Nói về câu đố nãy giờ HMT cũng xin đưa ra các nguyên tắc đối:
Đối được nhận ra trong trục liên tưởng, trước hết thể hiện ở đối ý và đối lời.
* Đối ý: chẳng hạn như đối giữa: thiên - địa; trung - gian; thiện - ác...
* Đối lời: là sự tiếp tục của đối ý, để ý được thể hiện ở một hình thức ngôn từ chải chuốt, có thanh điệu hài hòa, cân xứng. Đối lời là đối về mặt từ loại, tương ứng về từ loại, về vần, về thanh điệu...Đó là sự tương ứng giữa danh từ với danh từ, giữa động từ với động từ...Chẳng hạn như:
Gia quân tử hiền nhân xuất nhập
Môn anh hùng khách quý vãng lai.
Thiên thiêm tuế nguyệt, nhân thiêm thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc nãm đường.
Xuân phong bất nộ, thiên hoa tiếu
Thu thủy vô tâm, tứ hải bình.
Trong câu đối, từ loại cũng có thể được dùng linh hoạt để đảm bảo sự đối ý của 2 vế.
Sơn danh bất tại cao, thủy linh bất tại thâm, tự hữu chủ giả.
Thiên trụ lại dĩ tôn, địa duy lại dĩ lập, duy thử hạo nhiên.
Việc ngắt trong các câu đối dài rất quan trọng, bởi vì đọc dứt được mạch văn sẽ đóng vai trò rất quan trọng cho chúng ta hiểu được câu đó. Chẳng hạn câu sau:
Tự tây lai, đông, nam, bắc, thử tâm đồng thử lý
Tòng Hán Thủy, Tống, Tề, Lương, kỳ đạo tức kỳ tâm.
Thườn thì vế bắt đầu bằng chữ có vần bằng, song không phải lúc nào cũng tuân thủ qui luật này. Câu đối hay chủ yếu nhờ vào đối ý là chính, chẳng hạn sau đây là một cặp câu đối rất hay, chủ yếu nhờ vào đối ý. Tuyệt đại đa số câu đối, chữ cuối cùng của vế thứ hai là vần bằng:
Công tại tiền triều, danh tại sử
Sinh vi lương tướng, tử vi thần.
(Câu đối ở đền Trương Hống-Trương Hát)