TRẦN LÊ VĂN, NGƯỜI TỪNG BÉN DUYÊN SƠN NỮ
Hải Triều Tiên Sinh 09.06.2006 11:32:52 (permalink)
Tôi mới được đọc tác phẩm "Sông núi Điện Biên" của nhà văn này, nhưng những điều về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả lại ko có nhiều. Rất mong mọi người giúp đỡ
#1
    AWMY 09.06.2006 14:13:06 (permalink)
    Bài trên vnexpress.net nhân ngày mất của ông


    Thứ sáu, 22/4/2005, 11:42 GMT+7

    Nhà thơ Trần Lê Văn qua đời (22/4/2005)

    Chỉ còn một ngày nữa là đến Đại hội nhà văn lần 7, nhiều nhà văn háo hức chờ ngày gặp mặt các bạn viết từ mọi miền đất nước, nhưng nhà thơ Trần Lê Văn đã ra đi. Ông trút hơi thở cuối cùng hôm qua tại Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội, thọ 82 tuổi.
    Những năm kháng chiến chống Pháp, người ta đã biết đến một tiếng thơ rất khoẻ khoắn của Trần Lê Văn. Thơ ông giản dị không màu mè nhưng cũng như những bài thơ thời ấy, nó tươi rói sự sống và dễ đi vào trái tim bạn đọc. Ông và người bạn thân Quang Dũng có sự gặp gỡ ở cách làm thơ dung dị nhưng có sức truyền cảm lớn. Từ đó đến nay, nhiều bạn trẻ vẫn nhớ và thuộc thơ ông. Tập "Tiếng vọng" của ông ra đời, đầy hân hoan, ngập tràn tình yêu và niềm tin vào cuộc sống.
    Nhà văn Lê Bầu còn nhớ rõ một kỷ niệm về Trần Lê Văn gắn liền với tập thơ này. Hồi đó, Lê Bầu còn làm biên tập viên ở nhà xuất bản Hà Nội, đang làm mảng sách dịch, bỗng nhiên Giám đốc Nhà xuất bản yêu cầu ông làm thêm về mảng biên tập thơ. Người đầu tiên ông nghĩ đến là Trần Lê Văn. "Thơ Văn có những bài thật xúc động và tôi thích cách làm thơ tài hoa của ông ấy", Lê Bầu hồi tưởng. Ông gọi điện báo cho bạn, cả hai anh em cùng hân hoan. Thơ thì ông Văn đã có sẵn nhưng chỉ băn khoăn không biết đặt đầu đề ra sao. Cuối cùng, nhà văn Lê Bầu đặt tên là "Tiếng vọng" và tập thơ ra đời không lâu sau đó. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ hơn là sau khi tập thơ được in, Trần Lê Văn được nhận nhuận bút thì đó cũng là lần cuối cùng, Nhà xuất bản thực hiện chế độ trả nhuận bút cho thơ. Những ấn phẩm sau đó, các nhà thơ phải tự bỏ tiền túi ra in. Tập "Tiếng vọng" ra đời trong hoàn cảnh bột phát đó nhưng mấy mươi bài thơ dày dặn ấy cũng phần nào khắc hoạ được chân dung Trần Lê Văn - một con người yêu cuộc sống đến hồn nhiên và sống rộng lòng với bè bạn.
    Đến tiễn đưa nhà thơ Trần Lê Văn hôm nay có nhiều người bạn già đã cùng ông chia sẻ nhiều tháng ngày cam khổ như Vũ Bão, Lê Bầu, Băng Sơn... Ngoài ra, còn có những cây bút trẻ có sự cảm mến với người đi trước. Lại thêm một nốt trầm trước thềm đại hội nhà văn, sau sự ra đi của nữ sĩ Anh Thơ.
    #2
      AWMY 09.06.2006 14:17:23 (permalink)
      Một bài khác nì trên vietnamnet

      Bóng nước Thăng Long trong văn học
      09:58' 06/10/2004 (GMT+7)

      Chiều Hồ Tây

      Nhắc đến Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, những người yêu văn thơ thường nhớ đến tiểu thuyết Bóng nước Hồ Gươm của Chu Thiên, tập bút ký Gương mặt Hồ Tây của Trần Lê Văn - Ngô Quân Miện - Quang Dũng và gần đây tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Trong tác phẩm của Hồ Quý Ly, có đoạn viết:

      “Thời nhà Trần, ở phía Nam kinh thành Thăng Long có một khu hồ lớn gọi là Đại Hồ (từ vùng của Nam hiện nay xuống tới Bạch Mai, đã bị san lấp gần hết dấu tích. Có lúc còn gọi là Thái Hồ). Nó còn to hơn cả Tây Hồ. Thực ra, đó là một hệ thống những hồ ăn thông với nhau gồm nhiều nhánh, ở giữa lại có những đảo đất cao trồi lên. Tùy theo hình thế hoặc địa danh từng nơi, có đoạn gọi là hồ Phượng Hoàng, có đoạn là hồ Bích Câu, có đoạn gọi là hồ Đầm Vạc, Đầm Sậy... Thời đó hồ khá nổi danh, vì trong khu vực ấy có Quốc tử Giám ở vùng trên và Tư Thiên Giám ở vùng giữa. Vùng dưới Tư Thiên Giám, khu hồ rộng phình ra quanh năm hơi nước bốc lên, mặt hồ lúc nào cũng phủ hơi sương...".

      Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho biết để dựng được bối cảnh Thăng Long thời ấy, ông không thể dựa trên thực tế tại sông hồ Hà Nội, buộc phải tìm hiểu bản đồ thời Lê Thánh Tôn, đọc Thánh Tông di thảo, Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục...

      Nhà thơ Trần Lê Văn, một trong ba tác giả Gương mặt hồ Tây, nói vui: "Sông hồ Hà Nội ngày xưa dầy đặc đến mức ngày nay Hà Nội có bao nhiêu xe máy thì sông hồ Hà Nội ngày ấy có bấy nhiêu thuyền bè. Rừng đầy thú dữ quanh hồ, có thể bắt được cả voi" (đường Dụ Tượng). Ông nhắc đến một Hà Nội chưa xa lắm với tuổi ông:

      Chày Yên Thái nện trong sương loảng choảng
      Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co
      (Nguyễn Huy Lượng)

      Nhà thơ Trần Lê Văn khi làm thơ thì có văn, khi viết văn lại đẫm chất thơ. Ông đã dựng lại cả chuyện ngàn năm cũ khi vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô:

      "Thuyền vua ngược sông Nhị vào ngày thu ấy là phải cập bến ở khu bắc Đại La. Rất có thể con thuyền ấy, đoàn thuyền ấy đi vào theo sông Tô và đỗ ngay ở chân thành. Tâm trạng nhà vua mới bồi hồi làm sao! Y như con cá đang ở trong ngòi thoắt bơi ra biển cả. Cá lớn lắm rồi, ngòi nhỏ chứa sao được nữa! Nói đúng hơn thì đây là cá đã đến lúc hoá rồng, phải vượt Vũ môn. Vua đưa mắt nhìn khắp bốn phương như muốn thu cả vũ trụ bao la vào tròng mắt. Bầu trời cao xanh không giới hạn. Mặt đất cũng trải ra, trải mãi ra, không có gì ngăn che tầm mắt. Và ngay đây, ngay trước mắt, hồ nước cũng trải ra, lay động sắc trời. Không gian rộng lớn biết bao! Rộng lớn mà không chống chếnh, đã có sông lại có núi gần xa. Kìa, ở phương Đoài thăm thẳm, uy nghi một khối Ba Vì. Vua xúc động đến ngây ngất trong một ý nghĩ vừa mới đến choán lấy đầu óc ông: từ nay ta làm chủ một kinh đô mới. Trời đất và người đều thuận giúp ta. Kinh đô mới sẽ đẹp và vững như lời ta ghi vào tờ chiếu lộng lẫy dáng mấy rồng. Ông nhìn bầu trời, mặt nước cuộn mây mùa thu. Là mây mà lại là rồng, cái vượng khi ấy của núi sông cứ bốc lên trong ánh sáng của ngày đầu tiên trên đô mới. Và cái tên của đô mới chợt đến với nhà vua như một tứ thơ: Thăng Long (Rồng bay lên)..." (Trên nẻo đường thành nhà Lý)

      Nhà thơ Giang Quân (Hội Văn nghệ dân gian) giới thiệu những câu ca dao cổ nhắc đến những tên gọi khác nhau của sông Hồng:

      Sông Hồng một khúc uốn quanh
      Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài
      Sông Bồ Đề nước đỏ như son
      Em mà dối bạn tội bằng hòn Thái Sơn
      Anh về xẻ ván cho dày
      Bắc cầu sông Cái cho thày mẹ sang
      Nhớ ngày hăm ba tháng ba
      Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê

      Dù tên gọi nào cũng vẫn chỉ con sông lớn nhất bao quanh phía Bắc và phía Đông Thăng Long: sông Hồng. Sông Tô ngày xưa là con sông lớn thuyền bè xuôi ngược nối sông Hồng với sông Nhuệ:

      Sông Tô nước chảy trong ngần
      Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa

      Nhà thơ Vũ Bão khôi hài nhớ lại câu hát thời Pháp thuộc:

      Mình ơi có đi Bờ Hồ
      Cùng ta chén kem kẹo dừa

      Dân quê ra Hà Nội chơi, chỉ cần thăm được 4 “kỳ quan”: hồ Gươm, cầu Long Biên, Cột Cờ, nhà Gô-đa (cửa hàng Bách hoá Tổng hợp cũ). Nhà thơ Vân Long kể ngày ông kỷ niệm sinh nhật thứ 65, ông nhận được giải thưởng Tài hoa trẻ từ phía Nam:

      Trời mộng du cùng nước mộng du
      Cảm thương lá rụng giữa hư vô
      Mặt hồ lãng đãng sương nhoà nước
      Huống cánh chim sa cõi tuyệt mù!
      (Sương mù Hồ Tây)
      #3
        AWMY 09.06.2006 14:26:53 (permalink)
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9