Bạc Liêu
Lai Che 12.09.2006 06:59:51 (permalink)
Kính Mời Quý Vị tham gia du lịch Bạc Liêu với vườn nhãn dọc bờ biển và nhiều cảnh trí đẹp khác.

Thân aí kính mời

Lai Che
#1
    Lai Che 12.09.2006 07:02:23 (permalink)


    Bạc Liêu
    #2
      Lai Che 12.09.2006 07:06:24 (permalink)
      Huyện Hồng Dân

      #3
        Lai Che 12.09.2006 07:07:40 (permalink)
        Huyện Phước Long

        #4
          Lai Che 12.09.2006 07:09:11 (permalink)
          Huyện Gia Rai

          #5
            Lai Che 12.09.2006 07:10:54 (permalink)
            Huyện Vĩnh Lợi

            #6
              Lai Che 12.09.2006 07:12:16 (permalink)
              Huyện Đông Hải

              #7
                Lai Che 12.09.2006 07:14:02 (permalink)
                Thị Xã Bạc Liêu

                #8
                  Ngọc Lý 12.09.2006 10:56:36 (permalink)
                  .

                  Góp thêm với Lai Che một bài thơ về Bạc Liêu và một bài viết kèm hình ảnh đẹp về Bạc Liêu nè:


                    con sông nào chở buồn tôi
                    thơ Lâm Hảo Dũng



                      bạn tôi người gốc Bạc Liêu
                      năm xưa đánh trận trên đèo Phù Ly
                      tối nghe ngọn cỏ thầm thì
                      chợt thương áo vải người đi dựng cờ
                      em chê tôi xứ quê mùa
                      nên con cá chuối bây giờ biệt tăm
                      cái cầu cao cẳng cao chân
                      còn em cao quá không cần đến tôi
                      vườn ai nhãn chín rợp trời
                      trăm con dơi quạ đánh mùi kiếm ăn
                      thấy hồn tôi dưới Tắc Vân
                      luộc cua nhấp rượu nếp than quên đời
                      con sông nào chở buồn tôi
                      mà khuya đom đóm ngậm ngùi bãi hoang



                  sông Bạc Liêu ngăn đôi thị xã Bạc Liêu - ảnh Nguyễn thị Tuyết Mai



                  ruộng muối và con kênh sang nhà dì Ba Lúa - ảnh Nguyễn thị Tuyết Mai


                  Nhật ký của Mai - Bạc Liêu


                  Nhật ký của Mai: Chương 22 - Bạc Liêu
                  Thứ Bảy – Chủ Nhật - Thứ Hai 13-14-15/11/2004
                  Long Điền Tây


                  Tôi đến Long Điền Tây từ sáng, khi vừa kịp nhận ra khu chợ Bạc Liêu, những ngôi nhà cổ bên bờ sông Bạc Liêu. Đường về Long Điền Tây, huyện Đông Hải chạy qua Giá Rai, huyện nổi tiếng thuở xa xưa với những cánh đồng màu mỡ, trù phú, những nông dân, tá điền bị bóc lột đến cùng cực và những địa chủ, cai lậy giàu có.

                  Trước kia, Đông Hải thuộc Giá Rai cũ, nhưng do địa bàn rộng và dân cư quá đông nên đã tách làm hai huyện. Long Điền Tây cũng là một xã khá rộng và đông đúc,với 12 ấp cả thảy, trong đó đông nhất, khá giả nhất là ấp Diêm Điền.

                  Trụ sở xã nằm bên kia con sông Kinh Tư, phía bên kia là chợ Kinh Tư, nơi thuyền ghe vào ra tấp nập. Đó là trung tâm của Diêm Điền và là trung tâm của cả xã, nơi giao thương với các nơi, từ Cần Thơ, Vĩnh Long ghé lại, đến Trà Vinh, Sóc Trăng cũng sang, đông đúc và nhộn nhịp không kém gì chợ một số huyện lỵ.

                  Dọc hai bên lộ, nhà mọc nhà san sát, hầu như ai cũng tận dụng lợi thế đó để kinh doanh, không hàng hóa thì dịch vụ gì đó. Vì thế, Diêm Điền trông càng có vẻ sầm uất hơn và là một địa chỉ mà dân các ấp lân cận đều nhắc tới như “đã đi Kinh Tư chưa?”, “vừa đi Kinh Tư về” đầy phấn khởi và thích thú.

                  Long Điền Tây vừa là xã ven biển, có cửa Gành Hào đổ ra biển Đông, nổi tiếng với nghề làm muối truyền thống. Muối Bạc Liêu là một sản phẩm thương mại có giá trị nhưng giàu được từ muối thì cũng ít nhà.

                  Hiện nay, Long Điền Tây còn được biết đến về nuôi sú, cá kèo. Nhìn từ trên lộ, hai bên đường là những ruộng muối đang trong giai đoạn nghỉ ngơi, đất và nước đan xen thật khó mà phân biệt, tít xa là màu xanh của đước chạy thành hàng.

                  Tôi xin ở lại Long Điền Tây tại nhà dì Ba Lúa, ấp Danh Điền. Nhà dì Ba Lúa có gần 30 năm làm nghề muối. Tôi có vô số điều chưa biết về nghề muối. Tôi chỉ hình dung được cảnh cào muối trong những bức tranh hay hình ảnh trên vô tuyến nhưng tôi lại tới không phải trong mùa muối.

                  Dì Ba Lúa là văn thư của xã Long Điền Tây. Dì làm việc ở xã từ 7 giờ sáng đến chiều thì lại làm bưu tá cho Bưu điện xã. Cẩn thận và cần mẫn, chạy đi chạy lại không biết mệt ở cái tuổi cần nghỉ ngơi, thư nhà ai chuyển về nhà nấy nhanh chóng và an toàn.Tôi trở thành một thành viên trong gia đình dì Ba, được các dì, các anh các chị trong nhà quan tâm, lo lắng, được bọn trẻ yêu quý.

                  Mọi người vẫn đùa bảo tôi đến đây vào mùa này là may nhưng buồn chết mất vì không có việc gì để làm cả. Và điều đó là đúng thật, không có việc gì để làm cả.

                  Để làm muối, nước trong các ruộng phải được tháo hết, phơi đất cho khô trắng, cày lên rồi làm nền, dẫn nước mới vào ruộng, chờ đến lúc muối kết tinh và cào muối (thu hoạch). Tất nhiên, lúc đó phải là mùa nắng, nắng to thật là to và đó là lý do mà giờ chưa nhà ai làm muối.

                  Con đường vào nhà dì Ba Lúa chạy theo các ruộng muối, bờ to, bờ nhỏ và lắm rạch, lắm cầu nhưng cái cầu khỉ bước sang nhà dì là tôi sợ nhất. Tôi đã bỏ dở giữa chừng lúc vào và chấp nhận lội qua kênh, lúc đó nước cạn lắm, chỉ ngập qua đầu gối thôi, còn hơn là bị ngã.

                  Thế rồi, tôi cũng phải học đi cầu khỉ, run rẩy từng lần nhấc chân lên, chạm chân xuống. Tôi hãi hùng khi nhìn xuống làn nước đang xuôi dòng rất gần và gần như tôi đang bay trong không trung. Tôi lại đứng, đứng mà run lập cập giữa dòng, trở lại không được mà phải tiến tiếp thôi. Rồi tôi chạm chân được lên bờ bên kia, cảm giác sung sướng bị thay thế ngay bởi sự sợ hãi lúc quay trở lại. Ôi, tôi không còn nghe thấy ai nói gì nữa, tôi chỉ nghĩ đến duy nhất một điều, làm thế nào để lại qua cầu.

                  Tôi còn phải học đi trên bờ những ruộng muối,nhỏ vừa cho một bàn chân, khi sâm sẩm tối, khi tờ mờ sáng làm sao cho không bị sình. Nhưng tôi học chậm và rất tệ, bởi thế nên tôi cũng dính sình kha khá.

                  Ở Long Điền Tây, nước lên xuống có quy luật rất rõ ràng,nước bắt đầu lên từ chiều cho tới đêm, sáng rút dần,đến trưa là cạn nhất. Do đó, buổi sáng sớm bắt cá và các thủy sản khác như rươi, tôm là tốt nhất, tầm trưa thì bắt cua đồng. Cuộc sống chỉ cần ra xung quanh nhà thả lưới là có đồ ăn nhưng vẫn cứ nghèo.

                  Tiền bắt cá bán khoảng 2, 3 bữa sáng, chỉ đủ cho một lần đóng học của bọn trẻ. Đó là chưa tính đến mua quần áo, sách vở cho chúng. Phía ngoài lộ và phía bên trong là một khoảng cách khá dài.

                  Không phải mùa muối nên quanh ra quanh vào cũng chỉ lo bữa sáng, bữa trưa, bữa tối thế là hết việc của một người mẹ, một người vợ. Nếu nhà có xe gắn máy thì nam giới có thể chạy xe kiếm thêm. Phía ngoài lộ, chỉ cần đi bộ chưa đầy trăm mét, thế nào cũng có người hỏi bạn có muốn đi xe không. Vì thế, nếu ngại đi bộ thì chịu khó đứng ngồi một lúc.

                  Ở ngoài lộ, phụ nữ còn thường nướng chuối, bán thêm một vài thứ quả lặt vặt cho học sinh quanh trường học, rồi thanh niên qua đường ghé ăn chơi.

                  Sui gia nhà dì Ba Lúa từ huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ sang đây chơi. Dì sui ở lại cũng lâu nên làm bánh cam, bánh còng bán buổi sáng trước cổng trường học, vừa đỡ buồn, vừa có thêm thu nhập phụ các con, các cháu.

                  Để làm được một mẻ bánh khoảng 150 chiếc, dì sui phải xay bột nước từ chiều hôm trước, đợi cho róc và ráo hết nước mất gần nửa ngày. Bên cạnh đó còn phải chuẩn bị nguyên liệu như đậu xanh, dừa, chuối, mỡ, đường. Cái gì cũng phải chọn lựa thật kỹ, nếu một thứ không ngon hay bị thiếu là bánh kém chất lượng ngay.

                  Công đoạn làm bánh chính thức được bắt đầu từ nửa đêm. Khi cả nhà vừa mới say ngủ thì dì đã dậy, nào nhóm bếp, nhào bột.Tôi đã cố gắng thật tỉnh mà khi dậy thì dì đã xong phần nhào bột. Tôi ngồi cùng dì trong ánh sáng bập bùng từ bếp và sự le lói của chiếc đèn nhỏ, cố gắng ghi nhớ từng bước một và học làm bánh.

                  Tôi mới thức làm bánh có một tẹo mà đã được bồi dưỡng ngay khi mẻ bánh đầu tiên ra lò, ngon ơi là ngon, dẻo ơi là dẻo và dòn ơi là dòn. Không biết bao giờ, tôi có thể tự làm được những chiếc bánh cam, bánh còng như thế để mời lại mọi người nhỉ.

                  Công việc cứ tuần tự như thế cho tới sáng thì những chiếc bánh cũng được xếp tuần tự trên mâm. Lát nữa, dì sui sẽ đội bánh đi bán, mỗi chiếc 500 đồng, 150 được khoảng 75 ngàn đồng, bỏ công làm lãi.

                  Đêm nào mà làm bánh, y rằng cả hai dì Ba cùng thức, vừa làm vừa trò chuyện, khi bánh ra lò hết thì trời đã hừng sáng. Một ngày mới lại bắt đầu, dì Ba Lúa lại chuẩn bị ra xã.

                  Tôi theo thanh niên tình nguyện trong ấp Diêm Điền đi gom tiền rác thải của các hộ gia đình chạy dọc theo trục lộ. Đó là một quãng đường khá dài nhưng vẫn không bằng sự thuyết phục, sự giải thích cho mọi người xung quanh về vệ sinh môi trường, về công việc thu gom rác thải.

                  Đó là những giờ cuối cùng của tôi ở Long Điền Tây và cũng kịp nhận ra mình đang chuẩn bị kết thúc Hành trình.



                  http://www.un.org.vn/mai/chuong22.htm
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.08.2007 04:25:01 bởi Ngọc Lý >
                  #9
                    Lai Che 11.01.2007 02:32:31 (permalink)
                    Cám ơn Ngọc Lý đã góp bài thơ và hình ảnh Bạc Liêu.
                     
                    Lại Che đang muốn tìm hình ảnh bạt ngàn của rừng nhản mà chưa tìm được.
                     
                    Mong Quý Bạn góp tay.
                     
                    Cám ơn Ngọc Lý và Quý Bạn Hiền
                    #10
                      Lai Che 11.01.2007 02:46:16 (permalink)
                      Hai địa danh nổi tiếng ở Bạc Liêu
                      Nguồn VOV
                      Ngày 17/11/2006, 14:00

                       
                      Nhắc đến Bạc Liêu là nhiều người nghĩ ngay đến giai thoại về tay công tử nổi tiếng phong lưu khắp Lục tỉnh Nam kỳ, nhớ đến soạn giả Cao Văn Lầu - người sáng tác ra bản nhạc “Dạ cổ hoài lang” độc đáo cùng vườn chim và vườn nhãn trăm năm tuổi, với những cây nhãn cổ thụ người ôm không xuể…
                      Vườn nhãn cổ trên trăm tuổi

                      Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là xứ sở của vườn cây ăn trái, trong đó nhãn là loại cây được nhiều tỉnh trồng nhất. Tại Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ đến nay đã trên trăm tuổi. Đây là vườn nhãn đặc biệt nhất ở ĐBSCL, là niềm tự hào của người dân địa phương và còn là điểm thu hút khách phương xa đến tham quan.
                      Vườn nhãn cổ Bạc Liêu rộng khoảng 230ha, chạy dài trên 11km đi qua 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, thuộc thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Theo lời kể của những người dân nơi đây, vườn nhãn Bạc Liêu đã đuợc trồng trên trăm năm trước. Ngày trước vùng này là đất giồng cát được hình thành qua quá trình bồi lắng của thiên nhiên và do con người đắp đê lấn biển. Đây là loại đất có độ thoát thủy tốt, mực thủy cấp sâu, tầng canh tác dày... được đánh giá khá thích hợp cho việc trồng cây ăn trái và các loại hoa màu. Theo truyền thuyết, ông Trương Hưng là người đầu tiên mang 2 giống nhãn Su-bíc và Tu-huýt từ Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu. Giống Su-bíc cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày, rất thơm và ngọt. Còn giống Tu-huýt trái nhỏ, hạt nhỏ, nhưng cơm dày, vị ngọt. Cả 2 giống nhãn đều thích nghi và phát triển rất tốt trên đất giồng cát, nhất là giống Su-bíc được nhiều người ưa chuộng. Thế là nhiều người nhân rộng diện tích nhãn Su-bíc. Từ Hiệp Thành qua Vĩnh Trạch Đông nơi nào có đất giồng cát là có nhãn mọc lên. Chưa hết, người dân xứ biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng) thấy giống nhãn này thơm ngon, nên cũng qua tìm giống mang về Vĩnh Châu trồng thử.
                       
                      Tại ấp Chòm Xoài, xã Hiệp Thành (quê hương xứ nhãn) có vườn nhãn của gia đình ông Trương Kiết (hậu duệ đời thứ ba của ông Trương Hưng) rộng đến 3ha, lớn nhất ở Hiệp Thành. Khu vườn do các cụ đời trước trồng để lại, đến nay tuổi thọ đã trên trăm năm. Tại đây có một cây nhãn do cụ Trương Hưng trồng đầu tiên, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ gốc to 2 người ôm không xuể. Ông Trương Kiết xem cây nhãn này như là báu vật của ông bà để lại, hàng ngày ra vào chăm sóc chu đáo. Trước đây, cả khu vực trồng nhãn không có nước tưới, bởi phía trước là biển còn sau lưng là đất giồng cát. Cây nhãn phải sống nhờ vào nước mưa nhưng vẫn xanh tốt và ra hoa kết trái sum suê, hàng năm cứ đến tháng 5 là nhãn trổ bông và sau 4 tháng bắt đầu thu hoạch; mỗi năm chỉ có duy nhất 1 vụ. Từ năm 1965 đến nay, người dân Hiệp Thành làm được hệ thống nước tưới bằng giếng khoan, từ đó chủ động lịch thời vụ cho nhãn ra trái sớm hơn. Theo ước tính của những người trồng nhãn, trung bình 1 cây nhãn cổ có thể cho đến 300-400kg/vụ. Những năm nhãn được giá từ 8.000-10.000 đồng/kg trở lên thì nhiều hộ trồng nhãn có mức thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm, thậm chí có hộ đạt đến cả trăm triệu đồng.
                       
                      Trong những năm gần đây giá nhãn trên thị trường liên tục bị rớt, cộng với sự già cỗi, thoái hóa, giống bị lẫn tạp và thường xuyên bị sâu bệnh tấn công làm cho năng suất giảm dần. Hiệu quả kinh tế thấp, hàng loạt nhà vườn đốn bỏ nhãn cổ để chuyển sang trồng các loại cây khác, hoặc trồng các loại nhãn mới như xuồng cơm vàng, tiêu da bò..., vừa cho năng suất cao, vừa quay vòng nhanh và có thể áp dụng 2 năm - 3 vụ. Ngay cả vườn nhãn cổ của ông Trương Kiết cũng đã phá bỏ hơn 50%.
                       
                      Khôi phục và giữ lại vườn nhãn cổ Bạc Liêu đang là vấn đề cấp bách đang được các ngành chức năng đặc biệt quan tâm. Hiện thị xã Bạc Liêu đang phối hợp cùng ngành du lịch thành lập dự án chuyển khu vườn nhãn cổ sang làm du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Đây được xem giải pháp khả thi nhằm bảo vệ diện tích nhãn cổ còn lại. Trên thực tế mấy năm gần đây, khoảng 15 hộ ở Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông đã tự thiết kế lại vườn nhãn cổ, mở điểm du lịch. Tại đây, vườn nhãn cao, thoáng mát và diện tích rộng thích hợp làm nơi cắm trại, dã ngoại, nghỉ ngơi... nhất là du khách ở các tỉnh xa thường đến vào mùa hè để thưởng thức nhãn cổ Bạc Liêu chín rộ.
                       
                      Theo ông Huỳnh Quốc Dân - Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Bạc Liêu, mục tiêu chính của dự án là quyết tâm bảo tồn và phát triển vườn nhãn cổ gắn với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer cùng sinh sống tại vườn nhãn và xem đây là nét đặc thù riêng của khu du lịch. Theo dự án này, ngành nông nghiệp sẽ tiến hành qui hoạch lại khu vườn nhãn cổ, có thể loại bỏ một số cây già cỗi bị nhiễm bệnh, cho năng suất thấp, thay thế vào đó là các loại nhãn khác hoặc xen canh cùng xoài, sa pô, mãng cầu, cam, bưởi... và bố trí thêm cây cảnh, hoa kiểng tạo cảnh quan đẹp hơn. Về lâu dài, tại đây sẽ là nơi tổ chức các hội thi cây cảnh, cá cảnh, chim thú... vừa làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho người dân, vừa thu hút khách tham quan đến nhiều hơn. Đặc biệt, khu du lịch vườn nhãn còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống. Tại đây sẽ xây dựng nhà trưng bày những hình ảnh, hiện vật tóm lược lịch sử hình thành và phát triển của 3 dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer) từ ngày đầu về cư ngụ đến nay. Riêng các vườn nhãn sẽ xây dựng thêm nhà lá khung gỗ của người Kinh, nhà ngói ba gian của người Hoa, nhà sàn mái cong của người Khmer, vừa là nhà mẫu truyền thống của dân tộc vừa là nơi phục vụ du khách nghỉ ngơi. Ngoài ra, du khách còn được nghe đàn ca tài tử, nghe người Bạc Liêu hát bài “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Các món ăn đặc thù và những lễ hội văn hóa cổ truyền của 3 dân tộc sẽ được tổ chức thường xuyên tại khu du lịch vườn nhãn…
                      Dịch vụ du lịch ở Nhà công tử Bạc Liêu
                      .....
                      http://www.vietnamtourism-info.com/tindulich/danhthang/article_12584.shtml
                      #11
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9