400 câu hỏi nữ giới cần biết
Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 6 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 79 bài trong đề mục
Asin 25.06.2004 18:56:57 (permalink)
Chương 1: Vệ sinh sinh lý nữ giới

1. Nữ giới có những đặc điểm sinh lý gì?

Sự hoạt động của nội tạng cơ thể người, nam nữ cơ bản giống nhau, nhưng về hệ thống sinh dục mà nói, nam nữ có sự khác nhau rõ ràng. Trước hết về giải phẫu, nữ giới có tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng (hai cái sau cũng gọi là phần phụ) mà nam giới không có. Trong đó, tử cung là một bộ máy sinh dục quan trọng.

Tử cung bình thường có hình dạng như quả lê lộn ngược hơi dẹt trước sau, nằm ở chính giữa bụng dưới, phía trước là bàng quang, phía sau là trực tràng, đầu dưới thông với âm đạo, nó có thể sản sinh kinh nguyệt, mang thai, đồng thời là cơ quan trọng yếu sinh ra thai nhi, ống dẫn chứng là hai đường ống dẫn nhỏ cong, bắt đầu từ hai góc tử cung, thông với khoang tử cung, đầu ngoài tự do di động tách ra, cửa thông với khoang hình phễu là nơi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau, rồi dẫn trứng hoặc trứng đã thụ tinh đến khoang tử cung.

Buồng trứng nằm ở hai bên phải trái, có hình bầu dục dẹt, là bộ máy sinh dục của nữ giới, có thể sản sinh ra trứng và chất kích thích, không chỉ quan hệ đến kinh nguyệt, thai ngén, đồng thời có quan hệ mật thiết đến nội tiết của thân thể.

Về sinh lý, nữ giới khác nam giới ở chỗ có kinh nguyệt, rụng trứng, mang thai, sinh con và nuôi con bằng sữa. Nói chung, con gái khoảng 14 tuổi thì bắt đầu có kinh nguyệt, khoảng cách của ngày thứ nhất giữa hai lần kinh nguyệt được gọi là một chu kỳ kinh nguyệt, nói chung là từ 28 đến 30 ngày; mỗi lần kinh nguyệt ra từ 3 đến 5 ngày; lượng kinh mỗi ngày hành kinh trung bình là 50 mi, ít thì có 10 - 20 ml, nhiều thì 100 ml, máu kinh nguyệt không đông, hơi có mùi tanh, màu sắc nói chung đỏ sẫm.

Trước và sau khi có kinh nguyệt, phụ nữ thường cảm thấy vú nở ra, chân tay mỏi, ăn uống không ngon, tinh thần khó chịu hoặc kích động, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Những thay đổi sinh lý mang tính chu kỳ này của nữ giới, là kết quả của nội tiết tố buồng trứng tác động vào cơ thể.

Trứng rụng cũng là một đặc điểm sinh lý của nữ giới, vào khoảng từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 16 của chu kỳ kinh nguyệt, thường mỗi tháng chỉ có một trứng chín, hai buồng trứng thay nhau rụng trứng, cũng có thể do một bên buồng trứng liên tục rụng trứng, trứng rụng tạo điều kiện để thụ thai. Sau khi có kinh nguyệt thì có khả năng sinh con, khi nam nữ giao hợp nhau, trứng thụ tinh, bắt đầu mang thai. Về mặt lâm sàng lấy 28 ngày làm một tháng thai ngén, thời kỳ thai ngén kéo dài 10 tháng tất cả là 40 tuần lễ.

Trong cả kỳ thai ngén, về mặt sinh lý nữ giới có hàng loạt thay đổi. Hệ thống sinh dục chủ yếu lấy tử cung làm chính, không những thể tích tử cung tăng lên, mà hình dạng cũng thay đổi không ngừng, từ hình quả lê dẹt biến thành hình cầu, sau khi mang thai 3 tháng, lại từng bước kéo dài thành hình bầu dục. Vú cũng dần dần lớn thêm, núm vú cũng thâm dần.

Thời kỳ cuối mang thai, vú có ngậm sữa non. Đồng thời với sự biến đổi của hệ thống sinh dục, sự biến đổi của các hệ thống toàn thân cũng rất rõ ràng, gánh nặng của quả tim tăng lên, cho nên tim thường có độ nhẹ to mập; do sự gia tăng của dung lượng máu vượt quá mức gia tăng của số tế bào máu, do vậy dẫn đến thiếu máu mang tính sinh lý rõ ràng. Khả năng bài tiết của thận cũng có thay đổi. Chủ yếu biểu hiện ở chỗ đái nhiều và có bệnh đái albumin hoặc đái đường mang tính sinh lý. Thậm chí khớp xương và dây chằng trở nên nhão, mềm! Giúp cho mức độ hoạt động tăng lên và đường kính xương chậu tăng lớn, có lợi cho việc sinh con.

Đến thời kỳ sau khi sinh con, tức là thời gian từ khi nhau thai ra đến lúc bộ máy sinh dục khôi phục nguyên trạng, nói chung 6 đến 8 tuần lễ. Trong giai đoạn này, đại đa số sản phụ cảm thấy mệt mỏi cần được nghỉ ngơi, mồ hôi ra nhiều, có những sản phụ nóng sốt trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nhưng nhiệt độ cơ thể phần nhiều dưới 38oC. Trong âm đạo tiết ra thứ nước như nước ối ngày càng nhiều trong 3 ngày đạt tới đỉnh cao, nước có màu hồng tươi, sau đó nước giảm dần, màu sắc cũng biến nhạt dần, nói chung nước ra kéo dài khoảng 20 ngày. Sản phụ sau khi sinh con do tử cung co lại có thể gây nên đau ở vùng bụng, gọi là co thắt. Triệu chứng đau này từ 3 đến 4 ngày rồi tự nhiên hết đau.

Sau khi sinh con 2 đến 3 ngày, vú to ra và trở nên cứng, nhiệt độ cơ thể có lúc cũng tăng cao, và bắt đầu có sữa non chảy ra, lúc này cảm thấy vú căng và đau, nhưng cho con bú sẽ nhanh chóng hết đau. Sữa của người mẹ lúc đầu có màu trắng ngà, sau chuyển thành trắng. Trong thời gian cho con bú, nói chung kinh nguyệt ngừng, chỉ có cá biệt một số phụ nữ còn có kinh nguyệt. Qua thời kỳ sau khi sinh con 6 đến 8 tuần lễ là cơ bản khôi phục trạng thái trước khi mang thai.

Từ những điều tóm tắt nêu trên, có thể thấy rằng đặc điểm sinh lý của phụ nữ là rất phức tạp, hiểu biết những đặc điểm này để giữ gìn vệ sinh, bảo đảm sức khỏe phụ nữ là điều rất cần thiết và bổ ích.
----> healthy books <---------
#1
    Asin 25.06.2004 18:58:12 (permalink)
    2. Đời sống sinh lý nữ giới chia làm mấy giai đoạn? Có đặc điểm gì?

    Nữ giới từ khi sinh ra đến lúc già, là một quá trình tiệm tiến. Nói chung, có thể chia làm 5 giai đoạn: thời kỳ niên thiếu, thời kỳ dậy thì, thời kỳ trưởng thành, thời kỳ mãn kinh, thời kỳ già, nhưng không có ranh giới rõ ràng. Tuổi tác của các giai đoạn, do ảnh hưởng của các yếu tố như di truyền, tình hình phát dục, môi trường và khí hậu xung quanh, tình hình dinh dưỡng... mà có đôi chút khác biệt.

    1.Thời thiếu niên

    Từ mới sinh đến 12 tuổi thì trước 7 tuổi là giai đoạn đầu của thời niên thiếu, sau 7 tuổi là giai đoạn cuối của thời niên thiếu. Giai đoạn đầu của thời niên thiếu, thân thể phát triển khá nhanh, nhưng bộ máy sinh dục chưa phát dục. Âm đạo dài hẹp, thường bị mỏng, không có nếp gấp, trong tế bào không có đường Glucose, trong âm đạo độ acid thấp, sức chống cảm nhiễm yếu. Tử cung rất nhỏ, buồng trứng dài mảnh, noãn bào cũng không phát dục, con trai con gái ngoài bộ máy sinh dục ra, các mặt khác không phân biệt là mấy.

    Giai đoạn cuối của thời niên thiếu, tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động, xúc tiến xu hướng phân hóa giới tính và sự trưởng thành. Thân thể phát triển khá nhanh, bộ máy sinh dục dần dần phát dục. Bắt đầu từ 10 tuổi, các cơ quan sinh dục như tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng... vốn ở khoang bụng, đã sa xuống trong khoang xương chậu. Buồng trứng biến thành hình tròn, to hơn trước, noãn bào cũng dần dần phát dục, nhưng không chia tách. Đặc trưng nữ giới cũng rõ dần. Lớp mỡ dưới da bắt đầu tích tụ dần ở ngực, vai, hông làm cho các bộ phận này căng phồng lên. Do buồng trứng phát dục dần, nội tiết tố tăng nhiều, vú cũng bắt đầu phát dục, bầu vú rắn lại và cảm giác hơi sưng đau. Sau đó chuyển sang thời kỳ dậy thì.

    2. Thời kỳ dậy thì

    Từ khi xuất hiện kinh nguyệt đến khi bộ máy sinh dục phát triển đầy đủ, quãng thời gian này gọi là thời kỳ dậy thì, nói chung là từ 13 đến 18 tuổi. Đặc điểm sinh lý của thời kỳ này là cùng với việc cả cơ thể lớn lên nhanh chóng, quá độ đi dần tới sự hoàn thiện, bộ máy sinh dục và đặc trưng giới tính cũng phát triển rõ nét.

    Về bộ máy sinh dục, âm hộ bắt đầu to ra, môi lớn của âm hộ trước kia vốn phẳng lì nay trở nên béo ra và dày lên, môi nhỏ của âm hộ cũng to ra và có màu thâm, âm đạo dài và rộng hơn, màng âm đạo dày lên và có nếp gấp; tử cung phát triển to, đặc biệt là thân tử cung to lên rất nhiều, chiếm 2/3 toàn bộ tử cung; ống dẫn trứng cũng to hơn, đỡ cong; buồng trứng lớn lên rõ rệt và bắt đầu có nang noãn chín, đến lúc đó thì kinh nguyệt xuất hiện.

    Sự xuất hiện kinh nguyệt là cái mốc quan trọng đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ dậy thì. Nhưng do chức năng của buồng trứng vẫn chưa được kiện toàn, nên sau khi thấy kinh lần đầu tiên, kinh nguyệt còn thất thường trong một giai đoạn nữa. Về đặc trưng giới tính, bầu vú phát triển rõ hơn, núm vú to; xương chậu lớn rộng hơn, lớp mỡ dưới da dầy lên, các bộ phận như mông, ngực, vai... trở nên tròn, đẫy, khiến cơ thể nổi rõ dáng vẻ riêng biệt của nữ giới. Ngoài những điều đó ra, tính cách của nữ tính cũng nổi rõ hơn; mọi hành động, ham thích và tình cảm... đều khác nam giới.

    3. Thời kỳ trưởng thành

    Thường bắt đầu từ tuổi 18, cũng có thể kéo dài đến 30 tuổi. Trong thời kỳ này, bộ máy sinh dục của nữ giới trưởng thành hoàn toàn đầy đủ, đặc trưng nữ giới phát triển rõ hơn. Cũng trong thời kỳ này buồng trứng đã đi vào giai đoạn rụng trứng và nội tiết tố Estrogen (chất kích thích giới tính) theo một chu kỳ nhất định.

    Các bộ phận của bộ máy sinh dục và cặp vú, thậm chí toàn bộ cơ thể đều có những thay đổi mang tính chu kỳ. Chu kỳ này được gọi là chu kỳ giới tính. Cái rõ nhất của chu kỳ giới tính là kinh nguyệt xuất hiện theo định kỳ thời gian, và có trách nhiệm sinh ra thế hệ sau. Đặc điểm trong khoảng 25 đến 35 tuổi là độ tuổi có khả năng sinh con mạnh nhất, sau đó thì yếu dần.

    4. Thời kỳ tuổi mãn kinh

    Đây là giai đoạn quá độ từ thời kỳ trưởng thành về giới tính bước vào tuổi già, là một thời kỳ quá độ mà chức năng buồng trứng của người phụ nữ suy thoái dần cho đến hết, biểu hiện rõ nhất là tắt kinh. Người phụ nữ thường tắt kinh ở độ tuổi 45 đến 52 tuổi, tuổi bình quân là 48 tuổi. Độ dài ngắn của thời kỳ không giống nhau, có thể từ mấy tháng đến mấy năm. Trong thời gian đó, chức năng của buồng trứng giảm dần, nang noãn không thể phát triển thành trứng chín, cũng không rụng trứng.

    Đại đa số phụ nữ, do chức năng của buồng trứng suy giảm dần, hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể có thể điều tiết và làm thay chức năng, mà không bị chứng bệnh gì. Nhưng có khoảng 10 đến 30% phụ nữ do không thể thích nghi được mà bị rối loạn chức năng thần kinh thực vật, mắc các hiện tượng tổng hợp của thời kỳ tuổi mãn kinh.

    5. Tuổi già

    Bắt đầu từ tuổi 50 đến tuổi 55, là giai đoạn buồng trứng mất tác dụng và mọi hiệu năng nội tiết của cơ thể nhìn chung đều hạ thấp xuống: Lúc này tử cung tóp lại, buồng trứng teo nhỏ không thể có hành kinh nữa, nếp gấp trong màng âm đạo biến mất, vú xệ xuống. Đồng thời cơ thể cũng có những thay đổi có tính già lão, chẳng hạn như lông tóc ngả bạc, lớp mỡ dưới da không còn, da dẻ không còn căng như trước và bắt đầu nhăn nheo, răng bắt đầu rụng, có người còn còng lưng, biểu hiện ra một loạt đặc trưng của sự già yếu.

    -----> healthy books <--------
    #2
      Asin 25.06.2004 18:59:11 (permalink)
      3. Hệ thống sinh dục của nữ giới gồm những bộ phận nào ?

      Hệ thống sinh dục của nữ giới gồm có hai bộ phận trong và ngoài.

      1. Bộ máy sinh dục ngoài

      Bộ máy sinh dục ngoài còn được gọi là âm hộ, là bộ phận lộ ra bên ngoài của bộ máy sinh dục nữ, bao gồm vùng mu, môi lớn môi bé, âm vật, tiền đình, tuyến lớn tiền đình và màng trinh… Một đệm tổ chức mỡ dày lên ở phía trên khớp mu, sau khi dậy thì lông mọc lên che phủ trên bề mặt, gọi là vùng mu. Do vùng mu kéo dài xuống phía dưới, tạo thành hai nếp gấp to của da và mỡ ở phía trong háng, gọi là môi lớn. Khi ở trong trạng thái không hưng phấn, hai môi lớn khép lại, có tác dụng bảo vệ âm đạo và niệu đạo. Môi nhỏ là hai nếp gấp da màu phấn hông ở phía trong môi lớn, ở đây phân bố rất nhiều dây thần kinh, khá nhạy cảm.

      Ở phụ nữ chưa kết hôn thì môi nhỏ khép lại, có tác dụng bảo vệ âm đạo và bộ máy sinh dục bên trong cơ thể, ở đầu trên giữa hai môi nhỏ, có một bộ phận nhô lên cương cứng và xốp dạng như hạt đậu to, có nhiều dây thần kinh, rất nhạy cảm, hưng phấn mạnh về giới tính, là bộ phận quan trọng gây ra những hưng phấn giới tính. Vùng có hình quả trám nằm giữa hai môi bé được gọi là tiền đình. Phía trước là âm vật, phía sau là dây chằng âm vật. Trong vùng này còn có lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo và tuyến lớn tiền đình (còn gọi là tuyến Bartholin). Tuyến lớn tiền đình nằm ở đằng sau môi lớn, phân bố ở hai bên, có lỗ thông vào khoảng giữa môi bé và màng trinh, bằng hạt đậu, khi giao hợp tiết ra chất dính nhầy, có tác dụng bôi trơn cửa âm đạo. Ở chỗ giáp ranh giữa cửa âm đạo và tiền đình, có một lớp màng mỏng hình tròn hoặc hình bán nguyệt có một lỗ nhỏ ở giữa gọi là màng trinh. Sau khi kết hôn, màng trinh bị phá rách mà tạo thành vết rách của màng trinh. Cũng có những nữ thanh niên chưa giao hợp lần nào nhưng do hoạt động quá mạnh và bị ngoại thương mà cũng rách màng trinh.

      2. Bộ máy sinh dục trong

      Bộ máy sinh dục trong là bộ phận nội tạng của bộ máy sinh dục, bao gồm âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Âm đạo là một ống cơ đi từ bộ phận sinh dục ngoài vào tới tử cung. Đầu dưới thông với phía sau tiền đình của âm đạo, đầu trên bọc xung quanh cổ tử cung, thành trước dài khoảng 7 đến 9 cm, thành sau dài khoảng 10 đến 12 cm. Thành âm đạo có rất nhiều nếp gấp và các sợi dây dọc có sức đàn hồi nên có sức co giãn rất lớn. Thành âm đạo lại có nhiều chùm tĩnh mạch, nên khi bị tổn thương cục bộ thì dễ chảy máu hoặc tụ máu. Màng nhày của âm đạo chịu ảnh hưởng của nội tiết tố oestrogen, nhưng lại thay đổi mang tính chu kỳ. Khi giao hợp, các mạch máu xung quanh âm đạo được xung nạp dồi dào, chất nhầy tiết ra làm trơn âm đạo. Âm đạo là ống dẫn tinh trùng vào, thoát máu hành kinh ra ngoài và sinh ra thai nhi, và cũng là bộ phận giao hợp.

      Tử cung là một khoang cơ rỗng, nằm lọt giữa khoang chậu có hình giống quả lê đặt ngược, phần đầu dưới nhỏ hẹp là cổ tử cung, thông với âm đạo. Phần đầu trên to dày gọi là đáy tử cung, đoạn giữa là thân tử cung, hai sừng tử cung ở hai bên thông với ống dẫn trứng. Chiều dài tử cung của người thành niên vào khoảng 7,5 cm rộng 5 cm, dày 2,5 cm, nặng khoảng 50 gam. Bề mặt phía trong của khoang tử cung có một lớp màng nhầy, gọi là niêm mạc tử cung. Do ảnh hưởng chất kích thích của buồng trứng, niêm mạc tử cung biến đổi theo chu kỳ, tự bong ra thành kinh nguyệt. Cho nên nói, tử cung là nơi sinh ra kinh nguyệt và mang thai cho đến khi thai lớn đủ tháng đủ ngày, ống dẫn trứng (hay còn gọi là vòi Fallôpe) là một cặp đường ống nhỏ dài mà cong, đầu trong thông với tử cung, đầu ngoài tự do di động, có vòi thông với khoang hình phễu, gần với buồng trứng, ống dài khoảng 8 đến 12 cm. Vai trò của ống dẫn trứng là nhận trứng rụng từ buồng trứng, giúp trứng có cơ hội thụ tinh và đưa trứng vào làm tổ trong khoang tử cung.

      Buồng trứng nằm ở mặt sau của dây chằng rộng treo hai bên tử cung, có hình dạng giống như quả chà là (tức là hình bầu dục dẹt) ở đầu dưới của ống dẫn trứng. Buồng trứng là tuyến sinh dục của nữ. Tuy nó không nặng đến 5 hoặc 6 gam, nhưng lại là nơi sản sinh ra tế bào trứng và tiết ra nội tiết tố oestrogen. Hoạt động bình thường của buồng trứng có quan hệ tới chức năng sinh con và sinh lý của cuộc đời phụ nữ.

      -------> healthy books <--------
      #3
        Asin 25.06.2004 19:00:13 (permalink)
        4. Có những dị tật gì thường thấy ở âm hộ và âm đạo?

        Âm hộ và âm đạo là bộ phận cấu thành bộ máy sinh dục nữ, những dị tật người ta thường thấy ở chúng là: màng trinh đóng kín, vách ngăn ngang âm đạo, vách ngăn dọc âm đạo và không có đường âm đạo bẩm sinh…

        Thông thường, màng trinh nữ có một lỗ nhỏ ở giữa, lỗ có hình tròn hoặc hình bán nguyệt, hoặc hình cánh hoa. Nếu lỗ màng trinh quá nhỏ hoặc tạo thành dạng xốp thì không những máu hành kinh khó thoát ra ngoài mà thường gây khó khăn cho việc giao hợp sau khi cưới. Màng trinh đóng kín, được gọi là màng trinh không có lỗ, tục ngữ gọi là “thạch nữ” (tức “cô gái rắn như đá”), là một dạng dị tật thường thấy của bộ máy sinh dục.

        Do màng trinh bít kín cửa âm đạo, sau khi có hành kinh lần đầu tiên, máu kinh không thể thoát ra ngoài, mà tích lại trong tử cung. Nếu máu tích quá nhiều có thể chảy vào buồng trứng và chảy vào ổ bụng. Những cô gái bị tật này đều không thấy hành kinh khi dậy thì, sau đó dần dần xuất hiện tình trạng thấy đau ở bụng dưới, theo chu kỳ mỗi tháng và cùng với sự chuyển dời của thời gian, bụng dưới không những càng ngày càng đau dữ dội thậm chí còn nổi cục, hơn nữa còn kèm theo những triệu chứng như toàn thân khó chịu, đau đầu, bí tiện (bí đại tiện), đi đái liên tục…

        Khi bác sĩ kiểm tra, có thể phát hiện thấy bộ phận màng trinh là một màng dày có màu tím thẫm, chọc thủng màng trinh có thể hút ra dung dịch máu có màu nâu sẫm hoặc màu đen đóng kín cũng không thể sinh hoạt tình dục được. Khi phát hiện thấy các tình trạng nêu trên đi đến bệnh viện đề nghị bác sĩ rạch màng trinh theo hình “X”.

        Trên lâm sàng vách ngăn của âm đạo cũng là một trường hợp ngẫu nhiên, phần lớn nằm ở đoạn trên của âm đạo. Nếu vị trí vách ngăn ngang hơi thấp, phạm vi tương đối rộng, có thể làm cho âm đạo bị đóng kín hoặc đóng kín một phần, vì thế ảnh hưởng đến việc giao hợp, và có thể xuất hiện những triệu chứng tương tự như màng trinh bị bịt kín.

        Còn nếu vị trí vách ngăn ngang hơi cao, mà vách ngăn của âm đạo lại có lỗ, thì thường không có triệu chứng gì và có thể có thai được, nhưng khi sinh con có thể làm ảnh hưởng đến việc thoát ra của thai nhi, gây sinh con khó.

        Còn về trường hợp vách ngăn dọc của âm đạo, thường hình thành hai âm đạo (âm đạo kép) ở một chỗ hoặc ở suốt cả âm đạo, tử cung cũng có thể có hai tử cung. Có lúc vách ngăn dọc của âm đạo có thể gây khó khăn cho việc sinh con hoặc bị rách chảy máu. Đối với hai dị tật này của âm đạo, dùng phẫu thuật cắt bỏ vách ngăn ngang hoặc vách ngăn dọc là biện pháp chữa trị duy nhất.

        Còn đối với những người không có đường âm đạo bẩm sinh, thường đồng thời không có tử cung hoặc tử cung quá nhỏ. Nếu tử cung phát dục bình thường, thì kinh nguyệt không chảy ra nổi, vì máu tích lại trong tử cung, có thể gây nên đau bụng dưới.

        Nếu việc tử cung phát dục bất thường, phần lớn do không có kinh nguyệt hoặc không có cách nào làm tình được thì cần tiến hành thăm khám, đa số là áp dụng cách chữa phẫu thuật tạo hình âm đạo.

        -------> healthy books <--------
        #4
          Asin 25.06.2004 19:01:05 (permalink)
          6. Tử cung hay có những dị tật gì?

          Tử cung là nơi sinh ra kinh nguyệt, mang thai và cũng là cơ quan quan trọng để sinh con. Tử cung phát triển bất bình thường không những gây nhiều ảnh hưởng về sinh lý cho phụ nữ mà có khi còn là nguyên nhân gây nên tình trạng không có con. Vậy thì, tử cung thường có những dị tật gì? Có thể chia ra làm hai loại:

          Một là tử cung phát triển thiếu, trường hợp này gồm:

          1. Không có tử cung bẩm sinh: Đa số những người mắc bệnh này thường kèm theo cả không có âm đạo, nhưng buồng trứng vẫn phát triển bình thường vì vậy đặc trưng giới tính vẫn phát triển tốt.

          2. Tử cung teo nhỏ: Tử cung rất nhỏ, chỉ từ 1 đến 3 cm, phần lớn không có niêm mạc, vì thế không có kinh nguyệt.

          3. Tử cung phát triển không hoàn thiện: Tức tử cung nhỏ hơn bình thường, cổ tử cung lại dài, lượng kinh nguyệt ít, thường là nguyên nhân gây nên tình trạng không thụ thai.

          Hai là tử cung không phát triển thừa, bao gồm:

          1. Tử cung kép: Tức có hai tử cung cùng tồn tại.

          2. Hai cổ tử cung: Tức đáy tử cung lõm xuống, tạo thành hình hai sừng, đồng thời có hai cổ tử cung.

          3. Tử cung hai sừng, một cổ tử cung: Tức chỉ tử cung có hai sừng, nhưng chỉ có một cổ tử cung.

          4. Tử cung có vách ngăn dọc: Hình dáng bên ngoài của tử cung bình thường, nhưng có một vách ngăn dọc chia cổ tử cung và khoang tử cung ra làm hai nửa.

          5. Tử cung một sừng: Tử cung chỉ phát triển một sừng về một phía, tử cung chỉ có một ống dẫn trứng, còn một ống không phát triển.

          6. Tử cung có sừng phụ: Tức sừng tử cung ở một bên phát triển thêm một sừng phụ dị dạng, tử cung sừng phụ này không thông với tử cung.

          Do những dị tật này của tử cung, thường làm cho kinh nguyệt thất thường hoặc dẫn đến vô sinh, dù có thai nghén cũng dễ bị sảy. Nếu thai nhi có trưởng thành đầy đủ thì do hình dáng đặc thù của tử cung, sức co bóp của tử cung kém, nên thai bị ngược hoặc tỷ lệ thai lưu, không ra được khá cao.

          7. Vì sao buồng trứng phát triển không đầy đủ?

          Sự phát triển không hoàn chỉnh của buồng trứng là nguyên nhân thường gặp của chứng vô sinh ở nữ giới, dẫn đến chứng bệnh buồng trứng không thực hiện đầy đủ chức năng do sự phát triển của nó bị cản trở. Chẳng hạn như mất sự điều hòa cân bằng giữa khâu não - tuyến yên - buồng trứng, u tuyến yên, các chất dinh dưỡng cao không tốt, có bệnh mãn tính (như kết hạch), bị hết bệnh này sang bệnh khác (ví dụ như chức năng tuyến giáp trạng bị giảm đi hoặc quá mức bình thường, bệnh đái đường, rối loạn chức năng tuyến thượng thận…). Tất cả đều có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển không bình thường của buồng trứng, thậm chí gây trở ngại cho chức năng của tuyến sinh dục. Ngoài ra, những bệnh của bản thân buồng trứng (như buồng trứng non, sớm suy giảm chức năng buồng trứng, buồng trứng đa nang, u buồng trứng) do buồng trứng không thể phát triển đầy đủ có thể gây ảnh hưởng rõ rệt đến sự bài tiết oestrogen và chức năng rụng trứng của buồng trứng.

          Khi gặp phải những trường hợp trên, trước tiên phải kiểm tra nội tiết tố, thông qua kiểm tra xác định nội tiết tố oestrogen (còn gọi là chất kích thích giới tính) trong nước tiểu, phenol trong nước tiểu người có thai để tìm hiểu xem các nội tiết tố được tiết ra như thế nào, nhằm đoán ra khả năng rụng trứng của buồng trứng. Trước mắt, vẫn chưa có biện pháp trực tiếp để kiểm tra liệu buồng trứng có khả năng rụng trứng hay không, mà phải trải qua một số những quan sát gián tiếp, xác định nhiệt độ cơ thể một cách có cơ sở vẫn thường áp dụng trên lâm sàng, kiểm tra chất nhầy ở cổ tử cung, kiểm tra tổ chức sống của niêm mạc tử cung. Nếu những kiểm tra này cho thấy không có hiện tượng rụng trứng thì có thể chuẩn đoán là chức năng buồng trứng không hoàn thiện.

          -----> healthy books <------
          #5
            Asin 25.06.2004 19:01:58 (permalink)
            8. Tử cung có những thay đổi sinh lý gì trong cuộc đời người phụ nữ?

            Sau khi thai nhi nữ ra khỏi bụng mẹ, tử cung và màng nhầy tử cung của nó đã có sự phát triển ở một mức độ nhất định.

            Đầu giai đoạn thơ ấu, tử cung bé gái nằm trong khoang bụng, gần với mép trên xương chậu. Thể tích tử cung rất nhỏ, cổ tử cung cũng khá dài chiếm 2/3 toàn bộ chiều dài tử cung, lớp cơ của tử cung cũng rất mỏng, toàn bộ vẫn ở trong tình trạng trẻ thơ.

            Sau khi 7 tuổi, tử cung dần dần kéo xuống phía xương chậu. Bắt đầu từ tuổi dậy thì, thân tử cung to lên rõ rệt, do sự phát triển của buồng trứng sản sinh ra các oestrogen (chất kích thích giới tính) đã làm cho niêm mạc tử cung thay đổi có chu kỳ. Sự thay đổi này cho thấy rằng về việc bong ra và phục hồi màng nhầy tử cung có tính chu kỳ, kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện.

            Đến thời kỳ trưởng thành đầy đủ về giới tính, cũng đã phát triển hoàn thiện, có hình dáng giống như một quả lê đặt ngược, đầu trên khá to rộng thì là thân tử cung, đầu dưới nhỏ hẹp hình trụ tròn là cổ tử cung. Thân tử cung tương xứng với 5 khớp cùng ghép lại, xương cụt cũng gồm 4 hoặc 5 khớp cụt. Xương cùng và xương cụt liên kết với nhau thành khớp cùng cụt nhờ dây chằng, khớp này có tính hoạt động cao.

            Khi sinh con, khớp cùng cụt có thể di chuyển ra phía sau giúp cho cửa ra của khung chậu được mở rộng ra ở cả đằng trước và đằng sau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh con tự nhiên. Giữa hai tai của xương hông và xương cùng có khớp cánh chậu, phạm vi hoạt động của khớp này khá hẹp. Giữa các bộ phận của khung chậu đều có hai đôi dây chằng chắc chắn, một là dây chằng đầu khớp xương cùng đoạn nối giữa xương cùng cụt và đầu khớp xương u ngồi. Bốn kết cấu xương này được nối liền với nhau làm một nhờ dây chằng, xương sụn và các đầu khớp tạo thành khung xương chậu.

            Khung xương chậu nữ giới là chỗ chứa bộ máy sinh dục của người phụ nữ tức tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng, đồng thời cũng là nơi trú ngụ của bộ máy tiết niệu tức bàng quang. Thứ tự sắp xếp của những cơ quan này trong khung xương chậu như sau: phía trước xương chậu là bàng quang và niệu đạo, ở giữa là buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo, phía sau là trực tràng. Kết cấu chắc chắn của khung xương chậu có tác dụng bảo vệ các cơ quan nội tạng này và cổ tử cung là tỷ lệ 2:1. Lớp cơ của tử cung cũng dày hẳn lên, dày nhất là 0,8 cm.

            Trong thời gian thai nghén, các mạch máu ở cổ tử cung tăng lên, máu nạp bị yếu đi và có màu sẫm (màu máu cá); trong ống tử cung tiết ra đầy chất nhầy, bịt kín cửa sổ tử cung, thành vật chướng ngại chống vi khuẩn xâm nhập vào khoang tử cung. Sau khi nghén, tử cung to dần theo sự lớn lên của thai nhi, số mạch máu trong tử cung tăng lên. Sau khi phình to lên, tử cung trở nên mềm hơn, tử cung có hình dạng giống như quả bóng tròn và sự nhạy cảm về giới tính bị yếu đi. Sau 3 tháng, tử cung lại biến thành hình trụ tròn, đồng thời lớp cơ thành tử cung cũng giầy hơn, trọng lượng nặng hơn, trọng lượng tử cung khi thai nghén đủ tháng tăng gấp 20 đến 25 lần tử cung chưa có thai (tử cung lúc bình thường nặng khoảng 40 gam).

            Sau khi sinh con, tử cung co lại, hồi phục dần đến độ bình thường. Việc xung máu, thủy thũng của cổ tử cung có từ trước khi sinh con dần dần hồi phục lại. Cửa cổ tử cung của sản phụ sau khi sinh con đã mất đi hình dạng ban đầu mà trở thành vết nứt ngang.

            Sau khi bước vào tuổi mãn kinh, biểu hiện nổi bật là kinh nguyệt rối loạn, thường xuyên bế kinh, cuối cùng tắt kinh. Trong thời kỳ tắt kinh, tử cung và cổ tử cung co tóp lại. Lúc này niêm mạc tử cung cũng không bong ra theo chu kỳ nữa, vì vậy cũng không còn kinh nguyệt.

            -----> healthy books <-------
            #6
              Asin 25.06.2004 19:03:15 (permalink)
              9. Buồng trứng có những chức năng nào? Cơ năng buồng trứng chịu ảnh hưởng của những yếu tố gì?

              Buồng trứng là tuyến sinh dục của phụ nữ. Nó có thể sản sinh ra tế bào trứng và tiết ra chất kích thích oestrogen, vì thế nó có chức năng sinh dục và nội tiết.

              Về chức năng sinh dục, phụ nữ đang ở độ tuổi sinh con, ngoài những tháng mang thai và nuôi con bằng sữa ra, cứ mỗi tháng một lần, buồng trứng lại có những thay đổi mang tính chu kỳ và rụng tế bào trứng, thời gian rụng trứng thường vào khoảng từ ngày 14 đến ngày 16 của chu kỳ kinh nguyệt. Tế bào trứng là do nang noãn trong buồng trứng tiết ra và rụng xuống. Trong sự phát dục của nhiều nang noãn, thường chỉ có một nang noãn tăng trưởng đến độ chín, vì thế mỗi tháng chỉ có một quả trứng chín. Sau khi rụng trứng, trứng sống được vài giờ. Lúc đó, nếu trứng đi vào ống dẫn trứng và gặp tinh trùng thì thụ tinh thành bào thai.

              Về chức năng nội tiết, trong quá trình thay đổi theo chu kỳ của buồng trứng, buồng trứng còn đồng thời tiết ra 3 loại hormon giới tính, đó là nội tiết tố oestrogen, progesteron và một lượng cực ít hormon giống đực. Những nội tiết tố này có tác dụng quan trọng đối với các tác phủ của cơ thể.

              Buồng trứng là tuyến sinh dục của phụ nữ. Việc phát triển bình thường chức năng của nó chịu ảnh hưởng của vỏ đại não, hạ khâu não và tuyến yên. Chúng ta biết rằng, thùy trước của tuyến yên tiết ra hai loại hormon gây ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, một loại là hormon kích thích nang noãn chín, một loại khác là hormon tạo thành hoàng thể. Loại hormon đầu thúc đẩy nang noãn phát dục lớn đến chín, tác dụng chủ yếu của loại hormon sau là thúc đẩy rụng trứng. Hạ khâu não mang những ước số phóng thích các loại tuyến nội tiết, điều tiết tuyến yên tác động đến việc tiết ra nội tiết tố oestrogen. Thế nhưng tác dụng đưa trở lại của chức năng buồng trứng cũng có ảnh hưởng nhất định đối với lớp vỏ đại não, hạ khâu não và tuyến yên.

              Từ đó ta thấy rằng, khi môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của cơ thể có những thay đổi, gây cản trở đối với bất cứ khâu nào của lớp vỏ đại não, hạ khâu não, tuyến yên và buồng trứng, thì đều dẫn đến rối loạn chức năng buồng trứng.

              10. Ống dẫn trứng có những chức năng gì?

              Ống dẫn trứng được chia ra làm 4 phần tính từ trong ra ngoài, bao gồm đoạn kẽ hở, đoạn eo, đoạn ổ nang và đoạn vòi loa. Trên thành ống dẫn trứng, có lớp cơ trơn, phẳng và có tế bào có nhung mao. Sự co bóp của lớp cơ trơn này sẽ làm cho ống dẫn trứng di chuyển, nhu động từ đầu xa đến đầu gần. Lông mao của tế bào có nhung mao cũng chuyển theo hướng từ ngoài vào tử cung. Những kết cấu này đã quyết định chức năng buồng trứng, tức hứng lấy trứng từ buồng trứng rụng xuống, giúp trứng có cơ hội thụ tinh và đưa trứng xuống khoang tử cung, làm tổ trên niêm mạc tử cung, phát triển thành bào thai.

              ------> healthy books <-------
              #7
                Asin 25.06.2004 19:05:42 (permalink)
                11. Xương chậu được cấu tạo như thế nào? Trong xương chậu nữ giới có những cơ quan nội tạng gì?

                Khung chậu của nữ giới do xương cùng, xương cụt và xương hông cấu tạo thành. Giữa 4 tấm xương cánh chậu có khớp cứng và có dây chằng hoặc xương sụn nối lại với nhau. Trong đó xương hông lại do xương cánh chậu, ụ ngồi và khớp mu tạo thành được nối bằng xương sụn, gọi là khối liên kết khớp mu, khi sinh con, khối liên kết này hơi nới lỏng ra, tạo điều kiện cho thai nhi chui ra.

                12. Sau khi chào đời, bé gái có những đặc trưng gì?

                Một bé gái vừa chào đời, ngoài những đặc điểm giống như bé trai là cơ thể còn chưa phát triển, các cơ quan còn chưa hoàn thiện ra, lại mang những đặc trưng riêng của giới bé.

                Trước tiên, điều đó được thể hiện ở bộ phận sinh dục ngoài, toàn bộ bộ phận sinh dục hiện ra bên ngoài có hình hơi tròn, môi âm hộ lớn dày lên, môi âm hộ bé khá to và dày so với của người lớn, sự phát triển của âm vật càng to không theo một tỷ lệ nào. Như vậy, tổ chức của bộ phận sinh dục ngoài âm hộ hơi múp lên. Còn bộ phận bên trong của bộ máy sinh dục, là âm đạo thì chỉ là một đường ống hẹp và dài, màng da trên của âm đạo có nhiều lớp tế bào xếp lên nhau. Mấy tuần sau lớp tế bào ở lớp da trên của âm đạo mỏng ra. Tử cung của bé gái lúc này rất nhỏ, thân tử cung chiếm 1/3, cổ tử cung chiếm 2/3, lớp cơ của tử cung cũng rất mỏng, ống dẫn trứng cong, hơn nữa rất nhỏ, lớp cơ rất mỏng. Buồng trứng nhỏ và dài, nằm sát dây chằng rộng, có mầu phấn hồng hơi phớt trắng, mặt trơn bóng. Vị trí của tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng đều nằm trong khoang bụng, chỉ đến khi bé gái khoảng 10 tuổi thì mới bắt đầu xuống vùng xương chậu.

                Ngoài đặc trưng về bộ phận sinh dục ra, có bé gái khi còn ở trong bụng mẹ, do bị nội tiết tố oestrogen của người mẹ ngấm vào trong cơ thể, khiến màng tử cung thay đổi nên sau khi sinh ra, hệ thống tuần hoàn máu tách ra khỏi cơ thể mẹ, lượng kích thích tố trong máu bị giảm đi, dẫn đến tình trạng, có máu chảy ở cửa âm đạo, làm bố mẹ kinh sợ. Tình trạng này gọi là tình trạng thấy kinh giả, có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày, thường thì máu ra không nhiều, có thể tự cầm, không cần phải tác động gì. Ngoài ra, do chịu tác động của chất kích thích của hormon từ cơ thể mẹ, tuyến sữa cũng có thể bị cương lên, thậm chí có tí “sữa” từ 8 đến 10 ngày sau khi sinh, hai ba tuần sau thì hết, không cần phải xử lý. Xin chớ nặn bóp gì, để tránh nhiễm trùng.

                13. Vì sao không được bó lưng, thít ngực trẻ em gái?

                Có những ông bố bà mẹ đã cho bé gái mặc những chiếc áo bó lưng, thít ngực để trang điểm cho con mình, đặc biệt ở một số vùng nông thôn miền núi, do chịu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến, sợ bé gái có cặp vú to dày khó hấp dẫn mà đã bắt bé gái mặc những chiếc áo chật khít để bó ngực. Đây là một tập tục xấu, rất nguy hại. Bởi vì trẻ em đang ở trong giai đoạn phát triển, bộ xương mềm, lồng ngực nhỏ, xương sườn thẳng đuỗn, nếu thít chặt tất sẽ hạn chế và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của lồng ngực và khả năng hoạt động của phổi, thậm chí còn làm cho xương ngực biến thành hình dị dạng. Theo thống kê của các nhà y học, việc bó ngực còn có thể làm cho tỷ lệ phát bệnh ung thư ở phổi tăng lên khá cao. Ngoài ra việc thít chặt ngực còn làm cho cặp vú lép kẹp, đặc biệt là làm cho đầu vú bị tụt sâu vào trong. Do đầu vú quá nhỏ, bầu vú phát triển không đầy đặn, không những sẽ gây khó khăn cho việc nuôi con cái sau này khi làm mẹ mà còn gây viêm tuyến sữa do sữa tắc.

                Bó eo lưng cũng là một tập quán rất không hay. Nếu bó eo lưng quá chặt, khoang bụng sẽ vì thế mà nhỏ đi, co hẹp lại, áp lực trong bụng tức đẩy lên, có thể làm cho vị trí các mạch máu ở thận, lá lách, gan, dạ dày, ruột. v.v… bị di dịch, khiến khả năng hoạt động bị hạn chế, máu không lưu thông, gây ảnh hưởng đến các chức năng. Chẳng hạn như làm cho việc thở bằng bụng bị cản trở, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của lá phổi, khiến phổi không lấy đủ được lượng ôxy cần thiết cung cấp cho cơ thể do lượng hoạt động của cả buồng phổi bị ảnh hưởng. Mặt khác, nếu dạ dày không phồng to lên được, không những có thể ảnh hưởng đến việc dẫn thức ăn từ miệng xuống, đồng thời cũng có thể làm cho sự co bóp của dạ dày bị hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Ngoài những điều đã nêu ở trên ra, nếu bó eo lưng quá chặt, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của khung xương chậu, khiến xương chậu bị hẹp hoặc bị dị dạng, sẽ gây khó khăn cho việc sinh nở. Vì vậy, xin đừng bó eo lưng, thít ngực bé gái.

                ------> healthy books <--------
                #8
                  Asin 25.06.2004 19:06:25 (permalink)
                  Chương 2: Tuổi dậy thì

                  14. Đặc trưng tuổi dậy thì là gì?

                  Đặc trưng giới tính thứ hai là chỉ sau khi nam hoặc nữ đến tuổi dậy thì, do sự phát triển của tuyến sinh dục khác nhau nên có sự khác biệt nhau hẳn thể hiện ở hình dáng cơ thể, giọng nói, tuyến sữa, xương chậu, bắp thịt, lông tóc, lớp mỡ dưới da… Có sự khác biệt này là do kết quả của hormon giống đực của nam giới tiết ra và do tác động của oestrogen và progesteron (hormon giống cái và hormon thụ thai) của nữ giới. Đặc điểm của đặc trưng giới tính thứ hai của nam giới và nữ giới là:

                  1.Về thể trạng: Nam giới thì phát triển về cơ thể, hai vai to, rộng dần ra cùng với sự lớn lên của cơ thể, phía trên cơ thể nở nang, phía dưới thon lại; nữ giới thì có hình dáng bên ngoài đầy đặn, đầy đủ, phần giữa cơ thể thì to ra.

                  2.Về giọng nói: Khi đến tuổi dậy thì, yết hầu ở cổ nam giới nổi lên, dây thanh đới to rộng thêm, giọng bị vỡ ra, nghe khô và ồm; nữ giới thì không có yết hầu, dây thanh đới dài và hẹp, cho nên tiếng thanh mà sắc.

                  3.Về lớp mỡ dưới da: Các tổ chức cơ bắp của nam giới rất phát triển còn nữ giới thì lớp mỡ dưới da dày lên.

                  4.Về lông tóc: Sau khi dậy thì, do tác dụng của các hormon, các loại lông tơ ở âm hộ, lông nách đều mọc. Ở nam giới, ria mép dần dần xuất hiện, lông ở bộ phận sinh dục mọc kéo dài đến phía trên, nữ giới không có râu, lông ở bộ phận sinh dục rất ít, chủ yếu mọc ở phía trên âm hộ.

                  5.Về xương chậu: Xương chậu nữ giới phát triển to ra và rộng ra còn xương chậu của nam giới thì nhỏ và hẹp.

                  6. Về tuyến sữa: Đối với nữ giới, đầu vú mọc trước, sau đó bầu vú phát triển to dần, xung núm vú có quầng sữa khá sâu; ở nam giới, không có sự phát triển rõ nét về vú.

                  Y học gọi những đặc trưng thể hiện ở sự phát triển trên, các bộ phận nói trên là “đặc trưng giới tính thứ hai”.

                  15. Thế nào là dậy thì sớm?

                  Thường đến tuổi 11, 12, tuyến sinh dục của bé gái bắt đầu phát triển và dần dần xuất hiện những đặc trưng của nữ giới như cơ thể phát triển đầy đặn, khung xương chậu to và rộng ra, cơ thể lớn vọt lên, mọc lông ở âm hộ và nách, cặp vú nổi rõ dần và bắt đầu có kinh nguyệt.

                  Thế nhưng có một số bé gái lại xuất hiện những đặc trưng giới tính này ở thời kỳ trước 10 tuổi. Hiện tượng phát triển sớm này, chúng ta gọi là “dậy thì sớm”. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng “dậy thì sớm” này thường có liên quan tới di truyền của gia đình, không ảnh hưởng tới sức khỏe từ nay về sau. Nhưng cũng có số ít trường hợp là do các khối u của hệ không nội tiết gây ra, như u tuyến yên, khối u tuyến thượng thận và khối u buồng trứng… Những trường hợp này phải kịp thời sớm đến bệnh viện để chữa trị.

                  Hiện nay, có một số nguyên nhân nữa cũng cần phải chú ý, đó là cho trẻ ăn, uống thuốc bổ, các chất bổ quá liều lượng cũng khiến trẻ dậy thì sớm. Những chất bổ này có tác dụng làm thức dậy chức năng giới tính, khiến trẻ dậy thì sớm, người bị nặng còn có thể có những biến đổi về trạng thái và phát sinh các bệnh khác nên các bậc làm cha làm mẹ cần chú ý.

                  ------> healthy books <-------
                  #9
                    Asin 25.06.2004 19:07:16 (permalink)
                    16. Khi nào bắt đầu dậy thì? Cần chú ý những gì trong thời kỳ dậy thì?

                    Thời kỳ dậy thì bắt đầu từ lúc xuất hiện những dấu hiệu dậy thì của tuổi trẻ cho đến khi chức năng sinh dục phát triển đầy đủ nhất, thường trong khoảng từ 11 tuổi, 12 tuổi đến 17, 18 tuổi. Người ta thường lấy việc xuất hiện kinh nguyệt ở thanh niên gái làm cái mốc bước vào thời kỳ dậy thì. Thời kỳ dậy thì là một giai đoạn tiến vọt trong quá trình phát triển của cuộc đời, cũng là giai đoạn cuối cùng của sự phát triển lớn lên. Trong thời kỳ này, cơ thể lớn lên nhanh chóng, bộ máy sinh dục và chức năng giới tính cũng được hoàn thiện dần, tinh thần và tâm lý có những thay đổi tương đối lớn. Giữ được sự khỏe mạnh của cơ thể và tinh thần trong thời kỳ này là mấu chốt quyết định thể trạng, thể chất của cuộc đời con người. Vậy cần chú ý những gì trong giai đoạn dậy thì?

                    1. Cần ăn uống hợp lý: Do cơ thể phát triển nhanh chóng trong giai đoạn dậy thì nên nhu cầu về dinh dưỡng, đặc biệt là nhu cầu về chất albumin và nhiệt lượng tăng lên rất nhiều. Nếu không đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, cho nên về mặt ăn uống, ngoài việc phải ăn nhiều những thức ăn có chứa chất albumin ra còn phải chú ý bổ sung các loại vitamin và chất khoáng, ăn uống đa dạng nhiều chủng loại hợp lý, khắc phục những thói quen không tốt như ăn kiêng, ăn một thức ăn…

                    2. Làm tốt vệ sinh cá nhân: Chính là tạo một thói quen tốt về sinh hoạt cá nhân, sắp xếp hợp lý việc sinh hoạt, công tác và học tập, tham gia các hoạt động luyện tập và giải trí một cách đúng mức, đảm bảo ngủ đủ.

                    3. Khắc phục những trở ngại về tâm lý: Thời kỳ dậy thì là một thời kỳ quá độ quan trọng về phát triển tâm lý, lại là một giai đoạn quan trọng phát triển trí lực, hình thành thế giới quan, cộng với sự gia tăng những hoạt động độc lập trong xã hội nên dễ dàng bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh, tư tưởng thì sôi nổi, tình cảm dễ bị dao động, có lúc khiến tầm nhìn, lúc thì tự cao tự đại, lúc thì bi quan thất vọng, vì thế phải nỗ lực học tập, cần phải quan sát xã hội, tìm hiểu xã hội, xây dựng cho mình một nhân sinh quan đúng đắn, khắc phục những trở ngại về tâm lý, giúp cho bản thân lành mạnh đi đến thời kỳ phát triển chín đủ của con người.

                    4. Hiểu rõ những kiến thức sinh lý bộ máy sinh dục: Trong giai đoạn dậy thì, bộ máy sinh dục có những thay đổi rất lớn, đặc trưng của giới tính cũng ngày càng thể hiện ra một cách rõ nét. Lúc này nên tìm hiểu kỹ càng những vấn đề như giải phẫu và sinh lý của bộ máy sinh dục, xử lý đúng đắn những hiện sinh lý như khí hư, kinh nguyệt xuất hiện trong giai đoạn dậy thì và cả những vấn đề về yêu đương và hôn nhân, để điều hòa sinh hoạt và học tập của bản thân, giúp cho hệ thống sinh dục của bản thân được phát triển khỏe mạnh.

                    Tóm lại, bước vào giai đoạn dậy thì, chỉ cần bạn quan sát kỹ mình thì sẽ nhận thức đúng mình. Trong quá trình nhận thức về bản thân mình nên đặt ra những biện pháp hữu hiệu thì có thể bảo đảm được sự trưởng thành khỏe mạnh của giai đoạn dậy thì.

                    ------> healthy books <-------
                    #10
                      Asin 25.06.2004 19:08:08 (permalink)
                      17.Tâm lý trong giai đoạn dậy thì có những đặc điểm nào?

                      Trong giai đoạn dậy thì, con người có những biến đổi rất lớn cả về phát triển cơ thể hình dáng hay sinh lý, cả về phát triển tinh thần hay tâm lý. Trong thời kỳ này, do cơ thể đang đi dần đến sự phát triển đầy đủ, hoàn thiện và do ảnh hưởng của nội tiết, khiến môi trường bên trong của cơ thể khác hẳn với thời niên thiếu; lại do sự tiếp xúc với xã hội của thanh niên ngày càng nhiều lên, khiến môi trường bên ngoài của cơ thể cũng có những thay đổi rõ rệt. Như vậy, về mặt tinh thần tâm lý của nữ thanh niên trong giai đoạn này có những đặc điểm sau:

                      1. Do sự phát triển đầy đủ của giới tính khiến cho nữ thanh niên cảm thấy e thẹn, rụt rè hoặc luôn luôn lo lắng. Đó là: Khi bước vào thời kỳ dậy thì, do có những thay đổi về cơ thể của bản thân, khá nhiều nữ thanh niên cảm thấy rất không tự nhiên, chẳng hạn lồng ngực nở nang, cặp vú to lớn, béo ra, cặp mông to ra… Đây vốn là vẻ đẹp khỏe mạnh của tuổi thanh xuân, nhưng có một số nữ thanh niên lại vì thế mà cảm thấy ngượng ngùng vì vậy đã bó lưng, thít ngực, thậm chí không muốn mặc quần áo mùa hè, sợ quần áo mỏng làm lộ rõ cơ thể của mình. Còn một số nữ thanh niên khác thì lại phiền não ủ rũ vì cơ thể gầy yếu, lồng ngực phẳng lì, cặp vú chưa phát triển, sợ mình có bệnh, lo không lọt được vào mắt bạn trai…

                      2. Việc xuất hiện của kinh nguyệt và những chứng bệnh có liên quan tới kinh nguyệt đã làm cho tinh thần các nữ thanh niên căng thẳng, hoảng hốt, lo buồn: Bởi khi thấy có kinh nếu không có sự chỉ bảo hướng dẫn trước của người lớn tuổi, các cháu gái lớn sẽ hoang mang không biết làm thế nào. Còn những chứng bệnh có liên quan đến kinh nguyệt, chẳng hạn như chứng căng thẳng trước khi có kinh, chứng thống kinh (đau bụng dữ dội khi hành kinh) và kinh nguyệt không đều… đều là những việc mà những nữ thanh niên chưa hề trải qua, hơn nữa lại xấu hổ không muốn hỏi người khác, bởi thế càng làm cho họ rối loạn trong thời kỳ quá độ đến lúc giới tính được trưởng thành đầy đủ.

                      3. Cảm thấy thần bí trước mối quan hệ của hai giới tính nam và nữ : Do tuyến sinh dục ngày càng phát dục đầy đủ, dưới tác dụng của nội tiết tố oestrogen và hormon nội tiết khác, khiến các cô gái có những thay đổi rất lớn trong nhận thức về giới tính và khác giới tính. Trong thời kỳ này, sức chú ý và hứng thú của các bé gái lớn tuổi lúc ban đầu thường chỉ dành cho bạn cùng giới, sau đó chuyển sang bạn khác giới. Thế nhưng khi đứng trước bạn khác giới, các cô thường cẩn thận, e thẹn rụt rè, có thể có lúc muốn quan sát bạn khác giới học biểu hiện một cái gì đó trước mặt bạn khác giới, do vậy họ luôn sống trong mâu thuẫn giữa lòng kiêu hãnh và ý muốn theo đuổi, giữa sơ và thân. Cùng với sự tăng lên của tuổi tác, thậm chí các cô gái còn có những ham muốn giới tính một cách mông lung. Điều này cũng không có gì là lạ.

                      4. Có tính độc lập và tính không ổn định về tâm lý tinh thần: Cùng với sự trưởng thành về tuổi tác và phạm vi tiếp xúc với người và vật ngày càng rộng lớn, khi đến tuổi dậy thì, các cô gái thường khát khao có tính độc lập nhiều hơn nữa, không thích bố mẹ và ngưòi khác can dự vào việc của mình quá nhiều. Họ rất muốn chi phối tất cả mọi việc, do vậy biểu hiện về tính cách thường có phần cố chấp và bướng bỉnh, hầu như bất cứ việc gì cũng đều muốn tham gia chủ trương của mình vào. Thế nhưng do vẫn chưa độc lập về kinh tế, vẫn phải dựa vào bố mẹ và gia đình, cộng với những hạn chế về kiến thức và sự từng trải, lúng túng trước những khó khăn khi phải đối phó với mọi phức tạp ở xung quanh nên thường xuất hiện tâm lý mâu thuẫn giữa tính độc lập và sự dựa dẫm. Ngoài ra, do sự điều tiết về thần kinh trong giai đoạn dậy thì không được cân bằng, có nhiều mâu thuẫn đan xen nhau về mặt tâm lý tinh thần, do đó có lúc thì tỏ ra quá thừa nhiệt tình mà thiếu sự bình tĩnh, có lúc lại trầm tĩnh kiêu ngạo một cách cô độc không thèm để ý đến người khác; lúc nói lúc cười, thoắt một cái là đã khóc, tâm trạng không đủ vững vàng, thường hay thái quá khi hưng phấn và kiềm chế.

                      5. Thần kinh thực vật chưa ổn định: Do tác dụng điều tiết của thần kinh thực vật chưa được ổn định kiện toàn nên có mặt biểu hiện không được ăn khớp phù hợp với hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, ví dụ như, có cô gái động tác y hệt con trai, mạnh tay mạnh chân. Một mặt khác còn có biểu hiện dễ hoảng hốt, không bình tĩnh khi có việc xảy ra, nói chuyên với người lạ, người khác giới thì đỏ mặt, tim đập thình thịch có lúc có những tình cảm và hành vi khó hiểu không thể kiềm chế được mình.

                      Xuất phát từ những đặc điểm trên, người ta có thể thấy rằng: đặc điểm tâm lý của các cô gái trong giai đoạn dậy thì được bộc lộ ra trên nhiều mặt. Hiểu được những đặc điểm này, các bậc làm cha làm mẹ, thày giáo và toàn xã hội đều phải tập trung quan tâm đến các cháu, có những hướng dẫn đúng đắn, sẽ rất giúp ích cho sự trưởng thành khỏe mạnh về giới tính của nữ thanh niên.

                      -------> healthy books <-------
                      #11
                        Asin 25.06.2004 19:08:57 (permalink)
                        18. Bầu vú dậy thì chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

                        Sự dậy thì của bầu vú bắt đầu đồng thời với sự phát dục của tuyến sinh dục, vì thế nó có quan hệ chặt chẽ với sự điều tiết của các hormon tuyến sinh dục. Đó là:

                        1. Nội tiết tố oestrogen: Tác dụng của loại hormon này là kích thích sự sinh trưởng của mạch dẫn tuyến sữa, đảm bảo cho tuyến sữa bước đầu được phát triển.

                        2. Nội tiết tố progesteron: Tác dụng của nó là kích thích sự sinh trưởng của các màng xốp của tuyến sữa, giúp cho tuyến sữa được phát triển đầy đủ.

                        3. Một số nội tiết tố tuyến yên và chất kích thích do cuống rốn tiết ra. Qua thí nghiệm trên động vật thì người ta thấy rằng, những động vật đã bị cắt bỏ tuyến yên, đã làm cho nội tiết tố oestrogen và nội tiết tố progesteron không có tác dụng giúp cho tuyến sữa phát triển đầy đủ. Thí nghiệm này đã chứng minh rằng, một số nội tiết tố nào đó do tuyến yên tiết ra có tác dụng quan trọng đối với việc phát triển bình thường của tuyến sữa, chẳng hạn như chất sinh ra sữa và hormon sinh trưởng do tuyến yên tiết ra có thể thúc đẩy trực tiếp đối với sự phát triển bình thường của tuyến sữa.

                        Nhìn chung, sự điều tiết bình thường của các nội tiết tố trên là sự đảm bảo quan trọng cho sự phát triển của cặp vú, nếu bị một số bệnh làm rối loạn sự điều tiết của các hormon đó, thì sự phát triển của bầu vú tất sẽ bị ảnh hưởng.

                        19. Chú ý như thế nào đến việc ăn uống và chất dinh dưỡng trong giai đoạn dậy thì?

                        Thời kỳ thanh niên, đặc biệt là từ khoảng 11, 12 tuổi đến 17, 18 tuổi, là thời kỳ đỉnh cao của sự tăng trưởng cơ thể, tất cả đều có những thay đổi ghê gớm từ ngoại hình đến nội tạng, từ các chức năng từ bản thân cơ thể đến phương pháp hoạt động.

                        Vào thời kỳ đó, mọi bộ phận trong cơ thể đều đua nhau phát triển, lớn lên, đi đến hoàn thiện dần, hoạt động của trí não và thể lực căng thẳng, nặng nề và phức tạp, lượng tiêu hao vật chất, dinh dưỡng lớn, đòi hỏi nhiều. Có nghiên cứu cho thấy rằng nhu cầu nhiệt lượng của thanh niên so với người thành niên phải tăng từ 25 đến 50%. Cho nên cần chú ý đến ăn uống và dinh dưỡng trong thời kỳ dậy thì đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt, học tập và công tác, đồng thời cung cấp lượng dự trữ vật chất cho cơ thể đáp ứng cho nhu cầu cơ thể đang lớn lên rất nhanh. Xét về thành phần dinh dưỡng, chất sống albumin là tối quan trọng đối với thanh niên, bởi sự phát triển của các khí quan, sự dự trữ “nguyên liệu”, chủ yếu đều bắt nguồn từ chất sinh dục, khả năng đề kháng bệnh tật và hoạt động của hệ thống thần kinh cao cấp đều có liên quan đến chất sống albumin. Vì thế về mặt ăn uống, phải ăn thêm nhiều trứng, cá, thịt và các loại đậu. Đường là nguồn nhiệt lượng chính, đường có được là do các món ăn chính (cơm, bánh mì…) tạo ra, nhưng một số lương thực phụ ( như ngô, khoai…) của món ăn chính lại mang ít đường hơn so với lương thực chính (là bột mì trắng và gạo…). Vì vậy phải ăn kết hợp cả lương thực phụ với lương thực chính, điều này rất có ích cho việc bổ sung lượng đường cần thiết cho cơ thể.

                        Trong giai đoạn dậy thì, nhu cầu đòi hỏi về vitamin A, D vó vai trò quan trọng đối với việc phát triển bộ xương. Vitamin B, C có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển. Về nhu cầu chất khoáng, lượng can xi, phốt pho, chất sắt mà cơ thể đòi hỏi trong giai đoạn này là lớn nhất. Can xi và phốt pho là nguyên vật liệu tạo xương, sắt là thành phần chủ yếu của tế bào máu. Sự phát triển của cơ bắp, việc tăng dung lượng máu đều cần đến những thức ăn chứa nhiều can xi. Nữ thanh niên mỗi tháng cho một lần hành kinh sẽ mất đi từ 15 đến 30 g sắt, cho nên có thể thấy rằng, việc bổ sung sắt cho cơ thể là vô cùng quan trọng.

                        Bởi vậy, để đảm bảo hấp thu đủ các chất dinh dưỡng này, không những phải chú ý đến chất lượng và chủng loại bữa ăn mà còn phải chú ý đến thói quen vệ sinh của việc ăn uống, không thẻ ăn theo kiểu bữa nhịn, bữa ăn, càng không thể mang thói quen không hay là chỉ ăn một thứ mình thích nếu không sự phát triển cơ thể sẽ bị hạn chế do thiếu một số chất dinh dưỡng nào đó. Cho nên phải ăn được tất cả các loại thức ăn, không được chỉ ăn một loại, các thức ăn ngon cũng không có đủ toàn bộ các chất dinh dưỡng. Rau là loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, hãy nuôi dưỡng thành thói quen thích ăn rau, ăn uống bừa bãi không những không thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng trong thức ăn mà còn dẫn đến bệnh tật. Do đó, phải sắp xếp điều độ ngày 3 bữa ăn vừa đầy đủ lại vừa tiết kiệm thì mới hợp vệ sinh dinh dưỡng. Vào chu kỳ kinh nguyệt, việc tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng lại còn quan trọng hơn, thế nhưng không cần dùng nhiều thuốc bổ. Bởi vì việc ăn uống tốt đã có thể đáp ứng được yêu cầu của cơ thể.

                        Điều cuối cùng vẫn cần nhắc đến, đó là lượng nước cho cơ thể. Nước là chất nuôi dưỡng không thể thiếu được cho cơ thể con người. Thanh niên đang lớn thì 70% trọng lượng cơ thể là do nước tạo thành. Càng trẻ tuổi, cơ thể càng đòi hỏi nhiều nước. Vì thế, uống đủ nước, cũng rất quan trọng đối với việc trưởng thành, bài tiết chất thải của thanh thiếu niên.

                        -------> healthy books <--------
                        #12
                          Asin 30.06.2004 04:02:39 (permalink)
                          20. Kinh nguyệt phát sinh như thế nào?

                          Các cháu gái đến tuổi dậy thì, buồng trứng phát triên rất nhanh.Cứ qua một chu kỳ 28 đến 30 ngày, sẽ có một số trứng, phát triển nhưng thường chỉ có một trứng chín. Nang noãn trứng chín này tiết ra nội tiết tố oestrogen và làm rụng trứng. Nội tiết tố oestrogen có thể kích thích làm dầy màng tử cung. Sau khi rụng trứng, vỏ bên ngoài của nang noãn trứng chín biến thành một vật gọi là “hoàng thể” (tức kích thích tố màu vàng tiết ra từ buồng trứng mỗi lần rụng trứng), đồng thời tiết ra nội tiết tôêstrogen và progesteron. Tác dụng chủ yếu của các loại hormon này là tiếp tục làm dầy niêm mạc tử cung.

                          Nếu trứng đã rụng không gặp tinh trùng, cũng có nghĩa là không thụ thai thì 14 ngày sau “hoàng thể” (tức kích thích tố màu vàng) tự co lại, không tái sản sinh ra nội tiết tố oestrogen và nội tiết tố progesteron nữa, niêm mạc tử cung bèn tự bong ra. Việc bong ra của các niêm mạc tử cung tất sẽ gây ra sự phá vỡ của mạch máu. Lúc đó , những mảnh niêm mạc bị bong ra sẽ chảy ra khỏi âm đạo cùng với máu, đây chính là kinh nguyệt.

                          Sau khi hành kinh, lại có những nang noãn khác phát triển và chín ở buồng trứng, tiếp tục tiét ra nội tiết tố oestrogen và rụng trứng, lại làm dày niêm mạc tử cung nếu trứng rụng không có cơ hội thụ tinh, niêm mạc tử cung lại bị khô héo bong ra và chảy máu, đây là một lần kinh nguyệt. Do quy luật rụng trứng của buồng trứng cứ khoảng một tháng một lần, vì vậy tử cung mỗi tháng một lần chảy máu, cho nên gọi là kinh nguyệt. Tuy vậy, cá biệt có người cứ 3 tháng hay 6 tháng mới thấy kinh một lần, chỉ cần theo đúng chu kỳ thì vẫn bình thường.

                          21. Đặc điểm của kinh nguyệt bình thường là thế nào?

                          Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể con người, trừ thời gian trong khoảng hai, ba năm sau khi bắt đầu có kinh nguyệt, do chức năng của buồng trứng chưa được phát triển hoàn thiện, việc hành kinh vẫn chưa đi vào chu kỳ đều đặn ra thì trong thời gian hai, ba mươi năm từ sau tuổi dậy thì đến trước khi hết kinh, kinh nguyệt tất phải đi theo một quy luật.

                          Vậy thì, kinh nguyệt bình thường cần có những đặc điểm gì? Trước tiên, phải có một chu kỳ kinh nguyệt tương đối ổn định. Cái gọi là “ chu kỳ”, chính là chỉ khoảng thời gian giữa 2 ngày đầu hành kinh của hai lần kinh nguyệt. Phần lớn chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 28 đến 30 ngày, có thể di dịch lên trước hoặc chậm lại mấy ngày. Chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng từ 21 đến 35 ngày, hơn nữa khá cố định, cũng được coi là hiện tượng bình thường. Sau khi kinh nguyệt đã đi vào quy luật, số ngày hành kinh của mỗi lần, tức “ kỳ kinh” cũng khá ổn định, thường từ 3 đến 7 ngày. Nếu chỉ có một hai ngày là sạch hoặc 8, 9 ngày vẫn chưa hết thì là hiện tượng không bình thường. Lượng máu hành kinh là tổng lượng máu chảy ra của kinh nguyệt mỗi tháng, thông thường khoảng từ 50 đến 60 mililít, nhưng rất khó xác định được lượng máu hành kinh mỗi lần. Thường chỉ đoán sơ bộ qua giấy thấm. Nếu một ngày thay từ 3 đến 5 lần giấy lót thì là bình thường. Những ngày hành kinh ra nhiều nhất là ngày thứ 2 và thứ 3. Chất máu kinh nguyệt bình thường cũng có đặc điểm riêng. Do bản thân máu kinh nguyệt là sự lẫn lộn của một số màng tử cung bị bong ra, chất dính của cổ tử cung và các chất tiết ra cửa âm đạo trong máu sạch nên về màu sắc có phần hơi tối, hơi dính và có một số mảnh nhỏ, khó đông thành cục. Nếu máu đỏ tươi và đông thành cục, đó là hiện tượng không bình thường. Trong thời gian hành kinh, thường không có gì khác biệt lắm, phần lớn là có mỏi lưng một chút, bụng dưới hơi căng hoặc cương đau ngực, táo bón, đau đầu… vào trước kỳ kinh hoặc sau kỳ kinh, nhưng không gây ảnh hưởng đến công tác và học tập hàng ngày.

                          -----> healthy books <-----
                          #13
                            Asin 30.06.2004 04:03:58 (permalink)
                            22. Nên chú ý gì trong kỳ kinh nguyệt?

                            Từ lúc bắt đầu thời kỳ dậy thì, việc có kinh nguyệt là hiện tượng bình thường của phụ nữ. Thế nhưng, cơ thể có biết bao nhiêu thay đổi, chẳng hạn như sự hưng phấn của đại não bị giảm đi, vì thế dễ mệt mỏi rã rời, không những thế sức đề kháng bệnh tật của cơ thể cũng bị giảm sút nên dễ bị cảm mạo phong hàn và mắc một số bệnh khác. Đồng thời, một số khả năng phòng chống nào đó của bộ máy sinh dục tạm thời bị phá hoại, ví dụ như việc bong niêm mạc tử cung tạo nên diện sát thương, chất dính diệt khuẩn có tính a xít trong âm đạo bị máu hành kinh xối loãng đi, cửa tử cung lại hơi hé mở, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào. Nếu không chú ý giữ gìn khi hành kinh, rất có thể mắc các bệnh kinh nguyệt hoặc viêm bộ phận sinh dục, thậm chí còn bị nhiễm mang tính toàn thân, vì vậy cần chú ý điều dưỡng giữ gìn khi hành kinh.

                            Cần chú ý mấy điểm sau:

                            1. Chú ý vệ sinh khi hành kinh: Trước tiên, băng giấy vệ sinh và băng lót phải sạch sẽ. Băng giấy vệ sinh bán trên thị trường đều đã được khử trùng, có thể mua về dùng nhưng phải chú ý thay thường xuyên. Sau một lần dùng băng lót hành kinh, phải giặt sạch sẽ, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, sau đó cất giữ cẩn thận. Ngoài ra, phải giữ sạch âm hộ, tốt nhất là dùng nước ấm rửa sạch âm hộ sau mỗi lần thay băng vệ sinh, nhưng chớ ngâm cửa mình vào trong chậu, để tránh nước bẩn vào trong âm đạo. Trong kỳ kinh nguyệt còn phải cấm sinh hoạt giới tính, tắm bồn và bơi lội.

                            2. Giữ tâm trạng vui vẻ: Bởi vì não và thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều tiết kinh nguyệt, cho nên cần chú ý giữ được trạng thái tinh thần thật tốt trong kỳ kinh nguyệt , giữ cho tâm trạng vui vẻ, lạc quan và ổn định, tránh bị xáo động và căng thẳng quá độ nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng điều tiết của lớp vỏ đại não, khiến kinh nguyệt không đều.

                            3. Chú ý giữ gìn cho ấm: Việc giữ ấm khi đang hành kinh, nhất là giữ ấm cho nửa dưới của cơ thể là điều quan trọng. Tránh tắm, rửa chân, gội đầu… bằng nước lã, bởi vì sự tác động của sự quá lạnh sẽ làm cho các huyết quản trong tử cung co lại, có thể khiến cho lượng máu hành kinh xuất ra ít đi hoặc đột ngột tắt đi, đồng thời cũng dễ bị cảm.

                            4. Lao động thích hợp: Cần chú ý nghỉ ngơi và đảm bảo ngủ đầy đủ trong kỳ kinh nhưng lao động vừa phải. Bởi vì, công tác và các hoạt động ngoài cơ thể mà được tham gia một cách thích hợp, có thể làm tăng sự tuần hoàn của máu trong khoang chậu, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng như mỏi thắt lưng, đau lưng… Thế nhưng các công việc lao động chân tay quá nặng nề sẽ dẫn đến tình trạng máu hành kinh ra quá nhiều hoặc ra dầm dề không ngớt.

                            5. Điều chỉnh bữa ăn: Khi đang hành kinh, phải ăn những món ăn đảm bảo độ tươi, giàu dinh dưỡng mà dễ tiêu hóa, để giúp ích cho việc bổ sung chất dinh dưỡng; nếu ăn nhiều rau, uống nhiều nước sôi, để giữ cho đại tiện dễ dàng, giảm bớt lượng máu đầy trong khoang bụng, nhưng phải tránh ăn quá nhiều các thức ăn có tính chất kích thích như cay… để tránh làm cho kinh ra không đều hoặc phát sinh một số bệnh khác.

                            ------> healthy books <------
                            #14
                              Asin 01.07.2004 01:17:50 (permalink)
                              23. Lần hành kinh đầu tiên xảy ra vào lúc nào? Hành kinh sớm hay muộn có quan hệ gì tới sức khỏe?

                              Phụ nữ thường bắt đầu hành kinh vào độ tuổi từ 13 đến 16 tuổi, nhưng cũng có người hành kinh sớm ở độ tuổi 11 đến 12, có người thì mãi đến 16 hoặc 17 tuổi mới có kinh. Nhìn chung, người ta thấy rằng, bắt đầu hành kinh ở độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi đều nằm trong trạng thái bình thường.

                              Việc có kinh lần đầu tiên ở độ tuổi sớm hay muộn đều chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Nó không những có liên quan tới khả năng kinh tế, tình trạng dinh dưỡng, đồng thời còn chịu ảnh hưởng của khí hậu, sức khỏe. Chẳng hạn như người sống ở xứ lạnh sẽ có kinh chậm hơn người sống ở xứ nóng. Người có sức khỏe thì thấy kinh đúng độ tuổi. Người có thể chất yếu, dinh dưỡng kém, mắc bệnh mãn tính hoặc tâm trạng hay u uất đều có kinh muộn. Các cô gái nông thôn thấy kinh lần đầu tiên ở độ tuổi muộn hơn tuổi của các cô gái ở thành phố một chút. Mẹ có kinh sớm thường thì con gái cũng có kinh sớm, điều này đủ chứng minh rằng tuổi có kinh lần đầu tiên cũng liên quan tới cả di truyền.

                              Những điều đã nêu ở trên, trừ những người có bệnh và dinh dưỡng không tốt ra còn đều thuộc loại bình thường, không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của cơ thể. Nếu thấy kinh quá sớm hoặc quá muộn, chẳng hạn như bé gái thấy kinh trước 8 tuổi hoặc 18 tuổi rồi mà vẫn chưa có kinh lần đầu tiên thì tuyệt đại đa số những trường hợp đó đều không bình thường, cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra, xử lý thích đáng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

                              14. Nên giữ gìn sức khỏe như thế nào trong lần có kinh đầu tiên?

                              Lần có kinh đầu tiên là dấu hiệu báo cho thiếu nữ bước vào thời kỳ dậy thì. Do sự điều tiết của các hormon tuyến sinh dục trong cơ thể, đã dẫn đến một loạt thay đổi về sinh lý cơ thể. Để giữ gìn sức khỏe vệ sinh trong giai đoạn này phải chú ý đến việc giáo dục vệ sinh sinh lý giai đoạn dậy thì trước. Sau khi các cháu bước vào thời kỳ dậy thì, người mẹ và các thầy cô giáo trong nhà trường nên kịp thời truyền thụ các kiến thức vệ sinh sinh lý cho các cháu, giúp chúng có một nhận thức đúng đắn về kinh nguyệt, đồng thời học cách xử lý đúng.

                              Nếu dùng băng lót vải màn thì phải chú ý giặt sạch phơi nắng, nếu dùng băng giấy vệ sinh thì phải thay thường xuyên. Nếu mỏi lưng thì dùng túi cát ấp vào thắt lưng. Nếu cương đầy bụng dưới thì uống nước gừng đường, để tránh tình trạng do thấy máu hành kinh ra đột ngột mà có những lo lắng sợ hãi không cần thiết, ảnh hưởng đến tâm trạng tinh thần, thậm chí còn làm cho kinh nguyệt mất bình thường, dẫn đến mắc bệnh kinh nguyệt.

                              Hai là phải tránh những thói quen không hay ở thời kỳ dậy thì, do bộ máy sinh dục dần dần được hoàn thiện, bắt đầu có những rung động về giới tính, lúc này thường hay xảy ra tật “thủ dâm” (tức dùng tay kích thích bộ phận sinh dục), mới đầu tuy phần lớn đều là ngẫu nhiên, không có nguy hại lớn đến cơ thể, nhưng nếu tạo thành thói quen xấu sẽ khiến cho đại não ở trong trạng thái hưng phấn cao độ, mãi như vậy, đại não sẽ cũng có xu hướng muốn nghỉ ngơi, mệt mỏi, thậm chí suy yếu do hưng phấn quá độ. Lúc này, con người cảm thấy tinh thần ủ rũ, buồn bã, trí nhớ kém, đầu nặng nề, choáng váng, tối mất ngủ, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, công tác và học tập.

                              Vậy nên người mẹ và các cô giáo phải kịp thời giảng giải cho các cháu hiểu một số kiến thức có liên quan tới giới tính, hiểu rõ sự nguy hại của việc “thủ dâm”, tích cực tham gia vào các hoạt động xã giao nam nữ bình thường, tạo cho mình hứng thú, sự ham thích và nghỉ ngơi đúng giờ giấc, ra sức rèn luyện thân thể, không nên xem tiểu thuyết rẻ tiền và phim tình dục, xây dựng quan niệm yêu đương và quan niệm đạo đức đúng đắn thì sẽ giúp các cháu tránh được có những thói quen xấu.

                              ------> healthy books <--------
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 6 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 79 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9