Tết chay ở Đào Đặng
Barbiegirl 15.07.2003 00:56:27 (permalink)

Mồng một ăn chay
Mồng hai ăn mặn
Mồng ba ăn rốn-mồng bốn ngồi không
Mồng năm mục đồng
Mồng sáu đồng tuế
Mồng bảy đồng niên
Mồng tám du thị.


Câu nói ấy đã lưu truyền trong nhân dân thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Phong tục ăn chay trong ngày Tết ở đây thật là đặc biệt.

Mâm cỗ cúng gia tiên ngày đầu năm ở Đào Đặng là bánh và xôi chè. Bánh có tới chục loại: bánh chưng, bánh nếp, bánh mật, bánh tẻ, bánh cốm, bánh chay, bánh rán, bánh bột lọc.....Xôi, chè cũng dăm bảy thứ: Xôi xéo, xôi vò, xôi hoa cau, xôi gấc, chè lam, chè kho, chè con ong....Đồ ăn chay nhiều chủng loại phong phú, nên dẫu người làng hay là người nơi khác đến ăn Tết ở đây đều không sợ đói lòng. Ai ưa thì dùng đồ nếp, bánh nguội, còn không thì đã có bánh tẻ. Trong ngày mồng một mâm cỗ của mọi nhà trong làng tuyệt nhiên không có thịt, cá, giò, nem, ninh mọc, song ai cũng dùng bữa một cách ngon lành vui vẻ thoải mái.

Theo những vị cao niên trong làng, phong tục này có từ lâu do cha ông truyền lại không thành văn nhưng vẫn co sức thuyết phục cao. Dân không ai bẩoi chấp hành một cách tự giác, nhà nhà không kể giàu, nghèo, bản địa hay dân ngụ cư đều thành kín, hào hứng chuẩn bị thừ ngày 29, 30 Tết

Có hai lý do về tục lệ này. Lý do tâm linh là dân làng đều theo đạo phật. Với người xuất gia, tu hành niệm phật phải ăn chay quanh năm, nhưng theo tín ngưỡng của dân làng thì ăn chay ngày mồng một để được trời phật, tổ tiên phù hộ, ban phước lộc cho cả năm. Còn lý do vật chất thì việc ăn chay ngày Tết xuất phát từ điều kiện lao động và xinh hoạt của nhân dân địa phương. Làng Đào Đặng từ lâu đã có nghề làm hàng xáo và trồng rau xanh. Khi chưa có máy xay xát, cả làng giã gạo thận thịch đến khuya và 3- 4 giờ sáng đã phải gánh gạo đi bán. Nay đã phần nào đỡ hơn nhưng vẫn chưa hết nhọc nhằn khuya sớm. Nghề trồng ray cũng gió táp, mưa sa, dãi dầu sớm tối, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chẳng mấy khi được nghỉ ngơi. Vì vậy Tết là dịp để dân làng đi lễ chùa, thăm hỏi lẫn nhau. Với mục đích ấy, ăn Tết sao cho đỡ tốn thời gian là một điều cần thiết. Sáng sớm mồng một cúng xong, mâm cỗ được bày ra, mọi người vay quanh cùng ăn, đến 4- 5 giờ chiều lại ăn tiếp lần thứ hai. Khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn, người taddi chơi được nhiều hơn. Lệ ăn Tết ở đây cũng là để đơn giản hoá việc làm thức ăn dành thời gian cho việc chơi Tết. Vả lại bạn bè, khách có đến nhà mời nhau ăn cỗ bánh cũng đỡ cầu kỳ, mất ít thời gian cho việc ăn uống.

Những người con Đào Đặng ngày nay dù ở đâu, làm gì họ cũng trân trọng tục lệ này. Mâm cỗ cúng gia tiên đầu năm và bánh, xôi, chè luôn gợi cho họ nhớ về xứ sở, quê hương.
< Edited by: barbiegirl -- 7/15/2003 2:07:28 AM >
#1
    QVPT 17.07.2003 16:46:06 (permalink)
    Tại tỉnh Hưng Yên Ngoài những phong tục tập quán như là ăn chay vào ngày tết... thì còn có những lệ hội truyền thống tiêu biểu như : Hội chử Đồng Tử , hội Chùa Tứ Pháp , hội Phù Ủng....

    QV mời BG và Các bạn đón đọc bài viết thêm về Lễ hội Chử đồng Tử _ Kim Dung Một thiên tình sử kỳ nghộ và củng là một lễ hội của tình yêu và hạnh phúc.
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9