Dược Thảo: Bông Hoa
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 28 bài trong đề mục
HongYen 26.06.2006 00:26:16 (permalink)


QUỲNH : Cây hoa, vị thuốc

DS Trần Việt Hưng

Quỳnh một cây hoa được xem là quý nhất trong các loại hoa nở về đêm tại Việt Nam. Hoa quỳnh cũng được mệnh danh là Queen of the Night và là loại hoa..’chỉ nở dành riêng cho người quân tử biết thưởng thức..’(Hữu Phương). Hoa Quỳnh nở được tin tưởng là sẽ đem may mắn và hạnh phúc đến cho người trồng.. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, Quỳnh lại rất dễ gặp, dễ trồng và có rất nhiều chủng có hoa nở cả ngày lẫn đêm và đủ mọi màu sắc..Ngoài ra còn có loại Quỳnh cho..quả ăn không kém phần bổ dưỡng !

Quỳnh có nguồn gốc từ Trung Mỹ (Mexico, Honduras, Guatamela, Cuba..) thuộc gia đình Xương rồng (Cactaceae). Trong nhóm Quỳnh có những cây trổ hoa về đêm và những cây cho hoa nở giữa ban ngày..

- Quỳnh cho hoa nở về đêm :

Nhóm Quỳnh này, gồm nhiều loài thường được gọi chung là Night blooming cereus, bao gồm các chi Helicocereus, Selenicereus và Penioce reus , cùng một số loài lai tạo (hybrid).

Trong nhóm này , cây cho hoa đẹp và quý nhất là Epiphyllum grandilo bum ( hay E. oxypetalum, tên cũ là Cereus oxypetalis). Còn có những tên Night-flowering cactus, Orchid cacti, Dutchman’s pipe cactus. Cây mọc rất phổ biến tại Hawaii và rất được ưa chuộng tại Việt Nam.

Cây thuộc loại bụi, mọc vươn dài hay sống dựa, gốc thân hình trụ; phần trên và cành đều dẹt như lá có gân giữa cứng.Thân mọng nước, cao 2-3 m, mép thân uốn lượn, có khía tròn, màu xanh dày và bóng. Hoa nở về đêm, lớn , dài cỡ 30 cm mọc thòng xuống, màu trắng có nhiều lá bắc hình vẩy ở gốc, phủ kín cuống dài mọc ra từ phần gân giữa của thân. Cánh hoa dài, thuôn, mảnh mai, màu trắng, xếp theo hình xoắn ốc. Hoa có nhiều nhị, xếp thành 2 hàng ; bàu có vòi dài màu trắng, có mùi thơm. Hoa rất chóng tàn..Hoa thường trổ vào các tháng 6-8.

* Tại miền Tây Bắc Hoa Kỳ , cây Quỳnh Perou cereus peruvianus là cây rất dể trồng : có thể cao 30-50 ft, phân nhánh nhiều, lá dẹt màu xanh xậm mọng nước có thể có ít gai. Hoa màu trắng, dài 6-7 in. nở tỏa đến 5 in. Hoa nở về đêm, thường vào tháng 6. Chủng đặc biệt ‘Monstrosus, nhỏ hơn, mọc chậm hơn, cho hoa đẹp hơn.

- Quỳnh cho hoa nở ban ngày :

Nhóm này có rất nhiều cây đã được lai tạo để trồng làm cây cảnh trong nhà. Những cây đáng chú ý như :

- Cây Quỳnh đỏ : Epiphyllum akermannii = Epiphylle d’Aclerman

Cây có hình dáng tương tự như E.oxypetalum: thân dẹt, màu xanh bóng có múi nhỏ và phân cành ngắn. Hoa lớn, nở ở đầu cành. Cánh hoa dài, mảnh mai, phía ngoài màu đỏ tươi, phía trong đỏ-hồng. Hoa có nhiều nhị, bầu có vòi màu đỏ nhạt. Hoa nở ban ngày và tương đối bền.

Cây được gây trồng rất nhiều trong vùng Đà lạt, Lâm đồng.

- Nhóm Epiphyllum lai tạo : Nhóm này bao gồm nhiều loài Quỳnh, được trồng làm cây cảnh trong nhà tại Hoa Kỳ. Hoa nở ban ngày, lớn từ cỡ trung bình đến rất to (nở tỏa đến 10 in.), hoa có thể màu trắng, crem, vàng, hồng, tím, đỏ tía..và cam. Có những chủng cho hoa pha trộn 2-3 màu. Nhóm Quỳnh này không được những ‘nghệ nhân’ ưa thích..


Kỹ thuật trồng Quỳnh nở về đêm :


Trồng Quỳnh để có hoa nở về đêm được xem là tương đối..dễ dàng (?). Sau đây là cách trồng của một ‘chuyên gia’ về Quỳnh tại Portland (Oregon) : Cắt một đoạn lá từ cây gốc, ngâm trong nước đến khi rễ mọc ra từ lá, và trồng cây vào chậu có hỗn hợp 2/1 đất potting và peat. Giữ cây đủ ẩm trong mùa hè và khô trong mùa đông. Chăm sóc cây bằng cách tưới phân Peter 2 tuần một lần. Khi cây bắt đầu đâm chồi, dùng phân có chứa nhiều phosphorus hơn.

Trong các tháng 10-11, tùy thời tiết có giá lạnh hay không, chuyển cây vào trong nhà xe để có độ la.nh-mát cần thiết thúc cây nở hoa. Đưa cây ra ngoài trở lại vào tháng 4-5 (tùy thời tiết bên ngoài), điều quan trọng là giữ quỳnh đừng chịu ánh nắng trực tiếp mỗi ngày quá 1 giờ ( nắng sáng hay chiều, tránh nắng giữa trưa).. Quỳnh sẽ trổ hoa trong tháng9. Hoa bắt đầu nở khoảng 9 giờ tối, tỏa mùi hương thơm và nở trọn vẹn vào nửa đêm..rối tàn ngay vào sáng hôm sau. (Theo Peter Hines . The Oregonian, Home and Garden, October 2, 2003)


Tác dụng dược học :


Các nghiên cứu về dược học của Quỳnh hầu như chỉ được thữc hiện tại Đài loan. Tài liệu duy nhất lưu trữ tại một số ĐH Hoa Kỳ là bản dịch từ ‘Pharmacological Effects of Epiphyllum oxypetalum’ của các tác giả Chow SY, Chen CF vàChen SM trong Taiwan Yi Xue Hui Za Zhi (Đài loan YĐược Hội Tạp Chí Số tháng 12 năm 1977)

Tại Trung Hoa, Quỳnh được gọi là Jiàn huạ và thuộc loại Hylocereus undatus., hoa nở về đêm.

Phần được dùng làm dược liệu là Hoa và Thân.

- Hoa được xem là có vị ngọt, tính bình, có các tác dụng ‘chống viêm, chống sưng và cầm máu. Hoa thường được dùng để chữa ho ra máu (lao phổi), xuất huyết tử cung, sưng cổ họng : Sắc và uống 3-5 hoa. Hoa cũng được nấu chung với thịt heo để trị sưng phổi, ho và các bệnh đường hô hấp.

Có thể giã nát, đắp lên vết thương sưng, đaụ
- Thân, có vị chua/ mặn, tính mát có tác dụng chống sưng.
- Toàn cây có tác dụng ‘thanh phế’, trị họ

Thân Quỳnh có chứa chất nhày trong đó có một số heterosid flavonic. Hoa có các hoạt chất loại hentriacontane và beta-sitosterol.

Quả của Quỳnh loại Hylocerus undatus có (tính theo100 gram quả) :
- Calories : 346 ; Chất đạm 9 % ; Chất béo 2.6 %; Carbohydrate tổng cộng 84.6%; Chất sơ 9.0%; Tro 3.8 %.
- Calcium 64 mg ; Phosphorus 167 mg ; Sắt 8.3 mg
- Thiamine 0.26 mg ; Riboflavine 0.26 mg ; Niacin 1.92 mg và Vitamin C 51.3 mg.

Tại Ấn Độ : Đọt non của Quỳnh Selenicereus grandiflorus được dùng để thay thế một phần digitalis làm thuốc trợ tim.

Tài liệu sử dụng:

- Medicinal Plants of China (J. Duke & E. Ayensu)
- Medicinal Plants of India ( SK Jain)
- Sunset Western Garden Book
- Cây cảnh, Hoa Việt Nam (Trần Hợp)
- Từ Điển Cây thuốc Việt Nam (Võ văn Chi)

DS Trần Việt Hưng

http://www.vuonghaida.com/VAN/Quynhvithuoc.htm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2007 12:08:18 bởi HongYen >
#1
    HongYen 26.06.2006 00:45:04 (permalink)

    - Quỳnh cho hoa nở về đêm :

    Nhóm Quỳnh này, gồm nhiều loài thường được gọi chung là Night blooming cereus, bao gồm các chi Helicocereus, Selenicereus và Penioce reus , cùng một số loài lai tạo (hybrid).




    trái xương rồng
    #2
      HongYen 26.06.2006 00:51:42 (permalink)

      - Quỳnh cho hoa nở ban ngày :

      Nhóm này có rất nhiều cây đã được lai tạo để trồng làm cây cảnh trong nhà. Những cây đáng chú ý như :

      - Cây Quỳnh đỏ : Epiphyllum akermannii = Epiphylle d’Aclerman


      #3
        HongYen 26.06.2006 00:58:46 (permalink)

        - Nhóm Epiphyllum lai tạo


        #4
          HongYen 27.06.2006 12:04:43 (permalink)


          THỦY TIÊN

          DS Trần-Việt-Hưng


          Narcissus tazetta var. orientalis họ Daffodil
          tên này dành riêng cho Thủy tiên Đông phương
          Mỹ : Chinese sacred Lilly
          Pháp : Narcisse a bouquets
          Củ thủy tiên : Thủy tiên căn ( Shi-xian-Gen)
          Vì hoa thủy tiên màu trắng với tâm màu vàng vươn lên từ cuống màu xanh nên còn được gọi dưới tên Kim tán ngân đài ( Chin-chan yin-t’ai).


          Khi nói đến hoa thủy tiên, thì người VN nghĩ ngay đến một cây hoa của ngày xuân, gọt tỉa cầu kỳ với những thú thưởng ngoạn của những nhà nghệ nhân. Phương thức chăm sóc khiến cây trổ hoa đúng dịp Tết Nguyên đán đã trở thành một nghệ thuật "thưởng hoa" chưa kể đến những cách uốn cuống (cuống chung của chùm hoa) để có những hình dáng khác nhau... như kiểu vũ kiếm với cuống thẳng vút cao, kiểu thủy ba với cuống uốn cong như sóng nước, rồi kiểu phượng vũ với cuống vừa thẳng vừa cong.

          Thủy tiên rất được ưa chuộng tại Trung-quốc và được gọi dưới những tên cầu kỳ như ngọc linh lung , lăng ba tiên tử. Thủy tiên tuy là loại hoa quý tại VN, nhưng là loại hoa rất thông thường tại Hoa-kỳ, nhất là ở miền Đông Bắc.

          Ngoài ra có lẽ cũng rất ít người biết rằng thủy tiên còn là một vị thuốc trong Đông Dược.


          LỊCH SỬ VÀ ĐẶC TÍNH THỰC VẬT:

          Củ thủy tiên nguyên thủy Narcissus tazetta (Polyanthus narcissus) có nguồn gốc từ quần đảo Canaries, sau đó du nhập vào Trung quốc và từ Trung quốc sang Việt-nam. Riêng Nhật đã tạo được một loại hoa hoàn toàn trắng. Các nhà trồng hoa trên thế giới đã lai tạo nhiều chủng và phân biệt bằng màu sắc hoa:

          nhóm bicolore :bao hoa màu trắng, phần phụ màu vàng
          nhóm albae: bao hoa và phần phụ đều màu trắng
          nhóm lutea : bao hoa và phần phụ đều màu vàng.
          Gia đình Daffodil có rất nhiều cây hoa đủ màu sắc, nhưng trong phạm vi bài này xin chỉ mô tả riêng về thủy tiên. Thủy tiên ( Trung-hoa và Việt-nam) có lẽ do lai tạo giữa 2 loài N. incomparabilis và N. tazetta.

          Cây thuộc loại cỏ, to và khỏe, với củ lớn có vỏ đen bên ngoài. Lá dẹp và thẳng, dạng thuôn, màu xanh trắng. Hoa mọc thành cụm trên một cuống chung, mọc ra từ nách lá. Cuống có thể thẳng hoặc hơi cong. Hoa màu trắng hay vàng tươi, dạng hình ống dài cỡ 2cm. Hoa mọc thành nhóm 3- 4 hoa (Polyanthus: bunch-flowered) . Hoa có mùi rất thơm.

          Thủy tiên còn được chia thành 2 loại tùy theo hoa: thủy tiên đơn và thủy tiên kép (loại đơn được các nghệ nhân Việt-nam ưa chuộng hơn). Người Mỹ thích loại kép với những giống như Cheerfulness (hoa trắng), golden cheerfulness.

          Củ thủy tiên nhẹ, xốp, có bẹ dài và bộ rễ tương đối to dày. Có thể trồng thủy tiên trong chậu hoặc thả nổi trong chậu nước ( trồng trong chậu thủy tinh trong suốt để thưởng thức cả củ rễ của cây).

          Trồng trong chậu: ngâm củ trong nước vài ngày trước khi trồng: thủy tiên thích hợp với đất pha cát, nên trồng vào cuối thu (tháng 11) vùi sâu chừng 7-12 cm, tưới đều đặn, nhưng không để úng. Thủy tiên mọc khá khỏe, lá xanh mướt, hoa kéo dài cả tháng, đừng cắt lá khi hoa đang nở, cứ để lá vàng và rụng tự nhiên. Có thể dùng phân bón nitro nếu cần.

          Tại Hoa-kỳ, các nhà vườn có những loại thủy tiên được thúc (forcing) để nở trong mùa Đông ( vào thời gian tết ở Việt-nam). Loại đẹp nhất có lẽ là Grand Soleil d’or (mặt trời vàng). Muốn có hoa trong dịp tết có thể thúc củ theo phương pháp sau: dùng loại đất hỗn hợp (potting mix) vùi củ thủy tiên, rồi đưa chậu vào nơi mát (dưới 50 độ F), tối, đến khi củ nẩy mầm. Bắt cây sống dưới khí hậu mát và đủ ánh sáng ( có thể dùng đèn chiếu). Chỉ tưới khi đất bắt đầu khô.


          Trồng thả trong nước: nếu thả trong nước, cần phải gọt tỉa, đặt mặt phẳng của củ xuống dưới, mặt lồi lõm quay lên trên để gọt. Dao gọt phải thật bén và có 2 đầu: một phẳng một cong; đầu phẳng để gọt bẹ, còn đầu cong để cạo bẹ. Gọt dần từng bẹ lá ở mặt lõm để cho chồi hoa nhú ra. Cần thay nước mỗi ngày. Sau khi ngâm nước 5-6 ngày thì bắt đầu uốn tỉa. Cắt bớt lá nếu cần.


          THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

          Y dược tây phương dùng củ, lá và hoa của Narcissus pseudonarcissus làm thuốc.

          Các hóa chất tìm được trong cây thuộc nhóm alkaloid như Heamanthamin, galanthine, pluviin, masonine, homolycorin. Năm 1991, Tojo tìm được alkaloid mới mà ông gọi là (+) Narcidine . Ngòai ra cũng còn có chelidonic acid.

          Riêng trong thủy tiên Narcissus tazetta có các alkaloid Lycorine, Lycorenine, Homolycorine, Lycoramine, Pseudolycorine, Lycoranolidine, Demethyl homolycorine, Lycoranoline, Tazettine.

          DƯỢC TÍNH VÀ CÁCH DÙNG:

          Thủy tiên căn được ghi chép trong bản thảo cương mục. Củ thủy tiên được xem là có vị đắng, chát tác dụng vào các kinh mạch thuộc hệ tâm và phế. Thủy tiên có khả năng phân tán nhiệt, trục hàn, trừ được mủ để làm lành vết thường sưng tấy, nên chữa trị được mụn nhọt, côn trùng chích.

          Theo "bản thảo Đại hòa" (Nhật) thì nên giữ gốc thủy tiên phơi khô, tán thành bột để trị các vết thương chảy mủ.

          Theo "Trung quốc dược học Đại tự điển" thì củ thủy tiên giả nát dùng để đắp vào những nơi sưng, nhất là sưng ngực của phụ nữ (nhũ ung) rất công hiệu.

          Dược học Ấn-độ dùng rễ thủy tiên để giúp gây ói mửa và trị nhức đầu.


          CÁC NGHIÊN CỨU DƯỢC HỌC MỚI:

          Tác dụng co thắt tử cung : dung dịch trích tươi từ củ thủy tiên cho thấy có tác dụng kích thích co bóp bắp thịt tử cung.
          Tác dụng chống ung thư: các alkaloid trích từ thủy tiên có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư màng phúc mô loại Ehrlich và ung thư máu loại Rauscher ( thử nghiệm của Furusawa, Suzuki và các cộng sự viên công bố trên Poc. soc Exp Biol Med số 140 năm 1972; số 145 năm 1974.)
          Khả năng chống siêu vi: dung dịch trích từ thủy tiên trị được bệnh sưng màng óc do siêu vi kiểu lymphocytic-choriomeningitis ( thử nghiệm tại Stuttgard Đức do Teuscher và Lindequist 1994).



          DS Trần-Việt-Hưng

          http://www.honque.com/HQ004/yHoc_tvHung.htm






          #5
            HongYen 27.06.2006 12:09:21 (permalink)

            Mỹ : Chinese sacred Lilly


            #6
              HongYen 05.07.2006 21:43:15 (permalink)
              Dược Thảo Trị Liệu (Herbal Therapy) và Hóa Thảo Trị Liệu (Phytochemical Therapy)

              Wednesday, October 19, 2005


              Bác sĩ Nguyễn Thế Thứ DC., PhD


              Dùng dược thảo để trị bệnh là hình thức chữa bệnh cổ nhất của nhân loại. Quan niệm dùng cây cỏ để chữa bệnh đã có từ nhiều ngàn năm trước. Theo truyền thuyết, một buổi hội gồm đủ các nhà thông thái Ấn Ðộ họp lại tại một hang động trên núi Hy Mã Lạp Sơn vào khoảng hơn 5 ngàn năm trước để thảo luận và đúc kết các kiến thức kinh nghiệm dùng những cây cỏ ở Ấn Ðộ làm vị thuốc. Chính những kiến thức này là kinh nghiệm đã được truyền khẩu áp dụng trong các bộ lạc Ấn Ðộ từ thời tiền sử. Và tại buổi hội này các nhà thông thái Ấn Ðộ đã thỏa thuận một hệ thống chữa trị đặt tên là Ayurveda lấy ra từ tiếng Phạn: Ayur là đời sống, Veda là hiểu biết, sự hiểu biết về đời sống.

              Sau buổi hội thảo lịch sử này, sự sử dụng các cây cỏ làm thuốc của Ayurveda đã được truyền khẩu từ Thầy tới Trò qua Tây Tạng tới Trung Hoa, từ Ai Cập sang tới Hy Lạp và cuối cùng đến đế quốc La Mã. Lịch sử kể rằng vua Thần Nông, hoàng đế nước Tàu, mà người Trung Hoa cho rằng là người đầu tiên khám phá ra dược thảo vào khoảng 2700 năm trước Tây lịch và đã được viết thành sách y học bao gồm những dược thảo của Ấn Ðộ và của Ba Tư từ 3, 4 thế kỷ trước Tây lịch. Người Ai Cập cũng ghi nhận trong cuốn y học của Ebers Papyrus các loại dược thảo từ 1550 trước Tây lịch. Tại Âu Châu khoảng thế kỷ thứ năm, thứ sáu, dược thảo đã được dùng để nấu ăn, trồng trong vườn và là nghề của các bà uyên thâm và của các thầy thuốc . Những bà này chỉ truyền lại các hiểu biết về dược thảo từ mẹ cho con gái mà thôi.

              Trong suốt thế kỷ qua, thời đại canh tân kỹ nghệ, người ta đã quên đặc tính cổ truyền của dược thảo. Ngày nay, người ta lại chú ý đến dược thảo ở khắp nơi trên thế giới từ Âu Châu đến Á Châu và cuối cùng là Hoa Kỳ, dược thảo được dùng thay cho thuốc Tây tránh các phản ứng phụ. Các nhà bào chế y dược dùng các chất trong dược thảo để tạo một công thức bào chế thuốc thiên nhiên.


              Dược thảo là gì? Trong thảo mộc, dược thảo được định nghĩa là nhũng cây xanh, thân cây không thành gỗ. Về Y học dược thảo là tất cả các cây gồm các phần của cây như lá cây, rễ cây được dùng để làm thuốc hoặc dùng để ăn. Dược thảo có tác động chữa trị tổng thể, toàn thể cơ thể chứ không tác động vào một bộ phận nào. Nếu chúng ta quan niệm dược thảo là nguồn cung cấp một chất hóa học giá trị để chữa trị một chứng bệnh nào, thì chúng ta đã giới hạn khả năng chữa trị của dược thảo. Ðây là điểm khác biệt giữa Dược Thảo Trị Liệu và Hóa Thảo Trị Liệu.


              Những ngành chữa bệnh bằng dược thảo đang được áp dụng tại Hoa Kỳ gồm:

              - Ayurvedic (Ayurvedic hebalism), một ngành chữa bệnh cổ truyền của Ấn Ðộ.

              - Thuốc Bắc cổ truyền của Trung Hoa, (Chinese herbalism).

              - Dược thảo cổ truyền của Anh Quốc (Traditional Bristish herbalism) và

              - Ngành Y Dược Thảo mộc thiên nhiên, (Naturopathic Botanical medicine). Ngành y dược thảo mộc thiên nhiên được thực hành tại các nước Âu Châu gồm nhiều ngành dược thảo kết hợp như European Nature Cure Mouvement (Phong Trào Chữa trị Thiên nhiên), Eclectic Medical movement (Phong trào Chọn lựa), Physiomedicinalist mouvement (Phong trào của các nhà Y Lý), Phong trào chịu ảnh hưởng phương pháp trị liệu của người Da Ðỏ (Native American medicine) và phong trào Thompson. Trong nhiều thập niên qua phương pháp hóa thảo trị liệu ở Âu Châu đã được các bác sĩ khoa thiên nhiên áp dụng rất nhiều, và trong những năm gần đây, Y Tế đi vào tổ hợp, các bác sĩ medicine cũng nói nhiều đến ích lợi việc sử dụng dược thảo để trị liệu.

              Các nhà khảo cứu chứng nghiệm rằng các dược thảo trợ giúp cho cơ thể một phương thức thiên nhiên chống lại bệnh và điều chỉnh những bất thường về căn bản cơ thể để tự chữa khỏi bệnh, bảo vệ sức khỏe và duy trì hạnh phúc.

              Trên quan niệm chữa trị, các nhà thảo học thường dùng toàn thể cây để toàn thể các hóa chất trong cây tác động chung với nhau và như vậy sẽ hữu hiệu nhiều hơn là lấy một tinh chất của hóa chất trong cây cỏ ra sử dụng riêng rẽ. Thí dụ cây Bạch Quả-Ginkgo Bilola (dược thảo) tác dụng hữu hiệu gia tăng hoạt động của não bộ của sự chuyển vận tuần hoàn hơn là lấy ra tinh chất Flavonoid (hóa thảo) trong Bạch Quả để sử dụng riêng rẽ. Dược thảo trị liệu khác với Hóa Thảo trị liệu và Y học tân tiến là tác dụng vào nhiều đường khác nhau để trị liệu. Thay vì dùng một loại thuốc để trị liệu một triệu chứng, dược thảo trị liệu tác động vào toàn thể cơ thể Dược thảo có thể được dùng để chữa các bệnh trầm trọng nhưng cần phải được chẩn bệnh, định bệnh kỹ lưỡng, và cần phải có sự cố vấn của các bác sĩ chuyên môn. Không một dược thảo nào có thể hữu hiệu nếu chẩn bệnh sai, chữa bệnh lầm.

              Cơ quan y tế quốc tế (WHO) đồng ý rằng dược thảo dùng để chữa trị rẻ tiền hơn dùng thuốc Tây, và kết quả hữu hiệu như nhau, được công nhận từ nhiếu nền văn hóa khác nhau.

              Trong thời kỳ khủng khoảng y tế hiện tại, các tổ chức bảo quản y tế (HMO, Group cares) chủ trương cắt giảm tối đa bảo hiểm y phí, các bác sĩ bị hạn chế các phương tiện chữa trị, thời gian điều trị bị rút ngắn, hạn chế chuyển người bệnh tới các bác sĩ chuyên môn, thời gian được đến khám bệnh kéo dài, sự cho thuốc bị giới hạn trong các loại thuốc rẻ tiền. Kết quả người bệnh bị thiệt thòi, bệnh bị nặng thêm. Vì vậy mục đích của bài này và các bài kế tiếp là giới thiệu người đọc cách thức trồng, gặt hái sửa soạn các loại dược thảo chữa trị, gia tăng sức khỏe tại gia, loại dược thảo “bầy trên quầy hàng”, quí vị có thể dùng để chữa bệnh, nấu ăn, trang sức, dùng hương thơm để trị bệnh.

              Khi chúng ta dùng một dược thảo nguyên vị, ta phải hiểu rằng trong dược thảo có nhiều chất mà kết quả là vừa có hiệu quả trị liệu vừa có độc tố có hại cho cơ thể. Hơn nữa tinh chất trong dược thảo được dùng để trị liệu không đáp ứng đúng liều lượng cần để trị bệnh và tầm vóc của mỗi người bệnh, cùng với yếu tố khác là dược thảo trồng như thế nào, gặt hái, sửa soạn, tồn trữ và nhất là thời gian hết hiệu lực nghĩa là “expired date”. Như vậy tốt nhất là lấy tinh chất của dược tính trong dược thảo, loại bỏ những chất không cần thiết, độc hại, dùng với liều lượng chính xác hơn, tinh khiến hơn, có thời gian hiệu lực được gọi là Hóa Thảo trị liệu (Phytochemical Therapy, hay Phytomedicinals) hơn là dùng cả cây dược thảo.

              Trở lại thí dụ trên, tinh chất Flavonoid trong bạch quả còn thấy có nhiều loại trong các cây dược thảo khác giữ vai trò quan trong trong tiến trình phát triển của cây giữ cho lá cây khỏi bị ánh sáng mặt trời (ultraviolet light) làm hư hại, có loại tạo mầu sắc cho hoa, quả và lá cây, hấp thụ côn trùng như ong, bướm tới phấn hoa để reo nhị. Chỉ riêng flavonoids, các nhà khoa học đã tìm ra trên 4000 loại flavonoids khác nhau chia làm 5 nhóm: (1) anthocyanins, (2) flavanones, (3) flavones, (4) flavonols, and (5) isoflavones. Mỗi loại cây chỉ có khả năng sản xuất một vài loại flavonoid riêng rẽ mà thôi. Và vì thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày từ cây cỏ, trái cây, các nhà khoa hoc nghiên cứu thấy công dụng của Flavonoids tác động chống ốc xýt hóa, ngăn ngừa đông máu tai các động mạch trong tim, ngừa cholesterol đóng cặn trong các thành động mạch. Các loại flavonoids khác có tác dụng như chất kích thích tố Estrogen được dùng thay thế cho hormone replacement therapy sau thời kỳ mãn kinh nguyệt. Có loại còn ngừa được sự phát triển của ung thư.

              Vì vậy để ứng dụng quan niệm dinh dưỡng trị liệu, chúng tôi thiên về phương pháp rút tinh chất trong dược thảo để sử dụng gọi là hóa thảo, hiện được sử dụng tại Ðức, được chính quyền Ðức kiểm soát và được coi là an toàn hơn là dùng dược thảo.


              (Còn tiếp)

              http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=34195&z=14
              #7
                HongYen 05.07.2006 21:46:51 (permalink)
                Dược thảo trị liệu (herbal therapy) và hóa thảo trị liệu (phytochemical therapy)

                Wednesday, October 26, 2005


                Bác Sĩ Nguyễn Thế Thứ DC., PhD

                (Tiếp theo)


                DƯỢC THẢO CÓ AN TOÀN KHÔNG?


                Nhiều người quan niệm dược thảo là cây cỏ thiên nhiên “natural” nên rất an toàn và hữu hiệu. Quan niệm nay chỉ đúng khi khi sử dụng đúng cho tùng loại dược thảo, như các hóa chất có trong dược thảo, cách gặt hái, tồn trữ, cách pha chế và liều lượng sử dụng.

                Sau đây là vài đề nghị dùng dược thảo:

                - Không nên dùng dược thảo trong lúc có thai, cho con bú, và không được cho trẻ em dùng dược thảo.

                - Nên nhớ không phải dược thảo nào cũng là chất thiên nhiên không độc hại, không phản ứng phụ.

                - Tránh không nên ăn uống bất cứ loại dược thảo nào với liều lượng lớn như sâm chẳng hạn.

                The United States Food and Drug Administration (FDA) xếp loại dược thảo riêng rẽ với các loại thuốc kê toa hoặc không kê toa, và được coi là một loại phụ dưỡng sinh (diet supplement) không phải là thực phẩm và cũng không phải là thuốc, do đó FDA không xếp loại về tính chất an toàn, hiệu quả và phẩm chất.. Nói một cách khác chúng ta tự trách nhiệm trong việc sử dụng dược thảo và lời khuyên cần thiết nhất là khi sử dụng cần phải được có sự tham vấn của các bác sĩ và dược sĩ.


                DƯỢC THẢO TÌM Ở ÐÂU?


                Những dược thảo thông thường nhất như Echinacea chữa cảm cúm, Ginkgo và Gingeng gia tăng trí nhớ, tỉnh táo, St.John's-wort giảm thiểu buồn nản (depression). Có loại dùng để nấu ăn như Tỏi giảm nguy cơ bệnh đau tim.. Hàng trăm loại dược thảo được bầy bán dưới nhiều dạng thức như dược thảo tươi, dược thảo khô, bột, viên, thuốc nước và tinh chất v.v... tại các tiệm thuốc Bắc, tiệm thuốc Homeopathy, phần lớn các tiệm Nutrition Food Store trong các Mall, Ride Aid đều có bán các loại dược phẩm cũng như tại các tiệm thuốc Tây, Supper Markets.

                Chúng ta có thể mua hạt giống cây giống về trồng trong nhà tại các nơi bán cây giống như Home Depot, hoặc có thể mua hạt giống, cây giống của hàng chục ngàn loại duoc thảo gửi bằng đường bưu điên đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Sau đây là một vài địa chỉ quý vị có thể hỏi mua hạt giống, cây giống chi tiết cách trồng trọt: (tuỳ địa phương).


                TRỒNG DƯỢC THẢO BẰNG HẠT GIỐNG NHƯ THẾ NÀO?


                Rất nhiều dược thảo có thể trồng bằng hạt giống rất dễ dàng, một số khác đòi hỏi phải chăm sóc kỹ hơn. Mục đích bài này là khuyến khích trồng dược thảo tại gia để giúp cho sức khỏe được thăng tiến, là phương tiện giải trí cho quý vị cao niên, nhưng tiến xa hơn nữa có thể khai thác thành một kỹ nghệ dược thảo nhất là tại quê nhà - cần được khuyến khích trồng dược thảo quy mô để thay thế các loại dược thảo khô (thuốc Bắc) nhập cảng từ Trung Quốc. đồng thời cung cấp nguyên liệu cho các hãng bào chế thuốc tây, làm kẹo như kẹo cao su chả hạn.

                Phần lớn dược thảo phải trồng hàng năm, hai năm. Có thể bắt đầu reo hạt trong chậu để trong nhà hoặc trực tiếp ngoài vườn sau khi thời gian có sương mù đã hết. Loại dược thảo sống lâu nhiều năm có thể bắt đầu từ trong nhà hay trồng thẳng ngoài vườn trong đầu mùa xuân hoặc đầu mùa thu. Có loại nẩy mầm chậm, cần phải có thời gian mọc lớn trước khi có thể chuyển sang trồng ngoài vườn vào mùa xuân.

                Trữ hạt giống cần được để chỗ mát, nhiệt độ khoảng 45 đến 65 độ F nếu không được trồng ngay. Hạt giống phải được để trong lọ kín hơi, hoặc trong bao kéo kin.

                Hạt giống: gieo hạt giống trong chậu để trong nhà trong mùa đông để có thể trồng vào mùa xuân.

                Ðất trồng dùng loại đất nẩy mầm pha sẵn bán tại các vườn ươm cây như Home Depot

                Gieo hạt: đổ đất đầy đã trộn sẵn vào trong chậu và ấn xuống khoảng Ệ in dưới mặt chậu. Hột được giải thưa và ấn nhẹ xuống dưới đất theo sự chỉ dẫn ở ngoài bao hạt giống. Giữ đất cho ẩm nhưng không ướt, nhớ đề tên mỗi loại. Có thể dùng plastic bao trên mặt chậu để giữ cho có độ ẩm, nhưng nhớ chọc lỗ cho thông hơi. Ðặt chậu vào chỗ ấm nhưng nhớ không bị mặt trời rọi trực tiếp. Phần lớn hat giống cần nhiệt độ 70 độ F để nẩy mầm.

                Sau khi nẩy mầm: mở plastic trên mặt chậu ra sau khi hạt đã nẩy mầm, để chậu trong nhà kho có ánh sáng mặt trời nhưng không rọi trực tiếp vào chậu. Ðừng để hạt thiếu nước bị khô, và cũng đừng tưới nhiều nước. Tưới nước vào buổi sáng vào đất đừng tưới vào cây, vì nếu tưới vào buổi sáng cây có cả ngày để khô nước trước khi tối, vì ban đêm ẩm ướt dễ bị vi trùng xâm nhập có thể gây bệnh cho cây hoặc làm cho thối cây. Lý do chính hạt giống bị chết là tưới quá nhiêu nước, hoặc tưới quá trễ trong ngày.

                Bón phân: Bón phân khi một đôi lá chính mọc ra sau đôi lá đầu tiên với một dung dịch nhẹ bằng một nửa độ chỉ dẫn trong bao hạt giống. Ðôi lá chính là lá mọc ra thứ hai sau khi đôi lá đầu tiên của hạt giống mọc ra.

                Trồng ra chỗ khác: Khi hạt giống mọc cao khoảng 3 in., hoặc mọc ra ít nhất 6 lá chính là lúc có thể bứng ra trồng chỗ khác. Nếu có ý định trồng ra ngoài vườn, cây phải được tập cho quen khí hậu bằng cách đưa chậu cây ra ngoài vườn để chỗ bóng mát vài giò mỗi ngày, trong một tuần hoạc hai tuần cho quen với thời tiết. Sau đó dần dần để ra ánh sáng mặt trời. Khi cây đã sẵn sàng trồng ra ngoài vườn, trồng cây vào buổi chiều hoặc ngày râm mát để cho cây có đủ thì giờ quen với vị trí mới. Khi muốn tròng vào chậu lớn, nên dùng loại đất tốt hơn, dùng loại đất trong chậu là tốt nhất, Không nên trồng quá sâu hoặc quá nông hơn đã trồng trong chậu đầu tiên. Tưới nước nhiều nhưng tránh tưới vào lá.

                Gặt hái ra sao? Trước hết phải biết chắc muốn hái loại dược thảo nào. Ðiểm này rát quan trọng khi có ý định hái dược thảo hoang. Nếu không biết rõ loại cây gì thì không nên động tới, vì có thể nguy hiểm và có hại. Biết phần nào cần của cây mình muốn hái: có loại cần dùng làm thuốc cả cây, có loại chỉ cần lá hoặc rễ hay hoa.khi cần hái lá hoặc cành nên chừa cho cây có thể sống được, cò có thể gặt hái được vào năm tới.

                Phần của cây ở trên mặt đất nên hái vào buổi sáng, trước khi có ánh mặt trời làm khô, thời gian tốt nhất là sáng sớm khi sương còn động trên cây. Lá nên hái trước khi mầm và nụ hoa mọc ra, và hoa nên hái trước khi ra trái hoặc có hạt. Rễ cây nên đào lấy trước mùa xuân khi cây bắt đầu ra mầm hoặc đào hái vào mùa thu. Rễ cây rửa cẩn thận, băm ra thành từng khúc nhỏ phải phơi cho khô đều và bỏ vào lọ kín hơi. Thời gian sử dụng cho dược thảo khô là một năm, cho nước cốt là hai năm, cho thuốc viên là một năm.


                CÁCH LÀM THUỐC DƯỢC THẢO


                Làm thuốc cho gia đình thường được chia làm 2 loại: loại uống và loại xoa đắp bên ngoài.


                Thuốc uống

                Trên phương diện tổng thể trong việc sử dụng dược thảo tốt nhất là uống vào trong cơ thể để có thể chữa trị trực tiếp.. Có 3 cách sửa soạn để có thể uống vào trong cơ thể.

                Dùng nước làm căn bản. Có 2 phương cách dùng nước làm căn bản để rút tinh chất của dược thảo ra là Ngâm và Sắc.

                Ngâm: Nếu chúng ta biết cách pha trà thì chúng ta biết cách ngâm. Nếu dùng 1 phần dược thảo khô thì dược thảo tươi phải dùng 3 phần. Một thìa đầy dược thảo khô bằng 3 thìa dược thảo tươi. Ðối với dược thảo tươi, số lượng nước phải nhiều hơn. Thường 1 ounce (30gm) dược thảo ngâm trong 1 nửa lít nước (500ml). Thời gian có thể dùng cho loại dược thảo ngâm thường không quá 24 giờ. Tốt hơn hết dược thảo ngâm chỉ nên làm khi cần mà thôi.

                Sắc: Sắc làm giống như ngâm ngoại trừ dược thảo được sử dụng là rễ hoặc thân cây. Phần lớn là rễ, vỏ và nhân. Rễ và các phần khác của cây được đun sôi trong nước. Nồi hoặc siêu dùng để nấu phải được đậy thật kín không để một chút hơi nào bay ra khỏi vì sẽ mất tinh chất của thuốc. Không nên dùng nồi kim khí để nấu. Nếu cần nấu chung nhiều loại dược thảo với nhau, loại nào cưng nhất nên nấu trước và cho vào từ từ từng loại, từ cứng trước tới mềm sau.Bắt đầu bỏ vào nấu từ nước lạnh trước cho đến khi sôi và nhừ thuốc, ngấm ít nhất trong 30 phút.


                Dùng rượu làm căn bản:

                Dùng rượu để ngâm thuốc gọi là Tinture, hay ngoài rượu ra có thể dùng glycerin hoặc giấm. Làm để dùng trong nhà nên dùng rượu là tốt nhất, nên dùng loại rượu 30% (60proof) như rượu đế, volka chẳng hạn. Bỏ 120g / 4 oz dược thảo khô được chặt, bằm cho nhỏ, nếu là dược thảo tươi số lượng gấp đôi vào trong 500mg / 1 pint rượu volka 30% (60proof) hay rượu đế đậy cho kín. Ðể trong chỗ ấm trong vòng 2 tuần lễ, lắc đều mỗi ngày. Sau khi thuốc đã tan ngấm vào rượu, chắt đổ rượu thuốc sang chai khác, nên dùng chai mầu đậm, để dùng sau này.

                Syrup hay sirô. Ðối với thuốc thường hay có vị đắng, vì vậy thường hay pha thêm chất ngọt cho bớt đắng được gọi là sirô hay syrup. Lấy một nửa lít nước và 1 kilô đường hay 2.5 pounds đun sôi và quấy cho đều đến khi đường được tan ra hết. sau đó pha với tinture, cứ một phần rượu thuốc pha với 3 phần siro, đậy kín cất để dùng khi cần. Ðường có thể pha với thuốc ngâm hoặc thuốc sắc, cứ mỗi 500gm/1pint thuộc nước pha với 350gm/12oz đường đun lửa nhỏ tơi khi đường tan hết. Sau đó cất trong tủ lạnh để sử dụng khi cần.


                Phơi khô làm căn bản:

                Dược thảo còn được làm thành viên bọc, hoặc làm thành cao với mục đích làm cho bớt đắng dễ uống. Dược thảo phải được tán thành bột, sau đó bỏ vào trong vỏ bọc làm bằng chất gelatin. Những vỏ viên không này có thể mua tai các tiệm thuốc tây. Cỡ khổ của mỗi viên thuốc bọc lớn nhỏ tùy thuộc ở số lượng thuốc uống mỗi lần theo phân lượng của thuốc uống trong viên thuốc. Thuốc viên là hình thức dễ làm nhất, có thể nghiền có thể nghiền chung vơi bột hoặc với creme cheese rồi đóng thành viên nhỏ.

                Ðối với các bệnh về phổi, sưng cuống họng, cao để ngậm là phương thức chuyển đạt tốt nhất. Làm cao là trộn thuốc với đường và kẹo để trong bình đậy kín dùng trong nhiều tháng. Chất cao pha với thuốc rất dễ làm từ chất dẻo như Tragacanth hay Acacia làm thành kẹo. Tracaganth được bán tại các tiệm bán dược thảo, tiệm bán dược phẩm (food store) hay bất cứ tiệm cung cấp dụng cụ nghệ thuật (artist's material supplies).

                Cách làm kẹo: Ngâm 30g? 1 oz Tragacanth trong nước trong 24 giờ, quấy thường nếu có thể được đổ 500ml/1 pint nước, dùng thìa gỗ quấy đều cho mịn, sau đó lọc qua vải thưa làm kẹo, trộn kẹo với bột dược thảo làm thành bánh, sau đó dùng cây tròn cán mỏng, dầy khoảng 1 inch/1.25cm. nên rắc đường nhuyễn hoặc bột để cho khỏi dính, sau đó để nguội, cắt ra thành kẹo để ngậm, cất vào lọ đậy kín.


                Thuốc xoa đắp

                Có nhiều phương thức làm thuốc hấp thụ trực tiếp vào cơ thể. Tất cả các loại thuốc nếu uống được vào cơ thể thì có thể dùng ngoài cơ thể như tắm, một phưng pháp tốt hấp thụ dược thảo vào cơ thể qua da. Dùng 500ml thuốc nước hòa với nước tắm và ngâm mình trong nước tắm, có thể áp dụng bên ngoài âm hộ. Chữa ngoài da có thể dùng dầu để xoa, đắp cho mau lành.

                Dán: làm cao dán dùng vạch sạch ngâm vào thuốc nước nóng đắp lên chỗ đau.

                Ðắp: tác động của đắp cũng giống như dán nhưng khác là dùng dược thảo cứng, khô hay ướt đắp lên da. Khi dùng dược thảo đắp lên da trước hết nên xoa một lớp dầu mỏng trên da để lấy những bã thuốc ra dễ dàng.

                Dầu: pha thuốc với dầu hay jelly xoa trên da, dược thảo có thể dùng để làm dầu.


                Dùng làm mỹ phẩm

                Mùi hương thơm đầu tiên dùng để chữa bệnh là mùi hương trầm có công dụng vừa cả tâm thần lẫn thể chất. Các khoa học gia hiện nay đang nghiên cứu đặc tính của hương thơm đối với sức khỏe và ảnh hưởng đối với cơ thể ra sao. Ngày nay các nhà dùng hương thơm để chữa bệnh không giới hạn mùi thơm mà còn dùng dầu thơm, một nghệ thuật chữa bệnh đã có từ lâu. Dầu thơm là đặc chất của dược thảo, mặc dầu dược thảo không hại nhưng nếu là đặc chất được cô động thành dầu, dùng nhiều cũng có thể có hại. Không nên bôi thẳng những đặc chất này vào thẳng da, mà nên hòa với dầu hoặc rượu cho loãng sẽ không bị phỏng da.


                (Còn tiếp)

                http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=34550&z=14


                <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.07.2006 21:53:21 bởi HongYen >
                #8
                  HongYen 05.07.2006 22:09:05 (permalink)
                  Dandelion: Cỏ dại hay dược thảo?
                  Thursday, August 19, 2004




                  Mở một quyển tự điển Anh-Việt, thấy người ta dịch là “cây bồ công anh”. Vì đây là loại thảo mộc không quen thuộc, dịch giả đã phải định nghĩa là “loại cây dại nhỏ có hoa màu vàng tươi và lá viền hình khía”.

                  Ở lục địa Bắc Mỹ, ở bất cứ bãi cỏ nào từ miền tuyết giá Ðông Bắc (New England) đến miền Tây Nam California, nắng ấm gần như quanh năm, dandelion mọc dại khắp nơi. Chủ nhà thường phải dùng các loại hóa chất để diệt nó cùng nhiều loại cỏ dại khác hầu giữ cho thảm có được đồng nhất.

                  Người viết bài này thật tình cũng chỉ thấy đó là thứ cỏ dại nên cứ thấy chúng ló đều lên là lo diệt. Cho tới một lần than phiền với ông già vợ, mới hiểu phần nào về đặc tính của loại hoa cỏ này (ông cụ là người rất thích khảo cứu về cây cỏ). Rồi gần đây, đọc một bài báo tuy ngắn gọn nhưng rất súc tích của một tác giả Mỹ, Susan Wittig Albert, trên tạp chí “Gardener” (Người làm vườn) học thêm được một số điều bổ ích.

                  Từ lá, hoa đến rễ của nó, thứ nào cũng hữu dụng, từ ăn đến uống. Lá, hoa và rễ của nó có thể ăn sống, phơi khô làm trà, trộn sà lát cho đến làm thuốc nhuận tiểu, tăng mật, trị tim.


                  Răng sư tử?

                  Trước hết, về cái tên của nó trong Anh ngữ cũng có điều đáng nói. Theo sự khảo cứu của bà Albert, chữ dandelion là do phát âm từ tiếng Pháp “dent de lion” tức là răng sư tử. Một số người liên tưởng tới lá của nó có nhiều răng cưa lởm chởm như răng sư tử. Hoặc cái màu vàng tươi của hoa này vốn dĩ được dùng để diễn tả đặc tính mạnh bạo của sư tử.

                  Từ bao nhiêu đời rồi không biết, người ta quen dần với chữ dandelion và quên dần cái từ nguyên kia đi.

                  Trong rễ của dandelion, khi bẻ ngang, thấy chảy ra một loại nhựa (sữa) màu trắng. Người Mỹ gọi là “The devil's milk pail” (sữa quỷ). Chất nhựa này có chất tương tự như nhựa cao su nên trước đây, một số người đã nghiên cứu để chế biến thành cao su, nhưng không thành công về phương diện thương mại. Nhiều thế kỷ qua, nó được dùng để trị mụn cóc ở trên da hoặc một số bệnh về da.

                  Về sự hữu dụng của nó, tác giả Albert nói không một phần nào của dandelion lại vô ích. Lá non của nó ăn được sống, trộn làm sà lách hay dùng như một loại rau thơm kẹp trong bánh mì thịt hay bánh mì cá. Hoa vàng của nó có thể ướp để làm rượu. Rễ của nó phơi khô, sao (rang) lên rồi xay nhỏ để pha làm một thứ nước uống như trà hay cà phê.

                  Nên cẩn thận một điều. Nếu vị nào có ý định sử dụng dandelion cho mục đích ăn uống, không nên xịt thuốc trừ cỏ hay thuốc trừ sâu rầy, vì chúng là các loại hóa chất độc rất có hại cho con người.

                  Vẫn theo bà Albert, vì trong cây dandelion có chất taraxacin, có công dụng lợi đường tiểu tiện, những người thích dược thảo dùng nó cho mục đích này. Vì dandelion có rất nhiều potassium, một chất dinh dưỡng thường bị mất khi bị lọc qua quả thận, các người dùng dược thảo ưa dandelion hơn là các loại thuốc nhuận tiểu là hóa chất chế tạo kỹ nghệ.

                  Cây dandelion cũng kích thích gan sản xuất thêm nhiều mật hơn, nhờ đó giúp thêm cho đường tiêu hóa. Vẫn theo tác giả Albert, từ nhiều thế kỷ qua, người ta dùng dandelion để trị bệnh cồn cào bao tử (heartburn), bệnh sạn mật, bệnh vàng da và cả chứng phù (dropsy) mà gần đây người ta nói đó là do suy tim (congestive heart failure).

                  Trong bài báo nói trên bà Susan Albert còn cho cả công thức để làm một số món sà lách với lá dandelion.


                  Từ Văn Thạch

                  http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=8745&z=14
                  #9
                    HongYen 05.07.2006 23:09:22 (permalink)
                    Trị ngộ độc thực phẩm bằng thảo dược

                    Gừng là vị thuốc quý chữa ngộ độc thức ăn.

                    .....

                    vvn
                    Mạnh thường quân


                    http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=90161
                    #10
                      HongYen 01.05.2007 07:04:02 (permalink)
                       
                      HẠT CHANH GIẢM HO, GIẢI ĐỘC
                       
                      Hạt chanh, một dư phẩm thường bị loại bỏ khi sử dụng quả chanh, lại là vị thuốc được dùng khá phổ biến theo kinh nghiệm dân gian.
                       
                      Khi trẻ bị ho, lấy hạt chanh, hạt quất, lá thạch xương bồ - mỗi vị 10g, mật gà đen một cái. Tất cả dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm cho chín rồi uống làm 2-3 lần trong ngày. 
                       
                      Hoặc hạt chanh 10g, lá hẹ 15g, hoa đu đủ đực 15g, nước 20ml. Các dược liệu đem nghiền nát, hòa với nước rồi thêm mật o­ng hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày, dùng vài ngày. 
                       
                      Để giải độc chữa rắn cắn, lấy hạt chanh tươi hoặc phơi khô 10-20g nhai nhỏ, nuốt nước, lấy bã đắp vào vết cắn (đây là kinh nghiệm của nhân dân ở một số vùng miền núi nước ta và ở một vài địa phương của Ấn Độ).  
                       
                      Về cơ chế tác dụng của hạt chanh đối với nọc rắn, theo kinh nghiệm dân gian, những vị thuốc có chất đắng thường có tác dụng giải độc tốt (chất đắng trong hạt chanh đã được xác định là lemonin hay pepolimonin).  
                       
                      Dùng riêng hoặc phối hợp hạt chanh 15g, mướp đắng 10 hạt, rễ thạch xương bồ 12g, củ gấu 20g, muối ăn vài hạt. Tất cả để tươi giã nhỏ, ngâm với 30ml nước sôi trong 10 phút, khuấy đều rồi chắt hoặc lọc. Người lớn uống làm hai lần cách nhau 20 phút; trẻ em dưới 15 tuổi uống 1/4 đến 1/3 liều người lớn. 
                       
                      Ngoài ra, hạt chanh vừa tách khỏi múi quả (10-20g) ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ. Chất nước dính bao quanh hạt sẽ nở và tan ra thành một dung dịch đặc nhầy, thêm đường, uống một lần trong ngày, chữa táo bón.
                       
                      (Sức khoẻ và đời sống)
                       
                      http://www.vinhphuc.gov.vn/soyte/soyte/tncb/1502lhatchanh.html
                      #11
                        HongYen 02.05.2007 12:14:08 (permalink)

                         
                        Dứa - vị thuốc đa năng
                         
                        Dứa không chỉ làm tan sỏi thận mà còn trợ giúp tiêu hóa, tẩy tế bào chết trên da... Tuy nhiên, không nên dùng dứa cho những người đang bị chảy máu.
                         
                        Có 3 loại dứa chính:
                        Loại hoàng hậu: Thịt quả vàng đậm, giòn, thơm, ngọt. Quả nhỏ, mắt quả lồi, loại dứa này có phẩm chất cao nhất. Dứa hoa, thơm, hay dứa Tây thuộc loại này.

                        Loại Cayenne: Thịt quả vàng ngà, nhiều nước, ít thơm và vị kém ngọt hơn dứa hoa. Quả rất to, vì thế còn gọi là dứa độc bình.

                        Loại Spanish: Thịt quả vàng nhạt có chỗ trắng, vị chua, hương kém thơm và nhiều nước hơn dứa hoa. Quả kích thước trung bình, mắt sâu. Dứa ta, dứa mật… thuộc loại này.

                        Dứa không chỉ giàu vitamin và khoáng mà còn chứa bromelin - một enzym có tác dụng thủy phân protein thành các acid amin có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Ở pH 3,3, chất này có tác dụng như men pepsin của dịch vị; còn ở pH 6, nó có tác dụng như men trypsin của dịch tụy. Do đó, sau những bữa ăn có nhiều thịt, nên tráng miệng vài miếng dứa. Chất bromelin tập trung nhiều nhất trong lõi quả.
                         
                        Dân gian thường dùng dịch ép quả dứa chưa chín làm thuốc tẩy, nhuận tràng. Quả dứa chín nướng cháy, gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn 1 quả, ăn trong 4 ngày giúp chữa huyết áp cao… Đặc biệt, nhiều người dùng quả dứa chín chữa bệnh sỏi thận có hiệu quả: Lấy một quả dứa chín để nguyên vỏ, khoét ở cuống quả một lỗ nhỏ, lấy 7-8 g phèn chua giã nhỏ nhét vào, dùng thân dứa vừa khoét đậy lại, đem nướng trên than hồng (hoặc vùi vào lửa) cho cháy sém hết vỏ, thịt quả chín mềm. Để nguội, vắt lấy nước uống, mỗi ngày 1 quả. Sỏi thận sẽ bị bào mòn dần và tan hết, nếu sỏi nhỏ thì có thể tiểu tiện ra được.

                        Tây y dùng bromelin của dứa làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, bôi lên nơi tổn thương (vết thương, vết bỏng, vết mổ) để làm sạch các mô hoại tử, mau lành sẹo. Bromelin làm tăng hiệu quả kháng sinh và thuốc chữa hen. Nó cũng có tác dụng làm giảm di căn ở các bệnh ung thư.
                         
                        Thịt quả dứa còn được dùng làm mặt nạ nhằm lột nhẹ lớp tế bào sừng phía ngoài, bộc lộ lớp da non phía trong mịn màng và trắng hơn.

                        Cẩn thận khi dùng dứa
                         
                        Dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên có tài liệu khuyên: Những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (người hay chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

                        Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

                        Dứa cũng gây ngộ độc (dân gian thường gọi là “say dứa”). Sau khi ăn dứa 30-60 phút, bệnh nhân thấy khó chịu, ngứa khắp người, nổi mày đay, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, có thể mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ. Nếu ngộ độc nhẹ, khoảng 3 giờ sau nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê man và tử vong.
                         
                        Dân gian cho rằng bệnh nhân ăn phải “dứa có nọc rắn phun”. Thực ra, thủ phạm là một loại vi nấm có độc tính cao. Vi nấm thường có trên mặt đất ẩm, phát triển mạnh trong mùa hè, trùng với mùa dứa chín. Dứa mọc ở sát đất, thu hái xong cũng để dưới đất; vỏ dứa xù xì, mắt dứa làm thành những cái hốc là nơi cư trú tốt cho nấm. Mặt khác, dịch bào của dứa có độ ẩm, có hàm lượng đường cao và pH acid là những điều kiện thuận lợi cho nấm độc phát triển. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây độc cho người ăn.
                         
                        Để phòng ngừa tai biến này, khi mua cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải gọt dày cho hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt dứa, xát qua ít muối rồi rửa sạch, mới bổ ra ăn.
                         
                        (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
                         
                        Thứ tư, 25/4/2007, 08:37 GMT+7
                        http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/04/3B9F52C9/
                         
                        #12
                          HongYen 11.05.2007 11:12:48 (permalink)




                          Từ Thuốc Bắc, Thuốc Nam, Thuốc Dân Tộc, Đến Dược Thảo  
                           
                          MAI THANH TRUYẾT . Việt Báo Thứ Hai, 5/7/2007, 12:02:00 AM
                           
                           




                            Những danh từ dùng cho tựa đề của bài viết nầy đều có cùng chung một định nghĩa và ứng dụng tùy theo không gian và thời gian. Thuốc Bắc ở Việt Nam dùng để chỉ các loại thuốc dùng cây, lá, rễ, củ, hột, v.v… đã được biến chế do một Đông y sĩ người Trung Quốc khám bịnh và cho toa. Còn thuốc Nam, tương tự như thuốc Bắc, nhưng do một Đông y sĩ người Việt Nam đãm nhận. Các loại cây  lá được biến chế trong thuốc Nam tương đối đơn giản  như phơi khô hoặc sấy khô, và cân lượng cũng không có yêu cầu chính xác như một nấm lá khô, một muỗng bột rễ cây…thay vì một chỉ …, ba ly… như ở thuốc Bắc.
                           
                          Người được chẩn bịnh sau khi nhận thuốc xong, mang về nấu trong một cái nồi đất với (thông thường) ba chén nước và đun sôi. Khi nước "xắc" lại còn tám phân, bịnh nhân "chắt" nước ra, để nguội và uống. Một thang thuốc có thể uống được nhiều lần, thường là hai lần.
                           
                          Thuốc dân tộc chỉ được dân miền Nam nghe đến kể từ sau 30 tháng tư năm 1975 do miền Bắc xâm nhập vào. Thuốc dân tộc không cần có Đông y sĩ chẩn mạch như thuốc Bắc và thuốc Nam. Thuốc đã được bào chế sẳn cũng như được "nhà nước' công bố công dụng của từng loại cây, lá, hay cũ... dùng để chữa trị một bịnh nào đó. Và dân chúng cứ thế mà dùng, cho dù có hiệu nghiệm hay không. Nếu chúng ta đã từng sống trong xã hội Việt Nam khoảng năm năm đầu sau khi nước nhà được "thống nhất", chắc ai cũng còn nhớ cây xuyên tâm liên. Thực sự, người viết chưa từng thấy cây nầy cũng như cung cách chữa trị như thế nào, và trị bịnh gì? Nhưng, trong giai đoạn trên, mỗi lần đi khám bịnh ở phòng y tế phường hay xã, đều được cán bộ chữa trị bằng xuyên tâm liên. Người viết cũng đã từng nghe nhiều câu chuyện kỳ thú về xuyên tâm liên do một anh bộ đội vượt Trường sơn kể như sau:" nếu vợ chồng không có con trong một thời gian dài, đôi vợ chồng nầy sẽ được cán bộ hướng dẫn là mỗi khi "ăn nằm" với nhau, chỉ cần cột một dây xuyên tâm liên qua bụng người vợ. Thế là sẽ có con sau đó ngay!"
                           
                          Còn câu chuyện dài dược thảo  ở Hoa Kỳ thể hiện "tính khoa học" còn cao hơn nữa, nhất là trong cộng đồng Việt Nam. Các Đông y sĩ ở đây, nói chung đều mang  (được mang, hay tự mang) những danh hiệu rất oai là Bác sĩ Đông y (Oriental Doctor - OD) hay Tiến sĩ Đông Y (Ph.D of Oriental Medicine), cũng như nhiều danh xưng nổ khác nữa. Thật ra, ở đây cũng căn cứ vào rễ, thân, củ, lá, hột như thuốc Bắc và thuốc Nam; tất cả được chế biến có tính cách hoàn chỉnh hơn dược thuốc Bắc và thuốc Nam, gần giống như các loại thuốc của y khoa hiện đại như dạng bột, viên, hay viên bọc nhựa, nước, hay dạng thuốc tể v.v…
                           
                          Trong phần trình bày sau đây, chúng tôi sẽ bàn về định nghĩa, nguồn gốc, cách dùng và những vấn nạn có thể xảy ra sau khi dùng thuốc dược thảo. Danh từ "thuốc" dùng ở đây để chỉ tất cả các loại cây, cỏ, rễ, thân, lá, củ, hột… chứ không nói đến những hóa chất khác được gian thương cho thêm vào để làm tăng một vài đặc tính trị liệu mà không cần lưu tâm đến những di hại về sau, như arsenic, đồng, chì, thủy ngân, selenium, thậm chí vàng (gold) nữa.
                           
                          * Nguồn gốc và định nghĩa dược thảo
                           
                          Theo quan điểm của các nhà khoa học Hoa Kỳ, khoa dược thảo chỉ có thể được xem như là một phương cách trị liệu bổ túc (complementary therapy), chuyên dùng các loại cây hay hóa chất ly trích từ cây. Do đó, đâylà một ngành y khoa riêng biệt đặt trọng tâm chữa trị bằng cây cỏ có trong thiên nhiên. Và danh từ herbalism dùng để chỉ hệ phái dùng cây cỏ để trị liệu hầu hết các bịnh gần giống như tất cả những bịnh liệt kê trong ngành y khoa hiện đại.
                           
                          Nguồn gốc của ngành y khoa dược thảo được xem như xuất hiện từ khi có sự hiện diện của con người trên quả địa cầu. Và nếu đi xa hơn nữa, nguồn gốc nầy đã có trước khi loài người xuất hiện (qua sự tiến hóa từ khỉ). Giống khỉ Chimpanzees đã biết ăn một loại lá cây đặc biệt để diệt các ấu trùng trong bao tử. Loài nai đã biết truy tìm các lá dùng để kích thích tâm thần (psycho-active). Một số thú vật khác cũng đã biết tìm đến nấm như penicillin và các loại nấm chống nấm (antifungals) để trị liệu hay tiêu diệt các loại bò chét ngoài da. Sau đó, con người mới biết áp dụng trong trị liệu như những liều thuốc kháng sinh.
                           
                          Ngành dược thảo đúng nghĩa đã góp phần không nhỏ vào việc trị liệu bổ túc và song hành với ngành y khoa hiện đại. Thuốc phiện (morphine) được trích ly từ cây thuốc phiện (poppies), aspirin từ cây liễu, và digoxin dùng để chữa trị nhịp tim đập không đều đến từ cây đuôi chồn (foxglove).
                           
                          Ngành dược thảo không ngừng ở mặt trị liệu từng bộ phận hay từng bịnh mà còn có "tham vọng" chữa trị toàn cơ thể con người, và "khuyến khích" cơ thể tự "hoàn chỉnh" hay điều chỉnh qua thuốc cây cỏ. Các nhà chuyên môn của ngành nầy nghĩ rằng, những hóa chất trong một tập hợp cây cỏ sẽ làm cân bằng cơ thể và tạo nên những phản ứng hổ tương để chữa trị toàn thể con người.
                           
                          Có thể nói ngành y khoa cây cỏ ngày nay phát triển rất nhanh trên toàn thế giới. Mức tiêu thụ ước tính khoảng 23 tỷ Mỹ kim trong năm 2004 căn cứ vào báo cáo của cuộc triển lãm quốc tế lần thứ hai về dược thảo. Hiện tại, có khoảng 34% người Hoa Kỳ lớn tuổi đã hơn một lần viếng các Bác sĩ Đông y dược vào năm 1990.
                           
                          * Vấn đề an toàn của dược thảo.
                           
                          Có một khái niệm hết sức thông thường và tự nguyện của người đời là, dược thảo nghĩa là cây cỏ (herbal) là tự nhiên (natutal), và là an toàn (safe); vì vậy, dược thảo ao toàn hơn các loại thuốc bằng háo chất hay tổng hợp hóa chất do ngành y dược khoa hiện đại bào chế.
                           
                          Do có suy nghĩ trên, cho nên một số người Hoa kỳ và dĩ nhiện, một số không nhỏ người Việt ở hải ngoại lẫn thường dùng các loại thuốc cây cỏ trong công việc phòng bịnh và trị bịnh. Đối với dược thảo, các nhà sản xuấtvkhông cần phải khai báo với Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) về cơ cấu của thuốc, cũng như tính hiệu nghiệm, cùng phản ứng phụ, và mức an toàn của thuốc đặc chế. FDA cũng không đói hỏi thông tin cần được liệt kê trên nhản hiệu của các lọ thuốc. Do đó, kết quả dù tích cực hay tiêu cực, hay ảnh hưởng dài hạn lên cơ thể hoàn toàn không được biết đến và cũng không có một cuộc nghiên cứu dài hạn nào để thẩm định mức an toàn của thuốc.
                           
                          Thí dụ như nước trích từ cây nhàu (gingko biloba) đã đưộc quảng cáo rầm rộ trong cộng đồng Việt Nam trước đây, và hiện nay vẫn còn lai rai…là có khả năng trị bá bịnh. Có mấy ai biết được, qua nghiên cứu khoa học, phản ứng của thuốc nầy có thể gây ra hiện tượng chảy máu bên trong cơ thể, và có thể gây ra phản ứng với các yếu tố làm chống đông máu có sẳn trong máu của con người.
                           
                          Mặc dù Luật Dietary Supplement Health & Education Act năm 1994 cho phép các loại thuốc thực vật trên được ghi trong nhản hiệu hướng dẫn cách dùng và tính hiệu nghiệm của thuốc. Nhưng trên thực tế ngoài thị trường, các nhản hiệu trên hòan tòan không ghi rõ vế cách định bịnh, chữa trị hay phòng bịnh gì cả!
                           
                          Thêm một điều nữa là dược thảo không bị đòi hỏi phải cung cấp tỷ lệ các thành phần hóa học cấu tạo ra thuốc, cũng như tính tinh khiết (purity) như các loại thuốc dành cho ngành y khoa hiện đại. Do đó hiệu quả của cùng một loại thuốc, cùng một nhản hiệu có thể không giống nhau vì do những tạp chất có trong thuốc thay đổi trong lúc sản xuất như phấn hoa, chất gây dị ứng cho cơ thể, bào tử của hoa v.v.. Và tỷ lệ khác biệt nầy có thể thay đổi tính hiệu nghiệm của thuốc, đôi khi gây ra những phản ứng bất lợi cho bịnh nhân.
                           
                          Do đó, mặc dù một số dược thảo có thể trợ giúp giải quyết một số bịnh của con người, nhưng điều đó không có nghĩa là dược thảo đạt được mức an tòan. Theo khuyến cáo của ngành y dược khoa tân tiến, phụ nữ đang mang thai không nên dùng dược thảo vì có thể có phản ứng bất ngờ và có thể bị trụy thai.
                           
                          Đối với các loại thuốc trong ngành dược khoa, dựa vào hóa chất tổng hợp hay một số trích ly từ cây cỏ, hay nấm trong thiên nhiên, nhưng các thuốc nầy đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, với cân lượng chính xác, và được thí nghiệm lên thú vật hay con người trong một thời gian dài trước khi tung ra thị trường. Và dĩ nhiên, những thuốc trên cũng có thể có những phản ứng phụ hay phản ứng khi dùng khi dùng nhiều loại thuốc khác nhau trong cùng một thời điểm. Điều nầy cũng đã được liệt kê trên nhản thuốc hay được bác sĩ khám bịnh khuyến cáo và lưu ý bịnh nhân khi kê toa.
                           
                          Tuy nhiên, điều trên đây không xảy ra đối với dược thảo về các điều kiện bào chế thuốc. Hiện tại, hầu hết các sản phẩm dược thảo đều nằm ngoài tầm kiểm soát của những luật lệ quy định cho ngành y khoa. Điều đó có nghĩa là không có gì bảo đảm cho sự hiệu nghiệm của thuốc, cũng như thành phần cùng cân lượng của những chất hoá học cấu tạo ra thuốc. Ngay cả nhà bào chế thuốc cũng không đạt được tính chính thống của ngành, mỗi nhà bào chế (sản xuất) theo từng trường phái dược thảo khác nhau. Thí dụ thuốc nhàu của nhà bào chế A sẽ khác thuốc của của nhà bào chế B.
                           
                          Một thí dụ khác điển hình là nếu bạn bị bịnh về tim, bịnh viêm yết hầu (angina), cao áp huyết, hay chứng đau mắt (glaucoma), một số dược thảo dùng để trị liệu các chứng bịnh kể trên sẽ đưa đến những phản ứng có thể làm chết người đối với bịnh nhân bị tiểu đường loại I hay bị chứng phong giựt (epilepsy). Thêm nữa, các dược thảo quảng cáo cho những bà mãn kinh nguyệt và hay bị chứng nóng mặt (hot flashes) là các loại cỏ và rể của cây Black Cohosh, Black Snake, Bugwort, Rattle weed. Thực sự nếu dùng các loại dược thảo kể trên, các bà có thể giảm chứng nóng mặt lúc ban đầu nhưng hậu quả sẽ phải trả là một giá rất đắt, đó là bịnh ung thư. Nên nhớ, nếu không dùng thuốc chi cả, chứng nóng mặt sẽ biến mất sau một thời gian.
                           
                          Từ những nhận định trên, câu hỏi được đặt ra là, chúng ta có nên dùng dược thảo không?
                           
                          * Hiệu năng của dược thảo
                          Đối với ngành y dược khoa, một thuốc mới sắp ra sẽ phải được kiểm chứng qua nhiều giai đọan như vừa kể trên, điều đó không những bảo đảm được tính hiệu nghiệm và an tòan của thuốc, mà còn đi xa hơn nữa là liệu thuốc mới vừa được tung ra thị trường có an tòan hơn (safer), và hiệu nghiệm hơn khi so sánh với các loại thuốc đã sản xuất trước kia và có cùng một mục đích trị liệu.
                           
                          Nhưng đối với dược thảo, hòan tòan không có một nghiên cứu nào cả mà chỉ dựa vào cãm tính (intuition) nhiều hơn. Do đó, nhiều khi bịnh nhân phải trả một chi phí cao cho dược thảo mà không nhận được kết quả trị liệu nào cả, không kể đến những phản ứng phụ có thể xảy ra.

                           
                          .....
                           
                          http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=115&nid=107281
                          #13
                            HongYen 11.05.2007 11:17:03 (permalink)





                            Từ những nhận định trên, câu hỏi được đặt ra là, chúng ta có nên dùng dược thảo không?
                             
                            * Hiệu năng của dược thảo
                             
                            Đối với ngành y dược khoa, một thuốc mới sắp ra sẽ phải được kiểm chứng qua nhiều giai đọan như vừa kể trên, điều đó không những bảo đảm được tính hiệu nghiệm và an tòan của thuốc, mà còn đi xa hơn nữa là liệu thuốc mới vừa được tung ra thị trường có an tòan hơn (safer), và hiệu nghiệm hơn khi so sánh với các loại thuốc đã sản xuất trước kia và có cùng một mục đích trị liệu.
                             
                            Nhưng đối với dược thảo, hòan tòan không có một nghiên cứu nào cả mà chỉ dựa vào cãm tính (intuition) nhiều hơn. Do đó, nhiều khi bịnh nhân phải trả một chi phí cao cho dược thảo mà không nhận được kết quả trị liệu nào cả, không kể đến những phản ứng phụ có thể xảy ra.
                             
                            Để trả lời câu hỏi trên, quan điểm của một số nhà y dược học là:
                             
                            - Một số dược thảo được xem như là một loại thức ăn bổ túc (food additive)  như các loại sinh tố thiên nhiên và vô hại cùng những loại muối khoáng, cũng như không ảnh hưởng và phản ứng phụ cho người tiêu dùng.
                             
                            - Ủy ban An tòan Y khoa (Committee on Safety of Medicine) khuyến cáo bịnh nhân cần phải tham khảo vơí bác sĩ về các loại dược thảo đang dùng trước khi được giải phẩu, vì có rất nhiều loại dược thảo dị ứng với hóa chất gây mê, chống đông máu, và những thuốc xử dụng trong và sau khi giải phẩu.
                             
                            - Còn Viện Quốc gia Những Nhà Sưu tầm Dược thảo (National Institute of Medical Herbalists) khuyến cáo nhà dược thảo cần phải theo dõi từ ba đến năm năm ảnh hưởng lên con người của dược thảo đã được bào chế trước khi tung ra thị trường.
                            Vì những lý do trên cùng những hạn chế thông tin về dược thảo, lời khuyên hay nhất cho người xử dụng dược thảo là cần phải tham khảo bác sĩ gia đình và những bác sĩ chuyên môn về dược thảo (herbal practictioner) trước khi dùng.
                             
                            Cũng cần nên tham vấn nhà dược thảo trị liệu để họ có thể hiểu rõ hơn điều kiện sức khoẻ tổng quát của bịnh nhân, cùng các loại thuốc đã hay đang xử dụng, cuộc sống thường nhật của bịnh nhân và lịch sử về sức khoẻ gia đình. Và sau một thời gian trị liệu bằng dược thảo, bịnh nhân cần phải đến tham khảo thêm để có thể chận đứng được những phản ứng phụ kịp lúc nếu có.
                             
                            Sau cùng, Viện Sức khoẻ Quốc gia (National Institute of Health) có một mạng lưới tập trung về những nghiên cứu liên quan đến dược thảo cũng cần được tham khảo thêm qua Trung tâm Quốc gia về Y khoa Bổ túc và Tương ứng (National Center for Complementary & Alternative Medicine).
                             
                            * Thay lời kết
                             
                            Ngày hôm nay, ngoài những bữa ăn chính, nhiều người cần phải có thức ăn dinh dưỡng bổ túc (dietary supplements) tùy theo điều kiện sức khỏe của cơ thể cả về vật chất lẫn tâm sinh lý. Do đó, xử dụng dược thảo cũng phụ giúp một phần nào trong việc trị liệu với điều kiện là bịnh nhân cũng như người chẩn đóan bịnh và cho thưốc cần hiểu rõ căn bịnh và nhu cầu cần phải có dược thảo bổ túc thêm cho việc trị liệu.
                            Nhưng trên thực tế, nhất là trong cộng đồng người Việt, đặc biệt tại Hoa Kỳ, dược thảo đã trở thành một kỹ nghệ béo bở cho rất nhiều người. Ngành dược thảo ở đây hoàn tòan độc lập, và hòan tòan tùy thuộc vào người bào chế (?) và hầu như những nhà bào chế Việt Nam là những cá nhân hoạt động riêng rẽ, không nơi nào giống nơi nào.
                             
                            Qua truyền thông như phát thanh, báo chí, truyền hình.. .chúng ta hàng ngày nghe ra rã những quảng cáo rất nhiều loại thuốc dược thảo dùng để trị liệu nhiều bịnh khác nhau, cũng như trị "bá bịnh". Nhiều khi cùng một nguồn gốc dược thảo, những nhà bào chế đã trình bày những phương cách trị liệu và liều lượng khác nhau. Chúng ta dễ dàng kiểm chứng điều nầy qua các quảng cáo về thuốc nhàu Noni, thuốc cây lô hội v.v.. .
                             
                            Thậm chí, có những nhà bào chế không biết lấy từ nguồn nguyên liệu nào gọi là sữa ong chúa rồi chia ra thành lọ thuốc mang những con số vô tình khác nhau như: 7, 9,14, 26 v.v.. .để trị bách bịnh hay bá bịnh.
                             
                            Giả sử như sũa ong chúa có tính chất trị bá bịnh đúng như quảng cáo, mỗi người trong chúng ta thử đặt một câu hỏi nhỏ cho nhà bào chế nầy là, làm thế nào để có đủ lượng sữa ong chúa để sản xuất hàng trăm ngàn chai lọ thuốc như trên? Nên nhớ, mỗi tổ ong chỉ có một con ong chúa và khả năng chứa sữa (?) của một con ong chúa không đạt được 0.05 cc, tức nhỏ hơn một giọt nước. Người viết không rõ người bào chế định nghĩa chữ "sữa" như thế nào, nhưng qua tài liệu tham khảo đọc được, Honey Bee Venom, tức là nọc của loài ong mật có thể trị được chứng đau cơ sơ hóa tức là Fibromyalgia mà thôi!
                             
                            Cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngoại quá dễ dãi để cho gian thương lợi dụng mà không có một phản ứng nào cả. Cộng thêm một số đồng bào vì dễ tin và nhẹ dạ cho nên vô hình chung đã tiếp tay cho việc làm bất chính trên. Thiết nghĩ, ngày hôm nay, đã đến lúc chúng ta cần góp bàn tay để làm sạch cộng đồng, ý thức bổn phận dân sự (civic duty) của chính mình để cho những cung cách làm ăn không đứng đắn tồn tại trong cộng đồng nữa. Nên nhớ, ảnh hưởng và các phản ứng phụ khi dùng hoá chất không đúng cách (có trong dược thảo sẽ diễn ra sau vài thập niên xử dụng chứ không phải là một ảnh hưởng tức khắc.
                             
                            Khẩn mong Quý bà con lưu ý đến những điều trình bày trên đây.
                             
                            West Covina, 5/2007


                             MAI THANH TRUYẾThttp://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=115&nid=107281
                            #14
                              HongYen 16.05.2007 12:04:12 (permalink)
                              Hà Thủ Ô 
                              NGUYỄN NGỌC LAN & NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH
                              Việt Báo Thứ Bảy, 5/12/2007, 12:02:00 AM
                               
                               






                              Nếu đã từng sống ở Việt Nam sau 75 không một ai mà lại không nghe nói đến Hà thủ Ô...Nó là một loại thảo dược, một cây thuốc rất phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản và tại Việt Nam ta từ cả ngàn năm nay rồi. Thân củ (rhizome) và rễ Hà thủ Ô có tính năng bổ dưỡng, giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe và đẩy lui tuổi già...Các ông xồn xồn tóc bắt đầu điểm muối tiêu và bết bát về sinh lý, hãy mau mau tìm mua rượu Hà thủ Ô về mà uống thì tóc sẽ lâu bạc và mình sẽ ngon lành trở lại không thua gì hồi còn niên thiếu. Đó là những tin đồn đãi trong dân gian về cây Hà thủ Ô…!Đừng tưởng Hà thủ Ô chỉ có bán ở bên Trung quốc và Việt Nam mà thôi, món thảo dược nầy cũng rất ư là phổ biến trong các tiệm thuốc thiên nhiên tại hải ngoại và trên Internet dưới những tên rất lạ tai như Fo Ti, He Shou Wu, Shou wu Pian, v.v…
                               
                              Kể chuyện đời xưa
                              Theo tương truyền rằng, thì hồi xửa hồi xưa bên Tàu có Ông Hà điền Nhi 58 tuổi, người ốm yếu, không vợ con, buồn cho số phận hẩm hiu nên tối ngày chỉ biết mượn rượu để giải sầu. Một hôm Ông xỉn quá nên ngủ quên ở bìa rừng. Khi thức dậy Ông ta nhìn thấy trước mặt có 2 nhánh dây leo quấn lấy nhau từng chập. Ông mới chợt nghĩ ra…nên bèn đào lấy củ của cây đó đem về phơi khô và nấu uống thử ròng rã trong nhiều tháng. Lạ thay, tóc ông không còn bạc nữa mà lại trở nên đen tuyền và càng ngày Ông càng cảm thấy mạnh khỏe hơn trước một cách lạ kỳ. Một thời gian sau Ông tìm được một bà vợ và chỉ trong vòng 10 năm sanh ra được rất nhiều con ở chật nhà. Ông ta sống đến 160 tuổi thì mới qua đời. Cháu Ông ta cũng theo gương ông nội mà uống Hà thủ Ô nên cũng thọ được 130 tuổi...Người Trung Hoa họ gọi cây nầy là He shou Wu (Black haired Mr He), hay Hà Thủ Ô nếu gọi theo tiếng Việt Nam mình.
                               
                              Hà thủ Ô là cây gì?
                              Tên khoa học là Polygonum multiflorum thuộc họ Polygonaceae. Hà thủ Ô mọc hoang ở Á châu như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam…Được Trung Quốc và Nhật Bản sử dụng như một loại dược thảo từ mấy ngàn năm nay. Tại các quốc gia Âu Mỹ cùng với sự bộc phát của phong trào thuốc thiên nhiên từ vài chục năm nay nên Hà thủ Ô cũng thấy xuất hiện nhiều trong các tiệm bán thuốc thiên nhiên và trên Internet dưới rất nhiều tên khác nhau như: Fo Ti, Chinese cornbind, Flowery knotweed, Climbing knotweed, He shou Wu, Ho shou Wu, Multiflora preparata, Shen Min, Shou wu Pian, Zi shou Wu…
                               
                              Hà thủ Ô là một loại cây leo, có thân rễ nằm sâu trong đất. Rễ càng già càng quý. Thông thường, sau khi cây đã mọc ba năm thì có thể sử dụng được rồi.
                               
                              Đông Y và nhóm Thuốc Thiên Nhiên nói gì về Hà thủ Ô?
                               
                              Hà thủ Ô đào lên còn nguyên xi, không chế biến xài liền thì gọi là Hà thủ Ô trắng (white Fo Ti). Có chứa nhiều chất chống oxyt hóa (antioxidants), dùng để giải độc máu và để nhuận tràng (laxative).
                               
                              Theo sách Tây cho biết, người Trung quốc họ chế biến Hà thủ Ô bằng cách đem nấu trong nước đậu đen để có được Hà thủ Ô đỏ (red Fo Ti). Hà thủ Ô đỏ có nhiều tính năng trị liệu hơn Hà thủ Ô trắng...Hà thủ Ô sắc uống để bổ máu, bổ gan thận, bổ xương gân, giúp đẩy lui tuổi già, giúp tăng trí nhớ, ngừa bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, trị mất ngủ, mệt mỏi, giúp tóc lâu bạc cũng như giữ cho tóc được đen tuyền. Hà thủ Ô giúp bồi dưỡng sức khỏe, chống lão hóa, tăng sức miễn dịch, kháng khuẩn, trị bệnh ngoài da, hạ total cholesterol, hạ cholesterol xấu LDL, tăng cholesterol tốt HDL, hạ chất mỡ triglyceride, hạ đường huyết và đặc biệt có tính bồi dưỡng sinh lý cho mấy ông nào hơi bết bát học lâu thuộc bài...Rượu Hà thủ Ô là món thuốc trợ dương rất tốt, thuộc loại Ông uống Bà khen. Hà thủ Ô có thể được sử dụng dưới nhiều dạng như phơi khô, sắc uống như trà, ngâm rượu, chế thành viên hoàn, trích tinh chất, tán thành bột, viên nang (capsule), trà tan, v.v…Tại Bắc Mỹ, Hà thủ Ô hay Fo Ti thường được quảng cáo đại loại như trên, nhưng ngoài ra dược thảo nầy cũng còn được bán rất mạnh để giúp cho đen tóc và ngừa sói đầu! Hà thủ Ô cũng có thể tiềm với gà, nấu chung với các loại thuốc Bắc như dương quy, sinh địa, đinh hương và mật ong, v.v...Muốn ngâm rượu thì dùng 200g Hà thủ Ô+200g long nhãn+15g đinh hương+50g mật ong ngâm trong 2 lít rượu trắng. Sau 36 ngày là dùng được rồi, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml (theo ThS Hoàng Khánh Toàn,VnExpress).
                               
                              Hà thủ Ô có những hoạt chất gì?
                               
                              Phần được dùng để làm thuốc là rễ và thân rễ...
                              Hà thủ Ô tươi, không chế biến có chứa các phụ chất (derivatives) anthraquinones như chrysophanol và emodin. Các chất nầy có tính nhuận tràng (laxative). Ngoài ra còn có stilbene glycoside rất tốt cho gan, ngăn cản tác dụng của các enzymes gan là ALT (alanine aminotransferase) và AST (aspartate aminotransferase)...Anthroquinones làm hạ đường huyết và cũng có thể chuyển ra thành anthrones trong ruột. Chất nầy rất độc cho gan như làm viêm gan chẳng hạn...
                               
                              Hà thủ Ô phơi khô, có thể làm gia tăng chất superperoxide lipid và chất malonyldialdehyde (MDA), được xem là dấu ấn sinh học (biomarker) của hiện tượng chống lão hóa (anti-aging). Hà thủ Ô không làm tăng chất ceruloplasmin trong serum, làm giảm hiện tượng teo tuyến thymus và ngăn cản tác dụng của hai chất Prednisolone và Hydrocortisone. Chiết xuất Hà thủ Ô từ rượu có thể làm tăng cholesterol tốt HDL, làm giảm triglyceride, giảm total cholesterol và làm chậm lại tiến trình xơ cứng động mạch (atherosclerosis)...Hình như chiết xuất Hà thủ Ô từ nước có khả năng ngăn trở virus hépatite B phát triển tăng số (làm réplication)...Hà thủ Ô cũng có một ít tác dụng của hormone nữ 17 bêta-eostradiol tương tợ như ở đậu nành.
                              Cũng có thể có những phản ứng bất lợi khi uống Hà thủ Ô
                               
                              Có thể bị tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa. Gần đây cũng có một vài khảo cứu cho biết đã xảy ra một vài ca viêm gan cấp tính do việc sử dụng Hà thủ Ô...Triệu chứng chung là vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu và các enzymes AST và ALT của gan đều tăng lên. Ngưng sử dụng Hà thủ Ô thì các triệu chứng nầy cũng biến mất.
                              Hà thủ Ô có thể tương tác với một số thuốc Tây
                               
                              -*Với thuốc trị tiểu đường: Khiến đường huyết tuột xuống quá thấp (hypoglycemia). Đó là các thuốc Glimepiride (Amaryl), Glyburide (Diabeta)…
                               
                              -*Với thuốc trị bệnh tim Digoxin (Lanoxin): Trên lý thuyết nếu lạm dụng Hà thủ Ô có thể làm tăng nguy cơ máu bị mất quá nhiều chất potassium (hypokaliemia) và thuốc Digoxin trở nên độc hại cho tim.
                               
                               -*Với các thuốc lợi tiểu diuretic: Lạm dụng Hà thủ Ô trong thời gian uống thuốc lợi tiểu có thể làm mất thêm nhiều potassium hơn nữa. Để ngăn ngừa tình trạng nầy, có thể uống thêm các chất bổ sung potassium. Các thuốc lợi tiểu làm mất potassium là Chlorothiazide (Diuril),  Chlorthalidone, Furosemide (Lasix), Hydrochlorothiazide (Hydrodiuril).
                               
                               -*Với các thuốc xổ: Trên lý thuyết nếu lạm dụng Hà thủ Ô cùng lúc uống thuốc xổ thì có thể có nguy cơ xổ quá mạnh làm mất đi hết các chất điện giải, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
                               
                              Hà thủ Ô làm sai lệch kết quả xét nghiệm Labo
                              -*Test Cholesterol: Hà thủ Ô làm hàm lượng Cholesterol total trong máu giảm xuống và làm sai lệch kết quả thật sự.
                                -*Colorimetric Test (thử màu): Hà thủ Ô gây sậm màu nước tiểu.
                                -*Test Glucose: Hà thủ Ô làm giảm đường huyết.
                                -*Test potassium: chất anthraquinones của Hà thủ Ô làm tuột potassium trong máu xuống.
                                -*Test Triglyceride: Hà thủ Ô làm giảm Triglyceride trong máu.
                              Tránh dùng Hà thủ Ô nếu bạn đang có những bệnh:
                              -Bệnh về đường ruột: như đang bị tiêu chảy, nghẽn ruột, đau ruột dư, bệnh Crohn’s disease hay bị viêm loét kết tràng (ulcerative colitis).
                              -Bệnh về tim.
                              -Bệnh về gan.
                               
                              * Kết luận
                              Tốt hay không tốt? Theo Đông y và Thuốc thiên nhiên thì Hà thủ Ô là một dược thảo rất tốt và sự kiện nầy đã được chứng minh từ cả ngàn năm nay rồi. Tây y cũng nhìn nhận Hà thủ Ô có thể có một số lợi ích nào đó đối với sức khỏe, nhưng phải được sử dụng một cách sáng suốt và cẩn thận. Tốt hơn hết nên tham khảo với bác sĩ gia đình của mình trước khi sử dụng Hà thủ Ô.
                               
                              • Có thể không an toàn nếu uống vì vấn đề hại gan.
                              • Chưa có kết quả đáng tin cậy về mặt khoa học nếu sử dụng ngoài da.
                              • Có thể nguy hiểm lúc mang thai vì tính nhuận tràng của Hà thủ Ô.
                              • Có thể không an toàn lúc cho con bú. Chất anthroquinones của Hà thủ Ô có thể truyền qua sữa mẹ khiến cháu bé bị tiêu chảy.
                               
                              Tài liệu tham khảo:
                              - Natural Medicines Comprehensive Database. Compiled by the Editors of Pharmacist’s Letter and Prescriber’s Letter, Sixth edition-2004.
                              - Subhuti Dharmananda PharmD, PhD. Potential rare reactions to He Shou Wu (Polygonum multiflorum). Institude for Traditional medicine, Portland, Oregon.
                              - Battinelli et al (2004). New case of acute hepatitis following consumption of Shou wu Pian, Annals of Internal Medicine 140: E589
                              - Park et al (2001). Acute hepatitis induced by Shou wu Pian, a herbal product derived from Polygonum multiflorum. Journal of Gastroenterology and hepatology 16:115-117.
                              - ThS Hoàng khánh Toàn. Hà thủ Ô bổ máu, làm đen tóc. Sức Khỏe & Đời Sống, VnExpress 29/01/2005.
                              - Huyền thoại Cây Hà thủ Ô. Sức Khỏe & Đời Sống. www.3c.com.vn 02/02/2007.
                              Montreal, May 12, 2007



                               NGUYỄN NGỌC LAN & NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH
                               

                               
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 28 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9