(url) Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ [1919-1947]
Ngọc Lý 01.09.2006 03:35:57 (permalink)
.

Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ




Huỳnh Phú Sổ (1919-1947)
là người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo,
hay còn gọi là đạo Hòa Hảo.




Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 25 tháng 11 năm 1919 tại làng Hoà Hảo, huyện Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, (nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Thuở nhỏ ông thông minh, học hết bằng sơ học yếu lược Pháp - Việt nhưng hay bị đau ốm nên đành bỏ dở việc học.

Trong một lần lên núi Sam (Bảy Núi, An Giang), tiếp xúc với phái Phật giáo Bửu Sơn kì hương, ông được trị bệnh tốt và luyện chí tu hành. Năm 1937, Huỳnh Phú Sổ về làng, chữa bệnh cho dân, viết kinh, giảng sấm, tự xưng là Phật thầy.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (4 tháng 7 năm 1939) ông đứng ra cử hành lễ "đền linh Khứu Sơn trung thọ mạng" khai đạo, lấy tên là Hòa Hảo, đó vừa là tên quê hương ông vừa có ý nghĩa là "hiếu hòa" và "giao hảo". Từ đó Huỳnh Phú Sổ đi chữa bệnh, tiên tri, thuyết pháp và sáng tác thơ văn, kệ giảng. Văn chương của ông bình dân nên dễ đi vào lòng người. Chỉ trong một thời gian ngắn số tín đồ và ảnh hưởng của Huỳnh Phú Sổ càng ngày càng gia tăng và trở thành một phong trào tín ngưỡng mạnh mẽ khiến Thực dân Pháp lo ngại.

Ngày 18 tháng 8 năm 1940 họ đưa ông đi quản thúc tại Sa Đéc.

Ngày 23 tháng 5 năm 1940, chuyển ông sang quản thúc ở làng Nhơn Nghĩa, tỉnh Cần Thơ nhưng cả hai nơi này đều được đông đảo quần chúng đến xin nghe thuyết pháp và quy y Phật giáo Hòa Hảo.

Vì vậy ngày 28 tháng 7 năm 1940, nhà cầm quyền Pháp đưa Huỳnh Phú Sổ vào bịnh viện Cần Thơ và sau đó chuyển lên nhà thương điên Chợ Quán tại Sài Gòn.

Tháng 6 năm 1941 Huỳnh Phú Sổ bị đưa đi quản thúc ở Bạc Liêu. Tại đây ông không được phép trị bịnh và thuyết pháp.

Tháng 10 năm 1942 trước tin tức người Pháp sẽ đưa Huỳnh Phú Sổ đi đày ở Ai Lao (Lào), các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và hiến binh Nhật đã giải cứu ông đem về Sài Gòn.

Năm 1945 gần hai triệu người bị chết đói tại miền Bắc .

Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1945 Huỳnh Phú Sổ đi thuyết pháp và khuyến nông tại 107 địa điểm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Huỳnh Phú Sổ cùng Hồ Văn Ngà, Trần Văn Ấn, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Thạch... thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất.

Ngày 25 tháng 8 năm 1945 Việt Minh tổ chức biểu tình và cướp chính quyền tại Sài Gòn.

Ngày 8 tháng 9 năm 1945 Phật Giáo Hòa Hảo biểu tình tại Cần Thơ. Việt Minh tấn công vào đám biểu tình và bắt những người cầm đầu.

Ngày 9 tháng 9 năm 1945 Việt Minh bao vây trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier để bắt Huỳnh Phú Sổ nhưng ông trốn thoát.


Ngày 7 tháng 10 năm 1945 những người Phật Giáo Hòa Hảo cầm đầu biểu tình như Huỳnh Thạnh Mậu (em ruột Huỳnh Phú Sổ), Trần Ngọc Hoành (con ông Trần Văn Soái - tức Năm Lửa), Nguyễn Xuân Thiếp (tức nhà thơ Việt Châu - Anh chú bác với học giả Nguyễn Hiến Lê) bị cho là âm mưu cướp chính quyền và đưa ra xử tử hình tại sân vận động Cần Thơ.

Ngày 26 tháng 10 năm 1945 Pháp tái chiếm Cần Thơ. Tín đồ Hòa Hảo lùng bắt Việt Minh.

Sau tạm ước Ngày 6 tháng 3 năm 1946 giữa Pháp và Việt Minh. Việt Minh cải thiện quan hệ với Hòa Hảo. Huỳnh Phú Sổ tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ (do Việt Minh lãnh đạo) với chức vụ Ủy viên Đặc biệt.

Ngày 21 tháng 9 năm 1946, Huỳnh Phú Sổ và một số trí thức khuynh hướng dân tộc, dân chủ thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội đảng, gọi tắt là Dân Xã đảng.

Ngày 27 tháng 2 năm 1947, đại diện của Huỳnh Phú Sổ là Nguyễn Bảo Toàn cùng với lãnh tụ các đảng quốc gia khác như: Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân đảng) thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất Toàn quốc.

Ngày 16 tháng 4 năm 1947 Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải sự xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hòa Hảo. Theo dư luận lúc bấy giờ thì ông bị Việt Minh giết chết.

Tín đồ Đạo Hòa Hảo do Huỳnh Phú Sổ sáng lập hiện nay có khoảng 2 triệu người, phổ biến ở vài tỉnh miền Tây Nam bộ.

____

Huỳnh Phú Sổ theo wikipedia

Thi Kệ của Đức Huỳnh Phú Sổ

Phạm Công Thiện: Đức Huỳnh Giáo Chủ
là một triết gia Việt Nam

Tiến sĩ Lý Khôi Việt: Huỳnh Phú Sổ và chúng ta




.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.12.2006 11:45:42 bởi TTL >
#1
    Ngọc Lý 01.09.2006 03:56:30 (permalink)
    .


    Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.

    Lê Hiếu Liêm




    Sự liên hệ chặt chẽ, bất khả phân ly giữa Phật Giáo Việt Nam cận đại và Phật Giáo Hòa Hảo, cũng như giữa đức Phật và tăng, ni, Phật tử Việt Nam với cư sĩ và đồng thời là giáo chủ Huỳnh Phú Sổ có thể được chứng minh và cô động trong một câu nói của chính Huỳnh Phú Sổ: "đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của đức Phật Thích Ca". Và đặc tính của nền Phật Giáo thời đại, nhập thế, dấn thân do Huỳnh Phú Sổ sáng lập cũng được tóm gọn đầy đủ, xúc tích trong một lời tuyên bố lừng danh của Huỳnh Phú Sổ:

      "Tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh (của đức Phật Thích Ca) chẳng những được truyền bá ở Thiền Lâm, mà còn phải được thực hiện trên trường chánh trị". ông giải thích thêm:

      "Theo như sự nhận xét của tôi về giáo lý nhà Phật do đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã khai sáng, lấy chủ nghĩa từ bi bác đại đồng đối với tất cả chúng sanh làm nồng cốt, thì tôi nhận Ngài là một nhà cách mạng triệt để về tư tưởng, vì những câu "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh" và "Phật cùng đồng nhất thể bình đẳng với chúng sanh". đã có những sự bình đẳng về thể tánh như thế mà chúng sanh còn không bằng được Phật là do nơi trình độ giác ngộ của họ không đồng đều, chớ không phải họ không thể tiến hóa ngang hàng với Chư Phật được. Nếu trong cõi nhân gian này còn có chúng sanh tiền tiến áp bức những chúng sanh lạc hậu thì là một việc trái hẳn với giáo lý chơn chánh ấy. Giáo lý do đức Thích Ca Mâu Ni Phật không áp dụng được một cách thiết thực trong đời của Ngài, là do hoàn cảnh xã hội của ấn độ xưa không thuận tiện. Ngày nay, trình độ tiến hóa của nhơn loại đã tới một mức khả quan, đồng thời với sự tiến bộ về khoa học, thì là có thể thực hành giáo lý ấy để thực hiện một xã hội công bằng và nhơn đạo. Thế nên với tâm hồn bác ái, từ bi mà tôi đã hấp thụ, tôi sẽ điều hòa với phương pháp tổ chức xã hội mới, để phụng sự một cách thiết thực đồng bào và nhơn loại" (Báo Nam Kỳ, ngày 29.11.1946, Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ, t 481).

    Chỉ một lời tuyên bố ứng khẩu trích dẫn ở trên, Huỳnh Phú Sổ đã tóm lược tài tình cốt tủy, tinh hoa, chủ đích của đạo Phật cũng như phác họa thần diệu mục tiêu, đường hướng và phương pháp của Phật Giáo Hòa Hảo, một nền Phật Giáo thời đại, nhập thế, dấn thân tích cực. Chỉ lời tuyên bố trên đây cũng đủ để đưa Huỳnh Phú Sổ thành một Phật tử lớn, một thiền sư lớn, một nhà tư tưởng Phật Học đặc sắc, độc đáo, một nhân vật có tầm cỡ vĩ nhân của Phật Giáo Việt Nam và Phật Giáo thế giới trong thế kỷ 20.

    Sự độc đáo và vĩ đại của Huỳnh Phú Sổ được giới trí thức quốc tế công nhận, dù bị giới trí thức Việt Nam và trí thức Phật Giáo Việt Nam, do thiếu thông tin, thành kiến nông cạn, sai lầm, không biết đến và đề cập đến: Bộ Bách Khoa đại Từ điển có thẩm quyền nhất thế giới, bộ The New Encyclopaedia Britannica đã công nhận Huỳnh Phú Sổ là một triết gia Việt Nam "Huỳnh Phú Sổ is a Vietnamese philosopher... "(Vulume 6, Micropaedia, 1987, trang 18).

    Chữ triết gia đối với Việt Nam là một chữ tầm thường, nhưng đối với Tây Phương là một chữ phi thường. Lý tưởng của đạo đức và chính trị Tây Phương, như Platon mơ mộng, không phải là sự ngự trị của những quốc vương triết gia (Philosopher-King) hay sao? Không một Phật tử, thiền sư hay nhân vật Phật Giáo Việt Nam nào khác thế kỷ 20 này được đánh giá như vậy. Và quả thật Huỳnh Phú Sổ đã vượt qua tất cả... Những nhân vật lẫy lừng của Phật Giáo Việt Nam thời đó như các thiền sư Khánh Hòa, Khánh Anh, Thiện Chiếu, Giác Tiên, Trí độ, Lê đình Thám... hay về sau này như Trí Quang, Thiện Minh, Trí Thủ, Thiện Ha, Nhất Hạnh, Thanh Từ... đều không thể nào so sánh với Huỳnh Phú Sổ vì Huỳnh Phú Sổ được coi như là hóa thân của Bồ Tát và những hiểu biết của ông xuất phát từ Tuệ Giác và những hành động của ông là những hạnh nguyện của tâm đại từ bi. ông dã vượt qua mức độ phàm phu và đã đạt đến trình độ của thánh nhân.

    Học giả Phạm Công Thiện tán dương ông là "Đại bồ tát" không phải không có lý do. Nhân dân Nhật Bản ca ngợi thiền sư Nhật Liên của họ là đại bồ tát, thì Phật tử Việt Nam ca ngợi Huỳnh Phú Sổ là đại bồ tát cũng không có gì quá đáng. Có ai, trong suốt mấy ngàn năm lịch sử Việt Nam, khi chỉ mới 19 tuổi, đã thành lập một tôn giáo mới (thật ra là một tông phái mới của Phật Giáo), đã có những viễn kiến đi trước thời đại và được hàng triệu người tôn thờ như là Giáo Chủ? Chỉ có Huỳnh Phú Sổ, một thanh niên quê quán ở làng Hòa Hảo trên đồng bằng sông Cửu Long.

    A/ Cuộc đời thanh thiếu niên của Huỳnh Phú Sổ.

    Ông sinh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi, tức ngày 15/1 năm 1920, tại làng Hòa Hảo, gần Vàm Nao, quận Tân Châu, tỉnh Châu đốc, một tỉnh miền Tây nằm sát bên nước Cao Miên và trên sông Cửu Long (Tiền Giang), trong một gia đình nông dân, con của ông Hương Cả (người đứng đầu trong làng) Huỳnh Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm. Lúc nhỏ ông thường bịnh hoạn, đau yếu, xanh xao, chỉ đi học trường làng, và đã đậu bằng tiểu học tại Tân Châu, nhưng đến năm 15 tuổi phải nghỉ học vì lý do sức khỏe. ông được điều trị bởi nhiều thầy thuốc và bằng nhiều cách nhưng bịnh tình càng ngày càng trầm trọng và theo đuổi suốt quãng đời thiếu niên của ông. Mãi cho đến khi ông 18, 19 tuổi, bỗng nhiên ông hết bịnh và trở thành một thanh niên mạnh khỏe, tuấn tú, da mặt hồng hào, tươi sáng, tướng bộ chững chạc, trang nghiêm.

    Từ thuở bé, ông đã có căn tính của một người tu hành, ông không thích đàn địch, ca hát, cười dỡn như các bạn cùng trang lứa, lúc nào ông cũng trầm tư, mặc tỉnh, thích ở nơi thanh vắng, yên tỉnh. ông lại rất hổ thẹn và phản đối ngay khi nghe song thân bàn chuyện kiếm người bạn đời cho ông.

    Dù mới chỉ học xong tiểu học và chưa từng nghiên cứu Phật Học, ông bỗng nhiên có một kiến thức Phật Học uyên bác, và hơn thế nữa, một khả năng "xuất khẩu thành thơ" biến những kiến thức Phật Học thành những bài thơ giảng đạo đi sâu vào lòng quần chúng bình dân, ít học. Ngoài ra ông làm thơ bằng chữ Nho một cách tinh thông, xuất sắc dù không học chữ Nho. Không những thế, ông còn bỗng nhiên có tài chữa bịnh, kể cả những bịnh nan y dù chưa từng học về y khoa. Ngày 18 tháng năm năm Kỷ Mão, tức ngày 4/7 năm 1939, Huỳnh Phú Sổ tuyên bố khai lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo, khi ấy ông chỉ mới 19 tuổi.

    B/ Cuộc đời hành đạo của Huỳnh Phú Sổ.

    Sau ngày khai đạo, ông thực hiện hai công việc chính là thuyết pháp và chửa bịnh, mà trong đó thuyết pháp là chính, trị bịnh chỉ là phương pháp nhất thời, trợ duyên cho việc hoằng pháp như ông đã giải trình trong "Sứ Mạng đức Thầy": "Phương pháp của ta tùy trình độ cơ cảm của tín nữ thiện nam, trên thì nói Phật Pháp cho kẻ có lòng mộ đạo quy căn gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền diệu của tiên gia trị bịnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi cua chư vị..." Thời gian trị bịnh chỉ kéo dài trong mấy tháng đầu khai đạo, cho tới đầu năm 1940 là chấm dứt, còn việc thuyết pháp, độ sanh và đem tinh thần đạo Phật vào cuộc đời, ông đã tích cực, liên tục thực hiện không mệt mỏi cho đến khi ra đi vào năm 1947. Chỉ 27 năm xuất hiện trên thế gian và từ khi khai đạo, chỉnh hành hoạt trong 7 năm, thế nhưng Huỳnh Phú Sổ đã để lại một sự nghiệp lớn lao mà không một Tăng, Ni, Phật Tử nào trong thế kỷ 20 này có thể so sánh được.

    Như Jesus Christ cũng trị bịnh lúc khai đạo Thiên Chúa, Huỳnh Phú Sổ đã trị bịnh và chữa lành cho nhiều bịnh nhân mà không cần dùng dược liệu, thuốc thang cũng như kh6ng dùng các phương thuật phù thủy thịnh hành đương thời. Người bịnh thường được ông cho uống nước lạnh, hoặc nhai một bông cúc, bông trang, lá xoài, lá ổi thường được trồng rất phổ thông ở khắp nơi, hoặc nuốt nguyên vào bụng một thẻo giấy màu vàng bằng ngón tay chớ không đốt thành than pha vào nước lạnh rồi uống như thói quen thời đó. đặc điểm của ông là mỗi khi trị bịnh cho ai ông đều khuyên bịnh nhân nên tin tưởng ơn trên Trời, Phật, cầu nguyện chí thành thì sẽ được gia hộ và niệm Phật: "Thành lòng nước lã nên hồ, Hữu tâm chí đức cam lồ Phật ban". Chỉ với lòng thành tin rằng đây là "thuốc Phật", là "cam lồ Phật ban", bịnh nhân uống nước lạnh, nhai bông, lá trong vườn và lành bịnh. Từ đó quần chúng tin tưởng Huỳnh Phú Sổ là một vị Phật hóa hiện để cứu nhân độ thế. Một số trường hợp chửa bịnh cụ thể như sau được ghi nhận như một em bé bị bịnh ban đỏ (sởi) được ông chửa lành trong một đêm bằng cách cho uống lá ổi, ông Tạ Quốc Bửu bị bịnh phân nửa khuôn mặt nổi sần lên và lở như lác, được ông chửa lành trong vài ngày bằng cách cho uống một ly nước lạnh, bà Chung Bá Khánh đai bịnh ruột dư, bác sĩ bịnh viện Saint Paul Sài Gòn tiêm thuốc cho gom mũ để bữa sau mỗ, được Huỳnh Phú Sổ chửa lành tức thời bằng cách cho ăn một trái cam và nhiều trường hợp khác ông chữa lành cho hàng ngàn bịnh nhân, kể cả những bịnh nhân đang ở trong tình trạng hấp hối... mà Tây y và y học cổ truyền cũng bó tay không chửa trị nổi.

    Trị bịnh chỉ là phương tiện nhất thời thể hiện ý nguyện từ bi cứu khổ và chỉ là một chiếc cầu gây tín tâm hướng về Phật pháp nơi quần chúng bình dân, truyền đạo, rao giảng Phật pháp, khuyên người đời ăn hiền ở lành, lo tu hành Phật đạo mới là công việc chính, thường trực và không ngừng nghỉ của Huỳnh Phú Sổ. ông giảng dạy giáo lý của đức Phật Thích Ca mà ông có sứ mạng truyền bá như một sứ mạng thiêng liêng nhất:

    "Ta thừa vưng sắc lịnh Thế Tôn
    Xuống hạ giới truyền khai đạo Pháp"


    Nếu biết rõ đức Phật vẫn xử dụng các từ ngữ thông dụng đương thời, thuộc các tôn giáo khác, như "Phạm Thiên", "Bà La Môn" v.v... để mọi người đương thời đều hiểu, ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy Huỳnh Phú Sổ thường xử dụng những từ ngữ bình dân trong dân gian, không có trong từ ngữ Phật học, như"Thượng đế", "Hạ giới", "Sắc lịnh" v.v... để dễ dàng truyền bá Phật pháp cho giới bình dân thôn quê. Theo các nhân chứng thời đó kể lại thì ông đã tận tâm tận lực bình đẳng thuyết giảng Phật Pháp cho mọi người đến nghe đạo hay trị bịnh, không phân biệt sang, hèn, giàu, nghèo, thân, sơ. Nhiều khi ông đã liên tục thuyết pháp cả ngày lẫn đêm vì thính giả thập phương đến nghe đông đảo.

    Theo ông Nguyễn Văn Hầu, trong cuốn Thất Sơn Mầu Nhiệm thì: "Với một giọng nói thanh tao, êm dịu, khi bỗng lúc trầm, lưu loát mà rõ ràng, khi cao siêu, khi giản dị, Ngài giảng giải cho quần chúng nghe giáo lý nhà Phật và phương pháp tu hành. Ngài thuyết pháp không ngưng, không vấp... Một nhà báo ở Sài Thành (ông Hiền Sĩ) nói về đức Huỳnh Giáo Chủ trong hơn 30 bài báo, có phê bình tài hùng biện và khoa ngôn ngữ của Ngài bằng câu "thao thao bất tuyệt" và cho rằng Ngài "chiếm giải quán quân về phương diện diễn thuyết". Nhà lãnh tụ nhóm "Tranh đấu" là Tạ Thu Thâu chưa chắc có thể so sánh với đức Thầy về môn diễn thuyết và nói trước công chúng được. Lại nữa, lời văn của đức Thầy còn có mãnh lực hấp dẫn quần chúng một cách phi thường nên thính giả nhiều khi mủi lòng rơi lệ, liền phát bồ đề tâm, quy y đầu Phật. Nhiều nho sĩ văn gia, nhiều trí thức tân học đỗ cao (cử nhơn, tấn sĩ) đều bái phục đức Thầy vì tài ba, vì đức hạnh. Thật Ngài là một bực thượng trí anh tài, một bực sinh nhi tri vậy".

    Thính giả đến nghe giảng ngày càng đông và ngôi nhà của thân sinh ông trở thành một đạo tràng thuyết pháp, một ngôi chùa lúc nào cũng đông đảo thiện nam tín nữ từ khắp nơi về và bị nhà chức trách dòm ngó. Nên ông đã có lần nhờ thân sinh lên quận xin phép đổi cái nhà của ông thành một ngôi chùa, lấy tên là Kim Sơn Tự.

    Tuy chỉ xuất hiện trên đời 27 năm, ông đã để lại một khối lượng kinh sách đáng kể, tổng cộng khoảng 150.000 chữ, bằng văn xuôi và văn vần, phần lớn đều là ứng khẩu và đại đa số là văn vần, nghĩa là thơ, dưới các hình thức thơ lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cù, trường thiên thất ngôn, ngũ ngôn. Như các vị Giáo chủ thời xưa, những bài giảng của ông phần lớn đều ứng khẩu thuyết giảng cho đệ tử, tín đồ nghe và những người này ghi chép lại. Một phần khác thì do ông đích thân viết và theo các nhân chứng thuật lại, thì ông viết rất tự nhiên, không suy nghĩ, không gạch xóa sửa chửa và viết một mạch không ngừng cho đến khi hoàn tất. đặc điểm của thơ văn Huỳnh Phú sổ là ngôn từ rất giản dị, rõ ràng, dễ nhớ, ai đọc cũng hiểu nhưng rất hàm súc và hoàn toàn phù hợp với kinh sách Phật Giáo. Nhờ đó ngay cả những người dân quê không biết chữ vẫn có thể hiểu và học thuộc lòng hàng trăm câu thơ khuyến tu, truyền đạo của ông. Không những đặc biệt trong việc truyền giảng Phật Pháp, là giảng bằng thơ và thơ hết sức bình dân, mà việc phổ biến các tác phẩm Phật Học này cũng rất đặc biệt: là một số tín đồ có giọng tốt học thuộc lòng và đi diễn ngâm khắp đồng bằng Nam Bộ và những tín đồ khác, có hoa tay, thì lại chép các bài thơ sấm giảng này thành 100 bản, 200 bản và luân chuyền khắp nơi, với vài trăm người như thề hàng trăm ngàn ấn bản có thể phổ biến dễ dàng và sâu rộng (sau này nhờ một tín đồ có quốc tịch Pháp là bà Trần Văn Tâm đứng xin giấy phép xuất bản nên ấn bản đầu tiên của Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hỏa mới được in). Cho đến năm 1965, khoảng 800.000 ấn bản các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ đã được in và đến năm 1975 thì trên một triệu quyển đã được in ra. Không một tác giả Phật Giáo nào, và có lẽ ít có một tác giả Việt Nam nào, cho đến nay, có được một số lượng tác phẩm được phát hành lớn lao như thế.

    Qua phương pháp trị bịnh thần diệu và truyền giảng Phật Pháp một cách giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, chỉ trong một thời gian ngắn ngay trong năm 1939, "Câu Tư Hòa Hảo" tức thanh niên 20 tuổi Huỳnh Phú Sổ, đã được dân chúng tôn sùng, quy ngưỡng như một vị giáo chủ và ngôi nhà của ông tại làng Hòa Hảo trở thành thánh địa.

    Nông dân đã đáp ứng một cách nồng nhiệt bằng cách quy y nhập đạo, ngày càng đông đảo, giới điền chủ, trí thức nghi ngờ, dè dặt và nhiều người đã thử thách đến viết những bài thơ chữ Hán, là thứ chữ Huỳnh Phú Sổ chưa bao giờ học, để thử tài ông. ông đã họa lại và khiến các nhà nho này khâm phục. Như Thầy Bảy Tốt ở Long Xuyên đến so tài làm thơ bằng chữ Hán, có hôm làm không kịp với Huỳnh Phú Sổ, ông phải rút trọn một câu trong sách thuốc Thọ Thế đưa vào bài thơ, bị Huỳnh Phú Sổ vừa cười vừa chọc: "ông hết chữ rồi nên mới rút tới câu đó". Một hôm khác nhân đọc câu "Trần Di ngủ say câu thành tựu" trong bài Diệu Pháp Quang Minh của Huỳnh Phú Sổ, ông bèn hỏi: "Bạch Ngài, tôi e chữ thành tựu chưa có ai dùng. Phải chăng Ngài đã lẫn lộn? "Huỳnh Phú Sổ trả lời về xem lại bộ Tứ Thơ thì sẽ thấy. ông về tra lại nhưng không thấy, đến hỏi, được Huỳnh Phú Sổ cho biết là chữ thành tựu được lấy ra từ hàng chữ cháu con "nhứt nhứt thành tựu". Một nhà nho khác là ông Huỳnh Hiệp Hòa ở Long Xuyên đến đưa một bài thơ bằng chữ Nho, Huỳnh PHú Sổ đã viết liền không suy nghĩ một bài thơ họa lại cũng bằng chữ Nho, bài "Hồi đầu điểm đạo chuyển phong cương". Hay ông Nguyễn Kỳ đức cũng ở Long Xuyên đến trình một bài thơ chữ Nho, hỏi Huỳnh Phú Sổ về vận nước ngã nghiêng, thì ông đã ngay lập tức họa lại một bài thơ chữ Nho để đối đáp lại, bài "Thiên ký Lạc Hồng đắc ngũ niên". Hay ông Ba Thận ở Tân Châu làm hai bài để thử tài và chất vấn Huỳnh Phú Sổ nhưng đã được Huỳnh Phú Sổ trả lời ngay những điều ông muốn hỏi dù ông chưa kịp xuất trình hai bài thơ đó. Không những biết chữ Hán rất uyên thâm, ông đọc kinh bằng 18 thứ tiếng khác nhau.

    Các nhà Tân Học thì lại thử thách Huỳnh Phú Sổ bằng cách đặt những câu hỏi hóc búa liên quan đến kiến thức mới hay đến tình hình. Như Bác sĩ Trần Lũy ở Rạch Giá hỏi: "ông có thể cho tôi biết quan niệm của ông về thuyết Darwinisme? ". Huỳnh Phú Sổ ung dung trả lời: "Phải ông muốn hỏi tôi về vấn đề ông Darwin cho rằng thỉ tổ của loài người là khỉ chăng?... Nếu quả thật khỉ là thỉ tổ của loài người thì từ mấy chục ngàn năm nay nó đã thành người hết rồi, trong rừng sẽ không còn con khỉ nào. Còn như nói người là biến thân của khỉ cũng như con ếch là biến thân của con nòng nọc, thì khi sanh ra loài người phải có đuôi như khỉ, đến lớn lên cái đuôi đó rụng như đuôi nòng nọc mới phải chớ". Chỉ học tới tiểu học (lớp năm) mà Huỳnh Phú Sổ bác thuyết tiến hóa của Darwin như thế thì cũng khác chính xác, hợp lý.

    Chớ nếu hỏi "Darwinisme là gì với "các ông đạo" ở miền Tây thì các ổng chắc chắn sẽ... á khẩu. ông bác vật (thời đó kỹ sư ở miền Tây được gọi là bác vật) Nguyễn Văn Thời, gốc Rạch Giá hỏi: "Giáo chủ nói chuyện độc lập, vậy khi người Phái đi khỏi xứ này rồi, ai sẽ giúp ta thiếp lập hệ thống đường xá cầu cống để phát triển kinh tế? Làm sao ta có đủ kỹ thuật, nhân tài, vật lực để làm những việc hệ trọng đó?". Huỳnh Phú Sổ trả lời: "Sau khi Thực Dân Pháp ra đi sẽ có các nước văn minh khác trên thế giới giúp Việt Nam giải quyết vấn đề đó". Thật là gọn, nhưng đây cũng là lời tiên tri.

    Một trí thức tân học khác yêu cầu giải thích một cách khoa học về hiện tượng ông đọc được tư tưởng của người khác. Huỳnh Phú Sổ trả lời như sau: "Tôi là một cái máy thâu thanh nhạy và mạnh hơn máy thâu thanh của người thường. Những ý nghĩ trong trí ông thể hiện thành những làn sóng, người thường như cái máy thâu thanh yếu không thể bắt được những làn sóng đó, còn tôi nhờ có máy thâu thanh mạnh hơn nên bắt được làn sóng của ông. Có người kêu là lục thông, giác quan thứ sáu". Giải thích như thế là rất khoa học (tuy nhiên "lục thông" không phải là giác quan thứ sáu, có lẽ chỉ là một cáh nói bình dân cho mọi người hiểu).

    Có người lại hỏi một vấn đế khá tế nhị: "Tại sạo đi đâu ông cũng ở nhà những người giàu có, chớ không thấy ở nhà kẻ nghèo hèn? ". Huỳnh Phú Sổ ung dung trả lời: "Nhà giàu như cáo gò, nhà nghèo như cái hố. Tôi ở nhà giàu cũng là để ban cái gòn xuống cho cái hố nhờ cậy".

    Thật là tuyệt và đúng tinh thần xã hội Phật Giáo, khác hẳn với tinh thần của chủ nghĩa xã hội Mác Xít, nghĩa là không cưỡng bức, sắt máu, chỉ đánh thức từ tâm của họ để họ phát tâm từ bi cứu khổ, giúp nghèo. Quan niệm Phật giáo về giàu, nghèo là do ở nguồn gốc thiện nghiệp hay ác nghiệp trong quá khứ. Người giàu có là nhờ làm việc việc phước đức từ đời trước và ngày nay nếu họ giàu có hay có dư dã thì phải nên cúng dường, trao tặng cho người nghèo khó, giống những cành cây sây trái quá nặng, nếu không hái bớt thì sẽ dễ dàng bị gãy.

    Còn "ban cái gò xuống cho cái hố nhờ cậy" cũng được ông cụ thể hóa trong tuyên ngôn và chương trình của Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng, tức là tiết chế tư bản và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp lao động.

    Cách ứng xử của ông rất linh động, uyển chuyển, chớ không hẳn là chỉ gần gủi giới giàu có: khi ông quận trưởng Tân Châu Nguyễn Văn Lễ đem xe hơi đến rước thì Huỳnh Phú Sổ đã từ chối và đi thuyền của một tín đồ dân thường, ông nói: "Tôi đâu có thể thiên vị kẻ giàu mà phụ bạc kẻ nghèo". Nhân tiện ông giảng dạo cho ông Chủ Quận: "Song thân ông có tu nhơn tích đức nên nay ông mới được chức trọng quyền cao. Vậy ông nên lập công bồi đức nếu ông muốn hưởng phước được lâu dài". Lời khuyên này hoàn toàn phù hợp với quan niệm phước đức, nhân quả của Phật giáo.

    C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày.

    Số tín đồ và ảnh hưởng của Huỳnh Phú Sổ càng ngày càng gia tăng trong chưa đầy một năm kể từ ngày khai đạo và trở thành một phong trào tín ngưỡng mạnh mẽ, rộng lớn làm cho Thực Dân Pháp phải lo ngại.

    Ngày 18/8/1940 nhân viên công lực tỉnh Châu đốc đến làng Hòa Hảo bắt buộc Huỳnh Phú Sổ phải lập tức theo họ về tòa hành chánh tỉnh Châu đốc, ông không kịp thay áo quần và khi ra đi chỉ kịp cầm theo tấm "giấy thuế thân" (Thời Pháp Thuộc mỗi người dân phải đóng một thứ thuế trên chính con người của mình để trở thành một người dân nô lệ "hợp pháp", gọi là "thuế thân", không đóng "thuế thân"sẽ bị đi ở tù). Tại đây sau vài giờ làm thủ tục, ông giao chuyển qua cho Cò mật thám (trưởng công an) Bazin của tỉnh Sa đéc (sau trở thành giám đốc sở Mật Thám Nam Kỳ). Tên này tra hỏi có phải ông là tác giả mấy quyển Sấm Giảng không? ông nhận là do chính ông viết. Bazin không tin một thanh niên vừa đúng 20 tuổi, học hành dang dỡ lại có thể sáng tác nổi nên hỏi: "Nếu thật ông viết thì ông thử viết cho tôi coi". Huỳnh Phú Sổ liền sáng tác và viết ngay bài thơ Sa đéc sau đây:

    "Muốn lập đạo có câu thành bại,
    Sự truân chuyên cú Khách Thiền Môn.
    Khắp sáu châu nức tiếng người đồn,
    Ta Chịu Khổ, Khổ Cho Bá Tánh.
    Tiếng Gọi đời Sông Mê Hãy Lánh,
    Chạm lợi quyền giàu có cạnh tranh.
    Bước chông gia đường đủ sỏi sành,
    đành tách gót lìa quê hương dã.
    Ta cũng chẳng lấy chi buồn bã,
    Bởi sự thường của Bực Siêu Nhơn.
    Dẫn gian lao dạ sắt chẳng sờn,
    Miễn Sanh Chúng Thông đường Giải Thoát".


    Bài thơ này diễn tả tâm trạng, nguyện lực và nhân cách lớn của một đại Phật Tử, một bồ tát và phảng phất hình ảnh, không khí của các Thánh Tử đạo Phật Giáo, hay của Jesus Christ khi đang bị đóng đinh trên thập tự giá: "Ta chịu khổ, khổ cho bá tánh", dù khi đó ông chỉ mới 20 tuổi.

    Nghe xong bài thơ này Bazin phải nhận Huỳnh Phú Sổ là một người xuất chúng, có tâm hồn tôn giáo nhiệt thành và tạm quản thúc ông ở nhà ông Phán đặng. Rồi chỉ hai tháng sau, ngày 23/5/1940, chuyển ông sang ở làng Nhơn Nghĩa, tỉnh Cần Thơ, quản thúc ở nhà ông Hương Võ Mậu Thạnh. Tại cả hai nơi này, quần chúng tìm đến đông đảo để nghe thuyết pháp và xin quy y nhập đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Cho nên chỉ hai tháng sau, ngày 28/7/1940, nhà cầm quyền Pháp đưa Huỳnh Phú Sổ vào bịnh viện Cần Thơ và sau đó chuyển lên nhà thương điên Chợ Quán Sài Gòn.

    Cùng thời bên xứ Nga, Stalin cũng đã gán cho những người đối lập với ông ta là những người mắc bịnh tâm thần và đều quản thúc họ ở các nhà thương điên. Tại đây, chính người điều trị, quản thúc là y sĩ Trần Văn Tâm và cả người gác dan cũng quy y đạo Phật Giáo Hòa Hảo và tôn thờ Huỳnh Phú Sổ như một vị giáo chủ. đặc biệt y sĩ Trần Văn Tâm là một trí thức tân học có nghiên cứu Phật Giáo, ông đã bị Huỳnh Phú sổ chinh phục và quy y vì khâm phục kiến thức Phật Học uyên bác, sâu sắc và đạo đức của Huỳnh Phú Sổ.

    Không những có tài trị bịnh và thuyết pháp, Huỳnh Phú Sổ còn có khả năng biết những việc xẩy ra trong quá khứ, biết được tư tưởng của người khác, dù cách xa và tiên tri đúng những việc sẽ xẩy ra trong tương lai.

    Theo Trần Kim Thiện, con của y sĩ Trần Văn Tâm kể lại thì "Bà kế mẫu của mẹ tôi, sau này trở thành kễ mẫu của ông Nguyễn Ngọc Thơ (Phó Tổng Thống đệ nhất Cộng Hòa) được đức Thầy trị cho hết bịnh đau nhức xương trên lưng mà bà đi bao nhiêu bác sĩ trị không dứt, cho nên bà đến xin đức Thầy cho bà "vài chai thuốc Phật" (tức là nước lã mà đức Thầy đã cho bà uống mà dứt bịnh). đức Thầy có trả lời rằng: "Thuốc Phật đâu mà bà xin nhiều đến vài chai? Sao bà không nhớ có lần người ta xin bà một chai nước mắm mà bà còn tiếc không cho, bây giờ lại xin tới vài chai thuốc Phật?". Bà kế mẫu nghe vậy kinh sợ vô cùng "vì chuyện này đã thật sự có xẩy ra khi bà còn ở với ngưới chồng trước là ông Huyện Chơn ở Long Xuyên". Chuyện thứ nhì là chuyện của chính tôi... ba má tôi xuống chúc Tết đức Thầy vì là đầu xuân. đức Thầy có bảo má tôi nên trở về nhà vì có tôi về nhà ăn tết. Má tôi nghe lời đức Thầy trở về nhà thì quả nhiên có tôi ở nhà. Tôi đi lính đóng ở Bắc Việt, xin phép về Sài Gòn ăn tết, nhưng có ý không cho gia đình hay, muốn dành cho ba mẹ tôi một điều bất ngời thích thú... Tại sao đức Thầy lại biết được dự định trong ý riêng của tôi trong khi tôi ở tuốt xa ngoài Bắc Việt?". (Thành Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, t 167-203)

    Hay theo lời kể của ông Trần Văn Soái, tự Năm Lửa, một thị giả của Huỳnh Giáo Chủ, thì có một lần nhân rũ mền gối của đức Thầy, ông thấy một con rệp, ông liền giết chết, không ai hay biết. Nhưng đức Thầy vẫn biết và quở rằng: "Nó cắn tôi chứ đâu có cắn ông mà ông nở giết nó". Hôm sau cũng nhân rũ mền gối, ông Soái thấy một con rệp khác, ông liền lén bắt đem ra phơi nắng. thế nhưng đức Thầy cũng biết là la ông. Sau đó ít hôm, ông cũng thấy một con rệp khác trên giường của Huỳnh Phú Sổ, lần nầy ông lén bỏ vào miệng nuốt luôn xuống bụng, không ai hay biết cả. Thế những lần này đức Thầy cũng biết và cười bảo ông: "Hết giết bằng tay, bằng bỏ phơi nắng, bây giờ ông lại giết người ta bằng cách nuốt vào bụng". (Băng giảng Những Mẫu Chuyện Bên Thầy).

    Ngoài ra, trong dịp đi khuyến nông, ông làm bài thơ có câu "Thần chết đã tràn vào Trung, Bắc" vào khảng tháng 5 năm 1945 rồi nói với ông Lương Trọng Tường, thủa ấy là chánh thư ký Ban Trị Sự Trung Ương PGHH: "Bây giờ tôi viết Thần chết đã tràn vào Trung, Bắc mà ngày sau người ta sẽ đọc Thằng chệt đã tràn vào Trung, Bắc cho mà coi". Quả nhiên vài tháng sau, Nhật đầu hàng, theo hiệp ước Yalta của các cường quốc đồng Minh thắng trận, Trung Hoa Dân Quốc cử tướng Lư Hán kéo quân Tàu (người bình dân trong Nam Bộ gọi là Chệt) vào chiếm đóng miền Trung và miền Bắc, từ vĩ tuyến 16 trở lên, và quân Anh chiếm đóng từ vĩ tuyết 16 trở xuống. Vào tháng 5/45, ngay cả những lãnh tụ thế giới như thủ tướng Anh Churchill, tổng thống HOa Kỳ Roosevelt, tổng bí thư Cộng đảng Liên Sô Stalin, ký vào hiệp ước Yalta, là hiệp ước phân chia thế giới tập trung vào cục diện Ấu Châu, thì họ có lẽ cũng không để ý có điều khoản liên quan đến Việt Nam.

    Bằng tuệ giác nào mà Huỳnh Phú Sổ đã tiên tri quân Tàu sẽ vào Trung, Bắc?

    Huỳnh Phú Sổ bị quản thúc ở nhà thương Chợ Quán cho đến ngày 5/6/1941. Sau đó ông bị giải qua bót Catinat thẩm vấn 8 ngày và rồi Thực Dân Pháp lưu đày ông đến tỉnh Bạc Liêu, một tỉnh miền Tây xa nhất Sài Gòn, giáp vịnh Xiêm La. ở đây ông bị quản thúc ở nhà ông Võ Văn Giỏi và chịu sự quy định: không được trị bịnh, không được thuyết pháp và ngày thứ hai mỗi tuần phải đến trình diện tại ty công an.

    Tuy nhiên việc di chuyển ông đi ở nhiều tỉnh khác nhau đã là một cơ hội quý giá cho ông truyền đạo, thu nhận thêm nhiều tín đồ và đưa Phật Giáo Hòa Hảo lan rộng khắp đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn bị cưỡng bức dời cư, ông đã viết những vần thơ tự tại: "Càng đi càng biết nhiều nơi. Càng đem chân lý tuyệt vời phổ thông... Ta cũng thương, thương trò liệu điệu, nhưng cũng mừng được dịp phổ thông...". ở bất cứ nơi nào bị lưu đày, Huỳnh Phú Sổ đều mở mang phát triển Phật Giáo Hòa Hảo và niềm tin tôn giáo mãnh liệt đã thắng những sự kềm kẹp, hạn chế của nhà cầm quyền. Nên cuối cùng Thực Dân Pháp dự định lưu đày ông qua Ai Lao. Ấm mưu này bị khám phá và một số tín đồ PGHH cùng với sự giúp đỡ của hiến binh Nhựt đã giải thoát ông và đưa ông về Sài Gòn. Phòng Tình Báo Quân Sự Pháp viết như sau:

      "Bạc Liêu đã trở thành nơi hành hương của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Họ tới thăm Thầy, khi về nhận chỉ thị miệng và sấm giảng, giấu diếm đem phổ biến khắp nơi. đó là những tài liệu, những thông điệp chống Pháp rõ rệt. Cho nên đầu năm 1942, nhà cầm quyền địa phương đề nghị đưa ông Huỳnh Phú Sổ trở về sinh quán. Nhưng Phủ Toàn Quyền quyết định đưa ông đi đày ở Ai Lao. Chỉ vài ngày trước khi thi hành quyết định này, một số tín đồ PGHH vớisự tiếp tay của hiến binh Nhật đã tổ chức giải cứu ông đưa về Sài Gòn. Những nhân vật có dính líu trong vụ này gồm có Lương Trọng Tường, Bùi Văn Trung, Cả Vi, Hội đồng điều, trung sĩ hiến binh Nhựt Kimura và tài xế Trần Văn Sơn".

    Chi tiết đầy đủ, chính xác hơn được ông Lâm Ngọc Thạch, con ông Lâm Thơ Cưu, người chủ mưu vụ này cho biết như sau:
      "Việc Pháp khủng bố Cao đài, bắt đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đày đi Madagascar làm cho tín đồ PGHH lo ngại. Khoảng tháng 9 năm 1942 đức Thầy nói riêng cho Biện Hùm biết Pháp có ý định đưa Ngài đi đày xa, ở ngoại quốc, giống như đã đày Hộ Pháp Cao đài đi Madagascar. Biện Hùm về gặp cha tôi (Lâm Thơ Cưu) bàn tính kế hoạch đưa gấp đức Thầy đi nơi khác... Cha tôi liền đến sở hiến binh Nhựt tại Sài gòn nhờ họ giúp... nhưng Kempeitai không cho mượn xe của sở hiến binh, họ tìm dùm chiếc xe hơi dân sự, giao viên thượng sĩ hiến binh Kishi cùng đi với cha tôi và tài xế Ba Xạ"...

    Như thế thì rõ ràng việc giải cứu này lo do sáng kiến của tìn đồ PGHH và họ chủ động thực hiện, Nhật chỉ giúp một phần nhỏ. Thái độ của Huỳnh Phú Sổ đối với Nhật rất minh bạch, đó là thái độ thân hữu mà vẫn giữ tư thế độc lập và đường lói, chủ trương của mình, vì bằng tuệ giác, Huỳnh Phú Sổ đã tiên tri chính xác rằng: "Nhựt Bổn ăn không hết nửa con gà". Năm Ât Dậu, 1945 tức năm gà và Nhật đã đầu hàng đồng Minh ngày 6/8/1945 (Thành Nam, sđd, t 167-223).

    D/ Thời gian sống tại Sài Gòn và đi khuyến nông tại miền Tây.

    Từ tháng 10 năm 1942, sau khi thoát khỏi sự kềm tỏa của Pháp và tạm trú an bình ở Sài Gòn, với sự bảo vệ của Nhật, Huỳnh Phú Sổ và PGHH bắt đầu một giai đoạn hoạt động mới: phát triển, củng cố hàng ngũ tín đồ xây dựng hạ tầng cơ sở và cơ cấu điều hành, huấn luyện cán bộ, liên kết với giới trí thức yêu nước, chuẩn bị đấu tranh cứu quốc, một tổ chức quân sự, phong trào Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo, cũng được thành lập.

    Chỉ trong ba năm ngắn ngủi, từ 1939 đến 1942, Huỳnh Phú Sổ đã có hàng trăm ngàn tín đồ và chỉ thêm ba năm sau đó, đến năm 1945, khi đất nước vỡ bùng trong những biến động chính trị lớn lao, thì Phật Giáo Hòa Hảo đã trở thành một tôn giáo có trên, dưới một triệu tín đồ, được đoàn ngũ hóa, có tổ chức, có kỹ luật, có lãnh đạo.

    Trên thật tế, PGHH, chỉ với 6 năm lịch sử, và tuy chỉ giới hạn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đã mạnh hơn, và có những đóng góp lớn lao hơn cả toàn khối Phật Giáo cổ truyền có gần 2.000 năm lịch sử trong giai đoạn sôi động 1945-1947.

    Năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã xẩy ra ở miền Bắc đưa đếm một thảm cảnh bi đát trong lịch sử cận đại VN: gần hai triệu người Việt bị chết đói.

    Huỳnh Phú Sổ sáng tác bài Khuyến Nông và đi du thuyết tại 107 địa điểm ở các tỉnh miền Tây trong suốt hai tháng, từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1945, để kêu gọi nông dân tăng gia sản xuất hầu có dư thêm lúa gạo cứu trợ đồng bào miền Bắc.

    Có nơi ông nói chuyện trước 10.000 người, ít lắm cũng một, hai ngàn người và có ngày ông diễn thuyết trước cả 5,6 chỗ khác nhau.

    Đây là dịp ông trở lại miền Tây và gặp lại tín đồ sau hai năm xa cách nên các tín đồ PGHH đã vô cùng vui mừng, tiếp dón vô cùng trang nghiêm, long trọng, họ dựng các khải hoàn môn, bày các hương án dọc hai bên đường để bày tỏ lòng tôn kính, các tín đồ nam phụ lãi ấu đứng chờ cả buổi, cả ngày hai bên đường để mong được gặp vị Giáo Chủ đáng yêu đáng kính của họ.

    Có người ghi nhận là ông được đón tiếp "còn hơn cuộc tiếp rước quan Toàn Quyền đi kinh lý". Dịp này số tín đồ quy y, gia nhập PGHH gia tăng mạnh mẽ và một không khí yêu nước, yêu đồng bào, tích cực sản xuất và chuẩn bị hành động cứu quốc lan tràn sôi nổi khắp miền Tây. Tinh thần này đã tỏa ra sôi sục từ bài Khuyến Nông của ông:

    "Kẻ phu tá cũng là trọng trách,
    Cứu giống nòi quét sạch non sông.
    Một phen vác cuốc ra đồng,
    Thề rằng ruộng phải được trồng lúa khoai.
    Mưa nắng ấy đâu nài thân xác,
    Chí hy sinh dầu thác cũng cam."


    Lời hịch khuyến nông này cũng là lời hịch kêu gọi tín đồ sẵn sàng đứng lên như ông Lê Minh điều tự thuật: "Tôi là người làm ruộng ở Sa đéc và có tham gia phong trào Bản An PGHH. Khi nghe được bài Khuyến Nông của đức Thầy, chúng tôi thảo luận với nhau và đồng ý rằng thời cuộc đã đến lúc xoay chuyển, cho nên đức Thầy mượn cơ hội khuyến nông để kêu gọi tín đồ hãy sẵn sàng để hy sinh cho đất nước". (TN, sđd, t 211).

    Chẳng bao lâu sau, như dự kiến của Huỳnh Phú Sổ, Nhật Bản bị liên tiếp thảm bại, bị Hoa Kỳ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai phố Hiroshima và Nagasaki và đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15/8/1945. Một vận hội mới mở ra cho dân tộc Việt Nam. Huỳnh Phú Sổ, trong giai đoạn này, đã sáng tác một bài thơ tuyệt với...

    "Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha,
    đền xong nợ nước thù nhà.
    Thiền môn trở gót Phật đà Nam Mô".


    Ông Việt Nam còn hơn cả những người Việt Nam nhất, ông là Phật Giáo hơn cả những người Phật Giáo nhất. ông là một đại Phật Tử, đại thiền sư, đại bồ tát.

    Qua ba câu thơ này, và qua cuộc đời ông, đã gói trọn, một cách viên mãn, đã kết tinh, một cách rực rỡ, đã hiển sinh, một cách chói lọi, truyền thống yêu nước, truyền thống hành động của Dân Tộc Việt Nam và của Phật Giáo Việt Nam.

    Trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này, dù chỉ mới 25 tuổi, Huỳnh Phú Sổ đã thành lập hay tham gia, và đóng góp ở vai trò lãnh đạo các tổ chức cách mạng yêu nước sau đây:

      Năm 1945:

      - Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội;

      - Việt Nam Vận động độc Lập Hội;

      - Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất;

      - đệ Tứ Sư đoàn Dân Quân;

      Năm 1946:

      - Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp (Chủ Tịch);

      - Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng (Lãnh tụ và linh hồn);

      Năm 1947:

      - Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ (Ủy Viên đặc Biệt);

      - Mặt Trận Toàn Quốc.

    Cuốn Thất Sơn Mầu Nhiệm đã trình bày khá chi tiết cuộc hành trình khuyến nông tại miền Tây của Huỳnh Phú Sổ:

      "khởi hành tại Sài Gòn nơi căn nhà số 38 đường Miche ngày 10-5-1945, đức Thầy và ông Lương Trọng Tường cùng vài đệ tử thân tín xuống Cần Thơ rồi qua Cái Răng, Sóc Trăng, Bãi Xào. Sau khi khuyến nông thuyết pháp, đức Thầy đến Bác Liêu khuyến nông và thuyết pháp tại đình Tân Hưng, thính giả đông nghẹt... Tỉnh trưởng, thẩm phán và nhiều nhà trí thức trong tỉnh lỵ có đến dự thính. Sau hai giờ chăm chú xem, nghe, mọi người đều thán phục tài hùng biện của đức Thầy. Bữa sau, đức Thầy đi khuyến nông tại Vĩnh Châu, chiều lại, Ngài thuyết pháp ở Sóc đồn. Ngày kế đến, đức Thầy đi ghe vô chùa Linh Quang Tự. Chính đức Thầy đã đặt tên cho ngôi chùa này và có làm hai câu liễn như vầy:

        a. Phật pháp khai thông, khổ hải trùng trùng tâm bất khiếp,
        trần duyên bế tắt, liên đài điệp điệp đạo vô cùng.

        b. Phật pháp hoằng khia, chuẩn tế thương sinh đăng giác ngạn,
        trần tâm tịnh tận, siêu thăng cực lạc tọa liên đài.


      Khi đức Thầy vừa đến thì trong chùa nổi trống sấm, gióng đại hồng chung, và gõ mõ tiếp nghinh trọng thể. Thấy vậy, đức Thầy hỏi ông giáo thọ có biết chuyện tích về chuông mõ chăng? Thấy ông lúng túng, đức Thầy liền tiếp: "Thôi, để lát nữa Thầy sẽ nói cho mà nghe". Thế rồi trong khi thuyết pháp, đức Thầy có nhắc lại chuyện tích cái chuông, cái chày kinh (có hình con cá kình) và cái mõ có chạm hình con cá ngạc... Trước khi rời khỏi Bạc Liêu, đức Thầy có đi khuyến nông ở Hòa Bình, Giá Rai và Cà Mâu...

      Ngày 12 tháng 5 năm Ât Dậu, đức Thầy từ giã Bạc Liêu đi qua Vị Thanh, Giồng Riềng... kinh xáng Cái Sắn... Tân Hội... rồi Ngài trở về Rạch Giá ở đó ngày 19 và 20. Bữa sau có na nô đưa đức Thầy đi Sốc Xoài và Ba Hòn... Cũng tại Rạch Giá, đức Thầy đã trả lời trôi chảy nhiều câu hỏi về tôn giáo, chánh trị và khoa học huyền bí do các bậc trí thức đưa ra, làm cho họ tấm tắc ngợi khen...

      Từ giã Ba Hòn (Rạch Giá), đức Thầy đi thẳng Hà Tiên, Châu đốc... đức Thầy đến thuyết pháp khuyến nông tại sân vận động. Buổi diễn thuyết hôm ấy có nhiều nhà trí thức đến dự thính, như: tỉnh trưởng Hồ Tần Khoa, đốc Công Trần Văn Dương, Y sĩ Phạm Văn Tiếc... Trưa lại, đức Thầy đi Bình Di thuộc quận Châu Phú thượng bây giờ là quận An Phú đến tối mới về tới Châu đốc.

      Cũng trong dịp này, vài ông sãi ở Khánh An có nằm mộng thấy Phật về thôn họ. Nhưng khi đức Thầy đến nhằm lúc dùng cơm, mấy ông sãi vẫn tiếp tục bữa cơm và không đứng lên thi lễ. đức Thầy mỉm cười nói với ông Hồ Văn Lang: "Người ta trông Phật, nhưng khi gặp, lại chẳng biết nhìn". Bữa sau, đức Thầy đi Tịnh Biên. Bận về có ghé Tri Tôn, Thới Sơn và Nhà Bàng. Khi về tới núi Sam, đức Thầy lại viếng mộ Phật Thầy. Hôm sau, cuộc khuyến nông thuyết pháp cử hành tại chợ Cái Dầu... Bữa sau, đức Thầy quan Tân Châu khuyến nông tại sân vận động rồi đi thẳng Hồng Ngự khuyến thuyết... Chiều lại, đức Thầy về tới Hòa Hảo ngày 26.6 Ât Dậu.

      Đêm đó, anh em tín đồ tựu lại quá đông. Anh em ấy ngồi sắp hàng ngoài lộ, từ nhà đức ông lên tới chợ Mỹ Lương (Cái Tắc). đức Thầy phải ra đường đi lên đi xuống, ngó qua ngó lại cho anh em thấy mặt Ngài nhờ anh sáng của chiếc đèn măng sông do một người cầm theo. Sáng bữa sau (27.5), đức Thầy lên diễn đài tại chợ Vàm (sân vận động)... chiều ngày 27 đức Thầy thuyết pháp khuyến nông tại đình Hòa Hảo. Ngày 30.5 đức Thầy đem lư hương từ Tổ đình xuống chùa An Hòa Tự (Hòa Hảo). Ngày mùng 1 tháng 6, đức Thầy qua Năng Gù. Ban Trị Sự PGHH tỉnh Long Xuyên đón Ngài tại đó và rước Ngài về Long Xuyên... Ngày 2.6, đức Thầy đi Vĩnh Trạch và núi Sập. Ngày 3.6, đức Thầy đi Chợ Mới, ngày 4.6, Ngài đi Mỹ Luông, ngày 5.6, Ngài đi đốc Vàng (Tân Thạnh). Chiều lại, Ngài về Mỹ Hội đông. Sáng bữa sau, đức Thầy thuyết pháp tại sân vận động thôn Mỹ Hội đông rồi về Long Xuyên. Bữa sau đức Thầy đi Thốt Nốt rồi trở về Long Xuyên. Rồi 11 giờ tối ngày ấy, đức Thầy đi luôn xuống Cần Thơ.

      Diễn đài ở Cần Thơ là sân vận động của tỉnh thành. Không cần phải nói, chư độc giả cũng dư biết rằng số thính giả ở Tây đô phải nhiều hơn các chỗ. Bữa sau, đức Thầy đi Xà No thăm gia quyến ông Hương Bộ Thạnh rồi thuyết pháp ở Cái Tắc. Bữa sau nữa, đức Thầy khuyếnnông tại Phụng Hiệp và Cái Răng. Trong các ngày kế đó, đức Thầy thuyết pháp tại Trà Mơn, ô Môn, Cờ đỏ. Có điều kỳ lại là trong khi đức Thầy khuyến nông tại Phụng Hiệp, trời chuyển mưa, mây đen kìn kịt rồi mưa tuôn xối xả ở tại chợ, cách đó chừng 100 thước. Nói tóm lại là chung quanh đều mưa to, duy có vùng đức Thầy đang thuyết pháp không có mưa.

      Sau Cần Thơ là đến lượt Sa đéc, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tam Bình, An Trường, Trà Vinh, Càng Long, Bến Tre tiếp rước đức Thầy. Chính tại Sa đéc, trong dịp đi khuyến nông này, đức Thầy đã viết bài "Phụ Nữ Ca Diêu". Ngày 28-7-1945, đức Thầy đến Vĩnh Long. Sáng bữa sau, đức Thầy thuyết khuyến tại sân vận động tỉnh thành. Trưa lại, anh em Thanh Niên Tiền Phong và anh em tín đồ ở các thôn tụ họp lại để mong đức Thầy thuyết nữa. Lúc đó, gương mặt đức Thầy thật là khả ái. Toàn thể thính giả đều quỳ để nghe, trong lúc trời lâm râm rớt hột..." (trang 247-257).

    Có thể nói, cho đến năm 1945, trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chưa có một nhân vật Phật giáo nào vừa đi thuyết pháp, vừa đi khuyến nông, ở một quy mô lớn lao và được tiếp đón trang nghiêm, long trọng như thế. Chỉ có thái thượng hoàng Trần Nhân Tông, tức đại thiền sư Trúc Lâm của thế kỷ 14, trong thời kỳ vàng son nhất cửa PGVN, may ra mới có những cuộc viễn du thuyết pháp qua các làng mạc, tỉnh thành và được nghênh đón như cách cảm động như thế. Sau này, trong thập niên 60 của thế kỷ 20 này, thiền sư Trí Quang và các vị danh tăng khác được đông đảo quần chúng Phật tử đón tiếp một cách kính cẩn, cuồng nhiệt còn hơn thế nữa. Tuy nhiên các vị này đã xuất hiện trong một không khí và thời cuộc Phật giáo đã chuyển mình thức dậy, sau 500 ngủ say, tiếng thở như sấm và suy đồi tận gốc.

    Tác giả Thất Sơn Mầu Nhiệm kết thúc đoạn viết về chuyến khuyến nông và hoằng pháp bằng bài thơ sau đây của Huỳnh Phú Sổ:

      'Trên đường về Sài Gòn, ngồi trong xe với đức Thầy có thi sĩ Việt Châu mà Ngài vừa mới thâu phục tại Sa đéc... đức Thầy bảo ông Việt Châu thử làm một bài thơ tả cảnh ngồi trong xe trên đường về Sài Gòn. Thấy ông ta nặn óc mãi mà chẳng ra thơ, đức Thầy liền ứng khẩu ngâm bài thơ dưới đây".

      Đây là một trong những bài thơ hay nhất, tuyệt tác và độc đáo, trong đó là một đoạn tóm lược đại nguyện bồ tác của tác giả:

      "Tăng Sĩ Quyết; Chùa, Am Bế Cửa,
      Tuốt Gươm Vàng Lên Ngựa Xông Pha.
      đền Xong Nợ Nước Thù Nhà,
      Thiền Môn Trở Gót Phật đà Nam Mô.
      Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật,
      Bụi hồng trần dứt sạch cửa Không.
      Chuông linh ngân tiếng đại đồng,
      Ta bà thế giới sắc không một màu.
      Sài Gòn đến trống lầu đã trở,
      đề huề nhau cửa mở xuống xe.
      Khuyến nông chấm dứt mùa hè..."


      Chỉ một tháng sau đó, Nhật Bản đầu hàng đồng Minh, Huỳnh Phú Sổ tuốt gươm vàng xông pha giữa trời quê hương rực cháy trong khởi nghĩa và chiến tranh.


    E/ Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến.

    Trong năm 1945 nhiều biến cố quan trọng đã xẩy ra và đưa toàn dân VN một cơ hội giành lại độc lập sau 80 năm bị Thực Dân pháp thống trị. Ngày 9/9/1945 Nhật đảo chánh lật đổ chính quyền Pháp ở đông Dương và đặt sự cai trị lên trên ba nước Việt, Miên, Lào. Lực lượng Thực Dân Pháp, trong thế yếu, bằng lòng đặt dưới sự điều động của quân đội Nhật. ngày 12/3/1945 vua Bảo đại ra tuyên cáo hủy bỏ tất cả hiệp ước bất bình đẳng mà nhà cầm quyền VN đã ký với pháp ngày 6/6/1862 và ngày 15/8/1884. Ngày 18/3/1945 một cuộc biểu tình lớn, quỵ 50.000 người tham gia gồm tất cả đảng phái. Ngày 17/4/1945 chính phủ Trần Trọng Kim ra đời với khẩu hiệu "Dân Vi Quý". Tháng 5/1945 nạn đói khủng khiếp hoành hành miền Bắc, hàng triệu người chết đói, nguyên do quân đội Nhật bắt dân phá đồng ruộng, trồng cây kỹ nghệ phục vụ chiến tranh, thay vì trồng lúa, và một phần khác do tình trạng chiến tranh, máy bay đồng Minh dội bom phá hủy cầu cống nên gạo trong Nam không chở ra Bắc được. Ngày 12/6/1956 Thanh Niên Tiền Phong, một tổ chức thanh niên yêu nước, ra mắt đồng bào và biểu tình tại Sài Gòn. đệ Nhị Thế Chiến đi vào giai đoạn kết thúc, ngày 6 và ngày 8 tháng tám, Hoa Kỳ thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Ngày 14/8/1945 Huỳnh Phú Sổ cùng những lãnh tụ quốc gia tại Sài Gòn như Hồ Văn Ngà, Trần Văn Ấn, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Thạch... đã thành công liên kết tất cả đảng phái và thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất. Một ngày sau, Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ngày 21/8/1945 Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất tổ chức một cuộc biểu tình vĩ đại với trên 200.000 người tham dự, nhưng những người lãnh đạo đã không tuyên bố Việt Nam độc lập và cũng không cướp chính quyền.

    Một ngày sau, ngày 22/8/1945 Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội sau một cuộc biểu tình trước nhà hát lớn Hà Nội, cuộc biểu tình này không do Việt Minh đứng tổ chức, họ chỉ xuất hiện vào phút cuối, căng một số biểu ngữ và hướng cuộc biểu tình tiến chiếm dinh Khâm Sai. Chỉ một ngày sau, ngày 23/8/1945 vua Bảo đại tuyên bố thoái vị và trao quyền lãnh đạo cho Việt Minh. Ngày 24/8/1945 Tổng Bộ Việt Minh phái vào Nam Hoàng Quốc Việt (tức Hà Bá Cang) và Cao Hồng Lãnh. Lúc bấy giờ, ảnh hưởng Việt Minh, cũng như ảnh hưởng của đảng Cộng Sản đông Dương, hầu như không có gì đáng kể tại miền Nam. Ngày 25/8/1945 vua Bảo đại trao quyền và trao ấn, kiếm của Nhà Nguyễn cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu.

    Việt Minh, tức Việt Nam độc Lập đồng Minh Hội, là một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Đông Dương, do đảng này trực tiếp thành lập và chủ động lãnh đạo. Quyết định vội vàng này đã để lại những hậu quả tai hại nghiêm trọng cho dân tộc Việt Nam suốt trong nửa phần còn lại của thế kỷ 20 này: nó vô tình tiếp tay, một phần không nhỏ, trong việc tàn sát những người yêu nước trong giai đoạn tranh quyền xẩy ra ngay sau đó, làm cuộc tranh đấu giành độc lập của nhân dân Việt Nam thêm khó khăn và tốn rất nhiều xương máu, đưa đến sự chia cắt đất nước, chiến tranh khốc liệt, cả đất nước bị tàn phá và dân tộc bị phân hóa cùng cực.

    Đáng lý ra, trong giai đoạn này và trước sự kiện chính phủ Trần Trọng Kim từ chức, vua Bảo đại nên tuyên bố Việt Nam là một nước Quân Chủ Lập Hiến, do vua đứng đầu làm biểu tượng và đất nước được cai trị bởi một hiến pháp. Vua chỉ định người đứng đầu Việt Minh là Hồ Chí Minh thành lập chính phủ như đã chỉ định Trần Trọng Kim thành lập chính phủ. Và đây phải là chính phủ đại đoàn kết dân tộc và chỉ có tính cách lâm thời. đồng thời chỉ định một ủy ban soạn thảo hiến pháp và xúc tiến việc bầu cử thành lập một quốc hội. Chính đảng nào có đa số tại quốc hội sẽ được quyền thành lập chính phủ, lạnh đạo hành pháp.

    Hoặc giải pháp cấp tiến hơn là vua Bảo đại tuyên bố Việt Nam là một nước Cộng Hòa và vua là quốc trưởng và quốc trưởng bổ nhiệm Hồ Chí Minh làm thủ tướng thành lập chính phủ. (đây cũng chính là đề nghị ông Hồ Chí Minh đưa ra cho ông Bảo đại khi ông bị những khó khăn đối ngoại và đối nội tràn ngập).

    Việc vua Bảo đại từ chức thoái vị, giải tán chính phủ đương nhiệm và giải tán luôn cả triều đại của mình, trao toàn quyền cho Hồ Chí Minh, và Việt minh, trên thực tế là trao toàn quyền chính thống cho đảng Cộng Sản đông Dương, một "chi bộ" của Cộng Sản Quốc Tế, là nhân vật và tổ chức mà chính vua Bảo đại và toàn dân Việt Nam chưa biết rõ, thì đó là một thái độ thiếu chính trị và thiếu trách nhiệm. đúng như Lenin đã nói: "nhiệt tình cộng với dốt nát bằng phá hoại". Không kể những hậu quả tai hại không lường sau đó, kết quả tại hại trực tiếp mà mọi người đềm cảm thấy là Việt Minh đã tàn sát không gớm tay tất cả những người yêu nước có uy tín khác, bất chấp nhu cầu đại đoàn kết dân tộc, bất chấp khát vọng ưu tiên của nhân dân Việt Nam là tự do, độc lập, thống nhất quốc gia và thống nhất lòng người. Huỳnh Phú Sổ, một nhật vật yêu nước, có uy tín lớn lao tại miền Nam lúc đó, đã cùng với nhiều người yêu nước không Cộng Sản khác, đã trở thành nạn nhân của Cộng Sản đệ Tam.

    Ngày 25/8/1945 Việt Minh tại miền Nam tổ chức một cuộc biểu tình và cướp chính quyền tại Sài Gòn bằng cách tuyên bố danh sách Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ gồm 8 ủy viên trong đó Cộng Sản là 5 người và Trần Văn Giàu tự phong làm chủ tịch Ủy Ban. Ngày 2/9/1945 Hà Nội và Sài Gòn đều biểu tình, Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn độc Lập và ra mắt đồng bào tại hội trường Ba đình. Ngày 7/9/1945 các đảng phái quốc gia và Cộng Sản đệ Tứ phản đối đả đảo Lâm Ủy Hành Chánh, Trần Văn Giàu, Cộng Sản đệ Tam, nhượng bộ, mở rộng thành phần và Phạm Văn Bạch được bầu làm chủ tịch Ủy Ban.

    Ngày hôm sau, ngày 8/9/1945 một biến cố quan trọng xẩy ra tại miền Tây: Phật Giáo Hòa Hảo biểu tình tại Cần Thơ và đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính trị VN, đã có một cuộc biểu tình chống độc tài, cũng có nghĩa là chống chính sách độc tôn của Cộng Sản. đây là lần đầu tiên tại VN, việc chống độc tài và cổ võ dân chủ được công khai bày tỏ với sự tham dự của quần chúng. Cuộc vận động cho tự do dân chủ tại Việt Nam hiện nay, và có lẽ sẽ kéo dài qua thế kỷ 21 sắp tới, được bắt đầu từ ngày hôm đó tại Cần Thơ, ngày 8/9/1945. Và biến cố này đã được thai nghén từ chủ trương xây dựng dân chủ, chống độc tài dưới mọi hình thức của Huỳnh Phú Sổ.

    Sau cuộc biểu tình chống Thực Dân, chống độc tài quy tụ khoảng 20.000 người, những người cầm đầu là Huỳnh Thạnh Mậu, em ruột của Huỳnh Phú Sổ, Trần Văn Hoành, trưởng nam ông Trần Văn Soái, Nguyễn Xuân Thiếp, đại diện PGHH được phái ra Hà Nội tiếp xúc với Tổng Bộ Việt Minh, bị gán cho tội "âm mưu cướp chính quyền và chiếm tỉnh Cần Thơ" và đều bị bắt giam và bị đưa ra xử tử hình tại vận động trường Cần Thơ ngày 7/10/1945, dù rằng cuộc biểu tình ngày ban tổ chức đã thông báo và có xin phép, và được Ủy Ban Hành Chánh Tỉnh cho phép biểu tình. Ngoài ra, sau vụ này, hàng ngàn tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo bị Việt Minh giam cầm và tàn sát.

    Ngày 9/9/1945 Việt Minh bao vây trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, gốc đường Miche để bắt Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ nhưng không bắt được. Sau biến cố này, ông phải cải trang, trốn tránh và lưu lạc ra vùng hẻo lánh ở ngoại ô và các tỉnh lân cận. Ngày 13/9/ công an Việt Minh tìm bắt các lãnh tụ quốc gia gần gủi với Huỳnh Phú Sổ như Vũ Tam Anh, Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Lương Trọng Tường và lãnh tụ đảng Lập Hiến Bùi Quang Chiêu.

    Ngày 13/9 quân đội Anh do tướng Douglas Gracey chỉ huy đổ bộ xuống Sài Gòn giải giới quân Nhật từ vĩ tuyết 16 trở xuống. Ngày 15/9 quân đội Trung Hoa Dân Quốc do tướng Lư Hán chỉ huy kéo xuống Hà Nội giải giới quân đội Nhật từ vĩ tuyết 16 trở lên. Cả Anh và Trung Hoa Dân Quốc đều không thừa nhận chính phủ Hồ Chí Minh. Ngày 16/9 quân Pháp đổ bộ Sài Gòn. Tướng Gracey phóng thích và võ trang các phạm nhân Pháp. Ngày 23/9 quân Pháp tấn công và chiếm đóng các cơ sở hành chánh tại Sài Gòn.

    Ngày 24/9 bốn sư đoàn dân quân cách mạng nhất tề đứng dậy chống Pháp. Cuộc Kháng Chiến Nam Bộ bắt đầu. Các lực lượng Việt Minh rút chạy, chỉ có các lực lượng dân tộc liều chết chống quân Pháp. Ngày 27/9 một số lãnh tụ dân tộc nhóm họp ở Chợ Lớn thành lập Chánh Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Quốc để tổ chức kháng chiến. Ngày 28/9 đại tá Pháp Cedille đề nghị ngưng chiến, nên sau một ngày thương thuyết, hai bên Việt-Pháp đồng ý hưu chiến kể từ ngày 1/10. Nhân dịp hưu chiến, bộ máy công an Việt Minh đã bao vây bắt giữ tất cả các lãnh tụ quốc gia như Hồ Văn Ngà, Dương Văn Giáo, Huỳnh Văn Phương, Trần Quang Vinh, Bùi Quang Chiêu, có người bị sát hại ngay, đặc biết là Việt Minh đã bắt giữ và tán sát gần một trăm nhân vật Cộng Sản đệ Tứ, tất cả đều bị chôn sống ở sông Lòng Sông, trong đó có những nhân vật tên tuổi, đã có thành tích đấu tranh chống Pháp như Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch...

    Ngoài ra, ông Tạ Thu Thâu, 39 tuổi, lãnh tụ nhiều uy tín, tài ba, đức độ, can trường của Cộng Sản đệ Tứ khuynh hướng Trotsky, và một nhà ái quốc tên tuổi, suốt đời hy sinh chống Pháp, đã từng bị Thực Dân tù đày, tra tấn đến tàn phế thân thể, cũng đã bị những người Cộng Sản đệ Tam, khuynh hướng Stalin, sát hại, thủ tiêu tại cánh đồng Dương Liễu trên bờ biển Mỹ Khê vào tháng 9/1945. điều đáng nói là chính Trần Văn Giàu đã hạ lịnh thủ tiêu Tạ Thu Thâu, dù Thâu là thầy dạy học của Giàu, đã tận tình giúp đỡ Giàu còn du học bên Pháp và coi Giàu như nghĩa đệ. Hay Hồ Văn Ngà, lãnh tụ đảng Việt Nam Quốc Gia độc Lập, cũng như hầu hết mọi người yêu nước đương thời, tuyên bố "sẵn sàng phục vụ bất cứ ai có tài cứu quốc", đã cùng các lãnh tụ quốc gia khác như Trần Văn Ấn, Nguyễn Văn Sâm thành lập Ủy Ban Phong Tỏa đô Thành Sài Gòn-Chợ Lớn để ngăn cản bước tiến quân của Thực Dân Pháp, và Ủy Ban làm việc khác hữu hiệu, trong khi các cán bộ lãnh đạo Việt Minh đã bỏ chạy, thế nhưng ông nửa đêm bị công an Việt Minh tới bắt đem đi mất tích, sau đó ông bị đâm chết ở Kim Quy đá Bạc (Rạch Giá) thi hài thả trôi dưới sông.

    Trong thời gian này, hàng ngàn nhân vật quốc gia, các đảng viên đảng phải quốc gia và nhiều tăng sĩ Phật Giáo, chức sắc Cao đài, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng đều bị Việt Minh sát hại dưói nhiều hình thức rất dã man. Không những Việt Minh sát hại những lãnh tụ quốc gia, không đồng chính kiến với Cộng Sản, mà còn giết hại nhiều người yêu nước và vô tội khác để giành độc quyền lãnh đạo và gieo rắc sự khủng bố, sợ hãi trong dân chúng.

    Tại Sài Gòn cũng như tại Hà Nội, Việt Minh đã hòa hoản với Thực Dân Pháp, với quân anh, với quân Trung Hoa để rảnh tay tiêu diệt những người yêu nước đang kháng chiến chống Pháp. Dưới các chiêu bài "tố cáo bọn phản quốc", "truy lùng Việt Gian", Việt Minh, tức Cộng Sản, đã tàn sát rất nhiều người yêu nước. Phong trào truy lùng, xử án, thảm sát "Việt Gian" này khởi đầu ở miền Nam sau lan ra khắp nơi. Ai bị gán tội Việt gian thì khó thoát chết và thường đều bị giết dưới hình thức chặt đầu, chặt làm ba khúc, mỗ bụng, chôn sống...

    Thời đó chính quyền kháng chiến ở trong tay Việt Minh nên họ the hồ chụp mũ gán ghép cho những người đối lập, bất đồng chính kiến hay cả nhữngngười đang kháng chiến trong hàng ngũ Việt Minh nhưng có uy tín trong quần chúng cái mũ "Việt Gian", "Phản động" để dễ dàng sát hại và bôi đen, triệt hạ uy tín các nạn nhân của họ. Trong khi các lực lượng kháng chiến yêu nước do những người không Cộng Sản lãnh đạo liều chết chống quân xâm lăng, thì người đứng đầu Cộng Sản tại Sài Gòn lúc đó là Trần Văn Giàu tập trung lực lượng Việt Minh đi giết hại những người yêu nước và sau đó trốn chạy qua tuốc bên Thái Lan và theo hồi ký của Trịnh Hưng Ngẫu thì: Trần Văn Giàu, chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ (của Việt Minh), chạy thoát sang Bangkok và gặp tôi ngày 13/6/1946. Trần Văn Giàu thú nhận rằng chính hắn ra lịnh thủ tiêu gần 2.500 cán bộ quốc gia trong mấy tháng nắm chính quyền". (Thành Nam, trang 364).

    Những sự giết hại tàn bạo, quy mô này của những phần tử sắt máu cầm đầu Việt Minh (tức Cộng Sản đệ Tam, do Hồ Chí Minh lãnh đạo) chưa từng có trong lịch sử chính trị Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn đất nước đang đứng trong giai đoạn sinh tử, dầu sôi lửa bỏng, đã tạo nên một bước ngoặc bi thảm trong lịch sử, trong chính trị và trong sinh mệnh dân tộc: dân tộc bị một ý hệ cuồng tín, một chính đảng sắt máu nắm quyền lãnh đạo, chặt nát, phân đôi quốc dân, gây nội chiến, hận thù, phân hóa cùng cực trong lòng dân tộc với những hậu quả tai hại khủng khiếp không thể lường được, tai hại hơn sự thống trị 80 năm của Thực Dân Pháp. đảng Cộng Sản Việt Nam phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát trong năm 1945, 1946, 1947 và những thảm họa mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu trong suốt 50 năm qua.

    Tài liệu mới đây của lãnh tụ công đoàn Nguyễn Hộ cũng thú nhận Cộng Sản đã sát hại rất nhiều chức sắc, tín đồ Cao đài trong thời gian này. Hay tài liệu gần nhất đây của Hòa Thượng Quảng độ cũng tố cáo những người Cộng Sản cuồng sát "ngay sau ngày Cách mạng thành công, ngày 19/8/1945, sư phụ tôi là hòa thượng Thích đức Hải, trụ trì chùa Linh Quang, tỉnh Hà đông, bị Cộng Sản giết hồi 10 giờ sáng vì bị gán cho tội "Việt gian bán nước", sư bá của tôi là hòa thượng Thích đại hải trụ trì chùa Pháp Vân, tức chùa Dâu, thuộc tỉnh Bắc Ninh, đã bị Cộng Sản bắt vào năm 1946, sau đó đã chết... " Không những thế sư tổ của H.T. Quảng độ là hòa thượng Thích Thanh Quyết, trụ trì chùa Trà Lung Trung, tỉnh Nam định, cũng bị bức tử chết trong vụ đấu tố ruộng đất hồi năm 1954. Chỉ riêng sự phụ, sư bá, sư tổ của H.T. Quảng độ mà đều bị giết hại hết thì khắp cả nước, trong suốt thời gian từ 1945 đến nay, nghĩa là từ khi Cộng Sản nắm quyền, biết bao nhiêu tăng sĩ và cư sĩ Phật tử đã bị Cộng Sản sát hại?

    Có thể nói trong giai đoạn này, cũng như trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Phật giáo đã bị tàn sát, bức hại một cách quy mô và vô cùng rộng lớn. Trong khi Thiên Chúa giáo được tập trung thành từng vùng, tuy cô lập nhưng đông đảo, đồng nhất, dễ dàng tự bảo vệ, nên ít bị bắn giết, đàn áp. Trong khi Phật giáo trãi rộng khắp trong nước và thường có những nhân vật, hoặc tăng sĩ hoặc cư sĩ, là những người có uy tín nhất trong địa phương và thường tham gia, ủng hộ các đoàn thể dân tộc chống Pháp đương thời nên rất dễ bị Việt Minh chụp mũ là Việt gian, phản động để giết hại. Một vị cao tăng như Hòa Thượng Thích đại Hải, trụ trì một tổ đình lâu đời và lớn vào bậc nhất trong nước, là chùa Dâu, mà còn bị Việt Minh giam cầm, bức tử, vì Ngài đã tham gia, hổ trợ cho Việt Nam Quốc Dân đảng, thì những nhân vật Phật giáo yêu nước khác, ít tên tuổi hơn, lại càng dễ bị thủ tiêu, sát hại.

    Riêng Phật Giáo Hòa Hảo thì chỉ trong năm 1945, sau vụ biểu tình chống độc tài ngày 8/9 ở Cần Thơ, trên dưới 10.000 cán bộ và tín đồ đã bị sát hại. Nếu kể luôn cả thời kỳ tàn sát quy mô, sau khi Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ bị ám hại, thì con số tín đồ PGHH bị Việt Minh Cộng Sản giết có thể lên đến trên 25.000 người. điều lạ lùng là trong khi một tôn giáo cộng tác chặt chẽ và làm tay sai trung thành cho Thực Dân suốt 80 năm, là Thiên Chúa Giáo, thì lại không bị thiệt hai bao nhiêu trong thời kỳ này, khi Thực Dân bị lật đổ và chưa kịp phục hồi sự thống trị của chúng. Trong khi đó những tôn giáo thuần túy dân tộc, yêu nước chân thành và tích cực đóng góp cho việc kháng chiến cứu quốc, từ Phật Giáo, Cao đài, đến Phật Giáo Hòa Hảo, thì lại bị bắn giết, thủ tiêu hàng loạt và vô cùng tàn nhẫn. Bởi chính những người nhân dân tộc tộc, kháng chiến, giải phóng, cứu quốc, cách mạng, dân chủ mới...

    Ngày 4/10/1945 tướng Pháp Leclerc đến Sài Gòn với một quân lực hùng hậu và tuyên bố tái lập trật tự trên toàn Nam Kỳ trong vòng ba tháng và sau khi chiếm tất cả các nơi, cuối cùng, ngày 4/2/1946, quân Pháp chiếm tỉnh lỵ Cà Mâu, tỉnh cực Nam của miền Nam. Trước cuộc tái xâm lăng của Thực Dân Pháp, những người Cộng Sản đứng đầu Lâm Ủy Hành Chánh, được cải tổ thành Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ do Việt Minh lãnh đạo, theo nguyên tắc, đã cướp được chính quyền trên toàn miền Nam, đã bỏ chạy tứ tán, kẻ chạy tuốt ra miền Bắc như Dương Bạch Mai, Huỳnh Thiện Nghệ, kẻ chủ chốt là Trần Văn Giàu chạy tuốt qua Thái Lan. Trong khi đó các lực lượng không Cộng Sản liều chết chống quân giặc. Trước sự tan rã thảm hại của Việt Minh (Nguyễn Thành Phương) vào Nam xây dựng kháng chiến Nam Bộ theo đường lối lãnh đạo của đảng Cộng Sản đông Dương.

    F/ Dấn thân hoạt động cách mạng kháng chiến cứu quốc.

    Cuộc đại tàn sát năm 1945 và việc ký kết Hiệp định Sơ Bộ ngày 6/3/1946 giữa Hồ Chí Minh và Pháp, cho phép quân Pháp đổ bộ lên miền Bắc làm cho giới kháng chiến quốc gia phải xét lại toàn bộ vấn đề và họ quyết định phải phối hợp hành động và nắm lấy thế chủ động, không để cho Cộng Sản đệ Tam thao túng kháng chiến. Bởi vậy, Vũ Tam Anh, tư lịnh đệ nhị sư đoàn dân quốc cách mạng, đã triệu tập một hội nghị chịnh trị - quân sự bao gồm tất cả các lực lượng đang kháng chiến chống Pháp tại miền Nam, kể cả Việt Minh.

    Hội nghị này đã quy tụ đại diện các tôn giáo, đặc biệt Cao đài và Phật Giáo Hòa Hảo, của Việt Nam Quốc Dân đảng, Tổng Công đoàn và Kỳ Bộ Việt Minh, Việt Nam quốc Gia độc Lập đảng, đảng Huỳnh Long và đại diện tất cả các lực lượng võ trang kể cả các lực lượng võ trang của Việt Minh (Vệ Quốc đoàn), Bình Xuyên, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao đài. Huỳnh Phú Sổ đã có vai trò quan trọng trong hội nghị này và uy tín ông, dù khi đó chỉ 26 tuổi, bao trùm tất cả, nên sau ba ngày thảo luận sôi nổi, các đại biểu đã quyết định thành lập một tổ chức chung tên là Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp với mục tiêu đoàn kết toàn dân chống Pháp và bầu Hoành Anh, bí danh của Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ PGHH, làm chủ tịch mặt trận. Các thành phần lãnh đạo mặt trận và bộ phận võ trang của nó, là Ủy Ban Quân Sự Tối Cao, phản ứng đúng thực trạng kháng chiến lúc đó tại Nam Bộ: đại đa số là không Cộng Sản, Cộng Sản đệ Tam chỉ là thiểu số.

    Tuy là Giáo Chủ một tôn giáo và chủ tịnh của Mặt Trận, nhưng Huỳnh Phú Sổ, trong giai đoạn kháng chiến gian nan này, đã sống chung với các dân quân, cùng họ xông pha lằn tên mũi đạn. Một hôm ngủ với các chiến sĩ của Trung đoàn 25, sáng dậy có một thanh niên thấy chân mình đang gát lên bụng của ông, anh ta vội rút chân chửa thẹn: "Thưa Giáo Chủ, đêm qua tôi mơ thấy có đám mây nhỏ dám che khuất mặt trời", ông cười đáp: "Có sao. đó là sự tuần hoàn của tạo hóa". (TN, t 383-397).

    Mặt khác, tuy em ruột của Huỳnh Phú Sổ và nhiều đệ tử, tín đồ ruột thịt bị Việt Minh sát hại, nhưng vì đại nghĩa, vì việc kháng chiến chống ngoại xâm, ông bỏ qua, không thù oán gì Việt Minh mà còn đem hết lòng thành ra hợp tác, trong tinh thần xóa bỏ hận thù, đoàn kết toàn dân chống giặc, ông đã nhận lời, ngày 14/11/1946, tham gia Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ (do Việt Minh và Cộng Sản đệ Tam lãnh đạo) với chức vụ Ủy Viên đặc Biệt (Ủy Viên Quân Sự của Ủy Ban này là trung tướng Nguyễn Bình). Tham gia Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến, ở cương vị khiếm tốn là ủy viên đặc biệt, là một hy sinh vì đại nghĩa chống Pháp, vì lý tưởng hòa giải, đoàn kết dân tộc và nói lên tinh thần từ bi hỹ xã, không hận thù, không coi ai là kẻ thù của ông, cũng như thể hiện lập trường bất di bất dịch của Phật giáo là mong ước mọi người Việt Nam, không phân biệt chủ nghĩa, chính kiến, tôn giáo, địa phương, giai cấp, quá khứ, cùng sống chung hòa bình với nhau, cùng nắm tay nhau để cứu nước dựng nước. Huỳnh Phú Sổ tuyên bố về sự tham chính này như sau:

      - Để tỏ cho quốc dân và chánh phủ Việt Minh thấy rõ ông chủ trương thống nhất lãnh thổ và độc lập quốc gia;

      - Để biểu dương tinh thần đoàn kết của dân tộc hầu mau đem lại thắng lợi cuối cùng;

      - Để tỏ cho các đảng phái thấy rằng ông không khi nào có những tham vọng cao sang vương bá hay vì hiềm riêng mà hờ hững với phận sự cứu quốc. (Dật Sĩ & Nguyễn Văn Hầu, sđd, t 272).

    Ngày 21 tháng 9 năm 1946, Huỳnh Phú Sổ và một số trí thức khuynh hướng dân tộc, dân chủ, công bố việc thành lập chính đảng mang tên Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng, gọi tắt là Dân Xã đảng. ông chính là linh hồn, lành lãnh tụ tối cao của chính đảng cách mạng này. Và ông đã truyền một thông điệp sau đây cho toàn thể tín đồ PGHH:

      "1/ Việt Minh tranh đấu chánh trị, nếu Thầy đem đạo (PGHH) ra tranh đấu thì không thích hợp. Vì đạo lo tu hành chơn chất. Nên Thầy phải tổ chức đảng chánh trị, mới thích ứng nhu cầu tình thế nước nhà;

      2/ Các nhà ái quốc chơn chánh trong nước mặc dầu nhận Thầy là một nhà ái quốc, nhưng không hề cùng hiệp chung với Thầy dưới danh Nghĩa PGHH để lo việc quốc gia, bởi lẽ anh em ấy không tu hành như mình, hoặc giả đã có đạo rồi thì không thể bỏ đạo quy y PGHH. Vì vậy Thầy phải tổ chức chánh đảng để anh em ấy có điều kiện tham gia. Họ chỉ phải giữ kỷ luật của đảng mà thôi, còn tôn giáo thì riêng ai nấy giữ;

      3/ Vậy tất cả tín đồ anh em, nếu thấy mình còn nặng nợ với Non Sông Tổ Quốc, thương nước thương dân, hãy tham gia đảng VNDCXHđ mà tranh đấu. đây là phương tiện để anh em hành xử Tứ Ấn". (Thành Nam, sđd, t 405).

    Thật là rõ ràng minh bạch. Và chỉ thông điệp ngắn ngủi này của Giáo Chủ PGHH Huỳnh Phú Sổ trong tức thời Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng đã có hàng vạn đảng viên: hầu hết tìn đồ PGHH đều đáp ứng lời kêu gọi này và gia nhập "đảng của đức Thầy". Tuy hầu như tất cả đảng viên là tín đồ PGHH, nhưng đặc biệt hơn nữa, là Huỳnh Phú Sổ đã mời những nhà ái quốc, những nhà trí thức dân tộc không phải là tín đồ PGHH tham gia trong vai trò lãnh đão đảng như các ông Nguyễn Bảo Toàn, Trần Văn Ấn, Nguyễn Văn Sâm, Lê Văn Thu...

    Khi tín đồ lo ngại việc đem giao trọn quyền lãnh đạo đảng cho các nhân sĩ ngoài đạo, Huỳnh Phú Sổ giải thích:

      "Phàm đã hợp tác thì nên thành thật. đã tín nhiệm thì phải giao phó nhiệm vụ, đặt để đúng chỗ, xứng với tài năng. Việc cứu nước là việc mình nên ủng hộ người ta làm, chớ đừng tỵ hiềm, tranh giành địa vị mà hư việc lớn. Mình nên thực tâm đem khối quần chúng hùng hậu của PGHH mà ủng hộ các chiến sĩ cách mạng tranh đấu cho đất nước" (Thành Nam, sđd, t 417).


    Thật là một cái nhìn sáng suốt, cao cả của một nhân cách lớn và một nhà ái quốc lớn. Các tăng sĩ Phật Giáo dính dự vào chính trị trong thập niên 60, 70 sau này đã thiếu cái sáng suốt, cao cả này, cái nhân cách lớn và tấm lòng yêu nước vĩ đại này.

    Đặc điểm khác nữa là ngay từ giữa thập niên 40, Huỳnh PHú Sổ và Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng đã khẳng định trong Tuyên Ngôn lập đảng rằng:
      "Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng là một đảng Dân Chủ, chủ trương thiệt thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chỉa nghĩa dân chủ: Chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân. đã chủ trương toàn dân chánh trị nên đảng chống độc tài bất cứ dưới hình thức nào. VNDCXHđ là một đảng cách mạng xã hội... " (Tuyên Ngôn 21/9/1946).


    Vì chủ trương dân chủ, chống độc tài nên số phận của VNDCXHđ và những người lãnh đạo thật là thảm khốc khi đất nước bị những chế độc độc tài thống trị: Người sáng lập và linh hồn là Huỳnh Phú Sổ cùng các ủy viên trung ương Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Tâm đều bị Việt Minh và Việt gian ám hại và tổng bí thư Nguyễn Bảo Toàn bị chế độ Ngô đình Diệm thủ tiêu bằng cách bắt bỏ vào bao bố, siết cổ bằng giây thừng và ném xác xuống sông Nhà Bè và vị tư lịnh Quân lực Hòa Hảo, tướng Lê Quang Vinh bị chế độ độc tài Diệm-Nhu xử tử hình và đem xác dấu mất biệt, không cho thân nhân chôn cất thờ cúng.

    Sau 1975, hai vị Tổng Bí thư VNDCXHđ là Trình Quốc Khánh và Phan Bá Cầm đều chết trong lao tù Cộng Sản và hàng ngàn, hàng vạn các bộ, chiến sĩ Dân Xã hết bị Tây giết, lại bị Cộng Sản giết, sau đó lại bị Cần Lao Thiên Chúa Giáo giết. Thật là một sự hy sinh tột cùng, vô bờ bến mà Huỳnh Phú Sổ và các đệ tử, tín đồ, cán bộ, đảng viên và chiến hữu của ông đã dâng hiến cho Tổ Quốc Việt Nam suốt 50 năm qua. đây mới thật là Tứ Ấn, đây mới thật là hạnh nguyện Bồ Tát, mới thật là đại thiền sư, đại Phật tử...

    Lúc đầu Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp với hai nhân vật đầu não là chủ tịch Hoàng Anh (Huỳnh Phú Sổ) và ủy viên tuyên huấn Lê Trung Nghĩa đã mạo hiểm về đặt cơ sở lãnh đạo tại Chợ Lớn, trong vòng kiểm soát của Thực Dân. ở đây ông giả trang làm một người Hoa kiều. Một thiếu nữ đã tỏ tình yêu ông và ông đã làm một bài thơ tình tuyệt diệu để cảnh tỉnh giai nhân, đây là một giao thoại lý thú giữa Giáo chủ, Lãnh Tụ và giai nhân. Nhan đề của bài thơ là Tình Yêu, và có rất nhiều chữ yêu, chữ tình, nhưng đây là tình yêu của bồ tát, của bậc siêu phàm và giai nhân là một chúng sanh đang được khai ngộ, cứu độ khỏi bể tình hạn hẹp, đau khổ để vươn tới biển tình nhân loại bao la, cao đẹp. Có lẽ đây là bài thơ về tình yêu tuyệt vời nhất trong lịch sử thi ca thế giới:

    "Ta có tình yêu rất đượm nồng,
    Yêu đời, yêu lẫn cả non sông.
    Tình yêu chan chứa trên hoàn vũ,
    Không thể yêu riêng khách má hồng.
    Nếu khách má hồng muốn được yêu,
    Thì trong tâm trí hãy xoay chiều.
    Hướng về phụng sự cho nhơn loại,
    Sẽ gặp tình ta trong khối yêu.

    Ta đã đa mang một khối tình,
    Dường như thệ hải với sơn minh.
    Tình yêu mà chẳng riêng ai cả,
    Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sinh."

    Huỳnh Phú Sổ


    Những tháng cuối năm 1946, ông di chuyển về Hậu Giang và gởi ông Nguyễn Bảo Toàn sang Trung Hoa và Hồng Kông, tiếp xúc với các đảng phái quốc gia, từ đó đưa đến việc hình thành Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Toàn Quốc ngày 27/2/1947 tại Nam Ninh với Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách Mạng đồng Minh Hội) làm chủ tịch, Nguyễn Tường Tam, (Việt Nam Quốc Dân đảng, nguyên là bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp) ủy viên ngoại giao. Tổng thư ký là Nguyễn Bảo Toàn thuộc Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng và đại diện cho Phật Giáo Hòa Hảo và Cao đài. Nguyễn Văn Sâm, thuộc Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng, là đại diện trong nước. (TN, sđd, t 407-423).

    đây là lần đầu tiên các tổ chức do Huỳnh Phú Sổ thành lập đã có những sinh hoạt vượt ra ngoài Việt Nam để đi ra hải ngoại, trước đó, vào đầu năm 1945, ông cũng đã gởi một đại diện tháp tùng xứ bộ Nam Kỳ của Việt Minh để đi dự hội nghị Tân Trào của Mặt Trận Việt Minh. Chính Mặt Trận Toàn Quốc này đã là lực lượng nồng cốt đưa đến việc hình thành giải pháp Bảo đại, làm tiền đề cho một "Miền Nam Quốc Gia" về sau.

    Tuy nhiên, khi đó, tất cả những nhà cách mạng dân tộc đã góp máu xương cho sự hình thành một Miền Nam Tự Do thì đều đã bị sát hại và kẻ thừa hưởng sự hy sinh của bao chiến sĩ quốc gia lại là những người không đổ xương máu gì cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đó là tập đoàn Ngô đình Diệm. Không những thế, sau khi nắm quyền nhờ dựa vào ngoại bang, họ còn tàn sát khốc liệt những nhà ái quốc còn sống sót đã hy sinh tất cả cho đại cuộc kháng chiến chống Thực Dân và đấu tranh chống độc tài Cộng Sản, Vũ Tam Anh, tư lịnh đệ tam sư đoàn và tổng thư ký Mặt Trận Thống Nhứt Quốc Gia, Nguyễn Bảo Toàn, tổng bí thư Dân Xã đảng đều bị chế độ Diệm-Nhu thủ tiêu, sát hại là những bằng chứng của tội ác tiêu diệt các lãnh tụ quốc gia của chế độ "quốc gia" giả hiệu và chế độ độc tài phát xít chính cống này.

    đầu năm 1947, Huỳnh Phú Sổ và các chiến hữu của ông tiến hành việc tái bố trí các lực lượng quân sự kháng chiến chống Pháp bao gồm các đơn vị võ trang của Cao đài, Phật Giáo Hòa Hảo, đại Việt, Bình Xuyên, theo "chiến thuật liên khu miền Tây", nhằm chiếm đồng Tháp Mười nhưng đã bị Thực Dân Pháp oanh kích liên tục bằng máy bay và trên bộ bị các đơn vị quân sự của Việt Minh phục kích đánh phá, nên chỉ có các lực lượng thuộc Phật Giáo Hòa Hảo và đại Việt rút được về đồng Tháp Mười (TN, sđd, ch 10).

    G/ Những ngày hoạt động cuối cùng của Huỳnh Phú Sổ.

    Tại miền Tây, sự xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hòa Hảo gia tăng, tạo một không khí căng thẳng, nghiêm trọng trong hàng ngũ những người chống Pháp, nên Huỳnh Phú Sổ đã đồng ý tham dự một phiên họp hòa giải với đại diện Việt Minh tại Tân Phú, đồng Tháp Mười và đêm 16/4/1947. Tại đây ông bị Việt Minh ám hại. Toàn bộ kế hoạch giành thế chủ động kháng chiến miền Nam cho các lực lượng dân tộc bị gãy đổ và từ đó, tại đồng bằng miền Nam cũng như trên khắp toàn quốc Việt Minh độc quyền lãnh đạo kháng chiến chống Thực Dân Pháp. Và cũng từ đó trên chính trường Việt Nam, chỉ còn hai thế lực đối đầu: Cộng Sản và toàn khối dân tộc kháng chiến chống ngoại xâm đối đầu với Thực Dân Pháp và những thế lục tay sai. Các phần tử kháng chiến không Cộng Sản bị kẹp cứng và bị nghiền nát trong một cạm bẫy lịch sự khắc nghiệt, đau đớn: ở ngoài bưng kháng chiến thì bị Cộng Sản ám hại, về thành thì bị coi như đầu hàng giặc Pháp.

    Vì thất bại không chủ động lãnh đạo kháng chiến nên các lực lượng dân tộc bị gạt ra ngoài dòng vận hành chính của lịch sử. Lịch sử từ đó trở đi chỉ còn là sự thư hùng của hai thế lực Cộng Sản bản xứ do Cộng Sản Quốc Tế chỉ đạo và chống Cộng do các phần tử tay sai ngoại bang lãnh đạo. đa số nhân dân không có con đường nào khác hơn là ủng hộ, tham gia kháng chiến chống ngoại xâm theo truyền thống anh hùng của dân tộc.

    Kết cục là dân tộc và Việt Minh đã thắng, đất nước bị chia đôi do cục diện chiến tranh lạnh và sự can thiệp của các cường quốc. Cộng Sản thống trị miền Bắc, từ 1954, một cách chuyên chính và sắt máu. Tại miền Nam, Pháp thua trận ra đi, Hoa Kỳ thay thế và đưa Ngô đình Diệm về cai trị bằng một chế độ độc tài phát xít gia đình trị và Thiên Chúa Giáo trị.

    Quốc dân Việt Nam và các lực lượng dân tộc, dân chủ bị nghiền nát thành tro bụi giữa hai chế độ phi dân tộc và phản dân chủ.

    Huỳnh Phú Sổ và biết bao nhà ái quốc vĩ đại khác đã ra đi không trở lại và nhân dân Việt Nam bị đánh đắm và chết đuối giữa đại dương độc tài, chiến tranh, nô lệ, chậm tiến và hận thù, phân hóa cùng cực... Hãy khóc lên đi hỡi quê hương yêu dấu...

    Cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của ông Thành Nam cho biết một bối cảnh rộng lớn hơn và những nguyên nhân sâu xa hơn đưa đến việc Huỳnh Phú Sổ bị ám hại. đó là việc toàn thể các lực lượng kháng chiến không Cộng Sản tại miền Nam, được kết hợp trong Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp, mà chủ tịch, hay người lãnh đạo tối cao, là Hoàng anh, tức Huỳnh Phú Sổ, quyết định kháng chiến độc lập, ngoài sự lãnh đạo của Việt Minh và muốn đoạt thế chủ động kháng chiến tại miền Hậu Giang, bằng chiến lược rút lực lượng quân sự về miền Tây, tức chiến khu 8 đồng Tháp và chiến khu 9 U Minh, tạm bỏ chiến khu 7 cho tướng Nguyễn Bình của Việt Minh tunh hoành. Ngoài ra trên mặt chính trị và ngoại giao, kết hợp với các lãnh tụ đảng phái quốc gia tại miền Bắc, đã bị Việt Minh đánh bật ra khỏi Hà Nội và đang lưu vong ở Trung Hoa, thành một mặt trận rộng lớn hơn là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Toàn Quốc. đây là nổ lực đe dọa sự độc quyền lãnh đạo kháng chiến của Việt Minh và đương nhiên là đảng Cộng Sản, chính đảng lãnh đạo Việt Minh, với quan niệm chính trị theo kiểu Stalin, tất nhiên đã có kế hoạch để ngăn chận và phá hoại ý đồ này. Cho nên việc ám hại Huỳnh Phú Sổ, một ủy viên của Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ, tức chính quyền Việt Minh tại miền Nam, không hẳn là quyết định tùy hứng của một cấp tỉnh ủy viên, mà có lẽ xuất phát từ giới lãnh đạo cao cấp của Việt Minh. Số phận Huỳnh Phú Sổ đã gắn liền với sinh mệnh của phong trào kháng chiến thuần túy ái quốc và dân tộc tại miền Nam. Tác giả Thành Nam đã đánh giá đúng tình hình khi viết: "Nhưng đại sự đã bị ngừng trệ và mục tiêu chiến lược nói trên của các tổ chức đấu tranh quốc gia miền Nam đã không thực hiện được nữa. Biến cố xẩy ra đêm 16/4/1947 đã làm thay đổi tất cả: Việt Minh Cộng Sản ám hại vị lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo trong một phiên họp tại địa điểm Tân Phú, đồng Tháp Mười. Toàn bộ kế hoạch tiến chiếm giành thế chủ động, mà một số chiến sĩ quốc gia đương thời hay gọi là "chiến thuật liên khu miền Tây" tiếp theo là biến cố 16/4/1947 kể trên, đã đưa cuộc diện miền Nam vào một khúc quanh quan trọng, tạo thay đổi lớn lao từ đó về sau"(trang 395).

    Những nổ lực của Huỳnh Phú Sổ và các lực lượng kháng chiến dân tộc đã không thay đổi được tình thế, là Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản, đã nắm được chính nghĩa kháng chiến, đã giành được chính quyền trên toàn quốc, từ Nam chí Bắc ngay từ mùa thu năm 1945. đã quy tụ được đại đa số những người yêu nước, đã nhận được sự hổ trợ, hy sinh vô tận của nhân dân và lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Nhưng những nổ lực ám hại Huỳnh Phú Sổ và những nhân vật ái quốc tên tuổi khác của những người lãnh đạo Việt Minh cũng đã không thay đổi được tình thế, là Việt Nam bị phân làm hai, đất nước bị chia cắt, và phải mất 15 năm núi xương sông máu với năm triệu người chết và những hy sinh, tốn thất lớn lao, vô bờ bến, không thể tưởng tượng nổi của cả dân tộc, để tái lập sự thống nhất. Sự ra di của những nhà ái quốc chân chính, như Huỳnh Phú Sổ, chỉ có lợi cho những kẻ yêu nước giả dối và những nhà "quốc gia" giả mạo. Sự bất khoan dung của những người Cộng Sản giáo điều và tình hình lưỡng cực của thế giới sau đệ nhị thế chiến đã đưa đến việc thành lập một chính quyền không Cộng Sản tại miền Nam với những thành phần lãnh đạo là những con cờ của ngoại bang. Năm 1954, 1955 nếu Huỳnh Phú Sổ vẫn còn thì cục diện Việt Nam sẽ đi về đâu?

    Cuốn "Thất Sơn Mầu Nhiệm"của Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu cho biết những chi tiết về việc Huỳnh Phú Sổ bị ám hại như sau: "Vì trong bưng địch quân (quân Pháp) đốt phá nên vào lúc 9 giò tối ngày 23/3/1947 đức Thầy chuẩn bị cuộc di binh khởi hành tại Vàm Vè. đến 6 giờ sáng bữa sau, đoàn binh đến thôn Thủy đông. Chiều bữa đó, đoàn binh di chuyển đến thôn Thuận Nghĩa Hòa (chiến khu 8) vào lúc 9 giờ tối. Lúc đó chi đội 4 và 25 của Bình Xuyên đóng tại Sông Soài và Vịnh Sao. đức Thầy ở gần Bộ đội Lưu động số 2 đóng tại Cái Cỏ. Ngày 5/4/1947 vào lúc 2 giờ chiều, đức Thầy đi từ giã anh em trong Chi đội 4 và 25. đến 5 giờ chiều đức Thầy di binh về miền Tây. Vào lúc 1 giờ khuya đêm đó, đức Thầy đến trạm gác của Chi đội 18 (Việt Minh). đến 6 giờ sáng, đoàn binh đã Gãy (kinh Gãy). Vào lúc 8 giờ sáng, đức Thầy đến chợ Tháp Mười, 1 giờ trưa Ngài đến chợ Cái bào, 2 giờ chiều đến Ba Sao, 5 giờ chiều đến vàm kinh Phong Mỹ, 3 giờ rưỡi khuya đến ngọ Ba Răng... để cứu vãn tình thế, đức Thầy đã từ giả chiến khu 7 (Miền đông) trở về chiến khu 9 (Miền Tây) vì Ban Hòa Giải (sự xung đột giữa Việt Minh và PGHH) gồm có ông Hoàng Du Khương (Việt Minh) Linh Mục Nguyễn Bá Luật (Công Giáo) ông Mai Văn Dậu (PGHH) đã trở thành vô hiệu.

    đức Thầy đặt văn phòng gần ngọc rạch Ba Răng, thôn Phú Thành (Long Xuyên), tại nhà ông Bí Thơ (Dân Xã đảng) Ban Chấp Hành thôn ấy, nghĩa là kế cận Chi đội 30 Vệ Quốc đoàn Việt Nam do ông Nguyễn Giác Ngộ chỉ huy và Bộ đội Lưu động số 2 so ông Trần Văn Soái chỉ huy.

    Cách mấy bữa sau, đức Thầy có được thư mời dự hội nghị của Trần Văn Nguyên, đặc phái viên kiêm thanh tra chính trị miền Tây Nam Bộ. đức Thầy nhận lời. Thế là ngày 15/4/1947 lối 7 giờ sáng, đức Thầy xuống ghe đi với ba người chèo, bốn cận vệ quân, ông đại đội trưởng đại đội 2 chi đội 30 và ông Huỳnh Hữu Thiện (thư ký văn phòng đức Thầy). Kể luôn đức Thầy thì trong ghe có tất cả 10 người, võ trang 4 mi tray dết, 3 súng lục.

    Lối 8 giờ sáng, ghé tới chợ Ba Răng, Trần Văn Nguyên xuống bến chợ đón rước đức Thầy. Mười lăm phút sau, đức Thầy đứng lên diễn thuyết tại chở này. Trước một số thính giả khá đông, Ngài kêu gọi hai bên Việt Minh và Dân Xã nên gát bỏ thù hiềm cá nhân để chung lo vận mạng của nước nhà. Trần Văn Nguyên đứng lên nối lời đức Thầy và cũng kêu gọi đoàn kết.

    Bữa ấy, đức Thầy dùng cơm trưa với Trần Văn Nguyên trong một căn phố gần đó. Lối 12 giờ trưa, Trần Văn Nguyên và một người thư ký xuống ghe đi chung với đức Thầy đến văn phòng ủy ban hành chánh tỉnh Long Xuyên đóng tại ngọc rạch đốc Vàng Hạ (thôn Tân Phú).

    Tại đây, đức thầy và Trần Văn Nguyên có thảo ra nhiều tờ hiệu triệu kêu gọi hai bên đừng xô xát nhau và bố cáo cho dân chúng biết rằng hiện giờ các vị chỉ huy cao cấp hai bên đang bắt tay nhau lo việc hòa giải.

    Sau khi dùng cơm chiều tại đây xong, đức Thầy xuống ghe lại nhà một tín đồ ở gần đó chừng 300 thước để nghỉ.

    Bữa sau, nghĩa là ngày 16/4/1947, lối 7 giờ sáng, đức Thầy trở lại chỗ cũ hội đàm với Trần Văn Nguyên và giàn xếp nhiều vụ xung đột. ông Ngô Trung Hưng, đại đội trưởng đại đội 2.30 và một nhân vật của Trần Văn Nguyên được phái đi các thôn trong tỉnh Long Xuyên để hòa giải đôi bên.

    Sau khi dùng cơm trưa tại đây xong, đức Thầy xuống ghe nghỉ. ông Huỳnh Hữu Thiện vẫn còn ở trên văn phòng với Trần Văn Nguyên. Vào khoảng 12 giờ trưa, đại đội 66 chi đội 22 do Bửu Vinh (ủy viên quân sự Việt Minh tại Long Xuyên) chỉ huy kéo binh kích xung quanh văn phòng và trao cho ông Thiện một bức thơ gởi đức Thầy, yêu cầu Ngài cho yết kiến. Xem thơ xong, đức Thầy bước lên văn phòng (ở trọn trong vùng binh của Bửu Vinh). Bốn tự vệ quân của đức Thầy cầm súng đứng bốn góc văn phòng.

    Khi hầu chuyện với đức Thầy, Bửu Vinh có cử chỉ rõ rệt cừu thị. Mãi đến 3 giờ chiều, Bửu Vinh đưa ra một bản phúc trình báo cáo rằng ở Lấp Vò, Vàm Cống (Long Xuyên), Dân Xã giết Việt Minh nhiều lắm nên y yêu cầu đức Thầy đến tận nơi giàn xếp, đức Thầy trả lời: "để rồi tôi sẽ phái người đến đó". Bửu Vinh nhứt quyết buộc đức Thầy phải đi.

    đến đây cuộc bàn cãi trở nên sôi nổi. Mặc dù biết mình đang ở trong vòng vây, đức Thầy cũng không tỏ vẻ khiếp đảm. Trái lại, Ngài biện luận hùng hồn làm cho đối phương nhiều phen im lặng.

    Sau rốt, Bửu Vinh cũng nhứt định yêu cầu đức Thầy phải đi. Thấy thế, đức Thầy ưng thuận đi nhưng với điều kiện là Bửu Vinh phải cùng đi với đức Thầy. Bưu Vinh từ khước và trả lời: "Nếu một nhân viên cao cấp của chánh phủ đi với những người trong đoàn thể Hòa Hảo thì cần phải có bộ đội Vệ Quốc đoàn võ trang theo ủng hộ".

    đức Thầy trả lời với giọng đanh thép: "Nếu quý ông nói vậy, tại sao tôi có một ít người, không bộ đội ủng hộ mà dám đi vào sào huyệt của quý ông? Như thế là quý ông không thành thật".

    Bửu Vinh trả lời không được nên chịu đi và mời đức Thầy tới văn phòng của y rồi sẽ đi luôn thể. đức Thầy hứa chịu. Bửu Vinh rút binh ra đóng căn cứ phía ngoài vàm.

    Liền khi đó, Trần Văn Nguyên trao cho đức Thầy một mảnh giấy và nói rằng: "Tôi vừa tiếp được tin điện của Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ gởi xuống mời ông và tôi lập tức trở về miền đông dự phiên họp bất thường". Sau khi xem, đức Thầy nói: "Tôi không thể trở về miền đông dự phiên nhóm này vì cần phải ở lại đây giải quyết cho ổn thỏa những vụ xung đột". Trần Văn Nguyên cho biết y phải đi 6 giờ chiều ngày đó mới kịp thì giờ.

    Trời sẫm tối, Trần Văn Nguyên từ giã đức Thầy.

    Y lời hẹn, đức Thầy xuống he ra văn phòng Bửu Vinh, có một liên lạc của Ủy Ban Hành Chánh dẫn đường.

    Trời tối như mực. đi một đỗi xa xa bỗng trên bờ có tiếng la: "Ghe ai đó? Tại sao giờ này đã thiết quân luật mà còn dám đi?".

    - "đi ra văn phòng ông Bửu Vinh" người liên lạc trả lời.

    - "Ghe ghé lại". Một tiếng khác tiếp theo.

    đèn chóa rọi xuống ghe và có người ra lịnh trình giấy tờ. ông Thiện lật đật chạy lên cho coi giấy. Thì ra người hỏi đó là Bửu Vinh. Y hỏi ông Thiện: "ông Ủy Viên đặc Biệt có dưới ghe không? ".

    - "Có" đức Thầy ở dưới ghe vội vã trả lời.

    Bửu Vinh mời đức Thầy lên văn phòng. Ngài liền đi với bốn tự vệ quân.

    Văn phòng này đặt trong một ngôi nhà ngói. đức Thầy ngồi bàn giữa tiếp chuyện với Bửu Vinh, còn bốn tự vệ quân thì cầm súng đứng hai bên cửa, cách đức Thầy một thước tây.

    Mười phút sau, lối 7 giờ rưỡi tối, bọn Việt Minh ở ngoài đi vô 8 người chia ra cặp nách bốn tự vệ quân của đức Thầy và đâm chết ba người. Người thứ tư, anh Phan Văn Tỷ, tức Mười Tỷ nhờ võ giỏi và trí lanh nên thoát khỏi, chạy ra ngoài có bắn một loạt mi tray dết.

    Lúc anh Mười Tỷ né khỏi mũi dao găm của một trong hai chiến sĩ Việt Minh cặp nách anh thì người chiến sĩ kia bị đồng chí của mình đâm trúng té quị. Vừa lúc đó thì đức Thầy, tù trước đến giờ vẫn tình tĩnh, lẹ làng thổi tắt đèn. Trong văn phòng tối thui, không ai biết đức Thầy đi đâu cả.

    Tiếng súng nổ dữ dội... ông Thiện nhảy xuống rạch tẩu thoát. Ba anh chèo ghe chạy trước về báo tin cho các tướng lãnh hay.

    Tiếng tù và nổi lên liên hồi, làm chấn động một gốc trời Tây. đoàn dân quân cương quyết đi báo thù. Nhưng vào lúc 12 giờ khuya, một người tín đồ PGHH ở gần chỗ xẩy ra cuộc bạo hành, chạy ngựa mang đến Phú Thành một bức thơ chính của đức Thầy trao tận tay ông ta.

    Bức thư ấy như vầy:

      "Ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ.

      Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh bỗng có sự biến cố xẩy ra, tôi và ông Bửu Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi bị bắt hay là mưu sát thì các ông đừng tin và đừng náo động.

      Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân tại chỗ.

      Sáng ngày tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.

      Phải triệt để tuân lịnh.

      Ngày 16/4/1947, 9 giờ đêm.

      (có ký tên)

    Vì bởi có lịnh của đức Thầy nên anh em sĩ binh Dân Xã cùng Ban Chỉ Huy các bộ đội phải triệt để tuân lịnh.

    Thế là từ ngày 16/4/1947 đến nay không ai biết đức Thầy lưu trú phương nào". (trang 275-181).

    (Ở đây có bức thư, thủ bút của đức thầy trang 100)


    Những chi tiết khá đầy đủ, chính xác như trên đặt ra một số vấn đề.

    4 Thứ nhất, về chuyện "Hòa Hảo giết Việt Minh". Khi đó, trước khi Huỳnh Phú Sổ bị ám hại, cũng như từ cuộc tổng khởi nghĩa vào mùa thu năm 1945, chính quyền trên toàn quốc rơi vào tay của Việt Minh và từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1947, chính quyền Việt Minh đã có đủ thì giờ để xây dựng lực lượng công an, bộ đội và guồng máy công quyền, tuy chưa đầy đủ, hùng mạnh nhưng đủ để triệt hạ các thành phần khác và làm chủ tình thế. Việc em ruột của Huỳnh Phú Sổ và các nhân vật lãnh đạo khác của PGHH bị xử tử công khai vào cuối năm 1945 tại sân vận động Cần Thơ, sau cuộc buổi tình chống Việt Minh vào tháng 8 cùng năm, là một bằng chứng. Nên chính quyền Việt Minh giết hại các thành phần bất đồng chính kiến khác thì có, và có bằng chứng rất nhiều, chớ có ai, lực lượng nào dám và có đủ lực lượng để đối đầu với Việt Minh? Nên sự cáo buộc trên không hẳn đúng sự thật.

    Trong một cuộc hội nghị vào cuối năm 1946, giáo sư Phạm Thiều, biệt hiệu Trường Phong, ủy viên tuyên huấn Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ (Việt Minh) có chỉ trích hành vi của tín đồ Hòa Hảo ở miền Hậu Giang, đức Thầy trả lời: "đứng về mặt tôn giáo, tôi lấy đức hiếu sinh của nhà Phật làm tiêu chuẩn, song tôi đã ra làm chánh trị thì những sự xô xát thương tâm do bên Việt Minh gây ra, tín đồ PGHH chỉ đứng về phương diện tự vệ mà thôi". Sự giải thích này đúng sự thật hơn (nhưng những gì xẩy ra sau khi Huỳnh Phú Sổ bị ám hại và một phần lực lượng quân sự-chính trị PGHH ra cộng tác với Pháp để chống lại Việt Minh thì đó là chuyện khác và việc này vượt quá thẩm quyền của Huỳnh Phú Sổ, cũng như những vấn đề liên hệ đến PGHH sau khi Huỳnh Phú Sổ ra đi không được đề cập đến trong quyển sách này.

    Việc khác, việc hàng ngàn chiến sĩ PGHH đã mù quáng tuân lịnh đức Thầy án binh bất động trong đêm 16/4/1947 đã chứng minh đây là một đoàn thể có kỹ luật cao độ. Huỳnh Phú Sổ đã kêu gọi hòa giải, xóa bỏ hận thù để cùng nhau đoàn kết kháng chiến chống thực dân Pháp, lời kêu gọi này chắc chắn được tín đồ của ông triệt để tuân lịnh. Những sự xung đột đẫm máu giữa PGHH và Việt Minh sau này thuộc về trách nhiệm của những người ám hại Huỳnh Phú Sổ, chớ không phải thuộc về trách nhiệm của người đã bị ám hại trong bóng tối bởi những kẻ tiểu nhân.

    4 Thứ hai, lá thư ở trên có phải thật là của Huỳnh Phú Sổ hay không? Nếu là thật, thì ông ông đã viết tự ý hay viết khi bị bắt và bị cưỡng bức? Nếu không có lá thư này thì việc thường tình, hiển nhiên ai cũng biết sẽ xẩy ra là hằng ngàn chiến sĩ PGHH sẽ kéo đến bao vây và trả đủa Bửu Vinh, khi đó trong tay chỉ có khoảng một trăm người.

    Từ một số dữ kiện trên, ta có thể đưa ra một số giả thuyết là:

    - Huỳnh Phú Sổ đã bị Bửu Vinh ám hại ngay trong đêm 16/4/1947, sau đó Bửu Vinh giả chữ viết và chữ ký của Huỳnh Phú Sổ để viết lá thư trên rồi giao cho một tín đồ PGHH (đã quy thuận Việt Minh) cầm lá thư này trao cho các ông Trần Văn Soái và Nguyễn Giác Ngộ và nói dối rằng chính đức Thầy đã đưa lá thư này cho anh ta. Bửu Vinh đã sắp đặt 8 người để ám hại các cận vệ của Huỳnh Phú Sổ, thì việc kiếm một người viết chữ khéo, giả chữ viết của Huỳnh Phú Sổ và kiếm một tín đồ PGHH để đưa thư, là hai việc Bửu Vinh có thể làm không khó khăn gì.

    - Một giả thuyết khác là Huỳnh Phú Sổ thoát chết lúc bị ám sát, vào lúc 7 giờ 30 tối 16/4/1947. Nhưng sao đó ông đã bị bắt và bị bắt buộc hay bị thuyết phục viết lá thư trên. Dù là người tu hành chân chính, có tinh thần từ bi hỷ xã cao độ nhưng trước âm mưu sát nhân của Bửu Vinh, đã làm ba tín đồ của ông bị giết trước mắt ông và bản thân ông suýt chết thì không cách gì ông có thể tự viết về Bửu Vinh, kẻ sát nhân trực tiếp, một cách vô tư, như người ngoài cuộc, hay còn như là nạn nhân giống như chính ông (tôi và ông Bửu Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra.).

    Kẻ bàng quan cũng biết Bửu Vinh đạo diễn cuộc mưu sát chính trị này, do tự ý anh ta chủ mưu hay do mệnh lệnh của những nhân vật Việt Minh cao cấp hơn.

    Chính đó là một trong những nguyên nhân chính đưa đến cuộc nội chiến đầy màu và nước mắt suốt 30 năm giữa người Việt với nhau tại miền Tây. Nếu được trốn thoát và không bị kiềm tỏa, Huỳnh PHú Sổ đã không viết một bức thư chỉ có mục đích duy nhất là nói cho các tín đồ của ông đừng tin vào những gì mà người cận vệ thoát chết của ông đã tận mắt chứng kiến và sẽ kể lại cho các vị chỉ huy lực lượng quân sự PGHH ("... nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi bị bắt hay là mưu sát thì các ông đừng tin và đừng náo động"). Thật là lạ lùng, một cuộc mưu sát rõ ràng, được một người cận vệ đứng cách Huỳnh Phú Sổ 1 thước và chính anh ta cũng bị đâm suýt chết, cùng với ba đồng đội đã bị đâm chết, chạy thoát về kể lại, mà bị ngay chính Huỳnh Phú Sổ phản bác và bảo đừng có tin nhân chứng này.

    Giả thuyết tạm đặt ra là sau khi đâm chết ba hộ vệ của Huỳnh Phú Sổ và làm bị thương một người trong phe mình, Bửu Vinh vẫn còn 7 vệ sĩ, cùng với một đại đội trong tay, nhóm này đã bắt được Huỳnh Phú Sổ và họ định giết hại ông ngay, nhưng vì có một cận vệ của ông đã trốn thoát được và họ biết rằng anh ta sẽ chạy về báo cho hai ông Nguyễn Giác Ngộ và Trần Văn Soái đang đóng quân gần đó đến trả thù và họ sẽ khó thoát chết. Nên họ đã cưỡng bức hay thuyết phục Huỳnh Phú Sổ viết lá thư này, lúc 9 giờ tối. Sau đó, họ cũng giàn xếp để Huỳnh Phú Sổ trao tận tay lá thứ này cho một tín đồ PGHH. Ngay khi lá thư này được gởi đi, Huỳnh Phú Sổ bị họ giết hại.

    - Giả thuyết khác là Huỳnh Phú Sổ đã thoát được cuộc mưu sát này và ẩn trú ở một chỗ an toàn không ai biết. Biết rõ là sau khi có tiếng súng nổ, tiếng tù và nổi lên báo động một gốc trời, các lực lượng quân sự PGHH sẽ hay biết việc ông bị mưu sát và họ sẽ kéo quân đến tấn công Bửu Vinh. Vì lòng từ bi, không muốn thêm nhiều người Việt Nam nữa bị sát hại nên ông đã viết lá thư này, sau đó vì một số lý nào đó, ông ra đi, không trở về nữa. Giả thuyết này nêu lên nghi vấn là tại sao ông phải viết lá thư này khi ông còn sống, không bị ai kềm tỏa? Thay vì viết thư, ông chỉ cần trở về văn phòng của ông hay về bộ chỉ huy của ông Nguyễn Giác Ngộ hay ông Trần Văn Soái là xong và giải tỏa mọi nghi vấn.

    Nếu ra đi dài hạn, trong một hoàn cảnh sôi bỏng như thế, thì người lãnh đạo có lòng nhân từ và tinh thần trách nhiệm, phải chuẩn bị, sắp xếp đâu vào đó trước khi ra đi. Kể từ đêm 16/4/1947, khi ông không trở về, mọi người tin là ông bị Việt Minh ám hại (dù rằng nhiều tín đồ PGHH vẫn tin rằng ông còn sống và sẽ trở về) và ngọn lửa thù hận giữa Việt Minh và PGHH đã bốc cháy khủng khiếp, kinh hoàng, hoàn toàn trái với đức từ bi hiếu sinh bao la và tinh thần hòa giải, đoàn kết cao độ của ông. Nếu ông còn sống thì ông có trách nhiệm xuất hiện, hay dù không xuất hiện, ít nhất cũng đưa ra lời kêu gọi mọi người dập tắt sự thù hận, bắn giết tương tàn này mà trong đó hàng triệu tín đồ của ông và hàng triệu đồng bào yêu nước của ông, đang tham gia hay ủng hộ Việt Minh kháng chiến chống Pháp, là những nạn nhân đau đớn, tội nghiệp nhất.

    Tuy nhiên, trước đó, ngày 9/9/1945 ông bị Trần Văn Giàu ám hại. Thoát chết, ông vẫn giữ im lặng, mai danh ẩn tích, cải trang lưu lạc không ai biết rõ ở đâu trong suốt nhiều tháng trời. Chớ tuyệt đối không hề xuất hiện, tuyệt đối không hề lên tiếng tố cáo âm mưu sát nhân của đối thủ, hay lên tiếng thanh minh, giải oan. Và cũng tuyệt đối không hề có một hành động nào để phản công, trả đủa, gây thiệt hại cho kẻ thù nghịch, dù rằng khi đó ông cũng đã có một lực lượng tín đồ hàng trăm ngàn người.

    Im lặng, ra đi và không hề tạo sự tranh cải hay sự đổ máu giữa người Việt Nam, dù bị oan ức, bị bôi đen, bị ám hại. Phong thái này thể heiẹn lòng khoan dung, từ bi, độ lượng, siêu thoát cố hữu của ông. Biết đâu ông đã vượt thoát cuộc ám hại đêm 16/4/1947 và như lần trước, ông đã im lặng ra đi. Về cuộc đổ máu giữa tín đồ PGHH và Việt Minh phải chăng đó là duyên nghiệp máu xương từ nhiều đời, nhiều kiếp trước, mà tuy biết trước, và tuy nổ lực hòa giải, nhưng ông biết rõ là không thể nào hóa giải nổi những ân oán hận thù có tính cách nghiệp lực nầy?

    Tác giả cuốn Thất Sơn Mầu Nhiệm, cũng như nhiều người PGHH khác tin rằng Huỳnh Phú Sổ đã thoát thân một cách dễ dàng như lần bị ám hại trước đêm 9/9/1945 bị Trần Văn Giàu ch công an đến ám hại) và ông sẽ trở về... Sự tin tưởng này vẫn còn cho đến ngày nay, 48 năm sau đêm 16/4/1947. Nếu còn ẩn, Huỳnh Phú Sổ năm 1995 này vừa tròn 75 tuổi, cùng tuổi với John Pail II, đương kim Giáo Hoàng Thiên Chúa Giáo La Mã và cùng trang lứa với các Hòa Thượng Trí Quang, Huyền Quang, Thanh Từ, Nhất Hạnh...

    Lý do có sự tin tưởng này, theo cuốn Thất Sơn Mầu Nhiệm, là:

    "1/ Trước khi xẩy ra tai nạn, đức Thầy có hỏi một nhân viên hầu cận Ngài bữa nay ngày mấy âm lịch. Nhân viên này có trả lời là ngày 25 tháng 2 nhuần. đức Thầy bèn chép miệng than rằng: "Ngày nay là ngày đau khổ nhứt. ôi, sao mà khổ quá vậy".

    2/ Chính đức Thầy có hỏi ông Mười Tỷ biết hướng nào về Phú Thành chăng. Khi anh này chỉ hưóng thì đức Thầy nói: Phải. Thì ra chính anh Mười Tỷ là người sống sót để chạy về báo tin, còn ba tự vệ quân kia đều bị giết hết.

    3/ Đức Thầy có nói với ông Ngô Thành Bá tức Biện đài trong dịp dẫn ông đài đi núi Tà Lơn rằng sau này Ngài xa vắng bổn đạo trong một thời gian, và trong khi đó không một người tín đồ nào biết Ngài ở đâu. Ngài cũng nói với nhiều tín đồ câu ấy.

    4/ Trong sấm giảng của Ngài, đức Thầy cũng có nói:

    "Rán nghe lời dạy của Thầy,
    Để chừng đến việc kiếm Thầy không ra".


    Và:

    "Tu kíp kíp nếu không quá trễ,
    Chừng đối đầu khó kiếm điên Khùng"


    Bốn khoản trên đây chứng minh một cách hùng biện rằng đức Thầy biết trước những nạn tai mà Ngài sắp phải gánh vác" (trang 282-283).

    Có những nghiệp lực, tích lũy từ nhiều đời trước, bùng nổ trong đời này, mà ngay cả những người đã giác ngộ, như đức Phật Thích Ca, cũng không thể nào tránh khỏi, dù biết trước. Như trường hợp chính giòng họ đức Phật bị tàn sát khi Phật còn tại thế.

    Tạm kết về việc Huỳnh Phú Sổ bị ám hại trong đêm 16/4/1947:

    Theo một số báo chí đương thời thì ông bị Việt Minh bắt, bị đem ra xử án và bị hành quyết. Theo báo Phục Hưng ngày 16/4/1949, viết hai năm sau đó, được trích lại trong cuốn Thất Sơn Mầu Nhiệm thì Huỳnh Phú Sổ bị bắt. "Trần Văn Nguyên đã tranh cải kịch liệt với Bửu Vinh về số phận của Huỳnh Phú Sổ. Trần Văn Nguyên nói "đồng chí không có quyền xử đoán một Uỷ Viên đặc Biệt của Nam Bộ trong khi đồng chí chỉ là ủy viên tỉnh". Bửu Vinh trả lời: "Cái đó thuộc về một việc xẩy ra ở địa phương tôi, vả lại tình thế đang nguy ngập". Rốt cuộc Trần Van Nguyên phải nhượng bộ vì trong tay không có binh lực. Nguyên đổ trách nhiệm: "Có chuyện gì sau này với Nam Bộ, trách nhiệm về đồng chí hết"... Sau đó Bửu Vinh ra lịch cho ba người hành quyết Huỳnh Phú Sổ, nhưng ba người này đã được Huỳnh Phú Sổ thuyết phục, cảm hóa, cuối cùng họ nói: "Thưa ông Tư, chúng tôi đã hiểu rồi. Xin ông đi đi, đi ngay bây giờ... ông hãy đi cho thoát và độ trì cho ba chúng tôi". Thế rồi vị Giáo Chủ họ Huỳnh lại khoan thai lên đường và đi hút lẩn vào bóng tối. Và cũng đêm ấy, tại chỗ ấy có một người bị chặt làm ba, liệng xuống hố vùi đất lên...".

    Một số nguồn tin khác thì quả quyết ông đã bị Việt Minh giết chết, chặt làm nhiều khúc và bị đem đi chôn dấu ở nhiều nơi.

    Tuy nhiên, theo quan niệm Phật Giáo, thì việc Huỳnh Phú Sổ dù mất hay còn sống nhiều năm nữa sau đêm 16/4/1947 không phải là chuyện chính yếu. Nếu ông không mất khi 27 tuổi, và sống đến ngày nay, thọ 75 tuổi thì 5, 10 năm nữa ông cũng sẽ chết như mọi người đã sinh trên thế giới này. Và dù sống thêm 50 năm nữa, ông cũng khó lòng thay đổi được hoàn cảnh lịch sử Việt Nam, bị chế ngự bởi các thế lực quốc tế và bị điều động bởi cộng nghiệp nhiều đời của cả dân tộc.

    Điều chính yếu là những thông điệp của ông có được hiểu và áp dụng hay không? Thông điệp của ông là lòng từ bi, là tình yêu thương không giới hạn, là sự tha thứ, hòa giải, đoàn kết giữa mọi người Việt Nam với nhau, là quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, tự do, dân chủ, công bằng và nhân bản, là nổ lực thực hiện hạnh tứ ân và tinh tấn học Phật, tu Nhân. Huỳnh Phú Sổ còn sống trong mọi tín đồ PGHH và mọi người Việt Nam biết áp dụng những thông điệp cao đẹp này của ông.

    Tôi tin ông là một Bồ Tát hóa thân. ông, là một Bồ Tát ở một thế giới có mức độ tâm linh cao hơn thế giới này, vì thương Việt Nam, ông đã đầu thai làm Huỳnh Phú Sổ tại làng Hòa Hảo vào năm 1920, vì duyên nghiệp đến năm 1947 là hết nên ông đã ra đi và, với lòng yêu thương Việt Nam một cách sôi nổi, với hạnh nguyện cứu khổ vĩ đại, ông đã trở về, hóa hiện làm người Việt Nam, và hiện ông vẫn còn sống và thầm lặng thi hành hạnh Bồ Tát nhập thế cứu đời dưới một hình tướng nào đó. Giống hệt như các vị Hóa Thân của Phật giáo Tây Tạng. So với đạt Lai Lạt Ma, cũng là một vị Hóa Thân, thì trình độ chứng đắc của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ cao hơn các vị Hóa Thân này.

    Khi tôi ngồi viết quyển sách này, nhìn xuống vịnh San Francisco xanh ngát chảy ra biển Thái Bình gió lộng, tôi thấy rõ Huỳnh Phú Sổ vẫn còn sống, trong tôi, trong quyển sách này, trong mọi người Việt Nam hiểu rõ và làm đúng lời dạy của ông.

    Ông vẫn còn sống bên giòng sông Cửu Long thân thương, trìu mến, trên đồng bằng Nam Bộ hiền hòa nhân ái, trong mỗi tiếng hò trữ tình, trong mỗi nụ cười đôn hậu, trong mọi đời sống hồn nhiên, đạo đức của mọi người dân Việt Nam.

    Huỳnh Phú Sổ tự nhận mình là một đệ tử trung thành của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. đức Phật dạy hãy lấy tình thương xóa bỏ hận thù. đức Thầy Huỳnh Phú Sổ cũng dạy "Ta thứ người, người thứ ta". Tôi tha thiết mong quý vị độc giả và mọi người Việt Nam hãy áp dụng lời dạy này của đức Phật Thích Ca và của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ để tha thứ nhau, hòa giải nhau và thương yêu nhau.

    Đối với những người Việt Nam đã phạm những sai lầm, tội lỗi với những đồng bào của họ trong suốt hơn nửa thế kỷ nay, tôi trân trọng mong họ hãy suy gẫm kỹ và thực hành ngay lời dạy sau đây của đức Phật:

      "Có hai hạng người đáng tán dương ca ngợi. Hạng thứ nhất là những người không bao giờ sai lầm, phạm tội. Hạng thứ hai là những người đã sai lầm, phạm tội, nhưng nay biết thành tâm ăn năn, hối cải".

    Lịch sử là chính chúng ta. Quê hương và thế giới cũng là chính chúng ta. Tâm bình, thế giới bình, tâm tịnh, quốc độ tịnh. Cách hay nhất để thay đổi đất nước và thay đổi thế giới là thay đổi chính mình trước. Làm cho mình bình an, tươi đẹp, hạnh phúc, độ lượng, nhân từ chính là làm cho thế giới và quê hương bình an, tươi đẹp, an lạc, độ lượng và nhân ái. Không thể có một quê hương Tịnh độ, an vui, hiền lương, đạo đức khi những công dân của xứ sở đó vẫn còn mang tâm hận thù, đen tối, cuồng tín, quá khích.

    Và đặc biệt, trước tham vọng và hiểm họa khủng khiếp của đế quốc Trung Hoa, người Việt yêu nước chân chính nghĩ sao để sống còn...?

    Giai đoạn lịch sử bi thảm vừa qua đã làm cho mọi con dân Việt đau lòng, nên xem đây là điều tai nạn cho dân tộc, nhất định sẽ không bao giờ tái diễn, để người Việt là một khối đoàn kết cùng nhau bảo vệ, xây dựng và quang hưng đất nước Việt Nam.

    Tôi cầu mong quê hương của chúng ta sẽ vượt thoát những chướng ngại tai hại của hận thù, bất khoan dung và bạo động, và các thế hệ con cháu của chúng ta sẽ trở về truyền thống từ bi, nhu hòa, độ lượng của Tổ Tiên, cha ông cũng như của thế giới tỉnh thức hôm nay.

    Dân tộc chúng ta, sau bao lầm lẫn và đau thương, đang vượt thoát thời đại của bản năng và thù hận để bước và kỷ nguyên của Trí Tuệ và Từ Bi. Của khoan dung và tha thứ.

    Chúng ta phải chiêm nghiệm lịch sử, với tất cả sự thật phủ phàng, đau đớn của nó, để học hỏi, để khoan dung, độ lượng, để trưởng thành khôn lớn, chớ không phải để đào sâu những hận thù và khơi dậy những vết thương.

    Tất cả đã qua đi. Tất cả đang ra đi. Và tất cả sẽ biến mất. Thế hệ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học, Hồ Chí Minh nay còn ai? Thế hệ Huỳnh Phú Sổ nay cón mấy người? Và thế hệ chúng ta sẽ còn sống được bao lâu? 75-95 đã trôi qua nhanh như một chuyến tàu lửa tốc hành.

    Chỉ thêm một vòng 20 năm nữa, 1995-2015, là hầu như tất cả mọi người của thế hệ Cách Mạng Mùa Thu, thế hệ Kháng Chiến, sẽ chẳng còn ai hiện hữu trên trái đất này.

    Tất cả đều chết và phải từ bỏ tất cả.

    Trừ những vĩ nhân. Di sản của họ không mất đi, trái lại, càng ngày càng rực rỡ.

    Huỳnh Phú Sổ Bất Tử!

    Sự nghiệp của ông đã trở thành một phần tinh anh tuyệt đẹp của sự nghiệp Phật Giáo và sự nghiệp văn học Việt Nam.


    K/ Các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ.


    Dù chỉ xuất hiện trên đời 27 năm, Huỳnh Phú Sổ đã viết rất nhiều, rất phong phú. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và tư tưởng Phật học nói riêng, ít có tác giả nào đã để lại những tác phẩm đa dạng, về mọi chủ đề và có tính cách đi trước thời đại như Huỳnh Phú Sổ. ông để lại một số tác phẩm quan trọng sau đây và những tác phẩm này là phần chính yếu, căn bản của giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo:
      4 Sấm Giảng Khuyên Người đời Tu Niệm, tức quyển nhứt, 912 câu, văn vần thể lục bát, viết năm 1939, khi 19 tuổi, tại làng Hòa Hảo.

      4 Kệ Dân Của Người Khùng, tức quyển nhì, 846 câu, văn vần thể thất ngôn trường thiên, viết năm 1939, tại làng Hòa Hảo.

      4 Giác Mê Tâm Kệ, tức quyển tư, 846 câu, văn thất ngôn trường thiên, viết tại làng Hòa Hảo ngày 20-10 năm Kỷ Mão.

      4 Khuyến Thiện, tức quyển năm, 756 câu, văn lục bát đoạn đầu và đoạn cuối, đoạn giữa thể văn thất ngôn viết tại Chợ Quán năm 1941.

      4 Cách Tu Hiền Và Sự Ăn ở Của Một Người Bổn đạo, tức quyển sáu, thể văn xuôi, viết năm 1945 tại Sài Gòn.

      Ngoài sáu tác phẩm trên, còn khoảng 200 bài thơ và một số tác phẩm văn xuôi mà Huỳnh Phú Sổ đã viết từ năm 1939 đến năm 1947.

      Ông còn dịch, một cách xuất sắc quyển Tăng đồ Nhà Phật bằng chữ Nho ra thành những thi kệ tiếng Việt. Có thể nói ông là người Việt Nam đầu tiên đã sáng tác các thi kệ bằng chữ quốc ngữ. Ngoài ra Huỳnh Phú Sổ còn để lại nhiều lời nói, câu chuyện do các nhân chứng kể lại.

    Các tác phẩm này, rất độc đáo trong thế kỷ 20 vì hơn 8/10 là thơ có hai chủ điểm rõ rệt, thứ nhất là thuyết giảng Phật Pháp, khuyên người đời tu hành, ăn hiền ở lành, tâm trí hướng thiện, sống và hành động trong tinh thần từ bi cứu khổ độ sinh của đức Phật. Các tác phẩm hướng về chủ điểm này được viết trong thời gian từ năm 1939 đến năm 1942.

    Chủ điểm thứ thai là kêu gọi lòng ái quốc, đấu tranh cách mạng, kháng chiến cứu quốc và cải tạo xã hội trong tinh thần Phật Giáo được nhấn mạnh trong thời điểm từ năm 1943 đến năm 1947. Tuy nhiên ngay trong thời kỳ đầu mới khai đạo những bài thơ kêu gọi lòng yêu nước, nghĩa đồng bào, đấu tranh chống Thực Dân Pháp được viết một cách khéo léo, nửa thật nửa hư để khỏi bị Thực Dân khủng bố.

    Đọc suốt toàn bộ tác phẩm của ông, mọi người đều thấy sáng ngời một giòng thơ nhất quán, bất khả phân ly, truyền đạo và yêu nước, truyền bá Phật Pháp và cứu nguy đất nước, một giòng thơ liên tục, tuyệt vời dựng đạo, cứu đời không thể tách rời nhau.


    http://phathocvienpghh.net/BoTatHuynhPhuSo3.htm


    _________

    Huỳnh Phú Sổ theo wikipedia

    Thi Kệ của Đức Huỳnh Phú Sổ

    Phạm Công Thiện: Đức Huỳnh Giáo Chủ
    là một triết gia Việt Nam

    Tiến sĩ Lý Khôi Việt: Huỳnh Phú Sổ và chúng ta


    <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.09.2006 04:54:34 bởi Ngọc Lý >
    #2
      Ngọc Lý 01.09.2006 12:39:04 (permalink)
      .


      Đức Huỳnh Giáo Chủ là một triết gia Việt Nam
      PHẠM CÔNG THIỆN




      Triết gia Phạm Công Thiện
      "Huỳnh Phú Sổ là triết gia Việt Nam..."
      The New Encyclopaedia Britannica
      (Volume 6, Mivropaedia, 1987, trang 18)




      Có lẽ không ai mà không biết đức Huỳnh Giáo Chủ là đức Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng ít ai biết rằng đức Huỳnh Giáo Chủ là một triết gia Việt Nam. Chẳng những thế, không phải chỉ triết gia Việt Nam như bất cứ một triết gia nào xứng đáng được gọi là 'triết gia' mà đức Huỳnh Giáo Chủ lại đúng là một minh triết, một thánh triết, trong mọi ý nghĩa cao siêu nhất của danh từ. Khi tình cờ đọc một bộ từ điển bách khoa có thẩm quyền nhất thế giới. bộ Encyclopaedia Britannica, dở qua cuốn 6, trang 181, tôi thấy tên tuổi và cuộc đời sự nghiệp của đức Huỳnh Giáo Chủ chiếm trên nửa cột chữ in nhỏ trên trang giấy tự điển, mấy hàng chữ đầu đã đập mạnh vào mắt tôi: "Huỳnh Phú Sổ is a Vietnamese Philosopher..." Hiển nhiên mấy hàng chữ tiếp tục cũng xác định thêm rằng đức Huỳnh Giáo Chủ là nhà cải cách Phật Giáo và nhà sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng chính điều xác định đầu tiên của Encyclopaedea Britannica đã làm tôi chú ý đặc biệt: "Huỳnh Phú Sổ là triết gia Việt Nam..." Mặc dù tôi có thói xấu giống như Aldous Huxley là hay thích đọc tự điển như đọc tiểu thuyết (Aldous Huxley rất say mê đọc bộ Encyclopaedia Britannica), nhưng không phải bất cứ cái gì tự điển đã định nghĩa thì tôi tin ngay lập tức; bản tính cố hữu của tôi là ngờ vực tất cả định nghĩa của tất cả tự điển và từ điển. Tuy nhiên, lúc thấy Encyclopaedia Britannica gọi đức Huỳnh Phú Sổ là "triết gia Việt Nam" thì tôi bỗng ngừng lại và bắt đầu suy nghĩ. Bao nhiêu âm hưởng bất ngờ xoáy tròn xung quanh một danh từ quen thuộc.

      Từ lâu, tôi đã có thói quen nghĩ rằng đức Huỳnh Giáo Chủ là một thiên tài tôn giáo dân tộc, là một đại Bồ Tát trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, là tất cả những gì đáng tôn kính trong vị thế của một giáo chủ một tôn giáo gồm nhiều triệu tín đồ ở Việt Nam. Nhưng tôi chưa nghĩ đến khía cạnh "triết gian" của Huỳnh Giáo Chủ. Hiển nhiên tất cả mọi Giáo Chủ tôn giáo đều là triết gia ở một bình diện nào đó, và tất cả mọi triết gia ở trên tất cả bình diện đều không thể là Giáo Chủ được, nếu người ta hiểu được tính thể chân chính của Triết lý như là Triết lý. Một triết gia có thể là một triết gia về tôn giáo với một nền tảng triết lý về tôn giáo, nhưng một nhà tôn giáo học không hẳn bị bắt buộc phải là một triết gia, và nhất là một nhà tu hành tôn giáo và nhất là một Giáo Chủ tôn giáo lại không nhất thiết phải cần đến một triết lý nào cả, nhất là thứ triết lý kinh viện nhà trường.

      Tuy nhiên nếu triếy lý được hiểu là triết lý trong tất cả mọi ý nghĩa toàn diện của triết ý thì không có ai có thể chạy thoát ra ngoài cái vòng tròn khủng khiếp của triết lý, dù triết lý được hiểu theo nguyên nghĩa Philosophia (nguyên chữ Hy Lạp: Philiasophia) hay đưc hiểu theo nguyên nghĩa Minh triết đạo lý của đông phương. Nếu được hiểu theo nghĩa nguyên vẹn toàn diện thì đức Huỳnh Giáo Chủ đúng là một triết gia Việt Nam vĩ đại mà chỉ có kẻ nào nắm trọn tất cả triết lý Tây phương và đạo lý đông phương thì mới có khả năng nhìn thấy được tất cả ý nghĩa ẩn hiện của bốn chữ Triết lý Việt Nam. Ai có khả năng nắm trọn tất cả Triết lý Tây phương và đạo lý đông phương?

      Khả năng là cái gì? Nắm là cái gì? Nắm trọn cái gì? Tất cả triết lý Tây phương là gì? đạo lý là gì? đạo lý đông phương là gì? Tại sao phải hỏi "là gì"?

      Chính câu hỏi về bản tính và thể tính của cái "là" là câu hỏi căn bản nhất quyết định hướng đi và sự vận hành của triết lý Tây phương, và cũng chính câu hỏi về tự tính và thể tính của cái "là" và cái "không là" là câu hỏi quyết định Tính Mệnh đông phương và toàn thể nhân loại.

      Triết lý Việt Nam là gì?

      Nói theo điệu Việt Nam hơn nữa. Triết lý Việt Nam là "cái gì"?

      Chứ cái, dù hiểu hay không được hiểu, cũng là cái mà bất cứ người Việt Nam cũng được hay bị xoáy tròn trong cái vòng khủng khiếp của Cái và Con, của Con và Cái.

      Tôi nói gì? Hay cái gì nói trong tôi, trong tất cả người Việt Nam tự nhận là người Việt Nam, dù có quốc tịch Pháp, Anh, Mỹ, đức, vân vân?

      Cái gì làm Việt Nam là Việt Nam?

      Cái gì làm triết lý là triết lý?

      Cái gì làm đạo lý là đạo lý?

      Cái gì làm cái làm ra cái làm?

      Dù tránh sử dụng chữ Cái đi nữa thì chữ Cái và ý nghĩa phong phú của Cái vẫn quyết định tất cả mọi xử thế tiếp vật, tất cả mọi hành động tư tưởng của người Việt Nam. Tùy cách hiểu chữ cái mà tư tưởng chúng ta sẽ có một thái độ nào đó đối với sự vật và sự việc, đối với sự, đối với vật, đối với việc, đối với thể và đối với tính hay tánh.

      Một quan niệm nào đó về sự vật sẽ quyết định tất cả thể thái hành động của chúng ta. Sự vật là sự việc? Sự việc là hữu thể hay vô thể? Tại sao tính thể trở thành sự thể? Tạo sao sự việc trở thành sự vật? Tạo sao đồ vật trở thành đối tượng? Tạo sao mình cứ phải hỏi tại sao? Cái gì làm cho mình hỏi tại sao? Tại sao mình cứ phải hỏi tại sao? Cái gì làm cho mình hỏi tại sao? Tại sao mình phải tìm lý do, nguyên do, nguyên nhân, nguyên lý? Tại sao của tại sao là gì?

      Nguyên lý của nguyên lý là gì? Cái gì làm cho mình ngừng lại với nguyên lý của nguyên lý và không hỏi nữa? Cái gì làm cho mình tiếp tục hỏi nữa cho đến vô hạn? Vô hạn là cái gì? Và chính cái đó là cái gì Tại sao áp dụng phương pháp triết lý hiện tượng luận để tìm hiểu một thiên tài tôn giáo dân tộc?

      áp dụng là cái gì? Phương pháp là cái gì? Hiện tượng luận là cái gì? Thiên tài là cái gì? Tôn giáo là cái gì? Dân tộc là cái gì? Triết gia là gì? Triết gia Việt Nam là gì? Mấy chữ "như là" trong "như là triết gia Việt Nam" là gì? Chúng ta hiểu gì về một người mang tên là Huỳnh Phú Sổ? Huỳnh Phú Sổ là ai? Là ai là cái gì? Con người là gì? Cái gì là cái gọi là con người? Và cái gọi là "cái hiểu" là cái gì? Có thể hiểu cái hiểu là gì không?

      Nếu mình tự nói rằng mình không hiểu gì hết thì cái gì làm cho mình hiểu rằng mình không thể hiểu gì hết? Tất cả hiện tượng luận bắt đầu bằng cái hiểu như là "sử thức", cái ý thức "cogitatio" bất khả ngờ vực.

      Bây giờ tôi xin trở về vấn đề. Trở về vấn đề là trở về sự việc, trở về sự việc trong chính sự việc đang tự mỏ bày ra từ chính sự việc đang xuất hiện trong cái "cogitatio", trong "ý thức". Tại sao áp dụng một phương pháp Tây phương để tìm hiểu một thiên tài dân tộc?

      Hiện tượng luận là cái gì? Có chăng là một phương pháp? Phương pháp của khoa học phải chang là một phương pháp triệt để? Triệt để là cái gì? Cái gốc rễ của mọi sự là cái gì? Giới hạn hạn của chính hiện tượng luận là thế nào? Hiện tượng luận là làm cho sự vật và sự việc tự xuất hiện từ chính sự vật và sự việc, làm cho hiện tượng tự tượng ra thành hiện thể trong ý thức, và ý thức lập tức, "cogitatio" hiện thức chỉ là ý thức khi ý thức bừng vỡ ra ngoài ý thức và bị lôi kéo ra cái mà ý thức đang ý thức về chính cái lôi kéo ấy.

      Mấy chữ "Hiện tượng luận" được dịch từ chữ "Pheno – Menology" bởi hai chữ Hy Lạp: "Phainómenon Logos". Hiện tượng luận hiểu theo nguyên nghĩa Hy Lạp là"legein tà phainomena", nghĩa là "aophainesthai tà phainomena", có nghĩa theo điệu ngôn ngữ Việt Nam là: "để cho cái tự hiện ra được nhìn thấy từ chính cái ấy" (cf. Heigegger, Being and Time, tr.58: "to let that which shows itself be seen from itself be seen from itself in the very way in which it shows itself from itself").

      Hiện tượng luận để cho chúng ta nhìn thấy... nhìn thấy cái gì? Nhìn thấy cái hiện tượng. Nhưng hiện tượng là cái gì? Người Việt Nam gọi hiện tượng là "cái". Trước khi chữ hiện tượng xuất hiện trong ngôn ngữ Việt Nam thì người Việt Nam đã có chữ cái. Khi cái đã ẩn trốn và chữ hiện tượng lại thường được hiểu là đối tượng hay sự vật hay đồ vật. Khi cái biến thành hiện tượng, đối tượng, sự vật, sự việc, đồ vật thì Tính mệnh của Tư tưởng Việt Nam phải đương đầu với văn minh Tây phương và chiến tranh Việt Nam bùng nổ trên cả trăm năm gần đây và tất cả người Việt Nam đều bị mất gốc rễ và mất quê hương, và "hiện tượng" vượt qua biên chỉ là hậu quả tất yếu của sự mất quê hương, toàn dân tộc khi cái đã ẩn tr; và thế giới đối tượng, sự vật, đồ vật đang thống trị Việt Nam.

      Hiện tượng luận mở ra hiện tượng của Hy Lạp và Tây phương hiện đại. Hiện tượng Tây phương hiện đại xô đẩy hiện tượng Hy Lạp vào trong sự vong tính. Hiện tượng, theo nghĩa Phainomenom, Phainomena của Hy Lạp, chính là tà onta (hiện tính thể) và hiện tính thể (tà onta) đã trở thành "đối tượng", Object", "Objekt" "Gegenstand" của thời cận đại và hiện tượng Tây phương. "đối tượng" là một cách giải thích hạn định xuất phát từ "siêu hình học hay siêu thể học" Tây Phương cận đại hay hiện đại đối với "cái" gọi là sự vật và sự việc.

      Từ đó cái thường khi không tự hiện ra thì chính là cái ẩn giấu, bị phủ lấp. Lôi kéo cái ẩn giấu ra ánh sáng để cho cái ẩn giấu được nhìn thấy như là cái ẩn giấu, và được ẩn giấu từ bóng tối lãng quên và được lôi ra ánh sáng như là cái tự được hiện ra từ chính nó như là cá tự hiện ra như thế, đó là cả một cuộc đấu tranh quyết liệt trong mặt trận tư tưởng.

      Thiên tài là người đã được Tính Mệnh kêu gọi để đồng thanh tương ứng với tiếng gọi của Thế Mệnh Nhân Loại, tiếng gọi lôi kéo và xé rách đêm tối, như sấm sét in tia chớp xé trời đen, xô đẩy thiên tài đối mặt với Hố thẳm mà nhà thần học lẫy lừng nhất Huê Kỳ Paul Tillich gọi là "The Abyss" (cf. P. Tillich. Systemetic Theology, cuốn 1, 110, 113, 119, 156, 158-59, 164, 174, 216, 226).

      Tất cả tính mệnh Dân Tộc và Thế Mệnh Nhân Loại được tập trung hội tu lại trong một con người vượt qua con người, một thiên tài Việt Nam mang tên là Huỳnh Phú Sổ, một người đã nhìn thấy hết tất cả sự tàn phá của chủ nghĩa Cộng Sản Tây Phương từ ngay lúc Cộng Sản Hà Nội bắt đầu xuất hiện nguyên hình tại quê hương.

      Một thanh niên Việt Nam mới 20 tuổi mà đã cưu mang tất cả sức nặng bí ẩn của đạo lý đông Phương, đã thể hiện tất cả khả tính có thể có được của Tư Tưởng Việt Nam, đã giải phóng Triết lý Việt Nam ra ngoài tất cả khuôn lối cũ của truyền thống, đã thể hiện trọn vẹn tất cả tinh túy của Mật tông, Thiền tông và Tịnh độ tông, đã thành tựu oanh liệt truyền thống Thiền Lý Trần và Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Việt Nam, đã nối kết lại tinh thần Phật Giáo nguyên thủy với đại nguyện và đại hành của Lý tưởng Bồ Tát trong đại Thừa, đã đốt cháy lại ngọn lửa thiêng trao truyền từ lục tổ Huệ Năng (vị đại thiền sư của dân tộc), đã gây dựng lại với hai bàn tay trắng tất cả những gì cao siêu nhất của dân tộc và của nhân loại trong sự nghiệp tư tưởng và hành động của mình, đã nuôi dưỡng đời sống tâm linh và hùng khí dân tộc cho bao nhiêu triệu người Việt nam.

      Một người như thế, chẳng những là một triết gia Việt Nam thôi, mà chính là minh triết, thánh triết cho cả nhân loại. Tất cả lịch sử của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo chỉ bắt đầu sau cái chết của đức Jésus: "Nội dung của đức tin có thể tóm tắt trong một câu duy nhất rằng "Chúa Kito đã chết và đã sống dậy" như nhà thông thái về Tân ước Kinh Conzelmann đã xác định dứt khoát: "The history of the Church begins after the death of Jésus... The content of the faith can be summed up in the one sentence, that Christ died and has risen" (cf. Hang Conzelmann, History of Primitive Christianity, trang 7 và trang 43). Từ cái nhìn tương phản mở rộng ra với lịch sử Giáo Hội Thiên Chúa Giáo, chúng ta có thể hiểu được gián tiếp tất cả ý nghĩa về "ngày ra đi của đức Huỳnh Phú Sổ" mà tất cả các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đang lảm lễ kỷ niệm ngày hôm nay.

      Phạm Công Thiện
      Garden Grove, ngày 16.IV.88

      http://phathocvienpghh.net/BoTatHuynhPhuSoPhuLuc.htm
      #3
        Ngọc Lý 02.09.2006 00:03:53 (permalink)
        .

        Giáo sư Phạm Công Thiện
        nói về ý thức Hòa Hảo



        Kính thưa quý vị,

        Trong bài thuyết trình cụ Thành Nam, có một điểm vô cùng quan trọng mà chính điểm đó đã khai mở cho chúng tôi có một cái nhìn khác hơn xưa về Phật Giáo Hòa Hảo. Đó là sự nhấn mạnh về ý nghĩa bốn chữ Phật Giáo Hòa Hảo: dùng chữ "hòa hảo" giải thích Phật Giáo, cũng như nhận định Phật Giáo là nguồn gốc của Hòa Hảo thì chẳng khác nào có tên mà không có họ, có ngọn mà không có nguồn, vì Phật Giáo là nguồn gốc nguyên thủy của Hòa Hảo. Bởi thế không nói Hòa Hảo mà phải nói Phật Giáo Hòa Hảo.

        Điều tôi muốn nói, với tư cách khiêm tốn của một giáo sư triết học Tây phương của một đại học Tây phương, đồng thời một giáo sư khoa học của một đại học Phật giáo, là đã từ lâu chúng tôi nhìn thấy đức Huỳnh Giáo Chủ là một đại thiên tài tôn giáo của nhơn loại. Trên quan điểm Phật học Phật Giáo, chúng tôi nhận thấy đức Huỳnh Giáo Chủ là một đại Bồ Tát hóa hiện. Không bao giờ một đại Bồ Tát lại hóa hiện thị một cách tình cờ hay ngẫu nhiên mà chính là đã quyết định chọn lựa nơi hóa hiện để thực hiện sứ mạng cứu đời, như đức Huỳnh Giáo Chủ đã chọn lựa làng Hòa Hảo.

        Tôi nói đây theo quan điểm người học Phật, không phải quan điểm người tín đồ. đối với người tín đồ đã hiểu giáo lý, đã sống trong giáo lý của đức Huỳnh Giáo Chủ, thì sự hiện diện của Giáo Chủ là hữu tình, sự hiện diện hữu tình dù là vô hình, chính là sự hiện diện thường trực quyết định tất cả ý nghĩa đời sống trong tinh thần, trong tinh túy của giáo lý đức Huỳnh Giáo Chủ.

        Với quan điểm người học Phật, tôi nghĩ rằng đạo Phật Giáo Hòa Hảo có thể xem là một pháp môn trong 84.000 pháp môn của Phật Giáo. Pháp môn Phật Giáo Hòa Hảo rất đặc biệt, rất thuần túy Việt Nam, rất thuần túy Phật Giáo, so với các pháp môn khác như Tịnh độ, Bát Nhã, Hoa Nghiêm... pháp môn Phật Giáo Hòa Hảo thuộc đại thừa Phật Giáo.

        Bài thuyết trình đã giải thích mạch lạc khúc chiết thế nào là Hòa Hảo, tinh thần Hòa Hảo trong Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo. Chúng tôi nghĩ rằng, từ nhơn hòa thái hòa của Nho giáo đến huyền đồng của Lão giáo, đến lục hòa của Phật giáo, tất cả đều đưa đến đại đồng. Với tư cách một giáo sư triết học Tây phương, tôi còn thấy tinh thần hòa hảo trong triết lý Hy Lạp từ Heraclite, Platon... đến các triết gia thế kỷ 17 ở Tây phương.

        Vậy Hòa Hảo trong Phật Giáo Hòa Hảo khác với Lão, Nho và Tây phương thế nào? Bên Khổng đi về hữu tính, cái hòa trong thuyết huyền đồng của Lão giáo đi về vô cực, vô tính. Một bên hữu, một bên vô. Cái hòa hảo của đạo Phật vượt lên vô và vượt lên hữu. Chính đó là cái đặc biệt trong Phật giáo Hòa Hảo. Vì thế gọi là Phật Giáo Hòa Hảo, chứ không gọi là Khổng Giáo Hòa Hảo hay Lão Giáo Hòa Hảo. Chữ hòa hảo ở đây không có nghĩa là hòa chống lại bất hòa hay hảo chống lại bất hảo, vì như thế còn kẹt trong Khổng và Lão. Chữ Hảo trong hòa hảo là vượt lên trên hảo và bất hảo, và đi đến tinh thần vô nhị bất nhị. đó là tinh thần của Phật giáo. Như thế mới gọi là Phật Giáo Hòa Hảo.

        Tôi đã khai triển sơ lược những điều hé mở của cụ Thành Nam, và chúng tôi sẽ cố gắng khai triển thêm sự gợi ý đó.

        Xin cám ơn quý vị.

        Triết Gia Phạm Công Thiện

        (16-6-84)


        Giáo sư Phạm Công Thiện được xem là "thần đồng Việt Nam", 16 tuổi đã viết và xuất bản cuốn Anh ngữ tinh âm tự điển, bộ Lịch sử Văn học Thế giới và Lịch sử Văn học Anh Quốc. Trước kia ông là Khoa trưởng phân khoa Nhân văn tại đại học Vạn Hạnh, Saigon, Giáo sư Triết học Tây phương tại đại học Toulouse, Pháp, hiện giờ đang dạy tại Viện đại học Phật giáo tại Los Angeles. đặc biệt, ông có những liên lạc rất mật thiết với văn hào Mỹ Hery Miller thể hiện qua những trao đổi văn thơ và tư tưởng. Hồi nhỏ ông đã có cơ duyên sống trong vùn lân cận Thánh địa Hòa Hảo (Tân Châu) và do đó có những liên quan với tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, dù chính ông chưa bao giờ là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo.


        (Trích từ PGHH Trong Dòng Sinh Mệnh Dân Tộc).

        http://phathocvienpghh.net/BoTatHuynhPhuSoPhuLuc.htm
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.09.2006 00:06:51 bởi Ngọc Lý >
        #4
          Ngọc Lý 02.09.2006 00:11:00 (permalink)
          .


          Huỳnh Phú Sổ và chúng ta
          Tiến sĩ Lý Khôi Việt




          Với cái nhìn khách quan, tác giả Lý Khôi Việt không nhìn Huỳnh Giáo Chủ như vị Giáo Chủ của một tôn giáo, mà như một nhà cách mạng, một nhà văn hóa, một nhân vật lịch sử. Cho nên tác giả đã áp dụng lối viết lịch sử, kêu đúng tục danh (Huỳnh Phú Sổ) cũng như các nhà viết sử viết "Thích Ca" mà không viết "đức Phật" theo như lời xưng tụng của tín đồ Phật giáo.

          Điều này có thể khác với tinh thần tôn kính tuyệt đối của anh em tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đối với đức Huỳnh Giáo Chủ, nhưng trên bình diện văn hóa và lịch sử, ngời tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vẫn tôn trọng tư tưởng khách quan của giới bên ngoài và hoan hỉ đón nhận các quan điểm khách quan đối với Phật Giáo Hòa Hảo.



          * * *



          Phương trời văn hóa chính trị Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm chỉ thấy và chỉ đối diện với mặt trời Trung Hoa. Phật giáo, từ đầu thế kỷ thứ nhất, mang đến hương hoa vi diệu của phương trời văn hóa ấn độ, nhưng do quá trình du nhập được Trung Hoa hóa, và Việt hóa, nên đã không tạo thành một ngoại lệ của quy luật địa lý chính trị và lịch sử văn hóa này.

          Nhưng đến nửa sau của thế kỷ 19, tình thế đã hoàn toàn đổi khác. Với sự suy tàn toàn diện của Trung Hoa và sự xuất hiện đầy quyền lực của đế quốc thực dân Pháp, phương trời văn hóa và khoa học kỹ thuật. đến thế kỷ thứ 20, mặt trời Nhật Bản xuất hiện chói chang cả một phương trời đông á.

          Từ nửa sau của thế kỷ 20 Hoa Kỳ và Liên Xô đã là hai mặt trời lớn khống chế và điều động cả bầu trời thế giói [ Bài viết năm 1986. Từ đầu thế kỷ 21, vai trò của Trung quốc đang lớn dần thay vào sự sụp đổ của vị trí Liên Xô trên trường thế giới- NL] Sự xuất hiện của nhiều cường quốc trên thế giới vùng Đông Á đi đôi như bóng với hình với thảm cảnh Việt Nam trở thành vùng đất tranh giành xâu xé của các đế quốc. ảnh hưởng và ách thống trị của các cường quốc càng đè nặng trên đất nước Việt Nam thì xu thế hướng về các cường quốc để làm tay sai, hay để vận động đấu tranh cứu nước càng mạnh mẽ. Từ đầu thế kỷ 20 trở đi, xu thế xuất dương cầu học và cầu viện đã trở thành một xu thế rất phổ quát, tất nhiên của tầng lớp trí thức và của giới cách mạng Việt Nam dù thuộc bất cứ khuynh hướng, màu sắc nào. Và xu thế đó, cực thịnh trong suốt cả thế kỷ, đi song song với sự cực thịnh của các đế quốc và các chế độ tay sai tại Việt Nam. Và ngày nay, xu thế vượt biển, vượt biên cũng là một xu thế toàn thịnh đi song song với tình trạng vong thân và vong bản của toàn thể quốc dân Việt nam.

          Phan Bội Châu, Cường Để khai mở vùng trời văn hóa chính trị thế giới bằng cách xuất dương qua Tàu, Nhật, Xiêm, Phan Chu Trinh cũng đến Tàu, Nhật, và Pháp; Nguyễn An Ninh, Hồ Hữu Tường, Nhất Linh đi Pháp; Hồ Chí Minh đi Pháp, đi Anh, đi Nga, rồi về lại Tàu; Ngô đình Diệm đi Bỉ, đến Hoa Kỳ... Xuất dương cầu học hay cầu viện, đó là một giấc mơ, một cuộc hành hương cách mạng và hành trình đi vào quyền lực. Có nhiều người khác, không thực hiện được những cuộc du hành trên thế giới bằng tư tưởng, bằng những lý thuyết, những ý thức hệ và những mô hình đấu tranh. Nguyễn Thái Học hướng về Quốc Dân đảng Trung Hoa với Tam Dân Chủ Nghĩa, Trương Tử Anh với mô hình quốc xã và lý thuyết quốc gia xã hội đang nổi dậy mãnh liệt ở ý, ở đức, và Nhật. Và cả một lớp thanh niên trí thức bình tĩnh hướng về chủ nghĩa Mác Xít của Cộng Sản đệ Tam, chủ nghĩa Trotsky của Cộng sản đệ tứ hay Chủ nghĩa Dân Chủ Xã Hội của các quốc gia Tây Ấu, trong suốt các thập niên 30, 40, 50... rồi đến các thế hệ thanh niên của thập niên 60, 70; ở miền Nam thì mơ đi Tây, đi Mỹ, ở miền Bắc thì mơ đi Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, đông đức. Và cao điểm là của thập niên 75-85 với làn sóng vượt biên ồ ạt, ai cũng muốn ra đi để thoát khỏi cảnh tù túng, đói rách trên quê hương, ai cũng tưởng mình sẽ làm được một cái gì khi đến Tây, đến Mỹ, ai cũng mơ đến hải ngoại, đến quốc tế. Và hầu như coi đó là con đường duy nhất để giải quyết những bế tắc của cá nhân cũng như của đất nước.

          Nhưng có một người, một thanh niên chỉ mới 20 tuổi đã không đi trong thời thượng đó, đã đảo ngược lại xu thế đó và đã không còn ôm những giấc mơ, những mộng tưởng ở bất cứ một phương trời nào ngoài phương trời của quê hương Việt Nam. Sau Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh gần 40 năm, chàng thanh niên 20 tuổi đã khai sáng một cuộc hành hương mới, đã bắt đầu một cuộc hành trình mới, khác xa chúng ta và siêu vượt qua chúng ta.

          Chàng thanh niên 20 tuổi của chúng ta đã không đến Quảng Châu, Tokyo, hay Ba Lê, Hoa Thịnh đốn. Chàng đã lội ngược dòng với thời thượng; để đi về núi Cấm, núi Thất Sơn. Không đến những thủ đô của đông phương và Tây phương, chàng cũng không bắt chước những tư tưởng, ý hệ của thế giới, dù là Ấu hay á. Những ngôn ngữ của thời đại: dân quyền, duy tân, những chủ thuyết của thể kỷ: cộng sản, tư bản, tam dân, quốc xã đối với chàng là những gì xa lạ và không cần thiết. Vì chàng đã đi, đã đến, đã sống trọn vẹn trong truyền thống Việt Nam mà tinh hoa cốt tủy là truyền thống Phật Trúc Lâm Yên Tử nhập thế đời Trần, và truyền thống đạo Phật Bửu Sơn Kỳ Hương bàng bạc khắp nhân gian miền Nam.

          Không đến những thủ đô văn hóa chính trị của thế giới mà chỉ về miền núi Cấm, núi Thất Sơn, thủ đô tâm linh của đất nước hiển linh. đó là một điều độc đáo. Không chạy theo những chủ thuyết, ý thức thời thượng mà chỉ trở về và phục sinh truyền thống Trúc Lâm Yên Tử và Bửu Sơn Kỳ Hương, đó đã là điều vi diệu. Và hơn thế nữa, chàng thanh niên 20 tuổi của chúng ta khác hẳn những nhà trí thức và cách mạng đương thời chỉ hướng về tầng lớp thị dân và tầng lớp Tây Phương hóa, chàng đã đi vào nông thôn và đi đến quảng đại quần chúng nông dân, một tuyệt đại đa số của quốc dân Việt Nam. Hy hữu, tuyệt vời hơn nữa là chàng đã ra giảng cho nhân gian con đường tu thân và cứu nước không phải bằng học thuyết, chủ nghĩa, bằng lý luận, sách vở, bằng truyền đơn hay súng đạn mà bằng thơ lục bát, thể thơ mang đầy hồn dân tộc và dễ dàng đi vào muôn lòng nhân gian.

          Khác hẳn với những nhà cách mạng đương thời, sau lưng có cường quốc, có ý thức hệ, có tổ chức có phương tiện, có vũ khí, sau lưng chàng chỉ có một truyền thống ngàn năm, những người nông dân chân lấm tay bùn và sức mạnh duy nhất là những vần thơ lục bát.

          Và kết quả và sự nghiệp của chàng và những nhà văn hóa hay chính trị khác trong thế kỷ này ra sao?

          Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh để lại những gì? Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh có mấy người theo? đảng Cộng Sản Việt Nam có tồn tại thêm được 50 năm nữa không?

          Nhưng chàng thanh niên 20 tuổi của chúng ta đã phục sinh huy hoàng truyền thống ngàn năm của dân tộc, xây dựng một tôn giáo với hai triệu tín đồ, phát động một cuộc cách mạng tôn giáo, văn hóa, giáo dục, chính trị và xã hội rộng lớn và có kết quả hữu hiệu, lâu dài. Sự nghiệp của chàng đã trở thành một phần sự nghiệp Việt Nam và vì vậy, đã trở nên bất tử.

          Chàng thanh niên 20 tuổi hy hữu và vĩ đại như thế là ai vậy? Chính chàng là Huỳnh Phú Sổ, Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, lãnh tụ của đảng Dân Chủ Xã Hội Việt Nam, một nhà văn hóa và một người cách mạng lạ lùng, hy hữu, ngàn năm mới có một vài vĩ nhân như thế.

          Nói đến Huỳnh Phú Sổ và chúng ta, có nghĩa là nói đến những kinh nghiệm, những bài học mà Huỳnh Phú Sổ đã để lại cho chúng ta, đã trao truyền cho chúng ta.

          - Trở về với truyền thống dân tộc, truyền thống Phật giáo nhập thế Trúc Lâm Yên Tử và Bửu Sơn Kỳ Hương, lấy đó làm nền tảng để hòa giải và tổng hợp những tinh hoa của bốn phương nhân oại, đó là một di chúc văn hóa chính trị lớn nhất mà Huỳnh Phú Sổ, cũng như Nguyễn Trãi, như Vạn Hạnh đã truyền dạy cho chúng ta.

          - Trở về núi Cấm, núi Thất Sơn với quê hương đất nước, với hồn thiêng sông núi, với vùng trời tâm linh vi diệu trong tình trạng vong thân mất gốc trầm trọng của cả dân tộc, là nguồn gốc của mọi thàm họa, đó là một lờn nhắn nhủ thiết tha, thành khẩn mà Huỳnh Phú Sổ và tiền nhân qua bao đời lịch sử đã nhắc nhở chúng ta.

          - Lấy quảng đại nông dân làm chủ lực đấu tranh và làm đối tượng để giáo dục và phụng sự, giữa cái xu thế chạy theo ngoại lai và bám vào thị hiếu của tầng lớp thị dân day tầng lớp được ưu đãi ở hải ngoại, đó là một kinh nghiệm mà chúng ta phải học tập và áp dụng.

          - Lấy đạo và thơ để nâng cao dân trí và tổ chức quần chúng trong một thời đại duy lý, bạo động và sa đọa, đó là cả một bài học lớn mà chúng ta phải thấm nhuần và đem vào hành động.

          - Lấy truyền thống dân tộc làm chủ đạo, lấy sức dân làm chủ lực, lấy một đường lối trung dung, thực tiễn, và một tinh thần khai phóng hòa hợp để đoàn kết toàn dân, đó là kim chỉ nam hành động cho tất cả chúng ta ngày nay.

          Chỉ ở trên đời chưa đến 27 tuổi và chỉ vào hành động sáu năm mà Huỳnh Phú Sổ đã để lại một sự nghiệp lớn như vậy, đã dạy cho chúng ta nhiều bài học vô giá như vậy thì thử hỏi trong năm ngàn năm lịch sử Việt Nam, có ai trẻ tuổi như Huỳnh Phú Sổ mà đã cống hiến nhiều cho dân tộc, cho tổ quốc bằng Huỳnh Phú Sổ.

          Tất cả những kẻ đã chạy theo ngoại bang, tất cả những ý thức hệ ngoại lai đã làm được gì cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu không là tàn phá thêm đất nước và gây thêm đau khổ cho dân tộc. Tiếc thay Huỳnh Phú Sổ đã ra đi quá sớm, thời gian quá ngắn ngủi để có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho Việt Nam. Nhưng Huỳnh Phú Sổ đã không thất bại.

          Con đường trở về với nông dân để khai thị, giáo dục và cải thiện đời sống của nông dân là con đường không bao giờ thất bại.

          Con đường đưa nhân dân và đưa vào ý thức hệ dân tộc, dân chủ để chống đế quốc và độc tài là một con đường không bao giờ thất bại.

          So với tất cả những nhà cách mạng đương thời, Huỳnh Phú Sổ là người thành công lớn nhất và để lại sự nghiệp cao nhất. Chỗ đứng của Huỳnh Phú Sổ trong văn học, chính trị và lịch sử Việt Nam là một chỗ đứng độc đáo và chói sáng.

          Lịch sử sẽ nói đến Huỳnh Phú Sổ như nói đến một Martin Luther, người canh tân Thiên Chúa giáo và khai sáng đạo Tin Lành, của Việt Nam. Huỳnh Phú Sổ đã canh tân Phật giáo, đã nối tiếp và phục sinh truyền thống đạo Phật nhập thế, sinh động của phái Trúc Lâm Yên Tử và Bửu Sơn Kỳ Hương. Lịch sử sẽ nói đến Huỳnh Phú Sổ như người sáng lập của đảng Dân Chủ Xã Hội Việt Nam, đảng tổng hợp và dung hòa những ý hệ xung đột trên thế giới.

          Và cuối cùng lịch sử sẽ nói về thơ Huỳnh Phú Sổ như nói về thơ Vạn Hạnh, thơ Lý Thường Kiệt, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn đình Chiễu, Phan Bội Châu. Từ bài thơ "Sá chi suy thịnh việc đời, Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành" của Quốc sư Vạn Hạnh, đến bài "Nam Quốc sơn hà Nam đế cư" của đại tướng Lý Thường Kiệt, qua các thơ, kệ của các thiền sư Lý Trần, đến thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn đình Chiễu, Phan Bội Châu, Lý đông A, Huỳnh Phú Sổ, đó là một giòng thơ Việt Nam linh thiêng, liên tục và bất tận, giòng thơ ngàn năm chở đạo và cứu nước của một dân tộc nhân nghĩa và anh hùng.

          Huỳnh Phú Sổ đã không xuất dương du học, hay vượt biển như chúng ta, nên Huỳnh Phú Sổ không ra đi mà chỉ trở về, trở về với truyền thống, với nông thôn, với tinh hoa cốt tủy của dân tộc. Và cuộc hành trình trở về của Huỳnh Phú Sổ đã góp phần hoàn thành sự nghiệp Việt Nam giữa sự phá hoại và phản bội sự nghiệp Việt Nam của những kẻ đã hành hương đến Mạc Tư Khoa hay Hoa Thịnh đốn.

          Sự thành công rực rỡ, kỳ diệu của Huỳnh Phú Sổ không có nghĩa là sự ra đi của chúng ta là vô ích hay không cần thiết. Huỳnh Phú Sổ bị Cộng Sản ám hại và những người thừa kế Huỳnh Phú Sổ bị các chế độ chống cộng đàn áp, tiêu diệt không một chút nào có nghĩa là ý thức quốc gia đã thắng ý thức giáo phái, hay chính quyền trung ương đã thắng sự phân hóa, ly khai của địa phương, mà chỉ có nghĩa những kẻ dựa vào ngoại bang đã tạm thời thắng thế những người chỉ dựa vào dân tộc, những kẻ có ý hệ và súng đạn cũng như sự hậu thuẫn và kỹ thuật của thế giới đã tạm thời thắng thế những người không vận dụng và sử dụng được những sức mạnh và võ khí này.

          Sự ra đi của chúng ta có sứ mạng linh thiêng là hoàn thành những gì mà Huỳnh Phú Sổ chưa hoàn tất, là thực hiện những gì mà Huỳnh Phú Sổ chỉ mới ước mơ: là sự chiến thắng của Việt Nam đối với những thế lực phi Việt, là xây dựng một nước Việt Nam tự do, công bằng, và nhân đạo, độc lập, hòa bình với mọi nước và mọi người sống trong hòa hợp, yêu thương.

          Để thực hiện lý tưởng cao cả và di chúc linh thiêng này, không phải của riêng Huỳnh Phú Sổ mà của cả triệu người Việt Nam yêu nước khác đã chết, chúng ta phải học hỏi, thấm nhuần truyền thống, tinh hoa của dân tộc, không ngừng nuôi dưỡng ý thức trở về và kiên trì đấu tranh cho một ngày về, đồng thời học tập, làm chủ những kỹ thuật hiện đại của thế giới và vận động thế giới hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta.

          50 năm nữa, đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ chẳng còn và chẳng ai nhắc đến; nhưng 1.000 năm nữa, hình bóng của Huỳnh Phú Sổ, cũng như hình bóng của Vạn Hạnh, của Nguyễn Trãi, vẫn bát ngát bao la giữa đất trời, sông núi Việt Nam.

          50 năm nữa, những kinh điển Mác Xít phủ đầy bụi sẽ nằm chết cứng trong các viện bảo tàng và chẳng ai thèm đọc; nhưng 10 thế kỷ nữa thơ Huỳnh Phú Sổ, cũng như thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến vẫn còn mênh mông ca hát trong luôn lòng Việt Nam.

          Chúng ta chào đón và vinh danh Huỳnh Phú Sổ không phải như chào đón và vinh danh một vị Giáo Chủ mà là chào đón và vinh danh một đạo hữu, một chí hữu và một chiến hữu.

          Đạo hữu của đạo Phật nhập thế mà hiện đại hóa.

          Chí hữu của lý tưởng dân chủ xã hội.

          Và chiến hữu của cuộc chiến đấu chống đế quốc và độc tài.

          Huỳnh Phú Sổ bất tử trong ý thức và hành động cứu người cứu nước của tất cả chúng ta.

          Núi Thất Sơn vẫn nổ vang rền từng giờ từng phút mỗi khi chúng ta vẫn còn sống, chiến đấu và phụng sự trong tinh thần Huỳnh Phú Sổ.

          Huỳnh Phú Sổ chính là tất cả chúng ta, tất cả những người Việt Nam yêu nước mang tinh thần tự do, khai phóng, và nhân bản đi vào hành động giải cứu và phát triển Việt Nam.

          Cũng như Vạn Hạnh, như Nguyễn Trãi, Huỳnh Phú Sổ không bao giờ chết. Vạn Hạnh, Nguyễn Trãi và Huỳnh Phú Sổ chỉ hóa thân thành chúng ta, những Vạn Hạnh, những Nguyễn Trãi, những Huỳnh Phú Sổ của thời đại hôm nay.



          Tiến sĩ Lý Khôi Việt

          Trích tập san
          Thanh Niên Hành động
          số 9, tháng 7&8 –86
          (Trích từ PGHH Trong Dòng Sinh Mệnh Dân Tộc).

          http://phathocvienpghh.net/BoTatHuynhPhuSoPhuLuc.htm
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.09.2006 00:23:50 bởi Ngọc Lý >
          #5
            Ngọc Lý 03.09.2006 14:10:59 (permalink)
            .



            Thiền sư Vạn Hạnh - Lý Đông A - Huỳnh Phú Sổ

            Tiến sĩ Lý Khôi Việt




            Tại sao cuộc cách mạng dân tộc Nhân chủ đã họp nhất thành một dòng cách mạng toàn diện và nhất quán? Bởi vì đã có ít nhất ba con người Việt kỳ vĩ đã họp nhất đưa cuộc cách mạng dân tộc và cuộc cách mạng nhân chủ. Ba con người đó là Thiền sư Vạn Hạnh, Lý Đông A và Huỳnh Phú Sổ.

            Tuy cách nhau 10 thế kỷ, nhưng họ đã gặp nhau, và qua sự gặp gỡ này, cuộc cách mạng dân tộc và nhân chủ đã trở thành một dòng cách mạng toàn diện và nhất quán. Cũng như thiền sư Vạn Hạnh, Lý Đông A và Huỳnh Phú Sổ đã gặp nhau vì cùng chung một tuệ giác, một linh thức, một thần trí, một hùng tâm. đó là tuệ giác Phật, linh thức Phật, thần trí Việt và hùng tâm Việt.

            ... Sang đến thế kỷ 20, sau thiền sư Vạn Hạnh hơn 900 năm, Việt Nam đã thấy xuất hiện ba nhân vật lớn là Phan Bội Châu, Lý Đông A và Huỳnh Phú Sổ. Nhưng Phan Bội Châu chỉ đi trên con đường dân tộc và chỉ đi được một đoạn đường khai phá. Sự nghiệp của Phan Bội Châu để lại bây giờ là một tiết tháo Việt, một kinh nghiệm cách mạng Việt, và một niềm thương cảm cho mọi người Việt. đi sau, nhưng cao lớn hơn Phan Bội Châu là Huỳnh Phú Sổ và Lý Đông A.

            Huỳnh Phú Sổ, một nhà cách mạng dân tộc, người sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo, là một thiền sư tuyệt hảo. Nhưng Huỳnh Phú Sổ đã mang tâm thức và hình tướng cư sĩ của Duy Ma Cật, của Tuệ Trung đã "tùy tục" đã đi vào đời, đã sống giữa thế gian bụi bặm đau khổ để cứu dân, cứu nước. Lý đông A, một nhà cách mạng dân tộc, sáng lập chủ thuyết Duy Dân và đảng Duy Dân, cũng là một thiền sư, đã ở chùa và mặc áo nâu sồng trong nhiều năm, nhưng rồi cũng xông pha vào cuộc đời gió bụi để thực hiện cuộc cách mạng dân tộc nhân chủ. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đất nước bị nô lệ, dân tộc lầm than, đau khổ, Lý Đông A đã ôm mộng giải phóng quê hương và đã "cởi áo cà sa mặc chiến bào", lên đường lớn cấp cứu và giải phóng dân tộc. Nhưng Lý đông A vẫn tự nguyện với lòng rằng ngày nào làm tròn giấc mộng ấy thì sẽ trở lại hang sâu nhập niết bàn:

            Làm tròn giấc một tiền sinh ấy,
            Vào đến hang sâu nhập Niết Bàn.


            Lý đông A


            Vì mang nợ nước thù nhà, Huỳnh Phú Sổ vũng một tâm thức và sống trong cùng một thời đại với Lý đông A, cũng đã "cởi áo cà sa mặc chiến bào" để lên đường ra trận giải phóng đất nước. Nhưng cũng như Lý Đông A, Huỳnh Phú Sổ tự nguyện ngày nào tan giặc sẽ trở về mái chùa xưa, sống đời đạo hạnh giải thoát:

            Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha
            đền xong nợ nước thù nhà
            Thiền môn trở gót Phật đà Nam Mô...


            Huỳnh Phú Sổ


            Cùng một tuệ giác Phật, một tâm thức Phật, một thần trí Việt, một hùng tâm Việt, Huỳnh Phú Sổ và Lý Đông A cùng hùng tráng ra đi trên con đường cách mạng dân tộc nhân chủ và tiếp nối được con đường siêu việt mà thiền sư Vạn Hạnh đã đi trước đó gần 10 thế kỷ, đồng thời đã mở ra được cho tất cả chúng ta một cuộc hành trình cách mạng thế nhập toàn diện tinh thần Việt Nam và tinh thần phật giáo.

            Huỳnh Phú Sổ và Lý Đông A đều vừa là nhà tư tưởng, vừa là nhà hành động. Nhưng đối với Huỳnh Phú Sổ, tư tưởng cách mạng dân tộc nhân chủ, từ suối nguồn Việt Nam và đạo Phật đã được thể hiện qua thi ca, đặc biệt là thơ lục bát, một thể thơ Việt trong sáng và tuyệt vời nhất, diễn tả được sức sống vô cùng vô tận không bao giờ dứt của giống nòi; vì vậy nên đã đi thẳng vào muôn lòng, thấm sâu vào nhân gian. "Lập ngôn" bằng thơ, dễ thích hợp và đi sâu vào quần chúng bình dân, mặt khác Huỳnh Phú Sổ về mặt hành động, đã đi vào việc "Lập Giáo" để bám rễ, phát triển, và duy trì sâu rộng, lâu dài trong lòng dân tộc. ông đã thành công trong việc khai sinh Phật Giáo Hòa Hảo, là một tôn giáo dân tộc, dân tộc trinh nguyên và trong trắng, với hơn hai triệu tín đồ nhiệt thành, trung kiên. đó là một trong những lực lượng dân tộc hùng nhất và đáng tôn kính nhất.

            Còn Lý Đông A, tư tưởng cách mạng dân tộc nhân chủ đã được thể hiện qua cách "Lập thuyết" bằng hệ thống hóa và triết lý hóa tư tưởng dân tộc nhân chủ thành một bộ triết thuyết Duy Dân. Về mặt hành động, Lý Đông A đã lựa chọn con đường "Lập đảng" và đã khai sinh đại Việt Duy Dân đảng, một đảng cách mạng dân tộc chân chính, và đó cũng là một trong những đảng cách mạng có tiết tháo và khí phách nhất.

            Vạn Hạnh cũng như Huỳnh Phú Sổ và Lý Đông A đều là những người dân tộc và nhân chủ, và đều là những người phát khởi trào lưu cách mạng dân tộc nhân chủ trong thời đại của họ. Nhưng Vạn Hạnh cao siêu nhất, đã không qua con đường Lập giáo hay Lập đảng, cũng không đi con đường Lập ngôn hay Lập thuyết, mà đã hành động một cách vô ngôn, vô tác, vô hình, vô tướng, vô công, vô danh, nên sự nghiệp của Vạn Hạnh để lại đã trùm cả dân tộc, sông núi, ngự trị cả dòng sinh mệnh Việt Nam và có giá trị trong hàng ngàn hay hàng vạn năm. Bởi vì sự nghiệp Vạn Hạnh đã trở thành sự nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, Huỳnh Phú Sổ, thấm nhuần tinh thần đông phương, lại sống trong buổi giao thời, nên đã tùy duyên đi vào con đường lập ngôn và lập giáo theo một phương thức thích hợp với truyền thống Việt Nam. Bởi vậy sự nghiệp của Huỳnh Phú Sổ tuy không vĩ đại như sự nghiệp Vạn Hạnh nhưng đó cũng là một sự nghiệp lớn có giá trị trong hàng trăm năm hay hàng ngàn năm. Còn Lý Đông A, tuy cũng thấm nhuần kỹ thuật Tây phương, lại trẻ tuổi hơn và có chu du ở nước ngoài, nên đã đi vào con đường lập thuyết là lập đảng. Tuy không thể nào so sánh được với Vạn Hạnh và tuy không thành công như Huỳnh Phú Sổ, nhưng đó cũng là một sự nghiệp lớn có giá trị hàng chục hay hàng trăm năm.

            Tuy khác nhau trong hình tướng và trong mức độ thành tựu, nhưng Vạn Hạnh, Huỳnh Phú Sổ, Lý Đông A đều là những con người Việt Nam vĩ đại đã tụ hội và tổng hợp một cách độc sáng, xuất chúng suối nguồn văn hóa Việt Nam và suối nguồn văn hóa Phật giáo (bao gồm tâm thức, tinh thần, tư tưởng và truyền thống...). Suối nguồn văn hóa Việt Nam có một tên khác gọi là Dân Tộc, và suối nguồn văn hóa Phật Giáo có một tên khác gọi là Nhân chủ. Bởi vậy, ta gọi cuộc cách mạng của Vạn Hạnh, của Huỳnh Phú Sổ, của Lý Đông A là cuộc cách mạng dân tộc nhân chủ.

            Con đường cách mạng toàn diện nhất quán này suốt hàng chục năm qua đã không ngừng được tiếp nối và triển khai bởi những người mang tâm thức Việt và ý thức Phật, dù họ đứng ở bất cứ vị thế nào và trong hình tướng nào.

            Trên cuộc hành trình trở về đông phương, ta đã gặp đức Phật, trên cuộc hành trình trở về Việt Nam, ta đã gặp Vạn Hạnh, Huỳnh Phú Sổ, Lý Đông A. Và qua họ ta đã thấy cuộc hành trình Cách mạng Dân tộc Nhân chủ. đây chính là con đường của quá khứ vinh quang, của hiện tại vướt thoát và của tương lai tất thắng. Vừa là tất thắng của Việt Nam đối với những thế lực phi Việt, vừa là tất thắng của Con người Nhân chủ đối với những thế lực phi nhân.

            Và đây không phải chỉ là chiến thắng của riêng Việt Nam, mà là chiến thắng của toàn nhân loại, không phải chiến thắng một thời, mà là chiến thắng muôn ngàn năm...





            Lý Khôi Việt
            Trích từ 2.000 năm Việt Nam & Phật Giáo

            http://phathocvienpghh.net/BoTatHuynhPhuSoPhuLuc.htm
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.09.2006 16:53:37 bởi Ngọc Lý >
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9