(URL) THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI

Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 23 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 666 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
(URL) THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 04.08.2006 13:54:02

  TUYỂN THƠ ĐẠI BÀNG
  

                                                                           
                                                              Nhà thơ Phạm Ngọc Thái


      Cựu chiến binh - Nguyên chuyên gia ngoại thương QT. Còn được gọi với biệt danh Nhà Thơ Đại Bàng, sẽ chính thức  liên tục truy cập trên mạng internet của Việt Nam Thư Quán. Một số bài được kèm theo những lời bình hoặc tiểu luận sâu sắc trích trong Tuyển Thơ Đại Bàng dày trên 1000 trang , có giá trị của chính tác giả!
                                               *****************************

Mời đọc bài viết:
Phạm Ngọc Thái có chân dung một nhà thơ tình lớn của dân tộc
                                Được đăng
nhiều website trên thế giới.

     * Trong nước mời đọc qua link sau:                           
                     http://datvietjsc.net.vn/index.php?act=newsdetail&pid=8&cid=52&id=2242
      Hoặc:      http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=19619  
    * Ở Mỹ:           http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=7971
     
               MỜI ĐỌC THÊM BÀI VIẾT VỀ CHÂN DUNG THI NHÂN
                                                 qua link:
                      http://4phuong.net/ebook/76310147/pham-ngoc-thai-chinh-la-chan-dung-cua-mot-thi-hao.html
                      http://nghiathuc.wordpress.com/2013/10/06/pham-ngoc-thai-chinh-la-chan-dung-cua-mot-thi-hao/ 

                   BA KỊCH BẢN NGẮN PHẠM NGỌC THÁI
  1-      Cánh cửa quốc tế
2-      Chuyện ở quán gốc đa
3-      Mối tình hoa hồng bạch
                             . Đăng lại ở gần cuối trang 40

 
 
          Đăng Tiểu thuyết "Chiến tranh và tình yêu"
-  Chương III - ở trang 41
-   Chương IV trang 41
-    Chương VII trang 41  (người con gái bản ra chiến trường)
 
 
 
 

 
 
 
 
 
                                ********************************
 
                        MỘT GÓC HỒ TÂY
     Anh đến mình anh trong chiều muộn
     Nhặt thơ tình ở một góc Hồ Tây
     Ngắm mặt gương hồ vào chập tối
     Mặt trời lại ngỡ bóng trăng soi.

     Lơ đễnh đọt mây qua phớt trắng
     Vừa đơn côi mà không đơn côi!
     Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng
     Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi.
     Chiều lễnh loãng bóng đa gù bên phố
     Mõ chùa buông thay tiếng nói của tình yêu!!!
     Trong sân gạch sư già quét lá
     Bước người đi thầm lặng cõi hư hao.
     Chiều Hồ Tây-Chiều Tây Hồ lộng gió
     Ta và người: Cõi mộng khác chi nhau?
     Người quên hết! Còn ta yêu tất cả
     Trong tiếng lá bay...Chầm chậm bóng ta theo...
                              
         Thỉnh thoảng ta bất chợt bắt gặp cái bóng mặt trời khuất muộn trong cảnh chiều chập choạng,giống như bóng trăng sáng trắng vừa hơi viên mãn, vừa như ảo. Tác giả đến bên hồ, một người một cảnh trăng nước vơi đầy :
      Anh đến mình anh trong chiều muộn
      Nhặt thơ tình ở một góc Hồ Tây
      Ngắm mặt gương hồ vào chập tối
      Mặt trời lại ngỡ bóng trăng soi.
  Rõ ràng cái bóng mặt trời như bóng trăng sáng hơi bàng bạc kia , đã hòa điệu với tâm hồn và nỗi lòng u uẩn của nhà thơ. Khi anh nhìn lên ,cái đọt mây bay ngang qua ấy cũng mang màu phớt trắng:
      Lơ đễnh đọt mây qua phớt trắng(câu 5)
  Nhưng tại sao lại "lơ đễnh"? Bởi vì tâm trạng của nhà thơ lúc ấy:
     Vừa đơn côi mà không đơn côi!(câu 6)
  Nó chơi vơi, nửa vời... vừa hơi cô lẻ lại vừa muốn tĩnh tâm. Cảnh người buồn buồn. Lơ đễnh đấy mà đâu có phải là lơ đễnh? Tình thơ trở nên da diết như muốn níu kéo một hồi ức nào đó đã xa xăm , vẫn còn đầm đìa tha thiết ở trong anh.
     Sau đó tác giả có nhắc đến một người con gái nào đó,nhưng hình như không phải là một cô gái cụ thể? Hay một cái tên cụ thể?Đó là khát vọng, là tình yêu!...Trong niềm hiu hắt của một con người đang bước vào tuổi hoa niên:
      Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng
      lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi(câu7-8)
   Nó không chỉ còn là cảnh chiều hoàng hôn của trời đất nữa, mà là buổi chiều hoàng của cuộc đời nhà thơ.
     Hình ảnh chiếc lá vàng lại rơi vào đúng chỗ ngồi của người con gái năm xưa...Nó đằm thắm mà xót xa. Gợi đến một mối tình, một thuở tình của những năm tháng đã qua đi.Thì có mấy ai đã vui mãi, yêu mãi được suốt đời? Hạnh phúc gái trai mà nhà thơ đã từng có trong cuộc đời,theo thời gian nay đã úa tàn đi: Cuộc sống không có tình yêu đã trở nên vô vi, hư ảnh. Nhà thơ đi giữa cuộc đời như một cái bóng không hồn. Tất cả sự sống cùng thế giới này với anh đã trở thành vô nghĩa rồi chăng? Hình ảnh:"Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi" là một câu thơ hay!
     Nhưng buồn hơn nữa... Trong cảnh chiều tà người nước vơi đầy ấy, thì tiếng của chùa lai vang lên :
        Mõ chùa buông thay tiếng nói của tình yêu!!!(câu 10)
   Từ chiếc lá vàng rơi thay vào chỗ ngồi của người yêu đến tiếng mõ chùa , như một bản xám hối kinh kệ trong cuộc đời, để tạo cho bài thơ Một Góc Hồ Tây(MGHT) một bản tình xô- nát buổi chiều hoàng không kém vẻ thê lương. Đáng lý ra tiếng nói bên nhà thơ phải là tiếng nói âu yếm của một người con gái ngọt ngào, tha thiết yêu đương, thì giờ đây chỉ còn vẳng lên tiếng cầu nguyện của kinh chùa:
      Chiều lễnh loãng bóng đa gù bên phố
      Mõ chiều buông theo tiếng nói của tình yêu!!!
      Trong sân gạch sư già quét lá
      Bứơc người đi thầm lặng cõi hư hao.
                            ( đoạn thơ ba)
   Cái bóng đa bên phố cũng trở nên "gù", thật đầy bóng phật đền. Phố xá trong thời buổi kinh tế thị trường mà cảnh chiều cứ như chiều thôn quê. Lòng nhà  thơ đã bay vào chốn cõi thiền!... Rồi lại hiện ra bóng của nhà sư già đang quét la sân chùa- thì giữa hai cảnh đời: Một bên là anh thi sĩ cô đơn, với những người đi tìm vào tu tĩnh trong cảnh chùa để trốn tránh nơi trần thế- hai mà là một! cùng về nơi mà cuộc sống đã hư hao... thật mà không. Đến hàn huyên nơi cửa phật mà lòng vẫn cô lẻ vì tình trai gái, như ở câu thơ kết:   
      Trong tiếng lá bay... Chầm chậm bóng ta theo...
   Mặt sau của thơ chứa cả một khát vọng tình yêu! Lòng anh cũng mênh mang, u hoài như những chiếc lá đang bay.
   Những hình ảnh trong thơ : Cảnh chiều thì lễnh loãng, bóng đa bên phố lại gù, mặt trời cũng giống như vầng trăng sáng nhạt, bóng người hư hao... đến đọt mây bay qua cũng mang màu phớt trắng và lơ đễnhv.v... Những hình ảnh ấy đã tạo cho bài thơ MGHT tựa như một bức tranh thủy mạc. Dùng cảnh để họa tình. Hồn thơ đầm đìa mà phong thái vẫn thanh tao.
    Đến cuối bài thơ cảnh Hồ Tây đã được tác giả nhắc lại , để khắc họa lại một khoảng không gian ban đầu của tình thơ:
      Chiều Hồ Tây- Chiều Tây Hồ lộng gió
      Ta và người: Cõi mộng khác chi nhau?
      Người quên hết ! Còn ta yêu tất cả
      Trong tiếng lá bay... Chầm chậm bóng ta theo...
   Đời mà tình. Tình mà vẫn đời là vậy! Tất cả đều quyện trong một buổi chiều hoàng ở bên hồ.Nó ẩn náu trong một trái tim, một tâm trạng buồn tẻ chênh vênh... Bởi cõi lòng nhà thơ đang cô đơn vì thiếu vắng bóng em yêu./.
 

                          SÁNG XUÂN NAY
Sáng xuân nay không chít khăn tang,
không mang áo cưới
Gió đi đâu không thấy thổi trên đường...
Thơ nằm khóc trong nấm mồ êm ái
Anh chỉ ngồi thầm lặng bên em.

Hương phảng phất đưa lên từ mái tóc
Tình trắng tinh như ngửa đôi bàn tay
Đôi mắt em hóa thành mây bay đi mất
Hồn anh trôi dưới những lá cây rơi

Cứ yên lặng !
Ông lão Giăng Van Giăng yên lặng!
Tôi cũng như ông chỉ thấy lá vàng thôi
Người đàn bà ấy đẹp giống cô Cô Dét
Nàng yêu tôi! Nhưng nàng đã đi rồi.

Em về nơi Bờ Bãi Cuộc Đời
Anh trở lại viết thơ tình rồi rót lệ
Đời là thế! Thế thôi, đời là thế
MỐI TÌNH MÌNH CHẢNG THỂ CƯỚI
                                                CŨNG KHÔNG TANG.
 
 
       Trên đời này có bạc bẽo nào hơn cái bạc bẽo đối với lão Giăng Van Giăng cơ chứ? (tiểu thuyết " Những Người Cùng Khổ" của V.HuyGô). Suốt cuộc đời lão dành tình yêu thương cho nàng Cô Dét, lão sống hết cho nàng! Ấy vậy mà, tới khi lão chết vẫn chỉ một nấm mồ thui thủi cô đơn. Đành rằng: Trước khi lão mất nàng cũng đã cùng người yêu đảo qua thăm lão một lần. Chỉ có những chiếc lá vàng hết tháng năm này sang tháng năm khác, là đều đặn rơi trên mồ lão...Gặp lại em buổi sáng xuân ấy : Ngồi bên em giây lát, tôi lại nhớ tới cái lão Giăng Van Giăng kia! Lão có khác tôi không?...


<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.05.2018 17:25:53 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

ThinhNgheSiHaNoi
  • Số bài : 10
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 08.08.2006 19:00:11
Thật tuyệt vời khi đọc trên mạng những khúc tình ca tha thiết đến nao lòng. Những con chữ như có linh hồn của nhà thơ Phạm Ngoc Thái. Mong nhà thơ có thật nhiều bài hay hơn nữa để cống hiến cho đời , cho lâu đài thi ca Việt Nam thêm tráng lệ.
TranVietThinh_NgheSiHaNoi

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 09.08.2006 11:59:47






                DƯỚI ĐÂY LÀ HAI "ĐƠN PHẢN BÁC" CỦA PNT 
                                    LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN
 
                       


              

                
                                              
                                                      

                                              Nhà thơ PHẠM NGỌC THÁI                                                  
                                                             Lên án những gian tà




  Sau khi tôi cho xuất bản tập thơ RUNG ĐỘNG TRÁI TIM & biếu tặng –  Tôi  hỏi về sự nhận xét tác phẩm?
  - Trong  một sáng mùa xuân, dưới mái hiên của HNV ( tại 9 Nguyễn Đình Chiểu HN), chính ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch HNVVN đã phát biểu:
      -    Anh vĩ đại rồi! 
 
       Nhà văn Cao Tiến Lê khen hết lời.   
   Còn nhà thơ Lê Đình Cánh thì đánh giá: Phạm Ngọc Thái đã đi trước các nhà thơ đương đại của HNVVN 4-50 năm!


      Người bạn thơ Nguyễn Quang Thiều của tôi cũng ca ngợi: Tập thơ rất tuyệt!
   Nhà thơ đồng thời là nhà bình luận "Chân dung & đối thoại" Trần Đăng Khoa từng phát biểu:

          "Phạm Ngọc Thái - Một thiên tài cô độc!".

  Vào một buổi cùng ngồi uống bia, nhà thơ Bằng Việt (Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thủ đô) đã nói với tôi: "Đúng là anh có cả một thế giới thơ riêng! Nhưng... số anh không may!". 

       Không may có nghĩa là sao? Là sẽ có nhiều kẻ ghen ghét,đố kỵ... tìm cách dìm lấp chăng? - Thế thì phải mượn cụ Nguyễn Du một câu thơ mà chiêm nghiệm rằng:
                     Chữ tài đi với chữ tai một vần
 
      Hay là, phải ngửa mặt lên trời mà than như Tố Như:
 
                     Bất tri tam bách dư niên hậu
                     Thiên hạ hà nhân…”có khóc ta”?...
      Nhưng anh Bằng Việt là ai nhỉ? Cũng một tầm bậc có tên tuổi đương thời. Trong lĩnh vực báo chí, văn chương... quyền hạn có kém gì Hữu Thỉnh? Thế đấy!...

      Chẳng thế mà nhà thơ Chử Văn Long - Khi tôi chuẩn bị cho xuất bản tập thơ “Rung động trái tim” ấy, anh nói: “Ông cẩn thận, kẻo chúng hơi hóng biết được... chúng sẽ đâm chọc với NXB, sẽ phá - Ông khó mà xuất bản”!
     Tôi đã phải lẳng lặng mà làm... cho đến khi tập thơ xuất bản trót lọt xong rồi! Cầm tập thơ rất đẹp trên tay tôi biếu, anh phải thốt lên : Đúng là... thượng đế đã không cắt hết đường ai!

     Tôi bảo: Đúng thế - Trời hại thì mới sợ, chứ... người hại thì không sợ!
 Để rồi xem mây mù có thể che lấp được bầu trời mãi hay không?
                 

      Sau đây là nguyên văn hai bản thông cáo - Có tính chất phê phán đối với những người thừa hành nhiệm vụ:


___________________________________________________________________________________________



                                                                                                                                                                                
 

                                              
        
                                    Gửi ông:         Hữu Thỉnh
                                                          Chủ tịch  HNVVN
                                    
 Cùng Ban chấp hành HNVVN




 
                                                                              
                                   Hữu Thỉnh - Chủ tịch HNVVN     



    ĐƠN PHẢN BÁC LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN  (II)




       Sau đơn phản bác (ĐPB) đầu tiên tôi đã gửi tới các ông, các Viện và trong Hội Văn học  từ ngày 15/1/2010 – Trong ĐPB.II này, tôi không nói lại cái việc mà các ông cùng ban bệ đã có dã tâm, cố tình dìm lấp tôi!...mà chỉ muốn nhắc với các ông một số điểm như sau:

1/-    Nếu các ông gạt bỏ được sự vị kỷ, nhỏ mọn của con người:

  Có tổ chức đánh giá tập thơ Rung động trái tim (RĐTT),  tôi đã cho xuất bản tại NXB Thanh niên 2009 vừa qua -  Tôi tin:  sự vô giá của tập thơ sẽ không còn chỉ của riêng tôi, mà nó sẽ là tài sản của cả nền văn học quốc gia.

   Tôi xin khẳng định lại: Tập thơ RĐTT không chỉ là một tập thơ sâu sắc và tầm vóc nhất so với hàng nghìn các tập thơ đã xuất bản từ 1975 đến nay, mà nó còn là một tập thơ hay, độc đáo của cả nghìn năm văn hiến Thăng Long.

Thì trong Lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long, đó chẳng phải là thành quả quí báu của nền thi ca đối với nước non hay sao? Trong đó các ông là những người lãnh đạo, cầm cân nẩy mực… vừa tỏ ra cao thượng và có trách nhiệm, chí ít cũng của một giai đoạn thơ ca trong đương đại nước nhà. Đằng này các ông chỉ giỏi kiếm bổng lộc quốc gia - Chỉ sợ PNT này vượt lên trên mặt, tức là vượt lên trên chân dung các ông!


2/-     Các ông định cứ lơ đi ư? Các ông định tâm “để lâu cứt trâu sẽ hoá bùn” ư?

  Nếu các ông tìm mọi cách để phủ nhận, bới móc hay thoá mạ lên các tình thơ trong tập RĐTT – Thì đồng thời cũng chính là dịp cho mọi người sẽ xô vào để  đọc, nghiền ngẫm và thưởng thức… lập tức thế giới bên trong các tình thơ của tôi sẽ trở nên bất hủ, kỳ diệu ngay!.... Đó là nguyên lý của loại thơ tồn tại, thơ hay và sâu sắc điển hình của tập thơ RĐTT. Trong Tuyển thơ đại bàng (TTĐB) của tôi có đến cả trăm bài tôi đã đạt được sự viên mãn như thế!

    Như tôi đã nói trong ĐPB.I ( xin xem lại - có lưu kèm theo với văn bản này), rằng: Tập thơ RĐTT dám nói là có thể đem so sánh với tầm vóc thơ bà Hồ Xuân Hương, một trong ba thi hào dân tộc của nước nhà.  Đấy, tập thơ tôi đang cho công bố: ai cũng có thể đọc và phán xét nó, ai cũng có thể cào xé hoặc bôi xấu nó - xem có thể dập vùi nổi nó không?  

   Tập thơ “Rung động trái tim” chính gốc đẹp và dầy 200 trang đã được xuất bản ấy (chứ không phải là tập thơ mỏng nhỏ tôi trích ra, photo ít bài quảng bá) - Riêng các nhà lý luận phê bình hay các nhà thơ sáng tác và nghiên cứu văn học  thì PNT xin biếu tặng.

Với quảng đại văn nghệ sỹ và công chúng… tác giả có thể bán rộng rãi cho mọi người để còn có khả năng mà tái bản tiếp – Ai muốn mua liên hệ với nhà thơ qua ĐT  01683024194,  Email phamngocthai48@yahoo.com.vn, gửi thư  hoặc đáo qua thăm nhà.


3/-     Vào mùa thu năm Giáp Thân (2004) tôi đã gửi tới ông Hữu Thỉnh cùng ba Viện một bức thông điệp dưới dạng viết ngỏ -  

    Hồi đó còn gọi ông là Tổng thư ký Ban chấp hành HNVVN.  Trong bức thông điệp đó có đoạn tôi đã viết:
   “  … Nhìn chung TTĐB của tôi là loại thơ muôn tuổi, thứ thơ thuộc ngôn ngữ thi ca triết học. Rất nhiều các bài thơ hay hoặc khá hay vào hàng đẳng cấp, thơ của mọi thời đại. Từ thơ tình tới thơ đời tuy chắt ra từ trong đời riêng tác giả, nhưng đều mang nỗi nhân quần thế thái, tính xã hội sâu xa…”.

    Và tôi còn nhấn mạnh:

   “ Tôi xin sẵn sàng diễn trình: đọc thơ, bình luận và phân tích - về TTĐB nói chung (cụ thể là với tập thơ RĐTT này mà tôi tin là  đã đạt đến đỉnh thi sơn), trên cơ sở những bài thơ hay và kiệt tác - Trước tất cả các nhà văn, nhà thơ, các nhà lý luận phê bình, các tiến sỹ, giáo sư, thạc sỹ hay các viện sỹ văn học trong toàn quốc, trên đại sảnh của HNVVN… bằng phong cách tuỳ hứng của một thi nhân!”.

    Hôm nay tôi vẫn xin nhắc lại với các ông điều đó.


4/-     Cũng trong bức Thông điệp năm Giáp thân ấy có đoạn tôi đã viết:  

“ Khi xưa Hàn Mặc Tử vì lâm bệnh hiểm nghèo đã mất sớm ở Gành Ráng, lúc đó thi nhân cũng chỉ mới xuất bản được một tập Gái quê – Ông Trần Thanh Mại là một nhà nghiên cứu lý luận văn học ở Huế, đã lên tận nơi mà thi nhân tạ thế, thu lượm từng trang bản thảo viết tay, lúc sống thi nhân đã sáng tác bị vương vãi trong dân. Để sau này (vào năm 1988) – Nhà thơ Chế Lan Viên (CLV) đã biên tập trọn vẹn “Tuyển thơ Hàn Mặc Tử” và xuất bản cho Người, cũng lưu giữ lại cho nền văn học của nước non.

    Trong lời đề tựa cho tuyển thơ, chính CLV đã từng đánh giá: Hàn Mặc Tử (HMT), anh là ai? – Ông đã khẳng định: Mai sau, những cái tầm thường mực thước biến tan đi không còn nữa, và còn lại của cái thời kỳ này, một chút gì đáng kể đó là HMT!... Và lời tiên tri của ông đã đúng, HMT chính là một thi nhân lớn nhất thời tiền chiến”!

    Còn các ông diễn văn và miệng nói thì có vẻ nhân văn đấy, mặc dù làm việc quốc gia… nhưng tấm lòng và trái tim nhân đạo thì chưa bằng một nhà văn như Trần Thanh Mại của thời kỳ thực dân, phong kiến cũ.


5/-  Tôi đã định tìm cách gửi tập thơ Rung động trái tim đi thế giới để tham dự giải Nobel !

    Nhưng khó khăn lớn nhất chính là công việc dịch thuật ra tiếng nước ngoài. Hơn nữa, vấn đề dịch thơ nó đòi hỏi không chỉ ngoại ngữ giỏi mà trình độ chuyên nghiệp dịch tác phẩm văn học phải cao nữa.

   Nếu được HNV với tư cách quốc gia đứng ra đảm nhận việc đó, thì chắc không phải là việc quá khó. Nhất là vừa qua (vào ngày 5/1/2010) ông Hữu Thỉnh có tham gia một Hội nghị mang tính Quốc tế để mở rộng việc giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài - gồm các nhà văn, nhà thơ và các dịch giả từ 32 nước trên thế giới đến nước ta – Tôi thiết nghĩ: Một tập thơ với giá trị như tập RĐTT, có lẽ cũng xứng đáng để được HNV quan tâm làm điều đó.

    Ở Ấn Độ - Đại thi hào Tagore,  chẳng phải Người đã được giải Nobel cũng chỉ bằng tập thơ Lời dâng đó thôi!


6/-     Tôi viết tiếp ĐPB (II) này còn mang theo mục đích:

Mai sau khi lịch sử nghiên cứu về tôi sẽ hiểu sâu sắc hơn – Nhà thơ đã phải sống trong một đương đại mà những chân dung thi ca của ta hạn chế thế nào? Nhất là thực chất khuôn mặt thật của những người cầm cân nẩy mực trong HNV đối với  nền thi ca đó như các ông… thì lòng dạ, tâm địa đã cư xử với Người ra sao?

    Nói đi rồi nói lại: Đại thi hào Uýt-Man nước Mỹ trong buổi đương thời, Người chẳng cũng đã từng phải chịu cảnh dập vùi, thoá mạ của bao phường văn sỹ nhỏ nhen đó hay sao?... Những tầm bậc siêu nhân thường phải gánh chịu “nợ đời”, chẳng phải chỉ riêng tôi!

   Hoài Thanh đã từng viết trong Thi nhân Việt Nam, khi Người bình bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên rằng: Một thiên kiệt tác, một bài thơ hay cũng đủ để lưu danh!... Huống chi cả tập thơ RĐTT dám nói là trang trọng và bất hủ, có cả chục bài thơ hay và kiệt tác – Tôi tin rằng: Rồi đây, cùng với bao nhiêu thiên tuyệt tác nữa trong Tuyển thơ đại bàng của tôi lần lượt được xuất bản, nó có khả năng để tạo nên cả một “vạn lý trường thành” của thi ca mà sừng sững đến muôn năm.



                                                      Viết tại đất Thăng Long
                                                                   Mùa xuân năm Canh Dần
                                                                      NGƯỜI PHẢN BÁC
                                                                             (Đã ký)





                                                              Phạm Ngọc Thái




*     Sao gửi đến ba Viện và lưu vào lịch sử




__________________________________________________________________




                                    Gửi:   Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn
                                          Cùng Ban chấp hành HNVVN

                    Đồng gửi:    Vũ Quần Phương
                                    Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN (K.VII)



                                       
                                                  
                                Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN (K.VII)   
                                                Vũ Quần Phương



   ĐƠN PHẢN BÁC LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN  (I)



                                                   

        Tôi - Nhà thơ Phạm Ngọc Thái, hiện trú ngụ tại ngõ 194 (số 34), phố Quán Thánh, Hà Nội.

A- PHẢN BÁC I
/.  

Việc làm thiếu trong sáng, thuộc vào nhân cách, đạo đức (của ban bệ nào, hay do các ông chỉ đạo thì tôi không biết?) - Theo như cách xử sự mà tôi nhìn nhận trong những năm tháng qua, tôi cho rằng rất thiếu trách nhiệm và cả nhân tâm đối với một nhà thơ như tôi. Như đã cố tình dìm lấp trong đợt xét duyệt vừa qua, nhằm gạt bỏ người xin vào Hội.

Tôi chỉ biết rằng trong hàng trăm nhà thơ xin vào HNVVN năm 2009 này đều có danh sách (xem công bố của HNV trên mạng internet), riêng tôi bị ỉm đi. Cá nhân tôi nhận định: Đó là một sự hèn kém, thậm chí là thiếu liêm sỉ của những người có cương vị  trong công tác văn học (riêng về thơ ca). Sự chưa được nhân đức đó không thể chấp nhận được.


B-  PHẢN BÁC II/. 
 

Thực tình, do tâm dạ luôn muốn hướng tới lòng nhân hòa của con người, dẫu có tồi tệ hơn thế  tôi cũng sẽ chỉ chép miệng bỏ qua - Nhưng với tôi, các ông tư cách là những người có trách nhiệm quốc gia,  tâm linh, tình cảm cùng khát vọng là nhà thơ với nhau. Tất nhiên là số vận của các ông thì đã được hưởng bổng lộc quá nhiều, chứ không "chó ăn đá , gà ăn sỏi" như tôi - làm như thế... thì có lẽ là nhỏ mọn.

Để tự cứu mình tôi buộc lòng phải lên án! Như nhạc sĩ Phạm Tuyên đã có lần nói với tôi: "Phải tự cứu mình thôi, Thái ạ!".

  Đi vào ngay việc cụ thể, tôi xin nói về chân dung thơ tôi! Như trong lá đơn gửi Hội nhà văn (do nhà thơ Bằng việt và anh Phạm Đức giới thiệu), tôi đã viết - Đến nay tôi đã cho xuất bản 3 tập thơ:

-   Có một khoảng trời, NXB Hà Nội 1990.
-   Người đàn bà trắng, NXB Thanh niên 1994.
Rung động trái tim, NXB Thanh niên 2009.

Tôi xin tập trung nói về "Rung động trái tim", là tập thơ tôi mới cho xuất bản trong năm 2009 vừa rồi. Vì trên giấy tờ, tôi nói thẳng ngay vào những ý chủ chốt - Còn tất cả những gì cần hỏi... khi các ông hay là Ban chấp hành HNV tổ chức: cần gì tôi sẽ giải thích, thích gì tôi sẽ chiều.


            1/- "Rung động trái tim" (RĐTT) là một tập thơ hay hiếm có:

Độc đáo và thi phẩm có giá trị tầm vóc cao đối với thi ca hiện đại nói riêng, cũng như của nền thi ca trong nghìn năm văn hiến Thăng Long nói chung.

-  Về độ dày của tập thơ là 200 trang, số lượng bài thơ thì ngót 50 bài. Nghĩa là,  số lượng bài thơ đã xuất bản trong tập ấy cũng tương đương với số bài thơ (cũng gần 50 bài) của bà Hồ Xuân Hương (HXH) để lại cho đời.

Sở dĩ tôi dẫn chứng cụ thể với HXH là để nói rằng: Về độ hay và tầm vóc trong chân dung tập thơ RĐTT của Phạm Ngọc Thái (PNT) - chưa dám nói là vượt lên trên chân dung thơ HXH, nhưng HXH cũng chưa dễ gì đã vượt qua nổi chân dung tập thơ của tôi! Mà HXH là ai,  thì các ông đã biết: Bà là một trong ba thi hào dân tộc! ( xem trong tuyển văn luận "Ba thi hào dân tộc" của Xuân Diệu - NXB Văn học) - Tại sao tôi dám nói như thế?


     a/-   Tập thơ RĐTT của tôi cơ bản là thuộc loại thơ trường cửu:

Thơ tồn tại qua mọi thời đại. Số bài thơ đạt khá hay trở lên cũng nhiều.

    Nhưng thế nào mới được gọi là thơ hay? Tôi đưa ra đây vài ví dụ cụ thể: 

Trước hết đó phải là loại thơ của mọi thời đại như:  Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Điếu thu của Nguyễn Khuyến, Hai sắc hoa ti-gôn của TTKH , Mùa xuân chín - Đây thôn Vĩ Dạ - Bẽn lẽ của Hàn Mặc Tử v.v... và như thế mới được gọi là thơ hay!

Những từ "thơ hay" tôi dùng trong văn bản này đều phải có ý nghĩa và tầm vóc tương đương nhất định với những bài thơ danh giá, trường cửu đó. Theo con mắt thơ của tôi: trong những nhà thơ lớn thời tiền chiến, Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn nhất - Ông có 3 bài thực sự được gọi là thơ hay như tôi đã điểm trên. Huy Cận được một bài Tràng Giang (chưa thật hay bằng 3 bài thơ của HMT), mới vào loại khá hay và cũng chỉ một bài đó mà thôi...

   Thế mà chỉ riêng trong tập thơ RĐTT : Số lượng bài thơ hay đã khoảng chục bài, nếu kể từ khá hay trở lên thì phải trên đôi chục bài - Nghĩa là, chỉ tính riêng những bài thơ hay trong tập  tôi đã vượt gấp 3 lần thơ hay của thi nhân HMT, là nhà thơ lớn nhất thời tiền chiến. Trong đó ít bài còn có giá trị của những kiệt tác, tôi đã đạt đỉnh thi sơn cao hơn ông!

Tập thơ RĐTT tôi đã cho xuất bản rồi, còn đó ! Những bài thơ đó sẽ còn tồn tại mãi với đời. Không thể phủ lấp, dập vùi được! Cứ càng đọc, càng đào xới lên... càng sâu sắc, càng hay. Cho nên có thể nói rằng: Tập thơ RĐTT là một thi phẩm có chân dung loại cao, chí ít cũng sánh với tầm vóc của chân dung thơ HXH.


     b/ Tôi xin đặt giải và thách đố:

Nếu có ai đưa ra được một dẫn chứng cụ thể trong hàng nghìn, hàng vạn các tập thơ của các nhà thơ đương đại đã được xuất bản từ năm 1975 đến nay, kể cả các tập thơ đã từng được giải nhất của HNV, hoặc do có điều kiện tốt đẹp nào đó mà đã được nhận giải quốc tế (nhưng không được lấy đó làm căn cứ xác định)

- Nếu có một tập thơ nào đạt giá trị hay và tầm vóc cao hơn tập thơ RĐTT  của tôi - Thì PNT xin biếu người đó 5 triệu! Tuy nhiên người ấy  phải có bình luận, phân tích trên báo chí rằng: Tập thơ đó cụ thể bao nhiêu bài thơ hay - là những bài nào? Về độ viên mãn và hoàn bích cụ thể của từng bài thơ như thế nào? Đó có phải là những bài thơ có khả năng đạt giá trị bất hủ, thơ của mọi thời đại không?

  Dám nói là sẽ không thể có một tập thơ nào XB từ năm 1975 đến nay tầm vóc cao được như thế đâu! Bởi lẽ, nếu có một nhà thơ nào đó sáng tác được một tập thơ hay và cao hơn tập RĐTT, tôi cam đoan chắc chắn người đó sẽ trở thành đại thi hào!... Và dám nói, kể cả kẻ có con mắt nhìn ra giá trị của tập thơ đó  phải là một thiên tài... có khả năng thẩm định thi ca ít nhất cũng cỡ Hoài Thanh - Người đã từng làm nên một Tuyển "Thi nhân Việt Nam" bất hủ, truyền đời.


2/-   Tại sao lại nói: Phạm Ngọc Thái sẽ là nhà thơ vĩ đại nhất VN !?

Nói "sẽ là" có nghĩa: rồi trước sau thời đại, cũng như lịch sử sẽ xác nhận như thế!

  Với Tuyển Thơ Đại Bàng 500 bài mà tôi đã cho công bố toàn bộ (kể cả lời bình) trên mạng internet, qua Web. của Việt Nam Thư quán (vnthuquan.net - Trang Diễn đàn - Danh mục Tác giả người Việt).

Tôi cũng đã rút ra một số lớn gần 400 bài, đóng tuyển cẩn thận, gọi là: Quyển I - Tuyển thơ đại bàng! Để gửi biếu một số nhà thơ như: Ông Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Trần Đăng Khoa... GS. Mã Giáng Lân, đồng thời gửi biếu lưu ở Viện Văn học VN, Hội nhà văn VN, Khoa văn trường Đại học Nhân văn Quốc gia v.v... 

Tôi từng nói với Trần Đăng Khoa rằng, tôi thường lấy Nguyễn Du để so sánh với chân dung thơ của mình - Thực ra tôi tin, là tôi đã vượt qua Nguyễn Du rồi!...

   Nguyễn Du vĩ đại thật, Người là thánh thơ thật ( với Kiều, thể thơ lục bát... còn tôi cũng như Chế Lan Viên, thuộc loại thơ tự do hiện đại) - Nhưng lịch sử thi ca không phải cứ đến Nguyễn Du là dừng lại?

Nếu cứ cho rằng: Tôi đã vượt qua Nguyễn Du đi, thì "Hậu sinh khả úy"... điều đó cũng có gì là trái với tự nhiên đâu! Sở dĩ tôi dám nhận định như vậy,,, cứ biết thế đã, để rồi lịch sử sẽ phán xét. Nhưng có thể đưa ra vài nhận định được tóm tắt cơ bản như sau:


  a/.  Ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở Kiều của Nguyễn Du

      chính nằm trong nỗi kiếp đoạn trường, theo thuyết bản mệnh của Kinh Phật - Đời sống, Thế giới có thiên mệnh! Con người có bản mệnh!

  Song, Vũ trụ và Cuộc sống có cả duy tâm lẫn duy vật. Nghĩa là, tuy duy vật chưa thắng và cũng không thắng được duy tâm!... Nhưng vẫn có  "nhân thắng thiên", như thế giới có cả vô thần cùng hữu thần. Tình yêu và cuộc sống, xã hội... luôn chứa chất tính triết học đa dạng và rất sinh động!

Chính trong Tuyển thơ của tôi, nhất là trong các bài thơ hay đã chứa bọc được cả thế giới trong nó mà tạo thành vũ trụ thơ ca - Chứ nó không hạn hẹp ở một chủ thuyết cố định. Nghĩa là thi phẩm phản ảnh tất cả những gì của thế giới đã có với tình yêu và cuộc sống con người!


   b/.   Trong Tuyển thơ Đại Bàng 500 bài đó,

số lượng các bài thơ hay và kiệt tác hàng chục, nhất là nếu tính từ các bài thơ sâu sắc, khá hay trở lên - Tôi đã đạt được đến mức độ khổng lồ hàng trăm. Cũng như tôi đã nói: Nó đã tạo nên tầm vóc của một vũ trụ thi ca!

Lịch sử của nghìn năm văn hiến Thăng Long, chưa từng có một thi nhân nào đạt được nhiều thơ hay và kiệt tác như thế! Còn nghìn năm sau có hay không, thì tôi không biết?

  "Kiều" của Nguyễn Du bất hủ thật, hay thật, vĩ đại lắm!...nhưng tác phẩm của Người chưa mang tính của một vũ trụ thi ca.


c/.   Về nghệ thuật :

Kiều của Nguyễn Du viết theo thể lục bát - Thơ Đường, dĩ nhiên đạt độ mẫu mực, hay tuyệt vời! Ông là một Đại thi hào.

   Còn thơ tôi, thuộc loại thơ tự do hiện đại:  Một số lượng thơ không nhỏ, tôi đã  hòa quyện giữa sự  sâu sắc của dòng thơ cổ phương Đông - Với các trường phái thơ lãng mạn, tượng trưng và cả siêu thực... của thơ hiện đại thế giới - Làm nên rất nhiều các bài thơ hay và kiệt tác!

  Hiện nay tập thơ Rung động trái tim do NXB Thanh niên 2009 ấn hành, tôi vẫn dành một số tập. Các nhà thơ sáng tác và nghiên cứu văn học, các nhà lý luận, phê bình, cũng như các Hội văn học tỉnh, thành trong nước - Nếu muốn tham khảo có thể liên hệ, gặp gỡ -  tác giả xin biếu tặng.


                                                       Viết tại đất Thăng Long
                                                                           Ngày 15/1/2010
                                                                            NGƯỜI PHẢN BÁC

                                                                    (đã ký)





                                                              Phạm Ngọc Thái



*   Sao gửi đến ba Viện: Viện Văn học VN, Viện Ngôn ngữ học
  Quốc gia, và Viện Văn hóa dân gian- để biết.

*  Văn bản này sẽ được công bố rộng rãi trong Hội văn học
và lưu lại cho lịch sử mai sau xem xét.


_____________________________________________________


      Hai bản tuyên cáo trên đã được gửi tới Ban chấp hành HNVVN cùng nhiều nhà văn, nhà thơ... có tên tuổi trong đương đại, đồng thời cũng đã được gửi đến các ông viện trưởng, viện phó & các phòng ban của Viện Văn học Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học Quốc gia - và rộng rãi trong Hội Văn chương, báo chí.


                 Ai muốn đọc tập thơ RUNG ĐỘNG TRÁI TIM
                                 Rất hay của PNT

                           Nhấp chuột vào Link dưới đây:
                       http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=625782



                 Ai muốn đọc "Chùm thơ áo trắng" nổi tiếng của PNT thì
                               nháy chuột vào link dưới đây:
                     http://www.bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=1578


                 Hoặc một chùm thơ tình độc đáo khác thì nháy vào link sau:
    http://vanthoviet.com/news/n/494/1082/chum-tho-tinh-phong-khoang-pham-ngoc-thai.html?l=vn



                    
                           








<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.11.2011 10:45:02 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 09.08.2006 13:56:48
 

Bài thơ thứ ba:


        BIỂN HÁT


Biển tít tắp sao sóng còn vỗ mãi
Anh nhặt chút tình vương lại thời xa
Treo hồn lên nửa vành trăng lấp
Thả lòng bay lặng bến bơ vơ.

Biển có thể không biết mình hóa sóng
Để cho bờ chìm đắm giữa lênh đênh
Em có thể không còn nhớ đến...
Như làn mây trôi mãi vô tình.

Biển ba phần cho trái đất tươi xanh
Em trong anh một mùa thu huyền ảo
Khi anh hóa hàng phi lao trong sóng bão
Là đã hòa biển cả với cô đơn!

Trời đêm nay không mưa nhưng mà gió
Gió đêm nay không mạnh nhưng mà xô
Trăng đêm nay hơi vàng , xao và động
Anh lại nằm nghe biển hát ngày xưa...


                Phạm Ngọc Thái
               8/1995
  


---------------


    Biển Hát là tiếng hát của người con trai ru vọng người yêu trong một đêm trăng ảo. Ngay những câu thơ đầu tiên hình ảnh thơ đã gợi ta về những gì của êm đềm, tha thiết và dan díu bên em:

Biển tít tắp sao sóng còn vỗ mãi
 Anh nhặt chút tình vương lại thời xa...

Và nhà thơ đã tả về hình ảnh người yêu ở trong anh:

Em trong anh một mùa thu huyền ảo
                                     
   Đó là một mùa thu thăm thẳm trong xanh. Tình yêu thật huyền diệu , hạnh phúc biết bao! Đã mang cho ta cả bầu trời và trái đất này những vần thơ đẹp nhất! Ta hãy nghe Xuân Diệu viết về đôi mắt của người yêu:

Mắt em thăm thẳm như màu gió
Thơ cũng vàng trong như nắng hanh.

     Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài " thơ tình người lính biển " - thì biển đã trở thành hinh tượng về cuộc đời. Đất nước chưa bao giờ bình yên, bão vẫn thổi, biển vẫn ồn ào cuộn sóng...Nhưng tình em thì vẫn dịu êm. Nhà thơ đã diễn trải tình cảm mình trong một biển đời đầy sóng vỗ, bên cạnh tình em lại tha thiết vô cùng:

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng.
Biển một bên và em một bên

Như cách nói của Ban Zắc: Khi yêu người - ta có lắm tài trí hơn, là kẻ thông minh sáng suốt nhất đời.Trở lại với bài Biển Hát - Ở đây biển lại là em:

  Khi anh hóa hàng phi lao trong sóng bão
  Là đã hòa biển cả với cô đơn!
                                
    Nghĩa là, khi anh đã hòa cả biển cả tình em vào trong nỗi lòng cô quạnh hắt hiu , thì cõi lòng anh sẽ hóa thành trăm ngàn cơn bão tố. Với nỗi tình mơ mộng ấy, nhà thơ nhớ về những...tiếng biển của ngày xưa! Đó chính là biển của sự sống, nó mang trong lòng cả ý nghĩa về sự tồn tại của cuộc đời anh. Cứ thế, nhà thơ để cho tình cảm trái tim mình mênh mang bay mãi trên bờ bến bơ vơ:

Trời đêm nay không mưa nhưng mà gió
Gió đêm nay không mạnh nhưng mà xô
Trăng đêm nay hơi vàng, xao và động
Anh lại nằm nghe biển hát ngày xưa...

   Và bài thơ đã được kết thúc ở đó. Tháng năm...những làn mây trôi đi mãi vô tình, nhưng con sóng tình anh thì vẫn cứ ngày đêm xô vỗ - và người thi sĩ ấy đã treo hồn mình lên tận nửa vành trăng xa...






Bài thơ thứ tư:


               THỜI ÁO TRẮNG


Trả lại cho anh một thời áo trắng
Em đi rồi -
 Mai thành phố cô đơn!...
Những bông hoa mùa xuân thôi không nở
Đi dưới bóng điện đêm lòng sẽ rất buồn.

Ôi, yêu dấu cái thời còn cắp sách
Mắt em cười mùa thu xanh lên!
Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học
Tà áo trắng động vào...khe khẽ nát tim anh!!!

Trả lại cho anh một thời áo trắng
Đã đi qua và...đã đi qua...
Với cả dòng sông trôi mơ mộng
Lá lá rụng vàng tóc tóc hóa sương pha.

Nghe gió thổi hàng cây vi vút
Em biển xanh xa mãi vô cùng...
Anh đứng lặng một mình bên bờ biếc
Những âm thanh kêu bổi hổi trong lòng.

Trả lại cho anh một thời áo trắng
Em đi rồi - Mai thành phố cô đơn!...


               Phạm Ngọc Thái
                 31/7/1996



-----------------


   Tiếng vọng từ trong trái tim của người con trai về một khoảng xa xăm nào đó, mỗi khi động vào lòng anh lại quặn lên đau xót. Anh bàng hoàng nhớ lại một thời đã cùng ở bên, dan díu bên em. Bao kỉ niệm trong sáng, hồn nhiên mà êm đềm tha thiết...với người thiếu nữ của mình:

       Trả laị cho anh một thời áo trắng
       Em đi rồi! Mai thành phố cô đơn!...

   "em đi rồi" : Hình ảnh ra đi của người con gái, nhưng cái sự đi ở đây no không phải là cuộc chia tay bình thường như cuộc tan vỡ tình yêu!? Hoặc một sự ly biệt tạm thời trong cuộc sống? Đứng bên bờ của sự hẫng hụt mất mát, lòng chàng vẫn đang say đắm, nồng nàn tha thiết yêu em. câu thơ bật ra từ trong trái tim thảng thốt của chàng trai! Bóng người thiếu nữ đã cùng anh bao buồn vui hạnh phúc , giờ đã khuất xa. Nàng giận dỗi, hay nàng đã chán bỏ anh đi theo một tình trai khác ư? Có thể nàng ra đi không bao giờ còn trở lại? Và lòng anh đau đớn, tan nát, lặng đi vì những mất mát quá lớn. Anh khẽ xót xa kêu lên: Em đi rồi! Thực ra sự đi này là sự rời bỏ tình yêu của người con gái với cuộc đời anh đã về chiều. Người thiếu nữ đi để lại cả thành phố hiu hắt buồn: "...mai thành phố cô đơn!"-Cái thành phố có trái sấu rụng , lá me rơi...bao năm tháng tuổi trẻ, anh đã từng sông êm đềm trong đó bên người con gái. Nhưng nó lại vừa là thành phố tượng trưng trong tưởng tượng, trong hoài niệm: Thành phố của cuộc đời anh! Giờ em đã bỏ đi chỉ còn lại mình anh trống vắng , lạnh lẽo. Câu thơ hiện lên vừa trong thực, vừa trong ảo...nghĩa là cái thành phố ấy cũng cô đơn như trái tim chàng! Một thành phố của tình yêu mà không có bóng của người yêu! Hai câu thơ đầu là cả một khúc tình ly biệt: Đó là sự ly biệt bởi thời gian, theo quy luật của sự tàn úa. Dần dần đưa thơ đi vào trong khoảng đời quá khứ...những lá vàng theo tuổi tác thi nhau rụng xuống cuộc đời anh. Rêu phong tẻ nhạt phủ lên trên cả một trái tim tình vẫn tha thiết đam mê. Hai câu thơ đó cũng đã là cả một bài thơ rồi. Đến cuối cùng còn được nhà thơ hạ xuống kết thúc tình thơ:

       Trả lại cho anh một thời áo trắng
         Em đi rồi! Mai thành phố cô đơn!...

   Khi xưa còn em : Thành phố ấy trên thì bầu trời đầy những ánh sao xa, ánh sáng điện lung linh,những hàng cây bên đường trữ tình , thơ mộng biết bao. Thế mà hôm nay:

         Những bông hoa mùa xuân thôi không nở
         Đi dưới bóng điện đêm lòng sẽ rất buồn
                                              
    Ta thấy như bóng của nhà thơ đang lang thang hiu hắt với những ngày tháng tái tê. Em đi rồi! Cái thời áo trắng của người yêu sẽ không bao giờ còn quay trở lại với anh nữa. Năm tháng sẽ theo anh mà tàn tạ, mỏi mòn. Để sang đến đoạn thứ hai, những kỉ niệm xưa vụt đến. Ánh mắt , cái nhìn của người yêu lại hiện về:

         Mắt em cười mùa thu xanh lên
                                      
     Nếu như ở đoạn thơ một : Thiếu vắng em thành phố cô đơn, hoa mùa xuân thôi không nở , còn những ánh đèn đêm trở nên heo hút- thì đến đây hình ảnh thơ mô phỏng về đôi mắt của người yêu thật xa thẳm,như một bầu trời mùa thu xanh!...Cái màu trong xanh thắm của mùa thu có em càng trong xanh hơn. Nghĩa là, có em cả đất trời cũng trở nên xao xuyến thân thương. Những kỉ niệm vẫn liên tiếp hiện về :

          Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học
          Tà áo trắng động vào...khe khẽ nát tim anh!
                                                    
      " khe khẽ nát" : Ta nghe như những mảnh trái tim đang vỡ tan ra lạo xạo như thủy tinh vỡ.Trái tim ấy bồi hồi xao động khi tà áo trắng động vào. Âm thanh phát ra khe khẽ, Nhưng âm hưởng thì như thể trái tim đang thổn thức , quặn thắt lái. Nó đam mê , khát vọng...Một cái gì như thể muốn bùng nổ của sự ham muốn ban đầu, cả về tâm hồn và thân thể của người yêu.

   Anh Phạm Công Trứ- nhà thơ, khi trở về thăm trường cũ lòng cũng đã bồi hồi xao xuyến, nhớ về một thuở với bạn gái năm xưa. Anh đã viết :

          Cái bậc lan can kia nơi em vẫn thường ngồi
           Chiều mùa hạ ôn thi bao nhiêu là câu hỏi?
           Tóc em buông xòa gió bay bối rối
           Ánh mắt em nhìn lửa đốt lòng tôi!
                                     ( những ngày này)
   
    Bao hình ảnh về người con gái ấy đã in đậm vào trong kí ức anh. Rất bình dị mà dễ thương : từ cái bậc lan can nơi cô gái thường vắt vẻo ngồi, những buổi cùng em học,, rồi mái tóc và ánh mắt em thật trìu mến, thiết tha,v.v... Ôi chao! Những kỉ niệm ấy giờ lại trở về thiêu đốt trái tim anh.

   Thời Áo Trắng (TAT) cũng là một bài thơ nói về tình yêu chớm nở thuở ban mai ấy! Cái thời mà cùng em ngồi trong giảng đường đại học :

          Ôi! Yêu dấu cái thời còn cắp sách
          Mắt em cười mùa thu xanh lên!
          Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học
          Tà áo trắng động vào...khe khẽ nát tim anh!

   "...khe khẽ nát tim anh!" là hình ảnh của một câu thơ hay. Sự va chạm bởi giới tính bắt đầu hé ra những điều thèm muốn, khao khát được tìm tòi, lần cởi những gì có bên trong người con gái. Đó là những cảm giác yêu đầu tiên trong cuộc đời. Bởi thế tâm trạng vừa xao xiết bồi hồi, hưng phấn, lại vừa như đang tan vỡ. Để sang đoạn thơ ba- điệp khúc câu thơ đầu được tác giả da diết láy lại. Tiếng vọng thổn thức của người con trai với người con gái ấy, âm hưởng và vang mãi:

          Trả lại cho anh một thời áo trắng
                                           
     Nó được bật ra từ trong trái tim đau nhói của nhà thơ! Nhưng đến đây nỗi thơ đã được đẩy cao lên , với một niềm nuối tiếc, xót xa. Cái thời đầy trong sáng, mộng mơ đã trôi đi mất rồi. Lòng anh choáng váng, bàng hoàng:

           Đã đi qua và...đã đi qua...
           Với cả dòng sông trôi mơ mộng
                                       
  Dòng sông mơ mộng ấy mang theo những kỉ niệm, nó không bao giờ trở lại với anh nữa. Cái thời áo trắng của người con gái , thơm ngát như hoa mai,ngọt ngào như dòng suối mát, trong xanh như mùa thu và hương say như hoa xuân nở. Thời ấy... tình em thuở ấy , vẫn cứ còn trở về cào xé mãi trong suốt cuộc đời anh ! Ta đến với câu thơ 12- đến đây câu thơ rơi xuống , nó thảng thốt như một chớp mắt, vụt qua đến rùng mình. Ngỡ rằng bao say đắm hạnh phúc của tuổi trẻ như giấc chiêm bao , giờ chỉ còn:

          Lá lá rụng vàng tóc tóc hóa sương pha

   Cuộc đời, ai chống nổi quy luật tàn úa của thời gian? lấy hình tượng của trời đất (lá lá) và con người (tóc tóc), để tiếp lại hai lần- ngày tháng cứ trôi đi, lá lá cứ rơi rụng xuống. Trên con đường đời, tóc chàng cũng bạc dần sương pha... chàng không thể nào níu kéo lại cái thời áo trắng cho mình được nữa. Những người con gái cứ dần rời xa chàng mãi. Sự tốt tươi mơn mởn thanh xuân của em... chàng lặng lẽ đứng nhìn mà nuối tiếc, mà xót xa. Như trong một câu thơ khác trong bài thơ " khóc xuân" nhà thơ cũng đã viết:

          Em bỏ anh rồi ! Tóc cũng bạc nhiều hơn

    Đứng trên bờ vực của tình yêu trai gái , chàng quay nhìn về quá khứ đẹp đẽ, say mê mà lòng bồi hồi.Người con gái đã ra đi! Họ đâu còn quấn quít bên chàng?Họ đâu còn màng về tình yêu đối với chàng nữa??? Chỉ còn những mùa thu tàn, những chiếc lá vàng ngày ngày rơi phủ dày mãi lên cuộc đời đang tàn dần đi của chàng. Đoạn thơ đã kết ở đó! Đoạn thơ ba này là những tiếng than , những tiếng thở dài trong cuộc đời dần khuất bóng của một đời người. " Chiều rồi! Phải, chiều rồi!..." Nhà thơ Chế lan Viên cũng đã từng thốt lên như vậy. TAT chính là một bài thơ tình, đã được viết ra trong cái cảnh vào chiều của đời người như thế!!! Dĩ vãng trong ta thật đã hạnh phúc biết bao nhiêu? Những nàng thiếu nữ trẻ trung và đầy cám dỗ ơi - thế là ta đã mất nàng rồi! Ta vẫn yêu nàng trọn đời , trọn kiếp...nhưng nàng đâu còn cần đến ta? Những câu thơ thảng thốt bay ra, từ trong tâm trạng bàng hoàng và trái tim rỉ máu vẫn còn khao khát. Chàng vẫn còn muốn yêu em và yêu em mãi... nhưng không, em đã dứt áo để ra đi! Em kiên quyết từ bỏ chàng! Giọng thơ trải ra, hồn thơ tưởng như lệ cũng đầm đìa... để sang đoạn thơ thứ tư- những âm thanh ấy được vang động, rền xiết trong cả đất trời:

          Nghe gió thổi hàng cây vi vút
           Em biển xanh xa mãi vô cùng...
           Anh đứng lặng một mình bên bờ biếc
           Những âm thanh kêu bổi hổi trong lòng.

    Những âm thanh ấy ta không nghe thấy, nhưng nó lại rền xiết trong trí não ta. Như bão biển và như sóng đánh... một cảnh biển đầy tượng trưng, để diễn đạt thời gian và không gian của tình yêu trong cuộc đời!!! Tình thơ đã được kết tụ lại thành hương, thành gió bay đi. Tình yêu ấy đã được hóa mình vào trong biển, vào cây, vũ trụ và cuộc đời. Một không gian xa thẳm thành một huyền thoại kể mãi. Tiếng kể như gió thổi , như biển dạt dào bên bờ sóng vỗ...nói về tình yêu một thời áo trắng , của người con trai và người con gái đã xa xưa.

    Đến đây để kết thúc bài bình , không gì hơn là để tình thơ tự nói lên điều đó ! Tôi chỉ xin chép lại hai câu thơ , mà trong trái tim khắc khoải , thổn thức nhà thơ bật ra... vừa làm mở đầu lại vừa để kết bài thơ ( như đã phân tích trên ). Để nói lên rằng, tình yêu là bất diệt của trái tim cùng cuộc sống trên đời:

          Trả lại cho anh một thời áo trắng
            Em đi rồi! Mai thành phố cô đơn!...

   Bởi vì, đó là cái thế giới đẹp nhất mà chúng ta đang sống đây! Thế giới ấy đầy ánh sáng và chói ngợp niềm hạnh phúc chứa chan. Mọi lẽ sống lớn lao đều bắt nguồn từ nơi đó. Giờ đây , trong cái thành phố trống vắng buồn tẻ và tràn thương nhớ này : Anh lại hát bài hát về em !...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2010 00:40:30 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 10.08.2006 13:42:39
 


Bài thơ thứ năm:



     NGƯỜI CON GÁI SÔNG XƯA
                        (kỉ niệm thời chiến sĩ qua làng)

                                *


Sông Hồng chảy muôn năm vẫn đỏ
Bãi ngô non xanh gió chân mây
Người con gái anh gặp thời chiến sĩ
Cái buổi qua làng lâu bấy đến nay.

Một làng bé quanh con nước lớn
Với quê hương thầm dịu thuở chiến tranh
Lòng thôn nữ như vầng trăng tỏa sáng
Lại trở về man mác trái tim anh.

Làng em lũy tre xanh bất tử
Mới gặp một đêm mà...đã thấy thương thương...
Bóng nhìn anh mắt theo giờ còn biếc
Như phù sa cứ bồi mãi không cùng.

Lá tre rụng bao mùa trôi dĩ vãng
Và quê em...đời sống có nâng cao?
Người năm ấy, em ơi! Giờ tóc trắng
Đang bồi hồi thao thiết...giữa trăng sao...

Người Con Gái Sông Xưa - ơi có biết!
Một thời trai bão táp cuộc hành quân...
Đêm thành phố nhớ em buồn da diết
EM BÂY GIỜ...
           CÓ HẠNH PHÚC KHÔNG EM ?


           
           Phạm Ngọc Thái
                   1995
    


------------


   Tôi không còn nhớ tên em, nhưng hình ảnh em từ đôi mắt tới dáng hình...thì tôi vẫn còn man mác nhớ. Đó là vào một buổi trong những tháng năm còn chiến tranh, đơn vị của chúng tôi hành quân qua một ngôi làng nhỏ ở bên ven Sông Hồng. Thuở ấy tôi mới chỉ là một anh chiến sĩ binh nhì chưa đầy hai mươi tuổi:

  Sông Hồng chảy muôn năm vẫn đỏ
   Bãi ngô non xanh gió chân mây
   Người con gái anh gặp thời chiến sĩ
   Cái buổi qua làng lâu bấy đến nay.

  
Chúng tôi đã dừng lại nghỉ tại làng và "tổ ba ba" của tôi được bố trí ngủ ở nhà em. Tối đó, tôi ngồi nói chuyện với em khuya lắm. Trong một mái bếp xóm quê. Bên bếp lửa bập bùng...khuôn mặt em tươi trẻ, người em đậm đà, tiếng nói cũng nhỏ nhẹ dễ thương. Nhìn nhau bên bếp lửa, đôi mắt em ánh lên trong sáng lạ thường. Bên em lòng tôi không khỏi dấy lên những cảm xúc bồi hồi...

  
Phía trước của người chiến sĩ là chiến trận. Chỗ đứng của người chiến sĩ là nơi còn đang trong bom đạn. Yêu thương đến mấy thì cũng phải dứt áo mà đi để không bao giờ còn gặp lại !... Mối tình đời lính chớp nhoáng của tôi chỉ vẻn vẹn có vài tiếng đồng hồ như thế ! Ấy vậy mà mấy mươi năm chiến tranh qua lâu rồi, tôi cũng đã quên đi nhiều thứ. Nhưng hình ảnh về người con gái thì tôi vẫn còn nhớ mãi:

  Lá tre rụng bao mùa trôi dĩ vãng
   Và quê em... đời sống có nâng cao?
   Người năm ấy, em ơi! Giờ tóc trắng
   Đang bồi hồi thao thiết...giữa trăng sao...

   
Để rồi vào một đêm buồn thành phố, lại nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào của thời xa - Tôi đã cầm bút viết bài thơ Người Con Gái Sông Xưa này !






__________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________
 
 


                  
 
 
        
       PHẠM NGỌC THÁI CHÂN DUNG

                                                

                                                                                Bảo Ngọc
                         



      Tôi còn nhớ đã qua 12 năm, sau lần xuất bản (XB) tập thơ Người Đàn Bà Trắng tại nxb Thanh niên vào thu đông 1994 đến nay cũng vừa tròn một giáp. Lần này Phạm Ngọc Thái đã và đang tiếp tục cho xb hàng loạt các bài thơ và cả bình trên mạng internet của Việt Nam Thư Quán. Thực ra thì hơn một chục năm đó, tuy không xb tiếp nhưng anh đã cho phát hành rất nhiều các tệp thơ lẻ, có cả những bài bình... để quảng bá thơ ca của mình rộng rãi khắp chốn kinh thành, trong làng báo chí, các hội văn thơ, đặc biệt là phổ cập rất nhiều thơ tình vào trong giới sinh viên ở các trường Đại học. Tiếng tăm và thơ anh đã được nhiều người biết đến.

  Có nghĩa là 12 năm tuy không xb, nhưng Con Đại Bàng Thơ vẫn vỗ cánh bay , vùng vẫy trên bầu trời thi ca - Như cái tên đề cho tác phẩm của anh : Tuyển Thơ Đại Bàng! 
 
   Phải nói - Phạm Ngọc Thái (PNT) là con người của thi ca! Con người sống hết mình, hết tâm huyết với thi ca. Hay như tiến sĩ triết học Thế Hùng đã từng nói về anh: Con người tử vì đạo! Hoặc như nghệ sĩ Trần Việt Thịnh đã viết trong bài bình luận: Phạm Ngọc Thái  -  Người hai lần thi sĩ ( xem bài đã in trên trang 8 internet cũng ở trong mục này ) rằng: " Nếu coi thơ ca là một ngôi đền kì vĩ và cao sang, thì anh chính là một tín đồ trong không nhiều tín đồ của ngôi đền đó!...". Dường như anh sinh ra là để làm thơ! Chỉ đối với số thơ anh đã từng phổ cập hàng chục tệp trong những năm qua ( phải tới trên trăm bài cả thơ và bình ) - Cũng như lần này anh đang cho xb hàng mấy trăm bài thơ bình của Tuyển Thơ Đại Bàng trên mạng internet này, ta có thể khẳng định rằng : Trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam đã có một Phạm Ngọc Thái! Và tôi xin cam đoan với các nhà thơ, nhà văn cùng các nhà nghiên cứu và bình luận thơ ca rằng - PNT chính là một thi nhân có tầm cỡ một thi hào! Không chỉ của nền thơ ca hiện đại Việt Nam... mà còn có tầm vóc của một thi nhân thế giới!

   Về cơ bản thơ PNT là loại thơ truyền đời và thơ của mọi thời đại. Trong tuyển thơ của anh có tới hàng trăm bài cực kỳ khúc triết, cực kỳ sâu sắc và cực kỳ nhiều bài thơ hay. Thơ càng đọc càng hay- Một loại thơ chứa đầy một thế giới ý nghĩa trong hình ảnh câu chữ cũng như hình tượng thi ca. Nó gắn liền tính chất sâu xa của thơ cổ phương Đông, kết hợp khá nhuần nhuyễn với các trường phái thơ hiện đại châu Âu và thế giới. Từ trường phái thơ lãng mạn , tượng trưng đến siêu thực... đã kết hợp với nhau và được cô đúc trong thơ triết học - Rút ra không chỉ từ lý luận thuần tuý mà gắn liền với đời sống xã hội, cùng bể khổ trầm luân cõi nhân gian... mà cụ Nguyễn Du đã viết nên tác phẩm trác tuyệt của truyện Kiều! Đọc thơ anh bị hút vào như đi vào trong động tích sâu thẳm, nhưng lại vừa như ngập vào trong bãi bể khôn cùng chốn đời của cõi con người. Rất đúng như nghệ sĩ Trần Việt Thịnh đã viết, cũng ở trong bài bình luận " Phạm Ngọc Thái - Người hai lần thi sĩ " ấy là: Thơ anh bao trùm nhiều đề tài, thể loại... hầu hết là thơ tự do. Anh viết nhiều sắc mầu, đủ cả. Mà loại nào anh cũng đi đến tột cùng, đậm đà sâu sắc đến lạ kỳ!...Nhưng trước hết vẫn phải nói: Phạm Ngọc Thái là một nhà thơ tình. Một nhà thơ của tình yêu trác tuyệt! Đặc biệt thơ tình của anh đi vào mọi tầng lớp, từ tầm bậc của tuổi hoa niên đến lớp trẻ sinh viên rất yêu thích thơ anh. Hay có thể nói: PNT là một nhà thơ tình đặc sắc của sinh viên!     

    Một số rất lớn các tình thơ đã được anh công phu viết những bài bình hoặc tiểu luận sâu sắc, chí lý và rất hay. Phải nói là có một không hai trong lịch sử thi đàn Việt Nam... cũng có lẽ là cả ở trên thế giới này. Chưa có một nhà thơ nào có dụng tâm viết, mà lại viết hay và sâu sắc đến vậy. Chỉ cần đọc những bài bình cũng như tiểu luận của anh, cũng đủ để nhận xét rằng: Anh thuộc hạng các nhà văn có khả năng , tầm vóc viết bài bình và lý luận thơ ca  vào loại có mác-tem của nền văn học nước nhà.
Tôi vốn là người từng ham đọc thơ, cả thơ trong nước và thế giới. Song quả thật chưa từng được đọc hàng trăm bài thơ và bình nào hay đến thế! Nhiều bài hay và sâu xa đến mê hồn. Theo tôi: Thơ PNT thực sự là một tài sản vô giá của nền văn học quốc gia. Là một đỉnh cao của nền thi ca hiện đại, là sản phẩm của lịch sử thi ca trong nước... và có thể của cả thế giới đã sinh ra. Tên tuổi và thơ anh - Sẽ trường tồn vĩnh cửu, không chỉ đối với nền văn hiến của ngàn năm Thăng Long, mà sẽ sống trong bể cả thi ca chung của nhân loại này.

   Tôi cũng có ý định chọn ra một số bài thơ hay, tiêu biểu trong Tuyển Thơ Đại Bàng của anh để bình. Nhưng nếu muốn vậy thì chí ít cũng phải chọn đến 40 hoặc 50 bài thơ hay cùng kiệt tác - mà vẫn cứ còn thòm thèm... Bởi vì như đã nói: Tuyển thơ của anh quá nhiều các bài thơ hay và kiệt tác, đa sắc đa mầu, huyền diệu khúc triết và cực kỳ sâu sắc. Nhưng nếu bình và phân tích nhiều như thế thì sẽ rất dài ( Tôi xin đề cập trong một bài viết khác ). Hơn nữa tuyển thơ cũng đã được anh viết bình quá chí lý và hay rồi! Vậy thì cứ xin để các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu bình luận văn học... cùng các đọc giả xem và thời gian kiểm nghiệm.

     Còn tôi, một lần nữa tôi vẫn khẳng định rằng: Phạm Ngọc Thái là một nhà thơ có tầm cỡ của một thi nhân thế giới - Chân dung thơ anh là chân dung của một thi hào !!!


                                                             
BN
                                            










 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.11.2010 02:07:21 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 12.08.2006 11:53:53
 

Bài thơ thứ sáu:



     ĐÊM THIẾU NỮ


Tiếng ếch chùa động vỡ Đêm Thiếu Nữ
Mây từng đàn trôi nổi phận thiên nhiên
Ta khỏa lòng ta đằm sương gió
Sau chuyện tiền nong với áo cơm.

Ôi, thân thiết chặng đường gió bụi
Những tháng năm đá sỏi... đến cùng em,
Em đã nuôi ta bằng nhị hoa phấn dại
Một chặng đời sôi nổi giống bướm ong

Làn tóc ướt, môi thơm chùm ớt ngọt
Nhớ thương nhau nhưng chẳng thể đi tìm!
Mặt nguyệt đêm này nhoè sương bạc
Anh một mình ngồi hát ru em !...


             
     Phạm Ngọc Thái
             1992




------------



   Cái đêm có tên là Đêm Thiếu Nữ ấy - Nhà thơ đã ngồi ru em bên bóng một ngôi chùa hiu hắt:

    Tiếng ếch chùa động vỡ Đêm Thiếu Nữ

Ngay câu thơ đầu tiên đã khuấy đảo lên trong cái đêm thanh vắng, nó gợi nhớ về một thuở đã xa xưa:

   Ôi! Thân thiết chặng đường gió bụi
    Những tháng năm đá sỏi... đến cùng em

Nhưng để rồi thực tại vẫn cứ là thực tại, nhà thơ lại trở về với cái bóng cô đơn của mình lặng lẽ ngồi ru hát người yêu:

    Mặt nguyệt đêm này nhòa sương bạc
    Anh một mình ngồi hát ru em!...

Nói theo cách nói về nữ sĩ Hồ Xuân Hương: bài thơ như một tiếng thở dài hắt ra...mà vẫn tha thiết đằm đìa, vào một cái đêm trăng bạc và hình như còn có cả tiếng gió táp mưa sa...


-------------------------------------------------------------------------------------



Bài thơ thứ bảy:

 
                     ĐÊM ĐÔNG ĐÔ

Đêm Đông Đô rêu loang thành phố cổ
Giấc ngủ hắt hiu trên môi em còn thơm như lụa
Ta ru ta trong cõi vắng ảo huyền
Có đôi chim trên cành đang tình tự mùa xuân.

Mẹ thinh không...
Sinh con trong trời đất
Cho con ăn đầy ắp các hỗn mang:
"Chân nhân là tham hay đức thiện là gốc"?

Ta là người lữ khách lang thang...
Nghe đôi trai gái nào chơi khuya hát oang oang:
"Chúng đích thực hay thánh là đích thực"?

Ru đi, ru ta đi... đôi môi em đỏ rực
Để ta say quên hết nẻo đời này...


                               1994
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.11.2011 00:53:23 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 12.08.2006 13:32:37
 

Bài thơ thứ tám:


    PHỐ THU VÀ ÁO TRẮNG


Tà áo trắng em đi qua phố
Mùa thu rơi phủ mắt anh
Tà áo trắng của người sinh nữ
Anh nhìn xác phượng khóc rưng rưng.

Chỉ còn lại con tim rớm đỏ
Áo quệt vào máu rỏ hai tay,
Ôi, mùa thu mùa thu êm ả
Sao lòng anh tơi tả thế này?

Tà áo trắng trôi dưới dòng mây bạc
Lang thang vài cánh bướm bơ vơ
Áo trắng in ngang trời, sét đánh!
Lưỡi dao nào cào nát tim thu?

Anh cũng có một thời bên áo trắng
Cũng bế bồng và cũng đã ru em!
Cái thời ấy chìm vào xa vắng
Phút gặp lòng đâu hết ngổn ngang.

Thêm một mùa thu, một mùa thu vỡ
Câu thơ nẩy những bông hoa buồn,
Thôi đừng hát để ướt lòng trinh nữ
Em đi rồi!...anh chết cả mùa đông...

              
          Phạm Ngọc Thái
                9/1994
 


-------------------


      Một sáng mùa thu, khi tôi đang đi lang thang trên đường phố Hà Thành, giữa cảnh mưa bay...Bỗng một đoàn thiếu nữ vận toàn áo dài trắng tha thuớt, ôm nhau trên những chiếc xe phóng lướt qua tôi:

       Tà áo trắng em đi qua phố
        Mùa thu rơi phủ mắt anh

Những câu thơ đầu tiên, cảm xúc bật ra trong cảnh tình như thế. Hay là:

        Tà áo trắng trôi dưới dòng mây bạc
        Lang thang vài cánh bướm bơ vơ
                                       
     Đó là một mùa thu của tình yêu ! Lòng tôi xốn xang. Dường như thể có những mũi dao
nào đó đang trích sâu vào trái tim tôi! Làm đau đớn và ròng ròng máu chảy:


        Chỉ còn lại con tim rớm đỏ
        Áo quệt vào máu rỏ hai tay
        Ôi! Mùa thu mùa thu êm ả
        Sao lòng anh tơi tả thế này?
                          
    
Ai chẳng có một thời dan díu với các nàng thiếu nữ, đã từng tha thiết mộng mơ bên áo trắng của các em:

       Anh cũng có một thời bên áo trắng
        Cũng bế bồng và cũng đã ru em!...

   
Bài thơ này : Chính nhà thơ đã kể lể về cái thời đã có ấy của mình!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.10.2010 13:29:49 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 14.08.2006 14:53:23
 

Bài thơ thứ chín:

       

      Phạm Ngọc Thái truy cập chủ yếu thơ tình - Tuy nhiên muốn phần thơ được đa dạng sâu sắc hơn, 
    tác giả sẽ cho đăng xen kẽ một số bài Thơ Đời hay và xúc tích...để các Quí Đọc Giả cùng thưởng thức:



   
        CÔ QUÉT LÁ ĐÊM HỒ


Một đêm hồ nước đầy sương gió
Người đi không rõ mặt người
Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
Em thầm thì quét lá, bên tôi!...

Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim!
Em hóa thành thơ rơi lặng lẽ
Trong cõi lòng tôi buồn triền miên.

Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa (...)
Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng
Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya.


                   
              Phạm Ngọc Thái
        (viết bên Hồ Gươm 1994)
      




--------------------------


  Vào một đêm trời đầy sương gió bên hồ nước, tác giả đã gặp cô quét lá (chính là người quét rác trong phố khuya). Đó là những con người lao khổ. Cuộc sống cũng giống như những chiếc chổi tre, ngày tháng quét lê trên đường để mòn vẹt dần đi:

      Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
      Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim!
                            
     
Cái tiếng chổi đời chổi kiếp ấy đã kêu xiết vào trái tim người thi sĩ, để những giọt thơ từ trong anh rơi ra. Thông qua bức chân dung về Cô Quét Lá Đêm Hồ (CQLĐH), nhà thơ muốn phản ánh cuộc sống cũng như nhân ảnh những con người lao động , của cõi dân gian truyền đời truyền kiếp. Giữa khối lòng buồn tình buồn của nhà thơ, nhưng lại ở trong cõi mộng. Nó mơ mộng đến mức, hình ảnh cô quét lá trên đường hóa thành như tiên nữ từ trong tranh bước ra, lặng lẽ đi vào bên bờ Thi:

      Em hóa thành thơ rơi lặng lẽ
      Trong cõi lòng tôi buồn triền miên
                             
    
Tấm hình của bức chân dung trở thành siêu thực. Siêu thực theo nghĩa của nó: thực mà đã siêu trần. Nghĩa là, cái thực thăng tới đỉnh hiện ra từ trong tâm linh. Cái cảm giác vừa xa xót vừa mộng mơ hòa quyện trong tâm hồn tác giả (như ở đoạn thơ hai mà ta vừa phân tích) , đã tạo thành nhân cốt lõi của bài thơ - Nhưng đây là Nhân Cốt Đời!
    
    
Sở dĩ tôi nói Nhân Cốt Đời bởi vì: Nếu ta phân tích tới hai câu thơ đầu của đoạn thơ thứ ba, ta sẽ lại gặp một cốt lõi khác nữa của bài thơ. Nhưng nó đã trở thành lõi thần, lõi thánh mất rồi! Bởi nhưng câu thơ ấy dẫu vẫn toát lên chất đời nhưng rung cảm lại ra khỏi bến trần ai thường tình, để đi vào nơi có miếu mạo tòa sen:

     Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
      Con nai vàng chết bóng thu xưa...
                              
     
Nhìn sâu vào trong đêm hôm đó, giữa nhà thơ và cô quét lá bên hồ như có hai khoảng đời cách biệt: một đằng anh thi sĩ mộng mơ... còn em lại đang quét lá rơi!? Nói một cách khác, em đang lao động kiếm sống vì miếng cơm manh áo, còn tâm trí nào mà cảm đồng với tâm hồn xúc cảm, lãng mạn của thi ca?... Chung quanh tiếng lá cây reo nghe bình thản một cách gai rợn lạnh lùng. Bóng trăng trên đầu trở nên nhợt nhạt côi cút, trong cả khoảng không gian vô tận vô bờ. Em quét lá có cô đơn không? Nhà thơ không biết! Em cứ thầm thì lặng lẽ quét, chẳng hề để ý đến sự có mặt của anh lúc đó đứng gần ngay ở bên em. Nhưng nhà thơ thấy chính lòng mình cô đơn! Câu thơ " Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng " đã ra đời như thế! Trong thi ca, từ xúc cảm bản thân truyền sang cảnh, để rồi nhân cách hóa - Thí dụ như bài Mùa Xuân Chín của Hàn Mặc Tử có câu thơ " Hổn hển như lời của nước mây" : lúc ấy lòng thi nhân đang hổn hển đấy chứ! Khi nhìn cảnh các thiếu nữ xinh xắn đang vui say đi trên đồi, lòng ông bồi hồi cảm xúc, thế là cả đất trời cùng rung lên hổn hển... Còn ở trong bài CQLĐH này thì bóng trăng đã được hóa thân. Nó kết hợp với câu thơ dưới:

      Con nai vàng chết bóng thu xưa...

    
Tạo nên cặp hình ảnh đồng điệu. Nhưng nguyên nhân vì sao lại có hình ảnh con nai vàng bị chết giữa bóng của rừng thu? Từ nỗi đời ra mà thôi! Hình ảnh cô quét lá cứ quét ngày quét tháng ,đời này qua kiếp nọ... cũng như chiếc chổi tre cứ năm tháng để mòn vẹt dần đi. Còn hình ảnh con người thì lại "không nhân ảnh", tức là không nhìn thấy mặt... (như câu thơ 2 và câu 11 của bài - tý nữa ta sẽ phân tích về những câu thơ đó). Vậy những con người bần khổ ấy , làm gì có tâm hồn mà mộng với sầu như cố thi nhân Lưu Trọng Lư, để mơ đến cảnh bóng con nai vàng của Tiếng Thu kia? Thế là từ cảnh đời ấy nảy ra ý ngược thơ: Con nai vàng phải chết!
CON NAI VÀNG CHẾT BÓNG THU XƯA...(câu 10)- Nghĩa là, con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô... như trong thơ của cố thi nhân, nó bọc chứa cả thế giới huyền ảo như cổ tích , nằm bên trong tình thơ. Còn hình ảnh "con nai vàng chết" của bài thơ CQLĐH,ý nghĩa xã hội của nó nằm bên ngoài của tình thơ. Để phản ánh tới sự mất mát cả giá trị đời sống thẩm mĩ và tinh thần của những kẻ bần hàn. Họ là những con người trong đáy cùng nhất của xã hội.


    
Đây là hai câu thơ hay nhất bài! Ý nghĩa câu thơ còn có thể biến động (ngôn tại ý ngoại)...tùy theo người đời nay và mai sau, suy xét khác nhau mà khai phá nó. Những câu thơ như thế giữ cho tình thơ vững mãi xứ vĩnh hằng. Nâng tình thơ cao lên (gắn bó trong cái hay của toàn bài), dựng tình thơ thành một tượng đài! Đưa tình thơ đến cửa Phật Đài Thi!...

   
Giờ ta quay trở lại với những câu thơ mở đầu:

      Một đêm hồ nước đầy sương gió
      Người đi không rõ mặt người
      Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
      Em thầm thì quét lá, bên tôi!...

    
Miêu tả cảnh trời sương gió (nghĩađen) , nhưng chính là để phản ánh những cảnh đời lầm lụi gió sương của những con người lao động, đang lặn lội ở đó (nghĩa bóng). Thông qua không gian thơ- Hình ảnh hồ nước là nước non xứ sở... mảnh đất mà mồ hôi họ đã tắm vào trong đó. Câu thơ:

Người đi không rõ mặt người
                    
   
Cái cảnh người gương mặt nhòe đi không con nhìn rõ nữa, đấy chính là nhân ảnh của nhân gian! Phải chăng họ cũng chỉ vất vưởng, nhạt nhòa như những kiếp phù du? Nghĩa là bài thơ không dừng lại ở thân phận cô quét lá. Nhà thơ đã chạnh lòng nghĩ về những kiếp đời trong chốn nhân quần!... Cái lớp người bần khổ ấy, thời nào mà họ chẳng phải chịu những bất công?Sống vật vã suốt đời chỉ để lo miếng cơm manh áo. Cái nhân ảnh mờ mịt này, đến câu thơ 11 tác giả còn nhắc lại:

     Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng

    
Suốt dọc bài thơ từ các hình ảnh không gian gió sương hay cuộc sống, mặt người, cái chổi tre, vầng trăng đến cả bóng con nai vàng... đều là những hình ảnh dẫu thực vẫn mang nghĩa tượng trưng. Nó phản ánh nhân sinh quan xã hội của nhà thơ. Ta hãy nghe tác giả tả về cảnh liễu hồ:

      Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
      Em thầm thì quét lá, bên tôi!...
                              
    
Cái tiếng liễu đìu hiu ru quanh hồ vắng , bên những bước đi âm thầm của cô quét lá - cảnh ấy, đời ấy!...Như Nguyễn Du đã viết " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", đã được hòa tấu trong giọng thơ thâm trầm và thật hắt hiu. Có lẽ chỉ những rặng liễu kia đã cùng thức và cảm đồng với nhà thơ, để lặng lẽ ru cuộc đời cô quét lá? Đưa ta vào khoảng không gian thật mơ hồ mà êm ả, nửa thực nửa không...Nhà thơ thương cô , xót với nỗi đau đời mà hóa buồn chăng? Chính trong tâm trạng ấy, cô quét lá thành thơ rơi vào cõi lòng anh.

   
Đến câu thơ kết nhịp thơ đã được kéo dài ra, hạ xuống êm đềm như một khúc nhạc du dương:

      Cô Quét Lá Đêm Hồ khe khẽ vào khuya...

  
Ở ngoài kia, xa kia...cô quét lá đêm hồ vẫn đang lặng lẽ quét, lặng lẽ đi, khuất dần vào trong màn sương tối. Em không còn đây nữa!...Khoảng không gian giờ đây chỉ còn lại mình anh nhà thơ ở đó, với một bóng trăng ngàn thu cô đơn soi mãi trên đầu đi vào cõi muôn năm!...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.10.2010 13:32:45 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 15.08.2006 11:56:15
 

Bài thơ 10:


         
HỒN THI SĨ LẠC LOÀI

Mưa ru phố hồn như cỏ rối
Phủ bạc đầu chới với bóng hình nhân
Đời cần có? hay đời không cần có?
Đài vinh hoa? thứ bánh vẽ cũng nhì nhằng...

Ta đi qua đêm mưa
Những bóng cây chìm vào giấc ngủ
Mắt bới tìm đám lá các ổ chim
Lòng rượi buồn con tim héo rung chuông.

Tình cũng vậy: cơn mê huyễn hoặc
Để ta quên sự tồn tại tháng năm!
Mọi tham vọng trên đời hão hết
Chỉ kẻ đói ăn sống thực chính mình.

Đêm vô định đi trong nước lã
Nhấm mưa rơi như nhấm dẻ mùa thu
Ta muốn hóa mây bay gió thổi
Cứ vi vu
              và cứ vi vu...

                        23/3/1995





<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.04.2011 01:09:11 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 15.08.2006 13:26:06
 

Bài thơ 11:


     MÁI TÓC CON GÁI


Mái tóc phố màu mây
Xõa ngang đời con gái
Em đi lấy chồng rồi
Lòng anh buồn biết mấy.

Hàng phố người có thấy
Những vòm cây đứng thầm
Chiều hoàng hôn cũng vậy
Gió như là để tang.

Đây bông hoa yêu thương
Ta ủ vào nỗi nhớ
Em đã không còn nữa
Chỉ có sao trên trời.

Vầng trăng khuyết, em ơi!
Giống đời anh cô độc
Sáng ngày treo tưởng chết
Hắt hiu và nhỏ nhoi.

Em đi lấy chồng rồi!
Màu hoa xưa trinh trắng
Tháng năm cùng mưa nắng
Tóc hoá thành mây bay...

           
        Phạm Ngọc Thái
              1981
 


------------------


   Bắt đầu vào thơ đã là hai câu chí lý:

         Mái tóc phố màu mây
         Xõa ngang đời con gái

   Đó là mái tóc của một thiếu nữ phố như thể một làn mây...nó mềm mại ,thơm ngát và trinh khiết lắm. Nhưng tác giả không viết nó "xõa ngang vai" (ý thơ sẽ bị hạn hẹp),mà là "xõa ngang đời con gái": ý thơ trở thành biểu tượng của cả một thời trinh nữ.Cái hình ảnh xõa ngang đời, vừa mang cảm giác mái tóc em xõa bay...vừa tôn tạo sự thiêng liêng quí giá về thời con gái! Và nay em đã qua thời đó, đã sang ngang, nghĩa là để trở thành " đàn bà" !... Em ra đi mà :

         Những vòm cây đứng thầm

                                     
   Nó tư lự, nó lưu luyến, nó nuối tiếc v.v...Hay là hình ảnh:

         Gió như là để tang
                                    
  Cái làn gió rũ xuống như cờ, cờ tang vậy.Nghĩa là, cả thiên nhiên cũng buồn. Nhưng không phải buồn cho em, mà là buồn cho chàng...ở lại, nhìn người yêu đi lấy chồng! Bài thơ dùng cảnh họa lòng.

     Trong bài Đây Mùa Thu Tới, Xuân Diệu cũng có những câu thơ tả rất hay:

         Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
         Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

      Nhưng đấy là ông tả về những cảnh chia ly, cô đơn của mùa thu. Tất cả đều thấm lệ và ngỡ như là đang đưa tang. Còn bài thơ Mái Tóc Con Gái (MTCG) lại nói về sự cô quạnh, buồn chán khi người yêu đi lấy chồng! Tất cả còn lại đối với chàng hôm nay:

         Chỉ có sao trên trời
                              
     Nghĩa là, em đi chỉ để những vì sao ở lại, những vì sao cô đơn đêm đêm khuya khoắt than thở cùng chàng. Rồi ta lại thấy tác giả ví mình giống như vầng trăng cô độc:

         Vầng trăng khuyết, em ơi!
         Giống đời anh cô độc
                             
  Đó là một vầng trăng lẻ loi:
  
      Sáng ngày treo tưởng chết
                               
      Nói về sự lạnh lẽo hiu hắt của vầng trăng, lại nhớ đến bài thơ Trưng Nữ Vương của nữ sĩ Ngân Giang. Bà đã viết những câu thơ kiệt xuất:

         Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa
         Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi
         Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá!
         Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi.

      Cái vầng trăng chếch lẻ bóng cô quắt lạnh lẽo soi đó: Nó chính là vầng trăng khuyết. Không thể là vầng trăng tròn được. Trong đoạn thơ thứ tư của bài MTCG này , ta cũng thấy tác giả đã ví mình với vầng trăng khuyết ấy...treo giữa lưng chừng trời, sáng ngày vẫn còn heo hắt sáng...như một cái xác không hồn:

         Hắt hiu và nhỏ nhoi
                            
       Mất em anh trở nên nhỏ bé, sống phất phơ cùng năm tháng...

      MTCG là một bài thơ mà tác giả tâm tình, thủ thỉ nỗi buồn của mình khi người con gái rẽ ngang cuộc tình, bỏ anh đi lấy chồng! Anh ở lại bơ vơ...Tuy thế nhưng nỗi thơ vẫn dịu dàng, không oán thán và giàu lòng nhân ái yêu thương. Ta thấy sự cảm mến của nhà thơ với hạnh phúc mới của người yêu! Và trân trọng những kỉ niệm của tình nàng đã có với anh! Đến cuối bài thơ hình ảnh mái tóc lại được tác giả nhắc lại...để nói về sự ra đi vô tận của em và nỗi vô vi của chàng:
 
           TÓC HÓA THÀNH MÂY BAY...

      Người con gái như làn mây bay qua, như con gió thổi...trong cuộc đời không bến bờ của người thi sĩ nhân gian!...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.10.2010 00:45:01 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 18.08.2006 14:51:09
 

Bài thơ 12:


       ĐÊM TRĂNG BIỂN

Anh ngồi biển một mình ngắm bóng
Trăng trên đầu sóng ở dưới chân
Biển cứ thét muôn đời cô quạnh
Trong thầm thì khẽ gọi tên em!

Biển đã rộng hay lòng anh trống
Em bên ngoài hay chính mộng trong ta?
Ta đánh đổi vinh quang và cuộc sống
Để cùng em điên dại xé toang bờ...

Ôi, bài thơ viết dưới vầng trăng biển
Vỗ một mình sao không chán sóng ơi?
Ai bước đó giữa mênh mang hồn cát trắng
Đêm cô đơn tim anh vỡ tan rồi!

                      Biển Sầm Sơn * Hè 1997
 

    Người thi sĩ ngồi một mình bên biển... với bờ cát trắng mênh mang trong tiếng sóng vỗ và ánh trăng:

       Biển cứ thét muôn đời cô quạnh
                                             
   Đó là nỗi cô quạnh tái tê để chứa cả linh hồn thẳm sâu đơn độc của biển cả - Một sự quạnh quẽ tưởng chừng không thể còn chịu đựng nổi?... Lòng biển quằn quại , sóng thét gào gầm dữ như muốn phá vỡ tung cả khoảng trời kia! Đến câu sau - cũng trong nỗi vắng cô đơn như lòng biển ấy, nhưng tiếng lòng của nhà thơ thì lại âm thầm lặng lẽ để gọi vọng tới em:

        Trong thầm thì khẽ gọi tên em!

    Tiếng gọi ấy khẽ tưởng chừng như không nghe thấy được giữa cả không gian vô tận vô bờ...mà tha thiết tan đi vào trong tiếng gió hư không. Thế là lòng biển cô đơn cũng đau như trái tim người, nhưng lại được thể hiện ở hai trạng thái hoàn toàn đối ngược nhau: biển thì gào thét vang động cả đất trời , còn tiếng người con trai lại thầm thì mà da diết...cùng bọc chứa trong nhau một sức nổ đến ghê gớm, như muốn xé nát cả vũ trụ ra bởi khát vọng của tình yêu! Đẩy nỗi cô đơn của cuộc sống đi về tận cõi vô cùng, là cái hay của đoạn thơ này.

     Sang đoạn hai, tình thơ chuyển vào để khai thác cả cỗi sống con người , tình yêu là vũ trụ , là linh hồn bất diệt của sự tồn tại:

       Ta đánh đổi vinh quang và cuộc sống
        Để cùng em điên dại xé toang bờ
                                              
    Vinh quang để làm gì nếu như không có em? Và cuộc sống thiếu tình yêu cũng thật là vô nghĩa? Hình ảnh điên dại của biển cả và điên dại của tình đam mê , say đắm gái trai... cùng xé toang cả bờ cát trắng, đã đẩy tình thơ đi đến tột cùng.

    Tới đây ta thấy ĐÊM TRĂNG BIỂN đã chứa cả nỗi đơn độc và tình cảm tha thiết của thi nhân khi nhớ tới một người thiếu nữ... và con sóng của lòng anh còn gào thét, rền xiết mạnh hơn cả sóng của biển xanh.Vinh quang và cuộc sống cũng chỉ là hư ảo ...

    Đoạn thơ ba - khi con sóng biển ấy cứ quạnh quẽ , hiu hắt một mình như thế mà vẫn ngàn năm còn vỗ mãi , thi nhân mới hỏi:

        Vỗ một mình sao không chán sóng ơi?

   Thực ra đây là sự đồng cảm giữa biển và người: chỉ có linh hồn biển , chỉ có trái tim đau của biển mới thấu hiểu được nỗi lòng chàng. Có người khách cô đơn nào đó đang lang thang một mình trên bãi cát, hay chính hình bóng cô đơn của nhà thơ:

        Ai bước đó... giữa mênh mang hồn cát trắng...

    Một bức họa thật lãng du như mộng vậy: giữa đời , người thơ và biển...đêm biển càng sâu tận và huyền thẳm. Hình tượng "hồn cát trắng" nó mỏng manh phiêu bạt như hồn bướm, mà lại để biểu thị cho cát bụi cuộc đời - và cũng chính trong cái đêm cô quạnh lẻ loi này , lòng chàng cũng như lòng cát mênh mang một hồn cát trắng! Sự tất yếu cuối cùng phải đến:

       Đêm cô đơn tim anh vỡ tan rồi!
                                         (câu thơ kết)

    Nghĩa là, ngồi dưới vầng trăng biển trong đêm cô đơn ấy, nhà thơ đã vỡ tim! ĐÊM TRĂNG BIỂN đã đi đến tận cùng của nỗi khát vọng và... tột cùng trong sự cô đơn! Mà tạo nên một thi phẩm viên mãn và hoàn bích...

    Tôi bỗng nhớ tới cuốn tiểu thuyết Ruồi Trâu của nữ văn sĩ Vôi-nit-sơ, nhớ tới hình ảnh của Đức hồng y giáo chủ Mông-ta-le-ni trong ngày "lễ rước thánh " (đoạn kết cuốn tiểu thuyết ): Buổi sáng của ngày lễ thánh ấy, ánh mặt trời đổ xuống chan hòa trùm lên lên không gian một màu đỏ toàn máu... Chính là ngày mà Ruồi Trâu (tức là chàng Ác Tơ ), đứa con trai yêu quí của Đức hồng y đã bị đem lên pháp trường để hành quyết. Vì lòng kính Chúa, Người đã phải hy sinh cả đứa con trai độc nhất của mình! Nhưng rồi không chịu đựng nổi nỗi dày vò, sự đau đớn vì bất hạnh của tình yêu ...Người đã "vỡ tim" chết ngay trên con đường Lễ Thánh đó!

     Thì ra: Tình yêu của con người còn cao cả , vĩ đại và thiêng liêng hơn cả Chúa! Tôi không biết: nỗi đau trong trái tim cùng bị vỡ của nhà thơ  ĐÊM TRĂNG BIỂN  này - lớn lao hơn, hay của Đức hồng y giáo chủ Mông-ta-le-ni đã vì chúa ấy... lớn lao hơn?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2011 12:06:19 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 19.08.2006 14:05:40
 

­Bài thơ 13:


   
                 LỜI HÓT CON CHIM KHÁCH
              

                           Em trở về với ốc đảo xanh trinh bạch
                                      (Thơ Đinh Thị Hồng Minh)

                                               
Em một mình mang ốc-đảo bỏ đi
Anh trở lại phố thành nghe gió hú
Nghe cả lá và hồn đời khẽ vỗ
Con-tim-buồn hoá trăm mảnh vỡ tan.

Con tim buồn không còn thuộc về anh
Những mảnh vụn lẫn vào trong cát bụi
Có một mảnh hoá thành "Con chim khách"
Bay đi tìm bóng lạc giữa vu vơ...

Chầm chậm đừng đi người con gái của ban sơ
Anh thả xuống ốc-đảo xanh em một mối tình nguyên thuỷ
Mốt mai lỡ đau nỗi khổ đau của loài tim vỡ
"Con chim khách" vẫn về để hót ru em!

                                        17/5/1994


     Vào một buổi sáng tôi có gặp một người thiếu nữ, nói dăm ba câu chuyện về thơ phú văn chương rồi người thiếu nữ ấy bỏ đi. Trái tim bỗng cồn cào, da diết - Tôi đi vào một cái quán thành phố trông sang bóng mặt hồ xanh và viết bài thơ này.
      "Lời hót con chim khách" là một bài thơ tình thi vị mà hoang xơ...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.07.2011 12:04:54 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 21.08.2006 11:23:48
 

Bài thơ 14:


         VỚT TRĂNG

Trăng khuya song chếch nghiêng hè rớt
Ta vớt trăng vào cái túi thơ
Suông canh cũng chỉ mình ta thức
Em ngủ bên chồng... có nhớ xưa?


                                     1995
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.04.2011 01:39:17 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 21.08.2006 12:23:31
 

Bài thơ 15:


   TRĂNG DẠT TRONG MÂY

Trăng dạt trong mây
Em trôi vào cuộc sống
Bỏ lại những bến bờ khát vọng lùi xa
Và những đêm thiếu nữ bên hồ.

Anh không hỏi gió có buồn
Lá có buồn
Một chiều nào đó có hư không
Nỗi buồn sâu xa cuộc sống...

Em bỏ lại trong lòng anh khoảng trống
Như thi ca!Tan vỡ mặt trời!
Trông theo em Bờ-bãi-con-người
Ai sẽ nhặt lá rơi như những chiều thu ấy?

Biển vẫn nuối ngàn năm quanh Trống Mái
Sắc ti-gôn ai từng hát thay ta
Em đi, biết bao giờ trở lại
Gió hồn anh thổi mãi tháng ngày qua.

Trăng đêm nay lung lay trên thành phố
Có một người đã nhớ người xưa
Có một chàng thi sĩ ngắm bơ vơ
Chuyện lạ cõi đời: đàn bà xưa nay là bất tử!

                                               11/1993
    

     Bài thơ này tôi đã viết vào cái ngày nàng quyết định đi lấy chồng ! Nhìn em bước lên xe hoa: Dường như tất cả đang theo em trôi vào quá khứ - Cuộc đời còn lại sẽ chỉ là những gì của cát bụi và chán nhàm... Ôi ! cuộc sống - Đời thiếu nữ của em cũng chỉ ngắn buồn như thế thôi sao?...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.04.2011 01:50:12 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 23.08.2006 14:52:27
 

Bài thơ 16:


     TIẾNG RÚC CHIM ĐÊM

           Những tối trăng ngời...dưới ánh sao khuya...
       Anh vẫn đắm mình về phương ấy
       Những câu thơ như ngôi sao bùng cháy
       Và cuộc chia ly đã hoá cánh buồm...


                           



Con chim đêm rúc mãi ngoài cây
Nó nói gì không biết (?)
Chắc con mái ham nơi vui thú khác
Đã không về !...con trống gọi suốt đêm...

Chim gọi đàn - Anh gọi tên em
Năm tháng nắng mưa non ngàn bão tố
Có lẽ nào em không về nữa!
Để hồn anh hoang mạc bơ vơ.

Đã xa rồi! Mùa dĩ vãng trăng mơ
Đời vui vẻ cuốn theo dòng gió bụi.
Bao ý nghĩa trong cuộc đời tồn tại
THÀNH QUÁCH LOÀI NGƯỜI
       EM THIÊU TRỤI THÀNH TRO !...

Ngàn năm xưa cho tới bây giờ
Ta muốn hỏi đến muôn đời sau nữa:
Mọi giá trị vĩnh hằng , nếu có
Sẽ là gì? Khi thiếu vắng em ta!...

Con chim đêm run rẩy bóng xanh già
Anh bổi hổi một thời qua vọng lại...
Và tất cả đã trở thành trống trải
Sao em lại phụ bạc tình:
                   Con mái thương yêu (?)


                   
       Phạm Ngọc Thái
          11/11/1993





      Trong đêm tiếng con chim nào đó kêu xé lên, rồi nó rúc từng hồi thảm thiết. Con chim đang có nỗi gì? Một tiếng kêu lẻ bóng cô đơn giữa khoảng không vắng lặng:

Con chim đêm rúc mãi ngoài cây
Nó nói gì không biết (?)

Mới chiều đó chúng còn có đàn có đôi...và nhà thơ nào đó đã viết :" một tiếng chim ca sáng cả rừng" - Nhưng đó là tiếng chim ca chào bình minh buổi sớm, nó đã trở thành thông lệ theo bản năng véo von của loài chim sau giấc ngủ một đêm dài. Đằng này Tiếng Rúc Chim Đêm (TRCĐ) là tiếng kêu phát ra từ trái tim đau đớn của con chim:

            Chim gọi đàn - Anh gọi tên em
            Năm tháng nắng mưa non ngàn bão tố

Tiếng chim gọi người yêu náo động vào trong tâm trạng của nhà thơ!Tiếng nó khắc khoải rền rã vượt qua cả không gian, thời gian, năm tháng,nắng mưa, non cao, rừng rậm...trở thành tiếng vọng tình yêu của cả loài người:

Bao ý nghĩa trong cuộc đời tồn tại
THÀNH QUÁCH LOÀI NGƯỜI
                         EM THIÊU TRỤI THÀNH TRO !...
                                   
  Ý nói về sự sống muôn đời của con người: Tình yêu là ánh sáng, là ý nghĩa của sự tồn tại. Mọi giá trị thế giới sẽ không có gì cả, nếu không có tình yêu trai gái! Ở đoạn thơ đầu - cái tiếng rúc con chim trống như nỗi lòng cô quạnh của người con trai:
Chắc con mái ham nơi vui thú khác (?)
Đã không về!...con trống gọi suốt đêm...
                                     (câu 3-4)
Cái đêm đó không hiểu vì sao con mái không về? Có lẽ nó đã bỏ đi theo người tình khác? và con chim đực cứ gọi, gọi mãi...trong vô vọng. Cũng nỗi lòng đó, đứng trên thềm nhớ của không gian mênh mông, nhà thơ đã nhớ về em:

Đã xa rồi! Mùa dĩ vãng trăng mơ
Đời vui vẻ cuốn theo dòng gió bụi
                               
   Bài thơ bay về với dĩ vãng, nhớ lại những kỉ niệm xưa: " Dĩ vãng trăng mơ..." là mơ trong bóng trăng xưa. Tuy nói là "mùa dĩ vãng" nhưng đó chỉ là những khoảnh khắc tươi đẹp đã vụt qua, còn lại trong hoài niệm. Hai câu thơ ấy trải ra trong đời cuốn đi theo chiều gió: Cuộc sống không chỉ có những năm tháng sung sướng, hạnh phúc bởi tình yêu! Mà còn là một vòng cát bụi cuộc đời. Như bóng mây bay qua... Người con trai chỉ còn biết đứng trên bờ nỗi khát vọng dày vò khắc khoải. Nó xa rồi, xa mãi không bao giờ trở lại:

Có lẽ nào em không về nữa(?)
Để hồn anh hoang mạc bơ vơ.
               
Thế rồi chảy theo mạch cảm xúc, vào ngay đoạn thơ ba (từ câu 9 đến 12 như đã phân tích trên) - Đoạn thơ được tạo nên từ hai mảng màu: Từ cõi trăng mơ...đến dòng cát bụi, là một mảng "màu đời"! Chất liệu lấy ra từ trong sướng khổ bèo dạt mây trôi, với bao vật vã tháng năm của cuộc đời. Còn mảng màu thứ hai, ý thơ nhảy vọt lên thăng hoa để bao quát cả bể nhân tình:

  Bao ý nghĩa trong cuộc đời tồn tại
Thành quách loài người em thiêu trụi thành tro!...

Mặt sau ý nghĩa nhân bản của tình yêu, mặc nhiên nó phủ định cả chiến tranh, tội ác...Những thành luỹ thôn tính nhau của những kẻ ham muốn làm bá chủ xây lên bằng quyền lực. Đức Thánh Thiện đã tạo lập nên trong đoạn thơ này là ở lý đó! Nó đâu có dừng lại chỉ ở lòng đam mê vui sướng trai gái thông thường? Thực ra nó đã phủ nhận , phủ nhận và phủ nhận sự tồn tại của thế giới con người như ngày nay: khi mà cái ác cứ ngày một tràn lan nhiều lên! Như nhà văn Nga Ai -Ma-Tốp đã từng cảnh báo về con người hiện đại, trong tác phẩm "đoạn đầu đài" nổi tiếng một thời của ông rằng: con người còn ác hơn con sói! Nó tôn sùng sự thiêng liêng của ái tình! Cho dù ái tình đó còn mang tính thế tục, hay còn nhuốm màu sắc bản năng - Để quay sang đoạn thơ thứ tư đã triết lý:

Ngàn năm xưa cho tới bây giờ
Ta muốn hỏi đến muôn đời sau nữa :
                        
Nội chiến nước Nga để làm gì? Thế giới I, Thế giới II và lại còn đe doạ cả Thế giới III nữa, để làm gì? Người trinh nữ (nói theo hình tượng) chẳng phải là vẻ đẹp thần thánh nhất, ngôi miếu thờ thiên đường nhất hay sao?Cuộc đời chỉ yêu! Con người chỉ yêu! Thế giới chỉ yêu!...có hơn không?

Sẽ là gì?...khi thiếu vắng em ta!
                         
Không là gì cả, tất cả là vô nghĩa! Triết lý thế đấy : và đó chính là ĐẠO của thi ca! Đến đây, trước khi bình vào đoạn cuối, tôi muốn bay qua vài áng thi xưa có bóng chim trong thơ:

Bà Huyện Thanh Quan (BHTQ) đã viết một bài thơ vào hàng mẫu mực của niêm luật thơ đường - "qua Đèo Ngang tức cảnh":

Bước tới Đèo Ngang nắng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Bốn câu thơ đầu này mới là sự vịnh cảnh thuần tuý, chưa tạo thành một áng thi đặc sắc. Nhưng đến hai câu 5-6:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Thì sự tả cảnh vật giờ đây đã hình tượng hoá, thể hiện cả tâm tư tình cảm của lòng Bà : Tiếng con chim quốc quốc nỉ non kêu, gọi rạc cổ họng suốt mùa hè rồi chết. Còn con gia gia lại chu lên giữa chốn đèo hoang vu...bên nỗi lòng quạnh vắng của kẻ xa nhà. Bà Huyện xao xiết chạnh nhớ về thôn hương mà hiu hắt buồn. Truyền kể lại rằng : BHTQ không chỉ là một phụ nữ đoan thục đảm việc nhà, còn rất giỏi giang giúp Ông Huyện xử nhiều vụ kiện tụng chốn công đường lo toan việc nước - Thì đến đây, tiếng của con quốc quốc và gia gia ấy vào thơ Bà mang đầy âm hưởng nỗi lòng người. Chúng kêu mãi, kêu mãi...Hình ảnh con quốc quốc tượng trưng nghĩ về chuyện nước non, cái gia gia lại nói lên niềm thương nhớ nhà!Tình người, cảnh vật hoà nhau giữa chốn đèo mây, được reo hạ bằng câu thơ kết tuyệt bút:

Một mảnh tình riêng ta với ta

Bởi vậy, tuy chỉ tức cảnh... nhưng bọc chứa cô đọng bao nỗi tâm sự đầy vơi của nhà thơ, tình thi mới trở thành nổi tiếng !

Nguyễn Khuyến đã viết ba bài thơ về mùa thu (Thu Vịnh, Thu Điếu, Thu Ẩm) - Bài mà tôi muốn nói tới (có tiếng chim kêu trong thơ) là Thu Vịnh:

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Ngõ trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào

Một bậc danh nhân ẩn sĩ nhàn tản ngẫm cảnh mà vịnh thơ! Bốn câu thơ đầu của bài Thu Vịnh này , thực cũng chưa có gì độc đáo. Nhưng sang đến hai câu 5-6, đây mới là hai câu thơ hay:

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Vốn dĩ bản sắc thanh tao, không thể hoà vào chốn quan trường nhiễu nhương gian thần tiểu nhân đắc chí. Nguyễn Khuyến đã từ quan về quê ở ẩn. Song phải sống những năm tháng hắt hiu buồn tẻ, chôn thân phận mình nơi thôn dã... Lòng ông không khỏi những ngậm ngùi cảm hoài nuối tiếc: Có tài sức mà không được mang ra phụng sự quốc gia, không được cùng nước non tung hoành cho phỉ chí - Chính hai câu thơ đó trong Thu Vịnh, đã toát bật lên nỗi lòng dày vò xa xót ấy của ông!

Nghe tiếng con chim ngỗng bay qua kia thì buông ra một câu hỏi: Con ngõng đang kêu đó là ngỗng của nước nào? Hỏi thế chứ?...chả quan tâm, chả để làm gì! Rồi nhìn những chùm hoa trước giậu nhà lại nở...thì nó cũng như hoa năm ngoái, năm xưa thôi-tàn rồi lại nở, vẫn vậy! Người khác chi cánh bèo trôi theo thời gian cuộc đời, rồi năm tháng lụi tàn đi. Vậy là cả cảnh hoa nở cùng tiếng con chim ngỗng kêu : hai câu thơ liên kết với nhau để bật lên một khối đời trắc ẩn, với nỗi lòng buồn chán vô vi.

Cảnh hoạ mà ẩn đầy những nội tâm, tình thơ da diết máu tim. Chỉ tiếc là đến cuối bài ông lại rời khỏi cảnh thu để kết bằng hai câu tự thán:

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

(Ông Đào ở đây tức là ông Đào Tiềm đời nhà Tấn, đỗ đến bậc tiến sĩ song cũng chán cảnh cung đình, treo ấn từ quan lui về ở ẩn). Tuy hai câu kết ấy cũng biểu hiện một mối tâm sự của nhà thơ thôi...Nhưng đã lệch khỏi van tuyến đối với một bài thu vịnh, nên chưa đắt thơ! Không hay được bằng bài Thu Điếu của Ông.

Sở dĩ Thu Điếu (tức là câu cá mùa thu) trở thành nổi tiếng bởi vì: Sau khi đã lang thang tả cảnh xóm trúc quanh co, lá vàng bay vèo trước gió...cùng với mây trời thì xanh lơ lửng v.v...Tác giả vẫn quay về với cảnh tình câu cá đêm thu ấy, để hạ bằng hai câu kết thật hay:

Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Sống động và rung rinh. Nó gợi mở không chỉ là cảnh cá đớp trong ao, mà chính cả lòng người đang bồn chồn xôn xao trong đó.
Giờ xin lại trở về với bài Tiếng Rúc Chim Đêm của PNT, ta hãy đọc đến đoạn thơ cuối cùng:

Con chim đêm run rẩy bóng xanh già
Anh bổi hổi một thời qua vọng lại
Và tất cả đã trở thành trống trải
Sao em lại phụ bạc tình: con mái thương yêu (?)

Con chim trống vẫn run rẩy cất tiếng kêu rúc lên trong vòm xanh. Trên bờ bến nhân gian, tiếng gọi của con chim ấy còn vọng mãi vào những năm tháng xa xôi...vô cùng vô tận kia! Như anh gọi em, như chàng gọi nàng...

Có thể sau đó con chim mái đã quay về và nó thanh minh với con chim trống rằng: Con mái nó không phụ tình! Chỉ bởi vì cuộc sống ngày nay kiếm miếng ăn khó khăn quá...nên đã phải đi xa rồi bị lạc, lỡ đêm không về kịp được. Rồi nó hờn giận với con chim trống: đã không thông cảm cho nỗi khổ nhục của nó thì thôi, lại còn buông ra những lời oán trách nghĩ xấu cho nó? Thật là không phải lối!...

Tiếng Rúc Chim Đêm là một bản tình ca, nó đã đưa tình yêu lên tận đỉnh tháp cao xa của loài người - khi mà các chủ nghĩa cùng chính trị thế giới đều rơi vào sự bế tắc, không giải thoát nổi... đã không thể đưa được cái phần bản chất cuồng dã của con người ra khỏi những vòng của dã tâm tội ác! (đức lương thiện ngày càng bị đàn áp, lấn át)...gieo lên những cảnh khổ hạnh điêu linh, bởi bất công bạo ngược vẫn hà hiếp lên bao kiếp sống của các chúng sinh - thì chính tình yêu trai gái: ĐẠO mà trời đất đã sinh ra, lại cứu sống linh hồn cho cả trái đất này!

Vì nếu như không có cả niềm đam mê tột cùng của hạnh phúc gái trai: thì thế giới - chắc con người sẽ chẳng khác nào những giống sinh linh nhung nhúc lâm vào cái cảnh bị tâm thần loạn trí...và khắp toàn cầu sẽ phủ toàn một màu băng tang trắng.

Tình yêu! Để con người quên vợi đi những tâm địa độc ác của mình. Người ta không cần đến chiến tranh, con người không còn ham vọng bóc lột nhau nữa...và thế giới chỉ còn vang lên trong tiếng gọi của hoà bình! Đó cũng chính là linh hồn, ý tưởng...chân dung của bài thơ Tiếng Rúc Chim Đêm này. Là ý nghĩa nhân bản thiêng liêng đối với tình yêu và sự sống của thế giới con người!...





<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2010 00:44:25 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 25.08.2006 11:34:15
 


NHỮNG NHÀ XUẤT BẢN (HOẶC CÁ NHÂN) TRONG NƯỚC CÙNG QUỐC TẾ  -   NẾU NHẬN COM MĂNG XUẤT BẢN "  TUYỂN THƠ ĐẠI BÀNG "  CÓ MỘT KHÔNG HAI NÀY,  XIN NGHIÊN CỨU VÀ LIÊN HỆ VỚI TÁC GIẢ .



Bài thơ 17:



               TRONG MƯA


Mưa rơi nhẹ như là tóc ấy
Giống dải lụa mềm quấn nỗi buồn bay
Mưa rơi khẽ như hoa vậy
Vỗ vào đêm hoá các nốt đàn gày!

Em có thầm nghe mưa bay ngoài đó
Em có buồn khi gió thổi đêm đêm,
Đứng trong mưa hồn anh tràn bão tố
Mưa rơi vào anh...tan ra nơi em xa không?

Em bước nhẹ!...những tháng năm hoang dại,
Về bên anh mái tóc rối tơi bời
Anh hôn mãi những giọt mưa em thuở ấy
Dẫu chỉ thấy còn bong bóng vỡ đầy môi...


  
           Phạm Ngọc Thái
                   1992
     
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.11.2010 11:00:27 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 25.08.2006 12:57:08
 

Bài thơ 18:


                 EM BÁN XOÀI
       
         ( kỉ niệm nhớ đêm đến Nha Trang
             những ngày sau chiến tranh )


                             *

- Anh trai mua xoài cho em đi?
Nha Trang! Ta nhớ Nha Trang!

Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang
Dưới hàng dừa se sẽ gió ru êm
Dãy cột đèn đứng đêm côi lạnh.

Xoài em chín...đêm tàn canh em đón khách
Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi,
Em bán xoài thơm! Em bán xoài thơm!
Biển to lớn - Bóng em nhỏ thẫm
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi
Trên những cành dừa hay trong đám mây qua?

Thế giới em đi Vòng Thiên La Địa Võng
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi...
Xoài em thơm! Hương toả mát thân người,
Ai mua xoài?
           Còn ai có mua em?

Các cô gái đi đêm như các cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm .


           
                Phạm Ngọc Thái
                        1992
        


------------------


   Vào mùa hè năm 1975, những ngày sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng: Tôi cùng với một nhóm sĩ quan quân giải phóng từ Sài Gòn đến thành phố Nha Trang. Buổi tối đó chúng tôi ra thăm biển và đã gặp những cô gái bán xoài.
    
      Một em gái trẻ rất dễ thương, thân hình bó lẳn trong chiếc áo cánh chẽn mềm mỏng tới mời tôi...Không hiểu sao lúc đó tôi lại từ chối? Nhưng rồi bao năm tháng qua đi, hình ảnh người con gái ấy cứ đọng mãi , in sâu vào kí ức tôi thành một kỉ niệm.

     Ngót hai mươi năm sau, tới một ngày những xúc động xưa lại quay về...Và bài thơ Em Bán Xoài (EBX) đã ra đời từ đó:

         Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
         Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang
  Đó là những thân phận nổi trôi sau một cuộc chiến tranh, những kiếp đời cát bụi...Những kiếp đời ấy thật nhỏ bé, côi cút trong cả biển sống đầy sóng bão chỉ muốn nuốt chửng lấy nó:
         Biển to lớn - Bóng em nhỏ thẫm
         Linh hồn treo ngoài thế giới em đi
         Trên những cành dừa hay trong đám mây qua?

     Đó là những thân phận lạc loài , linh hồn gần như không có nơi bám víu. Cái thế giới mà các cô gái đang đi, đang sống trong đó thật hãi hùng giống như Vòng Thiên La Địa Võng...Sống hôm nay không biết đến ngày mai:
 
        Thế giới em đi Vòng Thiên La Địa Võng
         Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi
                                           
  Mặc dù sự tồn tại của thế giới đó, chính phải nhờ vào vị thơm của những trái xoài và hương mát của những người con gái kia!Thế mà ngay sự tồn tại của em cũng vật vờ cát bụi:

         Ai mua xoài?
                                  Còn ai có mua em?
                                            
     Tôi cứ nhìn mãi vào bóng biển xanh đêm đó: thế giới biển vừa dạt dào sóng vỗ vừa sâu thăm thẳm... Cái thăm thẳm đến hãi hùng. Biển càng to lớn mênh mang bao nhiêu, thì bóng hình những người con gái bé nhỏ ấy càng yếu ớt bấy nhiêu! Còn bóng của những chiếc cột đèn đứng trong đêm thành phố cũng thật côi lạnh, đã được khắc hoạ ở trong những câu thơ đầu,giờ lại nhập hoà vào thân phận với những người con gái trôi nổi...để rồi cùng vô vi trong cát bụi cuộc đời:

         Các cô gái đi đêm như các cột đèn
         Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
                                          
     Như thế là những thăng trầm của lịch sử và xã hội loài người, nó cũng chỉ giống như chiếc túi càn khôn bủa vây, vùi lấp đám dân lành tội nghiệp.

    Bài thơ được kết thúc trong những lời ru, sự cảm đồng của hàng dừa quê hương cùng với nỗi lòng của nhà thơ bên người con gái bán xoài:

         Biển ru ta và ta ru em
         Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm...

     Ba chữ "xứ sở gió..." nó vừa diễn tả sự da diết gắn bó của thiên nhiên,trời đất quê hương với con người... nhưng đồng thời vừa như có cái gì đó thật hoang lạnh vô tình?...Làm cho tình thơ vừa thân yêu mà xa xót, đậm màu sắc triết học: như những nhân chứng của lịch sử thật lạnh lùng.

     Thơ từ những hình ảnh hiện thực đã chuyển sang màu siêu thực, để cuối cùng chỉ thấy có bờ cát trắng là tồn tại!!! Với những giọt buồn của nhà thơ đã rỏ lên những thân phận và linh hồn của những cuộc đời:

         Xoài em chín! Đêm tàn canh em đón khách
         Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi
                                            
      Thân phận của dân gian nghìn năm đó chăng?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.10.2010 11:23:33 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 01.09.2006 11:04:20
 
Bài thơ 19:

  
LIÊN KHÚC HẸN TRĂNG

        Khúc I
Canh khuya chẳng ngủ được
Người có ngắm trăng đâu
Bật dậy nhòm cửa sổ
Trăng dãi sáng đêm thâu

         Khúc II
Không phải không yêu trăng
Đã từ lâu từ lâu
Lao vào lo bể sống
Mặc trăng tủi trên đầu

       Khúc III
Biết đời như cõi mộng
Tiếc những vần thơ trăng!
Con thuyền trôi giữa sóng
Thôi, đành hẹn vài năm...

            2 giờ đêm 7/5/2001






___________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
 
 
   
 
 
 
                                  
NHỮNG THI PHÁP NGHỆ THUẬT CƠ BẢN SỬ DỤNG
                                         TRONG SÁNG TÁC " TUYỂN THƠ ĐẠI BÀNG " 

                               
                                  Tác giả giới thiệu 

  
Nghĩa là trong phần lớn các bài thơ hay của tôi, nhất là chân dung các thi phẩm đã có thể đạt tới là những kiệt tác thi ca !... thì hầu như đều được sử dụng bằng những thi pháp nghệ thuật cơ bản này.

    Trước hết xin nói khái quát ít nét về các trường phái thơ hiện đại thế giới - mà tác giả đã sử dụng làm thi pháp sáng tác trong Tuyển Thơ Đại Bàng.

   Tôi cũng đã tìm hiểu và nghiên cứu ( để sáng tác ), đặc biệt là các trường phái thơ hiện đại ở châu Âu, từ những năm cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX. Như trường phái thơ lãng mạn Lamartin (1790-1869), được xem như là một hiện tượng thi ca vĩ đại trong lịch sử. Ông thuộc những người chủ xướng hàng đầu của trường phái thơ ca lãng mạn này. Nó gắn liền với tên tuổi các nhà thơ lớn khác như : H.Hainơ, A.Puskin, V.Huy-Gô, M.Lecmôntốp... mà sau này ảnh hưởng của họ đã phát triển rào rạt, rộ lên trong giai đoạn thơ mới ở VN. Cho ra đời những nhà thơ lãng mạn có tên tuổi của nước ta như: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Thế Lữ, Bích Khê...

    Thơ lãng mạn nó không còn dừng lại ở cảm xúc miêu tả một cách khách quan như thơ hiện thực, mà nghiêng về những cảm xúc chủ quan của nhà thơ. Là thơ của tâm hồn, ra khỏi các qui phạm trói buộc của giáo huấn để tự bộc lộ mình. Tả "chân" sự vật bằng trực cảm, dựa vào tâm lý và chảy tràn cảm xúc theo tưởng tượng. Nó cũng phá vỡ mọi hình thức của dòng thơ cổ điển, thịnh hành ở Việt Nam thời Lê ( như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, tới Nguyễn Khuyến, Tú Xương...).

  Nếu như nhà thơ cổ điển là nhà kiến trúc, sử dụng thuộc tính chất liệu khách quan để xây dựng công trình thi ca, còn những yếu tố chủ quan hầu như không dùng đến - thì những nhà thơ lãng mạn lại phơi bày chiều sâu xúc cảm của tâm hồn. Tự chiêm nghiệm, tự ý thức về cái tôi đó ! Nghĩa là chất lãng mạn nằm trong cách cảm nhận biểu hiện thế giới, xã hội và con người qua cái tôi của nhà thơ !

  Một quan niệm cực kỳ cởi mở, vô tư đối với đời sống và thế giới. Những dòng thơ lãng mạn đó thường là các dòng thơ cuồng say, rào rạt tuôn chảy theo cảm xúc. Nhưng cũng bởi vậy, nó lại mắc một nhược điểm là nhiều lời. Thiếu sự hàm xúc, cô đọng như dòng thơ cổ điển.

   Chính từ trên những yếu tố này: cần phải bổ khuyết, đối với cả dòng thơ lãng mạn cũng như cổ điển. Tôi đã sử dụng hoà nhuyễn nó trong quá trình sáng tác thơ của mình. Để tạo nên được nhiều những thi phẩm hay, xúc tích và sâu sắc, cùng nhiều kiệt tác cho Tuyển Thơ Đại Bàng đó.

    Vì cái nhược điểm của dòng thơ lãng mạn như thế , các nhà thơ sau đó lại đi tìm một cách biểu đạt mới cô đúc hơn: nên đã ra đời các trường phái thơ tượng trưng, sau nữa là trường phái thơ siêu thực... ( thơ siêu thực hay còn gọi là hậu kỳ của dòng thơ tượng trưng ). Tôi xin nói qua đôi nét về những dòng thơ tượng trưng này:

    Nhà thơ tượng trưng Bỉ Vecharơn (1887) đã nói: " Chủ nghĩa tượng trưng hiện đại đi từ cái cụ thể đến trừu tượng... ". Nó khác với chủ nghĩa tượng trưng cổ điển Hy Lạp trước đó là, đi từ trừu tượng tới cụ thể - Như Hecquin, tượng trưng cho sức mạnh. Thần Vênus, tượng trưng cho tình yêu.

   Nghĩa là chủ nghĩa tượng trưng hiện đại đi tìm kiếm những cái bí ẩn đằng sau những ngôn ngữ hình ảnh. Các biểu tượng được phục hiện từ trong thẳm sâu của tâm linh... để phản ánh, giải thích về bản chất của thế giới và cuộc sống , từ trong cảm giác và vô thức. Hay nói một cách khác: tượng trưng là sự thăng hoa của cảm giác và tri giác. Thí dụ như trong bài thơ Bẽn Lẽn của Hàn Mặc Tử:

      Trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu
       Đợi gió đông về để lả lơi
Hay là:
       Ô kìa ! Bóng nguyệt trần truồng tắm
       Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe

   Những hình tượng về người trinh nữ, thế giới của người trinh nữ ấy... làm xao động tâm hồn thi nhân, hiện lên qua cảm giác từ cái bóng nguyệt trên trời cao. Nhà thơ mường tượng, rồi từ trong khoái lạc bởi cảm giác ở một cõi vô thức nào đó, làm rung động trái tim ông mà tạo thành hình ảnh của thi ca !... Ở châu Âu khi đó, chủ yếu là  khuynh hướng của hai trường phái thơ tượng trưng hiện đại cơ bản:

1)  Thơ tượng trưng cảm quan tương ứng:

  Baudelaire (1821-1867) được mệnh danh là ông tổ của nền thơ ca hiện đại Pháp, chính là nhà tiên khu của trường phái thơ tượng trưng này. Với tập thơ Những Bông Hoa Ác nổi tiếng của ông, điển hình như bài Tương Ứng - Nó đã được hoà nhập kí ức cùng với sự thăng hoa của cảm giác và tri giác, mà tạo thành siêu cảm giác...

   Hàn Mặc Tử là thi nhân đã chịu ảnh hưởng chủ yếu loại thơ tượng trưng này của Baudelaire. Chính chùm thơ hay nhất của HMT như Đây Thôn Vĩ Dạ, Mùa Xuân Chín, hoặc bài Bẽn Lẽn mà ta đã phân tích trên... được tạo thành đều nhờ vào sự hoà quyện giữa thơ lãng mạn và các tố chất dòng thơ tượng trưng cảm quan tương ứng đó.

2)  Khuynh hướng tượng trưng bằng trí năng:

    Cũng giống như Baudelaire nhìn nhận sự việc bằng biểu tượng, nhưng thơ tượng trưng tương ứng trí năng, không hoàn toàn bởi sự thăng hoa của cảm giác và tri giác nữa, mà biểu tượng được diễn tả theo phép loại suy. Tức là quan hệ tương đồng giữa hai sự vật được áp đặt một cách hợp lý, của tri thức trí tuệ và kinh nghiệm.

  Nhà thơ Pháp Stéphane Mallarmé (1842-1898) là người đứng đầu của khuynh hướng tượng trưng bằng trí năng này. Nhiều nhà thơ châu Âu lúc đó, ngay cả nhà thơ Mĩ nổi tiếng Walt Whitman (1819-1892), người sau này trở thành Đại thi hào của nước Mĩ cũng rất cảm phục ông.

   Cũng như Hàn Mặc Tử - Trong Tuyển Thơ Đại Bàng của tôi, những hình ảnh thơ tượng trưng mà tôi sử dụng: chủ yếu nghiêng về khuynh hướng tượng trưng cảm quan của Baudelaire.

   Bởi vì theo tôi, tượng trưng nhờ sự thăng hoa của cảm giác và tri giác , đó là thơ nhất ! Tạo cho thơ một sự huyền ảo, sinh động và sâu xa hơn. Cái mơ hồ nào đó khi gợi trong cảm quan ấy được biểu tượng ra trong tâm linh nhà thơ, nó thường tạo nên bề dày để nâng tầm vóc thơ lên, và cũng gần gũi với tâm hồn , trái tim người ta hơn.

  Tuy nhiên trong một số bài ( thí dụ như ở bài thơ Khóc Bên Hồ Núi Cốc ), tôi cũng đã sử dụng ít nhiều những hình ảnh của loại thơ tượng trưng bằng trí năng này của Mallarmé.

   Nhưng trong mỗi loại thơ thường lại có những nhược điểm của nó : Nếu tất cả các hình ảnh đều sử dụng toàn bằng thơ tượng trưng ( nghĩa là tượng trưng toàn phần ), thì thơ sẽ khó tránh khỏi sự khô cứng và hạn chế xúc cảm của người đọc. Rồi trở thành bí hiểm... làm cho các nhà thơ đi vào sự bế tắc và ngõ cụt.

Ngay cả Mallarmé cũng vậy: vào giai đoạn cuối đời, ông đã đi đến một quan niệm hết sức cực đoan về thơ, để rồi ông đã sáng tác toàn những bài thơ thần bí kín mít. Những bài thơ mà chỉ những nhà thơ ấy mới giải mã được thế giới của họ. Nó không còn phải là thơ cho thế giới người đọc và nhân quần nữa.

   Như tôi đã nói ở trên, vào giai đoạn hậu kỳ của trường phái thơ tượng trưng, chính là giai đoạn thơ siêu thực đã ra đời ! Nhưng dù là chủ nghĩa tượng trưng toàn phần hay siêu thực toàn phần, sự thái quá tất yếu sẽ dẫn đến sự suy sụp.

Như các nhà nghiên cứu đã tổng kết : chủ nghĩa tượng trưng là một hiện tượng chóng tàn. Cũng như chủ nghĩa siêu thực toàn phần, sau đó đã nhanh chóng bị sụp đổ. Mà không ít các nhà thơ ở châu Âu thời đó, cũng giống như Mallarmé đều rơi vào chủ nghĩa kín mít thần bí. Họ rơi vào thảm cảnh buồn nản, bế tắc và chán chường.

Đó là kết cục tất yếu ! Bởi vì dù ở trường phái nào, cuối cùng cũng cần phải có sự cảm đồng của thế giới xung quanh, thế giới cuộc đời... thì khát vọng , tâm hồn nhà thơ mới có thể được giải thoát.

   Tuy nhiên, đánh giá về tầm vóc của thơ tượng trưng và siêu thực, như các nhà nghiên cứu lý luận đã nhận định: Chủ nghĩa tượng trưng tuy là một hiện tượng chóng tàn, nhưng giá trị của nó đã ảnh hưởng sâu xa tới thơ ca của toàn thế giới. Hay như Đông Hoài đã viết trong tập sách nghiên cứu về chủ nghĩa siêu thực thế kỉ XX ( NXB Văn học 1994 ) rằng: " Cho đến nay chủ nghĩa siêu thực chỉ còn là một vấn đề lịch sử. Tuy nhiên ảnh hưởng của nó vẫn thấm nhuyễn và biến hoá trong thi ca và hội hoạ khắp nơi trên thế giới ".

Hay như Maurice Nadeau, một nhà siêu thực có tầm vóc đẳng cấp ở châu Âu lúc đó cũng đã nói :" Sức chịu đựng của chủ nghĩa siêu thực là hằng cửu ". 


                 TRỞ LẠI VỚI TUYỂN THƠ ĐẠI BÀNG 

 
Trong những lần trò chuyện với nhà thơ và bình thơ Vũ Quần Phương ( Ông là Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN - K.7). Tôi đã nói với ông : Về thi pháp thể hiện trong thế giới thơ tôi, đó là sự tổng hợp từ các trường phái thơ hiện đại của thế giới ! Trên cơ sở của dòng thơ lãng mạn ( với sự cô đọng , hàm xúc của thơ cổ điển phương Đông ) , kết hợp các yếu tố từ thơ hiện thực, tới thơ tượng trưng, siêu thực và thơ triết học... làm điều tiết khi xây dựng cấu tứ cho một tình thơ.

  Chính bởi vậy trong Tuyển Thơ Đại Bàng của tôi, đã tạo nên được nhiều các bài thơ hay... và không ít bài còn đạt tới giá trị là những kiệt tác ! Có thể liệt kê ra đây một số tình thơ tiêu biểu như :

-    Người đàn bà trắng.......................  *     Bài thơ thứ    38              +    trang    3
-    Sáng thu vàng                               *     ----------     32              +    --------
-    Em bán xoài    ...........................    *     Bài thơ         18              +    trang    2
-    Khóc Bên Hồ Núi Cốc                       *     ----------      23             +    ---------
-    Trước núi Mĩ Nhân (I)                      *     ----------      27             +    ---------
-    Thông và Biển  ..........................   *      Bài thơ           51             +    trang  4
-    Khóc Hàn Mặc Tử                           *     ----------      56             +    --------
-     Làm ma em vợ                               *     ----------      57             +     --------
-     Cô quét lá đêm hồ .....................    *      Bài thơ         9               +  trang   1
-    Tiếng rúc chim đêm                         *     ----------      16             +    ---------
-    Một góc Hồ Tây                              *     ----------      1               +    ---------
-    Sáng xuân nay  .........................     *     ----------      2               +    ---------
-    Người con gái sông xưa...............      *     ----------      4               +    ---------
-    Thời áo trắng                                  *     ----------      5               +    ---------
-    Phố thu và áo trắng                         *     ----------      8                +   ---------
-    Khoảng trôi trong lá ....................     *     Bài thơ          65              +    trang   5
-    Đi dưới những hàng đêm                    *     ----------     67             +     ---------
-    Nỗi trăn trở người đi tìm vàng........     *     Bài thơ          80            +     trang    6
-    Cỏ hoang                                        *     ----------     75            +     ---------
-    Anh vọng nghe tiếng em hát bên hồ     *     ----------       86          +     ---------
-    Em về biển                                      *     ----------       95          +    ---------
-    Chiều hoàng hôn ........................     *      Bài thơ           99           + trang    7 

Vân vân và vân vân. Trong tuyển thơ còn khá nhiều các tình thơ khác nữa cũng rất chí lý, sâu sắc và không kém phần hay.

Tôi cũng đã đọc khá nhiều thơ thế giới qua các bản dịch: thì chưa thấy xuất hiện những thi nhân nào đã tổng hợp như thế ! Tôi đã nói với ông: Rất có thể Tuyển Thơ Đại Bàng của tôi, đã chẳng phải mở ra cho cả một trường phái thi ca lớn... trong các dòng thơ hiện đại của nhân loại đó sao?

Tôi cũng có những cuộc trao đổi với ông Hữu Thỉnh (nhà thơ và là Chủ tịch Ban chấp hành Hội nhà văn VN hiện nay ), đã có một số nhận định với ông: Nhìn vào tình hình thơ ca của đương đại VN trong mấy chục năm qua, mặc dù hàng năm vẫn có hàng trăm rồi hàng nghìn các tập thơ được xuất bản - Nhưng nhìn chung đó chỉ là các thứ thơ nổi nênh, chỉ để làm công tác văn nghệ phong trào, hoặc phục vụ cho việc cổ động văn hoá chính trị nhất thời.

Hầu hết là các thứ thơ không có khả năng tồn tại, để có thể lưu lại được trong nền văn hiến ngàn năm Thăng Long của nước nhà. Nhìn vào bối cảnh xã hội tôi đã nói với ông: Có thể phải hàng nửa thế kỉ hoặc hơn nữa, nền thơ ca hiện đại của văn học VN , đã chắc gì có nổi một hoặc hai nhà thơ lớn như thời tiền chiến?

   Thế đã đành, song chỉ mong có lấy vài ba tên tuổi chân dung thi nhân thực sự, dù chỉ cỡ tầm tầm... chắc cũng còn khó?

   Và tôi cũng đã khẳng định với ông Chủ tịch Hội nhà văn VN rằng : Tuyển Thơ Đại Bàng của tôi có khả năng ôm trùm của một vũ trụ thi ca ! Mà chân dung của rất nhiều thi phẩm đạt tới là các bài thơ hay, kiệt tác... Không ít bài đã đi tới tột điểm của thi ca, ngang ngửa với các tầm bậc thi nhân có tiếng trong nhân loại.

Tôi tin rằng : Một khi Tuyển Thơ Đại Bàng ấy đã được ( hoặc cá nhân và các tổ chức văn học trong nước hoặc ở nước ngoài ) đảm nhận xuất bản,  công bố rộng rãi trong toàn quốc cũng như Việt Kiều ở hải ngoại, đồng thời tiến hành dịch thuật để truyền bá ra thế giới:

   Chắc rằng - Tuyển Thơ Đại Bàng sẽ là một tuyển thơ có tầm vóc của cả dân tộc và đất nước , góp một phần thích đáng để mang tầm thơ hiện đại Việt Nam nâng cao lên, vụt sáng lên trên bàu trời thi ca chung của toàn Quốc Tế !...


                                                                
Phạm Ngọc Thái 
                                                        Mùa xuân năm Đinh Hợi * 2007




                              




 
 
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.12.2011 12:03:06 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 01.09.2006 11:48:18
 

Bài 20:


          TRĂNG LẶN


Trăng đã chán trời nên đi mất
Cứ hững hờ tiêng tiếc phân vân...
Em có chán anh giống vầng trăng không biết?
Mất trăng rồi còn lại trời đêm.

Biển vỗ vào anh - Biển vỗ vào em
Em hoá đá, để sóng ghềnh ôm mãi!
Năm tháng nắng mưa: đá vẫn còn nguyên đấy,
Anh phong ba. Anh nhẫn nại suốt đời.

Bài thơ tình còn viết em ơi!
Đá vẫn đá - Người vẫn người : không thể khác!
Biển hư vô cả những khi cầm bút
Xé rách lòng cho cánh thơ bay.

Mất một vầng trăng lại mọc một vầng trăng
Sóng khốn khổ hôn mãi hòn đá trắng!...


             
            Phạm Ngọc Thái
                9/11/1993
     


-------------------


    Nói là "trăng" mà là không trăng! Trăng không mọc vì trăng chán trời...không biết em có chán anh giống vầng trăng kia không (?)

        Trăng đã chán trời nên đi mất
        Cứ hững hờ tiêng tiếc phân vân...

    Và nàng đã hoá thành đá - Để biển cả tình yêu và sóng ghềnh của lòng chàng...cứ vỗ mãi, hôn mãi quanh cái hòn đá trắng ấy:
 
       Năm tháng nắng mưa:
                                     Đá vẫn còn nguyên đấy!
        Anh phong ba. Anh nhẫn nại suốt đời.
                                              
     Cuối cùng tác giả lại quay về với hình tượng vầng trăng: Nhưng đó không phải là vầng trăng của trời, mà chính là Vầng Trăng Em - soi mãi trong hồn chàng!... Nghĩa là, nàng không chỉ biến thành đá - mà còn hoá ra trăng!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.10.2010 11:44:48 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 01.09.2006 12:19:47
 

Bài thơ 21:


      DÒNG SUỐI TÌNH XƯA

Dòng suối tình xưa ta trong vắt
Em là gì... ta không gọi được tên?
Ơi, người con gái thời xa lắc
Con tim chiều tà máu còn chảy quanh em

Ta cúi uống mãi dòng nước ấy
Như con nai ngơ ngác sừng già
Chợt kêu thét nơi rừng hoang rối loạn
Em đã về như một bông hoa!

Dòng suối tình xưa ta thơm ngát
Gương thiên thai không một vết mờ
Trăng cũ đưa mơ lòng sao đổ nát
Hương vẫn tràn môi vẫn dấu ngày xưa.

Con trâu cuộc đời - Thời gian con sóc
Đã dẫm tan dòng suối đó mất rồi!
Em có nghe sợi tóc đêm đang đổi khác
Ta bàng hoàng dần hoá bóng ma chơi.

Rồi hoảng hốt cả tiếng cười, tiếng khóc
Của chính anh và của chính em
Còn đâu nữa dưới tro tàn tan tác
Thôi! Ngủ đi em, hồn thiếu nữ xa xăm...

                             20/2/1995
     
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.06.2011 11:34:13 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 01.09.2006 13:29:10
 

Bài thơ 22:


               ĐÊM TÓC ĐÁ
                          
                          Thơ dân gian

                                *


Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm...đầy phủ quanh trăng...
Nhớ một thuở cùng bao trinh nữ
Mà nay gò mả ma rừng.

Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi... lệ lã chã mùa thu!...
Có của nhà - Vẫn còn ham tơ nhú
Ngồi chẳng yên (!) Hồn dạ cứ vi vu...

Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa...trắng dã tấm thân nga...
Trinh tiết thời nay em mở cửa:
NGAI VÀNG CÒN DƯỚI CÁI EM TA!

               
                Phạm Ngọc Thái
                       1994
       


----------------------

    
     Ta hãy nghe câu thơ thứ năm:

          Tai nghe tóc ve bên bà gái goá

   Thực ra nó chỉ là câu thơ viết chơi cho sướng, nói cho thích thơ: Cái mái tóc một thuở nào cùng dan díu với bao nàng trinh nữ xinh đẹp (câu thơ 3), giờ đây đành phải rời bỏ...chỉ ve vãn bên các bà gái goá hay gái dòng gì đó.Buồn đến chảy nước mắt và đau xót...Nhưng nối tiếp với câu thơ sau đó - thì thơ lại thật là thi ca :

          Nhặt câu thơ rơi...lệ lã chã mùa thu!
                                                
    Giọng thơ uyển chuyển và khá phong hoa! Mặc dù nó mô tả những dòng nước mắt đang lã chã rơi xuống mùa thu của đất trời, mà lại tạo thành tứ thơ thật hay:

          Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
          Nhặt câu thơ rơi... lệ lã chã mùa thu!...

      Sự chuyển đổi giọng và nhịp của những câu thơ như thế mang rất nhiều tính nhạc, kết hợp cùng với nghĩa thơ để gây một âm hưởng xôn xao... chứa chất và rung cảm từ trong trái tim của tình thơ, nâng thi phẩm lên thành một bản thơ trữ tình!

     Những câu thơ rơi!... được tác giả nhặt lên ấy, hoà với những dòng lệ đời chảy xuống mùa thu xao xiết buồn - Một mùa thu của ái tình mơn trớn và khao khát vuốt ve: để tạo ra cả một Đêm Tóc Đá lãng mạn đến vô biên!...

      Bài thơ vừa mang phong cách viết chơi vừa ẩn chứa một nỗi tình đời! Nếu ngẫm suy trong câu thơ cuối cùng để kết thúc bài thơ:

            NGAI VÀNG CÒN DƯỚI CÁI EM TA!

    Thì thế giới của tình thơ còn hàm ngụ cả ý về nhân tình thế sự!...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.10.2010 11:48:25 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 02.09.2006 14:45:26
 

Bài thơ 23:


            KHÓC BÊN HỒ NÚI CỐC


Anh đã đến bên Hồ Núi Cốc
Gửi hồn theo dòng nước trôi thây...
Gió gào thét trong lặng chìm tim óc
Em khoả thân nằm trên bóng bến xưa bay.

Nước mắt nàng Công khóc tan ra suối
Cốc chết bên Sồi lại hoá thành non...(*)
Nhưng để làm gì khi tình vô vọng (?)
Chút hương nàng vẫn ấm Khoảng Đời Con.

Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
Mà miệng còn muốn cắn Vú Người Yêu!
Ôi! Hồ núi cứ xanh rì muôn thuở
Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.

Anh đến bên Hồ Núi Cốc giữa chiều
Thơ rỏ đôi hàng. Lệ tràn một chén.
Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm
Mai chết rồi làm nước tắm cho em...


              
                Phạm Ngọc Thái
       ( Hồ Núi Cốc - đêm 9/7/1997 )
      

(*) Huyền thoại kể: Nàng Công ( con gái quan lang dân tộc ) thương nhớ chàng Cốc khóc mà chết! Nước mắt nàng chảy thành suối nay biến ra hồ. Chàng Cốc (chỉ là một tiều phu đốn củi) thương nàng Công cũng chết dưới gốc cây Sồi, hoá thành non bao bọc lấy hồ - nên mới có tên gọi Hồ Núi Cốc!


------------------------



    Vào một đêm mưa gió, không gian hồ núi huyền thẳm hoang dại và vô tận.Con người cô đơn! Từng làn gió rít vút qua ngàn, mưa táp trên mặt hồ nước mênh mang màu xanh thẫm.Niềm hạnh phúc lớn nhất của đời anh là được sống bên nàng: một niềm đam mê man dại.

    Trời ơi! Có phải chăng con người sinh ra trên thế gian này, chỉ có tình yêu gái trai là bất diệt? Toà Thượng Đài ngự trị cả trên triết học và chính trị! Tâm hồn và thể xác hoà quyện nhau đưa anh về cõi cực lạc vô biên - Khóc Bên Hồ Núi Cốc (KBHNC) được dựng lên bên câu chuyện tình cổ của nàng Công, chàng Cốc bất hủ trong truyền thuyết vọng về...

     Chính giữa đêm mưa gió đó tình thi diễm lệ ấy đã ra đời!

      Lamartin - thi sĩ thuộc trường phái thơ lãng mạn Pháp (1790-1869) đã viết bài thơ tình Hồ -A-Đờ nổi tiếng thế giới! Hình ảnh người đàn bà rền xéo lên tâm hồn và trái tim thi sĩ mà vang động khắp không gian:

      Xin giữ lại trong hiu hiu ngọn gió / Trong âm vang xao động mãi hai bờ / Trong gương mặt nguyệt hằng có vầng trán bạc / Đang toả lan dìu dịu sáng trên hồ/...Hay là: Ôi thời gian, hãy ngừng bay. Và những giờ tươi đẹp / Vội vàng chi, thôi cuồn cuộn đi nào / Cho ta kịp hưởng trọn niềm diễm tuyệt / Của những ngày ta kì diệu ngọt ngào/...


      Sở dĩ tôi trích một số trong bài thơ dài 52 câu của ông, để bạn đọc nhìn ra dung dáng và phong cách cảm xúc - Khi phân tích về bài KBHNC ta sẽ thấy: tuy cùng thuộc loại thơ tình lãng mạn, tình yêu với người đàn bà rền xiết trên hai mặt hồ...nhưng giữa hai bài thơ đã được ra đời cach nhau đến hơn hai trăm năm này, thi pháp thơ của chúng cũng rất khác biệt nhau.

    Gọi là KBHNC nhưng bài thơ không phải là một tiếng khóc, nó là khúc tình ca! Dù khúc tình ca ấy trào ra từ một nỗi tình bi. Viết thế cho có vẻ đượm màu sắc lâm ly mà thôi:

          Anh đã đến bên Hồ Núi Cốc
          Gửi hồn theo dòng nươc trôi thây...

     Hồn chàng theo dòng nước cuốn đến với nàng. Thiên nhiên đang bao trùm sự lạnh lẽo hoang vắng. Giờ anh đứng đây nhìn ra dòng nước mênh mang trôi dạt kia, chỉ còn lại một thế giới trong anh vô vi và trống rỗng.

    Mà cái "thây" nó cũng đang trôi về phía vĩnh cửu đấy chứ? Biểu tượng "trôi thây" đã dược thăng hoa từ trong cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ, để mở đầu cho bản tình luyến ái gái trai ngàn năm vô bến vô bờ. Xin bình tiếp câu ba:

          Gió gào thét trong lặng chìm tim óc

   Trong cái tiếng gió mưa cào xé đất trời kia (bên ngoài) , lại đang bao bọc cả một thế giới tĩnh lặng đến rùng mình của tim óc con người (bên trong) : chúng cùng chứa đựng một khát vọng mãnh liệt tột cùng cả thể xác và tâm hồn tình yêu trong nó! Để đẩy nỗi thơ đi đến điểm cực đại, mà bắn vọt ra một bức tranh hoành tráng hoàn bích nhất về nàng:

          Em khoả thân nằm trên bóng bến xưa bay...
                                                          
   Ta chạnh nhớ tấm thân nàng Kiều được Nguyễn Du mô tả :
 
         Rõ màu trong ngọc trắng ngà
          Dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên.

      Nhưng bức tranh Nguyễn Du mô tả là bức tranh mĩ miều có thật của Kiều đang khoả thân trong khi tắm, còn bức tranh khoả thân của KBHNC chỉ là bức tranh ảo: bởi ấn tượng từ trong kí ức, với một niềm khao khát cồn cào của trái tim nhà thơ bật ùa ra.

     Ta thấy tác giả không tả một nét gì trên thân thể nàng, thế mà nàng vẫn hiển hiện lên vẻ đẹp không kém kiêu sa. Hình ảnh người đàn bà đã được tháo gỡ, bóc ra nõn nà trong trắng khắc hoạ trên nền trời Hồ Núi Cốc: "...trên bóng bến xưa bay"...

      Thần sắc ảo mà vẫn sống động và man dại.Tình thơ tuy có bạo loạn nhưng trong sáng. Rõ ràng đây là một khúc tình ca chứ đâu phải là một bi kịch tình? Đó là sự bùng nổ của ánh sáng và sự sống muôn đời.

      Những yếu tố cảm xúc này theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại Pháp cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX hoà phối trong dòng thơ lãng mạn...để hình ảnh ngôn ngữ, ý tình thơ được hàm xúc cô đọng.

    Chứ không viết chảy tràn theo tình cảm...mà các trào lưu của các trường phái thơ lãng mạn đã có ở châu Âu từ thế kỉ XVIII về trước đó ( Người tiêu biểu là nhà thơ Lamartin như đã trích dẫn trên. Tuy nhiên bài thơ Hồ-A-Đờ của ông cũng đã lấp lánh không ít những hình ảnh tượng trưng ).

     Sang đoạn thơ hai là sự gắn bó giữa câu chuyện huyền thoại xưa với câu chuyện tình nay , nói về cái chết chung tình của một đôi trai gái:

          Nước mắt nàng Công khóc tan ra suối
          Cốc chết bên Sồi lại hoá thành non...

      Mối tình đôi trai gái ấy đã bị các quan lại và lễ giáo phong kiến ngăn cấm. Họ đã quyết quên sinh để giữ trọn lòng chung thuỷ sắt son. Nàng thì biến ra hồ nước còn chàng lại hoá thành non! Không có tình yêu tất cả trở nên vô nghĩa.

    Tình yêu gái trai là nơi trú ngụ , ý nghĩa tồn tại của cuộc đời ta:

          Nhưng để làm gì khi tình vô vọng (?)
          Chút hương nàng vẫn ấm Khoảng Đời Con!
                                                   
   Tôi xin phân tích đôi nét về ba chữ " khoảng đời con " - Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết bốn câu thơ:

          Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
          Giấc mơ con đè nát Cuộc Đời Con
          Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
          Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.

     Cách nhìn như vậy của ông xuất phát trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. Ba chữ "cuộc đời con" mang theo những quan niệm của hệ thống tư tưởng đang bao trùm lúc đó - Ba chữ Khoảng Đời Con của bài thơ KBHNC này vì thế đã ra đời : để phản ảnh một quan niệm khác, về nhân sinh cùng thế giới quan của nó!
 
  Trong bài thơ tình nổi tiếng của nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ F.K.Đaglargia với nhan đề Tình Yêu, chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ ngắn:

          Yêu, có nghĩa
          Là cùng người yêu
          Chia đều
          Trái đất thành hai nửa.

     Nghĩa là, hai người yêu nhau là cả trái đất, là tất cả! Còn nhà thơ Nga M.Lermôntốp (1814-1841) bằng một cách nói khác trong thi ca, đã ví về tình yêu bất hủ đối với người đàn bà:

          Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
           Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ

   Lật mặt kia của hình ảnh thơ thì ý cũng có nghĩa như:

           Chút hương nàng vẫn ấm Khoảng Đời Con!

   Không có sự ấm áp trong tình yêu của người đàn bà mang lại cho những "khoảng đời con" ấy!... thì thử hỏi: sự sinh tồn trên trái đất này để làm gì? Không có sự phát quang, bùng nổ hay tiến bộ xã hội nữa! Nó tạo thành máu chảy, sáng tạo và cả huỷ diệt - Mặc dù tác giả có đặt câu hỏi:

           Nhưng để làm gì khi tình vô vọng (?)

     Đó chẳng qua chỉ là một tiếng than thở hắt ra mà thôi. Người than cho câu chuyện tình trong trời đất của nàng Công, chàng Cốc hay là than cho mình? Mượn tình xưa để nói nỗi đời nay, ý tình cứ rền xiết lên nhau như hai câu thơ khác trong đoạn thơ bốn:

           Thơ rỏ đôi hàng. Lệ tràn một chén.
            Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm
                                                  
   Cảm xúc thơ cứ tràn ứa mà đẫm lệ. Tôi bình sang đoạn ba, là đoạn thơ máu thịt nhất của bài:

           Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
           Mà miệng còn muốn cắn Vú Người Yêu!
           Ôi! Hồ núi cứ xanh rì muôn thuở
           Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.

   Khi mưa gió phủ táp xuống miền hồ núi, ta nghe như tiếng câu chuyện tình xưa nghiền xé vang lên:

           Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
                                                    
   Tình đời là một dải băng tang trắng ư? Tình yêu gái trai cho ta bao nguồn suối yêu thương hạnh phúc, song cũng gieo lên cuộc đời những bất hạnh đớn đau.

    Chẳng thế mà Lamartin (cũng trong bài thơ Hồ-A-Đờ ) đã thốt lên:

           Hãy yêu nhau, hãy yêu! Khắc giờ đang vụt biến
           Vội vàng lên cho hưởng trọn giờ vui
           Thời gian không có bờ, con người không có bến
           Thời gian trôi đi, đời người mau qua thôi!

     Trong bài thơ KBHNC tác giả khoác lên cả không gian kia một dải băng tang trắng: Nghĩa là, trời đất cũng để tang linh hồn và trái tim son sắt của tình yêu! Nói về thi pháp của cả 4 câu thơ trong đoạn thơ ba này: ba câu thơ ảo (câu 1-3 và 4) là thơ trìu tượng, để nuôi một câu thơ thật, thật và rất đời! Chính là câu thơ 2 trong đoạn:
 
          Mà miệng còn muốn cắn Vú Người Yêu!

   Hình ảnh thơ đã động tới cái chốn linh thiêng ấy, có thể sờ mó, xoa nắn được...Nhưng tôi xin tạm dừng ở đây để bình những câu thơ ảo trước (câu 1 đã bình trên):

           Ôi! Hồ núi cứ xanh rì muôn thuở
           Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.

   "Máu ta đổ đầy..." là biểu tượng nói về tình yêu! Thơ ngả sang màu siêu thực: cái bóng xanh rì muôn thuở của non ngàn, với "bức phù điêu" đã được tạc lên trên nền thiên nhiên kì vĩ kia, là bởi máu và nước mắt tình của những đôi trai gái tắm vào trong nó !

     Nghĩa là thơ không dừng lại để than vãn cho sự tan vỡ của cuộc tình, cả trong bất hạnh đau thương nó cũng tô đẹp, là bản tình ca bất hủ trong vũ trụ cũng như cuộc sống con người.Chỉ có tình yêu trường cửu mãi không già...

     Đoạn thơ ba như một bức hoạ dựng sững giữa trời. Trên nền thảm xanh ảo huyền của hồ núi, có cả băng tang và máu chảy...

   Bằng một cách định nghĩa thi ca Chế Lan Viên đã viết:

           Anh phải mang tiếng hát từ bờ này sang bờ kia đấy
           Bờ bên kia hư ảo - Bờ thơ
                             (trích di cảo - Bờ bên kia )

   Nhưng sự hư ảo ở đây phải là cái hư ảo thấm đầy huyết, đầy hồn, đầy sự sống và ma lực trong thế giới thơ của nó!

   Xin trở lại để nói tiếp về câu thơ 2 của đoạn - Nếu không có Vú Người Yêu thì thử hỏi: Hồ núi có xanh thắm hơn thế nữa, thiên nhiên có đẹp hơn thế nữa... để làm gì? Cả chiến tranh và hoà bình trong thế giới này, nếu không có Vú Người Yêu thì loài người gây ra nó cũng để làm gì?

     Cắn Vú Người Yêu là một hình tượng rất đời thực được đưa vào trong thơ, hình ảnh thơ đọc vẫn không thô, không sượng...(như trên đã nói: ba câu thơ ảo để nuôi một câu thơ thật)-Viết được câu thơ như thế là một thành công trong thi ca của tình thơ KBHNC! Nỗi tình , hình ảnh thơ như tia lửa hạt nhân bùng nổ để cháy cả hoàn cầu...Nó sẽ còn sống mãi để đưa bài thơ đi xa ca giữa bến bờ Thi!...

    Viết xong bài thơ KBHNC này, tôi biết rằng: Tôi đã đi đến tột đỉnh thi ca của đời tôi mất rồi! Cứ cho là tôi vẫn còn có thể viết ra những tình thơ hay khác, Nhưng hay hơn Hồ Núi Cốc thì chắc là không !?

   KBHNC sẽ mãi mãi là bản tình ca man dại bất hủ và, tôi cũng đã hoàn thành sứ mạng của Sự Nghiệp Thế Giới Thơ Tôi!

   Đến đây tác giả chỉ xin nói thêm đôi chút nữa về câu thơ cuối cùng của bài:

           Mai chết rồi làm nước tắm cho em...

   Xuân Diệu thì nói rằng:
 
          Anh không xứng là biển xanh
           Nhưng cũng xin làm bể biếc

   Còn đây, tác giả lại viết : "Mai chết rồi..." thậm chí cả kiếp sau nữa, chỉ làm một dòng nước tắm cho em!...

    Con người có thể làm bao chuyện phi thường - lên cả vũ trụ mà chinh phục sao Hoả, sao Kim cùng các vì sao. Bao nhiêu phát minh khoa học vĩ đại, sáng chế ra cả những tên lửa xuyên lục địa, bom nguyên tử đầu đạn hạt nhân để tiêu huỷ hoàn cầu...

   Ấy thế mà! Phải, ấy thế mà: liệu có gì còn có thể cao xa hơn là làm một dòng suối mát, một hồ nước xanh, hay thậm chí chỉ là một bồn nươc trong nho nhỏ...để mà kì cọ tắm rửa thoả thuê cho cả cuộc đời và thân thể của người yêu?

    Đấy, nhà thơ của bài Khóc Bên Hồ Núi Cốc này chỉ xin được kết tình thơ ở đó!...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.10.2010 12:01:57 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 04.09.2006 11:14:18
 

Bài thơ 24:


          TRÁI EM

Em xinh như nguyệt mọc đêm đêm
Ấp ủ hoa thơm khắp thân mình
Vẫn biết trong em loài trái lạ
Anh vào đó hái: có được không?

                            10/2000


    Tôi đã gặp gỡ quen biết với một người con gái. Có một buổi - Cô gái nhất định đòi tôi phải tặng thơ! Trong lúc xuất thần tôi đã viết luôn 4 câu thơ này để tặng em và có ý muốn hỏi (?) Người con gái chỉ mỉm cười...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.04.2011 01:19:13 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 04.09.2006 12:36:25
 

Bài thơ 25:


          TIẾNG HÁT ĐỜI THƯỜNG


Trong một phố nghèo có người vợ trẻ
Vẫn đón con: đi - về... như thường lệ
Vóc em thanh cũng thể mùa xuân
Đôi mắt em : đôi mắt ấy màu đen.

Ngôi nhà nhỏ bên đền
Gốc đa, quán báo
Nơi ngày xưa ai bán chiếu gon
Đêm hồ nước trăng soi
Chiều lá me lá sấu
Cung thành xưa dấu đại bác còn. (*)

Ôi quê hương!
Cái phố nhỏ cứ mưa là lầy lội
Cháu gái nhà bên tuổi không đoán nổi
Chưa tối đã khêu đèn bê mẹt thuốc rao đêm
Ngày hai bữa, bữa nào cũng vội.

Miền đã theo tôi vào suốt Trường Sơn
Hành quân rừng già võng treo sườn gió...
Ai biết chiều nay người vợ trẻ
Đứng mong chồng bên đứa con thơ
Giọt lệ cháy xót lòng mang sắc xanh thu!

Tuyết bạc quê người... xứ sở mưa cau...
Đi đâu, đến đâu: Nhớ về phố ấy!

Đôi mắt em buồn cho bài hát anh ca
Con sẻ hót mênh mông đồng nước
Người hát rong hát vui sân ga
Tiếng Hát Đời Thường thường lẫn vào bụi cát
Anh hát cho đời !
Anh hát em nghe !...


                
                 Phạm Ngọc Thái
         ( nước Đức , tháng 2-1989 )
     


(*) Dấu đại bác tại cổng thành Thăng Long phía Bắc - Khi quân Pháp đổ bộ vào đánh chiếm Thủ Đô.


---------


   Truyền kể lại rằng trong một khu phố nhỏ, có một người vợ trẻ cùng với đứa con thơ... ngày tháng chờ người chồng nay ra đi nơi đất khách quê người vì miếng cơm manh áo -
    
     Tiếng Hát Đời Thường (THĐT) là một bài thơ về quê hương! Những hình ảnh quê hương được gợi lên rất thân thuộc, nhưng vẫn mang được tính điển hình khái quát.

    Như ở đoạn thơ hai - Từ hình ảnh căn nhà bên ngôi đền cổ quanh năm rợp bóng đa chùa, cái quán báo thường ngày trong phố, đến cảnh sóng nước Hồ Tây... đã được gợi lại bằng câu chuyện cổ của nàng Thị Lộ từng bán chiếu gon đã gặp ông Nguyễn Trãi !...

    Những hình tượng mà người ra đi ở phương trời xa thường hay nhớ về chốn quê nhà: những đêm trăng hồ, những chiều lá sấu lá me rơi...đến cả chiếc cổng đá của cung thành cố đô xưa vẫn còn in dấu đại bác - Từ cái thời bọn giặc Pháp bắn vào...Thành Thăng Long thất thủ, tổng đốc Hoàng Diệu đã phải thắt cổ để tuẫn tiết.

    Đó là một bức tranh quê. Tiết tấu thơ xúc tích mà đầy chất trữ tình.Cả những hình ảnh sinh sống hàng ngày trước đây cũng được nhà thơ nhớ lại:

          Cái phố nhỏ cứ mưa là lầy lội
          Cháu gái nhà bên tuổi không đoán nổi
          Chưa tối đã khêu đèn bê mẹt thuốc rao đêm
          Ngày hai bữa, bửã nào cũng vội.

   Người chồng ấy dẫu tận phương trời xa, nhưng lòng vẫn nhớ về nơi có người vợ trẻ và đứa con thơ đang trông đợi:
 
         Tuyết bạc quê người... xứ sở mưa cau...
          Đi đâu, đến đâu: nhớ về phố ấy!

   Cái miền quê mà một thuở nào cũng đã từng theo anh ra trận, trên bước đường của người chiến sĩ giải phóng quê nhà:

          Miền đã theo tôi vào suốt Trường Sơn
          Hành quân rừng già võng treo sườn gió...

    Và bài thơ đã được kết thúc trong nỗi lòng hiu hắt của người đang lưu lạc nơi đất khách quê người...như những tiếng nói dân gian để làm cho tình thơ quê hương càng tha thiết và có thể trở thành một bài ca truyền miệng:

          Đôi mắt em buồn cho bài hát anh ca
          Con sẻ hót mênh mông đồng nước
          Người hát rong hát vui sân ga
          Tiếng Hát Đời Thường thường lẫn vào bụi cát...

   Cái tiếng hát đời thường ấy - Đó có thể là một khúc đàn dạo của người hát rong trên sân ga, tiếng rao của một em bé bán báo, hoặc tiếng gọi đò trên quãng sông trong một đêm thanh vắng...

    Cái tiếng hát đời thường ấy máu thịt như người vợ quê ta, như bà mẹ già tóc bạc, như nồi khoai củ sắn ngày tám tháng ba, và cũng có khi ánh lên niềm vui bên bếp lửa hồng cùng những người thân.

    Ngày ngày ta vẫn từng nghe ở đâu đấy vọng lên thảng thốt... để rồi bay đi lẫn vào trong cát bụi cuộc đời !...

<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.10.2010 12:24:46 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 04.09.2006 13:15:50
 

Bài thơ 26:


         KHÚC HÁT NGƯỜI THA PHƯƠNG

Đi về đâu cuối chiều
Khi xung quanh vắng lặng
Con thú nào lạc bạn
Hoảng hốt giữa đồi nương

Suối róc rách bìa rừng
Cứ kêu hoài chân vực
Một thành phố quê hương
Hiện lên trong đáy mắt.

Ôi cuộc đời nghèo xác
Nằm chết giữa tình thương
Có người vợ hiền lành
Với con tôi ở đó...

Chiều nay trong nắng đỏ
Bước lang thang mình tôi
Khúc buồn như chim bay
Hỡi người tha phương ơi!

Đi về đâu cuối chiều
Đời xa nước cô liêu?

                 Nước Đức * 4/9/1988
       

   Trong những ngày xa nước nhớ về chốn cố hương - Chiều đó tôi lang thang một mình trên xứ sở quê người, trong lòng buồn hiu hắt tái tê:

         Chiều nay trong nắng đỏ
         Bước lang thang mình tôi
                             
  Tôi cứ bước đi thẫn thờ và lẩm nhẩm đọc mãi một bài thơ đã xa xưa của Hồ Dzếnh. Có lẽ cũng trong tâm trạng cảm hoài đó mà âm điệu của tiếng thơ ông đã tràn vào...dậy lên bao cảm xúc trong nỗi lòng tôi:

         Tiếng buồn vang trong mây...
         Khói huyền bay lên cây.
                       ( Chiều - Hồ Dzếnh )

  Nỗi đời tôi và nỗi đời ông có thể rất khác nhau, nhưng tiếng lòng trong thơ nhiều khi vẫn cảm được sang nhau!...Bởi thế tôi đã viết bài thơ 5 chữ này, có chỗ âm hưởng cũng na ná như bài "chiều" 5 chữ của thơ Ông:

         Khúc buồn như chim bay
         Hỡi người tha phương ơi!
                      (Khúc Hát Người Tha Phương )

  Đó là tiếng hát cô liêu, lạc lõng của một kẻ xa quê!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.04.2011 12:35:52 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 05.09.2006 12:49:17
 

Bài thơ 27:


                     
                           TRƯỚC NÚI MỸ NHÂN (1)

                  Núi Mỹ Nhân nằm giữa biển Nha Trang gần Hòn Chồng. Truyền kể: Nàng Mỹ Nhân
                       nằm ở đó nhiều năm tháng chung thuỷ chờ chồng, đi đã không về...


                                                 

                                                                   *


Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều
Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở
Nghe cả biển , tình yêu và đời vỗ...
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.

Em nằm đây, em hỡi! Em nằm đây,
Làm núi đợi ngàn năm cùng với bể
Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời.

Cho anh hôn lên đôi Vú Đá tơi bời
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ!
(xin lỗi những mảng đời ta đang có
Đôi lúc thèm được bám rêu xanh).

Gió hút Hòn Chồng bể sóng mênh mông
Ta! Con chim đã trúng bao vết đạn
Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn
Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân?

Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non
Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi
Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại
Cây Thánh Giá Cuộc Đời anh đặt dưới chân em!

Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
Anh nguyện với nàng cả đời vui thú
Hồ yêu tinh và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ: nàng ơi!

Cô gái bán hàng trong quán gió chơi vơi
Cứ nhìn khách đôi mắt tròn đen láy
Đã kể tôi nghe chuyện về nàng Mỹ Nhân thuở ấy!
Nghe trong chiều
                      gió cuốn bụi đường bay...


                   
               Phạm Ngọc Thái
                     1994
        



       Đứng trên Hòn Chồng vào buổi sớm mai, khi mặt trời lan toả những ánh nắng vàng rực rỡ...nhìn ra một dải núi nằm giữa biển Nha Trang. Ngươì ta thấy nổi lên đôi gò núi , trông giống như đôi gò vú của một nàng thiếu nữ.

     Nàng đang ngả mình phơi nắng. Triền núi xanh thoai thoải làm nên thân thể nàng.Khe núi xanh chạy dài xuống mặt sóng như mái tóc nàng xoã xuống biển: Ngươì Sài Gòn lên chiêm ngưỡng cảnh đẹp, gọi là Núi Mỹ Nhân!

     Nàng Mỹ Nhân đã nằm ở đó chung thuỷ chờ chồng - Chồng nàng là một tướng cướp trẻ của đạo quân cướp bể. Trong một chuyến đi, thuyền bè của họ đã bị bão biển đánh đắm. Xác họ dạt vào bờ và hoá thành bãi sỏi đá.Hiện vẫn còn dấu tích tại đó:

        Bờ Hòn Chồng quán gió một trưa chiều
        Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở
        Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ...
        Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.

     Cái bóng nàng Mỹ Nhân vẫn nằm ở đó để làm một tượng thần trong trắng, giữa chốn đời thường bụi bặm, xô bồ này mà tạc vào năm tháng:

        Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
        Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời
                                   
    Sau những ngày giải phóng miền Nam, người chiến sĩ giải phóng đã qua đây - Anh còn là một nhà thơ! (bài thơ được anh nhớ lại để viết vào gần 20 năm sau đó). Vừa là sự minh chứng của lịch sử, vừa là sự trải nghiệm chốn dâu bể trong đời người.

    Những thương tích chiến tranh, dù bao bom đạn đã bắn vào thân thể anh cũng chỉ là nỗi đau thể xác. Nhưng nỗi đau nơi nhân tình thế thái này...đã bắn vào cả trái tim, tâm hồn anh còn đau đớn nặng nề hơn!

    Đó mới chính là vết đạn ngàn thu bao giờ lành lại được? Cho nên dừng chân nghỉ lại trước bờ biển sóng mênh mông, ngước nhìn đỉnh núi Mỹ Nhân kia, anh mới thốt lên rằng:
 
       Ta! Con chim đã trúng bao vết đạn
        ... Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân?
                                    
     Anh muốn ngả vào lòng nàng, trong vòng tay êm ái của tình yêu nàng - Phải, chỉ có nàng! Chỉ có tình yêu của người đàn bà mới xoa bớt được vết thương sâu nhói tận trái tim anh:

        Cho anh hôn lên đôi Vú Đá tơi bời
        Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ!
                                         
     Anh ru nàng và nàng ru anh! Nhưng trong cuộc đời thực này, tình yêu của nàng Mỹ Nhân âu lại cũng chỉ là mộng ảo? Dẫu vậy, anh vẫn muốn ngủ trong tình yêu ấy, để quên hết đi chốn nhân tình thế thái, quên hết đi cái cõi đời mệt mỏi, hỗn loạn và đầy rẫy những lo âu:
 
       Xin lỗi những mảng đời ta đang có
        Đôi lúc thèm được bám rêu xanh...
                                       
  Đến đây, tôi xin đi sâu phân tích vào đoạn thơ thứ 5 của bài:
 
       Bóng nàng nằm trơ mãi Cái Nước Non
        Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi
        Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại...

     Hình ảnh của đỉnh núi Mỹ Nhân nằm mãi giữa biển khơi xanh, chờ người chồng đi xa mãi mà không trở về...Tình của nàng chỉ có vầng nguyệt tháng năm soi tỏ. Dù sông cạn đá mòn nàng vẫn thuỷ chung.

     Ôi! Sự hoang dại tạo hoá chẳng phải là đỉnh cao hùng vĩ muôn đời trong thế giới hỗn mang mà chúng ta đang sống hay sao? Đó cũng là chính kiến của nhà thơ trứơc thần tượng vĩnh hằng của đỉnh núi Mỹ Nhân!

    Nghĩa là, sự thần tượng về tình yêu với người đàn bà sinh ra trong cõi thế gian này. Nó đã được tác giả dồn nén vào trong câu thơ cuối đoạn:

        Cây Thánh Giá Cuộc Đời anh đặt dưới chân em!

  Nhà thơ không phải là người theo tôn giáo, nhưng hình tượng Cây Thánh Giá Cuộc Đời cần hiểu theo nghĩa tượng trưng.

     Người Nhật thì đặt thanh gươm trên đầu người đàn bà. Người Pháp lại đặt thanh gươm dưới chân người đàn bà!...Cho nên, nhà thơ mới phát biểu quan niệm , chính kiến của mình trong sự tồn tại thế giới :

             Cây Thánh Giá Cuộc Đời anh đặt dưới chân em!

    Nó còn biểu hiện một sự phản ứng mãnh liệt của tác giả, trước thực tại của thế giới con người đầy rẫy những bạo lực phi lý, còn nhiều dã tâm mãnh thú nữa.

     Đến đây tình thơ đã được đẩy cao lên và mang tầm thời đại. Hình ảnh thơ bốc lửa và cháy sáng! Cùng với đoạn thơ thứ 6 , là hai đoạn thơ trung tâm cốt lõi nhất của bài.

     Tôi xin phân tích tiếp về đoạn thơ thứ 6:

        Hồ yêu tinh - và đàn bà nơi trần thế
        Vừa là tiên vừa là quỉ :nàng ơi!

  Đàn bà - Đúng là cuộc sống không thể thiếu được họ! Thiếu họ, cuộc đời ta sẽ trở nên hoang tàn vô nghĩa. Nhưng chính đàn bà cũng đem đến cho ta bao mệt mỏi? Có nhiều khi ta chỉ muốn vào quách trong chùa để đi tu, cho cuộc đời được sống yên.

    Có họ và không có họ đều dở cả - Họ là thiên đường trong cuộc đời ta , nhưng đồng thời cũng là âm phủ!...Họ vừa là linh hồn, là tiên nữ, lại vừa là quỉ dạ xoa...

    Chả trách , thi sĩ Tản Đà đã từng một thời tìm đường lên núi tu tiên, để dứt bỏ chốn hồng trần. Nhưng rồi ông vẫn lại phải quay về với cõi đời thường ấy, để sống tiếp cuộc đời chán chường với bao nỗi đoạ đầy.

    Vì lẽ đó - Đứng trước đỉnh núi Mỹ Nhân thanh cao kia, nhà thơ mới thốt lên:
 
       Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
        Anh nguyện với nàng cả đời vui thú!
                                      
     Hình ảnh đoạn thơ chan chứa tình yêu, làm cho bài thơ mang sâu sắc tính đời và gắn liền vào trong cuộc sống, để tình thơ Trước Núi Mỹ Nhân thật sự trở thành một thi phẩm hoàn bích và viên mãn!...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.10.2010 12:35:51 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 05.09.2006 13:40:41
 

Bài thơ 28:


         TRƯỚC NÚI MỸ NHÂN (2)

Em nằm trong tiếng sóng vỗ bao la
Làm núi đợi ! Lặng im cùng năm tháng
Tình yêu ấy hoá tượng thần trong trắng
Khi thế giới ta thay đổi đủ sắc màu

Bóng em nằm vời vợi cao siêu
Chối bỏ hư danh và không tính toán!
Thiên thai ấy - Cuộc sống xô bồ này
Đâu là lẽ sống?
Máu trong người với đá: thứ nào hơn?

Em là cái đích cuối cùng ta hướng đến triệu năm
Triệu năm nữa chắc chỉ là ảnh ảo
Tình yêu văn minh: gia tốc hợp, gia tốc tan...
Đỉnh núi Mỹ Nhân ơi,
Ta quấn lên đầu nàng thêm một vành khăn trắng!

Ta từng yêu em ta cả tâm hồn bão loạn
Để cuối cùng thân số vẫn cô đơn!
Ta từng say bằng thứ rượu whisky choáng váng
Tỉnh lại rồi xin quì gối trước sơ nguyên.

Ta đã yêu em cả trong phản bội
Với tình yêu không thể gì đánh đổi
Vì trần đời là thế: nàng ơi!
Chỉ có mỗi trái tim
Vừa hoá đá cho thơ...ta vừa phải làm Người!

                                           1994
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.05.2011 12:47:26 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 06.09.2006 11:38:50
 

Bài thơ 29:


            NHỚ VỀ CÔ GIÁO CŨ

                      -Kính tặng cô giáo chủ nhiệm
                            Đinh Thị Kim Thanh !

                                             *


Xóm chiến tranh...thời thơ sơ tán học
Lớp cũng là một mái nhà gianh
Sân trăng sáng như lòng cô đằm thắm
Soi vào em bao nỗi ân tình.

Nhớ thuở ấy em còn trẻ quá
Tuổi hồn nhiên qua trang vở học trò
Như người mẹ hiền từ cô dìu dắt
Ở cái làng Cầu Ấu (*) đã xa xưa.

Sông bến đưa đò cô chèo giữa nắng mưa
Lớp lớp quá giang chúng em đi biền biệt
Có những phút quay lặng nhìn lòng thổn thức
Kỉ niệm về như bày sáo lang thang.

Gió vẫn đang reo trên đồi thông Mỏ Thổ
(*)
Sông Máng trong xanh (*) nước chảy qua cầu
Ba mươi năm trôi tóc cô đã bạc
Tóc em giờ bóng hạc cũng vờn nhau.


Biết tin cô thôi không còn lên lớp nữa
Đánh tan giặc về em làm một nhà thơ.
Sương trên mái tóc cô rơi xuống đầu em hoá lệ
Và đời người, Cô ạ !
                                  Ngỡ cơn mơ...



                 Phạm Ngọc Thái
                     1997
       

(*) Những địa danh ở Bắc Giang - Thời còn chiến tranh phá hoại bởi không quân Mĩ,
                                                              chúng tôi đã đến sơ tán để học.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.10.2010 12:39:27 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 06.09.2006 12:24:29
 

Bài thơ 30:


         TÌNH YÊU VÀ MẶT NẠ

           
Người với người vẫn phải đeo mặt nạ sống chung nhau
               Chỉ có tình yêu mới cứu nổi ta thôi! 


Anh dắt em trở về nơi thiên thai
Chỉ có lá cây cùng gió thổi
Những bông hoa còn thẹn thùng bối rối
Cuộc sống trinh thơm vẻ hoang sơ.

Mắt em trông xa bờ cỏ xanh lơ
Chải mái tóc xưa bằng lá chanh, lá sả
Hồn vẫn mát thơm như núi lạ
Thoả lòng trai anh ngụp lặn trong em

Anh hôn lên đôi môi hồng rực ánh hoàng
Nụ hôn thật khuôn mặt ta cũng thật
Chiếc mặt nạ ta phải mang giữa đời thường để sống
Anh xé vứt đi rồi khi ta sống trong nhau!

Xã hội cứ văn minh thời đại cứ cao siêu
Chiếc mặt nạ ta phải đeo lại dày thêm một tí...
Sự trung thực đã trở thành ấu trĩ
Trở thành miếng mồi cho kẻ khác hại ta.

Tâm hồn ta luôn phải lấy màn che
Để hở quá - đời sẽ lừa hại ta như tội lỗi,
Vậy đấy em yêu, bởi vì ta cũng cần tồn tại
Người với người cùng phải đeo mặt nạ sống chung nhau?

Ở bên em hồn anh ngợp những ánh màu
Lòng thanh thoát như chú bé chăn trâu trên đồng cỏ
Ta mới được thấy mình thực sự
Được sống thanh tao và ý nghĩa trên đời.

Chỉ có tình yêu mới cứu nổi ta thôi!
Và chỉ có yêu em lòng ta trong mát lại
Chiếc mặt nạ cả đời ta bức bối
Vứt nó đi ta sẽ bị vùi dập suốt đời.

Ôi, lạ kỳ thay thế giới con người?
Làm mặt nạ trung thu cho trẻ chơi thuở nhỏ
Còn mặt nạ đời thì phải đeo thực sự
Từ lúc lớn khôn cho tới lúc xuống mồ.

Chiếc mặt nạ này: vàng, xanh, đỏ...thật đủ trò
Ta đeo mãi hoá quen lại tưởng mình mặt thật
Ta đòi hỏi người cũng phải đeo - không thể khác,
Vì ta không tin có sự trung thực bền vững ở trên đời...

Chỉ có nụ hôn em rửa sạch tội lỗi con người
Chỉ có bờ môi em không ố bẩn
Và chỉ có trái tim ta, em ơi - còn sạch trong nguyên vẹn
(Con người với con người vẫn phải đeo mặt nạ để sống chung)
Chỉ có tình yêu anh và em: dầu bờ bãi vẫn vô cùng...

                                                 9/4/1995
     
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.12.2011 22:11:42 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Nhatho_PhamNgocThai
  • Số bài : 971
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.08.2006
RE: THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI - 06.09.2006 13:32:18
 

Bài thơ 31:


        ĐÊM THU SƯƠNG

Trăng đi chếch về phía dòng sông vắng
Tiếng con chim bay ngang cắn vào khoảng xanh trong...

Đêm thu sương...trăng không vàng mà bạc
Gió khuya khoắt men hàng phố thức
Với mấy người quét rác quét trong đêm
Những ngôi nhà chẳng biết có bình yên?

Đêm thì hoang - Sông cách sông
Lá liễu em đong khắp thân em
Mắt em như liễu ngang cành liễu
Máu chảy đầy trăng: em biết không(?)


                           Thu 1992
      

   Bỗng trên trời tiếng một con chim lẻ loi bay ngang qua, nó kêu " cắt " lên xé rách cả không gian. Tiếng con chim lạc ấy như cũng xé rách cả lòng người. Con chim đó đã vào thơ! Tạo thành âm vọng của cả tình thơ Đêm Thu Sương này :

         Trăng đi chếch về phía dòng sông vắng
          Tiếng con chim bay ngang
                               cắn vào khoảng xanh trong...

  Trong cái màu trăng trắng bàng bạc đi chếch ở lưng trời về phía bên kia của con sông - Chỉ có tiếng chổi tre của những người quét rác đêm, cùng nỗi cô đơn của nhà thơ hoà trong làn gió khuya là thao thức.

   Từ một khoảng không gian bao la hiu hắt, đến đây tác giả đi vào khoảng không gian gần gũi đời sống, để tạo nên một phông cảnh vũ trụ trời đất và cuộc đời... và cuối đoạn thơ tác giả đã buông ra một câu hỏi:

          Những ngôi nhà chẳng biết có bình yên?
                                       
  Hỏi ngôi nhà, hỏi đường phố - Nhưng chính bởi lòng nhà thơ đã bồn chồn không yên: Anh đang nhớ đến một người con gái!

  Sang đoạn thơ thứ ba thì toàn bộ hình ảnh , chân dung của người con gái ấy đã được hiện lên...đầy ấn tượng nhưng lại chìm trong màu sắc của dòng thơ tượng trưng:

          Đêm thì hoang - Sông cách sông
          Lá liễu em đong khắp thân em
          Mắt em như liễu ngang cành liễu

  Từ đôi mắt tới dáng hình nàng được mô phỏng trong khối tình mơ mộng của nhà thơ: cái bóng mắt như liễu lại vắt ngang cành liễu...và tấm thân em cũng như nhành liễu thướt tha v.v...

   Cái dáng liễu được khắc hoạ thành hình tượng thơ ấy : để nói về sự nhỏ nhắn , xinh xắn và duyên dáng của người con gái. Chính cách tả này đã tạo cho Đêm Thu Sương thêm vẻ huyền ảo trong thi ca! Để khi kết bài - Nỗi tình da diết của nhà thơ đã được bộc lộ trong một câu thơ chứa đầy chất siêu thực:

          Máu chảy đầy trăng...
                                         em biết không (?)

  Nghĩa là nỗi nhớ mong ấy đã được nhà thơ gửi lên tận bóng trăng kia - Cái bóng trăng đang đi chếch về phía dòng sông vắng, nơi người con gái mà anh đã gặp! Nàng sống ở đó, bên kia của dòng sông...Máu vẫn tràn chảy trong trái tim tha thiết của nhà thơ vào đêm thu sương! Khi anh đang khắc khoải mong nhớ về nàng...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.04.2011 13:15:18 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Đời hư, thực nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình... ta nương ngủ trái tim hoang.

Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 23 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 666 bài trong đề mục