì nửa hông bà con, đem ra đây 'nhậu' luôn cho vui


            #6
              toyota 14.03.2006 00:17:40 (permalink)
              0
              Thông tin thêm về "thịt chuột"

              Kinh Tế
              Thứ Bảy, 11/03/2006, 06:39 (GMT+7)

              Mỗi ngày hai tấn chuột "đặc sản"

              TT - Hiện nay đang vào mùa khô là thời điểm rất thích hợp để nông dân các tỉnh ĐBSCL đi săn chuột đồng. Mỗi ngày các điểm mua chuột nằm rải rác theo tuyến quốc lộ 1A thu gom được trên 2 tấn chuột sống bán cho thương lái ở Cần Thơ, An Giang... để tiêu thụ tại TP.HCM.

              Tại Cần Thơ, Hậu Giang... chuột sống có giá 35.000 - 40.000 đồng/kg, chuột muối đá 20.000 - 25.000 đồng/kg.

              NGỌC DIÊN - KIỀU MY

              (theo Tuổi trẻ)

              Thịt chuột bây giờ là món thời thượng ròai bà con ơi
              #7
                Hoàng Dung 14.03.2006 11:58:30 (permalink)
                0


                Trích đoạn: toyota


                Trích đoạn: ct.ly

                Tô yô Tường...... giang hồ lịch lãm quá, nên những món.....nhà quê này mà cũng đã được thưởng thức qua, thật là [sm=z_notworthy.gif]


                Quá khen rồi ctly. Mẫu thân của toyota khen toyota "ăn tạp" kìa.

                Bây giờ qua đến món cá bống. chậc chậc, nhắc đến sao thấy thèm quá... toyota nhắc đến mấy loại cá bống nè...

                Cá bống dừa:...

                Cá bống các:...

                Cá bống dặm: to hơn con cá cơm loại lớn một chút...


                Đặc điểm chung: sống trong các hốc hay bọng dừa trong các ao, kênh, mương... dưới quê, toyota nhớ vào các ngày rằm, đợi lúc nước lớn (9-10h sáng) người ta hay đi câu cá bống Vào những ngày đó, cá bống dừa thường có trứng và thường câu được cá bống loại lớn (con lớn khoảng cở gấp rưỡi ngón trỏ và ngón giữa bàn tay người lớn chum lại).

                Phân biệt mấy loại cá trên... có trời mà biết, dành cho quý bà sành điệu. Khác với cá kèo chỉ có khúc xương sống ở giữa, mấy con cá bống xương xẩu cùng mình nhưng cũng không đến nỗi nhiều như cá đối.

                Chậc chậc, về kho nồi cá bống lên ăn với cơm là....

                Có một loại cá cũng bắt đầu bằng từ bống là cá bống mú. con này khác hẳn với mấy con bống ở trên à nha. Làm lẩu hay canh chua cá bống mú nhậu với "whisky gò đen" là tuyệt cú mèo.

                Còn cá bống... gì nửa hông bà con, đem ra đây 'nhậu' luôn cho vui

                cá bống tượng (to hơn và ở mang cá to giống tai tượng) chưng tương hột

                cá bống mọi kho tiêu
                #8
                  Dế Mèn 18.03.2006 20:28:15 (permalink)
                  0
                  Cái này đúng là đọc chiêu. Ở nước ngoài 6 món đã có 5 món không bao giờ nhìn thấy huống chi muốn mua có để mà mua. Món thứ 6 còn xót lại là Ba khía, đặt sãn của nam bộ. Nhưng mà cũng trong tủ đá bán mắt hơn vàng mà ăn chẵn còn vị ngon thơm., thậm chí muối lâu quá và nhiều quá mất tiêu cả thịt.

                  Hồi bé Dế Mèn là người thích ăn ba khía của hôm trước làm hôm sau ăn với cơm ngụi lúc trời mưa. Là dân Saigon 3 đời nhưng Dế Mèn có rất nhiều bạn "chiến đấu" khắp 6 miền lục tĩnh. Có nghe kể người ta bắt ba khía bằng cách đào lổ chôn xuống đất 1 cái xô bắng thiếc hay nhựa. Mỗi xô cách nhau 1, 2 mét và cho vào đó 1 vài con cá chết. Ba khía gần như cua đồng có ở nước lợ bò ra rơi vào xô. Thế là người ta mỗi ngày đi dạo quanh đem về muối bán lên Saigon. Vậy mà có thể nuôi chồng con năm này qua tháng nọ, thành danh thành tài.
                  #9
                    Huyền Băng 19.03.2006 11:09:42 (permalink)
                    0
                    Mấy món kia HB xin chào thua, riêng


                    Ba khía ngâm muối
                    Ba khía là loại sinh vật sống ở ven sông, biển, hình dáng giống con cua, lớn hơn con còng. Ba khía bắt đem về rửa sạch, chú ý làm sạch mắt và miệng, rồi ướp ba khía với muối theo tỷ lệ thích hợp, bỏ vào khạp, đậy kín nắp lại. Khoảng một tuần lễ ba khía sẽ chín, lấy ra ăn với món nào cũng đều ngon. Lúc đem ba khía ra dùng, cần ngâm với nước sôi khoảng năm phút, tách yếm bẻ càng, bỏ tròng tô ướp tỏi, ớt, chanh, đường, bột ngọt cho thấm đều, bắt chảo phi mỡ, tỏi cho thơm rồi đổ ba khía vào chiên. Khi nào ăn, vắt chanh vào, ta sẽ có món ăn ngon, nhứt là ăn với cơm nguội, hết sảy


                    HB xin giơ tay có ý kiến. Mặc dù Ct.Ly nói không có gì để ăn, nhưng mùi vị nó rất độc đáo, chỉ cần chan nước ăn với cơm là quên thôi. Tuy nhiên bắt Ba Khía rất đơn giản, theo như HB được kể, ba khía ở trong rừng tràm đước nhiều vô kể không phải bắt bớ gì hết. Đến mùa ba khía, người ta đi một cái ghe , trên cái ghe người ta để những khạp có nước muối ngâm sẳn, và chèo đến gần dùng cây hay que gạt những con ba khía vào khạp nước muối, con ba khia được muối trước khi chết nên thịt nó mới ngọt ngon, cá mắm cũng vậy, do đặc tính của miền Nam là tôm cua cá nhiều không kể xiết, không thể nào ăn tươi hết, mà xuất khẩu thì hồi xưa làm gì có chuyện xuất khẩu thế nên người ta đã muối sống con cá, do đó con mắm ngày xưa rất day ngon. Người ta tậu hằng 100 mẫu ruộng không phải để làm ruộng mà để bắt cá trong ruộng và để những lu chứa muối trong đó để muối cá...
                    Ba khía nếu muốn cho ngon thì phải có thêm khế chua, khế làm cho nước ba khia chua dịu hơn là chanh. và chất ngọt thấm vào khế ăn miếng khế rất ngon. Thơm cũng làm dịu nước ba khía nhưng thịt thơm nhủn còn thịt khế thì day day,Ct.Ly có thể ăn khế thay thịt của ba khía.
                    Một chút hiểu biết về Ba Khía,
                    HB
                    #10
                      Dế Mèn 20.03.2006 03:39:31 (permalink)
                      0
                      Nước ba khía cay cay, thơm thơm mùi tỏi, chua chua của khế (chanh hay bị đắng) chan vào bún ăn thì tuyệt... Nhớ thôi cũng đũ thèm rồi.

                      Thời xưa đúng như Huyền Băng nói đâu ai cần dùng bẩy để bắt ba khía vì tương đối nhiều. Những năm sau này lươn còn phải nuôi nhân tạo...
                      #11
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9