Thói quen hình thành
HongYen 04.09.2006 00:02:24 (permalink)
Những gì làm quen dần coi như thoí quen;
rồi,
có những thay đổi theo thời gian và thời thế.

Sau đây là một trong những điều nầy.

[image]***[/image]

01 Tháng 9 2006 - Cập nhật 09h26 GMT


Một Việt Nam đang thay đổi

Bill Hayton
Phóng viên BBC ở Hà Nội


Sự tự tin đang trở lại ở Việt Nam

Việt Nam có một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới - một thành tựu ấn tượng cho một quốc gia mà chỉ mới 20 năm trước còn lâm vào khủng hoảng kinh tế và nghèo đói.
Giờ đây một triển lãm tổ chức ở thủ đô Hà Nội để cho khách tham quan trẻ tuổi hình dung cuộc sống của ông bà, bố mẹ họ đã như thế nào dưới hệ thống cộng sản cũ.

Điều đập vào mắt khách đến thăm Bảo tàng Dân tộc học là một hàng dài người đứng chờ lấy thực phẩm.

Trong thập niên 1980, dưới chế độ bao cấp, thực phẩm - và hầu hết mọi thứ khác - bị hạn chế.

Một vị khách, ông Ngô Văn Đức, nhớ lại.

"Khi anh muốn mua xe đạp, ngay cả nếu có tiền, anh vẫn phải chờ đến lượt mình. Nếu muốn mua ít phụ tùng, cũng phải làm thế."

'Tốt đẹp hơn'

Đây là lần đầu tiên một tổ chức nhà nước ở Việt Nam bày tỏ cái nhìn phê phán đối với quá khứ, và triển lãm rất đông khách thăm.


Thời bao cấp, muốn mua xe đạp cũng khó


Giám đốc bảo tàng, ông Nguyễn Văn Huy, nói ông muốn khách tham quan ghi nhận một thông điệp.

"Họ sẽ thấy hệ thống bao cấp không còn hiệu quả," ông bảo. "Nó hạn chế sự sáng tạo của con người và khiến cuộc sống khó khăn hơn."

"Con người cần cải cách để có cuộc sống tốt đẹp hơn."

Mọi thứ bắt đầu thay đổi ở Việt Nam 20 năm trước gần như trùng hợp với cái chết của lãnh tụ đảng cộng sản khi ấy, Lê Duẩn.

Trong thời gian ông cầm quyền, Việt Nam thắng Mỹ nhưng chịu hậu quả: một nền kinh tế trì trệ với mức lạm phát tăng 700%.

Mọi thứ phải thay đổi - đặc biệt là những chính sách của Lê Duẩn.

Ngày nay Lê Duẩn là một nhân vật gây tranh cãi. Không có tượng của ông ở Hà Nội, so với hàng ngàn bức tượng vinh danh người tiền nhiệm Hồ Chí Minh.

Chỉ duy nhất một con đường mang tên ông.

Thật khó tin là đã từng có thời kì con người xếp hàng mua thực phẩm ở Hà Nội - nhưng một tòa nhà minh họa rõ cho sự biến đổi.

Trên tường ngoài của cửa hàng này có dòng chữ xưa cũ cho biết chức năng ngày trước của nó.

Đó từng là một cửa hàng nhà nước, nơi người dân dùng sổ lương thực để mua nhu yếu phẩm.

Nguyễn Quang Hạo từng làm việc ở đó trong thời bao cấp, nhưng nay ông quản lý nơi này với tư cách chủ một doanh nghiệp tư nhân thành công.

"Trong chế độ bao cấp, anh chỉ được mua đúng theo khẩu phần của mình. Không được nhiều hơn. Bây giờ anh muốn mua gì thì mua, miễn là có tiền.

Người giàu mới

Những thành tựu của Việt Nam trong 20 năm qua thật phi thường. Tỉ lệ nghèo giảm một nửa, người dân có học, tương đối khỏe mạnh và mức sống đã cải thiện nhiều.


Bây giờ muốn mua gì cũng có, miễn là có tiền


Nhưng thu nhập của những người nghèo nhất không tăng nhanh như giới thượng lưu.

Tại một đất nước nơi lương trung bình là 700 đôla một năm, những người giàu mới nổi ở Hà Nội mua sắm những thiết bị điện tử mới nhất.

Một cửa hàng điện thoại di động bán được đến 10 chiếc phôn mỗi tuần, mỗi chiếc có giá 2200 đôla, chủ yếu cho cán bộ nhà nước và doanh nhân.

Trên những con phố Hà Nội, thật khó nhận ra đây là một nhà nước cộng sản - vậy Việt Nam hôm nay còn giữ tính chất cộng sản đến mức nào?

Đảng Cộng sản vẫn cầm quyền, nhà nước vẫn kiểm soát gần một nửa nền kinh tế và chính phủ đặt trọng tâm cho việc giảm nghèo.

Tuy nhiên, ngay cả một số người làm việc cho nhà nước cũng cho rằng di sản cộng sản thật sự chính là cố gắng tiếp tục kiểm soát hầu hết các mặt của đời sống.

Võ Trí Thanh, thuộc Viện Quản lý kinh tế Trung ương, nói tâm lý của đất nước cần thay đổi.

"Di sản để lại là trong cách nghĩ, cách phát triển chính sách. Đây là trở ngại rất lớn để Việt Nam có thể tiếp tục cải cách."

Giới trẻ thành thị đang được hưởng những lợi ích của tự do kinh tế và hiện nay không đặt câu hỏi về sự cầm quyền của chế độ Cộng sản.

Nhưng mọi thứ đang thay đổi rất nhanh ở Việt Nam và Đảng Cộng sản vẫn phải chứng tỏ rằng họ có thể trả lời những câu hỏi mà một xã hội ngày càng mang tính tư bản tạo nên.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/09/060901_hayton_comment.shtml
#1
    HongYen 04.09.2006 00:09:32 (permalink)
    Chủ Nhật, 03/09/2006, 11:15

    “Những thành tựu của Việt Nam thật phi thường”

    .....

    Tuy vậy, phóng viên BBC cũng ghi nhận hiện tượng một bộ phận cán bộ và doanh nhân xài điện thoại di động hạng sang đến vài chục triệu đồng, đặt ra bài toán phải nâng cao mức sống dân nghèo để kéo lại khoảng cách do những người “giàu mới nổi” gây ra.

    .....

    Theo Th.Tùng
    Tuổi Trẻ

    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=59139&ChannelID=5
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9