Những câu đối lí thú!
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 18 bài trong đề mục
hoamattroi 14.06.2006 22:49:38 (permalink)
Lí Toét và Xã Xệ đánh nhau, Xã Xệ kiện lên quan. Quan phán: nghe tin Lí Toét giỏi câu đối, ta ra một vế, nếu đối được thì tha phạt:
- "Đã đánh đập đồng đội đau đớn, đệ đơn đến đây, đền đi, điều đình đâu được". câu đối này rất hóc búa vì toàn phụ âm Đ.
Nào ngờ Lí Toét đối ngay:
- "Xảy xô xát, Xã Xệ xuềnh xoàng, xin xếp xem xuống, xét xử, xí xóa xong xuôi".
Quan nghe, nức nở khen hay nên xét cho hai bên hòa giải. Xã Xệ cũng phục tài Lí Toét, không khiếu nại gì nữa.
( Trích của Mai Lâm)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.06.2006 23:00:10 bởi hoamattroi >
#1
    hoamattroi 14.06.2006 22:56:33 (permalink)
    Câu đối viếng Vũ Trọng Phụng:
    (Trong câu đối này, Đồ Phồn đã vận dụng tên 6 tác phẩm của Vũ Trọng Phụng)
    Cạm bẫy người tạo hóa khéo căng chi, qua giông tố tưởng thêm số đỏ.
    Số độc đắc văn chương vừa trúng thế, bỗng dứt tình không một tiếng vang.
    #2
      hoamattroi 14.06.2006 23:06:57 (permalink)
      Câu đối về mối tình lịch sử:
      Thúy Kiều đi qua cầu, nhác bóng chàng Kim lòng đã trọng. (chơi chữ: Kiều - cầu, Kim - Trọng)
      Trọng Thủy nhìn xuống nước, thoáng hình nàng Mỵ mắt sa châu. (Thủy - nước, Mỵ - Châu)
      #3
        hoamattroi 14.06.2006 23:11:47 (permalink)
        Một người ra câu đố:
        Con ngựa đá con ngựa đá.
        Con ngựa đá không đá con ngựa
        .
        vế trên được đối lại như sau:
        Thằng Bù nhìn thằng bù nhìn.
        Thằng bù nhìn không nhìn thằng Bù
        .
        #4
          hoamattroi 14.06.2006 23:29:44 (permalink)
          Nói về câu đố nãy giờ HMT cũng xin đưa ra các nguyên tắc đối:
          Đối được nhận ra trong trục liên tưởng, trước hết thể hiện ở đối ý và đối lời.
          * Đối ý: chẳng hạn như đối giữa: thiên - địa; trung - gian; thiện - ác...
          * Đối lời: là sự tiếp tục của đối ý, để ý được thể hiện ở một hình thức ngôn từ chải chuốt, có thanh điệu hài hòa, cân xứng. Đối lời là đối về mặt từ loại, tương ứng về từ loại, về vần, về thanh điệu...Đó là sự tương ứng giữa danh từ với danh từ, giữa động từ với động từ...Chẳng hạn như:
          Gia quân tử hiền nhân xuất nhập
          Môn anh hùng khách quý vãng lai.

          Thiên thiêm tuế nguyệt, nhân thiêm thọ
          Xuân mãn càn khôn, phúc nãm đường.

          Xuân phong bất nộ, thiên hoa tiếu
          Thu thủy vô tâm, tứ hải bình.

          Trong câu đối, từ loại cũng có thể được dùng linh hoạt để đảm bảo sự đối ý của 2 vế.
          Sơn danh bất tại cao, thủy linh bất tại thâm, tự hữu chủ giả.
          Thiên trụ lại dĩ tôn, địa duy lại dĩ lập, duy thử hạo nhiên.

          Việc ngắt trong các câu đối dài rất quan trọng, bởi vì đọc dứt được mạch văn sẽ đóng vai trò rất quan trọng cho chúng ta hiểu được câu đó. Chẳng hạn câu sau:
          Tự tây lai, đông, nam, bắc, thử tâm đồng thử lý
          Tòng Hán Thủy, Tống, Tề, Lương, kỳ đạo tức kỳ tâm.
          Thườn thì vế bắt đầu bằng chữ có vần bằng, song không phải lúc nào cũng tuân thủ qui luật này. Câu đối hay chủ yếu nhờ vào đối ý là chính, chẳng hạn sau đây là một cặp câu đối rất hay, chủ yếu nhờ vào đối ý. Tuyệt đại đa số câu đối, chữ cuối cùng của vế thứ hai là vần bằng:
          Công tại tiền triều, danh tại sử
          Sinh vi lương tướng, tử vi thần.
          (Câu đối ở đền Trương Hống-Trương Hát)
          #5
            AWMY 17.06.2006 17:58:16 (permalink)
            Đố HMT đối lại câu "Da trắng vỗ bì bạch" cho chỉnh đó, nếu đối được thì AWMY thưởng kẹo và tha cho không kí đầu, hí hí (như đã từng kí đầu KDG vậy đó [sm=salute.gif]
            #6
              hoamattroi 18.06.2006 09:03:54 (permalink)

              Trích đoạn: AWMY

              Đố HMT đối lại câu "Da trắng vỗ bì bạch" cho chỉnh đó, nếu đối được thì AWMY thưởng kẹo và tha cho không kí đầu, hí hí (như đã từng kí đầu KDG vậy đó [sm=salute.gif]


              AWMY đúng là AWMY, HMT đã dọn hàng sang đây rồi mà vẫn không tha!
              Nhưng may cho HMT là bạn đã đọc câu này ở đâu rồi thì phải, nếu hông nhầm thì vế đối là:
              "Rừng sâu mưa lâm thâm"
              phải không AWMY tỉ tỉ, nếu đúng thì thưởng kẹo cho HMT nhé!
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.06.2006 09:27:37 bởi hoamattroi >
              #7
                lanovia 02.08.2006 17:57:18 (permalink)
                Đúng rồi đó Câu này là Đoàn Thị Điểm đố trạng Quỳnh nhưng mà ông này hồi ấy đành chịu thua...
                #8
                  Thụy Hồng 03.08.2006 00:55:50 (permalink)
                  Câu đối lại của HMT không chỉnh tí nào vì :
                  Da Trắng là tiếng Việt , Bì Bạch là từ Hán Việt có nghĩa là Da Trắng. Vỗ Bì Bạch có nghĩa là vỗ vào da thịt phát ra tiếng kêu nghe bạch.. bạch . Bì Bạch ở đây là chữ tượng thanh.
                  Rừng Sâu là tiếng Việt nhưng muốn nói Rừng Sâu bằng Hán Việt thì phải là Thâm Lâm.
                  Mà ta chỉ nói là Mưa Lâm Thâm chứ không ai nói là Mưa Thâm Lâm. Hơn nữa Lâm Thâm cũng không đạt được yêu cầu tượng thanh như Bì Bạch .
                  Suy ra câu đối không đạt tí nào.
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2006 00:56:51 bởi Thụy Hồng >
                  #9
                    lanovia 03.08.2006 10:37:53 (permalink)
                    Vậy thì Bạch bì mới là da trắng chứ, phải không bạn?
                    #10
                      phantien 03.08.2006 18:55:46 (permalink)
                      Chuyện câu đối, từ xưa đến nay thật thú vị. Có những bậc thầy như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ hay Hồ Xuân Hương. Bản chất của câu đối là "Xuất đối dĩ, đối đối nan" ( ra câu đối thì dễ, đối lại câu đối thì khó). Vì vậy ta không ngạc nhiên, khi mà hàng trăm năm nay, vế xuất : " Da trắng vỗ bì bạch" tương truyền của bà Chúa thơ Nôm-Hồ Xuân Hương thách Chiêu Hổ cứ sừng sững như một lời thách đố. Bao nhiêu vế đối đưa ra đều không được chỉnh. Đó là chuyện bình thường, tạo nên một nét hấp dẫn thêm cho câu đối.
                      Nhân đây, xin kê thêm cho các bạn một số vế xuất kiểu đó. Các bạn thử đối lại xem !
                      1. Cô gái Hơ-mông bên bếp lửa.
                      2. Con gái Gò Công gồng co.
                      3. Con bò cạp cạp con bò cạp, bò rồi cạp, cạp rồi lại bò là con bò cạp.
                      4. Thầy giáo tháo giày, tháo cả ủng, thủng cả áo, lấy giáo án dán áo.

                      Hic...hic..., bạn nào đối được giơ tay xung phong nào !
                      #11
                        Thụy Hồng 03.08.2006 20:19:47 (permalink)

                        Trích đoạn: lanovia

                        Vậy thì Bạch bì mới là da trắng chứ, phải không bạn?


                        Chính xác là như vậy.
                        #12
                          lanovia 03.08.2006 20:50:30 (permalink)



                          Trích đoạn: lanovia

                          Vậy thì Bạch bì mới là da trắng chứ, phải không bạn?



                          Chính xác là như vậy.

                          Vậy là bạn Hằng đã công nhận là vế đối rừng sâu mưa lâm thâm là chuẩn rồi Còn cái chuyện vế đối phải đáp ứng yêu cầu về tượng thanh hay tượng hình thì thực là tôi chưa nghe thấy bao giờ

                          Còn bạn phantien à, tôi nhớ câu da trắng vỗ bì bạch là Đoàn Thị Điểm thách Trạng Quỳnh chứ nhỉ, bạn có thể xem lại được không? Còn mấy vế đối bạn đưa ra đều đã có rồi bạn ạ:
                          1. Chàng trai Mường Tè cạnh gốc cây.
                          2. Con trai Hóc Môn vừa hôn vừa móc
                          ...
                          #13
                            hoamattroi 03.08.2006 21:12:38 (permalink)
                            Lúc đầu mở quán chẳng có ai vào nên im hơi lặng tiếng luôn, một thời gian sau ko ngờ cũng vui hen!
                            Đúng là chũ Thụy Hồng nói đúng, câu của HMT vẫn chưa phải chỉnh đối cho lắm! Nhưng vì AWMY thách thức dữ quá nên có gì lấy ra đối phó thôi hà!
                            HMT cũng có một vế đối lại câu đó nhưng vẫn chưa chỉnh là "Trời xanh màu thiên thanh".
                            Vậy cao nhân nào có thể giúp tại hạ đối lại cho hợp lí được ko??!! Nhé??
                            #14
                              lanovia 04.08.2006 12:30:44 (permalink)
                              Còn một câu nữa, đó là: Nhà vàng ngồi đường hoàng. Cả ba câu đều chưa chỉnh lắm, nhưng tôi vẫn nghĩ câu rừng sâu mưa lâm thâm là hay hơn cả
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 18 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9