QUÁN KHÔNG ĐƯỜNG
Thay đổi trang: << < 282930 > >> | Trang 29 của 35 trang, bài viết từ 421 đến 435 trên tổng số 517 bài trong đề mục
KimGiang 13.02.2008 12:16:11 (permalink)
0
Trích đoạn: lá chờ rơi


NHỮNG NÉT THƠ HAY

Có những lời thơ gửi đến ai
Mơ hồ như tiếng sáo Thiên Thai
Khi lên đôi mảnh hồn xao xuyến
Lúc xuống trăm câu nhớ ngậm ngùi
Tha thiết tứ hay dường gói kín
Mơ màng ý đẹp* thoảng bên ngoài
Muôn dòng rung cảm tràn non nước
Đậm nét son vàng mộng liễu trai.
Lá chờ rơi

* ý tại ngôn ngoại
 
Kính họa Những Nét Thơ Hay:
 
QUÝ BIẾT NHƯỜNG NAO
 
Quý biết nhường nao Ý Tứ ai
Thơ ngời...Đỗ Phủ sớm đầu thai
Trời mơ cánh Bướm Xuân chao nắng
Suối cảm làn Sương Muối ngậm ngùi
Xót mảnh Trăng Kiều trong sóng nước
Thương Vầng Dương lạnh tuyết pha ngoài
Chờ Rơi chiếc Lá dồn xanh thắm
Sống đẹp tâm tình gửi gái trai
 
Kim Giang
 
 

huongtuyet274 13.02.2008 13:59:58 (permalink)
0
                  CẢM XÚC
Cảm tác vườn thơ Quán Không Đường
Ra về lòng cứ mộng vấn vương
Tình trong vẹn ý tràn tâm đạo
Mặc chốn nhân gian nhiễu nghê thường
Cứ thế tình thơ lan xa rộng
Tấm lòng chủ khách vẹn yêu thương
Nhân sinh,nghĩa trí ,tình vừa trọn
Đượm thắm hồn thơ nức phố phường!
 
                        HuongTuyet274
 
Cháu Cảm ơn Bác Lá đã ghé nhà Và gửi một bài thơ, chúc Bác năm mới dồi dào sức khoẻ và tràn đầy hạnh phúc!
Truongsoi 14.02.2008 22:24:10 (permalink)
0
      Quán vắng
 
Ngày lễ tình nhân Lão bỏ đi
Ghé thăm quán chẳng động tĩnh gì
Trên bàn trơ chỏng vài chén cặn
Dưới sàn vung vãi vỏ chai chi
Có lẽ ế hết hoa ngoài chợ
Thảo nào dư dả gió vu vi
Ngoài đường người gọi nhau ơi ới
Trong này khách quanh quẩn...tu ti
 
 
HBĐ 14.02.2008 23:26:29 (permalink)
0

Quán vắng

Ngày lễ tình nhân Lão bỏ đi
Ghé thăm quán chẳng động tĩnh gì
Trên bàn trơ chỏng vài chén cặn
Dưới sàn vung vãi vỏ chai chi
Có lẽ ế hết hoa ngoài chợ
Thảo nào dư dả gió vu vi
Ngoài đường người gọi nhau ơi ới
Trong này khách quanh quẩn...tu ti

Truong Soi

 
DẪU CHO QUÁN VẮNG
Ngày lễ tình nhân Lão phải đi
Mua hoa mua kẹo đến thăm dì
Hồng nhung mấy đóa nàng chờ tặng
(cô) lát một làn  ả đợi chi
Quán mở quanh năm nào vắng vẻ
Đời vui vài bữa chẳng hàn vi
Dẫu rằng quán vắng không ai đón
Đừng trách chủ nhà, dẫu tí ti
HBĐ
 
Trần Thảo Uyên 14.02.2008 23:41:06 (permalink)
0
HÃY CÙNG EM
 
Hãy về  đây nhé hỡi thời gian.
Hãy đến với em thật diụ dàng.
Hãy dắt em về thời nhỏ dại.
Hãy diù em trọn giấc hoa xuân
Hãy trao em tấm lòng trong sáng
Hãy đón em tri kỷ kết  thân
Hãy dỗ em  thì thầm hứa hẹn
Hãy ru em tiếng hát tình nhân
Thảo My


HÃY MỞ VÒNG TAY…
(thân họa Hãy Cùng Em)
 
Một giọt thời gian giữa thế gian
Sao không vui hưởng lại dềnh dàng
Trăm năm phù phiếm bao tình nhớ ?
Một kiếp ta bà mấy mộng xuân ?
Chớ bận tâm chi về kẻ xấu
Nên vui duyên đẹp với người thân
Đời người ngắn ngủi đừng hoang phí

Hãy mở vòng tay đón cố nhân.
Lá chờ rơi
 
Mãi Là Tình Nhân
 
Nhớ muà thu trước giữa không gian.
Có bướm, có hoa đẹp diụ dàng.
Có lá vàng bay vương mái tóc.
Có anh bên cạnh ngát hương xuân.
Có lời ước hẹn mơ màng nữa.
Có nụ hôn nồng thắm thiết thân.
Mỗi độ thu về lòng lại nhớ.
Bên em anh mãi mãi tình nhân
Thảo My/ Hồng Phương
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.02.2008 05:21:49 bởi Tôn Nữ Thảo My >
Truongsoi 15.02.2008 14:14:57 (permalink)
0

Trích đoạn: Tôn Nữ Thảo My

HÃY CÙNG EM
 
Hãy về  đây nhé hỡi thời gian.
Hãy đến với em thật diụ dàng.
Hãy dắt em về thời nhỏ dại.
Hãy diù em trọn giấc hoa xuân
Hãy trao em tấm lòng trong sáng
Hãy đón em tri kỷ kết  thân
Hãy dỗ em  thì thầm hứa hẹn
Hãy ru em tiếng hát tình nhân
Thảo My


HÃY MỞ VÒNG TAY…
(thân họa Hãy Cùng Em)

Một giọt thời gian giữa thế gian
Sao không vui hưởng lại dềnh dàng
Trăm năm phù phiếm bao tình nhớ ?
Một kiếp ta bà mấy mộng xuân ?
Chớ bận tâm chi về kẻ xấu
Nên vui duyên đẹp với người thân
Đời người ngắn ngủi đừng hoang phí
Hãy mở vòng tay đón cố nhân.
Lá chờ rơi
 
Mãi Là Tình Nhân
 
Nhớ muà thu trước giữa không gian.
Có bướm, có hoa đẹp diụ dàng.
Có lá vàng bay vương mái tóc.
Có anh bên cạnh ngát hương xuân.
Có lời ước hẹn mơ màng nữa.
Có nụ hôn nồng thắm thiết thân.
Mỗi độ thu về lòng lại nhớ.
Bên em anh mãi mãi tình nhân
Thảo My/ Hồng Phương
 
          Anh đã về
Ngôi nhà ngói mới rộng ba gian
Mới về nghe tiếng mẹ nhặt khoan
Có cô Thảo My xinh tươi ấy
Để mẹ cùng con đến chúc xuân
Cô ấy tài hoa ai cũng mến
Khách đến say mê muốn kết thân
Nhưng mà cô ấy thề sắt đá
Đợi con về đón lễ tình nhân./

<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.02.2008 14:32:28 bởi Truongsoi >
KimGiang 17.02.2008 10:58:15 (permalink)
0
TÌNH XUÂN

Tình xuân lai láng ý xuân tràn
Thơ chảy tuôn dòng bút nặng mang
Én đến theo xuân tin lại đến
Vườn xuân ong bướm dạo nghềnh ngàng.

Thơ đến như xuân chẳng buộc ràng
Hương đồng gió nội cũng theo sang
Bên hiên lộng gió chờ trăng đến
Dệt những lời thơ rực ánh vàng.

Thơ đến gieo khoan nhặt tiếng đàn
Vần ru tô đậm nghĩa chi lan
Bốn phương tay nắm tình trao nhận
Bỏ lúc tương tư khúc phượng hoàng !

Lá chờ rơi
 
 
LÁ MÙA XUÂN
(Kính họa Tình Xuân)
 
Lá vẫy Xuân sang tưới nắng tràn
Lá đùm Lá bọc Lá cưu mang
Lá xao xuyến hát cùng mây gió
Cười cánh Tai Châu đứng ngơ ngàng
 
Người bảo thanh thơi chớ ôm ràng
Cho lòng tự đến mối theo sang
Tình yêu con trẻ đêm thắp nến
Tặng bấy câu thơ bấy Câu Vàng
 
Người lắng tai nghe những điệu đàn
Không vồ không vập...Thoáng hương Lan
Mà da diết lắm từ sâu thẳm
Cầu chúc muôn xuân thắm...Huy hoàng
 
Kim Giang
lá chờ rơi 23.02.2008 18:13:40 (permalink)
0
Chào quí bạn Tây_Cuồng và Hukhong,
 
Đến bấy giờ mới biết, làm thơ thật dễ, cứ làm một bài thơ Đường thất niêm, đủ tám câu, mỗi câu đủ bảy chữ là sẽ nổi tiếng như Lý Bạch ngay.
Thế mà không ai nói sớm

 
Quan niệm nầy là của riêng bạn Tây_Cuồng chứ bài của tôi hoàn toàn không nói thế, xin đừng gán nó cho tôi.
 
Bạn Hukhong thì dùng chữ « tháo niêm » có lẽ là vì trong tiềm thức bạn (cũng như đa số) cho rằng phép niêm 1-8 2-3 4-5 6-7 là tuyệt đối đúng cách. Nên khi thấy làm khác đi thì bạn gọi đó là « tháo niêm ». Đó là bạn còn nể nang chứ bao nhiêu người khác gọi đó là « thất niêm ».
 
Bài của tôi viết nói cách khác và có thể hiểu khá rõ ràng rằng : thi nhân đời Đường vừa dùng phép niêm 1-8 2-3 4-5 6-7, vừa dùng thêm nhiều phép niêm khác.
 
Nói cho rõ ràng thì dông dài chút như sau :
 
a/ thơ Tứ Tuyệt có hai phép Niêm chính thức là 1-4 2-3 tạm mô tả là phép niêm « có đôi » và 1-3 2-4 tạm mô tả là phép niêm « xen kẻ ».
b/ bài thất ngôn bát cú Đường thi gồm hai bài Tứ Tuyệt nối nhau một trên một dưới
c/ phép niêm 1-8 2-3 4-5 6-7 chỉ dùng có một loại Tứ Tuyệt theo phép niêm « có đôi » là 1-4 2-3 để làm một bài thất ngôn bát cú.
d/ còn các thi gia đời Đường thì dùng cả hai phép niêm của thơ Tứ Tuyệt để làm bài thất ngôn bát cú. Do đó nên bài thất ngôn bát cú của thi nhân đời Đương có thể khác nhau 4 cách như sau :
1. TT trên 1-4 2-3 TT dưới 1-4 2-3 (đây là phép niêm của dải số 1-8 2-3 4-5 6-7)
2. TT trên 1-4 2-3 TT dưới 1-3 2-4 (thi gia đời Đường dùng+ 1 bài của Nguyễn Du)
3. TT trên 1-3 2-4 TT dưới 1-4 2-3 (thi gia đời Đường dùng+ vài bài thơ Nôm)
4. TT trên 1-3 2-4 TT dưới 1-3 2-4 (thi gia đời Đường dùng)
 
Tất cả 4 phép niêm trên đây của bài thất ngôn bát cú Đường thi đều là những phép niêm có qui củ, chiếu theo hai phép niêm của thơ Tứ Tuyệt.
 
Còn những bài đáng gọi là « thất niêm » hay « tháo niêm » là khi nào mà sự « sai niêm » hiện ra một cách « vô chừng », ví dụ như một bài Tứ Tuyệt mà câu 1 niêm với câu 2, hoặc câu 3 niêm với câu 4 chẳng hạn, hoặc giả vừa sai niêm vừa sai luật « nhì tứ lục » chẳng phân minh, khiến cho sự « sai niêm » « thất luật » nằm lung tung bất cứ nơi đâu.
 
Có nhiều lúc hứng thơ đưa đến cho ta những tứ thơ gồm những từ Bằng-Trắc nào đó, mà khi viết thành câu, tình cờ ta lại lọt vào một trong những phép niêm trên đây mà không hay, vì âm điệu của câu thơ vẫn hài hòa êm tai. Chỉ đến khi có người bảo là thất niêm, ta xem lại thì mới thấy là nó không đúng với dải số 1-8 2-3 4-5 6-7.
Trường hợp điển hình nhất là bạn Sao Mai, lúc mới học chơi thơ Đường Luật, đã làm liền tù tì 4 bài thơ đầu tiên sai với dải số 1-8 2-3 4-5 6-7, nhưng lại trúng cả vào những phép niêm nêu trên đây của thi gia đời Đương.
Hôm nay thì là trường hợp của Thảo My, còn vài hôm trước là trường hợp của Đồng Lão.
Những bài thơ đó bị coi là thất niêm chỉ vì nó khác với phép niêm của dải số  1-8 2-3 4-5 6-7, chứ không phải là do một khuyết điểm nào nhất là về âm thanh. Nhưng nó sẽ bị sửa lại hoặc bỏ đi. Tôi nghĩ rằng đó là một sự mất mát lớn lao, lấy làm tiếc, nên trong bài viết về việc ấy tôi lấy tựa đề là « Gánh vàng đem đổ sông Ngô ».
 
Còn trong một bài mới viết trước đây tôi có nói là chúng ta không có nhu cầu « tranh luận » về những phép niêm. Mỗi người làm theo ý mình thích thì có đụng chạm gì đến ai đâu.
 
Phần tôi, bài tôi viết gồm một phần « nhận định » và một « kết luận » rút từ sự nhận định ấy.
Nếu nhận định mà « sai » thì đương nhiên kết luận phải sai rồi. Nhưng có khi nhận định đúng mà kết luận vẫn sai.
Nên tôi chỉ mong nghe được những lời cao luận cho thấy cái sai để mà sửa.
 
Ngoài ra tôi không hiểu câu hỏi của Hukhong :
Xin bác Lá cho bài viết chọn từ trong Đường luật
 
Theo tôi thì sự « chọn từ » đã có ở trong mọi giai đoạn của sự làm thơ :
1. viết cho đúng luật Bằng Trắc, cho đúng vần, cho có đối, đều là phải « chọn từ »
2. viết cho đầu đuôi của một câu thơ ăn khớp với nhau, có nghĩa đậm đà, đọc nghe nhẹ nhàng, suôn sẽ, đều là việc phải « chọn từ »
3. viết câu thơ theo một sự phân nhịp nào đó, tránh dùng những từ quá kêu mà rỗng, viết cho câu trên có nghĩa kết nối với câu dưới, cũng đều là những việc phải « chọn từ »
 
Do đó nên tôi thật tình không hiểu ý của Hukhong muốn nói gì khi viết câu ấy.
 
Ngoài ra trong bài tôi viết cho Thảo My thì tôi dùng chữ « tứ ». Tôi muốn nói đến « tứ thơ » là khác hơn « ý thơ » một chút.
« ý thơ » là cái « ý » chính, « tứ thơ » là cái chi tiết dùng diễn tả « ý thơ ».
Ví dụ sau đây thì rõ ràng hơn. Ví dụ là ta muốn nói :
 
ngọn núi Tượng cao
và con sông Đà quanh co
 
Đó là hai ý chính. Và trong hai câu thơ :
 
Một giải sông Đà nằm uốn khúc
Nghìn năm non Tượng đứng chen mây
 
Thì « uốn khúc » là tứ thơ mô tả cái ý muốn nói con sông « quanh co »
Và « chen mây » là tứ thơ mô tả cái ý muốn nói non Tượng rất « cao » trong không gian, « nghìn năm » là tứ thơ mô tả cái tuổi đời rất cao của non Tượng.
 
Hai cái ý chính đó cũng được diễn tả cách khác là :
 
Non Tượng trời cho bao tuổi lẻ
Sông Đà ai vặn một vòng quanh.
 
Thân mến chào các bạn.
 
Truongsoi 23.02.2008 20:42:51 (permalink)
0
Thì ra nay mới biết Chủ quán ""KHông Đường"" cố tình giấu bí kíp khỏi bị đại bàng đánh cắp chứ không có ý giấu người bái sư.
  Nói thật với Lão, gã tiều phu trước đây không quan tâm đến Thơ Đường luật lắm bởi suốt thời học phổ thông chỉ toàn học thơ mới. Gã đọc thơ 4 câu, 8 câu chỉ thấy hay mà không hiểu niêm luật là gì? Thật là uổng phí.
  NHưng cũng thừa nhận rằng giới trẻ hiện nay không nhiều người thích thơ đường có lẽ cái khuôn khổ hẹp mà "gói" cả vấn đề nào đó thì phải công phu lắm.
  Theo quan niệm của gã tiều phu cứ viết tùy hứng là tốt nhất. Hay thì nhiều người nhớ, còn không hay mình thị Nở nhà mình nghe gật là được.
  Bởi vì : Gã không phải là chuyên viết văn thơ mà gã chỉ viết như một trò giả trí. Ấy thế mà bài nào viết xong đọc lại cứ thấy nó...hay hay là./.
  Xin cảm ơn Bác Lá về những chỉ dẫn trên đây./. Gã tiều phu TS./.
hukhong 23.02.2008 21:49:16 (permalink)
0

Trích đoạn: lá chờ rơi


Bạn Hukhong thì dùng chữ « tháo niêm » có lẽ là vì trong tiềm thức bạn (cũng như đa số) cho rằng phép niêm 1-8 2-3 4-5 6-7 là tuyệt đối đúng cách. Nên khi thấy làm khác đi thì bạn gọi đó là « tháo niêm ». Đó là bạn còn nể nang chứ bao nhiêu người khác gọi đó là « thất niêm ».

Bài của tôi viết nói cách khác và có thể hiểu khá rõ ràng rằng : thi nhân đời Đường vừa dùng phép niêm 1-8 2-3 4-5 6-7, vừa dùng thêm nhiều phép niêm khác.

Nói cho rõ ràng thì dông dài chút như sau :

a/ thơ Tứ Tuyệt có hai phép Niêm chính thức là 1-4 2-3 tạm mô tả là phép niêm « có đôi » và 1-3 2-4 tạm mô tả là phép niêm « xen kẻ ».
b/ bài thất ngôn bát cú Đường thi gồm hai bài Tứ Tuyệt nối nhau một trên một dưới
c/ phép niêm 1-8 2-3 4-5 6-7 chỉ dùng có một loại Tứ Tuyệt theo phép niêm « có đôi » là 1-4 2-3 để làm một bài thất ngôn bát cú.
d/ còn các thi gia đời Đường thì dùng cả hai phép niêm của thơ Tứ Tuyệt để làm bài thất ngôn bát cú. Do đó nên bài thất ngôn bát cú của thi nhân đời Đương có thể khác nhau 4 cách như sau :
1. TT trên 1-4 2-3 TT dưới 1-4 2-3 (đây là phép niêm của dải số 1-8 2-3 4-5 6-7)
2. TT trên 1-4 2-3 TT dưới 1-3 2-4 (thi gia đời Đường dùng+ 1 bài của Nguyễn Du)
3. TT trên 1-3 2-4 TT dưới 1-4 2-3 (thi gia đời Đường dùng+ vài bài thơ Nôm)
4. TT trên 1-3 2-4 TT dưới 1-3 2-4 (thi gia đời Đường dùng)
 
Tất cả 4 phép niêm trên đây của bài thất ngôn bát cú Đường thi đều là những phép niêm có qui củ, chiếu theo hai phép niêm của thơ Tứ Tuyệt.
 
Còn những bài đáng gọi là « thất niêm » hay « tháo niêm » là khi nào mà sự « sai niêm » hiện ra một cách « vô chừng », ví dụ như một bài Tứ Tuyệt mà câu 1 niêm với câu 2, hoặc câu 3 niêm với câu 4 chẳng hạn, hoặc giả vừa sai niêm vừa sai luật « nhì tứ lục » chẳng phân minh, khiến cho sự « sai niêm » « thất luật » nằm lung tung bất cứ nơi đâu.
 
Có nhiều lúc hứng thơ đưa đến cho ta những tứ thơ gồm những từ Bằng-Trắc nào đó, mà khi viết thành câu, tình cờ ta lại lọt vào một trong những phép niêm trên đây mà không hay, vì âm điệu của câu thơ vẫn hài hòa êm tai. Chỉ đến khi có người bảo là thất niêm, ta xem lại thì mới thấy là nó không đúng với dải số 1-8 2-3 4-5 6-7.
Trường hợp điển hình nhất là bạn Sao Mai, lúc mới học chơi thơ Đường Luật, đã làm liền tù tì 4 bài thơ đầu tiên sai với dải số 1-8 2-3 4-5 6-7, nhưng lại trúng cả vào những phép niêm nêu trên đây của thi gia đời Đương.
Hôm nay thì là trường hợp của Thảo My, còn vài hôm trước là trường hợp của Đồng Lão.
Những bài thơ đó bị coi là thất niêm chỉ vì nó khác với phép niêm của dải số  1-8 2-3 4-5 6-7, chứ không phải là do một khuyết điểm nào nhất là về âm thanh. Nhưng nó sẽ bị sửa lại hoặc bỏ đi. Tôi nghĩ rằng đó là một sự mất mát lớn lao, lấy làm tiếc, nên trong bài viết về việc ấy tôi lấy tựa đề là « Gánh vàng đem đổ sông Ngô ».
 
Còn trong một bài mới viết trước đây tôi có nói là chúng ta không có nhu cầu « tranh luận » về những phép niêm. Mỗi người làm theo ý mình thích thì có đụng chạm gì đến ai đâu.
 
Phần tôi, bài tôi viết gồm một phần « nhận định » và một « kết luận » rút từ sự nhận định ấy.
Nếu nhận định mà « sai » thì đương nhiên kết luận phải sai rồi. Nhưng có khi nhận định đúng mà kết luận vẫn sai.
Nên tôi chỉ mong nghe được những lời cao luận cho thấy cái sai để mà sửa.
 
Ngoài ra tôi không hiểu câu hỏi của Hukhong :
Xin bác Lá cho bài viết chọn từ trong Đường luật
 
Theo tôi thì sự « chọn từ » đã có ở trong mọi giai đoạn của sự làm thơ :
1. viết cho đúng luật Bằng Trắc, cho đúng vần, cho có đối, đều là phải « chọn từ »
2. viết cho đầu đuôi của một câu thơ ăn khớp với nhau, có nghĩa đậm đà, đọc nghe nhẹ nhàng, suôn sẽ, đều là việc phải « chọn từ »
3. viết câu thơ theo một sự phân nhịp nào đó, tránh dùng những từ quá kêu mà rỗng, viết cho câu trên có nghĩa kết nối với câu dưới, cũng đều là những việc phải « chọn từ »
 
Do đó nên tôi thật tình không hiểu ý của Hukhong muốn nói gì khi viết câu ấy.
 
Ngoài ra trong bài tôi viết cho Thảo My thì tôi dùng chữ « tứ ». Tôi muốn nói đến « tứ thơ » là khác hơn « ý thơ » một chút.
« ý thơ » là cái « ý » chính, « tứ thơ » là cái chi tiết dùng diễn tả « ý thơ ».
Ví dụ sau đây thì rõ ràng hơn. Ví dụ là ta muốn nói :
 
ngọn núi Tượng cao
và con sông Đà quanh co
 
Đó là hai ý chính. Và trong hai câu thơ :
 
Một giải sông Đà nằm uốn khúc
Nghìn năm non Tượng đứng chen mây
 
Thì « uốn khúc » là tứ thơ mô tả cái ý muốn nói con sông « quanh co »
Và « chen mây » là tứ thơ mô tả cái ý muốn nói non Tượng rất « cao » trong không gian, « nghìn năm » là tứ thơ mô tả cái tuổi đời rất cao của non Tượng.
 
Hai cái ý chính đó cũng được diễn tả cách khác là :
 
Non Tượng trời cho bao tuổi lẻ
Sông Đà ai vặn một vòng quanh.
 
Thân mến chào các bạn.
 

 
Bác Lá nói không hiểu mà đã ghi một hơi 1, 2, 3 mà còn nói thêm tứ thơ nữa. Như vậy thì tứ thơ cũng là một hình thức chọn từ rồi .... ở chỗ "uốn khúc", "chen mây" , "trời cho", "ai vặn". Nếu đổi đi từ khác chắc rằng mấy câu thơ đó đã không đi vào văn học. Cám ơn bác Lá nhiều, rảnh rảnh HK sẽ vào thăm bác.
TÂY_CUỒNG 26.02.2008 09:50:48 (permalink)
0
Trích đoạn: lá chờ rơi


Nói cho rõ ràng thì dông dài chút như sau :

a/ thơ Tứ Tuyệt có hai phép Niêm chính thức là 1-4 2-3 tạm mô tả là phép niêm « có đôi » và 1-3 2-4 tạm mô tả là phép niêm « xen kẻ ».
b/ bài thất ngôn bát cú Đường thi gồm hai bài Tứ Tuyệt nối nhau một trên một dưới
c/ phép niêm 1-8 2-3 4-5 6-7 chỉ dùng có một loại Tứ Tuyệt theo phép niêm « có đôi » là 1-4 2-3 để làm một bài thất ngôn bát cú.
d/ còn các thi gia đời Đường thì dùng cả hai phép niêm của thơ Tứ Tuyệt để làm bài thất ngôn bát cú. Do đó nên bài thất ngôn bát cú của thi nhân đời Đương có thể khác nhau 4 cách như sau :
1. TT trên 1-4 2-3 TT dưới 1-4 2-3 (đây là phép niêm của dải số 1-8 2-3 4-5 6-7)
2. TT trên 1-4 2-3 TT dưới 1-3 2-4 (thi gia đời Đường dùng+ 1 bài của Nguyễn Du)
3. TT trên 1-3 2-4 TT dưới 1-4 2-3 (thi gia đời Đường dùng+ vài bài thơ Nôm)
4. TT trên 1-3 2-4 TT dưới 1-3 2-4 (thi gia đời Đường dùng)
 
Tất cả 4 phép niêm trên đây của bài thất ngôn bát cú Đường thi đều là những phép niêm có qui củ, chiếu theo hai phép niêm của thơ Tứ Tuyệt.
 
Còn những bài đáng gọi là « thất niêm » hay « tháo niêm » là khi nào mà sự « sai niêm » hiện ra một cách « vô chừng », ví dụ như một bài Tứ Tuyệt mà câu 1 niêm với câu 2, hoặc câu 3 niêm với câu 4 chẳng hạn, hoặc giả vừa sai niêm vừa sai luật « nhì tứ lục » chẳng phân minh, khiến cho sự « sai niêm » « thất luật » nằm lung tung bất cứ nơi đâu.
 
Có nhiều lúc hứng thơ đưa đến cho ta những tứ thơ gồm những từ Bằng-Trắc nào đó, mà khi viết thành câu, tình cờ ta lại lọt vào một trong những phép niêm trên đây mà không hay, vì âm điệu của câu thơ vẫn hài hòa êm tai. Chỉ đến khi có người bảo là thất niêm, ta xem lại thì mới thấy là nó không đúng với dải số 1-8 2-3 4-5 6-7.
Trường hợp điển hình nhất là bạn Sao Mai, lúc mới học chơi thơ Đường Luật, đã làm liền tù tì 4 bài thơ đầu tiên sai với dải số 1-8 2-3 4-5 6-7, nhưng lại trúng cả vào những phép niêm nêu trên đây của thi gia đời Đương.
Hôm nay thì là trường hợp của Thảo My, còn vài hôm trước là trường hợp của Đồng Lão.
Những bài thơ đó bị coi là thất niêm chỉ vì nó khác với phép niêm của dải số  1-8 2-3 4-5 6-7, chứ không phải là do một khuyết điểm nào nhất là về âm thanh. Nhưng nó sẽ bị sửa lại hoặc bỏ đi. Tôi nghĩ rằng đó là một sự mất mát lớn lao, lấy làm tiếc, nên trong bài viết về việc ấy tôi lấy tựa đề là « Gánh vàng đem đổ sông Ngô ».
 
Còn trong một bài mới viết trước đây tôi có nói là chúng ta không có nhu cầu « tranh luận » về những phép niêm. Mỗi người làm theo ý mình thích thì có đụng chạm gì đến ai đâu.
 
Phần tôi, bài tôi viết gồm một phần « nhận định » và một « kết luận » rút từ sự nhận định ấy.
Nếu nhận định mà « sai » thì đương nhiên kết luận phải sai rồi. Nhưng có khi nhận định đúng mà kết luận vẫn sai.
Nên tôi chỉ mong nghe được những lời cao luận cho thấy cái sai để mà sửa.
 
..................

Kính chào bác Lá Chờ Rơi.
Xin cảm ơn bác về những lời giảng giải trên.
 
Theo tôi được biết, thơ Đường Luật xưa nay chỉ có một phép niêm duy nhất là 1-4,2-3,5-8,6-7. một bài tứ tuyệt có thể tách từ một bài bát cú nên niêm luật cũng theo như vậy. Những bài tứ tuyệt không theo niêm luật này là loại tự do, loại này rất phổ biến thời Đường. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe nói một bài Đường Luật bát cú được ghép từ hai bài tứ tuyệt cả. Nếu theo cách này, ta sẽ có thêm loại thơ Đường Luật với phép niêm là 1-3,2-4,5-7,6-8.(vì được ghép từ 2 bài tứ tuyệt với phép niêm 1-3,2-4)
 
Cần biết rằng, Lý Bạch (thời thịnh Đường) và một số thi nhân khác không thích làm thơ Đường Luật vì sự gò bó của nó mà thích làm loại thơ tự do (loại này phép niêm có thể là 1-4,2-3 hoặc 1-3,2-4) Vì vậy những bài như bác Lá đã lấy ví dụ có thể nói là một bài Đường Luật bát cú bị thất niêm. Như bài “Hoàng Hạc Lâu” Thôi Hiệu là bị thất luật, nhưng vì hay nên vẫn tồn tại.
“tích nhiên dĩ thừa hoàng hạc khứ”…
Như vậy ta phải thừa nhận những bài thơ của ông cũng như những người khác là “thất niêm” hay “thất luật”, chứ không có phép niêm luật này.
 
Đến thời Đỗ Phủ (thời trung Đường) thơ Đường Luật mới được Đỗ Phủ đưa lên đỉnh cao và mới được nhiều người làm, trong đó có Giả Đảo nổi tiếng với bài “Nhị Cú”
“Nhị cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ lưu”…
 
Còn thơ Đường Luật mà chúng ta đang làm hiện nay chính là thơ Đường luật thất ngôn bát cú, với phép niêm duy nhất là 1-4,2-3,5-8,6-7. Nếu làm không đúng như vậy được coi là “thất niêm”. Tất nhiên mọi người có thể làm bất cứ kiểu nào họ thích, chỉ cần thơ hay thì sẽ được mọi người biết đến, nhưng cần phân biệt được thơ Đường Luật là gì, thơ nào không phải Đường Luật và bài thơ nào là thất luật, thất niêm, chứ không phải làm kiểu nào cũng gọi là thơ Đường Luật.
 
Nếu chỉ dựa vào những bài thơ của các thi nhân xưa mà đưa ra những niêm luật mới cho thơ Đường Luật thì làm cho thơ Đường luật trở nên quá phức tạp.
 
Bác Lá có thể chỉ cho văn bản hay sách nào công nhận phép niêm của thơ Đường Luật như bác đã nói không? (thơ Đường Luật chứ không phải thơ Đường, vì thơ Đường thì đủ loại, chỉ cần được làm vào thời Đường là thơ Đường). Tôi cũng chỉ mới đọc qua vài cuốn nên hiểu biết còn nông cạn. Mong bác chỉ giáo.
 
Kính!
Tây_Cuồng
lá chờ rơi 27.02.2008 09:54:06 (permalink)
0

Trích đoạn: TÂY_CUỒNG

Trích đoạn: lá chờ rơi


Nói cho rõ ràng thì dông dài chút như sau :

a/ thơ Tứ Tuyệt có hai phép Niêm chính thức là 1-4 2-3 tạm mô tả là phép niêm « có đôi » và 1-3 2-4 tạm mô tả là phép niêm « xen kẻ ».
b/ bài thất ngôn bát cú Đường thi gồm hai bài Tứ Tuyệt nối nhau một trên một dưới
c/ phép niêm 1-8 2-3 4-5 6-7 chỉ dùng có một loại Tứ Tuyệt theo phép niêm « có đôi » là 1-4 2-3 để làm một bài thất ngôn bát cú.
d/ còn các thi gia đời Đường thì dùng cả hai phép niêm của thơ Tứ Tuyệt để làm bài thất ngôn bát cú. Do đó nên bài thất ngôn bát cú của thi nhân đời Đương có thể khác nhau 4 cách như sau :
1. TT trên 1-4 2-3 TT dưới 1-4 2-3 (đây là phép niêm của dải số 1-8 2-3 4-5 6-7)
2. TT trên 1-4 2-3 TT dưới 1-3 2-4 (thi gia đời Đường dùng+ 1 bài của Nguyễn Du)
3. TT trên 1-3 2-4 TT dưới 1-4 2-3 (thi gia đời Đường dùng+ vài bài thơ Nôm)
4. TT trên 1-3 2-4 TT dưới 1-3 2-4 (thi gia đời Đường dùng)
 
Tất cả 4 phép niêm trên đây của bài thất ngôn bát cú Đường thi đều là những phép niêm có qui củ, chiếu theo hai phép niêm của thơ Tứ Tuyệt.
 
Còn những bài đáng gọi là « thất niêm » hay « tháo niêm » là khi nào mà sự « sai niêm » hiện ra một cách « vô chừng », ví dụ như một bài Tứ Tuyệt mà câu 1 niêm với câu 2, hoặc câu 3 niêm với câu 4 chẳng hạn, hoặc giả vừa sai niêm vừa sai luật « nhì tứ lục » chẳng phân minh, khiến cho sự « sai niêm » « thất luật » nằm lung tung bất cứ nơi đâu.
 
Có nhiều lúc hứng thơ đưa đến cho ta những tứ thơ gồm những từ Bằng-Trắc nào đó, mà khi viết thành câu, tình cờ ta lại lọt vào một trong những phép niêm trên đây mà không hay, vì âm điệu của câu thơ vẫn hài hòa êm tai. Chỉ đến khi có người bảo là thất niêm, ta xem lại thì mới thấy là nó không đúng với dải số 1-8 2-3 4-5 6-7.
Trường hợp điển hình nhất là bạn Sao Mai, lúc mới học chơi thơ Đường Luật, đã làm liền tù tì 4 bài thơ đầu tiên sai với dải số 1-8 2-3 4-5 6-7, nhưng lại trúng cả vào những phép niêm nêu trên đây của thi gia đời Đương.
Hôm nay thì là trường hợp của Thảo My, còn vài hôm trước là trường hợp của Đồng Lão.
Những bài thơ đó bị coi là thất niêm chỉ vì nó khác với phép niêm của dải số  1-8 2-3 4-5 6-7, chứ không phải là do một khuyết điểm nào nhất là về âm thanh. Nhưng nó sẽ bị sửa lại hoặc bỏ đi. Tôi nghĩ rằng đó là một sự mất mát lớn lao, lấy làm tiếc, nên trong bài viết về việc ấy tôi lấy tựa đề là « Gánh vàng đem đổ sông Ngô ».
 
Còn trong một bài mới viết trước đây tôi có nói là chúng ta không có nhu cầu « tranh luận » về những phép niêm. Mỗi người làm theo ý mình thích thì có đụng chạm gì đến ai đâu.
 
Phần tôi, bài tôi viết gồm một phần « nhận định » và một « kết luận » rút từ sự nhận định ấy.
Nếu nhận định mà « sai » thì đương nhiên kết luận phải sai rồi. Nhưng có khi nhận định đúng mà kết luận vẫn sai.
Nên tôi chỉ mong nghe được những lời cao luận cho thấy cái sai để mà sửa.
 
..................

Kính chào bác Lá Chờ Rơi.
Xin cảm ơn bác về những lời giảng giải trên.
 
Theo tôi được biết, thơ Đường Luật xưa nay chỉ có một phép niêm duy nhất là 1-4,2-3,5-8,6-7. một bài tứ tuyệt có thể tách từ một bài bát cú nên niêm luật cũng theo như vậy. Những bài tứ tuyệt không theo niêm luật này là loại tự do, loại này rất phổ biến thời Đường. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe nói một bài Đường Luật bát cú được ghép từ hai bài tứ tuyệt cả. Nếu theo cách này, ta sẽ có thêm loại thơ Đường Luật với phép niêm là 1-3,2-4,5-7,6-8.(vì được ghép từ 2 bài tứ tuyệt với phép niêm 1-3,2-4)
 
Cần biết rằng, Lý Bạch (thời thịnh Đường) và một số thi nhân khác không thích làm thơ Đường Luật vì sự gò bó của nó mà thích làm loại thơ tự do (loại này phép niêm có thể là 1-4,2-3 hoặc 1-3,2-4) Vì vậy những bài như bác Lá đã lấy ví dụ có thể nói là một bài Đường Luật bát cú bị thất niêm. Như bài “Hoàng Hạc Lâu” Thôi Hiệu là bị thất luật, nhưng vì hay nên vẫn tồn tại.
“tích nhiên dĩ thừa hoàng hạc khứ”…
Như vậy ta phải thừa nhận những bài thơ của ông cũng như những người khác là “thất niêm” hay “thất luật”, chứ không có phép niêm luật này.
 
Đến thời Đỗ Phủ (thời trung Đường) thơ Đường Luật mới được Đỗ Phủ đưa lên đỉnh cao và mới được nhiều người làm, trong đó có Giả Đảo nổi tiếng với bài “Nhị Cú”
“Nhị cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ lưu”…
 
Còn thơ Đường Luật mà chúng ta đang làm hiện nay chính là thơ Đường luật thất ngôn bát cú, với phép niêm duy nhất là 1-4,2-3,5-8,6-7. Nếu làm không đúng như vậy được coi là “thất niêm”. Tất nhiên mọi người có thể làm bất cứ kiểu nào họ thích, chỉ cần thơ hay thì sẽ được mọi người biết đến, nhưng cần phân biệt được thơ Đường Luật là gì, thơ nào không phải Đường Luật và bài thơ nào là thất luật, thất niêm, chứ không phải làm kiểu nào cũng gọi là thơ Đường Luật.
 
Nếu chỉ dựa vào những bài thơ của các thi nhân xưa mà đưa ra những niêm luật mới cho thơ Đường Luật thì làm cho thơ Đường luật trở nên quá phức tạp.
 
Bác Lá có thể chỉ cho văn bản hay sách nào công nhận phép niêm của thơ Đường Luật như bác đã nói không? (thơ Đường Luật chứ không phải thơ Đường, vì thơ Đường thì đủ loại, chỉ cần được làm vào thời Đường là thơ Đường). Tôi cũng chỉ mới đọc qua vài cuốn nên hiểu biết còn nông cạn. Mong bác chỉ giáo.
 
Kính!
Tây_Cuồng


Thân chào bạn Tây_Cuồng,

Như trên tôi đã nói : nếu sự khác biệt là vì « thất niêm thực sự » thì khi xảy ra nó phải có tánh cách « vô chừng », ví dụ như câu1 niêm với câu2, hoặc câu3 niêm với câu4, còn đàng nầy sự « khác biệt » nằm trong qui cũ hẳn hoi, và nó tương ứng với hai bài tứ tuyệt theo phép niêm tự do của riêng nó.
Sự nhận xét nầy của tôi không có « văn bản hay sách nào » qui định. Nhưng các bài thơ của thi gia đời Đường đã hùng biện nói lên điều ấy.

Còn bạn cho rằng :

… thơ Đường Luật mà chúng ta đang làm hiện nay chính là thơ Đường luật thất ngôn bát cú, với phép niêm duy nhất là 1-4,2-3,5-8,6-7. Nếu làm không đúng như vậy được coi là “thất niêm”.

Bạn nói là hể « khác đi » với phép niêm 1-4,2-3,5-8,6-7 thì gọi là thất niêm.
Nếu thế thì chính bạn là người cần chỉ ra « văn bản hay sách nào qui định phép niêm của thơ Đường Luật 1-4,2-3,5-8,6-7. Nếu chịu khó tìm, có lẽ sẽ có một văn bản của thời kỳ « khoa cử » qui định như vậy. Nhưng từ đời Đường thì tôi sợ rằng không có.

Hoặc nếu bạn cho rằng có khuyết điểm nào đó sẽ xảy ra nếu ta không theo phép niêm  1-4,2-3,5-8,6-7 . Ví dụ như âm điệu chối tai, ngọng ngịu hay gì gì khác nữa v.v. thì xin mời bạn cứ thẳng thắn cho biết, để mọi người cùng nhận ra mà tránh.

chắc bạn cũng đồng ý với đoạn văn sau đây của Quách Tấn. Ông ấy cho rằng :

« Đường luật không phải do một cá nhân hay một nhóm thi nhân cao hứng đặt ra theo sở kiến, sở thích của mình, mà chính là sự đúc kết những kinh nghiệm kỹ thuật lâu đời đã thành công, và điển chế những thành công ấy làm khuôn phép chung cho làng thơ. »

Và một đoạn khác thì nói :

« Có người trông thấy những bài thơ Thất Niêm Thất Luật phần nhiều là của các danh gia, cho nên bảo « Đại gia văn chương bất câu niêm luật ». Sự thật, niêm luật đối với người đã thạo nghề chẳng khác những đường mòn trong xóm đối với người địa phương, muốn đi cho đúng có khó khăn gì. Thiết tưởng sự Thất Niêm Thất Luật kia là cố tình chớ không phải sơ ý. Tất có lý do. »

Quách Tấn không đồng ý cho đó là những bài Thất Niêm, vì có nhiều mà lại của các danh gia. Quách Tấn nghĩ rằng phải có lý do chính đáng nào khác, mặc dầu chưa thấy.
Do đó nên có thể đặt giả thuyết rằng lúc « điển chế những thành công ấy làm khuôn phép chung cho làng thơ » thì người phụ trách việc ấy không nhận ra được hết toàn bộ các phép Niêm được thi gia đời Đường sử dụng, nên chỉ lấy hai phép Niêm được đa số các bài thơ dùng đến là 1-4,2-3,5-8,6-7 mà thôi. (Vậy nên nếu sự « điển chế » được thực hiện chính xác và đầy đủ hơn thì rất có thể là chân lý nằm ở phía bên tôi đấy bạn ạ !)

Còn trong hiện tình, để giải thích những bài kia thì một nhóm bảo là « Đại gia văn chương bất câu niêm luật » ; một nhóm khác tìm cách gán cho những bài thơ ấy là thơ « cổ phong ». Và họ gượng ép đưa bài Vịnh dế duổi của Tú Quì ra làm mẫu cho thơ « cổ phong ».
Chúng ta cũng nên xem qua sự việc này :

VỊNH DẾ DUỖI
 
Kiến chẳng kiến voi chẳng voi
Ðời sanh dế duổi cũng choi choi
Ngắn cánh lên trời không đủ sức
Co tay vạch đất cũng khoe tài
Mưa tuôn gió tạt lên cao
Lửa bỏng dầu sôi nhảy đến chơi
Quân tửthương thời chớ phụ
Ðể cho bay nhảy thử coi.
Tú Quì


Tạm thời khoan nói đến câu 1, sẽ nói đến sau.

1. Theo định nghĩa thì thơ cổ phong có thể dùng nhiều vần. Tại sao chọn bài này chỉ dùng có một vần ?
2. Theo định nghĩa thì thơ cổ phong có số câu thay đổi là 6, 8, 10 hoặc 12. Vậy tại sao lại chọn một bài có đúng 8 câu như thơ THBC Đường Luật ?
3. Theo định nghĩa thì thơ cổ phong không cần phải có đối. Vậy tại sao lại chọn một bài có đối ngẩu nghiêm minh ?
4. Theo định nghĩa thì thơ cổ phong không cần theo niêm luật. Khoan nói đến Niêm. Vậy tại sao chọn một bài (trừ câu1 sẽ nói sau) mà các câu đều có « nhì tứ lục » phân minh ?

Một bài thơ làm mẫu cho thơ cổ phong mà lại ngoại lệ không mang một đặc điểm nào của thơ cổ phong thì thật là lạ quá.

Về câu1 :
theo nguyên tác thì bài thơ này làm theo cách « lục ngôn thể » nên câu đầu chỉ có 6 chữ.
Ai cũng hiểu ý tác giả muốn nói là : con dế chẳng nhỏ xíu như con kiến mà cũng chẳng to sồ như con voi.
Thế nên muốn viết câu1 cho đủ 7 chữ thì chỉ cần thêm chữ « mà » vào giữa :

Kiến chẳng kiến voi chẳng voi

là có một câu thơ đúng luật bình thường.

Nhưng người ta không làm thế, mà lại thêm một chữ « phải » vào ở nơi khác :

Kiến chẳng phải kiến voi chẳng voi

để làm cho câu1 thất Luật, rồi gán cho bài ấy là thơ « cổ phong ».

Và lấy đó làm mẫu để xếp những bài Đường Thi có Niêm « khác với » phép niêm 1-4,2-3,5-8,6-7 là thơ cổ phong.

Sự nhận định của tôi trên những dữ kiện thực tế là như thế. Tôi sẵn sàng nghe những cao luận cho thấy sự sai lầm.

Nhưng thời « khoa cử » đã qua, nên tôi thấy rằng không có nhu cầu để tranh luận về Niêm Luật của thơ TNBCDL mà chúng ta đang chơi.
Ai dùng phép nào theo sở thích của họ thì có chi mà người khác phải khó chịu ?

Ngoài ra, với chữ ký của bạn, tôi vẫn không biết có phải bạn thuộc phái Cổ Mộ hay không. Tôi đã có dịp tiếp xúc với phái này, họ làm thơ theo phép niêm 1-4,2-3,5-8,6-7  rất giỏi và rất tôn trọng vấn đề niêm luật.

Tuy nhiên nếu bạn thực sự thuộc môn phái này, thì tôi ngại rằng vì sự khiêm tốn, tổ sư Lâm Triều Anh có thể sẽ không mấy bằng lòng về chữ ký của bạn.

Thân mến chào bạn.

Lá chờ rơi


Nhà thơ Đỗ Phủ bạn nêu ra cũng có một bài « khác niêm » như sau :

HOÀI CỔ TÍCH - KỲ NHỊ

Dao lạc thâm tri Tống Ngọc bi
Phong lưu nho nhả diệc ngô
Trướng vọng thiên thu nhất sái lệ
Tiêu điều dị đại bất đồng thì
Giang san cố trạch không văn tảo
Vân hoang đài khởi mộng
Tối thị Sở cung câu dẫn diệt
Châu nhân chỉ điểm đáo kim nghi.
Đỗ Phủ

NHỚ CHUYỆN XƯA – BÀI HAI
 
Tống Ngọc sầu thương cảnh rụng rơi
Phong lưu nho nhả bậc thầy tôi
Nghìn thu tưởng nhớ còn rơi lệ
Một cảnh tiêu sơ dẫu khác thời
Sông núi nhà xưa văn vẻ đó
Mây mưa đài cũ mộng mơ thôi
Thương thay cung Sở tiêu tan hết
Nơi lái thuyền xưa chỉ vẫn ngờ.
Đinh Vũ Ngọc

Ngoài ra thật sự là “phá cách” tôi chỉ gặp có bài Ðường Thi sau đây :

VÕNG XUYÊN BIỆT NGHIỆP

Bất đáo Đông sơn hướng nhất niên
Qui lai tài cập chủng xuân điền
trung thảo sắc lục kham nhiễm
Thủy thượng đào hoa hồng dục nhiên
Ưu lậu tỳ khưu kinh luận học (4 câu chót theo cách lạ)
U trượng nhân hương hiền
Phi y đảo tỷ thả tương kiến
Tương hoan ngữ tiếu hành môn tiền.
Vương Duy

BIỆT THỰ Ở VÕNG XUYÊN
 
Đông Sơn chẳng đến trọn năm nay
Về gặp mùa xuân kịp cấy cày
Cỏ dại trong mưa xanh biếc biếc
Hoa đào trên nước đỏ hây hây
Tỳ hưu học đạo bàn kinh kệ
Bô lão làm gương giữ tháng ngày
Khoát áo trở giày tìm gặp bạn
Nói cười trước cổng thật vui thay !
Đinh Vũ Ngọc
 
T.B.
 
Bạn Tây_Cuồng thân mến,
 
Lúc viết đoạn trên, tôi phớt lờ không nói đến sự khác biệt giữa dải số bạn đưa ra (1-4,2-3,5-8,6-7) và dải số mà giới chơi thơ Đường Luật áp dụng
(1-8,2-3,4-5,6-7), vì hai dải số cùng nói về phép Niêm 1-4 2-3 của thơ Tứ Tuyệt.
 
Nhưng giờ nhìn kỷ lại, thì có một điểm khác biệt quan trọng khiến bạn có thể sẽ bị giới bảo thủ phản đối kịch liệt.
 
Vì với dải số của bạn : 1-4,2-3,5-8,6-7 thì hai bài Tứ Tuyệt trên và dưới được phép mỗi bài theo một Luật Bằng-Trắc khác nhau.
 
Như hai bài dưới đây, với dải số (1-8,2-3,4-5,6-7) thì bị coi là thất niêm, do cặp niêm 4-5.
Còn với dải số của bạn (1-4,2-3,5-8,6-7) thì nó lại là đúng niêm :
 
VĂN LÂN GIA LÝ TRANH
 
Bắc đẩu hoành thiên dạ dục lan
Sầu nhânnguyệt tứ đoan
Hốt văn họa các Tần tranh dật
(Tri thị lân gia Triệu nữ đàn   ) thất niêm đối với dải số (1-8,2-3,4-5,6-7)
(Khúc thànhức song nga liễm ) đúng niêm với dải số (1-4,2-3,5-8,6-7)
Điệu cấp giao liên ngọc chỉ hàn
Ngân thược trùng quan thính vị tịch
Bất như miên khứ mộng trung khan.
Từ An Trinh
 
NGHE ĐÀN TRANH NHÀ HÀNG XÓM
 
Bắc đẩu ngang trời đêm sắp tan
Buồn trong trăng sáng ý mơ màng
Chợt nghe gác họa âm Tần vọng
Mới biết nhà bên gái Triệu đàn
Khúc trọn hẳn chau đôi mắt ngọc
Điệu mau e buốt ngón tay vàng
Lắng nghe then khóa còn chưa mở
Ngủ quách may ra mộng gặp nàng.
Đinh Vũ Ngọc
 
HÀ TIỆN
 
Giàu thì ba bữa khó thì hai
Lần lữa cho qua tháng thiếu đầy
Nón đổingoài quần đổi ống
(Dép thay da mặt túi thay quai    ) thất niêm đối với dải số (1-8,2-3,4-5,6-7)
(Dặn vợ đừng gắp mắm      ) đúng niêm với dải số (1-4,2-3,5-8,6-7)
Bảo con bớt gạo bỏ thêm khoai
Thế gian mặc kẻ cười tiện
Ta chẳng phiền ai chẳng lụy ai.
Nguyễn-Minh-Triết
 
Chúc bạn vui đở những cú tấn công của các bạn đồng môn.
 
Thân mến.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.02.2008 17:17:11 bởi lá chờ rơi >
Truongsoi 27.02.2008 13:12:32 (permalink)
0
    Bác Lá giải tích nhiều về lý luận thơ Đường Luật thật là sâu sắc và phong phú. Gã tiều phu mạo muội có ý kiến thế này :
    Thơ đường luật là tổng kết từ những tuyệt tác của các đại thi hào trong mọi thời đại. Gọi là thơ Đường vì nó nở rộ và phát triển đến đỉnh cao thời Đường mà thôi. Gọi là luật vì qua tổng kết nó theo một quy luật chặt chẽ trong các kiệt tác ấy chứ không phải là quy định luật cho thơ.
 Đường thi là một sản phẩm tinh hoa của nền thơ Á đông nhưng ngày nay hội nhập giao thoa văn hóa toàn cầu thì thơ cũng phải theo trào lưu ấy, ai thích học thì học, ai thích theo thì theo, vả lại thơ cũng phải biến đồi theo thời đại và nó cũng lạc hậu theo thời gian nên cái khái niệm thất niêm thất luật không nên cúng nhắc trong mọi hoàn cảnh.
 
    Nếu thi Làm thơ Đường luật thì dùng niêm luật để xét bài còn một bài thơ theo kiểu thơ Đường mà người đọc thấy hay thì không thể nói thất niêm hay thất luật được vì Thơ là cảm xúc của một người cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể.    
  Miễn là vợ( hoặc chồng ) khen thơ mình hay quá là dạt yêu cầu. Mong Bác Lá thứ lỗi cho Gã tiều phu dám múa dìu qua mặt thợ.TS
lá chờ rơi 27.02.2008 17:28:08 (permalink)
0

Trích đoạn: Truongsoi
  Miễn là vợ( hoặc chồng ) khen thơ mình hay quá là dạt yêu cầu. Mong Bác Lá thứ lỗi cho Gã tiều phu dám múa dìu qua mặt thợ.TS

 
nói như bạn thì cõi đời này sẽ rất bình yên, nhưng..... sẽ chậm tiến bộ ! 
Truongsoi 27.02.2008 19:27:26 (permalink)
0

Trích đoạn: lá chờ rơi


Trích đoạn: Truongsoi
  Miễn là vợ( hoặc chồng ) khen thơ mình hay quá là dạt yêu cầu. Mong Bác Lá thứ lỗi cho Gã tiều phu dám múa dìu qua mặt thợ.TS


nói như bạn thì cõi đời này sẽ rất bình yên, nhưng..... sẽ chậm tiến bộ ! 

 
   Thưa Tiền bối, Một nhà thơ ở bậc Thi Hào mà cả đời thơ cũng chỉ vài ba bài đi vào dân gian như là một di sản chung của loài người thì với những kẻ như vãn bối đây chỉ là thói đua đòi vài câu cóc nhảy mua vui mà Lão chê Chậm tiến bộ e Lão lãng phí sự quan tâm chăng?
   Thời gian không ngừng trôi và cuốn theo nó dòng chảy bất tận của vạn vật trên trái đất này, Thì đấy mới hôm nào Lão còn ngâp ngừng bối rối trước ánh mắt dao cau xẹt qua mà bây giờ còn ai dám gọi lão là anh yêu nữa đâu?
   Xin thống nhất với Lão một điều thế này : Nếu Lão có đọc một bài thơ nào mà đối chiếu với NIÊM LUẬT của thơ ĐƯỜNG thấy có chỗ THẤT thì cứ coi như hậu nhân khả úy bài đó chắc là hay hơn các thi hào ngày xưa luyện ra loại đường ấy. Đố Lão tìm thấy loại Đường nào trong tự nhiên lại ngọt hơn Đường hóa học đấy.
    Đây là Gã tiều phu quan niệm thế chứ không dám bàn về thi ca như các nhà chuyên sâu về Thơ đâu nhé.
    Thôi cờ thua lão mà lại đi bàn về thơ thì có khác nào Công múa quạ cũng múa. Xin lão bỏ quá cho nhưng có một điều Gã Tiều phu không hiểu là người ta dùng Đường làm mồi đốt quán Lão mà Lão cứ để yên là ra làm sao hả trời./.
Thay đổi trang: << < 282930 > >> | Trang 29 của 35 trang, bài viết từ 421 đến 435 trên tổng số 517 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9