(url) Doãn Quốc Sỹ
Ngọc Lý 20.09.2006 13:29:38 (permalink)
.



DOÃN QUỐC SỸ











Tiểu Sử

Nhà văn, nhà giáo Doãn Quốc Sỹ sinh ngày 3.2.1923 tại Hạ
Yên Quyết, Hà Nội.

Khởi sự cầm bút từ thời sinh viên, giữa thập niên 50,
ông là một trong những cột trụ trong Tạp Chí Sáng Tạo
với Mai Thảo, Duy Thanh, Nguyễn sĩ Tế... và sau đó cộng
tác nhiều tạp chí xuất bản ở Saigon trước năm 1975.

Giáo Sư các trường Trung Học công lập Nguyễn Khuyến (Nam
Định, 1951-1952), Chu Văn An (Hà Nội, 1952-1953), Trần Lục
(Saigon, 1953-1960). Hiệu Trường trường Trung Học công lập
Hà Tiên (1960-1961), Giao Sư trường Trung Học Hồ Ngọc Cẩn
(1961-1962), Giáo Sư trường Sư Phạm Saigon năm 1962 đến
giữa thập niên 60, ông du học tại Hoa Kỳ về ngành Giáo
Dục, trở về nước, tiếp tục công việc giảng dạy cho
đến năm 1975.

Sau năm 1975, ông bị tù nhiều năm trong đợt Văn Nghệ Sĩ
cầm bút. Ông viết tác phẩm Đi với bút hiệu Hồ Khanh
để chuyển ra hải ngoại. Giữa thập niên 90, ông định cư
tại Texas, Hoa Kỳ.

Tuy trải qua nhiều năm bị đày đọa trong lao tù, hiện nay
tuổi hạc đã cao nhưng ông vẫn còn sáng tác. Hiện nay
ông cùng với Tạ Xuân Thạc thành lập nhóm thân hữu
Đồng Tâm ở Texas để anh chị em cầm bút có dịp sinh
hoạt với nhau và Cali Weekly được vinh dự nối kết với
nhóm thân hữu Đồng Tâm cùng văn thi hữu Tuyển Tập Nam
Phong ở San Josẹ

Tác phẩm đã xuất bản:

Sợ Lửa (1956), U Hoài (1957), Gánh Xiếc (1958), Gìn Vàng
Giữ Ngọc, Dòng Sông Định Mệnh (1959), Hồ Thuỳ Dương
(1960), Trái Cây Đau Khổ (1963), Người Việt Đáng Yêu
(1965), Cánh Tay Nối Dài (1966), Đốt Biên Giới (1966), Sầu
Mây (1970), Vào Thiền (1970)... Người Vái Tứ Phương, Dấu
Chân Cát Xóa, Mình Lại Soi Mình...

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Khu Rừng Lau
(trường thiên tiểu thuyết) gồm có: Ba Sinh Hương Lửa
(1962), Người Đàn Bà Bên Kia Vi Tuyến (1964, gồm hai phần
Tiếng Hát Tự Lòng Đất và Chiếc Bè Nữ Chúa), Tình Yêu
Thánh Hóa (1965), Những Ngả Sông (1966)... Biên khảo: Vào
Thiền, Tuyển tập Văn Chương Nhi Đồng...


http://www.pklhp.org/forums/printer-friendly.asp?tid=2098
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2006 10:39:58 bởi TTL >
#1
    Ngọc Lý 20.09.2006 13:36:42 (permalink)
    .


    Vương Trùng Dương
    Nhìn lại một thời



    Bài viết về Doãn Quốc Sỹ trích từ
    CaliWeekly, 30/6/05




    Năm 1954 hai vợ chồng tôi cùng hai đứa con gái đầu long
    và cô em gái - năm người cả thảy - ra phi trường di cư
    vô Nam. Danh từ thời thượng mệnh danh là Bắc Cờ Năm
    Mươi Tư

    Thuở đó tôi còn là sinh viên, gặp Trần Thanh Hiệp - sinh
    viên Luật Khoa - chúng tôi bèn thành lập đoàn thể Đoàn
    Sinh Viên Hà Nội Di Cư (ĐSVHNDC), Trần Thanh Hiệp đứng ra
    làm chủ tịch.

    Để giới thiệu ĐSVHNDC nhân dịp chào mừng mùa Xuân năm
    đó, chúng tôi cho in tập Xuân Chuyển Hướng. Tôi còn
    nhớ trước 1954 - thuở còn ở ngoài Bắc - tôi sớm có
    khuynh hướng viết văn, hoàn tất được một truyện
    ngắn đầu tay dưới dạng một truyện cổ tích mang tên
    là "Sợ Lửa". Di cư vô Nam năm 1954, may sao tôi có mang theo
    bản thảo Sợ Lửa và cho đăng vào tập Xuân Chuyển
    Hướng này! Thế là như lửa gặp gió, tôi tiếp tục...
    tiếp tục sang tác để chính thức đi vào nghiệp cầm bút
    của nhà văn bên cạnh sự nghiệp cầm phấn của nhà giáo
    sau này.

    Sau tập Xuân Chuyển Hướng tôi đứng ra làm Chủ nhiệm
    tờ tuần báo Người Việt nhưng cũng chỉ được vài số
    là đình bản. Sau đó gặp them Mai Thảo, Nguyễn sĩ Tế, hai
    họa sĩ Duy Thanh và Ngọc Dũng nữa, thế là chúng tôi xúm
    lại chủ trương nguyệt san Sáng Tạo - vào năm 1956 thì
    phải, nếu tôi nhớ không lầm! Toà soạn Sáng Tạo ở
    đường Ký Con. Truyện dài đầu tay Dòng Sông Định Mệnh
    của tôi đăng trên Sáng Tạo trước khi in thành sách. Sáng
    Tạo ra được tới số 30 hay 31 thì đình bản. Các văn
    hữu từ đó vẫn gọi nhóm chúng tôi - Mai Thảo - Nguyễn
    sĩ Tế - Ngọc Dũng - Duy Thanh là nhóm Sáng Tạo - Tòa soạn
    ở đường Ký Con !

    Thuở đó anh em chúng tôi ai muốn đem bài đến toà soạn,
    hay đến toà soạn để sửa bài thì ít nhất cũng phải
    đợi đến 9 giờ sáng hãy tới, vì tới giờ đó Mai Thảo
    mới ngủ dậy để ra ngồi trước bàn làm việc.

    Từ tám chín giờ tối trở đi đó là giờ Mai Thảo có
    mặt ở vũ trường để khiêu vũ. Thuỏ đó đám sinh viên
    Hà Nội di cư chúng tôi đã có nơi cư trú đàng hoàng,
    đó là khu Đại Học Xá gần nhà thờ Ngã Sáu Chợ Lớn.
    Thỉnh thoảng khoảng 8 giờ tối Mai Thảo lái xe đến đón
    tôi cùng đi khiêu vũ, khoảng 12 giờ khuya thì về, bao giờ
    cũng rủ theo một em vũ nữ lên xe để cùng tới một
    tiệm ăn nào đó, vừa ăn uống vừa nói chuyện vui, rồi
    đưa em vũ nữ về nơi hẻm em ở.

    Cùng là nhà giáo kiêm viết văn, chúng tôi có ba người:
    tôi, anh Nguyễn sĩ Tế (Hiệu trưởng trường Trường
    Sơn) và anh Nguyên Sa (Hiệu trưởng trường Văn Học).
    Nhắc đến Nguyên Sa thì hầu hết chúng ta đều biết bài
    thơ nổi tiếng của anh "Áo Lụa Hà Đông" :

      "Nắng Saigon anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà
      Đông Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng Anh vẫn yêu màu áo
      ấy vô cùng Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn Mà mùa
      Thu dài lắm ở chung quanh Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
      Bay vội vã vào trong hồn mở cửa Em chợt đến, chợt
      đi, anh vẫn biết Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng gì
      đâu Nhưng sao đi mà không bảo gì nhaủ Để anh gọi tiếng
      thở buồn vọng lại..." "Em ở đâu, hỡi mùa Thu tóc ngắn?
      Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông Anh vẫn yêu màu áo ấy
      vô cùng Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng... Anh vẫn yêu
      màu áo ấy em ơi"


    Sau này khi sang tới xứ Cờ Hoa này chúng tôi ở cách mấy
    tiểu bang - tôi ở Houston, Texas, anh ở Quận Cam Cali - mỗi
    khi có dịp gặp nhau, tôi vẫn hỏi đùa anh: - Chị vẫn mặc
    áo lụa Hà Đông, phải không anh? Nhớ lại kỷ niệm với anh
    Nguyễn sĩ Tế, (cắt bỏ) chúng tôi cùng
    bị đi tù chung và cùng bị đày lên tận miền Gia Trung
    thuộc núi rừng cao nguyên Pleiku, Kontum. Vùng này sở dĩ
    mang tên Gia Trung vì có dòng suối YA YUNG chảy quạ Tiếng
    địa phương là Ya Yung được chuyển sang tiếng Việt là
    Gia Trung !

    Anh Nguyễn sĩ Tế có 4 câu thơ bằng tiếng Pháp trong tập
    thơ Chant d''a (Tiếng Hát Gia Trung) của anh như sau:

      Sur un fond de ciel balayé
      Un engourdi crossant de lune
      Parait las et comme épuisé
      De sa lumineuse fortune &


      Và tôi dịch thoát nghĩa thành 4 câu
      thơ Việt như sau:


      Đỉnh trời gió quét mây tan tác
      Trăng lưỡi liềm ngơ ngác lạnh căm
      Trăng sao đượm vẻ u trầm
      Trăng sao quá đỗi âm thầm hỡi trăng


    Vào năm 1956 - cách đây đúng nửa thế kỷ - khi tập
    truyện cổ tích Sợ Lửa của tôi ấn hành lần đầu, ông
    bạn Nguyễn sĩ Tế của tôi viết tựa và Thanh Tâm Tuyền
    viết bạt . Với tinh thần tri âm tri kỷ, ông bạn Thanh Tâm
    Tuyền qua bài thơ mang tên "Nhịp ba" đã nêu lên long ước
    muốn thường xuyên nóng bỏng trong tâm tư thầm kín của
    tôi: đó là ước muốn sao cho đất nước sớm được
    thống nhất tự do !

    Xin quý vị hãy cùng tôi thưởng thức
    bài thơ "NHỊP BA" của Thanh Tâm
    Tuyền viết thay lời Bạt cho "Sợ Lửa"

      Nhịp ba
      (Tặng Doãn Quốc Sỹ)


      Ngực anh thủng lỗ đạn tròn
      Lưỡi lê thấu phổi
      Tim còn nhảy đập
      Nhịp ba nhịp ba nhịp ba
      Tình yêu, tự do mãi mãi
      Anh về ngồi dưới vườn nhà
      Cây liền kết trái
      Hoa rụng tơi tơi ủ xác
      Anh chạy nhịp hai qua cách trở
      Mắt bừng
      Thống nhất, tự do
      Ngoài xa thành phố
      Bánh xe lăn nhịp ba
      Áo màu xanh hớn hở
      Nhát búa gõ
      Long máy quay
      Cửa nhà thi nhau lớn
      Nhịp ba, nhịp ba, nhịp ba
      Tình yêu, tự do, mãi mãi
      Sóng bồi phù sa
      Ruộng lúa trổ hoa
      Núi cao uốn cây rừng
      Nhịp ba, nhịp ba, nhip ba
      Tình yêu tự do mãi mãi
      Đất nước ào vỗ nhịp
      Triều biển chập chùng
      Hà Nội, Huế, Sàigòn
      Ôm nhau nức nở
      Có người cầm sung bắn váo đấu
      Đạn nổ nhịp ba
      Không chết
      Anh ngồi nhỏm dậy
      khoẻ mạnh lạ thường
      Bước ai thánh thót
      Nhịp ba
      Tình yêu
      Tự do
      mãi mãi
      Tình yêu tự do mãi mãi
      Tình yêu tư do
      mãi mãi anh ơi


      Thanh Tâm Tuyền



    *


    Thấm thoát tính tới nay - Năm 2005 -đã vừa một nửa thế
    kỷ qua rồi. Anh em Sáng Tạo chúng tôi nay chỉ còn: Nguyễn
    sĩ Tế, Doãn Quốc Sỹ và họa sĩ Duy Thanh. Mai Thảo và họa
    sĩ Ngọc Dũng đã ra người thiên cổ!


    Vương Trùng Dương
    Houston ngày 12 tháng 5, 2005
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.09.2006 04:20:00 bởi Ngọc Lý >
    #2
      Ngọc Lý 20.09.2006 13:52:16 (permalink)
      .


      Nguyễn Văn Quảng Ngãi
      DOÃN QUỐC SỸ
      tâm hồn thanh thản,
      đôn hậu, cao thượng
      .





      MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA:
        Ôi, dòng sông, cánh đồng năm ngàn năm của chúng ta, mênh mông thanh thản dưới mắt nhân loại kẻ nào mà làm hoen ố nổi
      Thuở xưa, ngót bốn mươi năm rồi, trong Tiền Kiếp của Gìn Vàng Giữ Ngọc, Doãn Quốc Sỹ đã mạnh dạn, tự hào viết như vậy.

      Gìn Vàng Giữ Ngọc. Sao mà cái tên cuả tác phẩm đẹp đến vô cùng! Không ít người đã quên khuấy đi mất cái nguồn gốc từ truyện Kiều: Gìn vàng giữ ngọc cho haỵ Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời mà Kim Trọng đã ân cần dặn dò Thúy Kiều trước khi giã biệt về nhà hộ tang chú. Nhất định cụ Nguyễn Du chẳng những đã không trách họ Doãn mà còn vui mừng khi thấy hậu thế đã biết khéo léo dùng lại ngôn ngữ của mình để khuyên nhủ thế nhân.

      Còn nữa, Doãn Quốc Sỹ còn nhiều tác phẩm mà tên gọi vừa đẹp, vừa ý nghĩa như: Dòng Sông Định Mệnh, Ba Sinh Hương Lửa, Trái Cây Đau Khổ...

      Cùng với Lỡ Bước Sang Ngang của Nguyễn Bính, Ngàn Năm Một Thuở của Hồ Hữu Tường, Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân... đó là những tác phẩm có tên gọi hay nhất, đã trở thành những điển tích mà nhiều người hay mượn tiêu đề để trích dẫn nhiều hơn là nội dung của tác phẩm...
      Nhưng khi nói đến Doãn Quốc Sỹ là nhiều người nói đến Dòng Sông Định Mệnh, tác phẩm đã gây xúc động trong lòng rất nhiều người từ năm 1959.

      Tôi đã yêu Dòng Sông Định Mệnh từ đó, thuở mà tâm hồn còn xanh tươi, bầu nhiệt huyết còn đầy ắp. Mãi đến ngày nay, đôi khi nhắm mắt ôn lại một thoáng hương xưa thân yêu đó, tôi vẫn còn tìm lại được nguyên vẹn cái cảm giác đầy rung động, thích thú khi đọc Dòng Sông Định Mệnh:
        Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung
        Có ai đàn lẻ để tơ chùng
        Có ai tiễn biệt nơi xa ấy
        Xui bước chân đây cũng ngại ngùng.

      Dòng sông gợi cho chúng ta nhiều cảm giác, lắm suy tư: khi nỉ non tâm sự, lúc ôm ấp hiền hoà, khi giông tố ba đào, lúc trầm tư mặc tưởng. Dòng sông còn gợi cho chúng ta biết bao là kỷ niệm mà bụi thời gian đã phủ mờ theo năm tháng:

        Con nước ấy đã bao lần sóng vỗ
        Chút tàn phai đọng lại dưới chân cầu
        (Hà Nguyên Thạch)

        Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng
        Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu
        (Hoài Khanh)

      Nhưng có ai chận đứng được thời gian nên phương Đông đã tra vấn nước sông: Chảy mãi như thế này ư chẳng kể ngày đêm?

      Và có ai tìm lại được những ngày xưa thân ái nên phương Tây đã than thở: Người ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông.

      ...Với Doãn Quốc Sỹ thì khác!

      Dù thời gian có hững hờ trôi như nước chảy qua cầu, dù cuộc đời có gây nhiều đau thương, tang tóc cho nhân thế, dù cuộc thế có đầy rẫy lọc lừa phản trắc, dù cầu Hiền Lương qua sông Bến Hải thuở đó như là một vết thương còn rướm máu mà Định Mệnh vừa mới tàn nhẫn chia cắt đất nước thân yêu... Doãn Quốc Sỹ vẫn một lòng tự hào tin tưởng:
        "Cánh đồng và dòng sông năm ngàn năm của chúng ta kẻ nào mà làm hoen ố nỗỉ".

      XUÔI DÒNG THỜI GIAN:
      Là độc giả thường xuyên của Bách Khoa, tờ báo có tuổi thọ cao nhất và thành công nhất ở miền Nam trước 1975, ngoài những bài vở giá trị về nhiều phương diện, có một dạo tôi rất thích thú với những bài phỏng vấn tài tình Sống Và Viết Với... của Nguyễn Ngu Í. Bài viết về Doãn Quốc Sỹ là bài xuất sắc nhất - theo tôi - trong loạt những bài phỏng vấn này và sau được Nguyễn Ngu Í cho in thành sách với tên gọi như trên (Ngày Xanh xuất bản 1966). Ngoài những chi tiết liên quan đến Sống Và Viết... của Doãn Quốc Sỹ, điều mà cho mãi tới ngày nay vẫn còn ghi đậm trong tôi là bức hình chớp toàn gia đình của ông. Bà Doãn Quốc Sỹ với nét dịu hiền thanh tú của một mệnh phụ Việt Nam (bà là con nhà thơ Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu) cùng ông và rất đông con (đông thật!) mà cô nào cậu nấy đều tươi cười, xinh xắn. Đặc biệt là những đôi mắt: tất cả đều tròn xoe, trong sáng!...

      Đọc sách của ông, cảm được tấm lòng đôn hậu và nhân ái của ông, hiểu được tình yêu dân tộc Việt Nam tha thiết của ông, thấy được niềm tin bao la và sâu sắc của ông về chân-thiê.n-mỹ cho nhân thế, biết được cuộc sống của ông: dạy học (Trung và Đại Học), viết văn, chủ trương nhà xuất bản Sáng Tạo, xem hình cả gia đình ông... đã cho tôi đi đến kết luận: Đó là mẫu người lý tưởng cho một xã hội Việt Nam lý tưởng!

      Trên đây là tất cả những điều tôi biết về Doãn Quốc Sỹ trước năm 1975.

      Trong 9 năm tù ngục có thời gian dài tôi ở nhà giam Kim Sơn và Nước Nhóc (K18) thuộc tỉnh Nghĩa Bình (Quảng Ngãi và Bình Định sát nhập) và cùng làm chung một bộ phận lao động với một nhà nho ẩn danh. Anh làm thơ rất hay, có kiến thức về Hán văn rất rộng và đặc biệt là biết rất nhiều về những nhà văn, nhà thơ ở miền Nam. Theo anh thì nhân loại đã và đang bị lún sâu vào cuộc chiến tranh lạnh tranh chấp giữa hai khối (dạo đó).

      Nếu những tác phẩm của ông Doãn được dịch ra Anh hoặc Pháp văn để loài người đọc và suy gẫm về cái tâm của ông cho tình yêu (gia đình, bằng hữu, quê hương, nhân loại), về tấm lòng cương quyết và tin tưởng hướng đến chân-thiê.n-mỹ của ông... thì những điều đó sẽ có ảnh hưởng sâu đậm và Doãn Quốc Sỹ xứng đáng nhận giải thưởng No bel về văn chương. Chúng tôi cũng bàn đến những tác phẩm và văn tài của Võ Phiến, nhà văn Bình Định chòm xóm gần gũi từ thuở Mùa Lúa Mới mà chúng tôi rất quý kính để có cùng chung một kết luận: Doãn Quốc Sỹ và Võ Phiến là hai nhà văn tiêu biểu ở miền Nam về văn tài, về lập trường Quốc Gia - Dân Tộc và về tư cách và đạo đức.

      Sau vài chuyến vượt biển thất bại, bị bắt, vượt ngục, cuối cùng tôi đến được trại tị nạn Galang ở Nam Dương năm 1985. Một hôm tôi đang ngồi tại văn phòng Trung Tâm Thiếu Nhi Không Có Thân Nhân (Unaccom-panied Minors Center) thì anh bạn Chủ Tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng đưa một thanh niên đến thăm và giới thiệu:

        - Đây là trưởng nam của nhà văn Doãn Quốc Sỹ đang dạy level C (trình độ cao nhất của ESL).

        - Có phải em đang cho đăng truyện của bố trên tờ Tự Do không? (Tự Do là tờ báo Việt Ngữ của trại).

        - Sao anh biết?

        - Trước kia ai đã đọc nhiều sách của bố thì, dù bố có ký dưới bút hiệu nào đi nữa, khi đọc truyện người ta sẽ nhận ngay ra văn phong của bố... Tôi cố nhớ lại tấm hình chớp toàn gia đình của Doãn Quốc Sỹ trên Bách Khoa thuở trước để đối chiếu với anh bạn thanh niên trắng trẻo, đẹp trai, ăn nói nhỏ nhẹ, lễ phép nàỵ

      Vài tháng sau đó, một buổi sáng, anh ăn mặc chỉnh tề, vai đeo chiếc xách nhỏ vội vàng ghé lại thăm tôi trước khi lên đường sang Úc định cự Việc này đã thực sự làm tôi cảm động vì ai đã từng ở trại tị nạn đều biết là ngày cuối cùng vô cùng bận rộn và vội vàng: nào phải lo hoàn tất những thủ tục cần thiết bắt buộc của Cao Ủy tị nạn, của cơ quan IOM, nào phải lo soát xét lại hành trang cá nhân, nào kẻ còn ở lại nhờ nhắn tin, gởi thư, nào bằng hữu đưa tiễn... nên nhín một chút thì giờ tạt lại thăm nhau quả thật là đặc biệt quý giá!

      Mãi đến năm 1996 tôi mới có duyên gặp tác giả Dòng Sông Định Mệnh khi cả hai chúng tôi được Cộng Đồng Việt Nam tại Wichita - Kansas mời nói chuyện trong dịp lễ kỷ niệm 30 tháng 4. Anh bạn Lê Hồng Long, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tạp chí Thế Giới Ngày Nay đã dành cho chúng tôi sự tiếp đãi ân cần, chu đáo khó kiếm. Chúng tôi mỗi người ở một phòng riêng với đầy đủ tiện nghi tại nhà anh. (Hoàn toàn trong tình văn nghệ chứ anh không có trách nhiệm gì trong cộng đồng hay trong ban tổ chức ngày lễ). Sau những phút xã giao ngắn ngủi chúng tôi dễ dàng trở nên tương đắc khi tâm sư..

      Vâng, tôi đang đối diện với tác giả Dòng Sông Định Mệnh. Dù đã qua tuổi cổ lai hy, với nhiều năm dài trong tù ngục nhưng anh vẫn còn mạnh khoẻ từ thể xác đến tinh thần. Dáng cao, gầy, nước da ngăm đen, khuôn mặt chữ điền. Đôi mắt sáng, vừa hiền hòa vừa cương quyết. Nụ cười cởi mở, bao dung. Nói chuyện với anh tôi có cảm tưởng như mình đang hầu chuyện với một bậc thiền sư vì anh lắng nghe từng chi tiết nhỏ, anh tâm tình chậm rãi, khoan dung trong tinh thần hồn nhiên, phá chấp...

      Đề tài anh nói chuyện với Cộng Đồng là: Đời Sống Văn Nghệ Sĩ Trong Lao Tù Cộng Sản. Anh nói nhỏ nhẹ như đang chia xẻ với bằng hữu thâm giaọ Anh kể một vài mẫu chuyện thoạt nghe tưởng như chẳng có gì đáng nói nhưng gẫm lại thì rất chí lý. Bởi vì anh nói bằng cả con tim của anh. Do đó phải nghe anh bằng cả tâm hồn mình mới tâm đắc được hết tâm sự anh muốn giải bàỵ Nhà văn Võ Đình đã rất chí lý khi viết về Doãn Quốc Sỹ trong ngục tù:

        ..Ngày nay, dẫu có đắng cay khổ nhục mấy đi nữa, ông vẫn còn nhìn với đôi mắt thương hại những công tố viên đang xỉa xói ông, những cán bộ chấp pháp đang truy vấn ông, những cai tù đang kềm giữ ông. Và như vậy ông mới có "Tự Do", cái tự do ông trả với tất cả đau đớn ê chề cả thể xác lẫn tinh thần. Trái tim ông vẫn không suy suyễn. Bạo lực có thể uy hiếp ông. Nhưng bạo lực không cách gì đập nát trái tim ông và đặt vào đó lò lửa căm thù. Ông chỉ căm thù bạo lực, ông không thể căm thù con người, dù đó là con người dùng bạo lực để hành hạ ông...

        Vâng, chìa khóa của kiếp nhân sinh là cái "Tâm". Các vấn nạn trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng chỉ có thể giải quyết bằng cái "Tâm"...

      Ba ngày tại Wichita - với lòng hiếu khách đặc biệt của anh Lê Hồng Long và gia đình - chúng tôi đã tạo được sự cảm thông quý giá và tôi thật sự vinh hạnh được anh xem như bạn hiền. Từ đó, mỗi lần biên thư cho tôi anh thường nhắc đến nhà báo họ Lê và mong có ngày gặp lại nhau ở thành phố Wichita nhỏ bé xa xôi nhưng thắm tình đồng hương của tiểu bang Kansas.

      Tháng 4 năm 1999 anh Doãn Quốc Sỹ và tôi lại có dịp gặp nhau tại thành phố Dallas, Texas khi chúng tôi cùng được mời sung vào ban Giám Khảo cuộc thi truyện ngắn năm 1998 do hai tờ tuần báo Viet nam Weekly News và Người Việt Dallas tổ chức. Một chi tiết nhỏ chứng tỏ tấm lòng luôn luôn vì văn hóa dân tộc của anh. Thoạt đầu quý anh Trần Lộc, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tuần báo Vietnam Weekly News và anh Thái Hóa Lộc, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tuần báo Người Việt Dallas mời hai người điạ phương là anh Đàm Trung Pháp, Giáo sư ngôn ngữ học tại Đại học ở Dallas và tôi sung vào ban Giám khảọ Tự biết mình chỉ viết lách một cách tài tử, nhưng, để khích lệ việc làm ý nghĩa này và tạo dễ dàng cho ban tổ chức, chúng tôi đã vui vẻ nhận lờị Khi thấy số người gởi bài tham dự cuộc thi khá đông (gần 100 người từ nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ và từ một vài nước khác), để tăng giá trị cho cuộc thi và vinh dự cho những người trúng giải, vào giờ chót, hai anh đã nhờ tôi mời anh Doãn Quốc Sỹ vào ban Giám khảọ Dù biết mời khá muộn là chuyện không phải nhưng tôi vẫn viết thư trình bày chi tiết gởi đến anh kèm theo bản sao của 31 truyện dự thi đã được ban tổ chức chọn vào chung khảọ Anh đã chấm từng truyện cẩn thận, cho điểm, ghi chú và gởi trả lại ban tổ chức trước cả anh Đàm Trung Pháp và tôị Và anh đã về Dallas tham dự lễ phát giải thưởng. Anh Đàm Trung Pháp, dù rất bận rộn với Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương của Cộng Đồng, vẫn đưa chị Pháp đến thăm thầy (Giáo sư Pháp vốn là học sinh cũ của anh Doãn Quốc Sỹ). Hành động ấy, mấy lời thăm hỏi nhẹ nhàng, ngắn ngủi ấy đã nói lên cái "tình thầy trò" đậm đà cao quý cuả nền văn hóa Việt Nam đầy nhân nghĩa, thủy chung khó tìm được ở xứ này! Dạo đó tôi vừa nhận cuốn hồi ký Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua do tác giả, Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, gởi tặng. Trong sách có đoạn nói đến nhà thơ Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu... chất phát, hiền hậu, khiêm tốn, ít nói về mình và đặc biệt là luôn luôn đi xe đạp một cách chậm chạp, từ tốn như đi dạo mát...

      Anh Doãn Quốc Sỹ rất cảm động khi đọc đoạn này cùng một số nhận xét đặc biệt nữa về nhạc phụ mình và chép ngay tại chỗ tặng tôi bài thơ cuả cụ Hồ Trọng Hiếu "Tú Mỡ đi xe bình bịch":

        Tú rững mỡ cưỡi xe bình bịch
        Máy nỗ vang sình sịch chạy như bay
        Bóp còi toe như quát tháo giương vây
        Khách đường cái vội rãn ngay tăm
        Tú nhớ thuở còn đi xe đạp
        Một thứ xe chậm chạp hiền lành
        Trên đường dù chuông bấm liên thanh
        Khách đủng đỉnh làm thinh không chịu tránh ...
        Ồ ngán nhỉ ở trên cõi tục.

      Con người ta bất độc bất anh hùng - Phần phát biểu trong buổi lễ phát giải anh nói về đề tài như một nhắn gởi tha thiết, nhẹ nhàng đến tất cả mọi người hãy cố gắng duy trì tiếng Việt ở miền đất mớị Anh đọc lại bài thơ Ông Đồ Già nổi tiếng của Vũ Đình Liên (thầy cũ của anh ở Hà Nội thuở xa xưa) và một nỗi buồn thấm thía gợn lên trong lòng mọi người về một viễn ảnh suy thoái, tàn lụi của tiếng Việt trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại:

        ... Nhưng mỗi năm mỗi vắng
        Người thuê viết nay đâủ
        Giấy đỏ buồn không thắm
        Mực đọng trong nhiên sầu

        Ông Đồ vẫn ngồi đấy
        Qua đường không ai hay
        Lá vàng rơ i trên giấy
        Ngoài trời mưa bụi bay

      Anh cũng đọc thơ của hai người bạn thân trong nhóm "Sáng Tạo". Một đã ra đi là nhà văn Mai Thảo:

        Thế giới có triệu điều không hiểu
        Càng hiểu không ra lúc cuối đời
        Chẳng sao khi đã nằm trong đất
        Đọc ở sao Trời sẽ hiểu thôi

      Bốn câu thơ này Mai Thảo làm như là một linh tính báo trước ngày ra đi của mình và đã được khắc trên bia mộ của Mai Thảo ở Nam Calị Một còn sống là nhà văn Nguyễn Sỹ Tế:

        Đỉnh Trời gió quét mây tan tác
        Trăng lưởi liềm ngơ ngác lạnh căm
        Trăng sao giọt lệ u trầm
        Trăng sao quá đổi âm thầm hỡi trăng?

      Bốn câu thơ này anh dịch từ một bài thơ trong tập thơ bằng tiếng Pháp của Nguyễn Sỹ Tế kể lại thời gian hai người cùng ở trại giam Gia Trung. (Hai anh Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Trần Lộc và Thái Hóa Lộc cùng nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp rất đáng được tuyên dương vì đã tổ chức rất chu đáo và thành công cuộc thi truyện ngắn 1998!)

      PHỤ TRANG: Hòa trong nỗi đau khổ chung của cả dân tộc sau biến cố kinh hoàng 30-4-1975, anh Doãn Quốc Sỹ đã phải vào tù hai lần trước sau hơn 12 năm. Khổ đau từ thể xác đến tinh thần của các tù nhân do bạo quyền gây nên chữ nghĩa trần gian đâu đủ viết cho hết, tả cho tròn! Nhưng khổ đau không thay đổi được anh vì anh đã viết, từ 1965, trong Người Việt đáng yêu:

        "... Không có sự trưởng thành đáng kính nào bằng sự trưởng thành trong đau khổ... khổ đau là một sự thiêng liêng ở trên thế gian này... Dân tộc Việt Nam phải là một sự thiêng liêng đối với nhân loại..."

      Thuở xưa anh đã ân cần khuyên nhủ mọi người:
        "Hãy quay trở về với chính mình, vun xới tâm hồn mình là chuốc lọc danh dự cho dân tộc, là gieo hương hạnh phúc cho nhân loại". (Tiền kiếp)


      Và anh tha thiết ước ao:

        "Niềm ao ước vĩnh cửu của tâm hồn nhân loại, và cũng là sự thực vĩnh cửu cuả vũ trụ là: bao giờ cuối cùng "thiện cũng thắng ác".

      Khổ đau, bạo lực chẳng những không làm anh căm thù mà - như một sự thiêng liêng - đã làm tâm hồn anh dịu lại. Trong truyện ngắn Người vái tứ phương, một mặt anh diễn tả thật đầy đủ xã hội miền Nam sau bảy năm bị đọa đày bằng những từ ngữ nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, mặt khác anh vẫn tiếp tục ân cần khuyên nhủ mọi người:

        "Cuộc sống đầy rẫy những khác biệt và đụng chạm. Hãy cảm thông và bao dung những vui buồn phải trái cuả nhau... Cuộc đời tự nó đã quá nhiều phức tạp, sầu khổ, còn gây thêm sầu khổ cho nhau mà làm gì!".
      Noi gương người xưa đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân mà thay cường bạo nên Giáo sư Hoàn, dù tốt nghiệp tiến sĩ sinh vật học tại Hoa Kỳ đã không được tiếp tục dạy lại tại Đại học Khoa học, vẫn đầy lòng từ tâm thánh thiện đã bình thản, không có một lời nói hay cử chỉ thất thố nào khi đối diện với viên trung tá công an hạ trác đòi mình đến trình diện: "Tôi rất mực điềm đạm thùy mị trả lời... Tôi trả lời như thể tự ngàn xưa vốn dĩ tôi như thế và cho tới ngàn sau tôi không thể khác hơn..." Và giáo sư Hoàn đã chinh phục, cảm hóa được viên trung tá nàỵ Một ghi nhận nhỏ là thuở xưa có rất ít người xấu, việc xấu trong các tác phẩm của anh nên nhà văn Võ Phiến đã viết: "Hầu hết các nhân vật tiểu thuyết cuả Doãn Quốc Sỹ đều tốt ... Hoạ hoằn lắm mới có một nhân vật xấu..." (Văn Học Miền Nam - Truyện I) và đã dí dỏm một cách khéo léo: "Đọc sách ông thơm tho cả tâm hồn". (Văn Học Miền Nam Tổng Quan). Nhưng trong Người vái tứ phương, anh đã viết: Trong cõi tương đối này chúng ta há chẳng thấy thường khi cái đúng và cái sai chỉ là đường tơ kẻ tóc, hoặc giả chính vì cái sai này mà cái đúng kia hiển hiện. Thực ra trên dòng biến dịch không ngừng nghỉ của vạn hữu, cái sai cũng mầu nhiệm như cái đúng...

      Kiếp nhân sinh là như vậy đó: Cái tốt nương tựa cái xấu, nỗi buồn gắn bó với niềm vui, khổ đau quyện theo hạnh phúc.

      Rồi anh tiếp tục ân cần khuyên nhủ mọi người:
        "...Thế giới này là nơi cộng đồng trách nhiệm. Khi cái đẹp, cái thiện đã được khơi nguồn, thắp sáng, người ta dễ bề mở rộng cái tôi cá biệt đi vào cái ta hoà đồng...
        ...Bất kỳ hành động thiện, hành động đẹp nào của bất kỳ ai đều có khả năng mầu nhiệm bảo vệ giá trị sản nghiệp tinh thần của cả nhân loại...
        ... Khi nhân tính vươn vai thức giấc, mọi chủ nghĩa, đảng phái không thành vấn đề...."


      Cuối thu năm ngoái, ở tuổi 75, trong một lá thư gởi cho tôi anh đã viết:
        "...Nhà tôi ở hiện giờ còn giữ nguyên màu xanh ngút ngàn của thiên nhiên: đó là những rừng oak và thông đẹp tuyệt vờị Sáng sáng tôi cùng bà xã đi bộ độ nửa giờ, sau đó tôi đạp thêm 1 giờ bằng chiếc xe đạp được một anh học trò cũ tă.ng. Vì vậy sức khoẻ giữ đều không ốm đau vặt như thường thấy khi tới tuổi cổ lai hi của tôi...".

      Trong tất cả những tác phẩm cuả anh - từ tập trường thiên qui mô và quan trọng nhất là Khóm Rừng Lau đến những truyện cổ, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài hoặc khảo luận, tuỳ bút - tình thươ ng bàng bạc khắp cùng: Anh đã gánh trọn cái trách nhiệm luân lý nặng nề. Ngày nay, ở tuổi hoàng hôn của cuộc đời, ước mong từ miền Houston sầm uất đó, anh hưởng được đầy đủ cái hương nhân loại lâng lâng tỏa ra từ bốn phương tám hướng mà anh đã ước mơ vào một chiều bên hồ Lạc Thiện vùng Ban Mê Thuộc thuở xa xưa trong Gìn Vàng Giữ Ngọc.

      Đã có rất nhiều người viết về Doãn Quốc Sỹ. Từ những vị có đầy đủ uy tín và tuổi tác trong văn giới đến những độc giả đã từng mến mộ anh và văn chương anh đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần của ho.. Những bài viết, nhận xét thật đầy đủ, thật chi tiết. Do đó xin được gọi những dòng tâm tình này là "Một Phụ Trang" để bày tỏ lòng quý kính của tôi đối với một nhà văn hàng đầu tôi được biết qua nhiều tác phẩm và, do một duyên lành, được quen thân qua những dịp tâm tình tương đắc. Đã gọi là phụ trang - mà là một phụ trang tâm tình - thì không thể viết dài (Mà nếu muốn viết nữa thì cũng vẫn không thể nói hết những điều mình muốn viết).

      Để chấm dứt bài viết tôi xin chép lại đây cảm tưởng cuả nhà văn Đổ Thiên Như về lần đầu tiên cô được gặp gỡ tác giả mà cô đã ngưỡng mộ và xem như là thần tượng từ vài thập niên qua và còn giữ mãi cho tới ngày nay tại thành phố Seatt le tháng 6 năm 1995:

        "... Doãn Quốc Sỹ ngồi đó, và ông đúng như hình ảnh tôi tưởng tượng buổi thiếu thờị Dáng người dong dỏng, gầy, khuôn mặt nhân hậu và trí thức. Hình như bao năm cơ cực tù đày cũng không xóa mất nụ cười khoan hòa và nhân ái, cái nhân ái bàng bạc trong văn chương ông. Những dòng văn chương diễn tả được cái đẹp vô cùng nhân bản và tình người... Ông hỏi tôi có học với ông không? Tôi thưa là tôi học ở Huế, không được học với thầy nhưng văn chương của thầy đã dạy con biết mơ mộng và tư duy từ thuở hoa niên cho mãi đến bây giờ... Chỉ trong mấy giây với Doãn Quốc Sỹ mà tôi tưởng như được trở về với ngày xưa có sắc hương thầm kín lụa là...

        Tôi sống thật đầy, thật đẹp với vầng trăng của Doãn Quốc Sỹ. Đã qua rồi những mùa trăng trầm thống nhưng hồn tôi vẫn giữ mãi vầng trăng mười sáu nguyên vẹn của ông... Hình như thời gian đang ngừng lại, tôi đang đi trên lối xưa đầy diễm ảo và tôi đã được gặp một nhà văn biểu tượng cho tình yêu, sĩ khí và bất khuất của nhiều thế hê.. Hạnh phúc thay!".




      http://dactrung.net/baiviet/noidung.aspx?BaiID=AbTC0UIrCexXc8LuWncy7w%3D%3D
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.09.2006 04:16:15 bởi Ngọc Lý >
      #3
        Ngọc Lý 22.09.2006 14:27:16 (permalink)
        .

        Kỷ Niệm về Thầy Sỹ
        Việt Hải, Los Angeles




        Tôi chần chừ, tôi ngần ngại viết về Thầy. Tôi thu bài trong nhóm văn Đồng Tâm của Thầy. Bài vở về khá nhiều cho sách kỷ niệm về một người đã cống hiến cả cuộc đời cho nền văn học nước nhà, có nhiều bài tác giả viết rất hay, tạo cho tôi nhiều cảm xúc. Tôi miên man đọc văn họ cả tháng nay, tôi tự nghĩ làm sao giữ cho mình độc lập, tự chủ về cách viết và ý tưởng, không "chôm chỉa" hay "cọp dê" thì không phạm nguyên tắc viết văn khi nhận bài người khác. Thôi thì hãy bắt đầu đi vậy.

        Hôm ghé nhà Thầy tại vùng khu rừng thông Spring, nơi có nhiều cây xanh bát ngát cho tôi một ấn tượng khó quên như vùng New England, với rừng thông Maine, Vermont hay Connecticut. Tôi trò chuyện với Thầy trong căn nhà mới xây xong, còn thoảng mùi sơn mới, Thầy dẫn tôi đi xem phòng đọc sách, nơi có nhiều sách, vật lưu niệm và tranhh ảnh. Có bức tranh bán thân của Thầy do họa sĩ Phạm Thông tạo nét vẽ vô cùng sắc sảo, hình Thầy đang ôm sách. Ý của họa sĩ Phạm Thông đề nghị Thầy nên ôm sách, vì Doãn Quốc Sỹ suốt đời vốn yêu sách, thích sách và trân quý sách vở, vì ông là người viết sách và đọc sách. Ý kiến của ông họa sĩ có lý lắm chứ ! Họa sĩ Phạm Thông mượn Thầy làm người mẫu cả 2 buổi Chủ Nhật, họa sĩ nắn nót từng chi tiết mẫu để rồi sau đó về nhà ông vẽ tiếp phần phụ, trong khi Thầy lại vất vả cứng ngắc như pho tượng bất động và đang sống vì nghệ thuật của từng nét vẽ. Tôi nghe chuyện cũ mà trầm trồ khen ông Phạm Thông như Leonard De Vinci tạo tuyệt tác “La Joconde” ngày xưa.

        Gần phòng đọc sách trong nhà có cây đàn dương cầm, khi xưa ở Hà Nội Thầy có học âm nhạc. Lãng đãng trong sách thầy viết, người ta tìm thấy tên của những nhạc sĩ cổ điển mà Thầy thích từ Mozart, Beethoven, Chopin đến Schubert, Schuman hay Bellini,... Tôi được Thầy ký tặng 6 quyển sách, trong đó cuốn "Gánh Xiếc, Doãn Quốc Sỹ Toàn Tập" có bài truyện ngắn Gìn Vàng Giữ Ngọc mà nơi trang 218, Thầy viết:
          "Có những buổi trưa tôi ăn cơm với Huân, có những buổi chiều tôi bị Huân giữ lại để ăn cơm xong là đi xi-nê toàn gia, nhất là khi có phim về âm nhạc như Passion Immortelle tả đời Schuman, Chanson du Souvenir tả đời Chopin, Casta Diva, phim cũ chiếu lại, tả đời Bellini...".

        Những mẫu chuyện này cho thấy Thầy thích âm nhạc lắm. Hôm ra mắt sách những lúc trước khi quan khách đến bà con anh em phụ trách phần chuẩn bị hay sau khi quan khách về hết thì bà con anh em Đồng Tâm lo "thu dọn chiến trường" thì tôi và Thầy được "miễn quân dịch" vì Thầy do tuổi tác và tôi vì sức khỏe, đây là lúc mà thầy trò hàn huyên tâm sự. Tôi hỏi Thầy những loại nhạc cụ nào mà thầy học. Thầy cho biết khi xưa Thầy học vĩ cầm, nên violon là môn chính Thầy nắm vững; Còn dương cầm, flute (sáo) và cello Thầy cũng thích, nhưng không biết nhiều. Tôi nhớ lại hồi ban nãy trong phần âm nhạc giáo sư Thu Thủy đàn organ và guitar để đệm rành rẽ lắm cho ca sĩ hát tân nhạc, trong khi các cháu học viên bé trình bày âm nhạc qua đàn tranh. Tôi hỏi Thầy về những bài nhạc nào Thầy thích trong khi trò chuyện, Thầy ca khẽ vài đoạn của 3 bài nhạc như bài Con Thuyền Không Bến của nhạc sĩ Đặng Thế Phong:
          "Đêm nay thu sang cùng heo may
          Đêm nay sương lam mờ chân mây
          Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
          Như nhớ thương ai chùng tơ lòng ...

          Lướt theo chiều gió
          Một con thuyền, theo trăng trong
          Trôi trên sông thương,
          nước chảy đôi dòng
          Biết đâu bờ bến "

        Thầy cho biết nhạc sĩ Đặng Thế Phong là người tài tình, nhưng chẳng may ông quá vãng quá sớm. Bài nhạc khác là Đêm Đông, bài nhạc làm nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương nổi bật tên tuổi tại Hà Nội vào năm 1939. Thầy lại ca khẽ tiếp:

          "Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
          Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
          Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
          Cùng mây xám về ngang lưng trời
          Thời gian như ngừng trong tê tái
          Cây trút lá cuốn theo chiều mây
          Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
          Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu..."

        Thầy không là người ca chuyên nghiệp, nhưng trong giọng ca khe khẽ đó cho thấy Thầy thích thú và say mê âm nhạc. Thầy bảo rằng những đêm tối giá lạnh tại đây lắng nghe Đêm Đông hay Con Thuyền Không Bến làm Thầy nhớ lại Hà Nội thuở xa xưa. Tôi hiểu tâm trạng của Thầy, dù tôi chưa hề biết Hà Nội, nhưng khi nghe những bài như Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội, Ghé Bến Sài Gòn hay Áo Lụa Hà Đông có Sài Gòn trong đó, có nhiều kỷ niệm cũ của tôi, tôi lại nhớ cái thuở khi mà tôi nuôi đầy ắp cái nhung nhớ Sài Gòn trong tâm tưởng.

        Bài tôi được biết Thầy rất thích, được viết bởi người nhạc sĩ tài hoa có dính líu phong trào Nhân Văn Giai Phẩm là Văn Cao với tình khúc bất tử Buồn Tàn Thu:

          "Ai lướt đi ngoài sương gió,
          Không dừng chân đến em bẽ bàng,
          Ôi vừa thoáng nghe em mơ ngay bước chân chàng,
          Từ từ xa đường vắng.
          Đêm mùa thu chết,
          Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng.
          Em ngồi đan áo lòng buồn vương vấn,
          Em thương nhớ chàng..."

        Năm 1939, Văn Cao sáng tác nhạc phẩm trữ tình này, nó chan chứa tình yêu trai gái hay tình yêu vợ chồng và tình yêu đất nước khi người chinh phu ra đi cứu quốc, người chinh phụ mòn mỏi đợi chờ nơi quê xưa, nên nó cũng được hiểu như Chinh Phụ Khúc để nhớ người ra đi. Những ai có trải qua giai đoạn xa xưa đó sẽ hiểu tiếng lòng của người nhạc sĩ khi ông khảy tiếng đàn ra cung khúc u hoài này. Văn học Việt Nam ghi nhận bao nhiêu áng thơ, bao nhiêu khúc nhạc từ Quang Dũng, Hữu Loan, Hoàng Cầm hay Phùng Quán,... hay Văn Cao hoặc sách văn như của Nhất Linh với Đoạn Tuyệt hay Khu Rừng Lau: Ba Sinh Hương Lửa của Doãn Quốc Sỹ. Chuyện kể về chàng thanh niên trẻ tên Tân, một sinh viên Kiến Trúc bỏ học tham gia Mặt Trận Việt Minh cứu quốc (trang 67), lý tưởng của chàng là những gương cứu quốc của những Nguyễn Thái Học, Ký Con, Phó Đức Chính,... giải phóng quê hương từ tay thực dân Pháp. Thầy Sỹ kể tôi nghe Thầy gia nhập vào Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc, hoạt động 10 năm tại vùng Việt Bắc. Ông cùng đồng bạn thực hiện những công tác tấn công cướp lương thực từ đoàn công voa của Pháp, hay cướp các kho lúa gạo của giặc Tây rồi phân phát cho dân nghèo,... Những lý tưởng mà thanh niên Việt Nam tranh đấu vì dân tộc Việt Nam, những thanh niên vì bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, tiếng lòng ái quốc khiến họ hy sinh việc học quên tương lai của mình, họ không màng danh lợi cho ý đồ chính trị đen tối như người Cộng Sản lợi dụng lòng dân, nuôi bao thủ đoạn tham lam cướp quyền hành thống trị đất nước.

        Hôm anh Tạ Xuân Thạc chở Thầy và tôi ghé ăn cơm tấm tại hiệu Kiều Giang trong khu thương xá Hong Kong 4, tôi nói là tôi thích cái tên mà nhà văn Hoàng Hải Thủy dịch chữ "Jane Eyre", một danh tác của nhà văn Charlotte Bronte ra là "Kiều Giang". Cả ba cùng cười đồng ý như vậy. Tôi cám ơn Thầy Sỹ vì ông vừa ký tặng cho tôi 6 quyển sách trong bộ sách gồm nhiều cuốn và với tôi sách là điều rất quý báu. Tôi bảo là dù chưa hân hạnh được học Thầy trước đây, và bây giờ tôi sẽ đọc sách này thì cũng là hình thức học từ Thầy rồi. Nói về sách của Thầy viết trước năm 75, Thầy kể tôi nghe về một mẫu chuyện cảm động đến thương tâm mà Thầy khó quên là vào năm 1996, Thầy được mời sang nói chuyện với Cộng Đồng Việt Nam tại Wichita, Kansas. Khi diễn thuyết xong đến phần giải lao, một người đàn ông với nét mặt u buồn đến gần làm quen và cho Thầy biết là: "Quyển sách Dòng Sông Định Mệnh đã bị chôn vùi rồi !". Thầy ngạc nhiên và không hiểu câu nói của người đàn ông kia. Thế rồi người đàn ông cho biết ông phục vụ trong binh chủng Hải Quân sang Mỹ năm 75, bà vợ ông khi xưa đi học bà rất thích quyển "Dòng Sông Định Mệnh". Ngày 75 bà có mang theo ấn bản cũ in tại Sài Gòn. Ngày bà bị bệnh nặng trước khi mất, bà đã trăn trối dặn ông hãy chôn quyển sách này với bà. Thầy cho tôi biết Thầy rất cảm động khi hiểu được câu chuyện này.

        Sài Gòn năm 1984 khí hậu hè nóng như thiêu đốt, tin tức truyền lẹ ra xứ ngoài "Giáo sư Doãn Quốc Sỹ bị Việt Cộng tống giam cùng nhiều nhà văn thời VNCH". Anh Lê Thế Bằng là sinh viên sư phạm có học Thầy môn Ngữ Học kể lại chuyện cũ: "Tôi không thể tin nổi một ông giáo hiền khô như ông bụt mà sao cầm đầu nhóm nhà văn nổi dậy được !". Anh ở lại Sài Gòn trong hoang mang, trong nhiều nghi vấn, nhưng không ai dám hỏi hay thắc mắc gì thêm, khi mà nhà cầm quyền của Việt Cộng đang giơ nanh vuốt hung bạo ra như muốn xiết cổ người dân miền Nam thêm. Sau này tôi có dịp đọc bài viết của nhà văn Hoàng Hải Thủy thuật lại nội vụ, vì chính ông cũng là nạn nhân bị bắt bớ đó.

        Như kinh nghiệm ngoài Bắc sau năm 1954 của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, tạo cái cớ để "hốt ổ", bắt bớ, đàn áp giới trí thức chống đối, nhất là giới cầm bút, mà chúng cho là thành phần nguy hiểm, hậu quả là Phan Khôi, Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Cung, Nguyễn Hữu Đang, Văn Cao, Hữu Loan,... và Phùng Quán, kẻ chết, người bị biệt giam. Cái cớ "Doãn Quốc Sỹ" được xem là nhân vật đầu não xách động "chống phá nhà nước" để túm bắt luôn các ông Hoàng Hải Thủy, Duy Trác, Dương Hùng Cường và Trần Ngọc Tự cùng một đêm, cho vào nhà giam Số 4 đường Phan Đăng Lưu vào ngày 2 tháng Năm, 1984. Tất cả bị tù hai năm, nghĩa là đến năm 1986 trước ngày chúng họp Đại Hội Đảng Kỳ 6, vụ án "Biệt Kích Cầm Bút" được đem ra tòa, Việt Cộng kết tội gián điệp. Theo luật lệ của Việt Cộng thì tội “Gián Điệp” thì kẻ đầu não sẽ bị kết án tử hình. Khi đó Việt Cộng muốn dùng cái gương xử tử để cảnh cáo những mầm mống nổi dậy chống đối lại chúng đối với người dân. Tôi hỏi Thầy có cảm giác như thế nào và Thầy có sợ không. Thầy ôn tồn trả lời: "Anh biết mà một khi họ muốn hãm hại, muốn giết mình thì họ sẽ làm thôi. Không chết lúc này thì chết lúc khác. Chết là một trong 4 diễn trình của cuộc sống chúng ta". Tôi đọc trong ý nghĩ của Thầy chất chứa một triết lý sống chết như chấp nhận hậu quả, mà không nao núng. Trong cái bản tính bất khuất và cương trực đó, Thầy vẫn thản nhiên, không luồn cúi trước bạo lực, kẻ thù đã sợ ông, bên ngoài đó chúng ta không quên những áp lực của các nước Tây phương can thiệp vào chính trường Việt Nam. Tôi có hỏi Thầy tác phẩm nào mà họ gài bắt ông để mang tội “viết văn chống phá cách mạng”, Thầy cho biết chính là tác phẩm Đi, tức đi vượt biên mà phong trào vượt biên lên cao điểm những năm 1980-1983. Về sau Thầy viết chuyện vượt biên xong lén lút gửi ra xứ ngoài, Việt Cộng theo dõi gài bắt ông. Tác giả của tập truyện là Hồ Khanh. Nhiều người tò mò về nguồn gốc tên này, Thầy dí dỏm trả lời: "Hồ Khanh là Hành Khô đấy!". Thầy bị bắt rồi thả ra, rồi bị bắt lại nhiều lần, tổng cộng bị giam hơn 10 năm, và tháng Hai năm 1995 Thầy và một phần gia đình được đặt chân đến Mỹ.

        Truyện ngắn Người Vái Tứ Phương in ra tại Mỹ, tôi đọc thấy những ý tưởng bao dung với kẻ thù và lấy lòng từ thu phục nhân tâm, chuyện kể về giáo sư Hoàn mà tôi cứ nghĩ như nhân vật được tạo ra mang cá tính của Thầy. Giáo sư Hoàn tốt nghiệp tiến sĩ sinh vật học từ Hoa Kỳ về nước dạy lại tại Đại học Khoa học, sau 1975 ông được tiếp tục dạy, bên ngoài giáo sư Hoàn còn là vị thầy bói tài giỏi. Giáo sư Hoàn đã chinh phục lòng của viên trung tá Công An Việt Công để y thay đổi cái tâm lại, và có lối suy nghĩ khá hơn. Lãng đãng trong tâm tưởng tôi, Thầy vẫn mang một ảnh đẹp đẽ và từ bi. Những kẻ giam cầm ông, ông không giận họ chỉ vì họ chưa nhận ra cái tâm thiện của con người, họ đã đánh mất nó từ lâu rồi. Vì theo Khổng Phu Tử bảo là: "Nhân chi sơ tính bản thiện" mà. Lòng quãng đại, cao thượng bàng bạc trong ý nghĩ khi tôi đọc sách hay hàn huyên cùng Thầy trong những lần gặp nhau.

        Hôm nọ cách đây không lâu người anh họ tôi đến rủ tôi đi ăn buffet tại nhà hàng Nhật bản Todai tại vùng Woodland Hills, nơi tôi và anh vốn thích món salmon sushi. Anh thấy tôi cầm quyển Dấu Chân Cát Xóa, anh Dân hỏi tôi về sự lãng mạn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ trong dòng văn của ông. Anh lớn hơn tôi một tuổi, chúng tôi lớn lên tại Sài Gòn, rồi năm 75 anh và tôi được bảo trợ ra thành phố Woodland Hills này. Nên từ quá khứ chúng tôi thân nhau, và chia chung những niềm vui của lứa tuổi hai mươi tại đại học dạo nào. Thầy Sỹ cũng đã du học tại Mỹ, ông theo học tại đại học Vanderbilt, tại Nashville của Tennessee. Có điều ông hơn tôi 30 tuổi, khoảng cách quá đủ là Thầy tôi về kinh nghiệm của cuộc sống cũng như nhiều khía cạnh khác để dạy dổ hay hướng dẫn tôi như sự suy nghĩ riêng của tôi. Thầy trải qua thuở nhỏ vào thời Việt Nam bị Pháp thuộc, phải học Pháp ngữ, tôi và anh Dân lớn lên tại Sài Gòn vào những năm khi văn hóa Tây phương hiện diện khá nhiều, khi tuổi trẻ chúng tôi thường vào Trung tâm Văn hóa Pháp gần bệnh viện Grall trên đường Đồn Đất, hay Hội Việt Mỹ trên đường Mạc Đỉnh Chi gần Tòa Đại sứ Mỹ học thêm ngày trước. Cái thuở mà sách vở tiểu thuyết hay thi ca vẫn đề cao những mối tình thanh niên Việt Nam ở xứ ngoài có bạn gái là người Tây phương. Chẳng hạn như tôi còn nhớ bài hát Khúc Tango Sầu của nhạc sĩ Song Ngọc kể về người sinh viên Việt xa nhà, rồi gặp người em gái mắt xanh:

          "Tôi đời sinh viên thuở đó
          Yêu người con gái viễn xứ.
          Mối tình say đắm rực rỡ
          Tựa ánh sáng Paris.
          Em ngày xưa ấy mắt xanh môi hồng.
          Đêm Moulin Rouge diễm mộng
          Sầu điệp khúc tình yêu..."

        hay với khung trời thơ đầy lãng mạn của Cung Trầm Tưởng với người em gái tóc vàng qua bài Mùa thu Paris:

          "Mùa Thu nơi đâu
          Người em mắt nâu
          Tóc vàng sợi nhỏ
          Tóc vàng sợi nhỏ
          Chờ mong em chín đỏ trái sầu
          Mùa Thu Paris
          Tràn lấp đôi mi..."

        Ngày tôi 22 tuổi cùng anh Dân đi xi-nê cùng hai cô bạn học người Mỹ, Michelle gốc Pháp Canada dạy anh Dân cả Anh và Pháp ngữ, và Denise gốc Ý tập tôi ăn hai món Ravioli và Lasagna đến độ thích thú. Thời gian ấy gái Việt Nam là những ánh kim cương vì quá khan hiếm, và vì số cung thiếu nên bọn sinh viên chúng tôi phải làm quen với "gái ngoại kiều" như tiếng chúng tôi thường dùng trong ý nghĩa khôi hài. Có những cuối tuần khi chúng tôi chui vào rạp hát trên đường Mulholland Drive, anh Dân choàng vai em gái tóc vàng hoe Michelle, có đôi mắt xanh biếc vào trước, tôi và Denise tóc nâu khoác tay nhau vào sau để rồi chúng tôi xem em xao xuyến nhiều hơn xem màn ảnh. Tôi còn nhớ khoảng thời gian màu nhiệm khi mà màn đêm của khoảng không gian đồng lõa với những nụ hôn Pháp giao thoa trong xúc cảm nồng nàn, hay như khi những bờ môi đi hoang theo nhịp đập đồng bộ của đôi tim đắm say của tuổi trẻ sung mãn yêu đương. Ôi, những chuyện tình vô tư đó, sao quá say đắm của chuỗi ngày bơ vơ khi ly hương…

        Nói đoạn trên để tôi trả lời anh Dân hỏi về nhà văn Doãn Quốc Sỹ trong khuynh hướng văn lãng mạn. Có hay không? Với tôi, thưa rằng có chứ. Hãy đọc lại tác phẩm Dấu Chân Cát Xóa ở chương ba (bài Đất Mầu), các trang 45, 54, 55, 57 là những đoạn tôi cho là "lãng mạn đến bốc lửa". Chuyện kể về chàng sinh viên Việt Nam du học yêu cô đầm Mỹ Martha, mà hồn ái ân dâng cao như con sóng thủy triều tràn ngập đôi tim:
          "trong khi Martha chưa cho xe chạy Chương ưu ái vuốt mái tóc vàng óng của nàng:

          - Martha để tóc dài thế này đẹp hơn kiểu uốn tóc ngắn ngày xưa nhiều lắm.

          - Thật vậy sao, Chương ?

          Chương nghiêng đầu sát tới nói thầm bên tai Martha:

          - The closer I get, the better you look !

          Chàng muốn hôn lên miệng Martha...

          - A a a a

          Martha cho xe chạy ngay. Những âm thanh đơn giản đó là dấu hiệu rất Mỹ của bất kỳ cô gái Mỹ nào muốn nói, "Ấy chớ. Đừng. Chưa được đâu !"



          Chuyện tình gặp gỡ giữa Chương và Martha kéo dài cả chương ba lâm li, gây cấn này, mà cả khối thanh niên Việt Nam nào còn ở bên nhà cũng náo nức muốn tình nguyện sang du học tại Mỹ cả. Tôi đọc tiếp nơi trang 53 và 54:

          "Trời bên ngoài thật lạnh, cái lạnh khô sắc, nhưng trăng tròn - trăng rằm hay trăng mười sáu thì phải - vằng vặc trên trời chiếu xuống cả một vùng tuyết trắng. Cả hai bước vội ra xe, gót giầy va vào những vạt tuyết trên thềm nghe sào sạo như đá vụn. Vừa vào trong xe chưa kịp ngồi gọn, cả hai đã tự thấy ôm ghì lấy nhau tự lúc nào, tựa hồ như hồn họ đã vào xe trước, ôm nhau trước, hai cái xác nặng nề ì ạch rượt theo vừa kịp nhập vào để tự soi sáng cảm giác. Chương tì môi mạnh hơn trên điểm lúm đồng tiền của Martha... Chương tìm lại hương vị thơm đắng mùi cà-phê trên môi Martha, một bàn tay Chương xoa lên khoảng vai rồi cả khoảng ngực tròn trịa của nàng.

          - Về nhà đã, Chương ! - Martha van vĩ.

          Chương lắc đầu giữ chặt lấy nàng, không đáp. Martha cảm thấy những vùng sao lóe sáng rụng lả tả... rụng lả tả trên khắp vùng da thịt...

          Những vùng sao lóe sáng không còn rụng lả tả xuống da thịt Martha nữa, mà chính da thịt Martha bốc ngược chiều của ánh sáng, hào quang tỏa ra mênh mông bất tận. Cơn rạo rực của Chương được thỏa mãn rồi dịu đi rất chóng tàn và không hiểu sao chàng nhớ lại câu chuyện tâm tình đêm trước, cũng khoảng giờ đó, với thầy học cũ. Cũng chính cái bình tĩnh của Chương gặp cái rực rỡ bốc cháy của Martha làm cho cuộc tình gặp gỡ phù du của đôi bạn cũ tránh được như thứ lửa tình chóng bốc chóng tàn, mà trái lại như được chuyển hóa thành thứ tình của thâm sâu, của trường cửu suốt phần đêm còn lại... Cả hai cùng lập lờ chìm trong trạng thái nửa thức nửa ngủ với những cử động phản xạ - những vuốt ve, những nụ hôn, những áp đầu, giụi mũi."


        Đấy là văn lãng mạn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ mà tôi chứng minh với anh Dân. Dù câu chuyện nói lên nỗi khao khát của người thanh niên xa nhà, khi gặp người bạn học gái dễ thương, khi men tình đã dâng lên tạo ra những ham muốn rất tự nhiên. Chúng tôi cùng thế hệ khi đồng ý là tình yêu và tình dục là hai khía cạnh của nhu cầu đời sống thường nhật, hạnh phúc của lứa đôi sẽ đến khi hai yếu tố này được quân bình khi âm dương hòa hợp và sự trong sáng từ ý nghĩ của sự hiểu biết bình thường. Chương và Martha tự nguyện đến với nhau khi hai người độc thân, cô đơn trong thèm khát. Chuyện tình của họ cho tôi chứng minh dòng văn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ có bốc lửa, có trăng hoa lãng mạn. Tôi đọc truyện tình Đất Mầu này mà cứ ngỡ đang đọc tiểu thuyết Yêu của nhà văn Chu Tử dạo trước khi còn ở bên nhà. Thực ra những chuyện tình cảm khác mà nhà văn Doãn Quốc Sỹ viết đều nhắm vào thứ tình thanh cao, trong sáng. Tôi muốn đề cập đến tình yêu lý tưởng cao thượng hay loại lãng mạn thuần khiết (platonic) như ngày xưa mà nhà văn Nguyễn Mạnh Côn viết về Tình Cao Thượng.

        Thầy Sỹ viết nhiều tác phẩm đề cao tình người, tình nhân loại, ý nghĩ của ông có lẽ cùng chung quan niệm với nhà thơ mà tôi vô cùng thích, Rabindranath Tagore, về lòng bao dung thương hại kẻ thù, sự quý mến giá trị nhân phẩm và ý nghĩ xót thương người nghèo khổ. Trong tác phẩm Người Ðàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến, Thầy Sỹ viết trong xót xa: “chứng kiến cảnh nghèo của nhà chị Cầu, nghe tiếng khóc đau đớn của thằng bé để tưởng như tiếng khóc của dân tộc...”

        Còn trong tác phẩm Chiếc Chiếu Hoa Cạp Ðiều, tôi xúc động nhiều khi đọc nó, nhất là đoạn cuối của câu chuyện đầy thương tâm này. Trong khi tản cư đi lánh nạn bom đạn thời thời chiến tranh chống thực dân Pháp, vì nhà quá nghèo nên phải nói dối một lần về Chiếc Chiếu Hoa Cạp Ðiều nhặt được cho em ông đắp, chuyện tiếp là: “Sau này khi về vùng quốc gia, rồi di cư vào Nam, tôi còn trải qua nhiều gian lao nghèo túng và nhiều lần bị khinh rẻ, nhưng dù nghèo túng đến đâu, dù bị khinh rẻ đến đâu, điều đau nhục nhất với tôi vẫn là truyện chiếc chiếu hoa cạp điều". Thầy Doãn Quốc Sỹ kể lại trong tác phẩm Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều:
          "Cách đây ít lâu khi mua được đôi chiếu hoa Phát Diệm ở đường Hai mươi về giải lên phản cho con nằm, tôi thấy vợ tôi chợt úp mặt vào hai bàn tay trước bàn gương. Có lẽ nàng nghĩ đến câu chuyện chiếc chiếu hoa cạp điều khi xưa. Chuyện đó như biến thành chiếc phao xẫm màu, bất chấp mọi giông tố vẫn nổi lềnh bềnh trên biển, biển thời gian của đời, biển kỷ niệm của hồn. Cũng kể từ sau ngày xảy chuyện đó, thái độ tôi đối với người đời khác xưa nhiều. Tôi thận trọng tránh mọi thái độ hẹp hòi, kiêu ngạo, ích kỷ, sắc cạnh. Lòng dễ xúc động, tôi thương người như thương chính thân mình vậy. Tôi thương những em nhỏ sớm phải lăn lưng vào cuộc đời để tự nuôi sống, tôi thương những người đói khát ham ăn ham uống, tôi thương những hình ảnh lam lũ một sương hai nắng, những hình ảnh giật gấu vá vai, tôi thương những kẻ thù dân tộc hôm qua, ngày nay thất thế ngơ ngác đi giữa kinh thành.
          Ở thế giới thực dân tư bản người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn, ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành.
          Thấy tôi hằng kiềm chế được nóng giận và nhất là vẫn mỉm cười, khi ứa nước mắt các bạn bè thân thường khen tôi có thái độ hồn nhiên của Trang Chu.
          Các bạn yêu quý của tôi!
          Các bạn có ngờ chăng thái độ hồn nhiên đó là kết quả của biết bao cảnh cơ hàn mà tôi và những người thân của tôi đã trải qua, trong đó có chuyện Chiếc chiếu hoa cạp điều! Doãn Quốc Sỹ."

        Tôi trích đoạn văn này nơi trang 214 từ sách Doãn Quốc Sỹ toàn tập - Gìn Vàng Giữ Ngọc - Gánh Xiếc mà Thầy đã tặng cho tôi.

        Cả đời Thầy quay quần với tiếng Việt, yêu dân tộc văn hóa Việt Nam, trang 104 của sách Người Việt Đáng Yêu, Thầy viết:
          "Dân tộc Việt Nam đã tự vệ tự tồn bằng cái ý thức luân lý hết sức mạnh mẽ vững bền của mình cách ăn ở luôn luôn có tình, có nghĩa, trung hậu, thành tín. Ý thức đó đã thành một phản ứng sâu sa bén nhạy vì người dân Việt sống giữa thơ, tục ngữ, cổ tích, thần thoại rất mực đạo đức của mình như cá sống giữa biển..."
        Điều trên gần như định nghĩa về Dân tộc Việt Nam, nếu tôi cho rằng chúng ta không quá tự phụ về nguồn gốc của mình. Mà mấy ai không muốn nguồn gốc mình đẹp đẽ chứ nhỉ ? Rồi ở đoạn khác Thầy viết tiếp như nước chảy hãy về nguồn, một câu nói cần thiết cho giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại:
          "Hãy trở về với nguồn dân tộc, với lòng hiếu hạnh vô bờ, tình anh em thắm thiết, tình bạn cao quý, tình dân tộc mãnh liệt; thì trong cơn phong ba của đời có như phong ba của đại dương kia, sóng nhô lên thành núi, nhào xuống thành vực; chúng ta có nhỏ như cái chai nhưng là cái chai được giữ gìn cho kín đáo nên mặc cho phong ba gầm thét uy hiếp, cái chai vẫn nổi mà không chìm. Hãy trở về với nguồn dân tộc.” (Trích Người Việt Đáng Yêu - Doãn Quốc Sỹ)


        Hôm tôi sang Houston, tôi có mang một ít báo từ Cali sang như Việt Báo, Thời Luận và Saigon Times để biếu cô Sỹ. Cô cho biết cô thường ở quanh quẩn trong nhà, và thường đọc sách báo. Cô Sỹ chính là ái nữ của nhà thơ Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, người trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Trong số báo Saigon Times này có đăng bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Quảng Ngãi, bài mang tựa đề Doãn Quốc Sỹ: Một Tâm Hồn Thanh Thản, Đôn Hậu, Cao Thượng, tác giả nhận xét về Thầy Sỹ như sau:

          "Gìn Vàng Giữ Ngọc. Sao mà cái tên cuả tác phẩm đẹp đến vô cùng! Không ít người đã quên khuấy đi mất cái nguồn gốc từ truyện Kiều: Gìn vàng giữ ngọc cho haỵ cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời mà Kim Trọng đã ân cần dặn dò Thúy Kiều trước khi giã biệt về nhà hộ tang chú. Nhất định cụ Nguyễn Du chẳng những đã không trách họ Doãn mà còn vui mừng khi thấy hậu thế đã biết khéo léo dùng lại ngôn ngữ của mình để khuyên nhủ thế nhân. Còn nữa, Doãn Quốc Sỹ còn nhiều tác phẩm mà tên gọi vừa đẹp, vừa ý nghĩa như: Dòng Sông Định Mệnh, Ba Sinh Hương Lửa, Trái Cây Đau Khổ...

          Ngày nay, dẫu có đắng cay khổ nhục mấy đi nữa, ông vẫn còn nhìn với đôi mắt thương hại những công tố viên đang xỉa xói ông, những cán bộ chấp pháp đang truy vấn ông, những cai tù đang kềm giữ ông. Và như vậy ông mới có "Tự Do", cái tự do ông trả với tất cả đau đớn ê chề cả thể xác lẫn tinh thần. Trái tim ông vẫn không suy suyễn. Bạo lực có thể uy hiếp ông. Nhưng bạo lực không cách gì đập nát trái tim ông và đặt vào đó lò lửa căm thù. Ông chỉ căm thù bạo lực, ông không thể căm thù con người, dù đó là con người dùng bạo lực để hành hạ ông...
          Vâng, chìa khóa của kiếp nhân sinh là cái "Tâm". Các vấn nạn trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng chỉ có thể giải quyết bằng cái "Tâm"... "

        Nhà văn Hoàng Khởi Phong cho nhận định về cá tính về Thầy Sỹ như sau:
          "Những ai đã từng yêu Doãn Quốc Sỹ, nhận ngay ra văn phong của ông trong ba tác phẩm này. Ông là một ngòi bút dùng để tuyên dương điều thiện, cái đẹp, thế mà ông bị giam hãm trong một vùng đất mà tính ác và điều xấu bao trùm tới khóm cây ngọn cỏ. Thêm vào đó gần hai chục năm đắm chìm trong suy nghĩ, không có dịp cầm bút, nên cái nhịp của các tác phẩm này chậm chạp, các nhân vật ít linh hoạt hơn, so với những nhân vật trong các tác phẩm trước kia của Doãn Quốc Sỹ."

        Tôi tham khảo sách biên khảo về văn học của nhà văn Nguyễn Vy Khanh bên Canada viết về nhà văn Doãn Quốc Sỹ, trích đoạn từ 40 Năm Năm Văn Học Chiến Tranh, Phần I, 1997:
          "Doãn Quốc Sỹ viết nhiều về chiến tranh với bộ Khu Rừng Lau (5 cuốn), chuyện Khiết, Kha, Miên, Tân, ... , những con người yêu nước không cộng sản, theo kháng chiến chống Pháp, thất vọng về con người và chủ nghĩa cộng sản tàn bạo, xảo quyệt, họ trốn về thành rồi di cư vô Nam. Những kinh nghiệm chính trị đeo đuổi họ, khiến họ thành những con người phản kháng, những người "cách mạng", lúc nào cũng đi tìm, lập thuyết, đến cả bất mãn chế độ đệ nhất cộng hòa, thấy "miền quốc gia (...) thủ đô đầu não đã thành bãi rác mênh mông có lẫn đủ loại bài tiết của lũ người nô dịch đến xương tủy cho nếp sống đơn thuần vật chất. (Những Ngã Sông Trên Giòng Đời, tr. 194). Chính cái "ung nhọt" "xù uế" đó của người quốc gia đã xô đẩy những người trẻ sang phía đối phương mà Hiển, một nhân vật chính, đã biết rõ. Tập Khu Rừng Lau vừa là một bản phân trần những bế tắc của một lớp người trẻ yêu nước vừa là một bản phân tích các chế độ chính trị độc tài. Trong các tập truyện khác như Hồ Thùy Dương hay truyện Tiếng Hú Tâm Linh, họ Doãn nói đến những phương cách làm cách mạng. Truyện Dòng Sông Định Mệnh (1965) tả những hèn nhát của cán bộ ở chiến trường Bình Trị Thiên "Đâu đâu cũng chỉ thấy những người dân tự động làm nuôi nhau, tự động chống giặc. Hầu hết cán bộ đảng chính cống hình như đã chuồn ra Thanh Nghệ Tĩnh từ lâu rồi..."

        Cuối cùng sau đây, tôi dẫn dụ ý tưởng của nhà văn lão thành Võ Phiến viết về nhà văn Doãn Quốc Sỹ, trích đoạn từ sách Việt Nam Văn Học Tổng Quan, tái bản 1988:
          "Còn Doãn Quốc Sỹ, ông làm chúng ta nghĩ đến một nhân vật của ông: Khiết. Khiết “kiên trì theo con đường văn hóa”, nhưng “đã trót đi vào con đường chính trị, biết những ngõ ngách của nó, âu cũng thành nghiệp chướng của mình, khó bỏ lắm.”. Khu Rừng Lau phơi bày cái hiểm ác của chế độ này, lột trần nền độc tài nọ. Thái độ chính trị của tác giả luôn luôn hiển lộ trong tác phẩm. Tuy vậy, ông Doãn cũng như Khiết, trước sau “kiên trì theo con đường văn hóa”: Ông chê cái này chống cái nọ vì nó xấu nó ác. Mà ông thì nhất tâm phục vụ cái thiện cái mỹ. Thiện tâm thiện ý của tác giả tỏa ra khắp tác phẩm: trong các truyện của ông Doãn nhân vật nào cũng tốt, việc gì cũng có khía cạnh hay. Ông bất lực không tạo nổi người xấu, kể nổi việc xấu. Đọc sách ông, thơm tho cả tâm hồn. Truyện ông Doãn vừa có luận đề chính trị vừa có chủ tâm giáo dục."

        oOo

        Sau nhiều ý tưởng ghi nhận về Thầy Doãn Quốc Sỹ trong bài này, tôi muốn kết luận bằng những nhận xét của những nhà văn vừa kể trên cũng như gửi bài thơ chúc "Sinh Nhật 84":
          ChúcThầy sinh nhật tám tư
          Đồng Tâm, Sáng Tạo hồn như dạt dào
          Cầu Trời Thầy tuổi đã cao
          Trăm năm thọ mãi thêm bao xuân về
          Dòng văn Tiền Kiếp người phê
          Hài hòa văn học tràn trề tâm giao
          Dòng Sông Định Mệnh năm nào
          Gìn Vàng Giữ Ngọc nhiệm màu văn chương.


        Việt Hải, Los Angeles.

        Để chấm dứt, Việt Hải kính gửi bài viết này đến giáo sư Doãn Quốc Sỹ và mong rằng sẽ còn nhiều ngày vui sinh nhật nữa đến với Thầy. Happy Birthday and many, many more to come !



        Việt Hải, Los Angeles

        ___________________________



        Ghi chú: Cám ơn ba anh Nguyễn Ngọc Chấn, Vương Trùng Dương và Dương Viết Điền của nhóm văn Cali Weekly, Nam Cali cùng góp ý vui

        http://www.dunglac.net/bai/VHai-sy.htm
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.09.2006 14:28:20 bởi Ngọc Lý >
        #4
          Viet duong nhan 26.10.2011 05:21:03 (permalink)
          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/2452/BBC7B351536748AAB29BF28BF7868F08.jpg[/image]


          Doãn Quốc Sỹ (17 tháng 2 năm 1923), còn được biết đến với tên Doãn Quốc Sĩ, là một nhà văn miền Nam Việt Nam. Ông sinh ra tại Hà Đông, miền Bắc Việt Nam, quê làng Hạ Yên Quyết (làng Cót) nay thuộc quận Cầu Giấy Hà Nội. Năm 1954, ông di cư vào miền Nam và sống ở Sài Gòn nơi ông thành lập nhà xuất bản Sáng Tạo [1] cùng với Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên và những người khác, đồng thời cho ra đời tạp chí văn chương cùng tên có nhiều ảnh hưởng.

          Tiểu sử

          Doãn Quốc Sỹ sinh ngày 3 tháng 2 năm Quý Hợi tức ngày 17 tháng 2 năm 1923 dương lịch. Ông là con trưởng của gia đình văn nghệ sĩ. Cha ông là Doãn Hưu, một nhà nho và người em trai của ông là nhạc sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, Doãn Nho. Năm 1946, ông lập gia đình với con gái nhà thơ trào phúng Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) là bà Hồ Thị Thảo. Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào Nam.

          Ông dạy học tại các trường trung học công lập như Nguyễn Khuyến (Nam Định, 1951-1952), Chu Văn An (Hà Nội, 1952-1953), Trần Lục (Sài Gòn, 1953-1960). Làm hiệu trưởng trường Trung học Công lập Hà Tiên (1960-1961), giáo sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn (1961-1962), giáo sư trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn, Đại học Văn Khoa Sài Gòn năm 1962 đến giữa thập niên 1960. Ông du học tại Hoa Kỳ về ngành giáo dục và rồi trở về nước tiếp tục công việc giảng dạy cho đến năm 1975.[2]

          Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Khu Rừng Lau, một trường thiên tiểu thuyết gồm có: Ba Sinh Hương Lửa (1962), Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến (1964), Tình Yêu Thánh Hóa (1965), Những Ngả Sông (1966)...Hiện nay ông sống tại Houston, Texas từ khi sang định cư tại Hoa Kỳ.

          Ông là tác giả của khoảng 25 cuốn sách. Chuyện ngụ ngôn của ông có tựa đề Con cá mắc cạn đã được dịch ra tiếng Anh (The Stranded Fish)[4] và có trong sách Việt Nam: bạn đồng hành văn chương của một du khách (Vietnam: A traveler's literary companion)[5] do Nguyễn Quí Ðức và John Balaban biên soạn.

          Tác phẩm

          * Sợ Lửa (1956)
          * U Hoài (1957)
          * Gánh Xiếc (1958)
          * Gìn Vàng Giữ Ngọc
          * Dòng Sông Ðịnh Mệnh (1959)
          * Hồ Thuỳ Dương (1960)
          * Trái Cây Ðau Khổ (1963)
          * Người Việt Ðáng Yêu (1965)
          * Cánh Tay Nối Dài (1966)
          * Ðốt Biên Giới (1966)
          * Sầu Mây (1970)
          * Vào Thiền (1970)
          * Khu Rừng Lau [6]
          * Người Vái Tứ Phương
          * Dấu Chân Cát Xóa
          * Mình Lại Soi Mình
          *Người đàn bà bên kia vĩ tuyến
          #5
            Viet duong nhan 26.10.2011 05:22:49 (permalink)
            Doãn Quốc Sỹ, nỗi buồn và niềm vinh dự, hân hoan lớn
            Du Tử Lê

            1.

            Theo tiểu sử được ghi nhận bởi Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì, nhà văn Doãn Quốc Sỹ sinh tại Hà Đông, ngày 17 tháng 2 năm 1923, trong một gia đình thấm nhuần tinh thần Nho giáo. Năm 1954, ông cùng gia đình phải di cư vào miền Nam vì hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam.

            Trước thời điểm này không lâu, ông hoàn tất truyện ngắn “Sợ lửa,” (dạng cổ tích,) tựa bước chân đầu tìm đến văn chương.

            Cũng trước giai đoạn qua phân đất nước, ở miền Bắc, họ Doãn từng dạy tại một số trường trung học công lập, như Nguyễn Khuyến (Nam Định, 1951-1952,) Chu Văn An (Hà Nội, 1952-1953) v.v…

            Những yếu tố như được sinh trưởng trong một gia đình mà, người cha là một nhà Nho, khi trưởng thành, lại chọn cho mình nghề dạy học, theo tôi, là những chỉ dấu cho thấy, ẩn mật đằng sau tư cách nhà văn, họ Doãn còn / đã là một kẻ sĩ.

            Kẻ sĩ hiểu theo nghĩa lương tâm và, trách nhiệm của một trí thức, đứa con của một tổ quốc, trước những biến động rung chuyển, bật gốc một đất nước

            Tôi không biết định mệnh nghiêng về phía nào, giữa hai con người nhà văn và, kẻ sĩ của một Doãn Quốc Sỹ. Nhưng qua những tác phẩm văn chương của ông, điển hình như bộ trường thiên “Khu rừng lau,” tôi có cảm tưởng ông đã lôi kéo, được định mệnh nghiêng về phía kẻ sĩ trước thời cuộc, ở nơi ông.

            2.

            Nhìn lại hai mươi năm văn học miền Nam, chúng ta phải nói rằng, đó là thời gian quá ngắn cho sự hình thành, khai triển rồi định hình, một dòng văn học đa dạng, phong phú. Nên, ta cũng có thể nói, nó giống sự vươn vai, lớn dậy thần kỳ, như huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương.

            Hai tác nhân chính giúp cho sự thoát thai, sinh thành dòng văn học mang tính Phù Đổng Thiên Vương vừa kể, tôi nghĩ, là thảm kịch chia lìa bật máu, vĩ đại (lần đầu trong lịch sử dân tộc Việt) với hơn 1 triệu người miền Bắc nghiến răng, bậm môi, tự nguyện bỏ lại sau lưng mồ mả ông cha. Và, sự chuyển hóa chớp nhoáng từ thể chế Quân chủ lập hiến, sang thể chế Cộng hòa chỉ trong vài năm, như một giấc mơ, ở miền Nam.
            Hai tác nhân hỗ tương nhau tựa một kết hợp kỳ diệu, biến gần hai chục triệu người dân miền Nam (thời đó,) trở thành những kẻ đồng hành, nhất tâm, hăm hở trong một lên đường mới mẻ. Một lên đường khám phá và, khai phóng cái thổ ngưỡng vốn đã hằng nghìn năm, sẵn đấy.

            Tinh thần khai phá của giai đoạn lịch sử miền Nam sau 1954, thể hiện cụ thể, hưng phấn nhất, tiêu biểu là lãnh vực văn học.

            Văn học miền Nam ở giai đoạn vỡ đất này có hai khuynh hướng chính:
            - Khuynh hướng văn chương chống chế độ cộng sản. (Và)
            - khuynh hướng văn chương nặng tính nhân văn, trồng người. Hiểu theo nghĩa lấy đạo lý, nhân tính làm căn bản.


            Cũng vẫn ở giai đoạn khẩn hoang, vỡ đất kia, số tác giả đắm mình, vẫy vùng trong ngọn triều chống cộng chiếm đa số. Họ đứng về phía thời thế nóng bỏng. Như một thứ thời thượng… Phía trồng người, xây tâm ít, hiếm.

            Theo ghi nhận của tôi, tác giả “Dòng sông định mệnh” ở phía ít, hiếm đó.
            Họ Doãn an nhiên, tự tại, nở nụ cười đôn hậu trước chọn lựa có phần thưa, vắng đồng hành, của mình.

            Nhà văn Doãn Quốc Sỹ
            Vì là một lên đường mới mẻ, ồ ạt, nên, trong lúc nhiều tác giả xuất hiện giữa thập niên 1950, qua sáng tác, còn đang nỗ lực thực chứng sự hiện diện của mình như Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Tô Thùy Yên, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền… thì, Doãn Quốc Sỹ đã định hình (hiểu theo nghĩa được đám đông đón nhận,) qua những tác phẩm ấn hành như “Sợ lửa” (1956,) “U hoài” (1957,) “Dòng sông định mệnh” (1959)…

            Về phương diện kỹ thuật, (cũng như một vài tác giả khác,) theo tôi, họ Doãn đi tiếp con đường văn chương thời tiền chiến.

            Con đường mà hình thức truyện được xây dựng trên hai căn bản:
            - Cốt truyện (với những nút thắt, nút mở.) (Và)
            - Chủ tâm khai thác tâm lý nhân vật (để người đọc dễ thấy mình, trong truyện.)

            Nhưng về phương diện nội dung, vẫn theo tôi, họ Doãn không bó rọ, gói chặt tác phẩm của mình trong những luận đề gia đình, xã hội, xung đột cũ / mới như thời Tự Lực Văn Đoàn.

            Ông cũng không bó rọ nội dung chống cộng sản trong tác phẩm của ông trên cái nền cốt truyện và tâm lý nhân vật.

            Truyện của ông, dù không hề xa rời hiện thực xã hội, nhiễu nhương, như “Chiếc chiếu hoa cạp điều,” như “Gìn vàng giữ ngọc,” vẫn mở vào phần con người, như một sinh vật linh trưởng, bản chất thiện căn, ở trên mọi hạn hẹp của thể chế chính trị, giai đoạn.

            Truyện của ông, ngoài những ẩn dụ, như những phóng chiếu nhân tính qua những truyện ở dạng cổ tích, cũng là những rung động, những lãng mạn thuần khiết (cung ứng cho nhu cầu mơ mộng, căn cốt của con người.) Chúng xiển dương tính hướng thượng. Chúng chan hòa tính nhân loại.

            Tới hôm nay, dù trải qua bao năm tháng, bao cuộc đổi đời, tôi vẫn cảm phục ông biết bao, khi trong truyện “Gìn vàng giữ ngọc” của ông, tôi được đọc câu văn:
            “Ở thế giới thực dân tư bản, người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn. Ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành.”

            3.

            Hình như mối bận tâm, nỗi đau đáu lao lung một đời của nhà văn-kẻ-sĩ mang tên Doãn Quốc Sỹ, trước sau vẫn là chủ tâm, nỗ lực kêu đòi, nhắc nhở, cổ súy khả năng “thánh hóa” tình thương yêu rộng rãi và, chân thành nơi mỗi con người ấy.
            Sự tương nhượng dẫn tới tương hợp tuyệt vời giữa hai con người nhà văn và, kẻ sĩ nơi họ Doãn, thể hiện sâu sắc nhất, theo tôi ở trường thiên “Khu rừng lau.”

            “Khu rừng lau” không chỉ là bản trường ca xương, máu của một dân tộc liên tiếp trải qua những kiếp nạn, từ thời chống ngoại xâm, thực dân Pháp, qua tới những năm tháng bị đầu độc bởi chủ thuyết cộng sản và, tạm dừng ở điểm đứng dân chủ trá hình, lận trong tay áo những con trủy thủ độc tài mà, Khu Rừng Lau còn là trường ca, với những tổ khúc tin tưởng, hy vọng nơi cái Thiện, vốn là một linh – thánh-nhân-bản khi con người (hay nhân loại) phải đối đầu với thảm kịch, với cái ác.

            Trường thiên này, theo tôi, là bước song hành giữa kẻ sĩ trước trách nhiệm với lịch sử một đất nước và, nhà văn, trước cái đẹp và, cái thiện của sinh vật linh trưởng.

            Nhiều người từng ví trường thiên “Khu rừng lau” với bộ “Chiến tranh và hòa bình” của Leo Tolstoy.(*) Nhưng chưa một ai chỉ ra rằng, nếu Leo Tolstoy là nhà văn dựng lại, (tức đứng ngoài) một giai đoạn lịch sử cháy đỏ lầm than của xứ Đại Nga, kể từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh Pháp-Nga 1811 thì, Doãn Quốc Sỹ là người đứng giữa tâm bão.

            Ông không tìm hiểu, để rồi chiêm nghiệm mà, ông đã sống, đã chảy máu cùng lúc với dân tộc, tổ quốc ông; khi lịch sử và, đất nước ông đang chảy máu…

            Do đó, với tôi, sự có mặt của ông, Doãn Quốc Sỹ, sự chúng ta còn có trong tâm, trong thế hệ của “Khu rừng lau” của họ Doãn là, một nỗi buồn, đồng thời cũng là một vinh dự, hân hoan lớn, cho văn học và, con người Việt Nam vậy.

            Du Tử Lê,
            (Calif. Tháng 8-2010.)

            _____________________

            Chú thích:
            (*) Leo Tolstoy (hay Léon Tolstoi,) nhà văn Nga, còn được biết với tên đầy đủ là Lyev Nikolayevick Tolstoy, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828. Ông là tác giả nổi tiếng với hai bộ trường thiên tiểu thuyết: “Chiến tranh và hòa bình” và “Ana Kha Lệ Nin.” Ông mất ngày 20 tháng 11 năm 1910.
            #6
              Viet duong nhan 26.10.2011 05:24:39 (permalink)
              Doãn Quốc Sỹ một tâm hồn thanh thản, đôn hậu, cao thượng


              Nguyễn Văn Quảng Ngãi

              MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA: Ôi, dòng sông, cánh đồng năm ngàn năm của chúng ta, mênh mông thanh thản dưới mắt nhân loại kẻ nào mà làm hoen ố nổi



              Thuở xưa, ngót bốn mươi năm rồi, trong Tiền Kiếp của Gìn Vàng Giữ Ngọc, Doãn Quốc Sỹ đã mạnh dạn, tự hào viết như vậỵ



              Gìn Vàng Giữ Ngọc. Sao mà cái tên cuả tác phẩm đẹp đến vô cùng! Không ít người đã quên khuấy đi mất cái nguồn gốc từ truyện Kiều: Gìn vàng giữ ngọc cho haỵ Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời mà Kim Trọng đã ân cần dặn dò Thúy Kiều trước khi giã biệt về nhà hộ tang chú. Nhất định cụ Nguyễn Du chẳng những đã không trách họ Doãn mà còn vui mừng khi thấy hậu thế đã biết khéo léo dùng lại ngôn ngữ của mình để khuyên nhủ thế nhân.



              Còn nữa, Doãn Quốc Sỹ còn nhiều tác phẩm mà tên gọi vừa đẹp, vừa ý nghĩa như: Dòng Sông Định Mệnh, Ba Sinh Hươ ng Lửa, Trái Cây Đau Khổ...



              Cùng với Lỡ Bước Sang Ngang của Nguyễn Bính, Ngàn Năm Một Thuở của Hồ Hữu Tường, Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân... đó là những tác phẩm có tên gọi hay nhất, đã trở thành những điển tích mà nhiều người hay mượn tiêu đề để trích dẫn nhiều hơn là nội dung của tác phẩm...

              Nhưng khi nói đến Doãn Quốc Sỹ là nhiều người nói đến Dòng Sông Định Mệnh, tác phẩm đã gây xúc động trong lòng rất nhiều người từ năm 1959.
              Tôi đã yêu Dòng Sông Định Mệnh từ đó, thuở mà tâm hồn còn xanh tươi, bầu nhiệt huyết còn đầy ắp. Mãi đến ngày nay, đôi khi nhắm mắt ôn lại một thoáng hương xưa thân yêu đó, tôi vẫn còn tìm lại được nguyên vẹn cái cảm giác đầy rung động, thích thú khi đọc Dòng Sông Định Mệnh:
              Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung Có ai đàn lẻ để tơ chùng Có ai tiễn biệt nơi xa ấy Xui bước chân đây cũng ngại ngùng.

              Dòng sông gợi cho chúng ta nhiều cảm giác, lắm suy tư: khi nỉ non tâm sự, lúc ôm ấp hiền hoà, khi giông tố ba đào, lúc trầm tư mặc tưởng. Dòng sông còn gợi cho chúng ta biết bao là kỷ niệm mà bụi thời gian đã phủ mờ theo năm tháng:
              Con nước ấy đã bao lần sóng vỗ Chút tàn phai đọng lại dưới chân cầu (Hà Nguyên Thạch)
              Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu (Hoài Khanh)
              Nhưng có ai chận đứng được thời gian nên phương Đông đã tra vấn nước sông: Chảy mãi như thế này ư chẳng kể ngày đêm?
              Và có ai tìm lại được những ngày xưa thân ái nên phương Tây đã than thở: Người ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông.

              ...Với Doãn Quốc Sỹ thì khác!
              Dù thời gian có hững hờ trôi như nước chảy qua cầu, dù cuộc đời có gây nhiều đau thương, tang tóc cho nhân thế, dù cuộc thế có đầy rẫy lọc lừa phản trắc, dù cầu Hiền Lương qua sông Bến Hải thuở đó như là một vết thương còn rướm máu mà Định Mệnh vừa mới tàn nhẫn chia cắt đất nước thân yêu... Doãn Quốc Sỹ vẫn một lòng tự hào tin tưởng: "Cánh đồng và dòng sông năm ngàn năm của chúng ta kẻ nào mà làm hoen ố nỗỉ".
              XUÔI DÒNG THỜI GIAN: Là độc giả thường xuyên của Bách Khoa, tờ báo có tuổi thọ cao nhất và thành công nhất ở miền Nam trước 1975, ngoài những bài vở giá trị về nhiều phương diện, có một dạo tôi rất thích thú với những bài phỏng vấn tài tình Sống Và Viết Với... của Nguyễn Ngu Í. Bài viết về Doãn Quốc Sỹ là bài xuất sắc nhất - theo tôi - trong loạt những bài phỏng vấn này và sau được Nguyễn Ngu Í cho in thành sách với tên gọi như trên (Ngày Xanh xuất bản 1966). Ngoài những chi tiết liên quan đến Sống Và Viết... của Doãn Quốc Sỹ, điều mà cho mãi tới ngày nay vẫn còn ghi đậm trong tôi là bức hình chớp toàn gia đình của ông. Bà Doãn Quốc Sỹ với nét dịu hiền thanh tú của một mệnh phụ Việt Nam (bà là con nhà thơ Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu) cùng ông và rất đông con (đông thật!) mà cô nào cậu nấy đều tươi cười, xinh xắn. Đặc biệt là những đôi mắt: tất cả đều tròn xoe, trong sáng!...

              Đọc sách của ông, cảm được tấm lòng đôn hậu và nhân ái của ông, hiểu được tình yêu dân tộc Việt Nam tha thiết của ông, thấy được niềm tin bao la và sâu sắc của ông về chân-thiê.n-mỹ cho nhân thế, biết được cuộc sống của ông: dạy học (Trung và Đại Học), viết văn, chủ trương nhà xuất bản Sáng Tạo, xem hình cả gia đình ông... đã cho tôi đi đến kết luận: Đó là mẫu người lý tưởng cho một xã hội Việt Nam lý tưởng!

              Trên đây là tất cả những điều tôi biết về Doãn Quốc Sỹ trước năm 1975.
              Trong 9 năm tù ngục có thời gian dài tôi ở nhà giam Kim Sơn và Nước Nhóc (K18) thuộc tỉnh Nghĩa Bình (Quảng Ngãi và Bình Định sát nhập) và cùng làm chung một bộ phận lao động với một nhà nho ẩn danh. Anh làm thơ rất hay, có kiến thức về Hán văn rất rộng và đặc biệt là biết rất nhiều về những nhà văn, nhà thơ ở miền Nam. Theo anh thì nhân loại đã và đang bị lún sâu vào cuộc chiến tranh lạnh tranh chấp giữa hai khối (dạo đó).
              Nếu những tác phẩm của ông Doãn được dịch ra Anh hoặc Pháp văn để loài người đọc và suy gẫm về cái tâm của ông cho tình yêu (gia đình, bằng hữu, quê hương, nhân loại), về tấm lòng cương quyết và tin tưởng hướng đến chân-thiê.n-mỹ của ông... thì những điều đó sẽ có ảnh hưởng sâu đậm và Doãn Quốc Sỹ xứng đáng nhận giải thưởng No bel về văn chương. Chúng tôi cũng bàn đến những tác phẩm và văn tài của Võ Phiến, nhà văn Bình Định chòm xóm gần gũi từ thuở Mùa Lúa Mới mà chúng tôi rất quý kính để có cùng chung một kết luận: Doãn Quốc Sỹ và Võ Phiến là hai nhà văn tiêu biểu ở miền Nam về văn tài, về lập trường Quốc Gia - Dân Tộc và về tư cách và đạo đức.

              Sau vài chuyến vượt biển thất bại, bị bắt, vượt ngục, cuối cùng tôi đến được trại tị nạn Galang ở Nam Dương năm 1985. Một hôm tôi đang ngồi tại văn phòng Trung Tâm Thiếu Nhi Không Có Thân Nhân (Unaccom-panied Minors Center) thì anh bạn Chủ Tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng đưa một thanh niên đến thăm và giới thiệu:

              - Đây là trưởng nam của nhà văn Doãn Quốc Sỹ đang dạy level C (trình độ cao nhất của ESL).
              - Có phải em đang cho đăng truyện của bố trên tờ Tự Do không? (Tự Do là tờ báo Việt Ngữ của trại).
              - Sao anh biết?
              - Trước kia ai đã đọc nhiều sách của bố thì, dù bố có ký dưới bút hiệu nào đi nữa, khi đọc truyện người ta sẽ nhận ngay ra văn phong của bố... Tôi cố nhớ lại tấm hình chớp toàn gia đình của Doãn Quốc Sỹ trên Bách Khoa thuở trước để đối chiếu với anh bạn thanh niên trắng trẻo, đẹp trai, ăn nói nhỏ nhẹ, lễ phép nàỵ

              Vài tháng sau đó, một buổi sáng, anh ăn mặc chỉnh tề, vai đeo chiếc xách nhỏ vội vàng ghé lại thăm tôi trước khi lên đường sang Úc định cự Việc này đã thực sự làm tôi cảm động vì ai đã từng ở trại tị nạn đều biết là ngày cuối cùng vô cùng bận rộn và vội vàng: nào phải lo hoàn tất những thủ tục cần thiết bắt buộc của Cao Ủy tị nạn, của cơ quan IOM, nào phải lo soát xét lại hành trang cá nhân, nào kẻ còn ở lại nhờ nhắn tin, gởi thư, nào bằng hữu đưa tiễn... nên nhín một chút thì giờ tạt lại thăm nhau quả thật là đặc biệt quý giá!

              Mãi đến năm 1996 tôi mới có duyên gặp tác giả Dòng Sông Định Mệnh khi cả hai chúng tôi được Cộng Đồng Việt Nam tại Wichita - Kansas mời nói chuyện trong dịp lễ kỷ niệm 30 tháng 4. Anh bạn Lê Hồng Long, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tạp chí Thế Giới Ngày Nay đã dành cho chúng tôi sự tiếp đãi ân cần, chu đáo khó kiếm. Chúng tôi mỗi người ở một phòng riêng với đầy đủ tiện nghi tại nhà anh. (Hoàn toàn trong tình văn nghệ chứ anh không có trách nhiệm gì trong cộng đồng hay trong ban tổ chức ngày lễ). Sau những phút xã giao ngắn ngủi chúng tôi dễ dàng trở nên tương đắc khi tâm sư..

              Vâng, tôi đang đối diện với tác giả Dòng Sông Định Mê.nh. Dù đã qua tuổi cổ lai hy, với nhiều năm dài trong tù ngục nhưng anh vẫn còn mạnh khoẻ từ thể xác đến tinh thần. Dáng cao, gầy, nước da ngăm đen, khuôn mặt chữ điền. Đôi mắt sáng, vừa hiền hòa vừa cương quyết. Nụ cười cởi mở, bao dung. Nói chuyện với anh tôi có cảm tưởng như mình đang hầu chuyện với một bậc thiền sư vì anh lắng nghe từng chi tiết nhỏ, anh tâm tình chậm rãi, khoan dung trong tinh thần hồn nhiên, phá chấp...
              Đề tài anh nói chuyện với Cộng Đồng là: Đời Sống Văn Nghệ Sĩ Trong Lao Tù Cộng Sản. Anh nói nhỏ nhẹ như đang chia xẻ với bằng hữu thâm giaọ Anh kể một vài mẫu chuyện thoạt nghe tưởng như chẳng có gì đáng nói nhưng gẫm lại thì rất chí lý. Bởi vì anh nói bằng cả con tim của anh. Do đó phải nghe anh bằng cả tâm hồn mình mới tâm đắc được hết tâm sự anh muốn giải bàỵ Nhà văn Võ Đình đã rất chí lý khi viết về Doãn Quốc Sỹ trong ngục tù: ...Ngày nay, dẫu có đắng cay khổ nhục mấy đi nữa, ông vẫn còn nhìn với đôi mắt thương hại những công tố viên đang xỉa xói ông, những cán bộ chấp pháp đang truy vấn ông, những cai tù đang kềm giữ ông. Và như vậy ông mới có "Tự Do", cái tự do ông trả với tất cả đau đớn ê chề cả thể xác lẫn tinh thần. Trái tim ông vẫn không suy suyễn. Bạo lực có thể uy hiếp ông. Nhưng bạo lực không cách gì đập nát trái tim ông và đặt vào đó lò lửa căm thù. Ông chỉ căm thù bạo lực, ông không thể căm thù con người, dù đó là con người dùng bạo lực để hành hạ ông...

              Vâng, chìa khóa của kiếp nhân sinh là cái "Tâm". Các vấn nạn trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng chỉ có thể giải quyết bằng cái "Tâm"...
              Ba ngày tại Wichita - với lòng hiếu khách đặc biệt của anh Lê Hồng Long và gia đình - chúng tôi đã tạo được sự cảm thông quý giá và tôi thật sự vinh hạnh được anh xem như bạn hiền. Từ đó, mỗi lần biên thư cho tôi anh thường nhắc đến nhà báo họ Lê và mong có ngày gặp lại nhau ở thành phố Wichita nhỏ bé xa xôi nhưng thắm tình đồng hương của tiểu bang Kansas.
              Tháng 4 năm 1999 anh Doãn Quốc Sỹ và tôi lại có dịp gặp nhau tại thành phố Dallas, Texas khi chúng tôi cùng được mời sung vào ban Giám Khảo cuộc thi truyện ngắn năm 1998 do hai tờ tuần báo Viet nam Weekly News và Người Việt Dallas tổ chức. Một chi tiết nhỏ chứng tỏ tấm lòng luôn luôn vì văn hóa dân tộc của anh. Thoạt đầu quý anh Trần Lộc, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tuần báo Vietnam Weekly News và anh Thái Hóa Lộc, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tuần báo Người Việt Dallas mời hai người điạ phương là anh Đàm Trung Pháp, Giáo sư ngôn ngữ học tại Đại học ở Dallas và tôi sung vào ban Giám khảọ Tự biết mình chỉ viết lách một cách tài tử, nhưng, để khích lệ việc làm ý nghĩa này và tạo dễ dàng cho ban tổ chức, chúng tôi đã vui vẻ nhận lờị Khi thấy số người gởi bài tham dự cuộc thi khá đông (gần 100 người từ nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ và từ một vài nước khác), để tăng giá trị cho cuộc thi và vinh dự cho những người trúng giải, vào giờ chót, hai anh đã nhờ tôi mời anh Doãn Quốc Sỹ vào ban Giám khảọ Dù biết mời khá muộn là chuyện không phải nhưng tôi vẫn viết thư trình bày chi tiết gởi đến anh kèm theo bản sao của 31 truyện dự thi đã được ban tổ chức chọn vào chung khảọ Anh đã chấm từng truyện cẩn thận, cho điểm, ghi chú và gởi trả lại ban tổ chức trước cả anh Đàm Trung Pháp và tôị Và anh đã về Dallas tham dự lễ phát giải thưởng. Anh Đàm Trung Pháp, dù rất bận rộn với Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương của Cộng Đồng, vẫn đưa chị Pháp đến thăm thầy (Giáo sư Pháp vốn là học sinh cũ của anh Doãn Quốc Sỹ). Hành động ấy, mấy lời thăm hỏi nhẹ nhàng, ngắn ngủi ấy đã nói lên cái "tình thầy trò" đậm đà cao quý cuả nền văn hóa Việt Nam đầy nhân nghĩa, thủy chung khó tìm được ở xứ này! Dạo đó tôi vừa nhận cuốn hồi ký Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua do tác giả, Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, gởi tă.ng. Trong sách có đoạn nói đến nhà thơ Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu... chất phát, hiền hậu, khiêm tốn, ít nói về mình và đặc biệt là luôn luôn đi xe đạp một cách chậm chạp, từ tốn như đi dạo mát...
              Anh Doãn Quốc Sỹ rất cảm động khi đọc đoạn này cùng một số nhận xét đặc biệt nữa về nhạc phụ mình và chép ngay tại chỗ tặng tôi bài thơ cuả cụ Hồ Trọng Hiếu "Tú Mỡ đi xe bình bịch":

              Tú rững mỡ cưỡi xe bình bịch Máy nỗ vang sình sịch chạy như bay Bóp còi toe như quát tháo giương vây Khách đường cái vội rãn ngay tăm tắp Tú nhớ thuở còn đi xe đạp Một thứ xe chậm chạp hiền lành Trên đường dù chuông bấm liên thanh Khách đủng đỉnh làm thinh không chịu tránh ...Ồ ngán nhỉ ở trên cõi tục.

              Con người ta bất độc bất anh hùng - Phần phát biểu trong buổi lễ phát giải anh nói về đề tài như một nhắn gởi tha thiết, nhẹ nhàng đến tất cả mọi người hãy cố gắng duy trì tiếng Việt ở miền đất mớị Anh đọc lại bài thơ Ông Đồ Già nổi tiếng của Vũ Đình Liên (thầy cũ của anh ở Hà Nội thuở xa xưa) và một nỗi buồn thấm thía gợn lên trong lòng mọi người về một viễn ảnh suy thoái, tàn lụi của tiếng Việt trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại:
              ... Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâủ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nhiên sầu
              Ông Đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơ i trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay
              Anh cũng đọc thơ của hai người bạn thân trong nhóm "Sáng Tạo". Một đã ra đi là nhà văn Mai Thảo: Thế giới có triệu điều không hiểu Càng hiểu không ra lúc cuối đời Chẳng sao khi đã nằm trong đất Đọc ở sao Trời sẽ hiểu thôi
              Bốn câu thơ này Mai Thảo làm như là một linh tính báo trước ngày ra đi của mình và đã được khắc trên bia mộ của Mai Thảo ở Nam Calị Một còn sống là nhà văn Nguyễn Sỹ Tế: Đỉnh Trời gió quét mây tan tát Trăng lưởi liềm ngơ ngác lạnh căm Trăng sao giọt lệ u trầm Trăng sao quá đổi âm thầm hỡi trăng?

              Bốn câu thơ này anh dịch từ một bài thơ trong tập thơ bằng tiếng Pháp của Nguyễn Sỹ Tế kể lại thời gian hai người cùng ở trại giam Gia Trung. (Hai anh Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Trần Lộc và Thái Hóa Lộc cùng nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp rất đáng được tuyên dương vì đã tổ chức rất chu đáo và thành công cuộc thi truyện ngắn 1998!)

              PHỤ TRANG: Hòa trong nỗi đau khổ chung của cả dân tộc sau biến cố kinh hoàng 30-4-1975, anh Doãn Quốc Sỹ đã phải vào tù hai lần trước sau hơn 12 năm. Khổ đau từ thể xác đến tinh thần của các tù nhân do bạo quyền gây nên chữ nghĩa trần gian đâu đủ viết cho hết, tả cho tròn! Nhưng khổ đau không thay đổi được anh vì anh đã viết, từ 1965, trong Người Việt đáng yêu: "... Không có sự trưởng thành đáng kính nào bằng sự trưởng thành trong đau khổ... khổ đau là một sự thiêng liêng ở trên thế gian này... Dân tộc Việt Nam phải là một sự thiêng liêng đối với nhân loại..."

              Thuở xưa anh đã ân cần khuyên nhủ mọi người: "Hãy quay trở về với chính mình, vun xới tâm hồn mình là chuốc lọc danh dự cho dân tộc, là gieo hươ ng hạnh phúc cho nhân loại". (Tiền kiếp)

              Và anh tha thiết ước ao: "Niềm ao ước vĩnh cửu của tâm hồn nhân loại, và cũng là sự thực vĩnh cửu cuả vũ trụ là: bao giờ cuối cùng "thiện cũng thắng ác".
              Khổ đau, bạo lực chẳng những không làm anh căm thù mà - như một sự thiêng liêng - đã làm tâm hồn anh dịu lạị Trong truyện ngắn Người vái tứ phương, một mặt anh diễn tả thật đầy đủ xã hội miền Nam sau bảy năm bị đọa đày bằng những từ ngữ nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, mặt khác anh vẫn tiếp tục ân cần khuyên nhủ mọi người: "Cuộc sống đầy rẫy những khác biệt và đụng chạm. Hãy cảm thông và bao dung những vui buồn phải trái cuả nhau... Cuộc đời tự nó đã quá nhiều phức tạp, sầu khổ, còn gây thêm sầu khổ cho nhau mà làm gì!".

              Noi gương người xưa đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân mà thay cường bạo nên Giáo sư Hoàn, dù tốt nghiệp tiến sĩ sinh vật học tại Hoa Kỳ đã không được tiếp tục dạy lại tại Đại học Khoa học, vẫn đầy lòng từ tâm thánh thiện đã bình thản, không có một lời nói hay cử chỉ thất thố nào khi đối diện với viên trung tá công an hạ trác đòi mình đến trình diện: "Tôi rất mực điềm đạm thùy mị trả lời... Tôi trả lời như thể tự ngàn xưa vốn dĩ tôi như thế và cho tới ngàn sau tôi không thể khác hơn..."

              Và giáo sư Hoàn đã chinh phục, cảm hóa được viên trung tá nàỵ Một ghi nhận nhỏ là thuở xưa có rất ít người xấu, việc xấu trong các tác phẩm của anh nên nhà văn Võ Phiến đã viết: "Hầu hết các nhân vật tiểu thuyết cuả Doãn Quốc Sỹ đều tốt ... Hoạ hoằn lắm mới có một nhân vật xấu..." (Văn Học Miền Nam - Truyện I) và đã dí dỏm một cách khéo léo: "Đọc sách ông thơm tho cả tâm hồn". (Văn Học Miền Nam Tổng Quan). Nhưng trong Người vái tứ phương, anh đã viết: Trong cõi tương đối này chúng ta há chẳng thấy thường khi cái đúng và cái sai chỉ là đường tơ kẻ tóc, hoặc giả chính vì cái sai này mà cái đúng kia hiển hiện. Thực ra trên dòng biến dịch không ngừng nghỉ của vạn hữu, cái sai cũng mầu nhiệm như cái đúng...
              Kiếp nhân sinh là như vậy đó: Cái tốt nương tựa cái xấu, nỗi buồn gắn bó với niềm vui, khổ đau quyện theo hạnh phúc.

              Rồi anh tiếp tục ân cần khuyên nhủ mọi người:
              "...Thế giới này là nơi cộng đồng trách nhiệm. Khi cái đẹp, cái thiện đã được khơi nguồn, thắp sáng, người ta dễ bề mở rộng cái tôi cá biệt đi vào cái ta hoà đồng...
              ...Bất kỳ hành động thiện, hành động đẹp nào của bất kỳ ai đều có khả năng mầu nhiệm bảo vệ giá trị sản nghiệp tinh thần của cả nhân loại...
              ... Khi nhân tính vươn vai thức giấc, mọi chủ nghĩa, đảng phái không thành vấn đề...."
              Cuối thu năm ngoái, ở tuổi 75, trong một lá thư gởi cho tôi anh đã viết: "...Nhà tôi ở hiện giờ còn giữ nguyên màu xanh ngút ngàn của thiên nhiên: đó là những rừng oak và thông đẹp tuyệt vờị Sáng sáng tôi cùng bà xã đi bộ độ nửa giờ, sau đó tôi đạp thêm 1 giờ bằng chiếc xe đạp được một anh học trò cũ tă.ng. Vì vậy sức khoẻ giữ đều không ốm đau vặt như thường thấy khi tới tuổi cổ lai hi của tôi...".
              Trong tất cả những tác phẩm cuả anh - từ tập trường thiên qui mô và quan trọng nhất là Khóm Rừng Lau đến những truyện cổ, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài hoặc khảo luận, tuỳ bút - tình thươ ng bàng bạc khắp cùng: Anh đã gánh trọn cái trách nhiệm luân lý nặng nề. Ngày nay, ở tuổi hoàng hôn của cuộc đời, ước mong từ miền Houston sầm uất đó, anh hưởng được đầy đủ cái hương nhân loại lâng lâng tỏa ra từ bốn phương tám hướng mà anh đã ước mơ vào một chiều bên hồ Lạc Thiện vùng Ban Mê Thuộc thuở xa xưa trong Gìn Vàng Giữ Ngọc.

              Đã có rất nhiều người viết về Doãn Quốc Sỹ. Từ những vị có đầy đủ uy tín và tuổi tác trong văn giới đến những độc giả đã từng mến mộ anh và văn chương anh đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần của ho.. Những bài viết, nhận xét thật đầy đủ, thật chi tiết. Do đó xin được gọi những dòng tâm tình này là "Một Phụ Trang" để bày tỏ lòng quý kính của tôi đối với một nhà văn hàng đầu tôi được biết qua nhiều tác phẩm và, do một duyên lành, được quen thân qua những dịp tâm tình tương đắc. Đã gọi là phụ trang - mà là một phụ trang tâm tình - thì không thể viết dài (Mà nếu muốn viết nữa thì cũng vẫn không thể nói hết những điều mình muốn viết).
              Để chấm dứt bài viết tôi xin chép lại đây cảm tưởng cuả nhà văn Đổ Thiên Như về lần đầu tiên cô được gặp gỡ tác giả mà cô đã ngưỡng mộ và xem như là thần tượng từ vài thập niên qua và còn giữ mãi cho tới ngày nay tại thành phố Seatt le tháng 6 năm 1995:

              "... Doãn Quốc Sỹ ngồi đó, và ông đúng như hình ảnh tôi tưởng tượng buổi thiếu thờị Dáng người dong dỏng, gầy, khuôn mặt nhân hậu và trí thức. Hình như bao năm cơ cực tù đày cũng không xóa mất nụ cười khoan hòa và nhân ái, cái nhân ái bàng bạc trong văn chương ông.

              Những dòng văn chương diễn tả được cái đẹp vô cùng nhân bản và tình người... Ông hỏi tôi có học với ông không? Tôi thưa là tôi học ở Huế, không được học với thầy nhưng văn chương của thầy đã dạy con biết mơ mộng và tư duy từ thuở hoa niên cho mãi đến bây giờ... Chỉ trong mấy giây với Doãn Quốc Sỹ mà tôi tưởng như được trở về với ngày xưa có sắc hương thầm kín lụa là... Tôi sống thật đầy, thật đẹp với vầng trăng của Doãn Quốc Sỹ. Đã qua rồi những mùa trăng trầm thống nhưng hồn tôi vẫn giữ mãi vầng trăng mười sáu nguyên vẹn của ông... Hình như thời gian đang ngừng lại, tôi đang đi trên lối xưa đầy diễm ảo và tôi đã được gặp một nhà văn biểu tượng cho tình yêu, sĩ khí và bất khuất của nhiều thế hê.. Hạnh phúc thay!"



              Nguyễn Văn Quảng Ngãi


              Tác phẩm Doãn Quốc Sỹ.

              * Sợ Lửa (1956)
              * U Hoài (1957)
              * Gánh Xiếc (1958)
              * Gìn Vàng Giữ Ngọc

              * Dòng Sông Ðịnh Mệnh (1959)
              * Hồ Thuỳ Dương (1960)
              * Ba Sinh Hương lửa ( 1962)
              * Trái Cây Ðau Khổ (1963)
              * Người Việt Ðáng Yêu (1965)
              * Cánh Tay Nối Dài (1966)
              * Ðốt Biên Giới (1966)
              * Sầu Mây (1970)
              * Vào Thiền (1970)
              * Khu Rừng Lau [6]
              * Người Vái Tứ Phương
              * Dấu Chân Cát Xóa
              * Mình Lại Soi Mình
              #7
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9