Ăn ít sống lâu
HongYen 27.03.2004 17:46:27 (permalink)
Ăn ít sống lâu

Ðó là điều được tìm thấy trong một nghiên cứu trên chuột, được đăng trên tạp chí The Proceedings of the National Academy of Sciences số ra tuần này.

Nghiên cứu trên chuột ở tuổi 19 tháng (tương đương với 60-65 tuổi ở người) được cho ăn với chế độ ăn hạn chế năng lượng (restricted calorie diet) cho thấy các con chuột ăn ít này đã sống thọ hơn những con chuột ăn chế độ ăn bình thường đến 42 phần trăm. Ăn ít không có nghĩa là ăn đói vì một số thức ăn (như chất béo) có chứa nhiều năng lượng hơn trong khi một số thức ăn khác (như rau quả) có chứa rất ít năng lượng.

Bắt đầu chế độ ăn ít năng lượng hơn lúc tuổi cao vẫn có thể làm tăng tuổi thọ ở chuột. Tuy nhiên tuổi thọ có thể kéo dài hơn nữa nếu chế độ ăn ít năng lượng này được bắt đầu sớm hơn. Những con chuột được nuôi bằng chế độ ăn ít năng lượng ngay từ nhỏ có tuổi thọ cao gấp đôi những con ăn bình thường. Không những sống lâu hơn, những con chuột này cũng mạnh khỏe hơn, và sự xuất hiện và phát triển của các ung thư cũng chậm hơn.

Chưa có công bố nào về sự liên hệ tương tự ở người.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự thay đổi về di truyền trên các con chuột ăn ít sống lâu, và đang tìm kiếm các chất đánh dấu sinh học (biomarkers) liên quan đến các sự thay đổi đó.

Từ ba mươi năm nay người ta đã tìm kiếm các chất đánh dấu sinh học liên quan đến sự già đi (lão hóa). Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng nghiên cứu mới này gợi ý rằng đo số lượng và các loại proteins tạo ra bởi các cấu trúc di truyền (genes) liên quan đến sự hạn chế năng lượng này có thể dẫn đến sự phát hiện ra các chất đánh dấu sinh học của sự lão hóa.

Khi các chất đánh dấu sinh học của sự lão hóa được tìm ra, các thuốc tác động trên các chất đó có thể sẽ giúp kéo dài tuổi thọ.

Trong khi chờ đợi thuốc trường sanh bất tử, chúng ta vẫn có thể làm được rất nhiều để kéo dài thời gian sống. Ít nhất là “xài” hết tuổi thọ của mình.

Trên lý thuyết, tuổi thọ sinh học của động vật có vú tương đương gấp năm đến bảy lần thời kỳ tăng trưởng của nó. Con người nằm trong nhóm động vật có vú. Và thời kỳ tăng trưởng của con người (tính đến khi cái răng cuối cùng mọc lên) là khoảng 20 đến 25 tuổi. Do đó, tuổi thọ sinh lý của con người trên lý thuyết là khoảng 100 đến 175 tuổi, trung bình là 120 tuổi. Cho đến nay, đa số chúng ta chết là do bệnh chứ không phải do sống đến hết tuổi của mình.

Rất nhiều bệnh có thể phòng được bằng cách thay đổi lối sống.

Trong năm 2000, có đến 835 ngàn người Mỹ đã chết (chiếm 34.7 phần trăm tổng số tử vong trong năm) chỉ vì thuốc lá và ăn uống không lành mạnh trong khi thiếu vận động thể lực.

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=2381&z=14


Ðó là điều được tìm thấy trong một nghiên cứu trên chuột, được đăng trên tạp chí The Proceedings of the National Academy of Sciences số ra tuần này.

Nghiên cứu trên chuột ở tuổi 19 tháng (tương đương với 60-65 tuổi ở người) được cho ăn với chế độ ăn hạn chế năng lượng (restricted calorie diet) cho thấy các con chuột ăn ít này đã sống thọ hơn những con chuột ăn chế độ ăn bình thường đến 42 phần trăm. Ăn ít không có nghĩa là ăn đói vì một số thức ăn (như chất béo) có chứa nhiều năng lượng hơn trong khi một số thức ăn khác (như rau quả) có chứa rất ít năng lượng.

Bắt đầu chế độ ăn ít năng lượng hơn lúc tuổi cao vẫn có thể làm tăng tuổi thọ ở chuột. Tuy nhiên tuổi thọ có thể kéo dài hơn nữa nếu chế độ ăn ít năng lượng này được bắt đầu sớm hơn. Những con chuột được nuôi bằng chế độ ăn ít năng lượng ngay từ nhỏ có tuổi thọ cao gấp đôi những con ăn bình thường. Không những sống lâu hơn, những con chuột này cũng mạnh khỏe hơn, và sự xuất hiện và phát triển của các ung thư cũng chậm hơn.

Chưa có công bố nào về sự liên hệ tương tự ở người.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự thay đổi về di truyền trên các con chuột ăn ít sống lâu, và đang tìm kiếm các chất đánh dấu sinh học (biomarkers) liên quan đến các sự thay đổi đó.

Từ ba mươi năm nay người ta đã tìm kiếm các chất đánh dấu sinh học liên quan đến sự già đi (lão hóa). Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng nghiên cứu mới này gợi ý rằng đo số lượng và các loại proteins tạo ra bởi các cấu trúc di truyền (genes) liên quan đến sự hạn chế năng lượng này có thể dẫn đến sự phát hiện ra các chất đánh dấu sinh học của sự lão hóa.

Khi các chất đánh dấu sinh học của sự lão hóa được tìm ra, các thuốc tác động trên các chất đó có thể sẽ giúp kéo dài tuổi thọ.

Trong khi chờ đợi thuốc trường sanh bất tử, chúng ta vẫn có thể làm được rất nhiều để kéo dài thời gian sống. Ít nhất là “xài” hết tuổi thọ của mình.

Trên lý thuyết, tuổi thọ sinh học của động vật có vú tương đương gấp năm đến bảy lần thời kỳ tăng trưởng của nó. Con người nằm trong nhóm động vật có vú. Và thời kỳ tăng trưởng của con người (tính đến khi cái răng cuối cùng mọc lên) là khoảng 20 đến 25 tuổi. Do đó, tuổi thọ sinh lý của con người trên lý thuyết là khoảng 100 đến 175 tuổi, trung bình là 120 tuổi. Cho đến nay, đa số chúng ta chết là do bệnh chứ không phải do sống đến hết tuổi của mình.

Rất nhiều bệnh có thể phòng được bằng cách thay đổi lối sống.

Trong năm 2000, có đến 835 ngàn người Mỹ đã chết (chiếm 34.7 phần trăm tổng số tử vong trong năm) chỉ vì thuốc lá và ăn uống không lành mạnh trong khi thiếu vận động thể lực.

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9