(URL) THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI
Bài thơ 379:
THI SĨ VÀ CON THUYỀN MỘNG
Thi sĩ ôm con thuyền mộng mơ
Ru hồn người thiếu nữ xa vời
Thơ anh lẫn vào trong gió thổi
Hồn phiêu diêu cùng tiếng lá bay rơi...
Anh đã viết bao thơ tình chẳng rõ
Dan díu cơn mơ với cuộc đời.
8/1/1997
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2011 11:41:27 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Bài thơ 380:
NGƯỜI ĐÀN BÀ CÓ TUỔI
Ta ôm ấp người đàn bà có tuổi
Thân nàng mềm, vòm ngực vẫn thơm
Yêu lả lướt, cuồng say, nóng hổi
Tình như rượu men đượm chín tuổi hoa niên...
8/2004
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2011 11:50:32 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Bài thơ 381:
TRONG TIẾNG CHUÔNG CHÙA
Tiếng chuông chùa ngân nga thánh thiện
Cõi lòng ta tĩnh lặng trong nhà
Nhóm bếp lửa cơm chiều quên lãng
Còn trái tim ta nhóm lửa thi ca!...
30/12/1994
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2011 11:57:03 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Bài thơ 382:
MÂY BAY ĐƯỜNG NGUYỄN DU
Đường hoa sữa Nguyễn Du say ngái
Em đi rồi... tha thẩn giữa hư vô
Trong bóng sáng ảnh hình em chụp lại
Tình gió trăng tất có lúc lìa xa. Em là đoá hoa thơm cho anh phải hoá buồn Tình anh khát - ơi, người con gái nhỏ Anh đi giữa trời mây bay lại nhớ Tấm thân nàng trắng muốt, nguyệt còn non...
2/1995
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.12.2011 23:58:00 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Thơ Phạm Ngọc Thái - Lời bình Anh Trần
XEM TRANH BÁN LOÃ THỂ
Tưởng nhớ bài thơ "Tranh loã thể" nổi tiếng
của thi nhân Bích Khê
Nàng để hở một vòm trời tuyệt mĩ
Thế giới là đây, cuộc sống là đây!
Nàng gieo hoa và ý nghĩa loài người
Nhưng cũng đẻ cả chiến tranh và hoà bình ra từ trong bụng.
Lui xuống dưới nàng một rừng sâu um tùm
che hang động
Lên trên nàng đôi mỏm núi trắng vô biên
Thân thể nàng tràn đầy hương nhụy phấn Thiếu nữ mặc hở quần: hơn bao lời hoa mĩ phát ngôn!
Em như gió trăng... mà rung động cả vua chúa, thánh thần
Cuộc sống cần em, đâu có cần chiến tranh
và bom nguyên tử?
Khi em cởi ra nhiều: điểm báo thế giới
càng hiện đại văn minh (*)
Nhưng điều đáng đớn đau: là tính nhân loại, con người cũng ngày càng nhiều dã tâm gây tội ác! (**)
Phạm Ngọc Thái (*) Thế giới càng hiện đại văn minh thì khuynh hướng triển lãm thân thể của các thiếu nữ càng phát triển, tới mức gần như cởi truồng... (**) Nhà văn Nga Ai-Ma-Tốp đã cảnh báo trong tác phẩm "Đoạn đầu đài" nổi tiếng của ông rằng: Thế giới, cái ác vẫn lấn át cái thiện và con người hiện đại còn ác hơn con sói!
Bài thơ viết táo tợn và giỏi! Táo tợn đến mức đọc lên hơi rợn người, nhưng chính lại càng làm cho tình thơ thấm thía, hàm chứa. Thí dụ:
Nàng gieo hoa và ý nghĩa loài người
Nhưng cũng đẻ cả chiến tranh và hoà bình ra từ trong bụng
Rất sâu sắc và hay! Hình ảnh câu trên: Nàng gieo hoa và ý nghĩa loài người /- Ý của câu ta thấy rõ rồi! Còn câu dưới, không phải chỉ muốn nói rằng: em có khả năng mang thai trong bụng rồi sinh đẻ...tất nhiên là ra con người, và giống người ấy sẽ mang đến cả chiến tranh, hoà bình...(Cũng tất nhiên là phải có cả đàn ông thì em mới đẻ được, nhưng trong ý nghĩa nhân sinh chẳng bao giờ người ta ví với đàn ông... mà chỉ nói về đàn bà) - Ở một phạm trù rộng hơn tức là: Tình yêu và đàn bà sinh ra cả khổ đau, hạnh phúc... cũng như cả chiến tranh và hoà bình!
Ta hay nói thơ Hồ Xuân Hương tả tục nhưng mà thanh! Xin lấy vài thí dụ :
Quân tử có thương thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay
(Quả mít) Hay là: Quân tử có thương thì bóc yếm Xin đừng ngó ngáy lỗ trôn tôi
(Con ốc nhồi)
Hình ảnh như búa bổ, đọc mà "sợ" đấy chứ? Chẳng qua Người đã có danh, đã là thi nhân vĩ đại thì nói nguỵ biện thế thôi, thực ra Bà chỉ mượn hình ảnh quả mít, con ốc nhồi... để tả thẳng vào cái tục đó còn gì? từ hành động đến hình ảnh. Có chăng thì nên nói thế này: Thơ Hồ Xuân Hương tả trần tục nhưng ngôn ngữ thơ siêu đẳng, đọc sướng và hay... chứ không nên nói "tục mà thanh"! Ta quay trở lại với bài "Xem tranh bán loã thể" của Phạm Ngọc Thái - Tiếp sau hai câu đã nói như trên, tác giả miêu tả về cái đó:
Lui xuống dưới nàng một rừng sâu um tùm che hang động
Lên trên nàng đôi mỏm núi trắng vô biên...
Hình ảnh thơ như thế không phải là không sướng và hay sao!? Bích Khê thì miêu tả:
Hai vú nàng! Hai vú nàng! Chao ôi
Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng
Ôi lồ lộ một toà hoa nghiêm động
(Tranh loã thể)
Nhưng trong bài "Xem tranh bán loã thể"tác giả không chỉ dừng ở sự miêu tả, sau khi kết lại đoạn thơ trên thì thơ đã được phát triển một cách sâu sắc:
Em như gió trăng... mà rung động cả vua chúa, thánh thần
Cuộc sống cần em, đâu có cần chiến tranh và bom nguyên tử?
Có thể nói đã đi đến tột cùng trong ý nghĩa nhân loại! Ngay trở lại với mấy câu thơ vừa nói trên ta cũng thấy trong hình ảnh câu thơ mang cả tính vũ trụ:
Nàng gieo hoa và ý nghĩa loài người
Nhưng cũng đẻ cả chiến tranh và hoà bình ra từ trong bụng
Vào câu thơ đầu tiên của bài cũng hàm ý nghĩa giữa cuộc sống với thế giới:
Nàng để hở một vòm trời tuyệt mĩ
Thế giới là đây, cuộc sống là đây!
Và tác giả kết luận về cái kiệt tác thiên thai mà tạo hoá đã đúc nên trên thân thể người đàn bà ấy:
... Hơn bao lời hoa mĩ phát ngôn!
Cụ Nguyễn Du chẳng từng viết: Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên
Câu thơ: Cuộc sống cần em, đâu có cần chiến tranh và bom nguyên tử?/ - Ngôn ngữ nghe có vẻ to tát nhưng hợp cảnh, hợp tình lên khi đọc ta vẫn thấy nhuần nhuỵ, tự nhiên - Bài thơ còn mang ý thức lên án chiến tranh một cách mãnh liệt!
Nó cô đúc tới mức độ mỗi câu thơ như một nút bấm để bắn ra những tia lửa hạt nhân... vừa ý nghĩa nhân sinh lại vừa khái quát tính thế giới - Ta hãy nghe 2 câu cuối:
Khi em cởi ra nhiều: điểm báo thế giới càng hiện đại văn minh (*)
Nhưng điều đáng đớn đau: là tính nhân loại, con người cũng ngày càng nhiều dã tâm gây tội ác! (**)
Vì 2 câu thơ này nhà thơ đã có chú giải sâu sắc, để bài bình đỡ dài tôi xin đăng nguyên lời dẫn giải đó:
(*) Thế giới càng hiện đại văn minh thì khuynh hướng triển lãm thân thể của các thiếu nữ càng phát triển, tới mức gần như cởi truồng... (**) Nhà văn Nga Ai-Ma-Tốp đã cảnh báo trong tác phẩm "Đoạn đầu đài" nổi tiếng của ông rằng: Thế giới, cái ác vẫn lấn át cái thiện và con người hiện đại còn ác hơn con sói!
Sau khi đã phân tích như trên xin đưa ra nhận định: Có thể nói "Xem tranh bán loã thể" là một thi phẩm đi đến tột cùng của thi ca! Nó xứng đáng là bài thơ hay hàng kỳ tác thi ca của Phạm Ngọc Thái - Anh đã thành công khi xây dựng bài thơ và nó còn có khả năng tồn tại trường cửu với thời gian!
Anh Trần
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.12.2011 22:59:55 bởi Nhatho_PhamNgocThai >