Chuyên đề: Nha khoa
NKT 02.06.2004 15:10:17 (permalink)
* Thông tin y dược

Cà phê có thể giúp bảo vệ răng

Một số người thường không thích uống cà phê vì nghĩ rằng nó là một trong nhiều tác nhân làm ố bẩn men răng. Nhưng gần đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm một lợi ích khác của cà phê: mỗi buổi sáng nếu bạn dùng một tách cà phê có thể góp phần giúp bảo vệ răng không bị sâu, hỏng. Lý do là trong cà phê có các hợp chất, đặc biệt là Trigonelline, khắc tinh của vi khuẩn Streptococcus - thủ phạm gây sâu răng, chất này sẽ giúp răng tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn. (TT)

Vitamin D và canxi giúp răng chắc khỏe

Theo các nhà khoa học Mỹ, ngoài khả năng ngăn ngừa bệnh loãng xương, canxi và vitamin D còn giúp răng chắc khỏe. Họ đã tiến hành nghiên cứu trên 145 người tuổi trung bình 71 trong vòng năm năm.
Trong ba năm đầu, các tình nguyện viên này được chia thành hai nhóm. Nhóm 1 được bổ sung vitamin D và canxi mỗi ngày. Nhóm 2 sử dụng giả dược. Trong vòng hai năm sau đó các nhà nghiên cứu nhận thấy chỉ có 40% số người ở nhóm 1 bị rụng răng so với 59% số người ở nhóm 2. Canxi có nhiều trong sữa, các sản phẩm từ sữa (pho-mát, yaourt), trái cây và rau xanh, còn để bổ sung vitamin D bạn nên ăn nhiều cá, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, dầu cá và đặc biệt nên tắm nắng vào buổi sáng. (BSGĐ)

Dùng bàn chải điện ít bị sâu răng

Bàn chải đánh răng chạy bằng điện với thiết kế đặc biệt có thể quét sạch bựa và mảng bám, do đó ngừa các bệnh răng miệng tốt hơn bàn chải thường. Các nhà khoa học Anh tuyên bố như vậy, sau khi phân tích 29 cuộc thử nghiệm nha khoa với sự tham gia của hơn 1.700 người. Bàn chải điện rất được ưa chuộng trong những năm gần đây, song chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về tác dụng của chúng. Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Nha khoa Edinburgh và 3 đại học khác ở Anh mới đây đã trở thành những người đầu tiên công nhận hiệu quả của dụng cụ vệ sinh nha khoa này. Họ nhận thấy những người sử dụng bàn chải điện trong vòng 1 tháng có lượng mảng bám giảm 11% so với những người dùng bàn chải thường. Đặc biệt là nguy cơ phát triển các bệnh răng miệng như viêm lợi, sâu răng... ở nhóm này giảm 6%, và sau 3 tháng giảm tới 17%. (TT)

Giận nhiều thì răng đau

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Harvard, Mỹ, sự bực bội và thiếu cởi mở có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Sau khi khảo sát hơn 42.000 chuyên gia y tế nam, trong đó hơn một nửa là nha sĩ. Những người tham dự ở độ tuổi 40-75 khi nghiên cứu bắt đầu vào năm 1986. Họ hoàn toàn khoẻ mạnh về đường răng lợi khi được khám vào năm 1996. Nhưng 4 năm sau, 26% xuất hiện các bệnh về răng. Kết quả cũng cho thấy những người thường xuyên nổi cáu có 43% nguy cơ phát triển bệnh răng lợi cao hơn so với những người ít cáu giận. Ngoài ra, đàn ông có ít nhất một bạn thân thì cũng ít hơn 30% nguy cơ bị đau răng hay những bệnh tương tự. Những quý ông ly dị, goá vợ hoặc chưa bao giờ kết hôn dễ gặp trục trặc về răng lợi hơn là những người có gia đình. Theo các nhà nghiên cứu thì stress góp phần dẫn đến vệ sinh răng miệng kém và giảm hệ miễn dịch, từ đó tăng nguy cơ phát triển bệnh răng lợi.

* Cẩm nang y học

Đau răng

- Đau răng là gì?
“Đarău ng “ thường ám chỉ đến đau quan rǎng hay hàm. Trong phần lớn trường hợp, đau răng gây ra bởi các vấn đề của răng hay hàm, chẳng hạn như sâu răng, răng nứt, lộ chân răng, bệnh nướu răng, bệnh lý khớp thái dương hàm, hay co thắt các cơ nhai.

Độ trầm trọng của đau răng có thể thay đổi từ đau mạn tính và nhẹ đến đau chói và nhức nhối. Đau có thể tăng khi nhai hay bởi nóng, lạnh. Khám kỹ càng cộng với x quang có thể giúp xác định được nguyên nhân, cho dù là đau do răng hay do các vấn đề của răng hay hàm.

Đôi khi, đau răng có thể gây ra bởi một vấn đề không bắt nguồn từ răng hay hàm. Đau xung quanh răng và hàm có thể là các triệu chứng của các bệnh tim (như chứng nghẽn mạch vành đột ngột), của tai ( như nhiễm trùng tai ngoài hay tai trong), và các xoang(đường thông khí của xương má).

Nguyên nhân răng miệng nào gây đau răng?

Các nguyên nhân răng miệng thường gặp gây đau răng bao gồm sâu răng, áp xe răng, bệnh nướu, kích thích chân răng, hội chứng răng nứt, bệnh khớp thái dương hàm, răng mọc kẹt và răng đang mọc.

Sâu răng


Nguyên nhân thông thường nhất gây đau răng là sâu răng. Các xoang sâu là các lỗ ở 2 lớp ngoài cùng nhất của răng gọi là men và ngà. Men răng là bề mặt cứng trắng ở ngoài nhất và ngà là lớp màu vàng nằm dưới lớp men. Cả 2 lớp có chức năng bảo vệ mô răng, bảo vệ tủy răng bên trong, là nơi có các mạch máu và thần kinh.

Các vi khuẩn trong miệng chuyển đường thành axit. Axit làm mềm và ( cùng với nước bọt) hoà tan men và ngà tạo lỗ sâu răng. Lỗ sâu nhỏ, cạn có thể không gây đau và có thể không làm bệnh nhân để ý. Các lỗ sâu lớn hơn có thể tích tụ các mảnh vụn thức ăn.

Tủy bên trong của răng bị sâu có thể bị kích thích bởi độc tố vi khuẩn hay các thức ăn nóng, lạnh, chua hay ngọt- gây đau răng. Đau răng từ các xoang sâu lớn này thường là lý do làm bệnh nhân đi đến nha sĩ.

Điều trị xoang sâu nhỏ và cạn thường là trám răng. Điều trị xoang lớn hơn cần miếng cẩn ngoài hay mão răng.

Điều trị xoang sâu đã xuyên tới và làm tổn thương tủy bằng thủ thuật nội nha hay nhổ răng. Tổn thương tủy có thể dẫn đến chết tủy, gây nhiễm trùng răng (áp xe răng). Điều trị răng bị nhiễm trùng bằng nhổ răng hay nội nha. Nội nha là thủ thuật lấy mô tủy chết (do đó tách được hay loại bỏ nhiễm trùng) và thay thế tủy bằng một vật liệu trơ.

Nội nha được áp dụng để cố gắng giữ lại răng chết khỏi bị nhổ. Nếu muốn xem thêm thông tin, xin đọc bài sâu răng.

Bệnh nướu

Nguyên nhân thường gặp thứ hai của đau răng là bệnh nướu răng. Đây là tình trạng viêm của mô mềm( nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bênh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong "mảng bám" tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu. Mãng bám này là hỗn hợp thức ăn, nước bọt, và vi khuẩn.

Các triệu chứng sớm của bệnh nướu bao gồm chảy máu nướu không đau. Đau là triệu chứng của bệnh nướu đã tiến triển khi sự mất xương xung quanh răng dẫn đến sự hình thành túi nướu. Vi khuẩn trong các túi nướu gây nhiễm trùng nướu, sưng, đau, và phá huỷ thêm xương. Bệnh nướu tiến triển có thể gây mất răng.

Điều trị bệnh nướu giai đoạn sớm bao gồm vệ sinh răng miệng và lấy đi mảng bám vi khuẩn. Bệnh nướu mức độ trung bình đến nặng thường đòi hỏi phải làm sạch răng và toàn bộ các chân răng gọi là "xử lý mặt chân răng", từ các chân răng bị lộ trong khi nạo túi dưới nướu là sự lấy đi bề mặt của lớp mô nướu bị viêm. Cả hai thủ thuật này thường được làm với gây tê tại chỗ và có thể kèm với kháng sinh uống để chống nhiễm trùng hay áp xe. Điều trị theo sau đó có thể là nhiều loại phẫu thuật nướu khác.

Ơ' bệnh nướu răng có phá huỷ xương nhiều và lung lay răng, nẹp răng hay nhổ răng có thể cần thiết.

Hội chứng khớp thái dương hàm.

Các bệnh của khớp thái dương hàm có thể gây đau, thường ở phía trước 1 hay 2 tai. Khớp thái dương hàm giữ hàm dưới ăn khớp với sọ. Đau ở khớp này có thể gây ra bởi chấn thương cấp tính( như cú đấm vào mặt), viêm hay viêm khớp thoái hoá, hay bởi xương hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi bệnh nhân nhai hoặc nuốt.

Đôi khi các cơ quanh khớp này được dùng để nhai bị co thắt, gây đau đầu và cổ và khó mở miệng bình thường. Sự co thắt các cơ này tăng lên khi nhai hay bởi các "stress" trong cuộc sống, làm bệnh nhân nghiến răng và do đó làm các cơ co nhiều hơn.

Co thắt cơ tạm thời cũng có thể gây ra khi gây tê tại chỗ hoặc khi thực hiện các thủ thuật nha khoa hay bởi do chấn thương khi nhổ răng khôn bị kẹt.

Điều trị đau khớp thái dương hàm thường bao gồm các thuốc kháng viêm như ibuprofen( Motrin) hay naproxen( Naprosyn, Apranax), các biện pháp khác gồm có băng gạc ấm và ẩm để thư giãn vùng khớp, tập aerobic thường xuyên để giảm stress, ăn thức ăn mềm mà không cần nhai nhiều, hoặc hướng dẫn hàm dưới vào vị trí phía trước bằng máng nhai.

Tái lập lại vị trí của hàm dưới về phía trước với máng làm giảm áp lực lên dây thần kinh và mạch máu của khớp, và giảm đau, máng thay đổi vị trí gặp nhau của răng trên và dưới. Để duy trì vị trí mới này, máng cần được đeo mọi lúc ngay cả lúc ăn. Những bệnh nhân không muốn mang máng nhai, các biện pháp thay thế để duy trì vị trí mới bao gồm các mão toàn phần lên tất cả các răng sau( cối nhỏ và cối lớn) hay bằng cách khâu.

Răng kẹt và mọc răng.

Răng cối lớn ( các răng ở sau hàm) đang mọc hay bị kẹt( răng đè lên lẫn nhau) có thể gây đau khi các răng cối lớn mọc, mô gần đó có thể trở nên viêm và sưng. Các răng kẹt có thể cần thuốc giảm đau, kháng sinh và phẫu thuật nhổ bỏ. Điều này thường xảy ra với răng khôn kẹt.

Chăm sóc răng miệng
5 điều cần nhớ để phòng các bệnh răng miệng

1. Giữ vệ sinh răng miệng, chải răng sau mỗi bữa ăn và tối trước khi đi ngủ.
2. Chải răng theo đúng phương pháp:

Chải đúng góc độ
Mặt ngoài
Mặt nhai
Mặt trong
3. ăn uống các chất cần thiết để bồi bổ răng: trái cây, xương hầm...
4. Khám răng định kỳ, mỗi 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm bệnh sâu răng.
5. Trám bít hố rãnh và sử dụng Fluor ngừa sâu răng (Kem đánh răng có Fluor, nước súc miệng có pha Fluor...).


* Tư vấn sức khỏe

Tại sao phải cạo vôi răng định kỳ?

Khi nướu sưng phồng, dễ bị tách ra khỏi răng; nướu đỏ, dễ chảy máu nướu khi đánh răng; hơi thở hôi… đó là một số những triệu chứng của bệnh nướu. Theo bác sĩ Nguyễn Kim Phụng (Nha khoa Thuận Kiều), tất cả bệnh nướu đều có nguyên nhân khởi đầu là mảng bám trên nướu. Mảng bám là một màng mỏng , dính , không màu chứa vi khuẩn được hình thành liên tục trên răng, theo thời gian mảng bám có thể phát triển sâu về phía dưới đường viền nướu. Độc tố của vi khuẩn trong mảng bám trên răng có thể phá hủy mô nướu và hệ thống xương nâng đỡ răng-được gọi là bệnh viêm nha chu. Ngày nay với kỹ thuật cao trong ngành nha, bệnh nướu đã có thể điều trị hoàn toàn bằng nhiều cách bên cạnh việc thường xuyên chải răng . Đối với mảng bám dưới nướu không thể lấy ra bằng máy cạo vôi siêu âm hiện đại. Các bác sĩ thường khuyên phải cạo vôi răng định kỳ sáu tháng một lần.
#1
    LeoN 03.06.2004 01:35:34 (permalink)
    Bệnh sâu răng là gì?
    Bệnh sâu răng thực chất là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá vô cơ (tinh thể Can-xi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng, do vi khuẩn gây ra.
    Nguyên nhân bệnh sâu răng



    3 yếu tố quan trọng gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường (trong thức ăn) và thời gian.

    *Vi khuẩn gây bệnh sâu răng tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng (tên gọi dân dã là bựa răng).

    *Đường trong thức ăn và đồ uống. Vi khuẩn sử dụng đường để tạo và phát triển các mảng bám răng. Đồng thời chúng tiêu hoá đường để tạo a-xit, ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng, làm thành lỗ sâu.
    *Thời gian vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng: Nói chung vi khuẩn luôn tồn tại trong miệng. Còn đường thường tồn tại từ 20 phút đến khoảng 1 giờ trong miệng sau khi ăn, tuỳ thuộc vào hình thức chế biến trong thức ăn (đặc quánh hay lỏng, loãng).
    *Bệnh sâu răng chỉ diễn ra khi cả 3 yếu tố trên cùng tồn tại !!! Vì thế cơ sở của việc phòng chống bệnh sâu răng là ngăn chặn 1 hoặc cả 3 yếu tố xuất hiện cùng lúc.
    Còn một yếu tố thứ tư không kém phần quan trọng là bản thân người bệnh. Các yếu tố chủ quan như tuổi tác, bất thường của tuyến nước bọt, bất thường bẩm sinh của răng có thể khiến cho khả năng mắc bệnh sâu răng tăng cao và tốc độ bệnh tiến triển nhanh.



    Dấu hiệu của bệnh

    Một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là xuất hiện lỗ hổng trên bề mặt răng. Bệnh nhân nào cũng có thể tự phát hiện ra dấu hiệu này. Nhưng rất tiếc là khi các lỗ hổng này xuất hiện thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, đang bước sang giai đoạn trầm trọng. Do đó lỗ sâu răng không phải là dấu hiệu giúp chúng ta phát hiện bệnh kịp thời.
    Bình thường bệnh sâu răng có tốc độ phát triển tương đối chậm, mất khoảng từ 2 đến 4 năm để ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng. Khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm (hoặc có khi 2 năm) đầu thì bệnh thường tiến triển mà không tạo lỗ trên bề mặt răng. Do đó người bình thường không nhận ra mình bị bệnh.
    Khi lỗ sâu còn nông thì không đau. Chỉ đến khi lỗ sâu lớn, ăn vào lớp ngà răng thì mới thấy đau với cưòng độ nhẹ, đặc biệt là khi ăn thức ăn nóng, lạnh hoăc chua, ngọt. Nhưng ngừng ăn thì cơn đau cũng ngừng.
    Nếu để bệnh tiêp tục tiến triển thì sâu răng sẽ ăn vào tận buồng tuỷ răng, gây ra bệnh viêm tuỷ, đến lúc này thì rất đau, cơn đau kéo dài và người bệnh thường không xác định chính xác được là răng nào gây đau (thường chỉ xác định được 1 khu vực đau chung chung).
    Nếu vẫn tiếp tục để bệnh phát triển mà không điều trị thì tuỷ răng sẽ chết và từ bệnh sâu răng và viêm tuỷ răng sẽ phát sinh ra các biến chứng như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch …nhiều trường hợp gây ra tử vong. Vì vậy, không nên coi thường bệnh sâu răng.

    Điều tri bệnh sâu răng
    Nếu được phát hiện sớm khi lỗ sâu răng chưa xuất hiện hoặc khi sâu răng chưa ăn sâu vào lớp ngà răng thì phần lớn bệnh sâu răng có thể được ngăn chặn bởi chính người bệnh mà không cần phải điều trị phúc tạp, tốn kém.
    Có 3 cách chủ yếu để chữa bệnh sâu răng ở giai đoạn sớm, đó là:

    * Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.

    * Hạn chế tối đa các thức ăn, đồ uống có phụ gia là đường.

    * Sử dụng dung dich keo Flo ở chỗ răng sâu. Phương pháp này có tác dụng rất nhanh và hiệu quả trong việc ngăn chặn sâu răng và phuc hồi cấu trúc răng trở lại bình thường bởi vi Flo ở dung dịch này có nồng độ cao hơn nhiều so với ở trong kem đánh răng. Nhưng tuyệt đối cách này chỉ được thực hiện bởi nha sĩ để tránh ngộ độc Flo, nhất là ở trẻ em.
    Ở giai đoạn muộn của bệnh sâu răng thì cách điều trị phổ biến nhất là hàn răng.
    Trong một số trường hợp hy hữu khi răng sâu nặng, không thể hàn được thì phải nhổ.

    Vậy làm sao để phát hiện ra bệnh sâu răng sớm? Chỉ có một cách duy nhất là đi khám nha khoa
    #2
      LeoN 03.06.2004 01:41:01 (permalink)
      Bệnh viêm lợi
      Bệnh viêm lợi gây ra bởi vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Lợi của người bệnh trở nên sưng, đỏ, chảy máu dễ dàng, đặc biệt là khi đánh răng. Bệnh có thể được hoá giải bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa thường xuyên và đi nạo răng định kì. Lợi của bệnh nhân hoàn toàn có khả năng khôi phục lại trạng thái khoẻ mạnh ban đầu.


      Bệnh viêm quanh răng
      Khi bệnh viêm lợi không được quan tâm và điều trị thì sẽ phát triển thành bệnh viêm quanh răng. Đến lúc này bệnh không chỉ đơn thuần là sưng và chảy máu lợi nữa mà lợi sẽ dần dần tụt khỏi răng, tạo nên những túi lợi sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm trầm trọng thêm mức độ của bệnh. Hơn thế nữa, nếu như bệnh vẫn không được quan tâm điều trị đúng mức thì xương và dây chằng bao bọc quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần, khiến cho răng không có chỗ dựa, trở nên lung lay và cuối cùng sẽ rụng.

      Quá trình phát triển của bệnh tử khi viêm lợi cho đến viêm quanh răng, rồi rụng răng xảy ra chậm (mất vài năm), nhưng hầu như không có dấu hiệu đau đớn nào. Chính vì vậy mà thông thường người bệnh không nhận thức được tình trạng sức khoẻ của răng miệng của mình cho đến khi bệnh đã bước sang giai đoạn nghiêm trọng.

      Một điều nguy hiểm nữa đối với bệnh nhân bị bệnh viêm quanh răng là nguy cơ bị sâu ở chân răng. Lí do là khi lợi tụt xuống, để lộ chân răng. Chân răng được bao bọc bởi lớp xương răng mỏng và mềm hơn so với men răng, vì thế mà nó dễ bị tiêu huỷ bởi acid vi khuẩn, tạo nên lỗ sâu răng.

      Dấu hiệu của bệnh viêm quanh răng: Những dấu hiệu của bệnh thường ít được người bệnh chú ý cho đến khi nó trở nên nghiêm trọng. Chúng bao gồm:

      . Hôi miệng

      . Sưng, đỏ lợi

      . Chảy máu lợi

      . Cảm giác đau khi nhai

      . Lung lay răng

      . Răng nhạy cảm khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.



      Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh quanh răng
      . Sự có mặt của cao răng - Vệ sinh răng miệng kém

      . Hút thuốc lá

      . Phụ nữ có thai

      . Stress - Căng thẳng thần kinh

      . Bệnh nhân đái tháo đường

      . Bệnh nhân mang virus HIV



      Điều trị bệnh quanh răng
      Tuỳ thuộc vào độ trầm trọng của bệnh mà nha sĩ sẽ đưa ra một phương án điều trị thích hợp, từ điều trị đơn giản như nạo răng cho đến điều trị phức tạp như phẫu thuật, tái tạo lại hình dáng, chức năng của lợi, xương…
      < Sửa đổi bởi: LeoN -- 2.6.2004 20:44:49 >
      #3
        phudentist 18.10.2006 12:03:48 (permalink)
        Một trang web mới dành cho các bạn muốn tìm hiểu về nha khoa. www.nhakhoa.biz
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9