TRUNG HOA DU KÝ
thiendi 05.09.2006 11:25:08 (permalink)
NGÀY THỨ NHẤT


Mới bốn giờ sáng tôi đã thức giấc, mặc dù đêm qua không ngủ được.Có lẽ một phần do lần đầu tiên xa nhà lâu như thế; một phần nữa là sắp đến được đất nước Trung Hoa vĩ đại mà trước đây chỉ được biết qua phim ảnh và sách vở.

Xe của Công ty du lịch Hà Nội đến đón đoàn chúng tôi tại khách sạn lúc năm giờ và khởi hành đi Lạng Sơn; đến Lường Mẹt cả đoàn được nghỉ giải lao và ăn sáng với món phở bò, gà (tôi ăn một bát phở bò ấm nóng mùi gừng, quế, hồi ..... chưa dám đụng đến gà vì dư âm của bệnh SARS vẫn còn đâu đó ).

Tiếp tục cuộc hành trình khi trong bụng đã có bát phở lưng lửng, đoàn chúng tôi đến cửa khẩu Hữu Nghị Quan lúc 9giờ 30. Khi qua cửa khẩu, hải quan chỉ kiểm tra giấy thông hành và mọi người ai cũng phải "ngữa cổ lên" để được "uống thuốc phòng dịch".

Tại đây đòan chúng tôi được một cô bé hướng dẫn viên người Trung Quốc ra đón - Cô bé người dân tộc Chuang, thông minh, dí dỏm và nói tiếng Việt rất soĩ, cô có dáng người chắc khỏe và đi đứng rất uyển chuyển. Cô bé tự giới thiệu mình tên là Nông Kỳ và còn biết đuà: "Em là cháu của bác Nông Đức mạnh" (Tôi rất thích cô bé naỳ).

Cô bé bảo chúng tôi hãy chỉnh đồng hồ lên 1h để cho phù hợp với giờ ở Trung Quốc vì các anh, chị đang ở trên đất nước Trung Quốc rồi.

Cô bé đưa chúng tôi đến Bằng Tường bằng ô-tô của Công ty du lịch nơi cô làm việc. Bữa cơm trưa đầu tiên ở đây đã thấy khó nuốt vì thiếu "nước mắm" - món "quốc hồn, quốc tuý" - Người Trung Quốc không thích số 4 vì phát âm giống chữ "TỬ", họ thích nhất số 8 vì phát âm giống chữ "PHÁT" (phát taì); vì vậy mà bàn ăn lúc nào cũng dọn đến 8 món (Tôi nghĩ bụng, cũng may mà họ không thích số 20 hơn số 8 ). Đoàn chúng tôi có những anh nam ăn rất khoẻ, vậy mà cũng chẳng hết được số thức ăn mỗi ngaỳ. Có lẽ do quen ăn nhiều từ bé nên người Trung Quốc ăn rất khỏe ????

Ăn xong cả đoàn lên tàu đi Nam Ninh.

Nhìn ra hai bên đường chỉ thấy núi non trùng điệp, phong cảnh không khác gì vùng núi Việt Nam. Vùng này là vùng dân tộc Chuang sinh sống - họ có số dân đông thứ hai sau dân tộc Hán - Phong tục tập quán có nhiều nét giống người Nùng ở Việt Nam (đặc biệt là về ngôn ngữ, y phục và cả ngày tết cổ truyền).

Nam Ninh là thủ phủ của tỉnh Quảng tây; bây giờ được gọi là khu tự trị dân tộc Chuang - Quảng Tây.

Mất bốn giờ đồng hồ tàu mới đến Nam Ninh.

Nông Kỳ nói cho chúng tôi nghe nhiều điều khá hay về đất nước Trung Hoa rộng lớn naỳ:

* Người Trung Hoa thường noí:

-"Ăn ở Quảng Châu, uống ở Quý Châu, lấy vợ Tô Châu, chơi thì đến Hàng Châu và khi chết về Liễu Châu"

-"Chưa đến Bắc Kinh chưa biết mình là QUAN NHỎ; chưa đến Thẩm Quyến chưa biết mình ÍT TIỀN; chưa đến Hải Nam chưa biết mình YẾU"


- Trung Quốc hiện tại có 5 khu tự trị:
1. Khu tự trỉ dân tộc Chuang - Quảng Tây
2. Khu tự trị Tây Tạng
3. Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ - Tân Cương
4. Khu tự trị Nội Mông Cổ
5. Khu tự trị dân tộc Hồi - Ninh Hạ

Tàu hỏa đi Nam Ninh khá rộng có hai hàng ghế - dãy băng ghế bên trái mỗi ghế có thể ngồi 3 người và dãy bên phải mỗi ghế chỉ ngồi được 2 người; các băng ghế này được ghép từng cặp đối diện nhau, ỡ giữa có một cái bàn nhỏ. Người phục vụ trên tàu mặc đồng phục hẳn hoi; họ đẩy xe đi dọc tàu bán nước uống và các gói đồ khô để cho khách "nhâm nhi"; họ còn quảng cáo để bán một số hàng hóa linh tinh nữa như đồ lưu niệm, hộp quẹt, bít-tất .... Để "giết thời gian" một số người trong đoàn chơi bài tiến lên và bài "tá lả"..... làm ồn ào cả một góc toa taù !

Đến Nam Ninh, giao thông tại thành phố này rất trật tự: xe hơi không được bấm coì; xe đạp không được chở người phía sau; xe máy thì rất ít vì bây giờ chính quyền thành phố không cho đăng ký nữa, nhưng đã leo lên xe máy rồi thì phải đội nón bảo hiểm và không được mang dép lê. Có đường dành riêng cho người đi xe đạp, người đi bộ ..... và xem ra họ tuân thủ những điều này khá nghiêm.

Đoàn chúng tôi nghỉ đêm ở khách sạn Nam Phương (Nanfang); khách sạn này khá đẹp và tiện nghi (Điều mà tôi thích nhất là ở đây có dịch vụ internet 24/24 ).

Tôi nhờ Nông Kỳ mua dùm một thẻ điện thoại để gọi về nhà; từ đây gọi Việt Nam 8 tệ/phút, cũng không đắt và điện thoại công cộng thì có ở khắp nơi, rất tiện lợi.

Nhận phòng xong, chúng tôi lên ăn tối tại nhà hàng xoay trên tầng 22 của khách sạn ... lại một bữa ăn với 8 món ... ( ngán rồi đó !)

Cơm nước xong, xe đưa chúng tôi đền một hiệu thuốc. Người phụ nữ tiếp khách Việt Nam nói tiếng Việt còn giỏi hơn cả Nông Kỳ, mới nghe cứ tưởng bà ấy là dân Hà Nội. Tại đây người ta biểu diễn nhiều trò để quảng cáo thuốc "thấy mà ghê" :

- Đầu tiên họ nung đó một sợi dây xích sắt (có thể lên đến khoảng 700 độ C), một cô gái tiến lên đưa bàn tay của cô cho khách xem để chứng tỏ bàn tay này chưa hề được bôi thuốc. Sau đó cô gái chạm tay và lướt dọc theo sợi dây xích. Tiếng "xèo xèo" vang lên thật khủng khiếp; một người bạn của cô ta vội bôi thuốc bỏng vaò, chỉ 10 phút sau da tay của cô trở lại bình thường. Thật là "thần dược" ???

- Tiết mục thứ hai họ lấy 1 ly nước lọc, người giới thiệu uống một ngụm để chứng tỏ đây là nước tinh khiết ? Rồi bà ta bỏ vào ly nước một ít huyết thanh của con chuột bạch và khuấy đều lên, ly nước đỏ tươi như máu người. Sau đó bà ta xin đầu lọc của một điếu thuốc đã hút và nhúng vào ly huyết thanh, màu đỏ của máu chuột chuyển ngay thành màu nâu đen trông rất kinh. Cuối cùng bà ta bỏ một tí mật gấu - đã được tinh chế thành những hạt màu cam rất đẹp - và khuấy đều .... thật kỳ lạ, ly nước trở nên màu đỏ tươi rói như ban đầu... "thần dược nữa" ???

- Lần thứ ba là một ông bác sĩ và một con gà; ông ta lấy dao mổ cắt đứt gân 2 chân của nó rồi còn bẻ cho gãy cả đôi (tôi xem mà thấy dã man quá !!!); rồi ông lấy thuốc cao đắp vào chỗ cắt và quấn giấy báo xung quanh; ông để con gà nằm yên trong 10 phút. Lạ thật, khi mở ra con gà đi đứng như thường .... "lại thần dược ???"

- Rồi cũng chính ông bác sĩ đó biểu diễn khí công: ông hét lên một tiếng to lắm và dậm chân đứng tấn, ông co mấy ngón tay laị, tôi quan sát kỹ thấy khói từ mấy đầu ngón tay của ông bay ra như từ những đầu thuốc lá đang cháy ??? Ông ta vận công điều trị cho một anh cao tuổi nhất trong đoàn bị bệnh đau lưng - với miếng giấy bạc đắp vào chỗ đau và truyền khí công vaò - anh bạn chúng tôi bảo rát và nóng lắm, sau đó thì chỗ da có đắp giấy bạc bị bỏng luôn ???

Đến đây mới thấy cái tài kinh doanh của người Trung Quốc. Họ nghĩ ra đủ thứ để biểu diễn quảng cáo, lại còn bắt mạch khám bệnh miễn phí nữa. Dù đã được dặn dò trước ở nhà là đừng mua gì vì dù thuốc hay thật mà uống một lần cũng không khỏi được bệnh; thế nhưng rồi ai cũng mua không ít thì nhiều (có lẽ vì thấy người ta nhiệt tình quá mà không mua gì hết thì cũng kỳ hoặc là bị "quyến rũ" bởi mấy cái màn biểu diễn của họ) với giá thuốc ở "trên trời" ...

Ngày đầu tiên ở Trung Quốc trôi qua với khá nhiều điều lạ lùng và thú vị như thế. Xin hẹn các bạn ngày hôm sau nhé .....
#1
    thiendi 05.09.2006 22:02:39 (permalink)
    NGÀY THỨ HAI

    Buổi sáng chúng tôi được đánh thức từ 6h, ăn sáng tự chọn tại khách sạn và ra sân bay Nam Ninh. 8h30 thì lên máy bay đi Bắc Kinh. Buổi sáng ở Nam Ninh khá lạnh nên ai cũng tưởng rằng Bắc Kinh còn lạnh hơn (do vậy nên trước khi gửi hành lý tôi đã mặc đến ba áo)

    Đến Bắc Kinh lúc 12h15', thật bất ngờ khi nhiệt độ bên ngoài là 25 độ C

    Một cô bé hướng dẫn viên du lịch tại Bắc Kinh ra đón đoàn - cô bé còn rất trẻ, dễ thương và "mỏng manh" như một cành lan. Em tự giới thiệu tên của mình là Đỗ Lệ và trao cho chị trưởng đoàn một bó hoa thật đẹp với lời chúc về một chuyến du lịch tốt lành. Thật trái ngược hẳn với vẻ khỏe mạnh của Nông Kỳ .... tôi nghĩ bụng "gầy" thế này sao mà "xông pha" nổi chứ ??? - Thế nhưng ngay lập tức tôi biết mình đã lầm ! Cô bé thật sự rất nhanh nhẹn, có trách nhiệm và nhiệt tình.

    Thời tiết ở Bắc Kinh lúc này thật đẹp; hai bên đường trồng các loại cây như tùng, dương và đặc biệt là cây hoaì. Đỗ Lệ nói cùng thời điểm này năm trước ở Bắc Kinh có bão cát từ Nội Mông , không thể ra đường được. Thảo nào mà thành phố được trồng rất nhiều dương!
    Hoa mẫu đơn và hoa cúc là hai loại hoa đặc trưng ở Bắc Kinh, nhưng vì còn mùa xuân nên hoa anh đào nở rất đẹp và có đủ màu trắng, hồng, đỏ .... Tôi mê mải ngắm hoa và chợt nhớ đến lời một bài hát của Nhật Bản "Mùa xuân sang có hoa anh đaò; màu hoa tôi trót yêu từ lâu .... "

    Từ sân bay, xe của Công ty du lịch đưa chúng tôi đến thẳng quảng trường Thiên An Môn - ở trung tâm thành phố Bắc Kinh - Thời tiết thật tuyệt vời, người dân tỏa ra quảng trường để thả diều hoặc ngồi chơi ở các bãi cỏ rất đông (mặc dù là giữa trưa ???)

    Một khoảng không gian thật rộng rãi và uy nghi ... Tôi đứng giữa quảng trường và tự nhiên nhớ lại sự kiện đẫm máu ở Thiên An Môn ngày nào ... (một cảm giác "hơi rờn rợn" )
    Thiên An Môn ngày xưa là cửa chính của Cố Cung. rất tiếc là hôm nay ở đây đang tiếp đón đoàn khách của chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho nên chúng tôi không thể vào chính điện được.

    Đầu tiên khi bước vào Cố cung là Ngọ Môn, rồi đến Điện Thái Hòa (nơi vua lâm triều), Tiếp theo là điện Trung Hòa (nơi vua tạm nghỉ ngơi giữa những giờ thiết triều vì thời gian này rất daì, có khi cả buổi), cuối cùng là điện Bảo Hòa - nơi đây tổ chức các cuộc thi cử.
    Qua cửa Càng thanh là đến Nội Đình (nơi ở của nhà Vua); Từ Linh Cung (nơi ở của Hoàng Thái Hậu); Côn Ninh Cung (nơi ở của Hoàng Hậu).

    Mỗi Phi tử đều có cung riêng. Cố Cung có đến 9.999 phòng (được xây dựng từ năm 1746). Người ta noí: "Một con người từ khi sinh ra , đến ở mỗi phòng trong Cố Cung một ngày thì đến năm 27 tuổi mới ở hết số phòng đó"

    Do Cố Cung quá rộng (đến 72ha kể cả Ngoại triều và Nội cung) cho nên chúng tôi không đủ thời gian đi thăm hết các cung mà chỉ "cỡi ngựa, xem hoa" những nơi chính. Tôi nghĩ thầm thật đúng là "thâm cung, bí sử", có chuyện gì xảy ra trong cung cấm thì khó có ai biết được vì nó rộng lớn quá; người ta có thể "sát phạt", "loại trừ" lẫn nhau để tranh giành ngôi thứ hoặc gây ra những tội ác tày đình mà khó có thể phát hiện ra ....

    Cố cung có tất cả là 4 cửa, lần lượt từ ngoài vào trong là Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hòa Môn và Tây Hòa Môn.

    Cố Cung còn được gọi là Tử Cấm Thành vì ngày xưa người Trung Hoa cho rằng trên bầu trời có một ngôi sao lớn nhất là sao Tử Vi, thì dưới hạ giới cũng có một cung điện lớn nhất đó là Tử Cấm Thành.

    Sau khi rời Cố Cung, Đỗ Lệ đưa chúng tôi đến thăm một xưởng sản xuất mỹ nghệ có tên là Cảnh Thái Lam - ở đây người ta làm đủ loại đồ mỹ nghệ như bình, điã ... có cả vòng tay, đồ trang sức .... tất cả đều bằng đồng và chạm trổ đủ màu sắc bằng tay rất tinh xảo và rất đẹp.

    Tôi rất thích mua một cái bình cắm hoa để làm souvenir nhưng nghĩ đến chuyến đi còn dài mà mang vác cồng kềnh quá không tiện nên thôi (bây giờ vẫn còn tiếc, nhưng dù sao cũng "vớt vát" được chút xíu là có mua mấy chiếc vòng đeo tay chính hiệu "Cảnh Thái Lam" để tặng bạn bè).

    Nông Kỳ nói : "Ở ngoài cũng có mặt hàng này nhưng mà làm giả không tinh xảo bằng và giá cả rẻ hơn, các anh - chị coi chừng bị nhầm..."

    Tôi thấy mấy cô bé này được huấn luyện rất kỹ về nghiệp vụ du lịch - họ không bỏ sót bất kỳ một điểm tham quan nào trong chương trình, họ ý thức rất rõ về việc khách du lịch đến tham quan và mua hàng hóa sẽ là một "chiêu kích cầu", "phát triển kinh tế địa phương" ..... Chỉ qua một việc nhỏ như vậy cũng thấy họ rất yêu nước và chợt nghĩ đến ngành du lịch của mình !!!! Chúng ta còn phải học ở họ nhiều lắm - họ biết cách "móc tuí" du khách để làm giàu cho đất nước mà "cả nhà cùng vui".

    Sau đó cả đoàn đi ăn tối, thức ăn ở Bắc Kinh có phần dễ ăn hơn ở Nam Ninh nhưng mà chúng tôi vẫn chưa quen.

    Đi cả ngaỳ, ăn tối xong chúng tôi mới nhận được phòng khách sạn; Đỗ Lệ bảo chúng tôi hãy thông cảm cho cô vì Bắc Kinh rộng lớn quá, nếu mà không tranh thủ như vậy thì vừa không thuận tiện, vừa không đủ thời gian thực hiện chương trình.

    Khách sạn ở Bắc Kinh mà chúng tôi mới đền thua xa ở Nam Ninh. (Tôi nghĩ bụng chắc ở Bắc Kinh đắt đỏ hơn Nam Ninh nên Công ty du lịch chọn khách sạn nhỏ, tiện nghi kém cho nhẹ tiền). Ở đây không có internet và muốn điện thoại về nhà phải đi bộ ra khỏi khách sạn khá xa .

    Tắm rửa xong, cả đoàn được đưa đến rạp xiếc. Trung Quốc đúng là xứ sở rất mạnh về lĩnh vực nghệ thuật naỳ. Cảm nhận lớn nhất của tôi khi xem họ biểu diễn là "tinh tập thể rất cao trong các tiết mục diễn" - Các bạn cũng biết là một mình tập xiếc đã khó; vậy mà cả tập thể cùng biểu diễn một tiếc mục thì lại càng khó hơn vì chỉ một người thiếu tập trung, làm hỏng là cả tiếc mục sẽ "hỏng bét"... thế nhưng họ đã biểu diễn thật tuyệt với mà thiendi hổng đủ từ ngữ để diễn tả...

    Nhà Đỗ Lệ ở xa khách sạn nên cô bé ngủ lại cùng phòng với tôi và Nông Kỳ. Thời tiết Bắc Kinh hôm nay rất nóng, cái máy điều hòa của khách sạn quá cũ đã "thở ra toàn hơi nóng" ; tôi thiếp đi trong một giấc ngủ mệt mỏi .....

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/DBC7FFD23A96460C9912AEB81B9A7BC4.jpg[/image][image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/33AF23B7F744478EBB8F2AD2F3B0F5D8.jpg[/image]

    Thiên An môn - Điện Thái Hòa

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/7194B765E485460BABE657A5DBF9F956.jpg[/image]
    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/5258CEE5D80A48EFB91008EC60BB9328.jpg[/image]

    Nét hoa văn chạm khắc này hơi giống ở cung đình Huế

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/E886DF60DFAC4CC691DC41B69EA28FCB.jpg[/image]

    Cảnh Thái Lam

    (Ảnh của sasaki - VNN)
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.09.2006 22:17:32 bởi thiendi >
    Attached Image(s)
    #2
      thiendi 06.09.2006 23:13:43 (permalink)
      NGÀY THỨ BA

      Buổi sáng ngày thứ ba chúng tôi được đi thăm Di Hòa Viên (còn gọi là Cung điện mùa hè - Summer Palace) của bà Từ Hy Thái Hậu.

      Bà hoàng này có một cuộc sống thật là xa xỉ: thức ăn của bà bao giờ cũng phải đủ 3 loại - một loại để ngắm, một loại để ngửi và loại cuối cùng mới dùng để ăn. Bà dùng bột ngọc trai (pearl) thường xuyên để duy trì tuổi thanh xuân. Thức uống của bà là bột ngọc trai trộn với mật ong. Bà tắm bằng sữa tươi có pha bột ngọc trai. Vì bột ngọc trai có tính chất dưỡng da, rất mát, chống lão hoá... Cho nên người ta nói rằng tuy lúc đó tuổi của bà đã cao nhưng làn da của bà rất đẹp, không nhăn và bà trông rất trẻ so với tuổi.... (các chị em gái nên học tập bà hoàng này mà đi mua bột ngọc trai dùng ngay đi )

      Nơi đầu tiên bước vào là Điện Nhơn Thọ - nơi làm việc của Thái hậu - trên trần điện có 2 tấm kính rất lớn gắn 290 chữ (thiendi không nhớ nổi là những chữ gì ??? ), mỗi chữ nằm gọn trong 1 ô vuông và được sắp xếp rất đều đặn.

      Phía trước điện là một tượng đá hình kỳ lân - một con vật linh thiêng chỉ có trong truyền thuyết với đầu rồng, mình cá, đuôi sư tử, chân trâu.

      Đi sâu vào bên trong là Côn Minh hồ, giữa hồ có đình Chi Xuân trước đây thả rất nhiều thiên nga; phía bên phải của hồ là núi Vạn Thọ. Khung cảnh thật hữu tình, khí hậu mát mẻ, tuyệt vời ... thế mới thấy các vua chúa thời xưa sống thật xa hoa và quyền lực - những nơi đẹp nhất và có phong thủy tốt nhất thì họ chọn để xây cung điện hay lăng mộ - điều này thứ dân làm sao dám so sánh hay kêu ca !!!

      Vào bên trong nữa là Nghi Vân Cung - đây là nơi ở của Hoàng hậu vợ vua Quang Tự - bà này không được vua Quang Tự yêu thích vì do Từ Hy Thái Hậu chọn (tương truyền rằng bà có khuôn mặt rất dài và dung mạo không được đẹp).

      Bà Từ Hy ở cung Lạc Thọ Đường; ngay tiền sảnh có đặt 2 con vật: một bên là con chim hạc và bên kia là 1 chú nai, cả 2 con vật đều làm bằng đồng. Hoa ngọc lan được trồng rất nhiều quanh cung của bà vì tên thời con gái của bà là Ngọc Lan. Bên cạnh hoa ngọc lan người ta còn trồng hoa hải đường với ý nghĩa "Kim Ngọc Mãn Đường" tượng trưng cho sự trường thọ, vĩnh cửu.

      Phía bên ngoài có một tảng đá rất lớn gọi là "Vại Gia"; trông giống hình 1 cái nấm linh chi đại. Đá này do vua Càn Long mang về sau 1 chuyến du hành và người ta đã phải phá cổng mới đưa vào được bên trong khu vực cung. Đối diện với Lạc Thọ Đường có 1 gác chuông để Thái hậu có thể rung chuông sai bảo các quan Thái giám .

      Đi sâu vào bên trong có một hành lang rất dài gọi là Trường Lang (dài 720m), dọc theo Trường Lang là vô số bức họa, những bức họa này thời Cách mạng văn hóa bị Hồng vệ binh phá tan tành; hiện nay người ta đã phục chế lại tất cả.

      Nhìn sang bên trái ta thấy có 1 cây cầu dài 17 nhịp bắt trên hồ. Đi hết cây cầu này sẽ gặp một cung mà bà Từ Hy dùng để "dạy con" (răn vua).

      Rời Di Hòa Viên chúng tôi được đưa đến Khu Văn hóa các dân tộc để uống trà Cung đình. Mấy cô gái Trung Quốc phục vụ ở đó mặc những bộ trang phục cổ truyền màu đỏ xác pháo trông thật đẹp.

      Các cô bé mời chúng tôi vào một căn phòng nhỏ và khi ai nấy đã yên vị hết thì các cô bắt đầu giới thiệu các loại trà và biểu diễn cách pha chúng thật là kiều cách và độc đáo. Họ giới thiệu 4 loại trà:

      1. Trà Khổ Cam Lộ (còn gọi là Bạch trà) của Vân Nam; trà này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

      2. Trà Sinh Thái (cũng ở Vân Nam). Loại trà này thật đặc biệt. cây trà mọc tự nhiên, thân cây cao đến 31m và cả đất nước Trung Quốc chỉ có 36 cây trà này (???) - cho nên "rất quí". Tôi thấy lá trà cuộn lại thành quả to bằng đầu ngóm tay caí; mỗi quả như vậy gồm 4 lá trà và pha được 36 cốc. Tác dụng của nó là trị bệnh cao huyết áp, giúp tiêu mỡ trong maú; nếu pha cùng mật ong sẽ có tác dụng an thần, bổ naõ.

      3. Trà U Long (còn gọi là trà Mỹ nhân Đông phương), có đến hơn 100 loại trà U Long. Loại trà mà họ đang giới thiệu cho chúng tôi rất thơm mùi hoa ngọc lan, cho nên họ dặn chúng tôi: trước khi uống loại trà này phải đưa chung trà qua lại trước mũi để "ngửi" rồi mới uống. Phụ nữ dùng trà này với táo đỏ sẽ có tác dụng bổ huyết, dưỡng da.

      4. Trà hoa nhài (cũng có nhiều loaị), rất tốt cho mắt.

      Có thể "túm laị" thế naỳ: Thơm nhất là trà U Long; tốt cho sức khỏe nhất là trà Sinh Thaí.

      Họ còn giới thiệu những bộ bình tách trà có thể đổi màu ở nhiệt độ 80 độ C (đây là nhiệt độ pha trà lý tưởng nhất).

      Giá của các loại trà rất cao, hơn 200.000 VND/hộp khoảng chừng 200gr, vậy mà với chiêu tiếp thị tuyệt vời của họ các anh, chị trong đoàn cũng mua khá nhiều nào trà, nào bình tách .

      Buổi trưa chúng tôi được ăn ở nhà hàng Cung Đình. Các cô gái phục vụ ăn mặc cứ như là những nàng cung nữ thời Mãn Thanh. Thức ăn cũng rất nhiều (8 món !!! ).

      Ăn xong đoàn chúng tôi phải vội ra xe để đến chỗ làm việc vì đã có hẹn với phía bạn ở Bắc Kinh rồi. Đây là buổi làm việc đầu tiên với các bạn Trung Quốc nên phải đúng giờ. Chúng tôi còn một buổi làm việc nữa ở Thượng Hảỉ.

      Sau giờ làm việc, chúng tôi được đến Vương Phủ Tĩnh (nằm ở phố đi bộ của Bắc Kinh) để mua sắm. Khu phố này thật là sầm uất. Trong các siêu thị thì hàng hóa rất nhiếu nhưng toàn là hàng hiệu, giá cả rất đắt so với túi tiền của chúng tôi. Vì vậy, mọi người chỉ mua vài thứ đồ lưu niệm ở các cửa hàng 1 giá rồi đi ăn tối.

      Hôm nay là sinh nhật của Hoàng Ánh (một cô bạn trong đoàn). Đỗ Lệ đã "bí mật" mua 1 ổ bánh gateaux au crème thật ngon và bất thình lình mang ra chúc mừng HA. (thấy Công ty du lịch Bắc Kinh chu đáo chưa? Họ theo dõi ngày sinh của du khách để tổ chức mừng sinh nhật. Đây là điều mà các công ty du lịch của chúng ta phải học tập).

      Mọi người ai nấy đều vui vẻ, mấy anh nam trong đoàn mua thêm mấy chai beer made in China để "cụng cụng", "dô dô" làm không khí sôi động hẳn lên. HA. rất xúc động !!!

      Ngày thứ 3 trôi qua khá vui vẻ.....


      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/078BADA940A348ABB5A126E452E84D9B.jpg[/image] Nơi bà Từ Hy "răn" Vua
      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/A8C4A026CCD143F79A015BCA3D05518F.jpg[/image] Sen trong Di Hòa Viên
      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/2195B4678A444C2A8D739128C01656B3.jpg[/image] Thuyền trên Côn Ninh hồ
      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/BF4AABAA05864FE88A1CAEC728ED55AC.jpg[/image] Trường Lang
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.09.2006 23:25:13 bởi thiendi >
      Attached Image(s)
      #3
        thiendi 07.09.2006 10:25:33 (permalink)
        NGÀY THỨ TƯ

        Sau khi ăn sáng tại khách sạn, đoàn đi thăm xưởng sản xuất đá quí của Bắc Kinh. Có nhiều loại đá quí đủ màu sắc và nhiều loại hàng mỹ nghệ rất đẹp. chẳng hạn như đồ trang sức, tượng Phật bằng ngọc, gối ngủ có cẩn ngọc (người ta nói đây là kiểu gối của bà Từ Hy), ngay cả bọc ghế xe hơi người ta cũng cẩn đá quí..... (Giá rất cao, chắc chỉ có người giàu mới dùng ...)

        9h sáng chúng tôi đến Vạn Lý Trường Thành - một di sản văn hóa Thế giới - Vạn Lý Trường Thành dài đến 6.000 km và đi qua 6 tỉnh của Trung Quốc; du khách đến đây chỉ đi được một phần của nó mà thôi.

        Niềm ước mơ của tôi được đặt chân lên Vạn Lý Trường Thành giờ đã thành hiện thực ! Trước khi đi, dì tôi đã dặn: "Đến Vạn Lý Trường thành cháu nhớ mang giày thấp và lấy cho được cái giấy chứng nhận" .

        Cái gì chứ khi đi du lịch là tôi ăn mặc rất gọn gàng, giày sport hẳn hoi cho nên chuyện leo trèo không là vấn đề; các chị trong đoàn mang toàn giày cao gót nên chỉ lên tầng thứ nhất là xuống (thật hoài của !)

        Cổng chính của Vạn Lý Trường Thành gọi là Cơ Ung Quan, cứ mỗi đoạn trường thành có một tháp canh mà người ta gọi là Phong Hỏa Đài (tôi nghĩ đây là đài quan sát ???). Tôi chui vào một Phong Hỏa Đài ở tầng thứ 3 và phóng tầm mắt ra xung quanh .... Thật là tuyệt vời khi đứng trên cao lộng gió, ngắm toàn cảnh khu vực Trường Thành kỳ vĩ - Người Trung Hoa tự hào vì đất nước họ vĩ đại và một nền văn hóa lâu đời ở phương Đông cũng là phải thôi - Nhưng không biết tôi có là con người cả nghĩ hay không ? Bởi vì khi đứng ở đây tôi không thể nào quên được những cái chết của người dân vô tội Trung Hoa thời Tần Thủy Hoàng - biết bao nhiêu máu xương đã đổ xuống trên đoạn trường thành này !

        Rồi thì tôi cũng lấy được cái giấy chứng nhận "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán" ... (A commemorative Certificate for ascending The Great Wall in Beijing) mà trên đó có ghi câu này: "He does not reach the Great Wall is not a true man" ... Trên tờ chứng nhận có ghi tên và tấm ảnh của tôi chụp tại đây; "oai" nhất là có một con dấu to, đỏ chót .... (Thật sự là bạn chỉ cần bỏ ra 60 nhân dân tệ thì sẽ có cái giấy chứng nhận giống như của tôi thôi - Lúc đầu tôi cứ tưởng ai trèo lên đến tầng cuối cùng mới được cái giấy này )

        Rời vạn Lý Trường thành chúng tôi được đưa đến huyện Xương Bình để ăn món vịt quay Bắc Kinh nổi tiếng khắp thế giới ! Nông Kỳ nói món vịt quay này ở Xương Bình là ngon nhất. Trên đường đi các anh nam kể một câu chuyện tiếu lâm về món ăn này ). Tôi ăn món vịt quay này thấy rất thơm, mềm và ngon hơn những nơi khác thật ..... nhưng vịt không phải là món khoái khẩu của tôi nên cũng không mê lắm !

        Sau bữa trưa, chúng tôi đến thăm xưởng sản xuất mứt hoa quả. Nơi đây rất nổi tiếng với các món ăn chơi naỳ vì ngày xưa bà Từ Hy Thái Hậu rất thích các loại mứt hoa quả và đây là nơi sản xuất chính để cung cấp cho hoàng cung.

        Họ mời chúng tôi nếm đủ thứ mứt và ngay bên cạnh có một siêu thị nhỏ bán tất cả các loại mứt này ... (Lại một chiêu kinh doanh tài giỏi của người Trung Quốc ...)

        Điểm tham quan kế tiếp là Thập Tam Lăng (13 lăng mộ của các vị vua đời nhà Minh). Thập Tam Lăng ở khá xa thành phố Bắc Kinh; chúng tôi phải mất đến 1h30 phút mới đền được nơi naỳ.

        Thập Tam Lăng được xây từ năm 1584. Thời nhà Minh có tới 16 vị vua: người đầu tiên là Chu Nguyên Chương - ông đóng đô ở Nam Kinh, nên lăng mộ của ông không đặt ở đây. Vị vua kế tiếp chết sớm và vì chiến tranh loạn lạc nên ở đây thiếu 3 lăng mộ.

        Bước vào khu mộ người ta thấy có một tấm bia rất to và cao nhưng trên đó đặc biệt là không có chữ naò ??? Ý nghĩa của điều này là vì công đức của nhà vua lớn quá, không có từ ngữ nào đủ để diễn tả ???

        Từ cửa chính vào là đường Thần (đường vào lăng mộ của vua Chu Đế), dọc 2 bên đường có tượng đá hình voi và các đại thần. Lăng thứ nhất gọi là Trường Lăng (mộ của vua Chu Đệ) và lăng cuối cùng gọi là Tư Lăng (mộ của vua Trung Chấn). Tư Lăng là ngôi mộ nhỏ nhất do Lý Tự Thành xây.

        Chỉ có duy nhất 1 ngôi mộ được khai quật và cho du khách vào tham quan đó là Đinh Lăng (mộ của vua Vạn Lịch). Người ta mở được 3 cửa vào lăng. Thời Cách mạng văn hóa mộ của vua Vạn Lịch và 2 Hoàng hậu bị đào lên. Tương truyền rằng có người nông dân lấy gỗ quan tài của vua làm tủ đựng quần áo và bị vật chết ???

        Thời phong kiến Trung Quốc, các cung tần mỹ nữ đều bị chôn cùng vua sau khi vua băng hà; nhưng đến thời nhà Minh hủ tục này đã bị bãi bỏ. Tuy vậy, những người tham gia xây dựng lăng vẫn đều bị giết chết sau khi lăng hoàn tất ! (Thật là ghê sợ!!! Thời phong kiến tính mạng con người ta thật là nhỏ nhoi "Sống vì vua, chết cũng vì vua !" .....

        Bên trong lăng mộ cũng xây theo kiểu cung điện của vua khi còn sống; nào là ngai vàng, long sàn và các thứ vật dụng cần thiết trong cung ..... tất cả đều bằng đá.

        Có tất cả 3 quan tài (của vua và 2 vị hoàng hậu). Những cánh cửa bằng đá hàn bạch ngọc thật to có khóa cửa tự động , cửa nào cũng có 81 cái núm tròn (9 hàng, mỗi hàng 9 cái - vì số 9 là số của Vua).

        Ở cửa ra có một tấm bia lớn ghi Thần Tông Hiển Hoàng Đế Chi Lăng. Điều đặc biệt là mỗi viên đá được xây ở đây đều có ghi ký hiệu do người dân nộp; cứ viên nào không đạt chất lượng thì cả gia đình của chủ nhân viên gạch cống nạp đó sẽ bị giết ... (Thật khủng khiếp !!)

        Rời Thập tam Lăng chúng tôi trở về thành phố Bắc Kinh để thăm hiệu thuốc nổi tiếng Đồng Nhân Đường - hiệu thuốc này có lịch sử đến 300 năm (tôi nhớ đã được xem 1 bộ phim của Trung Quốc về nơi naỳ).

        Đón chúng tôi là một người đàn ông măc áo dài đen, ông ta nói tiếng Việt rất soĩ. Sau khi giới thiệu về lịch sử và truyền thống của hiệu thuốc họ cũng tổ chức khám bệnh miễn phí. Thuốc của họ chắc là rất tốt và cao cấp nhất vì theo họ các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng như Việt Nam đều lấy thuốc ở đây ???

        Bên trong nhà thuốc thật là đẹp, có cả một siêu thị nho nhỏ bán các loại rượu, thuốc và thức ăn dinh dưỡng .... Bên ngoài hiệu thuốc là một thảm cỏ xanh mượt, giữa sân có một cây anh đào rất to, hoa đào nở rộ tô thêm màu đỏ cho bức tranh vốn đã rất hoàn mỹ nơi đây ....

        20h chúng tôi phải có mặt ở ga Bắc Kinh để lên tàu đi Nam Kinh. Bây giờ nhớ lại tôi vẫn thấy sợ .... Người ở đâu mà đông thế ! Chúng tôi phải chen chúc mướt mồ hôi, xếp hàng san sát nhau để lên tàu trong cái ồn ào như chợ vỡ .... Nhà ga đang được xây dựng nên rất bề bộn ...

        20h40 đoàn mới yên vị trên chuyến tàu đi Nam Kinh. Các cô tiếp viên của tàu mặc đồng phục thật đẹp và đứng đón khách ở cửa toa với những nụ cuời tươi thắm; điều này giúp chúng tôi quên mất nỗi nhọc nhằn khi lên tàu .

        Tàu này sạch sẽ và rộng rãi hơn tàu ở Nam Ninh. Mỗi khoang cũng có 6 giường nằm nhưng khác tàu Việt Nam là không có ngăn thành buồng kín nên thoáng hơn. Dọc theo hành lang có ghế bọc vải gắn vào thành tàu để hành khách có thể ngồi ngắm phong cảnh bên đường.

        Đoàn chúng tôi có 16 người và Nông Kỳ nữa là 17 nên có 1 người phụ nữ Trung Quốc mua vé tầng 3 trong khoang của tôi. Bà ấy to béo quá nên rất nặng nề; bà ngỏ ý muốn tôi đổi giường ở tầng 2 cho bà. Tôi vui vẻ đổi vì thấy bà tội nghiệp quá, khó mà leo nổi lên tầng 3 ! Bà ta tỏ vẻ biết ơn và dúi vào tay tôi một nắm nhân dân tệ ... Tôi buồn cười quá nhưng không biết nói sao cho bà hiểu. Thấy tôi không nhận tiền bà liền lôi trong túi của bà đủ thứ thức ăn và đưa cho tôi; tôi ra hiệu bảo bà hãy cất đi và hứa với bà là sáng mai tôi sẽ ăn, bà mới yên tâm đi nằm. (Tình quốc tế thiết tha !!!)

        Một anh chàng thanh niên Trung Quốc thấy cảnh đó nhìn chúng tôi cười cười, tôi thấy cậu này cũng khá to béo và cứ tưởng họ là 2 mẹ con, hóa ra không phaỉ. Tôi hỏi đại: "Can you speak English ?". Anh chàng này mừng quá gật đầu lia lịa và thế là chúng tôi bắt đầu nói chuyện với nhau. Các bạn chắc cũng đoán ra khi 2 người có quốc tịch khác nhau mà sử dụng ngôn ngữ thứ 3 để nói chuyện thì phải sử dụng thêm "hand language" mới đủ từ để hiểu Tuy vậy chúng tôi cũng đã nói được đủ thứ chuyện trên trời, dưới đất, rất vui ! Cậu này còn khen tôi phát âm hay và dễ nghe (không biết có nịnh hay không đây??) nhưng mà cách phát âm tiếng Anh của cậu ấy thì "terrible" thật ...(từ này là do cậu ấy tự nhận với tôi).

        Tàu càng lúc càng xa Bắc Kinh, tôi chia tay người bạn mới để lên giường ngủ vào lúc 23h30 ... Chấm dứt một ngày có quá nhiều sự kiện .....


        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/1B4EC51ECF9041239833A33752E99191.jpg[/image]
        Vạn Lý Trường Thành

        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/C65447F15D66458CA806675FD36C618A.jpg[/image]
        Phong hỏa đài

        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/F5818272ABD64BAC846B677A84972D2E.jpg[/image] Cổng vào Thập Tam Lăng
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.09.2006 10:38:41 bởi thiendi >
        Attached Image(s)
        #4
          thiendi 08.09.2006 22:46:41 (permalink)
          NGÀY THỨ NĂM

          Buổi sáng thức dậy ở trên taù, Nông Kỳ cho chúng tôi điểm tâm bằng món "mì hộp" của Trung Quốc. Trên tàu có nước sôi, thế là mỗi người mỗi hộp ... . Cái bà bạn "to beó" đưa cho tôi 1 quả trứng kho sẵn và được đóng gói hút chân không với 2 cây xúc xích; tôi nhận cho bà ấy vui, cám ơn và mời các bạn trong đoàn ăn thử .....

          8h30 tàu đến Nam Kinh - Thủ phủ của tỉnh Giang Tô - Nam Kinh đã được chọn là cố đô của 6 triều đaị. Xung quanh thành phố có hồ nước bao bọc. Mùa hè ở đây nóng lắm cho nên cây cối được trồng rất nhiều Thành phố này là một trong những nơi có nhiều cây xanh nhất của Trung Quốc (mật độ 10 cây xanh/đầu người). Nhìn ở đâu cũng thấy một màu xanh, tôi rất thích đi giữa những hàng cây xanh nên rất có cảm tình với thành phố này. Cây ngô đồng là loại cây đặc trưng ở đây, dọc 2 bên đường trồng toàn cây ngô đồng ... Bất chợt tôi nhớ đến câu hát ru của mẹ:

          "Cây ngô đồng - không trồng mà mọc,
          Rễ ngô đồng - rễ dọc, rễ ngang...."


          (Có phải cây ngô đồng ở đây "không trồng mà mọc" như lời hát của mẹ tôi không nhỉ ???)

          Một chị hướng dẫn viên du lịch ở Thượng Hải ra đón đoàn (tôi còn quên nói là đã chia tay với Đỗ Lệ ở ga Bắc Kinh rất chi là "bịn rịn" !). Chị này đưa cả đoàn về khách sạn nhận phòng rồi đi thăm Phủ Tổng Thống Tôn Trung Sơn. Nơi đây cũng chính là cung điện của vua Chu Nguyên Chương đời nhà Minh.

          Bước vào bên trong tôi thấy một bức họa thật lớn vẽ ảnh của Hồng Tú Toàn và một số nhân vật khác thời Thái Bình Thiên Quốc.

          Tôn Trung Sơn nguyên là một bác sĩ người tỉnh Quảng Đông, ông chính là vị lãnh tụ của Quốc Dân Đảng. Ông là người có xu hướng dân chủ cho nên vào thời của ông Quốc Dân Đảng quan hệ rất tốt với đảng Cộng Sản Trung Quốc; nhưng đến đời của Tưởng Giới Thạch - học trò ông - thì mối quan hệ ấy không còn tốt đẹp nữa.

          Tổng Thống Phủ là nơi làm việc của Quốc Dân Đảng. Năm 1911, Tôn Trung Sơn đã làm cách mạng, lật đỗ triều đại phong kiến nhà Thanh lập nên chế độ dân chủ đầu tiên của Trung Quốc.

          Lá cờ của Quốc Dân Đảng có hình "mặt trời". Trong Tổng Thống phủ còn lưu giữ rất nhiều hình ảnh của Tôn Trung Sơn, Tống Mỹ Linh - vợ ông -, Tưởng Giới Thạch và bà Tống Khánh Linh ..... Trong phòng làm việc của ông và các vị lãnh đạo Quốc dân đảng khác tôi đã thấy có điện thoaị .....

          Bây giờ chính quyền Trung Quốc còn để lại một dãy phòng cũ nguyên bản, phần lớn các khu nhà đã chỉnh trang, tôn tạo lại và hiện nay là nơi làm việc của chính quyền thành phố ??

          Tôi bước ra thăm khu vườn của Tổng Thống Phủ, khung cảnh thật đẹp với cỏ và hoa .....
          Rời Tổng Thống Phủ chúng tôi đền thăm một khu phố cổ ở Nam Kinh gọi là "Miếu Phu Tử". Vào khu phố này phải đi bộ và có thể mua sắm. Dọc 2 bên đường người ta đặt những bàn khám bệnh miễn phí. Nhiều người già đang được khám bệnh ở đây .....

          Sau bữa trưa chúng tôi đến Mỹ Linh Cung - đây là nơi ở của bà Mỹ Linh (vợ ông Tôn Trung Sơn) - Phong cảnh nơi đây củng rất hữu tình: Mỹ Linh Cung nằm trên một ngọn đồi; tiếng chim hót véo von trong buổi xế trưa giữa những hàng cây xanh dễ làm nao lòng người.

          Trước cửa cung vẫn còn lưu giữ chiếc xe hơi mà khi sinh thời bà vẫn dùng .... tiện nghi phía bên trong các phòng cũng không cổ xưa lắm - có cả bồn tắm và máy điều hòa nhiệt độ nữa ?

          Cuối buổi chiều chúng tôi đến viếng lăng mộ Tôn Trung Sơn. Nơi đây phong thủy tuyệt vời nhất - cả một khu rừng rộng lớn, xanh mướt; không có cái vẻ "u uất" như bên Thập Tam Lăng.

          Người xây lăng mộ cho Tôn Trung Sơn hẳn phải là một kiến trúc sư đại tài - họ đã tính toán rất hay: nếu bạn đứng trên một chiếu nghỉ thì không thể nhìn thấy các bậc tam cấp và ngược lại khi đứng ở bất kỳ bậc tam cấp nào thi không thể nhìn thấy một chiếu nghỉ .......

          Trên đường về chúng tôi được đi ngang qua cây cầu Trường Giang. Cầu này bắt qua con sông Trường Giang - lớn nhất Trung Quốc - cầu dài đến 6.700 km.

          Đi ngang cầu tôi bất chợt nhìn lên núi bên phải và thấy một căn nhà nhỏ, hỏi ra thì được biết đó chính là Nguyệt Giang Lầu (nơi này để ngắm dòng sông vào mùa trăng - thơ mộng quá !! ).

          Được biết cây cầu này lúc đầu dự kiến sẽ do Liên Xô xây dựng; nhưng trong lúc đang tiến hành các thủ tục thì mối quan hệ Trung - Xô ngày càng xấu đi cho nên các kiến trúc sư Trung Quốc đã tự mình tiếp tục thiết kế và xây dựng. Đặc biệt nhất là ở giữa cầu có tượng đài rất lớn (điều này tôi chưa từng thấy ở bất kỳ cây cầu nào ???)

          Sau đó cả đoàn đi ăn tối - có lẽ thức ăn ở Nam Kinh là "kinh khủng" nhất - mặc dù rất mệt và đói nhưng tôi ăn không nổi .... nhất là cái món canh chỉ có độc một thứ rong biển tanh ơi là tanh mà chẳng có tí gia vị nào !!!!

          Ngủ đêm ở Nam Kinh trong khách sạn nhỏ tọa lạc tại một khu phố vắng vẻ, xung quanh không có hàng quán gì cả; không có điện thoại international để gọi về nhà .... buồn ơi là buồn ......

          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/CF511069CA564319B7CC7029FABF3207.jpg[/image] Thành phố Nam Kinh

          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/B45A552E793749DD920047F28714F644.jpg[/image] Cổng vào lăng Tôn Trung Sơn

          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/342F40798F2B42299CBFD98DBA6B225E.jpg[/image] Bên trong Lăng Tôn Trung Sơn
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.09.2006 22:50:35 bởi thiendi >
          Attached Image(s)
          #5
            thiendi 18.09.2006 22:36:40 (permalink)
            NGÀY THỨ SÁU

            Sáng ngày thứ 6 của cuộc hành trình chúng tôi lại vác hành lý lên xe đi đền thành phố Tô Châu. Giải phân cách ở giữa dọc theo xa lộ là các cây cảnh được cắt tỉa cẩn thận. Hai bên đường trồng những hàng cây xanh giống như cây bạch đàn. Xa xa bên trong thấp thoáng những ngôi nhà của người nông dân (nhà dân không nằm sát xa lộ).

            12h trưa đoàn chúng tôi mới đền Tô Châu. Người Trung Quốc noí: "Trên trời có Thiên đường, Hạ giới có Tô Châu - Hàng Châu". Điều này chứng tỏ Tô Châu và Hàng Châu là 2 thành phố rất đẹp của đất nước Trung Quốc và họ luôn tự hào về điều naỳ.

            Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Tô Châu thuộc về nước Ngô và thành phố này thuộc tỉnh Triết Giang xưa; ngày nay là tỉnh Giang Tô.

            Có một người Châu Âu là ông Marco Polo ví Tô Châu như là Venise của nước Ý ???

            Cổ thành của Tô Châu ngày xưa có 8 cửa nhưng bây giờ chỉ còn giữ nguyên được một cổng mà thôi.

            Sau khi cơm nước xong chúng tôi được đưa đến Tây Viên, Đồi Hổ và Hàn Sơn Tự.

            Trước cửa Hàn Sơn Tự có một dòng sông (hiện nay khi chúng tôi vào chùa không phải qua sông, nhưng ngày xưa phải đi thuyền qua con sông này mới vào Hàn Sơn Tự được).

            Trên Đồi Hổ có mộ của Ngô Vương. Tương truyền rằng Tần Thủy Hoàng rất muốn tìm vị trí mộ của Ngô Vương để đào lên nhưng ý định này không thực hiện được vì ngôi mộ có 2 con hổ rất dữ tợn canh giữ.

            Bản thân tôi nghĩ thật ra cũng khó mà tìm được vị trí chính xác của ngôi mộ trên khu Đồi Hổ rộng lớn như thế naỳ, hơn nữa các vị vua chúa luôn muốn cất giấu rất kỹ lăng mộ của mình.

            Cô hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi qua một cái cầu bắt qua ao gọi là Ao Kiếm (có lẽ ao này được hình thành do nước từ suối nguồn chảy xuống) và cô ta bảo: truyền thuyết cho rằng dưới làn nước trong xanh kia có lăng mộ của Ngô Vương nhưng người ta không thể chỉ ra một cách chắc chắn nó tọa lạc ở vị trí naò.

            Qua khỏi khu vực này ta sẽ thấy một tháp nghiêng 7 tầng được xây hơn 1.000 năm, cao 47,5m (trông hơi giống tháp Pisa của Ý).

            Điểm đặc biệt của toàn khu Đồi Hổ là trồng rất nhiều hoa Tulip đủ màu sắc và tôi mê nhất là loại màu tím than, rất lạ ! (Tôi chưa từng được thấy hoa Tulip đen như trong một tác phẩm văn học đã đọc; nhưng nhìn màu hoa này tôi thấy rất thích thú!)

            Hoa Tulip ở đây lớn và cánh khá dày chứ không "ỉu xiù" như loại Tulip tôi mua tại Việt Nam vào dịp Têt (cánh mỏng và nhanh héo tàn vì không chịu nổi cái nóng phương Nam).

            Rời Hàn Sơn Tự chúng tôi đi ăn chiều - Thức ăn của cái thành phố này cũng khó ăn không thua gì ở Nam Kinh !!!

            Buổi tối đói bụng quá vì chiều ăn không ngon, bọn tôi phải đi mua sữa tươi về uống cho đỡ mệt và nhận phòng nghỉ bảo vệ sức khỏe cho chuyến hành trình dài ngày naỳ .....


            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/7E2AE5D06E06460A9F980957E2122411.jpg[/image] Bến Phong Kiều

            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/101808078E03439ABA1A57C6F9BE72AD.jpg[/image] Tháp chuông Hàn Sơn Tự
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.09.2006 23:28:08 bởi thiendi >
            Attached Image(s)
            #6
              thiendi 23.09.2006 22:34:14 (permalink)
              NGÀY THỨ BẢY

              Tô Châu cách Thượng Hải 120km, cho nên chỉ mất 2h đi ô-tô là chúng tôi đến nơi.

              Như đã nói ở trên, đoàn chúng tôi có một buổi làm việc thứ hai nữa ở Thượng Hải (từ 9h cho đến hết buổi sáng) và sau đó đi ăn trưa.

              Cơm trưa ở Thượng Hải rất ngon - có lẽ đây là bữa ăn mà tôi thấy ngon nhất kể từ lúc đặt chân đến đất nước Trung Quốc (tại vì tôi quá đói chăng ???)

              Phỏng vấn mọi người trong đoàn thì ai cũng bảo là rất ngon miệng (hihi... ai cũng đói cả !!! ). Gia vị ở đây giống kiểu nấu của người Hoa ở Chợ Lớn (cho nên ai cũng cảm thấy quen thuộc và dễ ăn ??? )

              Sau buổi trưa, đoàn đi thăm chùa Ngọc Phật. Tại bức tường đá bên trong chùa có chạm khắc rất công phu cả bộ truyện Tây du ký bằng hình ảnh.

              Chùa này được xây dựng từ đời nhà Thanh. Năm xưa, từ chùa này có một nhà sư đi thỉnh kinh bên Miến Điện và làm được 5 bức tượng bằng ngọc của Miến Điện rồi đưa về Trung Quốc; nhưng cho tới bây giờ chỉ còn có 2 tượng mà thôi.

              Vào các ngôi chùa của Trung Quốc ta thấy cách bài trí rất giống nhau: đầu tiên là Điện Thiên Vương, kế đến là Đại Hồng Bảo Điện - phía trước điện là 3 ngôi tam baỏ: (3 vị Phật bằng đồng được đúc với kích thước rất lớn) ở chính điện là tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bên trái là tượng đức Phật A Di Đà và bên phải là tượng đức Phật Phổ Hiền. Mặt sau chính điện thờ tượng đức Phật Quan Thế Âm; hai bên hông điện là tượng của 10 vị La Hán cũng khá lớn.

              Đi tiếp vào phía trong là điện thờ Phật Ngọc (tượng Phật bằng ngọc). Tượng Ngọc Phật này có từ 124 năm trước. Ở khu vực thờ Ngọc Phật người ta cấm chụp ảnh (???) và chỉ được đứng ngắm từ xa ! Tượng Phật Ngọc màu xanh lam và tỏa ra một ánh sáng rất "huyền diệu" (có phải là do tôi quá tưởng tượng hay không ???)

              Trong điện còn có 688 tượng Phật nhỏ, số tượng này đã được "chú nguyện" và Phật tử có thể "thỉnh" về nhà thờ sau khi gửi cho chùa số tiền 5.000 nhân dân tệ.

              Ngoài ra, ở đây còn có một tượng Phật nằm nặng đến 4 tấn do chính phủ Singapore tặng năm 1982 - tượng làm bằng đá Đại Lý.

              Tôi đặc biệt chú ý tới pho tượng Như Ý Quan Âm làm bằng gỗ táo đỏ rất đẹp từ đời nhà Tống. Người ta nói ai sờ vào bức tượng này thì "cầu được, ước thấy"??? Cho nên chúng tôi ai cũng tranh thủ "sờ" để "cầu may mắn, an lành ???" ... và vì ai cũng làm vậy cho nên bức tượng bóng lộn lên, rất đẹp ...

              Rời chùa Ngọc Phật chúng tôi được đưa đến khu phố Đông - Đây là khu phố mới của Thượng Hải được xây dựng từ năm 1990. Hiện tại ở đây đã có đến 838 tòa nhà cao tầng (trên 20 tầng). Tôi thấy "hơi bị choáng váng" khi nghe đến con số này ! Tốc độ xây dựng của họ thật khủng khiếp ! (Trông người mà nghĩ đến ta !)

              Xe chạy qua khu nhà Ngân hàng của các nước - khu vực này trước đây do Liên quân 8 nước tới đánh chiếm Trung Quốc xây dựng. Mỗi căn một kiểu kiến trúc khác nhau: có cái như tòa Bạch Ốc của Mỹ, có cái giống Khải Hoàn Môn của Pháp, cái thì lại giống tháp Big Bell của Anh v.v....

              Tiếp tục lộ trình, chúng tôi đi đến Đại cầu treo Nam Phố. Đây là loại cầu dây văng (giống kiểu cây cầu Bắc Mỹ Thuận của Việt Nam nhưng to và dài hơn nhiều) dài đến 8.364 mét. Ở giữa cầu có bút tích của ông Đặng Tiểu Bình: "ĐẠI CẦU NAM PHỐ" - mỗi chữ to đến 16 mét vuông (có ai "théc méc" là ông Đặng thấp bé vậy làm sao mà viết được không ???)

              Nông Kỳ cho biết ở Thượng Hải còn một cây cầu dây văng nữa là cầu Dương Phố - nhỏ hơn một chút - nhưng chúng tôi không có đủ thời gian để đến vì còn vội vội vàng vàng đi ăn chiều để kịp giờ ra bến Thượng hải mua vé lên tàu ngắm toàn cảnh Thượng Hải về đêm.

              Buổi chiều trên bến Thượng Hải thật tuyệt vời - khung cảnh đẹp và rất mát. Đông đảo du khách các nước tập trung ở đây; muốn chụp một bức ảnh cũng rất khó vì người qua lại động đúc, dày đặc gần như không có chỗ trống nào.

              Đứng ở bến Thượng Hảỉ, ngắm tháp truyền hình Đông Phương Minh Châu, tòa nhà cao nhất thành phố (88 tầng), Trung tâm Hội nghị Quốc tế có hình như quả địa cầu .... (tôi chỉ biết "thán phục" ý chí của các nhà cầm quyền Trung Quốc ! Họ đã muốn xây dựng khu phố Đông của Thượng Hải thành một khu phố hiện đại trong một khoảng thời gian rất ngắn và họ đã làm được !)

              Buổi tối lên taù, ngắm cảnh thành phố về đêm thật là rực rỡ - mặc dù ban ngày đã đi qua và nhìn ngắm những nơi này - nhưng khi cả thành phố lên đèn thì đúng là khác hẳn ....

              Con tàu chúng tôi đi rất lớn, có 2 tầng và chứa được rất đông du khách. Chúng tôi chọn chỗ ngồi ở phía dưới vì sợ đi trên sông lâu sẽ bị lạnh. Nhưng đến cuối cuộc hành trình, không "nhịn" được, tôi vẫn "bon chen" lên tầng trên để ngắm một lần nữa toàn cảnh Thành phố Thượng Hải về đêm trong cái giá lạnh tuyệt vời !

              Tôi lại nghĩ về Thành phố Hồ Chí Minh; nếu ở bến Bạch Đằng của mình mà chính phủ cho xây thật nhiều tòa nhà cao tầng đẹp dọc hai bên bờ sông Sài Gòn rồi tổ chức du thuyền trên sông để du khách ngắm thành phố về đêm như Thượng Hải thì tuyệt quá phải không các bạn ?

              Xuống taù, cô hướng dẫn viên đưa chúng tôi đến tháp truyền hình Đông Phương Minh Châu; du khách rất đông nhưng ban quản lý tổ chức khá tốt nên rất trật tự - họ bố trí lối đi nhỏ từng người một ngoắc ngoéo chữ chi cho nên không thể chen lấn được mà cứ tuần tự xếp hàng một mà vào thang máy thôi .

              Chiếc thang máy to, phóng vun vút đưa chúng tôi lên độ cao khoảng 127 mét, đến một quả cầu tròn để ngắm toàn cảnh thành phố từ trên cao. Ở đây bán rất nhiều đồ lưu niệm mà đặc biệt nhất là mô hình tháp truyền hình. Người ta có đặt các ống kính ngắm (nhưng bạn phải bỏ tiền xu vào đó mà cũng chẳng thấy gì ...

              Đoàn chúng tôi chỉ ở trên tháp khoảng 15 phút rồi xuống vì mọi người cũng đã khá mệt mỏi. Tuy vậy chứ vẫn còn "hăng haí" lắm - "nhất định phải đi Metro ở Thượng Hải cho bằng được - Cô hướng dẫn viên phải mua vé và đưa cả đoàn vào ga tàu điện ngầm - chúng tôi chỉ đi một đoạn ngắn giữa 2 ga rồi lên lại mặt đất.

              Ở đó xe của Công ty du lịch đã chờ sẵn để đưa chúng tôi về khách sạn, kết thúc một ngày thật là dài với bao nhiêu điều thú vị tại Thượng Hải - thành phố lớn và hiện đại nằm trong "topfive" của Trung Quốc hiện nay .....



              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/45D6560E5F16445981AA7DD1C4799184.jpg[/image] Paris của phương Đông

              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/2379C022769E4C67AFA58C4356AF7B0B.jpg[/image] Thượng Hải về đêm
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.09.2006 22:39:56 bởi thiendi >
              Attached Image(s)
              #7
                thiendi 27.09.2006 16:59:45 (permalink)
                NGÀY THỨ TÁM

                Buổi sáng, sau khi ăn sáng xong, cả đoàn đi thăm Miếu Thành Hoàng (đây chính là khu phố cổ của Thuợng Haỉ). Trong miếu có bia đá đề Hải Thuợng Danh Viên do Chủ tịch Giang Trạch Dân viết.

                Miếu Thành Hoàng (thoạt tiên mới nghe ta cứ tuởng đó là một cái miếu) nhưng thật sự ra đây là một khu nhà cổ do một nguời tên là Phan Doãn Thị xây để cho cha mẹ dưỡng lão từ năm 1559 (Phan Doãn Thị chính là con của Phan An - một nhân vật đuợc khá nhiều nguời biết đến: Phan An - Tống Ngọc).

                Miếu Thành Hoàng đuợc xây trên một khu đất rộng gọi là Dư Viên, rộng đến 30ha. Toàn bộ đá ở Viên Lâm đều đuợc chuyển từ nơi khác đến (đây là một loại đá rất lạ; nguời ta kết dính nó bằng "bột gạo nếp" ?

                Trong sân có 2 con sư tử bằng thép đã đuợc chế tạo từ 800 năm truớc. Hiện taị, khu nhà còn giữ đuợc căn phòng khách - phía truớc có cây cầu mang tên Cửu Khúc.Trong nhà có một phòng đọc sách gọi là Vạn Hoa Lầu.

                Điều tôi thích nhất là một cây ngân hạnh 400 tuổi đuợc trồng ở trong sân truớc (truớc đây có 2 cây đứng sóng đôi truớc Vạn Hoa Lầu mà nguời ta gọi là "cây vợ - cây chồng" nhưng bây giờ chỉ còn 1 cây)

                Phan Doãn Thị cho làm một bức tuờng daì, có một con rồng uốn khúc rất to nằm trên đó (ông cho làm con rồng chỉ có 3 móng - ý ông biện hộ cho mọi nguời thấy rằng ông không "phạm thượng" - thế nhưng ông vẫn bị đuổi ra khỏi quan truờng và sau này tiêu tan cả sự nghiệp!!! vì chỉ có "nhà vua" mới là "rồng". Sau khi trở nên thuờng dân và hết tiền, ông phải bán khu nhà này cho một thuơng nhân ở Thuợng Hảỉ.

                Trong khu nhà có Diêm Xuân Đuờng là nơi phụ nữ trong nhà đuợc xem Kinh kịch. Điều làm cho tôi ngạc nhiên nhất là thời điểm đó các nhà kiến trúc đã biết thiết kế một "sân khấu vòm" hẳn hoi và tính toán sao cho âm thanh đến tai tất cả mọi nguời mặc dù Diêm Xuân Đuờng cũng khá rộng và thời đó thì chưa có ampli, micro gì cả .

                Trong khuôn viên còn có Hội Cảnh Lầu - nơi hội tụ tất cả cảnh đẹp - để mọi nguời trong nhà có thể tập trung để ngắm phong cảnh.

                Trong vuớn còn có một loại đá có tên gọi là Ngọc Linh long. Tuơng truyền rằng đây là loại đá quí dùng để trấn giữ nhà cửa. Năm xưa nơi này còn là trụ sở của Thái Bình Thiên Quốc.

                Rời khu naỳ, chúng tôi đi ăn trưa và lại tiếp tục cuộc hành trình đến thành phố Hàng Châu....

                Hàng Châu cách Thuợng Hải 280km nên chúng tôi đi xe hơi chỉ mất độ 3h.

                * Trung Quốc có 7 cố đô:
                1. Bắc Kinh
                2. Nam Kinh
                3. Tô Châu
                4. Hàng Châu
                5. Lạc Dương
                6. Tây An
                7. Trùng Khánh

                Như vậy là chúng tôi đã lần luợt đến đuợc cố đô thứ tư của Trung Quốc.

                Hàng Châu là cố đô của nhà Tuỳ; núi chiếm 66% diện tích; bình nguyên có 26%, hồ chỉ chiếm 2% diện tích (nguời Trung Quốc nói Hàng Châu có 7 phần núi, 2 phần ruộng)

                Nhà thơ Tô Đông Pha là nguời sinh ra và lớn lên ở Hàng Châu. Ông đã lấy đất từ Tây Hồ -Một hồ rất đẹp nằm tronng lòng thành phố Hàng Châu giống Hồ Tây ở Hà Nội - để xây một con đuờng và đặt tên là Tô Đề.

                Tuơng truyền rằng Tiên Đồng và Ngọc Nữ trên thiên đình nhặt đuợc một viên ngọc quí; nhưng chẳng may Tây Vuơng Mẫu biết đuợc và muốn lấy đi viên ngọc quí naỳ. Sau một hồi tranh nhau, viên ngọc bị vỡ đôi và một mảnh của viên ngọc rơi xuống trần gian thành Tây Hồ ngày nay.

                Nông Kỳ lại nói thêm một câu chuyện nữa như thế naỳ: Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo rằng một cái gương của một nàng tiên nữ trên thiên đình bị vỡ làm hai phần, một nửa rơi xuống phía tây thành phố Hàng Châu chính là Tây Hồ ngày nay; một nửa rơi xuống phía tây của thành phố Hà Nội tạo nên Hồ Tây thơ mộng của chúng ta ... (không biết có phải Bác Hồ nói vậy không nữa, nhưng nghe ra cũng có lý ... i...)

                Đặc sản nổi tiếng của Hàng Châu là lụa tơ tằm; do đó trên đuờng đến Hàng Châu chúng tôi thấy có rất nhiều vuờn dâu ở ngoại ô thành phố.

                Và một điều đặc biệt nữa là các cô gái Hàng Châu rất đẹp; nguời ta thuờng nói "nguời đẹp vì luạ" mà ...

                Tới Hàng Châu đã 5h chiều, chúng tôi đi ăn tối và nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm thành phố ngày mai ....


                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/53D57080B47645E88F9BF98E5D9D4912.jpg[/image]
                Attached Image(s)
                #8
                  thiendi 29.09.2006 10:33:18 (permalink)
                  NGÀY THỨ CHÍN

                  Sau khi ăn sáng xong, đoàn đến thăm Trung tâm Tơ lụa Hàng Châu, ở đây ngày nào cũng có nhiều show biểu diễn mode với những nguời mẫu mặc lụa Hàng Châu; nhưng nguời mẫu ở đây không đuợc đẹp bằng các cô nguời mẫu của chúng ta.

                  Vừa buớc vào khu trung tâm, chúng tôi được xem quy trình sản xuất ra sợi tơ từ kén tằm. Nguời ta luộc kén lên rồi kéo thành tơ. Tôi rất thích nhìn một bà cụ già chỉ chăm chú làm một việc là lấy xác con tằm ra khỏi kén - trông cụ thật hiền hòa và cần mẫn.

                  Những bộ drap, gối bằng lụa tơ tằm rất đẹp và sang trọng ! Những cái chăn bằng lụa tơ tằm ai cũng thích vì được nghe quảng cáo rằng: chúng có đuợc cả hai tác dụng - làm ấm vào mùa đông và cho nguời ta có cái cảm giác mát mẻ vào mùa hè ?

                  Buớc vào bên trong khu trưng bày và bán sản phẩm lụa Hàng Châu, ai nấy đều "hoa cả mắt" vì cả một rừng sản phẩm rất đa dạng về màu sắc, mẫu mã, kiểu dáng ..... và cả "vì giá cả" nữa.

                  Một vài anh, chị trong đoàn bảo nhau copy kiểu dáng thôi, rồi về nhà mua lụa tơ tằm của Việt Nam mà may - lụa tơ tằm Việt Nam thật ra chỉ thua lụa của họ về công đoạn cuối - công đoạn hoàn tất (nhuộm) nhưng mà đây lại là khâu quan trọng nhất để giữ độ bền màu của lụa.

                  Sau đó cả đoàn đến thăm Tây Hồ. Cả khu vực Tây Hồ khá rộng. Cô huớng dẫn viên nói cho chúng tôi nghe về "Tam Đàn Ấn Nguyệt" - Đây là một cái tháp, trên tháp có nhiều lỗ tròn; khi mặt trăng chiếu qua các lỗ tròn này thì các lỗ này sẽ in hình xuống mặt nuớc hồ lung linh.

                  Như tôi đã nói truớc đây, con đuờng Tô Đề do nhà thơ Tô Đông Pha xây khá dài - có đến 6 cây cầu - Con đuờng này ngày nay giống như đuờng Thanh Niên ở bên Hồ Tây - Hà Nội - khá thơ mộng; con đuờng của những đôi tình nhân .

                  Ở Tây Hồ còn có tháp Lôi Phong - Tuơng truyền rằng đây là nơi ở của Thanh Xà - Bạch Xà; hai con rắn tu luyện lâu năm hóa thành 2 cô gái đẹp - chắc các bạn đã biết câu chuyện này ?

                  Ngày hôm nay chúng tôi đi thăm thú Hàng Châu (thủ phủ của tỉnh Triết Giang).

                  Lại nói về tháp Lôi Phong : Khi xưa tháp này đuợc xây bằng gạch; nhưng tuơng truyền rằng tháp rất linh thiêng; các đôi vợ chồng mới cưới cứ đến đây lấy một viên gạch xây tháp mang về nhà mình thì sẽ sinh đuợc "quý tử" ("quý tử" đối với nguời Trung Quốc rất quan trọng). Và cứ thế họ lấy dần đi và rồi tháp bị hỏng. Sau đó, nguời ta phải xây lại tháp bằng đồng thì truyền thuyết chấm dứt....

                  Ngoài con đuờng Tô Đề mà tôi đã noi truớc đây còn có một con đuờng khác mang tên Bạch Đề (do nhà thơ Bạch Cư Dị xây). Dọc theo những con đuờng ở đây nguời ta cho trồng xen kẻ cứ một cây liễu thì lại đến một cây đaò; với ý nghĩa là "đào hồng, liễu xanh" (chắc ngầm mong cho sự sống và hạnh phúc luôn hiện diện ở đây).

                  Cũng xin nhắc lại Triết Giang là quê huơng của cặp tình nhân nổi tiếng Luơng Sơn Bá - Chúc Anh Đài mà từ nhỏ bọn học trò chúng tôi rất mê khi xem câu chuyện tình bi thảm của họ đuợc in ở bìa sau của cuốn vở học sinh hoặc trong tuồng cải luơng thời đó.

                  Mộ của anh hùng Nhạc Phi cũng đuợc chôn ở vùng này nhưng chúng tôi đã không có đủ thời gian đến viếng mặc dù rất thích vì muốn một lần nữa đuợc trở lại với cuộc đời của nhân vật trong tác phẩm "Nhạc Phi diễn nghiã".

                  Truớc khi xuống thuyền dạo Tây Hồ, một số các anh, chị ham mua sắm cứ tíu tít mua đủ thứ đồ lưu niệm đuợc bày bán ở các quầy hàng tại đây. Riêng tôi và một vài nguời nữa thì lại tranh thủ chạy ngay vào Hoa Cảng Quan Ngư - đây là tên gọi một công viên ngay Tây Hồ - nó như một khu vuờn có nhiều cây xanh và hoa; buớc vào đây ta thấy không khí mát mẻ hẳn như buớc vào một vuớn hoa Châu Âu, mặc dù là giữa buổi trưa nắng gắt.

                  Thuyền đi đuợc một đoạn thì thấy Đình Hồ Thu Nguyệt - nơi đây mỗi dịp Trung Thu thì nhà vua thường ra đây để ngắm trăng.....

                  Đáng lẽ sẽ thơ mộng biết bao khi đuợc dạo chơi bằng thuyền trên Tây Hồ, nhưng do một số rất đông du khách của Trung Quốc từ khác vùng khác cũng đến đây vãn cảnh, họ đi chung thuyền với chúng tôi và nói chuyện to quá, làm giảm đi cảm giác thú vị trong tôi .....

                  Buổi chiều đi thăm Phi Lai Phong đặt tại Thiên An thôn.

                  Tuơng truyền rằng khi xưa nhà sư Tế Công cuớp kiệu cô dâu bị dân làng đuổi bắt, nhưng ông thoát được sự truy đuổi này là nhờ có một ngọn núi từ Hoa Quả Sơn bay đến chận giữa ông và đám đông dân làng ???

                  Cho nên ở Phi Lai Phong có rất nhiều tượng Phật (355 tượng) bằng đá được đặt khắp nơi với ý nghĩa là trấn giữ Phi Lai Phong không cho ngọn núi bay trở về chốn cũ ?

                  Cô huớng dẫn viên chỉ một phiến đá khá rộng - nơi Tế Công ngồi uống rượu, ăn thịt chó và ... ngủ. (Tu kiểu gì thế này không biết !)

                  Phiến đá này rất bóng vì khách du lịch đến đây khi nghe giới thiệu về nó thì ai cũng sờ thử xem nó thế nào mà đuợc Tế Công chọn làm chỗ nghỉ ngơi.

                  1.600 năm truớc đây có một vị cao tăng Ấn Độ đến đây, ông thấy phong cảnh của Phi Lai Phong đẹp và rất giống quê huơng của mình (thì từ Hoa Quả Sơn bay đến mà lị !) nên ông xây một ngôi chùa ở đây để tu hành và lấy tên là chùa Linh Ấn.

                  Chùa Linh Ấn có diện tích lớn thứ ba vùng Giang Nam. Chùa rất rộng rãi - có đến 3 ngôi đại điện ở 3 tầng trên nuí.

                  Tôi cùng một vài anh chị trong đoàn leo lên hết 3 tầng đại điện; lòng rất khâm phục những kiến trúc sư thời xưa: "không hiểu sao họ có thể đưa lên núi những tuợng Phật vĩ đại thế kia nhỉ ?"

                  Bên trong đại điện còn có tượng của 4 vị Hộ Pháp Thiên Vuơng "đứng co chân" - Tương truyền rằng Chu Nguyên Chương là người tỉnh An Huy, gia đình rất nghèo nên ông phải vào chùa ở để đuợc nhà chùa nuôi. Sống trong chuà, ông thuờng phải quét lá trong sân chuà. Lúc đó tuổi của ông còn rất nhỏ mà cứ phải quét đi quét lại vì lá cứ rơi hoài làm cho ông rất mệt và tức giận; ông mới dậm chân hét lên "Đứng dậy đi"; thế là cả 4 vị Hộ Pháp Thiên Vuơng trong chùa đều đứng lên cả ???

                  Sở dĩ có truyền thuyết naỳ vì nguời Trung Quốc cho rằng Chu Nguyên Chương có "chân mệnh thiên tử". Mà quả thật như vậy; sau này ông trở thành một vị vua của Minh triều.

                  Nơi nàycòn có Lý Công Chi Tháp - Đây chính là mộ của ông Lý Hối được xây dựng từ thời Vạn Lịch (nhà Minh).

                  Rời Phi Lai Phong chúng tôi được đưa đến Mai Gia Thôn để uống trà.

                  Đuờng vào Mai Gia Thôn rất đẹp, có một đuờng hầm nhỏ do nguời dân trong Mai Gia Thôn tự đóng góp xây dựng.

                  Thôn này xem ra rất trù phú chỉ nhờ vào việc bán trà Long Tĩnh - một loại trà đặc biệt quí. Tương truyền các vị vua nhà Thanh như Khang Hy, Càn Long ... thuờng vi hành đến đây để uống trà.

                  Chuyện kể rằng có một lần khi đi vi hành, vua - tôi không được để lộ thân phận; cho nên khi vua rót trà mời Hòa Thân thì Hòa Thân phải giữ phép vua bằng cách truớc khi uống chung trà vua ban ông phải lấy 3 ngón tay giữa của bàn tay làm dấu quỳ lạy vua 3 lạy rồi mới dám uống để không bị tội "khi quân phạm thượng" và cũng không để dân làng biết.

                  Từ đó có tục lệ như sau: khi nguời ở Mai Gia Thôn rót trà mời mình thì du khách cũng đuợc huớng dẫn viên du lịch chỉ cách làm giống như Hòa Thân để tỏ lòng cám ơn nguời đã phục vụ mình ...

                  Trà Lonh Tĩnh có giá rất cao - 50 nhân dân tệ một ly - Riêng du khách như chúng tôi thì đuợc mời uống không mất tiền

                  Các quan chức lớn của Chính phủ Trung Quốc và những nguời giàu ở Hàng Châu vẫn thuờng đến đây để uống trà và thư giãn cho nên có rất nhiều xe hơi đậu ở bên ngoài các quán trà dọc theo 2 bên đuờng vào thôn.

                  Trà Long Tĩnh có mùi đậu xanh; các cô gái rót trà ở đây rất điệu nghệ - họ lắc cổ tay thật nhẹ nhàng để rót trà thành vòi rất chuyên nghiệp... Chúng tôi đã xin đuợc làm thử nhưng mà "không giống ai"

                  Nuớc pha trà lý tuởng nhất là ở nhiệt độ 80 độ C (vì trong trà có vitamin C, nếu nhiệt độ cao quá vitamin C sẽ bị phân huỷ). Họ chỉ pha một lượng rất ít vào ly và mời chúng tôi ngửi, xong mới pha tiếp vào cho đầy.

                  Một cô bé thuyết trình rất hay về thành phần và tác dụng của trà: Trà có tác dụng bổ thận, cường dương, tiêu hóa tốt, giảm được mỡ, đường trong máu ... có thể trị đuợc bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Lòng đỏ trứng gà và mật ong trộn với bã trà xanh có thể dùng để dưỡng da, chống nhăn. lá trà xanh cộng với thuốc bắc bỏ vào bụng gà rồi tiềm lên trong 2h thành món ăn chữa đau lưng, phong thấp ... (không biết thiendi có giúp gì đuợc cho các bác trong việc sử dụng trà Long Tĩnh để chữa bệnh không đây ?)

                  Nguời ta có thể vừa uống trà và ăn cả xác, rất tốt. Thôn này còn đuợc gọi là "thôn Truờng Thọ" vì dân ở đây rất khỏe và có tuổi thọ rất cao (tuổi thọ trung bình của họ là 87 tuổi) . Họ bảo trẻ sơ sinh 1 tháng ở đây cũng đã đuợc uống trà Long Tĩnh cho nên có sức khoẻ rất tốt.

                  Họ còn hứa nếu chúng tôi mua trà thì sẽ được tặng 2 toa thuốc "bí truyền" để chữa bện tiểu đuờng và bệnh cao huyết áp.

                  (Rất tiếc là trong đoàn không ai mua nữa vì đã hết tiền hoặc là đã mua quá nhiều rồi, vì vậy mà thiendi không "copy" được toa thuốc nào để tặng các bạn cả ... )
                  Rời Mai Gia Thôn chúng tôi đi ăn chiều và ra sân bay Hàng Châu để bay về Nam Ninh.

                  Tính ra cả cuộc hành trình mới thấy mình đi nhiều quá -
                  hơn 10.000 km đường dài:

                  * Sài Gòn - Hà Nội : 1.700 km
                  * Hà Nội - Bằng Tường : 170 km
                  * Bằng Tường - Nam Ninh : 230 km
                  * Nam Ninh - Bắc Kinh : 2.600 km
                  * Bắc Kinh - Nam Kinh : 1.200 km
                  * Nam Kinh - Tô Châu : 250 km
                  * Tô Châu - Thượng Hải : 120 km
                  * Thượng Hải - Hàng Châu: 280 km
                  * Hàng Châu - Nam Ninh : 2.000 km

                  Sân bay Hàng Châu khá lớn, người ta đang xây dựng rất nhiều để chuẩn bị cho Olympic 2006 tại Trung Quốc.

                  Chuyến bay khá daì; khởi hành từ 20h50 mà đến 24h chúng tôi mới xuống tới sân bay Nam Ninh.

                  Hôm nay Công ty du lịch phối hợp giờ giấc không khớp; cho nên chúng tôi phải đi xe hàng không về trung tâm thành phố.

                  Ai nấy đều mệt phờ ! Phải đến hơn 2h sáng của ngày thứ 10 tôi mới đuợc lên giường ngủ

                  Nông Kỳ baỏ: "Cho em xin lỗi ! Các anh, chị cố gắng nghỉ một tí; sáng mai phải dậy sớm để ra ga về Bằng Tường" (Tin sét đánh !!! )


                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/D5812D60D88746A78C0CB1FBB685FFC7.jpg[/image]

                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/709EEFD336F44B0190E69C6203A2DFB7.jpg[/image]
                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/57C51966D1DD4A7C98300185A31C1D11.jpg[/image]
                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/25348/DA4894803FF6479792616439A2916EFE.jpg[/image]
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.09.2006 10:40:34 bởi thiendi >
                  Attached Image(s)
                  #9
                    thiendi 10.10.2006 17:49:34 (permalink)
                    NGÀY THỨ MƯỜI

                    Chúng tôi đuợc đánh thức từ 5h30 sáng (có lẽ Nông Kỳ cũng thấy chúng tôi vất vả quá ngày hôm qua cho nên gọi trễ hơn 30 phút ?)

                    Thu xếp hành lý xong chúng tôi xuống phòng ăn để dùng điểm tâm rồi vội vàng ra ga để kịp chuyến tàu Nam Ninh - Bằng Tường khởi hành lúc 8h.

                    Tàu hỏa ở đây "hỗn độn" hơn ở Việt Nam; họ cứ bán vé "vô tội vạ" - không cần biết có đủ chỗ ngồi cho hành khách hay không ?

                    Thảo nào mà Nông Kỳ lo thế ! Cô bé cứ nhắc chúng tôi phải nhanh lên ... Tuy đến sớm hơn 30 phút, vậy mà đoàn vẫn bị tách ra ngồi ở 2 toa cách xa nhau (lý do là vì hành khách cứ tràn lên và ngồi đaị, không có số ghế gì cả ! ). Tội nghiệp cho Nông Kỳ ! Cô bé cứ vất vả chạy lên, chạy xuống giữa 2 toa.

                    Tôi quá mệt mỏi vì gần như cả đêm thức trắng; thế nhưng không thể nào nhắm mắt đuợc vì trên tàu quá ồn ào (người Trung Quốc nói chuyện rất to, họ nói mà tôi cứ có cảm giác là họ "đang cãi nhau" ... và gần như là "không nghỉ ngơi" chút nào ... Bó tay !!)

                    Chúng tôi "bị tra tấn" độ chừng 2h thì rất may là họ xuống ở một cái ga nào đó mà tôi quên mất tên - xuống rất đông. Từ đó tôi cảm thấy "nhẹ nhàng" hơn ... Có thể chợp mắt một chút .

                    12h tàu về đến ga Bằng Tường. Ăn trưa ở Bằng Tường xong chúng tôi lên xe đến cửa khẩu Hữu Nghị làm thủ tục nhập cảnh về Việt Nam.

                    Các chị phụ nữ trong đoàn yêu cầu xe ghé về chợ Đông Kinh - một chợ biên giới - bán rất nhiều hàng Trung Quốc giá rẻ (tuy chất luợng không cao vì là hàng địa phuơng).

                    Tôi cũng dạo quanh chợ và mua vài thứ vặt vãnh. Ở đây nói thách khủng khiếp, nếu mình không trả giá thì sẽ bị "hớ" ngay. Cùng một món hàng mà mỗi nguời mua mỗi giá.

                    Tôi khoái nhất là món "bánh tuyết" của Trung Quốc - bánh làm bằng bột gaọ, khô giòn, thơm thơm và không ngọt lắm - cho nên xách một bao to về làm quà ... (sau mới thấy là mình sai lầm, đáng lẽ để về Chợ Cũ hãy mua, đỡ mất công xách)
                    #10
                      Lucern 28.12.2006 03:48:20 (permalink)
                          Cảm ơn bạn thiendi vì loạt bài Trung hoa ký sự này. Bạn viết hay quá vừa chi tiết lại vừa chân thực nên sống động vô cùng.
                      Mình cũng đi nhiều nhưng chẳng có năng khiếu để viết như bạn. Chúc bạn có thêm nhiều chuyến đi và nhiều bài viết hay.
                      Thân
                      #11
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9