Bùi Giáng-những tư nghiệm về người lữ khách cuồng điên.
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 29 bài trong đề mục
huyennguyen 08.04.2006 00:51:34 (permalink)
Gần đây, trong một số mục có nhắc đến Bùi Giáng, người thi sĩ tài hoa đất Quảng. Sự đến và đi của Trung Niên Thi Sĩ trong gần một thế kỉ thênh thang như mây trời. Người viết bài này là một kẻ vô danh ngưỡng vọng Bùi Giáng đã lâu. Góp đôi lời bàn về một đỉnh Thái Sơn, chỉ là lấy tâm trạng của một kính ngưỡng dành cho thiên tài. Và bằng những tư nghiệm riêng tây. Được hay không, đúng hay sai còn để cho lâu dài đáp lời, mù sương thưa thốt. Được nói về những lòng riêng dành cho một anh hoa kiêu bạc đã mất, một ngông ngạo bỡn cợt đã xa, thoả nguyện lắm rồi thay! Còn được tiếng ngân nào giữa lung linh hư ảo như thơ Bùi Giáng:
Ngõ ban sơ hạnh ngân dài
Cổng xô còn vọng điệu tài tử qua…
là may mắn vô chừng.
Dưới đây, có trích dẫn vài lời của một vài người viết để luận bàn, tất cả trao đổi được trích dẫn bồng bột ngang xương. Và thật biết, đây chỉ là những trao đổi ngẫu nhiên khi đọc những bình luận của người khác. Nếu có gì không thoả mái, hoặc chẳng đặng lòng, xin cho cáo lỗi thật sâu.

(*): Những dòng được in đậm là bài viết của người khác về Bùi Giáng.
Nguyên.


“Ông là người kết hợp được những lý lẽ uyên áo, trầm mặc của tinh thần phương Đông với triết lý thực nghiệm, thực dụng của phương Tây nên càng về cuối đời, thơ Bùi Giáng càng có những cuộc đảo lộn dữ dội về ngôn ngữ, lật nhào cả những hệ thống quan điểm thơ mà gần như cả một đời ông xây dựng.” (Nguyễn Hữu Hồng Minh)
Nói như thế này là duy lý theo cái kiểu hiểu mà chẳng cảm. Bị Bùi Giáng tiếp không nhiệt tình cũng phải. Quan điểm nào mà Bùi Giáng đã dựng xây suốt cuộc đời mình? Lật nhào là cái gì khi mà vốn nó đã không định dạng được như không khí? Nắm được cái gì, cầm đựơc lẽ chi chi mà có trên có dưới? Để mà lật nhào?
Gần như cả một đời xây dựng? Bùi Giáng suốt cả đời từng nói nhiều lần, đại ý: Làm thơ muôn câu vạn chữ, tóm gọn được trong vài câu mà thôi. Trích dẫn ở một bài khác:
- Từ đây đến chết tao còn một vạn câu thơ. nhưng mày chỉ cần nhớ hai câu này là đủ. và ông đọc:
"Ngày mai cá sống phiêu bồng
Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng ra đi"
Cá sống phiêu bồng? Con cá nào trong đại dương tung tăng? Như ngàn con cá đã khuất mặt trong lung linh đáy nước tự do? Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng ra đi? Ưng tác như thị quán? Lời Thích Ca? Bóng sương đồng làm sao có thể ngậm? Vậy ngậm được là ngậm cái gì? Phiêu bồng? Miên man bất tuyệt? Thế mới thấy chẳng có gì để nói ngoài một bể cả mênh mông như mênh mông bể cả cho địa hạt thơ Bùi điên…
Nhưng theo ý tôi, "vui thôi mà" chính là khát vọng và bi kịch của một thi sĩ đã "tuẫn nạn trên lộ trình của chữ".
Tuẫn nạn? Lộ trình? Chữ? Tuẫn nạn nghĩa là chết cao đẹp? Lộ trình là đoạn đường đi? Chữ là ngôn ngữ như một khối hàm hỗn bi thống chon von đứng trên đầu đỉnh núi chót vót cô độc? Không có khát vọng của Bùi Giáng đặt trên con chữ, cũng không có bi kịch nào cho đạo hạnh thiên tiên.
“Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc
Nào ngờ đâu ở lại đến hôm nay? “
Đến là vì đã đến. Đi là vì đã xa ngái những tuế nguyệt tiêu tao, trường hận tuôn trào. Mê nguyệt lặn, Thực nhật qua, vời vợi bóng tà? Bùi Giáng không chú tâm tạo chữ mà chữ đến tâm ông, thân ông, ý ông như một ngẫu nhĩ tuỳ thời, nhảy múa đùa ca với kẻ rỡn từ trong ý, thân, tâm tuyệt ngạo.
Vui thôi mà, là ngón tay chỉ cái rỡn không cùng, cái rỡn bi loạn, cái rỡn tịch hạp, cái rỡn não nùng… thẳng tới. Vui thôi mà, là Thôi Mà Vui? Mà Thôi Vui? Vui Mà Thôi? Là … Là như thế trỏ vào, chỉ đến? Xin đừng nói đến bi kịch vì cuộc đời Bùi đười ươi không có bi kịch nào, cũng chẳng có hài kịch, chính kịch gì ráo. Nó là một cuộc đời, và ông đã trọn vẹn hiến dâng cho đất trời uyên mặc cái tình chết lịm từ lúc bước chân ra. Chết lịm vì lỡ lầm từ muôn một tái sinh.
“Lỡ từ hạnh ngộ ban đầu
Lầm từ muôn một qua cầu Tử Sinh…”
Ước mơ của ông là tung hê hết chữ nghĩa để nhảy múa và hát ca… Ông chính là "người thơ" cuối cùng của một thế kỷ và đã ra đi giữa một thời đại đang ngày càng…
Phải, chí phải, nhưng cũng từ đây mà thấy, người viết này đã tự mâu thuẫn với những gì ông ấy vừa viết trên kia. Xin bỏ lửng hai chữ ngày càng cho nó trôi về vô vọng, tuyệt đối vô vọng. Người thơ trọn vẹn đã mang tuyệt bích xa mù đi mãi mãi, còn gì cho những giọt lệ trần gian tiếc nuối chút hương thừa?
Bùi Giáng sinh ra và lớn lên giữa “những dãy nhà rộng thênh thang tường xây bằng đá” . Thời niên thiếu giữa một thiên nhiên phong phú, nhiều sắc thái : sông hồ, đồi núi, ruộng nương là một thiên đường mà Bùi Giáng suốt đời hồi vọng, và gọi là cố quận.
Thênh thang dãy dọc, rộng rãi nhà ngang? Lão Giáng nhà ta có bao giờ tự phát ngôn về gốc tích? Sinh từ sơ ngộ màu hoa, chết từ tử tận ta bà hỗn mang là cái tư nguyện suốt đời lơ lửng của gã giang hồ chịu chơi. Nhưng quả thật, hắn ta có mang giữa mình một yêu dấu cố quận. Cố Quận, hắn chuyên môn viết hoa hai chữ cố quận. Là vì sao? Sao vì lại hỏi vì sao? Có ai biết được tại sao thế nào? Cố quận phải chăng chỉ là ảnh hình của một nông thôn quê mùa chất phác mênh mông cỏ hoa châu chấu chuồn chuồn? Là mảnh đất từ bước chân ra, hay là yêu dấu đất hoa ngút ngàn? Ngút ngàn cũng phải, bởi đâu còn ai thấy mặt cố quận nó ra làm sao? Dài ngắn Nam Tào? Chạm tới là ngỡ như, đi vào là thực thụ. Đặt bước chân lên, đi bằng phiêu linh rì rầm âm vọng may chăng nắm bắt được mớ ảo ảnh hư phù. Nhưng rốt cục, cố quận cũng vuột mất, vụt bay, la đà siêu thực… Suốt đời hoài vọng, như cái lửng lơ sầu âm vọng giữa đêm suông… Thiên đường ấy lão Giáng nhà quê đã mơ thấy mình nắm tay cùng các má hồng thôn nữ, đài các tiểu thư nhảy múa cà rỡn tiệc tùng với Mâu Ni, Khổng Lão Camù (Camus)?...
Mịt mùng một nẻo quê chung
Người về Cố Quận, muôn trùng ta đi.
Ấy ấy, chính nó đấy, kẻ về cố quận, còn muôn trùng phiêu dạt ta đi. Nẻo quê chung là quê chung của đứa nào? Hay cả thảy mọi đứa? Ta đi, là đi đâu? Về cuồng điên phố, rậm rịch phường, lệch lạc tang thương? …
Có lần, Thanh Tâm Tuyền gọi Bùi Giáng là “một thiên tài tự huỷ ghê gớm nhất của thi ca Việt Nam hiện đại” và là “một hồn thơ bị vây khốn”. Bị vây khốn bởi cái gì? Theo tôi, Bùi Giáng bị vây khốn, trước hết, bởi những hoài nghi, những dằn vặt… có điều, khơng ai sống đến tận cùng sự hoài nghi, sự dằn vặt như Bùi Giáng. Thơ Bùi Giáng là những phún thạch phun lên từ hoả diệm sơn của hồn ông. Nhưng khác các nhà thơ khác, Bùi Giáng lại nguỵ trang thảm kịch của mình bằng một giọng cợt nhã, bông đùa. Trong một bài viết về Hàn Mặc Tử, sau khi ghi nhận thơ Hàn Mặc Tử là 'một tiếng thét và một lời than. Tiếng thét đầy máu, tiếng than tràn ngập hư vơ. Lúc hãi hùng khiếp đảm, lúc quạnh quẽ lạc phách xiêu hồn', Bùi Giáng nhắc đến thơ của chính ơng, như một sự so sánh:
”Thơ tôi làm... là một cách dìu ba đào về chân trời khác. Đi vào giữa trung tâm bão giông một lúc thì lập thời xơ ngôn ngữ thốt ra, phá vòng vây áp bức. Tôi gạ gẫm với châu chấu chuồn chuồn, đem phĩ thác thảm hoạ trần gian cho chuồn chuồn mang trên hai cánh mỏng bay đi. Bay về Tử Trúc Lâm, bay về Sương Hy Lạp, ghé Calvaire viếng thăm một vong hồn bát ngát, rồi quay trở về đồng ruộng làm mục tử chăn trâu. Làm mục tử chăn trâu khơng xong bỏ trâu bị chạy lạc, phá phách mùa màng khoai sắn, thì tơi chạy về bẩm báo với ni cơ cho phép con chuồn chuồn của tôi cư lưu một phút giây trong linh hồn bao dung phương trượng. Ni cô xua đuổi tôi thì tôi ra bờ sơng nằm ngủ khò một mình thơ dại giữa chiêm bao. Trong chiêm bao, thơ về lãng đãng thì từ đó vần bất tuyệt cũng lãng đãng chiêm bao.”

Thiên tài tự huỷ? Tâm hồn nguy khốn? Vớ vẩn. Có ràng buộc nào đã được mang lên vai để mà gánh nặng? Có hoài nghi nào đã dày vò để mà vây hãm linh hồn gã du tử hoang đàng? Sống trong tận cùng hoài nghi? Không, lão đạo sĩ điên đã khật khùng đem sự điêu linh ra mà bỡn cợt như múa trên tay cây phất trần màu nhiệm, làm loé mắt thảy thảy mọi nguy cơ thập thành. Những con ngươi đã chẳng còn ánh sáng, cái chết đã từ vô tận nảy mầm. Có lần Giáng đã nói về Hàn Mặc Tử với đại ý, Hàn cũng là kẻ điên, nhưng muốn hiểu người điên ấy, hãy thử lân la làm người điên như Hàn. Vậy thực là nguy, chí nguy, khi kẻ tỉnh nhìn người điên đàm bàn phán luận? Đã hẳn. Tiếng “hò tắc”, “hò rì” của thằng mục đồng trên ruộng, phải chăng chỉ những gã quê mùa từng cuốc bẫm cày sâu với con trâu chăm bẵm, mới hiểu ra được lẽ đi chậm đi nhanh qua cái lời vô nghĩa như là…?
Đâu là Tử Trúc Lâm? Chốn nào là Sương Hy Lạp? Hay là Trăng Tỳ Hải? Sương Bình Nguyên? Vì đâu Vân Mồng thi sĩ dịch Othelo của W.Shake thành Hoa Ngõ Hạnh? Dịch chơi? Ni cô thượng thừa phép Phật đã hoá biến cho chuồn chuồn châu chấu mang trên cánh mỏng những âm hao vô tích về vân mấn miên miên? Chiêm bao thơ dại, vì thơ dại là trẻ con không toan tính, là ngây thơ bình minh trên đồng lãng đãng bất tuyệt say mê? Chiêm bao, vì Nam Kha phiêu du hoè huệ lấn chen vào những ranh giới thực tại chơ vơ? Chiêm bao vì một cuộc đời phải chăng cũng chỉ là mộng huyễn xa vời, như tia chớp vụt băng qua bầu không trong đêm giông âm u? Hành trình vô tận đã hơn 5 tỷ năm, sá gì ba vạn sáu ngàn ngày? Dù ba vạn sáu ngàn lại là một vô tận trong từng sát-na tích tắc?
Song tôi có cảm tưởng ít ai bị ám ảnh bởi vấn đề ngôn ngữ một cách nặng nề, triền miên như Bùi Giáng… dường như công việc làm thơ chủ yếu là một cuộc hành trình vượt qua ngọn đèo cheo leo của ngôn ngữ trước khi là bất cứ một cái gì khác. Ngọn đèo ấy không những cheo leo mà còn mù mịt, thăm thẳm…
BG lại có vẻ rất coi thường cái việc làm thơ ấy và chắc chắn là không mấy tin tưởng vào khả năng thể hiện của ngôn ngữ.
Bùi Giáng xáo trộn chữ nghĩa để nói lên một sự thật: ngôn ngữ đang bị xáo trộn, đang bị tha hố… ngôn ngữ còn có tác dụng ngược lại: nó che giấu sự thật…

Bùi Giáng đã chấm ngòi bút nào vào mực se sắt, để viết ra câu thúc giục sương mù? Phố phường nào đã mọc cỏ quanh năm? Ngôn ngữ trong tay người điên khác nào những thứ đồ chơi trẻ con mà có suy nghĩ để vượt qua? Không vượt qua thì còn đâu chỗ để cho những khái niệm cheo leo thăm thẳm? Sự thật nào để che giấu? Tự thân ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng đã là phù phiếm lung tung lẫn lộn, thế thì bằng cách nào Trung niên thi sĩ lại bị ám ảnh triền miên? Nói Bùi Giáng không tin vào khả năng thể hiện của ngôn ngữ lại càng tệ hơn nữa. Không phải là không tin, mà trái lại, Bùi Giáng tỉnh táo một cách say mê biết rằng, ngôn ngữ như một cây cầu bắc qua bờ kênh siêu thoát, phổ độ kiếp nạn nhân sinh loạn trầm mê muội. Phương tiện rốt cuộc không là cứu cánh, nên lắm kẻ bảo rằng, Giáng chỉ là người mất lòng tin vào chữ nghĩa, và phá phách chữ nghĩa, khạc nhổ vào chữ nghĩa đấy thôi…
Giáng xáo trộn chữ nghĩa cũng chẳng nhắm vào việc sẽ nói lên chữ nghĩa đang bị xáo trộn, tha hoá… Khi đã là một trò chơi, thì mọi xáo trộn lăm le càng làm cho mọi thứ trở nên tối tăm hơn bao giờ. Khi nghĩ đang bị xáo trộn, đang bị tha hoá nghĩa là mặc định một luận thuyết, ngôn ngữ phải đẹp, phải trong, phải mong manh, phải lộng lẫy… Không, mọi khái niệm đều mất tích dưới tiếng sấm của mù sương vô bờ đang tràn lan, khi hiện lên một tiếng Thơ vang dội…


(còn nữa)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.04.2006 00:56:40 bởi huyennguyen >
#1
    huyennguyen 09.04.2006 12:10:54 (permalink)
    Hỏi tên, rằng biển xanh dâu
    Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đã xa
    Gọi tên, rằng một hai ba
    Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm.
    (Bùi Giáng)
    Mã Giám Sinh là ai? Truyện Kiều đã dựng lên chân dung một gã Sở Khanh đưa nàng Kiều bước chân vào đoạn trường 15 năm lưu lạc. Từ biệt ly gia đình, Kiều đưa mình vào ruồi nhặng phủ giăng. Gã ấm ớ về thân thế có phải là tự dưng Nguyễn Du muốn thế? Có hai lý do để cụ Nguyễn nhà ta muốn như vậy. Một là, Mã Giám Sinh là thằng trộm phấn buôn hường, không muốn cho người biết lai lịch mình. Hai là, Mã Giám Sinh đại diện cho cả một Nghi Ngẫu Tồn Sinh rất mực cát lầm đầy đoạ đẩy đưa. Từ họ Mã, nàng Kiều đi mãi trong gió cát bơ vơ, có lúc chết đi sống lại, có lúc ngỡ được gặp hạnh phúc cứu vớt, để rồi trầm thống u nùng mải miết đến lúc gặp Đạm Tiên bên dòng Tiền Đường, cuộn tấm thân vùi trong sóng nước thả trôi. Thằng họ Mã oan nghiệt? Hay Con Tạo xoay vần trớ trêu? Hoặc Trời Xanh quen thói má hồng đánh ghen? Gì gì đi nữa, thì cái nguyên do đầu tiên cũng chính “cái tên ỡm ờ rằng huyện Lâm Thanh cũng gần”. Bùi Giáng dường như tâm đắc cực kì với vai trò thằng họ Mã, nên viết riêng một bài “thắm thiết” tặng gã như đã thấy bên trên.
    Hỏi rằng: người ở quê đâu
    Thưa rằng: tơi ở rất lâu quê nhà.
    (Bùi Giáng)
    Từ 'ở rất lâu quê nhà' đến 'mộng ban đầu đã xa', tư tưởng của Bùi Giáng đã vượt biên, lấn sang một tầm khác. Với một sức oằn khác. (Nguyễn Hưng Quốc)

    Đúng là Bùi đười ươi rất ám ảnh bởi vấn đề quê hương như lời tác giả, nhưng ấy chính là cố quận quê chung, chứ chẳng riêng một lý do cỏn con nhớ quê như người ta nhớ nơi cắt rốn thuở oe oe mấy tiếng chào đời. Ơû rất lâu quê nhà so với mộng ban đầu đã xa nào phải là hai ý khác hẳn nhau? Nói tới sự vượt biên, lấn tầm là nói đến sự phát triển tầm thường của ý thức. Sức oằn nào? Mà khác? Mộng ban đầu đã xa có phải là đã muôn trùng xa ngái những sáng láng bản lai diện mục? Tôi ở rất lâu quê nhà có phải là một tên khật khùng đã mang cái nòi tình ban đầu mà đi hoài giữa chiều phố thị đìu hiu nhân ảnh mập mờ? Hai tiếng quê hương phải là dễ hiểu như một ước vọng bình thường của những khách xa nhà, nhớ cô em mọi đã từng yêu thương?

    Dẫu sao, ở đây, điều quan trọng nhất là câu cuối cùng: 'đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm'. Mọi sự phân biệt đều bị xố nhồ. Tơi cho đây là đặc điểm nổi bật nhất trong phong cách thơ Bùi Giáng: thơ Bùi Giáng chính là sự xố nhồ của mọi đường biên quen thuộc...
    (Nguyễn Hưng Quốc)

    Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm. Chính ấy đấy, hột mù sa nào đã ló khỏi hai mép bờ mương giữa đầu tường lửa lựu. Càng thấy rằng, nói tới một sự phân biệt, so sánh nào thì càng xa dần thơ điên lô hoả thuần thanh của họ Bùi. Mọi sự phân biệt đã bị xoá nhoà, thì còn đâu chỗ để mà lấn tầm, vượt biên như chính tác giả vừa nói ở trên? Chính cái nói cho thấu đáo đã tự mâu thuẫn và không minh bạch, lòng vòng, thì mơ gì nhìn nhận, phán xét, như kẻ trịch thượng, đứng bên trên ban bố lời khai thị cho nhân gian mở mắt về Bùi Giáng? Chỉ thiên tài mới nói được cái chân không diệu hữu của thiên tài qua lời vô cực, ý vô thanh, tâm vô tức mà thôi. Có những trớ trêu lộn gan như thế nên Bùi Giáng mãi mãi là huyền thoại, mãi mãi là người khùng thập thành như ông thừa nhận? Mãi mãi là điên loạn siêu việt tươi vui như trẻ nít ngô nghê? …

    Lời tỉnh táo, lời mê man
    Điệu thê thiết rống điệu bàng hoàng ca…
    (Bùi Giáng)

    Điệu nào thê thiết mê man, lời nào tỉnh táo bàng hoàng trong mơ? Chẳng có lời nào, hoặc vì có cả hai. Dù thê thiết, dù trường đoạn là đà lả lay, thì mọi giấc mộng cũng kéo tuột con người đi về những ngã u mê vô minh ta bà! Đứng trên cả hai loại ý niệm đau thương và hạnh phúc, mà chính mình còn không tự khái niệm được điều đó, chính là tâm tư của lão điên say tỉnh tỉnh say mơ mộng khật khùng… Nói như Phạm Công Thiện, chính là phá huỷ đến tàn khốc, phá huỷ cả những tư tưởng phá huỷ, để đi vào với cầm ca thi nguyệt mù sương lồ lộ nét ngọc ngà khe mương đào nguyên phong nhị phiêu bồng lâng lâng… Bùi điên làm cho mọi thứ trở nên nhập nhằng, chẳng phải vì thật sự điên, mà vì muốn làm rõ cái trăm sự dở hơi của bọn bới gốc tìm ngọn chữ nghĩa học đòi. Luận lý học trong tay Trung Niên thi sĩ thành ngọn roi quất vào mông lũ học giả ngông nghênh cứ hay trích dẫn khoe mẽ hàm hồ hổ lốn cỡm kệch sáo mòn thái thậm ngu si…
    Dù sao, tôi nói dù sao, bởi vì thiên hạ vốn ưa thích dù sao. Cho có mạch lạc. Chứ thật tình tôi chẳng rõ sao gọi là mạch lạc liên tục ngụ trong tính tình của ngôn ngữ dù sao dao sù.
    (Bùi Giáng)

    Cái này mới chính là ý Bùi Giáng muốn tỏ thị, nhưng nhớ là nghe rồi quên ngay, hoạ may còn lững thững nắm bắt, lơ đễnh rỉ tai được điều gì của Ngàn Thu Rớt Hột Mưa Nguồn… còn âm vọng, chảy từ mạch nguồn khiết trong sơ ngàn cổ độ đăm đăm hiện về… Một mạch nguồn bất tuyệt miên trường bất dịch nhưng lại thay đổi biến chuyển không ngừng hằng phút hằng ngày hằng mỗi chớp mắt nguy nga nguyên truyền. Điều này có thể tạm hiểu như là tư tưởng của Paménide chọi nghịch tư tưởng Héraclite, tác giả của câu nói nổi tiếng mà nhiều người hay đem ra dạy đời kẻ khác: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.” Vừa thay đổi liên miên bất tuyệt lại vừa nguyên truyền nguy nga, là cái quái thế nào nhỉ? Tầm phơ tầm phào lộn xộn mơ hồ hỗn độn phi lý … đấy chăng? Ưh hưh, có thể như thế lắm thay! Dù Dịch Thể, hay Thường Thể, rốt cục cũng chỉ là cái ý giỡn chơi bồng phiêu của những kẻ rãnh rỗi nói lối bâng quơ trà dư tửu hậu !? …

    Ngàn năm độc đối riêng hàng
    Tờ xanh ứa lệ đẫm trang xuân đầu
    (Khởi từ-BG)


    Tờ xanh ngàn năm riêng hàng, viết lên lời thống ca trên ngày mộ địa, Bùi Giáng trở thành người điên đi chân trần giữa cát sa mạc hư vô thăm thẳm dặm dài mà độc thoại riêng tây. Nói một mình, cô độc trơ trọi, tiếng nói vút lên chót vót, rồi sa xuống thâm sâu, nghe lạnh cả sống lưng như tiếng ca não nuột của người xẩm mù trên hè phố trong nhập nhoạng buổi chiều ray rứt đứt ruột tang thương buồn tủi biệt ly tháng ngày! Như cái lời nào trong Hán Văn: “Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh, trường tiếu (khiếu) nhất thanh hàn thái hư…”
    Bởi chăng cái lời xuất phát từ Tâm, đi thẳng đến Tâm, đành chịu những phong ba của thị phi điên cuồng gánh chịu ngậm tăm? Gánh chịu, bởi hiểu thì hà tất phải thị phi điên đảo lốc xoáy lầm lạc luôn luôn, khích bác câu nệ thường thường…

    Tặng nhau từ ngữ lạc lầm
    Cũng xin hồng lệ hãy đầm đìa tuôn…
    (Bùi Giáng)

    Hồng lệ hay huyết lệ? Bình minh một sớm tinh sương? Hay hoàng hôn thắm dạ trường sầu đau? Từ ngữ đã lạc lầm, còn chỗ nào cho lời tỏ ngoại ý hiện thị lõi minh triết sạch thơm vô ngần nắm bắt với đôi tay trần lấm bụi cuộc đời giành giật đuổi xua hững hờ? Khi tặng cho nhau đôi dòng lầm lạc, là lúc phải chăng đã biết những vùng réo rinh gào gọi của biển động trời sôi sẽ úp chụp lên đầu? Tâm ai oán vô thanh về vân mấn, dòng hồng châu phủ suốt những bình nguyên? Ra đi từ những vùng miền, giọt sương lìa lá hoá điên dông dài. Tóc xanh phủ dựng vân đài, phiêu du bất tuyệt dấu hài cỏ bay. Giáng điên ngất ngưỡng tỉnh say, ôm bơ vơ mộng ngửa ngang khóc cười? …
    #2
      Lê Thường Nhiên 11.04.2006 15:53:40 (permalink)
      Huyền Nguyên thân mến...
      Lâu lâu mới rãnh, lang thang sang phần BLVH.
      Gặp mấy bài của TLL,...và HN về Bùi Lão Trích Tiên.
      TLL thì muốn giới thiệu Bùi Lão Trích Tiên với "ý-đồ" của một người "hiện thực chủ nghĩa"...mà đôi khi thương nhau như thế bằng...
      Một số nhân vật khác mà HN đề cập đến cũng thế.
      HN vì không muốn, mọi người (những người viết và đọc diễn đàn) sa-đà, hay nói cách khác là muốn mọi người "ngộ" được hồn phách tinh anh của Bùi Lão Trích Tiên...
      Nhưng than ôi !!! Như trong Tư Tưởng Triết Học Hiện Đại (Bùi Giáng) đã có viết: "...triết gia đành phải cam chịu số phận cô độc...trong đoạn trường của mình,
      ...không còn cây lá ở trên đầu
      không còn thùy dương dặm trùng quan mây trắng..."

      Tư-Không quán kiến hồn nhàn sự
      Đoạn tận Giao-Châu thứ sử trường

      Riêng về chuyện phân định nhà thơ chính trị hay phi chính trị (có bị ảnh hưởng bởi thời cuộc hay không, có nên dính dáng đến thời cuộc hay không)...thì mình đồng tình với HN. Bùi Lão Trích Tiên đã sống ở VN qua mấy miền chính trị...thế nhưng ông đã sống như Tuệ Trung Thượng Sỹ đã nói :" Thân ta ràng buộc trong tứ-đại cảnh/Còn ta thì ở ngòai cơn gió". Gặp người tri ngộ thì viết sách in chơi...gặp thuở nhiễu nhương thì "phóng túng hình hài, ngang tàng tính mệnh -( lời Bùi Văn Nam Sơn dành cho BG)"... "sinh tử lôi kéo chừ...làm đếch gì ta..." (Trích trong bài Phóng Cuồng Ngâm - Tuệ Trung Thượng Sỹ Ngữ Lục - Nguyễn Việt Dũng dịch).
      Thôi để cho vui dậy mà, tặng HN mấy câu:

      Trung Niên Thi Sĩ hề...
      áo vải Đại-Cái-Bang
      xuống đường điều khiển giao-thông hề...
      dòng đời càng ngổn ngang
      làm thơ hiên-ngang hề...
      ngôn-từ như kiếm hề...như hoa
      trần-ai đi qua hề....nhẹ nhàng hề...Nam-Kha.
      LTN.

      <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.04.2006 09:56:17 bởi Lê Thường Nhiên >
      #3
        TTL 11.04.2006 17:51:47 (permalink)

        Trích đoạn: Lê Thường Nhiên

        Huyền Nguyên thân mến...
        Lâu lâu mới rãnh, lang thang sang phần BLVH.
        Gặp mấy bài của TLL,...và HN về Bùi Lão Trích Tiên.
        TLL thì muốn giới thiệu Bùi Lão Trích Tiên với "ý-đồ" của một người "hiện thực chủ nghĩa"...mà đôi khi thương nhau như thế bằng...
        Một số nhân vật khác mà HN đề cập đến cũng thế.
        HN vì không muốn, mọi người (những người viết và đọc diễn đàn) sa-đà, hay nói cách khác là muốn mọi người "ngộ" được hồn phách tinh anh của Bùi Lão Trích Tiên...
        Nhưng than ôi !!! Như trong Tư Tưởng Triết Học Hiện Đại (Bùi Giáng) đã có viết: "...triết gia đành phải cam chịu số phận cô độc...trong đoạn trường của mình,
        ...không còn cây lá ở trên đầu
        không còn thùy dương dặm trùng quan mây trắng..."

        Tư-Không quán kiến hồn nhàn sự
        Đoạn tận Giao-Châu thứ sử trường

        Riêng về chuyện phân định nhà thơ chính trị hay phi chính trị (có bị ảnh hưởng bởi thời cuộc hay không, có nên dính dáng đến thời cuộc hay không)...thì mình đồng tình với HN. Bùi Lão Trích Tiên đã sống ở VN qua mấy miền chính trị...thế nhưng ông đã sống như Tuệ Trung Thượng Sỹ đã nói :" Thân ta ràng buộc trong tứ-đại cảnh/Còn ta thì ở ngòai cơn gió". Gặp người tri ngộ thì viết sách in chơi...gặp thuở nhiễu nhương thì "phóng túng hình hài, ngang tàng tính mệnh -( lời Bùi Văn Nam Sơn dành cho BG)"... "sinh tử lôi kéo chừ...làm đếch gì ta..." (Trích trong bài Phóng Cuồng Ngâm - Tuệ Trung Thượng Sỹ Ngữ Lục - Nguyễn Việt Dũng dịch).
        Thôi để cho vui dậy mà, tặng HN mấy câu:

        Trung Niên Thi Sĩ hề...
        áo vải Đại-Cái-Bang
        xuống đường điều khiển gaio-thông hề...
        dòng đời càng ngổn ngang
        làm thơ hiên-ngang hề...
        ngôn-từ như kiếm hề...như hoa
        trần-ai đi qua hề....nhẹ nhàng hề...Nam-Kha.
        LTN.




        **************************


        TLL thì muốn giới thiệu Bùi Lão Trích Tiên với "ý-đồ" của một người "hiện thực chủ nghĩa"...mà đôi khi thương nhau như thế bằng...
        Một số nhân vật khác mà HN đề cập đến cũng thế.
        HN vì không muốn, mọi người (những người viết và đọc diễn đàn) sa-đà, hay nói cách khác là muốn mọi người "ngộ" được hồn phách tinh anh của Bùi Lão Trích Tiên...


        Bạn LTN mến,

        Tôi e Bạn nói hơi quá "sự thực" mà bạn có thể biết rồi đấy bạn ạ! Như "ý đồ" và "hiện thực chủ nghĩa"... Nghe khiếp thật!!!
        Bạn nói như Bạn là một quan Tòa và lời nói của Bạn là "lời phán quyết" cuối cùng. "Innocent until proven guilty" bạn ạ !

        a) Tôi còn chưa biết (đang trên đường tìm hiểu) "tôi là ai" thì làm sao bạn LTN biết được "ttl là ai"? Xin cho phép hỏi Bạn đã Biết : " LTN là ai" chưa? Nếu bạn biết thì xin cúi đầu bái phục và "không có gì để thắc mắc nữa".

        b) Tôi chỉ là một độc giả bình thường của BG. Tôi đọc , sưu tầm... v.v tất cả những gì liên quan đến BG - cũng như nhiều tác giả khác tôi thích - như có thể. Ở đây, tôi chưa làm xong cái việc đăng "hết" bài sưu tầm của tôi về BG để chia sẻ với mọi người nữa... Kế đến là tôi chưa "phát biểu" nhận xét của cá nhân tôi về BG cũng như trên bài viết của bất cứ tác giả nào viết về BG cả....=> Làm sao bạn LTN biết là tôi có "ý đồ" gì? Và dù cho Trạng Trình hay Nostradamus (sống lại) cũng không thể đoán được ý của tôi... Và lý do đơn giản thôi.. vì tôi chưa có ý đồ gì cả trước khi đọc bài viết của Bạn. Và bây giờ thì Bạn có thể đoán được.


        HN vì không muốn, mọi người (những người viết và đọc diễn đàn) sa-đà, hay nói cách khác là muốn mọi người "ngộ" được hồn phách tinh anh của Bùi Lão Trích Tiên...


        Có lẽ bạn LTN cũng đã "hơi quá độ" ở đây luôn, tôi nghĩ HN có lẽ là một "buddy" của Bạn , nhưng "mặc áo thụng vái nhau" như vầy thì quả thật...???... hông biết nói sao? Nhưng đây là quyền tự do của bạn và nhận xét là quyền tự do của ttl.

        Cho riêng cá nhân tôi thì ít nhất cũng đã gần 20 năm kể từ khi tôi có dịp đọc sáng tác của BG. Và tôi đã đọc bài viết về BG của ít nhất là 30 người (thân thích, bạn bè, học giả, độc giả,... ) về đủ mọi phương diện (all aspect) tôi vẫn chưa "thấm" ( thẩm thấu) hết nổi văn chương của BG.

        Nhưng theo Lê Thường Nhiên chỉ một bài viết này của Huyền Nguyên đã có thể giúp "mọi người" "?" (những người viết "?" và đọc diễn đàn "?") hết sa đà và "ngộ" được hồn phách tinh anh "???" của Bùi Giáng... thì tôi e là ngay cả chính Huyền Nguyên chắc cũng phải "đỏ mặt vì ngượng nghịu".

        Nói thiệt tình, thì tôi vẫn chưa hiểu hết ý bài viết của HN dù đọc đã vài lần, nhưng LTN chỉ đáo qua và là đã hiểu được HN... Cúi đầu bái phục LTN (đúng là Tử Kỳ và Bá Nha) hén.

        Mọi người (những ngươì viết và những người đọc diễn đàn) đã hết "sa-đà", đã "ngộ" được hồn phách tinh anh của Bùi Lão Trích Tiên theo LTN => Có lẽ ttl cũng nên ngưng cái chuyện làm vô ích của mình : " sưu tầm và đăng bài của các tác giả viết về Bùi Giáng cho bạn đọc thưởng thức."

        Không lẽ vì vài câu nói "áo thụng vái nhau" của LTN với bạn hữu của LTN mà làm người khác bị ảnh hưởng sao? Nah, "đường ta, ta cứ đi"


        Riêng về chuyện phân định nhà thơ chính trị hay phi chính trị (có bị ảnh hưởng bởi thời cuộc hay không, có nên dính dáng đến thời cuộc hay không)...thì mình đồng tình với HN. Bùi Lão Trích Tiên đã sống ở VN qua mấy miền chính trị...


        Với điều này, nhận xét của bạn cũng thiếu sót luôn VÀ RẤT LÀ QUAN TRỌNG : BÙI GIÁNG CHƯA TỪNG KINH QUA ĐỜI SỐNG Ở MIỀN BẮC (54- 75) thời gian mà tài năng của Bùi Giáng phát tiết và được giới thiệu đến mọi người. Nếu Bùi Giáng ở Miền Bắc trong giai đoạn này Bùi Giáng không bị ảnh hưởng???? Thực tế ở trước mắt Bạn LTN ạ và ai cũng có thể thấy ! Chính trị ảnh hưởng đến nhà thơ và thơ như thế nào . Vài ví dụ nhé:

        1) Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên ....
        2) Tố Hữu, Phùng Quán .....
        3) Hữu Loan, Trần Dần, Quang Dũng ....

        Và Bùi Giáng mà ở miền Bắc trong giai đoạn này thì tôi nghĩ BG không có cơ hội để "Sa mạc phát tiết" được nổi đâu Bạn LTN a! . Đây là một sự thực lịch sử ... đừng có cố tình "bóp méo" nó Bạn nhé . Tội lỗi lắm !!!
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.04.2006 19:08:56 bởi TTL >
        #4
          huyennguyen 12.04.2006 01:59:56 (permalink)
          Lại phải giải thích cùng nhau. Xin lỗi, cứ phải sống như những người nói năng chết nhát và có tư tâm.
          Riêng HN, một ngày chưa gặp, vạn kiếp chưa thấy mặt cái người tên gọi LTN và TTL.
          20 năm đủ cho một cuộc hội ngộ?
          30 người đủ cho một cuộc-thấy-ra-mù-sương?
          Đọc bài HN không hiểu, mong gì hiểu Bùi Giáng mà sưu với tầm?
          HN thẳng tính, trực ngôn, vì TTL nói nghe ngang nhiên như thể Medor.
          CUỒNG ĐIÊN THÁI THẬM VÌ RẬM RỊCH PHƯỜNG, TANG THƯƠNG PHỐ ĐANG DIỄN RA KHẮP NƠI, CẢ Ở MIỀN BẮC THỜI GIAN NĂM 54-75 VÀ NGAY CẢ BÂY GIỜ.
          BÀI NÀY CÓ BỊ DELETE CŨNG AN NGUYỆN. Nhưng là ngươi điều hành cần có giọng văn trau chuốt hơn, tao nhã hơn, và đừng nhiều châm biếm. Nếu đã đọc BG hơn 20 năm, xin hỏi, tính của BG giống như tính của TTL? CHÂM BIẾM HỦY DIỆT ĐẾN THẾ?
          CUỒNG ĐIÊN, ĐÊM NAY HN CUỒNG ĐIÊN VÀ VÔ VẠN ĐIÊN CUỒNG.
          Thứ cho thất lễ, đành chịu chết dưới kiếm lưỡi của nhân gian.
          Đừng cho văn nghệ đi vào tang thương. Đó là ý của BG trong một ngày nào đó.
          Đừng cho bình luận đi vào hỗn mang. Đó là nguyện ước của HN.
          Mong TTL, chắc năm nay đã lớn tuổi lắm, vì đã đọc BG hơn 20 năm còn gì, tha thứ cho trẻ nít ham hố bon chen!
          Tạ lỗi, từ những cúi lạy thật sâu.
          Nguyên.

          P/s:

          Nếu có thất lễ, tấ cả nằm ngoài dự định, TTL, dù có ai cũng thế, xin đừng vì thương, cũng đừng vì ghét mà đem BG làm vật tế thần cho sự luận phán vô cùng...
          Nguyên tạ ơn TTL đã có lòng giúp cho bài của Nguyên được nằm ở trang này.
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.04.2006 02:25:08 bởi huyennguyen >
          #5
            Lê Thường Nhiên 12.04.2006 10:48:57 (permalink)
            Kính thưa TTL.

            Lời đầu LTN xin tỏ lòng cãm kích vì TTL đã đọc và hạ cố có lời với LTN.
            Xin có mấy đáp từ để tường minh gửi đến TTL:

            1- Ý kiến của LTN đã được cố tình gửi gắm vào trang mục của HN chứ không phải vào trang mục của TTL.
            2- Tôi thực sự có tình tri ngộ với HN.
            3- Tuy nhiên vì TTL đã đọc và có ý kiến. Vì tôn trọng TTL nên tôi cũng xin có đôi lời như sau:
            - Nếu TTL vì đã đọc và cảm thấy bất bình vì những nhận định của tôi. Tôi, LTN xin nhận lổi của mình. Lần sau tôi sẽ gửi những ý kiến riêng tư vào đúng kênh của nó (nơi những người khác không đọc được).
            - Khi nói Trung Niên Thi Sỹ Bùi Giáng đã sống qua các miền chính trị là tôi căn cứ vào tiểu sử của ông: Ông đã sinh ra và sống ở giai đoạn thời Phong kiến, đã học ở các trường của quốc gia, của chính phủ kháng chiến Liên Khu V. Đã sống ở ( miền không gian) Miền Nam ( từ vĩ tuyến 17 trở vào) suốt cuộc đời (sinh học) của mình. Trong không gian nầy, theo chiều thời gian, đã trải qua nhiều chính quyền (bảo hộ của Đại Pháp, Nhật, chính quyền kháng chiến của Mặt Trận Việt Minh, Đệ nhất Cộng Hòa, Đệ nhị Cộng Hòa (trước 1975), Quân Quản, NN-CHXHCN Việt Nam). Tôi chắc chắn rằng cho dù sống ở bất cứ cảnh giới nào Trung Niên Thi Sỹ Bùi Giáng cũng là thế.
            - Không thể dùng cây thước gổ của thợ mộc để đo vận tốc ánh sáng. Không thể dùng thùng đựng gạo để đong chứa thi ca. Cũng như thế không thể lồng ghép, cưỡng bức Trung Niên Thi Sỹ Bùi Giáng vào bất cứ cảnh giới chính trị nào.
            - Tôi sẽ đọc các tác phẩm của Trung Niên Thi Sỹ Bùi Giáng vài trăm năm nũa. Khi đó tôi vẫn sẽ nói rằng: "Trung Niên Thi Sỹ Bùi Giáng là bất khả tư nghị".
            Kính bút.
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.04.2006 10:57:23 bởi Lê Thường Nhiên >
            #6
              TTL 12.04.2006 15:27:47 (permalink)

              Trích đoạn: huyennguyen

              Lại phải giải thích cùng nhau. Xin lỗi, cứ phải sống như những người nói năng chết nhát và có tư tâm.
              Riêng HN, một ngày chưa gặp, vạn kiếp chưa thấy mặt cái người tên gọi LTN và TTL.
              20 năm đủ cho một cuộc hội ngộ?
              30 người đủ cho một cuộc-thấy-ra-mù-sương?
              Đọc bài HN không hiểu, mong gì hiểu Bùi Giáng mà sưu với tầm?
              HN thẳng tính, trực ngôn, vì TTL nói nghe ngang nhiên như thể Medor.
              CUỒNG ĐIÊN THÁI THẬM VÌ RẬM RỊCH PHƯỜNG, TANG THƯƠNG PHỐ ĐANG DIỄN RA KHẮP NƠI, CẢ Ở MIỀN BẮC THỜI GIAN NĂM 54-75 VÀ NGAY CẢ BÂY GIỜ.
              BÀI NÀY CÓ BỊ DELETE CŨNG AN NGUYỆN. Nhưng là ngươi điều hành cần có giọng văn trau chuốt hơn, tao nhã hơn, và đừng nhiều châm biếm. Nếu đã đọc BG hơn 20 năm, xin hỏi, tính của BG giống như tính của TTL? CHÂM BIẾM HỦY DIỆT ĐẾN THẾ?
              CUỒNG ĐIÊN, ĐÊM NAY HN CUỒNG ĐIÊN VÀ VÔ VẠN ĐIÊN CUỒNG.
              Thứ cho thất lễ, đành chịu chết dưới kiếm lưỡi của nhân gian.
              Đừng cho văn nghệ đi vào tang thương. Đó là ý của BG trong một ngày nào đó.
              Đừng cho bình luận đi vào hỗn mang. Đó là nguyện ước của HN.
              Mong TTL, chắc năm nay đã lớn tuổi lắm, vì đã đọc BG hơn 20 năm còn gì, tha thứ cho trẻ nít ham hố bon chen!
              Tạ lỗi, từ những cúi lạy thật sâu.
              Nguyên.

              P/s:

              Nếu có thất lễ, tấ cả nằm ngoài dự định, TTL, dù có ai cũng thế, xin đừng vì thương, cũng đừng vì ghét mà đem BG làm vật tế thần cho sự luận phán vô cùng...
              Nguyên tạ ơn TTL đã có lòng giúp cho bài của Nguyên được nằm ở trang này.


              Bạn Huyền Nguyên mến,

              1) Phòng BLVH là do Zhang và Lat Dat điều hành như đã ghi rõ phía ngoài, ttl không phải là người điều hành .
              Thí dụ ttl là người điều hành thì bài viết của Bạn cũng sẽ ở nguyên ở đó (dù bài viết đó là bài phê bình cá nhân ttl), ttl tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mình và của người khác, tôn trọng qui định và quyền hạn của người điều hành. Lẽ dĩ nhiên là phải hợp lý lẽ . Nếu thấy Bạn phát biểu không đúng, qui định của phòng không hợp lý, người điều hành không đúng (theo nhận xét chủ quan của mình) thì ttl cũng phát biểu ý kiến và phản đối như HN làm vậy. Chuyện gì đúng sẽ là đúng, sai sẽ là sai và dù có bị quyền lực trấn áp (overrule) thì cuối cùng lý lẽ đúng cũng sẽ luôn luôn thắng . Đây là "tin tưởng" của ttl.

              2) Đây là phòng BLVH, bất cứ ai vào tham gia, ttl xem như người đó phải có một số kiến thức tối thiểu về chủ đề đang bàn luận, đã chuẩn bị và phải có khả năng "cho" phê bình, "nhận" phản luận. Khen cũng phải có lý lẽ và chê thì cũng phải có lý lẽ. Nếu Ai đó thấy "phê bình" nào không hợp lý lẽ, không thể chấp nhận được với họ thì họ có quyền phát biểu ý kiến. Và phản luận lại ý kiến, quan điểm....v.v đã được nêu lên là quyền của mọi người. Cũng như trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật, bạn đăng, xuất bản một "tác phẩm" (văn, thơ, nhạc .....) thì tác phẩm phải chấp nhận và chịu sự phê phán của công chúng. Công chúng có quyền chê, khen, thậm chí "mạt sát" ... nữa. Nếu ai đó thấy mình không đủ khả năng để "nhận" phê bình thì đừng đăng, đừng xuất bản tác phẩm của mình. Trong "bình & luận" thì đòi hỏi này càng khắt khe hơn ... Bạn tham gia phê bình thì phải chuẩn bị nhận phản luận (phê bình ngược). Nếu thấy mình không đủ sức đừng nên phê bình người khác và nhất là phê bình một cách vô lý.

              3) HN có cách ngưỡng mộ cố thi sĩ Bùi Giáng riêng của HN, ttl có cách riêng của ttl, và người khác có cách riêng của họ. Không ai có thể bắt buộc người ta phải theo cách của mình (có dùng bạo lực để ép buộc thì thành công cũng ngắn ngủi thôi - short live). Giả sử như về vấn đề này HN & ttl có "đồng thanh tương khí" đi thì vẫn có những người khác không đồng ý. Mình chỉ có thể trình bày và bảo vệ quan điểm và lập luận của mình. Nếu lý lẽ và lập luận của mình đúng thì sẽ có nhiều người đồng ý và ủng hộ. Nếu nhận được "cà chua và trứng thối" thì ý kiến và lập luận của mình chắc chắn là "khó ngửi" với thiên hạ. Phải "xem xét" lại ý kiến của mình vì xác suất rất lớn là ý kiến của mình có thể đã sai. Tóm lại, ý của cố thi sĩ Bùi Giáng là của BG, nguyện ước HN là của HN, của ttl là của ttl … và dân VN có hơn 80 triệu người nữa. Việc gì (ý kiến…) mà đa số cho là đúng, theo thiển ý của ttl đó là đúng - ở vào thời điểm đó - Văn học nghệ thuật cũng không ra ngoài lệ này. Dĩ nhiên, hầu hết mọi việc trên đời đều tương đối, vạn vật và xã hội biến chuyển, cái đúng của ngày hôm qua có thể bị chứng minh là sai hôm nay. Và mình chỉ nói chuyện đúng sai của "hiện tại".

              HN có thể làm theo ý của Bùi Giáng (tự do của HN), nhưng HN không thể "muốn" và "chờ mong" mọi người phải nghĩ và làm theo ý Bùi Giáng. Hầu hết mọi người đều công nhận Bùi Giáng là một thiên tài thơ ca, nhưng chắc rất hiếm người hiểu được tại sao bàn luận và tìm hiểu về BG thì "văn nghệ lại đi vào tang thương""BLVH lại đi vào hỗn mang"??? (như HN nói) Nói thiệt tình, thì việc này cũng ngoài tầm "hiểu biết" của ttl luôn. Nói một cách khác là ttl không đủ sức để hiểu nổi ý của HN ở đây.

              4) ttl chỉ mới làm cái việc "gom lại bài viết" về BG và đăng lên chia sẻ với độc giả của VNTQ (ai thích thì xem – tự do mà – ttl đâu có bắt buộc ai xem đâu). HN hoặc LTN có vừa ý với các bài viết (nhận xét về BG) hay không thì cứ viết bài phản luận. Hơn nữa, ttl có đăng lại (repost) hay không thì các bài viết đó cũng đã được VIẾT và lưu trữ ở những nơi khác, người nào thích thú về BG thì cũng có thể tự tìm ra (chỉ tốn thì giờ hơn chút). Tóm lại, ttl chỉ làm cái việc đơn thuần là thu thập và phổ biến tài liệu. Ngay cả bài viết của HN, ttl cũng "thu thập" nó vào cho đủ bộ (như có thể) để tiện lợi cho bất cứ ai muốn "biết" về Bùi Giáng . Và đây là một cái tội của ttl với BG? Với HN?

              5)

              LTN
              TLL thì muốn giới thiệu Bùi Lão Trích Tiên với "ý-đồ" của một người "hiện thực chủ nghĩa"...mà đôi khi thương nhau như thế bằng...


              ttl chưa có phát biểu ý kiến của mình về BG cũng như chưa có ý kiến trên bất cứ một bài viết của AI về BG cả và đã bị gán tội như trên . (ttl có "ý đồ" gì đây? Xin xem bài trả lời cho LTN trước đây thêm). Nếu đặt HN vào trường hợp này, HN có bảo vệ cho HN không? Không cần trả lời cho ttl đâu vì trả lời đã rõ ràng… HN cũng đã phản công… và ttl chưa có đụng chạm gì tới bạn (mới chỉ phản luận với sự "buộc tội" của LTN thôi nhé).

              ttl chỉ làm cái việc mà hầu hết ai gặp trường hợp này cũng sẽ phải làm . Còn mức độ phản luận thì như HN đã thấy … và HN có "đánh giá" là không trau chuốt, không tao nhã và châm biếm thì cũng chẳng sao. Chọn lựa của ttl, ttl làm việc nào ttl cảm thấy là đúng và phải làm. Và ttl không phải là người tấn công mà là người phản công trong trường hợp này .

              6) Về những câu hỏi liên quan đến cá nhân.
              Những câu hỏi này theo qui ước bất thành văn của "gentlemen" là phải "tránh" đó bạn HN. Nhưng không trả lời thì có lẽ HN sẽ ấm ức. => ttl làm theo yêu cầu của HN một lần này thôi.

              a) Kiến thức và lý lẽ là quan trọng, trẻ nói đúng lớn cũng phải nghe theo và học hỏi (nếu không muốn tự biến mình thành khủng long). Và dù 20 năm gần 1/3 của đời người, nhưng đồng thời cũng chỉ là cái chấm nhỏ của thời gian. Tùy theo cách mỗi cá nhân "sử dụng thời gian" của mình có, thời gian có đựơc sử dụng một cách thông minh và hiệu quả hay không? Nói khác, với ttl, HN khỏi xài chiêu "kính lão đắc thọ". Không (hoặc chưa) cần thiết ở đây!

              b) Về câu hỏi liên quan đến Bùi Giáng ...

              HN
              Nếu đã đọc BG hơn 20 năm, xin hỏi, tính của BG giống như tính của TTL? CHÂM BIẾM HỦY DIỆT ĐẾN THẾ?


              HN có nhận thấy mình cũng hỏi người khác một cách "châm biếm" ở đây không?
              Nhưng thôi, ttl cũng trả lời (out of courtesy).
              ttl ngưỡng mộ tài văn chương của BG, nhưng cũng chỉ có cơ hội nhìn từ đàng xa thôi thì làm sao biết "tính tình" của BG được. Tuy nhiên, dựa vào nhận xét hành động của chúng ta trước mắt (LTN, ttl, HN...) thì có lẽ châm biếm là một kỹ năng chung của con người và thường được dùng để "đối chọi" với nhau ... BG cũng đã là con người, HN cũng là con người, ttl cũng là con người... Nên xác suất rất lớn là Bùi Giáng (khi sinh tiền) cũng có tính châm biếm và xài như "tụi mình" vậy thôi . Trả lời như vậy "hợp lý" và HN thỏa mãn ?

              Trân trọng.
              ttl
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.04.2006 17:17:43 bởi TTL >
              #7
                TTL 12.04.2006 21:33:41 (permalink)

                Trích đoạn: Lê Thường Nhiên

                Kính thưa TTL.

                Lời đầu LTN xin tỏ lòng cãm kích vì TTL đã đọc và hạ cố có lời với LTN.
                Xin có mấy đáp từ để tường minh gửi đến TTL:

                1- Ý kiến của LTN đã được cố tình gửi gắm vào trang mục của HN chứ không phải vào trang mục của TTL.
                2- Tôi thực sự có tình tri ngộ với HN.
                3- Tuy nhiên vì TTL đã đọc và có ý kiến. Vì tôn trọng TTL nên tôi cũng xin có đôi lời như sau:
                - Nếu TTL vì đã đọc và cảm thấy bất bình vì những nhận định của tôi. Tôi, LTN xin nhận lổi của mình. Lần sau tôi sẽ gửi những ý kiến riêng tư vào đúng kênh của nó (nơi những người khác không đọc được).
                - Khi nói Trung Niên Thi Sỹ Bùi Giáng đã sống qua các miền chính trị là tôi căn cứ vào tiểu sử của ông: Ông đã sinh ra và sống ở giai đoạn thời Phong kiến, đã học ở các trường của quốc gia, của chính phủ kháng chiến Liên Khu V. Đã sống ở ( miền không gian) Miền Nam ( từ vĩ tuyến 17 trở vào) suốt cuộc đời (sinh học) của mình. Trong không gian nầy, theo chiều thời gian, đã trải qua nhiều chính quyền (bảo hộ của Đại Pháp, Nhật, chính quyền kháng chiến của Mặt Trận Việt Minh, Đệ nhất Cộng Hòa, Đệ nhị Cộng Hòa (trước 1975), Quân Quản, NN-CHXHCN Việt Nam). Tôi chắc chắn rằng cho dù sống ở bất cứ cảnh giới nào Trung Niên Thi Sỹ Bùi Giáng cũng là thế.
                - Không thể dùng cây thước gổ của thợ mộc để đo vận tốc ánh sáng. Không thể dùng thùng đựng gạo để đong chứa thi ca. Cũng như thế không thể lồng ghép, cưỡng bức Trung Niên Thi Sỹ Bùi Giáng vào bất cứ cảnh giới chính trị nào.
                - Tôi sẽ đọc các tác phẩm của Trung Niên Thi Sỹ Bùi Giáng vài trăm năm nũa. Khi đó tôi vẫn sẽ nói rằng: "Trung Niên Thi Sỹ Bùi Giáng là bất khả tư nghị".
                Kính bút.


                Thưa Bạn LTN,

                1) Nếu là chuyện riêng giữa LTN và HN thì tôi sẽ tuyệt đối tôn trọng. Nhưng đây là phòng BLVH, và bạn đã "gán tội" một cách vô lý cho tôi dĩ nhiên tôi phải bảo vệ tôi. Bạn ra chiêu tấn công thì tôi phải đở và phản công lại . Có thể tôi đã làm bạn không vui, nhưng trong một cuộc tranh luận thì lý lẽ và lập luận của ai vững thì người đó có cơ hội thuyết phục đối phương và mọi người nhiều hơn và coi như thắng cuộc bàn luận. Với tôi, BLVH chỉ đơn giản như vậy . Thua đối phương, là lỗi của mình, vì kiến thức, lý luận, ...v.v của mình còn kém cõi. Không hờn, không trách người khác được .

                2) Tôi không đồng ý với nhận xét của Bạn chứ không có bất bình. Bạn có quyền tin vào lập luận và nhận xét của Bạn và tôi có quyền tin vào lập luận và nhận xét của tôi . Nếu chúng ta không có đủ khả năng ( lý luận, sự thực chứng minh ...) để thuyết phục nhau được . Thì Bạn cứ tin những gì Bạn tin còn tôi thì tin những gì tôi tin .

                3) Đứng trên quan điểm BLVH thì bạn và tôi đã không đồng ý với nhau như sau:
                a) Bạn tin là nếu Bùi Giáng có sống ở Bắc vào thời điểm 54-75 thì Bùi Giáng vẫn là BG và dân Việt vẫn có thơ của BG để đọc như hôm nay.
                b) Với tôi, dựa vào sự thực khách quan, nếu BG & TCS sống ở miền Bắc vào giai đọan đó (54-75) thì có lẽ BG vẫn là BG, TCS vẫn là TCS nhưng dân Việt sẽ không có thơ Bùi Giáng để đọc, nhạc TCS để nghe như hôm nay.
                c) Và để chứng minh ai đúng ai sai một cách rõ ràng và tuyệt đối thì phải đi ngược dòng lịch sử, gởi Bùi Giáng và TCS ra miền Bắc sống lại trong thời gian đó để chứng minh là một chuyện không thực tế và không thể làm được.

                Tóm lại, đây là một cuộc tranh luận đôi bên không thể thuyết phục được đối phương của mình. Thì cuộc tranh luận về vấn đề này phải ngưng ở đây. LTN tin điều LTN tin, TTL tin điều TTL tin và người khác tin những điều họ tin. Với tôi vấn đề này chỉ có vậy.

                Chúc Bạn và tôi vui và nếu có dịp thì chúng ta sẽ bàn luận về một vấn đề khác tiếp, nếu thích thú .

                Trân Trọng
                ttl
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.04.2006 06:36:00 bởi TTL >
                #8
                  TTL 13.04.2006 00:26:59 (permalink)

                  Trích đoạn: Mộc Hoa Lê
                  Nên MHL thắc mắc 1 câu: "Chính trị" là gì?

                  Trong trường hợp của MHL , hỏi là đã tự trả lời rồi, nên chắc không cần thiết phải có trả lời của ai hết.
                  Nhưng để cho dzui dzẻ ttl thử trả lời nhé : "chính trị " là không "phi chính trị"...
                  Trả lời kiểu này chắc bị lưỡi kiếm thiệt chứ không bị kiếm lưỡi nữa. Thôi xin phép ngưng



                  Trích đoạn: Mộc Hoa Lê

                  Mong các huynh bình tĩnh với nhau !!!


                  Cám ơn MHL cô nương đã quan tâm và nhắc nhở.
                  Mọi người vẫn còn đủ bình tĩnh mà. Ít ra thì chắc cũng "tĩnh" (hoặc tửng?) hơn người đang được các huynh ngưỡng mộ và bàn "loạn" mà .

                  Chúc MHL vui vẻ và tiếp tục cho ra nhiều ý kiến hay cho phòng BLVH.

                  Mến,
                  ttl
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.04.2006 00:29:54 bởi TTL >
                  #9
                    huyennguyen 14.04.2006 00:46:56 (permalink)
                    Than ôi!
                    Cuồng dại!
                    Tàn phai!


                    Con người, nếu câm một chút, chẳng có ai chết!
                    Ta chịu làm người câm, nói với ta thôi!
                    Từ nay, (từ trước đến nay cũng thế, từ sau này đến chết, cũng vậy), Nguyên là người cuồng.
                    Nguyên viết bình văn, thơ, trước hết dành cho Nguyên, cho Bùi Giáng của Nguyên.
                    Xin từ tạ tranh luận. Bởi chưa có ý tranh luận với ai bao giờ.
                    hahahah... đúng là rậm rịch phố, tang thương phường, tiêu điều xã...
                    Lời mà nói hết ý, thì mọi mọi đâu có lỡ lầm? Thích Ca đâu nói: "49 năm thuyết pháp, ta chưa từng hàm hồ nói..." Nguyễn Du đâu bàn: "Lời quê chắp nhặt dông dài, mua vui cũng được một vài... trăm năm..."
                    Hahahaha...
                    Bước chân tới, sẽ chạm vào hố thẳm. Hố thẳm sẽ mở ra cánh cửa cho cái chết về im lặng trăm ngàn vạn triệu tỷ chục tỷ trăm tỷ ngàn tỷ vạn tỷ triệu tỷ tỷ tỷ... mênh mông.
                    Múa may chi giữa những đoạn trường đứa ruột hỡi anh? Là người điên hết cả như Bùi Giáng hôm nào? đành chịu làm người điên? đành chịu làm người câm như lão quản gia trong "Ngộ Nhận" của lão già Camus?...
                    hỉ hả hô hô...
                    lô xô chen lấn
                    lời đêm vân mấn
                    anh ngủ không ngon
                    anh viết chẳng tròn
                    tâm tư nước chảy
                    lời nói mây trôi...
                    khùng khật lên ngôi
                    tả tơi vừa rồi
                    tại thằng lời nói...
                    Tại thằng Lời Nói,
                    mà hư ráo trọi,
                    thảy mọi sinh bình
                    thê thiết sự tình,
                    cuồng điên thái thậm,
                    phố thành hoang lâm,
                    thị thành sa mạc,
                    em ơi gió cát,
                    lùa hết lạc lầm
                    bay về hoang lâm,
                    cội nguồn hố thẳm
                    tiếng lời vô thanh...
                    không em chẳng anh,
                    chẳng đầu không cuối
                    trời ơi tiếc nuối,
                    ta nói nãy giờ,
                    cũng bằng thừa thãi,
                    lượm lời vương vãi,
                    kết nửa trăng thề,
                    gieo ngang cố quận,
                    u nùng mê mê...
                    ta nói hê hê
                    hê hê ta nói...


                    #10
                      huyennguyen 15.04.2006 00:18:37 (permalink)

                      Mình sửa lại cho Nguyên nhé, nếu im lặng một chút vì nếu câm thì biết nói làm sao?
                      Như vậy sẽ buồn lắm, vì chỉ ta nói cho riêng ta.
                      Buồn ở chỗ nào?
                      Ở chỗ hay dở sẽ chẳng ai biết mà nói cho hiểu, hổng có cọ xát thì cũng hổng có phát triển được đâu bạn ạ!
                      Nhưng cũng có 1 chút hay.
                      Hay ở chỗ chẳng nói ra thì ta cũng chẳng bít là ta dở, và vì vậy, ta có thể yên tâm vì trong ta chỉ toàn điều tốt thôi.
                      Nên ta sẽ hứng thú lắm vì ta chỉ độc thoại, dẫu là thầm lặng trong hồn hay trước bóng, trước gương.
                      -Mộc Hoa Lê-
                      Biết nói làm sao khi câm à? Kẻ đã câm sao biết nói? Hỏi gì quá kì dị! có chăng là ú ớ như người mộng du?
                      Như vậy buồn lắm? Ta chỉ nói cho riêng ta? Nhắc lại, Nguyên chỉ nói cho Nguyên nghe! Vì có cọ xát, thì tâm chẳng vì thế mà sáng ra, ý chẳng vì thế mà sinh sôi như ý của MHL. Vì ngôn ngữ tự thân đã lạc lầm, tự thân đa nghĩa trong cái vỏ ngữ âm hàm hồ...
                      Ta toàn điều tốt? Nói như vậy, nghĩ như thế sao hiểu nổi Bùi Giáng? Sao đọc nổi Bùi Giáng? Sao có thể đam mê Bùi Giáng?
                      Hứng thú lắm thì thật đúng, vì đã sống nhiều đêm như thế, trước cả khi MHL biết được tên BG trong đời. Bởi vì, kẻ phát dương quang đại vĩ đại nhất, có khi là kẻ cô độc nhất đời. Bị cả thế gian nguyền rủa, phỉ nhổ không chừng. Hồn đã mất, còn gì mà thấy bóng trước gương. MHL làm tôi nhớ tới bài thơ của Thần Tú, vị tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Hoa.


                      Dành cho Nguyên và cho thần tượng chỉ còn là vô ảnh của Nguyên? Vậy sao ko tôn nghiêm mà đưa vào nơi thâm cốc, đó mới thực sự là ngộ về thế nhân và giác về cái Tôi.
                      Khi đã đem điều "viết cho riêng ta" ra giữa chợ mà chính mình tự nhận mình cuồng thì trách sao được "thiên hạ" ko chú ý về cái cuồng mà góp lời túp xíu.
                      Đem ra giữa chợ hẳn muốn người đời chiêm ngưỡng thì cũng nên chấp nhận lời khen cũng như lời chê và nếu thiên hạ hổng hỉu thì hãy bít bảo vệ mình.
                      -Mộc Hoa Lê-

                      "Ngộ"? Hiểu sao về "Ngộ"? Nói sao về " Giác"? Cái Tôi là gì? Bản Ngã? Bản Lai Diện Mục? Nguyên Thủy Uyên Thâm? Hố Thẳm Sâu Trầm? Là Tâm Bất Sinh? La An Trú Hiện Tại? Là Bình Đẳng Như Lai? Là Trâm gãy Hoa cài? Thâm cốc nào? Nằm ở đâu? Nẻo khuất sâu? Hay nơi tiền diện? Là thị hiện? Hay trầm lạc miên man?
                      Tôn nghiêm? Nếu đời Nguyên tôn nghiêm, thì Nguyên đã thành ai khác. ai khác là ai? Là Nguyên chắc?
                      Có bao giờ thấy Nguyên nói về chữ Ngộ? Chữ Giác? Chữ Tôi? Như là một phân tích, giảng luận, khai thị, khai hóa, điểm tâm?
                      Nói là đánh trống lảng cũng không chừng, nói là ngược ngạo cũng không dưng.
                      Muốn hiểu được lời ai, có lẽ đem bản thân mình mà liều mạng chồng lên cuộc trải nghiệm của người đó để mà MÌNH-LÀ-MỘT-NGƯỜI-ĐÓ-THỨ-HAI. Lăn xả vào kiếp sống của họ, để mà thấm thía. Muốn là 1 MHL vui ngộ, thì trước hết cho Nguyên làm con gái chơi vài năm, không, có lẽ vài trăm năm, nũng nịu, dỗi hờn, ngổ ngáo, xí xọn, nhõng nhẽo, mau nước mắt... vài chục triệu lần... Cứ như vậy mà đi tới, bất chợt đụng một bức tường vách sừng sững của một câu hỏi bất ngờ dựng lên: " Mi làm sao có thể là một MHL?". Kinh hoảng nhảy giật lùi lại, đứng trước cây cầu cheo leo của câu hỏi mà vô ngần bất lực... Biết đâu, Nguyên đã chẳng hiểu được lòng tốt của MHL, muốn tốt cho Nguyên, mà hôm nay phản pháo lại MHL thế này? Ha hả hà ha ha hả hả, hả hả hà ha hả hả ha...
                      Cái cuộc chơi cũng lắm công phu, và cứ gì phải viết cho riêng ta nghĩa là viết cho riêng ta? Bao nhiêu lần Thích Ca nói, ta chẳng nói gì, vậy cuối cùng cái gã có 36 tướng tốt kia có nói gì không trong 80 năm sống trên đời, lân la khắp chốn tơi bời phồn hoa?
                      và cũng vì cuộc chơi cũng lắm công phu, nên biết là nói chỉ là ngón tay chỉ thẳng đến một mặt Trăng xa xôi siêu thực, thì cứ cũng phải nói. Nếu có người sáng mắt, sáng ý, thì thấy mặt Trăng không nhìn vào ngón tay chỉ, và ồ lên reo cười hân lạc. Mà cũng có kẻ khùng khùng, (Như Nguyên chẳng hạn), chửi vào đầu, ném cà chua trứng thối vào đầu cũng đành ngậm chịu đắng cay...


                      Nguyên à, bạn thật là khiêm tốn.
                      Lời nói chưa hết ý, sao còn đòi hỏi người ta hiểu hết ý?
                      Thế nên tranh luận là điều tất nhiên và từ đó "ý" mới có thể sinh và có thể đủ.
                      Bạn đem "suy nghĩ" của bạn đến đây, cũng là đem bạn đến đây, người ta quan tâm đến "ý" của bạn cũng là quan tâm đến bạn. Tất cả vẫn nằm trong "lẽ thường nhiên" vậy thôi, chứ đâu bắt bạn phải... hơn "Ông thánh của bộ tộc Thích Ca" hay hơn "Nguyễn Du"?
                      -Mộc Hoa Lê-

                      Có bao giờ tự thị, ta hơn hẳn Thích Ca? Cao hơn Nam Hải Điếu Đồ Tố Như? Uh, mà HN cũng chưa bao giờ có mộng ước sẽ được người ta quan tâm đến ý, hoặc lời, bới có ý nghĩ, là có ý hoặc có lời, hoặc có ý đằng sau lời, nghĩa là cả một rừng trùng sinh nhị bội vô biên máy động ta bà hỗn mang ngổn ngang đứt tuyệt!... Vì ngay cả ý tưởng không có ý tưởng gì cả đó, lại là một ý tưởng nữa rồi.
                      Có bao giờ Nguyên đòi hiểu hết ý(?), đọc lại thử xem, chỗ nào thế? Không thể ép buộc người khác hiểu hết ý mình, nhưng chưa hiểu hết ý, đã vội chộp lấy lời, mà copy lại, đem ra mắng người, có phải như Nguyên đã nói, là khạc một bãi nước bọt hôi thối vào không trung trong lúc mình ngửa mặt lên trời đó chăng? Ôi thôi, nhất định thối khẳm không chịu được!
                      Cha mẹ ôi! Nguyên đem bài này lên đây, hoặc có viết cái gì, là mong có ai đó, trong một phút khùng điên bất mãn, vui sướng hân hoan, bi loạn dã tràng.... nào kia, đọc cho vui, và nghĩ theo cách của họ về một cái gì đã...
                      Cái gì đã ấy là cái gì, chết cha, nửa chừng quên mất, thiệt là quên mất, không biết làm sao nhớ lại... Chắc tại MHL, xinh đẹp lại vận Hồng Y, Nguyên thấy chết mệt đấy mà...

                      Hihi.........
                      Bạn cứ làm người điên như Bùi Giáng đi, Hoa Lê ko phải sống với bạn nên ko lo nhưng vẫn sẽ đọc thơ cuồng, thơ điên của bạn.
                      Vậy thơ của bạn để ở đâu?
                      -Mộc Hoa Lê-

                      Nguyên làm người điên như Bùi Giáng?
                      Có mà điên như Bùi Giáng? Ai thèm làm cái ông điên ngất ngưỡng say sưa xó chợ đầu đường?...
                      Có bao giờ làm thơ đâu mà hỏi để đâu? Chắc... kiếp trước có làm đấy! Để hôm nào rãnh rỗi ghé hỏi lão Diêm Vương, xem đã để đâu rồi?! Bây giờ đành chịu, vì mụ mẫm hết cả người trước cái máy tính sáng lòa văn minh hiện đại này rồi...
                      Thôi thôi, không nói nữa, tìm chốn nào thơ mộng, ta cùng nói chuyện chơi, nàng MHL yêu kiều hỡi!

                      Nguyên.
                      #11
                        huyennguyen 15.04.2006 19:51:26 (permalink)
                        Ý rằng, Nguyên chỉ là một "Bùi Giáng phiên bản"?
                        Rất may, Nguyên là một người như thế nếu được.
                        Bởi nếu được làm một Bùi Giáng trong những "giây phút nhập đồng", lên cốt đã là may.
                        Ngôn ngữ là... Ân sủng? Của Thượng Đế?
                        Không, là một con dao hai lưỡi điên khùng nhất có thể thấy trên cuộc đời. Bởi nếu Mộc Hoa Lê hiểu, thì MHL ĐÂU TRANH CÃI với Nguyên ĐẾN BÂY GIỜ?
                        Tước bỏ có phải là tước bỏ?
                        là từ chối tuyệt đối, là phủ nhận không thương xót?
                        Nói tới ý và lời, là đã nói chơi chơi.
                        Nên đừng bao giờ có hoc thức cả, ngu dốt còn hơn. Nguyên không ngu dốt rồi đây, nên mới lao vào vòng xoáy cãi cối cãi chày như thế này.
                        Nào là Sao Hôm, sao Mai, Trăng rằm?
                        mắt Nguyên mù từ lâu, thấy gì đâu?
                        Nguyên thấy ngón tay ai đó đã chỉ vào Thơ và Văn. Nguyên chết.
                        nên đây là tử tân viết cho MHL.
                        Diêm Vương mang trả Thơ cho Nguyên á? Lão này khùng thứ thiệt, khùng hơn Nguyên, muốn người ta chửi bới Nguyên đấy mà, lỡ vì kiếp trước có ghé qua nhà lão chơi, lão mời ở lai, Nguyên kiên quyết chối từ, lão ấm ức trả thù đó mà. Cái lão thiêt là nhỏ nhen!
                        MHL, thơ mông là chốn im lăng, chỉ im lăng, và đưa hai bàn tay không thấy rõ ngón, nàng biết không? Nguyên hen nàng chốn ấy, nàng có cùng Nguyên đi không?





















































                        HẾT LỜI.

























































































































































































                        #12
                          huyennguyen 16.04.2006 01:12:41 (permalink)
                          Huyệt với mộ gì nào?
                          Là gì?
                          Có điều, hình như người ta cứ thích đùa vui, nên cứ chọn cái điều mà người ta có thể hiểu lệch đi theo một đằng, để nghĩ theo một nẻo. Nguyên viết về Bùi Giáng, chưa thấy ai nói gì về bài viết, chỉ thấy nói về những gì tranh luận vu vơ...
                          Đành thôi, Nguyên chưa bao giờ đến được huyền cơ của vô cực. Hì, thiên hạ từ nay lảnh lót khúc ca vô thán "Giang hồ Tiếu ngạo" của Lệnh Hồ và Nhậm đại tiểu thư...
                          Quy ẩn thôi, gác tay thôi...
                          Hahahah...
                          Nàng nắm tay ta (đã gác kiếm rồi) nhé?

                          #13
                            huyennguyen 16.04.2006 01:18:34 (permalink)
                            Khoa học giết người... khoa học ngây thơ được phép khơng ngờ... đã hồn nhiên gây bĩng tối.
                            Triết nhân nếu cĩ sử dụng luận lý học thì bao giờ cũng sử dụng với những hậu ý, coi luận lý học như một phương cách tạm thời giúp ta đạt được một cái-gì-khác lung linh hơn...Từ bao nhiêu thế kỷ tư tưởng của tinh anh đã hao mịn trong vịng vây của luận lý.
                            -Bùi Giáng-

                            Quất roi vào luận lý học, nên mới có chuyện bị thiên hạ gọi điên, mắng khùng. Giữa một trời cuống quít những chạy đua, mà sự-tỉnh-thức bị gọi là điên, sự-thông-tuệ-bát-nhã-quán-hạ bị gọi là ngông ngạo, thì người-nghệ-sỹ-đích-thực còn đâu chỗ để tồn tại giữa phủ lấp hình dáng con người? Khoa học gây bóng tối, vì khoa học trở thành tên tội đồ ngây thơ dưới bàn tay thúc đẩy của vô minh hiện đại. Luận lý học như một thanh bảo kiếm trao nhầm tay cho quỷ dữ múa may gây tang tóc vô bờ. Khổng Tử bảo “nhân chi sơ”, ấy là muốn nói cái gì vậy? Phải chăng là mọi con người sinh ra bản tính vốn là Thiện? Câu hỏi đưa ra, bản tính là gì? Có trước hay có sau? Tồn tại mãi mãi, hay biến đổi qua từng ngày cho đến lúc tuyệt tăm tuyệt tích như cây kim chìm dưới đáy bể hút sâu? Ngọng nghịu cả một lũ. Bởi, đã hỏi rồi! Làm sao có lời đáp? Sự sáng láng bản thân không hàm chứa những nghi vấn khả giải, không có chỗ cho sự tơ hào ý niệm vấn vương. Cái gì khác lung linh hơn… là cái-gì-khác-lung-linh hơn???
                            Thế giới có những đường thẳng không? Có những vô hạn nào? Những hữu hạn ra sao? Hãy thử nghĩ về những cơn mưa. Mưa vì có mây, có mây vì có hơi nước, có hơi nước vì có sông hồ ao biển, có biển ao hồ sông vì có mưa và những nguồn mạch tươi trong. Vòng tròn luân chuyển. Có quy luật nào như một đường thẳng tuyệt đối kéo dài ra vô tận như Hình học, Toán học, Hàm số, phương trình và tập nghiệm chính xác như một mũi tên trúng ngay hồng tâm? Hỏi: “ Mũi tên sẽ bay tới đâu khi đã nhắm đúng ngay hồng tâm một-cách-hoàn-toàn-chính-xác?” Mang theo câu hỏi, chết ngất suốt đời, mê muội suốt kiếp, khủng khiếp tan hoang, mộ địa dã tràng…
                            Vì có những âm mưu làm rõ ra những uyên-mặc-bất-khả-giải mà Mạnh Tử đào mồ chôn tư tưởng Khổng Khâu; Trang Tử với Nam Hoa Kinh làm nhức buốt tim óc Lão Tử, nếu chẳng may lão còn sống cho tới ngày chứng kiến sự ra đời của nó. Chuyện này giống như lấy bàn tay lấm lem nhọ nồi, mà đưa lên mặt, hòng xoá được một vết nhọ nồi khác đang ngự ở đó; hoặc khạc nhổ thẳng bãi nước bọt lên trời, nhất định nước bọt lại rơi ngay mày mặt ngây ngô. Chợt nhớ tới Trịnh: “Mỗi khi ý thức được vót nhọn người ta có cảm tưởng sẽ bắn rụng những niềm tuyệt vọng chung quanh. Nhưng hỡi ơi, niềm tuyệt vọng đã ẩn trú trong đường bay của ý thức đó.”
                            Rồi nhớ tới Giáng:
                            Gío lay lắt bốn phương về dồn tụ
                            Bụi thu mờ ai phủi vơí hai tay…

                            Chính trong mỗi câu hỏi và mỗi câu trả lời đã mang theo một ngộ nhận khủng khiếp. Một ngộ nhận lớn lao. Một ngộ nhận như định mệnh, vì đấy mà đưa đến những chân trời sai biệt từ trong một phần tư kẽ tóc đường tơ.
                            Cũng chính từ đấy, ta nghe Bùi Giáng hỏi han:
                            “Bây giờ em đứng nơi đâu.
                            Cỏ trong mình mẩy em sầu ra sao?
                            Gắng thu xếp gấp rồi vào. Tấm quần năm trước phai màu rồi phải khơng? Trong này thiên hạ rất đơng. Ăn mặc thật đẹp nhưng trơng khơng mặn mà bằng em.”


                            “Về sau khắp bến giang hà
                            Nơi nào cũng thấy ngọc ngà đèo truông”

                            Hậu ý nào đứng đằng sau những câu chữ ngỡ như là …? Từ câu hỏi mở ra một bờ vực thẳm chông chênh hun hút., một miệng núi lửa sẵn sàng phun trào những hoả thạch dung nham vùi hết mọi thứ xuống đáy sâu thảm hoạ. Đáy sâu thảm hoạ. Cốt lõi của hố thẳm chính là sự hiểm nguy của bước nhảy như lời của Bùi thi sĩ từng viết trong một lá thư cho giới văn nghệ Tây Phương. Bước nhảy của con ếch vào chiếc ao cũ:
                            “Ao cũ,
                            Con ếch nhảy vào,
                            Vang tiếng nước xao… ”

                            như trong một bài hài cú Nhật?
                            Ngọn cỏ trong mình mẩy của cô em băng trinh tuyết nguyệt sầu hoen? Vì sao mà thu xếp gấp? Phải chăng có một tột nguy nào đang diễn ra nơi đây? Tấm quần năm thước phai màu vì chuyện gì hả em? Thiên hạ đông tại sao anh không thể thấy mặn mà như cô em mọi nguyên sơ nơi xóm làng thôn dã? Bởi lẽ nào cứ nhìn đâu cũng thấy ngọc ngà đèo truông? Đèo nào, truông nao? Phải chăng đã cách xa lắm lắm như một “xứ Đoài mây trắng” và vì lòng anh tuyệt không nghĩ đến ai khác ngoài em-thôn-nữ-băng-trinh mà gây nên nông nỗi ám ảnh đến độ nhớ nhung hoài vọng điên rồ? Để thiên hạ phải chê cười tấm lòng chung thuỷ trong anh? Em thật tệ, không nói mà im hơi tuyệt lặng, để ngày âm u như đêm tối lu bù, chẳng còn thấy rõ mặt người, anh nhìn cứ ngỡ đười ươi thị thành!
                            “Em Mọi man sơ nay thay những kiều nữ môi son má phấn Kim Cương, Malyn MốngLồ, Bizít Bàđơ?... Thơ lại thơi thới, hân hoan, giản dị, thực thà, ngộ nghĩnh và trẻ thơ… Sao trẻ thơ được thế nhỉ?”
                            -Nam Dao-

                            Trẻ thơ vì thơ trẻ bông đùa? Trẻ thơ vì thiên hạ ùa vào trông ra? Mù sương rớt giọt mù sa, tư lương môi thắm thôi mà có chi!? Lỡ mai quên buổi xuân thì, ghi câu vàng đá nhu mì hiền ngoan, lỡ mai chết giữa loạn tràng, anh đi như thể vì nàng anh đi… Chất thơ trẻ nếu mất, thì Bùi Giáng già nua và chết từ muôn vạn kiếp, có còn đâu cho những thi phị điên rồ khích bác ganh ghen? Chịu thôi, cái trầm trọng thơ trẻ, nếu học được bằng những sách vở ngập tràn, thì Trời xanh kia dễ thương biết mấy, Đất dày kia đâu có buồn thương:
                            Đất hoa khóc vĩnh biệt người
                            Ngàn cây cố quận đôi lời sương thu …

                            Nhớ người từ những buồn vương, xa ngưòi từ thuở đoạn trường diễn ra? Diễn ra muôn một ta bà, diễn ra cái cảnh tâm là nghĩ suy? Cao xanh có biết được gì, lời anh trong cỏ xuân thì du dương? Anh đi suốt những ngả đường, từ ly chia cách xót thương Thuý Kiều, ta bỗng thành kẻ lắm điều, nói năng như thể tự thiêu lấy mình? Bớ làng, bớ xã đinh ninh, xôn xao nghi vấn riêng mình anh điên? Anh điên như thể tự nhiên, anh điên như thể mọi miền Tồn Sinh? Anh điên đánh mất chính mình, nhân gian khóc mướn luỵ tình ni cô, anh về tuyệt tích hư vô, bâng quơ trầm mộng hồ đồ giỡn chơi? Em này em, đã tơi bời! Còn chi nhất thể rã rời chia phân?
                            Từ một cội, những đường bay như vết thiên di, vẽ chằng chịt trên bầu thiên không ngắt tạnh âm hao, mà lưu lạc? Mùi dư hương quấn quít chẳng còn nhiều để mà có thể nhìn ngó ra kỉ niệm. Cổ độ vẫn cứ trôi hoài trong bàn tay cố nắm bắt cho được phù du giữa hư không mộ địa? Hố thẳm tràn lan, tràn lan địa ngục. Đành chia lời cho ngôn ngữ điêu linh, mà điêu linh cũng lắm sự tình, điêu linh đã lắm tư tình riêng tay? Giáng điên là kẻ bị đày, rửa cho sạch tội trời dày đất sâu? Em về đi, kẻo mưa mau, lá thu còn nhớ những câu thì thầm? Anh bỗng thành kẻ tình câm, miên du giữa phím dương cầm cỏ lau. Em đi xuân biếc rơi màu, mùi phong lưu úa bên cầu gió mưa? Khóc bao nhiêu nữa cho vừa, nói bao nhiêu nữa cho vừa lòng nhau?
                            Nói chi cũng đã phai màu, tóc xanh đã bạc mái đầu sơ sinh, trang thư thấm đẫm xuân tình, lời thơ thấm đẫm khổ hình tang thương, đành thôi chào giữa miên trường, từ bi rớt hột phố phường tanka? Mùa xuân bước tới như là, ban sơ ngõ hạnh tài hoa bạc phần… Này, em, anh lỡ lần đân, nói đi nói lại mấy lần thế ni, lỡ em thương được anh vì tâm tư ý nguyện thì đi về cùng, nếu lòng em cũng bung xung, như anh cà rỡn ngày cùng với năm, thì thôi anh chịu ngậm tăm, mà cười hô hố cho râu cằm bớt thưa!
                            Bùi Giáng nói thế đấy, trong chiêm bao tôi gặp anh. Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng, thấy anh giấu một điệu xoang mê nùng. Mà chịu không bước tới nắm tay anh được, tôi đành tỉnh giấc, để biết rằng anh đang sống, đã chết giữa những thị phi tanh bành phân tích. Một đời anh ghét tích phân, nên nếu anh mà sống lại chắc cũng bị anh vần cho ra tương? Mi là chi mà dám nói đoạn trường? Qua mặt những vị vẫn thường chửi tau?
                            Giật mình thêm một cái nữa, tôi tỉnh mộng. Anh đi rồi, tôi biết, anh đi cái hồi năm chín tám, cuối thế kỉ 20 khoa học rầm rộ mở ra những chân trời, những thiên hà bát ngát, những tầm bay vĩ đại vào thế giới xa xăm. Tôi hoài nghi vì, có những thế giới xa xăm ở rất gần, ngay đây, mà tôi, và anh, và mọi mọi đười ươi đành ngớ ngẩn hỏi nhau: đâu rồi, đâu có, đâu đâu?
                            Thêm một cái giật mình, tôi thấy tôi đang ngồi viết giữa đêm. Hoá ra nãy giờ tôi vẫn đang ở trong mộng. Chợt tôi nhớ cái câu mà anh trích dẫn của Ngoạ Long Sinh, một trong ngũ đại gia kiếm hiệp anh mê:
                            Bách niên nhân sinh nhất giác mộng
                            Vạn lý hà sơn nhất cuộc kì…

                            Mộng? Ối chao mộng! Mộng trung? Là trong mộng hoài nghi? Hoài nghi cũng bởi tại vì, bàn chân tôi cứ xoay đi nghĩ về? Nghĩ về những mộng mê đau, cành hoa rớt cội cỏ lau ngút ngàn!? …
                            #14
                              huyennguyen 17.04.2006 10:08:19 (permalink)
                              Mộng mê đã hẳn, nghĩ về mộng mê càng đau đớn khôn hàn. Nối tiếp từ những riêng hàng vô thanh…
                              Sống với thơ, giỡn chơi với ngôn ngữ để tạo nên thơ. Chữ nghĩa của Bùi Giáng lúc nào cũng có một điều gì đó rất dị thường. Ông chỉ cần sắp đặt những đề tựa từ mục lục một tập thơ của một tác giả khác thì đã mang lại cho chúng ta một bài thơ tuyệt đẹp.
                              Từ Nguyễn Du đến Bùi Giáng, đường bay của thơ thực là kỳ diệu, mênh mông, vô lượng. Ông là chiếc bóng của Nguyễn Du, hay chính ông đã đẩy Nguyễn Du đến cùng thể tính của thi ca, làm lồng lộng, chất ngất một hồn thơ nước Việt.

                              Nói như thế cũng bằng thừa. Bùi Giáng có lẽ sẽ ngất đi không chừng vì điên, chạy một hơi xuống Biên Hoà Viện Bịnh như ông nói. Cái tài của Bùi Giáng ấy chính là, ấy chính là… ông đã làm thơ. Thơ ông bất khả diễn giải, là những mặc khải vô âm. Tất cả nằm trong trọn vẹn trong khối nguyên thể thơ. Đụng tới là phá tan chiếc áo vẹn nguyên lành lặn. Từ Nguyễn Du đến Bùi Giáng, một đường bay. Có lẽ đúng, nhưng đúng hơn là một di nguồn. Chúc thư để lại của Nguyễn Du Bùi Giáng đã thừa hưởng bằng tài hoa của mình, bằng giọng văn nhì nhằng, giọng thơ lăn nhăn, của một tâm hồn Quảng đặc sệt nông dân. Có ai bước chân từ Sài Gòn mà một lần rong chơi khắp những rừng rú khe truông đất Quảng, đặc biệt là từ Duy Xuyên ngược dòng Thu Bồn về sông Yên (nay là sông Vu Gia), rồi theo mãi lên sông Côn, sông Bung, Hòn Kẽm, Đá Dừng… sẽ thấy một mênh mông nguồn nước, một yên lặng tịch mịch trung du trải dài qua những làng tơ tằm tiếng khung dệt, những nương dâu xanh ngắt bãi cát ven sông… thì từ đấy hiểu thêm về gốc ngọn của một tinh văn dung dị. Dung dị, chứ không hề dị thường quái đản như lời nói của những kẻ dở hơi cứ phỉnh nịnh ngôn ngữ, lừa gạt người đời bằng những ngôn từ văn hoa lả lướt.
                              Một linh hồn được khai sinh như thế, giữa những biển dâu ngăn ngắt, những bồi lở sông bãi thường niên qua mùa lũ lớn, thì biến động âu cũng lẽ thường nhiên thế thời. Một Nguyễn Du, một Bùi Giáng, hay một Nguyễn Bùi Du Giáng rất đỗi bi thương? Những thiên tài, là con của đất trời, chỉ có đất trời mới ghì giữ nổi cơn quắt quay vô thượng của tấm lòng đứa con, như cha mẹ nhìn sự lớn lên đầy biến động của con, ngậm ngùi vì lỡ trót đã sinh con quá tài hoa nên mang phước bạc. Và chỉ có lệ đất trời, lệ mênh mông, mới có thể xoa dịu được những đớn đau khôn tả, khôn diễn, khôn phát, khôn thâu… trong những hồ nghi nhân thế như kia. Bùi Giáng không là chiếc bóng của Nguyễn Tố Như, càng không phải là người đẩy Nguyễn Du lên tới tận cùng tinh thể. Đã là Tinh Thể, còn gì nữa mà đẩy lên đến tận cùng? Và đã không là Tinh Thể, thì có cách nào cứu vãn được sự tình bằng dăm bảy lời vẽ rắn thêm chân? Cái hoạ của người bình loạn ấy là chỗ đấy, đừng múa may mà hòng đánh trống qua cửa nhà sấm. Không chừng, lão Thiên Lôi thức giấc, giáng cho một búa thì không gì tai ương, không gì dở hơi bằng. Nên mới nói:
                              Trà đêm ước vọng thanh cao
                              Đàm văn luận cú là đào huyệt sâu......
                              Trà thơm nhấp một chén rầu
                              Đàm thi luận tứ dừng làu bàu thôi
                              -HN-
                              Bà Bùi Giáng qua đời cách đây nửa thế kỷ, cảnh ly tan đó đã xô đẩy Bùi Giáng đến những đổ vỡ cùng cực. Bóng dáng người nữ ám ảnh ông suốt đời, để rồi từ đó ông sẽ nghiệm ra được một cách vô cùng sâu thẳm về tính nữ, về nguyên lý mẹ.
                              Giữa những vần thơ điên của ông, đôi lúc chúng ta sẽ tìm thấy những câu thơ vô cùng kỳ diệu nói về bà mẹ thiêng liêng ấy, tất cả đều như rạo rực, sinh sôi, triển nở.
                              Một hôm nào em mở cửa đầu khe
                              Và bữa đó đến bây giờ cỏ rạ
                              Thi nhau mọc mặt trời lên lả tả
                              Bông lúa chín trong rừng kêu tiếng lá
                              Chóc chim xanh đòi đẻ trứng bây giờ
                              Em là em anh đợi khắp nẻo đường
                              Em có nụ cười buồn mây mọng
                              Em có là mi khép lá cây rung
                              Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng
                              Hồ gương ơi! Sao sóng lục vô chừng!
                              ......
                              Em ở lại với đời ta em nhé
                              Em đừng đi cho ta nắm tay em
                              Ta muốn nói bằng thơ bay nhẹ nhẹ
                              Vào trong mơ em mộng rất êm đềm
                              Ta sẽ đặt mười ngón tay lên mắt
                              Để nhìn em qua khe hở du dương
                              Vòng theo máu hai vòng tay khép chặt
                              Ồ thưa em ta thấy mộng không thường

                              Vừa nói xong, đã thấy có người đứng ra nói nhăng cuội rồi thấy không? Oái ăm thật đấy, thật đấy! Không tin thì là giả cũng chẳng sao…
                              Nhưng mà, cái lạ lùng tự dưng nảy mầm lên một câu hỏi:
                              Nguyên lý Mẹ là gì?
                              Tính Nữ là thứ chi chi?
                              Đạo Đức Kinh của Lão Đam có nói đến Huyền Tẫn. Trong Hán ngữ, Huyền là nguyên lý sâu thẳm. Tẫn là con thú giống cái. Nghĩa lý sâu thẳm của con thú giống cái? Con thú giống cái có cái gì để sinh ra nghĩa lý sâu thẳm? Là mẹ của những đứa con? Mẹ là ai? Là người sinh ra ta, sinh ra từ một tế bào trong dạ, hoàn toàn có quyền phủ quyết ta nếu mẹ thấy không bằng lòng. Nhưng thường là mẹ rất bao dung. Mà mẹ, chỉ đơn giản là mẹ? Hay mẹ là Mẹ? Là một tượng trưng siêu hình còn lớn hơn cả mẹ?
                              Tính Nữ, làm ta liên tưởng tới “Cánh Tay” của Kawabata. Một cánh tay đẹp như mộng phù du, lại biết co rúm sợ hãi khi chàng kia ôm cánh tay trong người, đi qua những ga tàu điện, khi giông gió nổi lên trong đêm mưa… Cánh tay là một cánh tay? Là một bộ phận trong mình mẩy một người con gái? Là cái đẹp nhất, thánh thiện và yếu đuối nhất? Hay là một khát vọng về cái đẹp đến vô tưởng, cái đẹp lấp ló nơi những mù sương chiêm bao? Là một bản tính nữ đại diện đặc trưng nhất cho một Người – Nữ – Hoàn – Hảo?
                              Lại thêm một thằng câu hỏi thậm thụt đầu tường: “ Phải chăng Bùi Giáng luôn luôn bị ám ảnh bởi bóng dáng của một người nữ trong suốt cuộc đời du tử hải hồ của mình?” Câu trả lời là phải, vì mật độ của em gái, em mọi, mẫu thân, nàng… xuất hiện thường trực. Thế ấy, thì có phải Bùi Giáng luôn khao khát về một nàng thiên hương kiều diễm Thuý Kiều? Cũng phải nốt. Nhưng lại có thêm một thằng kia, tửng tửng hỏi lại rằng: “ Này, thằng kia, mày nghĩ thế ư? Ngu si dốt nát cũng thấy gã kia rất ba lăng nhăng, rất cà rỡn, hắn nói lung tung hết cả lên, thế mà mi tin hắn ư?” – Tin chứ, hắn nói mà không tin thì còn biết nghe ai để mà tin? – Thiệt là mi ngu dốt quá, ta nói hoài mi cũng không tỉnh hơn ra. Ta hỏi mi, một bà mẹ chồng nói với cô con dâu trưởng về muộn hôm đám giỗ: “con về sớm nhỉ?”, thế mi tin ngay đấy là bả nói thiệt đó chăng? Thiệt mi điên đến độ hết lời! Thằng kia đành ngậm miệng, còn thằng nọ cũng bỗng thấy mình hăng hái quá, cãi cọ dữ dội quá, cũng tắt hơi luôn. Cuộc cãi nhau rơi vào im lặng. Mọi câu hỏi cũng không còn xuất hiện nữa, đêm tối mênh mông…
                              Bùi Giáng van nài: “em ở lại với đời ta em nhé!?” là vì sợ nàng mặt hoa da phấn kia bỏ mình mà đi mất, chẳng còn ánh sáng nào nữa? Oâng đặt khẽ hai bàn tay lên mắt, là vì rằng chỉ có thể nhìn thấy nường kia qua một khe hở giữa hai bờ mắt thịt phàm nhân? Chỉ có thể ti hí nhìn, trong một thoáng, rồi phải nhắm tịt mắt lại ngay, nói láo rằng, ta không nhìn thấy chi cả, để nàng khỏi thẹn thuồng khi lão Giáng già nua nhìn thấy khe Đào Nguyên bí ẩn chập chùng dị bội thượng thừa u linh? Nasát u tình? Nếp gấp vô minh? Rồi, giả lả nói rằng, ồ thưa em, ta thấy mộng không thường?
                              Mộng không thường? Là mộng di dời? Là mộng hay thay đổi? Là mộng triệu nguy nan? Là tơ tưởng đá vàng? Là miên vấn miên man? Trới đất cũng thở than, vì những vô thường mộng. Đã mộng, lại còn vô thường, thì còn biết ăn làm sao, nói làm sao khi ta lỡ luôn miệng khăng khăng rằng, ta yêu nàng, ta quý nàng, ta hiểu nàng, ta muốn gắn bó cuộc đời này khi đã tìm thấy được nàng? Ghì giữ nàng cho riêng ta, thế mà nàng vẫn cứ như sương khói, nước trong, chảy lọt qua bàn tay ta nắm chặt mà trôi hoài… chợt nghĩ tới mấy câu thê thiết:
                              Ta thả một chiếc lá, chiếc lá trôi
                              Ta thả một con thuyền giấy, con thuyền giấy trôi
                              Ta ôm em trong vòng tay,
                              Em vẫn trôi…
                              (Lá – Văn Cao)

                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 29 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9