Góc thơ PCT
18. Hoá vàng những bài thơ tình của cha
Con tìm thấy trong bừa bộn những sách vở của cha
Những bài thơ tình, giấy vàng, thời gian úa
Người ơi, nay đã về muôn thủa
Những bài thơ tình cha để lại cho ai?
Cái sôi nổi của một thời trẻ trai
Ăn cơm muối, rộn ràng đi kháng chiến
“Đoàn quân Việt nam đi!” - lớp chàng trai dâng hiến
Tuổi xanh, cho những mái nhà tranh
Cái đắm đuối với bầu trời mông mênh
Một đời yêu, vẫn yêu và hơn thế
Cho thật nhiều và cho mạnh mẽ
Dẫu biết mình nhận lại chẳng bao nhiêu
Những bài thơ tình, những bài thơ yêu
Hôm nay con đốt trên phần mộ
Cha đâu cần bạc vàng, nhà cửa
Những bài thơ tình xin hãy đến bên cha!
Những bài thơ tình vẫn còn mãi trong ta
Dù chỉ là tàn tro vương chiều vắng
Chúng sẽ sống - những bài thơ đằm thắm
Của con và của cha.
19. Khoảng trời riêng
Có một khoảng trời riêng lắm, cho ta
Những cánh chim cõng chiều về sau núi
Ruộng bậc thang đưa xanh lên vời vợi
Bình minh ngân nga sóng vỗ chân trời
Có một khoảng trời riêng lắm, em ơi
Những bông hoa không tên và cỏ lạ
Điệu nhạc, bài thơ, ước mơ, vật vã
Là những gì gom lại của trời chung
Một khoảng trời riêng để sống với lòng
Ta trở về sau mỗi ngày mỏi mệt
Nơi tuổi xuân sẽ không bao giờ chết
Nơi tình yêu cháy mãi từng ngày
Rồi bỗng nhiên em, những ngón tay gầy
Nghiêng khoảng trời riêng của anh về đó
Hai khoảng trời riêng xinh xinh nho nhỏ
Nay trở thành cả vũ trụ bao la
r
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.10.2006 11:13:22 bởi Huyền Băng >
PCT
18. Hoá vàng những bài thơ tình của cha
Con tìm thấy trong bừa bộn những sách vở của cha
Những bài thơ tình, giấy vàng, thời gian úa
Người ơi, nay đã về muôn thủa
Những bài thơ tình cha để lại cho ai?
Cái sôi nổi của một thời trẻ trai
Ăn cơm muối, rộn ràng đi kháng chiến
“Đoàn quân Việt nam đi!” - lớp chàng trai dâng hiến
Tuổi xanh, cho những mái nhà tranh
Cái đắm đuối với bầu trời mông mênh
Một đời yêu, vẫn yêu và hơn thế
Cho thật nhiều và cho mạnh mẽ
Dẫu biết mình nhận lại chẳng bao nhiêu
Những bài thơ tình, những bài thơ yêu
Hôm nay con đốt trên phần mộ
Cha đâu cần bạc vàng, nhà cửa
Những bài thơ tình xin hãy đến bên cha!
Những bài thơ tình vẫn còn mãi trong ta
Dù chỉ là tàn tro vương chiều vắng
Chúng sẽ sống - những bài thơ đằm thắm
Của con và của cha.
Một bài thơ rất cảm động người con trai làm tặng cho cha mình. Sự sâu nặng đậm tình cảm phụ tử của con trai dâng lên cha trong một ngày cả gió, trên phần mộ người cha thân yêu của mình. Mỗi năm, cứ vào dịp năm hết Tết đến hay đúng ngày giỗ chạp – con trai lại thu xếp mọi việc để một ngày trở về quê hương, thắp nén hương trên phần mộ đấng sinh thành. Trên đồi cao, gió thổi tứ bề , con trai lặng lẽ cúi đầu trước lăng mộ cha dù trong cuộc sống con trai chưa bao giờ phải cúi đầu trước bất kể điều gì và con trai thầm nói cùng cha mong cha hãy yên lòng nơi sâu ấy, con trai không xin cha điều gì cũng vì một lẽ con trai chưa hề xin xỏ ai điều gì trong cuộc sống vốn rất nhiều phức tạp… Mùi hương trầm , ấm bay lan ; những tờ giấy chép thơ đã ngả màu theo năm tháng cháy dần trong chiều tà, những kỷ vật một thời của cha đã về với cha . Con trai đã hoá vàng những bài thơ tình cha viết suốt cuộc đời hiền sĩ , chính là những bản thơ chép tay để hóa vàng gửi cho cha chứ không phải là mấy đồ hàng mã nhà cao, tiền bạc, xe pháo… người khác hay làm( Chi tiết này rất xuất sắc, rất cảm động). Thật ra, ai cũng biết những gì viết lên bằng tất cả lòng mình thì vốn hay là điều thật dễ hiểu.
Thường thì tình cảm của con cái đối với mẹ dễ nói hơn, dễ bày tỏ hơn là với cha. Nhất là tình cảm của con trai giành cho cha mình, không dễ nói thành lời mà chỉ yêu cha theo cách của giới mình vẫn hay thể hiện : âm thầm nhưng cũng đầy sâu sắc , tình cảm.
Ở bài thơ này, cái lắng đọng thẳm sâu chứa chan tình cảm giành cho cha đã được Phan Chí Thắng trải rộng tâm tình bằng những vần thơ không theo thể loại thơ gò bó nào, tác giả cứ để cảm xúc của mình tự nhiên sóng sánh với tứ thơ tự do trào dâng mạnh mẽ.
Cả cuộc đời cha để lại cho con trai một chữ Nhân rộng lớn. Trong chữ Nhân có đầy đủ tất cả mọi cái tốt đẹp của cuộc đời con người.
Và không chỉ trong tình yêu, mà trong mọi sự thì :
“…Cho thật nhiều và cho mạnh mẽ
Dẫu biết mình nhận lại chẳng bao nhiêu…”
là điều không thể bắt buộc, mà hoàn toàn là sự tự nguyện cho đi.
Những vần thơ đằm thắm cha để lại cho con, cũng là gia tài, là của để giành của cuộc đời con - sẽ mãi mãi bên con suốt đời, nó sẽ sống mãi không khi nào phôi phai…
” Những bài thơ tình vẫn còn mãi trong ta
Dù chỉ là tàn tro vương chiều vắng
Chúng sẽ sống - những bài thơ đằm thắm
Của con và của cha.”
Bài thơ khép lại bằng câu khẳng định quyền sở hữu “ Của con và của cha” thật vô cùng xúc động. Ta trân trọng tình cảm của người con trai kính tặng cha mình thông qua bài thơ này, tình cảm ấy thật xứng đáng đặt nơi cao nhất , trang trọng nhất trong tâm khảm của mỗi người con.
Bài thơ đã hết, mà âm hưởng của nó đem lại vẫn rung lên ngập tâm hồn và tràn trong huyết quản của bạn đọc. Một tình cảm rất thiêng liêng! Một áng thơ xúc động dạt dào!
Phan Chí Thắng không những bay bổng, lãng mạn trong thể loại thơ tình yêu đôi lứa mà ở đề tài tình cảm này tác giả cũng thành công, rất thuyết phục bằng chính tấm lòng chân thành,bằng cả trái tim ấm áp thâm trầm của mình. To NHX: Ưu tiên bài thơ này trước đã, cậu có đồng ý không?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.09.2006 12:30:07 bởi PT >
20. Hai mươi ngàn
Người đàn bà với nước da xạm nắng
Quần áo tầm tầm, dáng dấp bán chè chai
Tuổi ngoài ba mươi hoặc ngoài bốn mươi
Chặn xe tôi và khẩn thiết:
- Con em bị ung thư sắp chết
Em chạy chữa cho con hết cạn cả tiền
Em thấy bác hiền lành nên mới dám xin
Chút ít gọi là qua cơn bĩ cực!
Tôi quá biết đây là trò ăn xin không phải là mới nhất
Nhưng vẫn móc túi lấy ra hai mươi ngàn
Đưa cho người đàn bà kia, nhận lại mấy lời cảm ơn
Cái cúi đầu như đóng kịch.
Rồi bỗng nhiên tôi trở nên day dứt:
- Tôi cho tiền đâu xuất phát bởi tình thương?
Mà chỉ là muốn khẳng định đẳng cấp mình vượt trội hẳn lên
Trên những người lao khổ?
Những người đã không còn xấu hổ
Lừa gạt ngay chính lương tâm mình.
Còn tôi đàng hoàng, trong sạch, phân minh
Mỗi buổi họp có năm chục ngàn đút túi
Phát biểu chung chung hay ngồi cắm cúi
Làm như đang ghi chép thật lòng
Không biết người đàn bà kia có cười tôi hay không,
Cười kẻ ngu ngơ cho tiền vô lối?
Còn tôi thì mong sao, đến tối
Chị chàng kia hú hí với tình nhân
Mấy miếng lòng heo, chén quốc lủi cũng thành mâm
Và ngày hôm sau lại đứng đường xin đểu
Mong người đàn bà ấy không bao giờ có đứa con nào ốm yếu,
Không có đứa con nào bị ung thư
Như bà ta vẫn nói lúc đi lừa!
Bài đã đưa vào TV
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.10.2006 18:32:16 bởi BĂNG NGUYỆT >
Cảm ơn các bạn PT, Trăng Quê, NHX đã ưu ái có lời khen!
Thực tình tôi cũng hơi ""đỏ mặt" đấy.
Không biết nếu cố gắng hơn nữa thì có làm thêm được vài bài thơ cho ra hồn không?
Xin một lần nữa cảm ơn các bạn đã động viên!
PCT
21. Tạm biệt Hạ Long
10/6/2005
Hoa tím bằng lăng chào đưa tiễn
Phượng hồng xao xuyến hẹn ngày sau
Thành phố Hạ Long cười chúm chím
Cánh buồm gọi gió mãi về đâu
Biển – đảo bao la, trời lúng liếng
Tuần Châu vui múa nước khoe màu
Ta dắt nhau đi dài theo biển
Em cười, sóng vỗ mắt bồ câu
PCT
6. Một mình
Điếu thuốc lá một mình cháy đỏ
Không có em hay không có anh?
Con chim khiếu hót điệu gì nhung nhớ
Trên lầu cao nó cũng một mình
Cho ánh sáng, ngọn nến dần thui chột
Em yêu anh thổn thức hao gầy
Tơ óng ả nhờ con tằm rút ruột
Và làm thơ, anh chết từng giây
Nếu biết yêu nhau mà khổ thể
Xin trả về thời cũ chưa quen
Nhưng nếu để
cuộc đời
trôi qua trong lặng lẽ
Thì đâu phải là anh
Càng không phải là em./.
Nỗi cô đơn nhớ thuơng trong xa cách, nỗi nhớ cháy bỏng da diết cồn cào của một người yêu giành cho người mình yêu giữ dội đến thế sao !
Những người đàn ông vốn hay “ quí điếu thuốc hơn sức khỏe của mình” khi trong lòng có việc, thường châm một điếu để ghi nhận một sự kiện sau này sẽ trở thành kỷ niệm không thể quên - điếu thuốc cũng một mình cháy đỏ, con chim khiếu cũng một mình hót trong lồng đẹp, người con trai cũng chỉ một mình trong căn phòng quạnh quẽ, và thêm một người con gái đang ở rất xa nữa cũng đang trong tâm trạng một mình ? Ta cảm thấy không gian xung quanh như cô đặc , sánh lại vì nỗi nhớ. Điều gì đã tác động lên tâm trí người con trai lúc ấy, khiến anh quặn lòng đến thế ? Vì người con gái đã gửi tình yêu của mình vào thơ, những câu thơ chở đầy nỗi nhớ , những vần thơ đầy cảm xúc "rút ruột mình như con tằm nhả tơ" ? Hay một tin nhắn từ phương trời xa đang nhớ đến anh khôn nguôi , những dòng tin nhắn cồn cào vời vợi nỗi nhớ thương chạy qua biết bao cánh đồng gập ghềnh khúc khuỷu… để đến bên anh. Tác giả dùng hình ảnh điếu thuốc, con chim khiếu rất giàu hình tượng. Thử hình dung khung cảnh ấy và đặt cảm xúc của mình vào mà xem, ta sẽ thấy những lời vô cùng tâm trạng.
Riêng hình ảnh “con tằm rút ruột nhả tơ” rất quen thuộc với mỗi con nguời có tâm hồn cao đẹp luôn sống vì người khác, hình ảnh ấy nói lên tình yêu mênh mông rộng lớn bao la hơn biển cả của người con gái gửi cho người yêu của mình, tình yêu bỏng cháy cùng nỗi nhớ thương trong sự cách xa lúc nào cũng da diết, nồng nàn . Như thế thì liệu trái tim có bằng sắt thép hay đá tảng cũng phải mềm đi dưới sức mạnh , sức công phá mãnh liệt của tình yêu người ta giành cho mình. Nói về đề tài tình yêu , dù ta có đi hết chặng đường đời thì tình yêu vẫn suốt đời là ngọn hải đăng soi sáng cho ta đi tìm giữa biển biếc bao la của rất nhiều câu hỏi “ vì sao” “ tại sao” , của ngàn ngàn triệu triệu lần “ từ ngạc nhiên này” đến “ngạc nhiên khác”.
Chính vì những lý do không thể hiểu nổi ấy , ta đọc đến câu thơ:
”Nếu biết yêu nhau mà khổ thể
Xin trả về thời cũ chưa quen
Nhưng nếu để
cuộc đời
trôi qua trong lặng lẽ
Thì đâu phải là anh
Càng không phải là em./.”
ta mới thấy một phần của câu trả lời tưởng như vô định trong cái khẳng định về tình cảm của hai người giành cho nhau” Nếu…. Nhưng… Thì…”
Đến đây, ta nên nói một lời cảm ơn chân thành đến tác giả, vì chỉ qua những câu thơ chất chứa tâm sự này, đã cho ta hiểu thêm một gam màu mới trong bảng màu tình yêu . Có ai đó nếu đọc bài thơ này và cả bài cảm nhận này, thì chớ cố mở thêm bài hát “Một mình” của nhạc sĩ Thanh Tùng lên nghe nữa, vì tin chắc là trái tim sẽ khó mà chịu nổi sức cộng hưởng của lời thơ trong“ Một mình” cùng lời ca cũng “ Một mình” đấy nhé.
Sau rốt, là một bài thơ đã 26 tuổi đời mà đến hôm nay vẫn nóng hổi tính thời sự như năm nào - cũng vời vợi nỗi nhớ mà nhà thơ Trần Hoài Thu ( tức nhà báo Trần Đình Chính) đã gửi gắm bằng tất cả lòng mình với một giọng thơ se sắt đến nao lòng, tâm trạng ấy cũng đâu có khác mấy với tâm trạng của “Điếu thuốc một mình” phải không nhỉ…
Ở hai đầu nỗi nhớ
Có một không gian nào
Ðo chiều dài nỗi nhớ?
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương?
Ở đầu này nỗi nhớ
Anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp
Cho ta gần nhau hơn
Ở đầu kia nỗi nhớ
Nằm đếm tiếng mưa rơi
Ðược mấy triệu hạt rồi
Mà chưa vơi nỗi nhớ...
Nhớ về quê ngoại
Quê tôi bên dòng sông nhỏ
Hương đồng theo gió bay bay
Là đứa chăn trâu một thủa
Chùm hoa dắt cạnh bắp cày
Khế chua nấu nồi canh cá
Ngọt bùi pha lẫn đắng cay
Cho tôi tuổi thơ trở lại
Con đường tôi sẽ vẫn đi
Trèo non, băng rừng, lội suối
Hái đầy một rổ tình si...
Mỗi khi nhớ về quê ngoại
Ngày xưa vọng lại, thầm thì…
Phan Chí Thắng Nhớ quê
Quê tôi vàng óng nong tằm
Hương cau thoang thoảng đêm rằm đong đưa
Làn mây ngơ ngẩn vần thơ
Chùm hoa dại nấp bên bờ lối đi
Khế ngon, ngon tuổi dậy thì
Ngọt trong nỗi nhớ những khi chớm buồn
Cho dù nay đã lớn khôn
Con mong trở lại xóm thôn thủa nào
Trèo lên cây khế cao cao
Hái dăm quả chín mang vào thắp hương
Mỗi lần vái, một niềm vương
Ngày xưa, quê ấy, dễ thường ai quên?
Phan Chí Thắng
(Viết cho vui thôi, vì bị ép câu chữ nên thơ không hay, xin quý bạn đọc lượng thứ!)
PCT)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.08.2007 14:20:43 bởi Trăng Quê >
Trích đoạn: PCT
1. Khi thành phố vắng em
Nếu một ngày thành phố vắng bóng em
Mỗi chiếc lá rơi nghiêng như ánh mắt
Chiều Hồ Tây gió lay trời trong vắt
Phố bụi mù, cay nỗi nhớ trong anh
Khi đêm buông, thành phố ngủ yên lành
Em lấp lánh một vì sao xa lắm
Anh bỗng hiểu thế nào là đằm thắm
Rất gũi gần rạng rỡ nụ cười em
Một ngày đầu đông năm ấy, người con gái lại đi xa, xa thành phố thân yêu , xa tất cả. Cô để lại sau lưng mình cả một trời thương trời nhớ.
Và khi vắng bóng hình người con gái ấy, người con trai đã nhờ “ chiếc lá “, nhờ” gió hồ Tây”, nhờ “ bụi phố”, nhờ “ màn đêm thành phố”, nhờ “ vì sao xa ” để nói hộ lòng mình.
Cảm nghĩ cay cay chạy suốt tâm trí của ngừơi con trai từ đầu đến kết bài thơ. Ngay từ đầu tiên của bài thơ, tác giả dùng từ “Nếu” – ta thấy không ổn lắm thì phải. Vì cặp liên từ “Nếu” phải đi đôi với “ Thì”
”Nếu một ngày thành phố vắng bóng em
…….
Thì bụi mù , cay nỗi nhớ trong anh”
tức là nêu lên một điều kiện sự việc có thể sẽ xảy ra. Nhưng thực ra theo sát ý của bài thơ này, ta cảm nhận thấy cái việc người con gái đã không còn ở thành phố này nữa là điều có thật, nó đã xảy ra. Cho nên tác giả mới dùng làm tựa bài thơ bằng những câu chữ đau đáu yêu thương” Khi thành phố vắng em” chứ không phải là giả sử ( đã sửa lỗi chính tả)“Nếu thành phố vắng em”.
Cũng có thể ý của tác giả khác hẳn theo sự cảm nhận rất một mình này. Nhưng ta sẽ đi theo hướng “Khi” có lẽ thấy hay và hợp hơn rất nhiều hướng “Nếu”?
Khi thành phố vắng em rồi, những cơn gió đầu mùa đông thổi ào làm rơi nhiều , rất nhiều lá. Mỗi chiếc lá rơi nghiêng ấy cũng làm ngừơi con trai nhớ ánh mắt người thương hôm nào. Phố sang mùa , đường Cổ Ngư đầy mộng mơ sạch tinh tươm thì lấy đâu ra bụi làm anh “đỏ mắt”( ta cũng thường gặp đâu đó trong đời nhiều câu chuyện đổi tại “ bụi”, đổi tại” con gì bay vào mắt” mỗi khi xúc động trong lòng), để làm “ lòng anh cay”. Tác giả sử dụng lý do này thật dễ đi vào lòng ngừơi là vì nhiều lẽ riêng. Nhưng đọc lên câu “ cay nỗi nhớ “ thì quả thật nếu ai cũng đã rơi trong tâm trạng này sẽ thấy quá đúng. Càng đọc thơ , càng hiểu cách sử dụng hình ảnh của tác giả, ta càng thấm tình cảm chất chứa bên trong từng câu chữ . Ban ngày, nỗi nhớ ấy đã bao la khôn xiết cũng phải nhường chỗ cho đêm về. Nỗi nhớ ấy vắt từ ngày sang đêm sao mà cháy lòng đến thế! Khi thành phố đã chìm trong giấc ngủ , rất khuya rồi mà nỗi lòng của ngừơi con trai vẫn còn thao thức . Nỗi lòng ấy thức cùng bầu trời đêm thành phố, trong lòng mình - người con trai ngắm bóng hình người con gái qua hình ảnh “ vì sao xa xăm” sáng lấp lánh trên trời cao. Đọc đến câu thơ này ta lại liên tưởng đến câu thơ “ Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh “của nhà thơ Chế Lan Viên ( Không nhớ chính xác ), một tâm hồn đồng điệu gửi cả vào “ ngôi sao” nơi xa xôi kia. Càng ở xa thì càng cảm thấy như thật gần , vì một điều dễ hiểu đầy tình cảm đang trào dâng :
” Anh bỗng hiểu thế nào là đằm thắm
Rất gũi gần rạng rỡ nụ cười em”
Những phút giây bên nhau , hạnh phúc thay khi chỉ cần thấy em cười, nụ cười rạng rỡ đằm thắm thiết tha. Khi xa rồi, ngừơi con trai càng cảm nhận nụ cười ấy để rồi “ Bỗng hiểu” những gì đã có là một điều hạnh phúc. Khi xa rồi, nỗi nhớ càng da diết cháy bỏng hơn.
”Khi thành phố vắng em”, thành phố là thế đấy, tình cảm người ở lại là thế đấy.
Để khoá bài cảm nhận , ta thử theo Bùi Sim Sim thẫn thờ với “Hà Nội nhớ” … cũng là nhớ nhé :
Xa một tuần có lâu quá không em
Sao anh thấy ngày bỗng dài đến thế
…..
Thơ anh viết xuống dòng buồn nghiêng dấu nặng
Nỗi nhớ về em lấp mãi chẳng đầy.
để cho sự cảm nhận “Khi thành phố vắng em” là vời vợi khôn cùng…
”Em cười rạng rỡ gũi gần anh” ( Xin phép tác giả cho đảo chữ câu thơ cuối ). ( PT đọc rất nhiều lần bài thơ này , từ khi nó mới ra đời. Và mỗi lần đọc lại thấy như cảm thông nhiều hơn với ý thơ sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải đến bạn đọc. Cảm ơn Xerotn đã nhìn ra lỗi chính tả của tớ. Còn những dòng cảm nhận trên tất nhiên theo cách nhìn của riêng tớ , nên có làm Xerotn không thấy hợp mắt cũng là lẽ thừơng tình thôi, nhưng thưa với Xerotn rằng tớ không hề viết lung tung vô cảm làm hỏng bài thơ này. )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.10.2006 13:49:34 bởi PT >
Hai nửa câu thơ lục bát
Em là câu sáu dịu êm
Anh là câu tám một miền thuơng yêu
Ca dao mát gió ban chiều
Xanh đồng, xanh biển, xanh nhiều uớc mơ
Em là hồn của câu thơ
Em là nắng sớm, là mưa đêm hè
Câu thơ anh hát em nghe
Nhờ em nên gió trăng về với hoa
Bây giờ câu sáu đi xa
Để cho câu tám mặn mà với ai?
Nếu như phải xẻ làm hai
Thì xin xẻ dọc, cả đời mang theo
Em mang theo ba chữ yêu
Anh mang bốn chữ: rất nhiều cô đơn...
16/3/05
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.10.2006 14:40:50 bởi PCT >
Làm sao vô cảm được?
Làm sao viết được bài thơ vô tình
Mà có đủ cả nắng mưa, mây nước
Tả khoé mắt em bỗng nhiên chợt ướt
Làn môi tươi nâng lấp lánh nụ hôn?
Làm sao viết được bài thơ vô hồn
Có người mẹ còng lưng, nhăn nheo má
Chợ lao động trai quê ngồi như quạ
Cô thợ xây vôi bạc hết cuộc đời?
Làm sao viết được bài thơ vô tâm
Đất nước đang oằn mình lên phía trước
Người nông dân cúi gằm trên ruộng nước
Mấy trẻ ranh chích choác ngõ không người?
Làm sao viết được bài thơ, em ơi
Không có tím bằng lăng đau nỗi nhớ
Lúa non xanh vui đùa như trẻ nhỏ
Hàng phượng hồng nồng thắm một tình yêu?
Trích đoạn: PCT
2. Gửi Trăng
Em cứ là vầng trăng
Ở trên cao vời vợi
Giát vàng lên trần giới
Ru hồn thơ nhân gian
Trăng khi khuyết khi tròn
Bởi tròn nên phải khuyết
Như người ta ly biệt
Để rồi đến bên nhau
Trăng treo trên đỉnh đầu
Ước mơ thời trai trẻ
Tóc bạc rồi, có lẽ
Nhuốm màu trăng tinh khôi?
Tình yêu của muôn đời
Trăng chở che chia sẻ
Ai muốn mình buồn tẻ
Như những đêm không trăng?
Em cứ là vầng trăng
Đồng quê hay thành phố
Anh xin làm em nhỏ
Đón Trung Thu suốt đời
Em hãy cứ sáng ngời
Cao xa, gần gũi thế
Bút lòng anh có thể
Chấm mực trăng làm thơ
r
Trăng mãi là nguồn cảm xúc cho giới nghệ sỹ chuyên và không chuyên suốt đời ca ngợi. Trăng là danh từ “ chung” cho tất cả mọi người yêu cái đẹp, sư huyền ảo của trăng đã tốn rất rất nhiều giấy mực của các nhà thơ. Biết bao áng thơ, văn đã đi vào lòng người với hình ảnh vầng trăng hiền dịu.
Ở bài thơ “Gửi Trăng” của PCT, tác giả có chủ ý nên đã viết trăng ở đây là “Trăng” viết hoa chữ cái đầu tiên có nghĩa là trăng trở thành "danh từ riêng” của PCT rồi. Trong lịch sử làng thơ Việt từ trước tới giờ chỉ có nhà thơ Hàn Mạc Tử “dám” nhận Trăng là của mình khi ông đã rao:
”Ai mua trăng tôi bán trăng cho “
nay có một nhà thơ không chuyên nữa hình như “ không dám” nhận trăng về mình khi đặt tựa cho bài thơ là “ Gửi Trăng” . Tác giả chỉ mong Trăng cứ “ở trên cao vời vợi”, Trăng hãy cứ “ cao xa, gần gũi thế” … để người làm thơ được “ Ru hồn thơ nhân gian” và để được suốt đời “ chấm mực trăng làm thơ”.
Vẻ đẹp của trăng qua ngòi bút đa tình của tác giả cho ta thấy một vẻ đẹp mênh mang thần tiên có thật trên trần gian:
“Em cứ là vầng trăng
Ở trên cao vời vợi
Giát vàng lên trần giới
Ru hồn thơ nhân gian”
Khổ thơ tiếp theo mang tính triết lý sâu sắc:
“Trăng khi khuyết khi tròn
Bởi tròn nên phải khuyết
Như người ta ly biệt
Để rồi đến bên nhau”
Cuộc đời vốn phức tạp không đơn giản chút nào: Ly biệt rồi để cho ta gần nhau hơn ( Cũng như giận hờn nhiều để cho càng yêu thương thêm trong chuyện tình cảm của con người) thông qua hình ảnh trăng tròn, trăng khuyết - Đấy chính là cuộc sống.
Tiếp theo khổ thơ:
” Trăng treo trên đỉnh đầu
Ước mơ thời trai trẻ
Tóc bạc rồi, có lẽ
Nhuốm màu trăng tinh khôi?”
Một câu hỏi đồng thời cũng là câu trả lời: Cuộc đời từ lúc tóc xanh đến khi tóc ngả màu sương gió, rất nhiều chuyện xảy ra trên bước đường đời - những uớc mơ vật vã ngày xưa, những kết quả đạt được hôm nay - không chỉ là từ những lý do đời thường lắm bộn bề bon chen , mà có cả nét “màu trăng tinh khôi” đồng hành như làm dịu đi bao nỗi niềm đau đáu riêng, chung khác vốn có trong cuộc đời.
Trong tình yêu thì cũng cần lắm một “vầng trăng” để chia sẻ, để gửi gắm lòng mình trong những đêm có trăng và cả những đêm vắng trăng.
Hai khổ thơ cuối , tác giả dùng mệnh lệnh thức “ Hãy” và “ Cứ” như một lời tha thiết nhắn gửi Trăng: Trăng cứ sáng đẹp mãi như thế, dù bất cứ trăng ở nơi nào “đồng quê hay thành phố” thì trăng cũng sẽ suốt đời là nguồn cảm hứng cho tâm hồn thi sỹ là “Anh” chắp cánh cho vần thơ mãi bay cao.
Có ai đó đã đem bài thơ “Gửi Trăng” này về treo trên quán nhỏ nhà mình ,vì bài thơ rất đẹp … đẹp như Trăng là điều dễ hiểu..
Thơ là một cách thể hiện tâm tư, tình cảm của ngừơi làm thơ. Đời đi vào thơ nhẹ nhàng, truyền cảm và thơ ôm chặt đời để ta thấy một trái tim vẫn nồng nàn, đằm thắm một niềm yêu của PCT.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.11.2006 11:16:33 bởi PT >
Tự chúc Tết
Văn chương dăm chữ rặt tầm phơ
Thi phú đôi câu rõ dại khờ
Thương quá nắng lay từng mắt lá
Giận nhiều những kẻ lắm thờ ơ
Xuân đến, xuân đi, xuân chưa héo
Tháng qua, tháng lại, tháng còn tơ
Chén rượu rót tràn, bưng mặt khóc
Câu thơ ngâm dở, nén lòng mơ
25. Hai mươi năm sau ly hôn
Hai mươi năm có nhiều không
Mẹ đi lấy chồng cha kiếm vợ sau
Thuyền nào bến nấy đã lâu
Tóc xanh nay đã hai màu phôi phai
Mỗi người mỗi kế sinh nhai
Mỗi phương trời, mỗi trần ai kiếp người
Ly hôn, ly mãi cuộc đời
Để cô con gái suốt thời cô đơn
Cũng hay trời đất xoay vần
Cưới con, cha phải góp phần lo chung
Đến hôm đám cưới, ngượng ngùng
song thân bên gái tay cùng trong tay
Diễn kịch cho thật tròn vai
Để cô dâu mới không ai xì xào
Hồi môn cha lấy, mẹ trao
Khách quan hai họ nhìn vào cũng vui
Hôm sau cha thoáng ngậm ngùi
Chia tay kịp chuyến tàu xuôi cha về
Vẫn con đường ấy ven đê
Hai mươi năm trước bỏ quê, bỏ người…
Mẹ ôm con gái xinh tươi
Trong lòng thấm khấn Phật Trời giúp cho:
Vợ chồng dẫu đói dẫu no
Xin đừng bắt phải chịu trò ly hôn!
26. Nỗi nhớ
Nỗi nhớ giống như nước
ở bầu thì tròn,
ở ống thì dài,
là sương mai
mưa phùn lất phất
mưa bão quất
tơi bời
Không phải rượu
Mà ta say chơi vơi
Không phải dấm tươi
Sao lòng chua xót
Là nỗi dịu ngọt
Men nồng khát khao
Là sóng dạt dào
trắng xóa
Là giọt nước mắt rưng rưng trên má
Ta bụm hai bàn tay, nín thở
giữ nước,
Nỗi nhớ vẫn chảy ra ngoài…
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu: