Bệnh Thương hàn
HongYen 25.03.2004 18:56:46 (permalink)
SÀIGÒN 300 NĂM Lịch sử bệnh Thương hàn


Năm 1998, năm kỷ niệm Sàigòn tròn ba trăm tuổi

Sức khỏe,bệnh tật và đời sống của cư dân vùng đất mới này như thế nào ?

Trong những nguyên nhân đưa đến tử vong cho người dân, bệnh Thương Hàn là một.

Sài gòn ngày xưa là đất Phù Nam, về sau thuộc nước Chân Lạp năm Kỷ Mùi 1679 chúa Nguyễn Phúc Tần sai Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đem gia thuộc hơn 3000 người vào địa phận đất Tân Mỹ (Gia Định Mỹ Tho) mở đồn dựng Dinh, năm 1698 Đời Nguyễn Phúc Chu mới chính thức đặt tên là Phủ Gia Định, chia đất Đông Phố lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình dựng Dinh Phiên Trấn, đặt thống xuất Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược, đặt các chức giám quân, cai bạ, ký lục lập nên một bộ phận hành chính, quân sự, giáo dục và y tế.

Về khía cạnh bệnh tật thì có thể nói trước năm 1679 Sài Gòn tập trung một số dân Chân Lạp và ít người Việt. Từ năm 1698 đến năm 1802 Saìgòn đã hình thành khu vực dân cư với một số bệnh tật phần nhiều là bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa như kiết lị, dịch tả, thương hàn … và một số bệnh dịch khác như đậu mùa, đau mắt hột, dịch hạch …đó là những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong.

Trận dịch năm 1820 xảy ra từ Hà tiên, Gia Định cho đến Bắc Thành làm chết 206.835 người tức là chết khoảng1/3 dân số của cả nước. Năm 1826 tại Gia Định một trận dịch khác làm chết 18.000 người gần ½ số dân ở sài Gòn - Gia Định lúc đó .

Tổng số dân ở Sài Gòn – Gia Định vào năm 1847 là 51.788 trên tổng số dân cả nước là 1.024.388 người. Năm 1847 là năm chiến thuyền của thực dân Pháp nổ súng vào quân ta ở Đà Nẵng khởi đầu cho một cuộc chiến kéo dài gần 100 năm.

Năm 1861 Pháp huy động 10.000 người với 30 thuyền chiến đánh chiếm đồn Kỳ Hòa, Nguyễn Tri Phưong bị thương ở cánh tay, Phạm Thế Hiển, Nguyễn Duy … tử trận. Phíaquân ta 300 trận vong, xác chết rửa mục khắp nơi làm dân chúng không dám uống nước, về sau gom lại chôn ở Thuận Kiều, Tham Luong, Hoc Mon. Một số khác được dân chúng đem bỏ xuống các giếng nước và lấp đất lại, sự kiện đó làm ô nhiễm nguồn nước nhất là các mạch nước ngầm và đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh dịch chết người.

Năm 1864 Pháp chiếm Sài Gòn và đặt các cơ quan đầu não về quân sự và hành chánh đồng thời họ lập một nhà thương quân đội ở khu Đồn Đất (hiện nay là bệnh viện Nhi Đồng II), viện Pasteur được thành lập tháng 2 năm1891. Pasteur đã cử Albert Calmett làm viện trưởng đầu tiên, ông đã cùng với Brau, Metin, F.Noc nghiên cứu bệnh kiết lỵ ở Sài Gòn, nghiên cứu tác nhân gây bệnh từ các mẫu vật ở tử thi.

Phân tích tính chất phân về phương diện tế bào và vi trùng học, quan sát các tổn thương màng nhầy của ruột. Năm 1891 Metin đã phân lập được vi trùng trong phân, trong nguồn nước và trong đất. Trong một bản tường trình họ đã đưa ra một số nhận định như sau: bệnh tiêu chảy xảy ra nhiều nhất lúc bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8, nguyên nhân của tiêu chảy do Amibe, Lamblia, Trichomonas, vi trùng lị và thương hàn là chủ yếu.

Từ khi người Pháp đặt chân đến Sài Gòn họ mang theo một quan điểm y học phương Tây hoàn toàn xa lạ với nền y học bản địa. Các nhà khoa học cùng các thầy thuốc trong đạo quân viễn chinh Pháp đã dần dần làm thay đổi quan niệm về cách phòng bệnh và điều trị của người Sài Gòn. Kiểu lập luận giải thích bệnh tật theo y học thực nghiệm của Claude Bernard và công việc của họ được lưu lại bằng văn bản, hồ sơ bệnh án và in thành tạp chí.

Trước năm 1904, bệnh thương hàn chưa được biết rõ lắm, sự chẩn đoán bệnh dựa theo bệnh sử, triệu chứng xét nghiệm dựa vào phản ứng huyết thanh.

Từ năm 1917 viện Pasteur Sài Gòn mới đảm nhận việc cấy máu để xác định tìm vi trùng thương hàn ở các bệnh nhân ở bệnh viên quân đội, bệnh viện Chợ Quán và bệnh viện Chợ Lớn (Chợ Rẫy). Một số lớn trường hợp bệnh thương hàn đã được xác định. Trong năm 1919 đến năm 1921, N.Berkard và J.Babley đã cấy được 792 mẫu máu và 346 mẫu dương tính trong đó vi trùng thương hàn Eberth chiếm 90 %. Năm 1947 một trận dịch xảy ra trong nội thành Sài Gòn vào các tháng 8,9,10 với 175 trường hợp.

Delbove và Reynes là hai nhà nghiên cứu đã có nhận xét về phương diện dịch tế học. Bệnh thương hàn xảy ra cho bất cứ ai và đặc biệt xảy ra cho những người ăn ở không hợp vệ sinh, không tuân thủ theo những điều kiện vệ sinh tối thiểu, bệnh lây lan do tay bẩn, do ruồi nhặn và do nguồn nước bị ô nhiễm.

Trong một nghiên cứu dài từ năm 1955-1959 người ta đã rút ra một số kết luận dựa trên 10.000 trường hợp thương hàn:

** Tần xuất bệnh xảy ra quanh năm, có khi lên khi xuống nhiều vào những tháng đầu mùa mưa và gần tết âm lịch, đường lây lan chủ yếu là do nước trong khi đó ở trong mùa khô thì do ruồi. Ở những tháng mà ruồi sinh sản nhiều thì bệnh thương hàn xuất hiện nhiều hơn tuy là nguồn lây lan do ruồi ít hơn là do nước.

** Người lành mang mầm bệnh: cư dân Sài Gòn năm xưa gồm có ngưòi Việt, người Hoa, người Aán Độ và người Aâu … ngoại trừ người Aâu ít mang mầm bệnh hơn là người cộng đồng khác. Sự lây lan do di chuyển do kinh tế và do chiến tranh rất khó kiểm soát.

Năm 1915, thành phố được chỉnh trang và thiết kế cho một cộng đồng dân cư là 250.000 người, đến năm 1962 dân số là 2.162.000. Trong đó sự đột biến gia tăng này nhiều ở các năm 1946, 1953 và 1965. Sau mỗi đợt bùng nổ dân số lại có một đợt dịch thương hàn và các bệnh dịch khác xảy ra. Tết âm lịch năm 1954, một trận dịch thương hàn xảy ra tại Sài Gòn, lúc đó dân số ở Sài Gòn 1.500.805 người mà chỉ có 1514 người được chủng ngừa thương hàn, con số này xem ra không đáng kể.

Nhà máy nước tại Sài Gòn được thành lập vào khoảng năm 1930 chỉ đặc biệt cung cấp cho người Aâu, cung cấp cho các trại lính và cho các khu phố chính … Theo thống kê năm 1956 cho thấy trung bình một vòi nước công cộng thì sử dụng cho 100 đến 200 gia đình. Ở khu vực đông dân cư như ở Tân Sơn Nhất, Gò Vấp, Chợ Lớn …số lượng nước cung cấp trung bình cho một người là 80 lít/ngày trên tính toán, còn thực tế thì ít hơn nhiều. Dân chúng sử dụng chủ yếu là nước giếng, nước ở ao, rạch … nước sinh hoạt và nước uống cùng dùng chung một nguồn. Dây chính là lý do để bệnh thương hàn có quanh năm suốt tháng. Nguyên nhân gây tử vong là các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, dịch tả, kiết lị và thương hàn. Tử vong của trẻ dưới một tuổi cao gấp 10 lần so với trẻ lớn hơn.

Một số biện pháp nhằm ngăn chặn nạn dịch lan tràn được áp dụng rất sớm. Luật Santé Publique ngày 15.1.1905, về bảo vệ sức khỏe cộng đồng được ban hành và chính thức được áp dụng tại Sài Gòn ngày 1.4.1907, đến năm 1937 được bổ sung thêm về các biện pháp kiểm soát và tránh lây lan.

* Vệ sinh nước uống.

* Kiểm tra thịt.

* Vệ sinh thực phẩm.

* Vệ sinh môi trường nhà ở.

* Vệ sinh cộng đồng nhà máy.

* Vấn đề nghĩa trang.

Nếu ai vi phạm thì phạt từ 16 franc đến 500 franc và phạt giam từ 1 đến 5 ngày. Nếu ai vi phạm nặng hơn thì bị phạt tiền đến 1000 franc, phạt giam 2 tháng, tái phạm phạt giam 6 tháng.

Mặc dù những biện pháp hành chánh được áp dụng nhưng trước những biến động bùng nổ về di dân, đô thị hóa và chiến tranh từ năm 1945 đến 1975 sự buôn bán lan tràn các dược phẩm đã làm cho bệnh thương hàn càng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Bệnh xảy ra quanh năm và có những đợt bộc phát ( xem diễn tiến bệnh thương hàn từ năm 1953 – 1959 ).

Năm 1970, trong một nghiên cứu ở bệnh viện Nhi Đồng tỷ lệ bệnh thương hàn cấy dương tính là 1%

Từ năm 1971 đến 1973, có 12 trường hợp nhiễm trùng do thương hàn ở trẻ dưới 2 tuổi, tình trạng bệnh thương hàn xảy ra ở trẻ con dưới 2 tuổi và trẻ sơ sinh là phản ánh tình trạng kém vệ sinh trong cộng đồng vì ở lứa tuổi đó rất khó nhiễm bệnh này ngoại trừ trường hợp trẻ bò lê lết, lăn lóc ở dưới đất cát bẩn thiểu.

Năm 1974, một trận dịch thương hàn làm náo động một khu vực, chỉ trong một tháng mà có hơn 1000 bệnh nhân bị thương hàn ở xã Tam Bình, Thủ Đức phải chuyển vào bệnh viện 296 người trong đó có 10 người tử vong.

Kiểm kê dân số năm 1975, khu vực Sài Gòn Gia Định là 3,5 triệu dân, mật độ dân số có vùng lên đến 50.000 người\ 1 km. Môi trường sống bị ô nhiễm nặng vì hệ thống xử lí rác thiếu thốn.

Việc cung cấp nước sạch còn hạn chế, tổng số giường bệnh điều trị khoảng 8.000 giường trong đó của tư nhân hơn phân nữa. Tứ năm 1975 – 1980 có những trận dịch xảy ra khá trầm trong như : * 1976 dịch tả

* 1976 – 1977 dịch não mô cầu

* 1977 dịch hạch

* 1975 –1976 – 1979 dịch sốt xuất huyết

* Riêng về dịch thương hàn năm1976 trên 1000 trường hợp, giảm dần và gây dịch vào năm 1990 – 1994.

Dịch thương hàn xảy ra nhiều từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch, chỉ trong 20 ngày trong tháng 11 – 1997 riêng tại hai phường 9 và phường 12, Q6 đã có 50 người mắc bệnh thương hàn nguyên nhân là do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm do dân ở khu vực này đục đường ống để lấy nước làm cho đường ống bị bể hoặc không được hàn gắn đúng kỉ thuật gây nên tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm.

Thương hàn là một bệnh lây lan đường tiêu hóa. Thức ăn, nước uống bị nhiễm bẫn bởi phân của người mang mầm bệnh thương hàn là nguyên nhân chủ yếu.

Do đó vệ sinh môi trường, xử lý rác, cống, hố xí, cung cấp nước sạch, tiêm chủng, kiểm soát người mang mầm bệnh, kiểm tra chất lượng vệ sinh thực phẩm, giáo dục vệ sinh cá nhân sẽ góp phần ngăn chặn sự lây lan của bệnh thương hàn. Việc giải tỏa kênh Nhiêu Lộc mà trên đó có vô số hố xí công cộng là một điều tốt góp phần ngăn chặn một phần nào sự ô nhiễm nguồn nước .

Bác sĩ HỒ DẮC DUY
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9