Tổ Hùng Vương
HongYen 18.04.2004 19:08:24 (permalink)
MÙNG MƯỜI THÁNG BA


Diện tích tỉnh Phú Thọ :3.465km2. Dân số:........Tỉnh lỵ: Thành phố Việt Trì. Các huyện: Thị xã Phú Thọ, Huyện Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Yên Lập, Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Phù Ninh, Sông Thao. Dân tộc: Kinh, Dao, Mường, Sán Chay, Sán Dìu...

Phú Thọ là tỉnh thuộc miền núi và trung du bắc bộ. Phía bắc giáp với Tuyên Quang và Yên Bái; Phía đông giáp với Vĩnh Phúc; Phía đông nam giáp với Hà Tây; Phía tây giáp với Sơn La; Phía nam giáp với Hoà Bình. Phú Thọ cách Hà Nội 90km. Giao thông bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đều thuận lợi. Nhiệt độ trung bình hằng năm vào khoảng 23,40c.

Tỉnh Phú Thọ có hình thể rất hiểm trở với hai dãy núi chính phân cách Hồng Hà và hai chi lưu sông Chảy và sông Hà. Dãy Tam Đảo gồm những ngọn núi cao từ 800 đến 1.000m, chia đôi lưu vực sông Hồng và sông Đà. Dãy Ba Vì gồm những đồi phiến nham, sa thạch và đá vôi nằm giữa sông Hồng và sông Chảy. Việt Trì là nơi tiếp hợp của hai rặng núi này, tạo nên một thứ đập thiên nhiên của sông Hồng từ thời kỳ địa chất thứ ba.

Hệ thống sông ngòi Phú Thọ gồm sông Hồng ( dân chúng thường gọi khúc sông Hồng chảy qua tỉnh là sông Thao ) và hai chi lưu là sông Lô và sông Đà. Ba sông chính này có nhiều nhánh nhỏ chảy qua các thung lũng, cạn nước vào mùa khô và chảy xiết vào mùa lũ.

Chi lưu sông Hồng phía hữu ngạn gồm: sông Bứa từ xứ Mường qua Đồn Vang đến Tứ Mỹ, sông Ngòi Gianh từ núi Đại Thân chảy về Tăng Xá, sông Ngòi Lao chạy từ Nghĩa Lộ đến Bằng Dã. Sông Lô có chi lưu là sông Chảy phát nguyên từ Hoàng Tu Phó chảy qua huyện Lục An, Phủ Yên Bình rồi nhập vào sông Lô ở phủ Đoan Hùng. Sông Đà chảy qua một vùng dầy đặc cây cối, bóng cây toả xuống che khuất mặt trời nên có thêm tên là Hắc Giang, dòng sông thường thay đổi luôn, nước sông mang đầy phù sa, chảy qua xứ Mường vòng quanh núi Ba Vì và đổ vào Hồng Hà ở Trọng Hạ.

Tỉnh Phú Thọ có đền Hùng Vương.
<Edited by: HongYen -- 4/18/2004 3:12:15 PM >
#1
    HongYen 18.04.2004 19:21:49 (permalink)
    Địa lý và dân tộc tình Phú Thọ
    Dien Tich: 3 465 120 cây số vuông
    Bắc: Tuyên Quang, Yên Bái
    Nam: Hoà Bình
    Đông: Vĩnh Phúc , Hà Tây
    Tây: Sơn La
    Thành phố: Viet Tri
    Quận lỵ: Phu Tho, Ha Hoa, Thanh Ba, Doan Hung, Song Thao, Yen Lap, Thanh Son, Tam Thanh, Phong Chau.
    Dân số(2001): 1.288.400.
    Dân tộc: Viet (Kinh), Muong, Dao, San Chay, San Diu....(24)

    Viet hay Kinh: chánh
    Muong: 13.319
    Dao: 8.987
    Hoa: 323
    Cao Lau: 700
    Tay: 1.290
    Nung: 313
    Tho: 212
    Thai: 174
    H'mong: 680

    Na Chi: 10
    Kh'mer: 26
    Gia Lai: 18
    Ngai: 22
    Ede: 42
    Ba Na: 26
    Su Dang: 4
    San Chay: 5.425
    Coho: 22
    Cham: 5
    M'Nong: 12
    Van Kieu: 5
    Giang: 35
    Kho Mu: 5
    Ta Oi: 12
    Ha Nhi: 8
    Sa Chi: 12
    Phu Sa: 6
    Lo Lo: 4
    Pho Ho: 5


    ***PS. Ngày xưa khi chưa tách tỉnh thì Đền Hùng thuộc Tỉnh Vĩnh Phú
    Nhưng từ ngày tách Tỉnh đến nay thì Đền Hùng thuộc Tỉnh Phú Thọ
    <Edited by: HongYen -- 4/18/2004 3:28:29 PM >
    #2
      HongYen 18.04.2004 19:32:52 (permalink)
      "Dù ai đi ngược về xuôi,
      Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."


      Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ Hội Đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

      Ðền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú, cách Hà Nội 100km về phía Bắc.
      Ðó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922.
      Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất).

      Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

      Lễ Hội Đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác...
      Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Ðó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Ðám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Ðó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡõ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.
      Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Ðó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

      Người hành hương tới Đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

      Trẩy hội Ðền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

      Sưu Tầm: vietshare
      #3
        HongYen 23.04.2004 03:32:11 (permalink)
        Lễ Hội Đền Hùng Xưa

        Hội Đền Hùng, thời trước quy định như sau: những năm thường, giao cho hương Trung Nghĩa (nay là Hy Cương - Chu Hóa) chịu trách nhiệm, gọi là dân Trưởng tạo lệ. Nhà nước chỉ gửi về ba đấu gạo nếp thơm (khoảng 30 kg) để đồ xôi cúng Tổ. Cứ 5 năm tổ chức một hội chính vào năm chẵn (1925, 1930...), do triều đình chịu trách nhiệm. Năm ấy ngay từ tháng giêng, người ta đã treo lá cờ Thần trên đỉnh núi Nõn để báo cho đồng bào xa gần biết. Phẩm vật tế lễ do dân Trưởng tạo lệ phải lo .Vì là dân sở tại, nên được triều đình giao cho nhiệm vụ trông nom đền miếu đèn, hương tuần tiết, và phục vụ ngày giỗ Tổ. Bù lại, Nhà nước miễn cho khoản sưu thuế phu phen. Ngoài ra còn được cấp thêm chi phí lấy từ thuế điền thổ của hạt Sơn Hưng Tuyên.

        Sau khi đã tiến hành quốc tế (do triều đình tô? chức), thì thờ các Vua Hùng và vợ con của các vua. Chính các cuộc hành lễ của làng xã mới tạo nên sự xúc động tâm linh mạnh mẽ hướng về cội nguồn. Có trên 40 làng rước kiệu từ đình làng mình tới chầu, tất cả đều đặt ở chân núi để chấm giải. Kiệu nào nhất thì được rước lên Đền Hùng, nơi Mộ Tổ, hết sức vinh dự. Tiêu chuẩn đoạt giải là: trang hoàng đẹp, lễ phẩm khéo và tinh khiết, cờ xí, áo quần nghiêm chỉnh, âm nhạc hay, hầu kiệu đông và có trật tự, đi đứng đúng phép. Dải là bức trướng vua ban khen, chứ không có gì khác.

        Một đám rước như vậy hết sức công phu, gồm ba cỗ kiệu đi liền nhau. Kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn nến, trầu cau, bình nước và nậm rượu. Kiệu thứ hai rước nhang án, bài vị Thánh, có lọng che. Kiệu thứ ba rước đầy bánh chưng (hoặc xôi), thủ lợn luộc (hoặc cả con). Đi trước nhất là viên quan dịch loa, cầm loa quả bầu báo cho nhân dân hai bên đường và khách bộ hành biết có kiệu sắp tới, để họ nghênh xem hoặc thu xếp dọn dẹp những gì trở ngại khiếm nhã. Thứ đến là phường chèo đóng đường (vừa đi vừa diễn). Tiếp theo là chiêng trống nên theo nhịp "tùng boong, tùng tùng boong boong". Dịch loa, phường chèo và chiêng trống có thể xem là kíp tiền trạm. Kíp chính của đám rước gồm người vác lá cờ Thần dẫn đầu, 8 người vác cờ đuôi nheo, 8 người vác bát bửu. Ông chủ tế mặc áo hoàng bào thụng kiểu nhà vua, đi trước, các quan viên chức sắc chia nhau hộ giá trước và sau kiệu. Riêng kiệu nhang án có phường bát âm tấu nhạc hầu Thánh, đi hai bên. (Trừ phường bát âm mặc lễ phục cổ điển, thông thường quần trắng, áo the, khăn xếp, còn các quan viên rước kiệu đều ăn mặc theo lối quan văn võ và binh sĩ trong triều. Những làng ở xa phải rước ba ngày mới tới Đền.

        Cũng nằm trong lễ thức tại Đền Hùng, còn có tiết mục hát Xoan. Hát Xoan xưa gọi là hát Xuân, tương truyền do công chúa Nguyệt Cư con Vua Hùng 17 tập hợp từ múa hát dân gian trong kinh đô Văn Lang (Việt Trì). Đến thời nhà Lý, vợ vua Lý Thần Tông người Hương Nộn (Tam Thanh) có công tổ chức giúp đỡ phường Xuân hoạt động hát lễ ở các cửa đình, nên phường Xuân kiêng tên bà (Lan Xuân), gọi chệch đi là hát Xoan.

        Đêm hát Xoan kéo dài từ chập tối đến sáng, trình diễn một bài bản có ba phần: 5 đoạn lễ hội, 14 đoạn quả cách và 8 đoạn nam nữ đối đáp. Đội Xoan có 6 nam, 12 nữ trẻ đẹp hát bằng nhiều giọng khác nhau, có lúc dùng điệu bộ chân tay, có lúc múa nhảy, kèm theo trống phách đưa đệm.

        Trên đây là miêu tả sơ bộ phần lễ, có thể xem là hạt nhân của Hội. Hành động Hội là một tổng thể nhiều khía cạnh gây nên hưng phấn cho người có mặt, bao gồm: lễ thức, trò chơi, văn nghệ, mua bán hàng hóa, ăn uống và kể cả con người (con người góp vào đấy bộ mặt tươi tỉnh, quần áo đẹp và sự đông đúc ồn ào). Dân địa phương bán hoa quả quà bánh, cơm phở, nước nôi chỉ tính chút công lam lũ, để cầu phúc và lấy tiếng khen. Tối đến, ít người về nhà dù ở gần, tục lệ là ngủ lại. Bởi vậy, họ đi chơi cho mệt rã rời, rồi tiện đâu ngủ đấy. Giữa bầu không khí cởi mở ấy, là hàng loạt trò chơi, văn nghệ biểu diễn ngày cũng như đêm, tự do thưởng thức không mất tiền. Ban khánh tiết chỉ cần treo lên ít giải thưởng làm vui, là các làng xã tự đem đến gà chọi, bịt mắt bắt dê, kéo co, bắn nỏ, thi ném còn, kéo lửa nấu cơm thi, đấu vật, cờ người... Cờ người dùng người thật làm quân, từ tướng, sĩ, đến tượng, xe, pháo, mã, tốt, đều là các cô thanh nữ xinh đẹp. Lứa tuổi thanh niên túm tụm nhau trên các ngọn đồi trổ tài hát vè, hát trống quân, sa mạc, cò lả. Các cụ già lại thích nghe nghệ sĩ dân gian gảy đàn bầu, hát vọng cổ, hay kéo nhị hồ, hát xẩm. Nghe xong thưởng ít tiền.

        Ban đêm, bao giờ cũng có hát chèo tuồng ở các bãi rộng. Phường chèo, tuồng đón ở các rạp về, hoặc tự họ xin đến. Cũng có cả các đoàn nghiệp dư của làng xã đến Hội trổ tài . Tất cả các đoàn đó được Ban khánh tiết mời ăn và biếu ít tiền lộ phí, biểu diễn cho toàn dân xem không bán vé.

        Không có những trò chơi, những tiết mục văn nghệ lố lăng ầm ĩ trái với bầu không khí trang nghiêm hướng thượng.

        Lễ hội Đền Hùng xưa kéo dài từ mồng 7, mồng 8 tới 16 , 17 tháng 3 Âm lịch. Kể từ năm 1922, Đền Hùng được trùng tu xây dựng như hiện có, nhà Nguyễn quyết định lấy ngày 10-3 triều đình tế lễ, sau đó để làng xã tế lễ . Bởi vậy có câu ca:

        Dù ai đi ngược về xuôi
        Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba

        Vào dịp này, đồng bào cả nước về lễ bái và xem hội. Những ngày ấy đứng trên đỉnh núi nhìn xuống xung quanh, sẽ thấy từ mọi con đường tới Đền Hùng, người ta đổ về dự hội như những muôn vàn chấm đông đủ mầu sắc hòa lẫn cây xanh như một rừng hoa tươi thắm trước gió xuân.

        Mọi người già, trẻ, gái trai náo nức lúc đi, hân hoan lúc đến, lưu luyến lúc ra về, cảnh trí, tình người thân thương tha thiết vô cùng. Thật là một dịp hội để đồng bào cả nước, miền ngược miền xuôi, miền nam miền bắc gặp nhau sum họp trên đất Tổ quê hương, bộc lộ những tình cảm thiêng liêng tự đáy lòng.

        Theo dân gian (sưutap.com)
        #4
          HongYen 29.04.2004 05:50:29 (permalink)


          Tại đền Hùng, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ hôm nay diễn ra lễ dâng hương lên 18 vị vua Hùng. Dù năm nay không phải lễ chính (5 năm một lần), nhưng đồng bào cả nước và người nước ngoài hành hương về đền Hùng rất đông.

          Lễ hội giỗ tổ năm nay có 4 công trình mới đưa vào sử dụng là hồ Khuôn Muồi với các hạng mục đảo hoa, sân khấu múa rối nước và dàn hoa phong lan; đền mẫu Âu Cơ nằm trong quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng mới được hoàn thiện sẽ mở cửa đón du khách đến tham quan; nhà đón khách tại đồi Phân Đăng và bãi giữ xe máy chứa khoảng 3.000 xe.

          Nét mới của lễ hội năm nay tập trung vào phần hội, ngoài một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao còn có chương trình văn hóa dân gian như: nấu cơm thi của xã Đào Xá, thi giã bánh dày của phường Bạch Hạc, diễn trò "tứ dân tri nghiệp" của xã Từ Xá, xã Chu Hóa tổ chức rước kiệu nghi thức.

          Ngoài ra con những nơi khác cũng tổ chức lễ Hùng Vương rất trang trọng

          Phỏng theo Tuổi Trẻ
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9