Ho
HongYen 04.09.2006 12:23:54 (permalink)
Nếu những cơn ho không chấm dứt

Monday, February 09, 2004

Yến Tuyết

LTS.- Ho là một phản ứng để đẩy chất nhờn, đờm và những tác nhân khác ra ngoài đường khí quyển và phổi. Ðó là cách giải thích của Bác Sĩ Henry Milgrom, một bác sĩ trưởng khoa tại Bệnh Viện National Jewish Medical và Trung Tâm Nghiên Cứu tại thành phố Denver, tiểu bang Colorado. Tuy nhiên, sau khi bị cảm, đường hô hấp vẫn còn rất nhạy cảm, vì thế chỉ cần một sự kích thích nhẹ thôi, chẳng hạn như khói thuốc hay khói từ ông thoát khói ở xe hơi cũng đủ làm cho những cơn ho trở lại. Sau đây là những lời khuyên của Deborah Pinke Olsen, một bác sĩ viết cho tờ Good Housekeeping.

1- Bạn phải hành động ra sao để giảm cơn ho?

Hiện nay không có loại thuốc nào chữa những cơn ho sau khi bị cảm và dường như những cơn ho này sẽ giảm dần khi theo cách của chính nó. Trong thời gian này, nếu uống nước nhiều, thường xuyên và ngậm kẹo ho, cơn ho sẽ giảm đi dần. Nếu ho khan tiếp tục can thiệp vào ban ngày hay trong lúc ngủ ban đêm, cần phải dùng thuốc chế ngự. Hãy đọc kỹ nhãn dán bên ngoài những chai thuốc để bảo đảm có chất dextromethorphan là chất thường có trong các công thức thuốc bào chế nhằm chặn cơn ho. Nếu thấy ho nhiều hơn, cần phải đến bác sĩ.

2- Nếu phổi bị nhiễm độc thì sao?

Cảm sốt co thể biến chứng thành sưng phổi (bronchitis), đường thông khi đến phổ có thể bị sưng khiến cho ho trở nên nghiêm trọng, thường tạo ra đờm. Bạn có thể bị mệt, sốt và ngực nặng, khó thở. Nên đến một bác sĩ chuyên khoa. Vì điều giản dị: Ðể bác sĩ có thẩm quyền kê toa thuốc có trụ sinh. Ðồng thời người bệnh phải uống một loại thuốc có công thức chữa nhiễm độc để cho mỗi khi ho có thể đẩy đờm và những chất nhờn ra ngoài, ngực sẽ dễ chịu hơn. Trong thời gian này, theo lời khuyên của phần đông bác sĩ, cần uống nước nhiều hoặc có thể dùng một dụng cụ để làm giảm độ ẩm, khiến ta dễ thở hơn. Ðiều khá quan trọng cần phải tuân theo: Phải nghỉ ngơi nhiều. Ðừng ngạc nhiên nếu thấy ho có thể kéo dài thêm hai tuần nữa. Nó sẽ biến mất khi cơ thể dần hồi phục.

3- Nếu như phổi không những bị nhiễm trùng mà còn bị đau?

Có những trường hợp, cảm lạnh có thể dẫn đến sưng phổi có nước, đặc biệt thường xảy ra cho những người già. Người bệnh có thể bị sốt cao, đau ở các bắp thịt và khó thở. Cần phải được chữa trị trong trường hợp này.

4- Nếu đầu bạn gần như muốn nổ tung lúc ho, có phải là bị dị ứng không?

Chắc chắn là bạn bị dị ứng rồi. Khi bạn cảm lạnh, hốc mũi của bạn bị sưng đỏ. Ðôi khi những chất nhờn tập trung tại hốc mũi tạo cơ hội cho vi trùng xâm nhập khiến cho bạn bị sốt và nước mũi chảy đặc và có hơi có màu xanh, trán và hốc mắt nhức nhối. Họ do dị ứng có thể là những biến chứng kế tiếp của cúm. Trong thời gian bị cúm, bạn cũng có thể bị ho liên tiếp không dứt.

Thông thường người bị cảm do dị ứng có thể sẽ bớt sau một ngày nghỉ ngơi, và nếu như vậy có thể là do bạn uống thuốc cảm trong đó có chất chế ngự cơn ho. Trong trường hợp này, không cần phải đến bác sĩ để chữa trị. Nếu bạn cảm thấy bệnh nghiêm trọng hơn, bạn cần phải đến bác sĩ để kê toa thuốc trụ sinh (chẳng hạn như Zithromax). Có thể bạn phải uống thuộc trụ sinh ba ngày mới chấm dứt cơn ho được.

5- Suyễn có phải là bị dị ứng không?

Chúng tôi xếp suyễn vào loại bệnh làm cho ngực đau, chảy nước mũi, sưng mặt, thở ngắn cùng với những cơn ho kéo dài. Nhưng cũng có thể có hình thức suyễn được gọi là ho suyễn trong đó ho chỉ là triệu chứng. Tuy nhiên, nếu cơn ho của bạn kéo dài mỗi khi bạn bị cảm sốt, no có thể chuyển thành những cơn suyễn như lời giải thích của Bác Sĩ William H. Anderson - Giám Ðốc Trung Tâm Suyễn Và Dị Ứng, tại Bellingham - Washington. Nếu biến chuyển này gây khó khăn cho bạn, một vị bác sĩ nào đó khám cho bạn có thể cho bạn uống thuốc suyễn, một loại thuốc làm cho đường hô hấp của bạn không bị sưng đỏ, hoặc một loại ống bơm hút bơm có thể làm cho cơn suyễn giảm đi nhanh hơn.

Ngoài ra trong khi ho, những cơn ho có thể làm cho bạn bị heartburn hiện tượng giống như nghẹn khi chất nước chua trong bao tử bạn chảy ngược lại thực quản và miệng. Trường hợp này, bạn nên đến một bác sĩ và trong lúc điều trị cố gắng tránh những thức uống có chất caffeine, chocolate và rượu. Dùng loại thuốc bơm được gọi là “proton pump inhibitor” để ngăn làm giảm bớt chất acid từ bao tử.

Yến Tuyết

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=679&z=15
#1
    khoitam 04.09.2006 16:01:18 (permalink)
    Viêm phế quản mạn

    Theo Hội thảo quốc tế tại Anh 1965, viêm phế quản mạn là ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục, sau khi loại trừ các nguyên nhân khác (lao, apxe, giãn phế quản...)

    Có 3 loại chính: thể đơn thuần ho khạc đờm nhày; thể đờm mủ (hay mắc đi mắc lại); và thể khó thở.
    Nguyên nhân

    Chủ yếu là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể

    Khói thuốc lá và không khí ô nhiễm

    Triệu chứng

    Thay đổi khác nhau tùy từng giai đoạn:

    - Mới bắt đầu là ho và khạc đờm: Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ, khối lượng đờm hằng ngày ít nhất 5-10ml (đầy một đáy bao diêm) về sau tăng nhiều hơn. Khi tiến triển lâu ngày, thêm biến chứng giãn phế quản hoặc apxe hoá, khối lượng đờm có thể hàng chén. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.

    - Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn. Lúc đầu chỉ là cảm giác "trống hơi" nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự.

    - Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...

    Điều trị

    - Tùy từng trường hợp cụ thể, về nguyên tắc, điều trị viêm phế quản mạn gồm 3 nội dung chính: chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm); phục hồi lưu thông không khí; chống nguy cơ suy hô hấp

    Phòng bệnh

    Dự phòng 3 cấp: dự phòng căn nguyên, loại trừ các yếu tố gây bệnh (dự phòng cơ bản); dự phòng "chậm trễ": phát hiện kịp thời, điều trị đúng lúc; dự phòng "tàn phế": tích cực điều trị dù đã muộn, hạn chế tàn phế, đẩy lùi tử vong.

    - Chống hút thuốc và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (khói, bụi, không khí bẩn) trong gia đình cũng như nơi làm việc.

    - Chữa các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng.

    - Giảm uống rượu

    - Phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em

    - Điều trị sớm và triệt để các viêm nhiễm đường hô hấp.

    Theo ykhoanet.com
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.09.2006 16:02:45 bởi khoitam >
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9