(URL) THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 45 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 666 bài trong đề mục
Nhatho_PhamNgocThai 08.09.2006 14:56:29 (permalink)
 

Bài thơ 32:



          SÁNG THU VÀNG

                 Gặp lại em một sáng thu vàng
                    Nơi em đứng nắng tràn ngoài phố
                    Với trời xanh... Hồ xanh gió...
                    Gió đưa làn tóc em bay.

         

              Kỉ niệm BĐ - Gặp lại em sáng đó bên hồ gió...Anh
             đã viết để lại cho đời bài thơ mùa thu mĩ lệ này!

                                        


Sáng thu này trĩu cả hàng cây
Đô thành dịu mát
Ông lão ngồi bên gốc cây
             bán những cây sáo trúc thổi vói lên trời
Bà xúc tép váy khều khào nước.
Một thời xa lắc
Em nghiêng chao về một thời xa...

Người con gái đã thành chính quả!
( phảng phất trên đầu đôi nét phôi pha )
Đôi mắt em bóng trúc bay xoà...
Đường phúc hậu vầng trăng đầy nở...
Nghe không gian đổ vỡ cả mùa thu!

Sáng thu vàng mông mênh mênh mông
Anh đứng trông em bên bờ sóng vỗ
Hồn đã mất trong rừng hoang thiếu nữ
Và trái tim cũng không còn.

Sáng thu vàng xang xênh xênh xang
Những con đường xưa tắm hơi em
Môi em cười...hoa lá nát đau thêm
Thời gian trôi cuộc sống buồn tênh.

Một mùa thu lá lá
Nơi ấy giờ chỉ còn có cỏ
Bướm vàng hoa cũ vẫn bay ngang
Người đàn bà!
                         Em nuốt mùa thu tan...

               Phạm Ngọc Thái
               (những năm 90)
    


       Sáng Thu Vàng (STV) được xây dựng như một thiên tình ca. Một khoảng không gian thiên nhiên được dựng lên, bên câu chuyện tình như truyền thuyết. Đó là một buổi sáng trong đô thành dịu mát , có:

        Ông lão ngồi bên gốc cây
                         bán những cây sáo trúc thổi vói lên trời

      Chữ "vói" nghe như những tiếng sáo trúc réo rắt,vút lên trong mùa thu. Bà xúc tép thì "váy khều khào nước" ở bên hồ. Những hình ảnh mà ngày ngày tác giả đi qua đọng vào trong tiềm thức anh...Tới một lúc nào đó đi vào bến bờ mơ mộng của thi ca!

   Với những nét hoạ phốp pháp kiểu dân dã ấy, tạo cho phong dáng của bài thơ mùa thu vốn đượm sắc ảo huyền,lại thêm chất dân gian. Đem nó trải rộng ra: STV là cả một tấm pan-nô hoành tráng, để kể về chuyện của một đôi trai gái đầy khúc triết sâu xa.

     Đô Thành hôm nay đang ngày càng trở thành một thành phố công nghiệp, thương mại hoá, hiện đại hoá và thị trường kinh tế hoá. STV gợi cho ta nhớ về một Hà Nội trong kí ức xa xưa... Sang đoạn thơ thứ hai thì câu chuyện tình mùa thu thực sự được bắt đầu. Nhưng ngay ở cuối đoạn thơ thứ nhất tác giả đã hạ hai câu thơ:

        Một thời xa lắc
        Em nghiêng chao về một thời xa...

   Cả một mùa thu nghiêng chao theo người con gái, để nhắc lại một thuở đôi trai gái đã từng hạnh phúc yêu nhau. Hai câu thơ này là nhịp cầu bắc nối giữa hai đoạn thơ : giống như con suối rừng khi chảy qua triền đá có các khe ngách, những hoạ tiết ở đoạn thơ đầu đã bắn toá ra thêm mấy nhánh (đó là những hình ảnh của đô thành), đến đây con suối thơ lại được reo trở lại... để câu chuyện tình mùa thu vẫn chảy theo dòng.

     Trong toàn bộ đoạn thơ hai chân dung của người con gái được hiện lên:
        Người con gái đã thành chính quả!
                                     
   Có nghĩa, giờ đây nàng đã thành một người đàn bà trẻ. Như qui luật sinh nở của tạo hoá, thiếu nữ năm xưa đã khai hoa kết trái: ấy là khi nàng đã thành chính quả! Hai chữ "chính quả" nghe như có cả tiếng kinh nguyện của chùa chiền, báo về sự đắc đạo của nàng.

     Một sự chuyển hoá từ tiết trinh sang tiết hạnh! Có lẽ lúc này khi gặp lại người tình xưa ấy, lòng nhà thơ vấn an nơi chốn cửa thiền...nên ngôn ngữ thi ca mới chứa chất tính Phật đài như thế. Cả đến câu sau khi anh miêu tả:

        Phảng phất trên đầu đôi nét phôi pha
                                           (câu 8)
   Tựa như cảnh vật trong tạo hoá, tất thảy năm tháng đều không tránh khỏi qui luật rêu phong. Nói đến khối tình phàm tục cõi đời mà thơ đượm màu sắc Phật. Linh hiệu của tình thơ... cứ như thể chảy từ chốn thiêng trong Đất Thánh mà ra. Cũng trong đoạn thơ hai này, ta hãy nghe xem tác giả tả về nàng ra sao:

       Đôi mắt em bóng trúc bay xoà...
                                     
   Đây là đôi mắt đẹp của mùa thu thăm thẳm mơ màng. Bóng trúc phủ trong đôi mắt: thơ trìu tượng. Nồng nàn ân ái, hiền hoà... Hai chữ "bay xoà" mang màu sắc ảo rợp lên! Câu thơ từ trong cảm rung đã thần xuất mà thành.Và:

        Đường phúc hậu vầng trăng đầy nở...
                                      
   Nói về hình tượng thơ đã dùng vầng trăng để ví, ta liên tưởng tới hình ảnh thơ cụ Nguyễn Du đã tả nàng Thuý Vân:

        Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

   Cái vầng trăng tròn trịa dịu dàng này, cụ lấy từ cách thường ví trong dân gian...để miêu tả nét đẹp mực thuớc , đoan trang của Thuý Vân, khác vẻ đẹp kiêu sa sắc sảo của Kiều:
 
       Làn thu thuỷ nét xuân sơn
        Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

   Số Kiều bạc mệnh! Bởi đến cả trời đất cũng ganh ghét với nàng. Phương pháp so sánh trong thơ cụ Nguyễn Du, tuy sử dụng thi pháp thơ miêu tả của dòng thơ cổ điển, nhưng thật thần bút, sinh động và hàm xúc.

   Trở lại với STV: khi tác giả mô tả về nàng như một "vầng trăng đầy nở" , đó là phương pháp miêu tả thơ tượng trưng của dòng thơ hiện đại. Hiểu được thơ phải lắng cảm từ trong tư duy, tâm thức...chứ không chỉ bằng vốn hiểu biết của kiến thức sách vở hoặc kinh nghiệm dân gian.

    "Đường phúc hậu như vầng trăng..." - Đường, mà lại... để nói lên cả tấm thân, làn da, vóc dáng con người nàng...(chứ không phải chỉ là "khuôn trăng" để chỉ riêng mỗi khuôn mặt của nàng Thuý Vân mà cụ Nguyễn Du mô tả).

    Mà lại là:...vầng trăng đầy nở/ - Nghĩa là, từ khuôn mặt thân thể và tâm hồn nàng đã toát ra. Nàng đẹp một cách dịu dàng, mộng mơ và cám dỗ như trăng. Để rồi tác giả hạ một câu kết đoạn:

        Nghe không gian đổ vỡ cả mùa thu!

   Ta nghe như có cả tiếng mùa thu rơi, đổ sập từ trên trời cao xuống. Tức là trái tim và tâm hồn chàng đang tan vỡ! Có thể coi đoạn thơ thứ hai này là nhân trung thần cốt, điểm hội tụ chói sáng nhất của tình thơ STV. Nó chứa đầy bích ngọc trong thơ, đưa STV đậu lên tầm cao của những bài thơ mùa thu!...

   Những đoạn ba-bốn-năm sau đó, phát triển cùng với những kỉ niệm xưa...trong nỗi lòng chàng tan nát. Cuộc sống thì trống vắng, mùa thu vàng vừa xa xót, vừa bay rợp bóng xuống ngổn ngang. Lòng thơ như nhát chém:

        Hồn đã mất trong rừng hoang thiếu nữ
        Và trái tim cũng không còn
                               
   Tình yêu thiếu nữ như một cánh rừng hoang ư? Hay là, thiếu nữ đi rồi để lại trong chàng cả một cánh rừng hoang? Trái tim chàng tan vỡ đã đành, đằng này... chàng lại không còn tim! Nghĩa là trái tim chàng cũng đã rời bỏ để đi theo người con gái mất rồi!

   Chắc rằng, đời sẽ còn nhiều bình luận khác nhau về những hình ảnh thơ này?      Thơ là vậy, nhiều người thường có những cảm nhận và lý giải riêng. Nhà thơ chỉ biết lúc đó nó ra như thế thì viết như thế!

   Hay là ở đoạn thơ thứ tư:

        Môi em cười...hoa lá nát đau thêm
        Thời gian trôi cuộc sống buồn tênh.

   Hoa lá đến mức độ phải héo hắt, nát đau trước đôi môi người đàn bà trẻ! Thì không biết đôi môi nàng chan chứa, mĩ miêù hấp dẫn đến mức nào? v.v... Mỗi đoạn thơ đều được tác giả níu giữ bằng những câu thơ sâu sắc ấy.

    Bởi vậy tuy các tứ thơ được viết ra tự do, phóng túng...mà cảm xúc của tâm hồn vẫn đằm đìa, cô đọng ở trong thơ. STV bọc chứa tạo cho thiên tình ca một thi phong độc đáo!

   Chỗ này chỗ khảc trong suốt bài thơ : khung cảnh thiên nhiên được phục hiện, miêu tả bao quanh đôi tình nhân năm xưa. Ngay ở trong đoạn thơ làm tựa đề, tác giả đã giới thiệu quang cảnh họ gặp nhau:

        Gặp lại em một sáng thu vàng
        Nơi em đứng nắng tràn ngoài phố...
 
  Tiếp đến tác giả miêu tả về mùa thu đó:

        Sáng thu này trĩu cả hàng cây

   " trĩu cả hàng cây" nghĩa là, một mùa thu đang trĩu xuống và chín mọng - ( lối cảm thơ này cũng như khi Hàn Mặc Tử đã viết Mùa Xuân Chín ), thuộc loại thơ tượng trưng thi cảm. Đến đoạn ba thì tình thơ trào lên dào dạt:
 
       Anh đứng trông em bên bờ sóng vỗ    
                                
    Tựa như đôi trai gái đang đứng bên bờ biển xanh, đầy sóng vỗ vậy. Rồi cảnh thơ gợi lại những con đường mà họ đã dẫn nhau đi ngày xưa:

        Những con đường xưa tắm hơi em
                                 
    Và:

        Nơi ấy giờ chỉ còn có cỏ
        Bướm vàng hoa cũ vẫn bay ngang
                                 
   Quang cảnh phục hiện ở hai câu thơ này thuộc cảnh thơ siêu thực: cảnh có mà không có. Nó chỉ được gợi lên trong tâm thức mà thôi v.v...và v.v...

    Trước khi bàn về phương pháp nghệ thuật xây dựng thi dáng STV - Xin điểm qua mấy nét đôi bài thơ mùa thu hay trong thi đàn! Đố là bài Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư (LTL) và Thu Điếu của Nguyễn Khuyến (NK).

    Tiếng Thu của LTL là một bức tranh mùa thu mĩ lệ! Được viết trong mộng cảm phiêu diêu của cố thi nhân. Từ xúc cảm "dưới trăng mờ thổn thức"...đến cảnh chia ly mùa thu (chỉ mang tính ước lệ): về nỗi lòng người cô phụ trông ngóng bóng chinh phu!

    Vì mùa thu là biểu tượng của chia ly. Nhưng sở dĩ bài thơ có thể đạt đến độ là một kì thơ, vì ông đã vẽ lên bức tranh có con nai vàng đạp trên lá mùa thu khô kêu xào xạc. Nhưng đọc Tiếng Thu để ta hưởng thụ, ngắm nghía vẻ kiều mĩ của bức tranh...nhiều hơn sự rung cảm bởi nỗi thơ!

    Để cho rõ, xin phân tích mấy lời về sự khác nhau so với bài Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (HMT).

   Nếu coi Tiếng Thu của LTL xuất hiện như một ngôi sao sa quẹt trên bàu trời thi ca!...Ta hò reo , ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh, kì ảo của nó. Ai cũng thấy đẹp, thấy ngay - Thế thôi! Nhìn cho thích mắt rồi vào nhà mà ngủ cho ngon...(sự so sánh cũng chỉ mức độ để tác giả đễ diễn đạt ý mà thôi). Chẳng cần bận tâm nhiều lắm về thế giới trong thơ...

    Nhưng Đây Thôn Vĩ Dạ của HMT thuộc trong số ít những bài thơ hay nhất thế kỉ: chứa đầy nỗi u tình, uẩn khúc...Nó giống như một vòm trời sao xanh thăm thẳm. Nhìn sâu hút mãi vòm trời ấy, ta khám phá ra thế giới của nó! Bao chứa rung rinh rất nhiều các ánh ngọc, hào quang trong tiểu tiết các vì sao.

    Đó chính là thế giới trong thơ! Nhưng không phải ai nhìn vào cũng thích ngay?...Chẳng thế mà bài thơ được thi nhân viết ra tới 30 năm sau nó mới thực sự nổi tiếng. Nó đã thuộc vào hàng thơ tầm cao, không phải ai cũng đủ khả năng nhìn thấu vòm trời sao xanh ấy! Hiểu càng sâu ta càng rung động, bị cảm hoá trước cái hay huyền diệu của thi ca!

   Thu Điếu của NK là một bài thơ tả cảnh tình câu cá mùa thu trong ao khuya. Với gam màu xanh vắt và hơi hiu hắt. Ngôn ngữ hoạ tiết thơ thanh và xao...Nét tả của ông thì thật kiêu sa, lắng đọng của một tầm bậc danh nhân ẩn sĩ. Đây thuộc lối chơi thơ phú vịnh, dạng thơ miêu tả tinh tế của các bậc tổ tiên ta.

   Giờ xin trở lại để bình tiếp STV - Thu vàng của PNT được xây dựng theo nhịp điệu như một cánh võng mùa thu. Làn điệu thơ chuyển dần... Như ở đoạn thơ làm tựa đề thì làn thơ còn đưa nhẹ:

        Với trời xanh... Hồ xanh gió...
        Gió đưa làn tóc em bay

   Hình ảnh người con gái, tóc em xoà bay trong gió. Giọng thơ có vẻ hơi uyển chuyển. Sau đó cánh võng thơ trĩu xuống, chao nghiêng đi và chòng chành:

        Sáng thu này trĩu cả hàng cây
        Đô thành dịu mát...

   Sang đến đoạn ba và đoạn bốn , thì cánh võng mùa thu đã đươc đẩy bay bổng lên cao vút:

        Sáng thu vàng mông mênh mênh mông 
                                              (câu 12)
        Sáng thu vàng xang xênh xênh xang
                                              (câu 16)

   Một cánh võng mùa thu để chứa trong lòng nó mọi điều về mối tình đôi nam nữ. Đến đoạn cuối cùng cánh võng xoà ra, thả xuống một mùa thu đầy lá rụng:

        Một mùa thu lá lá
        Nơi ấy giờ chỉ còn có cỏ
        Bướm vàng hoa cũ vẫn bay ngang

   Nghĩa là nơi gặp nàng giờ đây đã thành xa vắng, cỏ dại mọc đầy lên. Như trên đã phân tích: ảnh bướm vàng và hoa cũ ấy, như thực mà phi thực. Đó là ảnh của kí ức nuối tiếc mối tình xưa. Để rồi tác giả kết bài:

        Người đàn bà!
                       Em nuốt mùa thu tan...

   Chẳng ai "nuốt" được mùa thu cả! Chữ nuốt đầy sắc thơ siêu thực. Nàng đi để cả mùa thu trống vắng còn ở lại, hay đã mang theo mùa thu đi mất rồi? Ai có thể trả lời? Không ai cả!...và chính tác giả cũng không thể trả lời.

       STV hoà quyện nhiều trường phái: lãng mạn, tượng trưng trìu tượng và siêu thực. Nhiều hình ảnh thơ cô đúc tính triết lý, phảng phất phong dáng của trường ca.

     Nó đã đứng vào hàng thơ có tầm bậc! Các hoạ tiết thơ phát triển xum xuê, tạo nên cả một khoảng trời mùa thu toả bóng xuống thi ca! Nhưng nó đã đứng đến tầm bậc của ngọn núi thi nào? Vẫn phải để thời gian và các thời đại trả lời (!?)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.10.2010 11:44:58 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
#31
    Nhatho_PhamNgocThai 09.09.2006 11:22:39 (permalink)
     

    Bài thơ 33:


            EM BÉ CẦU BƠ


    Tối ba mươi lò than phở đã nguội rồi
    Em Bé Cầu Bơ không nơi ngồi sưởi ấm
    Đêm giao thừa người chúc nhau nhiều may mắn
    Dưới gốc cây già !...
                          Một bóng nhỏ nhuộm màu đen.


                
                 Phạm Ngọc Thái
                (đêm xuân 1991)
         


            Hình ảnh đứa bé cầu bơ cầu bất trong một đêm giao thừa. Cái đêm cuối năm chuyển sang năm mới, trời lạnh giá. Đứa bé không nhà không cửa, ngày đi xin ăn, khuya về ngủ nhờ vào hơi ấm của cái lò phở để qua đêm.

       Nhưng đêm ba mươi - Hầu hết các cửa hiệu đều đóng cửa, lò than cũng không còn được đốt nữa. Đứa bé không còn chỗ nào để sưởi ấm tấm thân còm.

      Rồi giao thừa qua... mọi người đi lễ đêm ba mươi về gặp nhau, chúc tụng nhau nhiều may mắn và tốt đẹp nhất ! Chỉ có cái bóng nhỏ ấy, như một bóng đen đang co quắp vì giá lạnh dưới một gốc cây già.

      Cái hình ảnh cũng được gọi là của sự sống ấy, nhưng nó vật vờ nhỏ nhoi, nhuộm trong cả màu đen của kiếp con người... để nói về những thân phận thấp hèn ở chốn dân gian.

       Em Bé Cầu Bơ là một bài thơ chứa chất nỗi tình đời bi ai, sâu sắc... được khai phá đến tận cùng. Tuy bài thơ chỉ ngắn có bốn câu nhưng xúc tích mà rung động sâu xa.






    _________________________________________________________________________
    _________________________________________________________________________
     
     
     





                          PHẠM NGỌC THÁI CHÂN DUNG 

                                                    
                                                                             Bảo Ngọc
                            

                            
                                                   
                                                              

         Tôi còn nhớ đã qua 12 năm, sau lần xuất bản (XB) tập thơ Người Đàn Bà Trắng tại nxb Thanh niên vào thu đông 1994 đến nay cũng vừa tròn một giáp. Lần này Phạm Ngọc Thái đã và đang tiếp tục cho xb hàng loạt các bài thơ và cả bình trên mạng internet của Việt Nam Thư Quán.

       Thực ra thì hơn một chục năm đó, tuy không xb tiếp nhưng anh đã cho phát hành rất nhiều các tệp thơ lẻ, có cả những bài bình... để quảng bá thơ ca của mình rộng rãi khắp chốn kinh thành, trong làng báo chí, các hội văn thơ, đặc biệt là phổ cập rất nhiều thơ tình vào trong giới sinh viên ở các trường Đại học.

       Tiếng tăm và thơ anh đã được nhiều người biết đến. Có nghĩa là 12 năm tuy không xb, nhưng Con Đại Bàng Thơ vẫn vỗ cánh bay , vùng vẫy trên bầu trời thi ca - Như cái tên đề cho tác phẩm của anh : Tuyển Thơ Đại Bàng!

       Phải nói - Phạm Ngọc Thái (PNT) là con người của thi ca! Con người sống hết mình, hết tâm huyết với thi ca. Hay như tiến sĩ triết học Thế Hùng đã từng nói về anh: Con người tử vì đạo!

       Hoặc như nghệ sĩ Trần Việt Thịnh đã viết trong bài bình luận: Phạm Ngọc Thái  -  Người hai lần thi sĩ ( xem bài đã in trên trang 8 internet cũng ở trong mục này ) rằng: " Nếu coi thơ ca là một ngôi đền kì vĩ và cao sang, thì anh chính là một tín đồ trong không nhiều tín đồ của ngôi đền đó!...".

       Dường như anh sinh ra là để làm thơ! Chỉ đối với số thơ anh đã từng phổ cập hàng chục tệp trong những năm qua ( phải tới trên trăm bài cả thơ và bình ) - Cũng như lần này anh đang cho xb hàng mấy trăm bài thơ bình của Tuyển Thơ Đại Bàng trên mạng internet này, ta có thể khẳng định rằng : Trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam đã có một Phạm Ngọc Thái!

       Và tôi xin cam đoan với các nhà thơ, nhà văn cùng các nhà nghiên cứu và bình luận thơ ca rằng - PNT chính là một thi nhân có tầm cỡ một thi hào! Không chỉ của nền thơ ca hiện đại Việt Nam... mà còn có tầm vóc của một thi nhân thế giới!

      Về cơ bản thơ PNT là loại thơ truyền đời và thơ của mọi thời đại. Trong tuyển thơ của anh có tới hàng trăm bài cực kỳ khúc triết, cực kỳ sâu sắc và cực kỳ nhiều bài thơ hay. Thơ càng đọc càng hay- Một loại thơ chứa đầy một thế giới ý nghĩa trong hình ảnh câu chữ cũng như hình tượng thi ca.

      Nó gắn liền tính chất sâu xa của thơ cổ phương Đông, kết hợp khá nhuần nhuyễn với các trường phái thơ hiện đại châu Âu và thế giới.

      Từ trường phái thơ lãng mạn , tượng trưng đến siêu thực... đã kết hợp với nhau và được cô đúc trong thơ triết học - Rút ra không chỉ từ lý luận thuần tuý mà gắn liền với đời sống xã hội, cùng bể khổ trầm luân cõi nhân gian... mà cụ Nguyễn Du đã viết nên tác phẩm trác tuyệt của truyện Kiều!

      Đọc thơ anh bị hút vào như đi vào trong động tích sâu thẳm, nhưng lại vừa như ngập vào trong bãi bể khôn cùng chốn đời của cõi con người. Rất đúng như nghệ sĩ Trần Việt Thịnh đã viết, cũng ở trong bài bình luận " Phạm Ngọc Thái - Người hai lần thi sĩ " ấy là: Thơ anh bao trùm nhiều đề tài, thể loại... hầu hết là thơ tự do. Anh viết nhiều sắc mầu, đủ cả. Mà loại nào anh cũng đi đến tột cùng, đậm đà sâu sắc đến lạ kỳ!...

       Nhưng trước hết vẫn phải nói: Phạm Ngọc Thái là một nhà thơ tình. Một nhà thơ của tình yêu trác tuyệt! Đặc biệt thơ tình của anh đi vào mọi tầng lớp, từ tầm bậc của tuổi hoa niên đến lớp trẻ sinh viên rất yêu thích thơ anh. Hay có thể nói: PNT là một nhà thơ tình đặc sắc của sinh viên!     


       Một số rất lớn các tình thơ đã được anh công phu viết những bài bình hoặc tiểu luận sâu sắc, chí lý và rất hay. Phải nói là có một không hai trong lịch sử thi đàn Việt Nam... cũng có lẽ là cả ở trên thế giới này.

       Chưa có một nhà thơ nào có dụng tâm viết, mà lại viết hay và sâu sắc đến vậy. Chỉ cần đọc những bài bình cũng như tiểu luận của anh, cũng đủ để nhận xét rằng: Anh thuộc hạng các nhà văn có khả năng , tầm vóc viết bài bình và lý luận thơ ca  vào loại có mác-tem của nền văn học nước nhà.

      Tôi vốn là người từng ham đọc thơ, cả thơ trong nước và thế giới. Song quả thật chưa từng được đọc hàng trăm bài thơ và bình nào hay đến thế! Nhiều bài hay và sâu xa đến mê hồn.

       Theo tôi: Thơ PNT thực sự là một tài sản vô giá của nền văn học quốc gia. Là một đỉnh cao của nền thi ca hiện đại, là sản phẩm của lịch sử thi ca trong nước... và có thể của cả thế giới đã sinh ra. Tên tuổi và thơ anh - Sẽ trường tồn vĩnh cửu, không chỉ đối với nền văn hiến của ngàn năm Thăng Long, mà sẽ sống trong bể cả thi ca chung của nhân loại này.
    Tôi cũng có ý định chọn ra một số bài thơ hay, tiêu biểu trong Tuyển Thơ Đại Bàng của anh để bình. Nhưng nếu muốn vậy thì chí ít cũng phải chọn đến 40 hoặc 50 bài thơ hay cùng kiệt tác - mà vẫn cứ còn thòm thèm...

       Bởi vì như đã nói: Tuyển thơ của anh quá nhiều các bài thơ hay và kiệt tác, đa sắc đa mầu, huyền diệu khúc triết và cực kỳ sâu sắc. Nhưng nếu bình và phân tích nhiều như thế thì sẽ rất dài ( Tôi xin đề cập trong một bài viết khác ).

       Hơn nữa tuyển thơ cũng đã được anh viết bình quá chí lý và hay rồi! Vậy thì cứ xin để các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu bình luận văn học... cùng các đọc giả xem và thời gian kiểm nghiệm.

       Còn tôi, một lần nữa tôi vẫn khẳng định rằng: Phạm Ngọc Thái là một nhà thơ có tầm cỡ của một thi nhân thế giới - Chân dung thơ anh là chân dung của một thi hào !!!

                                                              BN
                                                          viết tại Hà Nội - thu đông 2006




    <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.11.2010 11:04:08 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
    #32
      Nhatho_PhamNgocThai 09.09.2006 12:27:07 (permalink)
       

      Bài thơ 34:


                      ĐÊM TRUNG THU & ĐỨA ĂN MÀY


      Trước đứa ăn mày tất cả chúng ta hoá Thánh!
      Nó đói lòng cúi lậy rất từ bi
      Đêm trung thu đèn hoa chăng sáng
      Không che nổi cái bóng gầy đi của đứa ăn mày.

      Nó còn địu một bé em còm cõi
      Ăn mày từ thuở khai sinh!
      Hai đứa ăn mày mặt lạnh như trăng
      Hoà phối cảnh vào bức tranh xứ sở.

      Tôi đang đắm hồn say tìm thi tứ
      Gặp cảnh tình lòng bỗng rối ren
      Biết trên đời còn lắm thương tâm
      Có trốn quên cũng không trốn nổi!

      Dưới gầm trời này có phải đã muôn năm như vậy:
      - Kẻ cần cơm bên những đứa cần vàng...
      - Lũ cần tình thương sống lẫn giống bạo tàn...
      Và gộp lại gọi chung là Nhân Thế!

      Con chim thơ ngửa cổ lên trời cao để
      Hót chơi hay là vứt bút đi?


                                Đêm trung thu 1992
            


          Đây là một bài thơ mà tác giả viết về cái nghèo đói:

               Trước đứa ăn mày tất cả chúng ta Hoá Thánh!
               Nó đói lòng cúi lậy rất từ bi...

        Nghĩa là, cái đói khổ đã đẩy con người ta xuống hàng cấp thấp đê hèn! Nhưng đây lại chỉ là hai đứa trẻ: Đứa lớn vẫn còn bé , gầy yếu,cõng trên lưng một bé em còm cõi:

               Ăn mày từ thuở khai sinh!
                               
        Và hai đứa ăn mày ấy đã xuất hiện trong một khung cảnh nào? Đó là vào:

               Đêm trung thu đèn hoa chăng sáng
                                 
        Bức tranh tạo nên một cảnh tương phản đến khốc liệt. Vào đúng cái ngày, đúng cái đêm rất vui, đêm hạnh phúc giành cho con trẻ trên toàn trái đất này!... Bố mẹ chúng đâu? Và là ai? Ta không biết.

        Nhưng cái hiện thực ấy thì thật tội nghiệp , xót xa.Còn với chúng, phải sống như thế nó sẽ nghĩ gì? Thậm chí nó chưa đủ tuổi để nghĩ đến thân phận của mình nữa:

               Hai đứa ăn mày mặt lạnh như trăng
                                 
        Cái màu trăng rằm tháng tám thì trong sáng, đẹp và rực rỡ thế! Còn màu trăng trên mặt những đứa trẻ thì lạnh lẽo, làm ta rợn gai người. Tác giả vừa sử dụng hình ảnh của màu sắc thơ tượng trưng, vừa tạo nên sự đối nghịch khốc liệt. Và chính hai cái màu trăng ấy:

               Hoà phối cảnh vào bức tranh xứ sở...
                                 
        Nó đã đặt câu hỏi vào đất nước, xã hội và con người chúng ta đang sống hôm nay? Bài thơ đã kết thúc trong những mâu thuẫn như không thể nào tháo gỡ nổi trên cõi đời, trong bể nhân tình thế thái này:

              Dưới gầm trời này có phải đã muôn năm như vậy:
               - Kẻ cần cơm bên những đứa cần vàng...
               - Lũ cần tình thương sống lẫn giống bạo tàn...
               Và gộp lại gọi chung là Nhân Thế!

        Ta nhìn ra thế giới hôm qua, hôm nay và ngày mai: châu Á, châu Âu, Châu Phi và Mỹ La tinh - Những con người đang bị quyền lực, bom đạn, chiến tranh giết chóc. Những người da đen đói khổ sống không bằng con vật.

         Cuộc sống con người đã như thế, cứ như thế mãi biết bao giờ hết? Cái hiện thực truyền đời đang đe doạ cả cộng đồng này! Giống như những vòi bạch tuộc, đổi vòi này thay bằng vòi khác...

        Thực tế dội vào chẳng bao giờ hết bất công ngang trái ấy! Tạo thành một thế giới quan giằng xé trong lòng nhà thơ? Để anh viết những câu thơ kết đầy bế tắc:

               Con chim thơ ngửa cổ lên trời cao để
               Hót chơi! Hay là vứt bút đi (?)

        Dẫu quan điểm thế nào thì đấy cũng là cách nhìn của tác giả. Giá trị tích cực của bài thơ là những tiếng nói như máu, những tiếng nói nhân đạo từ bên trong!...
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.04.2011 12:57:08 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
      #33
        Nhatho_PhamNgocThai 09.09.2006 13:07:48 (permalink)
         

        Bài thơ 35:


               ÁO TRẮNG TRONG THƯ VIỆN

        Anh vẫn tới những buổi gặp em trong phòng đọc
        Lặng lẽ tìm qua vóc dáng người xa
        Anh vẫn nhớ hôm nào gặp mặt
        Tháng ngày trôi bóng em chẳng phai mờ.

        Rồi tự trách với mình sao buổi ấy
        Không bắt chuyện làm quen hay trao gửi lá thư?
        Để đêm nay tìm em mà chẳng thấy
        Biết không em, anh vẫn đợi chờ!

        Ôi, trí tưởng chỉ còn hình dáng
        Đôi mắt dịu hiền bím tóc nhỏ xinh xinh
        Rất vô tình em chao đưa tinh nghịch
        Như hẹn hò khuấy động lửa tim!

        Nỗi nhớ người yêu lâu ngày xa vắng
        Bao thâm trầm sâu lắng mênh mang
        Em hiển hiện một thân mình xinh xắn
        Trên nét mặt từng người, thơ lật từng trang.

        Anh sẽ gọi tên em bằng cái tên đẹp nhất!
        Dầu tên em anh đã biết gì đâu?
        Có một chiều... một canh khuya...
                        em đi, về trong lẩn khuất
        Cả chốn em nằm, phòng em ăn...
                                  anh chẳng rõ nơi nào?

        Anh vẫn nhớ! Áo trắng ơi, anh vẫn nhớ!
        Âm thầm đi những chiều lặng vẩn vơ
        Để rồi tới nơi ngày đầu gặp gỡ
        Ru êm đềm trên mỗi một dòng thơ.

                                Trích nhật kí 22-10-1978


             Bài thơ này tôi đã bỏ quên trong trang sổ nhật kí tình yêu! Chợt ngồi đọc lại kỉ niệm xưa thấy êm đềm và mơ mộng biết bao.

          Cuộc đời vụt qua như bóng chim bay...





        __________________________________________________________________________
        __________________________________________________________________________











          BÀI BÌNH LUẬN CỦA BẠN ĐỌC:


           Vừa qua anh Trần Việt Thịnh: Một bạn đọc yêu thơ Phạm Ngọc Thái đã viết bài được xuất bản trong Tạp chí Tháp Bút - Câu lạc bộ Văn học Thủ Đô!... Nay xin đăng trên Việt Nam Thư Quán này - để bạn đọc bốn phương cùng tham luận:

          


                              PHẠM NGỌC THÁI - NGƯỜI HAI LẦN THI SĨ

                                             
                                                    Trần Việt Thịnh
                                                                          NS Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội


                                                      

                                                                            

             Có một triết gia từng nói: "Hạnh phúc của đời người là được sống và làm những gì mình yêu thích!" Phạm Ngọc Thái là một trong những người như thế. Anh yêu thơ, say thơ và làm thơ khá nhiều.

        Tôi biết đến thơ anh từ những năm 70 của thế kỉ trước, và cảm thấy anh thực sự hạnh phúc với công việc mình làm. Nếu thơ ca là ngôi đền kì vĩ và cao sang, thì có thể coi anh là một tín đồ của không nhiều tín đồ trong ngôi đền đó.

        Thơ anh gồ ghề, hầu hết là thơ tự do, ít tuân theo niêm luật, song nó chứa đựng nhiều mặt của cuộc sống. Anh mượn thơ như một công cụ để lý giải sự đời:

           Đời bình dị - Mái tường sạt đổ
           Lẽ sống giản đơn... mâu thuẫn chất chồng... 

        Hay là:

           Đời chỉ thế có gì quan trọng
           Đừng cao siêu
                         cũng đừng quá coi xoàng!

           Anh viết nhiều, sắc mầu đủ cả. Về những ngày ở Trường Sơn anh có những vần thơ đẹp:

           Xin em một nhành hoa cài lên nắp ba lô
           Đường chiến trường cuốn bay bụi đỏ
           Đường ra trận trải đầy nắng gió
           Hãy gắng theo ta vào đồn lửa đêm nay.
                   ( Người chiến sĩ và hoa phong lan - Bài thơ số 39*tr.3 )

        Về nỗi nhọc nhằn của những người con xa xứ:

           Kẻ tìm vàng - Người vì cảnh nghèo đi
           ... Hạt muối xót tháng năm và lòng ai đắng
           Tôi nhận chìm tôi vào những lãng quên!
                    (Nỗi trăn trở người đi tìm vàng - Bài thơ số 80*tr.6)

          Anh đã đau nỗi đau của sự đời lắm éo le mà có thật. Những ngày ở xa quê anh viết nhiều thơ về vợ con, tôi thích cái tứ:

           Có một khoảng trời để thương để nhớ
           Là khoảng trời ở đó có em!
           Những bóng cây trên đường phố thân quen
           Đêm đêm chiếc lá nhớ lại bay về!
                                                               Xào xạc...
                     (Có Một Khoảng Trời - Bài thơ số 72*tr.5)

           Anh xin làm một chiếc lá, mà đây là lá nhớ lá mong... của một thân cây trên con phố quen thuộc ở quê mình. Anh viết về thiên nhiên , về tình yêu đôi lứa trong cách nhìn mang triết lý nhân sinh:

           Bờ Bãi Đời Người - Cuộc Sống Tình Yêu
           Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân Phật Tổ!
                                       ( Em Về Biển - Bài thơ số 95*tr.6)

        Anh thương một đứa trẻ ăn mày:

          Trước đứa ăn mày tất cả chúng ta Hoá Thánh!
                     ( Đêm Trung Thu Và Đứa Ăn Mày - Bài thơ số 34*tr.3)

        Rồi anh xót xa cho người em vợ vừa lìa bỏ cõi trần:

           Người sống đưa chân người chết đây
           Đầu bạc làm ma mái xanh này?
           Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ
           Em nhởn thanh xuân lại vội quay
                      (Làm Ma Em Vợ - Bài thơ số 57*tr.4)

        Để nói về nỗi tình trước cảnh người quét rác đêm, anh viết:

           Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
           Con nai vàng chết bóng thu xưa (...)
           ... Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya...
                       (Cô Quét Lá Đêm Hồ - Bài thơ số 9*tr.1)

        Thơ anh bao trùm nhiều đề tài, thể loại, loại nào cũng đậm đà sâu sắc đến lạ kỳ. Mảng thơ tình anh viết khá hay và rất trội:

           Em đến để làm sông làm sóng
           Để cuộc đời đang vắng... bỗng phi lao...
                       (Tiếng Ếch - Bài thơ số 58*tr.4)

        Anh cũng thường sử dụng những hình ảnh thiên nhiên rất đời thường để nói về nỗi quạnh vắng của tình yêu! Mà câu thơ không kém phần dung dị và hay:

           Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng
           Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi...
                       (Một Góc Hồ Tây - Tr.1)

           Ngay trong bài thơ Người Đàn Bà Trắng đã có tiếng vang của anh, có những câu thơ mà hình tượng đạt đến sự hoàn bích:

          Người đàn bà đi trong mưa rơi
           Chứa một trời thầm như hoa vậy...

        Hay là:

           Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
           Anh cũng không làm chàng Trương Chi
                                          suốt đời chèo sông vắng
           Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
            Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau!
           ... Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...
                             (Người Đàn Bà Trắng - Bài thơ số 38*tr.3)

            Nó không giống Xuân Diệu hay Thế Lữ. Có chăng phảng phất đâu đó của thơ Hàn Mặc Tử. Có chút cay chua của Hồ Xuân Hương, hoặc có âm hưởng của Uýt-Man (nhà thơ Mĩ), của Tú Mỡ trong cách nhìn của anh về hiện tại:

           Bà chủ quán bước ra ngoài đón khách
           Bóng nàng đi dẫm bẹp cả hoàng hôn...
                             ( Bà Chủ Quán - Bài thơ số 96*tr.6)

        Lâu lắm rồi, thi đàn của ta vẫn còn hiếm lắm những bài thơ hay để ca lên được, thăng hoa lên được thi vị tính chất của cuộc đời... qua sự chắt lọc của người nghệ sĩ - mà Phạm Ngọc Thái là một nghệ sĩ giầu chất men say.    

          Thơ anh không dễ đọc và cũng không dễ hiểu. Song, đọc đi đọc lại ta mới thấm cái sâu xa lí lẽ con người trong cuộc tồn sinh. Anh muốn đi đến tận cùng của sự việc,mà thơ ca đạt đến độ này thực khó!...

        Miệt mài như con ong, anh chắt chiu cho từng trang viết. Có lúc tưởng chừng sự thái quá làm anh nhập thiền vào cõi thi ca! Thơ anh sẽ được nhiều người biết đến trong những thời gian tới.

          Ở cái tuổi 50 có lẻ tôi thấy anh vẫn còn sung sức lắm, anh đang say viết những bài thơ và những bài bình thơ... giúp bạn đọc cảm nhận đầy đủ hơn về lẽ Chân-Thiện-Mĩ ở đời!

        Nữ thi sĩ Nga On Ga Béc Gôn có viết: " Trong số nghề nghiệp và nghệ thuật tác động vào tâm hồn con người, không có sức mạnh nào vừa khoan dung vừa tàn nhẫn hơn thơ. Không có công việc nào tự nguyện và đầy đủ hơn công việc phục vụ thơ. Không có tình yêu nào được đền đáp hơn tình yêu thơ - Và bởi vậy người nào yêu thơ là hai lần thi sĩ " : Phạm Ngọc Thái là một người như thế !...

         
                                                                                                  TVT. 

                                                                                                                                 


        <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2011 11:28:38 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
        #34
          Nhatho_PhamNgocThai 11.09.2006 13:25:47 (permalink)
           

          Bài thơ 36:


                    ĐÊM HỒ TRÚC


          Đêm nghe Trúc Hồ động
          Tiếng chão chuộc vọng đưa
          Chợt lòng anh thổn thức
          Chuyện ngày xưa ngày xưa...

          Tình yêu như cơn mưa
          Thấm sũng đời bãi cát
          Hồn thiếu nữ ngây thơ
          Một chân trời tím sắc.

          Cuộc sống bờ bến nước
          Đầm khoả ánh trăng vàng
          Song cuộc sống còn cả
          Dông bão và ly tan!

          Vòm xanh kia vẫn cũ
          Chỉ có hương bay ra
          Sóng vỗ không thấy khác
          Bóng nước xa mờ xa.

          Anh nhìn bao đôi lứa
          Đến chỗ ta ngày xưa
          Nụ hôn thành dấu hỏi
          Cháy lên trời hư vô (?)

          Trúc Hồ đêm hồ đêm
          Hương mãi vòng ký ức
          Tiếng chão chuộc em ơi!
          Còn vọng bên bờ nước...


               
                        Phạm Ngọc Thái
                              5/1994
                 


             Con người - Có khi người ta nhận ra sự tồn tại, niềm hạnh phúc đắm say chỉ từ những tiếng kêu của một loài vật nào đó trong đêm.

                Bài thơ chứa chất tình đời này : Từ mở đầu đến kết thúc, tác giả cũng chỉ lắng trong cái tiếng kêu của những con chão chuộc ở hồ đêm ấy. Tình yêu cuộc đời, tuy rất gần gũi với đời thường nhưng lại chỉ toàn trong mộng ảo...
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2010 01:18:15 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
          #35
            Nhatho_PhamNgocThai 11.09.2006 13:44:52 (permalink)
             

            Bài thơ 37:



                      THÀNH PHỐ MƯA RƠI


            Em hãy gảy bản tình lên chút nữa
            Và có nghe trong thành phố mưa rơi?
            Hãy đắm làn hoa thơm trinh nữ
            Dòng suối tinh mai khoả tắm chân trời.

            Gió ru khẽ mơn man cây trước cửa
            Chúng dập dìu tựa thể đang yêu (!...)
            Trong tình ấy ! Gió cây đều ướt cả
            Đầm đìa muông dại biết bao nhiêu.

            Em hãy thả mảnh hồn con bướm trắng
            Mà phiêu diêu quên thực tại nhọc nhằn
            Ở giữa lưng trời... tận miền xa vắng
            Lòng nhớ nhung em anh cũng thương thầm.

            Gió nhè nhẹ! Em ơi, mưa nhè nhẹ!
            Chỉ riêng lòng anh bão không thôi!
            Cứ để hồn anh trong nước lạnh
            Với màu mây hoang trôi đến xa vời...



                               Phạm Ngọc Thái
                                 10/1996
                     
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.10.2010 12:07:18 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
            #36
              Nhatho_PhamNgocThai 12.09.2006 15:21:28 (permalink)
               

              Bài thơ 38:


                          NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG

                              Người đàn bà đi trong cơn mưa rơi
                              Chứa một trời thầm như hoa vậy...


                                             

              Chiếc mũ trắng mềm em đội bàu trời
              Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc
              Đôi mắt em đong những áng mây
              Người đàn bà trắng!...

              Em đi - về... chao những hàng cây
              Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
              Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
              Xoã ngang vai mái hất tơi bời.

              Nỗi niềm thao thức
              Những đêm trăng nước...
              Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
              Người đàn bà ai mà định nghĩa?

              Đường xưa đó về đây em ơi!
              Những con đường đã đầy xác lá rơi
              Xác ve xác gió và xác của mưa.

              Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
              Anh cũng không làm chàng Trương Chi
                                    suốt đời chèo sông vắng
              Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
              Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau!

              Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
              Những đêm sao buồn những đêm gió khát
              Khúc thơ tình anh lại viết về em!
              Người đàn bà... ngậm cả vầng trăng...


                            
                            Phạm Ngọc Thái
                                    1990
                      


                   CHUYỆN VỀ NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG -  Nhà thơ gọi em bằng cái tên Người Đàn Bà Trắng (NĐBT), thực ra khi ấy em vẫn còn là một thiếu nữ:

                     Chiếc mũ trắng mềm em đội bàu trời
                     Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc

                 Từ chiếc mũ vải trắng mềm em thường đội trên đầu lẫn vào trong khóm mây, và khóm mây kia nghiêng trôi trên mái tóc em. Nghĩa là, bóng em đi hiển hiện dưới một bàu trời cao vời vợi: ấn tượng nhà thơ về em cứ vờn bay cùng trời mây gió cuốn. Đến đôi mắt của người yêu:

                     Đôi mắt em đong những áng mây
                                               
                    Đôi mắt của mùa thu êm ái ngọt ngào, trong xanh và xa thẳm. Bích Khê trong bài thơ Tranh Loã Thể cũng đã tả về đôi mắt người mỹ nữ:

                     Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường

                  "châu" ở đây là châu ngọc - Đôi mắt đẹp của người đàn bà được thi nhân mô tả ấy là những cảm xúc mang tính mỹ học (châu ngọc, nghê thường), thân thể nàng cũng trinh trắng bay ra như hương như tuyết. Khoé mắt nàng lung linh ánh sáng kỳ ảo dị thường.
                 
                    Còn NĐBT - đôi mắt em lại đẹp một cách hiền dịu , mộng mơ... Nhà thơ đã cảm xúc hình ảnh từ trong vũ trụ, trời đất mà tả về em.

                   "...đong những áng mây" : anh đã phiêu du trong đôi mắt ấy. Đôi mắt người yêu vừa huy hoàng lại vừa nhân ái. Nó chìm ngập một thế giới...chiếu rọi vào những ngõ ngách tăm tối, làm cho cuộc đời anh sáng bừng lên! Và cũng từng làm tan nát trái tim anh!

                   Đôi mắt người yêu mang đầy sự huyền ảo như Xuân Diệu đã viết:

                     Đến tan cả đất trời
                     Anh mới thôi dào dạt

                  Em thật hiền! Ta đã yêu em từ đôi mắt ngời lên như một trời châu báu, là cánh cửa tâm hồn của người đàn bà... mà thăm thẳm bao la cả bể ái tình. Sang đoạn thơ hai hình ảnh người thiếu nữ hiện lên đi giữa cuộc đời, qua một khung cảnh thiên nhiên rực rỡ:

                     Em đi - về... chao những hàng cây
                     Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
                     Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội...

                   Cả thềm nắng hắt lên mình em như tơ lụa của đất trời, rồi gió thổi, cây đưa...Vẫn chiếc mũ vải trắng mềm xưa mà em thường đội lệch, che lên khuôn mặt đẹp của em như một vầng trăng mọc.

                   Cái bờ hồ gió thổi ấy chứng kiến bao nhiêu kỷ niệm của nhà thơ đã có với em. Những tháng năm anh đã sống trong êm đềm, hạnh phúc của tình yêu!

                   Giờ đi lại những con đường đã qua, anh như nghe thấy cả một khúc tình ca đang sống lại! Và ở đó, mái tóc người con gái xưa vẫn xoã tung bay trên đôi vai trần trắng của nàng :
                     Xoã ngang vai mái hất tơi bời
                                         
                   "tơi bời" ở đây có ý nghĩa của sự chói loà, chói ngợp...bởi sự chinh phục thời con gái của em. Là tình yêu tơi bời, mãnh liệt và sấm sét của nàng.

                  Tơi bời là tơi bời xuống sự sống, là bão cuốn gió nổi phong ba, là sức mạnh phóng túng của con người Nàng có thể làm say đắm , ngả nghiêng cả tâm hồn, trí não và trái tim ta!

                  "Xoã ngang vai mái hất tơi bời" : Nó tôn vinh thêm sự choáng ngợp, rực rỡ bởi quyền năng thời con gái của em. Em đi - Vẫn bàu trời trong xanh, mĩ miều mềm mại... với chiếc mũ vải mềm xưa và khóm mây trắng nghiêng trôi trên mái tóc.

                   Nhịp thơ trải dài ra như những làn mây, lớp lớp trên những dòng thơ. Bồi hồi trong kí ức xưa, hồn nhà thơ như con đò mộng lạc vào nơi bến vắng cô đơn!

                  Chỉ còn nghe thấy tiếng gió táp mưa sa, cùng những lá vàng tháng năm rơi phủ xuống trong trời đất. Trong cảm xúc, tiếng lòng nhà thơ đã cất lên gọi vọng tình em:

                     Đường xưa đó về đây em ơi!
                     Những con đường đã đầy xác lá rơi
                     Xác ve xác gió và xác của mưa...
                                        
                    Những con đường ấy giờ đây thật là hoang dã... Cảnh thơ đã nói về qui luật bụi cát của thời gian. Trên con đường người con gái đã đi qua cuộc đời nhà thơ, dù cuộc sống có bao nhiêu trăn trở, thời gian cứ trôi đi, nhưng những tháng năm ấy...hình bóng em không phai nhoà.

                  Thân thể của người yêu như một vườn đầy chim và hoa thơm của trái. Tấm thân em, tấm thân của người đàn bà quí giá vô vàn. Tình yêu em để lại đang làm xa xót trái tim anh!...

                  Người con gái năm xưa ấy cũng đang phiêu dạt nơi nào trong gió mưa phủ táp cuộc đời? Dông bão sẽ dội xuống quanh em. Bể đời phong ba, mà em như một đoá hoa thơm rực rỡ đang bị nhấn chìm , vò xé ở trong đó!

                  Hình ảnh đoạn thơ nghe như trong giấc mộng : xác gió, xác mưa... đã đầy xác lá xác ve...trôi. Đọc đoạn thơ lên ta thấy như những năm tháng, những lớp lớp thời gian chồng lên nhau, cùng với xác hoa lá thiên nhiên phủ xuống nấm mồ tình!

                   Bụi cát thời gian đang trôi qua cuộc đời họ. Những kỉ niệm êm đềm, và những tối yêu em, rất xa...nhưng vẫn lẩn khuất trong tâm tư của lòng chàng. Khi những ánh điện đêm thành phố, bàu trời sao giăng chiếu qua khoảng trống của những tán lá cây soi lên mình em...khuôn mặt em tha thiết biết bao. Đôi má em bàu mịn mà như một miếng trăng thơm, anh chỉ muốn cắn hôn lên đó.

                  Mắt em nhìn thân thương, dịu dàng trìu mến. Anh khẽ kéo em vào đắm đuối trên đôi môi nàng ngọt ngào như thể trái cây. Bóng cây mờ tỏ che khuất đi những cử chỉ thèm muốn của nỗi đam mê (?)

                  Anh lần qua làn áo mỏng xoa trên thân thể nồng cháy của nàng. Anh đặt lên bộ ngực êm mát của nàng - Hai bàu trái cũng mũm mĩm, nóng hổi cứ xúng xính trong tay anh. Mắt em nghiền nhắm lại đưa hồn vào cõi ru mê!...

                  Ôi! Cái của người thiếu nữ mãi mãi là báu vật mà nàng mang tặng nó cho ta! Bàn tay anh chỉ muốn đi tìm vào cõi thiên thai của nàng - Đi từ trên xuống dưới tới tận chỗ cuối cùng để vào tận nơi thẳm sâu ở trong em. Bà Hồ Xuân Hương đã tả về cái đó của em thế nào:

                     Cỏ gà lún phún leo quanh mép
                     Cá diếc le te lách giữa dòng...

                  Anh lại gọi đó là những sợi lông tơ tiên, là những cánh hoa kim. Anh đã xoa lên những sợi lông tơ như những cánh hoa kim ấy. Anh khẽ vén búi cỏ gà để vuốt ve hai bên mép thiên tạo của em.

                   Đôi chân trần trắng như ngà em giương cao như đôi cánh hạc, để lộ ra cả một vòm điện ngọc : Đó là cổng trời!...Ở nơi ấy vào cung nguyệt, một động ngọc ngà tuyệt đẹp! Khe vào cổng sâu thẳm để đón tình yêu của anh vào với em. Nơi giáp gianh giữa trời đất, âm dương tận cùng gặp nhau. Như trong bài thơ NĐBT đã viết:

                     Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
                     Người đàn bà ai mà định nghĩa(?)
                                        
                   Đó là chuyện tình ái vĩnh cửu và khả ái mà người đàn bà đã mang lại cho ta! Cụ Nguyễn Du cũng đã tả về cái của nàng Kiều:

                     Dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên

                  Khi ta ngả mình lên em...thân thể em như cả một bàu trời trắng toát. Vũ trụ đang toả ngợp tràn loá đầy ánh sáng. Sức hút nơi ấy của em còn mạnh hơn sức hút của trái đất.
                 
                   Một núm con con... Nhưng đây là vòm cửa của cả một động thiên thai! Cái vòm cửa vũ trụ tạo hoá đã dầy công để tạo ra, mà gắn lên tấm thân người đàn bà. Nơi ở giữa, khi hai bên kẹp đùi em khẽ nép lại, đã loá ra những ánh sao thần tiên và tuyệt mĩ biết bao!

                  Vũ trụ ấy của em đã sinh ra tất cả các kiệt tác của nhân loại này, cao vời vợi và bất tử! Chính tình yêu và tấm thân em đã sinh ra cả mùa xuân bất diệt đầy hoa thơm, trái ngọt cho cuộc sống.

                   Sinh ra mùa thu của bàu trời trong xanh êm đềm, với những đêm thu tuyệt diệu đầy những mộng mơ. Của mùa hè gió mát và tiếng chim ca rộn rã. Nhưng đồng thời em cũng sinh ra cả mùa đông giá lạnh băng hàn...

                  Giờ đây nhà thơ chỉ còn nghe thấy tiếng gió mưa phủ lên những con đường ấy ( đã đầy xác lá, xác ve...trôi ). Cái bờ hồ gió thổi ấy ngàn năm sau vẫn còn quyến luyến bóng hình em ở đó! Mẫi mãi ở trong anh...

                  Tôi xin trở lại phân tích sâu thêm về đoạn thơ ba:

                     Nỗi niềm thao thức
                     Những đêm trăng nước...
                     Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai !
                     Người đàn bà ai mà định nghĩa (?)

                  "Chùm trinh em hát..." hình ảnh thơ ca đã được cách điệu hoá.

                  Trong bài thơ Bẽn Lẽn của Hàn Mặc Tử : Vào một đêm trăng sao lòng những cô đơn - Thi nhân đã mơ đến những giây phút được vui vầy với người trinh nữ : Ông mường tượng ra cả cái của nàng cũng giống như vành nguyệt đang in soi trong khe nước. Lòng thi nhân bồi hồi thảng thốt kêu lên:

                     Ô kìa! Bóng nguyệt trần truồng tắm
                     Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe...

                 Đó là một áng thi tuyệt tác, có thể coi đó là những câu thơ vàng... Ông run rẩy mê man đắm nhìn cái vầng trăng của người trinh nữ ấy:

                    Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?

              Chính bởi thế Bẽn Lẽn đã trở thành một trong số bài thơ hay hàng đầu của ông. Còn cái ấy của NĐBT thì sao?

                     Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!

                  Hình ảnh thơ mô tả lại mang màu sắc trừu tượng và gợi cảm.

                  " Chùm trinh em hát...": Nó đã mang cái của nàng bay lên! Suy cho cùng vũ trụ và thế giới đều tồn tại và sinh ra ở đó! Nó vừa vĩ đại vừa man dại...

                  Nếu không có cái chỗ thiên thai ấy của người đàn bà thì không có thế giới, không có cả linh hồn lẫn sự sống và cũng không có ý nghĩa gì về lịch sử của thế gian này!

                     Người đàn bà ai mà định nghĩa(?)

                  Tôi nhớ đã được đọc những trang sách viết về thân thế và sự nghiệp của văn hào Nga vĩ đại Lép Tônxtôi - Ông là một thiên tài xây dựng hàng trăm tính cách về đàn bà có những mẫu mực khác nhau.

                   Người từng nói những câu đại ý rằng: Không thể đưa ra những luân lý có tính khuôn mẫu nhất định đối với người đàn bà, mà chỉ có những sự tìm tòi, tìm tòi và tìm tòi mãi...
              Nàng không thể nào định nghĩa được trong sự tồn tại của đời ta? Câu thơ treo trên đầu ta như một câu hỏi vĩnh cửu, lại như thể một định mệnh!

                   "Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!" - Đoạn thơ tả khúc triết này đã đưa thi phẩm NĐBT bay vào cõi vô biên! Và là bài ca bất hủ , huyền bí linh thiêng viết về đàn bà.

                  Mỗi khi " chùm trinh em hát ": Dường như cả vũ trụ dạo nhạc quanh ta. Cái vòm cửa thiên thai ấy lại mở ra để cất cao bản xô-nát tuyệt hảo nhất thế gian:

                     Người đàn bà ai mà định nghĩa (?)
                     Người đàn bà ai mà định nghĩa (?)

                   Đó là những câu thơ về đàn bà hay đạt đến độ đẳng cấp. Viết về tình yêu và đàn bà: NĐBT hay vào hàng kiệt tác! Rồi nó sẽ trở thành một tượng đài lộng lẫy của thi ca...

                  Tôi xin bình sang đoạn thơ 5 - Đây lại là một mảng thơ đời! Nó đã triết lý về tình yêu và cuộc sống giữa nhà thơ với nàng:

                     Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
                     Anh cũng không làm chàng Trương Chi
                                                   suốt đời chèo sông vắng
                     Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
                     Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau (!)

                  Mâu thuẫn giữa cuộc sống - Tình yêu là vậy! Đó cũng là hai mặt nghịch lý của cuộc đời trong cõi nhân gian:

                     Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu

                   Còn anh cũng không đầy mình để cứ làm mãi cái anh chàng Trương Chi suốt đời chèo thuyền trên con sông quạnh vắng cô đơn, rồi tương tư nàng Mỵ Nương mà chết.

                   Thực ra, chảy trong tình thơ thì anh cũng đã thầm tương tư em suốt đời rồi! Mối tình duyên của nhà thơ với NĐBT cũng là một bi kịch tình! Vết thương trái tim đôi trai gái ấy tháng năm vẫn không lành lại được:

                     Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
                                                 
                     Nhưng cái Con Đường Lông Ngỗng Trắng mà nàng Mỵ Châu đã rắc cho chàng Trọng Thuỷ theo, thần tượng thì rất đẹp! Để cuối cùng chàng cũng nhảy xuống biển mà chết, hoá thành ngọc trai giữ tình son sắt với nàng.

                  Nhưng nó bi ai quá! Cái hay của khúc triết lý tình trong bài thơ NĐBT là nó đã được viết như đời. Trong tấn bi kịch tình yêu ấy: mối tình bị tan vỡ phải chia lìa năm tháng, nhưng tình thơ đã không kết thúc bằng sự bi thảm như một định mệnh.

                   Đôi trai gái vẫn phải sống và tồn tại ! Dù là theo chiều gió cuốn của cuộc đời...Phải chăng đó cũng là một cuốn tiểu thuyết "cuốn theo chiều gió" như bao bi kịch Tình - Đời trên bờ bến nhân gian?

                  Cả đoạn thơ thấm đẫm giọt lệ, nó như những tiếng than bật ra trong đời sống đầy mất mát và đau đớn của tình yêu!

                   Đây là một trong hai mảng thơ xương cốt nhất - Mảng thứ nhất như trên đã nói chính là đoạn thơ ba: "Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!"... Làm thành nền tảng - Nó như tim óc, như tuỷ sống, như cái cây đã được kết thành trái chín cho cả tình thơ NĐBT này.

                  Trên con đường vô định... nhà thơ vẫn thiết tha, khao khát gặp lại người thiếu nữ. Trong những đêm hoang vắng và sâu thẳm của không gian mênh mông, lòng anh lại âm thầm khắc khoải:

                     Những đêm sao buồn những đêm gió khát
                     Khúc thơ tình anh lại viết về em!
                                        
                     Những ngôi sao trên vòm trời xa xôi kia, nó cũng hiu hắt như nỗi vắng vẻ, trống lạnh của nhà thơ. Những ngọn gió đêm vô tình bay qua, như thể vẫn còn cất giữ ngọn lửa tình mà người thiếu nữ xưa từng sưởi ấm trái tim anh! Để rồi bài thơ đã được kết thúc bằng một câu thơ tuyệt bút đẹp nhất về nàng:
               
                    Người đàn bà... ngậm cả vầng trăng...

                   Cái vầng trăng ấy của nàng quen quen mà vẫn lạ! Nó cứ nguyên thuỷ như hang động thời tiền sử, lại huyền bí như Thánh linh... Đây là một câu thơ siêu thực chứa đầy trầm tích ẩn dụ đã được thăng hoa!

                   Một thiên tạo vĩ đại đang nép trong tấm thân người đàn bà hay chính nàng là một vầng trăng? Nhưng chao ôi!...Dù gì thì nàng cũng đã "ngậm" cả cái vầng trăng của nàng để rời bỏ nhà thơ để đi rồi!

                  Những tháng năm buồn nhớ về em: Anh đã viết thiên tình ca NĐBT bất diệt này để lại cho thế gian!

                  Cuối cùng xin mượn cụ Nguyễn Du đôi câu thơ mà Người đã kết trong Kiều để khép lại bài viết bình về thi phẩm NĐBT ở đây!

                   Nhưng nếu chẳng may có ai đó không ưa cách bình tán thơ như tác giả ở trên, xin cũng được miễn thứ! Đó chẳng qua cũng chỉ là những tiếng nói tri âm thôi mà...

                   Thiết nghĩ: trong cái bể khổ trầm luân này, nếu có thể mang lại được cho nhau những phút giây cảm khoái - Thì âu đó cũng là một điều có nghĩa:

                     Lời quê chắp nhặt dông dài
                     Mua vui cũng được một vài trống canh.


                                                                                Viết mùa thu năm Quí Mùi 
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.10.2010 12:20:40 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
              #37
                Nhatho_PhamNgocThai 14.09.2006 14:09:40 (permalink)
                 

                Bài thơ 39:


                                
                           NGƯỜI CHIẾN SĨ &
                             HOA PHONG LAN
                                    .
                Tặng người thiếu nữ thuở thiếu thời
                                      

                Sao em không tắm nắng trên đồi
                Không gội đầu dưới suối
                Quấn làm duyên quanh cành cụt chơ vơ.

                Hoa phong lan, em ơi có nghe!
                Ta quen nhau từ độ nào đấy nhỉ?
                Nhớ buổi Trường Sơn quí đôi dép cao su
                Biết nắng lửa yêu vành tai bèo nhỏ
                Gặp em trên đèo mây hóng gió
                Tóc mượt xanh theo hai mùa nắng mưa...

                Khi miệng ta quen đếm nhịp chày giã gạo dưới Ta Ka
                Tai ta quen nghe tiếng đàn t.rưng trên bản Tà Kơi xa réo rắt
                Má quen nóng bừng nâng cần rượu Măng Tôn, Đắc Sút
                Mắt quen nhìn nghìn độ lửa đêm sâu

                Vẫn hành quân B52 gầm rít trên đầu
                Ta thuộc từng đường xuyên rừng ra trận
                Quen từng đường Đắc Tô, Tân Cảnh
                Như quen đường Khâm Thiên - Hồ Gươm! (*)

                Con sông Pô Kô máu nhuộm đỏ dòng lòng vẫn trong xanh
                Em gái Vân Kiều chiếc yếm đơn sơ thuỷ chung gùi đạn
                Ôi, đỉnh Chư Mom Ray bom cày lửa xém
                Lá vẫn rì rào theo ta trọn tuần trăng
                Có phải chính nơi này? Hoa phong lan, em ơi quen anh!

                Ta lại gọi tên em!
                Cái tên quen thân như một người bạn gái
                Rất yêu đấy đứng nhìn không dám hái
                Nẻo đường qua ngan ngát hương xa

                Ta yêu hoa như yêu bóng trăng ngà
                Không thảng thốt chỉ ngỡ ngàng nhè nhẹ
                Em là niềm thương đời chiến sĩ ta đi!

                Xin em một nhành hoa cài lên nắp ba lô
                Đường chiến trường cuốn bay bụi đỏ
                Đường ra trận trải đầy nắng gió
                Hãy gắng theo ta vào đồn lửa đêm nay!

                Ta cầm hoa nâng niu trên tay:
                Em có phải nàng Ngà của chàng trai Kặm Phạ
                Sao mịn màng hương trắng mát đêm sương?
                Em có phải nàng tiên thứ bảy trên nương
                Sao duyên dáng dễ thương dễ nhớ?
                Em có phải con hươu, con nai dưới buôn ta đó
                Mắt huyền trong một bóng sao đêm

                Tên em ta gọi mãi trong tim!
                Em đứng đó bốn bề lửa nóng
                Em đứng đó dầm mình trong nắng bỏng
                Xoã đầu gội lũ Tây Nguyên
                Hoa vẫn trắng ngần nhuỵ vẫn ngát hương thơm.

                Bỗng một sớm mai
                Khi con chim rừng mới lên tiếng gọi
                Ông mặt trời mới vươn vai đứng dậy
                Lũ làng đánh cồng, đánh chiêng.

                Ta bàng hoàng khẽ gọi tên em:
                Hoa đã rụng rồi còn đâu hương cánh trắng
                Mắt khép lại rồi còn đâu sao ngọc sao kim
                Hố bom đào sâu nhói tận trong tim!

                Ta lượm nhánh lan rơi trồng lên miệng hố bom
                Mỗi sớm mỗi chiều cùng nắng mưa chăm bón
                Sự sống trở lại rồi, hoa phong lan em ơi đẹp lắm!
                Tất cả hồi sinh trả lại cho ta...

                Ta yêu hoa trong tình yêu đất nước bao la
                Không rên rỉ nhưng thiết tha say đắm
                Mới hiểu tình yêu vẫn gối đầu lửa bỏng
                Diệt quân thù giục bước xông pha!

                Ngày mai về
                Dẫu không còn trở lại bên hoa...
                Hoa phong lan, em ơi hãy nhớ!
                Ta đã mang tình em từ những tháng năm còn khờ dại
                Ngoài chiến trường theo trọn cuộc hành quân
                Trong suốt nẻo đường dài ta vẫn gọi tên em!

                                               . Rút trong nhật kí ra trận đời chiến sĩ                 

                                  
                        
                (*) Thời gian đó gia đình tôi sống ở phố Khâm Thiên Hà Nội

                ------------------

                     Vào một mùa trăng trên đường ra trận, vô tình tôi nhận được tin: người con gái năm xưa ở quê hương đã lấy chồng? Rồi trên đường hành quân qua một khu rừng đã bị đốt cháy vì bom B52 của giặc Mĩ trút xuống, chỉ còn lại những vùng đất nhuốm than đen... đây đó một số thân cây vẫn bén lửa đang âm ỉ cháy. 
                    Trên một thân cây khá lớn đã bị bom phạt, những vệt cháy cũ để lại còn nham nhở...có những nhành dây phong lan lá đã lên xanh, nở ra những bông hoa thơm trắng muốt cứ quấn lấy tro than mà tươi tốt - Tôi đã viết bài thơ trên!
                  

                <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.04.2011 12:21:00 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                #38
                  Nhatho_PhamNgocThai 15.09.2006 12:22:59 (permalink)
                   

                  Bài thơ 40:


                           EM GÁI MƯỜNG XA

                  Em đẹp như bông hoa
                  Nõn nà trong nhị thắm
                  Anh nhìn em say đắm
                  Giữa rừng hoa trắng bay

                  Em cài hoa bím tóc
                  Giữ thơm màu tóc mây
                  Anh gài hoa đầu súng
                  Cho non nước là đây!

                  Rồi một buổi sớm mai
                  Nhìn hoa anh vẫy gọi
                  Khi mùa xuân trở lại
                  Anh lại về nghe hoa...

                  Ơi, em gái mường xa!

                             Hành quân qua bản Mường 1968

                  --------------

                     Buổi ấy khi hành quân qua rừng núi Hoà Bình, đơn vị chúng tôi đã dừng lại đón Tết!     Tôi vào trong một bản mường nhỏ để xin cành đào. Bản trông đơn sơ nhưng lại mang vẻ đẹp tinh khôi của rừng núi, những con đường màu đất đỏ tươi bay đầy hoa mận trắng... 
                     Tôi đã gặp một cô gái người Mường, trên bím tóc cài một bông hoa trắng. Em mặc một cánh áo nõn trắng bó trẽn lấy thân mình thon thả và chiếc váy hoa xinh xắn.

                     Em đã vào vườn bẻ cho tôi một cành đào và nói: " Tết này, anh bộ đội vào bản em ăn Tết! "! Nhưng rồi chúng tôi được lệnh gấp phải tức tốc lên đường vào Nam chiến đấu. Trên đường hành quân xa mãi bản mường và người con gái ấy, tôi đã cảm xúc viết ra những vần thơ trên, để lưu lại trong trang sổ nhật kí đời chiến sĩ của đời mình.
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2011 12:15:34 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                  #39
                    Nhatho_PhamNgocThai 15.09.2006 12:52:01 (permalink)
                     

                    Bài thơ 41:


                               MẸ QUÊ HƯƠNG


                    Gió đưa cánh võng lưng đèo
                    Thoảng như tiếng mẹ buông vào canh sâu...

                    "Trải qua một cuộc bể dâu
                    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
                    Mẹ ru Kiều giữa đêm dông
                    Cho con say giấc mơ nồng tuổi xanh
                    Mẹ ru Kiều giữa năm canh
                    Nuôi con trong mái nhà gianh phố nghèo.
                    Con qua trăm núi trăm đèo
                    Còn nghe tiếng mẹ chiều chiều vẫn ru
                    Đường dài theo nhịp võng đưa
                    Trăng mơ bóng núi con mơ bóng chiều.
                    Con ăn một búp măng vầu
                    Đã quen như lá rau bầu quê hương.
                    Những ngày lạt muối đói cơm
                    Con lùi thêm khúc sắn thơm lửa hồng.
                    Mẹ ơi! Trời rộng vô cùng
                    Thương con mẹ nhớ đừng buồn mẹ nghe!
                    Sương rơi ướt vạt cỏ khuya
                    Chỉ lo mẹ ở miền quê thức hoài
                    Mẹ giờ tóc đã hoa mai
                    Sáu mươi đời mẹ hai vai nước, nhà...
                    Một thân mẹ sống trọn già
                    Tiễn chồng rồi lại tiễn con ra chiến trường.
                    Mẹ hiền muôn nỗi nhớ thương
                    Đêm nay con trẻ tìm đường thăm quê
                    Mẹ đừng khóc nhé mẹ nghe!
                    Chín năm xa một lần về trọn vui.

                    Ngẩn ngơ nên gió bồi hồi
                    Nhìn trăng bóng đã ngả dài núi xa...


                                     Phạm Ngọc Thái
                         (Biên Hoà - Sài Gòn, mùa xuân 1975)
                        
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2010 01:26:12 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                    #40
                      Nhatho_PhamNgocThai 15.09.2006 13:45:19 (permalink)
                       

                      Bài thơ 42:


                                THIẾU NỮ ĐÊM TRĂNG

                                              Nhìn trăng anh thấy thèm thơ
                                          Bâng khuâng em đứng ngẩn ngơ bên đèo

                                           
                      ( Viết trên đường hành quân ra trận đời chiến sĩ)

                                                               


                      Có thiếu nữ tựa cổng chờ ai đó (?)
                      Dưới trăng soi cái lán nhỏ ven rừng
                      Bước lặng lẽ đoàn quân không kịp ngó
                      Nhưng trong đêm tim bỗng cũng ngập ngừng.

                      Ta muốn hỏi: Cô ơi, đây là nơi nào nhỉ?
                      Đã xa rồi... có kịp trả lời đâu!
                      Vẫn vội vã đường dài không nghỉ
                      Bên ven rừng im đứng... một giây lâu...

                      Chắc em có người thân nơi tiền tuyến?
                      Mới đứng làm chiếc bóng tạc trong đêm !
                      Không giọt lệ chỉ lặng cười đưa tiễn
                      Đoàn quân đi - Em ở lại cùng trăng.

                      Giờ anh đã thôi đi!... nửa đời về với xóm,
                      Các cuộc chiến tranh thế kỉ vẫn chập chờn...
                      Vầng trăng sáng năm xưa
                                   vọng Trường Thành bóng nguyệt (*)
                      Và bao người con gái đã cô đơn!?


                                          
                                       Phạm Ngọc Thái
                      (Hoà Bình - 1968 * Hà Nội - Cuối thế kỉ XX)
                               



                      (*) Dựa theo ý thơ của Chinh Phụ Ngâm:
                                
                                 Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
                                    Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.


                      ------------------


                            Vào một tối trong những năm tháng còn chiến tranh - Trên đường ra trận, chúng tôi đã hành quân qua một triền đồi núi.

                           Dưới trăng đêm vằng vặc...Bóng một thiếu nữ đang đứng cô đơn tựa mình vào bên chiếc cổng tre của một nông trường nào đó, lặng lẽ nhìn đoàn quân chúng tôi đi qua.

                           Giai đoạn ấy hầu hết những nam thanh niên, nhất là ở các vùng thôn quê đều ra tiền tuyến cả. Hậu phương chỉ còn lại các bà mẹ và những chị em gái - Tôi cũng chỉ là một anh chiến sĩ giải phóng mới ở tuổi đôi mươi.

                           Cảnh tình thì thơ mộng. Quay lại nhìn bóng người con gái côi cút ấy, hình như em đang bơ vơ:

                              Chắc em có người thân nơi tiền tuyến
                              Mới đứng làm Chiếc Bóng Tạc Trong Đêm!
                              Không giọt lệ chỉ lặng cười đưa tiễn
                              Đoàn quân đi! Em ở lại cùng trăng...

                          Lòng lại thấy thương thương đến nao người!...Chiến tranh - Những tổn thất hy sinh lớn nhất, không phải là những người chiến sĩ ngoài mặt trận...mà chính là thân phận của những người con gái nơi quê hương, sự mất mát còn lớn hơn!

                           Bao cảm xúc dâng lên trong lòng, và tôi đã lẩm nhẩm làm bài thơ ngay trên dọc đường hành quân ấy!

                          Nhưng phải mấy mươi năm sau...khi đã trở về sống yên bình ở quê hương - Dẫu là đất nước đã hoà bình : Nhưng những cuộc chiến tranh thế kỉ thì vẫn cứ chập chờn xẩy ra trên trái đất này... biết bao giờ cho hết? Để tôi viết tiếp đoạn thơ cuối và kết lại bài thơ như trên:
                       
                             Giờ anh đã thôi đi! Nửa đời về với xóm
                              Các cuộc chiến tranh thế kỉ vẫn chập chờn...
                              Vầng trăng sáng năm xưa
                                                  còn Vọng Thành Bóng Nguyệt
                              Và bao người con gái đã cô đơn?

                          Phải chăng, tấm hình người chinh phụ khi xưa, vẫn còn đang in lại trong bóng hình em? Người thiếu nữ đêm trăng... của một thời những người chiến sĩ đã đi qua!...
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2010 01:30:43 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                      #41
                        Nhatho_PhamNgocThai 16.09.2006 11:42:17 (permalink)
                         

                        Bài thơ 43:


                                        ĐÊM THĂNG LONG


                        Rụng xuống bờ hè nhỏ tôi yêu những câu thơ ngoài phố
                        Sợi tóc nào hoá lá để ru đêm.

                        Đêm Thăng Long đây đó ánh đèn
                        Đôi trai gái bên hồ khe khẽ ngủ...
                        Cơn gió thức cùng người thi sĩ
                        Đi lang thang về đâu?

                        Đêm Thăng Long trầm sâu, rất sâu
                        Gã hành khất trải mảnh chiếu nằm xuống đất
                        Cột thành xưa đứng nhìn ngước lên trời
                        Mấy ông quan to đi xe con về:
                        Bọn đánh bạc - Người ơi!



                                       PhạmNgọc Thái
                                        Hà Nội - 1990
                           
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2010 01:31:48 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                        #42
                          Nhatho_PhamNgocThai 16.09.2006 12:58:06 (permalink)
                           

                          Bài thơ 44:


                                       HÀNG CÂY LÁ ĐỔ


                          Thế là hết!

                                           Em đi, chôn chiều vào gió...
                          Ta lang thang qua lá đổ hàng cây
                          Bản tình xưa em hát ở đây
                          Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết.

                          Ôi hàng cây! Cùng ta... bao đêm từng tha thiết
                          Những nụ hôn và tấm thân bất hủ của em!
                          Giờ ta sống trong hoang tàn sụp lở
                          Bên những chiếc bóng của đàn thiên nga.

                          Thời gian phôi pha - Tóc ta hoá đá
                          Gió cũng làm lau ngàn năm ru rất khẽ!...
                          Xin rụng một bông buồn,
                                                                       lắt lay.


                                          
                                            Phạm Ngọc Thái
                                                  1990
                                    


                                Bóng nhà thơ lang thang qua hàng cây lá đổ, nơi đó cả bản tình người thiếu nữ năm xưa đã hát:

                                    Thế là hết! Em đi, chôn chiều vào gió...
                                    Ta lang thang qua lá đổ hàng cây

                               Chỉ hai câu thơ này đã là một khúc tình thơ đầy sâu lắng:...chôn chiều vào gió/- Nó nói về sự hoang vắng, cô đơn của những chiều không em, trôi theo dòng gió cuốn.

                              Vào mở đầu câu thơ: Thế là hết!/... Đó là sự chấm hết của mối tình, em đã bỏ ra đi! Nhưng những gì em để lại thì còn sống mãi trong tâm hồn và trái tim chàng - Là cả bản tình mà em đã hát!

                               Nhịp điệu câu thơ thứ nhất ngắt nấc lên: Thế là hết! / em đi / chôn chiều / vào gió/...Nhưng sang đến câu thứ hai thì được trải trầm xuống mạch dài ra:

                                    Ta lang thang qua lá đổ hàng cây...

                               Nó thấm tháp về những kỉ niệm êm đềm của những ngày tháng bên em. Sự ngắt nhịp như thế ta thấy tác giả còn sử dụng một lần nữa ở đoạn thơ thứ ba:

                                    Thời gian phôi pha/ (tiếng thơ hơi dằn) Tóc ta hoá đá/
                                                                                  
                             Dùng biểu tượng về "thời gian phôi pha" với " tóc ta hoá đá" - Là những hình ảnh thơ đã được thăng hoa, để nói về qui luật rêu phong của thời gian và sự úa tàn của con người.

                                Năm tháng mái tóc trên đầu anh đã hoá thành đá mà vọng mãi về tình em!Sau đó hạ xuống một câu thơ trải dài:

                                    Gió cũng làm lau ngàn năm ru rất khẽ!...

                               Một bờ lau hoang vắng cất lên trong những cơn gió thổi reo xa! Hơi thơ vô vi mà êm ái... ngàn năm vẫn thiết tha trong khúc nhạc tình, giữa trời đất cùng vũ trụ.

                               Hàng Cây Lá Đổ là một bài thơ mà nỗi tình được ẩn sâu trong những hình ảnh ngôn ngữ thi ca, để tạo ra cái hay và vẻ đẹp của nó!

                              Ở trong đoạn 1 và 2 - Hình ảnh con thiên nga được đưa vào trong thơ để làm biểu tượng về người con gái: Như tấm thân tiết trinh và trong trắng của nàng. Những dấu tích mà nàng để lại trong tình yêu chàng:
                           
                                   Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết
                                                                     
                            Hay là:
                           
                                   Bên những chiếc bóng của đàn thiên nga
                                                                     
                               Giờ đây chỉ còn lại xác và những chiếc bóng của chúng lắt lay dưới hàng cây lá đổ.

                               Sang đoạn thơ thứ hai, khi miêu tả kỉ niệm với người yêu xưa - Thì lại được tác giả sử dụng bằng những hình ảnh đời rất thực:

                                    Ôi hàng cây! Cùng ta... bao đêm từng tha thiết
                                    Những nụ hôn và tấm thân bất hủ của em!
                                                                      
                               Như thể nó tích tụ máu tim của cả tình thơ vào đó! Để từ đó các hoa thơ, những hình ảnh tượng trưng...được bắn toá ra các hương sắc trong bài (như đã phân tích trên). Hay là như câu thơ:

                                    Giờ ta sống trong hoang tàn sụp lở
                                                                        
                                Nó nói lên ý nghĩa trong sự tồn tại cuộc đời - Người con gái đi! Nhà thơ cũng chỉ còn biết lang thang dưới bóng của hàng cây lá đổ mà lòng đầy những ngậm ngùi.
                           
                               Lá vẫn ngày ngày rụng xuống dưới hàng cây ấy, để suốt cuộc đời anh đi trong những chiều gió... không em! Chỉ còn lại hồi ức về một thời dĩ vãng - Mà năm tháng anh đã từng cùng với em yêu... trong bao nhiêu hạnh phúc đắm say!
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2010 01:36:42 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                          #43
                            Nhatho_PhamNgocThai 16.09.2006 13:14:04 (permalink)
                             

                            Bài thơ 45:


                                        ÔM NGUYỆT

                            Đêm ôm nguyệt đang truồng trong gió
                            Con mèo đùa bên cửa vờn trăng
                            Của trinh nữ em thẹn thùng để ngỏ:
                            Anh bước vào đền thánh hoá Thi Nhân!...

                                                                     1991
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.04.2011 01:30:27 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                            #44
                              Nhatho_PhamNgocThai 17.09.2006 14:16:24 (permalink)
                               
                              Bài thơ 46:


                                        
                              CON ĐƯỜNG

                              Chỉ còn lại con đường những tháng năm trôi
                              Tiếng lá đổ chín vàng trong hồ nước
                              Anh ngả bên làn nước
                              Bóng vịt giời rối rít vỗ xung quanh...(*)

                              Giấc ngủ thần tiên mộng mị tháng năm
                              Giọng nói em chùm hoa hồng thắm
                              Mái tóc em hương trôi đằm thắm
                              Vướng cành thời gian gỡ mãi không ra.

                              Mắt em thầm cất men rượu say sưa
                              Anh sung sướng khi lòng càng tan nát!...
                              Một chút son bôi đôi môi còn vương vất
                              Thành cơn đau hoá dại cả chiều tà.

                              Con đường mây trắng đã ngang qua
                              Đàn chim thơ xưa thường về làm tổ
                              Giờ ta sống cùng bầy lá đổ
                              để nghe tiếng bay rơi mãi ngàn xa...

                              Cái con đường em để "giống" em ra!

                                                            1994
                                 

                              (*)  Tự nhiên câu thơ: "Bóng vịt giời rối rít vỗ xung quanh" - Lại nhảy vào trong thơ.
                                      Ôi, vịt giời? đúng là vịt giời thật. Thì ra xung quanh mộng và hồn: trên con đường lá đổ mà những tháng năm anh vẫn từng dẫn người yêu đến bên hồ nước ấy, giờ đây chỉ còn lại toàn những... vịt giời!

                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.02.2012 11:34:56 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 45 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 666 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 7 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9