400 câu hỏi nữ giới cần biết
Thay đổi trang: << < 456 | Trang 6 của 6 trang, bài viết từ 76 đến 79 trên tổng số 79 bài trong đề mục
Asin 21.11.2004 16:01:06 (permalink)
187. Vì sao sữa lại tiết ra ít đi? Làm thế nào chữa được?

Nhìn chung mà nói, người mẹ khỏe mạnh thường đủ sữa nuôi trẻ nhưng có một số phụ nữ không đủ sữa hoặc quá ít, không đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến sữa ít đi.

Có nguyên nhân là do dinh dưỡng không tốt, có nguyên nhân là do người mẹ mắc bệnh mạn tính. Có một số người do tinh thần quá căng thẳng, tâm trạng không tốt và phương pháp cho bú không đúng, cũng khiến sữa ít đi. Cũng có một số người do đầu vú tụt sâu vào, đầu vú bị nứt, sữa tích đọng lại trong đầu vú v.v…

Sữa ít, trước tiên phải cố gắng ngủ cho đầy đủ và tâm trạng vui vẻ, nhất thiết không được quá lo lắng tức giận. Nếu chán ăn nên chữa trị ngay bởi vì chỉ có một cơ thể khỏe mạnh, mới có thể có nhiều sữa, đồng thời phải cho ăn nhiều chất, dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ. Trong mấy ngày đầu sau khi đẻ, ngoài một ngày ăn ba bữa, mỗi ngày còn phải húp từ 2-3 lần các loại nước canh đủ các chất bổ, chẳng hạn như canh cá, canh xương, canh nước gà, canh trứng gà đường đỏ v.v…Hơn nữa, chính là phải kiên trì uống sữa, để trẻ bú, có thể làm tăng sự kích thích tiết ra sữa. Khi người mẹ uống sữa, trước tiên phải vắt sạch sữa ở một bên vú, rồi cho trẻ bú bên kia.

Ngoài ra còn phải sắc uống thuốc Đông y gồm các vị sau: Sơn giám 10 g, cây vẩy ốc 10 g, đương quy 15 g, mỗi ngày sắc uống 1 thang. Hoặc nấu cháo móng giò với thông thảo, mỗi ngày 2 chiếc móng giò, thông thảo 15 g, nấu nhừ cho sản phụ ăn, ăn liền trong mấy ngày, mới có thể làm tăng thêm lượng sữa tiết ra. Nếu ít sữa do có bệnh ở vú thì phải tích cực chữa trị bệnh khỏi thì sữa cũng nhiều lên.

188. Cai sữa như thế nào?

Sau khi đẻ, vì một nguyên nhân nào đó không được cho trẻ bú sữa mẹ hoặc muốn cai sữa khi trẻ đã được 1 tuổi hoặc tuổi rưỡi, có thể chọn trong những cách sau để làm cho sữa hết đi:

1. Trước khi sữa tiết ra còn chưa nhiều, có thể uống ethylene fenol estrogen từ 3-5 mg mỗi ngày 2 lần, uống liền 5 ngày.

2. Uống 10 gam xêtôn methylene testosteron mỗi ngày 2 lần, ngậm dưới lưỡi, ngậm liền 5 ngày.

3. Uống 200 mg Vitamin B6, mỗi ngày uống 3 lần, uống trong 1 ngày. Sau đó uống 100mg B6, mỗi ngày 3 lần, uống lên tục trong 7 ngày.

4. Cô khô mạch nha sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang 60 gam mạch nha, sắc uống liền trong 3 ngày.

Đồng thời với việc áp dụng các biện pháp trên, cần phải kết hợp mặc áo lót, thít chặt vào, ép chặt vào vú, hạn chế uống nước, mấy ngày sau sữa sẽ rút đi.

Trong quá trình sữa rút đi, nếu bầu vú cương đau, có thể dùng sulfat natri ngâm nước vào trong túi vải, chườm vào từng chỗ ở bên ngoài. Nếu bầu vú đọng sữa kết cứng lại, có thể dùng đá lạnh để chườm, vừa hết đau, vừa tan cục.

189. Chữa bệnh tê và đau chân tay sau khi đẻ như thế nào?

Rất nhiều phụ nữ sau khi sinh con xong thường cảm thấy chân tay bị tê cứng. Phần lớn những trường hợp này đều do thể chất khá suy yếu sau khi đẻ, khí huyết không đủ, lại bị nhiễm lạnh mà thành.khi thấy xuất hiện những triệu chứng này, có thể áp dụng mấy biện pháp chữa trị sau tùy theo vị trí và mức độ tê đau.

1. Bấm huyệt Tí tùng: Nếu cánh tay bị tê cứng, có thể bấm huyệt Tí tùng (bấm vào giáp chỗ lõm trên xương quai xanh về phía trên một đốt ngón tay), nếu cánh tay trái bị tê thì dùng ngón cái tay phải bấm, nếu cánh tay phải bị tê thì dùng ngón cái tay trái bấm vào huyệt Tí tùng, còn bốn ngón khác đặt lên vai, lấy ngón tay bấm nhẹ, cách bấm có thể từ bấm nhẹ đến mạnh. Nếu có chuyển biến tốt thì có thể có cảm giác tê truyền vào đầu ngón tay.

2. Xoa bóp các huyệt Túc Tam lý, Tam âm giao: Nếu chân bị tê cứng, có thể dùng ngón tay cái bấm nhẹ vào chỗ huyệt Túc Tam lý (dưới mắt đầu gối khoảng 3 đốt ngón tay), bấm vào huyệt Tam âm giao (ở trên mắt cá chân phía trong khoảng 3 đốt ngón tay), khi bấm cũng phải bấm từ nhẹ đến mạnh, mỗi lần bấm từ 3-5 phút.

3. Uống thuốc Đông y bổ huyết lưu thông kinh lạc trừ phong: Nếu bị đau khớp sau khi đẻ, có thể cắt bài thuốc Đông y dưỡng huyết trừ phong giảm đau gồm các vị thuốc như: Xuyên khung 10 g, Đương quy 10 g, Đỗ trọng 15 g, Xuyên đoạn 10 g, Ngưu tất 10 g, Phòng phong 10 g, Độc hoạt 5 g cho vào sắc lấy nước uống, pha uống với đường đỏ, mỗi ngày một thang, tương đối hiệu quả. Cơ thể bị tiêu hao quá nhiều, cũng có thể làm cho bắp chân bị rút co lại, chân tay đau đớn. Trường hợp này có thể uống thêm viên canxi, mỗi ngày uống từ 1-2 lần, mỗi lần uống từ 1-2 viên, đồng thời uống thêm cả viên dầu cá, mỗi ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống từ 1-2 viên. Ăn thêm nhiều các thức ăn có chưa nhiều canxi như mộc nhĩ, nấm hương, thịt nạc, gan cá, cũng rất tốt…

Chương 7: Tuổi mãn kinh

190. Vì sao phụ nữ trong tuổi mãn kinh lại “phát phúc”? Điều hòa chữa trị như thế nào?

Phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh cơ thể dần dần béo ra, thậmchí bước đi cũng bệ vệ, chậm chạp, người ta thường gọi là “phát phúc”. Đó là vì sao vậy? Thì ra, khi phụ nữ bướcvào tuổi mãn kinh, chức năng buồng trứng bị yếu đi, nội tiết tố oestrogen được tiết ra ít đi, sự trao đổi chất trong cơ thể và nội tiết có sự biến đổi rõ rệt, trong đó tính thay thế của chứng năng màng tuyến thượng thận hoạt động quá mức bình thường, hormon ghico corticoid được tiết ra nhiều hơn làm tăng sự hấp thu và tích trữ chất béo lại. Một lượng lớn chất béo được tích lại ở cổ, vai, bụng, mông và cánh tay, khiến con người béo ra. Hơn nữa, các hệ thống khí quan, bộ phận trong cơ thể, tế bào, của phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh đều có xu hướng suy thoái dần, sự trao đổi chất diễn ra chậm chạp, lượng tiêu hao ít, khiến lượng hấp thụ vào lớn hơn lượng thải ra, lượng hợp thành lớn hơn lượng phân giải đi, năng lượng quá nhiều được tích lại dưới hình thức mỡ, cũng dễ làm cho con người ta phát phì. Ngoài ra, tư tưởng, tính cách của phụ nữ tuổi mãn kinh đều thiên về ổn định, lượng hoạt động giảm đi hoặc có khuynh hướng di truyền theo dòng họ nên đến tuổi mãn kinh phần lớn đều phát phì. Đương nhiên, nếu mắc một số bệnh về nội tiết như suy giảm chức năng tuyến giáp trạng, chứng béo do tuyến yên v.v…hoặc uống một số thuốc nào đó, cũng có thể gây béo. Đây là những trường hợp béo dị thường.

Có phải là béo không? Điều này có tiêu chuẩn nhất định. Công thức thường dùng hiện nay là: lấy chiều cao cơ thể (tính bằng cm) trừ đi 105 (hoặc-100) thì = trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn (tính bằng kg).Người bình thường được phép xê dịch trong khoảng trên dưới < 145> 10%. Thông thường nếu vượt quá trọng lượng chuẩn của cơ thể từ 20~34% thì là béo nhẹ, nếu vượt quá 35~49% thì là béo tương đối, nếu vượt quá trọng lượng cơ thể chuẩn trên 50% thì là béo ghê gớm. Hiện nay cách nhìn chung đều cho vượt quá trọng lượng cơ thể chuẩn 10% là béo. Con người béo lên có thể làm cho sức đề kháng giảm, khả năng miễn dịch kém, dễ mắc bệnh, hoàn toàn bất lợi đối với những phụ nữ bước vào tuổi trung niên, vì thế tất phải tích cực điều trị. Phương pháp điều trị là:

Thứ nhất phải hạn chế ăn uống, tạo thành chế độ ăn uống thật tốt, tức là trong điều kiện hạn chế ăn uống, giảm bớt sự hấp thụ các chất béo và chất đường, tăng các chất có độ xơ cao, để hạ thấp giảm bớt độ béo; Về thói quen ăn uống nên ăn muối nhạt, cấm uống cà phê, chè đặc, rượu, ăn nhiều hoa quả.

Thứ hai, phải kiên trì rèn luyện cơ thể và lao động chân tay một cách thích hợp. Các động tác luyện tập có thể tập từ động tác đơn giản đến động tác phức tạp, tư dễ đến khó, lượng vận động nên bắt đầu từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn, cường độ tập vừa phải sao cho cơ thể không bị mệt mỏi và bảo đảm cho tim không được đập quá 120 lần/phút là thích hợp nhất. Việc rèn luyện cơ thể và lao động chân tay có thể giúp cho cơ thể giảm bớt được mỡ, giảm được béo phì. Nếu khó kiềm chế được mình trong việc ăn uống, có cách hạn chế ăn uống hoặc sau khi đã kiêng khem mà không có hiệu quả thì phải mời bác sĩ giúp kê đơn, kê thuốc điều trị, châm cứu hoặc xoa bóp để đạt được mục đích giảm béo, giảm bớt những hậu quả xấu do bệnh béo gây ra.
#76
    Asin 21.11.2004 16:23:51 (permalink)
    191. Phụ nữ tuổi mãn kinh thường mắc những bệnh gì?

    Phụ nữ ở tuổi mãn kinh, do chức năng buồng trứng dần dần suy thoái, chức năng nội tiết cũng theo đó mà bị rối loạn, vì thế dường như bất cứ một phụ nữ nào đều khó tránh khỏi hội chứng thời kỳ mãn kinh, chỉ là nặng nhẹ khác nhau mà thôi. Kinh nguyệt rối loạn, chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu,thời gian cách quãng giữa các chu kỳ có thể không theo một quyluật nào. Đây là một trong những điều phiền phức lớn nhất của thời kỳ mãn kinh.

    Có một loại bệnh khác mà tỷ lệ phát bệnh khá cao, đó chính là căn bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung, ung thư thân tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến vú, phần lớn tập trung phát bệnh ở tuổi mãn kinh và tuổi già bệnh nặng thì đe doạ đến tính mạng và sức khỏe của người phụ nữ.

    Thường không hay thấy các bệnh viêm ở tuổi mãn kinh, nhưng bệnh viêm âm đạo ở tuổi già lại rất hay gặp. Căn bệnh này phát sinh là do, nội tiết tố oestrogen bị ít đi, dinh dưỡng của lớp biểu mô trên bề mặt âm đạo kém nên vi khuẩn dễ dàng sinh sôi phát triển mà gây nên bệnh. Không những âm hộ bị ngứa mà thành âm đạo bị xuất huyết và đó cũng là một loại nguyên nhân gây chảy máu sau khi tắt kinh. Cùng với sự teo tóp của bộ máy sinh dục, dây chằng của các bộ phận nhão ra, tử cung sa xuống, thành trước và thành sau của âm đạo phình ra, mất khả năng kiềm chế đi tiểu…cũng là những bệnh hay thấy ở tuổi mãn kinh.

    192. Có phải bị váng đầu, đau đầu ở tuổi mãn kinh là do mọc cái gì trong não chăng?

    Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh cảm thấy bị đau đầu, váng đầu, đầu cổ căng lên hừng hực, tai ù mắt hoa v.v… nếu không bị buồn nôn, nôn mửa hoặc mắt bị mờ đi thì phần lớn là do chức năng co bóp của mạch máu, bị cản trở mà dẫn đến, có thể không phải có cái gì mọc trong đầu. Thế nhưng, khi thấy các tình trạng sau thì phải kiểm tra ngay. Đó là:

    1. Đau đầu: Đầu đau ngày một nặng thêm rồi biến thành đau liên tục, đau tương đối dữ dội vào ban đêm và sáng sớm; khi ho, rặn đi ngoài v.v… có thể bị đau hơn.

    2. Nôn mửa: Nôn mửa xảy ra khi đau đầu dữ dội, thường nôn ộc ra, không có liên quan gì đến cơm ăn.

    3. Thị lực: Thị lực bị suy giảm, nhìn mọi cái thấy lơ mơ hoặc hai hình mà lại không bị tổn thương bên ngoài đầu, không bị các bệnh như viêm nhiễm, kết hạch trong đầu, ký sinh trùng trong đầu v.v…

    Khi thấy xuất hiện các triệu chứng này, cần phải chú ý xem có phải trong óc đang có cái gì đó, đang lớn dần lên không. Thông thường mà nói khi bị đau đầu, nôn mửa, thị lực suy giảm hoặc bị đau đầu, buồn nôn, nôn mửa mà không bị bệnh đau dạ dày hoặc không rõ nguyên nhân bỗng nhiên bị tắt kinh cộng với thị lực suy giảm thì phần lớn đều do có khối u trong óc gây ra nên đến bệnh viện khám mà điều trị ngay, khi cần có thể điện não đồ và chụp phim để kiểm tra.

    193. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh bị mất ngủ suy giảm trí nhớ có phải là đều bị suy nhược thần kinh không?

    Những phụ nữ bị mất ngủ, suy giảm trí nhớ ở độ tuổi mãn kinh, có người thuộc dạng suy nhược thần kinh, có người thì là do rối loạn chức năng nội tiết ở độ tuổi mãn kinh mà dẫn đến tình trạng đó.

    Những phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, do chức năng buồng trứng suy giảm, chức nội tiết trong cơ thể rối loạn, có thể hay bị các chứng bệnh về thần kinh tinh thần, chẳng hạn như mất ngủ hay mộng mị, giật mình tỉnh giấc, váng đầu, đau đầu, thần kinh mệt mỏi, hay ngáp, tâm trạng thất thường…rất giống với suy nhược thần kinh nên dễ bị chuẩn đoán sai.

    Nhưng phân biệt kỹ, hai trạng thái này có nhiều điểm khác nhau. Trước tiên, chúng khác nhau về nguyên nhân gây bệnh. Trạng thái thần kinh, tinh thần của người ở tuổi mãn kinh là do nội tiết mất điều hòa gây ra, qua một thời gian cùng với sự tự điều tiết thích ứng của cơ thể hoặc điều trị bằng cách dùng viên nội tiết tố oestrogen thay thế thì những trạng thái này có thể biến hóa mất. Còn bệnh suy nhược thần kinh là do bị quá căng thẳng thần kinh lâu dài, khiến chức năng hưng phấn và kiềm chế của não bị rối loạn dẫn đến hoạt động tinh thần bị ảnh hưởng, biểu hiện là dễ hưng phấn và mệt mỏi quá độ. Nếu ra khỏi môi trường căng thẳng, điều trị hỗ trợ thích hợp, giúp cho chức năng hưng phấn, kiềm chế của đại não trở lại cân bằng, điều hòa,tình trạng suy nhược thần kinh sẽ hết còn điều trị bằng viên nội tiết tố oestrogen thì khó chuyển được bệnh.

    Thế nữa, về biểu hiện chứng bệnhcũng có sự khác nhau. Về suy nhược thần kinh, ngoài biểu hiện quá mẫn cảm, dễ mệt mỏi và mất ngủ ra còn có biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật, chẳng hạn như tim đập quá nhanh, huyết áp có lúc quá cao có lúc quá thấp, ra nhiều mồ hôi, chán ăn, táo bón hoặc đi tả, đi đái nhiều, kinh nguyệt không điều hòa, gầy mòn v.v… nhưng không có cảm giác “bốc nóng” ở tuổi mãn kinh.

    Thứ ba, những người suy nhược thần kinh hay bị bệnh đa nghi và lo lắng nhưng qua giáo dục tâm lý phần lớn đều có thay đổi rõ rệt còn trạng thái thần kinh tinh thần của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh không thể chữa trị bằng tâm lý mà khỏi, đây là điểm không giống nhau của hai loại bệnh đã nêu ở trên. Vì thế, khi bị mất ngủ, giảm trí nhớ trong độ tuổi mãn kinh, không nên cho rằng tất cả đều là suy nhược thần kinh.

    194. Chứng u uất ở độ tuổi mãn kinh là chứng bệnh gì? Khắc phục như thế nào?

    Trước tiên cần khẳng định, chứng u uất ở tuổi mãn kinh không phải là căn bệnh thần kinh khiến con người lo lắng mà đó là chứng lấy trạng thái tinh thần riêng. Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, do bị mất điều hòa trên các mặt như nội tiết, trao đổi chất, tinh thần bị tổn thương, bị ảnh hưởng bởi các nhân tố, hoàn cảnh không tốt, kể cả những người vốn có khí chất như người u uất, thường là những nguyên nhân quan trọng gây nên chứng u uất.

    Chứng u uất ở độ tuổi mãn kinh thường hay được thể hiện qua các triệu chứng báo trước như mệt mỏi không còn sức, mất ngủ, đau đầu, chán ăn, khả năng biểu đạt tư duy theo hướng trầm lặng đi v.v…sau đó dần dần xuất hiện những chứng trạng rõ rệt như lo nghĩ, sầu muộn, đa nghi v.v…Nếu luôn luôn buồn khổ lo nghĩ mà làm lung tung một cách vô ý thức khó tập trung sức chú ý, hiện tượng suy nghĩ khó khăn, mất hứng thú với tất cả tâm trạng suy sụp, bi quan thất vọng, nếu sức khỏe gặp chuyện không hay hoặc thất bại nhiều lần trong sự nghiệp, càng dễ tạo thành tâm trạng sầu muộn uất ức nặng nề; thần kinh quá mẫn cảm, đa nghi hay lo lắng, thường sa vào tâm trạng phiền muộn và lo sợ.

    Không nên căng thẳng về tư tưởng khi bị chứng u uất ở độ tuổi mãn kinh, bởi vì đây là sự bất thường về tinh thần của một thời kỳ tạm mất điều hòa sinh lý trong cuộc đời người phụ nữ, đợi cơ thể trải qua sự điều chỉnh, dần dần thích ứng và xây dựng được trạng thái cân bằng mới thì tất cả mọi chứng bệnh về tinh thần đó sẽ dần dần giảm bớt và mất đi.

    Vì thế, hãy giữ lấy tâm trạng lạc quan thoải mái, coi trọng sự khỏe mạnh về tâm lý và tư tưởng để tự điều chỉnh mình, cố gắng vượt qua mọi ảnh hưởng không tốt có tác dụng kích thích không hay đối với tâm lý. Nếu bạn bè thân hữu tăng cường an ủi và hướng dẫn, chứng u uất ở độ tuổi mãn kinh là có thể khắc phục được. Nếu triệu chứng tương đối nặng còn có thể uống các loại vitamin.

    #77
      Asin 21.11.2004 16:30:41 (permalink)
      195. Thế nào là hội chứng tuổi mãn kinh?

      Có một số phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, do chức năng buồng trứng suy thoái, nội tiết mất điều hòa, cơ thể đang ở trong giai đoạn điều chỉnh nhưng tạm thời vẫn chưa điều chỉnh được trạng thái cân bằng vè nội tiết mà có một số triệu chứng và đặc trưng cơ thể, được coi là hội chứng tuổi mãn kinh.

      Triệu chứng của hội chứng tuổi mãn kinh rất phức tạp, quy nạp lại chủ yếu thể hiện trên mấy triệu chứng sau:

      1. Sự thay đổi về kinh nguyệt.

      Sự thay đổi về kinh nguyệt hay xảy ra nhất ở độ tuổi mãn kinh là chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, kỳ kinh ngắn, lượng kinh ít dần, dần dần dẫn đến không còn kinh nguyệt rồi tắt hẳn hoặc biểu hiện là chu kỳ kinh nguyệt lung tung hoặc ra trước hoặc ra sau, kỳ kinh kéo dài, thường dầm dề, không sạch, có lúc có thể kinh nguyệt ra quá nhiều thậm chí ra ồ ạt, sau đó dần dần mất hẳn. Thế nhưng cũng có một số người, kinh nguyệt thay đổi là ngừng hẳn,sau đó không thấy hành kinh nữa nhưng những trường hợp này tương đối hiếm.

      2. Bốc nóng lên đầu, lên mặt.

      Triệu chứng này hay xảy ra nhất, thường đột nhiên cảm thấy có một luồng khí nóng xộc lên, khiến ngực, cổ nóng bừng. Đồng thời với việc bốc nóng lên đầu, lên mặt, có người đổ mồ hôi ngay, có người sau đó mới ra mồ hôi, sau khi đổ mồ hôi lại cảm thấy sợ lạnh. Triệu chứng này hay xảy ra sau bữa ăn, khi hoạt động hoặc đắp chăn quá nhiều, thường hay thấy xảy ravào buổi chiều, lúc hoàng hôn hoặc buổi tối. Số lần xảy ra, thời gian liên tục và mức độ tùy thuộc vào từng người, có người chỉ thỉnh thoảng xảy ra, thời gian rất ngắn. Có người một ngày xảy ra mấy lần, thời gian kéo dài từ mấy giây đến mấy phút, nặng thì xảy ra liên tục, mỗi ngày có thể xảy ra từ 30~ 50 lần, thời gian có thể kéo dài từ 10~15 phút, vì thế ảnh hưởng đến công tác và giấc ngủ.

      3. Cao huyết áp.

      Đặc điểm của huyết áp lên cao thường là áp suất tâm thu và áp suất tâm trương lên cao, độ dao động khá lớn. Huyết áp lên cao trong lúc bốc nóng lên đầu, lên mặt đó là chức năng co giãn của mạch máu bị cản trở gây ra.

      4. Tâm trạng hốt hoảng, tim đập từng trận quá nhanh hoặc quá chậm.

      Những bệnh nhân mắc hội chứng tuổi mãn kinh thường cảm thấy tâm trạng hốt hoảng, tim đập dồn từng trận, cứ như ăn trộm của ai đó một vật gì nên lo sợ không yên, kiểm tra mạch đập của mình thì thấy mạch đập rất nhanh giống như bị phát bệnh về động mạch tim, nhưng uống thuốc lại không khỏi.

      5. Các triệu chứng về thần kinh, tinh thần.

      Tinh thần lo lắng, uất ức, dễ kích động, mất ngủ, khi bị nặng còn có triệu chứng vui giận thất thường, hay nổi xung.

      6. Bị cản trở về cảm giác hoặc có điều gì khác thường.

      Biểu hiện chủ yếu là cảm giác của da quá mẫn cảm hoặc suy giảm, thể hiện ra ở chỗ cảm thấy đau tăng lên hoặc giảm đi trước những phản ứng kích thích đau, có lúc ngón tay, ngón chân bị tê cứng hoặc có lúc có cảm giác ngứa rát, cảm giác sâu bò, có lúc cảm thấy ngứa cả ở âm hộ, ở hàm trên. Có phụ nữ còn cảm thấy trong cổ họng như có vật gì khác lạ, khạc không ra, nuốt không trôi xuống, có người cảm thấy có mùi hôi, vị giác khác đi và chóng mặt, cơ thể mất đi cảm giác cân bằng, ham muốn tình dục và chức năng giới tính bị giảm sút, thậm chí còn bị đau khớp do nội tiết tố oestrogen bị suy giảm, gây nên béo phì do mỡ được tích lại, bụng đầy hơi và táo bón, bị phù thũng do nội tiết thay đổi v.v…

      Thế nhưng vẫn phải nhấn mạnh rằng, những triệu chứng nêu trên tuy là những biểu hiện khác nhau của hội chứng tuổi mãn kinh nhưng những triệu chứng này lại không phải chỉ riêng của hội chứng tuổi mãn kinh. Cho nên phàm là những bệnh nhân có những triệu chứng tương tự, nhất định phải đến bệnh viện khám, để loại ra những biến chứng của các bệnh khác.

      196. Phòng chống hội chứng tuổi mãn kinh như thế nào?

      Hội chứng tuổi mãn kinh là một loại phản ứng chức năng, sinh lý bị rối loạn do sự thay đổi của nội tiết gây ra, có khoảng 10-15% số người ở độ tuổi này có triệu chứng rõ hẳn còn có thể gây ảnh hưởng cho công tác và đời sống. Vì thế việc tích cực phòng, chống chứng bệnh này là điều rất quan trọng đối với việc giữ sức khỏe cho phụ nữ.

      Trước tiên, những phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh phải đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe cơ thể, nếu cơ thể suy nhược, phải tích cực bồi bổ ngay. Nếu cơ thể quá béo phải hạn chế ăn ít cơm, ăn ít chất béo, chú ý rèn luyện cơ thể cũng là một biện pháp tốt tránh xảy ra hội chứng tuổi mãn kinh. Bởi vì việc luyện tập thể dục thích đáng, chẳng hạn như đi bộ, chạy chậm, tập Thái cực quyền, đánh cầu lông, tập thể dục v.v… có thể giúp cho cải thiện hệ thống thần kinh, điều hòa nội tiết và điều chỉnh chức năng thông qua việc vận động cơ bắp của cơ thể, khiến chức năng của các bộ phận khí quan trong cơ thể được thúc đẩy mạnh mẽ, đồng thời còn có thể làm tăng niềm hứng thú trong cuộc sống tuổi mãn kinh nhưng lượng vận động không được quá sức.

      Ngoài ra, mọi sinh hoạt cũng cần phải sắp xếp có nề nếp, hãy sắp xếp sinh hoạt hàng ngày, cho hợp lý, thích hợp, kết hợp lao động với nghỉ ngơi. Mỗi lần bản thân cảm thấy tâm trạng khó chịu, nên tìm một số việc thoải mái mà làm, giữ cho tâm trạng vui vẻ, xóa bỏ tâm trạng buồn bực và dễ nổi giận của mình… cũng rất có ích cho việc tránh phát sinh hội chứng tuổi mãn kinh. Đương nhiên, việc các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng sự nắm được một số kiến thức về những thay đổi sinh lý tuổi mãn kinh sẽ giúp cho mọi người thông cảm, biết an ủi và động viên nhau trước một số thay đổi sinh lý xuất hiện ở độ tuổi mãn kinh và cũng rất có lợi cho việc tránh xảy ra hội chứng tuổi mãn kinh.

      197. Chữa hội chứng tuổi mãn kinh bằng những loại thuốc gì?

      Mỗi phụ nữ, mắc hội chứng tuổi mãn kinh nên hiểu rằng, sự xuất hiện hội chứng tuổi mãn kinh là chỉ một quá trình thay đổi sinh lý tạm thời, về cơ bản không thể gây ra những tổn thương nặng, không cần phải sợ hãi. Khi mới bị, không nhất thiết chỉ dựa vào thuốc, chỉ cần tâm trạng thoải mái, thu xếp cuộc sống có nề nếp, những triệu chứng này có thể hết dần. Nếu bản thân không có cách nào kiềm chế được những triệu chứng lo lắng, căng thẳng, uất ức thì có thể uống một số thuốc an thần, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, mỗi tối uống một lần trước khi đi ngủ.

      Nếu những chứng bệnh của độ tuổi mãn kinh tương đối nặng lên, sau khi mời bác sĩ đến khám xong, có thể uống thuốc Ethylene phenol estrgen mỗi ngày khoảng 0,25 - 0,5 mg, uống một liều vào sau bữa ăn tối, thường dùng thuốc liền trong vòng 22 ngày sau đó nghỉ uống thuốc này trong 7 ngày. Trong ngày cuối nghỉ uống loại thuốc này, có thể uống thuốc Xêtôn hoàng thể để tạo ra các nội tiết tố giới tính theo chu kỳ nhân tạo. Cách chữa trị tạo ra các nội tiết tố nhân tạo này thích hợp với những phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh mà kinh nguyệt vẫn chưa hết hẳn, không những có thể cải thiện được những chứng bệnh của độ tuổi mãn kinh mà còn có tác dụng chữa trị đối với bệnh viêm âm đạo tuổi già và bệnh loãng xương, cũng có thể phát sinh bệnh xơ cứng động mạch và bệnh về động mạch vành. Thế nhưng nó không thể cải thiện được chức năng của bộ máy sinh dục, trái lại nó làm tăng những chất tiết ra trong âm đạo, khiến cơ thể phù và ung thư vú, ung thư cổ tử cung còn có thể gây tắc mạch máu, cao huyết áp, xơ cứng gan… nên hết sức chú ý.

      Dùng thuốc Xê tôn Methyl Tetosteron có thể cải thiện được chức năng của bộ máy sinh dục, cải thiện sự trao đổi chất albumin, đề phòng và chữa trị bệnh loãng xương, giảm nhẹ triệu chứng co giãn mạch máu và cải thiện tình trạng suy yếu không còn sức lực, mỗi ngày có thể dùng 5 mg, ngậm cho tan ra trong lưỡi. Dùng viên thận khí, nước cam mạch đại táo… cũng có hiệu quả chữa trị nhất định. Một số thuốc được sản xuất những năm gần đây như viên Bảo bối của phụ nữ tuổi mãn kinh ( Cách niên nữ bảo), viên Cách niên an, viên Thanh xuân bảo… cũng có thể dùng được.

      #78
        Asin 21.11.2004 16:33:17 (permalink)
        198. Điều trị hội chứng tuổi mãn kinh bằng ăn uống như thế nào?

        Việc điều trị bằng ăn uống đối với hội chứng tuổi mãn kinh nên xuất phát từ những biểu hiện không giống nhau về triệuchứng mà về lựa chọn các loại thức ăn khác nhau cho phù hợp. Chẳng hạn như khi kinh nguyệt ra liên tục trước khi tắt kinh, lượng máu ra nhiều và vì thế mà gây ra thiếu máu nên chú ý bổ sung các chất đạm nên uống nhiều sữa bò, ăn nhiều trứng gà, tim, gan, thận động vật và ăn thịt lợn, thịt bò, thịt dê nạc… Cần ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh như táo tàu, lê, chuối, cam, sơn tra, táo quả nhỏ và rau, cải, hồng, cà rốt… Những thức ăn này có tác dụng chữa trị khá tốt đối với bệnh thiếu máu.

        Khi chán ăn hoặc không thích ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, có thể nấu cháo với long nhãn, táo tàu khô, đỗ đỏ, gạo nếp, hạt sen… để ăn, có thể kiện tỳ, ích khí, bổ huyết. Nếu có các triệu chứng phù, cao huyết áp, choáng đầu, mất ngủ, tim hoảng hốt… thì càng cần chú ý về mặt ăn uống. Nên ăn nhiều lương thực phụ (như ngô, kê…) nấm, gan, thận, thịt nạc của động vật và sữa bò, rau xanh cùng hoa quả vì chúng có thể tăng cảm giác muốn ăn, giúp cho tiêu hóa. Việc giảm bớt lượng muối ăn (mỗi ngày dùng 3-5 g muối) có tác dụng tốt đối với việc lợi tiểu, tiêu phù hạ huyết áp.

        Cấm ăn các thức ăn có tính kích thích như rượu, cà phê, chè đặc và các loại gia vị cay nóng như hành, gừng, tỏi, ớt… để bảo vệ hệ thống thần kinh. Nếu có điều kiện, có thể ăn một số thức ăn có tác dụng hạ huyết áp như tim lợn, rau cần, canh táo đỏ, các loại thức ăn chế ra từ loại hoa quả có màu đỏ, táo chua…

        Nếu phát phì sau khi tắt kinh, lượng Cholesterol trong máu tăng lên cao và có hiện tượng xơ cứng động mạch, trước tiên phải hạn chế ăn uống, mỗi bữa không được ăn quá no, có thể ăn nhiều lượng thực phụ, không được ăn các thức ăn rán mỡ và ăn đường, không ăn điểm tâm, không ăn các thức ăn có đường, ăn ít hoa quả, ăn nhiều rau xanh. Nên hạn chế ăn các thức ăn có Cholesteron cao như não động vật, lòng đỏ trứng, thịt mỡ, nội tạng động vật…có thể ăn các thức ăn giàu đạm như sữa bò, thịt nạc, tôm cá, các thức ăn làm từ đậu, phải dùng dầu thực vật để nấu nướng vì mỡ động vật có thể làm cho lượng Cholesteron tăng lên cao. Các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu vừng, dầu ngô, dầu lạc… đều khá tốt.

        199. Vì sao phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh hay bị ngứa âm hộ?

        Bệnh ngứa âm hộ là căn bệnh hay thấy ở phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Đây không chỉ là do đặc điểm sinh lý đặc thù của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh gây ra mà còn có rất nhiều loại bệnh có thể gây ngứa âm hộ. Ví dụ: những bệnh ngoài da âm hộ như bệnh mẩn ngứa, loét âm hộ, thối rữa, bệnh mề đay, bệnh vân trắng… Những bệnh viêm bộ máy sinh dục ngoài như: viêm âm hộ, viêm âm đạo, đặc biệt là bệnh viêm âm đạo thể trùng roi và bệnh viêm âm đạo thể nấm; những bệnh ký sinh trùng như bệnh giun kim, có rận… Các nguyên nhân gồm bệnh toàn thân như bệnh đái đường, bệnh béo phì, viêm gan và bệnh da vàng mắt của các loại nguyên nhân, bệnh thần kinh, bệnh dị ứng thuốc, bệnh viêm thận mãn; sự thay đổi khác thường của nội tiết như mất điều hòa nội tiết do nội tiết tố Estrogen trong máu quá cao, cơ năng sinh lý của tuyến giáp trạng hoạt động quá mức bình thường hoặc tụt xuống thấp. Những kích thích không hay ở bên ngoài như để bẩn, quần lót cọ sát vào, phản ứng thuốc mạnh… đều có thể gây ngứa âm hộ.

        Còn việc nội tiết bị mất điều hòa,đặc biệt là việc thiếu nội tiết tố Estrogen, sẽ dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng bị cản trở, gây nên bệnh viêm da và làm biến đổi bệnh lý, đó là những nguồn bệnh hay phát sinh nhất, gây ngứa âm hộ ở những phụ nữ độ tuổi mãn kinh. Nhưng phải hết sức chú ý là ở độ tuổi mãn kinh chính là độ tuổi dễ bị ung thư nhất mà bệnh ngứa âm họ lại là triệu chứng ban đầu của căn bệnh ung thư ác tính của bộ phận sinh dục, vì thế phải coi trọng.

        #79
          Thay đổi trang: << < 456 | Trang 6 của 6 trang, bài viết từ 76 đến 79 trên tổng số 79 bài trong đề mục
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9