. Vâng,
Ngọc Lý sẽ cố gắng
xin các thầy tiếp sức nhé, The structure of reality determines the structure of language
Hoàn cảnh thực tế quyết định cấu trúc ngôn ngữ,
Meaning is determined by use, in the context of a "language-game"
Ý nghĩa con chữ đến từ cách dùng nó, trong trò chơi chữ nghĩa
xin bấm vào để nhập Luwig Wittgenstein là một trong những triết gia của thế kỷ 20 có ảnh hưởng sâu rộng nhất - một số người cho rằng ông là triết gia quan trọng nhất sau Immanuel Kant.
Luwig Wittgenstein được xem là người đặt nền tảng mới cho triết học thế kỷ 20, với các căn bản suy tư chính về Luận Lý (Logic), Toán Học, Ngôn Ngữ, và Tâm Trí (Philosophy of Mind).
Ông chịu ảnh hưởng của Arthur Schopenhauer, Bertrand Russell (thầy của ông), và Gottlob Frege, một người bạn, khi viết Tractatus Logico-Philosophicus. Ông cũng chịu ảnh hưởng của Kant, Kierkegaard, Moore, và Weininger.
Luwig Wittgenstein sinh ngày 26 tháng 4, 1889, tại Vienna, con út (thứ tám) của gia đình Karl & Leopoldine Wittgenstein, một gia đình Austro-Hungarian giàu có và thế lực. Hai giòng nội ngoại của ông đều theo Do Thái giáo, nhưng cha ông sau này tin theo đạo Protestant và Mẹ thì theo Thiên Chúa Giáo. Karl Wittgenstein là một kỹ nghệ gia thành công trên kỹ nghệ sắt thép.
Gia đình Wittgenstein có đời sống văn hóa rất cao, thường xuyên tiếp xúc với các nhạc sĩ thượng thặng đương thời như Johannes Brahms, Gustav Mahler. Anh ruột Luwig là một nhạc sĩ dương cầm thành công, và Luwig cũng rất có khả năng âm nhạc, đặc biệt có khả năng xướng âm hoàn hảo (perfect pitch).
Gia đình Wittgenstein cũng có tính tự kỷ, rất nghiêm khắc với chính mình, đến mức chán đời và đưa đến khuynh hướng tự tử. Ba trong số bốn người anh trai của Luwig Wittgenstein đã tự sát.
Suốt 14 năm đầu, Luwig được giáo dục tại nhà, sau đó theo học kỹ sư cơ khí, và chuyển dần sang Toán học khi bắt đầu nghiên cứu về không gian với sự chuyển động của cánh diều trong thượng tầng khí quyển.
Năm 1913, sau nhiều biến động, Luwig Wittgenstein rút lui về ẩn cư tại miền núi ở Skjolden, Na Uy, để tĩnh tâm suy tưởng. Sự cô độc trong thời gian này cho phép ông tập trung vào điều ông đam mê, và viết tập "Logik", làm căn bản cho tập Tractatus - Logico - Philosophicus. Sau này, Luwig cho biết đây là thời gian ông làm việc với nhiều đam mê và hiệu quả nhất.
Sự bùng nổ của Thế Chiến I đánh thức Luwig Wittgenstein và lôi ông ra khỏi đời sống ẩn sĩ. Ông tình nguyện gia nhập quân đội, phục vụ trên chiến thuyền, và sau đó làm cho hãng chế tạo đạn dược. Năm 1916 ông được phái sang chiến đấu tại Nga, và đã đoạt nhiều huân chương vì sự can đảm. Trong suốt thời gian chiến tranh, Wittgenstein ghi lại các ấn tượng cá nhân về triết học và tôn giáo bên cạnh các kỷ niệm riêng của ông. Tập hồi ký cho thấy sự thay đổi sâu đậm của ông về tôn giáo trong thời gian này. Ông tìm thấy "The Gospel in Brief" của Leo Tolstoy trong một tiệm sách tại Galicia, và bị Tolstoy lôi cuốn. Wittgenstein cũng chịu ảnh hưởng tinh thần tôn giáo từ Saint Augustine, Fyodor Dostoevsky, và nhất là Søren Kierkegaard, người mà Wittgenstein tôn sùng là "Thánh".
Năm 1918, vào cuối cuộc chiến, tin người bạn David Pinsent tử nạn máy bay làm Wittgenstein xuống tinh thần đến mức độ muốn tự tử, thay vào đó, ông hoàn tất tập Tractatus, đề tặng Pinsent. Trong thư gửi cho Bà Pinsent, Wittgenstein viết: "Ông ta là người bạn đúng nghĩa duy nhất của tôi." Tập Tractatus bị nhà xuất bản từ chối năm 1918.
Năm 1919, Russell nhận ra sự phi thường của tập triết luận này, và đã cố gắng tìm cách xuất bản tập sách dưới tên Tractatus Logico-Philosophicus, với ý tưởng lấy từ Baruch Spinoza's Tractatus Theologico-Politicus. Russell cũng viết tựa cho tập luận, ngụ ý cho Wittgenstein mượn danh tiếng của Russell, một nhà triết học nổi tiếng đương thời. Wittgenstein không đồng ý với điều này, cho rằng lời tựa của Russell làm sai lạc hẳn ý nghĩa Tập Tractatus, và càng thêm giận dữ khi nhiều nhà xuất bản chỉ chú ý đến Tập luận vì cái tên Russell.
Cuối cùng, Wittgenstein tìm được một nhà xuất bản tại Wilhelm Ostwald's journal Annalen der Naturphilosophie, in ấn bản tiếng Đức năm 1921, và tại Routledge Kegan Paul, in bản song ngữ có lời tựa của Russell và phần dịch thuật của Ramsey-Ogden năm 1922.
Tractatus Logico-Philosophicus, là tác phẩm triết học duy nhất mà Wittgenstein xuất bản khi ông còn sinh thời. Với tác phẩm này, Luwig Wittgenstein tự cho rằng có thể giải quyết được mọi vấn đề chính của triết học và rất được kính nể bởi những người thuộc trường phái "anti - metaphysical logical positivists" (xin các thầy dịch hộ

)
Tập Tractatus xây dựng trên ý tưởng các vấn đề triết học nẩy sinh từ sự hiểu sai luận lý của ngôn ngữ, và tìm cách giải thích luận lý này.
Wittgenstein nói với Von Ficker rằng căn bản chính của Tập Tractatus có tính đạo đức. Tập sách không có vẻ gì là một tập đạo đức học cả.
Ở cuối tác phẩm, Wittgenstein viết: "Đề án của tôi nhằm làm sáng tỏ điều này: bất cứ ai
hiểu tôi rốt cuộc sẽ nhận ra rằng họ đã rất u mê (nonsensical - vô nghĩa )
[anyone who understands me eventually recognizes them as nonsensical]. Để có một nhận định rõ ràng về tập Tractatus, tác giả của nó, và những đề án đưa ra, thật không phải là một việc dễ dàng.
Tập Tractatus gồm một số gợi ý tổng hợp dưới 7 tiêu đề.
1.
The world is everything that is the case. *
Thế giới là những "trường hợp" [the case]
2.
What is the case, the fact, is the existence of atomic facts.
Những "trường hợp" này, chính thật, là sự hiện hữu của các sự việc dưới dạng vi tế nhất [atomic facts]
3.
The logical picture of the facts is the thought.
Hình ảnh luận lý của các sự việc là tư tưởng.
4.
The thought is the significant proposition
Tư tưởng là một gợi ý quan trọng
5.
Propositions are truth-functions of elementary propositions.
Gợi ý là "hàm-số-tìm-sự-thực" của các gợi ý sơ khởi .
(An elementary proposition is a truth-function of itself.)
( Một gợi ý sơ khởi chính là một hàm-số-tìm-sự-thực.)
6.
The general form of truth-function is: [ p-bar , xi-bar , N( xi-bar )].
Dạng tổng quát của một "hàm-số-tìm-sự-thực" là [p-bar, xi-bar, N(xo-bar)]
This is the general form of proposition.
Đây là dạng tổng quát của một sự gợi ý.
7.
Whereof one cannot speak, thereof one must be silent.
Khi một người không thể lên tiếng, thì người ấy phải im lặng.
Từ 7 tiêu điểm chính, Tractatus phân nhánh thành nhiều suy tưởng phụ, theo giản đồ sau:
Giản đồ của Tractatus Xin đọc thêm về tác phẩm này tại đây:
Wittgenstein là một thiên tài luôn tự vượt qua tư duy của chính mình.
Sau khi tập Tractatus Logico-Philosophicus thành công, Wittgenstein đã không ngừng viết thêm nhiều suy tưởng khác và hoàn thành tập Philosophische Untersuchungen (Philosophical Investigations) năm 1949. Tập này được xuất bản năm 1953, sau khi ông đã qua đời.
Các bạn có thể đọc một phần tác phẩm này tại đây:
Wittgenstein - "The Private Language Argument" from the Philosophical Investigations, 1953 Hay tác phẩm và phê bình của Shawver tại đây:
Philosophical Investigations .
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2006 23:30:13 bởi Ngọc Lý >