Thế giới hoang dã
khoitam 12.09.2006 10:36:22 (permalink)
Tranh hùng
ĐINH CÔNG THÀNH (C5a M'intéresse)
Tuoitre Online

Đấm móc, cắn xé, vặn họng, móc mắt..., chúng không từ bất kỳ thủ đoạn nào để bảo vệ vị trí xã hội, lãnh thổ, hay chinh phục những người đẹp của mình.

1. Đòn "vặn họng" của tắc kè
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/22434/642867145E8E46A384C6E86E398A0006.jpg[/image]
Khi nhìn thấy một đối thủ xâm nhập lãnh thổ mình, gã tắc kè xanh biến thành màu đỏ. Nó phùng to chiếc cổ, đứng dậy trên hai chân, nghểnh đầu, rồi lắc lư đe dọa. Nếu gã kia cũng làm vậy, trận chiến sẽ xảy ra. Chúng lao vào nhau, mồm mở toang hoác và tìm mọi cách ngoạm cái đầu đối thủ... vặn tối đa! Kẻ thua trận chẳng còn lãnh thổ cũng sẽ chẳng còn vợ con!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.09.2006 10:41:07 bởi khoitam >
Attached Image(s)
#1
    khoitam 12.09.2006 10:42:31 (permalink)
    2. Ngọn cước thần sầu của hươu cao cổ
    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/22434/3497DE3A028347D6B82CA2B90919096B.jpg[/image]
    Khi một chú hươu cao cổ dám xưng “vương”, lập tức nó bị kẻ thù tấn công tàn khốc! Cái đầu có bướu và sừng cứng như ngà voi được sử dụng như một cái búa tạ để tấn công những kẻ bất phục. Những đòn chân được tung ra tới tấp, theo đủ kiểu: đá ngang, đá thẳng, đá gót, lên gối... Cuối cùng khi đối phương đã khuất phục hoàn toàn, nó còn đá thêm một cái... vào mặt để biểu lộ uy quyền!
    Attached Image(s)
    #2
      khoitam 12.09.2006 10:44:39 (permalink)
      3. Cú nốc ao của kanguru
      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/22434/6F054901FA8941578230F2803D74E2EF.jpg[/image]
      Để tranh đoạt mỹ nhân, những gã kanguru đực sẵn sàng lên... võ đài. Mặt đối mặt, đầu ngửa ra sau để bảo vệ đôi mắt chúng đấm nhanh như gió: móc dưới, móc ngang, đấm thẳng, đấm xoay, nhập cùi chỏ... Có gã còn biết bung mình lên cao để quật ngã đối phương xuống đất như “đòn hi sinh” của nhu đạo!
      Attached Image(s)
      #3
        khoitam 12.09.2006 10:46:52 (permalink)
        4. Pha đấu vật của ruồi!
        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/22434/3107D83FF3B0489493F058828195B7BB.jpg[/image]
        Vào mùa động dục, con ruồi trái cây đực đậu trên một cành cây, canh giữ cho phu nhân khai hoa nở nhụy. Một tên khốn kiếp mò đến kiếm chuyện. Không cần phải giải thích hay hăm dọa nhiều, hai gã đứng thẳng trên những cái chân, ôm nhau... vật trí mạng! Đúng là con người chẳng bao giờ là kẻ phát minh ra môn đấu vật sumo cả!
        Attached Image(s)
        #4
          khoitam 12.09.2006 10:48:57 (permalink)
          5. Cú "võ mồm" của hà mã!
          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/22434/50BE861319A54CDA86B05822B0F18949.jpg[/image]
          Gầm gừ, đá hậu, trấn nước nhau... Đó là những đòn đầu tiên những gã hà mã đực thi thố với nhau để tranh giành mỹ nhân. Nếu còn chưa “phục thiện” chúng mới đi đến... tử chiến! Mục tiêu: cắn vào cổ hay khuỷu chân. Những vết thương đôi khi trí mạng, bởi vì hàm răng dưới của hà mã là những thanh đoản đao sắc bén dài khoảng 50cm! Kẻ thua trận, nếu còn sống sót, sẽ bị trục xuất khỏi bầy.

          ĐINH CÔNG THÀNH (C5a M'intéresse)
          Tuoitre Online
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.09.2006 10:50:24 bởi khoitam >
          Attached Image(s)
          #5
            Yến Trang Châu 12.09.2006 14:29:08 (permalink)
            KT ơi, TTNR chạy qua đây tìm KT 8 nè, hihi

            Thế giới động vật đúng là thú vị thiệt á! TTNR ủng hộ KT ha, post bài lên nhiều nhiều cho bà con coi ha

            A, TTNR chỉ thích người ta yêu hà, chứ không có thích người ta dzấu đâu, hihi
            #6
              khoitam 13.09.2006 16:47:13 (permalink)
              Mệt vì... ăn
              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/22434/259FBF4216C44ECE9D27AF313CAF8AC9.jpg[/image]
              Một con trăn đang nghỉ mệt trên đường phố sau thung lũng Kampung Jabor, cách thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) 200 km về phía đông khi "đánh chén" một con cừu cái đang mang thai. Con trăn này dài 6m, nặng khoảng 90 kg, rất khó khăn khi di chuyển và rất dễ bị bắt, theo lời một tờ báo địa phương.

              T.LÊ (Theo Reuter)
              Tuoitre Online
              Attached Image(s)
              #7
                khoitam 24.09.2006 15:36:07 (permalink)
                Gấu Bắc Cực có thể bị tuyệt chủng?

                Tuần qua NASA đã đưa ra dự đoán rằng trong năm 2006, diện tích Bắc Cực sẽ bị thu hẹp dần. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng tan băng tại khu vực này trong vài thập kỷ tới. Một cơn bão vào tháng 8 đã gây ra những dấu hiệu đầu tiên của xu hướng này.

                Ông Samantha Smith - Giám đốc chương trình Môi trường Bắc cực thuộc Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã cho biết: "Đã xuất hiện những điều kiện hết sức bất thường về khí hậu trong năm nay kéo dài trên các vùng đất từ Svalbard đến Alaska".

                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/22434/B8FF49461BCD47C2A534AA2AA735BEAE.jpg[/image]
                Gấu bắc cực (Ảnh: komar.org)

                Một nghiên cứu của các nhà khoa học được tiến hành vào năm 2004 thì đã dự đoán rằng đến năm 2100, Bắc cực sẽ không còn băng vào mùa hè. Điều này sẽ huỷ hoại cuộc sống của người dân bản địa và những sinh vật cư trú tại đây. Thậm chí gấu Bắc Cực - loài vật đặc trưng của vùng đất này có thể bị tuỵêt chủng.

                Smith cho biết, tình trạng diện tích băng ở Bắc Cực bị thu hẹp dần cần phải có sự nỗ lực của các chính phủ để giải quyết. Khi khí nhà kính được tạo ra chủ yếu bởi các nhà máy, xí nghiệp, khí thải ôtô… ngày càng nhiều, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ tăng lên, và Bắc cực tan băng là chuyện tất yếu.

                Hiện nay, Bắc cực có vẻ như là nơi hấp thụ nhiệt lượng của mặt trời nhiều hơn bất cứ khu vực nào khác trên thế giới. Những bãi đất, những hòn đảo đã bắt đầu xuất hiện với màu đen, chúng sẽ không thể bức xạ tốt như trước đây, khi khu vực này chỉ toàn là màu trắng của băng tuyết.

                Hệ quả trực tiếp của nó, theo các nhà khoa học, là gấu trắng Bắc cực sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong tìm kiếm thức ăn. Chúng cũng không thể phát triển khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.

                Vào năm 1980, một con gấu đực Bắc Cực trung bình nặng 300kg. Sau đó 24 năm, vào năm 2004, con số này chỉ là 240kg.

                Theo VTV
                Attached Image(s)
                #8
                  Ran 01.10.2006 10:23:13 (permalink)


                  Trích đoạn: khoitam

                  Mệt vì... ăn
                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/22434/259FBF4216C44ECE9D27AF313CAF8AC9.jpg[/image]
                  Một con trăn đang nghỉ mệt trên đường phố sau thung lũng Kampung Jabor, cách thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) 200 km về phía đông khi "đánh chén" một con cừu cái đang mang thai. Con trăn này dài 6m, nặng khoảng 90 kg, rất khó khăn khi di chuyển và rất dễ bị bắt, theo lời một tờ báo địa phương.

                  T.LÊ (Theo Reuter)
                  Tuoitre Online


                  Cái hình này thật khủng khiếp nha KT. Ran xin thông báo với bác là nó đã bị một kẻ xấu trôm chỉa và xuyên tạc ko đúng sự thật
                  Dẫn chứng: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=209082&mpage=5&key=𳳼
                  Đề nghị bác phải có hình phạt thích đáng với kẻ xấu này...

                  :)
                  #9
                    khoitam 09.10.2006 08:45:40 (permalink)
                    Vì sao thằn lằn đổi màu đuôi?

                    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/22434/A4C819FB94644B96AB05B525AE062271.jpg[/image]
                    Chiếc đuôi nổi bật của thằn lằn đuôi xanh sẽ nhạt màu dần theo thời gian. Đó là kết quả của sự thay đổi trong hành vi kiếm mồi ở con non so với con trưởng thành.

                    Những con thằn lằn thiếu niên tích cực tìm kiếm thức ăn, khiến chúng đối mặt với nhiều hiểm nguy từ những kẻ săn mồi rình rập. Bằng cách thu hút sự chú ý vào cái đuôi sặc sỡ, thằn lằn có thể hướng cuộc tấn công vào phần phụ này và chiếc đuôi có thể tự mọc lại nếu bị đứt. Sau này khi già đi, thằn lằn ít đi kiếm ăn hơn, vì vậy mà thủ thuật gây chú ý đó cũng mất dần tác dụng.

                    Các nhà khoa học tại Đại học Ben-Gurion ở Israel đã quan sát những con thằn lằn đuôi xanh trong vòng đời kéo dài 1 năm của chúng. Khi mới nở ra, thằn lằn con đều có đuôi xanh sáng rực, khi được 3 tuần tuổi, 85% mất đi màu sặc sỡ đó và cả những vệt sọc trên cơ thể.

                    Kẻ thù chính của thằn lằn tại khu vực là những con chim bách thanh màu xám, săn mồi từ trên cành cây và rất nhạy cảm với màu sắc.

                    Để sống sót, những con thằn lằn mới lớn sử dụng 2 cách khoe đuôi - rung lắc thật nhanh và uốn lượn chậm rãi. Do những con trẻ hoạt động tích cực hơn nên dễ có khả năng bắt gặp kẻ săn mồi hơn. Vì vậy màn trình diễn đuôi sẽ là một công cụ cứu giúp hữu hiệu.

                    Khi được 3 tuần tuổi, thằn lằn hoạt động ít hơn, chúng chỉ ngồi và chờ đợi con mồi. Khi đó chúng dễ dàng nhận ra kẻ thù và kịp chạy thoát.

                    Theo Livescience, Vnexpress

                    Attached Image(s)
                    #10
                      Ran 09.10.2006 15:43:09 (permalink)

                      Để sống sót, những con thằn lằn mới lớn sử dụng 2 cách khoe đuôi - rung lắc thật nhanh và uốn lượn chậm rãi. Do những con trẻ hoạt động tích cực hơn nên dễ có khả năng bắt gặp kẻ săn mồi hơn. Vì vậy màn trình diễn đuôi sẽ là một công cụ cứu giúp hữu hiệu.

                      bi zờ thì Ran đã hỉu câu Thằn lằn đứt đuôi là thế nào rùi
                      Cúm ưn bác KT nha
                      #11
                        khoitam 18.10.2006 15:21:26 (permalink)
                        đã đi xuyên lục địa cách đây 10.000 năm

                        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/22434/0AFE00A102B44C7289E64E74FD266178.jpg[/image]
                        Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí PNAS, loài dê thuần dưỡng đã từng theo chân các nhà nông từ Trung Đông đến châu Âu vào thời đồ đá mới cách đây khoảng 10.500 năm.

                        Các phân tích ADN chứng minh rằng loài dê, vốn có mặt trong số động vật thuần dưỡng đầu tiên, có tính đồng dạng rất cao về mặt di truyền trên quy mô toàn cầu, không như loài bò hay cừu có những khác biệt về gien giữa các khu vực châu Âu, châu Á hay châu Phi.

                        Các tác giả nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm sinh thái học vùng Alps (Pháp) giải thích rằng điều này chứng tỏ loài dê đã bắt đầu di chuyển ở Trung Đông cách đây khoảng 10.500 năm từ khi ngành chăn nuôi được phát triển.

                        Các nhà khoa học đã rút ra kết luận này từ việc phân tích 24 mẫu xương dê được phát hiện trong một hang động nằm ở khu vực thời đồ đá mới Baume d’Oullen, miền Nam nước Pháp.

                        Loài dê thuần dưỡng được biết là đã đi lại nhiều trong suốt lịch sử nhân loại, nhưng thời điểm liên quan chưa bao giờ được xác định. Theo các nhà nghiên cứu, đây có thể là cuộc cách mạng thời đồ đá mới, một thời kỳ trong lịch sử nhân loại mà con người đã ngưng sống về nghề săn bắt và hái lượm để định cư và sử dụng nông nghiệp.

                        Theo các nhà nghiên cứu, loài dê có thể giữ một vai trò quan trọng khi nông nghiệp được phát triển và chúng có thể đã di chuyển trên những đoạn đường dài với những nhà nông đầu tiên.


                        Theo AFP, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.10.2006 15:23:33 bởi khoitam >
                        Attached Image(s)
                        #12
                          khoitam 24.11.2006 10:50:06 (permalink)
                          Chân ngắn có lợi cho việc leo trèo 

                          Khi nơi sinh sống của thằn lằn xuất hiện những kẻ ăn thịt mới, quá trình chọn lọc tự nhiên sẽ thực hiện vai trò của nó qua hai giai đoạn. Ban đầu, lợi thế thuộc về những con chân dài hơn. Nhưng sau đó, thằn lằn chân ngắn lại có cơ hội sống sót cao hơn.
                          Loài thằn lằn anolis màu nâu (Anolis sagrei) sống phần lớn ở mặt đất. Khi gặp một con thằn lằn ăn thịt, những con anolis chạy trốn bằng cách leo nhanh lên cây. Theo thời gian, chúng chuyển lên sống trên cây để tránh bị ăn thịt.
                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/22434/A41E1C16F75F48E4BD242978D1C0EC6F.jpg[/image]
                          Một con thằn lằn Leiocephalus carinatus.
                          (Ảnh: nationalgeographic.com)


                          Nhưng tình hình đảo ngược sau 6 tháng sau đó, khi những con anolis đã thích nghi với cuộc sống trên cây. Các nhà khoa học nhận thấy những con anolis còn sống có chân ngắn hơn so với những con bị giết.
                          Trong khi đó, độ dài chân của cả những con anolis còn sống và đã chết ở trên 6 hòn đảo kia không có khác biệt đáng kể.
                          Các chuyên gia cho rằng chân ngắn phù hợp hơn với việc định hướng trên những cành cây hẹp. Vì thế, sau một thời gian dài, những con thằn lằn anolis còn sống sót ở 6 đảo có thằn lằn ăn thịt sẽ là những con chân ngắn hơn.

                          Theo LiveScience, Vnexpress
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.11.2006 10:54:50 bởi khoitam >
                          Attached Image(s)
                          #13
                            khoitam 12.12.2006 15:26:00 (permalink)
                            Tại sao ong ăn thịt đồng loại?
                            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/22434/AA3BB487D81544D688BB13DB57422C57.jpg[/image]
                            Ong có thể là những người bà con độc ác. Ong chúa ăn trứng của con mình, ong thợ cũng dùng bữa bằng trứng của anh em. Hoạt động này có thể ghê sợ với con người, nhưng lại làm cho gia đình ong sung túc hơn.
                            Mặc dù ong mật thợ không giao phối được, con cái vẫn đẻ những quả trứng không được thụ tinh và nếu có cơ hội sẽ phát triển thành đực. Điều này tương tự như ong bắp cày và kiến. Nhưng nhiều quả trứng trong số này không được sống sót. Mỗi quả trứng bị xơi đều nhằm mục đích giảm số lượng những kẻ cạnh tranh về gene.
                            Ong thợ thường ăn trứng của anh em họ hàng khi ong chúa mẹ giao phối với nhiều con đực khác nhau. Ở những loài này, hầu hết ong thợ là anh chị em cùng mẹ khác cha, và một số gần gũi với anh em mình (con trai của ong chúa) hơn cháu (con trai của ong thợ khác). Khi đó, những đứa con cùng mẹ khác cha tỏ ra không hề thương tiếc khi xơi tái cháu mình, nhằm loại bỏ những kẻ xa lạ xuất hiện trong tập thể.
                            Ở những loài có ong chúa lăng loàn, con trai của ong thợ cũng được chăm sóc ít hơn 100 lần so với loài chỉ có một người cha duy nhất. Kết quả cũng ủng hộ giả thuyết của William Hamilton năm 1964, theo đó họ hàng xa luôn đối xử cay độc với nhau.

                            M.T. (theo Livescience)
                            Vnexpress.net
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.12.2006 15:27:04 bởi khoitam >
                            Attached Image(s)
                            #14
                              Chuyển nhanh đến:

                              Thống kê hiện tại

                              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                              Kiểu:
                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9