Phong tục cưới hỏi
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 19 bài trong đề mục
congly084 11.08.2006 12:35:48 (permalink)
Thân chào các chiến hữu tham gia vào diễn đàng của VNthuquan, sau đây là một số bài viết về phong tục cưới hỏi của một số vùng, miền của đất nước Việt Nam được mình gốp nhặt khắp mọi nơi có thể. Chắc chắn một điều rằng những bài viết này vẫn chưa đầy đủ, mong các chiễn hữu bổ sung thêm để đề tài thêm phong phú............
Trân trọng,
#1
    congly084 11.08.2006 12:40:11 (permalink)
    Nghi thức hôn lễ của người Chăm An Giang



    An Giang có 2.110 hộ người Chăm với 13.700 người luôn sống gắn bó, hoà nhập vào cộng đồng các dân tộc anh em và giữ gìn bản sắc văn hoá riêng. Xin giới thiệu với bạn đọc nghi thức hôn lễ cổ truyền của đồng bào Chăm An Giang.
    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/23084/4130831096044F98A515EAEFDDDA7D31.jpg[/image]

    Lễ dứt lời (Pakioh - Po Nuối)

    Trước “lễ dứt lời”, bà mai (Maha) sang nhà gái trao đổi trước. Đúng ngày giờ đã định, nhà trai đến nhà gái. Vị Cả Chùa tuyên bố: “Hôm nay là lễ Pakioh - Po Nuối cho hai trẻ, tiền đồng là… tiền chợ là…”. Hai họ dùng tiệc, chi phí bữa tiệc do đôi bên cùng lo. Vài hôm sau, đàng gái mang sang nhà trai 1 mâm bánh trả lễ, đàng trai trao tượng trưng 1 bao thư tiền.

    Sau đó cứ đến ngày Ro-Ja, chú rể và bạn bè đến thăm nhà cô dâu vào ban ngày, cô dâu không được ra gặp chú rể nhưng gia đình bố trí cho nhìn lén. Buổi tối, cô dâu cùng bạn gái qua thăm nhà chú rể.

    Chú rể cũng được sắp xếp để nhìn lén cô dâu. 3 ngày trước đám cưới, vị Cả Chùa và người nhà trai mang 1 cái giường qua nhà gái. Vị Cả Chùa cầu nguyện, những người cùng đi dọn phòng cưới. Tiếng Chăm gọi việc này là đi Thon - Kghe (đi ráp giường). Cũng ngày này, các phụ nữ bên nhà gái may mùng cho đôi tân hôn.

    Đám cưới

    Diễn ra trong 3 ngày: ngày nướng bánh (Âm-Ha), ngày nhóm họ (Pa Thưng – Pa Gú), Ngày lễ lên ghế (lần II và III). Nhà trai đưa rể sang nhà gái. Khi chú rể bước xuống cầu thang nhà mình, mọi người hát: “Xin cha mẹ tha thứ, con từ giã cha mẹ”. Khi chú rể bước tới chân cầu thang nhà gái, các bà đàng gái bưng nước rửa chân cho chú rể trong lúc mọi người hát vang bài hát có nội dung hân hoan rửa chân, và trải khăn trắng mời chú rể bước vô nhà.

    Tiến hành lễ đính hôn (Ka Pol): Sau khi một người có uy tín đọc xong đoạn kinh Coran, nội dung nhắn nhủ chú rể tôn trọng người bạn đời thì cha cô dâu cầm tay chú rể nói: “Tôi gả đứa con gái tên là…”. Chú rể đáp: “Tôi nhận cưới…”. Khi được đưa vào phòng cô dâu, chú rể sẽ gỡ cây trâm cài trên tóc vợ, rồi cùng ngồi trên giường lắng nghe vị Cả Chùa cầu nguyện.

    Bữa cơm của đôi tân hôn: Mâm cơm có 1 dĩa cơm, 1 dĩa thức ăn. 4 phụ nữ có gia đình hạnh phúc nói lời chúc mừng và đôi vợ chồng trẻ sẽ cùng bốc ăn chung.

    Lễ động phòng hoa chúc (Sen Thoa): 4 phụ nữ nói trên giăng mùng, trải chiếu, tiến hành lễ “lượm bạc cắc”. Người ta đặt 1 xô nước trong đó có 10 đồng bạc cắc. 2 vợ chồng thò 1 bàn tay vào một lượt để mò bạc cắc. Ai lượm số bạc cắc nhiều hơn thì được có tiếng nói quyết định trong gia đình.

    Đám cưới người Chăm An Giang trang trọng, ấm áp, không xa hoa phù phiếm. Ngày nay có một chút thay đổi trong nghi lễ: đám cưới chỉ trong 2 ngày; đưa chú rể sang nhà cô dâu vào buổi sáng thay vì buổi chiều; bỏ lễ “lên ghế lần III”; trang phục cô dâu chú rể được cách tân, vẫn giữ vẻ đẹp cổ truyền nhưng tiện dụng hơn


    Nguồn tin: Báo SGGP


    <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.08.2006 12:43:58 bởi congly084 >
    Attached Image(s)
    #2
      congly084 11.08.2006 13:14:10 (permalink)
      Nghi thức cưới của người Lô Lô


      Cũng giống như các dân tộc khác, với người Lô Lô, việc cưới hỏi là một sự kiện vô cùng trọng đại. Theo tập quán cổ truyền, nhà trai phải nhờ bốn người làm mối gồm hai nam, hai nữ, tốt nhất là được hai cặp vợ chồng song toàn. Chọn được ngày tốt, những người làm mối này mang hai chai rượu và lễ vật đến dạm hỏi. Nếu nhà gái đồng ý thì làm cỗ và dùng hai chai rượu đó uống rượu và bàn định ngày cưới. Đồ thách cưới bao gồm gạo nếp, gạo tẻ, thịt lợn, rượu… để dùng cho tiệc cưới, ngoài ra còn có váy, áo, vòng tay, vòng cổ cho cô dâu, thậm chí còn thách cả bạc trắng để làm của hồi môn.

      Nhà trai sẽ mang lễ vật đến cho ông cậu của cô dâu, người này giao lại lễ vật đó cho chủ nhà. Nhà gái làm cỗ cúng trình tổ tiên và mời bà con họ hàng đến ăn uống vui chung. Cô dâu thường được khách mời mừng khăn, áo, tiền bạc và các đồ dùng khác. Thường thì nhà trai dẫn lễ cưới đến vào ngày lễ hôm trước để ngày hôm sau đón dâu sẽ là ngày chẵn với mong ước đôi trẻ mãi mãi không bị lẻ loi. Lễ dâng cưới diễn ra trong lời ca đón rể đón dâu mừng hai họ hết sức thân mật. Tối hôm đó nhà gái tổ chức hát thâu đêm suốt sáng để phúc chúc cho cô dâu chú rể.

      Sáng hôm sau, cơm nước xong, chú rể cùng phù rể vào bái lạy tổ tiên, lễ sống bố mẹ vợ cùng ông cậu và quan khách. Ông cậu sẽ dắt cháu gái từ trong buồng ra trao cho nhà trai. Cả gia đình nhà gái đều khóc thể hiện sự quyết luyến với người con gái đi lấy chồng, cô dâu thì khóc to hơn như lưu luyến không muốn rời xa bố mẹ đẻ của mình. Nhà trai, nhà gái mỗi bên có một phù dâu dắt tay cô dâu đi ra. Dẫn đầu đoàn dâu là bốn người làm mối, đi sau là cô dâu cùng phù dâu và họ hàng nhà trai.

      Nghi thức đón dâu ở nhà trai cũng giống như đón rể ở nhà gái. Bốn người làm mối phải uống rượu và hát. Tập quán của người Lô Lô là khi cô dâu bước chân vào nhà, bố mẹ chồng phải tạm lánh mặt đi nơi khác vì sợ gặp mặt thì sẽ át vía con dâu, sau này sẽ không khoẻ mạnh.

      Đoàn dẫn dâu về nhà trai được một lúc thì đoàn ông cậu của nhà gái mang của hồi môn sang bao gồm lợn, gà, cái cuốc, cái cháo, con dao, hòm quần áo của cô dâu cùng rượu, thịt, xôi nếp… với những nhà giàu thì có cả một con bò. Nhà trai tổ chức linh đình và hát mừng suốt đêm để chúc cho hạnh phúc của đôi trẻ. Khi tiễn ông cậu về, nhà trai tuỳ số của hồi môn ít hay nhiều của cô dâu mà đưa lại một số tiền gọi là tiền đi đường và làm quà.

      Sau ba ngày cưới, cô dâu chú rể trở lại thăm nhà vợ, có thể ở lại nhà gái ít bữa, sau đó sẽ trở về ở hẳn tại nhà trai./.

      Nguồn tin: Theo VOV, Ngày 23/11/2004


      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/23084/FC21677B49224CCEB47CD94302EAFF63.jpg[/image]
      Attached Image(s)
      #3
        congly084 11.08.2006 13:16:42 (permalink)
        Tục lệ cưới xin của dân tộc La Hủ


        Mời bạn lên vùng cao phía Bắc, thăm bà con dân tộc La Hủ thuộc tỉnh Lai Châu. Tục lệ cưới xin ở đây có nét đẹp riêng. Tháng 11, 12 hàng năm - là dịp Tết của người La Hủ - cũng là mùa cưới của các đôi trai gái yêu nhau. Chàng trai tìm hiểu cô gái, đã tới độ "chín muồi", anh có thể tới nhà cô gái ngủ một vài tối. Tục lệ cho phép anh, chị có thể ngủ chung giường.

        Lễ na-nhí, tức lễ dạm hỏi như vùng xuôi, thường vào buổi tối. Ông "mối" cùng bố mẹ và anh em nhà trai sang nhà gái để "có lời". Lễ vật là rượu và một thứ "quà quý" của rừng - ("quà quý" này nhất thiết phải có thịt sóc rừng). Qua trò chuyện, nhà gái thấy bằng lòng thì hai bên cùng uống rượu, nhắm thịt sóc.

        Sau lễ dạm là lễ hỏi, hai lễ này cách nhau khoảng bảy, tám ngày. Theo tục lệ, lễ hỏi gồm hai chai rượu và số con sóc phải là số chẵn chứ không được số lẻ, chừng 6 đến 8 con. Nhà trai phải "tuân theo" số lượng con sóc của nhà gái: 6 hoặc 8 con, vì theo lệ từ xưa, số sóc không được ít hơn 4 nhưng cũng không được nhiều hơn 8. Người làm mối trong lễ hỏi còn là người "đầu bếp", tự tay làm thịt sóc, trình bày các món ăn này sao cho ngon để mời nhà gái.

        Trong khi ăn uống vui vẻ hai bên trao đổi về tiền cưới và thời gian ở rể. Ngày xưa, tiền cưới khá "nặng túi": những 70 đến 80 đồng bạc trắng. Trường hợp nhà rể nghèo, không có bạc trắng, thì anh phải ở lại làm rể ngay tối hôm đó. Thời gian ở rể bây giờ rút xuống còn từ 2 đến 4 năm, thời trước từ 8 đến 12 năm.

        Nếu lễ ăn hỏi có số con sóc phải chẵn, thì lễ cưới quy định: đoàn đi đón dâu phải là số lẻ, trong đó có hai ông "mối" và chàng rể. Khi nhà trai đón dâu đi, ông "mối" trao tiền cưới cho nhà gái. Trên đường đi, dù có nhớ bố mẹ, cô dâu cũng không được ngoảnh lại nhìn ngôi nhà cô sinh ra và lớn lên, vì nếu vấp ngã, e sau này vợ chồng có chuyện cãi cọ không hay.

        Rước dâu về đến nhà, bà mẹ chồng đã đứng đợi ở cửa. Bà lấy một nắm gạo xoa lên lưng con dâu, ngụ ý "xóa hết cỏ để con dâu không mang cỏ về, trên nương sẽ không có nhiều cỏ mọc". Lại còn tục lệ: bà mẹ chồng trồng hai cây riềng ở hai bên cửa vào nhà, rồi buộc sợi chỉ trắng qua hai cây riềng. Lúc vào nhà, cô dâu đi phía tay trái, chú rể đi phía tay phải, rồi chú rể dùng tay trái, cô dâu dùng tay phải "cắt" đứt sợi chỉ đó, bước vào nhà. Xong thủ tục này hai họ cùng nâng chén chúc những câu tốt lành và ăn uống vui vẻ.

        Ði thăm đất nước vào dịp xuân về, các bạn sẽ có được nhiều thú vui, nhiều điều bổ ích.

        Nguồn tin: Du lịch Việt Nam
        #4
          congly084 11.08.2006 13:22:32 (permalink)
          Tục 'Juê nuê' trong hôn nhân của người Êđê


          1. Juê nuê [1] là một luật tục cổ truyền, tồn tại đã khá lâu và bền vững trong hôn nhân của người Êđê. Nét nổi bật trong quy tắc hôn nhân của đồng bào được quy định cho từng trường hợp với 9 điều luật và được bảo vệ nghiêm ngặt trong hôn nhân truyền thống (từ điều 97 đến điều 103 về luật hôn nhân và gia đình).

          Đây là một kiểu tập quán hôn nhân (quy định cho chị em vợ và anh em chồng) có truyền thống từ xa xưa. Luật tục quy định rõ “rầm sàn gẫy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế, chết người này phải nối bằng người khác”. Bởi đồng bào sợ rằng: “gia đình sẽ tan tác ngoài nương rẫy, dòng họ sẽ kiệt quệ, giống nòi sẽ khô kiệt như những dòng suối cạn nước, kẻo tuyệt nòi không còn con cháu nữa”, vì vậy, trong trường hợp chồng chết, người phụ nữ có quyền đòi hỏi nhà chồng phải thế một người em trai chồng để làm chồng mình. Ngược lại, nếu người vợ chết, chồng người phụ nữ ấy có thể lấy em gái vợ (em ruột hoặc em họ của vợ) để nối nòi. Ngoài ra, tục ]uê nuê này còn vượt ra ngoài cả phạm vi kiểu hôn nhân anh em chồng hoặc chị em vợ (người trong dòng họ vợ hoặc chồng để làm nuê).

          Với người Êđê, luôn xem gia đình là một “hrú mđao” (tổ ấm), nơi để cho ông bà cha mẹ và con cái cùng chia vui, xẻ buồn. Trong đó bố mẹ là nguồn sống, là hơi ấm, là nơi nương tựa của trẻ. Việc tìm cho những đứa trẻ bất hạnh ấy một người “kế” [2] để thay thế người qua đời nuôi dạy chúng là điều cần thiết. Hơn nữa tục Juê nuê không những tìm mẹ (hoặc cha) làm chỗ dựa tinh thần cho những đứa trẻ bất hạnh, tìm bạn đời cho người còn lại mà người này có nhiệm vụ thay người xấu số chăm sóc con cái, quản lý tài sản, đất đai (nếu có) và duy trì gia đình như nó vốn có. Đồng thời, vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ thân tình, bền vững mà hai gia đình đã tạo dựng từ trước đến nay. Trong thực tế, chúng tôi thấy đa số những người vợ (hoặc chồng) nuê ấy đứng ra thay người đã khuất để đảm nhiệm vai trò nuê này một cách tự nguyện[3].

          Tục ]uê nuê được xem như là một luật tục bình thường, hiển nhiên và được cộng đồng thực hiện một cách tự nguyện như mọi luật tục khác trong hôn nhân truyền thống từ bao đời nay. Trường hợp người nuê chênh lệch quá về tuổi tác thì họ chỉ là vợ chồng trên danh nghĩa, trường hợp này cũng đã được luật tục điều chỉnh và quy định rõ ràng: “Nếu người goá đã đứng tuổi mà người thay thế còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu làm vợ (chồng), thì người goá phải có trách nhiệm nuôi nấng, dạy bảo nuê như một đứa trẻ bình thường khác” (điều 99, điều 100, điều 101 trong luật tục hôn nhân và gia đình). Luật đã quy định người góa phải “Biết che chở, chờ đợi nuê, đến một lúc nào đó nuê sẽ làm được nhiệm vụ nối tiếp giống nòi”. Như vậy, tùy theo từng trường hợp, mỗi một trường hợp khác nhau luật tục có những quy định khác nhau về việc Juê nuê (trường hợp vợ nuê, chồng nuê quá nhỏ, hoặc người còn lại đã quá già yếu thì phải tìm một người tương xứng với nuê để thay thế mình làm chồng (hoặc vợ) nuê. Nếu ai vi phạm những điều đã quy định trên thì coi như đã vi phạm luật tục).

          Việc duy trì và bảo vệ gia đình mẫu hệ không chỉ biểu hiện ở tục Juê nuê mà còn thể hiện trong quan hệ giữa các chị em gái ruột, và con cái của họ nữa. Trong tộc mẹ, những người phụ nữ luôn luôn xem những đứa con của các chị em gái ruột hoặc chị em gái họ như con đẻ. Không những thế họ còn nuôi nấng, yêu thương và chăm sóc nó như chính con đẻ của mình. Những người phụ nữ được sinh ra cùng một mẹ hoặc một bà không chỉ gọi con mình là con (dam: con trai, con gái: anak (hoặc mniê điêt)) mà họ gọi cả những đứa con trai con gái của chị em gái mình cũng là anak (con). Tương tự như vậy, những người đàn ông cũng gọi con trai và con gái của anh em trai mình là anak. Những đứa con của chị em gái không chỉ gọi mẹ mình là amí (mẹ) mà còn gọi chị của mẹ mình là amí próng (mẹ lớn), em gái của mẹ là amí mneh và dì út thường được gọi là amí điêt hoặc amí mda (mẹ nhỏ, mẹ trẻ). Những đứa trẻ cùng bà ngoại (con của các chị em gái cùng một mẹ) đều coi nhau như anh em một mẹ. Như vậy, việc người phụ nữ trong dòng họ của vợ chấp nhận làm vợ nuê không những xuất phát từ tình yêu thương với người góa kia mà còn có trách nhiệm và tình thương đối với những đứa trẻ bất hạnh. Theo đồng bào, làm như vậy không những làm “đẹp lòng” Yang mà còn mang lại hạnh phúc cho những đứa trẻ bất hạnh, cho dòng họ và đây cũng là một trong những quy định để bảo vệ gia đình mẫu hệ.

          2. Trong văn học dân gian Êđê, vấn đề Juê nuê được phản ánh khá phong phú. Điều này được nghệ nhân dân gian thể hiện rõ nhất trong khan-sử thi (khan Dam Săn, khan Khinh Jú…), một thể loại văn học có giá trị vô cùng to lớn trong nền văn hóa dân gian Việt Nam.

          Trong sử thi khan Dam Săn, anh hùng Dam Săn và H’Jí là đôi vợ chồng nuê. Phần đầu của khan Dam Săn, khi bà H’Bia Klu chết, dòng họ bên H’Jí thay thế bà bằng cháu cho ông Mtao Kla, H’Jí còn nhỏ chưa thực hiện được việc “kế tiếp giống nòi”, ông Mtao Kla đã chăm sóc H"Jí như những đứa cháu khác, khi người “vợ nuê” này của ông Mtao Kla thành thiếu nữ thì cũng là lúc ông “mắt đã mờ tóc bạc, như tàu lá đã héo hon, không mong gì rồi đây ông còn lấy cháu ông được. Khi nương đã cằn, rẫy đã cỗi, khi cây đã đổ, gỗ đã mục, khi ông đã già”[3] và ông không còn có thể làm chồng nàng H’Jí được nữa, nên ông đã chọn Dam Săn thay thế mình làm chồng H’Jí. Việc ông Mtao Kla chăm sóc H’Jí lúc nhỏ tuổi không những là trách nhiệm của một người chồng đối với người vợ nuê nhỏ tuổi như luật tục đã quy định, mà còn thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một người đàn ông với vai trò là ông, là người thân trong gia đình đối với đứa trẻ đang còn dưới tuổi vị thành niên.

          Như vậy, tục Juê nuê không những tìm lại sự trọn vẹn của gia đình mẫu hệ, tạo điều kiện cho con trẻ không bị khủng hoảng về tình cảm, tâm lý mà còn bảo vệ của cải vật chất, bảo vệ gia đình mẫu hệ. Theo họ, có như vậy thì gia đình mới không bị “đứt dây”, người còn lại “ không bị lẻ đôi đơn chiếc”. Điều này, nếu xét trên bình diện xã hội học thì luật tục Juê nuê chưa hẳn là một luật tục lạc hậu, ấu trĩ mà nó mang tính nhân văn rất cao trong việc bảo vệ sự bền vững trong hôn nhân, đồng thời bảo vệ quyền lợi bên dòng mẹ, cũng có nghĩa bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ - những người thường phải chịu thiệt thòi nhiều hơn nam giới trong xã hội.

          3. Hiện nay trong hôn nhân của người Êđê, tục Juê nuê vẫn còn tồn tại và vẫn được bà con áp dụng ở mức độ đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, việc chấp nhận làm vợ hoặc chồng nuê đều được thực hiện một cách tự nguyện, không ép buộc. Có thể nói luật hôn nhân - gia đình nói chung và tục ]uê nuê nói riêng gắn với sự bảo vệ và duy trì gia đình mẫu hệ, trong đó cơ chế tâm linh đã chi phối các thành viên trong cộng đồng Êđê gắn bó, ràng buộc với nhau thông qua hôn nhân. Và sự gắn bó này vẫn dựa trên nguyên tắc một vợ một chồng, tôn trọng, dân chủ, tự nguyện, yêu thương và bình đẳng.
          _________________

          Chú thích:

          [1] Juê nuê (hoặc m]ueâ nuê): mjueâ có nghĩa là nối, nuê: một từ dùng để gọi người vợ hoặc chồng được thay thế.

          [2] Juê nuê đã được quy định theo luật tục và được mọi người chấp nhận, thường trước khi di quan một ngày, người ta phải thông qua ý kiến này trước dòng họ, bà con hai họ, còn việc được chấp nhận hay không và sẽ chấp nhận với đối tượng nào, điều đó lại phụ thuộc vào người goá ấy. Dĩ nhiên người goá phải thật sự xứng đáng là người vợ, người mẹ (người chồng, người cha) của những đứa trẻ kia thì dòng họ mới tìm cho một người nuê.

          [3] Bản thân tôi đã từng chứng kiến cuộc hôn nhân theo kiểu Juê nuê này (1994). Người cô út của tôi qua đời lúc 36 tuổi, chị gái của cô út tôi chấp nhận làm vợ nuê của chú dượng tôi, cả hai người cùng đến với nhau tự nguyện, cô lớn tôi đã yêu thương hai đứa con của cô út như con ruột, không hề phân biệt đối xử. Hiện tại họ đã có với nhau một con gái và rất hạnh phúc.

          Một trường hợp khác ngay tại xã Eâa Bông, huyện Krông Ana, năm 1998 một cán bộ y tế chết vợ, anh ta kết hôn với em gái của vợ, cả hai đến với nhau tự nguyện. Hiện nay, họ đã có thêm hai đứa con và sống rất hạnh phúc cùng với 4 người con (cả con chung và con riêng).

          [4] Nguyễn Hữu Thấn, Đam San sử thi Êđê, Nxb KHXH, H.1988, tr. 138.

          Nguồn tin: Vnexpress
          #5
            congly084 11.08.2006 13:27:31 (permalink)
            Cạy cửa ngủ thăm



            Trên đất nước Việt Nam của chúng ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán mang những nét độc đáo, đặc sắc rất riêng. Bạn đã từng nghe nói đến lễ bỏ mả (ở Tây Nguyên), Chợ tình (ở Khau Vai - Hà Giang)… Chúng tôi muốn giới thiệu với bạn một phong tục rất đặc trưng của người Dao Tiền ở vùng núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ: tục "cạy cửa ngủ thăm".

            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/23084/F7C29B6DE2484A56AEFD9476EC87063F.jpg[/image]

            Bản Cỏi, thuộc xã Xuân Sơn thuộc huyện vùng cao Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, nằm tựa lưng vào núi. Một bên giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình), phía bên kia giáp với huyện Phù Yên (Sơn La). Bản Cỏi được bao quanh bởi suối và núi non hùng vĩ. Nơi đây tập trung các dân tộc Dao, Mường… sinh sống. Cả bản có 66 hộ dân với 350 nhân khẩu.

            Theo sự giải thích của người dân nơi đây, "ngủ thăm" có nghĩa là con trai, con gái đến tuổi trưởng thành đều có thể "cạy cửa ngủ thăm" nhà nhau. Tuy nhiên, theo phong tục và quy định riêng của người Dao và người Mường từ bao đời nay, chỉ có con trai người Mường mới được lấy vợ người Dao, còn con trai người Dao không được lấy gái Mường.

            Các cô gái đến tuổi trưởng thành, ban ngày đi làm các công việc đồng áng, tối đến đốt một ngọn đèn, buông màn sớm và nằm trong đó. Các chàng trai có nhu cầu tìm hiểu người con gái mình sẽ lấy làm vợ, có thể tìm đến để ngủ thăm. Nếu đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến ngủ thăm, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà. Chàng trai có thể nằm xuống bên cạnh cô gái, cô gái sẽ tắt hoặc vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ trò chuyện, tâm sự mà không được chạm vào người nhau. Sau một thời gian tìm hiểu, cô gái có quyền quyết định cho chàng trai đó "ngủ thật" hay không. Nhưng trước khi đi đến "ngủ thật", cả hai đều phải thưa với bố mẹ để bố mẹ xem có hợp tuổi không. Nếu hợp tuổi, hai bên gia đình sẽ cho phép đôi bạn trẻ ngủ thật với nhau.

            Khi thời gian ngủ thật bắt đầu, cũng là lúc chàng trai phải đến làm công cho gia đình cô gái. Cứ ngày đi làm cùng gia đình, tối về ngủ với cô gái mình có ý định tìm hiểu. Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình, muốn về phải được gia đình cô gái cho phép. Nếu cô gái không thích chàng trai nữa thì cô gái sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào địu và bảo với chàng trai rằng: "Anh cứ về thôi!", như thế có nghĩa là cô gái đã từ chối. Hoặc cũng có khi cô gái bảo: "Hôm qua, em nằm mơ thấy ác mộng", đó cũng là một cách từ chối…

            Nếu bạn là người Kinh, bạn vẫn có thể "ngủ thăm" ở bất kỳ nhà một cô gái nào bạn thích, miễn là cô gái ấy chưa có ai đến ngủ thật; và phải nhớ là bạn không được làm một điều gì "thiếu trong sạch" khi muốn thử cái phong tục diễm tình nguyên sơ rất độc đáo này. Cũng có khi gặp phải trường hợp cô gái để cho hai người con trai đến ngủ thăm nằm ở hai bên mình. Phong tục của họ cho phép như thế! Trong trường hợp này, cả hai chàng trai cùng tâm sự với cô gái, ai nói giỏi hơn thì người đó thắng.

            Cho đến thời điểm này, các hãng lữ hàng vẫn chưa có Tour đưa khách đến Bản Cỏi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều du khách tìm đến đây để khám phá thiên nhiên hoang sơ, những phong tục tập quán độc đáo và đặc sắc "có một không hai" này. Để đến được Bản Cỏi, bạn có thể mua vé xe tuyến Hà Nội - Thanh Sơn (Phú Thọ) ở bến xe Kim Mã (giá 25 - 30 ngàn đồng/vé) đến thị trấn huyện Thanh Sơn. Tại chợ thị trấn Thanh Sơn có rất nhiều mặt hàng của đồng bào các dân tộc quanh vùng mang đến bán hoặc trao đổi hàng hoá như thổ cẩm, đồ lưu niệm, hàng tiêu dùng, đặc biệt là các loại thuốc nam… Giá nhà nghỉ ở đây là: 25- 50 ngàn đồng/phòng giường đôi; nhà trọ: 5-10 ngàn đồng/người. Trung tâm thị trấn cũng có nhiều điểm vui chơi với giá cả rất rẻ và người dân ở đây cực kỳ thật thà và mến khách.

            Từ thị trấn Thanh Sơn, bạn có thể thuê xe ôm đến Bản Cỏi, khoảng 50- 70 ngàn đồng/xe 2 người (cánh xe ôm ở đây tay lái rất cừ, bạn có thể yên tâm) cho quãng đường đồi núi, gập ghềnh.

            Tuy Bản Cỏi chưa có khách sạn và nhà nghỉ nhưng bạn có thể gõ cửa một ngôi nhà bất kỳ, đảm bảo không mất tiền mà bạn còn được chủ nhà coi như thượng khách.


            Nguồn tin: Du lịch Việt Nam


            <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.08.2006 13:31:17 bởi congly084 >
            Attached Image(s)
            #6
              congly084 11.08.2006 13:35:19 (permalink)
              Tại sao nạ dòng không lấy được trai tơ?


              Không phải tác giả đặt câu hỏi để giải đáp, mà chính tác giả thắc mắc mong được giải đáp vì sao có sự bất công đó?

              Ngày xưa những người đàn bà goá chồng hay bị chồng bỏ thì chỉ còn cách lấy lẽ hay lấy kế, mặc dầu còn trẻ, còn xoan cũng ít ai lấy được trai tân (trai tơ). Những ai là trai chưa vợ mà kết duyên với gái đã có một đời chồng, dù ít tuổi hơn mình, cũng bị làng trên xã dưới cười chê. Ngược lại có những đức lang quân đã ngoại tứ tuần, đã hai ba đời vợ vẫn lấy được con gái tơ chỉ bằng tuổi con mình. Như vậy mà thiên hạ vẫn khen là đẹp đôi vừa lứa.

              Những người đàn bà duyên phận hẩm hiu, qúa lứa lỡ thì, ngày xưa chỉ làm vợ lẽ nàng hầu, thời nay rất khó lấy chồng. Luật hôn nhân phong kiến có nhiều điều bất công đối với phụ nữ, luật hôn nhân sau Cách mạng đã thực hiện đúng nam nữ bình quyền, nhưng tập tục dư luận xã hội vẫn còn bất công đối với nữ. Vậy muốn thực sự giải phóng phụ nữ, phụ nữ phải tự đấu tranh đòi
              giải thoát khỏi những mặc cảm vô lý nói trên. Xin kiến nghị các cấp lãnh đạo, trước hết là cán bộ đoàn thể phụ nữ hướng dẫn dư luận xoá bỏ dần những mặc cảm bất công nói trên.

              Nguồn tin: Theo Vietpen
              #7
                congly084 11.08.2006 13:42:33 (permalink)
                Mối lái là gì?


                Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên hôn nhân cần phải người môi giới. Nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê trách là "Phải lòng nhau", "Mắc phải bùa yêu". Nguyễn Du đã vạch đường cho Kim Trọng, Thuý Kiều cứ yêu nhau rồi sẽ "Liệu bài mối manh" nên các cụ nhà nho mới kịch liệt phản đối khuyên con cháu rằng:

                "Đàn ông thì chớ Phan Trần,
                Đàn bà thì chớ Thuý Vân, Thuý Kiều"

                Chu Mạnh Trinh vịnh Kiều còn nói: "Chỉ vì một tội mối manh chưa có, thề thốt đã nhiều; trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi"... Nếu không có "Nhà băng đưa mối" thì nhà trai làm sao biết được người thục nữ trong cửa các phòng khuê.

                Trong xã hội cũ, có những người chuyên làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì bà mối sẽ trở thành ân nhân suốt đời. Lễ tơ hồng xong, tạ bà mối một nửa mâm xôi, nửa con gà kèm theo chiếc áo lụa. Chẵn tháng con đầu lòng thế nào cũng cố mời bà mối đến dự, để tỏ nghĩa tri ân. Nhưng cũng có nhiều tai hoạ do những bà mối có động cơ bất chính gây nên, để đôi trẻ suốt đời mang mối hận vì phận hẩm duyên hiu:

                ..."Hoặc là bởi "Mẹ thầy lộn quýt", quên những thói mơ tôm mảng cá, qua lại ít nhiều ngọt miệng, ép uổng duyên cô nông nỗi thế, nặng tiền tài mà nhẹ gánh tình chung. Hay vì chưng "Mối lái đèo bòng", chẳng nhằm khi vào lộng ra khơi, nói phô mật ngọt rót vào tai, dỗ dành phận gái ngẩn ngơ tình, già nhân sự để non quyền tạo hoá"... (Trích "Văn tế sống người con gái" - Một bài văn tế khuyết danh được truyền tụng ở Hà Tĩnh vào đầu thế kỷ XX).

                Ở xã hội mới cũng cần có bà mối, bà mối thời nay là người cố vấn, người đỡ đầu cho đôi trẻ xây dựng hạnh phúc lâu dài. Trong tương lai, có lẽ vai trò của bà mối là những phương tiện thông tin đại chúng (như quảng cáo trên Đài truyền thanh truyền hình, báo chí, chụp ảnh) và những công ty du lịch, câu lạc bộ những người độc thân...

                Nguồn tin: Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam
                #8
                  congly084 11.08.2006 13:48:07 (permalink)
                  Hôn lễ có từ bao giờ?




                  Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Xuân Mỹ thì: “Chúng ta có thể ước đoán rằng hôn lễ ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ “tòng phụ cư” (chế độ mẫu hệ) sang chế độ “tòng phu cư” (chế độ phụ hệ). Và cùng với sự củng cố bền vững của hình thức hôn nhân một vợ một chồng thì hôn lễ ngày càng phức tạp hơn”.

                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/23084/CDE3ED04368842ABAB68030344A17102.jpg[/image]

                  Mục đích tổ chức hôn lễ của người xưa cũng khá tương đồng so với ngày nay. Ðể thông báo cho mọi người biết và để cho hai gia đình chính thức được trở thành vợ chồng, xây dựng gia đình riêng cho mình, người ta mới tổ chức hôn lễ. Ðồng thời cũng muốn bày tỏ sự khẳng định quyền và nghĩa vụ của hai vợ chồng đối với gia đình, dù là vợ hay chồng đều phải giữ lời hứa của mình để bảo vệ quyền lợi và danh dự cho cả hai bên. Và đương nhiên người khác cũng phải tôn trọng nhân cách của cả hai người, phải thừa nhận quan hệ vợ chồng của họ và không được phép có bất kỳ hành động đen tối nào nhằm phá vỡ gia đình đó.

                  Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Xuân Mỹ thì: “Chúng ta có thể ước đoán rằng hôn lễ ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ “tòng phụ cư” (chế độ mẫu hệ) sang chế độ “tòng phu cư” (chế độ phụ hệ). Và cùng với sự củng cố bền vững của hình thức hôn nhân một vợ một chồng thì hôn lễ ngày càng phức tạp hơn”.

                  Vào giai đoạn cuối của chế độ “tòng phụ cư”, hình thái gia đình cơ bản đã đầy đủ, trong hôn nhân “đối ngẫu” hai vợ chồng cùng sinh sống với nhau và luôn dành cho nhau những tình cảm sâu nặng. Với tính chất của thời đại xã hội, nam nữ thanh niên bắt đầu thể hiện sự coi trọng đối với hôn nhân và có ý thức mong muốn tình cảm vợ chồng sẽ mãi vững bền như trời đất. Vì vậy, con người đã muốn dùng một hình thức nào đó để thông báo cho mọi người biết, để thông qua chuyện ký kết hôn nhân, họ muốn “độc chiếm” đối phương cho riêng mình và cuối cùng thì họ cũng nên vợ thành chồng. Sự ra đời của ý thức hôn nhân bền vững chính đã tạo ra những điều kiện cơ bản để hình thành hôn lễ.

                  Trong thời kỳ tồn tại chế độ mẫu hệ (con trai đến ở rể) thì hôn lễ thường được tổ chức tại nhà gái. Khi đó tự do hôn nhân còn rất phổ biến, chỉ cần hai người yêu nhau và họ tự cảm thấy tâm đầu ý hợp là họ có thể tiến tới hôn nhân. Khi chàng trai mới tới ở rể, để biểu lộ sự vui mừng và chứng thực cho cuộc hôn nhân của hai người, nhà gái thường tổ chức một số nghi thức đơn giản như: gặp gỡ các thành viên trong họ nhà gái, trao tặng lễ vật cho nhau hay cùng nhau ăn uống vui vẻ… Nghi thức này người ta gọi là hôn lễ. Hôn lễ thời kỳ đầu diễn ra khá đơn giản nhưng phần nào cũng đã thể hiện được tính chất long trọng của một việc đại sự.

                  Hiện nay ở một số vùng dân tộc thiểu số của nước ta vẫn còn lưu giữ được những đặc điểm của cách tổ chức hôn lễ tại nhà gái. Về sau, khi xã hội xuất hiện chế độ con gái về nhà chồng (tòng phu cư) thì đồng thời hôn lễ cũng được tổ chức tại nhà trai, nhưng nghi thức hôn lễ cầu kỳ và phức tạp hơn nhiều.


                  Theo Cuoihoinet



                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.08.2006 13:51:21 bởi congly084 >
                  Attached Image(s)
                  #9
                    congly084 11.08.2006 15:04:14 (permalink)
                    TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI KHƠ-ME NAM BỘ


                    Lễ cưới của người Khơ-me Nam bộ thường tổ chức ngày của tháng đủ (30 ngày). Việc mối mai diễn ra trong lễ ăn hỏi. Nhà trai tìm một bà mối có uy tín, ăn nói hoạt bát, hiểu biết nhiều và là người đã lập gia đình, vợ chồng sống hạnh phúc, đầm ấm, cháu con đầy đủ. Bà mối đến nhà gái dạm hỏi và tìm hiểu ngày tháng năm sinh của cô gái.

                    Thường, để làm tốt công việc này bà mối phải đến nhà gái 3 lần. Có những gia đình nhà gái yêu cầu sau khi bà mối đến thì phải có 3 ông mối đến nói chuyện với cha cô gái. Sau khi định rõ ngày lành tháng tốt, ông – bà mối cùng đàng trai đem lễ vật đến cúng tổ tiên nhà gái. Lễ vật đặt trên các dĩa bạc hoặc trong các thạp gỗ sơn son thếp vàng. Vị a-cha đọc kinh cầu nguyện cho đôi trai gái thành vợ thành chồng cũng như đọc kinh phù hộ cho họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Rồi sau đó chọn người ăn nói vui vẻ đến dự lễ ăn hỏi hầu mang đến niềm vui cho hai họ, nhất là cho cô dâu chú rể. Sau lễ hỏi, chú rể tương lai được phép đến nhà cô dâu để hầu hạ cha mẹ vợ sắp cưới của mình.
                    Lễ cưới chính thức thường được tổ chức trong 3 ngày khá phức tạp và tốn kém. Tùy theo địa phương nghi lễ có đôi chút khác nhau nhưng những phần cơ bản đều giống nhau. Trước ngày cưới, nhà trai dựng cạnh nhà cô dâu một dãy nhà tạm bằng tre lá. Nhà có ba gian: một gian làm bếp, một gian để đãi tiệc và một gian để các chùm hoa cau. Ngày thứ nhất là ngày làm bánh (thường phải có bánh tét và bánh ít) và bày tiệc. Ngày thứ hai chú rể và nhiều người khác đến ngồi trong gian nhà đặt hoa cau. Buổi chiều là lễ cắt tóc. Trong lễ có một ca sĩ vừa hát vừa múa theo điệu nhạc, đi vòng quanh cô dâu chú rể, thỉnh thoảng giơ kéo cắt một vài sợi tóc của hai người. Tục này nhằm cắt bỏ những điều xấu khỏi cuộc đời của đôi trai gái. Trong khi đó các ông lục (sư sãi) ngồi đọc kinh và vẩy nước hoa bưởi cầu phước cho mọi người. Buổi chiều, cha mẹ cô dâu buộc chỉ vào cổ tay cô dâu chú rể, rồi buộc cả cho người thân và bạn bè. Lễ buộc chỉ xong, mọi người cùng nhau vui vẻ dự tiệc. Sang ngày thứ ba, sáng sớm cô dâu lo trang điểm và mặc quần áo cưới. Cô dâu phải mặc quần áo theo kiểu truyền thống, váy bằng lụa, thắt lưng bằng bạc hoặc mạ vàng, khăn quàng thêu kim tuyến quấn lấy thân và vắt sang vai trái. Chú rể có thể mặc quần tây áo sơ-mi. Cô dâu chú rể lạy trước bàn đặt hoa cau rồi ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu bông. Vị a-cha thắp nhang đèn, đọc kinh và lời khấn bằng tiếng Pa-li cầu xin ơn trên ban phước lành cho đôi tân hôn. Sau đó, ông cầm thanh gươm đi với những người mang hoa cau làm lễ Mặt trời. Chú rể cầm quạt che mặt bước lên nhà trong lúc ba tiếng cồng được đánh ngân vang. Em trai hoặc em gái của cô dâu đón chú rể, gởi chăn mền và đưa cho chú rể một miếng trầu. Sau đó chú rể lì xì cho cậu em trai hoặc em gái cô dâu một số tiền nhỏ. Khi vào nhà, chú rể ngồi xuống chiếu, mặt quay về hướng Đông. Trước mặt chú rể đã bày sẵn 3 dĩa hoa cau, xung quanh là các mâm bánh tét, bánh ít, một cái đầu heo luộc và một con gà luộc. Sau khi chú rể kính cẩn lạy mọi người trán chạm xuống chiếu, vị a-cha trao cho chú chùm hoa cau thứ nhất dành tặng cha vợ, chùm thứ hai cho mẹ vợ và chùm thứ ba cho em vợ để tỏ lòng biết ơn những người đã có công nuôi dưỡng, chăm sóc giúp đỡ vợ mình trong thời gian qua. Lễ xong, mọi người chúc mừng đôi tân hôn được trăm năm hạnh phúc, đàn hát ca múa vui vẻ. Sau đó mới thắp đèn cầy xung quanh cô dâu chú rể. Đèn cầy được chẻ làm hai nhánh, người này cầm xong trao cho người bên trái mình. Cứ thế cho đến khi đủ 19 vòng thì tắt đèn cầy. Vị a-cha lấy hoa cau ném cho mọi người xung quanh. Và mọi người cùng ném hoa cau vào nhau để chúc mừng hạnh phúc.
                    Đến chiều tối, theo tiếng cồng, chú rể bám vào chiếc khăn của cô dâu, cả hai bước vào phòng. Hai vợ chồng ngồi đối mặt nhau mà cô dâu có hai phù dâu ngồi hai bên. Chú rể múc một muỗng cơm đút cho cô dâu. Cô dâu đáp lễ. Cũng làm ba lần như thế là tục ăn chuối. Sau đó, một người phù dâu dùng tay cụng đầu cô dâu vào đầu chú rể, và dặên dò những điều cần thiết theo phong tục tập quán cổ truyền.
                    Đó là nghi lễ cưới hỏi của người Khơ-me Nam bộ trước đây. Còn hiện nay có một vài nơi đã chế giảm, thậm chí có gia đình còn pha thêm một ít nghi lễ cưới xin của người Hoa và người Việt vào, ở thành thị đã được đơn giản hơn và chỉ tập trung trong chỉ 1 ngày. Tuy nhiên lễ cưới hỏi của người Khơ-me Nam bộ ở nông thôn vẫn còn được lưu giữ nghiêm ngặt theo luật tục cổ truyền.

                    Theo Baocantho
                    #10
                      congly084 11.08.2006 15:15:16 (permalink)
                      Nghi lễ cưới xin của người dân tộc Mông Bắc Kạn



                      Dân tộc Mông ở Bắc Kạn có gần 15.000 người, chiếm trên 5% dân số toàn tỉnh, cư trú ở 29/122 xã , phường. Người Mông có 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa. Trong các nghi lễ của người Mông thì việc cưới hỏi được coi là rất quan trọng.




                      Thông thường khi đi hỏi dâu, người Mông cử 2 người mang theo lễ vật một con gà luộc , một chai rượu, thuốc lào, thuốc lá, chiếc ô và một mảnh vải( chiếc sé). Khi đến nhà gái chiếc sé sẽ được treo vào vách nơi thờ tổ tiên, dù được gia chủ mời rượu, mời thuốc cũng không được uống mà phải rót rượu nhà mời lại. Nếu nhà gái đồng ý, đại diện nhà trai sẽ bái lễ bố mẹ , anh em nhà cô dâu định hỏi. Nhà gái sẽ gọi họ nội, họ ngoại đến bàn bạc việc cưới xin, còn nhà trai sẽ về nhà xem ngày lành tháng tốt.

                      Ngày cưới nhà trai sẽ cử một số người cùng chàng rể đi đón dâu, lễ vật mang theo gồm 2 con gà luộc chín, rượu, thịt. Khi đến nơi nhà gái sẽ cử 2 người họ nội, họ ngoại tiếp nhà trai. Sau đó 4 vị đại đại diện ngồi chung mâm uống rượu và trao lễ vật cưới hỏi nhà trai mang sang.

                      Trong đám cưới có hát đối đáp, hát những bài cầu chúc hạnh phúc cho cô dâu chú rể. Đến giờ đưa dâu, đại diện nhà gái rót rượu mời và trao cho quan lang chiếc sé- vật chứa hồn cô dâu đưa về nhà trai. Rể lạy tổ tiên, bố mẹ, họ hàng nhà cô dâu rồi đi ra. Cô dâu được phù dâu che ô, trên đường đi không được ngoảnh lại nhìn phía nhà mình, thường thì nhà gái không đi đưa dâu. Trên đường đi đoàn đón dâu nghỉ dọc đường để cúng và ăn cơm nắm. Đến nhà trai cô dâu vào buồng nghỉ. Sau 3 ngày cưới, bố mẹ chồng cùng đôi vợ chồng trẻ về bên ngoại lại mặt và ăn bữa cơm thân mật.

                      Còn tục cưới của nhóm Mông Na Miẻo thì nhà trai cử người đến dạm hỏi, nếu nhà gái ưng thuận thì nhà trai đưa tiền mặt luôn và tổ chức đón dâu về chứ không làm lễ cưới. Lễ vật thường chỉ vài chục cân thịt, rượu, gạo và một số tiền. Ngày đón dâu lễ vật nhà trai mang sang chỉ có một con gà luộc chín, 5 quả trứng, 5 con cá rán, 5 chiếc bánh sừng bò và chàng rể không đi đón dâu. Khi đưa dâu qua mỗi khúc sông cây cầu cô dâu bỏ ít tiền xuống sông- gọi là tiền đò. Đến nhà tra dâu rể phải trình lên tổ tiên. Trước đây cô dâu ở lại nhà bố mẹ đến khi có con mới về hẳn bên nhà trồng. Tục cưới hỏi của dân tộc Mông giờ cũng đơn giản nhưng vẫn giữ được phong tục truyền thống./.


                      Theo baobackan
                      #11
                        HongYen 15.10.2006 00:46:05 (permalink)
                        Cập nhật ngày 19 - 8 - 2006 11:50:00

                        Sự khác và giống nhau giữa Lễ cưới của ba miền ngày nay

                        Hôn Lễ có quy định chặt chẽ của dân tộc Việt từ trước tới nay không có gì thay đổi trên nền tảng cơ bản. Ngày nay, cả 3 miền Bắc Trung Nam vẫn còn lưu truyền, mỗi nơi có một nét đặc trưng riêng biệt.

                        Hôn Lễ có quy định chặt chẽ của dân tộc Việt từ trước tới nay không có gì thay đổi trên nền tảng cơ bản. Ngày nay, cả 3 miền Bắc Trung Nam vẫn còn lưu truyền, mỗi nơi có một nét đặc trưng riêng biệt.

                        Có thể xem là những bài học kinh điển trong các nghi thức Cưới Hỏi:


                        Hà Nội


                        Nghi thức, nghi lễ cưới ở Hà Nội so với các vùng khác có quy định nghiêm ngặt hơn, nhưng trải qua một thời gian nghi thức đó cũng đã thay đổi theo tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, dù có thay đổi gì cũng phải giữ 3 lễ:

                        Chạm ngõ là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái. Ngày nay, những gia đình ở Hà Nội vẫn giữ nguyên nếp xưa, lễ chạm ngõ vẫn được xem là thủ tục cần thiết, để giữa hai gia đình, "chỗ người lớn" thưa chuyện với nhau. Sau lễ chạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu để tiến tới chuyện hôn nhân.

                        Sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi. Dù là tầng lớp nào thì cũng không thể thiếu được cơi trầu. Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội thì không thể thiếu cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả thì ngoài cốm - hồng và trầu cau còn có thêm lợn sữa quay. Ðồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của vùng đất Hà Thành, gồm có: bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá...

                        Dù lễ vật nhiều, ít nhưng không thể thiếu bánh "su sê", ngày xưa gọi là bánh "phu thê", một số địa phương gọi chệch ra là bánh "su sê" là biểu tượng của đôi vợ chồng duyên phận vẹn toàn. Thông thường lễ ăn hỏi gồm có 3 lễ: lễ đàng nội, lễ đàng ngoại và lễ tại gia. Lễ tại gia thường được chia ra đưa kèm theo người được mời cưới.

                        Thời gian sau khi ăn hỏi đến lễ cưới thông thường là dưới 10 ngày. Lễ rước dâu ngày xưa có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có địa vị trong làng xã, khi đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, đầu làng hoặc đầu phố (lễ chăng dây đến đầu thế kỷ XX vẫn còn), muốn đi qua phải đưa một ít tiền.

                        Ăn uống, tiệc tùng diễn ra trước ngày cưới 1 ngày (bây giờ thường tổ chức ngay trong ngày cưới). Sau khi Hà Nội đô thị hóa, dân cư tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố, là khu vực 36 phố phường thì phong tục cưới xin cũng vì thế thay đổi do tiếp thu trình độ văn hóa phương Tây.

                        Ðám cưới bắt đầu xuất hiện thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp mời cưới phải đưa kèm theo chè và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi). Ðến nay tục này vẫn còn được giữ lại. Nếu là đám cưới của những gia đình khá giả, phải có quả phù tang (dùng để đựng đồ lễ, dài từ 80cm đến 1m) do hai người khiêng, đựng trầu cau, lợn sơn son (tục này vẫn được giữ trước năm 1945).

                        Sâm banh được mở ra báo hiệu một lễ cưới bắt đầu, rượu sâm banh với bánh sâm ba là hai thứ không thể thiếu trong lễ cưới của những người phong lưu. Nhưng dù là người giàu hay nghèo trong đám cưới cũng chỉ dùng tiệc ngọt (không dùng mặn).

                        Trong khi đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên, lễ này như một sự tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt. Lễ này hiện nay một số đám cưới bỏ qua, từ sau lễ lại mặt bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà thông gia, vì trong lễ cưới mẹ cô dâu không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau lễ cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ).

                        NGUYỄN VINH PHÚC (nhà Hà Nội học)



                        Huế


                        Quy trình tổ chức lễ cưới ở Huế cũng có đủ các bước thủ tục như các địa phương khác, từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến tân hôn vu quy... Nhìn tổng thể, các đám cưới Huế thường diễn ra tiết kiệm, giản đơn, không phô trương, nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ, với quan niệm "trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật".

                        Chuẩn bị lễ hỏi, lễ cưới, người Huế thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn ngày giờ, hai bên thông gia sẽ báo cho nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này cũng đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện, nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước.

                        Ðối với đám hỏi, người Huế chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và tông tộc thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới Huế có các lễ: xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, và đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người Huế không có tục thách cưới, lễ vật trong lễ cưới tối thiểu chỉ gồm có mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo; không có "lợn quay đi lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám cưới ở Huế luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ rước đèn đi trước. Hai đứa trẻ thường là 1 trai 1 gái, tuổi tương đương cầm lồng đèn hay cầm hoa.

                        Trong đêm tân hôn, đôi bạn trẻ phải làm lễ giao bôi hợp cẩn. Người Huế có tập tục để trong phòng hoa chúc một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Ðôi bạn trẻ phài nhai hết 12 miếng trầu ấy, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong một năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Còn rượu giao bôi thì theo đúng với lễ giáo phong kiến của Trung Hoa cũ.

                        Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái sẽ không theo xe, mà hôm sau mới sang nhà trai, với ý nghĩa xem cô con gái ngày đầu về làm dâu có làm điều gì phật lòng nhà chồng. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo, nhắn gửi con cái cho nhau, và căn dặn con mình phải thuận thảo với gia đình bên vợ hoặc bên chồng. Hiện nay, lễ này đã được nhiều gia đình Huế giảm bớt, bằng cách khi rước dâu, bố cô gái theo về nhà trai bằng một chiếc xe khác xe hoa, và tại tiệc đãi sẽ trao đổi với nhà trai. Ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trả lại nhà bố mẹ để thu dọn tư trang về nhà chồng, bắt đầu cuộc sống làm dâu.

                        Tính cầu kỳ của người Huế tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không hề có chuyện ầm ĩ ồn ào thái quá trong các lễ và tiệc cưới. Trao đổi ngôn từ giữa hai bên thông gia, giữa bà con thân thuộc đều rất thận trọng. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên đều rất khuôn sáo và không bỏ sót ai.

                        Ðặc biệt, quan hệ tuổi mạng rất được coi trọng ở đám cưới Huế. Vị chủ hôn thường là vị cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu phù rể là người chưa có chồng vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn. Một số nhân vật khác cũng được lựa chọn tùy phần nghi lễ phù hợp. Ðơn cử trước ngày cưới đôi tân hôn có thể đưa nhau đi may áo cưới (nếu gia đình khá giả), thì ngày giờ đi may phải tốt, chủ tiệm may là người còn cả vợ chồng, nhiều con cái, gia đình hòa thuận.

                        Việc bài trí phòng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia đình hòa thuận kiểm tra. Người này cũng sẽ têm trầu cau, bày cặp nến hồng trên bàn thờ gia tiên nhà gái. Sau khi lễ xong, cặp nến hồng cũng phải được người này thổi tắt. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Trước khi đi và khi đón dâu về, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra đứng đón sẵn để "lấy hên" cho đôi tân hôn.

                        Tiến sĩ TÔN THẤT BÌNH



                        Nam bộ


                        Hôn lễ chính cử hành tại gia đình. Vì là lễ điều kiện tiên quyết là trang nghiêm, sạch sẽ. Vị trí buổi lễ là khu vực thờ tổ tiên, trong nhà, trang trí tùy theo gia đình, phải có đủ "hương đăng hoa quả".

                        - Họ hàng đàng trai đến, có người làm mai đi đầu. Phẩm vật đưa đến, ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, truyền thống này nay vẫn giữ, nghe đâu có từ thời Hùng Vương dựng nước. Ðó là nét văn hóa, linh thiêng của dân tộc Việt. Phải có cặp đèn (nến) thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ.

                        Ðại diện nhà trai đến, kính cẩn mời đàng gái uống trà, rượu, và mời ăn trầu. hai bên bàn bạc với nhau vài chi tiết, tặng nữ trang, tiền mặt, không mất thì giờ vì đã thỏa thuận với nhau từ trước rồi. Xong xuôi, người trưởng tộc của đàng gái tuyên bố: "Xin làm lễ lên đèn". Hiểu đó là kiểu "ký tên, đóng dấu" chính thức.

                        - Lên đèn là nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất, bắt buộc phải có. Hai ngọn nến to, do đàng trai đem đến được đặt trên bàn thờ ông bà. Người trưởng tộc bèn khui một chai rượu, trong số hai chai do đàng trai đem đến. Rồi thì ông đứng trước bàn thờ ngay chính giữa, cô dâu và chú rể đứng hai bên, im lặng. Hai ngọn đèn được đốt lên, từ ngọn lửa của cái đèn trứng vịt nhỏ của bàn thờ (hiểu là lửa hương hỏa). Hai ngọn đèn cháy từ từ, đặt sát nhau vì người làm lễ đang áp vào hai tay, như khấn vái.

                        Khi lửa cháy đều ngọn, ông này từ từ giang cánh tay ra trao cho hai người trợ lý mỗi bên một ngọn để cắm vào chân đèn. Ngọn đèn phải cháy thong dong, đều đặn, nếu bên cao bên thấp thì sẽ có dư luận chàng rể sợ vợ, cô dâu sẽ lấn hiếp chồng. Ðề phòng nến tắt, nhiều người đóng cửa sổ thật kỹ, sợ gió tạt hoặc tạm thời tắt quạt máy.

                        Ngày nay, đèn chế biến bằng hóa chất, không làm bằng sáp ong như xưa nên dễ tắt bất ngờ. Trong lúc lên đèn, có sự tôn nghiêm kỳ lạ. Lửa là sự sống, là niềm lạc quan. Lửa nối quá khứ, nối tổ tiên đến hiện tại. Lửa nối mặt đất lên trời. Lửa dịp lễ hội ở đình làng, với đèn. Lửa ở ngay cà những Thế vận hội. Lễ lên đèn theo tôi là lễ quan trọng, bắt buộc phải có ở mọi hôn lễ từ xưa đến nay. Lên đèn là đủ rồi.

                        Nhà văn SƠN NAM


                        Đoàn Hạnh (Theo Tuổi Trẻ/cuoihoivn.com)


                        http://www.thangmo.com.vn/203_van_hoa_viet.html?PHPSESSID=509e685aad128d47efc4d6e67d819ac5

                        #12
                          congly084 11.01.2007 08:55:55 (permalink)








                          VÀI NÉT VỀ LỄ CƯỚI
                          THỜI HÙNG VƯƠNG


                           




                          Ở vùng Đất Tổ có rất nhiều hội làng được ổ chức vào mùa xuân. Các trò diễn về thần tích và truyền thuyết dân gian trong các hội này hầu hết tập trung vào 2 nhân vật các vua Hùng và Tản Viên Sơn Thánh. Các trò diễn "nổi đình nổi đám" và được diễn với lòng sùng mộ chất phác nhất của người dân Đất Tổ vẫn là trò diễn về Tản Viên, con rể vua Hùng thứ 18. Câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh đã trở nên quen thuộc với rất nhiều nười. Ở đó, ngoài việc phản ánh công việc trị thủy, tình trạng lụt lội của đồng bằng Bắc Bộ, sức mạnh phi thường của nhân dân chống lại thiên tai ta còn biết thêm việc hôn nhân của Sơn Tinh và suy rộng ra là tục lệ cưới xin của thời Hùng Vương. Trải qua bao đời, hình ảnh đám cưới của Sơn Tinh, Ngọc Hoa vẫn còn giữ đậm nét trong ký ức của mỗi người dân vùng đất Tổ mà mỗi một kỳ làng mở hội thì hình ảnh này lại được thể hiện một cách sinh động.
                          Đám cưới của Sơn Tinh, Ngọc Hoa thường được diễn lại ở khá nhiều xã thuộc huyện Phong Châu như Cao Mại, Sơn Vi, Phù Ninh, Chu Hóa - một thanh niên trong làng được chọn đóng vai Sơn Tinh, những người khác đóng vai tùy tùng, trò vui diễn ra đông như một đám cưới thật. Dân làng ném đất, đá và hao quả vào người Sơn Tinh. Tục này hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn ở nhiều địa phương tỉnh Phú Thọ trước Cách mạng tháng Tám. Trên đường đi đón dâu, nhà trai còn phải chịu nhiều thử thách : bị ném đất, đá, hoa quả và nhiều khi đoàn đón dâu đến cửa nhà gái còn phải dừng lại đối đáp những câu đối của họ nhà gái để thử tài trí thông minh của chàng rể, sau đó mới được đón dâu.
                          Lễ cưới được tổ chức chu đáo và có nhiều trò vui nhộn. Nó đúng là ngày vui của hai họ, của cô dâu chú rể, của cả dân làng. Tục lệ này theo những cụ già tuổi từ 80-90 ở các xã vùng ven chân núi Nghĩa Lĩnh nói là có từ xa xưa. Phải chăng nó chính là hình ảnh của tục lệ cưới thờ Hùng Vương? Quanh khu vực đền Hùng còn có nhiều trò diễn dân gian khá sinh động như trò diễn "Bách nghệ khôi hài" và trò "Rước Chúa gái". Tìm hiểu trò diễn "Rước Chúa gái" ở xã Hy Cương. Hàng năm, dân làng tuyển chọn một cô gái đẹp, nết na có đủ tiêu chuẩn như gia đình không có tang, cô gái chưa chồng - làm Chúa gái. Gần đến ngày hội, dân làng đến trang trí phòng ở cho cô gái sau đó để cô ở một mình tách hẳn với gia đình. Mọi việc ăn uống sinh hoạt có các cô gái khác phục vụ. Ngày rước Chúa gái, dân làng tổ chức trò diễn "Bách nghệ khôi hài" để mong cho Chúa gái được vui. Theo các cụ kể lại thì đó là tục của làng diễn lại sự tích công chúa Ngọc Hoa. Sau khi kết hôn với Sơn Tinh nàng lại trở về với bố mẹ đẻ ở vùng này, lâu không trở về với chồng vì thế Tản Viên phải đến đón vợ. Vì thương nhớ cha mẹ, Ngọc Hoa buồn nên nhân dân đã phải làm trò "khôi hài" để nàng vui. Người con gái lấy chồng sau đó lại trở về nhà mình một thời gian đó là phong tục có từ thời Hùng Vương khi xã hội phụ quyền đã hình thành nhưng vẫn còn tàn dư của xã hội mẫu quyền. Điều này không chỉ được thể hiện ở hội làng, ở các trò diễn, mà nó còn là thực tế trong đám cưới ở một địa phương ở Phú Thọ. ở đám cưới của người Mường huyện Thanh Sơn, Yên Lập trong đêm tân hôn, cô dâu ngủ chung với bạn bè tới dự rồi sớm hôm sau trở về nhà mình một thời gian, sau đó mới về nhà chồng. Trong một thời gian ở nhà mình thường khi nhà trai có việc hoặc ngày rằm, ngày tiệc cô dâu mới về nhà chồng, nhưng chỉ về vào buổi tối, sớm hôm sau lại về nhà mình. Từ lễ cưới đến xin về (có nơi gọi là lễ lại mặt) thời gian không quy định, có thể vài ba ngày, có thể một thời gian khá dài khi cô dâu có thai mới làm lễ xin về. Lễ này cũng được tổ chức long trọng vui vẻ, sau đó bà con trong họ, bạn bè của cô dâu giúp cô dâu mang của hồi môn về nhà chồng.
                          #13
                            congly084 11.01.2007 16:26:09 (permalink)




                            QUY TRÌNH HÔN LỄ CỦA NGƯỜI GIẺ – TRIÊNG



                            Trong qui trình hôn lễ của người Giẻ - Triêng, sau khi tổ chức xong các nghi lễ trước hôn nhân , như : Lễ đính hôn (long), lễ hợp cẩn (bla), lễ trình làng (tava), lễ ra mắt họ hàng (talu) và lễ giã từ nhà rông thì họ tiếp tục chuẩn bị tổ chức một số nghi lễ chính. Quy trình hôn lễ chính này thường được người Giẻ - Triêng tiến hành trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm vì khi đó mới thu hoạch xong mùa màng (nông nhàn), điều kiện vật chất tốt, có nhiều thời gian rỗi, thời tiết thuận lợi và trời đẹp…. Quy trình hôn lễ này thường được tổ chức trong 3 ngày: 











                            Ngày thứ nhất – Ngày chuyển củi – Ngày hỏi:
                            Củi cưới có vị trí quan trọng trong chuyện hôn nhân của người Giẻ – Triêng. Củi cưới là của hồi môn, là lễ vật thiêng liêng do người con gái chuẩn bị trong thời gian chuẩn bị lấy chồng . Kết quả nhiều hay ít, xấu hay đẹp là biểu hiện về sự trưởng thành, khả năng làm chủ gia đình mẫu hệ của người con gái. Vì vậy, khi bước vào quy trình chính của hôn lễ, người con gái xin ý kiến của Già làng, gia đình chuyển đống củi cưới cô đã chuẩn bị sang nhà trai. Vì vậy, người Giẻ - Triêng còn gọi củi cưới là củi bắt chồng , củi cho chồng .

                            Trong ngôn ngữ và thực tế, người Giẻ - Triêng không có ngày “ăn hỏi”, không có từ đám hỏi, họ có ngày chuyển củi sang nhà trai, là ngày cõng củi và họ coi đó là ngày hỏi, đám hỏi. Người cõng củi trong ngày này, ngoài cô dâu (bắt buộc) còn có các cô gái đã có chồng trong làng giúp cô (trừ các cô gái chưa chồng). Việc chuyển củi cưới, dù ít hay nhiều cũng phải chuyển xong trong một ngày, nếu quá nhiều, hoặc khoảng cách giữa hai nhà quá xa thì phải nhờ thêm nhiều người giúp. Chính vì lý do đó, nhiều cuộc chuyển củi cưới có đoàn người cõng củi khá đông, có khi đến trên 20 người. Khi lượng củi chuyển qua nhà trai được khoảng hai phần ba, một số đàn ông nhà gái tới chặt cây, đào lỗ chôn cột, chuẩn bị cho việc xếp củi vào ngày hôm sau.                                                          
                                                                                                                                                              
                            Ngày thứ hai – Ngày xếp củi – Ngày cưới:                 
                            Ngày xếp củi được coi là ngày cưới nên cũng có nghi lễ trong khi xếp củi. Sau khi củi cưới đã được rã ra, sẵn sàng cho việc xếp củi, cô dâu phải lấy những thanh củi đầu tiên, tự tay đưa cho chồng, rồi người chồng mới chuyển chúng cho bố mẹ của mình để họ tự tay xếp lượt củi cưới đầu tiên lên dàn khuôn đã chuẩn bị sẵn (dàn đáy). Sau nghi lễ đó những người thân mới tiếp tục xếp củi cưới thành khối vuông vức.
                                                           
                            Theo phong tục của người Giẻ – Triêng, sau khi nhà trai nhận củi, đôi trai gái đó coi như đã thành vợ, thành chồng, họ không được quan hệ tình cảm (yêu) với người khác. Trong ngày xếp củi, nhà trai làm cơm đãi những người xếp củi và nhà gái. Hoàn tất việc xếp củi, phần nghi lễ trong quy trình hôn lễ coi như đã hoàn tất, phần còn lại chỉ là việc tổ chức tiệc cưới chiêu đãi làng và người thân.  
                                                                                            
                                                                                                                   
                            Ngày thứ ba – Tiếp đãi khách và tiệc cưới:
                            Một việc rất quan trọng là cuối ngày xếp củi, hai bên gia đình phải (phong tục, bắt buộc) trồng cây nêu để thông báo với mọi người trong làng, khách ở gần xa biết việc tổ chức đãi tiệc và biểu diễn nghệ thuật dân gian trong dịp cưới. Việc làm cây nêu được Già làng hoặc những người thông thạo phong tục hướng dẫn, giúp đỡ.

                             Không khí trong làng vào dịp này rất nhộn nhịp, người lớn thì bàn bạc cách thức tiến hành hôn lễ, chuẩn bị lương thực, thực phẩm để làm tiệc đãi khách. Các nghệ nhân tập lại các tiết mục nghệ thuật dân gian, trai gái thì chuẩn bị trang phục, cồng chiêng, nhạc cụ… và lo các việc khác phục vụ ngày cưới. Trẻ em thì phấn khởi vì được mặc áo đẹp, được xem văn nghệ… và quan trọng hơn là được ăn ngon.

                            Vật chất đãi tiệc trong hôn lễ, quan trọng nhất là rượu cần. Vì vậy, tối thiểu nhà trai cũng như nhà gái phải chuẩn bị từ 20 đến 30 ghè (ché). Số rượu này một phần do gia đình chuẩn bị trước, một phần do người trong dòng tộc, người thân cho. Đối với thực phẩm, bò và heo được mổ thịt ngay trong đêm, một số thịt được nướng sơ rồi sau đó mới mang đi để chế biến thành các món ăn. Số thịt heo, thịt bò còn lại được xẻ thành từng miếng gần bằng nhau, xâu bằng lạt tre để làm quà chia đều cho bà con, họ hàng và cả khách thập phương đến làng vào dịp đám cưới.

                            Việc làm tiệc cưới, không nhất thiết ngày thứ ba cả hai bên đều phải làm, nó tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai gia đình gần hay xa, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi bên chuẩn bị ra sao. Nếu hai bên cùng đã chuẩn bị tốt và họ cùng làng thì có thể tiến hành tổ chức tiệc cưới trong cùng một ngày. Khi đó, nếu ai có họ với bên nào thì sẽ đến bên đó trước, sau đó họ sẽ tiếp tục đến dự ở nhà bên kia. Đối với cô dâu, chú rể phải đi cùng nhau ở cả đôi bên, bên nào trước đều được để nhận lời chúc mừng hạnh phúc của mọi người.

                            Trường hợp bên nào chưa chuẩn bị xong thì làm sau nhưng không được kéo dài quá thời điểm vợ chồng sinh con đầu lòng. Việc chưa tổ chức xong tiệc cưới thì coi như là vẫn còn nợ làng và nếu kéo dài tới quá khi sinh con đầu lòng thì vô cùng tủi hổ, dù sau này có trả được vẫn bị chê cười, thậm chí còn bị đòi hỏi thêm nhiều thứ khác giống như là bị phạt. Ngày nay, do kinh tế phát triển, tiệc tùng không quá linh đình nên chuyện nợ tiệc cưới gần như không còn nữa vì vậy ngay sau ngày xếp củi thì cả hai bên đều đã chuẩn bị chu đáo và cùng đãi tiệc mọi người. Đặc biệt, khách lạ khi đến làng người Giẻ – Triêng thấy có cây nêu, có đãi tiệc thì có thể vào bên trai hay gái đều được và luôn được đón tiếp chu đáo, không phải kiêng cữ hay phải có quà mừng gì. Không những thế, khi ra về lại còn được chia một phần quà như tất cả người thân trong làng, trong dòng họ.

                            Biểu diễn nghệ thuật là nội dung không thể thiếu trong dịp cưới mà trong đó cồng chiêng có vị trí quan trọng. Khi việc ăn uống tương đối đầy đủ, họ bắt đầu hát, họ hát các bài hát có nội dung chúc mừng gia đình, chúc đôi bạn trẻ mau chóng có con, có cháu…. Cứ thế cuộc vui kéo dài tới chiều tối thì chiêng trống nổi lên, trai gái trong làng thay những bộ váy áo mới, mọi người đều trong trạng thái vui vẻ. Khi men say đã ngấm, họ tiếp tục nhảy múa, ca hát và nếu ai đó say quá thì có thể về hoặc kiếm chỗ nghỉ tạm để khi tỉnh lại tiếp tục ăn uống, hát và nhảy múa. Vào thời điểm biểu diễn nghệ thuật, khi âm vang của cồng chiêng trầm hùng vang vọng khắp núi rừng, thấm sâu vào lòng đất, kết hợp với các điệu xoang của các chàng trai cô gái trong trang phục truyền thống và rượu cần , đã tạo nên một tổ hợp các hoạt động. Khi rượu cần đủ ngấm, bước xoang ngất ngây trong tiếng cồng chiêng thì tâm hồn mỗi người dự cuộc vui ngày cưới càng thêm cởi mở. Con người, thiên nhiên, đất trời càng xích lại gần nhau, gắn bó với nhau và dường như họ muốn cỏ cây, muông thú, đất trời cùng say chung với mình, cùng vui chung với mình.


                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.03.2007 13:45:59 bởi congly084 >
                            Attached Image(s)
                            #14
                              congly084 09.03.2007 13:49:18 (permalink)



                              Phong tục lễ cưới cung đình nhà Nguyễn
                               







                              Dù là tần lớp nhân dân lao động và giai cấp quan lại nhỏ ở các triều đại phong kiến, nhưng tục lệ cưới hỏi của người Việt xưa đã rất phong phú, đa dạng với nhiều lễ tục độc đáo. Tuy nhiên, những tục lệ này khác xa với tầng lớp vua chúa. Mỗi triều đại phong kiến, mỗi ông vua trị vì đều có tục lệ cưới hỏi riêng, cực kỳ phiền phức và tốn kém, có khi phải hy sinh hàng trăm mạng dân lành để chút lấy một ngày vui cho các hoàng tử, công chúa. Đặc biệt tục cưới hỏi dưới triều nhà Nguyễn, tuy phần nhiều giống với tục cưới gả của Trung Hoa, nhưng với đặc điểm sinh hoạt của cung đình và sự độc đáo của nền văn hoá dân tộc mà các tục lệ này cũng được thay đổi ít nhiều, làm nên những đám cưới hoàng cung xa hoa, lộng lẫy một thời.

                              Đám cưới Hoàng tử
                              Hoàng tử lấy vợ gọi là Nạp phi. Thường khi hoàng tử đã xuất phủ thì vua mới nghĩ đến việc cưới vợ cho con. Trước ngày nạp lễ, có một buổi thiết triều ở điện Cần Chánh để vua truyền cho biết ngày giờ hôn lễ và cử các quan vào trong ban phụ trách việc hôn lễ này. Hai quan chánh, phó sứ cầm mao tiết và bưng tráp thiếp đến nhà gọi là Văn Võ Công Thự. Ở đây, lễ vật được đặt sẵn trên các án sơn son thếp vàng bao gồm: hai thỏi vàng ròng, hai mươi cây vải tốt, một đôi xuyến, một đôi hoa tai, một bộ trâm vàng, hai chuỗi hạt châu quý. Ngoài ra, còn mang theo một con trâu, một con bò và một con heo sữa. Các con vật này bắt buộc phải sơn màu đỏ, ngay cả cái cũi và sợi dây buộc. Đoàn người đến họ nhà gái gồm có quan chánh, phó sứ, vài vị đại thần cùng phu nhân và bầu đoàn thê tử gánh lễ vật. Đến nơi, tất cả phẩm vật đều để lên bàn. Riêng trâu, bò, heo bỏ trong cũi để ngoài sân. Quan chánh sứ đứng bên tả hương án, quan phó sứ đứng bên hữu. Thân phụ và thân mẫu cô dâu đứng trước án; sau đó theo lời phán của viên quan Bộ lễ họ đồng lạy năm lạy và cung kính nhận lễ vật mà họ đằng trai (con vua) mang đến. Lễ Nạp Thái xong, các nghĩ lễ khác tiếp tục theo tuần tự. Nhưng quan trọng hơn cả là lễ Phát sách trước khi cô dâu từ giã cha mẹ họ hàng để về nhà chồng. Lễ Phát sách, tức lễ mà vua ban cho cô dâu một cuốn sách bằng vàng về cuộc hôn phối đó; đồng thời ghi lý lịch của hai người, sắm cho áo mũ, giày và kiệu... Quan Chánh sứ cầm mao viết, quan phó sứ bưng tráp được chạm trổ tinh vi để đựng kim sách, còn các người khác thì chỉ được bưng lễ vật.

                              Ở nhà cha mẹ cô dâu đã bày sẵn hương án để đặt kim sách. Đọc xong, nữ quan giao kim sách cho cô dâu. Cô dâu cúi đầu nhận kim sách một cách cung kính, trang trọng bằng cách đưa lên ngang trán và giao lại cho một nữ quan khác đặt lên hương án như cũ. Họ mời vợ hoàng tử ngồi vào ghế, các bà mệnh phụ, thị nữ sắp hàng lạy mừng cô dâu bốn lạy. Lễ xong, một bữa tiệc được nhà gái bày ra để khoản đãi những người tham dự , sau đó rước cô dâu về phủ của hoàng tử. Hôm sau, cha mẹ của cô dâu phải vào cung để làm lễ tạ ơn vua và hoàng hậu.

                              Đám cưới hoàng tử hoàn tất, nếu hoàng tử chung tình thì cọi như mọi nghi lễ phiền toái đó chấm dứt, nếu chàng muốn cưới nàng hầu thì nghi lễ lại quay vòng như từ đầu.

                              Lễ cưới công chúa
                              Công chúa đến tuổi lấy chồng thường gọi là Hạ giá, con rể tương lai của nhà vua được gọi là Phò mã. Tuy nhiên, việc chọn phò mã phải hết sức cẩn trọng. Khi công chúa đến 16 tuổi, vua sai Bộ lại, Bộ binh lập danh sách con cháu và chắt các công thần hạng nhất, tiếp đến nhị phẩm. Những chàng trai này tất nhiên là không bị tàn tật, nhưng phải thông minh và đẹp. Chọn được phò mã rồi, vua mới cử một người làm chủ hôn, một đại thần làm chiếu liệu, đứng ra lo việc đám cưới. Theo tục lệ thì "gái hơn hai, trai hơn một" là tốt đẹp. So với đám cưới hoàng tử thì đám cưới công chúa phiền toái, nhiêu khê hơn nhiều. Bởi vì lần này người có con được vua chọn làm phò mã là một sự vinh hiển không ai bằng, sau đó cha mẹ chàng lại được nhiều ân sủng của vua và hoàng hậu ban cho. Đấy là chưa kể phò mã nếu được vua ưng ý sẽ được phong quan tiến chức. Lễ cưới công chúa gồm có sáu lễ, cứ mỗi ngày cử hành hai lễ, cách quãng nhau.

                              Ngày thứ nhất: Gồm có lễ Nạp thái và Lễ Vấn danh. Trong ngày này, gia đình phò mã sẽ đưa lễ vật vào cung gồm một con trâu, một con lợn, hai mâm trầu cau, hai vò rượu ngon, hai cây nấm, mười tấm lụa, bốn thỏi vàng, một đôi bông vàng, một mâm vàng, chuỗi ngọc và 16 thỏi bạc. Sau đó có thêm hai con trâu, hai con lợn và hai vò rượu.

                              Ngày thứ hai gồm lễ Nạp trưng, lễ Nạp cát. Các lễ vật ở ngày thứ hai tương tự như lễ vật ở ngày thứ nhất.

                              Ngày thứ ba là ngày quan trọng nhất. Gồm lễ Điện nhạn và lễ Thân nghinh. Lễ vật trong lễ Điện nhạn gồm hai hộp chỉ ngũ sắc, một trăm đồng tiền, hai con ngỗng nhốt trong hai cái lồng đều có dây đỏ buộc liền nhau chỉ sự thuỷ chung. Còn một trăm đồng và hộp chỉ ngũ sắc tượng trưng cho sự giàu sang thịnh vượng, con đàn, cháu đống.

                              Trong lễ Thân nghinh, hai ông bà chiếu liệu đến phủ đệ phò mã, hai viên quan văn, hai viên quan võ cùng phu nhân chỉnh tề lọng võng đợi dẫn dâu về. Bộ binh phái ba trăm lính nhung phục cầm cờ quạt, nghi trượng đứng trực ở cửa cung. Phò mã mặc lễ phục vào lạy vua xin được đón công chúa. Vua ban mấy lời giáo huấn, còn phò mã thì phải ngồi đợi tại một gian phòng bốn bên màn che sáo phủ. Công chúa đội mũ phượng, mặc áo bào bằng bát ty màu đỏ, thêu hoa tròn và chim phượng xiêm bằng đoạn bát ty màu đỏ, thêu hoa tròn và chim phượng, đi hài màu đỏ thêu phượng theo nữ quan dẫn đến hầu vua cha và mẫu hậu để nghe những lời giáo huấn. Kiệu hoa dừng trước cửa Tả đoạn chung quanh che rèm. Công chúa bước ra đã có phò mã chờ sẵn bên kiệu, tự tay vén màn mời công chúa bước lên. Ra khỏi hoàng thành, phò mã mới được phép lên kiệu. Phò mã cưỡi ngựa che hai lọng, lính hầu bê tráp đi trước dẫn đường, rồi đến ba trăm binh sĩ cầm cờ quạt, nghi trượng và phường nhạc theo sau. Bên kiệu công chúa có sáu nữ quan và các thị nữ mặc áo mã tiên, hai người cầm lồng đèn thắp nến, hai người cầm cành thiên tuế, hai người ôm lồng ngỗng, bốn người bưng tráp trầu và hộp hương. Công chúa được mời vào phòng khách, ngồi theo thứ tự. Nhà trai bắt đầu bày tiệc khoản đãi...
                              Phò mã cũng công chúa vào lễ ở bàn thờ lễ Tơ hồng. Phò mã dự lễ hợp cẩn. Hai người ăn chung mâm cỗ tơ hồng và uống rượu trong hai cái chén được làm bằng hai nửa của cùng một quả bầu. Hôm sau đến lượt công chúa ra mắt cha mẹ chồng. Công chúa đứng lạy phía tây lạy bốn lạy. Cha mẹ chồng đứng ở phía đông, đáp lại hai vái. Ngày thứ 3, hai vợ chồng đến từ đường làm lễ tổ tiên. Mỗi người lạy bốn lạy, hai vái. Ngày thứ chín, hai vợ chồng vào chầu vua. Phò mã được vua ban cho một bộ triều phục tam phẩm, hai áo gấm, hai bộ yên ngựa. Phò mã lạy tạ năm lạy. Sau đó, hai vợ chồng vào cung lạy chào hoàng hậu và hoàng thái hậu. Hồi môn của công chúa được cấp lớn nhỏ tuỳ theo vua. Phò mã đô uý là chức đầu tiên của chồng công chúa, chỉ việc ngồi không ăn lương; dự yến tiệc trong ngày lễ, hoặc theo vua đi hầu các nơi.

                              Nếu trong nước có xảy ra đại sự và tuỳ theo tài năng của phò mã mà vua ban thưởng cho các chức sắc để phò vua dựng nước.


                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 19 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9