Bài học Chechnya.
meta4954 11.07.2006 18:40:52 (permalink)
Tin BBC. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2006/07/060710_chechnya_basaev.shtml
Ngày 10 Tháng 7 năm 2006, Tin cho hay chỉ huy phiến quân Shamil Basayev, người đứng đầu danh sách truy nã của Nga và một trong số ít nhân vật bị Liên Hiệp Quốc gọi là "khủng bố quốc tế", vừa bị hạ sát tại Ingushetia, gần Chechnya.
Hãy cùng Meta ngược dòng thời gian tìm hiểu cuộc chiến giữa Nga và Chechnya.

Thiên truờng kịch bi thảm mở màn.

Ngày 9 tháng 9 năm 2004, chính phủ Nga treo giải thuởng 10 triệu đô la Mỹ cho thông tin về hành tung của 2 thủ lĩnh phiến quân Chechnya là …đuơng kim tổng thống Chechnya, ông Aslan Maskhadov và tuớng Shamil Basayev. Chúng ta không tin mấy về giải thuởng này vì nó đã tỏ ra không hiệu quả trong 3 năm qua khi Mỹ treo giải 25 triệu đô cho ai tố giác hành tung Bin Laden. Ở I Rắc, hầu hết các tuớng lãnh, viên chức thuộc hạ Saddam bị bắt không phải vì tiền thuởng. Nhưng một điều chúng ta lấy làm khó hiểu rằng kèm theo thông báo giải thuởng, tổng thống Putin cũng cay đắng chỉ trích chính phủ Mỹ và các quốc gia Tây phuơng, một thời lên án thủ đoạn tàn nhẫn của Nga trong cuộc chiến dành độc lập của Chechnya. Tại sao Mỹ và Nga cùng là nạn nhân của khủng bố lại không thể hợp tác với nhau? Có gì khác nhau giữa Bin Laden, Al Qaeda và khủng bố Chechen? Chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân bất hợp tác và sự khác nhau này.
Từ khi Sô Viết sụp đổ, các quốc gia bị bắt buộc sát nhập vào liên bang Sô Viết lần luợt ly khai và tuyên bố độc lập. Các quốc gia này là :

Armenia độc lập ngày 23 tháng 9 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/Armenia)
Azerbaijan độc lập ngày 30 tháng 8 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/Azerbaijan)
Belarus độc lập ngày 25 tháng 8 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/Belarus)
Estonia độc lập ngày 20 tháng 8 năm 1991(http://en.wikipedia.org/wiki/Estonia)
Georgia độc lập ngày 9 tháng 4 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/Georgia_%28country%29)
Kazakhstan độc lập ngày 16 tháng 12 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/Kazakhstan)
Kyrgyzstan độc lập ngày 31 tháng 8 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/Kyrgyzstan)
Latvia độc lập ngày 21 tháng 8 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/Latvia)
Lithuania độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1990 tuyên bố độc lập nhưng thực sự thì tháng 9 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/Lithuania)
Moldova độc lập ngày 27 tháng 8 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/image:LocationMoldova.png)
Russia độc lập ngày 26 tháng 12 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/Russia)
Tajikistan độc lập ngày 9 tháng 9 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/Tajikistan)
Turkmenistan độc lập ngày 27 tháng 10 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/Turkmenistan)
Ukraine độc lập ngày 24 tháng 8 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/Ukraine)
Uzbekistan độc lập ngày 1 tháng 9 năm 1991 (http://en.wikipedia.org/wiki/Uzbekistan).
Duy Chechnya còn sót lại thì xui xẻo thay, cũng là lúc Russia muốn dùng một nuớc nhỏ, yếu làm đòn cảnh cáo cho những nuớc còn sót lại trong liên bang Sô Viết, lăm le đòi ly khai . Các quốc gia thành công trong việc đòi độc lập trên có nhiều tài nguyên, nhân tài hơn Chechnya tại sao Nga lại dễ dàng chấp nhận mà Chechnya lại không?
Một lập luận cho rằng Chechnya có vị trí chiến luợc quan trọng đối với Nga . Chechnya kiểm sóat đuờng ống dẫn dầu từ Azerbaijan, mất nó kể như Nga mất hẳn một mạch máu tạo sinh lực . Ngòai ra, Chechnya còn là cửa ngõ đem ảnh huởng đến cho các lân quốc vùng Caucasus mà một cuờng quốc bằng mọi giá, phải làm chủ.
Lập luận này không đứng vững . Nga đã mất tất cả các chư hầu giàu tài nguyên trong đó có nhiều mỏ dầu . Đã buông tha Azerbaijan là nơi chứa dầu, cần gì giữ lại 1 mảnh đất chỉ có đuờng ống ? Bạn bán nhà, giữ cánh cửa làm gì nếu cho rằng Chechnya là cánh cửa dẫn đến một vùng không còn thuộc về mình?
Thưa rằng dù bao năm duới sự cai trị tàn ác phi nhân duới chế độ Cộng Sản, nguời dân Nga vẫn luôn hiểu rằng các thế lực tư bản Tây phuơng núp duới chiêu bài tự do dân chủ nhưng thực sự họ chỉ muốn triệt tiêu một thế lực đối nghịch và hiểm họa một quốc gia khác ý thức hệ nhưng lại có võ khí nguyên tử. Vậy thì mày phải tự do dân chủ để tao đỡ lo, còn thì no đói mặc mày, tao không cần biết. Hiểu như thế, nguời Nga chủ truơng chỉ có mình mới đủ lòng tốt mà cứu mình thôi. Họ luôn thuơng tiếc một Sô Viết hùng cuờng, một thời kiểm sóat một nửa thế giới. Đứng truớc sự suy yếu và băng rã của liên bang Sô Viết, phải biểu duơng sức mạnh để chặn đứng phong trào ly khai, bất kể giá nào. Nguời Nga, đặc biệt đảng viên Cộng Sản và các nguời già đã từng trải qua sự huy hoàng, hùng mạnh của Stalinist Sô Viết, vẫn ấp ủ cái ảo tuởng rằng nuớc Nga hậu Cộng Sản vẫn đủ sức thống trị các lân quốc nhỏ yếu. Họ chọn Chechnya để biểu duơng sức mạnh của họ.

Ba mũi tiến công vào Grozny, Chechnya của quân đội Nga năm 1999.


Cuộc chiến đấu thứ nhất dành độc lập của Chechnya :

Năm 1991 Boris Yelsin kế vị Mikhail Gorbachov làm tổng thống nuớc Nga. Lúc này liên bang Nga (Russian Federation, không phải Sô Viết) còn 88 khu vực nhỏ tuơng đuơng với các tỉnh, đang có nguy cơ nối gót Sô Viết tan rã thành 88 nuớc. Năm 1992, Boris Yelsin thảo ra hiệp ước liên bang gọi là Federative Treaty để củng cố các địa phận còn lại. Tatarstan và Chechnya không chịu ký. Tatarstan theo đuổi chính sách hòa hoãn , uyển chuyển linh hoạt tùy theo mỗi sự việc (tiếng chuyên môn gọi là modus vivendi). Tháng 11 năm 1998, phát ngôn viên Tatarstan phát biểu :"Bài học Chechnya là một khuyến cáo mọi nguời rằng xung đột quân sự giữa trung uơng và các khu vực không nên tái diễn trong bất kỳ hình thức nào."
Tổng thống Chechnya, ông Dzhokar Dudayev, một cựu phi công của không quân chiến luợc Sô Viết (Dalnya Aviatsia) sau 2 năm kiên quyết đòi độc lập từng phần và chính thức tuyên bố độc lập toàn diện năm 1993 gây ra cuộc nội chiến với phe nhóm chủ truơng ... lệ thuộc liên bang Nga, dĩ nhiên do Nga thành lập và hỗ trợ. Mùa hè năm 1994, chính phủ Nga tố cáo chính phủ Dudayev đàn áp các chính trị gia đối lập, tham nhũng và những liên hệ với các hoạt động tội phạm quốc tế khác. Chechnya trở nên tiền đồn của những tổ chức tội phạm, buôn lậu vũ khí và ma túy. Vài nhóm đối lập võ trang đuợc yểm trợ cả tài chính lẫn quân sự bởi liên bang Nga, phát động cuộc nội chiến nhằm lật đổ đuơng kim tổng thống Chechnya, ông Dudayev. Tháng 8 năm 1994, bọn tay sai Nga này đặt bom một trạm điện thọai và đuờng rầy xe lửa từ Baku đi Mạc Tư Khoa. Dudayev ban hành sắc lịnh đặt quốc gia trong tình trạng khẩn truơng và tháng 9, ban hành lịnh thiết quân luật. Nhóm chống đối phát động cuộc tổng tấn công vào ngày 26 tháng 11 năm 1994 với sự yểm trợ ngấm ngầm của "chí nguyện quân" từ những đơn vị chính quy quân đội Nga. Thọat đầu, các giới chức quân sự Nga chối bỏ bất cứ liên hệ nào trong cuộc chiến ấy cho đến khi cuộc tổng tấn công thất bại vào tháng 12 năm 1994, các nhà quân sự Nga công khai bắt tay vào việc lật đổ chính phủ Dudayev.


Tổng thống Dzhokar Dudayev.

Sau một mệnh lệnh không rõ xuất xứ của chính phủ Boris Yelsin, 3 sư đoàn thiết giáp, bộ binh Chechen thân Nga và an ninh bộ nội vụ (một lực luợng gồm những đơn vị rút ra từ những lực luợng vũ trang chính quy) xâm lăng Chechnya vào ngày 10 tháng 12 năm 1994 với mục tiêu là một chiến thắng mau chóng dẫn đến bình định và tái lập một chính phủ thân Nga. Quân đội Nga dùng chiến thuật áp đảo và tấn công bừa bãi vào các thị trấn và làng mạc. Sau khi Nga chiếm giữ đuợc vài thành phố và thị trấn lớn của Cộng Hòa Chechen, các chiến sĩ Chechen áp dụng chiến thuật du kích và khủng bố để đối phó. Quân đội Nga bị sa lầy vào cuộc chiến tiêu hao nhân mạng và tiền của. Chỉ đến tháng 4 năm 1995, tức có hơn 4 tháng, quân đội Nga thiệt mạng 1500 nguời, về phía dân sự thì 25000 nguời.
Bị ám ảnh bởi viễn tuợng một liên bang Nga tan rã thành 88 mảnh vụn nếu nhuợng bộ Chechnya, tổng thống Boris Yelsin luỡng lự giữa việc xúc tiến cuộc chiến và lên án bộ truởng quốc phòng, ông Pavel Grachev và các tuớng lãnh là thiếu khả năng, bất tài. Yelsin huyền nhiệm vài tuớng lãnh, kể cả đại biểu bộ truởng quốc phòng, ông Boris Gromov nguời cả tiếng bình phẩm tiêu cực về cuộc chiến . Tình trạng không thể đạt đuợc một chiến thắng tuơng đối khả quan và sự lộn xộn trong hàng ngũ chỉ huy cao cấp biểu lộ rằng Pavel, bộ truởng quốc phòng, mất khả năng kiểm sóat quân đội. Ngày 30 tháng 7 năm 1995 Chính phủ Chechen và lực luợng trung thành với tổng thống Dudayev ký kết một thỏa ước quân sự kêu gọi ngừng bắn, giải giới hàng ngũ phiến loạn, triệt thoái hầu hết quân đội liên bang Nga và trao đổi tù binh. Việc thực thi thỏa uớc này tiến hành rất chậm và ngừng hẳn sau khi tuớng Romanov, cựu tư lịnh lực luợng Nga bị ám sát.
Ngày 17 tháng 12 1995, chính phủ Nga tổ chức cuộc bầu cử để nguời dân Chechnya chọn lựa một tổng thống khác thay thế tổng thống Chechnya đã bị đánh bật khỏi thủ đô Grozny. Các tổ chức nhân quyền trên thế giới kêu gọi đình chỉ cuộc tuyển cử này . Họ khuyến cáo rằng kết quả cuộc bầu cử thiếu sự tín nhiệm và dự đoán nó sẽ gia tăng sự căng thẳng sẵn có cũng như ngăn cản mọi nỗ lực hòa giải chính trị. Tuy vậy, ông Dokur Zavgayev thắng cử giữa những chứng cớ gian lận và mánh khóe điều động kết quả bầu cử.
Những vi phạm về nhân quyền của lực luợng chiếm đóng Nga xảy ra trên quy mô lớn hơn của lực luợng kháng chiến Chechens. Sự bắn giết bừa bãi và sử dụng lực luợng chênh lệch gây nhiều cái chết dân sự. Họ cũng ngăn cản các tổ chức nhân đạo giúp đỡ các nạn nhân cũng như ngăn cản dân Chechens triệt thóai khỏi nơi nguy hiểm. Lực luợng an ninh Nga cũng chịu trách nhiệm cho các vụ thủ tiêu ở Chechnya . Nguợc lại, lực luợng Chechens cũng hành quyết tù binh Nga và bắt giữ các con tin dân sự. Cả hai phe đều tra tấn, nguợc đãi tù binh nhiều lần và xử tử vài nguời.
Tháng 2 năm 1996, các lãnh đạo Chechen đi lại thỏai mái trên đuờng phố thị trấn Novogroznensky, nơi vẫn duới sự chiếm đóng của lực luợng Nga. Lính Nga tuần hành khu vực ấy nhưng tránh trực tiếp đối đầu. Vào tháng 3, phiến quân phát động một tổng tấn công vào thủ đô Grozny một ngày truớc khi các nhà lãnh đạo quân sự, chính trị Nga hội thảo để bàn việc chấm dứt chiến tranh. Nguời Nga đã ê chề mỏi mệt vì ảo tuởng một liên bang Nga hùng cuờng của mình. Cuối tháng 3, tổng thống Boris Yelsin công bố kế họach hòa bình cho Chechnya mà thực chất là :" Chúng ta phải "chẩu" khỏi nơi ấy". Tháng 4, 2 tiểu đoàn Nga rút lui khỏi khu vực và cho đến cuối năm 1996, lực luợng Nga triệt thoái.
Ngày 21 và 22 tháng 4 năm 1996, tổng thống Dzhokar Dudayev, lãnh tụ phong trào nổi dậy Chechen, đã bị tử thuơng bởi đạn pháo kích. Ông ta trúng đạn khi đang liên lạc bằng điện thọai di động.Vài giây phút truớc khi chết, ông tỏ ý phàn nàn về tiếng ồn của phi cơ trên không. Nguời ta tin rằng ông ta bị phi tiễn không kích mặc dù nguời Nga chối bỏ sự hiện diện của không lực Nga trong khu vực. Có những tuờng trình đáng tin cậy rằng lực luợng Nga thuờng oanh kích các địa điểm nơi có các cuộc điện đàm bằng điện thoại di động nhờ vào những dụng cụ vô tuyến phát giác vị trí.

Và kính thưa khán giả, đây cặp song ca Aslan Maskhadov và Basayev :

Xin luợc qua tiểu sử 2 nhân vật trị giá 10 triệu đô la của tổng thống Putin.
Cuối tháng 8 năm 1996, hiệp định Khasavyurt đuợc ký kết giữa Chechnya và Nga nhằm đình hoãn sự xác định chính thức mối bang giao giữa 2 nuớc trong thời hạn 5 năm vì Nga không thể thừa nhận một Chechnya độc lập, nguợc lại Chechnya không chịu sát nhập vàp liên bang Nga. Có 3 vấn đề gây tranh chấp :
- Lực luợng quân sự Nga trên lãnh thổ Chechnya, tình trạng của nó chưa hề đuợc minh định.
- Sự ấn định thời biểu cuộc tuyển cử tổng thống và quốc hội Chechnya.
- Viện trợ kinh tế Nga nhằm tái thiết hạ tầng cơ sở Chechnya.
Tuy không bên nào muốn công bố nhưng Chechnya trở nên độc lập trên thực tế và chỉ lệ thuộc Nga trên giấy tờ. Từ đấy nguời Nga không còn đuợc tiếp đón niềm nở ở Chechnya nữa.
Sau cuộc ám sát “kỹ thuật cao” bằng cách sử dụng máy móc điện tử dò tìm vị trí xuất phát các cuộc điện đàm bằng điện thoại di động của phiến quân, tổng thống Dzhokar Dudayev tử thuơng, một vị tuớng tổng tư lịnh lực luợng kháng chiến, ông Aslan Maskhadov tạm thời chấp chánh. Ông ta là một vị tuớng tài, có công lao nhiều chẳng những để thắng cuộc chiến năm 1994 - 1996 mà còn có công trong việc đàm phán mang lại hòa bình và độc lập thực tế cho Chechnya. Xin hiểu cụm từ độc lập thực tế ở đây có nghĩa thực sự độc lập nhưng đối phuơng không chính thức công nhận.


Maskhadov (bên trái) trong cuộc đàm phán đình chiến năm 1996.

Những ưu điểm của Maskhadov :

- Ông đã biến lực luợng du kích trang bị nhẹ thành lực luợng có khả năng đẩy lui thiết giáp, không lực và trọng pháo Nga.
- Đồng thời ông cũng là nguời chủ xuớng, tiến hành cuộc điều đình ngưng chiến năm 1995 - 1996 cho đến khi thắng lợi. Chủ nghĩa thực dụng của ông khiến các nhà điều đình đối phuơng kính trọng.
- Chechens tuyển chọn ông làm tổng thống vào tháng Giêng năm 1997 vì thành tích chiến đấu của ông và vì ông hứa hẹn một tuơng lai hòa bình hơn các ứng cử viên đối thủ trẻ, cấp tiến khác .
- Tuy thực dụng, về một điểm ông luôn sắt son là Chechnya phải đuợc độc lập.
Aslan Maskhadov, ông là ai ?
Giống như mọi nguời Chechen khác cùng thế hệ, Aslan Maskhadov sinh ra trong tình trạng biệt xứ. Gia đình ông đã bị phát vãng khỏi Chechnya bởi Stalin cùng với toàn thể nguời Chechen năm 1944. Họ hồi huơng từ Kazakhstan năm 1957, lúc Maskhadov lên 6 tuổi.
Vị tổng thống tuơng lai trở nên một sĩ quan pháo binh chuyên nghiệp trong quân đội Sô Viết . Ông phục vụ tại Hung Gia Lợi và tham dự cuộc đàn áp phong trào độc lập của Lithuania tháng Giêng năm 1991, một tấn tuồng mà sau đó ông mau chóng cảm thấy hối tiếc . Ông ta trở thành tổng tư lịnh quân đội Chechnya ly khai ngay năm sau đó.
Đối thủ chính trị kỳ phùng của ông trong cuộc tuyển cử tháng Giêng năm 1997 để thay thế tổng thống Dudayev, bị tử thuơng trong năm truớc, là một tư lịnh mặt trận, ông Shamil Basayev. Sau khi đắc cử, ông ta mời Shamil Basayev cộng tác trong nội các của ông thay vì ra mặt chống đối . Đầu tiên, Basayev là tổng tư lịnh quân đội Chechnya và sau đó là thủ tuớng chính phủ.
Năm 1998, Basayev tham gia hợp tác với các cựu tư lịnh thời kháng chiến khác thành lực luợng đối lập võ trang. Các tư lịnh này phát triển thành những sứ quân, tách rời những phần lãnh thổ rộng lớn của Chechnya ra khỏi quyền kiểm sóat của Maskhadov. Vài sứ quân bị tình nghi là chủ mưu khi tổng thống Maskhadov 2 lần thóat chết trong cuộc đánh bom vào xe.


Aslan Maskhadov.

Quyền lực Maskhadov suy giảm dần bởi một chuỗi bắt cóc năm 1998 và 1999 . Những nhân viên cứu trợ ngọai quốc, các đặc sứ Nga cùng hàng trăm nạn nhân vô danh khác bị bắt đòi tiền chuộc ở Chechnya. Chính phủ Maskhadov không có khả năng can thiệp phóng thích họ.
Maskhadov cũng không khả năng ngăn cản các sứ quân Chechen phát động thánh chiến đánh đuổi nguời Nga ra khỏi Dagestan, mầm mống khởi đầu cuộc chiến giữa Nga và Chechnya lần thứ hai năm 1999.
Thái độ của ông đối với Hồi giáo là bảo thủ một cách đặc thù . Ông khuyến khích sự hồi phục truyền thống tín nguỡng Chechen và sự tạo lập tòa án tôn giáo. Ông đã nghiêm cấm khuynh huớng Hồi giáo cơ bản ( đuợc coi là cực đoan) gọi là Wahabism nhưng không thành công.
Cuộc chiến tranh thứ 2 giữa Chechnya và Nga giúp hàn gắn những bất đồng giữa các đối thủ chính trị trong nuớc. Họ đã một lần nữa chen vai thích cánh trên mặt trận chống ngoại xâm.
Tuy vậy những triển khai này không nhất thiết làm cho vị thế Maskhadov mạnh hơn. Hiệu triệu của ông đối với cử tri đặt phần lớn vào khả năng mang lại một đời sống không chiến tranh nhưng lại phải lâm vào một cuộc chiến tranh mới. Một xung đột mới có thể gợi nhu cầu một lãnh tụ trong khuôn khổ cấp tiến hơn.

Shamil Basayev, ông là ai?



Tên: Shamil Basayev
Sinh quán: Miền Nam Chechnya
Hàng ngũ: Phiến quân Chechen.
Nghề nghiệp: du kích, khủng bố, Hồi giáocực đoan.
Năm sinh: 1965
Từ trần: chết vài lần tuy không chính thức.
Thành tích: Dubrovka, các vụ đánh bom cảm tử.
Nạn nhân: có lẽ hàng ngàn, ít nhất 200 dân sự.
Bí danh: Shamil Basaev

Một kẻ khủng bố luôn bám vào những tín điều thuộc Hồi giáo. Shamil là tên của một anh hung dân tộc Chechnya thế kỷ 19 trong cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Nga. Năm 1830, Sa Hoàng phát động cuộc chinh phục các quốc gia Hồi Giáo . Một anh hùng dân tộc, imam Shamil, 29 tuổi nổi dậy lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nga. Chechens bị đè bẹp ngay bởi lực luợng chênh lệch . Shamil bị bắt trong cuộc chiến ở làng sơn cuớc Vedeno . Một cách khó hiểu, Sa Hoàng để ông sống sót như một chiến tích sống. Năm 1863, tức 33 năm sau trong thời kỳ Ba Lan nổi dậy, họ cũng lại thừa thế nổi loạn. Họ trả một giá rất đắt : Nguời Nga tàn sát 60/100 dân số của họ năm 1877 . 150 năm sau, Vedeno một lần nữa là khung cảnh tàn sát siêu thực, trong cuộc chiến vô vọng không thể tuởng tuợng của Nga và dân Bắc Caucasians. Vedeno, bối cảnh cuộc chiến cuối cùng của anh hùng dân tộc Shamil, có lẽ đuợc biết đến ngày nay như quê huơng và địa bàn họat động của lãnh chúa Shamil Basayev.
Sinh truởng ở Vedeno, hoàn tất trung học năm 1982 và đuợc huấn luyên quân sự 2 năm trong quân đội Sô Viết. Không có chi tiết nào khác trong quân bạ ngọai trừ vỏn vẹn : Lính cứu hỏa. Basayev muốn trở thành cảnh sát nhưng không đuợc tuyển nạp vào truờng luật nên phải xoay sang nghề nông. Năm 1990 mãn khóa nông nghiệp, Sô viết bắt đầu tan rã và các quốc gia thuộc Sô viết lần luợt đòi độc lập. Glasnost cho phép ấn hành nhiều sự kiện lịch sử bị che giấu. Nguời dân không phải Nga cuối cùng đuợc đọc những câu chuyện không bị kiểm duyệt về đời sống tự do truớc khi bị sát nhập vào liên bang Sô Viết . Những biểu hiệu tự hào quốc gia và chủng tộc đuợc khám phá thêm một lần nữa. Tự do tràn ngập không gian và huơng vị của nó bồi duỡng sinh lực những con nguời, chủng tộc bị áp bức.
Biến cố tháng 8 năm 1991 khi bọn Cộng Sản thực hiện cuộc đảo chánh mong đảo nguợc tình thế tuyệt vọng hầu bảo toàn đế quốc Sô Viết đang sụp đổ một cách long trời lở đất . Basayev lúc ấy ở Mạc Tư Khoa, vũ trang với vài trái lựu đạn, xuống đuờng bảo vệ Yelsin đang tử thủ trong quốc hội. Âm huởng cuộc đảo chánh hụt đã vang vọng tới Chechnya, nơi các lãnh tụ Cộng Sản địa phuơng thoạt đầu ủng hộ phe đảo chánh. Nhân cớ ấy, các lãnh tụ quốc gia Chechens bắt đầu củng cố quyền lực qua các cuộc biểu tình và chuẩn bị cho cuộc tuyển cử tổng thống và quốc hội. Ngày 2 tháng 11 năm 1991, tổng thống Dudayev tuyên bố độc lập . Để đối phó, tổng thống Yelsin công bố đất nuớc lâm nguy, phái quân đội truy nã tuớng lãnh phản loạn, ông Dudayev. Chechens động viên 60000 quân tình nguyện đề phòng cuộc xâm lấn khả dĩ xảy ra của Nga. Biết rằng Chechnya không thể chịu đựng nổi cuộc tấn công toàn lực của Nga, Basayev tự ý tìm một phuơng tiện đấu tranh khác : khủng bố. Duới đây là những chiến tích khủng bố của ông :
- Trong khi tổng thống Chechnya cùng tòan thể quân dân chuẩn bị chiến tranh thì Basayev cùng một số đồng chí cuớp một máy bay gần thị trấn Mineralnye Vody và hăm dọa cho nổ tung nếu Nga không ngừng cuộc tiến quân và thu hồi lịnh thiết quân luật. Yelsin phải đình chỉ cuộc xâm lăng Chechnya khi quốc hội bác bỏ phê chuẩn kế hoạch tấn công.
- Ngày 2 tháng 10 năm 1992, Chechens và các tình nguyện quân bắc Caucasiantấn công vào thành phố Abkhaz tỉnh Gagra trên mặt trận nội chiến đang bộc phát ở Georgia, một quốc gia ly khai khác giáp biên giới tây nam Chechnya . Basayev chỉ huy tóan quân ấy và mau chóng trở thành tư lịnh lâm thời của quân lực của “liên bang nhân dân Caucasus”, một sản phẩm ý thức hệ của học giả Musa Shanibov, nhằm liên kết khối bắc Caucasus chống lại các cuộc xâm lăng của Nga . Tiểu đòan Abkhaz của Basayev là đơn vị quân đội đầu tiên thuộc tổ chức ấy. Tiểu đòan ấy sau này là thành phần nòng cốt của lực luợng võ trang Chechens. Basayev lần lữa tại khu vực nam Caucasus vài tháng sau cuộc chiến nhưng trở về Chechnya ngay khi nhận thấy rằng đó không phải là cuộc “thánh chiến” ông mong muốn. Tiểu đòan của ông gia nhập quân đội của tổng thống Chechnya, ông Dudayev.
- Tháng 6 năm 1995, Basayev và 1 tóan gồm 100 đến 200 quân đột nhập làng Budyonnovskn chiếm một bịnh viện trong đó có hơn 1000 bịnh nhân bị giữ làm con tin và tử thủ trong đó. Yêu sách đưa ra gồm đình chiến, triệt thóai quân đội ở Chechnya và điều đình với tổng thống Dudayev. Khi quân đội Nga từ chối, Basayev bắt đầu xử tử con tin cho đến khi đuợc cung cấp các xe bus để rút lui cùng với một số con tin cùng với các thuơng vong về an toàn khu Zandak, một làng miền núi.
Sau khi thất bại trong cuộc tranh cử tổng thống, Basayev chịu làm thủ tuớng chính phủ của tân tổng thống Aslan Maskhadov nhưng một nguời không qua một khóa huấn luyện quân sự nào ngòai nghề cứu hỏa, không kham nổi hòa bình. Ông ta bắt đầu xâm chiếm Dagestan và ly khai khỏi quân đội chính phủ. Trong cuộc chiến tranh thứ 1 (1994 - 1996), Basayev đóng một vai trò mờ nhạt trong việc tử thủ Grozny nhưng ở cuộc chiến thứ 2 (1999 - ?), tên tuổi ông lừng lẫy với các chiến tích khủng bố kinh tởm sau đây :
- Tháng 3 năm 1999, đặc sứ Nga tại Chechnya kiêm bộ truởng nội vụ, tuớng Gennady Shpigun bị bắt cóc tại phi truờng thủ đô Chechnya. Sau đó cũng cùng tháng, một vụ nổ tại chợ Vladikavkaz, một thành phố bắc Caucasus, giết 60 nguời . Vladikavkaz là thủ phủ của khu vực bắc Ossetia, cách biên giới Chechnya 30 dặm.
- Ngày 31 tháng 8 năm 1999 một cư xá quân đội ở Dagestan phát nổ khiến 65 nguời chết, tất cả đều là thân nhân binh sĩ Nga tham chiến tại đây . Cùng ngày, ở Mạc Tư Khoa, một thuơng xá phát nổ. Ngày 9 và 13 tháng 9 năm 1999, 2 chung cư tại Mạc Tư Khoa bị đánh bom nâng con số tử vong tổng cộng lên 260 nguời . Ngày 16 tháng 9 một vụ khủng bố khác cũng tại một chung cư Nga ở Volgodonsk, một thành phố miền nam Nga sát hại 17 nguời cùng 150 nguời bị thuơng. Tất cả những vụ khủng bố kể trên xảy ra ban đêm.
- Tháng 7 năm 2000, Basayev và đồng bọn phát động 5 vụ tấn công cảm tử bằng bom, sát hại 54 nguời.
- Tháng 10 năm 2002, Basayev đặt kế họach đột nhập rạp hát Dubrovka, duới sự chỉ huy của Movsar Barayev, bắt giữ 700 con tin. Quân đội Nga bơm hơi độc vào sát hại 50 tên khủng bố và 115 con tin khác.
- Tháng 12 năm 2002, 80 nguời thiệt mạng khi bọn khủng bố lao 1 xe chất nổ vào trụ sở chính quyền địa phuơng tại Grozny, làm sụp đổ tòa nhà 4 tầng.
- Tháng 5 năm 2003, 59 nguời thiệt mạng khi 2 tên khủng bố lao một xe chất nổ vào một cơ sở chính phủ ở miền Bắc Chechnya.
- Tháng 7 năm 2003, 2 nữ khủng bố đánh bom sát hại 15 nguời trong một tụ điểm ca nhạc rock ở Mạc Tư Khoa.
- Tháng 2 năm 2004, 40 nguời chết và 100 nguời bị thuơng trong vụ đánh bom một trạm xe lửa Mạc Tư Khoa.
- Tháng 8 năm 2004, một nữ khủng bố tấn công tự tử bằng bom sát hại 9 nguời, bị thuơng 51 nguời khác tại một nhà ga xe điện ngầm đông bắc Mạc Tư Khoa . Cũng trong tháng 8 này, 2 máy bay hàng không dân dụng Nga đã bị đánh bom khiến 89 hành khách thiệt mạng.
- Gần đây nhất, ngày 3 tháng 9 năm 2004, khỏang 30 khủng bố đột nhập một truờng học, bắt giữ khoảng 1200 nguời đa số là học sinh ở Beslan, bắc Ossetia gần biên giới Chechnya. Mục tiêu vẫn là yêu sách đòi độc lập cho những cộng hòa có Hồi giáo chiếm đa số. Như mọi cuộc đối phó với khủng bố khác, lực luợng an ninh Nga tấn công tàn sát bọn khủng bố, bất chấp tính mạng các con tin. Kết quả 27 tên khủng bố bị sát hại cùng với gần 300 nạn nhân khác, đa số là trẻ em. Có 3 khủng bố bị bắt sống.


Khủng bố Beslan.

Giá dân chủ.

Tới đây, dư luận thế giới và nhân dân Nga bắt đầu công phẫn. Dĩ nhiên bọn khủng bố là kẻ thù của tất cả loài nguời nhưng chính phủ Nga, đặc biệt tổng thống Putin phải trực tiếp chịu trách nhiệm về cái chết của những nạn nhân về biện pháp đối phó vụng về, coi thuờng sinh mạng nguời dân của mình.
- Hồi tuởng lại các cuộc tuyển cử tổng thống dân chủ Nga . Ngày 12 tháng 6 năm 1991 tổng thống Boris Yelsin đắc cử với 57/100 lá phiếu, cáo chung đế quốc Sô Viết và đảng Cộng Sản và thành lập nuớc Cộng Hòa liên bang Nga.
- Cuộc tuyển cử thứ 2, ngày 16 tháng 6 năm 1996, kết quả sơ bộ Yelsin đọat số phiếu vỏn vẹn 35.2/100, chỉ 3/100 trội hơn tên Cộng Sản Gennady Zyuganov . Tháng 7 năm ấy Yelsin tái đắc cử tổng thống nhờ vào liên danh với cựu đại tuớng Alexander Lebed, ứng viên đứng hàng thứ 3 về số phiếu chỉ sau Yelsin và Zyuganov . Sở dĩ uy tín Yelsin xuống thấp là vì các thất bại trong vụ Chechnya. sau khi nhậm chức đuợc 1 tháng, vào tháng 8 năm 1996, Yelsin ký kết một thỏa uớc ngừng bắn, triệt thóai tòan bộ binh lực Nga ra khỏi Chechnya một cách nhục nhã. Trong lòng mỗi cử tri Nga, niềm luyến tiếc một Sô Viết hùng cuờng một thời sục sôi hơn bao giờ hết . Tuy ghê tởm Cộng Sản, một liên bang Nga không Cộng Sản với sức mạnh, uy tín thừa huởng của Sô Viết vẫn có cơ phục hồi . Với đội ngũ khoa học, kỹ thuật cùng với vũ khí nguyên tử dồi dào, một liên bang Nga siêu cuờng chắc chắn không phải là ảo tuởng . Kỳ vọng vào Yelsin tàn lụi dần.
Ngày 31 tháng 12 năm 1999, Yelsin từ chức truớc khi mãn nhiệm kỳ 6 tháng, nhuờng quyền hạn chấp chánh tạm thời cho thủ tuớng Vladimir Putin. Luợc qua 8 năm đầy sóng gió, uy tín cùng sức khỏe của ông ngày càng suy đồi qua các thất bại quân sự, tham ô, hối mại quyền thế. Sau khi xin lỗi tòan dân vì không chu tòan nhiệm vụ, ông đuợc huởng quyền miễn tố bất kỳ một tội gì và đuợc đặc cấp hưu bổng trọn đời, thủ tuớng Putin tạm kế vị cho đến khi tổ chức bầu cử nửa năm sau đó.
- Cuộc tuyển cử thứ 3. Nửa năm đủ cho Vladimir Putin củng cố uy tín chuẩn bị cho cuộc tuyển cử. Món quà đầu tiên Putin tặng cho cử tri là chiến thắng tại Grozny, thủ phủ cuối cùng của lực luợng kháng chiến Chechnya sau nhiều tháng oanh tạc. Với những phủ dụ hấp dẫn như :
-“Kẻ nào không luyến tiếc sự tàn lụi của liên bang Sô Viết, kẻ đó không có trái tim nhưng kẻ nào muốn khôi phục nó, kẻ đó không có đầu óc”.
Thêm nữa :
-“Bỏ phiếu cho tôi bây giờ, và tôi sẽ nói với đồng bào, tôi là ai”.
Ông ngụ ý một liên bang Nga tuơng lai phải là thối thân của Sô Viết không Cộng Sản. Ông khá lắm. Với số cử tri đa số là đảng viên Cộng Sản, một thời ăn trên ngồi trốc và những người già luôn tự hào về quá khứ oanh liệt một thời, công thêm những cuộc ủy lạo binh sĩ trá hình nhưng thực chất là vận động tranh cử trong quân đội, ông dễ dàng đắc cử với kết quả như sau :
1 Vladimir Putin: 71.2%
2 Nikolai Kharitonov: 13.7%
3 Sergei Glazyev: 4.1%
4 irina Khakamada: 3.9%
5 Against all: 3.5%
6 Oleg Malyshkin: 2%
7 Sergei Mironov: 0.8%

Đây là công bố của cơ quan thông tin do nhà nuớc kiểm soát. Một nguồn tin khác của Trung Cộng, tờ Tin Hoa loan báo Putin đắc cử chỉ với 52.52/100 cử tri.
Đã một lần rũ bỏ quyền lực phi nhân duới chế độ Cộng Sản, nguời dân Nga một lần nữa lao vào cuộc săn đuổi quyền lực, cho ảo vọng một liên bang Nga siêu cuờng, dù bất cứ giá nào.

Vladimir Putin, ông là ai?



Năm 1960, cậu thiếu niên Vladimir Putin mơ uớc trở thành gián điệp :”Nó có vẻ không đạt đuợc giống như bay lên Hỏa tinh”. Cậu nói thế trong tập hồi ký mới ấn hành gần đây do ngân sách vận động tranh cử tài trợ. Cậu học sinh lớp 9 Putin đầu quân vào KGB, cơ quan tình báo Sô Viết tại địa phuơng ở Leningrad.
Một đồng chí đứng tuổi nói với cậu :
- Có đôi điều tôi muốn nói với cậu. Đầu tiên, đầu quân ở đây vẫn chưa đủ. Cậu phải một là gia nhập quân đội, hai là có đuợc bằng cấp cao ở truờng học”.
- Bằng cấp nào thì tốt nhất ? Cậu Putin hỏi.
- Một chứng chỉ luật.
Như thế, cậu Putin ghi danh học luật tại truờng đại học luật khoa tại Leningrad. Trong hồi ký, ông kiên quyết :
- Không ai có thể ngăn cản đuợc tôi.
Năm 1970, cậu bắt đầu học luật và tiếng Đức. Những thì giờ rảnh, cậu luyện tập nhu đạo, môn thể thao cậu say mê nhất.
Sau 17 năm làm sĩ quan tình báo KG, Vladimir Putin tỏ ra vuợt trội trong việc truy tầm tin tức mật hơn các đồng nghiệp. Năm 1975, KGB giao phó Putin một công việc trong ngành phản gián, rồi sau đó phục vụ tình báo quốc ngọai. 10 năm sau, tức 1985, KGB phái ông sang Dresden, Đông Đức làm việc trong ngành tình báo chính trị. Putin đã lập gia đình lúc 30 tuối, truớc khi sang Đông Đức. Với nguời Nga, tam thập nhi lập là hơi trễ. Vợ ông, Lyudmila trẻ hơn ông 8 tuổi . . Bà là 1 chuyên gia Anh và Pháp ngữ. Hai con gái tóc vàng của ông, Masha và Katya, sinh tại Đông Đức. Thời gian sống tại Đông Đức, ông có cơ hội biết đến đời sống ngòai Nga . Ông vẫn sống tại đấy cho đến năm 1989, bức tuờng Bá Linh sụp đổ . Đối diện với khối nguời biểu tình Đức ngòai khuôn viên bộ an ninh, ông điện về Mạc Tư Khoa thỉnh lịnh . Không ai trả lời . Ông kể lại :” Tôi cảm tuởng nuớc này không còn tồn tại” . Dĩ nhiên một nuớc Đức mới không chấp nhận hạng nguời như ông nên sau khi bức tuờng Bá Linh sụp đổ, Putin về lại quê quán, Stalingrad, nơi chỉ vài ngày sau đổi thành St. Petersburg . Ông ta trở lại truờng Stalingrad, lần này với tư cách một nhân viên phòng ngọai vụ, vẫn là một sĩ quan tình báo, theo dõi các vị khách quốc tế.
Giáo sư Anatoly Sobchak, thầy dạy luật của Putin là nguời khuyến dụ Putin chuyển sang ngành chính trị. Chính Sobchak cũng rời truờng để đảm nhiệm chức vụ thị truởng St. Petersburg sau khi đắc cử. Từ đó Putin thành trợ lý ngọai vụ cho ngài thị truởng Sobchak.
Thi dân St. Petersburg lầm tuởng Putin trong văn phòng thị truởng là một nguời thực tâm cải tổ . Nhưng một trong số các ứng viên tổng thống đối thủ, ông Grigory Yavlinsky khẳng định Putin thực chất là 1 đảng viên Cộng Sản Sô Viết. Ông gay gắt tố cáo :
- Chủ nghĩa Cộng Sản là bạn sẵn lòng trả bất cứ giá nào cho mục tiêu chính trị, bạn nói một đàng làm một nẻo. Nói cách khác, Cộng Sản chủ nghĩa là bạn luôn luôn nói dối. Tất cả những đặc điểm này là những điểm chính trong chính sách của Putin”
Nguyên văn : "Communism means that you are ready to pay whatever price for your own political goals," Yavlinsky says. "Communism means that you say one thing and do another. Communism means you are always lying. All those points are the main points of Putin's policies."
Cuộc đời chính trị của Putin ở St. Petersburg chấm dứt khi thị truởng Sobchak thất cử vì một tai tiếng năm 1996. Một năm sau, nhờ những vận động với các chính trị gia St. Petersburg có liên hệ với Mạc Tư Khoa, Putin đuợc bổ nhậm làm trợ lý cho Pavel Borodin, tổng quản đốc điện Cẩm Linh. Hai năm sau với tư cách tổng thống, Putin truất phế Borodin qua những cáo buộc tham nhũng khổng lồ.
Khi đuợc tuyển dụng làm thủ tuớng duới thời Yelsin, ông nói với các phóng viên báo chí :
- Tại sao Liên Bang Sô Viết tan rã? Chỉ vì nguời ta cho phép một lầm lỗi xảy ra : Đó là tính lỏng lẻo. Và nếu chúng ta tiếp tục lỏng lẻo, Liên Bang Cộng Hòa Nga cũng sẽ tan rã một cách mau chóng với tốc độ khôn luờng.“
Ý tuởng độc tài manh nha từ đấy. Chính sách của Putin có thể tóm luợc như sau :
- Áp dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề Chechnya và kêu gọi lý trí của đại đa số công dân, đang mong mỏi một lãnh đạo mạnh để đối phó với các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội lớn lao.
- Cộng Hòa nga đã trải qua nhiều năm kinh tế suy đồi và nhiều triệu nguời sống trong lầm than nghèo đói. Nỗ lực xây dựng nền kinh tế thị truờng ít ảnh huởng đến hầu hết mọi nguời và hơn nữa, nhiều triệu thợ thuyền, các nguời sống bằng hưu bổng nhiều tháng không ngân sách để trả luơng.
- Putin cũng cam kết với báo chí ngọai quốc rằng ông tiếp tục theo đuổi chính sách dân chủ và thị truờng tự do của tổng thống tiền nhiệm, ông Yelsin . Ông cũng tái nhắc nhở đến viễn ảnh một chính phủ mạnh đủ năng lực đập tan tham nhũng cũng như tệ nạn phạm pháp đang lan tràn. “Chúng tôi không cần một chính phủ nhu nhuợc mà là một chính phủ vững mạnh có thể đảm bảo quyền cá nhân nói riêng và xã hội nói chung”. Ông tuyên bố như vậy.
Số phận Chechnya và nguời dân Nga đuợc Putin an bài ngay khi nhậm chức tổng thống . Họ phải trả bằng máu để cho lời nói :” Bỏ phiếu cho tôi bây giờ, và tôi sẽ nói với đồng bào, tôi là ai” đuợc thực hiện.
Nghe Meta hỏi: Putin! Ông là ai?

Cuộc chiến tranh dành độc lập thứ 2 của Chechnya (1999 -?):

Gồm 5 giai đoạn:
- Oanh tạc.
- Bao vây.
- Tiêu diệt.
- Chiếm đóng.
- Khủng bố.

Ngày 17 tháng 8 năm 1999, một đội gồm từ 200 đến 500 du kích vuợt biên giới sang Dagestạn mai phục rải rác trong 3 làng miền núi và mau chóng chiếm đóng các làng kế cận . Ngày 10 tháng 8. các giáo sĩ hội thảo và ra nghị quyết tuyên bố Dagestan độc lập. Nghị quyết cũng hiệu triệu các tín đồ Hồi giáo thuộc Dagestan và Chechnya phát động cuộc thánh chiến chống ngọai xâm. Nguyên thủ tuớng Nga, ông Vladimir Putin dự kiến phiến quân sẽ bị đánh đuổi khỏi khu vực trong vòng 2 tuần. Quân lực Nga trông cậy hòan tòan vào không lực và trọng pháo nã vào vị trí phiến quân mai phục trên các vùng đồi núi. Dù hứng những đợt mưa bom đạn dữ dội, phiến quân chỉ nhuợng bộ một chút chiến địa .
Ngày 25 tháng 8 năm 1999, giới chức quân sự Nga loan báo rằng tất cả phiến quân đã bị quét sạch khỏi khu vực . Phát ngôn viên bộ quốc phòng Nga công bố 2 trong số 6 làng có sự hiện diện của phiến quân đã bị san thành bình địa . Mỗi bên đối phuơng loan báo tổn thất từ 40 đến 50 nguời trong 2 tuần giao tranh và đưa ra ước tính thiệt hại về phe đối phuơng nhiều lần cao hơn .
Làng Karamakhi thuộc Dagestan bãi bỏ luật pháp Nga và thay vào đó là luật Hồi giáo từ năm 1998 . Karamakhi đuợc coi như trái tim của nhóm Hồi giáo căn bản (ý chỉ nhóm cực đoan). Từ khi áp dụng luật Sharia, cư dân cấm không đuợc nghe nhạc hay chụp hình, phụ nữ phải mặc y phục truyền thống, che kín từ mặt đến chân .
Nguời Nga và nhà cầm quyền Dagestan làm ngơ việc áp dụng luật Sharia ở Karamakhi nhưng sau khi đè bẹp phiến quân Dagestan do du kích Chechnya khởi xuớng tháng 8 năm 1999 thì bắt đầu chú ý đến Karamakhi, chốn ẩn náu của phiến quân . Karamakhi, cứ điểm an toàn của hệ phái Wahhabi, Hồi Giáo cực đoan, cách thủ đô Makhachkala 40 cây số về phía nam, có khỏang 10000 dân cư nhưng tất cả đều tản cư một tuần lễ truớc khi quân đội liên bang đến và tuyên bố họ sẽ tái chiếm ngôi làng bằng võ lực.
Thủ tuớng Vladimir Putin nói phiến quân đuợc yểm trợ bởi bọn lính đánh thuê quốc tế . Ngày 4 tháng 9, bộ quốc phòng Nga thay thế bộ nội vụ đảm trách việc quân sự ở Dagestan . Trung tuớng Gennady Troshev đuợc bổ nhiệm tư lịnh hành quân vùng này . Ngày 5 tháng 9 nhiều trăm tay súng (có nguồn tin uớc luợng đến 2000 nguời) từ Chechnya tràn qua Dagestan và bắt đầu nổ súng dành quyền kiểm soát 4 làng thuộc quận Novolaksky. Ngày 8 tháng 9 bộ nội vụ phúc trình các cuộc chạm súng ở 11 làng trong khu vực Novolak, 50 cây số tây bắc thủ đô Makhachkala. Một nhóm nhỏ phiến quân với trang bị tối tân vẫn bám trụ mặc dù oanh tạc, pháo kích và bộ chiến tấn công ác liệt bởi lực luợng liên bang với quân số áp đảo.
Trung tuần tháng 9 năm 1999, phiến quân đã bị đánh bật khỏi vài làng. Giới chức quân sự liên bang Nga thiết lập kiểm sóat tại 2 làng Chabanmakhi và Karamakhi. Trùm khủng bố Shamil Basayev nói thuộc hạ của ông đã triệt thoái khỏi những vị trí huớng tây Novolakkoye.
Giai đoạn 1. Oanh tạc. Nga bắt đầu thực hiện chiến luợc “cách ly và oanh tạc”. Ít nhất quân đội Nga dự trù tạo ra một vùng an ninh giữa Chechnya và Dagestan để ngăn chặn sự xâm nhập của phiến quân. Thủ tuớng Putin tuyên bố mục tiêu là để phong tỏa đuờng triệt thoái ở khu vực nhưng nhiều nhà phân tích quân sự tin rằng Nga muốn rửa mối nhục bại trận ở Chechnya 3 năm truớc. Ngày 22 tháng 9, các tuờng thuật báo chí ghi nhận từ 20 đến 50 ngàn binh sĩ liên bang dọc theo biên giới Chechnya, hầu hết đóng quân ở vùng biên giới Dagestan. Họ bao vây để khởi đầu cuộc tấn công bằng không lực .
Liên quân Nga phát động cuộc dội bom trên toàn cõi Chechnya vài tuần, bao gồm vài ngày oanh tạc thủ đô Grozny và vùng phụ cận. Mục tiêu đầu tiên là hệ thống viễn thông và điện lực. Cuộc oanh tạc sát hại nhiều trăm thuờng dân và hàng trăm ngàn nguời khác phải di tản. Lực luợng Nga đã bít kín mọi ngả thoát sang biên giới ingushetia, xe cộ nối đuôi nhau dài vài cây số.
Tư lịnh không lực Nga so sánh việc dội bom này với cuộcx không tập của khối NATO tại Nam Tư nghĩa là không có các mục tiêu dân sự nhưng những cuộn băng video cho thấy xác những thuờng dân chết trong những căn nhà của họ đã sụp đổ vì trúng bom. Ngày 23 tháng 9 năm 1999, lực luợng Nga oanh tạc phi truờng Grozny . Đó là lần đầu tiên thủ đô Grozny bị oanh tạc kể từ năm 1996. Đến ngày 25 tháng 9, nhà cầm quyền Nga tổng kết 150 cứ điểm quân sự bị phá hủy, cùng với 30 cầu, 80 xe, 6 đài phát thanh và 250 cây số trục lộ giao thông. Cuối tháng 9, lực luợng bộ chiến Nga đã mở những cuộc hành quân thâm nhập Chechnya và chiếm đóng vài địa hạt.
Giai đoạn 2 . Bao vây. Ngày 1 tháng 10 năm 1999, cuộc xung đột Chechnya buớc vào giai đọan mới khi thủ tuớng Putin tuyên bố tổng thống Aslan Maskhadov quốc hội Chechnya bất hợp pháp . Bằng cách cho rằng chỉ quốc hội 1996 của Chechnya là hợp pháp, và gợi ý một chính phủ lưu vong, Putin tỏ dấu hiệu một cuộc tấn công bằng bộ chiến. Mặc dù Nga chối bỏ mục đích chiếm đóng Chechnya, một nỗ lực có vẻ đang xúc tiến để tạo một chính phủ bù nhìn.
Ngày 5 tháng 10 năm 1999, lực luợng bộ chiến Nga tiến chiếm 1/3 lãnh thổ Chechnya về huớng bắc. Thoạt tiên, Nga trù tính chia cắt cộng hòa Chechnya lấy con sông Terek làm biên giới và thiết lập một chính phủ thân Nga trong khi xiết chặt phong tỏa kinh tế và quân sự phần còn lại . Khi lực luợng Nga cách thủ đô Grozny 25 cây số, tổng thống Aslan Maskhadov ban hành thiết quân luật và kêu gọi thánh chiến chống lực luợng xâm lăng.
Ngày 15 tháng 9 tuớng Viktor Kazantsev tuyên bố giai đoạn đầu chiến dịch là tạo một khu an ninh quanh Chechnya đã hòan tất. Ông ta nói hiện đang xúc tiến giai đoạn 2 là truy lùng, càn quét lọan quân ra khỏi Chechnya.
Ngày 21 tháng 10, 1999 các hỏa tiễn địa đối địa rơi vào Grozny sát hại 140 nguời và nhiều nguời khác bị thuơng. Các nạn nhân gồm thuờng dân, đa số là phụ nữ và trẻ em . Những vụ nổ xảy ra trong vài khu vực quanh Grozny gồm chợ và nơi gần dinh tổng thống . Một phát ngôn viên Nga nói rằng chợ này là mục tiêu xạ kích bởi vì nó là nơi phiến quân trao đổi, mua bán vũ khí. Lần đầu tiên Nga sử dụng hỏa tiễn SS-1 SCUD và SS-21 SCARAB phóng từ căn cứ không quân Mozdok ở Dagestan. Các cuộc xạ kích này đã đuợc khởi đầu bằng một cuộc oanh tạc và trọng pháo vào những làng không có du kích và các nông trại phía bắc Chechnya .
Ngày 8 tháng 11, 1999 Nga gởi thêm viện binh, uớc luợng 100 ngàn binh sĩ đồn trú quanh Chechnya và bắc Chechnya, nơi quân đội liên bang bao vây thành phố lớn thứ nhì, Gudermes, 35 cây số đông Grozny . Khu trục cơ Nga oanh kích tây nam thành phố Urus-Martan, cứ điểm phiến quân .
Ngày 12 tháng 11 năm 1999, cờ liên bang Nga dựng lên tại Gudermes, đánh dấu một chiến bại quan trọng về phía lực luợng kháng chiến. Đến ngày 17, quân đội Nga tiến chiếm cứ điểm bamut dọc biên giới phía tây . Bamut chính là biểu tuợng cuộc chiến dành độc lập trong cuộc chiến 1994 - 1996 truớc đây . Ngày kế, Nga chiếm Achkoi-Martan, một thành phố phía tây khác dọc biên giới . Cuối tháng 10, cuộc bao vây đã 80/100 hoàn tất chỉ còn chừa lại ngõ huớng Nam và quân đội liên bang Nga dự tính bao vây thủ đô Grozny vào giữa tháng 12.
Giai đoạn 3 - tháng 11 năm 1999 - tháng 2 năm 2000, tiêu diệt : Ngày 26 tháng 11 năm 1999 đại biểu tổng tham mưu quân đội liên bang, tuớng Valery Manilov tuyên bố giai đọan 2 hoàn tất và khởi đầu giai đoạn 3 . Theo Manilov, mục tiêu giai đoạn 3 là tiêu diệt những nhóm tàn quân trên núi, đồng thời khôi phục trật tự, tái lập điều kiện sinh sống để đón nhận những nguời di tản trở về .
Ngày 1 tháng 12 năm 1999, lực luợng kháng chiến bắt đầu thực hiện các cuộc phản công ở vài làng và ngoại ô Gudermes, thành phố lớn nhất bị chiếm đóng . Du kích quân ở Argun và Urus-Martan chiến đấu kịck liệt, áp dụng chiến thuật du kích mà quân đội Nga một lòng né tránh .
Ngày 4 tháng 12 năm 1999, tư lịnh lực luợng Nga vùng bắc Caucasus, tuớng Viktor Kazantsev tuyên bố đã bao vây hoàn toàn Grozny . Ngày 9 tháng 12 lực luợng Nga kiểm sóat hòan toàn thành phố Urus-Martan, 20 cây số tay nam Grozny nhưng vẫn tiếp tục oanh tạc vào thị trấn . Mục tiếu kế của quân đội Nga là tiến chiếm thị trấn Shali, 20 cây số đông nam Grozny, bắt đầu bằng chiếm 2 cây cầu nối Shali và thủ đô . Ngày 11 tháng 12 Quân Nga bao vây Shali và từ từ đẩy quân trú phòng ra khỏi thị trấn. 14 tháng 12, 1999 các cuộc chạm súng tập trung vùng ngoại ô phía đông Grozny với những tóan trinh sát Nga xâm nhập thủ đô để phát giác những trọng điểm phòng thủ. Lực luợng kháng chiến Chechnya phục kích thành công quân Nga, giết 100 binh sĩ, phá hủy vài xe tăng tại quận quảng truờng Minutka tại thủ đô. Một lực luợng khỏang 2000 phiến quân phục kích 1 đòan công voa, xạ kích đoàn xe với súng phóng lựu gây thiệt hại nặng.
Cuộc chiến giảm cuờng độ trong tháng Giêng và tháng 2 vì tuyết và thời tiết lạnh giá . Lợi dụng thời tiết thích hợp với chiến thuật du kích, phiến quân chiếm đuợc tiện nghi bằng cách tấn công bất ngờ rồi rút. Ngày 3 tháng 2 năm 1999, 50/100 thủ đô nằm trong tay quân đội liên bang Nga.
Thuợng tuần tháng 2, hai ngàn binh sĩ Chechens triệt thoái chiến thuật khỏi thủ đô. Tóan quân triệt thoái này đi qua một bãi mìn. Rất nhiều thuơng vong trong hàng ngũ chỉ huy và nhất là Shamil Basayev, bị cụt một chân.
Giai đoạn 4 - Tháng Hai năm 2000 - Chiếm đóng. Trung tuần tháng Hai năm 2000, không quân Nga dội bom những vị trí nghi ngờ phiến quân hiện diện đuợc uớc luợng là 8000 nguời để chuẩn bị tấn công bằng bộ chiến. Bộ truởng quốc phòng Igor Sergeyev huy động tới 50000 binh sĩ dùng cho cuộc tổng tấn công này. Dùng chiến thuật đánh rồi rút qua biên giới ingushetia, phiến quân vẫn bảo tòan lực luợng.
Cuối năm 2000, nhiều tháng sau khi tuyên bố chiến thắng, lực luợng Nga chiếm đóng hầu hết lãnh thổ Chechnya nhưng thực sự kiểm soát rất ít. Phiến quân vẫn thực hiện những cuộc phục kích với kết quả đầy chết chóc. Theo con số chính thức từ bộ tổng tham mưu bắc Caucasus ngày 22 tháng 7 năm 2002, 4249 binh sĩ Nga tử trận và 12285 bị thuơng kể từ mùa thu năm 1999. Quân đội Nga cũng loan báo hạ sát 13517 phiến quân trong thời gian này. Mặc dù tổng thống Putin tuyên bố kết thúc chiến dịch hồi đầu năm 2002, phiến quân vẫn kiểm soát phần lớn miền nam Chechnya, và hạ sát 20 đến 30 binh sĩ Nga mỗi tuần. Nguy hại hơn cả vẫn là khủng bố. Các cảm tử quân Chechens mang chết chóc đến Mạc Tư Khoa và các thành phố khắp nuớc Nga. Đó là cái giá máu mà Putin và nhân dân Nga phải trả cho ảo tuởng một siêu cuờng liên bang Nga kế nghiệp Sô Viết.
Giai Đoạn 5 - Chiến tranh khủng bố - 2002 - 2004: Mùa hè năm 2002, tổng thống Chechnya, ông Aslan Maskhadov kết hợp các lực luợng kháng chiến và bổ nhiệm các chức vụ chính phủ cho những chỉ huy quân sự truớc đây đã ly khai với ông.
Từ lâu Nga đã tố cáo Georgia cho phép quân kháng chiến sử dụng an toàn khu Pankisi Gorge gần Chechnya làm căn cứ xuất phát các cuộc tấn kích, và các viên chức Nga đe dọa phát xuất các cuộc hành quân trên lãnh thổ Georgia, nếu chính phủ sở tại không thể ngăn cấm phiến quân . Georgia bác bỏ các cáo buộc và chỉ trích và nói họ đã thành công đánh đuổi phiến quân ra khỏi vùng sông cao nguyên (gorge) . Các viên chức Georgia cậy nhờ Hoa Kỳ giúp giải quyết vấn đề này, đề nghị Hoa Kỳ, Nga và Georgia đàm phán nhằm giảm căng thẳng trên khu vực Pankisi Gorge. Tháng 8 năm 2002, tổng thống Georgia, ông Shevardnadze phái 1000 binh sĩ Georgia vào vùng gorge (sông cao nguyên), nhưng vì cuộc hành quân đuợc tiết lộ truớc nên phiến quân có thì giờ thoái binh . Nga lên án hành động của Georgia như một chuớc xã giao.
Trong một công hàm gửi các lãnh đạo thế giới (phổ biến vào trung tuần tháng 9 năm 2002), tổng thống Vladimir Putin thảo một thông điệp tố cáo Georgia chứa chấp các tên khủng bố Chechens trong khu vực Pankisi gorge thuộc lãnh thổ Georgia, để từ đấy phát động những cuộc tấn công trên lãnh thổ Nga . Tổng thống Putin buộc Georgia phải có hành động vững chãi để tiêu diệt khủng bố. Bằng không Nga sẽ có biện pháp thích đáng đối phó với mối đe dọa khủng bố, chấp chiếu nghiêm chỉnh luật quốc tế. Bực công hàm gửi cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Kofi Annan, các thành viên của hội đồng an ninh Liên Hiệp Quốc và các hội viên tổ chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu . Tại thủ đô Tbilisi, tổng thống Georgia, ông Eduard Shevardnadze mô tả tuyên bố của Putin là hấp tấp.
Những tay súng yêu sách chấm dứt chiến tranh ở Chechnya bắt hàng trăm con tin ngày 23 tháng 10 năm 2002, sau khi đột nhập vào một rạp hát như đã luợc kể ở phần đầu bài viết. Các tên khủng bố hăm dọa xử tử con tin và cho nổ rạp hát nếu lực luợng Nga tấn công. Một lần nữa, Shamil Basayev đuợc nêu danh như vị thủ lĩnh quân sự tối cao.
Nhất tiễn xạ song điêu: Đây là thủ đoạn của Putin. Nguyên tổng thống Aslan Maskhadov chối bỏ mọi liên hệ với quân khủng bố và nguợc lại, quân khủng bố cũng phủ nhận mọi liên hệ với với Maskhadov nhưng các viên chức thẩm quyền Nga không chấp nhận. Maskhadov là chuớng ngại cần phải trừ khử, mọi tội ác của bọn khủng bố cần đuợc gán cho ông để sau này có cớ sát hại. Các bạn theo dõi đến đây, chắc chắn không thấy bằng chứng nào cho thấy tổng thống Aslan Maskhadov cấu kết với tên trùm khủng bố Shamil Basayev. Putin cần ghép một xấu một tốt ( một tổng thống và một khủng bố ) để có dịp thanh toán cả hai. Bây giờ và sau này, ta sẽ thấy Maskhadov sẽ bị gán những tội ác rất vô lý vì Putin cần như thế. Để xem Meta có đúng không?
Quả nhiên, tháng 9 năm 2004, Nga đã đưa ra cái giá mười triệu đôla cho ai cung cấp thông tin để họ tầm nã Shamil Basayev và một lãnh đạo phiến quân nữa là ông Aslan Maskhadov.(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2004/09/040917_russiabeslan.shtml)
Cuộc chiến Chechnya chuyển hẳn sang hình thái khủng bố, một điều ngoài quyền hạn của tổng thống Maskhadov vì các thủ lĩnh phiến quân đã ly khai với chính phủ ông từ cuộc chiến thứ nhất, sau khi ông can thiệp thả con tin trong một loạt bắt cóc hồi năm 1998 - 1999 mà bọn chúng không tuân theo (xin xem lại phần Aslan Maskhadov, ông là ai ?) . Đặc biệt là trùm khủng bố Basayev. Mời các bạn trở nguợc về đầu bài để luợc qua các vụ khủng bố tiếp theo thời điểm tháng 10 năm 2002. Tất cả đều do Basayev chủ xuớng, trực tiếp hay gián tiếp.
Ngày 6 tháng 6 năm 2003 quốc hội Nga, Duma, đa số là Cộng sản phê chuẩn đạo luật ân xá cho các du kích quân quy hàng và các binh sĩ Nga phạm tội ác ở Chechnya. Quốc hội Duma bỏ phiếu thuận với tỉ số 352 trên 25 cho binh sĩ 2 bên nhưng thực chất là để xóa tội ác của binh sĩ Nga vì các phiến quân hiện lẩn trốn nơi rừng núi chắc không hề tin nguời Nga mà cam chịu buông vũ khí quy hàng. Hai phe nhóm Duma, đảng đối lập tự do và phe cực tả liên kết với Vladimir Zhirinovsky chống đối luật ân xá này. Ông Zhirinovsky gọi luật ân xá này là một ô nhục. Các tổ chức nhân quyền Tây phuơng cũng bày tỏ công phẫn vì rằng đạo luật này chỉ cốt bảo vệ các binh sĩ Nga phạm tội bạo hành với thuờng dân. Ngoài ra, không ân xá cho phiến quân phạm tội sát hại binh sĩ Nga.

Quan Điểm :

Đến đây hẳn bạn đọc đã hiểu tuờng tận cuộc chiến giữa Nga và Chechnya. Kỳ vận động bầu cử vừa rồi, tổng thống Bush đã sơ xuất phát biểu rằng cuộc chiến chống khủng bố là một cuộc chiến không thể thắng. Điều này ngụ ý các chiến sĩ Mỹ tại I Rắc đang chiến đấu trong vô vọng. Thực ra ý của ông Bush cần phải đuợc diễn tả là tuy cuộc chiến đấu chống khủng bố sẽ không bao giờ đạt đuợc chiến thắng tối hậu, vì mất Saddam này sẽ có hàng trăm, hàng ngàn Saddam khác, mất một Bin Laden sẽ có nhiều Bin Laden khác, nhưng vẫn có thể ngăn chận sự lớn mạnh và lan tràn của nó bằng cách hủy diệt căn cứ của nó, tỉ như tuy chưa có phuơng thuốc nào trị đuợc ung thư, ta vẫn có thể cắt bỏ để chặn đứng nó. Các ứng cử viên đối thủ của ông Bush không bỏ lỡ cơ hội để bắt lỗi rằng chính tổng thống Bush thú nhận rằng quân đội Mỹ bị sa lầy ở I Rắc. Nói khác đi, quân đội Mỹ vẫn có thể bình định đuợc I Rắc, tạo dựng đuợc một chính phủ lành mạnh tại đấy nhưng bọn khủng bố như những ung độc trong máu, từ một quốc gia Hồi giáo nào khác trên thế giới, lại xuất hiện gieo rắc đau thuơng cho nhân loại. Muốn biết tại sao không thể diệt đuợc, phải dành vài phút nói về bản chất của khủng bố.
Ngoài chiến tranh quy uớc tức hai bên đối phuơng vận dụng hết tài nguyên, nhân vật lực, kỹ thuật, khoa học đổ dồn vào chiến truờng tiêu diệt lẫn nhau, cuộc chiến giữa hai bên đối thủ không đồng sức thuờng là chiến tranh phá hoại, khủng bố hoặc du kích . Lọai chiến tranh này ít nguy hại hơn chiến tranh quy uớc nhưng dai dẳng hơn cho đến khi thắng bại ngã ngũ. Tuy vậy vẫn có cơ để thắng bại ngã ngũ vì mỗi bên đối phuơng, đều có một mục tiêu rõ ràng để nhắm vào. Hãy xét trong lịch sử, thập niên 1960 -1970 Việt Cộng cũng dùng chiến thuật khủng bố để gieo chết chóc tại miền nam Việt Nam. Nguời ta chỉ nói đến kẻ thù bị đền tội và cố tình giấu nhẹm đi rằng với một kẻ thù gục ngã, hàng trăm thuờng dân vô tội cũng gục ngã theo. Một quán ruợu ở Sài Gòn nổ tung, vài tên lính Mỹ tử thuơng kèm theo những “thiệt hại phụ”, đó là hàng chục, hàng trăm nguời dân, bất kể nam phụ lão ấu cũng đền tội chung. Không ai quên đuợc tội ác Việt Cộng giết hại hàng ngàn nguời tại Huế năm Mậu Thân cũng như hàng trăm em học sinh truờng tiểu học Song Phú Cai Lậy. Tuy tàn ác nhưng Việt Cộng cũng có mục tiêu rõ rệt. Chúng chấm dứt khủng bố ngay khi chúng hoàn toàn thắng lợi.
Có khoảng hơn 10 tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất thế giới. Tất cả đều dùng tôn giáo làm động cơ thúc đẩy. Chúng tin rằng tôn giáo của chúng buộc tín đồ phải thi hành những họat động khủng bố như bổn phận thiêng liêng trong một cuộc chiến đấu vô cùng vô tận vì đó là con đuờng tốt nhất để phụng sự Thượng Đế. KHỦNG BỐ HỒI GIÁO KHÔNG CÓ MỤC TIÊU QUÂN SỰ . Một cuộc thánh chiến (hay Jihad) không bao giờ kết thúc vì nó chỉ có độc nhất một mục tiêu tâm linh. Không ai biết bao giờ Thuợng Đế hài lòng và khi nào thì lòng nguời mới hợp với ý Trời. Không ai thèm quan tâm đến ai hay bao nhiêu nguời bị sát hại trong cuộc chiến tranh vì tâm linh. Chính vì điều này mà các chuyên gia về khủng bố nói rằng khủng bố Hồi giáo chưa phải là loại chiến tranh nguy hại nhất, nhưng chắc chắn nó là loại tận tuyệt và bất trắc nhất . Trừ vài truờng hợp ngọai lệ, tất cả các khủng bố Hồi giáo không thuộc về chi phái Hồi giáo nào hết mà chính là những tín đồ nhiệt thành, cuồng tín trong Hồi Giáo. Bọn khủng bố tự chúng không coi chúng là khủng bố vì chúng không “thuởng thức” bạo lực vì cứu cánh bạo lực. Chúng tự phong chúng là chiến sĩ, là kẻ truyền bá đức tin.
Bọn khủng bố Hồi giáo không đuợc đối phó cùng một cách như những bọn khủng bố vì tiền hay vì chính trị. Giải pháp quân sự hay ngoại giao đều vô hiệu . Đình chiến hay đàm phán cũng thế . Hãy xem tổ chức Giải Phóng Palestine (PLO, The Palestine Liberation Organization), tổ chức Hamas đuợc đối xử như 1 tổ chức tầm vóc quốc gia, bao nhiêu lần điều đình? Bao nhiêu lần ngưng bắn? Và bao nhiêu năm vẫn cứ khủng bố. Bọn khủng bố không có một ban ngành lo việc thế tục. Rất ít tổ chức khủng bố tôn giáo (trừ IRA) tổ chức một bộ phận lo việc thế tục. Ngay cả những nhóm có bộ phận lo việc đời cũng tự do thao túng vì chúng chỉ một mực tuân theo Thuợng Đế, không nghe ai khác. Rất hữu lý cho rằng bọn khủng bố Hồi giáo không muốn chiến thắng vì tôn giáo một cách cơ bản là một triết lý thua thiệt luôn cần một kẻ thù tàn ác áp đảo, một quỷ vuơng. Trong nhiều truờng hợp, khủng bố Hồi giáo muốn … thua vì nó ràng buộc ý tuởng tử đạo với nguời thua thiệt trên thế giới. Ý thức hệ thua thiệt này đuợc gọi là tự tử định mệnh. Loại vì định mệnh phải tự tử này nhiều hơn loại tự tử thông thuờng vì những nguyên nhân vị tha, vị kỷ khác. Mối lo ngại nhất của các nhà phân tích rằng nếu vũ khí có tầm hủy diệt cao lọt vào tay bọn khủng bố, chúng không ngần ngại gì mà không ra tay sát hại nguời khác không quản ngại đến chính tính mạng chúng.
Như vậy nếu không thể tiêu diệt chúng, làm thế nào để ngăn chặn chúng? Như chúng ta thấy, khủng bố chỉ nảy nở ở những quốc gia Hồi giáo nghèo khổ như I Rắc, A Phú Hãn, Palestine v.v… mà không thấy phát triển ở các quốc gia phú cuờng như Liên bang Ả Rập, Kuweit, Ả Rập Sau Đi hay Nam Duơng. Chỉ những nguời cùng quẫn mới thích sống với Thuợng Đế trên Thiên Đàng. I Rắc thời kỳ tiền Saddam không khủng bố vì lúc ấy họ giàu mạnh. Những theo đuổi quân sự của Saddam bần cùng hóa xứ sở này. Những nguời Mỹ giải phóng nguời dân I Rắc khỏi ách độc tài bạo nguợc của Saddam nhưng mức sống của nguời dân vẫn nghèo khổ. Truớc kia sống với Saddam, họ sống trong áp bức. Ngày nay áp bức không còn nhưng mỗi một ngày đều có đổ máu và tàn phá. Với Saddam họ ở trong 4 bức tuờng làm bằng cứt trâu, bây giờ vẫn 4 bức tuờng cứt trâu cộng với máu và nuớc mắt. Tổng thống Bush biết làm thế nào chưa? Phục hồi kinh tế họ.
Đến đây chúng ta đã thấy đuợc cái tàn bạo của Shamil Basayev và bè lũ khủng bố, cái ảo tuởng ngông cuồng của nguời dân Nga về một Liên Bang Nga uy quyền với các chư hầu phủ phục tung hô vạn tuế và tham vọng của Vladimir Putin trên con đuờng buớc lên ghế tổng thống. Tất cả như những lang sói xâu xé Chechnya suốt hơn 13 năm từ 1991 đến nay.
Thực ra không chỉ từ năm 1991 đến nay. Các Sa Hoàng từ 1830, 1863, 1877 và Stalin thời Sô Viết 1917, 1920 đã tàn sát, lưu đày biết xứ và đô hộ họ tổng cộng hơn 150 năm. Cả thế giới làm ngơ.
Vâng cả thế giới làm ngơ. Trong khi Trung Cộng bị khắp thế giới lên án vì áp bức tàn bạo ở Tây Tạng thì sự tàn bạo của nguời Nga ở Chechnya bị làm ngơ hoàn toàn.
Năm 1994, quân đội Nga xâm lăng một nuớc Cộng Hòa nhỏ bé gồm vỏn vẹn có 1.2 triệu dân cư đa số Hồi Giáo vừa mới tuyên bố độc lập sau hơn 1 thế kỷ lệ thuộc sự cai trị bạo nguợc của nguời Nga. Lúc ấy, bộ truởng quốc phòng Nga, ông Pavel Grachev khoác lác rằng sẽ thanh toán bọn phiến lọan trong vòng vài ngày. Lấy gì để vài ngàn binh sĩ bán quân sự chống chọi với 50000 binh sĩ Nga có thiết giáp, trọng pháo, trực thăng võ trang và chiến đấu cơ? Những sơn dân miền Caucasus này chưa từng kinh qua bài học của Stalin lưu đầy 80/100 dân cư sang các trại tập trung ở Tây Bá Lợi Á sao?
Rõ ràng là không. Biểu lộ tất cả lòng dũng cảm, hung bạo, ngoan cuờng trong truyền thuyết, các chiến sĩ Chechens trang bị thô sơ chặn đứng quân đội, an ninh và tình báo KGB trên đuờng tiến quân. Tuyên bố thánh chiến, các mujihadin đánh bại xe tăng, chiến xa địch trên khắp đuờng phố thủ đô Grozny bằng bom xăng (Molotov cocktails), hỏa tiễn cá nhân chống chiến xa.
Trong lúc cả thế giới ăn mừng lễ Giáng Sinh, 1994, lực luợng Nga dùng đại bác, hỏa tiễn và bom trải thảm nghiền nát Grozny và các làng mạc thị trấn chống cự thành đống gạch vụn. Trong vòng 1 năm ít nhất 45000 nguời Chechens, đa số thuờng dân bị sát hại. Mạc Tư Khoa thú nhận tổn thất 2300 binh sĩ; con số thực sự là hơn 6000 nguời. Các tổ chức nhân quyền tố cáo Nga về các tội ác như tra tấn, hành quyết tập thể, trả thù và trừng phạt tập thể ở Chechnya.
Lãnh đạo cuộc chiến đấu chống xâm lăng là đuơng kim tổng thống Dudayev. Tình báo KGB 3 lần âm mưu ám sát ông nhưng thất bại. Sau đó KGB tung biệt kích trong cuộc tấn công lén lút, giả trang binh sĩ Chechens nổi loạn. Bọn biệt kích Nga bị đẩy lui một cách nhục nhã. Vụ này tổng thống Nga, ông Yelsin dùng 650 triệu đô la tiền viện trợ của Tây Phuơng để chi dụng. Chỉ 6 tháng sau, Nga công khai xâm lấn Chechnya.
Có lẽ trừ Việt nam, không ai trên thế giới lại chiến đấu chống bạo chúa, thực dân bằng nguời Chechen - và cũng không ai đau khổ bằng họ. Stalin định diệt chủng bằng cách bắt hầu hết toàn thể nguời Chechen vào Gulag, trong đó có cha mẹ ông Dudayev, tổng thống Chechnya, có cả cha mẹ tên khủng bố Shamil Basayev, nguời sau này đuợc Putin ra giải thuởng 10 triệu đô la trong vụ khủng bố mới nhất. Giờ đây, con cháu của các nạn nhân trong trại tập trung Cộng Sản Sô Viết, đang chiến đấu chống sự cai trị của nguời Nga. Một cộng hòa Hồi giáo 1.2 triệu dân cư chống với 1 quốc gia gồm 150 triệu con nguời với sức mạnh quân sự đứng hàng thứ nhì trên thế giới.
Cả thế giới ngỏanh mặt quay lưng với Chechnya . Tổng thống Clinton làm ngơ cho Mạc Tư Khoa muốn làm gì thì làm ở Chechnya, đổi lại Nga bằng lòng cho Mỹ xâm lăng Haiti . Không quốc gia nào khác muốn chọc giận Nga bằng cách lên tiếng binh vực Chechnya. Ngay cả các nuớc Hồi giáo khắp nơi đều làm như không hay biết. Hai quốc gia Hồi giáo gần nhất và tuơng đối mạnh là I Răng và Thổ Nhĩ Kỳ cũng quá e sợ Nga đến nỗi không dám cung cấp Chechnya vài viên đạn. Nguồn vũ khí và tiếp liệu duy nhất là chiếm đọat từ lực luợng Nga. Hai nuớc vừa đuợc độc lập là Georgia và Azerbaijan phong tỏa mọi đuờng cung cấp khả dĩ dẫn đến Chechnya. Kỹ thuật chống phiến loạn đuợc tôi luyện hoàn hảo ở A Phú Hãn, nơi Sô Viết giết hại 1.5 triệu nguời, một lần nữa đuợc đem ra áp dụng ở đây, một xứ Hồi Giáo nhỏ yếu 1.2 triệu dân cư, Chechnya.

Thay lời kết luận, khủng bố không thể tiêu diệt đuợc bằng vũ lực nhưng vẫn có thể vô hiệu hóa bằng tình nhân loại. Nếu tất cả mọi quốc gia trên thế giới, nhất là những cuờng quốc biết san sẻ những thừa thãi của mình đến những nơi thiếu thốn, thêm vào đó là có đủ dũng cảm để binh vực hay can thiệp vào những bất công áp bức truớc mắt, khủng bố không đánh cũng tan.
Nhân dân Nga sử dụng quyền dân chủ lựa chọn một tổng thống mị dân, thực hiện tham vọng của họ bất kể mọi thủ đoạn tàn ác. Những thuờng dân vô tội, các em học sinh nạn nhân của bọn khủng bố bỏ mạng trên khắp đất nuớc Nga là cái giá dân chủ mà chúng ta, những cử tri trong một nuớc tự do dân chủ phải nghiền ngẫm.

Metamorph.

Tham khảo, trích dẫn và biên soạn từ các nguồn tin của:
www.wikipedia.org/wiki/
http://fmso.leavenworth.army.mil/fmsopubs/issues/shamil/shamil.htm
http://faculty.ncwc.edu/toconnor/429/429lect13.htm
http://www.cnn.com/SPECIALS/2000/russia/story/analysis/putin/
http://www.russland-deutschland.de/links/putin-e.html
http://www.guardian.co.uk/russia/article/0,2763,1300027,00.html
http://www.mfa.gov.tr/grupa/percept/ll2/II2-11.html
http://www.worldaffairsboard.com/archive/index.php/t-1965.html
http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/europe/3512970.stm
http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/europe/459302.stm
http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/europe/459302.stm
http://english.people.com.cn/200403/12/eng20040312_137343.shtml (Tin Hoa Thời Báo, Bắc Kinh)
http://www.globalsecurity.org/military/library/report/1997/shamil.htm
http://edition.cnn.com/2004/WORLD/europe/09/01/russia.widows/
http://www.bigeye.com/122295.htm

Riêng phần quan điểm hoàn toàn do tác giả, cụ Metamorph tự viết.

#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9