Binh pháp tôn tử ( tiếng việt )
bigboydontcry 12.05.2006 02:02:17 (permalink)
Xin chào các HUYNH, đệ là người mới đến nên lạ đường xá trong vnthuquan nên rất cần các huynh giúp đỡ cho. Bây giờ mình đang rất cần " Binh pháp tôn tử" bản bằng tiếng việt, đệ đã tìm nhiều trong VNTQ nhưng không thấy có, rất mong các HUYNH giúp cho... đa tạ đa tạ........
#1
    Silk 16.05.2006 23:17:21 (permalink)
    http://vn.chinabroadcast.cn/chinaabc/chapter14/chapter140201.htm

    Binh Pháp Tôn Tử
    中国国际广播电台
     
    “Binh pháp Tôn Tử” là pho lý luận quân sự vĩ đại nhất thời cổ đại Trung Quốc, cũng là một trong những pho sách cổ Trung Quốc có ảnh hưởng nhất và rộng nhất trên thế giới. Tư trưởng thao lược và tư trưởng triết học miêu tả trong pho sách này được vận dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế...

    “Binh pháp Tôn Tử” được hình thành cách đây 2500 năm, là tác phẩm lý luận quân sự sớm nhất trên thế giới, sớm hơn cuốn “chiến tranh luận” <On War> của Clau-dơ-uýt châu Âu 2300 năm.

    Tôn Vũ-tác giả của “Binh pháp Tổn Tư” là nhà quân sự lớn trong thời kỳ Xuân thu Chiến quốc ở Trung Quốc, được tôn xưng là “Thánh binh” hoặt “Thánh võ” trong lịch sử Trung Quốc. Năm đó Tôn Vũ lánh nạn chiến loạn tới nước Ngô, được vua Ngô trọng dụng phong làm đại tướng, dẫn 3 vạn quân đánh đại 20 vạn quân của nước Sở, làm chấn động các nước chư hầu. Tôn Vũ tổng kết những kinh nghiệm chiến tranh trong cuối thời Xuân thu và trước đó, viết thành “Binh pháp Tôn Tử”, nêu bật những qui luật quân sự mang tính phổ biến và đề xuất một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh.

    “Binh pháp Tôn Tử” gồm hơn 6000 từ, chia làm 13 chương, mỗi chương đều có một tư tưởng chủ đề. Chẳng hạn như chương “Kế” đã bàn luận về vấn đề có nên tiến hành chiến tranh hay không. Chỉ ra một cách sâu sắc mối quan hệ giữa chiến tranh với chính trị và kinh tế, đề xuất 5 nhân tố quyết định cho thắng lợi là chính trị, thiên thời, địa lợi, tướng soái và pháp chế, trong đó xếp hàng đầu là nhân tố chính trị. Chương “Tác chiến” trình bày tiến hành chiến tranh như thế nào. Chương “Mưu công” bàn về tiến công nước đối địch như thế nào. Tôn Vũ chủ trương tận khả năng giành được thành công lớn nhất bằng cái gía nhỏ nhất, tức mưu cầu không đánh mà thắng, chiếm được thành mà không cần phải hy sinh lớn, không cần đánh lâu mà diệt được nước đối địch. Để thực hiện mục tiêu này ông đặc biệt nhấn mạnh dùng mưu kế để giành thắng lợi. Ông nêu rõ thượng sách dùng binh trước hết giành thắng lợi bằng mưu lược chính trị, thứ đến là bằng biện pháp ngoại giao, thêm nữa là dử dụng vũ lực, hạ sách mới đi công thành. Muốn làm được “mưu công” thì không những phải biết thực lực của mình mà còn phải biết tình hình của đối phương. Trong chương “Dùng gián”, Tôn Vũ nêu rõ muốn biết được tình hình địch thì phải biết vận dụng các loại gián điệp, thu lượm tình báo rộng rãi.

    “Binh pháp Tôn Tử” bao hàm rất nhiều tư tưởng triết học có giá trị. Chẳng hạn như: câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” đã trở thành câu nói cửa miệng của người dân Trung Quốc. “Binh pháp Tôn Tử” có tư tưởng biện chứng phong phú, trong sách đã bàn luận về sự đối lập và chuyển hóa của một loạt mâu thuẫn liên quan với chiến tranh, ví dụ địch ta, chủ khách, ít nhiều, công thủ, thắng bại, lợi hoạn... “Binh pháp Tôn Tử” đã nêu ra chiến lược và chiến thuật chiến tranh trên cơ sở nghiên cứu những mâu thuẫn này và điều kiện chuyển hóa của nó. Trong đó đã thể hiện lên tư tưởng biện chứng, chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển tư duy biện chứng của Trung Quốc.


    “Binh pháp Tôn Tử” bàn bình luận chiến, hội tụ thao lược và ngụy đạo, được các nhà quân sự các đời áp dụng rộng rãi, trong sách có giới thiệu rất nhiều những danh kế, điển cố... “Binh pháp Tôn Tử” với hệ thống tư tưởng quân sự, triết học chặt chẽ, triết lý sâu xa, chiến lược chiến thuật biến hóa vô tận càng đọc càng khám phá những điều mới nên có ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực tư tưởng quân sự thế giới, có tiếng tăm rất cao. Sách đã được dịch ra 29 thứ tiếng như Anh, Nga, Đức, Nhật...trên thế giới có hàng nghìn đầu sách giới thiệu về “Binh pháp Tôn Tử”. Trường quân sự của nhiều nước còn lấy đó làm giáo án. Được biết, trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, hai bên giao chiến đều từng nghiên cứu “Bình pháp Tôn Tử”, tham khảo tư tưởng quân sự trong binh pháp để chỉ đạo chiến tranh.

    “Binh pháp Tôn Tử” cũng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xã hội, thương mại...Rất nhiều doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc và nước ngoài vận dụng tư tưởng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong quản lý kinh doanh, tiếp thị, “Bình thư thương dụng” đã phát huy hiệu quả tích cực.



    #2
      Silk 16.05.2006 23:25:47 (permalink)
      http://c.1asphost.com/thqk/ktv/news_details.asp?newsID=NEW_050522155608

      Tôn Tử binh pháp


      Bạn đã nhiều lần được xem, được nghe nói nhìêu về Binh pháp Tôn Tử. Vậy Binh pháp Tôn Tử thật ra là như thế nào. Mời các bạn đón đọc

      Thiên thứ nhất

      Kế Sách

      Tôn tử nói: Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh: Một là Đạo, hai là Thiên, ba là Địa, bốn là Tướng, năm là Pháp. Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng đức. Có như vậy, trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ hiểm nguy. Thiên là thiên thời, nói về ngày đêm, trời râm trời nắng, trời lạnh trời nóng, tức tình trạng về khí hậu thời tiết. Địa là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối lui. Tướng là tướng soái, tức nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng. Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý... Tình huống về năm mặt nói trên, người tướng soái không thể không biết. Chỉ khi nào hiểu rõ và nắm chặt được những tình huống đó thì mới có thể giành được sự thắng lợi. Không thật sự hiểu rõ và nắm chắc được thì không thể đắc thắng. Cho nên phải từ bảy mặt sau mà tính toán, so sánh những điều kiện đôi bên giữa địch và ta để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh. Tức là phải xem xét: Vua bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn? Tướng soái bên nào có tài năng hơn? Thiên thời địa lợi bên nào tốt hơn? Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn? Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn? Binh sỹ bên nào được huấn luyện thành thục hơn? Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn?
      Căn cứ vào những điều đó, ta có thể tính toán mà biết trước được ai thắng ai thua. Nếu chịu nghe mưu kế của ta, để cho ta chỉ huy tác chiến thì chiến tranh có thể thắng lợi, ta sẽ ở lại; Nếu không chịu nghe mưu kế của ta, cho dù có dùng ta để chỉ huy tác chiến, chiến tranh tất nhiên bị thất bại, ta sẽ rời đi (nguyên tác"Tướng thinh ngã kế, dụng chi tất thắng, lưu chi; tướng bất thinh ngã kế, dụng chi tất bại, khứ chi") Nếu kế sách có lợi và được chấp thuận, còn phải tìm cách tạo ra tình thế có lợi để làm điều kiện phụ trợ bên ngoài cho việc tiến hành chiến tranh. Thế, tức là căn cứ vào tình huống phải chăng có lợi để mà có hành động tương ứng. Dùng binh đánh giặc là hành động dối trá (nguyên tác "Binh giả, quỷ đạo giã" là câu cửa miệng rất nổi tiếng của các vị trí tướng). Thông thường, nếu có thể tấn công thì giả như không thể tấn công, muốn đánh như giả như không muốn đánh, muốn hành động ở gần nhưng giả như muốn hành động ở xa, muốn hành động ở xa nhưng lại giả như muốn hành động ở gần. Lấy lợi mà dụ kẻ tham, chiến thắng kẻ loạn, phòng bị kẻ có thực lực, tránh kẻ thù mạnh, khiêu khích kẻ hay giận dữ. Địch khinh thường thì làm chúng thêm kiêu, địch nhàn hạ thì làm chúng vất vả, địch đoàn kết thì làm chúng ly tán. Tấn công kẻ thù lúc chúng không phòng bị, hành động khi chúng không ngờ tới (nguyên tác "Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý") Tất cả những điều nói trên đều là sự khôn khéo để thủ thắng của nhà quân sự, nhưng lại không thể quy định trước một cách máy móc. Phàm trước khi khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ.Trước khi khai chiến mà đoán không thắng là do tính toán không chu đáo. Tính nhiều hơn tính ít, huống hồ không tính toán gì. Quan sát đủ các mặt đó, ai thắng ai bại có thể đoán trước được. (còn tiếp)
      #3
        Silk 16.05.2006 23:30:59 (permalink)


        http://www.nhanmonquan.net/vbulletin/showthread.php?t=4771

        Tìm hiểu Binh pháp Tôn Tử: Các loại địa hình chiến đấu

        Làm vị tướng giỏi, trước hết phải sành việc lựa chọn chiến trường. Để lựa chọn chiến trường cho chính xác, phải biết người biết ta, biết trời biết đất. Dựa vào tình hình đôi bên mà chọn địa hình, căn cứ vào đặc điểm địa hình mà vận dụng chiến thuật thì thắng vẫn không nguy hiểm, thắng vẫn có thể toàn vẹn. Trong sách ''thiên cửu địa” Tôn Tử chia thành 9 loại hoàn cảnh chiến đấu:

        1. Tản địa - Khu vực xảy ra tác chiến trong nội địa của bản quốc, được gọi bằng tản địa. Tại sao gọi là tản địa? Tào Tháo bảo: Vì quân sĩ quyến luyến quê hương, đường sá tương đối gần, con người dễ tan tác mất mát. Tôn Vũ cho rằng ''tản địa thì đừng đánh''. Hà cớ gì tản địa lại dừng đánh? Kẻ địch dám xâm phạm, chứng tỏ chúng có ưu thế, quân phòng thủ ở vào cái thế tương đối yếu cho nên tránh việc vội vàng tác chiến, chỉ nên dùng phương cách phòng thủ, tiêu diệt dần sinh lực địch, đợi thời cơ có lợi sẽ quyết chiến với kẻ thù. Do vậy, Tôn Vũ lại nhấn mạnh: quân sĩ đóng nơi tản địa, điều quan trọng là họ phái có ý chí chiến đấu thống nhất, lòng người son sắt. ''Không tảc chiến'' không có nghĩa không đánh. Ý nói không dùng thế công mà chủ yếu dùng phương cách phòng thủ.

        2. Khinh địa - Khu vực tác chiến tung thâm gần đất nước của kẻ thù được gọi bằng khinh địa. Tiến vào đất nước của kẻ thù chưa sâu, tương đối gần đất nước mình, đường giao thông của tuyến sau không dài, dễ vận chuyển lương thực và vũ khí. Nhưng đã tiến sâu vào nội địa của kẻ thù, khó tránh khỏi sự chống trả của đối phương, cho nên quân sĩ đóng ở vùng khinh địa phải bảo vệ chặt trận địa của bên mình. Tôn Vũ bảo: “Khinh địa thì không ngừng hoạt động''. Phàm quân đội đã tiến vào đất nước của kẻ thù thì nhất thiết phải dựa vào ưu thế quân sự của mình mà đánh vào mặt yếu của đối phương. Thành ra, lúc mới tác chiến phải chủ động phát huy ưu thế tấn công, không được án binh bất động. Phải ra sức tiến sâu vào đất nước của đối phương, tiêu diệt kẻ thù trước khi chúng nghĩ ra cách phòng thủ mới nhằm đạt được mục đích chiến đấu.

        3. Tranh địa - Là khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế và quân sự. Tôn Vũ nhận định, bên nào có được tranh địa thì bên đó có lợi thế. Thành ra tranh địa là mục tiêu tranh giành của đôi bên. Tác chiến trong vùng tranh địa phải chú ý mấy phương diện sau đây:
        Một là: vùng đất quan trọng nhưng trống vắng. Sự tranh chấp của đôi bên (về nó) chưa phân thắng bại. Mấu chốt của sự thắng bại lúc này là ở cự ly gần xa của đôi bên đối với vùng đất đó, tình trạng đường giao thông qua lại ở đấy và dụng cụ làm đường của quân đội. Trước tình hình ấy, quân đội trước hết nên nhanh chóng hành quân tới con đường mà kẻ địch sẽ ngăn chặn đường tiến quân của đối phương nhằm bảo đảm cho bộ đội chủ lực chiếm lĩnh được địa hình.

        Hai là: kẻ địch đã chiếm được vùng đất đó, nhưng chưa ở thế vững vàng. Nếu bên ta lúc này có ưu thế về binh lực, nên lập tức dùng phương pháp tấn công. (Ngày nay gọi là đánh vào nơi địch tạm trú quân, chưa ổn định)

        Ba là, kẻ địch đã chiếm được vùng đất đó và có đông quân cố thủ. Trong trường hợp này, không nên công khai tấn công. Có thể điều một ít lực lượng tinh nhuệ, gấp rút đánh thọc vào sau lưng địch, tiến sâu vào hậu phương của chúng, phá hoại đường giao thông, quấy rối kẻ thù.

        Bốn là, bên ta đã chiếm được vùng đất quan trọng đó, nhưng kẻ địch có ưu thế tuyệt đối về binh lực và vũ khí, bên ta khó giữ nổi thì đành bỏ mặc vùng đất đó cho kẻ địch chiếm giữ, thừa cơ phân tán binh lực của chúng.

        4. Giao địa - Vùng đất nằm ở giao điểm của hai trục đường ngang dọc. Ở vùng đất này, quân ta có thể đi qua, kẻ địch cũng có thể lại đến. Tôn Vũ nhận định: ''Giao địa thì vô tuyệt''. Về hàm nghĩa của câu này, sách ''Mười nhà chú thích Tôn Tử'' đều có những cách giải thích khác nhau. Chữ ''tuyệt'' ở đây nên hiểu là đoạn tuyệt, tựa như lời nói đầu về vấn đề hành quân mà người chỉ huy phải ghi nhớ. Bởi là tụ điểm giao thông, dễ bị kẻ địch cắt đứt. Cho nên, Tôn Vũ mới nhắc nhở ''bên ta phải cẩn thận bảo vệ nó'', nhấn mạnh khi tác chiến ở vùng đất này, quân đội phải tăng cường việc phòng thủ.

        5. Cù địa - Khu vực ranh giới giữa nhiều nước với hệ thống giao thông phát triển. Với khu vực này, một nước nào tấn công, thường thường ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Hoặc giả, có thể lợi dụng được quốc gia khác. Bởi vậy phải tìm cách tranh thủ các quốc gia khác, tăng cường thực lực bên mình. Tôn Vũ nêu bật công việc kết thân với các chư hầu, không phải chỉ tiến hành khi chiến tranh nguy cấp. Điều chủ yếu là phải có chính sách láng giềng hữu hảo lúc thời bình, bang giao gắn bó.

        6. Trọng địa - Khu vực nằm sâu trong nội địa của kẻ thù, rời xa thành phố và ấp trại của bên ta, được gọi bằng trọng địa. Tôn Vũ quan niệm: trong việc tác chiến, ''trọng địa thì giành lấy'', ''trọng địa giúp bên ta vận chuyển đều đặn lương thực'' (thiên cửu địa). Quân đội tiến sâu vào khu tung thâm của địch, đường giao thông giữa hậu phương và mặt trận kéo dài ra, còn luôn bị kẻ thù đánh phá, thường xảy ra tình trạng giao thông gián đoạn. Thành thử có một số vật tư chiến tranh, nhất là lương thực, cần phải cướp tại chỗ để bảo đảm cho cuộc sống của quân đội ta, là hiện tượng bình thường.

        7. Tỵ địa - Khu vực núi non hiểm trở và ao hồ được gọi là tỵ địa. Đặc điểm của tỵ địa là đi lại khó khăn. Vì thế nhắc nhở ''tỵ địa thì bước qua'', nghĩa là quân sĩ khi tác chiến ở khu vực này cần nhanh chóng xa rời nó, không nên ở lại lâu.

        8. Vi địa - Đường tiến chật hẹp, đường thoái xa xăm, khu vực tác chiến này được gọi là vi địa. Tôn Vũ cảnh báo: ''vi địa thì phải tìm mưu kế''; Quân đội hoạt đông trong khu vực vi địa phải nghĩ ra mưu kế để vừa có thể tiến, vừa có thể thoái, đồng thời còn phải đánh lừa kẻ địch, chờ lúc chúng chểnh mảng, đột nhiên tấn công. Tôn Vũ còn bảo: ''Với vi địa, bên ta cần đóng cửa phòng thủ'' (thiên cửu địa). Câu này ý chỉ trong trường hợp bên ta bị bao vây, cần chủ động lấp cửa phòng thủ, nhằm tránh việc kẻ thù dùng mẹo ''ba vây một đóng'' để làm lung lay quyết tâm cố thủ trận địa của tướng sĩ. Ngược lại khi kẻ thù vướng, mắc trong vòng vây nên dùng mưu lược, thực hiện chiến thuật tấn công bằng tâm lý, vận dụng các phương cách làm tan rã đội ngũ, gọi hàng và công phá, nhằm thực hiện mục đích của việc chiến đấu.

        9. Tử địa - Khu vực không có lối thoát gọi là tử địa. Tác chiến trong khu vực tử địa nếu tham sống sợ chết thì bỏ mạng là cái chắc. Chiến đấu dũng cảm sẽ được tồn tại. Do đó, ở trong vùng “tử địa”, phải ra sức chiến đấu, trong cái chết mưu cầu sự sống. Khi quân sĩ rơi vào vùng tử địa, tướng lĩnh phải thể hiện trước ba quân lòng cảm tử, khiến toàn thể quân sĩ quyết giành lấy sự sống trong vùng tử địa.

        Việc tìm phương cách tác chiến thích hợp với địa hình là nguyên tắc tác chiến cơ bản của bộ binh. Thời xưa chưa có các quân chủng hiện đại như không quân và hải quân. Mọi cuộc chiến tranh đều diễn ra trên mặt đất, dẫu là trong chiến tranh hiện đại, không quân và hải quân cũng phải nghĩ đến sự ảnh hưởng của cơ cấu lục quân đối với mình. Vì vậy, việc tìm phương cách tác chiến thích hợp với địa hình vẫn là điều cực kỳ quan trọng đối với chiến tranh hiện đại.

        Trần Danh
        #4
          Silk 17.05.2006 20:14:04 (permalink)
          Tôn Ngô Binh Pháp

          Nơi Xuất Bản : Nxb Văn hóa Thông tin
          Tác Giả : Ngô Khởi
          Ngày xuất bản :
          Số trang : 307
          Kích thước : 13x19 cm
          Trọng lượng : 250(gr)
          Hình thức bìa : Mềm

          Số lần xem : 17
          Giá bìa : 30 000 VNĐ
          Giá bán: 28 500 VNĐ
          Giảm giá: 5%





          Giới thiệu về nội dung:

          Tôn Vũ và Ngô Khởi là hai binh gia có danh tiếng đời chiến quốc bên Trung Quốc, mỗi người đem sự hiểu sâu biết thấu của mình về nghề binh, viết ra thành sách. Sách của Tôn Vũ là bộ Tôn tử 13 thiên; sách của Ngô Khởi là bộ Ngô tử 6 thiên.

          Trong hai bộ này thì bộ Tôn tử dày hơn nhiều, và nói về binh sự cũng rất tinh tường và thấu đáo hơn, đáng kể là một bộ chân kinh của những nhà binh học ở đời sau. Vì bộ Tôn tử có nhiều nghĩa lý vi diệu, cho nên xưa nay rất nhiều người chú giải, gồm có đến hơn 10 nhà. Cát Thiên Bảo có đem bộ này hội họp cả lời chua của 10 nhà đề là Tôn tử thập gia chú.

          Sách gồm 2 phần:

          Tôn tử binh pháp: thiên kế, thiên tác chiến, thiên mưu công, thiên hình, thiên thế, thiên hư thực, thiên quân tranh, thiên cửu biến, thiên hành quân, thiên địa hình, thiên cửu địa, thiên hoả công, thiên dụng gián.

          Ngô tử binh pháp: đồ quốc, liệu địch, trị binh, luận tướng, ứng binh, lệ sĩ

          Có thể nó Tôn Ngô binh pháp là bộ sách gối đầu giường của mỗi người quân nhân
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9