(url) Đỗ Ngọc Yến người sáng lập nhật báo Người Việt
Mayvang 19.08.2006 02:03:46 (permalink)
18 Tháng 8 2006 - Cập nhật 09h56 GMT

Sáng lập viên báo Người Việt qua đời

Nhân vật sáng lập nhật báo đầu tiên và lớn nhất của người Việt ở Mỹ, ông Đỗ Ngọc Yến, đã qua đời hôm thứ Năm ở bệnh viện tại California, thọ 65 tuổi.

Theo tiểu sử, ông Ðỗ Ngọc Yến học trường Trung Học Trương Vĩnh Ký rồi tự học để đậu bằng Tú Tài.

Ông ghi tên theo học tại Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn nhưng không theo đuổi một bằng cấp nào.

Từ năm 1964, ông viết cho các nhật báo Sống, Sóng Thần, Ðại Dân Tộc, tạp chí Văn Nghệ, tuần báo Ðời, và nhiều tờ báo khác ở miền Nam.

Bắt đầu từ thập niên 1970 ông trở thành người phiên dịch, cộng tác với nhiều phóng viên các báo nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Năm 1978, ông sáng lập báo Người Việt. Ban đầu mới là một tập san bốn trang ra mỗi tuần được in trong một ga-ra ở quận Garden Grove, nhưng tờ báo đã phát triển để trở thành tờ báo quan trọng hàng đầu ở hải ngoại.

Ông và gia đình thuộc làn sóng di dân thứ nhất đến Mỹ sau ngày Sài Gòn sụp đổ năm 1975.

Giống như nhiều người khác, ông đến Mỹ với bàn tay trắng, ban đầu làm người rửa chén bát ở một nhà hàng trước khi chuyển sang Texas để tìm việc.

Nhưng ông nhanh chóng quay về miền nam California với ý tưởng thành lập một tờ báo phục vụ hàng trăm ngàn người Việt tị nạn.

Với 4000 đôla giành giụm, ông in 2000 bản của số báo đầu tiên ra ngày 6-12-1978.

Theo báo Los Angeles Times, ông Đỗ Ngọc Yến, người muốn đưa phong cách báo chí phương Tây vào tờ báo, từng bị những người Việt chống Cộng chỉ trích khi họ nghĩ nội dung trên báo chưa đủ 'cứng rắn'.

Năm 1989, 150 người biểu tình bên ngoài tòa soạn sau khi ông Yến cho đăng hình lăng ông Hồ Chí Minh.

Ngày hôm nay, báo Người Việt có hơn 70 nhân viên, với lượng phát hành chừng 18.000. Tờ báo cũng có trang tiếng Anh phục vụ những độc giả trẻ tuổi hơn.

Ngoài ra, tờ báo do ông Đỗ Ngọc Yến sáng lập đã phát triển thêm hoạt động về phát thanh, cùng một trang web trên mạng internet.

nguồn BBC.com

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/6880/AD73CA52559545E2851B817ECC2B7745.gif[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.12.2006 11:50:55 bởi TTL >
Attached Image(s)
#1
    Ngọc Lý 19.08.2006 03:56:51 (permalink)
    .

    Cảm ơn Mây Vàng đã loan tin.
    Thật là một tin buồn cho cộng đồng người Việt.
    Theo các điều Mây Vàng thông báo
    Ông Đỗ Ngọc Yến là người rất nhiều tâm huyết
    với đất nước, dân tộc Việt.
    Xin thành kính thắp nén hương
    tiễn Ông về Xứ Chúa.

    Nghe tin của Mây Vàng,
    Ngọc Lý chạy đi tìm hiểu thêm
    về Ông Đỗ Ngọc Yến,
    và xin góp thêm vào đây vài bài viết khác
    để chúng ta cùng đọc.



    Ông Ðỗ Ngọc Yến qua đời
    Thursday, August 17, 2006

    Nguồn: Người Việt





    Nhà báo Đỗ Ngọc Yến


    Chủ nhiệm sáng lập Nhật Báo Người Việt, ông Ðỗ Ngọc Yến, đã qua đời lúc 4 giờ 30 phút chiều ngày Thứ Năm, 17 Tháng Tám năm 2006, tức ngày 24 Tháng Bảy năm Bính Tuất, tại bệnh viện Fountain Valley, California, sau khi đã chịu đủ các phép bí tích.

    Ông Ðỗ Ngọc Yến, tên thánh Rémi, sinh năm 1941 tại Sài Gòn, đã bắt đầu xuất bản báo Người Việt từ năm 1978, rồi cùng nhiều bạn hữu và gia đình gây dựng thành tờ nhật báo hiện nay có số người đọc đông nhất ở hải ngoại. Nếu không kể các tờ báo tiếng Việt Nam do chính quyền chủ trương thì nhật báo Người Việt là tờ báo của tư nhân Việt Nam có đời sống lâu dài nhất.

    Ông Ðỗ Ngọc Yến qua đời để lại vợ là bà Lã Phương Loan, ba cô con gái: Ðỗ Bảo Anh, Ðỗ Châu Dao, Ðỗ Phương Liên và con trai là Ðỗ Ngọc Tùng. Gia đình ông vốn gốc quê ở Nam Ðịnh, song thân ông đã vào lập nghiệp ở miền Nam từ khi còn trẻ.

    Ông Ðỗ Ngọc Yến đã học trường Trung Học Trương Vĩnh Ký rồi tự học để đậu bằng Tú Tài Việt Nam. Ông đã ghi tên theo học tại Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn nhưng không theo đuổi một bằng cấp nào. Ông dành thời gian tham gia các hoạt động thanh niên và sinh hoạt báo chí từ khi còn học trung học.

    Từ năm 1964 ông Ðỗ Ngọc Yến đã viết cho các nhật báo Sống, Sóng Thần, Ðại Dân Tộc, tạp chí Văn Nghệ, tuần báo Ðời, và nhiều tờ báo khác. Bắt đầu từ thập niên 1970 ông cộng tác với nhiều phóng viên các báo ngoại quốc hoạt động tại Việt Nam.

    Tham gia Phong Trào Hướng Ðạo từ thuở thiếu niên, ông Ðỗ Ngọc Yến cũng tham dự vào sinh hoạt của các đoàn thể thanh niên khác và làm ủy viên báo chí của Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn trong niên khóa 1964-1965, cùng thời với ông Lê Hữu Bôi là chủ tịch. Ông tham gia ban lãnh đạo các chương trình tự nguyện của thanh niên như Công Tác Nông Thôn, Cứu Lụt năm 1964, Kế Hoạch Xây Ðời Mới, vân vân.

    Năm 1965 ông được bầu làm Tổng Thư Ký Chương Trình Công Tác Hè 1965, nơi quy tụ sinh hoạt của nhiều hội đoàn thanh niên, như Nam Hướng Ðạo và Nữ Hướng Ðạo, Gia Ðình Phật Tử, Thanh Niên Hưng Ðạo Ðoàn, các đoàn sinh viên, thanh niên Công Giáo cũng như Phật Giáo. Ðây là các tổ chức hoạt động trong một Mùa Hè nhưng đã huy động được hàng trăm ngàn thanh niên, học sinh và sinh viên trên 40 tỉnh khắp miền Nam Việt Nam thực hiện được rất nhiều công tác hữu ích cho đồng bào.

    Báo Người Việt do ông Ðỗ Ngọc Yến sáng lập hiện nay đã phát triển thêm hoạt động trong các đài phát thanh VNCR, tạp chí Thế Kỷ 21, và tờ báo trên mạng lưới Nguoiviet Online hiện mỗi ngày có bốn năm chục ngàn người vào đọc, ở khắp thế giới kể cả Việt Nam.

    Bà Lã Phương Loan là người bạn đời của ông Ðỗ Ngọc Yến từ năm 1964. Vốn là một giáo sư Anh văn tại trường Trung Học Nguyễn Trãi, Sài Gòn, bà đã hết lòng hỗ trợ chồng từ những ngày đầu khi ông xuất bản Nhật Báo Người Việt. Người con gái ông là Ðỗ Bảo Anh hiện là một phó tổng giám đốc công ty Người Việt và phụ trách tuần báo Người Việt 2, viết tiếng Anh. Cô Ðỗ Châu Dao hiện làm việc tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

    Gia đình ông Ðỗ Ngọc Yến chưa cho biết tang lễ sẽ được tổ chức vào ngày nào, khi được tin chúng tôi sẽ loan báo tiếp.


    Nguồn: Người Việt
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=47510&z=3
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.08.2006 08:12:24 bởi Ngọc Lý >
    #2
      Ngọc Lý 19.08.2006 04:02:11 (permalink)
      .

      Nhà báo Đỗ Ngọc Yến:
      Người bạn tới với nụ cười

      PHAN NHẬT NAM






      Nhà báo Đỗ Ngọc Yến



      Trong tháng, năm biệt giam dài lâu ở những căn hầm tối nơi đất Bắc, tôi có đủ thời giờ, năng lực vật chất, tinh thần (qua một thế sống cách biệt: Không Nói-Không Nghe-Không Làm) để nhớ lại, tự tìm hiểu, giải thích về người, sự việc (tại sao) đã xẩy ra từ một thuở rất lâu, ngày còn ấu, thiếu.. Để cuối cùng (phải đến như một điều tất nhiên), giúp dần hiểu ra - Tất cả được xếp đặt, điều khiển từ một Lý và Lực siêu nhiên rất cụ thể mà cũng vô vàn kỳ diệu – Trong diễn tiến tính trạng ấy, Mỗi Người Bạn giữ một vai trò rất tích cực không thể thay thế. Đỗ Ngọc Yến - Đôi Kính - Nụ Cười là “Một Hình Tượng Thông Tin” hiện rất rõ.

      Một, 1970..

      Tôi phải ở trong tình cảnh “Ngày nằm võng ngủ.. Đêm đi phục kích”, một cách tệ hại bất đắc dĩ, vì bị buộc phải rời bỏ đơn vị tác chiến nhảy dù, chuyển qua nhận công việc tại cơ quan quân sự thị xã, thành phố tỉnh lẻ, Tiểu Khu Phước Tuy; tiếp “chức vụ” Đồn Trưởng Điạ Phương Quân, Nghĩa Quân Tân Bữu, Chợ Đệm, Long An. Đêm đêm vác hai máy truyền tin, hai anh lính, nhét cây súng colt vào thắt lưng đi.. phục kích cộng sản để xây dựng nông thôn! Thế nên, tôi phải gắng bứt thoát ra khỏi vị thế chật chội nầy, và phải trở lại trú ẩn nơi Sàigòn với những vụn vặt bình bình, thụ động, vây quanh, chụp xuống.. Quả thật chịu không nổi. Một buổi sáng, gặp nhau nơi đường Võ Tánh, không thấy tôi mở lời bông đùa như bình thường.. Yến cười cười nói nhỏ, thúc dục: “Ông viết cái gì đi.. Theo tôi lên trên nầy gặp Chu Tử.” Yến đưa tôi lên lầu nhà in Nguyễn Bá Tòng.. Chu Tử đứng giữa những máy in đang chạy những cuộn giấy lớn. Ông Chu nói nhanh, tin cậy ngay từ bắt tay đầu tiên: “Cậu viết đi, xong đưa cho anh Yến.” Yến đang là Thư Ký Tòa Soạn của Sóng Thần – Hậu thân của Báo Sống sau lần ông Chu bị oán nghiệp báo chí thanh toán với viên đạn xuyên qua cổ họng.

      Kể từ thúc dục như trên, đêm đêm, nơi căn phòng 9C Building Cửu Long, Đường Hai Bà Trưng, nhìn xuống Sài Gòn yên ngủ dậy mùi thơm từ những khối cây lá xanh thẫm nơi khu Đường Duy Tân; xa hơn, nóc Nhà Thờ Đức Bà đơn độc nhô lên trên bầu trời tĩnh mịch lấp lánh những ngôi sao xanh nhỏ.. Trong không gian rì rầm âm động đều nhịp của Nhà Máy Nước trước Hồ Con Rùa, tôi có được cảnh giới bình an để trình bày ra trên trang báo Sóng Thần những Bữa Cơm Trên Lưng (1) tình cảnh, phận nghiệp tang thương của người sống trong lửa đạn mà cuốn sách đầu tay, Dấu Binh Lửa (2) dẫu đã viết thật lòng vẫn chưa đủ. Chưa nói cho hết tận cùng nỗi tân toan, khó nhọc của dân và lính trong chiến tranh. Thế nên, trong bình an có được của hôm ấy, mỗi lần đưa bài viết đến Yến, tôi luôn lập lại lời: “Được viết là một điều vui, thêm có tiền lai rai.. Lại có được lúc bình an. Cám ơn bác lắm lắm.” Tôi nghĩ Yến hẳn hiểu tại sao tôi nói lên lời thâm tạ, nhưng anh thường che dấu phần cảm thông nầy dưới nụ cười thân mật với cách vui đùa: “Nầy, nhớ nhá, tôi đã là ủy viên trung ương của Hội Hướng Đạo, anh chỉ mới là thiếu sinh chưa lên tráng.” Yến luôn giữ sự chừng mực như cách xử thế “Đạm thủy chi giao” mà người xưa hằng tôn trọng để giao tình giữa những người bạn luôn được duy trì.. Không nồng nhiệt quá, không quá gần gũi để có thể sinh ra đụng chạm. Bởi chung gây nên đụng..

      Yến không phải là “Bạn Thân” theo nghĩa thông thường. Tôi thân với những “ông” khác hơn - Những anh chàng lính tráng, giang hồ với chai rượu, tiếng cười lớn quanh bàn nhậu sôi nổi, ồn ào. Nhưng quả thật Yến cho anh phần yên ổn như khi anh đi với Lê Chí Thảo, gã bạn thời niên thiếu từ ngày rong chơi ở Đà Nẵng, Huế, kể cả hôm nay nơi đất Mỹ ki cả hai đã qua tuổi 60. Một điều nghịch lý thường xẩy ra: Anh chỉ tìm tới những người bạn nầy trong những lúc khó khăn, phiền nhiễu. Tình cảnh bình yên vừa kể ra nhận rất rõ mỗi khi anh ngồi sau chiếc Suzuki màu đỏ của Yến cột chiếc cặp ở bình xăng.. “Bác đi cái xe với cái cặp nầy cứ như là mấy ông đi thâu tiền điện.” Nó chạy từ từ ấy thế mà được việc. Yến chậm rãi đáp lại sự châm chọc với nụ cười “không biết ông ấy đang tính toán những gì”. Và quả thật, Yến làm được nhiều chuyện với bề ngoài tỉnh lặng của anh. Yến đã làm được rất nhiều chuyện hơn người một cách bình thường.

      Đỗ Ngọc Yến là khuôn mặt bình tĩnh, ôn hòa sau hàng ghế Chủ Tịch Đoàn Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn với những người năng nổ bộc lộ ra bên ngoài, lên phía trước.. Nguyễn Hữu Bôi, Nguyễn Trọng Nho. Đỗ lặng lẽ theo dõi, ghi chép đầy đủ, chính xác về những cuộc họp bốc lửa với cách trình bày sắc xảo, mạnh mẽ của Nguyễn Hữu Doãn, Tôn Thất Tuệ.. Nhưng sau những biến động chính trị, xã hội với phong trào sinh viên làm hạt nhân kéo dài trong những năm 1963, 64, 65.. Những khuôn mặt tranh đấu tuổi trẻ nổi bật điển hình kể trên dần vắng bóng trên diễn trường, chỉ riêng Đỗ Ngọc Yến vẫn tiếp tục hiện diện với cách bình thản, tự tin.. Chỉ trừ khi nào ông ấy cất cái kính và cười tươi mới “biết”ra ông ấy như thế nào..” Ngô Vương Toại, Ban Đại Diện Văn Khoa đã một lần nói lên nhận xét. Và tôi đã đồng ý với Toại qua xác nhận: “Tóm lại, chỉ nên chơi với ông Yến khi ông ta cười mà thôi.” Tôi chưa hề thấy Yến “đặt vấn đề” với ai trong tháng năm dài tiếp xúc với rất nhiều hạng người (những người khác biệt nhau về cá tính, khả năng, môi trường sinh hoạt); cũng không ai có tiếng nói phản kích đối với Anh. Đỗ Ngọc Yến quả có một khả năng dàn xếp cao độ đáng nể phục. Nhưng Anh không hề là người thoả hiệp vô nguyên tắc. Tên Rừng Hướng Đạo “Nai Lý Luận” hiện thực chính xác phong cách của Đỗ Ngọc Yến - Đấy là một bản tính ôn hòa. Rất Ôn Hòa- Tuy nhiên luôn giữ nguyên vẹn Tính Lý Luận.

      Rời Sóng Thần vì những dàn xếp, tranh chấp trong nội bộ tòa báo (Sự kiện có thật, nhưng Yến không bao giờ nói ra dưới bất cứ hình thức nào, với bất kỳ ai (kể cả những người thân cận, liên hệ trực tiếp với tờ báo như Chu Tử, Đằng Giao (Rễ ông Chu, Tổng Thơ Ký Sóng Thần, bạn thân của Yến) – Làng báo hải ngoại hôm nay hình như không mấy ai áp dụng biện pháp mã thượng hào hiệp nầy), Đỗ Ngọc Yến sang làm cho Báo Đại Dân Tộc nơi có một nhân vật nổi danh là người “Kỳ thị Nam-Bắc Kỳ”, Chủ Nhiệm Võ Long Triều. Nhưng chính tại toà soạn đường Gia Long, họ Võ đã nhiều lần lớn tiếng xác nhận: “Các thầy lo bài vở, chữ nghĩa với nhau. Tôi có chuyện khác.” Một trong những “thầy” được Chủ Nhiệm Võ tin cậy nhất: Ký Giả Mai Phương, Đỗ Ngọc Yến. Cũng là Công Cán Uûy Viên của Bộ Trưởng Thanh Niên Võ Long Triều. Điều nầy giúp tôi phần tin tưởng và tin đúng: Tính “kỳ thị” nếu có, cũng chỉ xẩy ra nơi những cá nhân “không mấy bản lãnh”- Kẻ Sĩ, Chiến Sĩ thuần thành đởm lược không hề vướng phải tiểu tâm vụn vặt nầy - Tư Lệnh Đỗ Cao Trí luôn cần sự trợ lực của Tham Mưu Trưởng Nguyễn Văn Hiếu - Một vị tướng thuần chất Kẻ Sĩ Đất Bắc với nhân cách sáng ngời cao trọng. Cũng với Tướng Quân Nguyễn Văn Hiếu, Người Thầy Tiết Tháo, Cương Trực của Miền Nam Trần Văn Hương đã giao hết trọng trách của gánh nặng điều tra Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội – Hệ thống siêu tài chánh-kỹ nghệ xây dựng từ đồng tiền máu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Người Thầy Trần Văn Hương cũng chỉ truy cứu vụ án tham những Quỹ Tiết Kiệm do từ khởi đầu của hai viên sĩ quan hảo thủ “Bắc Kỳ” bắn phát pháo hiệu trên Báo Diều Hâu. Hai sĩ quan (gốc người miền Bắc) tên gọi Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn nếu không có sự bảo chứng của Phó Tổng Thống Trần Văn Hương khó mà thực hiện lần “Đội Đá Vá Trời” công khai tuyên chiến với hệ thống tham nhũng quân đội. Cũng cả chính quyền Miền Nam.

      Năm 1972, chiến trận nổ ra khắp Miền Nam, từ Quảng Trị, lên Tây Nguyên, An Lộc, Bình Long. Biết tôi là người chuyên viết tường trình chiến trận với xác tín cao, Chủ Nhiệm Võ nhắn đến tòa báo qua Yến. Nhưng Bạn đã giải quyết trước: “Tôi đưa anh đến chơi theo lời ông ấy, nhưng anh cứ viết cho bên Sóng Thần”, Yến đã tránh được cho tôi sự khó khăn (phải chọn lựa) ngay từ đầu, nhưng lại rất khôn khéo khai triễn những điều thuận lợi để hai bên không ai phải chịu thiệt thòi, đụng chạm.. Ngày 4 tháng 3, 1973 tôi là “Người Nam Hà đầu tiên đi Hà Nội” (Cách gọi của Yến, bởi Phạm Huấn, Dương Phục là hai “ông Bắc Kỳ)ø, bài báo và hình ảnh Hà Nội (do tôi chụp) được đăng lên trang nhất, người Sài Gòn, cả Miền Nam chờ đợi mỗi buổi chiều nơi các sạp báo. Sóng Thần và Đại Dân tộc dẫn đầu số lượng phát hành vượt rất xa so với Chính Luận, những báo đang ăn khách.. “Anh viết cho bên Sóng Thần với “Đi Bắc-Về Nam”; tôi đi ở Đại Dân Tộc loạt bài về “Người Nam Hà..” Hoá ra, Yến đã phân công rất chính xác, và tôi “cứ thế mà làm..” để ai cũng được vui. Tôi không hiểu ra điều nầy nếu sau đó không có vụ viết kịch bản cho người Pháp quay phim. Nhà ông Chu Tử, 104 Công Lý, Sài Gòn là nơi tập họp của nhiều người, nhiều giới, cũng nhiều mục đích. Gặp Đằng Giao để nói về tranh ảnh, làm bìa sách, làm báo; gặp ông Chu để bàn về cơ sở văn hóa-chính trị.. Và cũng bày ra bàn xì-phé với những ông đỏ đen chuyên nghiệp; mạt-chược với những “tay xoa” tài tử. Tôi đến đó, hôm ấy để tham dự vào một “projet”: Viết truyện phim về chiến tranh Việt Nam sẽ được một hãng phim Pháp thực hiện. Hai ông Trần Lê Nguyễn, Hoàng Anh Tuấn phụ trách kịch bản, đạo diễn. Hai ông nói nhiều và nói lớn hơn bất kỳ ai.. Trần Lê Nguyễn đập bàn, nêu bật kinh nghiệm về “Bão Rớt Trong Thành Phố”(*) và giải thưởng về kịch bản mà ông đã thâu đạt. Hoàng Anh Tuấn ào ào phản công: “Đấy là viết kịch, truyện phim phải khác, như Xa Lộ Không Đèn, và Ngàn Năm Mây Bay của moa..” Đỗ Quý Toàn mặt nghiêm, tỉnh táo cho ý kiến: “Xa lộ mà không đèn thì chỉ có mà.. đụng xe”. Yến để xấp giấy trên bàn ngồi ghi chăm chỉ, im lặng theo dõi mỗi người qua lớp kính dày với nụ cười.. “Các ông cứ nói hết đi, tôi ghi đủ.” Cuối buổi, khi tất cả đã nói hết tất cả những gì (có thể nói và muốn nói), Yến từ tốn: “Bây giờ quý vị đã nói hết. Tôi xin đọc tất cả ý kiến của quý vị, xong rồi ta chọn ý kiến hay nhất, cách làm tốt nhất. Cậu Nam theo đó mà viết với kinh nghiệm đánh đấm của cậu.” Khi xuống cầu thang để xuống tầng dưới, Chu Tử cười vui: “Không có anh Yến thì cứ cải đến bao giờ!!”

      Năm 1973, nhân việc ký kết Hiệp Định Paris (27 tháng 1), Bộ Dân Vận Chiêu Hồi mở mặt trận tuyên vận lớn trong giới sinh viên hải ngoại. Đỗ Quý Toàn, Đỗ Ngọc Yến và những nhân sự trong “Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Học Đường” đồng nhập cuộc với “Đường Việt Nam”. Thêm một lần, tôi chứng kiến Đỗ Ngọc Yến tháo vát, tài giỏi khôn ngoan giữa vòng vây của đám sinh viên từ lâu chịu ảnh hưởng tuyên truyền đỏ ở Paris, Bruxelles, Bonn, Berlin, Tokyo.. Trên nền nhà văn phòng Tổng Hội Sinh Viên Đường Kỳ Đồng, giữa những sinh viên về từ Tây Âu (vốn có thành kiến, và tâm lý chống đối nhà cầm quyền Miền Nam, dẫu đã ra đi từ Sài Gòn trong những năm 1960), Đỗ Ngọc Yến trình bày lý chiến đấu chính đáng của Miền Nam khách quan, trung trực.. Anh giải thích sự độc đoán tàn nhẫn của phía cộng sản với tâm không hận thù, lời lẻ khoan hòa mẫu mực. Rõ ràng Yến đã thu phục những người tuổi trẻ một cách toàn vẹn bởi sự nhiệt thành và tính trong sáng của trái tim chân thật. Không Thật không nói được như thế. Tôi tin chắc mình đánh giá Đỗ trung thực và chính xác – Gần bốn-mươi năm sau, độ chính xác càng thêm củng cố vững chắc. Nếu Bộ Thanh Niên, Bộ Giáo Dục, Bộ Thông Tin VNCH.. có những cán bộ với tầm cỡ, năng lực nầy chắc chắn chế độ Miền Nam sẽ có một khuôn mặt khác trước dư luận, cộng đồng thế giới, trong lòng người. Bao lâu và như thế nào, những người cầm quyền (kể cả hiện nay) ở Việt Nam hiểu được “Sức mạnh tác động và hiệu quả của Giáo Dục đối với Tuổi Trẻ” – Tương lai của tất cả các dân tộc không thể xây dựng trên lực lượng quân đội với súng đạn. Người Lính không là nhân tố Xây Dựng Đất Nước – Người Lính trước sau chỉ với nhiệm vụ Bảo Quốc-An Dân – Thực hiện được đã là Kỳ Công Lịch Sử lớn lao.

      Hai, 1980..

      Khi bóng tối hoàn toàn chụp xuống trong phòng kiên giam, những gã vệ binh đã kéo thanh sắt chận chân cùm, hỏi to tên người tù để xong kiểm soát.. Tôi bắt đầu điều hành “thế giới” lý tưởng của mình: Sắp xếp một thành phần lãnh đạo Miền Nam!! (Tôâi chỉ nghĩ về Miền Nam như một phản ứng tự nhiên. Vậy xin đừng trách cứ phần chủ quan, hạn chế, mà cũng chỉ là “ý niệm” đâu xúc phạm, thiệt hại gì đến ai?!). Đầu tiên là những người chỉ huy quân đội. Tôi lý luận, phân tích (rất nghiêm trang với chiính bản thân (!)).. Nên để cho ông “Lô Lọ Rượu” (Trung Tá Nguyễn Lô, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ7Dù, người bạn cùng khóa) hay ông “Robert Lửa Nguyễn Xuân Phúc” (Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2TQLC, “Trâu Điên”) coi về “Lực Lượng Xung Kích Quốc Gia”? Ông Lô thì can trường có dư nhưng nóng nảy quá; ông “Robet Lửa” nhiều cơ mưu, tính hoán hơn; phụ tá xếp cho Trần Công Hạnh (Tiểu Đoàn 2 Dù, gương chiến đấu kiên cường của Lam Sơn 719, Hạ Lào).. Thế thì ông Phán “râu” của Tiểu Đoàn 8 TQLC để vào đâu? Phán nên để phụ trách “Lực Lượng Phòng Vệ” bởi tính trung hậu, luôn sống, chết hết lòng với anh em.. Sống chết với anh em thì bạn anh ai chẳng vậy, chẳng cứ gì ông Phán, sao anh bỏ người nầy, binh người kia? Anh tính sao với Phạm Như Đà Lạc, sống chết với anh từ ngày ra trường về nhảy dù kia mà?! Lại còn phải xếp chỗ cho Mê Linh (Trung Tá Lê Văn Mễ, Tiểu Đoàn Trưởng 11 Dù) và Lã Quý Trang nữa? Hai ông nầy nhiều khả năng tham mưu, chuyên về tổ chức, hành quân đặt làm tham mưu trưởng liên quân là đúng nhất. An Ninh-Tình Báo là cơ quan tối cần thiết trong mặt trận gián điệp, phản tình báo thì chỉ định cho ông Hiển (Hoàng Khởi Phong) hoặc Lưu Văn Chương (Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn trong những năm 60; bạn cùng Khóa 18 Đà Lạt), vì hai ông nầy chuyên môn coi về tù binh, quân cảnh, an ninh quân đội. Thế nhưng, ai giữ chức Tổng Tư Lệnh? À đây là một chức vụ quan trọng không thể chỉ căn cứ trên cảm tính cá nhân được. Anh phải nghiêm túc, khách quan với chính mình! Vậy thì có thể để chỗ cho Khôi Nguyên, hoặc Tố Quyên (Trung Tá Trần Đăng Khôi, Bùi Quyền, những sĩ quan niên trưởng thuộc Khóa 16 Đà Lạt.. Những người tôi quen thân, kính nể từ đầu ngày lính). Thôi, chức nầy tạm để trống, biết đâu khi xét qua phía dân sự mình sẽ tìm thấy một ông văn võ toàn tài hơn. Tổng tư lệnh xưa nay đâu chỉ có giới hạn với người võ biền, Khổng Minh, Trương Lương, Tôn Tử.. đâu phải là nhân sự giỏi quyền cước, võ thuật, chuyên “giương cung bắn ó, diều”? tôi thúc dục, cân nhắc như thể có một nội các sắp sửa cầm quyền để đưa Miền Nam đến chiến thắng! Qua phiá dân sự, thì “Ông Cả Doãn”” được chỉ định mau mắn đảm nhiệm chức vụ Bộ Trưởng Giáo Dục. Phải đặt Ông Cả làm Tổng Trưởng hoặc Quốc Vụ Khanh mới xứng, sao chỉ là bộ trưởng? Ông Cả là người tài đức, nhưng không biết giữ chức vụ hành chánh “thầy tôi” có chịu nổi không? Tôi tập trung ý nghĩ chung quanh nhà văn niên trưởng Doãn Quốc Sỹ.. Thầy là người quá khiêm nhượng, đạo đức cao, sợ rằng khi giữ chức lớn thầy không thể có những quyết định mạnh mẽ được!.. Trời đất, anh chưa giao gì cho Ông Cả, sao lại đặt vần đề sớm thế.. Ai làm Thầy cho cả nước xứng đáng bằng Ông Cả Doãn?! (Xin nhắc lại ý niệm “cả nước” áp dụng đây chỉ đối với Miền Nam) Cũng trong lãnh vực giáo dục, hai ứng viên thân thiết Tôn Thất Hải và Lê Tự Hỷ (Hai người bạn cùng lớp ở Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng (1954-1960), rất xuất sắc trong giới giáo dục, và lãnh vực toán học, khoa học) được nhắc tên để làm thành phần “trừ bị chiến lược”. Lê Tự Hỷ còn có thể đặt làm Tổng Trưởng Kế Hoạch bởi khả năng toán học đặc biệt của anh. Lê Tự Hỷ còn có thể đặt làm Tổng Trưởng Kế Hoạch bởi khả năng toán học đặc biệt của anh. Sở dĩ Bộ Giáo Dục được nghĩ trước hết vì tôi hiểu ra rằng không còn con đường nào khác để tránh họa cộng sản và tranh chấp bạo lực bằng sách lược “Tân Dân Trí” – Do lớn lên ở Quảng Nam, học Trường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng nên ảnh hưởng từ cụ Phan là một điều tất nhiên vậy (Tôi tự giải thích cho bản thân về việc đặt ưu tiên về vấn đề giáo dục với những người bạn thiết của ngôi trường nầy). Đến Bộ Thanh Niên (Vì là Hướng Đạo sinh, và tâm thức Hướng Đạo là một nguồn lực tinh thần mạnh mẽ rất dễ nhận thấy trong những hoàn cảnh khó khăn).. Việc nầy giao cho ai giữa Tô Phạm Liệu, Phạm Gia Cổn, hoặc Ngô Vương Toại? Tôi lại rơi vào tình cảnh bối rối khi phải “cân nhắc, chọn lựa” giữa Liệu, Cổn, và Toại.. Cậu Liệu là đội trưởng Hướng Đạo của mình, đã là đại đội trưởng quân y nhảy dù nếu xét về khả năng tổ chức, sinh hoạt thanh niên tất nhiên quen việc, thích hợp khả năng.. Nói thế thì Phạm Gia Cổn không là bác sĩ nhẩy dù, lại là võ sư thượng thặng chẳng kể đến sao? Coi chừng cứ loanh quanh mấy ông bạn lính, người ta lại bảo anh nặng tính “quân phiệt”, thôi để Toại giữ bộ thanh niên, hai ông kia cho về coi quân y hoặc bộ y tế. Và thường thường, khi gặp trường hợp phải quyết định khó khăn thì tôi lại áp dụng biện pháp “nhảy” qua với người và nhiệm vụ khác dễ xác định hơn. Tôi tiếp tục: Ngoại giao không ai hơn Lê Chí Thảo hoặc Nguyễn Hữu Doãn! (Những luật sư trẻ tuổi, chuyên viên ngoại giao trước 1975). Tôi reo lên đắc thắng như thể chức vụ đã giao cho người tương xứng chính đáng. Ấy, coi chừng dân chúng lại bảo anh “kỳ thị”, vì chẳng thấy “anh Nam Kỳ” nào giữ chức vụ lớn cả?! Nói thế là không hiểu quan điểm của người đạo diễn, xếp đặt công việc (tức là bản thân tôi).. Làm gì có “Bắc, Nam, Trung kỳ” ở đây, tất cả đều lớn lên với Miền Nam - Đã là “Nam Kỳ Hoá” toàn diện.. Với độ tuổi ba-mươi mà ở Miền Nam hơn hai-mươi năm thì còn đâu là “Bắc, Trung kỳ” nữa, nói như thế chỉ lộ ý niệm chật hẹp tầm phào của sinh hoạt làng xã đầu thế kỷ do Tây bày ra mà thôi.

      “Trò chơi” nghiêm chỉnh – Rất nghiêm chỉnh và thành thật kéo dài trong bóng tối thường kết thúc với những người bạn gần gũi: Vũ Ngự Chiêu, Nguyễn Bá Trạc.. Tôi lý luận: Mấy ông nầy học giỏi, có tài, nhưng tính khí khác biệt nhau, vậy cho vào Ban Cố Vấn để làm công tác chỉ cho ý kiến chỉ đạo (một cách không chính thức) kiểu Như Phong đối với mấy ông cầm đầu Miền Nam (trong những năm sau 1963). Cuối cùng, chức vụ cao nhất của chính quyền quốc gia: Thủ Tướng Chính Phủ – Chức nầy phải giao cho cậu Yến! Tôi cười to đắc thắng bởi quyết định đã hoàn tất. Phải, Đỗ Ngọc Yến là “Thủ Tướng Chính Phủ Lý Tưởng” của người tù nằm trong phòng cấm cố tử hình giữa bóng tối. Tôi nói ra lời: “Tôi biết Bác (Khi nói chuyện nghiêm trọng, anh không dùng từ “cậu” để nói với bạn mình!!) là người kín đáo, khiêm nhượng. Nhưng Bác không được im lặng, từ chối. Bác từ chối là có tội. Tôi với Bác chỉ có một lần.” Tôi quơ tay trong bóng đêm.. Không biết đã mấy giờ? Chỉ biết mình đang Sống Tận Cùng với mỗi Người Bạn.

      “Sinh hoạt” sống động như trên không phải là hậu quả cảnh sống của một kẻ bị mê sảng dài lâu trong bóng tối đơn độc – Hiện tượng “traumatism” trầm trọng của người bị ức chế, hành hạ quá mức – Nhưng hiểu ra rằng, qua hệ thống thông tin ấy, mình đang được bảo vệ, nhắc nhở, an ủi bằng hình tượng từ, của những Người Bạn – Những người tôi thật tâm yêu quý, tin cậy. Và mỗi người (không trừ một ai) với tên họ, dáng dấp, hành vi, lời nói tất cả kết cấu thành một thông điệp rõ ràng: Tôi sẽ được Cứu Chuộc. Được Đỗ Đạt. Được Thành Tựu. Vào những thời điểm biểu hiện bằng những con số 1, 2.. 7, 8, 9.. 14, 21, 22. Ví dụ như hình tượng: “Ngô Vương Toại nằm ngủ trên núi đầu Sông Mã” cho thông tin về “biến cố quan trọng sẽ xẩy ra vào năm Con Ngựa” – Thông tin nầy cũng được lập lại nhiều lần (để nhấn mạnh) như với hoạt cảnh: “Nguyễn Lô (Tiểu Đoàn Trưởng Thứ 7 của Tiểu Đoàn 7 Dù) ngồi ăn Hộp Bơ mở nắp sẵn đầu một chiếc Bàn Gỗ Rất Lớn với Lê Nin (Người Số 1, sinh năm Ngọ (1870) của nhà nước vô sản đầu tiên (Chỉ Số 1) khai sinh từ Cách Mạng 7/11/1917 – Nêu bật các Số 1; Số 7) ngồi ở đầu bàn đối diện.”

      Trong ý nghĩa hệ thống thông tin kể trên. Đỗ Ngọc Yến với Đôi Kính nổi cộm của Bạn chuyển cho tôi thông điệp: “Sẽ được Đỗ. Sẽ được Thấy. Sẽ được Dự Tiệc Lớn”. “Yến” cũng là tên “Cô Giáo Đầu Tiên- Chỉ Số 1” dạy học vỡ lòng với cuốn tập (có thật) màu “Vàng- Chỉ sự Hoàn Trả” bìa hình “Con Voi- Con vật Lớn Nhất, Số 1)” ở năm 1949 (Năm Sửu trùng với năm Sửu, 1973 của bài báo Đỗ viết trên Đại Dân Tộc). Với hình tượng của những danh vị linh thiêng (Phật Thích Ca, Chúa Ky-tô; Mẹ Maria, Phật Bà Quán Thế Âm, Thượng Tọa Thích Quảng Đức..), hoặc sự xuất hiện (có hệ thống) hình ảnh của mỗi người thân yêu (mẹ, em, vợ, con, người chung gia tộc..), tất cả bằng hữu, hoặc những người mà tôi chỉ thấy thoáng đâu đó. Tôi được nâng đỡ dần qua từng giờ của mỗi ngày, của mỗi đêm từ 7 tháng 9, 1981 đến chiều 29 tháng 5, 1988 – Tôi ra khỏi hầm giam Trại Nam Hà (Theo đoàn tù “Người Miền Nam cuối cùng”) trở về Nam – Tái hiện thực từ ngữ “Người Nam Hà Đầu Tiên” của “Mai Phương, Đỗ Ngọc Yến” viết về tôi năm 1973.

      Ba, 1990.. 2005

      Tôi đẩy chiếc cổng gỗ khu nhà tranh ở Lái Thiêu hân hoan mời hai người khách, Doãn Quốc Sỹ và Như Phong bước vào: “Mời Anh Cả và Ông Ba vào đây, nhà nầy em đặt tên là “Bằng Hữu Gia Trang”, đây là tài sản đầu tiên anh Út Lu (chòm xóm, trẻ con trong khu đặt tên theo ý thân của họ) có được sau ba-mươi năm lăn lóc với đời.”

      Hai người bạn vong niên ngồi xuống những chiếc ghế gỗ nhỏ. Anh Sỹ cởi dép.. Như Phong bật cười vang: Khổ chưa, bác kiếm đâu “đôi dép” quý thế nầy?! Anh Sỹ đã mang một chiếc dép da và chiếc kia thuộc loại cao su mũ! Doãn Quốc Sỹ cười nhẹ tự nhiên, xong nói thong thả.. Ấy thế.. ấy thế.. Phan Nhật Nam sinh năm bao nhiêu? Lại thêm một lần anh giải thích: “Thì em sinh năm 1943, tức năm Quý Mùi, nhỏ hơn Anh Cả 20 năm. Anh Cả tuổi Quý Hợi, sinh 1923”.. Thế thì Ông Ba (Như Phong) là bao nhiêu? “Ông Ba sinh năm 1922, năm Nhâm Tuất, bằng tuổi mẹ em..” Ờ nhỉ! Doãn Quốc Sỹ nhìn mông ra khu vườn, ánh mắt vui hoà dung dị. Như Phong nằm lên chiếc võng.. Tôi ngủ đây, cậu làm cái gì ăn đi, đói bỏ xừ rồi.

      Khi đứng nấu nước sôi chuẩn bị làm tô mì ăn liền cho hai người bạn lớn tuổi, Tôi nhớ lại câu hỏi (nhiều lần lập lại) của Doãn Quốc Sỹ và hiểu ra rằng: Những năm, tháng của đời người kia không hề là ngẫu nhiên, chúng được kể đến, đặt nên chữ số với một giá trị riêng (đối với từng cá nhân, mỗi gia đình, một dân tộc.. ) và con người (chỉ qua con người chứ không ai khác) đã hiện thực nó trong đời sống với tất cả tình tiết (tưởng như là ngẫu nhiên, rối rắm) – Nhưng thật ra Được Chỉ Huy trong Một Thể Thống Nhất – Tất cả chỉ là Một.

      Ngày 17 tháng 1, 1994 lần đầu tôi xuống Miền Nam Cali, đến Báo Người Việt, Đỗ Ngọc Yến rút hết tiền có được của Ban Quản Lý do Tống Hoằng phụ trách bỏ vào một bì thư.. Hoàng Khởi Phong đếm hộ vì thấy tôi lúng túng với những tờ giấy bạc (quá nhiều) lần đầu cầm giữ: Ông ấy đưa cho ông “Bảy Trăm” đấy. Những con số 1, 7, 17.. của ngày, tháng nầy; số lượng những tờ giấy bạc nầy tôi đã Thấy nhiều lần, đã được Thông Báo nhiều lần.. Như cặp Mắt Kiếng long lanh và Nụ Cười của Yến.

      Hẳn tất cả chúng ta hôm nay ở hải ngoại đều đồng ý: “Người Việt là Báo Số 1”. Cũng như Chu Tử của Báo Sống, Sóng Thần ở Sài Gòn ngày trước có danh hiệu, “Ông Vua Không Ngai” của báo giới vậy. Tối hôm đó, 18 tháng 1, Vùng San Fernando Valley bị Một Trận Động Đất lớn.

      Mười hai năm sau, 2005, trên giường bệnh của Fountain Valley Regional Hospital, người bị cột bởi vô số giây, móc.. Nhưng như một phép lạ rất bình thường: Đỗ Ngọc Yến hình như không bị tác động bởi những cơ quan hư hỏng nào đó trong cơ thể, vừa thấy tôi bước vào (sau chuyến đi đến với những bằng hữu ở DC, ở San José..) Yến cười tươi (như đang trong một buổi của ba-mươi lăm năm trước) với câu hỏi ân cần: “Tôi luôn thắc mắc làm sao mà ông sống được qua mấy năm trong những cái hầm kia..” Người Bạn hằng có mặt với tôi trong bóng tối nơi những căn hầm tử hình cấm cố. Và ngay bây giờ. Không có chi đổi khác.

      “Khi nào ông ấy cất cái kính và cười.. Lúc ấy Con Người Đỗ Ngọc Yến hiện đủ toàn diện, trung hậu, trung trực, chân tình...” Nhận xét của Ngô Vương Toại nói với tôi hôm tháng Mười ở DC về Đỗ Ngọc Yến được nhớ lại rất chính xác. Bây giờ Yến đã cất đôi kính và hằng nở rộ Nụ Cười.

      (1) Nhất Anh, Bữa Cơm Trên Lưng; Nhật Báo Sóng Thần, Sàigòn, VN1970.
      (2) Phan Nhật Nam, Dấu Binh Lửa; NXB Đại Ngã, Sàigòn,VN1969.
      (3) Trần Lê Nguyễn, Kịch Bão Thời Đại; Sàigòn, VN1958.

      Ngày 11 tháng 11, 2005
      Bệnh Viện Fountain Valley,
      Bên cạnh Đỗ Ngọc Yến sau 12 năm ở Mỹ.
      Phan Nhật Nam
      Nguồn: Việt Weekly
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.08.2006 08:20:19 bởi Ngọc Lý >
      #3
        Ngọc Lý 19.08.2006 04:18:19 (permalink)
        .

        Những Cơn Mơ Ngắn Về Mr. Do
        Etcetera




        Nhà báo Đỗ Ngọc Yến


        Mấy hôm nay, tôi bị một sức hút kỳ lạ, rơi vào một trạng thái: căng thẳng nhưng đầy hưng phấn. Tôi bị những cơn mơ làm tỉnh thức giữa đêm, và trong những cơn mơ làm mất ngủ đó, tôi thấy ông. Hình ảnh lập loè như một khúc phim quay chậm. Chậm đến độ lê thê, có những đoạn đứt rời như một loại ký ức rời rạc mà ở đâu đó, chúng ta bắt gặp trong vô thức.

        Ông đi bộ, rất chậm. Khoảng đèn xanh đỏ từ lối Mc Fadden đi qua phía bên này đường, để tới nơi ông muốn đến chỉ có một đoạn ngắn, nếu cho người bình thường, khỏe mạnh. Thế nhưng với ông, từng bước thật chậm như con sên bò lê trên bãi cát nóng bỏng. Rồi ông tụt chân xuống ổ gà (?),chân đau cứ lấn sâu xuống mãi, xuống mãi…Tiếng la khô, khốc không thành tiếng của ông làm tôi giật mình dậy. Một cơn mơ.

        Ông ngồi yên đó, lật từng trang sách nhỏ, với chi chít những ghi chép không trật tự. Cặp kính cận dày, nặng như muốn đè xuống cuốn sách, hút vào một thế giới khác, không gian khác, không phải là căn garage dùng để chứa sách từ nhiều năm, như một nấm mồ lạnh lẽo. Ơ kìa, toàn bộ những cuốn sách như lay động, rộn ràng, và… tất cả đổ ập xuống ông. Tiếng la khô, khốc không thành tiếng của ông làm tôi giật mình dậy. Lại một con mơ khác.

        Ông chậm rãi mở từng gói nhang thơm, mùi nhang hăng hắc từng tép đen kia thoảng khắp nơi, từ từ nồng nặc lên theo cánh tay run bần bật của ông. Aùnh lửa sáng lòe vươn những lưỡi xanh, đỏ, tím, vàng. Ông cắm những cây nhang đen (có lưỡi lửa xanh, đỏ, tím, vàng) lên những tấm bia đặt phẳng lỳ trên cỏ xanh. Những tấm bia ghi rõ địa chỉ của bạn bè ông, và ô kìa, một tấm bia ghi tên ông nữa, tấm bia đó bị hút sâu trong một thoáng chốc, sau xuống mãi,… Tiếng la khô, khốc không thành tiếng của ông làm tôi giật mình dậy. Và lại một cơn mơ khác.

        Buổi sáng thức dậy, tôi xuống dưới căn garage nhà mình, nơi đã yên vị những cuốn sách của ông. Chúng nằm ngoan ngoãn ở một không gian khác, chứ không phải ở nhà chủ nhân cũ. Tôi thấy bình yên. Trên đường đến chỗ làm, tôi ngừng lại góc đường Mc Fadden và Brookhurst, nơi ông đã từng đi bộ từ nhà đến Mimi Studio, để gặp những người bạn thân thiết sẵn sàng ngồi hàng giờ nghe ông kể chuyện làm báo. Không thấy ổ gà nào trên đoạn đường ông từng đi qua. Tôi thấy bình yên. Ở khu Peak Family, tôi lẩn thẩn nhìn những bia mộ bằng hữu của ông, mà trong một lần cùng ông, tôi đã ngửi thấy mùi nhang thơm bay trong gió. Những nấm mộ, tấm bia vẫn yên ắng trong một buổi sáng nắng hửng lên, sau một đêm mưa dầm. Tôi thấy bình yên. Sự bình yên của thực tại, làm dịu những băn khoăn về người bạn, người thầy mà tôi vẫn tôn quí. Giữa thực và những cơn mộng, có khi hòa vào nhau. Như đôi giày tennis ông tụt ra khi bị té trên đoạn đường tới Mimi Studio vẫn còn đó. Như cuốn sách dầy bìa vàng ghi chi chít chữ cũng vẫn còn đó trong tủ sách. Như những bó nhang, nấm mộ đang nằm kia, đoạn cuối của sự “tìm tòi” của tôi về ông trong sáng hôm nay, thứ Hai, 20 tháng 3, 2006."


        Nguồn: Việt Weekly
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.08.2006 08:25:35 bởi Ngọc Lý >
        #4
          Ngọc Lý 19.08.2006 04:24:22 (permalink)
          .

          Nhà điêu khắc Ưu Đàm
          nhận lời tạc tượng chân dung
          Đỗ Ngọc Yến

          Lê La





          Nhà báo Đỗ Ngọc Yến



          Điêu khắc gia Ưu Đàm, tác giả của những bức chân dung nghệ sĩ, vườn tượng danh nhân Việt Nam hải ngoại đã nhận lời tạc một bức chân dung bán thân của nhà báo Đỗ Ngọc Yến, dự tính trong vòng 3 tuần, đến giữa tháng 12, 2005, bức chân dung này sẽ hoàn tất, cho kịp với buổi lễ vinh danh, sinh hoạt tri ân nhà báo họ Đỗ. Sinh hoạt này do Việt Weekly khởi xướng, và được các thân hữu trong và ngoài giới báo chí, văn nghệ sĩ ủng hộ.

          Hoạ sĩ Etcetera, TTK Việt Weekly, người chủ xướng sinh hoạt này cho biết: “Việc đúc một bức chân dung ông Đỗ Ngọc Yến chỉ là một phần trong việc bày tỏ sự kính trọng và ngưỡng mộ không chỉ của riêng Ưu Đàm, tác giả bức chân dung, mà còn là lòng kính mến của tôi cũng như làng báo hải ngoại khi nói về ông Đỗ Ngọc Yến. Ngoài ra, chúng tôi còn đang thu thập thêm hình ảnh của ông Yến, và thực hiện một cuộc triển lãm hình ảnh báo chí, cũng như các buổi hội luận, nói chuyện về ông Yến do thân hữu và Việt Weekly thực hiện. Mọi tổn phí trong việc đắp tượng, chương trình do Việt Weekly và thân hữu đài thọ.”

          Vẫn theo ông Etcetera, thì việc tri ân nhà báo Đỗ Ngọc Yến, do cá nhân ông, Việt Weekly và thân hữu yểm trợ, không phụ thuộc vào Cty Người Việt về nhân sự cũng như tài lực. “Đây là chuyện cần làm, nên làm, và phải làm...dành cho không riêng gì “đại gia” Đỗ, mà còn cho mọi người có công lao làm vẻ vang Little Saigon trong các lãnh vực như văn hoá, báo chí, văn nghệ...từ nhiều năm qua, khi họ còn sống và chứng kiến sự tri ân này.” Ông Etcetera nói, giọng sôi nổi.

          Nguồn: Việt Weekly
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.08.2006 08:28:18 bởi Ngọc Lý >
          #5
            Mayvang 19.08.2006 04:46:24 (permalink)
            Cám ơn Ngọc Lý đã bổ túc thêm nhiều bài viết về ông Đỗ Ngọc Yến cho MV và các bạn hiểu rỏ thêm về cuộc đời và những hoặc động của ông
            thân mến
            MV
            #6
              Ngọc Lý 19.08.2006 13:37:41 (permalink)
              .

              Càng tìm hiểu thêm về Ông Đỗ Ngọc Yến, càng cảm phục lớp người Việt chân chính trong khoảng tuổi này, Mây Vàng ơi. Họ đã vượt qua bao khó khăn mà không ngừng dành hết tâm huyết cho một thế hệ tương lai của Người Việt Tự Do, ngẩng mặt với năm châu.

              Kính mời các bạn cùng thắp nén hương chân thành tưởng nhớ Ông Đỗ Ngọc Yến, người đã hết lòng vì sự tồn vong và phát triển của văn hóa và dân tộc Việt.

              Kính mời các bạn cùng đọc thêm về Ông Đỗ Ngọc Yến và các hoạt động suốt cuộc đời ông, không ngừng dâng hiến cho sự thành tựu và phát triển của tinh khí Việt, trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, và đã khiến người ngoại quốc phải nể phục vai trò và những đóng góp của người Việt trong nền văn hóa Đông Nam Á Châu.





              Ông Đỗ Ngọc Yến
              (1941-2006)


              Đại học UCI tuyên dương
              nhà báo Đỗ Ngọc Yến


              Ông Gerald Munoff, Giám đốc Thư viện Đại Học U.C. Irvine, trao tấm bằng tuyên dương cho ông Đỗ Ngọc Yến, chủ nhiệm sáng lập nhật báo Người Việt, Chủ tịch Hội Đồng Cố vấn Văn khố Đông Nam Á đại học UCI. Ông Yến được vinh danh với những nỗ lực cống hiến cho sự hợp tác giữa các cộng đồng và hình thành thư khố Đông Nam Á. Trong buổi lễ tổ chức tại đại học UCI tối Thứ Tư 21/2 còn có một buổi chiếu hình ảnh "Cuộc sống của những người Mỹ gốc Việt" do giáo sư Jeff Brody trình bày và cuộc nói chuyện của giáo sư tiến sĩ Frank Odo, Giám đốc Nghiên cứu Á Châu thuộc bảo tàng viện quốc gia Smithsonian ở Washington D.C. đến California cổ vũ thúc đẩy việc sưu tầm những tài liệu văn hóa Á Châu.

              http://www.public.asu.edu/~ickpl/reading/news4.html

              Ông Đỗ Ngọc Yến được trao giải Cây Đuốc Vàng
              Golden Torch Award



              QUẬN CAM.-Trong một bản thông cáo báo chí, tổ chức VANG (Vietnamese American National Award) vừa quyết định trao giải thưởng Cây Đuốc Vàng cho những người Mỹ gốc Việt, trong đó có nhà báo Đỗ Ngọc Yến Tổng Giám Đốc Công Ty Người Việt News Inc, vì những thành qủa mà họ đã đạt được trong nghề nghiệp hay trong công cuộc phục vụ cộng đồng suốt trong nhiều thập niên qua.

              Nguồn tin trên cho biết, ngòai ông Đỗ Ngọc Yến còn 5 người Mỹ gốc Việt khác nữa cũng được trao giải thưởng này. Danh sách 6 người Việt Nam được giải thưởng Cây Đuốc Vàng như sau với bản tuyên dương thành tích:

              -ÔNG ĐỖ NGỌC YẾN:Người sáng lập và Chủ Nhiệm tờ nhật báo Người Việt, xuất bản tại Westminster cũng như tại các thành phố, quận và tiểu bang khác và đây là tờ nhật báo Việt ngữ lớn nhất Hoa Kỳ. Đầu tiên tờ báo này được thực hiện từ một nhà để xe. Trong nhiều năm sau, tờ báo lớn mạnh dần và trở nên một tờ nhật báo tiêu biểu pục vụ cộng đồng Việt Nam.

              Giải Cây Đuốc Vàng được cơ quan VANG trao tặng vào dịp chào mừng ngày Di Sản Việt Nam & Lòng Hãnh Diện và Một Tháng Di Sản Á châu Thái Bình Dương cho những người Mỹ gốc Việt trong danh sách nói trên cũng là dịp để vinh danh những đóng góp lớn lao của cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ngòai ra, tổ chức VANG cũng sẽ chào mừng 3 thập niên tiến bộ và thành tựu của người Mỹ gốc Việt trên tòan lãnh thổ Hoa Kỳ.

              Song song với sự thành công vượt mọi khó khăn của Ông Đỗ Ngọc Yến, chúng ta phải kính phục vai trò rất quan trọng của Người Bạn Đời Ông, Bà Lã Phương Loan, một người phụ nữ Việt đã tần tảo và hy sinh suốt đời để Ông có thể hết lòng phụng sự cộng đồng.


              Thống Đốc California
              Tuyên Dương Ông Đỗ Ngọc Yến



              Hôm 18 Tháng Tám, Thống Ðốc Schwarzenegger công bố bản tuyên ngôn dưới đây về việc ông Ðỗ Ngọc Yến, 65 tuổi, chủ nhiệm Nhật Báo Người Việt, qua đời:

              “Các hoạt động vì người khác của ông Yến Ðỗ đem lại sức mạnh cho cộng đồng mình. Ông là kẻ nhìn xa trông rộng trong sứ mạng giúp đỡ nhiều di dân mới đến thích ứng với cuộc sống trên quê hương mới. Maria và tôi xin gởi những tình cảm sâu đậm nhất đến gia đình họ Ðỗ, và chúng tôi hy vọng rằng các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy được an ủi khi nhận thức rằng nhiệt tình và di sản của ông sẽ tiếp tục sống mãi qua tờ báo do ông sáng lập.”


              http://www.ducavn.com/duca_files/TrangTuongNiem/DoNgocYen/ThongDoc.htm
              .
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.08.2006 08:43:37 bởi Ngọc Lý >
              #7
                Ngọc Lý 19.08.2006 13:41:54 (permalink)
                .
                Nhân sĩ Nguyễn Mạnh Cường nói về nhà báo Đỗ Ngọc Yến
                ETCETERA ghi



                LTS: Ông Nguyễn Mạnh Cường, người đã từng làm báo tại Việt Nam đã kể lại những kỷ niệm báo chí với nhà báo Đỗ Ngọc Yến thời ở Việt Nam và cả ở Mỹ, đồng thời, ông cũng mạnh dạn nhận định về nhân vật báo chí kiệt xuất của làng báo Việt ngữ tại Bônsa, ông Đỗ Ngọc Yến.

                ETC: Ông quen biết ông Đỗ Ngọc Yến từ thời ở Việt Nam, xin ông kể lại những kỷ niệm thời đó?

                NMC: Hồi tôi còn viết cho tờ Lập Trường (của Vũ Tài Lục) trong giai đoạn khoảng 2 năm, lúc ông Lục được ủy nhiệm của phụ tá tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, là ông Nguyễn Tiến Hỷ, rồi do quen biết Thái “trắng”, Tuyết Mai, ủng hộ vụ tranh cử ông Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Khi ông Vũ Tài Lục làm tờ Lập Trường, dần dần cho tôi làm chức Tổng thư ký. Tôi viết báo chửi ông Thiệu nặng quá vì bênh ông Kỳ, trong mục gọi là “Đập đầu vào đá”, có ông Trần Vĩnh Hòa và tôi phụ trách. Sau này ông Hòa rớt tú tài, ra làm cán bộ xây dựng nông thôn, ông này giỏi về phương diện chính trị và báo, tay này giỏi vô cùng. Giai đoạn này tôi gặp Đỗ Ngọc Yến. Tôi có đưa Đỗ Ngọc Yến vào làm thế chỗ tôi trong mục “Đập đầu vào đá” vì Yến là người khôn ngoan, khéo léo trong cách viết, thích hợp với tôi hơn, khi tôi viết bị đụng chạm nhiều quá tới ông TT Thiệu. Khi qua tới đây, khoảng năm 1993, tôi vào tòa soạn báo Người Việt theo lời mời của Đỗ Ngọc Yến, tình trạng nó thế này. Ông Yến đưa tôi giới thiệu các anh em trong tòa soạn, với cả với bà người Mỹ gốc Nga tên là Ruth Talovich luôn. Đỗ Ngọc Yến vì quá quí tôi ở sự quen biết cũ, mang xe truck trắng, tới nhà tôi, đưa cho tôi cuốn sách IBM, hướng dẫn tôi biết dùng máy IBM để down load chương trình tin học này. Một tuần sau, Đỗ Ngọc Yến đã đối xử với tôi như thế này, trước mặt các anh em như Tống Hoằng, Nguyễn Thiện Cơ, Hoàng Khởi Phong, Vũ Aùnh v.v., ông nói rằng “Xin lỗi toa, bây giờ toa ngồi chỗ của moa. Moa đã dọn đồ đạc của moa vào trong này, xin lỗi còn ngăn cuối chưa dọn hết. Ngồi đây.” Trước con mắt ngạc nhiên và khó chịu của những anh em trong tòa soạn. Vì mẹ kiếp, thằng cha căng chú kiết này từ đâu, râu ria trông nghịch ngợm thế này, mà bảo là thay ông Đỗ Ngọc Yến thì là thế nào? Sau đó, giờ ăn trưa, tôi gặp bà Loan, vợ ông Yến, tôi mới hỏi thăm tình hình báo chí hải ngoại, cô khoe với tôi là: Người Việt là tờ báo duy nhất có benefit, có hơn 10 nhân viên làm việc fulltime, có cả bảo hiểm, lương đàng hoàng. Tôi nghĩ là người đàn bà họ khoe khoang lăng nhăng vậy thôi. Mà đáng khoe lắm. Sau đó gặp Đỗ Ngọc Yến, ông ta lại nói thêm với tôi một câu “Đừng đập đầu vào đá nữa nhé. Tuần trước nó mới đốt xe tôi đó.” Sau đó nữa, khoảng hai hôm sau, tôi gặp một vài phản ứng bất lợi trong cách nhìn, cư xử của một vài anh em, trước mặt các anh Tống Hoằng, Nguyễn Thiện Cơ,… Tôi thấy không tiện, nên nói với Đỗ Ngọc Yến là, các anh đã có cơ ngơi tốt quá rồi, về nghề nghiệp, tôi cũng chỉ là tay ngang so với tính chuyên nghiệp của các anh hiện nay, nên tôi xin thôi. Thế rồi tôi nghỉ Người Việt vì không có duyên. Sau đó, Đỗ Ngọc Yến còn cho tôi biết, trường đại học Fullerton có mở lớp báo chí, Yến cử tôi đi học, để về làm báo Việt ngữ. Tôi nhát tiếng Anh, lên mà đối đáp với tụi Mỹ tôi không làm được. Mình là thằng làm báo ở Việt Nam, bây giờ qua đây không đủ trình độ nghe tiếng Anh, nên xin thôi. Tôi nói với Đỗ Ngọc Yến là, tôi chỉ viết được loại bài như trong “Đập đầu vào đá” trước kia thôi, nên xin kiếu.

                ETC: Xin ông nói thêm về ông Đỗ Ngọc Yến thời ông biết ở Việt Nam?

                NMC: Tôi nhớ chương trình summer program, Đỗ Ngọc Yến được nhắc tới trong chương trình của đại học văn khoa, thời ông Diệm phá khám lớn Sàigòn, lập ra thư viện Quốc Gia và trường Đại học Văn Khoa, nhưng cũng chỉ đủ tiền xây nhà, còn cả sân đầy gạch ngói ngổn ngang, sinh viên mới dọn sân đó thành một sân khấu. Đỗ Ngọc Yến thời đó không phải là sinh viên Văn Khoa, nhưng với tinh thần, có lẽ của hướng đạo, đã sắn tay phụ với các bạn trẻ dọn sân đó. Tôi biết Yến cũng trong giai đoạn này.

                ETC: Còn một Đỗ Ngọc Yến trong vai trò báo chí của hải ngoại 30 năm nay thì sao?

                NMC: Đỗ Ngọc Yến của 30 năm lại đóng vai trò giúp anh em trở lại nghề báo. Những nhà báo người Việt tại đây đều “tốt nghiệp” từ dàn phóng của Người Việt của Đỗ Ngọc Yến, và ông ta cũng biết rằng người này thành công, sẽ ra tranh với mình, ví dụ như tờ Việt Báo thời đó ra, mở ngay xế cửa của Người Việt. Bà Đỗ Ngọc Yến, theo tôi, cũng hơi hơi bực mình, người đàn bà này chắc không bao giờ hiểu, biết được tấm lòng đẹp của chồng mình đâu. Đỗ Ngọc Yến chỉ mong các bạn cứ trở về nghề cũ, nếu các bạn tài, các bạn sẽ thành công.

                ETC: Tới giờ phút này, theo ông, sứ mạng báo chí của Đỗ Ngọc Yến đã hoàn thành chưa?

                NMC: Tôi cho rằng sứ mạng của Yến đã hoàn thành trọn vẹn, đồng thời với sức khỏe của ông ta, chúng ta cũng thể bắt Yến “hy sinh” hơn nữa. Bởi vì làm công việc cộng đồng là hy sinh. Nói là Đỗ Ngọc Yến có ẩn ý gì? Không, Yến cũng chỉ là người ngây thơ, tâm hồn giản dị mà thôi. Đỗ Ngọc Yến đã đưa các anh em cộng tác với mình ở Việt Nam trở về nghề nghiệp, ai về được thì về, không thì thôi. Như tôi bỏ lại bên ngoài của cuộc đời, mặc dù, Yến cũng cho tôi một cơ hội. Hai nhiệm vụ rõ nhất mà Yến đã làm được là chuyện dựng lại làng báo, và thứ hai đã để lại một cây cầu nối tiếp qua người con gái là Bảo Anh với tờ Người Việt 2. Cũng xứng đáng lắm. Giờ này Người Việt 2 đã làm việc nối tiếp tờ Người Việt một cách đẹp đẽ, xứng đáng. Đỗ Ngọc Yến cũng nói với tôi, sợ rằng có lúc không còn người Việt đọc tiếng Việt, nên chuyện làm báo tiếng Anh cho thế hệ sau là cần thiết. Sự chuyển tiếp đó đúng mức. Ngoài ra, Đỗ Ngọc Yến còn làm thêm một việc nữa, là liên lạc với cơ quan báo chí tại đại học Fullerton để cho học bổng trong 10 năm, với số tiền $50,000, huấn luyện anh em đi vào nghề báo một cách chính qui theo tiêu chuẩn báo chí quốc tế. Đỗ Ngọc Yến đã làm một việc có thủy có chung, trọn vẹn với nghề, tôi vô cùng kính trọng con người Đỗ Ngọc Yến.


                .
                #8
                  Ngọc Lý 19.08.2006 13:54:09 (permalink)
                  .

                  Đỗ Ngọc Yến thuở thiếu thời

                  Đỗ Tăng Bí ghi



                  Một buổi sáng cuối năm 1963, anh Đỗ Ngọc Yến đến nói với tôi: “Bí này, chúng mình phải làm cái gì để cản bớt mấy cái trò nhảy nhót đang tràn lan các trường đại học mới được...” Một số trường đại học ở Sài Gòn lúc đó, nhân đà “Cách Mạng 1 Tháng Mười Một,” thay nhau tổ chức các đêm dạ vũ ăn chơi tưng bừng, từ cuối Tháng Mười Một, 1963 trở đi. Lúc đó mức độ giao tranh ác liệt ngoài chiến trường đang gia tăng, số thương vong mỗi ngày một nhiều, miền quê tràn lan khói lửa. Chúng tôi chia sẻ với nhau ý nghĩ rằng trong khung cảnh đó bọn thanh niên, sinh viên học sinh thành thị thi nhau vui chơi phè phỡn thì đâu có được.

                  Thế là chúng tôi chỉ có ba người, phân chia công việc: Anh Yến với anh Toàn soạn một bản tuyên cáo kêu gọi ngưng các sinh hoạt phù phiếm trong khuôn viên đại học, còn tôi viết một lô các khẩu hiệu trên những tờ bìa khổ lớn gấp đôi, nội dung đả đảo những buổi nhảy nhót tại trường học, kêu gọi sinh viên học sinh tẩy chay các sinh hoạt đó. Buổi chiều cùng ngày, tôi cầm bản viết tuyên cáo đến Ronéo Mỹ Hiệp thuê đánh máy và quay 500 bản ronéo. Ngay chiều hôm đó chúng tôi đạp xe một vòng qua các tòa soạn những tờ báo lớn thời đó, khoảng trên chục tờ, gửi cho ông chủ nhiệm, chủ bút một bì thư trong có bản ronéo tuyên cáo kể trên. Đồng thời chúng tôi đi lén dán các tấm bìa khẩu hiệu viết bằng bút nét lớn tại các trường đại học sắp mở “bal” mừng Giáng Sinh năm đó.

                  Tôi không nhớ rõ nội dung các anh viết những gì. Chỉ nhớ đầu đề là “Tuyên Cáo Chống Sinh Hoạt Đồi Trụy Xa Hoa Phóng Đãng,” sau đó nêu một số điểm, rồi ký tên là “Phạm Hồng Thái,” thay mặt “Nhóm Sinh Viên Chống Sinh Hoạt Đồi Trụy Xa Hoa Phóng Đãng.” Mượn cái cái tên của một anh hùng tuẫn quốc chỉ cố để nhắc nhở thanh niên phải sống có lý thưởng, không nhớ ai gợi ra cái ý kiến “vô lễ” đó.

                  Không ngờ, giới báo chí hưởng ứng lời tuyên cáo của chúng tôi ngay trong số báo ra vào chiều hôm sau. Có ít nhất hai tờ báo, tôi không còn nhớ đích xác tờ nào, đã lấy nguyên bản tuyên cáo thay cho mục xã luận. Một số tờ trích phần nào nội dung để bình luận. Có tờ làm bản tin về tuyên cáo và trích dẫn. Tựu trung báo chí đều cho rằng phong trào nhảy nhót trong trường học lúc đó là không được.

                  Mấy trăm bản ronéo chúng tôi phân phối đi các trường học bằng nhiều cách, qua các bạn bè, phần đông là Hướng Đạo, rải ở các trường trung học. Có bạn gấp các “truyền đơn” để lên cánh quạt trần, khi bắt đầu giờ học, học sinh mở quạt, truyền đơn bay như bươm bướm. Tôi nhờ một cô nữ sinh Trưng Vương, cũng là nữ hướng đạo sinh, mang mấy bản ronéo vào dán ở trường. Cô kể lại rằng phải cố gắng lắm mới dán được hai bản trên tường nơi cầu thang lên xuống, nhưng đủ để học sinh xôn xao, và khiến các cô hiệu trưởng, tổng giám thị và các giáo sư Trưng Vương lo lắng, hội họp tìm hiểu, điều tra. Không khí của thời âm mưu tổ chức biểu tình mấy tháng trước đó còn nặng lên tâm trí mọi người.

                  Đó là một trong vài kỷ niệm đầu tiên ngoài khuôn khổ sinh hoạt hướng đạo tôi có với anh Đỗ Ngọc Yến. Từ đó cho đến hôm nay, hơn 40 năm qua đi, trừ 16 năm tôi ở Thanh Hóa, rồi Sài Gòn, khi anh Yến ở Mỹ, hầu hết thời gian còn lại tôi vẫn làm việc, sinh hoạt với anh Yến, hoặc thường trực, hoặc cách đoạn. Ngay cả mấy năm tôi ở trong quân đội, những sinh hoạt này vẫn được nối tiếp.

                  Một số những người cùng thời anh Yến đều có chung kinh nghiệm này: Lúc còn bé thơ, chúng ta không được chơi đáo, đánh quay, bắn bi như những bạn cùng lứa tuổi trên đường phố, trong sân trường học. Hình như chúng ta tự dưng bị ngăn cách sao đó với sinh hoạt trẻ thơ. Anh Đỗ Ngọc Yến cũng là trường hợp đó, 15 tuổi đã làm báo lậu là một thí dụ kinh nghiệm không phù hợp với tuổi; 16, 17 tuổi đã chui trong các hậu trường ca nhạc cải lương là một thí dụ khác. Và những kinh nghiệm không hợp lứa tuổi này thường khó có ai cùng lứa tuổi làm chung. Cho nên, muốn phác họa chân dung anh Đỗ Ngọc Yến thời niên thiếu chúng tôi phải góp nhặt nhiều lần qua những lúc anh cao hứng kể cho nghe, chứ không thể nhờ ai đó làm nhân chứng kể lại.

                  Sau biến cố trò Trần Văn Ơn bị bắn chết, những năm sau đó các nhóm bí mật đều tổ chức truy điệu. Vụ này anh Yến nhớ lại như sau: “Hồi đó tôi còn nhỏ quá (khoảng 13, 14 tuổi), hồi đó cái vụ truy điệu tôi không phải là cánh ‘tổ chức,’ đôi khi tôi tới chỉ tham dự. Sở dĩ tham dự là vì lúc đó tôi là một hướng đạo sinh, hướng đạo mình thường khuyến khích đoàn sinh đi đâu mình cũng tích cực giúp ích, phải đóng cái vai trò phục vụ. Thí dụ như ăn uống thì mình phục vụ bằng cách tổ chức cho người ta ăn uống có thứ tự, vệ sinh; đưa đón mình tổ chức đưa đón giúp, rồi làm trật tự này kia; nhưng mà thực sự mình không biết chương trình của họ. Nghĩa là chuyện đó họ định làm như thế nào thì mình không biết. Nhưng thấy có một số người tập họp thì mình giúp phần ‘tổ chức’ thế nào cho cuộc họp có trật tự. Đó là năm 1955, nhưng từ năm 1956 tôi đi sâu vào chuyện sản xuất báo, báo bí mật, báo lậu. Năm 1957 thì tổ chức hội họp bí mật. Đến năm 1959 tôi bị bắt.”

                  Bây giờ anh vẫn khiêm nhượng nhận rằng chỉ học được nghề báo từ cụ Nguyễn Đức Quỳnh, từ Lê Xuyên, từ Phạm Xuân Ẩn,... nhưng thực ra anh Đỗ Ngọc Yến vào nghề báo từ năm 15 tuổi! Chuyện “làm báo” từ 1956 anh kể như sau: “Báo in ở đây là báo in bột, tức là bột thường, bột gạo, nhưng có điều đặc biệt là mực in phải mua ở tiệm bán ở đường Catinat. Loại mực đó là loại mực của Ấn Độ. Lọ mực cũng đắt tiền, lúc đó đi mua lọ mực cũng tốn kém bằng bao anh em đi một chầu ciné. Mực chà lên bột, mực thấm vào, rồi lăn bột lên từ tờ giấy này qua tờ giấy kia, lăn độ chừng ba chục trang thì bột xộc xạch và chữ ngoằn ngoèo hết, đôi khi muốn làm nhiều phải in hai lần. Sau này người ta gọi in sương sa thì cũng là nguyên tắc đó. Nói cho đúng thì cái đó chỉ là chuyện học tập làm công tác, thực sự nội dung của những tờ đó không có gì đặc biệt.”

                  Trong chúng ta, một số người ra đời trước và sau 1940 vài năm thì cảnh “tản cư” là một phần ký ức của tuổi thơ. Cùng với ký ức tản cư, có thể chúng ta còn ghi nhận những cảnh Tây về làng “điểm mục,” lính kín ruồng xét, cho “bao bố nhận diện.” Tôi không biết từ “điểm mục” có phổ biến không. Ký ức thời 5, 6 tuổi của tôi đã ghi nhận hai chữ đó. Điểm mục là lính Tây, lính “dõng” về làng, tập họp cả làng lại điểm danh, nhìn từng khuôn mặt xem có ai là “du kích,” làm việc cho “Ủy Ban Hành Chánh” hay không. Giai đoạn tản cư của anh Đỗ Ngọc Yến ngắn và gần, nghĩa là chỉ tản cư chung quanh Sài Gòn chứ không đi xa.

                  Anh kể: “Hồi đó tôi đi tản cư ở Lái Thiêu (những mảnh vườn mà sau này chúng ta đi cắm trại, ăn trái cây), để tránh Nhật bỏ bom tại Sài Gòn vào cuối 1944, đầu 1945. Tôi không có dự vào những cuộc tản cư lớn. Trong đầu óc tôi tản cư là những cảnh nên thơ, tản cư là các cụ thuê các xe cá. Xe cá là xe ngựa kéo, xe cá có ít nhất hai con ngựa kéo. Còn xe ngựa, xe thổ mộ, chỉ có một con ngựa thôi. Xe cá giống như xe minivan, phía trên rộng có thể để tủ lớn chồng lên nhau. Xe cá này chở người tản cư từ Sài Gòn về phía ngoại ô, thường thì chạy về Lái Thiêu hoặc Tân Quy vì ở đây có nhiều nhà vườn. Người dân Sài Gòn chạy về đó, nhờ đồng bào tại đây cho tá túc.”

                  “Sau này, khoảng 1954, 1955, tôi hay đạp xe đạp về vùng đó chơi, đi thăm những cụ già, những ‘ngôi nhà tá túc’ hồi đó. Đặc biệt năm 1955 tôi đạp vô vườn chơi, có chứng kiến một cảnh, sau này mới vỡ lẽ ra. Lúc đó tôi khoảng 13-14 tuổi, tôi thấy mấy ông nông dân mặc quần áo đen ngồi đầy, đông lắm, ngồi rất trật tự. Sau này tôi mới hiểu là mấy ông tập kết. Nhưng có hình ảnh từ trước đó mà tôi còn nhớ rõ nhất, cái hình ảnh mà trong sử cũng nói, là ủy ban hô hào dân chúng xuống đường, đi ra đường Catinat thời 1945. Ông già tôi đã dắt tụi tôi đi từ sáng sớm, ghé tiệm Tàu đầu đường làm ly cà phê mà ông Bình Nguyên Lộc từng mô tả là ‘đổ ra cái dĩa’ uống, lúc đó tôi khoảng 4 tuổi.”

                  “Sau đó cảnh đáng nhớ nữa là cảnh Tây đi xét nhà. Đầu tiên chúng chỉ xét thôi, xét xong có mấy người Việt Nam đi theo bắt mở tủ, rương... ra, rồi tôi thấy đồ đạc nhà mình bị chúng lấy đi. Nếu tụi Tây và người lớn trong nhà mình thấy vậy kêu lên thì Tây thì bắt bọn ‘lính dõng’ đó phải trả lại. Còn không thì mất!”

                  “Nhưng cái cảnh bắt đầu biết sợ là sợ cảnh bị Tây bố. Hồi đó cứ sáng sớm, ‘đi bố, đi bố’ nghĩa là Tây bao hết vùng đó, trước cửa ngôi trường Nguyễn Bá Tòng sau này. Tất cả đàn ông bị lùa hết ra ngoài khu đất trống, nằm trước cửa nhà tôi. Tất cả ngồi chồm hổm, hai tay để lên đầu; đàn bà con nít thì đứng lóng ngóng quanh đó. Sau đó bị lên xe ‘cây’ chở về bót.”

                  “Rồi đến ‘bao bố nhìn mặt,’ nghĩa là cho đi nhận diện mọi người, những người làm việc nhận diện thì được chụp bao bố lên đầu. Ai bị người đó nhìn mặt và gật đầu thì bị giữ lại, không thì cho về. Về sớm nhất là những ông công chức, gần nhà tôi có mấy ông công chức Sở Hỏa Xa. Sở Hỏa Xa không phải là của nhà nước nhưng có chế độ công chức nên được ưu tiên. Và từ đó trong đầu tôi có ý niệm thế nào là công chức, công chức thì oai quyền lắm, làm công chức thì an toàn, rồi được về trước cho đi làm. Chờ đến chừng 10-11 giờ nghe nói ông già được thả thì mừng, còn giờ đó không được thả về, mà có tin ‘bao bố trùm mặt’ gật đầu, thì chết. Đây là những giây phút điếng hồn của các gia đình lúc bấy giờ. Vài năm sau thì có lựu đạn nổ ngay trước cửa nhà tôi. Hay trong những năm đó, hình ảnh những ông Việt Minh cứ đến nhà xin tiền bố tôi - thanh niên ngày ấy ai cũng tầm vông vạt nhọn đi quanh quanh khu phố - hay có những ông bạn già đến nhà... và sau đó mới biết rằng đó là những ông Việt Minh, là những người bị bắt mới được thả ra.”

                  “Thường những người được thả ra đều đã bị đánh đập xơ xác rách mướp, đau ốm ho lao, phải đi loanh quanh xin tiền bạn bè. Những gia đình bình thường dù muốn dù không ai cũng giúp đỡ. Và những cảnh này cứ trở đi trở lại hoài.”

                  Tuổi thơ chúng ta có thể còn chất chứa thêm những ký ức về cuộc sống trong vùng “ấm ớ hội tề.” Ở làng tôi ngoài Bắc Ninh, ban ngày mấy ông “hội Tề” cai quản. Ban đêm, mấy ông “Ủy Ban Hành Chính” từ bên kia sông qua tập họp nói chuyện, thu thuế,... Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh những “anh nuôi” đêm đêm lén lút về xin tiền, xin thuốc chữa bệnh của mẹ tôi. Chế độ chính trị trong vùng thật ấm ớ, không ai làm chủ, nên mới gọi là “ấm ớ hội tề.” Về khoản này, anh Yến không có cơ hội trải qua:

                  “Ngược lại tôi hoàn toàn sống dưới chế độ mà bên kia gọi là ‘tạm chiếm.’ Nhưng tôi lại có liên hệ (đến phía Việt Minh) nhiều nhất là khi vào học ở Petrus Ký. Trường Petrus Ký là cái ổ! Khi tôi vào Petrus Ký thì vừa xảy ra vụ Trần Văn Ơn được hai năm, cao trào này đang từ từ đi lên. Trong trường Petrus Ký lúc này học sinh đi học là một chuyện nhưng mặt khác bị chi phối quan tâm đến một lối sống khác: Họp hành, đọc sách báo này nọ... Nhà tôi lúc đó ở Bùi Thị Xuân. Gần khu Bàn Cờ, Lê Văn Duyệt thì có hai bãi đất trống bán sách báo cũ - cũ đây là cũ chừng 3, 4 năm thôi - các sách vào thời kỳ bắt đầu kháng chiến, mà đặc biệt là toàn là sách báo từ vùng kháng chiến. Những sách của Vũ Anh Khanh, Lý Văn Sâm, với các nhà xuất bản Thần Đồng, Sống Chung, Nam Việt, toàn là tuyên truyền cho kháng chiến chống Pháp chứ không có mùi nào là cộng sản. Dần dần ở chợ Sách cũng có sách báo của Phòng Thông Tin Hoa Kỳ. Những cuốn sách đầu tiên của Thông Tin Hoa Kỳ vào truyền bá về thế giới tự do. Tôi nhớ là báo Thế Giới Tự Do số hai là tôi đã được trông thấy, và tôi biết tòa soạn của Thế Giới Tự Do đặt ở lầu 4 một ngôi nhà tại phố như thế nào, mà khi đó tụi con nít chúng tôi thường chạy đến, tìm cách chạy lên xuống thang máy, vì hiếu kỳ muốn biết cái thang máy thế nào.”

                  Những cuốn sách đầu tiên được Thông Tin Mỹ dịch ra mà anh Yến nhắc đến là cuốn “Đêm hay ngày” của Koestler, những cuốn “Tôi chọn tự do,” “Tôi chọn công lý” của mấy người Nga đi trốn cộng sản, in thật dày. Trong đó cũng có những cuốn về văn hóa Mỹ như “Dũng sĩ da đỏ,” “The Last of the Mohicans” của James Fenimore Coopper, lúc đầu là mấy cuốn đó. Rồi đến thời kỳ ông Diệm từ năm 1954 trở đi, những loại sách văn học như cuốn “Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer,” “Đôi bạn phiêu lưu” vân vân, mới được dịch ra. Trước đó, những cuốn sách dịch khác đều là sách chính trị hết, duy có vài cuốn về văn học như “Bác Sĩ Arrowsmith” của Sinclair Lewis. Có thể nói là toàn những sách nói về Mỹ. Có một cuốn nổi tiếng khác là “Tẩy Não Tại Trung Hoa Đỏ” (1949).

                  Anh Yến kể: “Trong trường hợp của tôi, tôi khác với nhiều bạn vì tôi là một thằng bé lớn lên hoàn toàn trong thành phố, chỉ nghe nói đến kháng chiến ở xa xa. Thành ra có hai hình thức tranh đấu của phe kháng chiến tôi được quen từ bé, trước năm 1954, cho đến khi tôi lớn lên: Tranh đấu nội thành công khai hợp pháp, và tranh đấu ngấm ngầm trong hoàn cảnh chính trị đặc biệt giữa hai phe lúc đó. Như tôi đã nói, những người trẻ như tôi có thể tìm đọc bao nhiêu sách ca tụng ‘kháng chiến’ dười nhiều hình thức, ở ngay giữa Sài Gòn. Lúc đó mình còn nhỏ nhưng đủ sức tò mò để tự đặt câu hỏi tại sao có những sách đề cao kháng chiến như thế này mà lại có thể phổ biến đầy ở giữa Sài Gòn được? Nếu muốn thì cảnh sát công an của chính phủ Sài Gòn có thể quét sạch được chứ? Sao họ không dẹp? Sau này có một người thông thạo vấn đề đó cắt nghĩa tôi mới hiểu. Lúc đó Pháp và chính phủ quốc gia ở Sài Gòn người ta cố tình để cho có tình trạng sách Việt Minh bán giữa Sài Gòn như vậy để gián điệp của người Mỹ phải thấy là có tài liệu cộng sản trải khắp mọi nơi, thấy hoạt động cộng sản tưng bừng khắp ngõ. Làm như vậy để cho Mỹ sợ làm sóng cộng sản đang lan tràn khắp Đông Nam Á, do đó Mỹ phải ủng hộ, viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.”

                  Trở lại trường Petrus Ký mà anh Yến nói là “cái ổ”. Đó cũng là nơi xuất thân của các ông Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước... những vị mà sau này nổi tiếng trong giai đoạn cách mạng bùng lên. Anh Yến cho rằng ngôi trường đó đúng là một chỗ quy tụ nhiều người trí thức yêu nước, những người ý thức về thân phận của dân tộc của đất nước, để bắt đầu nghĩ đến tranh đấu. Truyền thống đó đã tiếp tục cho đến vụ Trần Văn Ơn, vụ này cũng là một yếu tố nuôi dưỡng, mà sau này khi anh Yến vô học Petrus Ký anh đã cảm được cái không khí tranh đấu đó ở trong lớp học Petrus Ký. Những người hoạt động bí mật thời đó thì được học sinh coi như là những thần tượng. Không phải chỉ anh Yến, các bạn khác của anh như Lê Đường, Trần Đại Lộc vẫn nhìn thấy ánh hào quang của những năm cuối 1940 đầu 1950 còn phảng phất tại Petrus Ký.

                  Về trường Petrus Ký, anh Yến nói: “Nói tóm tắt, một là nó có truyền thống, và hai là nó có nề nếp lớp trước lớp sau rồi. Nghĩa là lớp nào cũng có những người thuộc loại lăng xăng thích hoạt động, có liên hệ với những anh có tên tuổi hoạt động lớn hơn mình chừng hai, ba tuổi, hai ba lớp hay là có thân nhân ở ngoài hoạt động. Trước đó thì những học sinh này không có suy nghĩ chính trị gì hết, nhưng sau dần dần chịu ảnh hưởng của những đàn anh kia. Trong trường hợp tôi, trước đó tôi không có liên hệ với đàn anh nào hết, nhưng lúc đó tôi là xì-cút (Hướng Đạo). Trong xì-cút có dạy nhiều thứ, như dạy anh phải là một thành phần tích cực ở trong lớp của anh, nghĩa là trong lớp cần gì thì anh phải tự nguyện, phải gánh lấy công việc, v.v.. Thầy giáo ở Petrus Ký cũng có nhiều thầy hóc búa như các ông giám thị, nhưng cũng có một số thầy luôn luôn kích thích tinh thần yêu nước của học trò. Tôi còn nhớ năm học Đệ Tứ, một thầy giáo dạy sử địa, mà đã từng ở tù thời xảy ra vụ Trần Văn Ơn. Ông này đã dạy sử trong tinh thần kích thích học trò lòng yêu nước. Thầy giáo này mê báo Đời Mới của Trần Văn Ân, chủ bút là Hà Việt Phương, đó là một bút hiệu của cụ Nguyễn Đức Quỳnh. Năm học Đệ Tứ tôi đã có gần đủ các số báo Đời Mới này (có khoảng 154 số) - đến Tháng Tư năm 1955 thì tờ báo đóng cửa - tôi chỉ đi ra nhặt ở đầu đường các báo cũ bán lẻ. Ngày tôi bị ra tòa rồi đi tù, tôi mang hết bộ đó biếu cho ông thầy sử địa này. Khi ra khỏi tù, cảnh sát cứ theo điều tra xem mình bị ảnh hưởng bởi những ai, ai nói cho mình điều này, ai nói cho mình thế kia. Không khí thời đó là như vậy.”
                  Anh Yến đã nhắc lại giai đoạn học Petrus Ký, anh bị vướng vụ “Kiến Nghị,” biểu tình. Đang học Đệ Nhị, đang hoạt động tưng bừng thì tự nhiên anh hoàn toàn bị cô lập vì bị đuổi học, bị theo dõi. Sau đó anh Yến làm quen với những nghệ sĩ cải lương, cũng chỉ vì ham thích văn nghệ. Có lẽ thành tích “đấu tranh” trong giới học sinh của anh được bên kia “lưu ý” cho nên, anh nhớ lại, “Sau đó vài tháng thì cũng có người đến liên lạc; nhưng họ không nói về chuyện hoạt động học sinh nữa mà họ khuyên tôi đi họp trong Tổng Liên Đoàn Lao Động, mời các nghệ sĩ tham gia lập một nghiệp đoàn văn nghệ sĩ. Bấy giờ là lúc các ổng lo đấu tranh vào khu vực văn nghệ từ những rạp hát, cải lương, v.v.. Anh chị em trong giới đó họ dễ bị tuyên truyền, lôi cuốn hơn và họ lại dễ gây ảnh hưởng trên quần chúng hơn.”

                  Lúc đó anh Yến chẳng phải là văn nghệ sĩ, không hát hỏng mà cũng chưa viết lách gì ngoài những trang báo trong trường. Nhưng từ xa xưa anh vốn đọc sách nhiều, đã có cái nhìn “viễn kiến,” nên “người ta” dễ tìm đến anh. Anh kể: “Tôi đâu có viết lách gì, nhưng đại khái mình là dân hoạt động. Rủ là tôi đi. Vô ngồi họp ở đây thì bàn bên cạnh là bàn công an. Tụi công an ngồi đó 24/24 để ghi lại tất cả những chuyện đó; vì là đấu tranh công khai mà. Tôi lại nghĩ thầm, ‘Đây lại là một cái vụ rắc rối nữa đây.’ Nhưng kệ, làm thì cứ làm. Lúc này tôi cũng đã bắt đầu chơi với đám văn nghệ sĩ rồi nhưng cũng chỉ là tép riu thôi. Nhưng vấn đề là hệ thống tổ chức. Tức là anh đã sinh hoạt phía học sinh rồi bị lộ, thì họ đưa anh sang hoạt động khác, vì đây là một hệ thống của họ, có tổ chức đủ mặt mà.”

                  “Sau đó lại bắt đầu khó khăn sao đó nên họ dặn tôi đừng liên lạc với Liên Đoàn Lao Động nữa. Nhưng họ dặn là nếu muốn liên lạc gì thì phải đi lên trên Hóc Môn, đi vào các vườn họp. Khi muốn đi họp thì lên đường Chi Lăng, Phú Nhuận, chỗ nhà ông Phạm Duy đi ngược về Bà Chiểu; cứ buổi chiều từ 4, 5 giờ muốn gặp thì đứng chờ ở đó có người đạp xe đạp ngang qua đón. Tôi có tới đó gặp một anh đi xe đạp cuốc tới chờ mình. Anh ta hỏi thăm những chuyện mình làm, mình biết, vân vân. Nghĩ là dùng mình để lấy tin tức thôi, chứ cũng không đi xa hơn. Một dạo rồi tôi chán không tới đó nữa. Mà họ cũng không tìm cách liên hệ với tôi làm gì, chắc vì sợ chính họ bị lộ, trong khi họ có những quân bài học sinh hoặc văn nghệ khác, dùng được an toàn hơn. Đại khái như thế, các bạn đã biết phần nào thời niên thiếu của tôi trước khi tôi đi chơi với mấy anh em văn nghệ học sinh, rồi làm báo làm chí với họ.”

                  Trong một bài viết về anh Đỗ Ngọc Yến, chị Quyên có nói về khả năng “lách” của anh, chị gọi là món võ “lăng ba vi bộ” theo chữ trong tiểu thuyết của cụ Kim Dung viết về nhân vật Đoàn Dự. Anh Yến đi qua khá nhiều thứ sinh hoạt, trước tiên vì tò mò muốn biết những hoạt động trong xã hội chung quanh mình nó như thế nào. Chúng ta vừa mới lướt qua về thời thơ ấu của anh Yến, hình dung vài nét phác họa chân dung anh hồi nhỏ. Chúng ta có thể hiểu được khả năng “lăng ba vi bộ” của anh có là nhờ từ đâu tới. Chỉ vì cái máu xì cút muốn tham dự vào mọi việc của xã hội, cộng thêm cái tính tò mò vì ảnh hưởng tiểu thuyết trinh thám gián điệp. Tuy nhiên, theo tôi, những hoạt động trong đời anh chỉ để làm lợi, làm tốt cho những đồng bào cần giúp đỡ, cho cộng đồng, cho cuộc đời, chứ không phải vì danh vọng, tiền tài cho cá nhân; cũng chẳng phải vì một phe đảng nào trong những cuộc tranh chấp chính trị ở nước mình trong bao nhiêu năm chúng ta đã sống qua.

                  Và đó là điều đáng quý của anh Đỗ Ngọc Yến, lúc nào anh cũng theo tinh thần giúp ích của một hướng đạo sinh.


                  *



                  Nhiều tổ chức, đoàn thể, nhiều cơ quan truyền thông, nhiều trường đại học Mỹ và các sắc tộc thiểu số đã công nhận sự đóng góp của nhà báo, nhà hoạt động Đỗ Ngọc Yến, cho sự phát triển và hội nhập của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, và sự hoà hợp với các cộng đồng bạn. Độc giả đã được đọc và nghe nhiều chương trình phỏng vấn, bài báo viết về anh Đỗ Ngọc Yến. Riêng phần ghi dưới đây sẽ cho chúng ta thấy bàng bạc hình ảnh anh Yến hồi còn rất trẻ qua ký ức của ông về Sài Gòn những năm tháng 1950. Phần ghi này trích từ “chương trình” nói chuyện giữa Đỗ Ngọc Yến và bạn bè vào cuối năm 1999. Chúng tôi thường nêu ra với anh Yến các thắc mắc về những điều xẩy ra trong giai đoạn trước đây chúng tôi chưa hiểu rõ, và Anh trả lời như một đóng góp hiểu biết của Anh. Về đề tài “Thời nhỏ của anh Yến”, chúng tôi gồm Phạm Phú Minh, Hà Tường Cát và Đỗ Tăng Bí thay nhau nêu câu hỏi...

                  HTC : Đó là thời dưới chế độ của Tây. Còn hồi nhỏ anh cũng không có một thời gian nào sống dưới chế độ Việt Minh?

                  Đ.N.Y: Không. Nhưng ngược lại tôi lại hoàn toàn sống dưới chế độ mà bên kia gọi là “tạm chiếm.” Nhưng vì lý do đó tôi liên hệ (đến phía Việt Minh) nhiều nhất là khi vào học ở Petrus Ký, Petrus Ký là cái ổ! Khi tôi vào Petrus Ký thì vừa xảy ra vụ Trần Văn Ơn được hai năm, cao trào này đang từ từ đi lên. Trong trường Petrus Ký lúc này học sinh đi học là một chuyện nhưng mặt khác bị chi phối quan tâm đến một lối sống khác: họp hành, đọc sách báo này nọ... Nhà tôi lúc đó ở Bùi Thị Xuân, gần khu Bàn Cờ, Lê Văn Duyệt thì có hai bãi đất trống bán sách báo cũ — cũ đây là cách đó chừng 3, 4 năm thôi — các sách vào thời kỳ bắt đầu kháng chiến, mà đặc biệt là toàn là sách báo kháng chiến. Dần dần có sách báo của Thông Tin Hoa Kỳ. Những cuốn sách đầu tiên của Thông Tin Hoa Kỳ vào truyền bá về thế giới tự do. Tôi nhớ là báo Thế Giới Tự Do số hai là tôi đã được trông thấy, và tôi biết tòa soạn của Thế Giới Tự Do đặt ở lầu 4 tại phố như thế nào, mà khi đó tụi con nít chạy đến, tìm cách chạy lên thang máy vì hiếu kỳ.

                  Những cuốn sách đầu tiên được dịch ra là cuốn “Đêm hay ngày” của Koestler, cuốn “Tôi chọn tự do, chọn công lý” của mấy anh đi trốn ở Nga thật dày; trong đó cũng có những cuốn về văn hóa Mỹ như “Dũng sĩ da đỏ,” rồi “The Last of Mohican” của P. Coopper, lúc đầu là mấy cuốn đó. Rồi đến thời kỳ ông Diệm từ năm 1954 trở đi, mới dịch những loại sách văn học như cuốn “Kho tàng phiêu lưu” của Tom Sawyer, “Đôi bạn phiêu lưu”... Nhưng trước đó, những cuốn sách khác đều là sách chính trị hết, duy có vài cuốn về văn hóa như “Bác sĩ Aerosmith” của Sand Lewis có thể nói là sách nói hoàn toàn về Mỹ. Có một cuốn nổi tiếng “Tẩy Não Tại Trung Hoa Đỏ” (1949)...

                  Trong trường hợp của tôi, tôi khác với nhiều bạn vì tôi là một thằng bé lớn lên hoàn toàn trong thành phố, thành ra hai loại tranh đấu này tôi quen từ bé đến lớn: tranh đấu nội thành và công khai hợp pháp tranh đấu dưới một chế độ chính trị đặc biệt nào đó. Lúc đó mình đủ sức tò mò để nghĩ tại sao có sách như thế này, mà lại có thể phổ biến được, nhưng không hiểu tình hình chính trị ra sao? Sau này có một người thông thạo vấn đề đó cắt nghĩa mới hiểu. Lúc đó chính phủ Sài Gòn người ta để tình trạng như vậy để người Mỹ quan sát thấy là có tài liệu cộng sản khắp mọi nơi, hoạt động cộng sản tưng bừng khắp ngõ, để người ta sợ chế độ cộng sản mà ủng hộ viện trợ cho phe Tây ở Việt Nam.

                  HTC: Lúc đó anh đã đọc được những sách của ông Hoàng Văn Chí chưa? Cuốn mỏng, nhỏ cũng do Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản?

                  Đ.N.Y: Sách Thông tin Hoa Kỳ tôi đã xem từ đầu, bời vì từ năm 49 hoạt động, thì mấy năm đầu chưa có loại sách đó đâu. Hai cuốn của Thông Tin Hoa Kỳ lúc đó nổi tiếng nhất là cuốn sách hình “Tám bậc vĩ nhân” (Hoa Kỳ) trong đó có từ ông Washington đến ông Jefferson rồi ông Headman rồi trong đó có một ông Tây đen là ông B. Washington (?), rồi một ông thi sĩ Whitman, rồi ông G. Nixon... Rồi đến báo Thế Giới Tự Do, số đầu tiên thì tôi không biết nhưng tôi biết số Thế Giới Tự Do 2. Còn nhà xuất bản của Thông Tin Hoa Kỳ lúc đó được đặt tên là Tân Á. Rồi báo Sức Mạnh và Tự Do, đây là báo người ta bỏ... nhà cầu. Tôi có đọc một đoạn trong tờ báo này về “Đêm hay Ngày” và bắt đầu hiểu, khi ấy tôi khoảng 11-12 tuổi, hiểu rằng cuốn này đặt đề tài là nếu anh chấp nhận thế này thì anh là cộng sản rồi, tức là ở đời quan trọng nhất là tự do với cơm áo, nếu anh muốn có cơm áo thì phải chấp nhận cộng sản, còn chấp nhận tự do thì phải cãi nhau với cộng sản.

                  Hồi đó sách vở cũng đủ sức để dạy cho mình những hiểu biết, lúc đó tôi chừng 9-10 tuổi.

                  P.P.M: Anh Yến vừa nói lúc nãy là ở trường Petrus Ký thời ấy là cái ổ. Tôi cũng hiểu được đó là cái chỗ mà ông Huỳnh Văn Tiễn, Lưu Hữu Phước... những vị mà sau này nổi tiếng về cách mạng, đó đúng là một chỗ quy tụ những trí thức yêu nước, những người ý thức về thân phận của dân tộc của đất nước để bắt đầu tranh đấu. Truyền thống đó đã tiếp tục cho đến vụ Trần Văn Ơn, đây cũng là một yếu tố nuôi dưỡng, mà sau này khi tôi vô học Petrus Ký tôi cũng thấy không khí đó ở trong lớp học sinh cũ của Petrus Ký. Khi chơi với các anh Yến, Lê Đường, Trần Đại Lộc là còn hào quang của những năm cuối 40 đầu 50, còn phảng phất tại Petrus Ký. Chuyện hoạt động bí mật thời đó thì coi như là những thần tượng.

                  Đ.N.Y: Nói tóm tắt là nó có những truyền thống, và hai là nó có nề nếp rồi. Nghĩa là lớp nào nó cũng có những người, hai ba loại: loại lăng xăng có liên hệ với những tên hoạt động lớn hơn chừng hai, ba tuổi, hai ba lớp hay là thân nhân ở ngoài. Trước đó thì nó không có gì hết nhưng sau bị ảnh hưởng của những anh kia. Trong trường hợp tôi, trước đó tôi không có liên hệ với ai hết, nhưng lúc đó tôi là xì-cút (Hướng đạo). Trong xì-cút có dạy nhiều thứ như dạy anh phải là một thành phần nào trong lớp của anh, nghĩa là trong lớp cần gì thì anh phải tự nguyện v.v... Thầy giáo ở Petrus Ký cũng có nhiều thầy hóc búa như ông Giám thị, nhưng cũng có một số thầy luôn luôn kích thích tinh thần yêu nước của học trò. Tôi còn nhớ năm học Đệ tứ, một thầy giáo dạy Sử Địa, mà người này đã từng ở tù thời Trần Văn Ơn. Ông này đã dạy Sử trong tinh thần kích thích học trò. Thầy giáo này mê báo Đời Mới của ông Hoàng Thương lắm. Năm học Đệ tứ tôi đã có gần đủ số báo Đời Mới này (có khoảng 154 số) — đến tháng 4 năm 1955 thì tờ báo đóng cửa — tôi chỉ đi ra nhặt ở đầu đường bán lẻ. Ngày tôi bị ra tòa rồi đi tù tôi mang hết bộ đó biếu cho người thầy này. Khi ra khỏi tù, cảnh sát cứ theo điều tra xem mình bị ảnh hưởng bởi những ai, ai nói cho mình điều này, ai nói cho mình thế kia.

                  PPM: Anh vừa nói cái vụ bị ra tòa và bị đi tù, anh nói sơ lại chi tiết này một chút.

                  Đ.N.Y: Có hai lần. Thời kỳ đi tù đầu là năm 1957, lúc đó tôi 16 tuổi. Ông Minh học xong Đệ tứ (ở Miền Trung) để vào Nam học Đệ Tam, còn tụi tôi học dưới này Đệ Ngũ, Đệ tứ lên. Trước đó thì vẫn tự động lên Đệ Tam nhưng đến năm đó vào khoảng tháng 3, một thông tư của Bộ Giáo Dục là, từ giờ trở đi ai là học sinh Đệ tứ muốn lên Đệ tam phải đỗ “bình thứ,” nếu không có thì phải thi vào. Tự nhiên là tương lai của đại đa số bị đe dọa. Từ chuyện này đã phát sinh ra phong trào Kiến nghị. Vào khoảng đầu năm 1957, cả lớp có 40 chục người Kiến nghị thì đứa nào cũng ký vào hết, nhưng phải có một học sinh đại diện, mà thường học sinh đại diện này phải là người học giỏi trong lớp. Như thế có 10 lớp Đệ tứ có 10 lá thư như vậy. Mỗi lá thư đính kèm 30, 40 chục chữ ký. Chẳng những trường Petrus Ký làm thế mà tất cả những trường công ở Sài Gòn đều làm, (và người đại diện ký kiến nghị cho cả trường Trưng Vương là bà Dung (vợ anh Cát bây giờ). Thế là cả Sài Gòn kể cả trường Nguyễn Trãi, Chu Văn An đều ký, nhưng đến khi ra tòa thì không có những học sinh này. Chẳng những trường dưới miền Tây như Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho, trường Thoại Ngọc Hầu ở Phan Thanh Giảng cũng đều ký hết.

                  Khi kiến nghị thì phải đèo theo hai điều, là đèo theo học bổng, cải thiện về giáo dục. Phong trào này xảy ra đầu năm 57, đây là năm đầu tiên đấu tranh Chống Hiệp Thương. Trên nguyên tắc là năm 56 thì đòi Hiệp Thương nhưng hai bên lắc đầu nhau, đến 57 điều này xảy ra thì là con đẻ của chuyện kia thôi.

                  Các trường lớp được tổ chức họp tại Sài Gòn, rồi miền Nam mười mấy trường họp lại trong một nhà hóc bà tó tại Bàn Cờ. Tôi thì không đại diện lớp đại diện trường nhưng tôi lại là người tổ chức cuộc họp đó mà địa điểm lại không biết ai cho mượn (vì tất cả đều là bạn bè, người một tay). Tôi lại là người tổ chức đi lại, ăn uống và cuối cùng tôi là chủ tọa của buổi họp đó, bạn bè tôi thì được dặn để làm này nọ, còn tôi thì không ai dặn hết, chỉ vì tinh thần xì-cút mà có tinh thần tổ chức. Vì là chủ tọa cho nên sau đó tôi ra bưu điện gửi thư cho Tổng thống và Quốc Hội. Tất cả những thư từ lúc đó khi gởi cho hai cấp đó phải có số căn cước của mình, còn nếu gởi thư bảo đảm thì không thành vấn đề. Khi đưa căn cước là tôi thầm biết, “Me,ï lúc này là bắt đầu lãnh đủ rồi đấy nhá!” Nhưng đã lao theo thì phải tới luôn. Và dĩ nhiên là thơ không đời nào có câu trả lời. Thế là phải họp lại và xuống đường.

                  Cuộc xuống đường tại Nha Trung Tiểu học đường Lê Văn Duyệt trước cửa Tao Đàn, nơi trước là văn phòng Thủ tướng Ngô Văn Thinh ngày xưa treo cổ chết, mà tôi là đại diện của phe biểu tình 200, 300 trăm người với cờ xí. Tôi vào nói chuyện với ông Tổng Giám Đốc Trung Học Bùi Phượng Trì. Xong về nhà, đến ngày hôm sau thì mới thấy những bạn kia đến nói cảnh sát ở quận nhì quận nhất quận ba gọi tôi.

                  Mới đầu chỉ có 1, 2 thằng báo tôi còn không tin nhưng sau đó 7, 8 thằng báo tin thì biết đúng là nó đã lùa hết đám này ra rồi.

                  Thằng nào cũng báo tin cho biết là họ đang đi tìm xem vụ này có những ai. Đến lúc này tôi biết tình hình nguy đến nơi. Tôi dò hỏi thì biết cảnh sát đặc biệt miền Đông ở chỗ Mạc Đỉnh Chi, tôi đến trình diện, “Tôi đây không cần phải đi tìm.” Thế là cảnh sát giữ tôi ở đó.

                  Trong bản khai tại đó có những câu hỏi rằng: Những ý kiến này là của ai. Tôi biết vậy nên nhất định chứng minh rằng đó là ý kiến của chính anh em học sinh. Thế là tôi bị giam một thời gian sau đó thả ra. Trước khi thả ra tôi phải ký vào giấy cam kết phải báo cáo cho họ biết nếu có những ai tiếp xúc... Tôi ký xong về và suy nghĩ tìm cách báo cho mọi người biết là tôi đã bị theo dõi rồi các anh đừng liên lạc với tôi nữa. Nhưng tôi khám phá ra rằng tất cả những người chơi với tôi cũng đều đã được dặn như vậy hết rồi, nghĩa là không đứa nào liên lạc với đứa nào nữa. Thì rồi lại yên.

                  Trong năm Đệ tam đó, tôi đang hoạt động tưng bừng thì tự nhiên hoàn toàn bị cô lập. Sau đó vài tháng thì cũng có người đến liên lạc nhưng không phải là chuyện học sinh nữa mà lúc đó là họ liên lạc, mời tôi đi họp trong Tổng Liên đoàn Lao động, lập một nghiệp đoàn Văn Nghệ Sĩ, bây giờ là đấu tranh văn nghệ từ những rạp hát, cải lương, báo chí v.v...

                  PPM: Nghiệp đoàn văn nghệ sĩ? Lúc đó anh đã là văn nghệ sĩ, đã viết lách gì chưa?

                  Đ.N.Y: Tôi đâu có viết lách gì, nhưng đại khái mình là dân hoạt động. Rủ là tôi đi. Vô họp đây thì bàn bên cạnh là bàn công an. Tụi công an ngồi đó 24/24 để ghi lại tất cả những chuyện đó vì là đấu tranh công khai mà. Tôi lại nghĩ thầm, “đây lại là cái rắc rối nữa đây. Nhưng kệ, làm thì cứ làm.” Lúc này tôi cũng đã bắt đầu chơi với đám văn nghệ sĩ rồi nhưng cũng chỉ là tép riu thôi, nhưng vấn đề là hệ thống tổ chức tức là anh đã bị lộ phía học sinh rồi thì họ sẽ (đưa anh) vào sâu sang hoạt động khác, vì đây là một hệ thống có tổ chức mà. Sau đó khó khăn thì họ dặn tôi đừng liên lạc với Liên đoàn Lao động nữa, muốn liên lạc gì thì đi lên trên Hóc Môn, đi vào các vườn họp. Khi đi họp lên đường Chi Lăng, từ Chí Nhuận từ nhà ông Phạm Duy đi ngược về Bà Chiểu, cứ buổi chiều từ 4, 5 giờ muốn gặp thì đứng chờ ở đó có người đạp xe đạp ngang qua. Rồi, như thế các bạn đã biết hồi nhỏ của tôi thế nào rồi đấy.


                  Nguồn: Người Việt
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.09.2006 00:44:06 bởi Ngọc Lý >
                  #9
                    Ngọc Lý 19.08.2006 14:07:01 (permalink)
                    .

                    Nhà Báo Đỗ Ngọc Yến:
                    “vua” điểm nhãn trong làng báo hải ngoại!

                    TRẦN NHẬT PHONG






                    Nhà báo Đỗ Ngọc Yến
                    Đàn Anh Đáng Kính
                    của ngành truyền thông Việt



                    Tuần trước khi Việt Weekly (số 45) đăng vụ ông Đỗ Ngọc Yến bị hư chân, đúng lúc có đến vài chục bài viết về Phạm Huấn, anh của Phạm Long ra đi, tôi chợt cảm nhận ra “ do something before it’s too late…” và thế là tôi vội vàng chạy về ngồi vào bàn để viết về nhà báo Đỗ Ngọc Yến, một trong những bậc đàn cha đàn chú trong ngày truyền thông mà tôi kính trọng.

                    Sẽ viết điều gì về ông, đó là điều mà tôi suy nghĩ, cho đến khi nhớ lại vài tháng trước đây, trong một lúc nóng giận khi nghĩ đến hậu quả của vụ đập bỏ bức tường tưởng niệm thuyền nhân tại Indonesia, và lối quảng cáo ấu trĩ của đài Litle Sài Gòn Radio về vụ phát thanh về Việt Nam, tôi đã mạnh miệng gọi ông Vũ Quang Ninh là “không đáng xách dép cho tôi…”, vì sự việc này tôi đã bị nhiều đàn anh trong nghề than phiền là thiếu sự kính trọng đối với người lớn tuổi, một trong những người đầu tiên nói với tôi chính là Đỗ Ngọc Yến, khi ông khuyên tôi “tuổi trẻ đừng quá nóng nảy, và nên bình tĩnh trong bút pháp của mình, lửa chỉ để dành khi cần thiết, đừng dùng nó vào trong những tranh cãi vu vơ.” Câu khuyên của ông đã khiến tôi suy nghĩ khá nhiều trong suốt mấy tháng nay, và một lần nữa “đại gia” Đỗ ngọc Yến đã điểm nhãn cho tôi và đây là lần thứ tư ông mở rộng cặp mắt của tôi.

                    Lần đầu tiên tôi được gặp ông là khoảng năm 1997, lúc đó tôi vừa bỏ đài phát thanh của anh Lê Phú Bổn về làm việc với đài VBN của Quỳnh Trang phát thanh sang Houston, lúc đó tôi cũng vừa chấm dứt chương trình “Nghệ Sĩ và Đời Sống Thật” làm chung với Diamond Bích Ngọc trên đài truyền hình Văn Nghệ Việt Nam của ông Lương Văn Tỷ, thời điểm đó tôi nhớ là DirectTV vừa xuất hiện và Quỳnh Trang phải vật lộn mấy tháng trời ở New York, đánh lộn với đám Mỹ trắng, mới dành được một Chanel tiếng Việt 24 tiếng, Quỳnh Trang đã dẫn tôi đến gặp Đỗ Ngọc Yến, nghe danh của ông đã lâu, nhưng lần đầu tiên gặp mặt, tôi không tưởng tượng ra là ông nhỏ con như thế, sau cuộc nói chuyện khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, Quỳnh Trang bận việc phải chạy trước, và tôi ngồi lại tiếp chuyện với ông trong nhà hàng Huế Rendez-vous, thật không ngờ buổi nói chuyện này ông đã điểm nhãn cho tôi rất nhiều về nghề nghiệp truyền thông. Trước đó mặc dù có kinh nghiệm 3 năm làm việc trên Radio và TV, nhưng lúc đó trong đầu óc tôi chỉ nghĩ công việc mình đang làm chỉ một thứ giải trí giống như những ngành giải trí khác của văn nghệ, chứ không hề nghĩ truyền thông là một công việc đòi hỏi nhiều chuyên môn và kiến thức hơn những ngành nghề khác. Ông Yến đã kể cho tôi nghe rất nhiều về thời hoạt động sinh viên của ông trước năm 75, rồi khoảng thời gian làm báo trong những năm tháng đầu tị nạn, vừa kể ông vừa cắt nghĩa cho tôi nghe về ý nghĩa của một ký giả chuyên nghiệp, rồi kỹ thuật săn tin, làm sao tạo mối liên hệ rộng rãi để dễ dàng có tin tức, làm thế nào để có thông tin nhanh hơn người khác, và quan trọng nhất là ý thức sáng tạo trên Radio, chỉ vài tiếng nói chuyện với ông, trong đầu tôi đã mở ra nhiều kiến thức hơn, có thể nói nếu không có dịp nói chuyện với ông, thì có lẽ chất sống của tôi không được phong phú như bay giờ. Sau đó một thời gian, Quỳnh Trang vì thua lỗ và tốn tiền trong vụ kiện tụng với nhóm Vũ Quang Ninh của đài Litle Sài Gòn Radio, đài phái thanh tại Houston đóng cửa, rồi vài tháng sau chương trình TV cũng đóng cửa nốt, vì khoảng thời gian đó người ta thích chơi cổ phiếu nhiều hơn là đầu tư vào một lãnh vực quá mới đối với người Việt Nam.

                    Sau đó tôi vô tình quen biết được một người bạn gốc Puerto Rico, do sự dẫn dắt của người bạn này tôi lại xin được một chanel 24 tiếng trên DirectTV, với thời hạn cho đến 31 tháng 12 năm 2001, nếu tôi không lên chương trình thì sẽ bị cắt bỏ, đó là khoảng thời gian trước khi tôi về làm cho đài Litle Sài Gòn Radio với chương trình Sống Vui, thời điểm đó tôi còn rất trẻ, lại không quen biết nhiều đại gia thương mại, nên không biết cách gõ cửa kiếm đầu tư, và người duy nhất giới thiệu cho tôi chính là Đỗ Ngọc Yến. Ông đã giới thiệu cho tôi một nhóm bác sĩ đầu tư vào đài truyền hình, nhưng tiếc là mọi việc không thành, tuy nhiên ông Yến là người duy nhất đã nhìn ra sức mạnh của TV, nên đã giúp tôi tối đa. Ngoài việc giới thiệu đầu tư, chính ông đã điểm nhãn cho tôi lần thứ hai khi ông khuyên tôi nên viết một proposal của TV, với chi phí, chương trình, lợi nhuận, tiềm năng và những bản thống kê, và nhờ vậy tôi mới hiểu rõ trò chơi của TV phải trải qua quá trình nào, và người giúp ý kiến nhiều nhất cho tôi cũng như chỉ tôi rất cặn kẽ là Leyna Nguyễn, hiện đang làm cho KCAL và CBS. Nếu không có Đỗ Ngọc Yến, có lẽ tôi sẽ không bao giờ nghĩ tới Leyna Nguyễn khi ông nhắc khéo tôi về cô bạn này của tôi.
                    Đó là lần thứ hai ông điểm nhãn cho tôi, lần thứ ba, là lúc tôi đã cảm thấy mình chững chạc khi vào nghề truyền thông gần 10 năm, đó là khoảng thời gian 2003, lúc đó từ một ý niệm của Phạm Thanh Quang, khi muốn tổ chức một đại hội truyền thông của giới báo chí tại hải ngoại, và rồi ý niệm trên được triển khai rộng rãi với sự tiếp sức của ông Yến, hầu như tất cả anh em của ngành truyền thông tại quận Cam đã ngồi lại với nhau, lúc đó rất căng thẳng, vì các anh em không chịu ngồi chung lại với nhau, mỗi cuộc họp là một màn gây lộn, có thể nói tưởng chừng như dẹp bỏ cả dự án, nhưng ông Yến vẫn kiên nhẫn ngồi đó để lắng nghe anh em nói chuyện, ông khôngtranh luận , chỉ đề cập đến chương trình phải làm như thế nào, và rồi ông ra lệnh cho Hoàng Khởi Phong cùng một số anh em bên Người Việt nhảy vào giúp một tay để việc thành, cuối cùng đại hội Truyền Thông đã thành công rực rỡ, mặc dù bên ngoài vẫn đồn đãi là đại hội do Cty Người Việt tổ chức, ông chỉ cười mãn nguyện, lúc đó tôi biết, đây là điều ông mong mỏi, nhìn thấy được hình ảnh các anh em truyền thông ngồi lại với nhau 3 ngày, tuy nhiên lần này ông lại điểm nhãn cho tôi theo một chiều hướng khác, là đừng quan tâm đến những gấu ó nội bộ anh em, mà chỉ nghĩ đến làm thế nào cho công việc trôi chảy, tôi đã học được một phương cách làm việc từ ông, bất chấp tất cả dư luận để đạt đến kết quả.

                    4 lần điểm nhãn, và mỗi lần ông lại nhắc khéo tôi về bài học quí giá khi làm người, khi viết báo, có thể nói Đỗ Ngọc Yến đối với tôi là một trong những bậc thầy đáng kính trọng. Tôi nhìn thấy cơ chế hiện nay của nhóm anh em bên Người Việt, tôi biết ông cũng đã hoàn tất những gì có thể làm được, hiện nay dù bên ngoài có những lời chê bai về phong cách điều hành của công ty này, nhưng với tôi đó là sự thành công không dễ dàng có được của Đỗ Ngọc Yến, trong đó có nhiều anh em, đã có thể sống được bằng nghề báo, ít ra đồng lương bên Người Việt đã có thể giúp cho họ trả những món nợ cơm áo gia đình, thay vì phải đi làm tôi mọi cho những ông chủ người Mỹ, tuy chỉ là công ty nhỏ bé trong cộng đồng Mỹ rộng lớn, nhưng công ty Người Việt đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho những người phải đổi đời lần thứ hai, lần thứ ba, sứ mạng của ông Yến đã hoàn tất, và những gì ông tạo ra cho công ty Người Việt giờ đây đã vào khuôn khổ, trang sử gây dựng ông làm gần 30 năm qua đã được đóng lại.

                    Mặc dù nhìn thấy công ty Người Việt đã trưởng thành vững mạnh trong cộng đồng, nhìn thấy được anh em truyền thông ngồi lại với nhau, tôi biết ông Yến vẫn chưa mãn nguyện lắm, vì thật sự ông vẫn muốn nhìn thấy một ngày nào đó giới truyền thông của người Việt Nam có thể đứng ngang hàng với truyền thông quốc tế, tương tự như sự thành công của các tờ Bangkok Post của Thái Lan hay South China Morning Post của Hong Kong, tuy công ty Người Việt đã thành công, nhưng đó chỉ là bước khởi đầu của kế hoạch lớn trăm năm, ông Yến đã gác kiếm lên làm Thái Thượng Hoàng, vì sức khỏe ông không thể tiếp cầm cờ ở Người Việt, nhưng chắc chắn ông cũng hy vọng thế hệ lãnh đạo kế tiếp của công ty này sẽ đưa Người Việt đến chỗ cơ nghiệp trăm năm như ông đang mong đợi.ª



                    Nguồn: Việt Weekly
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.08.2006 08:17:24 bởi Ngọc Lý >
                    #10
                      Ngọc Lý 21.08.2006 08:49:01 (permalink)
                      .

                      Thống Ðốc Schwarzenegger
                      gửi thông điệp về sự ra đi
                      của Chủ Nhiệm Ðỗ Ngọc Yến





                      Ông Đỗ Ngọc Yến
                      [1941-2006]


                      Hôm 18 Tháng Tám, Thống Ðốc Schwarzenegger công bố bản tuyên ngôn dưới đây về việc ông Ðỗ Ngọc Yến, 65 tuổi, chủ nhiệm Nhật Báo Người Việt, qua đời:

                      “Các hoạt động vì người khác của ông Yến Ðỗ đem lại sức mạnh cho cộng đồng mình. Ông là kẻ nhìn xa trông rộng trong sứ mạng giúp đỡ nhiều di dân mới đến thích ứng với cuộc sống trên quê hương mới. Maria và tôi xin gởi những tình cảm sâu đậm nhất đến gia đình họ Ðỗ, và chúng tôi hy vọng rằng các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy được an ủi khi nhận thức rằng nhiệt tình và di sản của ông sẽ tiếp tục sống mãi qua tờ báo do ông sáng lập.”

                      http://www.ducavn.com/duca_files/TrangTuongNiem/DoNgocYen/ThongDoc.htm
                      #11
                        Ngọc Lý 21.08.2006 08:51:37 (permalink)
                        .

                        Nghị Viên Janet Nguyễn:
                        “Nhà báo Ðỗ Ngọc Yến là một con người bình thường
                        nhưng có trái tim cao cả”



                        Nghị Viên Janet Nguyễn thành phố Garden Grove trong một bản tuyên bố đưa ra hôm Thứ Sáu về sự qua đời của nhà báo Ðỗ Ngọc Yến, cư dân Garden Grove, người sáng lập, chủ nhiệm nhật báo và công ty Người Việt, nói rằng đây là tin buồn cho cả Little Saigon và thành phố Garden Grove.

                        Bản tuyên bố gọi sự ra đi của ông Ðỗ Ngọc Yến là “Một ngày ảm đạm không chỉ ở Little Saigon mà cũng cho Garden Grove”.

                        Toàn văn bản tuyên bố như sau:

                        “Ðây là một thời điểm đau buồn sâu sắc và tiếc thương cho toàn thể chúng ta, những người đã yêu mến, kính trọng và tiếp cận với nhà báo Ðỗ Ngọc Yến. Ông quả thật là một con người bình thường nhưng với trái tim cao cả.”

                        “Cùng với Tom, chúng tôi xin bày tỏ sự thương cảm sâu xa tận đáy lòng đến gia đình họ Ðỗ và cầu mong cho sức khỏe của quý vị trong thời khắc khó khăn này.”

                        “Nhà báo Ðỗ Ngọc Yến là một trong những nhà lãnh đạo được trọng nể nhất ở Little Saigon. Niềm say mê trợ giúp những người Việt tị nạn hội nhập vào quê hương mới đã đưa ông đến việc sáng lập tờ nhật báo Người Việt, tờ báo lớn nhất và có ảnh hưởng nhất bằng tiếng Việt trên toàn quốc.”

                        “Ông đã đấu tranh và trợ lực xây dựng Little Saigon thành một thủ đô thương mại, văn hóa và chính trị của người tị nạn ngoài Việt Nam. Quyết tâm của ông để làm cho mọi việc được tốt đẹp hơn và sự tranh đấu không ngừng cho những người không có khả năng tranh đấu, đem lại nguồn hứng khởi cho tất cả chúng ta. Chúng ta thật sự đã mất một nhà lãnh đạo.”

                        “Do thời gian ngắn ngủi, tôi đã soạn thảo một nghị quyết khẩn cấp để vinh danh cuộc đời và những cống hiến của nhà báo Ðỗ Ngọc Yến, và sẽ đệ trình trước buổi họp sắp tới của Hội Ðồng Thị Xã ngày 22 Tháng Tám năm 2006. Trong buổi này tôi sẽ đề nghị các đồng viện cùng thông qua nghị quyết và đồng thời ngưng cuộc họp của hội đồng để vinh danh nhà báo Ðỗ Ngọc Yến. Ðây sẽ là sự tỏ lộ niềm cảm phục và sự tôn kính của hội đồng đối với một cư dân thành phố mình, nhà báo Ðỗ Ngọc Yến”.


                        http://www.ducavn.com/duca_files/TrangTuongNiem/DoNgocYen/NghiVien.htm
                        #12
                          Ngọc Lý 21.08.2006 08:55:06 (permalink)
                          .

                          Giám Sát Viên Lou Correa:
                          “Chúng ta cần nhớ những bài học
                          từ ông Ðỗ Ngọc Yến
                          để tiếp tục phục vụ cộng đồng”



                          Sẽ tưởng niệm ông Ðỗ Ngọc Yến lúc bế mạc buổi họp của Hội Ðồng Giám Sát Quận Cam vào ngày 22 Tháng Tám tới


                          Giám Sát Viên Quận Cam, Lou Correa, trong một bản tuyên bố đưa ra hôm Thứ Bảy vừa qua về sự qua đời của nhà báo Ðỗ Ngọc Yến, người sáng lập, chủ nhiệm nhật báo và công ty Người Việt, nói rằng “đây là tin buồn cho tất cả 3 triệu cư dân Quận Cam... và chúng ta cần nhớ những bài học ông Ðỗ Ngọc Yến đã đưa ra cho chúng ta để tiếp tục phục vụ cộng đồng.”

                          Toàn văn bản tuyên bố như sau:

                          “Ðây là một tin buồn cho tất cả 3 triệu cư dân Quận Cam. Qua báo Người Việt và các hoạt động của mình, ông Ðỗ Ngọc Yến đã giúp cho chúng ta những cơ hội tốt nhất để tiếp xúc và hiểu được cộng đồng Việt Nam.”

                          Giám Sát Viên Lou Correa nhấn mạnh trong bản tuyên bố: “Ông Ðỗ Ngọc Yến không chỉ là một huyền thoại đương đại mà còn là một anh hùng vì ông đã tạo được một dấu ấn quan trọng trong thời đại chúng ta.”

                          Bản tuyên bố của ông Lou Correa tiếp: “Tại Quận Cam, chúng ta biết ơn ông Ðỗ Ngọc Yến vì sức làm việc bền bỉ của ông đã góp phần không nhỏ trong sự lớn mạnh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chúng ta cần nhớ những bài học ông Ðỗ Ngọc Yến đã cung cấp chúng ta để tiếp tục phục vụ cộng đồng, giúp đỡ cộng đồng trong những vấn đề mà họ cần và đừng bao giờ quên người Việt Nam không những ở đây mà ở bất cứ nơi nào trên thế giới.”

                          Cuối bản tuyên bố, Giám Sát Viên Lou Correa cho biết: “Tại buổi họp của Hội Ðồng Giám Sát Quận Cam vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày Thứ Ba, 22 Tháng Tám, tại Phòng Họp của Quận Cam, số 10 Civic Center Plaza, Santa Ana, tôi sẽ yêu cầu tất cả các thành viên và toàn thể mọi người tưởng niệm ông Ðỗ Ngọc Yến

                          http://www.ducavn.com/duca_files/TrangTuongNiem/DoNgocYen/GiamSatVien.htm
                          #13
                            HongYen 21.08.2006 09:28:13 (permalink)
                            Đỗ Ngọc Yến Một nhà báo biết sống và biết chết

                            Ngày 20/08/2006 - Trần Bình Nam

                            ....

                            Những năm tháng căng thẳng đã ảnh hưởng đến sức khỏe của ông.

                            Làm việc 18 giờ một ngày. Bị đe dọa. Căng thẳng bởi công việc. Bước vào thế kỷ 21 sức khỏe ông suy kiệt. Ông bị tiểu đường và suy thận hằng tuần phải vào bệnh viện lọc máu. Bác sĩ khuyên ông bớt làm việc. Mấy năm sau này ông bớt công việc dùng thì giờ viết hồi ký. Ông giao công việc cho người con gái lớn, cô Anh tốt nghiệp đại học Nam California (University of Southern California - USC, một đại học tư) và là người viết bỉnh bút cho tờ Orange County Register.

                            ......

                            http://www.huongduong.com.au/article_1171.html
                            #14
                              Chuyển nhanh đến:

                              Thống kê hiện tại

                              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                              Kiểu:
                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9