Ung Thư Da
HongYen 30.04.2006 11:30:17 (permalink)
Cẩm Nang Y Học: Ung Thư Da

Bác Sĩ Trần Mạnh Ngô

Ung thư da (Basal Cell Carcinoma) thường thấy nhiều nhất ở mặt, chân tay, cổ hay bất phần nào trong cơ thể không che kín ánh sáng mặt trơì. Ung thư da basal cell carcinoma (ung thư da tế bào căn bản) còn gọi là basal cell epithelioma.

Ung thư da basal cell cancer dưới nhiều thể dạng khác nhau như: da đỏ hay vùng da kích thích, da bóng hay trồi lên, vùng da mầu trắng hay vàng giống như vết thẹo, có thể là một vùng da nhỏ, bóng, và tiếp tục tăng trưởng, hay nơi da bị đau, không lành, chảy máu. Đôi khi có mầu sắc đen hay nâu tương tự như ung thư da melanoma. Thử nghiệm sinh thiết để khẳng định có phải ung thư da hay không. Nguyên nhân chính ung thư da tế bào căn bản (basal cell carcinoma) là do ra nắng nhiều. Tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trơì là nguyên nhân gây ung thư da basal cell cancer.

Thanh thiếu niên thích phơi nắng ngoài trơì thật lâu, sau này có nguy cơ bị ung thư da basal cell carcinoma. Ung thư da thường xuất hiện nơi da không khó xậm mầu khi phơi nắng. Ung thư da basal cell cancer có thể do di truyền hay rối loạn miễn dịch. Ung thư da thường xuất hiện nơi biểu bì. Biểu bì có 3 loại tế bào:

1) Tế bào da dẹp, có vẩy,

2) Loại tế bào tròn,

3) Tế bào sinh sản sắc tố mầu đen.
Ung thư 3 loại tế bào kể trên gây 3 loại ung thư da khác nhau: ung thư da tế bào có vẩy, ung thư da tế bào tròn, và ung thư da sác tố đen mà mọi người chúng ta đều biết tên là melanomas.

Ở đây chúng ta chỉ nói về ung thư da tế bào tròn, tế bào căn bản của da, tức là basal cell carcinomas. Điều trị ung thư da basal cell cancer tùy thuộc hình dáng, kích thước ung thư da, vị trí và thể loại bệnh lý ung thư da. Thường thì khi ung thư da nhỏ hơn một phân thường trị bằng cách nạo hay đốt bằng điện. Nhiều khi dùng giải phẫu hay đốt bằng khí trơ đông lạnh. Nếu kích thước ung thư da lớn hơn thì dùng phương pháp giải phẫu dưới kính hiển vi. Cũng có trường hợp phải chiếu phóng xạ hay ghép da. Rất nhiều phương pháp điều trị ung thư da basal cell cancer khác nhau nhưng tựu chung phương pháp giải phẫu Mohn dưới kính hiển vi hữu hiệu nhất và bệnh ít tái phát.

Khoảng 50% bệnh nhân ung thư da dễ bị trở lại trong vòng 5 năm. Bởi vậy bệnh nhân cần khám bệnh định kỳ, đôi khi mỗi tháng để rình ung thư da tái phát. Những ai đã từng bị ung thư da basal cell cancer thì nên tránh ra nắng, dùng nón rộng vành, mặc quần áo kín không phơi nắng và phải dùng kem chống nắng. (American Osteopathic College of Dermatology, 2005).

(Chú thích: Ung thư da basal cell carcinoma là loại thông thường nhất. 90% ung thư da người sống ở Mỹ bị ung thư da loại này (thêm khoảng 800,000 người, mỗi năm) . Cũng may mắn là ung thư basal cell không nguy hiểm vì phát triển chậm và ít lan truyền. Chỉ khoảng 1/1000 bệnh nhân bị ung thư da loại này bị lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư da basal cell thường thấy nơi ngươì già, và những công nhân làm việc ngoài trời hay phơi nắng thường xuyên. Những người da không xậm, hay người Mỹ tóc hung, tóc bạch kim, tóc đỏ, mắt xanh, mắt nâu, dễ bị ung thư loại này. Nói như vậy không có nghĩa ngươì da xậm mầu như người Việt không bị ung thư da basal cell carcinoma. Trong việc hành nghề hàng ngày, lác đác vài bệnh nhân người Việt, có tuổi, thấy bị ung thư da basal cell cancer).

Basal cell carcinoma (BCC) chiếm 75% trong mọi ung thư da. Ung thư da BCC có thể ăn vào da và lan xâu dưới da, như xương và bắp thịt. Ung thư da BCC ít di căn, hiếm thấy ăn sang các cơ quan khác trong cơ thể.Các bác sĩ chuyên khoa về da thường dùng 2 loại kem chống ung thư da BCC. Loại thứ nhất tên là imiquimod thường để chữa mụn cơm, nay được FDA cho phép trị ung thư da BCC. Sau khi giải phẫu cắt bỏ ung thư da BCC, các bác sĩ dùng kem imiquimod thấy 2/3 ung thư da BCC không phát triển trở lại. Thuốc thứ 2 tên là fluorouracil cũng hiệu nghiêm trị ung thư da BCC sau khi giải phẫu cắt bỏ ung thư da).

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FA.A.F.P.; Điện Thoại: (714) 547-3915; E-mail: nmtran@hotmail.com

Số: 4044
Ra Ngày: 29/4/2006
http://www.vietbao.com/
#1
    HongYen 30.04.2006 12:31:28 (permalink)
    Ung thư da

    Ung thư da là gì?

    Ung thư da – một tình trạng phát triển bất thường của tế bào da – là một dạng ung thư phổ biến nhất hiện nay.


    Ba loại ung thư da thường gặp là ung thư tế bào đáy, tế bào sừng và tế bào hắc tố, trong đó phổ biến nhất là ung thư tế bào đáy và tế bào sừng. Cả hai loại này đều ở bề mặt, tốc độ phát triển chậm và khả năng chữa lành cao, nhất là khi được phát hiện sớm. Loại ung thư tế bào hắc tố nặng hơn, ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của da và có nguy cơ di căn đến các mô khác cao nhất trong ba loại.


    Hiện nay số người bị ung thư da ngày một tăng lên. Những người sống tại các vùng nhiều ánh nắng mặt trời có nguy cơ cao nhất, đặc biệt những người thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím (UV).

    Một điều đáng mừng là hầu hết các loại ung thư da đều có thể phòng ngừa được – bằng cách hạn chế hoặc tránh tiếp xúc thường xuyên với tia UV và phát hiện ngay từ sớm những biến đổi trên da bạn. Nếu phát hiện sớm, hầu hết các loại ung thư da đều có khả năng được chữa khỏi rất cao. Chính vì vậy, bạn phải luôn bảo vệ làn da của mình tránh ánh nắng mặt trời cũng như thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu ung thư da định kỳ.


    Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, ung thư da ngày một phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngay cả tính mạng người bệnh. Ung thư da đã cướp đi mạng sống của hàng chục nghìn người trên thế giới mỗi năm.

    Dấu hiệu và triệu chứng

    Dấu hiệu báo động thường gặp nhất của ung thư da là một chỗ biến đổi bất thường của da, ví dụ như một vết loét đau, chảy máu, đóng mài trên bề mặt, lành rồi sau đó lại loét trở lại ngay vị trí này. Dấu hiệu đầu tiên thường gặp của ung thư tế bào hắc tố thường là sự biến đổi bất thường của một nốt ruồi có sẵn hoặc xuất hiện thêm những nốt ruồi mới đáng nghi ngờ.

    Thường ung thư da xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời – da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và cẳng chân ở phụ nữ. Tuy nhiên ung thư da vẫn có thể xuất hiện ở những vùng da còn lại, như lòng bàn tay, vùng gian ngón chân hoặc da vùng cơ quan sinh dục. Sang thương ung thư da có thể xuất hiện từ từ, phát triển chậm nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột.

    Hầu hết các ung thư da đều gây ra những biến đổi trên một vùng da khu trú. Do vậy, nếu chú ý, bạn có thể tự phát hiện sớm được những biến đổi đáng nghi ngờ và nên đến khám ở bác sĩ càng sớm càng tốt, không nên chờ đợi lâu hơn vì ung thư da ít khi gây đau.


    Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp gồm:


    Ung thư tế bào đáy

    Xuất hiện các u trên da vùng mặt, tai hoặc cổ dạng hạt.
    Các sang thương dạng sẹo phẳng màu nâu hoặc đỏ nâu trên ngực hoặc lưng.
    Ung thư tế bào sừng

    Một nốt đỏ, cứng chắc trên da mặt, môi, tai, cổ, bàn tay hoặc cánh tay.
    Một sang thương phẳng, có vảy hoặc vỏ cứng trên da mặt, tai, cổ, bàn tay, cánh tay,…
    Ung thư tế bào hắc tố

    Một đốm lớn màu hơi nâu với những chấm lốm đốm màu đen, ở bất cứ nơi nào trên cơ thể bạn.
    Một nốt ruồi đơn độc có biến đổi màu sắc, kích thước, mật độ, chảy máu hoặc ức chế sự phát triển của lông tóc xung quanh.
    Một sang thương nhỏ có vùng biên bất thường màu đỏ, trắng, xanh hoặc xanh đen trên thân thể hoặc tay chân.
    Những u da sáng màu, cứng chắc, dạng bán cầu ở bất cứ nơi nào trên cơ thể bạn.
    Những sang thương sậm màu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu ngón tay ngón chân hoặc trên màng nhầy – da lót mặt trong miệng, mũi, âm đạo và hậu môn.
    Ngoài ra còn có những dạng ung thư da khác hiếm gặp, như sarcome Kaposi (dạng ung thư da nặng, thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch, như mắc hội chứng AIDS hoặc uống thuốc ức chế miễn dịch trong ghép cơ quan,…


    Các sang thương tiền ung thư, như chứng dày sừng quang hóa cũng có thể hóa ác. Các sang thương này thường là những mảng có bề mặt xù xì, có vảy, màu hồng sậm, thường gặp trên da mặt, cẳng tay hoặc bàn tay và những vùng da phơi nắng.

    Mặc dù có nhiều bệnh lý khác không phải ung thư da đôi khi cũng gây ra những biến đổi da tương tự, nhưng tốt nhất bạn nên đến khám ở bác sĩ để có chẩn đoán xác định.

    Nguyên nhân

    Da bạn gồm có hai lớp. Ung thư da có thể khởi phát từ lớp ngoài cùng, nơi hình thành các tế bào sừng. Lớp bên trong có các tế bào đáy và tế bào hắc tố (melanocyte). Tế bào hắc tố sản xuất ra melanin (một sắc tố màu đen) tạo nên màu da của bạn. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các tế bào hắc tố tạo ra nhiều melanin hơn làm cho da đen sạm. Khi các tế bào hắc tố tập trung thành cụm, chúng tạo ra một nốt ruồi.

    Bình thường các tế bào da phát triển theo một trình tự tổ chức rất chặt chẽ trong biểu bì. Những tế bào mới còn non đẩy những tế bào trưởng thành lên bề mặt da. Khi các tế bào lên đến lớp trên cùng, chúng chết đi và bị tróc ra.




    Ung thư da là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào da. Nguyên nhân chính là do da bị tổn thương bởi tia cực tím. Đây là một loại sóng ánh sáng phát ra từ ánh sáng mặt trời và thường được sử dụng trong các kỹ thuật làm sạm da (giường tắm nắng nhân tạo,…). Tia cực tím có thể xuyên qua da và làm tổn thương các tế bào, chịu trách nhiệm cho phần lớn các trường hợp ung thư da cũng như các vết nhăn và nốt tàn nhang do tuổi tác.

    Có 2 loại tia cực tím là A (UVA) và B (UVB). Tia UVA xuyên qua da sâu hơn tia UVB, do vậy sau một thời gian phơi nhiễm tia này, khả năng chống ung thư của da bạn sẽ bị suy yếu. Tia UVB, do xuyên qua da kém hơn, nên thường gây bỏng nắng và chịu trách nhiệm cho các ung thư lớp nông – ung thư tế bào sừng hoặc tế bào đáy.




    Ung thư tế bào hắc tố cũng có liên quan với tia cực tím. Các chuyên gia nhận thấy rằng, những người thỉnh thoảng tiếp xúc với ánh nắng gắt trong một khoảng thời gian ngắn hạn (như những người làm việc trong văn phòng thỉnh thoảng đi tắm nắng trên bãi biển vào những ngày nghỉ) có nguy cơ bị ung thư tế bào hắc tố rất cao so với các nông dân, công nhân làm đường hoặc những người thường xuyên làm việc dưới ánh nắng mặt trời nhiều giờ mỗi ngày.


    Tuy nhiên sự phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời thường xuyên không giải thích được một số trường hợp ung thư các vùng da ít tiếp xúc với ánh sáng, như lòng bàn chân chẳng hạn. Di truyền và gia đình cũng đóng một vai trò không nhỏ. Ngoài ra, đôi khi ung thư da còn do tiếp xúc quá thường xuyên với độc chất hoặc tia xạ. Hiện nay các trường hợp này cơ chế còn chưa được hiểu rõ.


    Yếu tố nguy cơ

    Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ ung thư da của bạn:

    Da trắng. Da ít hắc tố (melanin) có khả năng bảo vệ chống tia cực tím thấp. Nếu bạn có mái tóc hoe vàng hoặc nâu đỏ, mắt sáng màu, da dễ bị tàng nhang hoặc dễ sạm nắng, nguy cơ ung thư da của bạn cao gấp 20-30 lần hơn so với những người có đặc điểm tương ứng sậm màu hơn.
    Tiền sử da sạm nắng. Sạm nắng là một hiện tượng tự bảo vệ của da chống lại các tia mặt trời có hại. Cứ mỗi lần phơi nắng, bạn lại làm tăng nguy cơ ung thư da. Những người từng bị sạm nắng nặng một hoặc nhiều lần khi còn nhỏ có nguy cơ ung thư da tăng cao lúc trưởng thành.
    Phơi nắng quá nhiều. Những người tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, nhất là không dùng kem chống nắng hoặc quần áo, có nguy cơ cao bị ung thư da. Tắm nắng cũng có tác hại tương tự.
    Khí hậu nhiệt đới hoặc vùng núi cao. Những người sống trong vùng nhiệt đới, nóng ấm và nhiều ánh sáng mặt trời có nguy cơ ung thư da cao hơn người ở xứ lạnh. Cũng tương tự cho người sống ở vùng cao, nơi ánh sáng mặt trời gay gắt hơn và chịu ảnh hưởng của tia cực tím nhiều hơn.
    Nốt ruồi. Những người bị loạn sản nơ-vi có nguy cơ cao bị ung thư da. Những nốt ruồi này trông bất thường và lớn hơn những nốt ruồi thông thường. Nếu bạn có những nốt ruồi loại này, nên theo dõi thường xuyên sự biến đổi của nó. Ngoài ra, những người có quá nhiều nốt ruồi có nguy cơ cao gấp 15-20 lần bình thường.
    Các sang thương da tiền ung thư. Mắc một số sang thương da, như chứng dày sừng quang hóa, có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Chúng thường là những mảng gồ ghề, có vảy, màu nâu hoặc hồng sậm, thường thấy ở da mặt, cẳng tay, bàn tay của những người có nước da trắng bị sạm nắng thường xuyên.
    Tiền sử gia đình có người bị ung thư da. Nguy cơ ung thư da của bạn tăng lên nếu cha mẹ ruột hoặc anh chị em ruột đã bị bệnh này.
    Tiền sử bản thân từng bị ung thư da, sẽ có nguy cơ cao tái phát.
    Hệ miễn dịch bị suy yếu. Những bệnh nhân ghép cơ quan phải sử dụng các thuốc ức chế hệ miễn dịch, người mắc bệnh ung thư máu,… có nguy cơ cao ung thư da.
    Da mỏng. Da bị mỏng do bỏng hoặc tổn thương bởi các bệnh lý khác, hoặc một số biện pháp điều trị bệnh vẩy nến,…có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
    Tiếp xúc với những nguy hại của môi trường, như môi trường hóa chất, thuốc diệt cỏ,…cũng tăng nguy cơ ung thư da.
    Nói chung nguy cơ mắc ung thư da của bạn tăng lên theo tuổi, thường nhất là sau 50 tuổi. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn thấy ung thư ở người trẻ từ 20-40.




    Điều trị

    Các biện pháp điều trị ung thư và sang thương tiền ung thư da thay đổi tùy theo kích thước, phân loại, độ ăn sâu và vị trí của một hoặc nhiều sang thương. Hầu hết đều dùng biện pháp vô cảm tại chỗ và điều trị ngoại trú, nhưng đôi khi chỉ thực hiện sinh thiết sang thương. Một số phương pháp thường dùng là:

    Đông lạnh. Người ta có thể phá hủy các tế bào dày sừng hoặc các ung thư nhỏ giai đoạn sớm bằng cách làm đông lạnh chúng với Nitơ lỏng. Mô chết sẽ bị tróc ra sau khi giải đông. Biện pháp này cũng có thể dùng để điều trị các vết sẹo trắng nhỏ.
    Phẫu thuật. Aùp dụng cho tất cả các loại ung thư da. Bác sĩ cắt bỏ mô ung thư và bao phủ vùng bị cắt bởi mô da bình thường. Ung thư tế bào hắc tố thường phải khoét rộng hơn do mô ung thư ăn sâu hơn. Phẫu thuật viên cần phải có kinh nghiệm phục hình da để tránh sẹo xấu nhất là vùng da mặt.
    Điều trị bằng laser. Chùm sáng năng lượng cao và được điều khiển rất chính xác có thể ngăn chặn, phá hủy vùng mô bệnh và một khu vực nhỏ mô bao quanh với khả năng chảy máu, sưng tấy cũng như sẹo xấu rất thấp. Thường sử dụng biện pháp này cho các sang thương ung thư và tiền ung thư bề mặt, ngay cả ở môi.
    Phẫu thuật Moh. Dùng cho các sang thương ung thư da lớn hơn, tái phát hoặc khó điều trị, cho cả loại ung thư tế bào đáy và tế bào sừng. Phẫu thuật cắt bỏ từng lớp da bị ung thư, kiểm tra dần từng lớp bên dưới cho đến lớp tế bào lành. Không gây nhiều tổn thương cho vùng da bình thường xung quanh.
    Nạo và đông khô tế bào bằng xung điện.
    Xạ trị. Dùng tia phóng xạ điều trị mỗi ngày, thường kéo dài khoảng 1-4 tuần, có thể phá hủy các tế bào đáy hoặc sừng ung thư nếu không có chỉ định phẫu thuật.
    Hóa trị liệu. Trong phương pháp này, người ta dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây nguy hại cho tế bào bình thường. Thuốc có thể dùng thoa tại chỗ hoặc dùng đường uống, chích tĩnh mạch. Các phương pháp đang còn nghiên cứu

    Quang động học
    Liệu pháp sinh học (còn gọi là miễn dịch liệu pháp)

    Phòng ngừa

    Hầu hết các trường hợp ung thư da đều có thể phòng ngừa được. Bạn nên thực hiện theo một số biện pháp sau để duy trì sự khỏe mạnh của làn da:

    Giảm thời gian phơi nắng. Tránh làm việc và tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu. Bỏng nắng, sạm nắng,…đều làm tăng nguy cơ ung thư da. Tránh để con bạn phơi nắng nhiều trên bãi biển, hồ bơi,…Tuyết, nước, băng,…đều phản xạ ánh nắng mặt trời. Tia cực tím thường mạnh nhất vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều mỗi ngày. Các đám mây chỉ hấp thụ và che chắn một phần nhỏ các tia nguy hại này.
    Nên dùng kem chống nắng trước khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Các loại kem chống nắng hiện nay chứa các chất ngăn chặn tác hại của tia UVA và UVB, thường gặp là: avobenzone, titanium, dioxide, kẽm oxide,… Dùng kem chống nắng cho tất cả những vùng phơi sáng, kể cả môi, 30 phút trước khi ra nắng, rồi thoa lại sau vài giờ (nên thoa nhiều lần hơn nếu bạn đi bơi, tắm biển,…). Bạn cần dùng kem chống nắng cho các em nhỏ cũng như hướng dẫn các bé lớn cách sử dụng.
    Hãy tránh xa những chiếc giường tắm nắng và những yếu tố làm da rám nắng nhiều hơn.
    Kiểm tra sức khỏe da thường xuyên, ít nhất mỗi 3 tháng, phát hiện sớm những vùng da phát triển bất thường, các nốt ruồi thay đổi kích thước, tính chất,… Kiểm tra những vùng da thường xuyên phơi sáng cũng như lòng bàn tay, bàn chân và da vùng sinh dục.
    Để phát hiện ung thư tế bào hắc tố và các loại ung thư da khác nhau, bạn cần theo các bước A-B-C-D sau đây:

    A (Asymmetrical shape): tổn thương không đối xứng giữa hai bên thân người.
    B (Border): Chu vi tổn thương bất thường, nhất là các nốt ruồi hóa ác.
    C (Color): Màu sắc thay đổi, nhiều màu hoặc màu không đồng nhất.
    D (Diameter): Đường kính nốt ruồi, nghi ngờ nếu đường kính lớn hơn ¼ inch (6mm)
    Nếu gia đình bạn từng có người bị ung thư tế bào hắc tố, đồng thời bạn đang có nhiều nốt ruồi trên người – đặc biệt là ở cổ, nơi bạn ít để ý nhất – bạn cần khám ở các chuyên gia da liễu để kiểm tra chúng thường xuyên, theo lịch sau:

    Nếu từ 20-39 tuổi: kiểm tra mỗi 3 năm
    Nếu từ 40 tuổi trở lên: kiểm tra hàng năm.



    --------------------------------------------------------------------------------

    Các bài khác...


    Suy nhược cơ thể (30/11/1999)
    Loãng xương (30/11/1999)
    Lậu (30/11/1999)
    Đái tháo đường (30/11/1999)
    Căng thẳng tiền kinh nguyệt (30/11/1999)
    Cao HA (30/11/1999)
    Ung thư - Thái độ xử trí và chế độ dinh dưỡng (30/11/1999)
    Bệnh thiếu men G6PD ở trẻ em (30/11/1999)
    Những điều cần biết về Rối loạn thần kinh tim (30/11/1999)
    Những bệnh mắc phải ở hồ bơi (30/11/1999)

    http://www.suckhoecongdong.com/content/view/760/78
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.07.2006 16:14:52 bởi HongYen >
    #2
      HongYen 01.09.2006 23:14:24 (permalink)
      01 Tháng 9 2006 - Cập nhật 10h03 GMT

      Hy vọng cho người bị ung thư da


      Mark Origer, 53 tuổi, là một trong hai bệnh nhân đã khỏi bệnh ung thư


      Các nhà khoa học ở Mỹ đã thành công khi sử dụng liệu pháp gene để điều trị dạng bệnh ung thư da nguy hiểm nhất.
      Viết trên tạp chí Science, nhóm nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia cho biết họ đã thay đổi các tế báo miễn nhiễm từ bệnh nhân, giúp tế báo có khả năng đề kháng cao hơn.

      Liệu pháp gene là hy vọng cuối cùng của 17 bệnh nhân tham gia cuộc thử nghiệm lâm sàng này.

      Căn bệnh ung thư da đã lan gần khắp cơ thể họ, và các biện pháp điều trị truyền thống không có kết quả.

      Liệu pháp mới này dựa trên ý tưởng là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể con người có thể được nạp thêm năng lượng để chống lại ung thư.

      Để làm được điều này, các nhà khoa học ở Viện Ung thư Quốc gia tại Mỹ đã gỡ bỏ một loại tế bào máu trắng khỏi bệnh nhân.

      Trong phòng thí nghiệm, một con virus được dùng để chuyển các loại gene mới vào các tế bào này. Nó giúp tăng cường khả năng nhận biết và chống lại ung thư cho bệnh nhân.

      Hy vọng

      Khi các bác sĩ tiêm các tế bào mới này vào bệnh nhân, họ thấy bệnh nhân bắt đầu có sức mạng hơn trước căn bệnh ung thư.

      Ở hai bệnh nhân, liệu pháp mới tỏ ra cực kỳ thành công, quét sạch căn bệnh ung thư ra khỏi cơ thể. Hai người này vẫn còn sống, và sau 18 tháng, hoàn toàn khỏi bệnh.

      Theo tiến sĩ Steven Rosenberg, người chủ trì nghiên cứu, đây là một tiến bộ lớn.

      "Lần đầu tiên chúng tôi báo cáo về khả năng thay đổi gene trong tế bào của hệ miễn nhiễm, biến chúng thành các tế báo có thể tấn công và hủy diệt ung thư."

      Nhưng vẫn còn sự thận trọng. Đây chỉ là sự thử nghiệm ở quy mô nhỏ, và ở 15 bệnh nhân còn lại, biện pháp không có hiệu quả.

      Mặc dù các nhà nghiên cứu biết rằng đây không phải là phương thuốc màu nhiệm, nhưng họ tỏ ra lạc quan rằng biện pháp mới đã giúp ngăn chặn tế bào ung thư trong cơ thể.

      Họ tin rằng hình thức liệu pháp gene này có thể được biến cải để giúp điều trị các loại ung thư khác.

      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2006/09/060901_cancer_therapy.shtml

      #3
        HongYen 13.09.2006 09:38:56 (permalink)
        Một số tiến bộ trong việc ứng dụng phương pháp trị liệu gen vào việc chữa trị ung thư


        06 September 2006



        Bất cứ một tin nào liên quan đến công trình nghiên cứu về bệnh ung thư đều được xem xét một cách thận trọng. Căn bệnh gây chết người này có lẻ là kẻ thù nguy hiểm khó thể đánh bại được, tuy nhiên hiện nay đã có tin về một số tiến bộ đạt được qua việc ứng dụng phương pháp trị liệu gen vào việc chữa trị ung thư.

        Ông Mark Origer 53 tuổi bị ung thư da thời kỳ cuối, và ông được cho biết là chỉ còn sống không đầy một năm nữa, tuy nhiên giờ thì ông đã khỏi bệnh. Ông Origer cho biết về bệnh trạng của ông như sau.

        Ung thư lan ra khắp người tôi. Tôi bị một cái bướu dưới cánh tay trái, và đây là di căn của một bướu trong gan.

        Ông Origer khỏi bệnh rõ rệt là nhờ phương pháp trị liệu gen. Ông nói.

        Họ đã loại trừ được căn bệnh ung thư của tôi. Họ đã chữa khỏi bệnh cho tôi, và đã thành công trong việc đánh bại căn bệnh này.

        Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Gia, nằm bên ngoài thủ đô Washington đang báo cáo về các ca chữa trị thành công cho 2 bệnh nhân bị ung thư bằng phương pháp trị liệu gen. Bác sĩ Steven Rosenberg, trưởng ban phẫu thuật của viện nghiên cứu giải thích về cách chữa trị này như sau.

        Chúng tôi đang báo cáo rằng lần đầu tiên chúng tôi có thể biến đổi gen của tế bào trong hệ thống miễn nhiễm, biến chúng từ các tế bào bình thường thành các tế bào có thể tấn công và tiêu diệt ung thư.

        Phương pháp chữa trị này phức tạp và còn trong giai đoạn sơ khởi. Bác sĩ Rosenberg giải thích tiếp.

        Những gì chúng tôi đã thực hiện được là triển khai phương pháp chữa trị ung thư bằng cách lấy chính các tế bào miễn nhiễm của bệnh nhân, đây là các tế bào của bạch huyết cầu được gọi là lymphocyte, và biến đối gen của chúng bằng cách đưa vào đó chất liệu gen mới, khiến cho các tế báo này có thể nhận ra và tiêu diệt các tế bào bị ung thư.

        Kết quả của công trình nghiên cứu được đăng trong tạp chí trên trên mạng Science. Mười lăm cuộc nghiên cứu nhỏ khác không cho thấy có kết quả nào tốt hơn. Tuy nhiên các cuộc thử nghiệm của các công trình nghiên cứu này không gây phản ứng phụ có hại cho sức khỏe bệnh nhân.

        Một vài nhà nghiên cứu bệnh ung thư cho rằng trình nghiên cứu là một bước đột phá cơ bản. Theo các nhà nghiên cứu này thì đây là bằng chứng đầu tiên có sức thuyết phục rằng phương pháp trị liệu gen có thể có hiệu quả đối với bệnh ung thư vào giai đoạn cuối. Bác sĩ Rosenberg nói.

        Chúng tôi đã trình bày trong bài báo đăng trên tạp chí Science tuần này là chúng tôi có thể biến đổi các tế bào thường thành tế bào có thể nhận ra các loại ung thư khác, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư cột sống, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy. Nhưng chúng tôi chưa chữa trị các bệnh nhân bị các bệnh này.

        Các nhà nghiên cứu cần được sự chấp thuận để tiến hành chữa trị thực nghiệm. Bác sĩ Rosenberg hy vọng có thể khởi sự các cuộc thử nghiệm vào cuối năm nay.

        http://www.voanews.com/vietnamese/2006-09-06-voa20.cfm
        #4
          HongYen 13.09.2006 09:41:20 (permalink)

          Bác sĩ Rosenberg




          Steven A. Rosenberg, M.D., Ph.D.

          Surgery Branch
          Head, Tumor Immunology Section
          Branch Chief

          Building 10-CRC, Room 3-3940
          10 Center Drive, MSC 1201
          Bethesda, MD 20892

          Phone: 301-496-4164
          Fax: 301-402-1738
          E-Mail: SAR@nih.gov

          .....

          http://ccr.cancer.gov/Staff/staff.asp?profileid=5757
          #5
            HongYen 13.09.2006 09:54:57 (permalink)

            đây là các tế bào của bạch huyết cầu được gọi là lymphocyte,




            Post #16 * Thân thể người ta có 3
            Link: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=47914&mpage=2



            Lymphocytes của máu bình thường


            http://image.bloodline.net/stories/storyReader$1562
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.09.2006 09:57:10 bởi HongYen >
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9