Van Hóa ?m Th?c Mi?n Trung, b&#7903;i: <b>Barbiegirl</b> -- <b>22.5.2004 8:08:02 </b> &gt;’¾Ñ‹ -’hpÔÜ8xlÝ$oíX]{yÖÿÿX]{$Ý
Barbiegirl 22.05.2004 08:01:19 (permalink)
0
Bánh bèo Quảng Nam


Ăn bánh bèo, không dùng đũa muổng thông thường mà bằng....siêu đao. Đó là thanh tre cật già, dài khoảng 10cm , vót giống hệt thanh siêu đao. Quán bánh bèo nào cũng đặt sẵn trên bàn một ống đựng toàn loại siêu lợi hại ấy. Khách dùng thanh siêu rạch chén bánh một chữ thập, tách thành bốn miếng. Nếu ăn nhỏ nhẻ kiểu quí chị qúi cô thì xin mời xéo đường siêu thêm một chữ X nữa để có tám miếng bánh nhỏ hơn. Chiêu thức kế tiếp là dùng mép siêu kê sát bên trong vành chén, xoáy một vòng tròn giáp mí để các miếng bánh không còn dính chén.. Khách xử dụng mũi nhọn của siêu để cắm từng miếng bánh mà ăn. Chỉ chan thêm nước mắm nếu độ nhưn không vừa miệng. Xin miễn chấm, nhưng muốn cũng không ai cản trở, chỉ ngại thêm động tác thừa này sẽ làm cho lớp nhưn trên miếng bánh tuột cả vào chén nước mắm, mất vui !


Bánh bèo được làm và bán rộ nhất là vào hai vụ gặt tháng ba, tháng tám âm lịch. Vào thời điểm này, ngoài số quán cố định, trong xóm còn những quán mở theo thời vụ, dựng tạm bợ nơi ngã ba đường thôn hay những bìa xóm, cạnh cánh đồng đang gặt.. Trước khi xuống ruộng hay trên đường gánh luá bó về nhà, bà con thường ghé vào quán xơi bánh bèo và uống bát nước chè tươi. Sẵn tiền thì trả ngay, thiếu thì...hãy đợi đấy ! Vài ngày sau, chủ quán sẽ cầm chính chiếc chén hấp bánh, đến từng nhà khách, thu nợ múa siêu bằng luá . Cứ mỗi chén bánh được trả bằng một chén lúa tươi vun ngọn. Đơn giản và....thoáng nhưbợ nơi ngã ba đường thôn hay những bìa xóm, cạnh cánh đồng đang gặt.. Trước khi xuống ruộng hay trên đường gánh luá bó về nhà, bà con thường ghé vào quán xơi bánh bèo và uống bát nước chè tươi. Sẵn tiền thì trả ngay, thiếu thì...hãy đợi đấy ! Vài ngày sau, chủ quán sẽ cầm chính chiếc chén hấp bánh, đến từng nhà khách, thu nợ múa siêu bằng luá . Cứ mỗi chén bánh được trả bằng một chén lúa tươi vun ngọn. Đơn giản và....thoáng như vậy - nên có lắm chàng trai ăn khoẻ, nợ bánh bèo cứ "hãy đợi đấy" đến mút mùa gặt mới thanh toán một lần, vẫn không mất khả năng chi trả.
< Sửa đổi bởi: Barbiegirl -- 22.5.2004 8:08:02 >
#1
    Barbiegirl 22.05.2004 08:02:19 (permalink)
    0
    Mì Quảng


    Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được một món ăn bình dị, dân dã va ` cũng rất Quảng Nam. Đó là Mì Quảng.

    Tư ` miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũ ng có thế tìm đuợc 1 quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẻ bên nhũng cánh đồng muớt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị.. Tuy vậy, mì Quảng ở đâu cũng giữ đuợc những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi lạ.

    Hãy nghe cô gái ngày xưa mời gọi :

    "Mì em mới trắng còn tươi
    Anh ăn vài bát cho người khoẻ ra
    Khoẻ ra lên rú xuống nà
    Thế nào cũng được dăm ba gánh củi đầỵ.."

    Đó có thể là lời đẩy dưa, đó có thể là lời nói của cô bán hàng. Nhưng thực tình mà nói, Mì Quảng cũng không làm cho bạn thất vọng đâụ Này nhé, nhửng người sành ăn Mì Quảng thường phải chọn những quán Mì hôị đủ các thứ sau đây: Mì đuợc thắng ở chợ Chùa (Duy Xuyên), rau sống phải là thứ rau sống Hội An thứ thiệt, tôm để làm nhưn (còn gọi là nuớc lèo) phải bắt từ Cửa đại và nước mắm nêm phải là nuớc mắm Nam Ộ Còn nữa mì ngon là ngon từ lá Mì kia, lá mì không được dẻo quá mà củng không quá tơi, tô Mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá Mì bị gâ ~y ra tức là đã mất ngon đi cả 9 phần. Về nuớc lèo, nuớc phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt nữạ Nhiều gia vị quá, nuớc lèo làm cho tô Mì loè loẹt và đôi khi át mất huơng vị đồng quệ Ăn Mì Quảng nên ăn vào buổi trưa, ăn một hơi vài ba tô cho căng bụng mới thấy nó ngon đến cở nàọ Gắp một đũa Mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp 1 ngụm nuớc lèo cho phát ra tiếng "soạt", khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô Mì đầy đặn, bên nhửng chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng đuợc rải đềụ. làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngaỵ Và đúng là phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng kiạ Mì Quảng mà để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu se ~ bị tản bớt...

    Mì Quảng - ngay từ bản thân nó đả không có gì gọi là cầu kì, ăn nó cũng vậy, không cần phải kiểu cách lắm. Mì Quảng dể ăn, hợp khẩu vị với nhiều người mà đặc biệt, dù cho nó được bày bán ở những nhà hàng cao cấp giá cả của nó vẫn rất bình dân. Ngày nay, Mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số " biến tấu" trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị : 1 cọng hành hương, vài cục thịt mơ ~ nấu nhừ. Những biến tấu ấy không hề làm mất đi cái ngon đặc trưng của nó mà trái lại càng làm tăng thêm tính hấp dẫn mà thôị

    Có một điều, ăn Mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của đà^u mỡ quyện với cái béo của gạo nuớng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ớn..

    Xin mời các bạn hảy ghé đến với quê hương chúng toi, món Mì Quảng nhất đinh sẽ làm vừa lòng các bạn và chắc chắn khi ra về bạn không thể nào quên được...
    #2
      Barbiegirl 22.05.2004 08:03:02 (permalink)
      0
      Cơm Muối Huế

      Đó không phải là cách nói tế nhị, nhún nhường truyền thống của người Việt, mỗi khi gia chủ bày tiệc khoản đãi khách quý. Rõ ràng chỉ có cơm và muối, song cơm phải được nấu cầu kỳ từ gạo thơm, còn muối thì được chế biến bằng đủ cách: rang, kho, om, chiên, trộn... là bữa tiệc cơm muối do các nghệ nhân tài hoa ở Huế thực hiện.

      Ở Việt Nam, khi mời người khác dự tiệc, gia chủ thường nhún "Mời bác mai cùng nhà cháu dùng bữa cơm muối!" Hoặc xuýt xoa: "Mấy khi bác ghé thăm, cơm muối đạm bạc, mong bác xá chọ..". Kỳ thực thì những "bữa cơm muối" ấy là những bữa tiệc với nhiều món ngon được nấu nướng cẩn thận, chứ không ai lại dọn chỉ cơm và muối!

      Ấy thế mà tiệc cơm muối đãi khách hay Tết cơm muối lại có thật một trăm phần trăm, đúng theo nghĩa đen chứ không phải lối nói đưa đẩỵ Bạn không tin ử Xin mời bạn đến Huế! ở Huế, cơm muối là thứ thực đơn siêu hạng, mà mỗi lần có khách sành ăn đặt, gia chủ hay các nhà hàng phải chạy toát mồ hôi hột. Bởi làm được một mâm cỗ Tết hay một mâm tiệc đãi khách bằng cơm muối phải là người nội trợ hay đầu bếp khách sạn tài hoa lắm.

      Thời trước, các "Mệ" (chỉ người trong hoàng phái) thường thết khách sang, khách quý bằng bữa tiệc cơm muối để thể hiện sự quý khách của mình và còn để khoe tàị.. nấu nướng và tài thưởng thức! Nên ở Huế có rất nhiều người biết chế biến cơm muốị Ngày nay, các nghệ nhân biết làm tiệc cơm muối đang thưa dần, nhiều khi tìm rất khó.

      Bữa tiệc cơm muối Huế đúng như tên gọi chỉ có cơm và muối! Với tất cả nét văn hóa mang triết lý ẩm thực Huế, ẩm thực Việt Nam sâu thẳm mà dân dã đến bất ngờ! Nhưng cơm và muối ở đây rất cầu kỳ, công kỹ trong chế biến và vô cùng đài các trong thưởng thức.

      Cơm là cơm gạo tẻ, loại gạo thơm như gạo Nàng thơm, Nàng Hương bây giờ. Gạo giã làm sao còn nguyên vỏ lụa, không sứt, vỡ (gạo lứt). Cơm nấu trong niêu đất nhỏ, bảo đảm hạt gạo chín nhưng không nứt nở, cơm rất khô mà không sống! Các đầu bếp cung vua, hay các gia đình quan lại triều Nguyễn xưa thường dùng thứ gạo tiến vua nổi tiếng là gạo de An Cựu (Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi - gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già) để làm tiệc cơm muốị Cơm nấu trong nồi đất do làng Phước Tích sản xuất.

      Một mâm cơm muối tùy theo thực khách mà đĩa cơm to hay nhỏ, nhưng nhất thiết phải là loại đĩa sang trọng, đĩa cổ càng quý. Còn thức ăn tất nhiên là... muối! Đó là các món ăn được chế biến từ nguyên liệu chính là muối biển được đơm trong các loại đĩa chén cổ kiểu cách, rất bé. Bát ăn cơm (người Huế gọi là chén) là loại bát cổ nhỏ (chén kiểu) rất sang trọng.

      Các món muối được chế biến bằng các phương pháp rang, kho, om, chiên, trộn,... không khác gì phương pháp chế biến các món động, thực vật khác. Tùy theo công thức pha và cách chế biến mà có các món muối khác nhau, món nào ra món đó, có mầu sắc, mùi vị riêng không hề trùng lẫn. Nhìn mâm cơm với các món muối khi mới dọn ra ta có cảm giác đó là một mâm hoa: Muối trắng, muối ớt đỏ, muối riềng vàng, muối khế, muối sả xanh, muối tiêu, muối mè (vừng) mầu huyền, muối bạc, muối ruốc, muối sườn mầu nâu bóng... thật thích mắt.

      Ăn tiệc cơm muối, khách và chủ bao giờ cũng bị đặc điểm món ăn, chén bát, mâm bàn... buộc phải giữ phong thái lịch sự, thư thái, nho nhã. Và miếng cơm nhỏ vào mồm nhai chậm, không mở to miệng khi nhai cơm. Ăn từ tốn, nhai chậm mới thưởng thức hết hương vị thơm ngon, sâu đằm của bữa cơm muốị Vị bùi, béo, mặn, ngọt, chua caỵ.. thấm dần vào hồn như đưa ta về cội nguồn văn hóa dân tộc và triết lý nhân sinh. Nó xa vời với cảnh nhậu hiện naỵ..

      Nhà văn Nguyễn Tuân có kể rằng, thuở còn là cậu học trò nhỏ, vào Huế ông đã được theo cha dự một bữa tiệc cơm muối ở Kim Long, do một ông quan mờị Hàng mấy chục năm sau, bữa cơm muối ấy vẫn ám ảnh ông. Ông vẫn nhớ và kể ra rất tỷ mỷ hàng chục món muối trong bữa tiệc ấỵ Con người sành sõi về nghệ thuật ẩm thực nhất làng văn đất Việt này, mãi cho đến cuối đời vẫn bái phục tài nghệ của các đầu bếp Huế, cũng như cách tiếp khách cao sang mà tài tử của con người xứ Huế! Đây không còn là bữa tiệc hay bữa cơm Tết thuần túy nữa mà là một cuộc chơi của những nghệ sĩ!

      Du khách thăm Huế hẳn sẽ vô cùng thú vị khi được thưởng thức bữa tiệc cơm muối Cố Đô chính hiệụ Người Huế đã "phục chế" được cơm Vua, chắc chắn sẽ làm sống lại những bữa tiệc cơm muối sang trọng mà đậm đà bản sắc dân tộc để phục vụ du khách.
      #3
        Barbiegirl 22.05.2004 08:06:06 (permalink)
        0
        Bún Bò Gia Hội


        Bún thì nơi nào cũng có chứ không riêng gì Huế. Hà Nội vốn nổi tiếng bún ốc, bún chả, bún thang, bún riêụ Bún Huế cũng phong phú và không kém nổi tiếng. Từ bún ăn đơn giản với mắm nêm, với nước mắm thịt heo, với cá ngừ đến bún có tiếng như bún bò, bún giò, bún chả, bún riêụ Mỗi thứ đều có một hương vị riêng và ngon cũng khác nhaụ

        Con bún (sợi bún) Huế được người làm nhào, nặn, quết, vắt bằng taỵ Con bún Huế to hơn bún Bắc và bún Nam. Bún ngon phải là bún Tuần, được làm bằng bột gạo pha chút bột lọc với tỷ lệ vừa phải để cho con bún ướt, ngon và dai hơn. Bún Nam Thanh xã Hương Toàn, bún Vân Cù huyện Hương Trà - Huế cũng được khách ưa chuộng. Nghe nói bún Vân Cù ngon nhờ có nước sông Bồ chảy ngang, trong xanh và ngọt quanh năm nên con bún làm ra ngon lắm.

        Trong các món bún Huế thì bún bò, giò heo là được hâm mộ hơn cả. Gia Hội lại là nơi có tiếng bún bò rất đặc sắc và tuyệt ngon. Bún thuần Huế xưa thì chỉ có bún bò hoặc bún giò nấu riêng. Ngày nay nói bún giò heo nhưng trong đó có cả bún bò, giò, chả. Bún hấp dẫn người ăn nhờ cái nước "trong và thơm dễ sợ". Bên nồi bún đang bốc khói trên lò than, một mùi thơm beo béo của những miếng thịt bò tái lẫn quất, lan tỏa trong không khí, cầm tô bún nóng đầy quyến rũ "ăn để mà nhớ cả đời". Thêm tí nước mắm ớt, ớt bột dầm ớt trái đỏ dầm, cay xè, càng tăng thêm cảm giác khoái khẩu, vừa ăn vừa xuýt xoa đến chảy cả nước mắt, vẫn thấy hưng phấn lạ kỳ bởi cái ngon của bún, cái ngọt của thịt bò, thịt nhúng vừa chín tái, thịt nạc hầm rục, thịt gân nhừ mềm nhũn... Một tô bún giò đậm đà ngon vừa bày lên trên bàn trông đã khoái con mắt. Trên mặt những sợi bún trắng phau, nổi lên một góc giò heo vàng rực. Tay cầm khúc giò chấm thêm với nước chấm gồm dung dịch nước mắm, đường, dấm, bột ngọt, ớt, hồ tiêu, chút vị mặn, vị ngọt, chút chua, chút cay hài hòạ Ngon hết biết!

        Bún bò Gia Hội không chỉ nổi tiếng một nơi cố định, tiếng thơm còn lan dần nhờ những đôi vai giỏi gánh gồng của mấy chị mấy ọ Từ tờ mờ sáng, các o các chị đã nhún nhẩy trên vai đôi quang gánh, một đầu là nồi bún đang bốc khói trên lò than, một đầu là rổ bún, rau sống, chuối, giá, hành ngò và các thứ gia vị . Hàng ngon chẳng kém "lò gốc". Khách ăn đủ loại sang hèn, ngồi tụm năm tụm ba thú vị bên nồi bún nóng rực, gọi o hàng bún một tiếng là có ngaỵ Ai muốn ăn giò nạc, nửa nạc, nửa mỡ, bún bò, o bán hàng đều tươi cười, chiều chuộng, khéo léo nghiên tay múc, lắc một cái điệu nghệ, tay vá vớt lên giò nạc, giò mỡ như ý ngaỵ Tô bún nóng mang hương vị ngọt riêng Huế: cay và ngon đáo để. Khách thưởng thức như cảm nhận thêm cái khoảng khắc tình yêu mến với một o gái Huế bán bún duyên dáng khéo chiều người nữạ Khiến lòng ăn một tô lại muốn ăn thêm tô nữạ Và " ăn chán - lại thêm. Ăn quen lại nhớ ".
        #4
          Barbiegirl 22.05.2004 08:06:42 (permalink)
          0
          Bún Bò Giò Heo


          Huế nổi tiếng không chỉ là nơi tập trung những đền đài lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, nơi có những ngôi chùa, ngôi nhà thờ, đền đài nổi danh, Huế còn nổi tiếng vì Huế có một thiên nhiên tươi đẹp và tài nghệ nấu nướng những món ăn Huế của các cô gái đảm đang xứ Huế.

          Mỗi vùng có một thức ăn đặc sản riêng. Những thức ăn và những đặc sản cũng theo với thời gian, theo với lòng người mà thay đổị Con người ta thường bao giờ cũng ham nhiều, ham rẻ và thích chuộng hình thức bên ngoài hơn là cái chất bên trong. Sự giả dối, cẩu thả, chạy theo lợi nhuận, chiều theo thị hiếu của khách đã thay cho cái thật thà, cái cẩn thận, cái nổi tiếng. Nấu ăn là một nghệ thuật, điều đó ai cũng biết, cũng bún, cũng thịt cũng chừng đó công thức nhưng tại sao bún người này ngon mà bún người kia dở, chẳng qua là nghệ thuật nêm nấu cộng với kinh nghiệm. Cho nên đến một tiệm lớn, sang trọng chưa phải là "biết ăn". Người "sành ăn" "biết ăn" không thích gì mà vào đó. Họ sẽ tìm một gánh bún ven đường, mà ở Huế thì thiếu gì, chỉ biết chọn đúng chỗ, họ sẽ thưởng thức được vị ngon xứ Huế.

          Bún thì không đâu không có, nhưng hình thức của con bún thì mỗi miền mỗi khác. ở Hà Nội, xưa và nay cũng la liệt bún "bún riêu, bún chả, bún ốc, bún thang.." mà có lẽ đặc biệt nhất là bún chả, sợi bún rất mảnh lại cuộn từng lá mỏng, còn chả thì là thịt ba chỉ cặp vào thanh tre rồi đem nướng trên than hoa, chẳng khác gì bún thịt nướng ở Huế nhưng ngon hơn nhờ nước chấm và rau húng. ở Huế cũng thế, có bún giò heọ Con bún làm bằng gạo xay có pha ít bột lọc nên con bún trắng hơi trong và săn hơn. Con bún Huế lại to hơn các nơi khác. Có hai loại bún, con bún thường được cuộn thành từng con nhỏ lúc đói bụng mà chấm nó với nước mắm ớt chanh tỏi thì tuyệt. Còn con bún để làm bún bò giò heo hoặc bún cua thường lớn hơn. Dọc hai bên đường bạn sẽ gặp ngay ở đây những gánh bún rất bình dân nhưng cũng rất ngon, rất đông khách. Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Đặc biệt là nồi bún, một nồi bằng nhôm dẻo rất mỏng và được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo, trông giống một chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn. Cái nồi được chùi rửa kỳ cọ rất kỹ nên bao giờ cũng sáng trắng, trông rất thích mắt. Ăn một tô bún đang bốc khói, những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng rá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng, vừa xuýt xoa, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt chạy dần vào trong thực quản, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị nàỵ Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nàọ

          Bên cạnh những tiệm, những quán cố định trên hầu khắp các con đường trên kinh thành Huế; Mỗi buổi sáng tinh mơ, bạn đi dạo các con đường xứ Huế sẽ thấy những cô con gái Huế cỡ mười tám đôi mươi, vai kẽo kẹt một gánh bún đi thành từng đoàn, khói bay nghi ngút, nói cười vui vẻ, đó là cô gái Huế đi bán bún gánh cho khách khắp cả thành phố. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi gánh mỗi hương vị nhưng tất cả đều Huế, Huế từ con bún, từ các nồi nhôm, từ dáng đi nhanh khoan thai nhịp nhàng, và cho dù bạn có khó tính đến đâu chắc cũng sẽ hài lòng khi thưởng thức một tô bún rất bình dân, rất rẻ nhưng nhiều khi lại rất ngon.
          #5
            Barbiegirl 22.05.2004 08:07:17 (permalink)
            0
            Bánh Khoái Thượng Tứ




            Khách thập phương đến Huế lần đầu ai cũng muốn tìm đến Thượng Tứ, ở phía đông nam kinh thành, để thưởng thức một món ăn mà những lời tán tụng về nó đã lan truyền khắp tứ xứ. Đó là bánh khoáị

            Chỉ riêng tên gọi này cũng đã gợi lên sự tò mò và hấp dẫn đối với giới ẩm thực. Khối kẻ đã tốn giấy mực và ... nước bọc để bàn cải về nguồn gốc tên gọi BÁNH KHOÁI mà vẫn chưa ngả ngũ .

            Có người cho rằng nguyên gốc của tên bánh là BÁNH KHÓI, nhưng do người Huế phát âm sai nên thành ra BÁNH KHOÁỊ Đến quán bánh khoái Lạc Thiện ở cửa Thượng Tứ , ăn xong thấy cách giải thích nào cũng có lý cả . Bánh vừa chiên xong, nóng hôi hổi cắn miếng nào, KHÓI bóc theo miếng ấỵ Quán nhỏ, bốn năm bếp lò hừng hực lửa củi để chiên bánh đặt ngay trước cửa, khói cay muốn nổ con mắt . Chẳng BÁNH KHÓI thì là bánh gì ? Lúc cô hàng bưng bánh ra, nhìn dĩa bánh vàng ươm, nóng giòn, đặt cạnh đĩa rau sống tươi xanh, với tô nước lèo còn bốc khói là đã thấy KHOÁI nhãn. Ăn hết một đĩa bánh, muốn gọi thêm một đĩa khác vì KHOÁI KHẨU quá . Vậy gọi BÁNH KHOÁI không đúng hay sao ?

            Bánh khoái Huế có chung nguồn gốc bánh xèo trong Nam , nhưng cách làm, người Huế gọi là đổ bánh, thì có khác. Bột gạo khuấy trong nước lạnh, pha thêm chút muối và đường thắng để bánh có màu vàng cho ngon con mắt. Tôm bóc vỏ ướp với thịt heo nạc rồi xào sơ qua với nấm hương hoặc nấm mèo xé nhỏ để làm nhân bánh. Chuẩn bị thêm chút ít giá sống và một chén lòng đỏ trứng gà đánh lỏng để trán trên mặt bánh cho đẹp. Bắt khuôn bánh lên lò, đợi nóng khuôn, tráng dầu cho sôi mới múc bột đổ vàọ Rải nhân bánh lên bếp lò, đậy nắp, chờ bánh sắp chín cho thêm giá sống vào giữa rồi tráng lòng đỏ trứng gà lên mặt bánh. Dùng vỉ gập bánh làm đôi, lật mặt bánh cho đều để bánh chín dòn mới để ra dĩạ Bánh khoái ngon còn nhờ rau sống và nước lèọ Hai thứ này thường được dọn ra trước nên mới có chuyện có một vị khách lạ đi ăn bánh khoái thấy người ta đưa nước lèo vào rau sống đã lâu mà bánh vẫn chưa chín, bèn sơi độc hai món ấy rồi thắc mắc: sao gọi bánh mà chỉ toàn thấy rau và nước ? Rau sống ăn bánh khoái phải có đủ : cải con, rau thơm, khế, chuối chát, vả ... Trái vả chỉ ở Huế mới có bên bánh khoái Huế ngon lừng danh và có hương vị riêng. Nước lèo thì phải chế biến từ tương, đậu nành, gan heo vằm nhỏ, đậu phụng hoặc mè, thêm chút bột và gia vị vừa đủ , nấu chín thành một thứ soup sền sệt có mùi thơm đầy quyến rủ . Dân Huế là "dân Việt gốc ... ớt" nên ăn bánh khoái lúc nào cũng kèm thêm dĩa ớt tỏi với những trái ớt chỉ thiên cay xé lưỡi "Rứa mới ngon". Họ vẫn thường nói vậy để an ủi mấy ông khách đang vừa ăn vừa lau nước mắt vì vừa cay vừa ... khóị

            Bánh khoái ở Huế ngon nhất là bánh khoái Lạc Thiện ở cửa Thượng Tứ. Quán này lúc nào cũng nườm nượp khách. Tây Tàu Ta đủ cả . Chủ quán, ba bốn người cả trai lẫn gái đều rất đẹp và ... câm, nhưng nói, nghe hiểu tiếng Anh bằng cách ra dấu, còn "xuya" hơn người đắc khẩụ Có ông khách Việt đến ăn, thấy bánh ngon quá, cô hàng bánh lại xinh đẹp nên xuất khẩu thành thơ (để tặng cô nàng):

            Trăm năm bửu vật đất đế đô
            Bánh Khoái là đây phải không cô ?
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9