Gia Định * Qui Nhơn
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 18 bài trong đề mục
LXMai 21.04.2006 02:24:20 (permalink)

Xin Mời Quý Bạn viếng Gia Định * Qui Nhơn




Quý Bạn quan sát bản đồ thành phố Qui Nhơn truớc, rồi chúng ta sẽ du lịch sau.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

...

Thời Tây Sơn, nước Việt bị chia làm ba miền: Miền Bắc do Nguyễn Huệ cai trị; Miền Trung do anh cả Nguyễn Nhạc cai quản; Miền Nam do anh thứ hai Nguyễn Lữ chỉ huỵ Khi chúa Nguyễn mất nghiệp thì còn sót lại một người dòng dõi nhà Nguyễn là Nguyễn Ánh, tụ tập quân sĩ đánh nhau với Nguyễn Lữ, chiếm được thành Gia Định, xưng vương năm 1780.

Sau Nguyễn Ánh lại bị thất bại phải chạy ra vùng hải đảo cùng trốn sang Xiêm La (Thái Lan) cầu cứu quân Xiêm và thế lực Tây Phương.

Năm 1788 Nguyễn Ánh lại chiếm được Gia Định, rồi nhân cơ hội anh em Tây Sơn bất hoà, cùng nhờ được một số người Pháp giúp sức và luyện tập binh sĩ nên tính việc đánh Bắc Hà.

Từ năm 1790 cứ theo mùa gió nồm (thổi từ nam lên bắc) Nguyễn Ánh đem binh thuyền ra đánh phá Tây Sơn, khi đổi chiều gió thì rút đị Cho nên dân chúng gọi các trận ấy là "giặc mùa".

Nguyễn Ánh đánh Quy Nhơn 3 lần mới thắng (1799) rồi đổi tên là Bình Định.

...

http://vietsciences.free.fr/vietnam/sudia/lichsuvietnam.htm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.09.2006 22:37:14 bởi LXMai >
#1
    Clear_rain 03.05.2006 21:52:39 (permalink)
    Đợi LXmai dẫn mọi nguời đi tham quan TP biển Quy Nhơn mà lâu quá ! Thôi CR đành vào làm Hướng dẫn viên tạm thời vậy.

    Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam có tọa độ địa lý 13030' - 14042' vĩ Bắc, 108035' - 109018' kinh Động;Phía Bắc Bình Ðịnh giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp Phú Yên, phía Tây giáp Gia Lai, phía Ðông giáp biển Ðông với 134km dọc bờ biển. Bình Ðịnh cách thủ đô Hà Nội 1.065 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 680 km. Tổng diện tích tự nhiên 6.025 km2, địa hình tương đối phức tạp thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng núi, đồi, đồng bằng ven biển; dân số trên 1,5 triệu người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm 53%.


    Bình Ðịnh là tỉnh có hệ thống giao thông khá đồng bộ. Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1 A và tuyến đường sắt Bắc - Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có quốc lộ 19 chạy theo hướng Ðông - Tây, có sân bay Phù Cát (một trong bốn sân bay lớn ở phía Nam, cách thành phố Quy Nhơn 30 km, hiện nay ngày nào cũng có chuyến bay Quy Nhơn - thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại), có cảng biển Quy Nhơn (một trong 10 cảng biển lớn của cả nước với vùng neo đậu kín gió, có cầu cảng và phương tiện đón tàu có trọng tải 30.000 tấn ra vào an toàn). Với hệ thống giao thông như vậy, Bình Ðịnh nối liền và dễ dàng thông thương với các tỉnh Tây Nguyên, Ðông Bắc Campuchia, Nam Lào và Thái Lan.

    Trên địa bàn tỉnh Bình Ðịnh có trường Ðại học sư phạm Quy Nhơn, đào tạo đa lĩnh vực với 29 ngành khác nhau; có trường Công nhân kỹ thuật, trường Cao đẳng sư phạm và các trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Hàng năm các trường này đào tạo hàng ngàn cán bộ khoa học kỹ thuật cho tỉnh và khu vực. Theo kế hoạch của tỉnh, trong năm 2003-2004, Bình Ðịnh sẽ thành lập thêm một trường Ðại học dân lập.

    Bình Ðịnh từng là cố đô của Vương quốc Champa nên hiện vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa Chăm độc đáo và phong phú, đặc biệt là thành Ðồ Bàn và hệ thống các tháp Chàm. Bình Ðịnh còn là nơi xuất phát và là thủ phủ của phong trào nông dân thế kỷ 18 với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung; là quê hương và nơi nuôi dưỡng tài năng của các danh nhân như Ðào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan…

    Bình Ðịnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất phong phú để phát triển du lịch. Có bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như: Bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, Tam Quan, Ðảo Yến, Quy Hòa, Bãi Dài… Hiện nay Bình Ðịnh đang tập trung cho lĩnh vực du lịch, trong đó chú trọng đến cơ sở hạ tầng du lịch.


    Nguồn điện của Bình Ðịnh nhận từ lưới điện quốc gia, đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống. Hiện 100% xã trong tỉnh đã có điện, trong đó 151/155 xã, phường có điện lưới quốc gia, 4/155 xã dùng điện diesel do tỉnh đầu tư.

    Hệ thống cấp nước với công suất 20.000 m3/ngày đêm tại thành phố Quy Nhơn và hiện đang được nâng cấp để tăng công suất lên 45.000 m3/ngày đêm, và các hệ thống cung cấp nước sạch khác tại các khu vực khác ngoài thành phố Quy Nhơn.

    Có đủ hệ thống Ngân hàng Trung ương tại Bình Ðịnh gồm: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và các Chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh, Quỹ tín dụng nhân dân. Hệ thống này có đủ khả năng huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ.

    Trong thời gian qua, Bình Ðịnh đã hình thành và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp như chế biến nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, may mặc, giày dép xuất khẩu. .. Các ngành này đã được củng cố và gắn kết lại để tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu. Nhiều sản phẩm chất lượng cao như: Hải súc sản cấp đông, yến sào, đường RS, bia, hàng song mây - mỹ nghệ, đồ mộc dân dụng, đá granite ốp lát, các sản phẩm từ titan, cao su, may mặc, giày dép, dược phẩm. .. Khoáng sản tương đối đa dạng, đáng chú ý nhất là đá granite có trữ lượng khoảng 500 triệu m3, với nhiều màu sắc đỏ, đen, vàng; sa khoáng ilmenite, các điểm nước khoáng, quặng vàng sa khoáng.

    Với bờ biển dài 134km và vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế rộng lớn, Bình Định có nguồn lợi hải sản phong phú và có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá ngừ đại dương, tôm, mực, yến sào, tôm hùm, cua huỳnh đế. .. Số lượng tàu thuyền đánh cá gắn máy hiện có trên 5.700 chiếc, tổng công suất gần 230.000 CV có khả năng khai thác hàng năm 80.000 tấn hải sản. Ngoài ra với hàng ngàn ha diện tích mặt nước lợ, nước ngọt tự nhiên rất thuận lợi cho việc nuôi tôm cá.

    Toàn tỉnh hiện có diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 196.644 ha, đất nông nghiệp: 117.392 ha. Sản lượng lương thực cây có hạt 560.000 tấn. Bình quân lương thực đầu người (2001): 372 kg/năm

    Tỉnh lỵ: Thành phố Quy Nhơn
    10 huyện: An Lão, An Nhơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.

    #2
      Học Sinh 06.09.2006 13:36:31 (permalink)

      Đợi LXmai dẫn mọi nguời đi tham quan TP biển Quy Nhơn mà lâu quá ! Thôi CR đành vào làm Hướng dẫn viên tạm thời vậy.


      Chào CR,
      HS cũng vậy.

      Chuyện cây cầu vượt biển dài nhất VN

      00:07:33, 06/09/2006
      Thanh Thảo

      Có một điều thú vị là cho tới lúc thông xe vào sáng nay, dường như cây cầu này vẫn chưa có "cầu hiệu" chính thức. Gọi theo dự án là "Cầu đường Qui Nhơn-Nhơn Hội", còn gọi theo tên tạm là "Cầu vượt đầm Thị Nại". Điều đó cũng phần nào nói lên tiến độ xây dựng rất nhanh của cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam này.

      Nếu tính độ dài theo dự án "Cầu đường Qui Nhơn -Nhơn Hội" thì cầu dài 7,5 km. Còn tính theo "tên tạm" là "Cầu vượt đầm Thị Nại" thì cầu dài gần 2,5 km - độ dài mà những cây cầu vượt sông dài nhất VN cũng phải kính nể! Chính thức thi công trong 3 năm, với tổng kinh phí 580 tỉ đồng, riêng phần cầu vượt đầm Thị Nại là 363 tỉ đồng, tỉnh Bình Định đã có một quyết tâm rất lớn, một sự can đảm - mà người chưa hình dung hết hay gọi là "liều" - khá cao. Bởi Bình Định là tỉnh miền Trung "mà nền kinh tế có điểm xuất phát thấp và còn gặp rất nhiều khó khăn" như Chủ tịch tỉnh Vũ Hoàng Hà đã thừa nhận. Nhưng dù trong những lúc khó khăn nhất, thì cầu Nhơn Hội - xin tạm gọi tên cây cầu này như vậy - vẫn nằm sâu trong ước mơ đau đáu của người Bình Định.

      Có cây cầu Nhơn Hội thì thành phố Qui Nhơn mới vươn mình ra phía biển một cách rõ ràng, thì khu kinh tế Nhơn Hội - một bước đột phá kinh tế táo bạo của Bình Định - mới hiện hình dáng vóc. Những nhà đầu tư, dù yêu Qui Nhơn hay yêu Bình Định tới đâu, cũng chưa dám bỏ vốn đầu tư mạnh dạn vào Nhơn Hội khi chưa có cây cầu này. Tôi chợt nhớ đến tỉnh Bến Tre mà tôi từng đến hơn một lần. Chỉ vì cầu Rạch Miễu chưa làm xong mà kinh tế Bến Tre phát triển rất chật vật. Không phải người Bến Tre không biết làm kinh tế, họ còn làm giỏi là khác, nhưng khi chưa có cây cầu kết nối "mặt tiền" đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM với quê hương "ba cù lao sóng vỗ" của mình, thì thật khó tính chuyện triển khai những dự án lớn, những dự án có thể làm thay đổi bộ mặt cả vùng đất.

      Với Bình Định thì cây cầu vượt biển Nhơn Hội lại mang một ý nghĩa khác. Lâu nay, rất nhiều người Bình Định biết nếu khai thác được "hết công suất" của bán đảo Nhơn Hội-Phương Mai, thì Bình Định sẽ có bước phát triển đột phá về kinh tế. Nhưng khi chưa có cây cầu Nhơn Hội này thì mọi dự tính vẫn còn là… dự tính. Nay thì tất cả những dự tính hiện thực và cả lãng mạn nhất của các nhà đầu tư đã có bảo đảm bằng… cầu để thành hiện thực. Thế giới được kết nối bởi những cây cầu hữu hình và vô hình, nhưng bao giờ những cây cầu hữu hình cũng phải hiện diện. Cầu vượt biển Nhơn Hội không phải được xây để nhằm lập một kỷ lục về cây cầu vượt biển dài nhất nước ta, mà được xây để Qui Nhơn phá thế bị biển bao vây, để Nhơn Hội trở thành một khu kinh tế năng động vào bậc nhất miền Trung, và để Bình Định thoát nghèo.

      Bây giờ thì Bình Định đã gia nhập "câu lạc bộ nghìn tỉ", nhưng ước mơ của người đất võ Quang Trung không dừng ở đó. Nếu Tây Sơn hạ đạo và thượng đạo đã từng là "đất tụ nghĩa" của ba anh em Nguyễn Huệ thì Nhơn Hội giờ đây sẽ là "vùng đất mở" của Bình Định cho một tầm nhìn xa về kinh tế và phát triển. Thế giới đang thu hẹp lại bởi những cây cầu, và từng vùng đất lại đang mở ra cũng bởi những cây cầu.

      Thanh Thảo

      http://www.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2006/9/6/161347.tno

      #3
        Học Sinh 06.09.2006 13:44:17 (permalink)

        Bây giờ thì Bình Định đã gia nhập "câu lạc bộ nghìn tỉ", nhưng ước mơ của người đất võ Quang Trung không dừng ở đó. Nếu Tây Sơn hạ đạo và thượng đạo đã từng là "đất tụ nghĩa" của ba anh em Nguyễn Huệ thì Nhơn Hội giờ đây sẽ là "vùng đất mở" của Bình Định cho một tầm nhìn xa về kinh tế và phát triển. Thế giới đang thu hẹp lại bởi những cây cầu, và từng vùng đất lại đang mở ra cũng bởi những cây cầu.


        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/20329/0F6261791D7149ED92A012EA39BD795F.JPG[/image]
        Attached Image(s)
        #4
          Học Sinh 06.09.2006 13:47:04 (permalink)
          #5
            Học Sinh 06.09.2006 13:52:34 (permalink)

            Cầu vượt đầm Thị Nại



            Cầu vượt phía bờ nam (GT 13) do Công ty 473 thi công, đã hoàn thành 47% khối lượng.


            http://www.baobinhdinh.com.vn/kinhte-phattrien/2005/9/15999
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.09.2006 13:55:03 bởi Học Sinh >
            #6
              LXMai 07.09.2006 14:29:29 (permalink)
              ...
              Đông Nam kỳ:Gia Định, Biên Hoà, và Định Tường

              1. Ba tỉnh Miền Đông Nam kỳ bị thất thủ (1862)

              Quân Pháp và Tây Ban Nha lấy cớ triều đình Huế cấm đạo Thiên Chúa mà đem quân vào can thiệp. Đầu năm 1859 quân Pháp hạ thành Gia Định, Tự Đức sai Nguyễn Tri Phương vào lập đồn kỳ Hoà lo chống cư.. Năm 1861, quân Pháp hạ đồn kỳ Hoà rồi tiến chiếm Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long (1862). Tự Đức cử Phan Thanh Giản vào Gia Định nghị hoà. Hoà ước ký ngày 9 5 1862, nhượng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ (Gia Định, Biên Hoà, Định Tường) cho Pháp.
              ...

              http://viettrans.org/pedia/index.php/L%E1%BB%8Bch_S%E1%BB%AD_Vi%E1%BB%87t_Nam#Nh.C3.A0_Nguy.E1.BB.85n_T.C3.A2y_S.C6.A1n_.281788_-_1802.29
              #7
                LXMai 07.09.2006 22:43:48 (permalink)
                Gia Định * Sài Gòn

                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7293/049F0013E9ED4E2686CFC00F8676780A.JPG[/image]
                Attached Image(s)
                #8
                  LXMai 11.09.2006 12:44:29 (permalink)
                  Hình ảnh Hóc Môn






                  chôm chôm (rambutan harvest), Nhị Bình
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.12.2006 12:30:16 bởi LXMai >
                  #9
                    LXMai 11.09.2006 12:59:06 (permalink)
                    Gia Định * Sài Gòn từ năm 1760

                    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7293/5276AA77B1B24F06AECD6CA81A3D446F.JPG[/image]
                    Attached Image(s)
                    #10
                      LXMai 25.12.2006 11:39:09 (permalink)
                      Gia Định thành thông chí

                       
                       Huyện Hóc Môn
                       
                       
                      Theo sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn ra lệnh cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía Nam và quyết định thành lập chủ Gia Định gồm huyện Phước Long và huyện Tân Bình. Thời điểm 1698, vùng đất phía Nam dân cư thưa thớt, đất đai còn hoang vu, địa danh “Hóc Môn” lúc đó chưa có tên gọi, là một vùng đất nằm trong huyện Tân Bình, thuộc Phủ Gia Định.

                      Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do không cam chịu sự thống trị hà khắc của phong kiến triều Trịnh-Nguyễn phân ranh loạn lạc nên đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp; lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 6 thôn dần dần phát triển thành 18 thôn. Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có cọp dữ nổi tiếng như “cọp vườn trầu” và có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên trong dân gian địa danh “Hóc Môn” có tên gọi từ đây (hóc hẻm có nhiều cây môn).

                      Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho cải cách lại các đơn vị hành chánh, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Đến năm 1808, vua Gia Long lại đổi trấn Gia Định thành Gia Định Thành và nâng huyện Tân Bình lên thành Phủ Tân Bình. Phủ Tân Bình có 4 huyện, trong đó có huyện Bình Dương. Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Dương thuộc phủ Tân Bình của Gia Định Thành, huyện lỵ Bình Dương đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng Trung tâm Thị Trấn Hóc Môn).

                      Năm 1832, vua Minh Mạng đổi tên Gia Định Thành thành tỉnh Phiên An. Đến năm 1836, lại tiếp tục đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. Năm 1841, phủ Tân Bình lại tăng thêm 1 huyện là huyện Bình Long (do 1 phần huyện Bình Dương tách ra). Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Long thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

                      Năm 1862, thực dân Pháp đã chia lại địa giới hành chính tỉnh Gia Định bao gồm 3 phủ, 41 tổng; huyện Bình Long thuộc phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Huyện lỵ Bình Long đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng trung tâm thị trấn Hóc Môn).

                      Sau cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu (1885), thực dân Pháp chính thức đổi tên huyện Bình Long thành quận Hóc Môn. Quận Hóc Môn giai đoạn 1885-1945 thuộc tỉnh Gia Định là một vùng đất rộng lớn bao gồm 4 tổng: Tổng Long Tuy Thượng, Tổng Long Tuy Hạ, Tổng Long Tuy Trung và Tổng Bình Thạnh Trung nằm trên địa bàn của 3 quận huyện: Hóc Môn, Củ Chi và Quận 12 ngày nay.


                       
                      Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hóc Môn là một trong 4 quận của tỉnh Gia Định (Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè). Đến thời chiếm đóng miền Nam (1954-1975), quận Hóc Môn tiếp tục thuộc tỉnh Gia Định. Đối với cách mạng tùy theo yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trong từng thời điểm, Hóc Môn có nhiều lần tách nhập, thay đổi ranh giới: từ năm 1954 đến cuối năm 1959, quận Hóc Môn bao gồm 3 quận – huyện là: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay; từ năm 1960 đến năm 1961 tách ra thành 2 quận: Hóc Môn và Củ Chi; từ năm 1961 đến năm 1969, Hóc Môn và Gò Vấp sáp nhập lại thành quận Gò Môn; sau đó nhập thêm một số xã của Củ Chi thành lập phân khu Gò Môn, từ năm 1969 đến năm 1972 phân khu Gò Môn tách ra thành 4 quận nhỏ, trong đó Hóc Môn tách thành 2 quận: Đông Môn và Tây Môn; từ năm 1972 đến năm 1975: Đông Môn và Tây Môn nhập lại thành quận Hóc Môn.

                      Sau ngày thành phố được giải phóng (30/4/1975), Hóc Môn là 1 trong 6 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 16 xã và 1 thị trấn. Từ ngày 01/4/1997 đến nay do yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội chung của thành phố, huyện Hóc Môn tách ra 7 xã để thành lập Quận 12. Hiện nay, Hóc Môn có 11 xã và 1 thị trấn.


                      http://www.hocmon.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=482#content
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.12.2006 12:57:08 bởi LXMai >
                      #11
                        LXMai 25.12.2006 11:56:03 (permalink)


                        Nam kỳ khởi nghĩa

                        Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KỲ TẠI HÓC MÔN (23/11/1940)

                        Chấp hành lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ, Đảng bộ và nhân dân Hóc Môn đã anh dũng tiến hành cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940) tấn công vào Dinh quận Hóc Môn. Cuộc khởi nghĩa tuy chưa đạt yêu cầu như mong muốn nhưng đã để lại những ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn.

                        DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KỲ TẠI HUYỆN HÓC MÔN

                        Ngày 20/11/1940, Thường vụ Xứ ủy ra lệnh khởi nghĩa vào đêm 22 rạng 23/11/1940. Sau khi lệnh đã gởi đi đến các tỉnh trong toàn xứ Nam Kỳ thì trưa ngày 22/11/1940, đ/c Phan Đăng Lưu – Ủy viên Trung ương Đảng từ miền Bắc vào mang chủ trương của Hội nghị BCH TW Đảng lâm thời lần thứ VII đề nghị hoãn cuộc khởi nghĩa lại.

                        TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN HÓC MÔN TRƯỚC KHI CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KỲ NỔ RA

                        Tháng 9/1939, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương đã đi vào con đường phát xít hóa, chúng thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Nhiều đảng viên và quần chúng yêu nước của Hóc Môn bị bắt bớ, tù đày và hy sinh.

                        QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ KHỞI NGHĨA CỦA ÐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN HÓC MÔN

                        Nghị quyết khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ vào tháng 7/1940 và tháng 9/1940 đã làm nức lòng nhân dân Nam bộ cũng như tỉnh Gia Định nói chung; nhân dân 18 Thôn Vườn Trầu, Hóc Môn – Bà Điểm nói riêng. Đảng viên và quần chúng nhân dân Hóc Môn rất phấn khởi khi được nghe phổ biến nghị quyết khởi nghĩa.

                        THỰC DÂN PHÁP ĐÀN ÁP, KHỦNG BỐ KHỐC LIỆT NHÂN DÂN HÓC MÔN SAU CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KỲ

                        Cuộc khởi nghĩa vũ trang của Hóc Môn – Gò Vấp, vùng 18 Thôn Vườn Trầu năm 1940 thất bại, nhân dân Hóc Môn – Gò Vấp đã đón lấy những đợt khủng bố dã man, tàn bạo nhất của giặc Pháp.

                        QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỦ TRƯƠNG KHỞI NGHĨA CỦA XỨ ỦY NAM KỲ

                        Trước sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và trong nước do tác động của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai; đặc biệt là sự đàn áp, khủng bố dã man của thực dân Pháp đối với Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng của nhân dân.

                        VÀI NÉT VỀ HUYỆN HÓC MÔN TRƯỚC KHI CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KỲ NỔ RA

                        Dưới thời Pháp thuộc, Hóc Môn là một trong bốn quận của tỉnh Gia Định (Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức và Nhà Bè). Địa giới hành chánh của Quận Hóc Môn nằm về phía Tây Bắc tỉnh Gia Định, là một vùng đất đai rộng lớn bao gồm 4 tổng: Tổng Long Tuy Thượng, Tổng Long Tuy Hạ, Tổng Long Tuy Trung và Tổng Bình Thạnh Trung.

                        http://www.hocmon.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?

                        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7293/240AA18928044ED391A1AFB8C2E6C814.JPG[/image]
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.12.2006 12:27:21 bởi LXMai >
                        Attached Image(s)
                        #12
                          LXMai 25.12.2006 12:55:06 (permalink)

                          trong dân gian địa danh “Hóc Môn” có tên gọi từ đây (hóc hẻm có nhiều cây môn).


                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/7293/3B0E2A5E013D4D98A5BA8B49E28668C2.jpg[/image]
                          Attached Image(s)
                          #13
                            LXMai 25.12.2006 13:39:20 (permalink)
                            Hòn Ngọc Phương Nam đón chờ du khách
                            Nguồn Báo Thanh Niên
                            Ngày 22/12/2006, 08:20


                            Tại huyện Cần Giờ  vừa xuất hiện khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng - Hòn Ngọc Phương Nam, thích hợp cho du khách có nhu cầu giải tỏa stress sau một tuần làm việc căng thẳng.

                            Đến đây vào những ngày giữa hoặc cuối tháng, du khách sẽ được tắm thỏa thích trên bãi biển Cần Giờ trong trẻo; còn nếu đến vào những ngày khác trong tuần, du khách sẽ được phục vụ tắm hồ bơi nước biển và hồ bơi nước ngọt. Không cần đến Vũng Tàu, Phan Phiết..., du khách vẫn được tham gia các trò chơi hấp dẫn trên biển như nhảy dù, đi ca-nô, chơi jet-ski, du thuyền câu cá...

                            Ngoài ra, du khách còn được tham gia các trò chơi độc đáo khác như đi xe đạp một bánh hoặc xe đạp đôi dọc theo bãi biển, đi patin, xe trượt...; được phục vụ các dịch vụ: buffet, bar, tennis, karaoke, bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá...

                            Hòn Ngọc Phương Nam là resort đầu tiên tại TP.HCM được công nhận đạt chuẩn 3 sao. Tuy nhiên, giá phòng khá mềm: 400.000 đồng/đêm và 240.000 đồng/ngày. Đặc biệt trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán 2007, Hòn Ngọc Phương Nam sẽ tổ chức chương trình đón giao thừa cho du khách với tiết mục hái lộc đầu năm, tiệc buffet, tặng quà...

                            Từ trung tâm TP.HCM, du khách chỉ cần lái xe khoảng 1,5 giờ đồng hồ là đến Hòn Ngọc Phương Nam (08. 8743811 - 8876742); hoặc du khách có thể đăng ký phòng, theo tour nghỉ dưỡng tại Trung tâm DVDL 727 (153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh; ĐT: 8402288 - 9097689).

                            Giá tour ngày thường: 589.000 đồng/khách (2 ngày 1 đêm) và 189.000 đồng/khách (1 ngày); trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán: 699.000 đồng/khách (2 ngày 1 đêm) và 239.000 đồng/khách (1 ngày).

                            © Copyright 2004 Trung tâm Tin học - Tổng cục Du lịch (TITC)
                             
                            http://www.vietnamtourism-info.com/tindulich/bancobiet/article_13031.shtml
                             
                             
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.12.2006 13:42:36 bởi LXMai >
                            Attached Image(s)
                            #14
                              LXMai 26.12.2006 08:20:42 (permalink)
                              Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 2006
                               
                              SGGP:: Cập nhật ngày 01/10/2006 lúc 23:07'(GMT+7)
                               
                              Tục thờ Thần Nam Hải, tức cá voi, xuất phát từ những huyền thoại kể về công lao của cá voi từng cứu giúp ngư dân không may lâm nạn khi gặp bão tố, là một trong những lễ hội dân gian lâu đời và quy mô nhất tại huyện Cần Giờ.
                               
                              Vào dịp 15 đến 16-8 âm lịch hàng năm (nhằm ngày 6 và 7-10 dương lịch) tại Cần Giờ, lễ hội Nghinh Ông được tổ chức quy mô, mang đậm không khí lễ hội văn hóa dân gian của những ngư dân hàng ngày quen với đời sống biển cả. Lễ hội năm nay diễn ra tại khu Lăng Ông Thủy Tướng tại thị trấn Cần Thạnh, sau đó chương trình diễn ra trên biển với hàng trăm ghe thuyền lớn nhỏ cùng đua nhau ra biển...

                              Nhằm phục vụ du khách đến Cần Giờ khám phá nét văn hóa đặc sắc của lễ hội cũng như các sản vật ngon của Cần Giờ, khu du lịch Cần Giờ chào tour tham quan lễ hội Nghinh Ông.

                               
                              Du khách có thể thưởng thức những tiện ích của KDL 3 sao như: tắm biển, hồ bơi, massage, sauna, steambath, karaoke, sân tennis, 80 phòng ngủ tiêu chuẩn quốc tế, nhà hàng sức chứa 200 khách, internet…, và tham quan khu Lâm Viên đảo khỉ, đi ca nô khám phá rừng ngập mặn, thăm khu tái hiện lịch sử đặc công Rừng Sác. Đặt tour tại Công ty DL sinh thái Cần Giờ, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TPHCM, ĐT: 8743333, 8743335.
                              T. ĐẠT

                              Đồng loạt giảm giá trên nhiều đường tour

                              Công ty DL Fiditour tung ra chương trình Thái Lan 6 ngày, giá khuyến mãi đặc biệt, trọn gói chỉ còn 288USD/khách. Ngoài lộ trình Bangkok-Pattaya như bình thường, du khách còn được tặng thêm vé xem sô diễn Alangkar mới trình làng tại Thái 4 tháng qua.
                               
                              Ngoài ra, Fiditour cũng công bố giá giảm đồng loạt trên nhiều tour nội địa: Phú Quốc 3 ngày còn 2,2 triệu đồng/khách, Phan Thiết 2 ngày còn 775.000đ/khách, Đà Lạt 945.000đ/khách, Ninh Chữ-Nha Trang 4 ngày còn 1,3 triệu đồng/khách, chùm tour miền Trung Huế, Phong Nha, Bà Bà, Đà Nẵng, Hội An tour 5 ngày giá 4,072 triệu đồng/khách, tour 3 ngày còn 3,579 triệu đồng/khách; tour Hà Nội mùa thu qua Sapa, Hạ Long 6 ngày giá 6,64 triệu đồng/khách, tour 3 ngày còn 4,82 triệu đồng/khách. Nhận đặt tour đến 21g mỗi ngày, giao vé tận nhà qua điện thoại: (08) 9141516.
                               Đ. HUY 
                               
                              http://www.sggp.org.vn/dulichkhampha/2006/10/63762/

                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 18 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9