(url) Trương Thái Du
Ngọc Lý 15.06.2006 05:55:06 (permalink)
.


TRƯƠNG THÁI DU



Trương Thái Du sinh năm 1968, tốt nghiệp kỹ sư hàng hải, hiện ngụ cư tại thung lũng Đa Thiện, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng. Sau khi bỏ nghề đi biển, tác giả sống khép kín, ngại giao tiếp và dành toàn bộ thời gian để viết văn và chỉ phổ biến trên mạng.

Các tác phẩm chính:

1. Miền Cổ Tích Hoang Hư, tiểu thuyết 135 ngàn chữ.
2. Tạp văn (lịch sử, văn hóa và phê bình văn học), 19 chủ đề, 50 ngàn chữ.

Đam mê của Trương Thái Du là tìm hiểu cổ sử.




Trương Thái Du - Miền cổ tích hoang hư


Tác phẩm của Trương Thái Du trên Việt Nam Thư Quán

Thơ Trương Thái Du trên Việt Nam Thư Quán

Trương Thái Du trên BBC - Tiếng trống đồng Mê Linh và ý kiến thính giả



.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.12.2006 04:00:43 bởi TTL >
#1
    Chuột lắc 15.06.2006 18:03:33 (permalink)
    Sis, hình như anh Trương Thái Du là sếp Zhang nhà mình đó .
    #2
      Ct.Ly 15.06.2006 19:23:59 (permalink)
      #3
        Ngọc Lý 16.06.2006 01:34:02 (permalink)
        .

        Cám ơn Chuột Lắc và Ct. Ly lên tiếng.

        Không biết "người trong nhà" như vậy chúng ta có thêm hình hay thêm vài "chuyện ngoài đời" gì để vào đây không nhi?

        Phần tiểu sử tác giả Trương Thái Du ngắn gọn và khiêm tốn nhất trong mục này đó.

        Mong các bạn góp vào một tay.



        Ngọc Lý

        * Ct. Ly ơi, sao Ngọc Lý làm cái link đến "Thơ Trương Thái Du trên Việt Nam Thư Quán" mãi mà không được, Ct Ly chỉ giùm được không? Nhiều tác giả khác Ngọc Lý cũng làm links đến thơ mà khi thử lại thì chỉ ra 0 bài. Hic.
        #4
          Ct.Ly 16.06.2006 19:49:34 (permalink)
          #5
            Ngọc Lý 17.06.2006 05:08:40 (permalink)
            .

            Cám ơn Ct. Ly đã trả lời.

            Thử cái link này lần nữa xem sao nhé:

            Thơ Trương Thái Du trên Việt Nam Thư Quán

            Đây là cái link đến tất cả các bài thơ Trương Thái Du, để độc giả có thể chọn đọc tuỳ ý. Với nhiều tác giả khác, có thơ trong thư quán rõ ràng, mà khi làm link vào phần mục lục tổng quát của thơ riêng một tác giả, thì khi thử nghiệm lại không còn bài nào.

            Với Trương Thái Du, Ngọc Lý cũng bị như vậy. Trong thư quán có 21 bài thơ Trương Thái Du, nhưng khi link tới trang mục lục chính, rồi trở lại thì không có bài nào. Do đó mà Ngọc Lý phải nối kết tạm với một bài thơ đầu tiêu biểu mà thôi.

            Hy vọng lần thử này sẽ khác. Hồi hộp quá.

            Nếu không được thì mong Ct. Ly hay thầy Mars sửa hộ.

            Cám ơn Ct. Ly và thầy Mars trước,

            Ngọc Lý


            .
            .
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.06.2006 05:56:29 bởi Ct.Ly >
            #6
              Ct.Ly 17.06.2006 05:58:03 (permalink)
              #7
                Ngọc Lý 17.06.2006 06:24:21 (permalink)
                .

                Hay quá,
                Cám ơn Ct. Ly.

                Như vậy phải đi qua "tìm kiếm" thì mới được sao?

                Khó quá ha,



                Ngọc Lý

                .
                #8
                  Ct.Ly 17.06.2006 15:33:38 (permalink)
                  #9
                    Ngọc Lý 19.06.2006 01:19:42 (permalink)
                    .

                    Cám ơn Ct. Ly rất nhiều,



                    Ngọc Lý

                    .
                    #10
                      Ngọc Lý 19.06.2006 01:29:38 (permalink)
                      .

                      Nhân ngày lễ vinh danh các người cha, mời các bạn đọc lại tâm sự một người cha qua Miền cổ tích hoang hư của Trương Thái Du:

                      _________________



                      - Trời ơi tôi sắp có con - Phương bật dậy và thốt lên trong niềm xúc động không thể kiềm chế.
                      - Con trai hay gái? Ai đó hỏi.
                      - Một con người. Một tâm hồn. Một khối óc Á đông ra đời để nối tiếp hàng ngàn năm văn hóa của tổ tiên, tuy lúc hưng thịnh, khi yếm thế nhưng chưa bao giờ bị diệt vong. Con người ấy xứng đáng với chữ con người hơn bao giờ hết. Thế hệ ngày mai phải được và sẽ được sống trong tình yêu thương đồng loại, trong hòa bình, tự do…

                      Phương quá say rồi. Anh bước khỏi bàn nhậu nhớp nhúa. Miệng anh lảm nhảm, chân xiêu vẹo hướng về bến xe du lịch Đông Du.

                      "…Hiền Phương ơi, mẹ con em sẽ qua khỏi, sẽ an toàn tuyệt đối. Cha sẽ đặt tên con là Linh Phương. Mẹ Hiền Phương là vẻ đẹp say ngủ của nàng công chúa kiều diễm giữa rừng rậm hoang sơ, đầy gai nhọn và thú dữ. Con được hoài thai bên bìa cánh rừng thế kỷ hai mươi tang tóc loạn ly. Thế kỷ man rợ ẩn tích trong những thành tựu khoa học kỳ vĩ. Thế kỷ bạo tàn, nước mắt hòa với máu, mỗi tháng đều có chiến tranh nổ ra, tự dối trá bằng nhiều tên gọi mỹ miều, vô cảm nhưng hết sức mị dân. Thế kỷ của bọn giết người hàng loạt vì danh và lợi, được tôn vinh là anh hùng. Thế kỷ của nhận thức phũ phàng, con người chợt hiểu thiên địch lớn nhất của mình chính là mình. Thế kỷ nhan nhản học thuyết. Mỗi triết gia tự cho mình là ông trời toàn năng, tự cho mình quyền cưỡng đoạt, lừa phỉnh đồng loại bằng bánh vẽ nhân quyền, tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái và cơ man giáo điều, khẩu hiệu. Thế kỷ không biết thay cừu địch muôn đời bằng tình yêu thương, chỉ cần lợi ích đem lên bàn cân đong đếm. Thế kỷ ngạo mạn, con người chà đạp không thương tiếc bà mẹ tự nhiên. Họ cày xới loang lỗ mặt địa cầu bằng hàng ngàn vụ thử bom nguyên tử, bằng cách hủy diệt gần hết những cánh rừng nguyên sinh đất mẹ từng nuôi nấng. Biết bao thành phố công nghiệp lởm chởm ống khói xám đã xé toạc tấm áo ozone hằng chở che cho mẹ. Thế kỷ của những căn bệnh thể xác và nhân phẩm vô tiền khoáng hậu mang mầm mống tuyệt diệt chúng sinh. Thế kỷ băng hoại. Con người trở thành nô lệ của nhục cảm ti tiện. Thế kỷ nghèo đói lạc hậu. Tám mươi phần trăm nhân loại lao động cơm không no, áo chưa đủ ấm, làm kiếp trâu ngựa phục dịch hai mươi phần trăm còn lại. Thế kỷ đớn hèn xoay quanh đồng tiền, nỗi ô trọc truyền kiếp của hành trình văn minh. Không có ý tưởng mang tính thời đại hoặc hơn thế để khuất phục quyền lực cực đoan âm thầm nhuộm đen mặt đất trong bóng đêm trăm năm cũ..."

                      "…Nhưng con ơi, cha không hề ân hận khi được sinh ra và lớn lên trong một phần ba chuỗi ngày ảm đạm ấy. Thẳm sâu nơi góc tối tăm nhất của mỗi trái tim nhân loại luôn là mảnh vỡ sót lại của tâm linh, của lương tâm. Từng phút từng giây, lớp vỏ bọc bền vững của siêu ngã hướng thiện bị khứa đứt một cách kiên nhẫn. Hãy nhận lấy thế kỷ của con với tất cả anh linh bất tử mà tiền nhân để lại. Hãy đứng lên đạp đổ hết những thiên đường giả trá, lòe bịp và vờ vĩnh ngây thơ thần bí. Thiên đường duy nhất của ta là nơi ta đang sống. Dù cuộc sống đêm ngày chật vật rên xiết trong phiền toái, bất mãn, thậm chí tủi nhục và ươn hèn, đó vẫn là cuộc sống đáng sống nhất nếu còn nguyên khát vọng, hoài bão và lòng nhân từ chưa kịp mai một…"

                      "…Bây giờ thì cha chẳng cần tự hỏi cha có thực lòng yêu mẹ con không. Cha từng nghĩ gia đình, con cái là điều tầm thường nhất mà người ta dễ dàng tìm được. Nhưng cha đã lầm. Tình cảm của cha dành cho mẹ con có thì tốt, mà chỉ mới chớm nở cũng chẳng sao. Tất cả đang ở đằng trước. Tình yêu tìm được sau hôn nhân luôn bền chắc. Nó sẽ biến gia đình thành tổ ấm, thành nơi trú ngụ an toàn sau biết bao trúc trắc, bực dọc ngoài xã hội. Ngày mai cha buộc phải bắt đầu, buộc phải đứng lên từ thất bại hôm qua. Cha không còn đơn độc. Chúng ta có ít nhất là ba người. Ba người lúc nào cũng mạnh mẽ hơn một người là hiển nhiên! Qua mỗi vấp ngã cha thấy mục tiêu mới lớn lao thêm chút nữa. Lần này mẹ Hiền Phương và con tạo nên sự khác biệt không thể so sánh. Hãy đón nhận cuộc đời bằng tiếng khóc con nhé. Người ta cười trước niềm vui hạn chế và chỉ khóc với hạnh phúc tột bậc, hoặc ngược lại…"

                      "…Chẳng hề có kiếp người nào trong hàng tỉ kiếp người đã đến và đi qua mặt đất này là vô dụng. Mỗi sinh linh đều mang nặng trên vai sự thống khổ của nhân gian, nỗi đớn đau của con đường truân chuyên tạo dựng nhân cách. Gánh nặng kia dù được khải niệm rõ ràng như trong trường hợp của Lão Tử, Khổng Tử, Thích Ca Mâu Ni, Muhammad, Jesus hay vẫn còn bàng bạc vô thức giữa những cuộc đời không tên đều giá trị như nhau. Phải tự hào về sự đồng đẳng của mình giữa vạn vật nhưng hoàn hảo hơn vạn vật ở nhận thức sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống…"

                      "…Linh Phương ơi, của hồi môn cha tặng con chỉ là mớ niềm tin đáng ngờ nhưng được chuyển tải bằng con đường huyết thống không bao giờ nhầm địa chỉ…"



                      Trương Thái Du - Miền Cổ Tích Hoang Hư

                      ______



                      Trương Thái Du - Miền cổ tích hoang hư - Tí

                      Trương Thái Du - Miền cổ tích hoang hư - Hợi...
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2006 06:51:03 bởi Ngọc Lý >
                      #11
                        zhang 27.02.2007 08:50:41 (permalink)
                        Mời mua sách:
                         
                        Trương Thái Du
                        Cổ sử Việt Nam - Một cách tiếp cận vấn đề
                        Sách khổ 14x21, 200 trang, 50.000 từ,
                        Nhà Xuất Bản Lao Động, TP HCM.
                         
                        Nhắn Mars: Tôi định đưa quyển sách này vào kho sách thì thấy nick post sách của tôi không sử dụng được nữa.
                        #12
                          Ct.Ly 27.02.2007 18:03:08 (permalink)
                          #13
                            zhang 05.03.2007 16:10:51 (permalink)
                            L
                            ỜI NHÀ XUẤT BẢN
                             
                             
                            Cổ sử Việt Nam - hay lịch sử cổ đại của dân tộc ta - là đề tài nghiên cứu đã được đặt ra chí ít là từ khoảng năm 1480, thuở Ngô Sĩ Liên đặt một số vấn đề trong bài biểu dâng sách Đại Việt sử ký toàn thư, nguồn mạch nghiên cứu được tiếp nối dần với Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thì Sĩ, Việt Sử Bị Khảo của Đặng Xuân Bảng và gần đây là các công trình của Đào Duy Anh… Khác với việc chép sử của các sử quan, phần nhiều đóng khung trong quan điểm của nhà cầm quyền các thời đại, việc nghiên cứu cổ sử hấp dẫn hơn bởi nó được nhiều thành phần xã hội dự vào, cũng vì thế nhiều góc độ, nhiều vết tích lịch sử được tiếp cận và khai thác. Những góc khuất dần sáng, các nhận định lửng lơ hoặc được khẳng định hoặc bị phủ nhận. Nền sử học Việt Nam được xây dựng bởi truyền thuyết, thư tịch và được bồi bổ dần qua nguồn tài liệu của các ngành khoa học có liên quan khác, các nguồn này có khi bổ sung cho nhau và cũng nhiều lúc đối chọi nhau kịch liệt. Sự bổ sung để khẳng định hay đối chọi nhau của dữ kiện và luận thuyết đều là những giá trị đáng tham khảo, bởi chúng góp phần thúc đẩy sự phát triển nền sử học Việt Nam hiện đại.
                            Các bài viết trong quyển sách này - trong chừng mực nào đó - sẽ dẫn chúng ta tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam với một tư thế bình tĩnh, sự bình tĩnh mà tác giả sách này đã luôn giữ khi khai thác dữ kiện và bày tỏ quan điểm.
                            Các vấn đề được nêu ra tuy không mới, nhưng với cách tiếp cận riêng, chuỗi lý luận của tác giả Trương Thái Du trở nên sinh động và hấp dẫn, qua sự phối hợp tư liệu từ nguồn cổ thư Trung Quốc - Việt Nam với các kết quả nghiên cứu, khảo cổ gần đây của học giới Đông - Tây, và một lợi thế khác nữa từ ngón nghề riêng - Thiên văn học - tác giả đã làm sáng một số vấn đề gây nhiều tranh luận như việc minh định các địa danh Giao Chỉ, Tượng quận, Cửu Chân, Nhật Nam, các truyền thuyết về Thục Phán, Triệu Đà…
                            Nhà xuất bản Lao Động trân trọng giới thiệu đến bạn đọc tập sách này trong tủ sách nghiên cứu, biên khảo “Khơi lại nguồn xưa” với hy vọng tìm kiếm sự đồng thanh, mặt khác cũng mong nhận được sự chỉ dẫn hoặc luận bàn.
                             
                            PHẠM HOÀNG QUÂN                        
                            NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
                            #14
                              Chuyển nhanh đến:

                              Thống kê hiện tại

                              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                              Kiểu:
                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9