Sơn Tây, Hà Tây
HongYen 24.09.2006 12:24:45 (permalink)
Sơn Tây, Hà Tây



Thành Sơn Tây từng đóng một vai trò trong bố trí quân sự của Việt Nam thời phong kiến và nay cũng còn là một di tích đáng xem


Đường Lâm là xã còn giữ được nhiều cảnh nông thôn tươi mát. Cánh đồng ngô gần lối vào mộ Ngô Quyền nhìn xuống hồ nước với nhiều cây xanh, nét phong thủy thật đẹp

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2006/08/060831_sontay_citadel.shtml

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Sơn Tây quê hương của chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân


Chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân do cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc chủ xướng. Sơn Tây là sinh quán của cố võ sư sáng Tổ. Nơi nào có địa linh là nơi đó có nhân kiệt. Chúng ta tìm hiểu Sơn Tây, chính là chúng ta tìm hiểu những ảnh hưởng về truyền thống địa linh nhân kiệt, xuất xứ của chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân.

Sơn Tây là vùng địa linh đặc biệt của miền Bắc Việt Nam

Vì địa thế, Sơn Tây được cấu tạo do đất phù sa của ba dòng sông lớn của miền bắc Việt Nam: Sông Nhỉ (sông Hồng Hà), Sông Đà (sông Hắc Giang), và sông Lô. Ngoài ra Sơn Tây còn có những nhánh sông nhỏ là sông con (sông Tich Giang) bắt nguồn từ Ba Vì chảy quanh vùng này, và con sông Đáy (sông Hát Giang) chạy ven địa giới phía đông của tỉnh.
Nơi nào có núi cao là có thung lũng sâu: câu thành ngữ của Tây Phương có thể áp dụng vào ngay Sơn Tây ngọn núi cao nhất của Sơn Tây là ngọn núi Ba Vì, được coi là một ngọn núi nổi tiếng nhất trong lịch sử về cả biến cố và huyền thoại. Gần núi Ba Vì còn một hệ thống núi đồi trùng điệp do địa chất tạo nên, gọi là núi đá lửa Đa Chông. Tại phủ Quốc Oai còn một dãy núi đá vôi lớn chiếm cứ một dãy đất rộng lớn từ bờ sông Đáy tới bờ sông Đà nhờ địa thế hiểm trở, Sơn Tây đã trở thành một tỉnh đặc biệt nhất tại miền Bắc. Tuy thuộc vùng châu thổ phì nhiêu tiếp giáp vối vùng rừng núi nhung khí hậu của Sơn Tây lại gần phù hợp với các tỉnh miền núi và không giống các tỉnh miền đồng bằng nào. Nên dân chúng vừa có nếp sống khoáng đạt của người miền núi , vừa có nếp sống vân minh của miền đồng bằng. Và đã nhiều lần trở thành thủ đô của Việt Nam khi phủ Quốc Oai còn gọi là Phong Châu.

Cùng với dãy núi đá vôi ở địa phận Quốc Oai, dẫy núi đá lửa Đa Chông, ngọn núi Ba Vì cao nhất nhiều huyền thoại, Sơn Tây còn có một giải đất đặc biệt phía tả ngạn sông Đà, được tạo thành bởi những băng phiến nham thạch và mica, nên tất cả đều tùi theo cường độ tỏa quang và phản quang, mà tạo nên nhiều màu sắc đặc biệt, làm bối cảnh cho nhiều huyền thoại của dân tộc Việt.

Nhân kiệt tại Sơn Tây

Câu Địa linh giả, nhân kiệt dã có thể áp dụng ngay cho Sơn Tây, vùng đất khoáng đạt đặc biệt của Bắc Việt đã đào tạo nên rất nhiều nhân vật đạo học, huyền thoại, văn học và võ học. Mấy câu ca dao sau đây đã được truyền tụng taị miền Bắc, đã chứng tỏ sự hâm mộ và khâm phục của dân chúng miền Bắc với trai Sơn Tây Nhất cao là núi Ba Vì Chị còn vượt được, xá gì cỏ may ! Nhất giỏi là trai Sơn Tây Chị còn địch được, nữa đây bìm bìm ! Nhân tài đạo học và huyền thoại điển hình.

Nhân tài đạo học, huyền thoại điển hình của Sơn Tây có thể kể đến 2 người: Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Tuấn:

Từ Đạo Hạnh, nhủ danh là Lộ, con quan đô sát Từ Vinh dưới đời nhà Lý, là một vị cao tăng trúng cử khoa Bạch Liên rồi ông sang Thiên Trúc học đạo về trả thù cho cha. Sau đó ông tịnh tu và thỉnh thoảng xuất hiện giúp đở nhiều người. Cuối cùng, ông về núi Sài Sơn và hóa ở đấy. Dân chúng địa phương hâm mộ, lập chùa thờ nơi ông hóa, gọi là chùa Thầy, tên chử là Thiên Phúc Tự. Hàng nâm chùa Thày mở hội vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, kỷ niệm ngày ông viên tịch.

Nguyễn Tuấn, tức Sơn Tinh, tức Tản Viên sơn thần, tu đạo ở núi Tản Viên, cùng gọi là núi Cánh Phượng, Phượng Hoàng Sơn, núi Ba Vì. Sau vì làng trần chưa dứt, ông đi cầu hôn Mị Nương con gái Vua Hùng Vương thứ 18. Tục truyền rằng Thủy Tinh vì ghen tức, nổi mưa to gió lớn làm lụt lội một vùng, nhưng không đánh nổi Sơn Tinh. Khi Cao Biền sang nước ta đô hộ, lấy làm quái, nhiều lần dùng đạo gia làm phép phù thủy trừ yểm nhưnh thất bại. Hiên nay, trên núi còn lập đền thờ Tản Viên Sơn Thần.

Nhân vật văn học điển hình

Nhân vật văn học điển hình có thể lấy ba danh sĩ: Phùng Khắc Khoan, Vũ Công Duệ, và Tản Đà

Phùng Khắc Khoan, Tương truyền là anh em cùng mẹ khác cha với Trạng Trình Nhuyễn Bỉnh Khiêm, đậu tiến sĩ giúp nhà Lê Trung Hưng nhiều việc lớn. Đến khi khôi phục được thành Thăng Long, ông sang Tàu và được vua Tàu sắc phong là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Tục truyền rằng ông nhiều lần xướng họa thơ với Liểu Hạnh Công Chúa lúc đã hóa đạo, và sau đứng ra lập đền thờ bà.
Vũ Công Duệ, người làng Trình Xá, huyện Sơn Vi, Tỉnh Sơn Tây. Ông nổi tiếng về óc sáng tạo và khẩu tài từ lúc nhỏ, qua những giai thoại về con voi biết đi ( lấy đất nặn hình, lấy bướm làm tai, lấy đỉa làm vòi, lấy cua làm chân), và lối khất nợ bán gió mua que (bán quạt, mua tre nứa làm cốt quạt). Ông đỗ Trạng Nguyên năm 20 tuổi, năm Hồng Đức 23, đời Lê Thánh Tông, nổi tiếng trung trực. Sau nhà Mạc cướp ngôi, Ông bất bình không chịu theo nhà Mạc, đeo ấn Ngự Sử nhảy xuống cửa bể Thần Phù tự trầm. Sáu mươi năm sau hài cốt ông được cải táng về quê nhà khi Lê Trung Hưng là vua, và được phong làm "Thượng Đẳng Phúc Thần".

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888 - 1939) nổi tiếng là một nhà thơ tài hoa, khí phái. Ông xuất bản nhiều sách rất có giá trị cho văn học Việt Nam : Tản Đà Tùng Văn, Tản Đà Văn Tập, Tản Đà xuân sắc, Thề non nước, Trần ai tri kỷ, Giấc mộng lớn, Nhàn Tưởng, Đài gương truyện, Đại học, Kinh thi, Lên sáu, Lên Tám, Khối tình con, Tản Đà vận văn, Vương Thúy Kiều chú thích,....Ông suốt đời theo đuổi nghề văn, và báo chí đầu tiên tại nước ta.
Nhân vật võ học điển hình.

Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng: Ông xuất thân là tù trưởng, có sức khỏe khác thường, nổi tiếng đánh chết cọp, đẩy ngã trâu. Ông cùng em là Phùng Hải nổi tiếng là có sức khỏe, mang nổi ngàn cân, đi lền mười dặm. hao hiệp được dân chúng tin phục. Bất bình với lối cai trị hà khắc của người Tàu. Ông đã lấy binh đánh đuổi Cao Chính Binh vào năm 791, tự làm vua được 7 năm rồi mất. hiện nay tại xã Cam Lâm, Hà Nội còn đền thờ ông gọi là đền thờ "Bố Cái Đại Vương".

Ngô Quyền: Vị khai sáng nhà Ngô , đã đáng tan quân Nam Hán tại Bạch Đằng Giang vào năm 639 hiện còn đền thờ tại xã Cam Lâm.

Trưng Vương: gồm hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị người Phong Châu: Bà Trưng quê ở Phong Châu, giận người tham bạo thù chồng chẳng quên..., dẩn binh đánh Tô Định làm vua được bốn năm (40 - 43), sau bị danh tướng Mã Viện đánh bại, nhảy xuống sông Hát tự trầm. Hiện nay còn đền thờ tại Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây.
Lộc Hộ: nổi tiếng là một võ sỉ thời danh ở thế kỷ thứ 13, có công đáng đuổi đực giặc Tàu tràn vào Bạch Hạt và Sơn Vi, cứu giúp lương dân. Cảm mến ân đức, dân chúng lập đền thờ tại xã Đông Bang cách Hà Nội 54 cây số.

Và cuối cùng, Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc (1912 - 1960) Người làng Hửu Bằng, Huyện Thạch Thất, Tỉnh Sơn Tây, khai sáng môn phái Vovinam Việt Võ Đạo vào năm 1938. Suốt đời sống thanh đạm, để đào tạo môn sinh phục vụ cho dân tộc và xã hội. Ông là vị đã đề xướng ra Chủ thuyết Cách Mạng Nhân Tâm.

http://www.vovinamus.com/viet/cmtt.htm

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>




Lễ công bố quyết định xếp hạng di tích Quốc gia Làng cổ Đường Lâm-Thị xã Sơn Tây





Trên đất nước Việt Nam, đại diện cho vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ - thì xứ Đoài là vùng văn hóa lâu đời và tiêu biểu nhất cho văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Có thể thấy ở vùng đất này biết bao di tích lịch sử và văn hóa cùng các sinh hoạt cộng đồng và các lễ hội truyền thống.



Trong những làng xã của vùng đất có chiều sâu lịch sử - văn hóa hàng nghìn năm ấy, nổi lên ở xứ Đoài một Đường Lâm Địa linh nhân kiệt, một ấp sinh hai vua Bố Cái Đại vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền - Hai vị Anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong sự nghiệp chống ách đô hộ của ngoại bang vào thế kỷ thứ VIII và đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

(Theo Báo Hà Tây)

http://www.hatay.gov.vn/tintuc_chitiet.asp?id=404&catid=SONTAY
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.09.2006 12:34:08 bởi HongYen >
#1
    HongYen 24.09.2006 12:49:51 (permalink)


    GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ SƠN TÂY

    - Diện tích: 113,47 km2

    - Dân số: 110.827 người

    - Đơn vị hành chính: 6 phường, 9 xã

    - Tốc độ tăng trưởng GDP: 9,8%/ năm

    - Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp 43,2%, thương mại - du lịch - dịch vụ 36,1%, nông nghiệp 20,7%/ năm

    - Thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/năm

    - Bình quân lương thực 360kg/người/năm



    Thị xã Sơn Tây nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tây, cách thị xã Hà Đông và Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km. Với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - Văn hóa nổi tiếng như hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, làng Việt cổ đá ong Đường Lâm, Chùa Mía, lế hội đền Và, …Sơn Tây đang được biết đến như một khu di tích đặc biệt hấp dẫn khiến cho bất cứ ai ghé thăm mảnh đất này cũng muốn được dừng chân ngắm nhìn thành cổ, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo làng cổ Đường Lâm, đắm mình trong những câu chuyện kể về sự tích Sơn Tinh Thủy Tinh, sự tích lễ hội Đền Và linh thiêng, huyền bí, …
    Không có cái náo nhiệt sôi động thường gặp ở những khu đô thị thời kỳ mở cửa, hội nhập, song trái với dáng vẻ yên ả, thanh bình vốn có từ hàng trăm năm nay của một đô thị cổ, thị xã Sơn Tây với vị thế là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị thứ hai của tỉnh Hà Tây đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Điều đó thể hiện rất rõ qua tốc độ phát triển kinh tế khá cao (9,8%/năm) và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng tích cực theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa trong những năm gần đây.


    Bức tranh kinh tế với những gam màu sáng.
    Nằm ở vị trí địa lí tương đối thuận lợi với hai tuyến đường chạy qua là Quốc lộ 21A nối Sơn Tây với Hà Nội và các huyện, thị trong tỉnh; Quốc lộ 32 nối Sơn Tây với các tỉnh phía bắc có bến cảng Sơn Tây thuận lợi cho giao thông đường sông, lại có tiềm năng lớn về phát triển du lịch - thương mại, mảnh đất Sơn Tây được đánh giá có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế đa dạng. Trong những năm qua, nhờ tận dụng, phát huy tiềm năng, lợi thế trên, bức tranh kinh tế thị xã luôn có gam màu sáng với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 9,8%/ năm. Trong đó, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, chiếm tỷ trọng 43,2%GDP.

    Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã giai đoạn 200 - 2003 là 344 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12,5%/năm (trong khi mục tiêu Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVI đề ra cho năm 2005 là 12%/năm), gồm các ngành nghề chính như: chế biển nông sản thực phẩm, may mặc, cơ khí điện, sản xuất vật liệu xây dựng,… Thực hiện Nghị quyết 03/NQ/TƯ (khóa IX), Ban chấp hành Thị ủy đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết 25/NQ/TƯ ngày 19-10-2001 về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005. Trên cơ sở đó, lãnh đạo thị xã đã chỉ đạo các ban, ngành chức năng xây dựng kế hoạch hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp vay vốn để cải tiến đổi mới công nghệ, thiết bị kỹ thuật sản xuất, mở rộng liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đời sống ổn định cho người lao động. Năm 2003, 80% số doanh nghiệp của thị xã đã tiến hành cổ phần hóa và đã đạt được những bước tiến khả quan trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, khẳng định hướng đi trên là đúng đắn, kịp thời và rất có hiệu quả.

    Để phục vụ cho mục tiêu phát triển công nghiệp, thời gian qua thị xã đã triển khai quy hoạch điểm công nghiệp Phúc Thịnh, Sơn Đông, đồng thời trình tỉnh bổ sung thêm ba cụm và một điểm công nghiệp với tổng diện tích 416 ha. Đến nay các điểm công nghiệp đã thu hút 26 dự án, trong đó có 10 dự án đang làm thủ tục thuê 86 nghìn m2 đất và hai dự án bắt dầu đi vào hoạt động. Các dự án đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 450 người, tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp ở thị xã.

    Bên cạnh sản xuất công nghiệp, hoạt đông thương mại - du lịch - dịch vụ trên địa bàn phát triển tương đối khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành thương mại đạt 13,9%/năm. Riêng năm 2003, tổng doanh thu thương mại đạt khoảng 352 tỷ đồng tăng 30,4% so với năm 2001. Trong đó, doanh thu từ hoạt động du lịch và dịch vụ tư nhân, tăng từ 113 tỷ đồng (năm 2001), lên 131 tỷ đồng (năm 2003). Kết quả này cho thấy vai trò không nhỏ của khối kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Tuy nhiên, với giá trị thu được còn nhỏ be, ngành du lich - thương mại - dịch vụ vẫn bộ lộ nhiều hạn chế trong việc phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương trong thời gian tới, để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế du lịch nhằm đưa ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thị xã Sơn Tây đang chủ trương xây dựng quy hoạch hạ tầng cơ sở du lịch như quy hoạch cụm di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm, đầu tư xây dựng các điểm du lịch ở Đông Mô, Xuân Khanh, tích cực thực hiện công tác quảng bá du lịch đến với bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng du lịch của Sơn Tây,…Đây là những động thái tích cực tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho ngành du lịch, dịch vụ của thị xã trong tương lai.

    Chiếm 20,7%GDP, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã tiếp tục ổn định và phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu đạt kết quả khả quan, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 50% giá trị toàn ngành. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,6%/năm. Để chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa theo hướng ổn định và bền vững, thị xã đã chỉ đạo quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và phát triển chăn nuôi bò sữa, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại. Đến nay, toàn thị xã có 54 trang trại với diện tích là 315 ha kinh tế đầu tư 11.195 triệu dồng, trong đó có nhiều trang trại phát triển với quy mô lớn, sản xuất chăn nuôi theo công nghệ tiên tiến hiện đại. Những kết quả này đã tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

    Phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa xã hội
    Song hành với phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây luôn chú trọng phát triển đồng bộ văn hóa - xã hội, đặc biệt là công tác đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển kết cấu hạ tầng. Theo bà Đỗ Thị Thi - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã: “Để tạo đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong những năm tới, công tác xây dựng cơ bản, phát triển kết cấu hạ tầng là vô cùng quan trọng, vì đó là cái gốc tốt cho sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả”.

    Thực tế những năm gần đây, công tác xây dựng cơ bản được đầu tư rất lớn trong 3 năm 2000 - 2003, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động vốn trong dân, Sơn Tây đã xây dựng được nhiều công trình thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với tổng số vốn đầu tư là 94,54 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, thị xã đã triển khai nâng cấp, mở rộng quốc lộ 32, quốc lộ 21A, đường tránh thị xã, tỉnh lộ 88, đường đến khu du lịch Đồng Mô, làng văn hóa, khu di tích đền Phùng Hưng, Ngô Quyền. Hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình phúc lợi công cộng như bể bơi, câu lạc bộ hưu trí, nhà thiếu nhi, bãi xử lí rác Xuân Sơn, công trình thoát nước Bùi Thị Xuân, …Xây dựng mới 153 phòng học và 24 phòng chức năng; 57,7km đường và trụ sở làm việc các xã, phường, cơ quan. Đặc biệt, thị xã đã được Chính phủ đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch do Đan Mạch tài trợ với số vốn đầu tư 60 tỷ đồng, công suất 20 nghìn m3/ngày đêm, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch cho người dân thị xã. Từ những hoạt động đầu tư trên, diện mạo thị xã ngày càng khang trang, sạch đẹp. Cùng với khung cảnh yên ả thanh bình của khu đô thị cổ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đã đem lại sức hút không nhỏ đối với du khách khi đến thăm mảnh đất Sơn Tây “mây trắng xứ Đoài”.

    Không chỉ chú ý đến nâng cao chất lượng, diện mạo đô thị, công tác giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội cũng được chính quyền thị xã đặc biệt chú trọng.

    Đế nối tiếp truyền thống hiếu học - khoa cử của vùng đất được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt”, từng đóng góp cho đất nước hàng trăm vị tiến sĩ, anh hùng, hào kiệt, được chăm lo sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn được thị xã đặt lên hàng đầu. Do đó, chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng lên rõ rệt. Số học sinh các cấp học tốt nghiệp hàng năm đạt 99,9%. Số lượng học sinh giỏi, học sinh thi đỗ các trường đại học, cao đẳng ngày một cao. Giữ vững phổ cập tiểu học, hoàn thành phổ cập phổ thông trung học cơ sở, hiện nay, thị xã có 05 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó 04 trường tiểu học, 01 trường phổ thông cơ sở. Các trường chuyên nghiệp dậy nghề đều đổi mới nội dung, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu phát triển của xã hội.

    Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng được chăm lo phát triển. Đội ngũ cán bộ y tế, cơ sở vật chất thiết bị luôn được tăng cường đã góp phần thực hiện có hiệu quả công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và các chương trình y tế quốc gia. Hiện nay, thị xã Sơn Tây được công nhận đã hoàn thành chương trình thanh toán bệnh phong.

    Cùng với giáo dục - đào tạo, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Hưởng ứng cuộc vận động “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đến nay, toàn thị xã đã có 23 làng, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa; 65 - 70% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Năm 2002 thị xã được sở Thể dục - Thể thao công nhận là đơn vị lá cờ đầu của ngành Thể dục - Thể thao Hà Tây. Cùng với những thành tựu đã đạt được trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, công tác an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể của thị xã được quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt, tạo được niềm tin và động lực phát triển mạnh mẽ trong tổ chức cũng như trong quần chúng nhân dân. Có thế nói, đây là những bước phát triển toàn diện đáng ghi nhận trong bức tranh tổng quan về kinh tế - xã hội của thị xã.

    Tạo sức sống mới cho vùng đất cổ
    Thành tựu đã đạt được là điều rất hết sức tự hào, song thực tế cũng cho thấy, Sơn Tây chưa thực sự phát huy, khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế sẵn có trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều người yêu quý và gắn bó với mảnh đất này vẫn thường nói: Sơn Tây như một “Nàng công chúa ngủ quên trong rừng” vẫn đang chờ được đánh thức.

    Ông Đào Văn Bình - Bí thư Thị ủy thị xã Sơn Tây cho biết: “Trong những năm tới, để Sơn Tây nhanh chóng trở thành một đô thị văn minh, một khu vực kinh tế mạnh, một quần thể du lịch có giá trị tương xứng với tiềm năng vốn có, thị xã cần phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, đầu tư có trọng điểm vào những ngành mũi nhọn, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững”.

    Đặc biệt, để tạo sức sống mới cho vùng đất này, thị xã cần khai thác tốt những thế mạnh là vùng đất “sơn anh thủy tú, có truyền thống văn hiến lịch sử lâu đời với rất nhiều vốn văn hóa cổ quý giá, phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch. Bởi đây sẽ là ngành kinh tế giàu tiềm năng có thể nhanh chóng đưa Sơn Tây cất cánh, trở thành một trung tâm du lịch của Hà Tây nói riêng và của cả nước nói chung, tạo sức bật mới cho nền kinh tế thị xã khi bước vào thế kỷ XXI.

    Hy vọng rằng, trong tương lai, khi các dự án đầu tư xây dựng vào Sơn Tây ngày một nhiều, nhất là các dự án văn hóa - du lịch sẽ góp phần đưa Sơn Tây trở thành không gian đô thị sinh thái hiện đại, bền vững nhưng luôn giữ được vẻ đẹp duyên dáng, đáng yêu của một vùng đất cổ.

    MỘT SỐ ĐỊA DANH NỔi TIẾNG GẮN LIỀN VỚI MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI SƠN TÂY

    Thành cổ Sơn Tây

    Nằm ở trung tâm thị xã có một công trình quân sự kiến trúc theo kiểu Vauban được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822) từng được người Pháp ca ngợi là “Một công trình kiệt tác của nền kiến trúc An Nam”, đó là thành cổ Sơn Tây.

    Thành cổ Sơn Tây là một khu đất bằng, rộng 16 ha, hình vuông, xung quanh có hào sâu bao bọc, bốn phía có 4 cổng thành còn giữ nguyên vẻ nguyên sơ cổ kính, trên các cổng có vọng lâu và ụ súng. Cổng và tường thành được xây dựng bằng đá ong, thứ vật liệu đặc trưng của vùng đất xứ Đoài.

    Xưa kia thành được chia thành 5 khu: khu giữa thành là khu nghi lễ, hai ao sen hai bên, có cột cờ (hay vọng lâu) cao 18 thước. Trong thành có điện Kính Thiên rộng 5 gian lợp ngói lưu ly, bên trong có 2 cột tròn làm bằng gỗ lim, đường kính 0,5 mét, sơn màu cánh gián. Hai gian bên có hai cửa sổ tròn trang trí hình chữ “Thọ”. Trước thế kỷ XX, điện là nơi các triều vua đời Nguyễn ngồi ngự mỗi khi đến tuần du nơi đây.

    Năm 1924, toàn quyền Đông Dương đã ban hành nghị định xếp thành cổ Sơn Tây vào hàng cổ tích của xứ Đoài cần được bảo vệ và tôn tạo.

    Tháng 12-1946, một sự kiện lịch sử trọng đại đã diễn ra tại đây: Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp, bàn và quyết định những vấn đề quan trọng trong giai đoạn đầu tiến hành cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp, hưởng ứng “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Tháng 10-1954, thành cổ Sơn Tây đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc quốc gia. Hiện nay, tỉnh Hà Tây đang có dự án xây dựng phục chế lại các chứng tích của thành cổ.

    Cùng với thành Cổ Loa (Hà Nội), thành Huế (Thừa Thiên-Huế), thành cổ Sơn Tây là một di sản quý báu cần được trân trọng giữ gìn.


    Khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm


    Thuộc vùng đất cổ của người Việt, thị xã Sơn Tây là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng quan trọng được cả nước biết đến, đặc biệt là khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm, một vùng “địa linh nhân kiệt” với những di sản vô giá.

    Đường Lâm (đất hai vua): cách thị xã Sơn Tây khoảng 4 km và thủ đô Hà Nội 45km về phía bắc, xưa kia Đường Lâm có tên gọi là Kẻ Mía. Là điạ phương duy nhất trong cả nước cùng sinh ra hai vị vua: Phùng Hưng (761 - 802); Ngô Quyền (889 - 994) nên Đường Lâm được tôn vinh là “đất hai vua”. Không chỉ vậy, Đường Lâm còn nổi danh là vùng có nhiều làng Việt cổ đá ong nhất cả nước. Đi khắp 9 làng trong thị xã, đâu đâu du khách cũng bắt gặp những bức tường, những ngôi nhà, những cổng làng xây bằng đá ong màu đỏ sậm có vài trăm năm tuổi. Vẻ đẹp cổ kính, mộc mạc, mang đậm hồn quê của Đường Lâm đã lôi cuốn rất nhiều nhà quay phim, nhiếp ảnh và du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.

    Trong địa phận của làng còn có đình Mông Phụ - một ngôi đình lớn, một công trình nghệ thuật kiến trúc cổ tinh xảo, độc đáo được xây dựng vào năm 1638. Đây là ngôi đình điển hình của thế kỷ thứ XVII, đến nay vẫn còn nguyên bộ sàn ỏ nhà đại đình, nhà ống muống và 2 nhà giải vũ. Riêng bộ sàn nhà đại đình và ống muống có hàng lan can tiện gỗ bao quanh. Các bộ vì nhà đại đình làm theo kiểu thượng chồng rường, giá chiêng, kẻ bẩy, trên sáu hàng cột to bằng gỗ lim sơn màu cánh gián, trong đo có nhiều cột chu vi gần 2m, đứng vững trên những hòn chân tảng bằng đa hình vại vững chắc. Các bộ vì hai nhà giải vũ làm theo kiểu quá giang, trụ trốn, bào trơn bóng đén. Nội thất nhà đại bái được, trang trí trạm khắc khá phong phú, thể hiện trên các đầu sư, đầu bẩy, trạm bong hình độc long, trên các thân xà, bẩy, ván nong chạm kênh bong các đề tài quần long. Đình còn nhiều bức chạm ngư long hí thủy, thể hiện ước muốn của cộng đồng ngư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Hậu cung ngôi đình còn giữ được các bức chạm tứ linh, mang nét nghệ thuật dân gian với những đao mác, tia chớp đao lửa của thời hậu Lê. Đặc biệt đình còn giữ được 17 đạo sắc phong thần Tản Viên làm thành hoàng của làng từ năm 1651.

    Tại Đường Lâm còn có nhà thờ họ sứ thần Giang Minh - nhà ngoại giao văn tài thao lược xuất sắc cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, người khi chết đã đợc vua Lê Tháng Tông tổ chức nghi lễ trọng thể với lời điếu “sứ bất nhục quan mệnh, khả vị thiên cổ anh hùng” (dịch là: Đi sứ chẳng làm nhục mệnh vua, xứng đáng là bậc anh hùng muôn thủa).

    Cách nhà thờ sứ thần họ Giang không xa là chùa Mía (tên chữ là Sùng Tự Nghiêm), được xây dựng trên một quả đồi nhỏ giữa làng Đông Sàng - xã Đường Lâm. Đến thế kỷ XVII, chùa được tôn tạo, mở rộng quy mô nhờ công đức của bà chúa Mía - Nguyễn Thị Ngọc Dao, vợ yêu của chúa Thanh Đô vương Trịnh Tráng. Chùa được làm bằng nhiều loại gỗ quý, như hình tứ linh (long, ly, quy, phượng), hình hoa lá. Điểm đặc biệt của chùa Mía là sự đa dạng, phong phú của tượng Phật với 287 pho tượng, chưa kể những tượng đã mất hoặc chưa kiểm kê. Trong đó, nổi lên là các tượng Tam Thế, Tam Thân, Tam Tâm, Thích ca tọa thiền,… với vẻ đẹp quý phái mang phong cách thời Lê Trung hưng thế kỷ XVII, XVIII. Đặc biệt các cảnh động Vân Trìu, động Linh Ngưu với vô số tượng lớn nhỏ đều rất sinh động, bày ra như một bộ sử Phật giáo bằng hiện vật có sức truyền cảm mạnh mẽ. Có thể nói đây là một trong những ngôi chùa nhiều tượng Phật nhất trong các ngôi chùa hiện có ở Việt Nam. Hệ thống tượng Phật cùng kiến trúc độc đáo của chùa Mía đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng lịch sử di tích cấp quốc gia, được đáng giá là một trong những di tích đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo, mỹ thuật của Việt Nam.

    3. Thắng cảnh hồ Đồng Mô

    Nằm trong vùng đồi và thung lũng phía Đông núi Ba Vì, hồ Đồng Mô, Ngải Sơn với diện tích gần 2.000 ha, trong đó khu chứa nước 1.450 ha với 21 đảo lớn, nhỏ đã tạo cho cảnh quan vùng này những nét đặc sắc mà du khách đến đây thường trầm trồ khen tặng là “Hạ Long trên cạn”. Hiện nay, quần thể thắng cảnh hồ Đồng Mô - Ngải Sơn được đánh giá là một mắt xích quan trọng trong vành đai sinh thái của Thủ đô Hà Nội.

    4. Đền Và

    Đền Và là hành cung quan trọng phía Đông, thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn - một trong “tứ bất tử” trên điện thần nước Việt. Ngôi đình cổ kính có niên đại từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn, nằm giữa rừng lim già đại thụ, tọa lạc trên gò đất rộng 5 ha hình con rùa, đầu quay về hướng bắc, nổi tiếng là nơi cầu đảo rất linh hiển.

    Đền Và còn lưu giữ nhiều di sản Hán Nôm, bao gồm 18 đạo sắc phong, 18 bức hoành phi, 2 bia đá, 3 chuông đồng, 4 biển gỗ, 5 bản thần tích và 47 câu đối viết trên vách cột, trên gỗ và cả trên ngọc phả.

    Gắn liền với Đền Và là hội Đền Và - một hội lế lớn ở xứ Đoài. Hàng năm, hội đền mở vào ngày rằm tháng Giêng. Cứ 3 năm, hội lại được tổ chức một lần hội lớn vào các năm Tý – Mão - Ngọ - Dậu. Ngày đại lễ, người đến dự hội đông như nêm cối. Những năm làng không mở hội lớn, dân làng và khách thập phương cũng hành hương về viếng Đức Thánh Tản rất đông.

    http://www.hatay.gov.vn/xahuyen.asp?catid=SONTAY

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/601FDF3F5AA94572A04712F1E66F365B.JPG[/image]
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.09.2006 12:57:42 bởi HongYen >
    Attached Image(s)
    #2
      HongYen 24.09.2006 13:43:35 (permalink)
      Đôi Mắt Người Sơn Tây
      Phạm Đình Chương
      Nguyên Khang


      Đôi Mắt Người Sơn Tây
      Phạm Đình Chương
      Nguyên Khang

      http://vnthuquan.net/nhac/timkiem.aspx?chu=%C4%90%C3%B4i+m%E1%BA%AFt+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+S%C6%A1n+T%C3%A2y&theo=tua&imageField2.x=12&imageField2.y=9

      Đôi Mắt Người Sơn Tây
      Nhạc Sĩ: Phạm Đình Chương
      Thơ Lời: Quang Dũng
      Trình bày: Nguyên Khang

      Tân Nhạc
      Quê Hương
      Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai
      Sông xa từng lớp lớp mưa dài
      Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh
      Khi chớm thu về, khi chớm thu về một sớm mai

      Đôi mắt Người Sơn Tây
      U uẩn chiều luân lạc
      Buồn viễn xứ khôn khuây,
      Buồn viễn xứ khôn khuây
      Em hãy cùng ta mơ
      Mơ một ngày đất mẹ
      Ngày bóng dáng quê hương
      Đường hoa khô ráo lệ

      Tôi từ chinh chiến đã ra đi
      Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
      Sông Đáy chạm nguồn quanh phủ Quốc
      Non nước u hoài, non nước hao gầy, ngày chia tay

      Em vì chinh chiến thiếu quê hương
      Sài Sơn , Bương Cấn mãi u buồn
      Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
      Em có bao gio, Em có bao giờ, Em thương nhớ thuong

      Đôi mắt Người Sơn Tây
      U uẩn chiều luân lạc
      Buồn viễn xứ khôn khuây, buồn viễn xứ khôn khuây
      Em hãy cùng ta mơ
      Mơ một ngày đất mẹ
      Ngày bóng dáng quê hương
      Đường hoa khô ráo lệ

      Đôi mắt Người Sơn Tây
      Đôi mắt Người Sơn Tây
      Buồn viễn xứ khôn khuây ...

      Nguồn: Mickey
      Người đăng: Mọt Sách
      Vào ngày 16 tháng 2 năm 2004


      http://vnthuquan.net/nhac/loinhac.aspx?tid=2qtqv3m3237nmn1nqn31a343v3n3nqm3m3237nvn2nvn31n3v3nqm3m3237n1nnn2n
      #3
        HongYen 07.05.2007 08:46:04 (permalink)
        Khởi công dự án khu đô thị ở Hà Tây
        06 Tháng 5 2007 - Cập nhật 13h12 GMT
         


        Bắc An Khánh hứa hẹn sẽ là khu đô thị lớn nhất ở miền Bắc
         
        Một khu đô thị mới, với điểm nhấn là tòa tháp đôi 70 tầng cao nhất tại Việt Nam, đã chính thức động thổ ở Hà Tây hôm 25-4.
         
        Các nhà đầu tư nói dự án có vốn đầu tư lên đến hơn hai tỉ đôla, và dự kiến hoàn thành vào năm 2013.
         
        Đây là liên doanh giữa tập đoàn Posco của Nam Hàn và Vinaconex của Việt Nam.
         
        Theo đề án, Bắc An Khánh có diện tích 264 ha nằm trên trục đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, với sức chứa sau khi hoàn thành là 35.000 người.
         
        Đô thị mới
        Tâm điểm gây chú ý là tòa tháp đôi 70 tầng mà khi hoàn thành sẽ là tòa nhà cao nhất tại Việt Nam.
         
        Xung quanh sẽ là các hộ chung cư và nhà ở biệt lập, cùng văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, siêu thị.
         
        Hồi năm ngoái, khi được cấp giấy phép, ông Han Soo Yang, Giám đốc Công ty Xây dựng Posco, được dẫn lời nói: “Dự án khi hoàn thành sẽ trở thành khu vực chung cư và văn phòng trung tâm lớn của Việt Nam."
         
        Dự án sẽ tiến hành xây dựng đường cao tốc dài 27,8 km kết nối đường Láng (Hà Nội) và khu Hòa Lạc (Hà Tây) dành cho 6 làn xe ô tô và 4 làn xe cho xe 2 bánh.
         
        Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 8% mỗi năm, và các cao ốc mới đang nhanh chóng mọc lên ở hai trung tâm Hà Nội và TP. HCM.
         
        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/05/070506_hanoi_city_project.shtml
        #4
          HongYen 07.05.2007 08:54:15 (permalink)
          Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án lớn
          Tin tức - Huyện Hoài Đức:
           
           
          Hiện nay, ngoài thực hiện GPMB, xây dựng 4 cụm công nghiệp trên địa bàn, Hoài Đức đang tập trung thực hiện GPMB 4 dự án lớn của Trung ương và của tỉnh như: Dự án Khu đô thị Bắc An Khánh, Khu đô thị Nam An Khánh, đường cao tốc Láng Hoà Lạc…


          Đến nay, 117 ha thuộc dự án đường cao tốc Láng-Hoà Lạc đã cơ bản kiểm đếm xong, lập dự toán bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt được 45 ha, trong đó 37 ha đã được UBND tỉnh phê duyệt. Các địa phương đã chi trả tiền đền bù cho các hộ được 26 ha và bàn giao mặt bằng cho chủ dự án tiến hành thi công được 24 ha. Hiện nay, huyện đang tổ chức áp giá 35 ha đất thuộc vùng bãi Song Phương và 12 ha khu vực qua các cụm CN của huyện. Số diện tích còn lại chưa áp giá đa phần là đất công và một số DN đóng trên địa bàn. Bên cạnh đó là tập trung xây dựng khu tái định cư (2,8 ha) tại các xã Vân Côn, Song Phương và An Khánh để chuẩn bị đưa 128 hộ bị thu hồi gần hết diện tích ra định cư ổn định cuộc sống.
           
          Ở Khu đô thị Nam An Khánh, tính đến nay, Hoài Đức đã thực hiện kiểm đếm được 195/202 ha và thực hiện bồi thường GPMB được 117,8. Hiện nay, Hoài Đức đã bàn giao được 40,6 ha thuộc địa bàn xã An Thượng cho chủ đầu tư, khoảng hơn 3 ha của 70 hộ gia đình thuộc xã An Thượng chưa nhận tiền bồi thường, số diện tích còn lại thuộc địa bàn xã An Khánh đang được tiến hành chi trả. Dự kiến của huyện là sau vụ thu hoạch lúa sẽ tổ chức bàn giao mặt bằng diện tích đã chi trả xong tiền đền bù cho chủ đầu tư.
           
          Hiện nay, Khu đô thị Bắc An Khánh đã kiểm đếm được 176,4 ha/264 ha, xây dựng phương án bồi thường được 87,3 ha và thực hiện chi trả được 78,6 ha. Trong đó, xã Lại Yên thực hiện GPMB được nhiều diện tích nhất (60,2/80 ha), hơn 20 ha còn lại phần lớn là đất công đang được tổ chức kiểm đếm; xã Vân Canh thực hiện được 16,1/24,4 ha; xã Song Phương mới chi trả được 2,3/50,5 ha, số diện tích còn lại đang xây dựng phương án bồi thường để trình UBND tỉnh phê duyệt; xã An Khánh mới thực hiện lập phương án bồi thường được 8,7/ 108 ha. Số diện tích còn lại đang xây dựng phương án bồi thường và tổ chức kiểm đếm.

           
          (Theo Báo Hà Tây)
           
          http://www.hatay.gov.vn/tintuc_chitiet.asp?id=426&catid=HOAIDUC
          #5
            HongYen 07.05.2007 09:19:32 (permalink)
            Chùa Trăm Gian
             
            CHÙA QUẢNG NGHIÊM (CHÙA TRĂM GIAN)
             
            Chùa thường gọi là chùa Trăm Gian, chùa Tiên Lữ, tọa lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Chùa được khởi dựng từ thời Lý và đã được trùng tu nhiều lần. Tên chùa Trăm Gian vì quần thể kiến trúc ở đây có đến 104 gian nhà, chia thành ba cụm. Cụm thứ nhất gồm hai quán ở đường vào; cụm thứ hai là gác chuông hai tầng tám mái dựng năm 1693, tầng trên treo quả đại hồng chung đúc năm 1794 có bài minh của Tiến sĩ Trần Bá Lãm. Cụm thứ ba là ngôi chùa chính gồm bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Có hơn 150 pho tượng bằng gỗ và đất nung phủ sơn. Bộ Thập bát La-hán và bộ Thập Điện Minh Vương là những tác phẩm nghệ thuật bằng phù điêu gỗ sơn. Đặc biệt ở gian giữa thượng điện có một bệ hình khối chữ nhật bằng đất nung đỏ, chung quanh trang trí nhiều hình động vật và hoa lá, trên là đài sen, được nhiều tư liệu cho niên đại thời Mạc. Chùa là ngôi cổ tự nổi tiếng vào bậc nhất ở Việt Nam. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
             
             

            Chùa Trăm Gian
            (chùa Quảng Nghiêm, hay chùa Tiên Lữ, có người còn gọi chùa Núi, Hà Tây)

             
             
            Vì ở xóm Núi thuộc xã Tiên Phương, huyện Hoà Đức, Hà Tây. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông (1185) trên một quả đồi cao khoảng dăm chục mét, có tên là núi Mã, xung quanh có nhiều cây cổ thụ che rợp mặt đồi. Đời Trần có một vì cao tăng tu tại đây, tên là Nguyễn Lữ, hiệu Bình A. Tương truyền tuy có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối.Chùa Quảng Nghiêm là một quần thể kiến trúc 
            độc đáo. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một gian thì chùa có cả thảy 104 gian, chia thành 3 cụm kiến trúc chính. 
            Cụm thứ nhất gồm 4 cột trụ và 2 quán, trước đây là nơi đánh cờ người trong ngày hội, tiếp đó là nhà Giá ngự nhìn ra mặt hồ sen, nơi đặt kiệu thánh để xem trò múa rối nước.
            Trèo qua mấy trăm bậc gạch xây là tới cụm thứ hai gồm một toà gác chuông 2 tầng mái, có lan can chạy quây 4 mặt. Các ván bằng đều có chạm hình mây hoa. Tại đây treo một quả chuông cao 1,10 m, đễờng kính 0,6 m, đúc năm 1974. Trên chuông có khắc một bài minh của Pham Huy ích. Qua gác chuông, leo 25 bậc đá xanh hình rồng mây, đến sân trên có kê một sập đá hình chữ nhật.
            Lại leo 9 bậc đá, hai bên có lan can chạm hình rồng cuộn khúc thế tới cụm thứ 3 đó là chúa chính, gồm nhà bái đường, toà thiêu hương, và thượng điện. Hai bên là 2 dãy hành lang. Trong cùng là nhà tổ, giữ lại có lầu trống bên trong treo một trống lớn, đường kính 1m và một khánh đồng dài 1,20m, cao 0,60m đúc năm 1749. Tại đây có 153 pho tượng, hầu hết bằng gỗ, một số ít bằng đất nung, đặc biệt quý là tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong chùa còn có nhiều bia, hoành phi, câu đối. Riêng có hai câu đối khảm trai, tương truyền có từ thời nhà Hồ (1400-1406). Về mặt nghệ thuật điêu khắc thì tượng ở đây không vượt được tượng ở chùa Sùng Phúc, nhễng về mặt lịch sử thì lại có pho tượng đáng chú ý. Tượng này đặt ở gian bên trái. Đó là tượng đô đốc Đặng Tiến Đông, một tướng lĩnh Tây Sơn, chỉ huy đạo quân đánh vào phía nam Thăng Long, đánh đòn quyết định sự thất bại thảm hại của quân xâm lược nhà Thanh, giải phóng Thăng Long vào ngày 5 tết Kỷ Dậu (1789) và có văn bia do Phạm Huy ích soạn nói về Đặng Tiến Đông cùng với sắc phong về đời Tây Sơn cho vị đô đốc lừng danh này, nhân dân địa phương quen gọi là tượng Quân Độ. Tượng này được phát hiện vào năm 1972. Ngoài ra còn có tượng Đức Thánh Bối đặt trong khám gỗ gian bên phải. Đây là tượng cốt rút bằng mây đan ngoài bọc vài sơn, tương truyền là tượng bỏ hài cốt của ông.
             
            Chùa đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá.
             
             

            Chùa Trăm Gian
             

            Ở nước ta có khá nhiều ngôi chùa có qui mô lớn được gọi là chùa trăm Gian. Trong số đó, Quảng Nghiêm Tự (tên thông dụng là chùa Trăm Gian là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất được xây dựng trên núi Sở thuộc thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. 
             
            Toàn bộ quần thể chùa được xây dựng dàn trải trên sườn phía Nam của núi Sở nhưng cổng vào được tạo hình như một nghi môn thường thấy trong kiến trúc đình đền lại nằm chếch về phía Ðông - Nam giáp đường đi. Sau cổng vào là con đường gạch chạy giữa những rặng thông theo hình chữ chi với nhiều cấp nền dẫn lên khu vực chính của chùa. Mở đầu cho khu vực này là tòa nhà Giá Ngự, nơi rước kiệu Thánh ra xem các trò vui được tổ chức ở hồ bán nguyệt dưới chân núi, nơi được coi như là minh đường - gợi khúc sông cong tự phúc - cho cả ngôi chùa. Ngược lên cao, sau tòa Giá Ngự, Gác chuông chùa nằm trên trục tâm của tòa Tam bảo là một trong số ít gác chuông cổ hiện tồn tại với những hình chạm rồng ổ xen lẫn mây lửa của nghệ thuật chạm khắc thế kỷ 17. Tòa Gác chuông này có mặt bằng hình vuông cao 2 tầng với 8 mái uốn cong lên bởi những hoa đao khiến cho công trình như một bông sen khổng lồ vô cùng thanh quý. 
             
            Vượt 27 bậc đá từ Gác chuông là lên đến sân trên của chùa, nơi kê chiếc sập đá có đặt một bát hương để du khách hành lễ trước khi lên đến thềm chùa. Bố cục của khu Tam bảo gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện được kết hợp với nhau thành hình chữ Công và được xây bao lại bằng những hành lang dài ở 2 bên đặt bạ tranh Thập bát vị La hán và Hậu điện ở phía sau thành hình chữ Quốc theo dạng thức bố cục "nội công - ngoại quốc". Nhờ được xây dựng trên nền cao, tòa Tiền đường với 7 gian có được dáng vẻ trang nghiêm và uy nghi cần có nơi cửa Phật. Hệ thống Tam bảo bên trong dù bị xây kín nhưng ánh sáng vẫn vào được nhờ những sân thiên tĩnh tạo nên một độ sáng vừa phải cho khu Phật điện mang đầy vẻ linh thiêng nhưng lại giản dị, gần gũi giữa đạo và đời. Ðặc biệt nổi tiếng trong số các tượng Phật trong chùa là pho Tuyết Sơn mô tả chân thực hình ảnh Ðức Phật gầy gò khi tu khổ hạnh trong núi Tuyết Sơn với những xương sườn, đường gân và mạch máu nổi lên khá rõ. Ngoài ra chùa hiện còn lưu giữ một số hiện vật có giá trị như đôi rồng đá thời Trần có thân dài mập nhưng ghép đầu rồng thời Nguyễn làm lan can thành bậc cửa chùa, bộ tranh La hán tranh Thập điện Diêm vương... 
             
            Là một trong những cổ vật nổi tiếng của Hà Tây, chùa Quảng Nghiêm không chỉ là một trung tâm tín ngưỡng và tôn giáo mà còn là một ngôi chùa có giá trị to lớn về mặt nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Chính vì vậy chùa luôn thu hút một số lượng lớn Phật tử du khách về chiêm bái. Q.T
             
            >>>>>>>>>>>>>>>>

            Chùa Trăm gian - Hà Tây
            [18.09.2006 23:37]
              
            Chùa Trăm gian còn có tên là chùa Quảng Nghiêm, hay chùa Tiên Lữ, có người còn gọi chùa Núi, vì ở xóm Núi thuộc xã Tiên Phương, huyện Hòa Đức, Hà Tây. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông (1185) trên một quả đồi cao khoảng dăm chục mét, có tên là núi Mã, xung quanh có nhiều cây cổ thụ che rợp mặt đồi.  Vừa qua, Ban điều hành Web Phật tử Việt Nam đã về tham quan vãn cảnh chùa Trăm Gian, Hà Tây. Xin trân trọng giới thiệu một số hình ảnh của ngôi chùa đặc sắc này.
             
            Đời Trần có một vì cao tăng tu tại đây, tên là Nguyễn Lữ, hiệu Bình A. Tương truyền tuy có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. Chùa Quảng Nghiêm là một quần thể kiến trúc độc đáo. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một gian thì chùa có cả thảy 104 gian, chia thành 3 cụm kiến trúc chính.
             
            Cụm thứ nhất gồm 4 cột trụ và 2 quán, trước đây là nơi đánh cờ người trong ngày hội, tiếp đó là nhà Giá ngự nhìn ra mặt hồ sen, nơi đặt kiệu thánh để xem trò múa rối nước. 
             
            Trèo qua mấy trăm bậc gạch xây là tới cụm thứ hai gồm một toà gác chuông 2 tầng mái, có lan can chạy quây 4 mặt. Các ván bằng đều có chạm hình mây hoa. Tại đây treo một quả chuông cao 1,10 m, đường kính 0,6 m, đúc năm 1974. Trên chuông có khắc một bài minh của Pham Huy ích. Qua gác chuông, leo 25 bậc đá xanh hình rồng mây, đến sân trên có kê một sập đá hình chữ nhật. 
             
            Lại leo 9 bậc đá, hai bên có lan can chạm hình rồng cuộn khúc thế tới cụm thứ 3 đó là chúa chính, gồm nhà bái đường, toà thiêu hương, và thượng điện. Hai bên là 2 dãy hành lang. Trong cùng là nhà tổ, giữ lại có lầu trống bên trong treo một trống lớn, đường kính 1m và một khánh đồng dài 1,20m, cao 0,60m đúc năm 1749. Tại đây có 153 pho tượng, hầu hết bằng gỗ, một số ít bằng đất nung, đặc biệt quý là tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong chùa còn có nhiều bia, hoành phi, câu đối. Riêng có hai câu đối khảm trai, tương truyền có từ thời nhà Hồ (1400-1406). Về mặt nghệ thuật điêu khắc, tượng ở đây không vượt được tượng ở chùa Sùng Phúc, nhưng về mặt lịch sử, chùa lại có pho tượng đáng chú ý, đặt ở gian bên trái. Đó là tượng đô đốc Đặng Tiến Đông, nhân dân địa phương quen gọi là tượng Quân Độ. Ông là tướng lĩnh Tây Sơn, chỉ huy đạo quân tiến vào phía nam Thăng Long, đánh đòn quyết định tạo nên sự thất bại thảm hại của quân xâm lược nhà Thanh, giải phóng Thăng Long vào ngày 5 tết Kỷ Dậu (1789). Vị đô đốc này đã được Phạm Huy ích soạn văn bia ca tụng công lao và được vua sắc phong. Tượng được phát hiện vào năm 1972. Ngoài ra còn có tượng Đức Thánh Bối đặt trong khám gỗ gian bên phải. Đây là tượng cốt rút bằng mây đan ngoài bọc vài sơn, tương truyền là tượng bỏ hài cốt của ông. 
             

             

             

             
            Bài và Ảnh: Trọng Hoàng 
             

             
            #6
              HongYen 07.05.2007 09:35:27 (permalink)
              .
              Chùa Trăm Gian

              Bài này nói về một chùaHà Tây. Xem các chùa khác cùng tên từ trang Chùa Trăm Gian
              Chùa Quảng Nghiêm (Chữ Hán: 廣嚴寺) còn gọi là chùa Tiên Lữ hay Chùa Trăm Gian là một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50 m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, Hà Tây. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông, niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. Ngôi chùa lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều thời đại.
               
              Ở sân chùa có gác chuông hai tầng tám mái được dựng vào năm Quý Dậu 1693, niên hiệu Chính Hòa, đời Lê Hy Tông, là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Chùa còn giữ được nhiều di vật và tượng quý. Trăm gian, cái tên rất bình dân, dường như muốn nói lên vẻ bề thế của ngôi chùa.

               Lịch sử
              Truyền thuyết kể rằng vào thời nhà Trần, ở làng Bối Khê có một người phụ nữ nằm mộng thấy đức Phật giáng sinh, rồi có mang, sinh ra một con trai. Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, người con trai ấy bỏ nhà vào tu ở chùa Đại Bi trong làng. Lên 15 tuổi, đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, Hà Tây ngày nay, thấy cảnh đẹp, người xin yết kiến và theo học kinh kệ với vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi. Sau mười năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh thông. Vua Trần nghe tiếng, sắc phong là Hòa Thượng, đặt hiệu là Đức Minh rồi mời về tu ở chùa trong kinh đô.
               
              Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên tịch, Hòa Thượng Đức Minh xin về làng dựng ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi, Sư ngồi vào một cái khám gỗ, từ biệt đệ tử rồi siêu thoát. Một trăm ngày sau, đệ tử mở cửa khám, kim quang Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa. Dân làng và đệ tử xây tháp để gìn giữ kim thân và tôn thờ là đức Thánh Bối.

               Kiến trúc
              Chùa Trăm Gian là một quần thể kiến trúc độc đáo. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một gian thì chùa có cả thảy 104 gian, chia thành 3 cụm kiến trúc chính.
               
              Cụm thứ nhất gồm 4 cột trụ và 2 quán, trước đây là nơi đánh cờ người trong ngày hội, tiếp đó là nhà Giá Ngự nhìn ra mặt hồ sen, nơi đặt kiệu thánh để xem trò múa rối nước.
               
              Trèo qua mấy trăm bậc gạch xây là tới cụm thứ hai gồm một toà gác chuông 2 tầng mái, có lan can chạy quây 4 mặt. Các ván bằng đều có chạm hình mây hoa. Tại đây treo một quả chuông cao 1,10 m, đường kính 0,6 m, đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai, 1974. Trên chuông có khắc một bài minh của Phạm Huy Ích. Qua gác chuông, leo 25 bậc đá xanh hình rồng mây, đến sân trên có kê một sập đá hình chữ nhật.
               
              Lại leo 9 bậc đá, hai bên có lan can chạm hình rồng cuộn khúc thế tới cụm thứ 3 đó là chùa chính, gồm nhà bái đường, toà thiêu hương và thượng điện. Hai bên là 2 dãy hành lang. Trong cùng là nhà tổ, giữ lại có lầu trống bên trong treo một trống lớn, đường kính 1 m và một khánh đồng dài 1,20 m, cao 0,60 m đúc năm 1749. Tại đây có 153 pho tượng, hầu hết bằng gỗ, một số ít bằng đất nung, đặc biệt quý là tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ở giữa thượng điện có một bệ bằng đất nung đỏ hình khối chữ nhật, giống kiểu các bệ đá thời nhà Trần. Trên bệ đá là đài sen, xung quanh trang trí nhiều hình động vật và hoa lá, bón góc có hình chim thần. Trên bệ đặt các tượng Phật tam thế. Trong chùa còn có nhiều bia, hoành phi, câu đối... Riêng có hai câu đối khảm trai, tương truyền có từ thời nhà Hồ (1400-1406).
               
              Hai bên là hai dãy hành lang. Trong cùng là nhà thờ Tổ. Ở giữa còn có gác trống, treo một chiếc trống lớn và một khánh đồng đúc năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749).
               
              Trong chùa có tượng đô đốc Đặng Tiến Đông, một tướng lĩnh nhà Tây Sơn, chỉ huy đạo quân đánh vào phía nam Thăng Long. Tượng này được phát hiện vào năm 1972. Ngoài ra còn có tượng Đức Thánh Bối đặt trong khám gỗ gian bên phải. Đây là tượng cốt rút bằng mây đan ngoài bọc vải sơn, tương truyền là tượng bỏ hài cốt của ông.
               
              http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Tr%C4%83m_Gian_%28H%C3%A0_T%C3%A2y%29
              #7
                HongYen 14.05.2007 10:35:03 (permalink)



                Hà  Tây Các huyện, thị xã khác

                Thành phố Hà Đông

                Thị xã Sơn Tây

                Huyện Ba Vì

                Huyện Phúc Thọ

                Huyện Thạch Thất

                Huyện Đan Phượng

                Huyện Quốc Oai

                Huyện Hoài Đức

                Huyện Thường Tín

                Huyện Phú Xuyên

                Huyện Thanh Oai

                Huyện Chương Mỹ

                Huyện Mỹ Đức

                Huyện Ứng Hòa
                 
                 
                "Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
                Bởi vì em mặc aó luạ Hà Đông"
                 
                Vậy mà có người nói rắng, luạ Hà Đông dệt bằng lông sư tử...
                 
                Xin mời du lịch Hà Đông
                 
                >>>>>>>>>>>>>>>>>>
                 
                Giới thiệu về thị xã Hà Đông

                1. Vị trí địa lý: Là thủ phủ của tỉnh Hà Tây, có quốc lộ 6A chạy qua trung tâm thị xã, nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Tổ quốc

              • Diện tích: 33,3 km2

              • Dân số: 13,5 vạn người

              • Đơn vị hành chính: 7 phường, 5 xã

              • GDP bình quân tính theo đầu người năm 2003: 1075 USD

              • Cơ cấu giá trị sản xuất: nông nghiệp 3,89%; công nghiệp - thủ công nghiêp - Xây dựng 52,93%; thương mại - dịch vụ 43,18% 
                Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, thị xã Hà Đông cổ kính và xinh đẹp vẫn luôn giữ vị trí là thị xã tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị - kinh tế- văn hóa của tỉnh Hà Tây. Với những ưu thế về vị trí địa lý, cùng sự quan tâm đầu tư của tỉnh, bằng nỗ lực đi lên của cán bộ và nhân dân, trong những năm qua, thị xã Hà Đông đã có bước tăng trưởng và tiến bộ vượt bậc, xứng đáng là điểm tựa phát triển kinh tế của toàn tỉnh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có thể nói, giờ đây thế và lực của thị xã Hà Đông đã lớn hơn nhiều so với những năm trước. Nhìn lại hơn 10 năm tính từ ngày tái thành lập tỉnh Hà Tây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Đông rất đỗi tự hào vì đã làm được nhiều việc lớn, tạo nền móng rất quan trọng cho các mục tiêu phát triển của thị xã. Phát triển kinh tế theo hướng toàn diện, tạo động lực vươn lên Năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã đạt 390,67 tỷ đồng, tăng 30,65% so với năm 2002. Thực hiện luật Doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất - kinh doanh hoạt động ngày càng mạnh mẽ và có hiệu quả. Đặc biệt, từ khi có nghị quyết trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích, tọa điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thị xã, nhất là ở khu vực sản xuất ngoài quốc doanh đã có bước tiến đáng kể. http://www.hatay.gov.vn/xahuyen.asp?catid=HADONG >>>>>>>>>>>>>>>>>>> 
                 
                 
                Thành phố Hà Đông -> Làng lụa Vạn Phúc

                Làng lụa Vạn Phúc
                Là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc (thị xã hà Ðông, Hà Tây), một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của ta. Lụa Vạn Phúc bền đẹp, khoác tấm áo lên người sẽ thấy mềm mại và nhẹ nhàng. Cái nét đắc sắc và độc đáo ấy chính là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của người dân Vạn Phúc. Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Hoa văn bao giờ cũng tranng trí đối xứng, đường nét trang trí không rườm rà, phức tạp mà luôn mềm mại, phóng khoáng, dứt khoát. Bởi vậy, lụa Vạn Phúc không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam tới tay những người sành điệu bốn phương.

                  “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát; Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Vâng, lụa Hà Đông của làng Vạn Phúc dệt ra không chỉ làm mát lòng người mặc mà còn khiến không ít tài tử mát mắt như thế đấy. Người làng lụa giờ đã sống “được” bằng nghề lụa nhưng còn sống “sang” bằng nghề này thì xin thưa rằng vẫn chưa. Vậy, ước mơ phát triển Vạn Phúc thành một “trung tâm mốt” trang phục từ chất liệu truyền thống liệu có là quá xa???
                Thuở không sống bằng lụaTương truyền, bà tổ làng Lụa Vạn Phúc vốn người Hàng Châu (Trung Quốc) theo chồng chinh chiến Bắc Nam, rồi neo lại làng này. Nỗi nhớ quê hương da diết của bà trút hết vào nghề tầm tang, canh cửi nơi dòng Nhuệ giang êm đềm tha thiết. Ngày nối ngày, đời trải đời và nghề dệt trở thành “truyền thống” của làng Vạn Phúc.Đến Vạn Phúc những ngày này không khỏi mừng vui vì tiếng máy dệt rộn ràng khắp chốn và những cửa hàng bán lụa rực rỡ sắc màu, tấp nập bán mua. Có lẽ, đây là thời điểm “hưng thịnh” của làng Vạn Phúc vì nhà nhà dệt lụa, người người bán lụa với những con phố bán lụa mới mở cứ dài ra mãi. Nhưng không vì thế mà người làng lụa quên thuở “hàn vi”. Chị Q. nhớ lại, ngày xưa gái làng lụa chỉ lo nếu không lấy được chồng làm ruộng thì không có gạo để ăn. Chúng tôi chỉ quen với nhuộm tơ, se sợi, dệt vải nên chẳng thạo nghề nông. Tôi cũng vậy, lấy được ông xã cùng làng nhưng chuyên nghề nông nên cũng yên tâm. Bởi vì thời đó, chúng tôi đi làm cho hợp tác xã, ăn lương theo công điểm, đong gạo theo tiêu chuẩn, chủ yếu là cơm độn, chẳng mấy khi có gạo trắng mà ăn. Hồi đó, hợp tác xã cũng không dệt lụa mà chủ yếu dệt thảm đay, thảm len xuất khẩu sang Liên Xô, Đông Âu. Đến khi không còn hợp tác xã, hết thị trường, người làng lụa ngơ ngác, canh cửi bỏ không, người đi buôn, kẻ làm ruộng, tưởng như mất cả nghề. Rồi cơ chế thị trường đến, người làng lụa mới như sống lại và nghề dệt hồi sinh.  Và "ước mơ lớn” ...Ước mơ biến ngôi làng hiền hòa, nhỏ bé này thành một “trung tâm mốt” không phải là không có cơ sở. Trước hết, Vạn Phúc là nơi dệt ra lụa, một loại chất liệu nằm trong Top những chất liệu được yêu thích trong vài năm gần đây. Ngoài ra, Vạn Phúc còn ở rất gần Hà Nội, nơi tập trung lượng tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng dệt may lớn nhất miền Bắc. Và Hà Nội còn là một trong những nơi đi đầu về lĩnh vực mốt. Đặc biệt, xu thế thích sử dụng những trang phục làm bằng chất liệu truyền thống đang lên ngôi. Nguồn nguyên liệu sẵn có, thị trường tiêu thụ lớn, xu thế hợp thời... Đây chính là những thuận lợi cơ bản để Vạn Phúc có thể trở thành một “trung tâm mốt” song trên thực tế, đó vẫn chỉ mà ước mơ mà thôi.  Chủ cửa hàng Thảo sikl cho biết, người làng lụa chúng tôi cũng muốn biến Vạn Phúc thành “trung tâm mốt” lắm chứ nhưng thực tế là chúng tôi không có designer (người thiết kế). Không có người thiết kế thì chẳng làm được gì cả. Chúng tôi cũng đều đặn xuất hàng sang Hà Lan, Canada, Nhật Bản hay một số nước châu Âu nhưng chủ yếu là hàng gia công với số lượng rất nhỏ. Còn khách du lịch cũng chủ yếu mua vải về may chứ không mấy khi mua đồ may sẵn. Vạn Phúc chỉ có mỗi lợi thế là giá rẻ, còn mẫu mã, chất lượng không đồng đều nên ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và thương hiệu. Ngoài ra, Vạn Phúc “đất chật, người đông”, chúng tôi có muốn mở rộng mặt bằng để sản xuất, kinh doanh cũng rất khó. Tất cả điều đó cứ níu Vạn Phúc trong cái khuôn “làng nghề” đã được định sẵn từ bao đời nay. Đó chỉ là những lý do “nói được”, còn sâu xa có bao “điều khó nói”. Đó là thói quen sản xuất “nhỏ” cứ buộc người ta quẩn quanh với mỗi cái máy dệt, không thể mơ xa hơn. Rồi quan niệm “ăn xổi ở thì”, “mạnh ai nấy phất”, khiến Vạn Phúc trở nên manh mún hơn. Quan trọng hơn, Vạn Phúc đang thiếu một tổ chức có uy tín, đủ mạnh để tập hợp những người dệt lụa đi theo một lộ trình chung, cùng xây dựng thương hiệu “lụa Hà Đông” và biến Vạn Phúc trở thành một “trung tâm mốt” trong tương lai. 
                 
                http://www.hatay.gov.vn/xahuyen.asp?catid=HADONG&subid=20
                 
                #8
                  Chuyển nhanh đến:

                  Thống kê hiện tại

                  Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                  Kiểu:
                  2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9