Chuyên đề: Bệnh loét đường tiêu hóa
NKT 18.05.2004 22:11:44 (permalink)
Thông tin y dược

Không nên lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ

Muốn con mình khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng, nhiều vị phụ huynh cho trẻ dùng men tiêu hóa dù không có chỉ định của bác sĩ. Việc tùy tiện dùng kéo dài các chế phẩm này sẽ không tốt cho sức khỏe. Men tiêu hóa tự nhiên là một hỗn hợp các enzym khác nhau có tác dụng chuyển hóa thức ăn, chủ yếu là chất bột, đường, chất đạm và chất béo. Khi trẻ biếng ăn, ngoài việc tìm các nguyên nhân thực thể để điều trị, có thể dùng men tiêu hóa để kích thích cho trẻ ăn nhiều hơn, nhưng chỉ nên dùng 7-10 ngày. Sau đó, khi trẻ ăn tốt hơn, hệ thống tiêu hóa của cơ thể lại tự bài tiết ra các men tiêu hóa thì nên dừng lại. Đừng để cơ thể trẻ quá "ỷ lại" vào các chế phẩm nhân tạo mà sinh ra "lười biếng". Hiện nay, nhiều người còn nhầm tưởng các thuốc Antibio, Lactomin-plus, Bioflor... là men tiêu hóa. Thực ra, đó là các chế phẩm vi sinh chứa vi khuẩn lành tính, được đưa vào ruột khi ruột bị mất cân bằng về vi khuẩn (loạn khuẩn) do dùng kháng sinh kéo dài.
(SK&ĐS)

Ăn mặn có thể gây ung thư dạ dày

Sau khi nghiên cứu trên 40.000 người Nhật ở độ tuổi trung niên trong vòng 11 năm, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Nhật Bản đã công bố kết quả như sau: những ai hay dùng các loại thực phẩm chứa nhiều muối sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày, thường là cao gấp 2 lần so với những người ăn nhạt. Theo đó, việc cơ thể hấp thụ nhiều muối sẽ gây loét bao tử hay còn gọi là viêm dạ dày - tiền thân của bệnh ung thư dạ dày. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy những loại thức ăn mặn còn tăng nguy cơ bị huyết áp cao dẫn đến mắc bệnh tim mạch. (TN)

Thực phẩm chế biến sẵn nhiễm khuẩn E.coli

Theo kết quả điều tra về chất lượng loại thực phẩm này do Sở Y tế Hà Nội thực hiện, tất cả 72 mẫu lấy ngẫu nhiên (gồm lòng lợn, tiết canh, rau sống và mắm tôm) bị nhiễm vi sinh vật. Trong đó, hơn một nửa số mẫu nhiễm E.coli, 1/5 số mẫu nhiễm tụ cầu vàng. Ông Vũ Vĩnh Phú, Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội cho biết, để ngăn ngừa các nguy cơ từ thực phẩm kém vệ sinh, cần kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm nhập vào Hà Nội. Với rau quả và các thực phẩm tươi sống khác, cần quản lý ngay từ trang trại cho đến trước khi nó được đặt lên bàn ăn. Ngoài ra, cần quy định đưa tất cả các sản phẩm vào bao bì, có mã số mã vạch, địa chỉ nơi sản xuất. Như vậy, việc kiểm tra sẽ dễ dàng hơn và nhà cung cấp thực phẩm phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. (BSGĐ)

Ăn rau cải có thể chống ung thư

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, những rau như cải bắp và cải búp có thể chống lại ung thư ruột kết. Và chỉ cần ăn 2-3 bữa rau mỗi tuần là bạn có thể bảo vệ mình trước bệnh ung thư ruột kết.
Những rau thuộc họ cải: Cây mù tạc, bông cải xanh, cải bắp, Horseradish, súp lơ, búp cải, củ cải Thụy Điển, xúp cải và Wassabi...Kết quả nghiên cứu được tuyên bố đúng vào thời điểm Quỹ Ung thư Thế giới (WCRF) thông báo kế hoạch triển khai một nghiên cứu quy mô nhất từ trước tới nay về chế độ dinh dưỡng và căn bệnh ung thư. Trong đó, các nhà khoa học trên thế giới sẽ tiến hành hơn 10.000 công trình liên quan, để xây dựng một hướng dẫn cụ thể và tin cậy nhất về một thực đơn có thể bảo vệ chúng ta trước bệnh ung thư (dự kiến sẽ được công bố vào năm 2006).

Súp lơ xanh giúp chống ung thư kết tràng

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Dinh dưỡng Mỹ cho thấy, súp lơ xanh có thể ngăn ngừa bệnh ung thư kết tràng. Theo đó, do súp lơ xanh là loại rau chứa nhiều vitamin, khoáng chất và sulphorapane vốn là chất có tác dụng kích hoạt loại enzyme chống ung thư sẵn có trong cơ thể. Các nhà khoa học còn cho biết, các loại bắp cải, cải xoang, củ cải, giá đỗ cũng được xem có công dụng trị ung thư. Tác dụng phòng ngừa ung thư sẽ cao hơn nếu sử dụng các cây rau khi còn non. (TT)

Cẩm nang y học

Loét đường tiêu hóa là gì?

Loét đường tiêu hóa là sự hình thành một lỗ trên lớp niêm mạc lót bên trong dạ dày, tá tràng hoặc thực quản. Tùy vị trí mà ta có loét dạ dày, loét tá tràng và loét thực quản. Loét xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong các cơ quan này bị mòn đi bởi dịch tiêu hóa có tính acid do tế bào dạ dày tiết ra.

Loét đường tiêu hóa là một bệnh khá phổ biến, hàng triệu người Mỹ bị bệnh này mỗi năm. Chi phí y tế trong điều trị loét đường tiêu hóa và các biến chứng của nó tốn hàng triệu USD/năm. Các tiến bộ y học gần đây đã giải thích được nhiều về cơ chế hình thành của ổ loét. éiều này đã mở ra nhiều chọn lựa trong việc điều trị căn bệnh này.

Các nguyên nhân của loét đường tiêu hóa

Nhiều năm trước đây, người ta tin rằng sự tiết acid quá mức là nguyên nhân chính gây loét. Dựa vào đó, việc điều trị được nhấn mạnh vào sự trung hòa và ngăn chặn sự tiết acid của dạ dày. Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân hàng đầu của bệnh loét là do dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên "Helicobacter pylori" mặc dù acid vẫn được coi là yếu tố đóng vai trò trực tiếp trong sự hình thành ổ loét.

Một nguyên nhân quan trọng khác gây ra loét đó là việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm, thường là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như aspirin. Hút thuốc cũng là một nguyên nhân quan trọng và dễ gây thất bại trong điều trị.

Vi khuẩn H. pylori rất thường gặp, gây bệnh cho hơn 1 tỉ dân số thế giới. Quá trình nhiễm bệnh thường kéo dài trong nhiều nǎm và 10% đến 15% số người nhiễm sẽ dẫn đến loét. H. pylori được tìm thấy trên 80% bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng. Mặc dù cơ chế gây bệnh của H. pylori vẫn chưa được hiểu rõ, sự loại bỏ vi khuẩn này bằng kháng sinh đã cho thấy hiệu quả cao trong việc chữa trị và ngăn ngừa loét tái phát.

NSAID là thuốc dùng điều trị viêm khớp và các tình trạng thương tổn viêm nhiễm khác trong cơ thể. Aspirin, ibuprofen (Motrin), naproxen (Naprosyn) và etodolac (Lodine) là một số thuốc thuộc loại này. Prostaglandin là các chất đóng vai trò quan trọng trong việc giúp niêm mạc ruột chống lại sự làm mòn của acid. NSAIDs gây loét bằng cách ức chế tác động của prostaglandin trong dạ dày.

Hút thuốc không chỉ gây loét mà còn làm gia tăng nguy cơ biến chứng của loét như xuất huyết, tắc nghẽn dạ dày và thủng dạ dày đồng thời cũng là nguyên nhân hàng đầu gây thất bại trong điều trị.

Trái với quan niệm thông thường, rượu, cà phê, cola, thức ăn cay và caffeine chưa được chứng minh vai trò trong sự tạo thành loét. Tương tự, không có bằng xác thực nào cho thấy các stress trong cuộc sống và týp người nào dễ bị các bệnh loét.

Triệu chứng của loét đường tiêu hóa

Triệu chứng của loét rất đa dạng. Nhiều bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi khó tiêu và khó chịu. Một số người cảm thấy rát bỏng vùng thượng vị hoặc đau (do đói) 1 đến 3 giờ sau bữa ăn và lúc nửa đêm, ợ hơi, ợ chua. Những cơn đau này thường nhanh chóng biến mất khi ăn hoặc uống thuốc trung hòa acid.

Cơn đau của loét liên quan rất ít đến sự hiện diện hoặc mức độ trầm trọng của các ổ loét. Một số bệnh nhân vẫn đau kéo dài ngay cả sau khi đã được điều trị khỏi hoàn toàn. Những bệnh nhân khác có thể không đau ngay cả khi ổ loét tái phát. Các ổ loét có thể xuất hiện và biến mất tự nhiên mà người bệnh không hề hay biết trừ khi một biến chứng trầm trọng xảy ra (như xuất huyết hoặc thủng).

Các biến chứng của loét đường tiêu hóa

Nhìn chung bệnh nhân bị loét vẫn thực hiện các chức năng tiêu hóa tương đối bình thường. Một số ổ loét còn có thể tự lành ngay cả khi không điều trị. Do đó các vấn đề nghiêm trọng của loét chính là các biến chứng. Những biến chứng này bao gồm loét xuất huyết, tắc nghẽn dạ dày và thủng dạ dày.

Bệnh nhân bị loét xuất huyết đi tiêu ra phân màu đen giống bã cà phê, suy kiệt, cảm giác choáng váng khi đứng dậy (tụt huyết áp tư thế đứng) và ói ra máu. éiều trị ban đầu là nhanh chóng bù đắp qua đường tĩnh mạch lượng dịch cơ thể bị mất. Bệnh nhân bị chảy máu kéo dài hoặc ồ ạt có thể phải truyền máu. Thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên nhằm xác định vị trí chảy máu và cầm máu với dụng cụ để đốt.

Thủng loét làm thoát các thành phần chứa trong dạ dày vào khoang màng bụng dẫn đến viêm phúc mạc cấp (sự nhiễm trùng của khoang màng bụng). Những bệnh nhân này thường đột ngột khởi đau dữ dội ở bụng, đau tăng khi chuyển động, các cơ bụng trở nên cứng "như gỗ", đau cảm giác như "dao đâm". Những trường hợp này phải được phẫu thuật cấp cứu.

Bệnh nhân bị tắc nghẽn dạ dày thường đau tăng ở bụng, ói ra các thức ăn chưa được tiêu hóa hoặc mới được tiêu hóa một phần, chán ăn và sụt cân. Sự tắc nghẽn thường xảy ra gần hang môn vị. Hang môn vị là phần hẹp tự nhiên của dạ dày vì nó nối với phần trên của ruột non là tá tràng. Nội soi rất có ích trong chẩn đoán và loại trừ ung thư vì ung thư cũng có thể là nguyên nhân gây nghẽn tắc.

Ơ' một số bệnh nhân, tắc nghẽn dạ dày có thể chữa bằng đặt ống thông dạ dày trong 72 giờ, kèm truyền tĩnh mạch thuốc chống loét như : cimetidine (Tagamet) và ranitidine (Zantac). Bệnh nhân bị tắc nghẽn kéo dài đòi hỏi phải phẫu thuật.

Những điều cần nhớ về bệnh loét đường tiêu hóa

Loét đường tiêu hóa có thể xảy ra ở dạ dày, tá tràng hoặc thực quản.
Sự tạo thành loét có liên quan đến vi khuẩn H. pylori trong dạ dày, thuốc kháng viêm và hút thuốc.
Dau do loét có thể không liên quan đến sự hiện diện hoặc mức độ trầm trọng của ổ loét.
Chẩn đoán loét thực hiện với X quang dùng barium hoặc nội soi.
Biến chứng của loét gồm xuất huyết, thủng và tắc nghẽn dạ dày.
Diều trị loét nên kết hợp thuốc kháng sinh để diệt trừ H. pylori, loại bỏ các yếu tố nguy cơ và ngǎn chặn các biến chứng.


Tư vấn sức khỏe

Chẩn đoán loét bằng cách nào?

Hỏi: Tôi bị viêm loét dạ dày. Bác sĩ cho biết có cách nào để chuẩn đoán và xác định được bệnh. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Việc chẩn đoán có thể được thực hiện bằng chụp X quang cản quang đường tiêu hóa trên với barium hoặc nội soi đường tiêu hóa trên. Chụp X quang cản quang đường tiêu hóa trên với barium dễ thực hiện, ít gây biến chứng và khó chịu. Barium là một chất dạng bột trắng uống qua đường miệng. Barium dễ quan sát và cho thấy đường nét dạ dày trên phim X quang. Tuy nhiên, chụp X quang với barium ít chính xác và 20% trường hợp không phát hiện được loét.

Nội soi đường tiêu hóa trên chính xác hơn nhưng phụ thuộc vào sự chịu đựng của bệnh nhân khi phải luồn một ống dẻo qua miệng vào thực quản, dạ dày và tá tràng để quan sát. Nội soi tiên lợi hơn trong việc có thể lấy ra mẫu mô (sinh thiết) để xét nghiệm xem có nhiễm H. pylori không. Mẩu sinh thiết cũng có thể quan sát dưới kính hiển vi để loại trừ ung thư. Mặc dù thực tế tất cả các ổ loét tá tràng đều lành tính nhưng loét dạ dày đôi khi có thể trở thành ung thư. Do đó sinh thiết thường được thực hiện trong loét dạ dày để loại trừ ung thư
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9