Festival Huế
Chuột lắc 08.05.2006 10:32:18 (permalink)
700 năm Huế: Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển

Nằm giữa miền Bắc và miền Nam của Việt Nam, kinh đô nổi tiếng dưới triều đại các vua Nguyễn (1802 – 1945), Huế là thành trì lớn cuối cùng của Đông Nam Á. Quần thể di tích cố đô Huế được ghi vào danh sách Di sản văn hóa thế giới năm 1993, tạo thành nhân chứng độc nhất của một nền văn hóa đô thị, được bố trí thành cảnh quan theo các quy luật truyền thống của luật phong thủy.
Huế, một điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam mà các du khách nghĩ đến trong hành trình của mình và nhất là vào dịp lễ hội Festival quốc tế được diễn ra 2 năm một lần.
Festival Huế lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2000, bước sang một kỷ nguyên mới, Festival Huế tô đậm thêm bản sắc văn hóa độc đáo và nghệ thuật sống của người dân Huế dựa trên 2 yếu tố chính:
-Làm nổi bật kiến trúc di sản đặc biệt (Đại Nội, Hoàng thành, sông Hương, thuyền rồng, nhà vườn, lăng tẩm, chùa Thiên Mụ, điều kiện cư trú truyền thống, nghệ nhân thủ công...) và nghệ thuật ẩm thực truyền thống nổi tiếng ở Đông Nam Á.
-Các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam của các đoàn đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước (Nhã nhạc cung đình, Múa cung đình, Múa rối nước, Nhạc viện Hà Nội) và các chương trình của các đoàn nghệ thuật đến từ Trung Quốc và các nước láng giềng, cũng như các vở kịch đương đại mang tính nghệ thuật cao như chương trình nghệ thuật sân khấu đường phố (nghệ thuật múa đương đại, xiếc, âm nhạc...), chương trình của các nghệ sĩ tạo hình, video... mà chủ yếu họ đến từ nước Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản... đã tạo nên nhiều thành công rực rỡ từ năm 2000 như các chương trình của Royal De Luxe, Laurent Garnier, nhóm Philip Decoufle, Regine Chopinot, Pierick Sorin, Kunauka, Kim Duk Soo...
Thành công đáng kể cần ghi nhận là các buổi biểu diễn thời trang áo dài truyền thống của nhà thiết kế Minh Hạnh với cách nhìn đương đại, độc đáo trong cách sử dụng vải và màu sắc để tạo nên khoảnh khắc êm dịu và đầy ấn tượng cho người xem.
Festival Huế 2006
Festival Huế 2006 sẽ diễn ra vào dịp kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, từ ngày 03 đến 11 tháng 6 năm 2006, chia thành 3 tour, mỗi tour 3 ngày, sẽ đem đến những nét đặc trưng của một lễ hội cho tất cả mọi người.
-Lễ khai mạc sẽ được diễn ra tại quảng trường Ngọ Môn và dòng Hương sẽ là địa điểm diễn ra lễ bế mạc.
-Lễ Hội Nam Giao sẽ phục dựng lại ba phần chính của lễ hội Nam Giao
-Lễ hội Áo dài đặc trưng với không gian biểu diễn và nghệ thuật dàn dựng độc đáo, mới lạ.
-Lễ hội Truyền lô, lễ rước vinh danh các tiến sĩ về quê nhà (vinh quy bái tổ).
-Ngày hội sông nước Hương Giang
-Phía trong Hoàng thành, chương trình chính thức của Festival Huế diễn ra trên 5 sân khấu có quy mô lớn, quy tụ các chương trình nghệ thuật đặc sắc của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.
-Đêm Hoàng cung với Dạ tiệc cung đình và các chương trình nghệ thuật, ẩm thực và sinh hoạt cung đình gắn với không gian Đại nội huyền ảo
-Các chương trình nghệ thuật Pháp tham gia vào Festival Huế (Ea Sola, Xavier Durringer...)
-Các chương trình nghệ thuật nước ngoài đặc sắc của: Trung Quốc, Anh, Nga, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonexia...
Tại các địa điểm khác nhau trong thành phố, chúng ta sẽ tham gia các chương trình ca nhạc Sử thi Việt Nam, các chương trình Nhã nhạc múa hát cung đinh, ca Huế và dân ca, dân vũ vào các vở kịch và các buổi biểu diễn nhạc điện tử quốc tế, nhạc âm hưởng và video...
Các địa điểm diễn ra Festival Huế 2006
- Đại Nội
- Hồ Tịnh Tâm
- Cung An Định
- Quảng trường Ngọ Môn
- Trung tâm thi đấu Thể dục Thể thao
- Trung tâm Giải trí Hồ Thủy Tiên
- Công viên (Nguyễn Văn Trỗi, Thương Bạc, Ngự Bình)
- Trung tâm Văn hóa Pháp và trung tâm triển lãm thành phố Huế ...
Cả thành phố mang tầm nhìn của lễ hội.
Chương trình OFF sẽ được diễn ra khắp nơi trong thành phố. Các họat động thương mại về nghệ thuật thủ công, nhà hàng, quán bar sẵn sàng đón tiếp du khách.
Các tuyến du lịch phục vụ Festival: hai tuyến du lịch đặc biệt được kể đến trong hành trình:
-Tuyến du lịch tham quan các lăng Minh Mạng, Khải Định và Tự Đức... thăm các địa điểm huyền bí nơi mà các vua và gia đình thích đến nghĩ ngơi và sau nay trở thành lăng mộ của các vua.
-Tuyến du lịch tham quan vườn rau xanh. Đây là một họat động đầy ấn tượng do vùng Nord Pas de Calais (Pháp) khởi xướng, tuyến du lịch này đã tạo điều kiện để các du khách có thể tham quan những địa điểm bí ẩn và thơ mộng nhất của Huế: nhà vườn, vườn rau xanh và các ngôi nhà truyền thống bao trùm dọc theo tường thành của Đại Nội, giữa đất và nước, giữa vườn rau xanh mướt và nên thơ.
Ngoại vi thành phố: chỉ mất nửa ngày bằng ô tô, không xa thành phố, chúng ta có thể tham quan các làng quê, đèo Hải Vân chạy dài theo bờ biển. Ngoài chi phí xem chương trình Festival.
Cư trú : Khách sạn 3,4,5 sao nằm ở trung tâm thành phố Huế bên dòng Hương. Nhân viên phục vụ có thể nói bằng tiếng Anh, Pháp, Nhật và Trung Quốc với du khách
* Điều kiện tài chính:
-Tour trọn gói 3 ngày 3 đêm (ngày 3,4,5 tháng 6; ngày 6,7,8 tháng 6 hay 9,10,11tháng 6)
-Tham dự dạ tiệc cung đình.
-Tuyến du lịch tham quan lăng tẩm bằng thuyền.
-Tham quan vườn rau xanh (bằng thuyền hay xích lô)
-Hương dẫn những sự kiện diễn ra ngoài chương trình IN (chương trình OFF, các họat động như là điêu khắc, triển lãm tranh...)

Tham khảo chương trình Festival Huế tại http://www.huefestival.com/chuongtrinh_fes06/chuongtrinh_in.htm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.05.2006 10:39:42 bởi Chuột lắc >
#1
    Chuột lắc 08.05.2006 10:34:12 (permalink)
    Ba lễ hội cung đình đặc sắc tại Festival Huế 2006




    Festival Huế 2006 diễn ra liên tục trong suốt chín ngày đêm (từ 3 - 11/6/2006). Khác với ba lần Festilval trước đây, Festival 2006 mới phục dựng ba lễ hội cung đình hoành tráng.

    Lễ hội Nam Giao

    Lễ hội khai thác các yếu tố truyền thống tốt đẹp từ lễ tế Giao của Việt Nam từng diễn ra ở Huế, đề cao những giá trị nhân văn; biểu thị khát vọng mong cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà. Lễ hội cũng nhằm tạo môi trường diễn xướng để quảng bá, tôn vinh Nhã nhạc cung đình Việt Nam, phô diễn vẻ đẹp văn hoá nghi lễ và trang phục truyền thống của cung đình Huế xưa...
    Vào ngày 10/6/2006, trong chương trình Festival Huế 2006, lễ hội Nam Giao lại được tái hiện đủ cả ba phần: Đoàn Ngự đạo làm lễ xuất cung, từ Đại Nội lên đàn Nam Giao; Hành lễ tế Giao; Đoàn Ngự đạo hồi cung, trở về Đại Nội. Lễ xuất cung được diễn ra tại quảng trường Ngọ Môn với nghi lễ truyền thống. Theo kịch bản Vua lên ngự liễn; cử hành Nhã nhạc (10 bài liên hoàn). Tiền đạo, Trung đạo, Hậu đạo nối tiếp nhau khởi hành lên Trai cung.
    Lễ tế tại Giao đàn được tổ chức theo trình tự: Lễ Thượng hương và nghinh thần; lễ dâng ngọc và lụa; lễ dâng đồ tế lễ, đọc chúc văn (lễ sơ hiến); tống thần, đốt chúc văn, lễ tất (lễ chung hiến). Quá trình hành lễ cử Đại nhạc, Bát âm, múa Bát dật và ca các khúc ca cổ.
    Lễ tất, vua trở về Trai Cung, các Hoàng thân, đại thần đến làm lễ khánh hạ. Đoàn Ngự đạo trở về Đại Nội - các bước được thực hiện như Đạo ngự hồi cung đã tổ chức trong Festival Huế 2004.
    Lễ hội Nam Giao là bước chuẩn bị để tiếp tục trùng tu, hoàn chỉnh di tích Đàn Nam Giao, tiến tới xây dựng bộ hồ sơ trình UNESCO xét công nhận lễ hội Nam Giao là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

    Đêm Hoàng cung

    Dự kiến tổ chức vào các đêm 3/6, 6/6, 9/6/2006. Đêm Hoàng cung tập trung khai thác vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của Đại Nội Huế về đêm qua hoạt động của quan binh, thái giám, thị nữ, voi ngựa, võng lọng, ánh sáng đèn lồng gắn với các công trình kiến trúc cổ; Trình diễn các loại hình nghệ thuật và ẩm thực, trò chơi cung đình Việt Nam; Giao lưu Nhã nhạc Việt - Nhật và Việt - Hàn; Tổ chức trưng bày, triển lãm, chiếu phim tư liệu...
    Đúng 19h, 4 chảo đuốc bùng cháy ở bốn góc Hoàng thành, 700 chiếc đèn lồng trên mặt tường thành hai bên Ngọ Môn đồng thời bừng sáng, từng hồi trống vang lên, Ngọ Môn mở cửa, du khách lần lượt vào Đại Nội, mỗi người được phát một chiếc đèn lồng. Họ đi qua cầu Trung đạo, giữa hai hàng thị vệ, tiến về sân Đại triều. Bên trong điện Thái Hoà là không khí chuẩn bị cho lễ đại triều vào sáng hôm sau. Phía sau điện Thái Hoà, sân điện Cần Chánh diễn ra chương trình Dạ nhạc tiệc.
    Dự kiến tại Tam cung lục viện: Cung nữ nô đùa trong xiêm y lộng lẫy. Thế Miếu: Các quý ông làm lễ dâng hương. Cung Diên Thọ: Chương trình Âm sắc Việt. Duyệt Thị Đường: Ca Huế, tuồng Huế và thưởng trà. Thái Bình Lâu: đề thơ, thả thơ. Hai nhà bát giác trước điện Kiến Trung: Trò chơi Xăm hường và Đầu hồ (theo luật lệ xưa, du khách có thể tham gia). Quanh Hoàng thành: Cấm vệ quân đi tuần. Các đoàn kiệu rước với lọng và đèn của quý bà đi bên ngoài cửa Chương Đức; các quý ông đi lại ở khu vực cửa Hiển Nhơn…

    Lễ hội truyền lô - Vinh quy bái tổ

    Truyền lô là một lễ hội cung đình để xướng danh các tân khoa Tiến sĩ sau kỳ thi Đình. Lễ hội nhằm đề cao đạo học, tuyên dương những người hiền tài, khuyến khích, cổ vũ nhân tài ra giúp nước. Lễ hội Truyền lô năm nay được phục dựng với quy mô hoành tráng.
    Chương trình dự kiến tổ chức vào ngày 6/6/2006, từ 8h sáng ở khu vực Ngọ Môn. Các tân Tiến sĩ làm lễ phục mệnh. Quan Bộ Lễ tuyên đọc sắc tứ ban học vị cho các tân Tiến sĩ. Các tân Tiến sĩ hành lễ tạ ân Vua. Sau lễ xướng danh đám rước bảng vàng từ Ngọ Môn ra Phu Văn Lâu.
    Tại đây Bộ Lễ tổ chức niêm yết bảng vàng. Các tân Tiến sĩ bái tạ trước Hoàng án. Tiếp đó đám rước vào Đại Nội qua cửa Hiển Nhơn. Tại Duyệt Thị Đường tân Tiến sĩ làm lễ nhận Ân tứ vinh quy (những phẩm vật của vua ban cho các tân Tiến sĩ như lọng xanh, mũ áo, vải lụa, tiền bạc...) sau đó cưỡi ngựa thưởng hoa.
    Buổi chiều diễn ra lễ Vinh quy bái tổ - rước tân Tiến sĩ về nguyên quán. Đám rước có đầy đủ cờ, biển, võng, lọng, binh lính, quan viên, dân làng…, được tổ chức từ cửa Hiển Nhơn về đình làng Dương Nỗ. Tại đình làng Dương Nỗ phục dựng cảnh các vị hào mục và dân làng đón mừng tân Tiến sĩ; tân Tiến sĩ làm lễ bái tổ, tạ ơn làng xóm, các bậc trưởng thượng. Sau đó là hội mừng của dân làng.


    (Nguồn: Tiền Phong)
    #2
      sao bang 10.05.2006 10:37:45 (permalink)
      Festival Huế 2006: Độc đáo tranh đá và tranh rơm


      Sau 4 năm ấp ủ, tìm tòi đầy tính sáng tạo, trong dịp lễ hội Festival Huế 2006, lần đầu tiên doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ truyền thống Khánh Hà, Huế sẽ ra mắt những sản phẩm mới lạ, độc đáo với du khách trong và ngoài nước: Đó là tranh đá và tranh rơm.
      Khi nhìn ngắm những đoá hoa tươi sắc, sống động, không ai ngờ rằng bức tranh được làm hoàn toàn bằng những cọng rơm, vốn gần gũi và quen thuộc với mỗi con người Việt Nam. Gốc rơm được thu hoạch ngay sau khi người nông dân gặt lúa để đảm bảo độ bền, bóng, sau đó được chẻ ra phơi sấy bằng hoá chất. Tiếp tục đưa vào máy ép và cắt, ghép theo những mẫu dáng do hoạ sỹ thiết kế để tạo nên bức tranh. Tuy nhiên để có được bức tranh đẹp, sống động và có hồn... thì công đoạn phối màu với những mảng tối sáng phù hợp là hết sức quan trọng.
      Bên cạnh đó, từ những tấm đá đủ loại sau khi được hoạ sỹ vẽ mẫu, những người thợ điêu khắc ở Doanh nghiệp mỹ nghệ Khánh Hà đã tạo nên những bức tranh bằng đá với những đường nét hết sức tinh xảo, lạ mắt.
      Như vậy, bên cạnh các mặt hàng truyền thống như tranh thêu, sơn mài, điêu khắc gỗ, festival Huế 2006 với sự có mặt của tranh rơm và tranh đá đã thể hiện sự sáng tạo của con người Huế, cũng như tạo thêm một món quà có ý nghĩa cho du khách khi xa Huế.


      #3
        admintn 21.05.2006 19:58:36 (permalink)
        Ngoài ra các bạn có thể tham khảo nhiều thông tin về Festival Huế 2006 thông qua địa chỉ: http://www.hue.vnn.vn/festival/
        #4
          sao bang 06.06.2006 15:09:23 (permalink)
          * Giao lưu Nhã nhạc Việt Nam-Hàn Quốc-Nhật Bản

          Lễ khai mạc Festival Huế 2006 sẽ được diễn ra tại Quảng trường Ngọ Môn vào lúc 19h45 - 21h00 ngày 3/6/2006 và dòng sông Hương sẽ là địa điểm diễn ra lễ bế mạc với Đêm hội Hoa Đăng vào lúc 19h45 - 22h00 đêm 11/6/2006.
          Các lễ hội lớn được tổ chức gồm: Lễ hội Nam Giao phục dựng lại ba phần chính của lễ hội Nam Giao; Lễ hội Áo dài đặc trưng; Lễ hội Truyền lô, lễ rước vinh danh các tiến sĩ về quê nhà (vinh quy bái tổ); Ngày hội sông nước Hương Giang. Phía trong Hoàng thành, chương trình chính thức của Festival Huế diễn ra trên 5 sân khấu có quy mô lớn, quy tụ các chương trình nghệ thuật đặc sắc của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước. Đêm Hoàng cung với Dạ tiệc cung đình và các chương trình nghệ thuật, ẩm thực và sinh hoạt cung đình gắn với không gian Đại nội huyền ảo. Các chương trình nghệ thuật Pháp tham gia vào Festival Huế gồm: Ea Sola, Xavier Durringer... và các chương trình nghệ thuật nước ngoài của Trung Quốc, Anh, Nga, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonexia...
          Đặc biệt, trong khuôn khổ Festival Huế 2006, lần đầu tiên công chúng Việt Nam và khách tham dự Festival Huế có dịp thưởng thức một chương trình nhạc lễ cung đình đặc biệt, có giá trị cao về nghệ thuật âm nhạc truyền thống của ba nước Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản với: Nhã nhạc cung đình Huế của Việt Nam, Nhã nhạc Aăk Hàn Quốc và Gagakư Nhật Bản. Theo Ban tổ chức, để chuẩn bị cho chương trình giao lưu Nhã nhạc giữa ba nước, Hàn Quốc đã cử đoàn nhã nhạc của thành phố cố đô Quang Du (Gyeongyu) và Đại sứ quán Nhật Bản đã giới thiệu đoàn nhã nhạc của tỉnh Okinawa với 7 nhạc công và 7 vũ sinh.

          Chương trình dự kiến:

          Các lễ hội:
          3/6: Khai mạc Hội chợ Festival Huế
          4/5: Khai mạc Chợ quê ngày hội - Khai mạc Ngày hội tôn vinh hàng Thủ công Mỹ nghệ
          5/6: Khai mạc Âm vang Trường Sơn - Làng cổ Phước Tích
          6/6: Lễ hội Truyền lô (bắt đầu từ 7h30) - Vinh quy bái tổ (bắt đầu từ 16h00)
          7/6: Khai mạc Lăng Cô - Huyền thoại biển
          8/6: Lễ hội Áo dài (bắt đầu từ 19h45)
          9/6: Lễ hội Thuận An biển gọi
          10/6: Lễ hội Nam Giao (bắt đầu từ 7h00)
          11/6: Ngày hội sông nước Hương Giang - Đêm Hoa Đăng (19h45 - 22h00)

          Các chương trình tại Quảng trường Ngọ Môn:

          3/6: Chương trình khai mạc (19h45-21h)
          4/6: Nhà hát Thăng Long (Hà Nội)
          5/6: Múa hát Bình Thuận
          6/6: Jazz Mezcal Unit (Pháp - Việt)
          7/6: Nhà hát Bông Sen (TP.HCM)
          8/6: Múa Divertisment (Nga)
          9/6: Âm nhạc ATB (Ánh Tuyết)
          10/6: Múa hát Geromino (Indonesia)
          11/6: Âm nhạc Mặt trời đỏ
          (Các chương trình trên đều bắt đầu lúc 19h)

          Các chương trình tại Đại Nội - nơi diễn ra các Đêm Hoàng Cung, bắt đầu từ 19h, gồm 5 sân khấu:

          Sân điện Cần Chánh
          3/6: Các chương trình: Yến tiệc Cung đình; Ca múa nhạc truyền thống Việt Nam (HN-Huế-SG); Vũ khúc Cung đình Huế; Nhã nhạc Cung đình Huế; Âm sắc Việt; Trò chơi Cung đình
          4/6: Nhã nhạc Múa Cung đình
          5/6: Điền kịch Trung Quốc
          6/6: Các chương trình như ngày 3/6
          7/6: Điền kịch Trung Quốc
          8/6: Nhà hát Bông Sen
          9/6: Các chương trình như ngày 3/6
          10/6: Điền kịch Trung Quốc

          Sân khấu Tây Thái Hòa
          3/6: Các chương trình: Yến tiệc Cung đình; Ca múa nhạc truyền thống Việt Nam (HN-Huế-SG); Vũ khúc Cung đình Huế; Nhã nhạc Cung đình Huế; Âm sắc Việt; Trò chơi Cung đình
          4/6: Lifelines Matilda Leyer (Anh)
          5/6: Lifelines Matilda Leyer (Anh)
          6/6: Các chương trình như ngày 3/6
          7/6: Lifelines Matilda Leyer (Anh)
          8/6: Âm nhạc ATB (Ánh Tuyết)
          9/6: Các chương trình như ngày 3/6
          10/6: Múa Divertisment (Nga)

          Sân khấu Đông Thái Hòa
          3/6: Các chương trình: Yến tiệc Cung đình; Ca múa nhạc truyền thống Việt Nam (HN-Huế-SG); Vũ khúc Cung đình Huế; Nhã nhạc Cung đình Huế; Âm sắc Việt; Trò chơi Cung đình
          4/6: Kịch Vòng Cát (Pháp - Việt)
          5/6: Jazz Mezcal Unit (Pháp - Việt)
          6/6: Các chương trình như ngày 3/6
          7/6: Kịch Vòng Cát (Pháp - Việt)
          8/6: Múa Hạn hán và Cơn mưa (Ea Sola)
          9/6: Các chương trình như ngày 3/6
          10/6: Múa Hạn hán và Cơn mưa (Ea Sola)

          Duyệt Thị Đường
          3/6: Các chương trình: Yến tiệc Cung đình; Ca múa nhạc truyền thống Việt Nam (HN-Huế-SG); Vũ khúc Cung đình Huế; Nhã nhạc Cung đình Huế; Âm sắc Việt; Trò chơi Cung đình
          4/6: Múa hát Geromino (Indonesia)
          5/6: Nhã nhạc Nhật Bản
          6/6: Các chương trình như ngày 3/6
          7/6: Nhã nhạc Hàn Quốc
          8/6: Nhã nhạc Nhật Bản
          9/6: Các chương trình như ngày 3/6
          10/6: Nhã nhạc và múa Cung đình

          Cung Diên Thọ3/6: Các chương trình: Yến tiệc Cung đình; Ca múa nhạc truyền thống Việt Nam (HN-Huế-SG); Vũ khúc Cung đình Huế; Nhã nhạc Cung đình Huế; Âm sắc Việt; Trò chơi Cung đình
          4/6: Âm sắc Việt
          5/6: Âm sắc Việt
          6/6: Các chương trình như ngày 3/6
          7/6: Âm sắc Việt
          8/6: Âm sắc Việt
          9/6: Các chương trình như ngày 3/6
          10/6: Âm sắc Việt

          Thái Bình Lâu
          3/6: Các chương trình: Yến tiệc Cung đình; Ca múa nhạc truyền thống Việt Nam (HN-Huế-SG); Vũ khúc Cung đình Huế; Nhã nhạc Cung đình Huế; Âm sắc Việt; Trò chơi Cung đình
          4/6: Âm nhạc Mặt trời đỏ - Thời trang Việt Nam
          5/6: Âm nhạc Mặt trời đỏ
          6/6: Các chương trình như ngày 3/6
          7/6: Âm nhạc Mặt trời đỏ - Thời trang Việt Nam
          8/6: Âm nhạc Mặt trời đỏ
          9/6: Các chương trình như ngày 3/6
          10/6: Âm nhạc Mặt trời đỏ - Thời trang Việt Nam

          Điện Kiến Trung
          3/6: Các chương trình: Yến tiệc Cung đình; Ca múa nhạc truyền thống Việt Nam (HN-Huế-SG); Vũ khúc Cung đình Huế; Nhã nhạc Cung đình Huế; Âm sắc Việt; Trò chơi Cung đình
          4/6: Múa Divertisment (Nga)
          5/6: Tango Achentina
          6/6: Các chương trình như ngày 3/6
          7/6: Múa hát Geromino (Indonesia)
          8/6: Tango Achentina
          9/6: Các chương trình như ngày 3/6
          10/6: Tango Achentina

          Hiển Lâm Các
          3/6: Các chương trình: Yến tiệc Cung đình; Ca múa nhạc truyền thống Việt Nam (HN-Huế-SG); Vũ khúc Cung đình Huế; Nhã nhạc Cung đình Huế; Âm sắc Việt; Trò chơi Cung đình
          4/6: Piano Phó An My
          5/6: Piano Phó An My
          6/6: Các chương trình như ngày 3/6
          7/6: Piano Phó An My
          8/6: Piano Phó An My
          9/6: Các chương trình như ngày 3/6
          10/6: Piano Phó An My

          Các chương trình tại Cung An Định, bắt đầu từ 19h30, gồm 4 sân khấu:


          Đường vào cung: vào các ngày 3-6-9/6 có chương biểu diễn nghệ thuật đường phố của Anh

          Sân khấu Trung tâm
          3/6: Âm nhạc Piter Orin
          4/6: Âm nhạc ATB (Ánh Tuyết)
          5/6: Âm nhạc Viet Vo Da (Pháp)
          6/6: Âm nhạc Viet Vo Da (Pháp)
          7/6: Âm nhạc ATB (Ánh Tuyết)
          8/6: Âm nhạc Piter Orin (Pháp)
          9/6: Âm nhạc Viet Vo Da House (Pháp)
          10/6: Âm nhạc Piter Orin (Pháp)

          Sân khấu phía Đông
          3/6: Múa hát Bình Thuận
          4/6: Nhà hát Bông Sen (TP.HCM)
          5/6: Nhà hát Thăng Long (Hà Nội)
          6/6: Nhà hát Bông Sen (TP.HCM)
          7/6: Múa hát Bình Thuận
          8/6: Ca nhạc Truyền thống Huế
          9/6: Múa hát Bình Thuận
          10/6: Nhà hát Thăng Long (Hà Nội)

          Sân khấu phía Tây
          3/6: Hài kịch Matapeste (Pháp)
          4/6: Hài kịch Matapeste (Pháp)
          5/6: Múa Divertisment (Nga)
          6/6: Hài kịch Matapeste (Pháp)
          7/6: Múa Divertisment (Nga)
          8/6: Hài kịch Matapeste (Pháp)
          9/6: Múa hát Geromino (Indonesia)
          10/6: Hài kịch Matapeste (Pháp)

          Ngày 11/6 - ngày cuối cùng của liên hoan Huế 2006, trên các đường phố chính của TP Huế sẽ diễn ra nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

          K.H
          theo báo Thanh niên
          #5
            hoamattroi 13.06.2006 22:32:47 (permalink)
            Festival Huế khép lại sau sự tiếc nuối bùi ngùi của người Huế, có lẽ chưa bao giờ Huế đẹp đến thế, nhộn nhịp đến thế.Một số bạn chưa từng sống ở Huế thì không biết được sự tĩnh lặng vào đêm ở Huế đâu, vậy mà giờ đây, một không khí đông vui, nô nức chưa từng có làm cho những tâm hồn người dân xứ Huế vốn trầm lặng cũng hòa mình vào dòng người ồn ã đó mà vui say.
            Chẳng biết ấn tượng của du khách về Huế như thế nào, còn tôi; ấn tượng trong tôi về Huế đó là những hàng cây, góc phố thân quen bỗng đổi khác. Đặc biệt là những lối đi trong Đại Nội vào đêm được thắp sáng bằng vô vàn ngọn nến, làm tôi bỗng nhớ đên " hàng cây thắp nến lên hai hàng" của TCS. Mặc dù những hàng cây của nhạc sĩ TCS được thắp bằng màu đỏ rực rỡ của hoa phượng, nhưng chẳng sao phải không các bạn!
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9