Thưa các bạn!
Đọc rất kỹ để rồi suy ngẫm với những chứng cứ, những lý do, những giải thích... nhưng sao vẫn chưa đủ để thuyết phục, để ngã ngũ.... Trong lòng cứ dứt day bởi sự thật về bài thơ, về tác giả, về những thông tin đã có, những thông tin chưa thể có. Từ bữa vnman78 gửi để HB đăng bài thơ ĐÔI DÉP của Thuận Hóa cùng với xuất xứ ra đời của bài thơ - ĐÔI DÉP cứ ám ảnh KN.
Trở lại bài thơ ĐÔI DÉP của Thuận Hóa, Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi - người con gái dòng dõi gia tộc Huế - người nữ biệt động thành đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng ở tuổi 21. Một xuất xứ rất dễ đi vào lòng người đọc.
Bữa nay, KN đã in hai bài thơ, đặt chúng nằm song song trên bàn và... thử đi tìm sự thật bằng linh cảm của chính mình, gạt đi tất thảy "những chứng cứ, những lý do, những giải thích". Và chợt phát hiện được mấy chi tiết, xin được viết lên để các bạn cùng suy ngẫm:
1. Hai câu mở đầu:
TK: Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh viết về đôi dép TH: Vần thơ đầu anh viết tặng cho em
Là vần thơ anh viết về đôi dép => Vần thơ có lý hơn chứ, sao lại có bài thơ đầu, bài thơ sau?
2. Khổ thơ thứ 2:
TK: Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng dời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau TH: Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược
Từ Bắc vào Nam cát bụi cùng nhau => Các bạn đọc đi, một chút ngẫm ngợi thôi, sẽ thấy Thuận Hóa viết "Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước" logic lắm, logic nằm ngay chính từ "nhau" được lặp lại ấy đấy!
=> Sao TK lại viết "cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược", vô lý thế nhỉ? Và TH "Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược" - câu thơ không vần ở đoạn bắt nhịp "đi làm" nhưng chân thực làm sao... và rất hợp với câu "Từ Bắc vào Nam". Sát thực không chỉ trong ngữ nghĩa, mà cả chính hoàn cảnh lịch sử nước nhà vào thời điểm năm 1965.
3.
TK: Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh TH: Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng... nỗi nhớ Ý Nhi ơi! => Ở khổ thơ thứ 5 này, đã được các bạn yêu thơ bình và cảm nhận rất sâu sắc
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=177697, câu thơ thay cho tiếng gọi hay tiếng nấc "Mà trong lòng... nỗi nhớ Ý Nhi ơi!".
4.
TK: Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia! TH: Hai chúng mình thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em... thương lắm Ý Nhi ơi! => Ở khổ thơ kết, có lẽ làm KN vui sướng nhất khi đọc bài cảm nhận của Huyền Băng:
Trong bài thơ này nổi bật là câu:
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.
Có ai nghĩ ngợi rằng đôi dép này như thế nào không? Ở đây theo tôi là một đôi dép râu, dép râu của những người lính vượt Trường Sơn trước đây đã dùng trong chiến tranh, chớ không phải là một đôi dép thông thường
Và đôi dép này mới trèo đèo lặn suối, lên thác xuống ghềnh, tức là vụ việc xảy ra từ trước 1975. Rất tiếc là bài thơ được đưa lên mạng trước đây lại không đúng thế này nên bài thơ mất hay đó là:
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc nầy chẳng phải một đôi đâu
Có lẽ người sửa lời đã không hiểu được ý của tác giả? Dép râu nhìn chiếc nào cũng như chiếc nấy người đời khó mà phân biệt nếu nó cùng kích cỡ. Chỉ có người đi, mang nó mới cảm nhận được thôi.
Đó, cái chân thực của ĐÔI DÉP mà theo KN - chỉ có Thuận Hóa có được! Và, chi tiết Huyền Băng phát hiện ra ấy đã bổ trợ cho hai câu kết của bài thơ:
TK: Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia! TH: Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em... thương lắm Ý Nhi ơi! đã thêm một lần làm cho ĐÔI DÉP của Thuận Hóa được bền vững hơn bởi tính chân thực, mộc mạc, giản dị và đầy tình nhân ái, rất phù hợp với xuất xứ ra đời của bài thơ.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.08.2008 00:13:35 bởi Huyền Băng >