(url) NHẬT KÝ RỒNG RẮN
LXMai 25.09.2006 23:02:02 (permalink)
NHẬT KÝ RỒNG RẮN

TRẦN ĐỘ

Mục Lục

Lời Nhà Xuất Bản
Chân dung và Tiểu sử Trần Độ
NHẬT KÝ RỒNG RẮN

Lời đầu

I. Hiện nay, cái gì là quan trọng nhất? tr 17
II. Chế độ xã hội chủ nghiã và chính quyền hiện nay là thế nào và là cái gì? tr 39
III. Thư gửi anh Lữ Phuơng tr 56
IV. Nhân Đại hôị Đảng lan62 IX, bàn về đường lối tr 73

Tiểu sử Nguyễn Thanh Giang
Tướng công Trần Độ: “Guơm đàn nửa gánh, non sông một chèo”

***



I. Hiện nay, cái gì là quan trọng

14.11.2000

Thử nghĩ về tình hình đất nuớc Việt Nam hiện nay.

Thử nêu một câu hỏi?
Điều gì là điều quan trọng nhất cho đất nuớc hiện nay, điều gì là quan trọng cốt tử?
Đó là tìm ra con đường phát triển đất nước cho mau chóng để thoát khòi nghèo khổ, lạc hậu, để bù lại 50 năm gian khổ và 30 năm chiến tranh, gọi tắt là tìm đuờng phát triển.

Nay lại có vấn đề quan trọng hơn, quan trọng nhất, là: giải quyết bằng được cái gọi là Ch ủ nghĩa xã hội, đề cao và giữ vững vai trò của Đảng cộng sản???

Hãy nhìn lại xem; từ năm 1975 đến 1985, mười năm xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cả nước và nước có tên là: “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa” thì đất nuớc ra thế nào? Có phải suýt chết đói, suýt rơi xuống vực thẳm rồi không? Thắng lợi 1975, ta đã thu lại một nửa nước no đủ và đầy hàng hóa, thế mà ta đã phát huy thắng lợi đó ra sao, mà đến những năm đầu của thập kỷ 80, cả nuớc đói nghèo, ngắc ngoải.

Đó có phải là một sự thật hiển nhiên không?

Đảng cộng sản chân thành thì coi việc “phát triển đất nước” là quan trọng hơn là cố giữ vững và đề cao vai trò cuả Đảng.
Mọi tư duy phải xuất phát từ điểm này. Hồ Chí Minh cũng luôn nói về Đảng rắng Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích cuả đât nước và dân tộc. Thế là rất đúng.



17.11.2000

....
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2006 10:35:44 bởi TTL >
#1
    LXMai 26.09.2006 13:29:50 (permalink)
    #2
      Ngọc Lý 26.09.2006 21:38:39 (permalink)
      .
      Xin góp với LXMai
      tiểu sử Trần Độ



      Trần Độ




      Trần Độ [1923-2002]


      Trần Độ (23 tháng 9 năm 1923 – 9 tháng 8 năm 2002) là nhà quân sự và chính trị Việt Nam, Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, người chủ trương đổi mới triệt để Đảng Cộng sản và chế độ Việt Nam nên cuối đời trở thành nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

      Tiểu sử

      Ông tên thật là Tạ Ngọc Phách, sinh trưởng trong một gia đình công chức ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Bố ông là thư ký ở toà thông sứ tại Hà Nội, thường gọi là quan phán.

      Năm 1939, ông tham gia làm báo "Người Mới" cùng với Nguyễn Thường Khanh, tức Trần Mai Ninh ở Hà Nội. Trong cuộc ruồng bố năm đó, ông bị Pháp bắt giữ nhưng không có chứng cứ để buộc tội nên ông lại được thả.

      Trần Độ gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1940. Cuối năm 1941, ông lại bị bắt. Tòa án tại Thái Bình xử án 15 năm tù giam. Cuối năm 1941, từ Hoả Lò (Hà Nội), Trần Độ bị đầy lên Sơn La. Tại đây, ở tù cùng thời gian này có Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ, Xuân Thuỷ... Năm 1943, trên đường giải từ Sơn La ra Côn Đảo, Trần Độ đã trốn thoát để ra ngoài tiếp tục hoạt đông cách mạng. Ông lãnh đạo giành chính quyền ở Đông Anh, Hà Nội rồi bước vào cuộc đời binh nghiệp.

      Năm 1946, ở tuổi 23, ông làm Chính ủy Mặt trận Hà Nội. Năm 1950, ông làm chính ủy Trung đoàn Sông Lô mà Lê Trọng Tấn làm Trung đoàn trưởng, rồi làm Chính ủy Đại đoàn 312. Năm 32 tuổi (1955), Trần Độ là Chính ủy Quân khu 3 (Quân khu Tả ngạn) và đến năm 1958 được phong hàm Thiếu tướng.

      Cuối năm 1964, ông vào miền Nam Việt Nam với bí danh Chín Vinh, cùng với các tướng Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hòa, Hoàng Cầm để gây dựng lực lượng vũ trang chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa và giữ chức Phó Chính ủy và Phó Bí thư Quân ủy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

      Tháng 3 năm 1974, ông được phong hàm Trung tướng cùng đợt với Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đàm Quang Trung, Đồng Sĩ Nguyên.

      Từ năm 1974 đến năm 1976, ông giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

      Chuyển sang ngạch dân sự, ông giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa kiêm Phó Ban Tuyên huấn Trung ương phụ trách văn hóa văn nghệ. Khi Ban Văn hóa văn nghệ Trung ương được thành lập (1981), ông giữ chức Trưởng Ban kiêm Thứ trưởng Bộ Văn hóa.

      Ông còn làm Phó Chủ tịch Quốc hội khóa 7, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa và giáo dục của Quốc hội, ủy viên Hội đồng Nhà nước (1989-1992).

      Ông cũng là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa 3 (dự khuyết từ năm 1960 đến năm 1972), 4, 5, 6 (1960-1991).

      Ông đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất và hạng ba),...

      Do những quan điểm cấp tiến, ông bị khai trừ khỏi Đảng ngày 4 tháng 1 năm 1999 khi đã 58 tuổi đảng.

      Ông mất ngày 9 tháng 8 năm 2002 vì bạo bệnh.

      Trong đôi câu đối tặng Trần Độ, tiến sĩ sinh vật học Hà Sỹ Phu viết:

      Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên song trọng đảm
      Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng, nhất đan tâm
      .

      Quan điểm đổi mới

      Ở cương vị thay mặt Đảng lãnh đạo văn nghệ, ông có ý thức "cởi trói" cho văn nghệ.

      Ông nhận thức rằng:
        "Văn hoá mà không có tự do là văn hoá chết. Văn hoá mà chỉ còn có văn hoá tuyên truyền cũng là văn hoá chết. Càng tăng cường lãnh đạo bao nhiêu, càng bóp chết văn hoá bấy nhiêu, càng hiếm có những giá trị văn hoá và những nhà văn hoá cao đẹp".

      Ông chỉ rõ rằng: "Cái ý thức giai cấp trong xã hội ta có những đặc điểm sau:
        Không có khả năng và phương pháp để phát hiện tài năng
        Không có khả năng và không biết sử dụng tài năng, vì nó cho rằng tài năng thường có hại, tài năng không chịu ngoan ngoãn phục tùng
        Nó lại càng không có khả năng phân biệt tài năng thật và tài năng giả, trí thức thật và trí thức giả. Nó chỉ thích nghe những điều xuôi chiều và xu nịnh, Nó không thể chịu được những cái độc đáo và không dung tha sự độc lập".


        Về vấn đề Đảng lãnh đạo, Trần Độ phát biểu: "Tôi vẫn tán thành và ủng hộ vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng. Nhưng lãnh đạo không có nghĩa là thống trị. Đảng lãnh đạo không có nghĩa là đảng trị. Kinh nghiệm lịch sử trong nước và thế giới đã chứng minh rằng mọi sự độc quyền, độc tôn đều đưa tới thoái hoá, ruỗng nát, tắc tỵ không những của cơ thể xã hội mà cả cơ thể Đảng nữa".


      Theo Trần Độ
        "nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng tiêu cực trong Đảng và phần nào trong xã hội là ở cơ chế lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng".


      Ông kêu gọi:
        "Đảng Cộng sản phải tự mình từ bỏ chế độ độc đảng, toàn trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện đúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần Hiến pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập đảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Đảng, trừ bỏ "hiệp thương" mà thực chất là gò ép".


      Trần Độ có 4 câu thơ giãi bầy tâm sự thật ngao ngán (và được một số tài liệu đăng lại khác nhau):

        Bản 1
        Những mơ xoá ác ở trên đời
        Ta phó thân ta với đất trời
        Ác xoá đi, thay bằng cực thiện
        Tháng ngày biến hoá, ác luân hồi.


        Bản 2
        Những mơ xoá ác ở trên đời
        Ta phó thân ta với đất trời
        Ngỡ ác xoá rồi thay cực thiện
        Ai hay, biến đổi, ác luân hồi.



      ____

      Tác phẩm:

      Hồi Ký Trần Độ

      Nhật Ký Rồng Rắn

      http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_%C4%90%E1%BB%99









      Các  tác phẩm khác:
       
      Một Chiến Lược Dân Chủ Hóa Để Chống Tham Nhũng, Trung Tướng Trần Độ
      Tình Hình Đất Nước và Vai Trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tướng Trần Độ
      Đảng Cộng Sản và Dân Chủ ở Việt Nam, Tướng Trần Độ
      Kịch Bản Cho Thế Kỷ 21, Tướng Trần Độ
      Một Cái Nhìn Trở Lại – 1, Tướng Trần Độ
      Một Cái Nhìn Trở Lại – 2, Tướng Trần Độ
      Bút Ký Xuân Kỷ Mão, Tướng Trần Độ
      Hai Việc Cần Làm Ngay Để Thực Hành Dân Chủ, Tướng Trần Độ
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.12.2007 09:41:23 bởi Ngọc Lý >
      #3
        Ngọc Lý 26.09.2006 22:52:12 (permalink)
        .


        Con người Trần Độ
        NGUYỄN AN
        phóng viên đài RFA



                Một tập họp bài viết quan trọng của ông Trần Độ là tập “Nhật ký Rồng và Rắn,” viết vào thời gian cuối năm Canh Thìn tức 2000 và đầu năm Tân Tỵ tức 2001, chỉ hơn một năm trước khi ông qua đời. Cuốn sách này được chính tác giả gọi là máu và nước mắt của ông trong những ngày cuối đời, từng bị công an tịch thu, và dù ông viết thư nhiều lần để đòi lại, những người đồng chí cũ của ông lúc đó đang ở các vị trí cao nhất nước vẫn làm ngơ.



        Trần Độ là một con ngừơi dũng cảm và có lòng. Là người theo đảng cộng sản từ năm 16 tuổi, gắn bó với đảng trong từng hoạt động, từng chiến dịch, nhưng sau 59 năm, ông lại bị khai trừ khỏi đảng chỉ vì muốn đảng tốt hơn.

        Sống trong đảng từng ấy năm, ông hiểu rõ đến ngọn nguồn cái sức mạnh ghê gớm và tàn nhẫn của guồng máy đảng, nhưng ông vẫn mạnh dạn lên tiếng nói lên điều mà ông nhận thấy bằng trí tuệ và trái tim của mình, vốn là điều tuyệt đối cấm kỵ tại bất cứ nơi nào đảng có mặt.

        Nhưng chính vì nói lên được những tiếng nói như thế nên ông trở thành một trong những người tiên phong trên con đừơng dân chủ cho đất nước mặc dù bản thân ông bị vùi dập cho đến khi trở về với cát bụi.

        Sinh năm 1924 tại làng Thư Điền, huyện Tiền Hải tỉnh Thái bình trong một gia đình nho giáo trứơc khi thân phụ trở thành thư ký ở toà thống sứ Bắc kỳ.

        Ông bắt đầu tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1939, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1940, bị Pháp bắt, kết án 15 năm tù và đầy đi Sơn La vào năm 1941. Ba năm sau ông vượt ngục và từ đó hoạt động trong nhiều lãnh vực mà ở lãnh vực nào cũng là người lãnh đạo.

        Trong quân đội, ông là uỷ viên ban quân sự cách mạng thủ đô Hà nội từ năm 1946, rồi phó chính uỷ khu 2 Hà nội, chính uỷ trung đoàn 209, rồi quyền chính uỷ đại đoàn 312. Năm 1955, ông đựơc phong thiếu tướng, chính uỷ quân khu hữu ngạn sông Hồng đến năm 1964 thì trở thành chính uỷ, phó bí thư quân uỷ quân giải phóng miền Nam.

        Những thăng trầm

        Hoà bình lập lại, ông là phó trưởng ban tuyên huấn trung ương, thứ trưởng bộ Văn Hoá Thông Tin rồi Trưởng ban Văn hóa văn nghệ trung ương cho đến năm 1990. Ông là uỷ viên ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam các khoá 3, 4, 5 và 6, đại biểu quốc hội các khoá 7 và 8, chủ nhiệm uỷ ban văn hoá giáo dục và phó chủ tịch quốc hội.

          "Tôi là đảng viên bị khai trừ. Tôi bị khai trừ là phải. Nếu không khai trừ tôi thì có lúc tôi phải xin ra khỏi cái đảng này. Tôi không thế chấp nhận và thừa nhận cái đường lối nhiều mâu thuẫn nửa vời, lằng nhằng, nặng chất giáo điều, bảo thủ, khó cho đất nước phát triển. Tôi cũng không thể chấp nhận phương thức lãnh đạo của đảng. Đó là một phương thức độc tôn, toàn trị chuyên chế, phản dân chủ."
          Cựu trung tướng QĐNDVN Trần Độ


        Đến khi phong trào đổi mới xuất hiện vào năm 1986, ông là một trong những người cổ vũ mạnh nhất, và cũng là nhân vật chính trong việc soạn thảo nghị quyết 5 về văn hoá văn nghệ, thừơng đựơc gọi là nghị quyết cởi trói, tạo điều kiện xuất hiện cho dòng văn học phản kháng ở trong nước.

        Khi đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi chính sách và xiết chặt trở lại sau sự sụp đổ dây chuyền của các chế độ Cộng sản Đông Âu cuối năm 1989, ông bị thất sủng.

        Trăn trở với vận nước

        Sau mấy năm nghiền ngẫm về thành quả mà đảng Cộng sản đem lại cho đất nước và dân tộc, đầu tháng giêng năm 1995, ông viết một bức thư gửi cho Tổng bí thư đảng lúc đó là ông Đỗ Mười, nêu ra vấn đề mà ông cho là căn cốt và cơ bản. Đó là mối liên quan giữa đảng và chính quyền.

        Ông cho rằng đảng phải chọn lựa một trong hai cách điều hành đất nước:
          “Đảng cầm quyền hay đảng lãnh đạo. Đảng cầm quyền đồng nghĩa với đảng toàn trị, đảng điều khiển sai bảo nhà nứơc, còn đảng lãnh đạo thì phải có một nhà nứơc dân chủ pháp quyền, một nhà nứơc do dân, vì dân và của dân, như điều 112 của hiến pháp năm 1992 đã nói.”
        Trong tinh thần đó, ông hô hào phải có sự cải cách cơ bản chế độ bầu cử và ứng cử để bảo đảm chọn đựơc các nhân tài thực sự cho đất nước.

        Lá thư của ông không được trả lời, và đảng Cộng sản tiếp tục theo đường lối cũ. Ông tiếp tục viết nhiều bài yêu cầu đảng trả lại tự do dân chủ cho người dân, phê bình đường lối lãnh đạo của Đảng từ khi hoà bình lập lại là sai lầm và chỉ đưa dân chúng đến đói khổ, đất nứơc đến điêu tàn tụt hậu. Kết quả là đầu năm 1999, ông bị khai trừ khỏi đảng sau 59 năm theo đảng trên mọi chặng đường và trong mọi hoạt động và từng đựơc ban thửơng những huân chương cao quý nhất. Trong bức thư viết vào tháng 7 năm đó, ông tuyên bố:
          “Tôi là đảng viên bị khai trừ. Tôi bị khai trừ là phải. Nếu không khai trừ tôi thì có lúc tôi phải xin ra khỏi cái đảng này. Tôi không thế chấp nhận và thừa nhận cái đường lối nhiều mâu thuẫn nửa vời, lằng nhằng, nặng chất giáo điều, bảo thủ, khó cho đất nước phát triển. Tôi cũng không thể chấp nhận phương thức lãnh đạo của đảng. Đó là một phương thức độc tôn, toàn trị chuyên chế, phản dân chủ.”


        Khát vọng dân chủ

        Đó là một trong những phát súng thần công đầu tiên của khát vọng dân chủ bắn thẳng vào pháo đài của đảng Cộng Sản bởi một con ngừơi đã cống hiến cho đảng gần hết cuộc đời của mình.

        Một tập họp bài viết quan trọng của ông Trần Độ là tập “Nhật ký Rồng và Rắn,” viết vào thời gian cuối năm Canh Thìn tức 2000 và đầu năm Tân Tỵ tức 2001, chỉ hơn một năm trước khi ông qua đời. Cuốn sách này được chính tác giả gọi là máu và nước mắt của ông trong những ngày cuối đời, từng bị công an tịch thu, và dù ông viết thư nhiều lần để đòi lại, những người đồng chí cũ của ông lúc đó đang ở các vị trí cao nhất nước vẫn làm ngơ.

        Trong bài viết ngày 3 tháng 12 năm 2000, ông nêu rõ bốn thứ của một xã hội đời thường, đựơc ví như bốn bánh xe của một cỗ xe, đó là:
          1. Một xã hội công dân
          2. Một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh chứ không định hướng gì lôi thôi.
          3. Một nhà nứơc pháp quyền
          4. Một nền dân chủ đầy đủ.


          Ông nhấn mạnh rằng bộ máy quản lý xã hội ấy là một bộ máy dân chủ.

        Nói dân chủ là thì cứ phải dân chủ đã, không phải chưa nói đến dân chủ đã đề phòng “dân chủ quá trớn”, đề phòng “lợi dụng dân chủ”.

        Ở đoạn sau, ông viết:
          “Cái điều mà chủ nghĩa Mác, cộng sản hay xã hội chủ nghĩa tưởng rằng nhờ có nó sẽ có một bộ máy nhà nứơc bảo đảm đựơc mọi mặt nhu cầu đời sống của mọi người chỉ là một ảo tưởng hão huyền. Thế mà đảng lại cứ bắt mọi người phải tin theo vào cái ảo tưởng hão huyền đó. Như thế là phạm vào một tội ác lớn với nhân dân.

          Đảng Cộng sản Việt Nam cứ gân cổ gào lên cái định hướng xã hội chủ nghĩa theo kiểu như vậy, thật ra là một sự mù quáng, một sự điên cuồng. Nhân dân cần đựoc tự mình làm chủ cuộc đời của mình, không cần một lý thuyết, một chủ nghĩa nào cả.”


        Nhận định về đảng CSVN


        Trong bài viết đề ngày 7 tháng 12 cùng năm, khi nói về sự chuyên chính tư tưởng, ông Trần Độ tuyên bố:
          "Đảng Cộng sản Việt Nam cứ gân cổ gào lên cái định hướng xã hội chủ nghĩa theo kiểu như vậy, thật ra là một sự mù quáng, một sự điên cuồng. Nhân dân cần đựoc tự mình làm chủ cuộc đời của mình, không cần một lý thuyết, một chủ nghĩa nào cả.

          Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, ra sức nô dịch toàn bộ tinh thần cuả nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều……… Nó đang làm hại cả một nòi giống.”

        Trong bài viết đề ngày 24 tháng 12, ông Trần Độ nói,
          “thực chất là chế độ thì rất dã man, cho nên phải dùng nhiều thủ đoạn để lừa bịp nhân dân,”
        và ông liệt kê ra một số thủ đoạn tiêu biểu bao gồm:

          "Thứ nhất là, thần thánh hoá, thiêng liêng hoá đảng, cấp uỷ và các nghị quyết, mà điều vô lý nhất là bắt toàn dân phải học nghị quyết của đảng……Không ai, kể cả báo chí, đựơc quyền nhận xét phê phán phân tích các nghị quyết cả. Đã là nghị quyết thì chỉ có đúng và tài tình, là rất thiêng liêng.

          Thứ hai là khuyến khích và bồi bổ tệ nạn sùng bái cá nhân, là tệ nạn đã bị lên án nặng nề trong phong trào cộng sản thế giới. Bao giờ ý kiến của bí thư, uỷ viên thường vụ và cấp uỷ cũng là quan trọng, là thiêng liêng, là chân lý.”

        Một con người quả cảm

        Những nhận định thẳng thắn như thế chỉ có thể viết ra bởi một con ngừơi dũng cảm và có lòng. Trong bài viết đầu năm Tân Tỵ, ông Trần Độ đưa ra những điểm mà đảng Cộng sản phải thực hiện nếu muốn bứơc ra khỏi con đường mà ông cho là phản bội cách mạng:

          “Thứ nhất là phải xác định cho đúng vị trí khiêm tốn của mình là một bộ phận của dân tộc, thực hiện lãnh đạo đất nứơc bằng cách tôn trọng tất cả mọi ngừơi.

          Thứ hai là phải tôn trọng hiến pháp, thực thi đầy đủ các quyền dân chủ, đặc biệt là dân chủ về tự do ngôn luận và tự do bầu cử, nhân dân đựơc tự do làm ăn.

          Thứ ba là phải để cho mọi tổ chức từ chính phủ, quốc hội, toà án cho đến mặt trận tổ quốc, đựơc độc lập quyết định những vấn đề và hoạt động của mình, để cho mọi công dân đựơc suy nghĩ độc lập

          Thứ tư, cụ thể là phải sửa ngay luật báo chí, xuất bản, công nhận quyền có báo và xuất bản tư nhân.”


        Trên đây là trích dẫn một số bài viết của ông Trần Độ trong nhật ký Rồng và Rắn. Những nhận xét ấy mặc dù cực kỳ nghiêm khắc, nhưng vẫn mang nặng ân tình; mặc dù nêu lên những điều thật khó tin, nhưng hoàn toàn sát với thực tế, bởi tác giả của nó từng theo đảng trong suốt 59 năm và dù bị hắt hủi, vẫn tha thiết với những lý tửơng và những đồng chí của thời thanh xuân.

        Ông đã đứng về phía nhân dân để nói lên những yêu cầu mặc dù đơn giản, và hợp lý mà chưa hề đựơc đáp ứng. Nhưng cũng vì thế mà có những người khác tiếp bứơc ông trên con đường dân chủ hoá đất nứơc. Con đừơng ấy dẫu có dài, nhưng đã đi thì ắt là có lúc đến.


        © 2006 Radio Free Asia
        http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/08/09/GenTranDo_4th_death_anniversary_NAn/

        _________

        Tác phẩm:

        Hồi Ký Trần Độ

        Nhật Ký Rồng Rắn







        Nhật Ký Rồng Rắn, Trung Tướng Trần Độ
        Một Chiến Lược Dân Chủ Hóa Để Chống Tham Nhũng, Trung Tướng Trần Độ
        Tình Hình Đất Nước và Vai Trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tướng Trần Độ
        Đảng Cộng Sản và Dân Chủ ở Việt Nam, Tướng Trần Độ
        Kịch Bản Cho Thế Kỷ 21, Tướng Trần Độ
        Một Cái Nhìn Trở Lại – 1, Tướng Trần Độ
        Một Cái Nhìn Trở Lại – 2, Tướng Trần Độ
        Bút Ký Xuân Kỷ Mão, Tướng Trần Độ
        Hai Việc Cần Làm Ngay Để Thực Hành Dân Chủ, Tướng Trần Độ
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.12.2007 09:42:05 bởi Ngọc Lý >
        #4
          nguoiviet 28.09.2006 12:46:40 (permalink)
          Thêm một tác phẩm nữa cúa trung tướng Trần Độ :

          Ðảng Cộng Sản và Dân Chủ ở Việt Nam
          #5
            Ngọc Lý 04.12.2007 09:20:17 (permalink)
            Cuốn "Chuyện Tướng Độ" do Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân ấn hành
            2007.12.03
            Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
             
            Trong chương trình Văn học Nghệ thuật hôm nay Mặc Lâm mời quý vị theo dõi buổi nói chuyện với ông Bùi Tín về quyển sách mới được xuất bản trong nước mang tên "Chuyện Tướng Độ" của tác giả Võ Bá Cường do nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân ấn hành. Tác phẩm này đang được ráo riết tìm đọc trong nước nhưng đợt xuất bản đầu tiên không còn nữa và người ta không trông đợi gì nó sẽ được tái bản trong tương lai gần.

            Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
            Tải xuống để nghe

            Tưởng cũng xin nhắc lại ông Bùi Tín nguyên là phó tổng biên tập của báo Quân Đội Nhân Dân, đồng thời phụ trách báo Nhân Dân Chủ Nhật. Ông cũng là Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đến năm 1990, nhà báo Bùi Tín sang tị nạn chính trị tại Pháp, và hiện đang định cư tại đây. Trước hết ông Bùi Tín cho biết cảm tưởng của ông khi cầm quyển sách này trong tay ông nói:

            Bùi Tín: Cảm tưởng đầu tiên của tôi là tôi hơi ngở ngàng nhưng mà cũng không bất ngờ. Ta đều biết rằng Tướng Độ là đã bị khai trừ từ cuối năm 1999. Ta cũng biết rằng từ đó đến nay có rất nhiều thông tin của quân đội nhưng đều được giải thích rằng Trần Độ là một phần tử phản động, đã phản bội và do đó đã bị đuổi ra khỏi đảng, bị khai trừ khỏi đảng. Và điều đó là điều đúng đắn, không có gì phải xét lại, phải luận bàn cả.

            Việc xuất bản này rõ ràng là một hành động có thể gọi là lên án đấy, đề cao tất cả mọi hoạt động của Tướng Trần Độ. Trong cuốn sách này không có phê phán một sai lầm nào cả. Do đó mà tôi thấy đây là một việc chưa từng có ở nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân.

            Tôi nghĩ là từ 4-5 năm nay đã có phong trào gần như là đòi xét lại vụ án Trần Độ và thanh minh cho ông ta, rằng ông Trần Độ là một con người đổi mớí, một con người trung thực, không phải là con người phản bội lại nhân dân và do đó bị đuổi ra khỏi đảng gì cả.

            Đây là một hiện tượng xé rào, mà ở Việt Nam thì dưới sự lãnh đạo chặt chẽ rất là hà khắc của đảng cộng sản thì thường thường hiện tượng xé rào như thế là vẫn thường có, như là thời khoán chui, thời hợp tác xã, v.v... Nhưng mà cái xé rào lần này của sách Tướng Độ là ngoạn mục, nổi bật, bởi vì quyển sách này in đẹp lắm, ít có quyển sách nào in giấy trắng tinh, bìa chạy chữ rất là trân trọng. Sách vừa được xuất bản xong một cái là sau một tháng đã bán hết vèo ngay. Và bây giờ trở nên quyển sách rất là hiếm và được truyền tay nhau rất nhiều ở tại hà Nội cũng như ở trong nước.

            Một trào lưu mới?

            Mặc Lâm: Theo như ông nhận xét là nó rất hiếm quý và được truyền tay rất nhiều, nhưng tại sao báo chí Việt Nam im lặng hoàn toàn, không có một bản tin nhỏ nào về cuốn sách này vậy, kể cả sự chống đối?
             
            Bùi Tín: Vâng. Theo như thông lệ, báo chí buộc phải tuân theo cái chỉ thị của Ban Tuyên Huấn (Ban Tư Tưởng Văn Hoá cũ) và đặc biệt là của Bộ Thông Tin Viễn Thông (tức Bộ Văn Hoá Thông Tin cũ) là thay mặt cho bộ máy của đảng cộng sản để nắm chặt các cơ quan xuất bản. Nhưng mà không phải mọi người đều tuân theo đâu. Nếu ai tinh ý thì thấy ngay trên báo Tuổi Trẻ, tờ báo của thanh niên đó, cũng đã có một bài nói về quyển sách này và trích một đoạn dài của "Chuyện Tướng Độ" này của Võ Bá Cường.

            Cũng như là mới đây, hồi tháng trước, khi 3 cái thư tâm huyết của ông Võ Nguyên Giáp chóng lại việc phá Hoàng Thành Thăng Long để xây dựng trụ sở quốc hội mới, thì các báo đều không đăng, nhưng vẫn có một tờ là Đại Đoàn Kết vẫn đăng cái này. Sau này trên báo mạng mới đây tôi vừa đọc là Giáo sư Tương Lai (một trí thức nổi tiếng) cũng viết một bài trên mạng Vietnamnet để ca ngợi bức thư của Tướng Giáp và yêu cầu Bộ Chính Trị và Quốc Hội phải xét lại việc phá di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng Long để xây dựng trự sở quốc hội mới. CHo nên cái tình hình nó đang thay đổi đấy. Không phải mọị tờ báo đều im lặng cả đâu.

            Mặc Lâm: Thưa ông, theo chúng tôi được biết thì nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Cục Chính Trị. Như vậy ông giải thích thế nào về vấn đề này?
             
            Bùi Tín: Tôi cũng được các bạn ở Câu Lạc Bộ Quân Nhân Hà Nội báo tin rằng là khi được tin này thì ông Đỗ Mười , là con người xưa kia từng là thủ tướng, sau đó là tổng bí thư, tuy hiện nay ổng không còn chức quyền, không còn là cố vấn gì nữa, nhưng đây là con người vẫn giật dây ở đàng sau, thế mà khi được biết cuốn sách này ra thì ổng đã đập bàn đập ghế quát tháo và ổng hỏi "Đứa nào đã cho phép xuất bản sách này?"

            Tôi được biết anh giám đốc của nhà xuất bản quân đội tên là Phạm Quang Nghị đã trả lời ngay rằng là "Thưa, chúng tôi đã được sự đồng ý của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết". Thế là ông Đỗ Mười đã im, không dám nói gì nữa. Như vậy tức là quyển sách này nó được sự đồng thuận từ bên trên đấy. Nhất định là Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư đã biết chuyện này rồi.

            Mặc Lâm: Thưa ông, chúng ta đang nói về chuyện sách vở thành ra mình nhấn mạnh tới chuyện văn học nhiều hơn, nhưng mà theo như tinh thần cuốn sách này thì đặt nặng vấn đề chính trị, mà đã là vấn đề chính trị rồi thì thưa ông, ông cảm nhận được quyết định của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đưa ra lời giải thích nào nếu mà nói cho ngắn gọn, thưa ông?
             
            Bùi Tín: Tôi nghĩ là hiện nay cái đấu tranh đang còn tranh tối tranh sáng và sự lãnh đạo bảo thủ giáo điều cũng đang bị lung lay. Thế mà đây là sức ép của một bộ phận trong Quân Đội Nhân Dân. Một số các tường lĩnh, một số đông đảo cự chiến binh và một số ngay trong đảng đã có một bộ phận không phải là ít đâu, và trong số trí thức và văn nghệ sĩ, như tiếng nói của giáo sư Tương Lai chẳng hạn, và gần đây là giáo sư Nguyễn Huệ Chi rất là nổi tiếng cũng lên tiếng chống lại việc phá thành Thăng Long và chống tất cả những bất công. Đấy là những vị có tiếng tăm cũng đã lên tiếng.

            Và khi nhà xuất bản này ra sách này thì tôi được biết là ông Giáp đã có ý kiến hoan nghênh ngay. Ông Phạm Hồng Cư, trước đây là Cục Trưởng Cục Tuyên Huấn, cũng đã lên tiếng khen ngợi ngay việc xuất bản sách Chuyện Tướng Độ là rất tốt. Ở khu Lý Nam Đế, một số bạn tôi ở Lý Nam Đế cũng gọi điện sang nói là cả cái đường phố đó như là phố của quân đội, của sĩ quan, đều hoan hỉ và tìm mua và tìm đọc cuốn sách này.

            Đây là cả một trào lưu, mà cả một số không ít đâu, ngày càng đông đảo những người có tinh thần dân chủ, có tinh thần công lý, có tinh thần ngay thật, đòi việc kỷ luật và khai trừ ông Trần Độ là vô lý, và việc thoá mạ ông Trần Độ là phản bội đất nước là điều không thể chấp nhận được. Do đó mà ông Giáp, ông Cư, một loạt tướng cũng đã lên tiếng, hoan nghênh việc xuất bản nàỵ

            Tác giả Võ Bá Cường

            Mặc Lâm: Thưa ông, để trở lại cuốn sách, theo như chúng tôi được biết, tác giả là ông Võ Bá Cường. Ông có thể nói rõ hơn về tác giả này hay không? Ông ta là một người thường hay là một nhà báo, thưa ông?
             
            Bùi Tín: Ông Võ Bá Cường là một sĩ quan trẻ ở nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân. Ảnh biên tập cái này. Nhưng khi tôi đọc thì tôi cảm thấy ngay anh này rất là quý mến ông Trần Độ. Từ trước tới nay theo dõi từ lâu rồi cho nên dưới ngòi bút của ảnh làm sống lại cuộc đời của ông Trần Độ.
            Đọc thì cuốn hút lắm. Từ khi sinh ra như thế nào, đến khi đi học tính ông cũng ngổ ngáo, hai lần vào tù của đế quốc ở Sơn La, ở Hoả Lò, trong điều kiênh như thế ông luôn luôn bất khuất và lạc quan. Khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thì ông tham gia ngay ở Hà Nội và mới chưa đầy 30 tuổi đã làm chính uỷ của mặt trận Hà Nội. Sau đó lên làm chính uỷ của Sư Đoàn 312. Rồi tham gia trận Điện Biên Phủ, là người trực tiếp dẫn quan vào bắt tướng Castries. Sau này lại vào tham gia cả chiến dịch trước đó là biên giớí, rồi Điện Biên Phủ.

            Sau đó vào Nam chiến đấu trong thời "chống Mỹ" đó. Ảnh ở trong Nam đến hơn 10 năm. Thế kể chuyện tin ổng bị bắt là tin vịt sau này phải đính chính đó. Sau này ổng làm trưởng ban Văn Hóa Văn Nghệ Trung ương cởi trói để cho Nguyên Ngọc, rồi cho bao nhiêu chuyện khác Nguyễn Huy THiệp, Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương, v.v.

            Anh Võ Bá Cường này là người rất quý mến, đã bám chặt và đã từng một thời dưới sự chỉ huy của ông Trần Độ. Anh viết với tấm lòng quý mến ông Trần Độ. Võ Bá Cường còn hẹn sẽ ra tiếp theo nữa bởi vì đây mới chỉ nói đên thời kỳ là năm 1975, khi kết thúc xong cuộc chiến tranh thôi. Còn ở cương vị của ông ở phần sau còn lý thú hơn nữa.

            Mặc Lâm: Thưa ông, chúng tôi cũng được biết ông là một trong những người bạn của Tưóng Trần Độ, xin ông có thể cho biết một vài kỷ niệm của ông vớí ông ấy không ạ?
             
            Bùi Tín: Tôi nhớ là ảnh đã gọi điện sang cho tôi và nói là "Tao đã được khai trừ". Ảnh cười rất là khoái chí. Thời ký ổng đấu tranh cho dân chủ rất quyết liệt và từ đó dòi hỏi dân chủ và thay đổi lãnh đạo, từ độc quyền độc đảng sang đa nguyên đa đảng, rồi đi đến chỗ ổng bị khai trừ, thì ổng nói là "Tôi đã được khai trừ" chứ không bị khai trừ.

            Nhất là cuốn Nhật Ký Rồng Rắn mà ảnh viết trước khi mất là năm 2002, là năm đầu thế kỷ và năm cuối thế kỷ, cái đó mới nói lên cái bức xúc, cái ý kiến mạnh mẽ của ổng đối với độc đảng như thế nào, còn những kiến nghị về dân chủ thì rất triệt để. Thế thì cái này ta sẽ chờ cuốn sách tiếp nữa. mới bàn thảo được.

            Mặc Lâm: Quý vị vừa theo dõi cuộc nói chuyện với ông Bùi Tín về tác phẩm mang tên "Chuyện Tướng Độ" của tác giả Võ Bá Cường.

            Chúng tôi cũng xin được nhắc lại tất cả những ý kiến của nhà báo Bùi Tín trong bài viết hôm nay không nhất thiết là quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

            Chương trình văn học nghệ thuật kỳ này xin được chấm dứt nơi đây. Hẹn quý thính giả vào chương trình kỳ tới.


            © 2007 Radio Free Asia


            http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/12/03/Book_Review_General_TranDo_story_MLam/







             Chuyện tướng Độ
            Bạn đọc nhận xét
            Giới thiệu sách

            Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_%C4%90%E1%BB%99



            Nhật Ký Rồng Rắn, Trung Tướng Trần Độ
            Một Chiến Lược Dân Chủ Hóa Để Chống Tham Nhũng, Trung Tướng Trần Độ
            Tình Hình Đất Nước và Vai Trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tướng Trần Độ
            Đảng Cộng Sản và Dân Chủ ở Việt Nam, Tướng Trần Độ
            Kịch Bản Cho Thế Kỷ 21, Tướng Trần Độ
            Một Cái Nhìn Trở Lại – 1, Tướng Trần Độ
            Một Cái Nhìn Trở Lại – 2, Tướng Trần Độ
            Bút Ký Xuân Kỷ Mão, Tướng Trần Độ
            Hai Việc Cần Làm Ngay Để Thực Hành Dân Chủ, Tướng Trần Độ
             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.12.2007 09:35:48 bởi Ngọc Lý >
            #6
              Ngọc Lý 04.12.2007 12:08:34 (permalink)
              Một chiến lược dân chủ hoá để chống tham nhũng
              Trần Độ

              I. Tham nhũng là gì ?


              1- Tham nhũng không chỉ là một tệ nạn xã hội, mà thật sự nó đã thành kẻ thù của mọi tầng lớp trong xã hội, kẻ thù của cả dân tộc, cả đất nước.

              Sự phân tích về những xấu xa, tệ hại của tham nhũng cũng đã khá nhiều, khá đầy đủ. Những chữ dùng như "Quốc nạn", "giặc nội xâm" đã thật chính xác và cũng là tột cùng rồi. Cũng đã có rất nhiều những lời lên án, những kêu gọi, những nghị quyết , những quyết định , những chỉ thị, những nhắc nhở; lại còn có cả những tố chức và các cuộc vận động chống tham nhũng nữa. Không phải chỉ có thế, còn có cả những vụ kỷ luật, những cuộc trừng phạt, nhất là những vụ án, không ít án tử hình và chung thân, những bắt buộc bồi thường... những việc đó đã có tiếng vang ở trong nước và ngoài nước.

              Nhưng cho đến nay thì hình như dư luận xã hội cũng đã chán ngán, không còn muốn nói nhiều đến nó nữa. Nạn tham nhũng thì vẫn chưa có dấu hiệu nào tỏ ra đã bị đẩy lùi. Không khí xã hội vẫn chưa trút bỏ được nỗi "day dứt" và "nhức nhối" về nạn tham nhũng. Những tố cáo gay gắt đối với những nhân vật tham nhũng vẫn bị dìm vào trong im lặng. Việc xử lý vẫn cố giữ thế cân bằng : vừa trừng phạt kẻ tham nhũng, lại vừa trừng phạt và cảnh cáo những người tố cáo, làm cho sự tố cáo một hồi rộ lên, rồi lại thấy yếu dần đi. Tình trạng và trình độ tham nhũng vẫn y nguyên như cũ.

              2- Sở dĩ tham nhũng làm cho toàn xã hội bực bội và căm ghét là vì nó có cả Tham và Nhũng. Tham là sự ăn cắp và ăn cướp trong đó chủ yếu là cướp ngày (cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan) là các quan ăn cắp và ăn cướp lấy bao nhiêu của cải của nhà nước, mà của nhà nước tức là của dân đóng góp vào. Cải thiện một mức lương cho những người ăn lương, ngân sách phải chi hơn 5.000 tỷ, mà một vụ tham nhũng ngân sách nhà nước cũng tổn thất hàng chục nghìn tỷ. Thế thì cái món "cướp ngày" rất là ghê gớm, không thể không căm ghét. Vì biết bao nhiêu đóng góp của dân cho đủ một vụ tham ? ? ? Tham thì như thế, nhưng còn Nhũng cái nhũng nó lại càng rộng rãi, càng đụng đến cuộc sống hàng ngày của mỗi người trong nhân dân. Đó là sự phiền hà, ngăn trở, dối trá, lừa lọc, hành hạ của các người có chút quyền lực của các cơ quan có quyền lực! Xin phép làm một việc gì, xin chứng nhận một điều gì, xin việc làm, xin đi học, xin chữa bệnh, xin ra nước ngoài... bất cứ việc gì cũng đều phải có tiền. Trong xã hội đã có một sự công nhận hiển nhiên, muốn làm việc gì thì việc "đầu tiên" là phải có tiền, mỗi việc đã có thang giá (bareme) tiền được truyền khẩu nhau rất rõ ràng và công khai, một công việc muốn được việc càng bị đẩy sang nhiều khâu để được nhiều người được ăn tiền thì càng tốt và mới có hiệu quả. Rồi có những khâu công việc được sáng tạo ra thêm để cố kiếm tiền lời : như trường học quy định học sinh phải may đồng phục theo đúng kiểu và mẫu vải của nhà trường. Vì nhà trường có thợ may và vải đúng mẫu bán; chữa bệnh phải mua thuốc chỗ người bán được giới thiệu v.v... Chế độ ta đầy ưu việt trong các vấn đề xã hội là giáo dục và y tế thì chính trong các khâu giải quyết công việc của chữa bệnh và đi học lại bị hành hạ hơn cả. Rồi đến việc quản lý thị trường, thu nộp thuế, việc môi trường mỹ quan, yêu cầu xanh, sạch, đẹp, trật tự đường phố, trật tự giao thông. Những người dân nghèo là những người bị nhiều hăm doạ và hành hạ hơn ai hết. Còn một nạn nhũng phức tạp nữa là các người, các cơ quan nắm pháp luật lại cố tình làm sai pháp luật (tiêu biểu như vụ án Dương Thị Nga ở quận Hoàn Kiếm tháng 11-1999). Hoặc những người có quyền lực vì dốt hoặc vì những lẽ khác nên có những quyết định sai hoặc bất công, rồi cố tình đun đẩy cho người khác, gây nên những oan khuất mà nhiều người bị oan đi kêu rêu hàng chục năm ròng vẫn không xong. Một cuộc sống luôn bị hăm doạ và hành hạ thì làm sao gọi là một cuộc sống yên vui cho được. Cho nên bên cạnh cái nạn Tham thì cái nạn Nhũng làm cho ai nấy đều phải day dứt và nhức nhối.

              II. Tại sao có tham nhũng và chống tham nhũng lại khó ?


              Đến đây cần phải cùng nhau lý giải một điều quan trọng này, rồi sẽ bàn tiếp sau.

              Tại sao lại có tham nhũng ? Và tại sao tham nhũng lại cứ phát triển, tại sao chống tham nhũng không có hiệu lực, càng chống nó lại càng tồn tại và phát triển ? ? ?

              Mấy cái tại sao này có liên quan chặt chẽ với nhau !

              - Có phải vì có một số cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất không ? ? ?

              - Có phải vì kẻ địch âm mưu diễn biến hoà bình có các thủ đoạn phá hoại ta không ?

              - Có phải cơ chế thị trường có mặt trái của nó mà ta không khống chế được để nó tác hại không ? ? ?

              - Có phải vì thu nhập chính thức của cán bộ công nhân viên nhà nước quá thấp không đủ sống, nên mọi người phải xoay sở ?

              Có thể một số "nhà lý luận" có lập trường gang thép thuyết minh về các nguyên nhân nói trên một cách hùng hồn, có cả những chứng minh cụ thể.

              Nhưng cuộc sống thực tế lại chứng minh một cách rõ rệt là mấy câu trả lời đó là không đúng. Con quỷ tham nhũng nó cứ như Phạm Nhan trong truyền thuyết cổ tích : chặt đầu này nó lại mọc đầu khác. Trong khi ta tìm những cán bộ tài đức vẹn toàn thì hết sức khó khăn và hiếm hoi. Mỗi cái "có phải" kể trên đều có một chút tác động cả, nhưng không thể là nguồn gốc sâu xa của nạn tham nhũng.

              Tai hoạ tham nhũng có những nguyên nhân cụ thể, trước mắt, nhưng nó có nguồn gốc sâu xa hơn, đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

              Đại hội VI của Đảng Cộng Sản năm 1986 có nêu lên một ý kiến là nguyên nhân của những nguyên nhân các khuyết điểm là công tác tổ chức. ý kiến đó được các bậc lão thành và rất nhiều người tán thưởng.

              Nay phân tích tai hoạ tham nhũng, nếu không tìm ra nguồn gốc, tức là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thì không thể đề ra biện pháp chống có hiệu quả được.

              Để thấu đáo vấn đề này, phải có những công cuộc phân tích kỹ và sâu các vấn đề lịch sử, các vấn đề học thuyết triết học, các vấn đề chính trị, xã hội học và tâm lý học.

              Ở đây, một bài phát biểu ý kiến nhỏ không làm được việc to lớn đó. Ở đây chỉ nêu lên một ý kiến khái quát từ thực tế cuộc sống từ những hiện tượng hiển nhiên mọi người đều biết và từ những ý kiến nghe được nhiều từ trong nhân dân.

              Một nguồn gốc quan trọng và to lớn sâu sắc của tệ tham nhũng là có sự lạm dụng quyền lực. Một sự thật hiển nhiên là chỉ có ai có quyền lực mới có thể tham nhũng, có quyền to thì tham nhũng to, có quyền nhỏ thì tham nhũng nhỏ. Nhân dân Thái Bình rất thông minh và thâm thuý, khi đấu tranh chống tham nhũng ở cơ sở, tập trung hỏi các cán bộ lãnh đạo của Đảng và chính quyền là :

              - "Các ông cho chúng tôi biết là các ông làm thế nào mà các ông giàu nhanh như vậy ? Các ông cho chúng tôi kinh nghiệm để chúng tôi cũng làm giàu với !"

              Quả là cái kinh nghiệm "dùng quyền thế" là không thể truyền cho những người không có quyền thế được.

              Những sự lạm dụng quyền lực lại có nguồn gốc sâu xa của nó. Đó là những thể chế đã tạo ra những điều kiện, những hoàn cảnh làm cho người ta tìm được quyền lực và tự do dùng được quyền lực đó.

              Đó là những thể chế quyền lực không có cơ chế kìm hãm và giám sát. Những thể chế đó lại là con đẻ của một hệ thống chính trị và sự vận hành của hệ thống đó. Nguyên lý của hệ thống chính trị này là Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, triệt để và độc tôn. Tất cả các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội đều do ngân sách (tức là do nhân dân đóng góp) đài thọ và đều chỉ là công cụ xoay quanh Đảng, do Đảng chi phối, sử dụng; chỉ có nhiệm vụ phục tùng và chấp hành mọi ý kiến của Đảng, quy về danh nghĩa thì vẫn có cái mác "của nhân dân". Những thể chế nói trên là thể chế tạo điều kiện cho người ta tự do và dùng thủ đoạn để tìm kiếm quyền lực và khi có quyền lực thì tự do và tuỳ tiện dùng nó để mưu lợi và làm giàu.

              Nói gọn lại thì đó là những thể chế không dân chủ và tệ hơn là phản dân chủ. Những thể chế đó không để cho người dân được chút quyền nào để kìm hãm và kiểm tra những người có quyền lực. Người dân chỉ có việc đi kêu xin và được những người có quyền lực ban phát ân huệ. Vì vậy mấy chữ quyền làm chủ của dân chỉ là những chữ có tính hài hước và mỉa mai rất cay đắng. Khi người viết bài này chú ý đến một văn kiện quan trọng của nhà nước đó là "pháp lệnh chống tham nhũng". Đọc kỹ thì thấy pháp lệnh cũng chứng minh rõ rệt cái nguồn gốc nêu trên :
               
              Lạm dụng quyền lực :


              Điều 3 của pháp lệnh liệt kê những hành vi tham nhũng, kể ra 11 hành vi thì đến 7 hành vi có tên "lợi dụng và lạm dụng chức vụ", còn 4 hành vi khác thì cũng chỉ có thể có ở những người có chút quyền thế nào đó.
              Điều 13 liệt kê những việc cấm làm (9việc) thì cũng nói rõ là những việc cấm người có chức vụ quyền hạn (vì ai không có chức có quyền) thì không thể làm việc tham và nhũng được.

              ***

              Lập ra bộ máy nhà nước để quản lý xã hội, thì bộ máy đó phải có quyền lực. Nhưng mà dân làm chủ thì phải có cơ chế cho dân giám sát và kiểm soát quyền lực đó vì hiến pháp đã ghi là "Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân..." (Điều 2- Hiến pháp 1992). Thế mà không có một thể chế nào, một cơ chế nào bảo đảm cho nhân dân thực hiện cái quyền cao quý đó. Ngược lại Hiến pháp lại ghi ở Điều 4 là "Đảng Cộng Sản Việt Nam... Là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Thế thì chỉ có Đảng, Đảng là trên cả nhà nước, trên cả nhân dân, và đó là nguyên lý phản dân chủ lớn nhất.

              III. Vai trò của Đảng Cộng Sản


              Đến đây lại phải nói về Đảng Cộng Sản và vai trò của Đảng Cộng Sản.Trải 3 phần tư thế kỷ qua, lịch sử đã khẳng định rõ ràng vai trò quan trọng của Đảng Cộng Sản trong việc tổ chức, động viên toàn dân và lãnh đạo của hai cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, nước nhà độc lập và thống nhất. Điều đó đã mang lại vinh quang cho Đảng một cách hiển nhiên. Cũng có điều hiển nhiên khác là : Thắng lợi và vinh quang ấy của Đảng đã phải trả bằng một cái giá khá cao và rất cao : đó là sự hy sinh gian khổ và tính mạng của hàng vạn Đảng viên của Đảng. Đó cũng là những bất hạnh ghê gớm giáng xuống đầu của hàng triệu gia đình nhân dân mà hậu quả cay đắng ngày nay cũng có thể còn gặp luôn trên báo chí và trên khắp nẻo đường đất nước. Trong đó có cả những bất hạnh gây nên bởi những sai lầm, thất bại của Đảng( sẽ nói tiếp sau đây).

              Nhưng có điều Đảng đã làm cái việc tự khen mình tự biểu dương cái vẻ vang của mình quá cao, quá nhiều và quá lâu. Điều đó cũng che lấp đi một sự thật cũng hiển nhiên khác là bên cạnh sự đúng đắn thắng lợi, trong lịch sử của mình Đảng cũng mắc không ít sai lầm và có những thất bại nặng nề. Nhưng vì cuối cùng thì thắng lợi của ta lớn quá, cho nên những sai lầm và thất bại đó bị che lấp và quên lãng. Và cũng bởi vì Đảng lại dùng phép biện chứng chứng minh rằng : mỗi lần thất bại, Đảng vẫn thu được thắng lợi lớn : đó là bài học kinh nghiệm tiến lên. Nhưng thực ra có những khuyết điểm sai lầm của Đảng mang tai hoạ cho toàn dân tộc, tàn phá số phận của hàng vạn gia đình và hàng triệu con người. Đó là những thất bại của Xô Viết Nghệ Tỹnh (1930), của khởi nghĩa Nam kỳ\(1940). Đó là sai lầm của cải cách ruộng đất (1955- 1956), cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Đó là sai lầm về đường lối của Đại hội IV sau toàn thắng, làm cả dân tộc rơi vào khốn đốn; đó là sai lầm tuỳ tiện nhập vào tách ra các địa phương tốn kém nhiều tiền và ngăn trở phát triển; sai lầm của những vụ án oan mà Đảng đã xử lý một cách tuỳ tiện độc đoán cũng tác hại cho xã hội không kém, càng về sau sự thật càng chứng tỏ những vụ án đó là oan sai, chỉ có cải cách ruộng đất là có sự "sửa sai" đàng hoàng. Tuy vậy sửa sai cũng chỉ làm cái việc hốt lại bát nước đã đổ xuống đất. Còn các vụ khác, đảng lẳng lặng sửa sai tí chút, nhưng cứ lờ đi không công khai tuyên bố rõ sai lầm và sửa sai. Đảng cứ làm ra vẻ "không bao giờ có sai lầm" và mọi việc làm nho nhỏ để sửa sai thì lại chứng minh là "tinh thần nhân đạo khoan hồng cao cả" của Đảng ban phát cho các nạn nhân. Thậm chí có ai công khai nói lên sự sửa sai đó, Đảng còn kỷ luật khai trừ nữa. Đảng luôn luôn tìm mọi cách để chứng tỏ (nhất là hệ thống công tác tư tưởng văn hoá cứ nói lấy được) rằng : Đảng Cộng Sản chỉ có thắng lợi, hết thắng lợi này sang thắng lợi khác, chỉ có sáng suốt và tài tình; có thất bại cũng thắng lợi, có sai lầm cũng sáng suốt, tài tình, không bao giờ có thất bại, không bao giờ có sai lầm. Chính vì thế đảng cả cố ý cả vô tình cứ che dấu những cái sai lầm khuyết điểm một cách có hệ thống. Trong khi ấy nguyên lý xây dựng Đảng là "lấy phê bình và tự phê bình làm quy luật phát triển của Đảng". Đảng tạo nên một thói quen : cứ nói một đằng làm một nẻo, đến nỗi thói quen ấy trở thành nét chủ yếu và bản chất của Đảng; nhân dân không thể gửi được lòng tin của mình vào đảng nữa.
              Đảng Cộng Sản Việt Nam có một lịch sử vẻ vang rực rỡ thật, nhưng Đảng khai thác quá mức, quá lâu cái vẻ vang đó và cứ tìm cách không thừa nhận thậm chí che dấu các sai lầm và thất bại của mình. Như vậy thì chỉ làm tổn thương và xói mòn cái vẻ vang rực rỡ của mình, hơn nữa lại phản lại nguyên tắc của mình là không chịu phê bình và tự phê bình. Mong rằng Đảng nhận rõ nguyên lý này.
               

              ***

              Hiện nay đảng đang thực hiện việc "lãnh đạo tuyệt đối" thực chất là độc tôn chuyên chế phản dân chủ. Đảng cũng tự cảm thấy mình không dân chủ, cho nên phải ban hành chủ trương quy chế dân chủ cơ sở, làm như chỉ có mất dân chủ ở cơ sở thôi. Trước đây trong chiến tranh giải phóng, yêu cầu của cuộc sống chiến đấu là chí căm thù, lòng dũng cảm, chí sẵn sàng hy sinh chịu đựng gian khổ. Lúc đó đảng Cộng Sản và những đảng viên của mình đã là tiêu biểu xứng đáng cho những yêu cầu đó. Vì thế đảng là niềm tin và ánh sáng của nhân dân.

              Ngày nay trong cuộc sống hoà bình và xây dựng, yêu cầu cuộc sống là trí thức là chuyên môn, là sự công bằng, trung thực. Đảng Cộng Sản với hệ thống chính trị như trên, và Đảng nắm trọn quyền lực, liền theo đó là các thứ quyền lợi, thì nhân dân thấy Đảng khác đi rồi. Đảng càng cố chứng minh là của nhân dân, vì nhân dân, thì cuộc sống lại càng chứng minh ngược lại. Đảng có thể giữ vị trí trong hệ thống chính trị, nhưng không giữ được vị trí trong lòng dân. Càng ngày đảng càng tỏ ra không tiêu biểu cho trí tuệ, sự công bằng và trung thực. Thực ra đảng đã phải lo ngại về cái mất dân chủ của mình, nên giới lý luận chính thống đã phải tổ chức hội thảo vấn đề : Một đảng lãnh đạo có thể có dân chủ được không ? Như vậy là đã cảm thấy mình kém dân chủ phản dân chủ ; phải tìm ra cái lý luận nói rằng Đảng lãnh đạo độc tôn cũng vẫn dân chủ được. Khốn khổ thế !

              Trong cuộc thảo luận ở một báo cáo đề dẫn có nêu lên rằng : Chế độ một đảng duy nhất cầm quyền có những trở ngại và nguy cơ như sau :

              1- Chủ quan, duy ý chí và quan liêu trong xác định chủ trương đường lối.

              2- Đảng dễ áp đặt ý chí của mình với Nhà nước và xã hội sắp đặt người của đảng vào các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể xã hội, tự đặt mình lên trên nhà nước và pháp luật, bao biện làm thay công việc của Nhà nước mà không chịu trách nhiệm pháp lý nào về trách nhiệm cuả mình.

              3- Hệ thống các đoàn thể xã hội có thiên hướng về Đảng (nịnh đảng, chỉ chấp hành nhiệm vụ trước đảng) hơn là làm tròn trách nhiệm đại biểu cho nguyện vọng, lợi ích của đoàn viên, hội viên mà mình là đại diện.

              4- Các đảng viên có chức có quyền đã sa vào đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, cửa quyền gây phiền hà cho dân.

              5- Người dân rất khó kiểm tra, giám sát được các cơ quan có quyền lực (gồm toàn người của Đảng)

              6- Dân chủ xã hội bị vi phạm quá mức thì sẽ đổ vỡ tất cả (từ chính quyền đến đảng)

              Thực ra, đó là những sự thật đang diễn ra và đã diễn ra, những sự thật cay đắng nói lên tình trạng phản dân chủ, chứ chắng phải nguy cơ gì nữa. Có điều sự đổ vỡ là nguy cơ có thật.

              Các "nhà lý luận" nêu lên một lập luận là một Đảng lãnh đạo cũng có thể dân chủ được và nêu lên là cần phải có các điều kiện. Các điều kiện nêu lên rất mơ hồ và trừu tượng, ví dụ :

              -Phải là Đảng chân chính cách mạng

              - Phải có dân chủ trong Đảng.

              - Phải có trí thức, năng lực, bản lĩnh cao.

              - Phải có phương thức tổ chức và lãnh đạo đúng đắn v.v..

              Đề ra điều kiện như thế rồi Đảng cứ tự nhận là mình đã có đầy đủ điều kiện như thế và yên trí như vậy để duy trì sự lãnh đạo độc tôn của mình thì ai biết đấy là đâu ? ? ?

              Trong chiến tranh giải phóng, Đảng đã từng là tiêu biểu cho sự hy sinh, lòng dũng cảm chiến đấu và đã hưởng cái vinh quang ấy rồi. Ngày nay trong hoàn cảnh xây dựng đất nước, trong tình thế cả thế giới và nhân loại đang biến động. Có thể nói chắc rằng Đảng dù có 3 triệu đảng viên cũng chỉ là 1/25 toàn dân tộc, không thể là nơi tập trung hết được trí tuệ của dân tộc, không thể được toàn dân tộc thừa nhận như vậy.

              Trong một cuộc hội thảo có một đồng chí lão thành đã đặt ra 3 câu hỏi :

              1- Hiện nay Đảng Cộng Sản có phải là nơi tập trung và tiêu biểu cho trí tuệ của toàn dân tộc không ?

              2- Ban chấp hành Trung ương của Đảng có tập trung và tiêu biểu được cho trí tuệ của toàn Đảng không ?

              3- Bộ chính trị hiện nay có tập trung và tiêu biểu cho trí tuệ của toàn trung ương không ?

              Với tình hình trong Đảng hiện nay có tới 1/3 là các Đảng viên lão thành mà toàn dân tộc đã có hàng nhiều triệu trí thức cũ và mới ; thì người đặt câu hỏi như trên tức là vừa đặt câu hỏi đồng thời đã trả lời là "không" rồi.

              Vấn đề là ai là người đánh giá Đảng với những điều kiện như vậy ? Trong khi Đảng bắt mọi người phải nói một lời ; trừng phạt và bỏ tù tất cả những người nói khác.

              Cứ thực hiện phản dân chủ rồi rêu rao là dân chủ tuyệt vời mà không ai được nói khác. Những nguy cơ và trở ngại mà hội thảo nêu lên ở trên là nguồn gốc của tham nhũng. Chỉ có khẳng định nguồn gốc như thế mới tìm được con đường khắc phục tham nhũng.

              Hầu như nước nào cũng có tệ nạn tham nhũng. Tệ nạn ấy thường gắn liền với tệ quan liêu và thiếu dân chủ. ™ Việt Nam nó là căn bệnh nan y vì nó gắn liền với quan liêu và phản dân chủ.

              IV- Chống tham nhũng thế nào ?


              Bây giờ vấn đề đặt ra là công cuộc chống tham nhũng cần tiếp tục thế nào ? Có biện pháp nào khác nữa không ? Các biện pháp cũ (lên án, vận động, lập tổ chức) cần có cường độ và mật độ cao hơn nữa được không ? Có thêm nhiều vụ xử án và án tử hình hơn nữa hay không ? Bắt bồi thường nhiều hơn nữa liệu có cải thiện được ngân sách chút nào không ? Nhân dân có thể cởi bỏ được khỏi ách THAM và NHUNG hay không ?

              Xin nói ngay rằng phải có một phương pháp hay lớn hơn phương pháp là một chiến lược. Có một chiến lược chống tham nhũng như thế nào đó, có thể chưa diệt ngay được nạn tham nhũng, nhưng ít nhất có thể ngăn chặn, đẩy lùi từng bước, và nếu chiến lược này được tiếp tục phát triển thì có nhiều triển vọng đẩy lùi hẳn và đánh bại hẳn được giặc tham nhũng. Chiến lược đó không có gì mới lạ, nó đã được ghi vào ở nhiều nghị quyết, nhiều văn bản và nhất là nó đã được ghi một cách trịnh trọng vào hiến pháp năm 1992, chẳng có gì là xa lạ. Đó là "CHIẾN LƯỢC DÂN CHỦ". Ta vẫn tự hào, chế độ của ta là chế độ DAN CHU, và ta đã nói khá nhiều về dân chủ, nhưng chỉ tiếc rằng điều đó chỉ mới nằm chơ vơ trên mặt giấy. Cho nên bây giờ phải gọi là CHIẾN LƯỢC DÂN CHỦ HOÁ. Nghĩa là phải HOÁ cái dân chủ trên giấy thành dân chủ thực sự trong cuộc sống.

              Hiến pháp 1992 đã có một chương, chương V nói về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chương đó có 34 điều. Trong đó đặc biệt có điều 59 nói về quyền thảo luận và tham gia quản lý nhà nước- Điều 54 về quyền bầu cử ứng cử - Điều 60 về quyền tự do nghiên cứu sáng tác- Điều 69 về tự do thông tin, báo chí, tự do lập hội và Điều 74 về quyền khiếu nại tố cáo...

              Các Điều của Hiến pháp phần lớn đều có một cái đuôi : " theo luật định", xong rồi lại có những đạo luật ngược lại với tinh thần của điều Hiến pháp ấy. Gần đây chỉ có luật kinh doanh có vẻ phù hợp với điều 57 về quyền tự do kinh doanh. Còn đi sâu vào tư tưởng của các luật thì đều có vấn đề; sẽ nêu một số điểm ở phần sau.

              Tham nhũng đã thành "quốc nạn" và "nội xâm" thì tai nạn đó không phải là nhỏ, không phải là ở tầm chiến thuật và chiến dịch. Nó đã vượt lên trên tất cả các tai hoạ, kể cả" tai hoạ an toàn giao thông", tai hoạ "ma tuý" và HIV. Đó là những tai hoạ lớn ảnh hưởng đến an toàn xã hội, đến tương lai của giống nòi. Nhưng tai hoạ tham nhũng còn lớn hơn thế nữa. Nó mang lại nguy cơ tồn vong của cả một chế độ, tồn vong của một nhà nước ; nguy cơ tan rã cả một hệ thống chính trị. Vì vậy, nó là tai hoạ có "tầm cỡ chiến lược" và vì vậy không thể chống nó, đấu tranh với nó bằng các "mẹo vặt" ở tầm cỡ chiến thuật và chiến dịch. Phải đấu tranh với nó bằng cả một chiến lược và các biện pháp chiến lược. Như trên đã nói, phải có cả một chiến lược dân chủ hoá. Chỉ có một chiến lược dân chủ mới đấu tranh lại được với tai hoạ tham nhũng.

              Chiến lược đó phải bao hàm tư tưởng chỉ đạo chiến lược và các biện pháp chiến lược. Các biện pháp ấy phải nhất quán với nhau và với tư tưởng chiến lược.

              Về tư tưởng chiến lược ta đã có đây đó ghi trong Hiến pháp, trong các lời nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, trong các văn kiện của Đảng Cộng Sản và trong cả những lời nói của nhiều nhân vật lãnh đạo. Nhất là tư tưởng đó cũng được bộc lộ nhiều lần, nhiều nơi ở trong nguyện vọng của nhân dân. Nhưng những tư tưởng ấy chưa được nhất quán trong một sự lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt sâu sắc và vô tư. Nói một cách khác chưa có một cơ quan lãnh đạo coi chiến lược dân chủ là một chiến lược nhất quán, chưa quyết tâm và dũng cảm đứng về phía dân chủ, tức là đứng về phía nhân dân. Cơ quan lãnh đạo hoặc những người lãnh đạo nhiều lúc tỏ ra ngược lại với nhân dân, tỏ ra ưu ái và bênh vực những người tham nhũng và những trò tham nhũng.

              Ví dụ như sau :

              a) Có việc, nhân dân mà đại diện là các vị lão thành đáng kính ở Hà Nội tố cáo. Sự tố cáo này có phần đúng mà có thể có phần chưa đúng hoàn toàn. Nhưng thái độ của lãnh đạo là thanh minh cho người bị tố cáo ; truy hỏi và trừng phạt các người tố cáo. Đảng khai trừ những người tố cáo. Vậy là như nhân dân đã nói : lãnh đạo và Đảng bao che cho tham nhũng và trừng phạt những người chống tham nhũng.

              b) Các luật đã ban hành đều có ý đề phòng ngăn ngừa những người nói sự thật (luật hình sự, luật báo chí) đều có điều khoản quy một tội là : "lợi dụng tự do, dân chủ...", về phía nhân dân mà nói, người ta có quyền tự do dân chủ - đó là quyền của người ta thì người ta có quyền dùng nó để bảo vệ lợi ích cho mình. Tại sao lại có điều luật cấm lợi dụng (tức là dùng) quyền tự do dân chủ. Như thế là luật pháp Nhà nước công khai tuyên bố cấm tự do dân chủ.

              c) Pháp lệnh chống tham nhũng ra đời chỉ để đánh lừa nhân dân, tuyên bố là nhà nước chống tham nhũng, nhưng đọc kỹ ở khoản 2, điều 19 (trang 20) thì thấy ghi : "2- Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng quyền tố cáo để vu cáo làm thiệt hại đến danh dự, uy tín và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Người vu cáo phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật". Vậy thì ta thấy mấy điểm như sau :

              Đúng "vu cáo" là một tội. Khi có sự điều tra có đầy đủ chứng cớ của một sự vu cáo thì trị tội. Khoản này chỉ cần có câu cuối cùng nói về tội vu cáo. Còn cả đoạn trên thì lại thể hiện sự bênh che và bảo vệ những kẻ tham nhũng. Nếu chính quyền nhà nước và cơ quan lãnh đạo biểu thị quyết tâm chống tham nhũng thì phải khuyến khích sự tố cáo rộng rãi của nhân dân. Những kẻ tham nhũng có thể dễ dàng dấu cấp trên, dấu cơ quan nhưng không thể nào dấu được tai mắt nhân dân. Những kẻ đó làm bao nhiêu nhà, ở đâu đứng tên ai, tốn bao nhiêu tiền, ăn tiêu như thế nào, gửi tiền ở những đâu, nhân dân đều biết rõ cả và họ thường trao đổi với nhau ở hè phố, ở chợ, ở quán. Nếu cơ quan lãnh đạo có quyết tâm chống tham nhũng thì hãy cho thu thập các nguồn tin đó. Những tin đó có thể đánh giá như sau : cứ một trăm (100) tin thì 50% là không hoàn toàn đúng, 30% là sai hoàn toàn, còn 20% là gần đúng và đúng. Nếu trân trọng ý kiến của dân thì trân trọng cái 20% kia và thu thập cái 50% mà chọn lọc, thậm chí cái 30% cũng đáng quan tâm. Một trăm tin mà chỉ có 1,2 tin đúng cũng là đáng quý.

              Chưa khuyến khích sự tố cáo của nhân dân đã đòi nghiêm trị "tội lợi dụng quyền tố cáo" thì không phải là chống mà là bênh tham nhũng. Ở Hàn Quốc dân còn gửi cho chính phủ những "Danh sách đen" tố cáo rõ tên những kẻ tham nhũng là quan chức cao cấp. Như vậy ở Hàn Quốc quyền tố cáo được tôn trọng và khuyến khích. Ở ta, cũng có những người gửi đến lãnh đạo các danh sách đen - có danh sách hai tên, có danh sách bảy tên. Nhưng những thứ ấy bị vứt vào im lặng lâu dài. Tuy đã nhận được những"danh sách đen" nhưng ở Hàn Quốc người ta còn điều tra nghiên cứu, chứ có phải là cứ tố cáo thì xử tội ngay đâu! Tuy nhiên ít nhất cũng là có sự cảnh cáo đối với các tên đó và nhân dân được thực hiện quyền tố cáo sẽ phấn khởi, có gì là hỗn loạn và không ổn định đâu.

              Vấn đề đặt ra là nhà nước và lãnh đạo có thực lòng đứng về nhân dân để quyết tâm chống tham nhũng không ? hay là vẫn xót xa muốn bênh vực cho tham nhũng. Bao nhiêu lời lẽ hùng hồn, không che dấu được tình hình này. Tình hình cứ như mấy điểm vừa nói trên thì tham nhũng chỉ có nặng thêm chứ làm sao mà chống được tham nhũng.

              ***

              Ngoài vấn đề tư tưởng chỉ đạo của nhà nước ra còn một vấn đề chiến lược khác có tầm quan trọng hơn. Nó bao trùm tất cả, chi phối tất cả, tác động tất cả. Bởi vì nó quyết định được việc loại trừ sự lạm dụng chức quyền bằng cách bộ máy nhà nước vận hành trong" một cơ chế hãm" có hiệu lực và đặt dưới sự giám sát thật sự của nhân dân. Như vậy phải loại trừ sự độc tôn và chuyên chế - đồng thời phải có một cơ cấu hợp lý cho hệ thống chính trị với mấy nguyên tắc :

              - Tập trung quyền điều khiển quản lý đất nước và nhân dân trong tay các cơ quan nhà nước tức Quốc Hội và Chính phủ.

              - Đảng giữ vai trò là một tổ chức chính trị có quyền giới thiệu Đảng viên của mình ra tranh cử các vị trong Quốc hội và Chính phủ. Tranh cử chứ không phải Đảng quyết định bổ nhiệm, quyền chọn lựa phải để dân tự do.

              Đảng có quyền dùng trí tuệ và học thuyết của mình để phân tích tình hình thế giới và nhà nước, đề xuất những dự kiến chính sách, và những người khác ngoài Đảng cũng có quyền như vậy. Còn quyền quyết định là do Quốc hội và Chính phủ tiếp thu, cân nhắc rồi chọn lọc và quyết định. Đảng không được quyết định thay cho cơ quan nhà nước và bắt cả xã hội phải tuân theo.

              Như vậy không có gì là hạ thấp vai trò của Đảng mà chỉ tước cái quyền độc đoán và chuyên chế của Đảng. Điều này Đảng cộng sản chân chính cũng không hề chủ trương.

              Vì vậy, vấn đề chiến lược bao trùm là phải cải cách hệ thống chính trị, định lại cơ cấu hệ thống chính trị. Phải phân biệt rõ cơ quan nhà nước do nhân dân nuôi với tổ chức xã hội (dù là tổ chức chính trị xã hội) phải tự nuôi, không thể Nhà nước hoá tất cả các tổ chức xã hội mà thực chất là trói buộc các tổ chức xã hội vào guồng máy của Đảng. Các tổ chức xã hội phái tự nuôi và có quyền độc lập của mình. Phải định lại nguyên tắc vận hành của hệ thống chính trị. Phải có nguyên tắc là mọi tổ chức xã hội phải độc lập và bình đẳng với nhau, không thể có tổ chức cha và tổ chức con được. Nhà nước chỉ có thể trợ cấp một cách rất hạn chế cho Đảng Cộng Sản và Mặt trận tổ quốc chứ không thể gánh vác sự đài thọ cho hàng trăm tổ chức và lại phải cung cấp theo lệnh của Đảng. Phải đi tới thực hiện 3 quyền phân lập, mà xoá bỏ sự bao biện của Đảng.

              Đấy cũng là một trong nền tảng của nền dân chủ, và là vấn đề quá lớn cần phải giải quyết dần dần. Nhưng trước sau gì thì cũng phải giải quyết. Vì vậy sau này sẽ còn phải nói tiếp.

              Chiến lược dân chủ hoá trước mắt đòi hỏi những người có thực tâm chống tham nhũng phải nghĩ ngay đến những biện pháp chiến lược trước mắt và có thể thực hiện ngay (những biện pháp khả thi).

              ***

              Biện pháp chiến lược thứ nhất là bảo đảm cho nhân dân thực hiện được quyền giám sát và quyền bày tỏ nguyện vọng chống tham nhũng của mình. Biện pháp này bao hàm một tư tưởng chỉ đạo là bảo đảm cho toàn dân được tự do bày tỏ nguyện vọng, bộc lộ được hiểu biết của mình về nạn tham nhũng, tự do cung cấp thông tin về các hành vi tham nhũng. Điều này bao gồm :

              - Phải có và thực hiện tư tưởng chỉ đạo là khuyến khích mọi nguyện vọng chống tham nhũng. Từ trước việc gì ta cũng nói chống tham nhũng là nhiệm vụ của toàn dân. Nhưng trước đây ta nêu khẩu hiệu nhiệm vụ của toàn dân thì thường chỉ nói : với ngụ ý dân là tay sai, công cụ, phải chấp hành những nhiệm vụ của lãnh đạo; phải ủng hộ và cộng tác với công an, thực chất phải làm tay sai cho công an. Nhiệm vụ chống cái gì thì cũng công an làm nòng cốt : từ chống buôn lậu, chống ma tuý, giữ trật tự xã hội... đều là như thế. Công an là nòng cốt, còn dân thì phải giúp đỡ, phải báo cáo, phải cung cấp thông tin, chưa bao giờ lãnh đạo biểu lộ ý thức coi dân là chủ; vậy chống tham nhũng thì các cơ quan nhà nước phải đặc biệt khuyến khích nhân dân tự động tố cáo mọi hành vi tham nhũng. Phải sửa ngay luật báo chí và xuất bản, đảm bảo mọi người tự do viết báo, làm báo, tự do sáng tác văn học, tự do viết và tự do in. Như thế mới có phương tiện cho nhân dân tự do chống tham nhũng và cũng chỉ là để cho nhân dân thực hiện quyền dân chủ cơ bản của mình mà thôi. Việc này phải được thực hiện trong quyền tự do báo chí và xuất bản. Có tự do báo chí và xuất bản, các văn nghệ sĩ và trí thức mới thực hiện được quyền ăn nói của mình, quyền nói lên những ý kiến và nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân mới có nơi để gửi gắm những ý kiến nguyện vọng của mình. Nhà nước thường tự xưng là của nhân dân, nhưng thực sự bộ máy nhà nước ít khi tôn trọng ý kiến của dân và cũng không nghe hết được mọi thứ ý của dân. Bộ máy nhà nước thường tách khỏi nhân dân và coi dân là đối tượng cai trị của mình. Phải để cho dân có phạm vi rộng lớn phát biểu ý nguyện của mình, gửi gắm ý nguyện, văn nghệ sĩ trí thức là những thành phần trong nhân dân. Không được quan liêu hoá, Nhà nước hoá các cơ quan ngôn luận và khống chế các cơ quan ngôn luận. Trước ta nói lý thuyết là dưới chính quyền cách mạng thì các quyền dân chủ của dân có các phương tiện của nhà nước bảo đảm (bầu cử, in, báo chí). Nhưng thực tế luật của ta chỉ bảo đảm cho các tổ chức (Nhà nước) có các quyền ấy, mà Nhà nước thì đã tách khỏi dân. Rút cuộc dân chẳng có quyền mà cũng chẳng có phương tiện gì để thực hiện quyền của mình.
              Có thể có nhiều người ngại tự do ngôn luận sẽ làm cho tình hình xã hội rối loạn, kẻ xấu lợi dụng. Đó chỉ là lý do của những người sợ dân. Kẻ xấu đã lợi dụng tình trạng không có tự do ngôn luận nhiều hơn. Nếu có tự do ngôn luận, tự do thông tin thì kẻ xấu không lợi dụng được; nhân dân không phải ngóng ra nước ngoài để biết tin thực ở trong nước. Các nước phát triển thực hiện tự do ngôn luận không hề có bất ổn định. Tự do ngôn luận đều có tác dụng ngăn ngừa, răn đe cán bộ nhà nước và cả các nguyên thủ không được lạm dụng quyền lực. Ta ngăn cấm tự do ngôn luận tức là khuyến khích tự do lạm dụng quyền lực, tự do tham nhũng.

              Tự do ngôn luận (báo chí, xuất bản) là một biện pháp chiến lược hiển nhiên để chống tham nhũng.

              Biện pháp chiến lược thứ hai là phải chỉnh huấn gắt gao cho cán bộ và các cơ quan nhà nước thấm nhuần ý thức và tâm lý là người làm công (là công bộc, đầy tớ) cho nhân dân, không được coi công việc mình làm là doạ nạt, đòi hỏi nhân dân, cũng không phải là ban ơn làm phúc cho nhân dân. Dù cho có những người đi dẹp trật tự đường phố, giữ luật đi đường, đi thu thuế, đi soát xét việc này việc khác thì không được coi mình là trên nhân dân, bắt buộc nhân dân, mà phải là người thương lượng với dân. Những người ngồi bàn giấy để đóng dấu, để ký chứng nhận, để trả lời những câu hỏi thì phải lễ phép với dân, không được tự coi là người cho phép, người dẫn dắt dân. Người bán hàng còn coi người mua là thượng đế và nêu phương châm :" khách hàng luôn luôn đúng"; vậy thì người cán bộ nhà nước cũng phải có thái độ coi dân là thượng đế, là cha mẹ, anh chị. Điều này Bác Hồ đã nói nhiều.

              Nhưng trong cuộc sống thực tế hiện nay thì người cán bộ nhà nước, anh công an cứ là những người cao hơn, có quyền hơn, đáng sợ hơn, còn là người thường dân thì kém hơn. Ai muốn nhún mình nữa còn xưng là phó thường dân. Không khí xã hội như vậy thì người nhà nước, các ông quan cứ tha hồ mà lạm quyền, người dân cứ tha hồ mà chịu đựng, không có quyền gì, phương tiện gì để ngăn chặn sự lạm quyền. Sự lạm quyền không được ngăn chặn thì tự nhiên là có tham nhũng và không chống được tham nhũng. Chỉ có một sinh hoạt dân chủ, tạo một không khí xã hội mà dân thực sự làm chủ thì mới có hiệu quả chống tham nhũng. Nếu không, thì bao nhiêu sự đề cao đạo đức như :"Y đức", "Giáo đức", "Báo đức" chỉ là trò cười, trò hô hào suông, trò giả dối.

              Một biện pháp chiến lược nữa để bảo đảm quyền dân chủ cho dân : đó là phải rà soát lại toàn bộ các luật bầu cử trong Đảng cũng như trong xã hội. Xây dựng luật bầu cử theo hướng bảo đảm thật sự tự do ứng cử và tự do bầu cử. Chỉ có sự giới thiệu, còn sự vận động tranh cử cũng phải tự do thoải mái. Cần bác bỏ, triệt tiêu hết các thủ đoạn gò bó qua sự hiệp thương của mặt trận mà thực chất chỉ là gò ép chấp nhận ý kiến chỉ đạo của Đảng (các cấp uỷ). Những thủ đoạn đó làm nản lòng nhiều thanh niên và trí thức. Do đó che lấp mất nhiều nhân tài và mầm non nhân tài. Vì vậy chung quy lại cũng chỉ rõ ra có một chân lý đơn giản này : chỉ có dân thực sự làm chủ, chỉ có một cuộc sống xã hội thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ cơ bản của người dân thì xã hội mới lành mạnh, mới chống được tham nhũng.

              Hình như có người lại lo rằng : dân ta dân trí còn thấp, giao cho nhiều quyền dân chủ thì dân cũng không biết dùng và dùng lung tung, lại có hại cho xã hội.

              Vậy xin hỏi chờ đến bao giờ mới giao được quyền dân chủ cho dân ? ? ? Không giao cho dân thì bao giờ dân mới biết dùng. Giao mà chưa giao đã doạ bỏ tù người dùng( lợi dụng) thì bao giờ mới giao được ?

              Có người ngại kẻ địch lợi dụng ? ? ? Ai là kẻ địch bây giờ ? Trong khi ta cần làm bạn với tất cả mọi người trên thế giới. Như trên đã có chỗ nói : Chính vì chính quyền ta không dân chủ thì những người trên thế giới (cả người tốt và người xấu) họ đang đều xỉa xói chê bai, và họ tỏ ra không muốn giao lưu, không hợp tác không đầu tư.

              Không khí xã hội có dân chủ thì đúng là nó sẽ không yên ổn, nó luôn sôi động, nhiều tiếng nói và như thế không phải là không ổn định.

              Không nên coi thường nhân dân ta quá. Nhân dân ta có ý thức chính trị rất cao, nhân dân Thái Bình đã phẫn nộ rất cao mà không khí vẫn ôn hoà và kiên nhẫn. Nhân dân không ai muốn xáo động và mất ổn định. Nhưng phải để cho dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Không ai thay dân chống được tham nhũng. Những người có quyền lực và cứ luôn lo sợ bị mất quyền lực là những người không chống được tham nhũng và chỉ có dung túng tham nhũng.

              ***

              Thưa các bạn đọc,

              Tôi đã từng ngẫm nghĩ nhiều năm nhiều tháng về chuyện chống tham nhũng. Đến nay không thể không viết ra.
               
              Khi tôi viết tôi bị nhiều xúc cảm chi phối, nhiều ý tưởng cứ dồn dập ùa vào đầu óc và tràn ra ngòi bút. Tôi không thể chút bỏ được tâm lý trách nhiệm của một người đã cả đời chiến đấu cho đất nước và cho nhân dân; cũng gần hết cuộc đời là Đảng viên Đảng cộng Sản. Tôi đã từng tự hào và hãnh diện về lịch sử của Đảng và đến bây giờ tôi vẫn tự hào và hãnh diện như thế. Nhưng tôi cũng đã nhiều phen đau xót và xấu hổ vì đảng, nhất là những lúc đối mặt với những nỗi bất hạnh của nhân dân nói chung và các nạn nhân nói riêng. Vì thế tôi không thể nào nói về đảng khác đi được!

              Nhìn lại bài viết thấy nói quá dài và hơi lằng nhằng, nhưng bớt đi đoạn nào cũng tiếc. Tôi đành cứ để nguyên và thêm vào một trang tóm tắt cho bạn đọc đỡ bị rối mắt, rối lòng.

              Cảm ơn

              Tháng 4-2000
              Tháng 3 Canh Thìn
              Trần Độ








              Tóm tắt chiến lược dân chủ hoá chống tham nhũng


              1- Có tham nhũng là do có sự lạm dụng chức quyền.

              2- Có sự "lạm dụng chức quyền" là do có một hệ thống chính trị không dân chủ và thể chế vận hành của hệ thống đó cũng không dân chủ. Đó là :

              Một Đảng độc tôn, độc quyền chuyên chế, đẻ ra một nhà nước kềnh càng, quan liêu, năng lực kém và Đảng ra sức tuỳ tiện sai khiến, nhào lặn cái nhà nước này trong tay\(kể cả Quốc hội và Chính phủ).

              Hệ thống chính trị không dân chủ nuôi dưỡng sự lạm quyền và cả sự lộng quyền. Cái hại nhất là hệ thống chính trị không dân chủ lại không có một cơ chế hãm nào, không có một sự giám sát nào của nhân dân (vì quyền tự do ngôn luận bị hạn chế khắc nghiệt). Nên lạm quyền dẫn đến lộng quyền là tất yếu.

              3- Đó không những là nguồn gốc của tệ tham nhũng mà còn là nguồn gốc của nhiều sự suy thoái xã hội, suy thoái nhân cách con người và về lâu dài suy thoái cả dân tộc, vì sự độc tôn chuyên chế làm nảy sinh nhiều thói cơ hội, nịnh bợ hèn hạ và thói lừa dối lọc lừa, thủ đoạn hoang dã.

              4- Muốn chống tham nhũng có hiệu quả phải có cả một chiến lược dân chủ hoá rộng lớn, chiến lược đó bao gồm :

              a/ Từng bước cải cách hệ thống chính trị và cách vận hành hệ thống chính trị đó theo hướng dân chủ đa nguyên( hướng phát triển tất yếu của cuộc sống).

              b/ Trước mắt phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, biểu thị mạnh rõ quyết tâm "thực sự chống tham nhũng". Điều đó cần biểu hiện ở công tác tư tưởng và luật pháp.

              c/ Về tư tưởng và luật pháp phải bảo đảm tự do ngôn luận ở báo chí và xuất bản. Về luật pháp phải sửa luật báo chí và xuất bản, phải sửa các điều trong luật hình sự, luật khiếu nại tố cáo và pháp lệnh chống tham nhũng. Phải tỏ ra khuyến khích chống tham nhũng, chứ không phải bênh tham nhũng. Phải khuyến khích thông tin chống tham nhũng, thông tin phải luôn nhắc nhở và đưa tin về tham nhũng và chống tham nhũng, tin đó phải nhiều hơn tin trật tự giao thông và tin ma tuý.

              d/ Phải có sự chỉnh huấn sâu sắc về thái độ của người và cơ quan nhà nước đối với dân, thực hiện đúng lời Bác Hồ dạy : phải thực sự làm đầy tớ của dân. Về tổ chức, phải sửa đổi toàn bộ các luật bầu cử trong Đảng cũng như trong xã hội, bảo đảm dân và đảng viên được tự do chọn và giới thiệu người mà mình tín nhiệm và tự do bầu để quyết định trao quyền cho người mà mình tin.

              ***

              Nếu ai thực sự có lòng chống tham nhũng thì cần phải thực hiện các thể chế dân chủ để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Chỉ có thế mới chống được tham nhũng. Nếu không sẽ chỉ là nói xuông, và bao che tham nhũng./.


              http://www.angelfire.com/zine2/risingsun/Politics/trando_dan_chu_hoa_chong_tham_nhung_uni.html

              <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.12.2007 12:15:34 bởi Ngọc Lý >
              #7
                Ngọc Lý 04.12.2007 12:21:58 (permalink)
                Hai việc cần làm ngay để thực hành Dân Chủ
                Trần Độ
                 
                Để thực hiện một nền dân chủ tiến bộ làm cho đất nước có thể sánh ngang với thế giới, không cần làm nhiều việc phức tạp, cần nhiều thời gian mà chỉ cần làm hai việc đơn giản rất hiện thực và khả thi, đó là những điều đã ghi trong Hiến pháp, mà ta chưa thực hiện.

                1- Ban hành một chế độ, một bộ luật về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và do đó tất yếu là phải tự do báo chí và tự do xuất bản

                Thực hiện việc này, chỉ cần bổ xung hoặc thay đổi hai bộ luật đã có là luật báo chí và luật xuất bản. Hai luật đã có này đều đã đi ngược lại tinh thần và lời văn của Hiến pháp 1992 và cả các bản Hiến pháp có trước, nhất là Hiến pháp 1946. Bây giờ cần có luật cho phép tư nhân có quyền ra báo chí và lập nhà xuất bản chỉ cần thông báo cho cơ quan nhà nước và chấp hành mọi luật lệ của nhà nước, không phải xin phép ai. Đó là điều mà nhân dân ta đã có ngay trong thời Pháp thuộc. Gần đây anh Nguyễn Văn Trấn đã viết một cuốn sách dài "Gửi Quốc Hội và Mẹ" cũng chủ yếu nói có điều này và tỏ lòng ước vọng sao cho nhân dân ta được Dân Chủ Bằng Thời Pháp Thuộc ! Thật mỉa mai ! Báo chí sẽ được độc lập với Nhà Nước, không bị bất cứ một sự chỉ đạo, kiểm soát nào. Luật của ta (đã có) nhấn mạnh điều "không kiểm duyệt trước khi in", làm như đó là chứng tỏ sự dân chủ nghê gớm. Thực ra các cơ chế "thống nhất quản lý " báo chí của Đảng và Nhà Nước (chủ yếu là ở các cấp ủy và cơ quan của Đảng) còn gay gắt và ngặt nghèo hơn hàng ngàn lần là có kiểm duyệt. Vì có kiểm duyệt thì tình hình nó lại rõ ràng và sòng phẳng, hơn rất nhiều lần lối kiểm duyệt vô hình.

                - Thực hiện điều này, trước hết là thực hiện được việc "Nhân dân có tiếng nói thực sự " và tiếng nói này trước hết là tiếng nói của các tầng lớp trí thức và lão thành, có tiếng nói này được phát biểu mạnh mẽ thì sẽ có một lực lượng đông đảo giám sát, ngăn chặn nạn tham nhũng và các tiêu cực khác mà ta có lập hàng trăm, ngàn cơ quan Ủy ban, Hội đồng... cũng không có tác dụng bằng mà còn làm cho tham nhũng càng phức tạp thêm.

                - Có tiếng nói kiểu này là thực hiện việc giám sát các cơ quan nhà nước, và cả các cơ quan Đảng (và nhất là các cơ quan Đảng hiện nay không chịu bất cứ một sự giám sát nào, và đã có nhiều biểu hiện lộng quyền, muốn làm ngược làm xuôi thế nào, nói ngược, nói xuôi thế nào cũng được, cũng bắt người ta phải theo) có sự giám sát này mới thực hiện được đúng khẩu hiệu: Do dân, của dân, vì dân. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

                Quốc hội hiện nay không làm được việc giám sát Chính phủ, không thực hiện được chức năng "quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước" mà thường bị Chính phủ "tiền trảm hậu tấu ", bị động. Quốc hội làm ra luật, nhưng làm ra luật để làm gì, nếu có nhiều người cứ làm ngược lại luật, làm sai luật, mà Quốc hội đành bất lực không có chút quyền lực nào can thiệp, thì thành tích làm luật cũng bằng không.

                - Thực hiện tự do ngôn luận, tự do báo chí, mọi người hăng hái đua nhau phát biểu ý kiến về nhưng vấn đề đất nước, từ đó ta sẽ phát hiện được nhân tài, nhân dân sẽ phát hiện được người hay hay kẻ dở, giúp cho Đảng thu thập được nhiều ý kiến, phát hiện được nhiều vấn đề và phát hiện được nhiều nhân tài.

                Có người ngại rằng tự do báo chí thì sẽ tự do lung tung, lộn xộn, kẻ xấu kích động, kẻ thù lợi dụng, là mất ổn định chính trị. Sự sợ hãi đó là không căn cứ. Sự việc ở Thái Bình về cơ bản là xuất phát từ nguyên vọng chính đáng, và sự bất bình cũng chính đáng của nhân dân.

                Nếu ta cứ thiếu dân chủ thì có nhiều kẻ địch sẽ kích động và lợi dụng mạnh hơn. Nếu ta thực thi dân chủ, thì chính là một đòn đánh mạnh vào các thế lực thù địch và gây được nhiều cảm tình với nhân dân thế giới. Trình độ dân chủ thế giới đã tiến tới trình độ bầu cử tự do và phổ biến, nhân dân có quyền phản đối các bộ luật dự kiến thông qua, tuyên bố không chấp hành đạo luật nào đã thông qua mà ảnh hưởng xấu đến quyền lợi nhân dân.

                Trong tình hình đó, thực thi dân chủ rộng rãi và mạnh mẽ là ta tích cực hòa nhập vào thế giới.

                Trong khi ta đã có 400 tờ báo trong các tổ chức "được thống nhất quản lý", nếu có 1,2 tờ báo độc lập thì sinh hoạt tư tưởng của xã hội sẽ sôi động và tốt đẹp hơn, các bậc trí thức, các vị lão thành có chỗ phát biểu ý kiến. Đảng và Nhà nước có nhiều điểm tham khảo và ngăn ngừa, Đảng và Nhà nước sẽ tốt đẹp hơn lên, không cần có những vụ án gây xôn xao như vụ Hoàng Minh Chính, Hà Sỹ Phu và vụ đang quản thúc nhà thơ Bùi Minh Quốc.

                Cho rằng thực hành dân chủ, sẽ mất ổn đinh chính trị là sự ngược đời. Chỉ có mất dân chủ, mở rộng tham nhũng, mới làm cho xã hội, nhân dân ấm ức, bất bình, từ đó xã hội không thể ổn định được.

                2- Vấn đề thứ hai: Vấn đề bầu cử.

                Bầu cử và ứng cử là một thể chế then chốt quan trọng của chế độ dân chủ. Thực hiện dân chủ tập trung cũng phải qua bầu cử, ứng cử. Bầu cử càng tốt, càng chính xác thì chế độ dân chủ tập trung càng vững mạnh. Hơn bất cứ một lời kêu gọi nào ! Không thể không nhìn qua tình hình bầu cử, ứng cử của ta hiện nay. Ta đang nói nhiều đến "dân chủ trực tiếp" và "dân chủ đại biểu ", bàn về điều đó không có ý nghĩa gì, mà nhìn qua vào tình hình bầu cử, ứng cử của ta để đề xuất một thể chế tốt hơn, thì hay hơn.

                Tình hình bầu cử và ứng cử của ta có mấy nét tóm tắt mà nhân dân ai cũng biết, ai cũng không tán thành, nhưng cứ phải làm theo:

                - Rất coi trọng cơ cấu, định cơ cấu xong mới tính đến nhân sự. Trong cơ cấu thì phải thỏa mãn nhiều cân đối.

                - Đảng viên, không đảng viên, địa phương, dân tộc, nam, nữ, tuổi trẻ. Trong khi dồn sức lực vào việc cơ cấu, tất yếu là rất ít chú trọng đến chất lượng người ứng cử.

                - Việc đề ra tiêu chuẩn thường là chung chung, mơ hồ, hiểu thế nào cũng được, không có những yêu cầu kiểm chứng cụ thể. Tình hình này rất khó cho người bầu cử cân nhắc và lựa chọn. Mọi người đều "đi bầu cho xong việc" mặc cho các phương tiện tuyên truyền về "ngày hội ", nhưng không ai thấy trong lòng mình một tý "ngày hội " nào.

                - Mọi phương án nhân sự đều do một trung tâm xếp đặt, chỉ đạo. Tất cả những người đi bầu chỉ biết làm theo. Dân đã có câu: "Đảng cử, dân bầu ", như vậy thì ta hô "dân làm chủ ", nhưng thực ra chỉ có Đảng làm chủ thôi.

                - Tuyên bố cho "ứng cử tự do ", nhưng không một ứng cử viên tự do nào được độc lập. Kết quả thường chỉ có vài người, gọi là ứng cử tự do, nhưng thường là không bao giờ trúng được.

                - Chế độ "hiệp thương" ở Mặt Trận Tổ Quốc là một chế độ chắt lọc rất hữu hiệu để gạt tất cả những người ứng cử tự do không để họ có cơ hội lọt vào danh sách. Ai cũng biết thế, nên nhiều người dú có muốn ra làm việc cho dân cho nước, cũng chán nản mà co lại không muốn đua tranh. Việc quy định ở quốc hội, chỉ có 80% đảng viên là chứng tỏ một thiện chí của Đảng. Nhưng thế giới họ nhận xét: 70 triệu dân chỉ có 20% đại biểu trong quốc hội, còn 2- 3 triệu đảng viên lại có đến 80% đại biểu. Đó không phải là họ nói xấu, họ kích động, mà họ nói lên một sự thật. Theo cách nhìn của họ, ta không tán thành cách nhìn đó, nhưng cũng chẳng làm cách nào thay đổi được sự thật đó.

                Đó là chủ yếu nói vế cuộc bầu cử quốc hội, nhưng chế độ bầu cử của ta ở trong Đảng hay ngoài Đảng, ở bất cứ cấp nào cũng đại khái thế cả. Tuyệt nhiên, không thể coi đó là một chế độ bầu cử dân chủ.

                Tôi đề nghị một chế độ bầu cử, ứng cử có mấy điểm như sau, tạm đặt tên là "Bầu Cử Nhiều Vòng" có thể thực hiện ở mọi cấp, mọi ngành:

                1- Việc giới thiệu ứng cử viên, không nên hạn chế ở một số cơ quan có quyền lực, mà nên thực hiện: nhiều vòng giời thiệu:

                - Vòng một: Công bố yêu cầu của ứng cử viên (thay cho đề ra tiêu chuẩn) tôi xin nói sau, yêu cầu mọi người có liên quan giới thiệu danh sách. Tất nhiên sự giới thiệu sẽ đưa ra một số lượng khổng lồ. Ví dụ cần có 10 người, thì danh sách giới thiệu có thể lên hàng ngàn.

                - Vòng hai: Trên kết quả của sự giới thiệu đó, công bố rộng rãi (đến khắp mọi người có liên quan) và yêu cầu nói rõ là chỉ cần bầu có 10 người vậy mọi người giới thiệu hãy lựa chọn trong số hàng ngàn người đó lấy ra một danh sách độ 30 người. Và yêu cầu giới thiệu lại lần thứ hai một danh sách 30 người.

                Sau khi trưng cầu thế rồi, tất nhiên danh sách vẫn có thể có quá nhiều, đến 80 - 100 thì lại trưng cầu lần thứ ba, yêu cầu mọi người căn cứ vào danh sách đã tổng hợp lần thứ hai, chọn một danh sách giới thiệu 10 người. Sau đợt này thì số danh sách còn lại độ 20 - 30 người hoặc 40 - 50 người là một số lượng có thể chấp nhận, đưa ra thành danh sách bầu cử. Tất cả mọi bước đều làm công khai, tất cả mọi người đều biết và đều theo dõi được quá trình.

                Như vậy là tất cả cử tri tham gia lập danh sách ứng cử viên, mà không phải bất cứ một sự hiệp thương nào, ở cơ quan nào cả. Cơ quan tổ chức, hoặc cơ quan bầu cử chỉ còn việc thẩm tra tư cách và yêu cầu của một số ứng cử viên có hạn, và không còn phải vắt óc tìm ứng cử viên. Như thế mới bỏ được tư tưởng "cơ cấu " mà vì theo tư tưởng đó nhiều khi mọi người phải bầu những người hoàn toàn không xứng đáng. Vòng 3, vòng 4 là sự bầu cử trên một danh sách mà tất cả các cử tri đã tham gia cân nhắc và chọn lựa.

                2- Về cái gọi là tiêu chuẩn ứng cử viên, tôi đề nghị bỏ khái niệm tiêu chuẩn vì đã là tiêu chuẩn thì phải đong đếm được, đằng này nêu những tiêu chuẩn với một con người cụ thể mà có nhiều cách trình bầy khác nhau thì nó rất mơ hồ và rất không chính xác, nó chỉ thích hợp với sự tùy tiện của những người có quyền lực quyết định: "Yêu nhau củ ấu cũng tròn", thay vào đó nên đề ra "yêu cầu ", đại để như :

                Yêu cầu về đức:

                - Không phản quốc, không phạm tội, hoặc đã phạm tội nhưng đã được xóa án

                - Có tinh thần tận tụy với công việc

                - Có tinh thần tích cực học tập luôn cầu tiến

                - Có tinh thần khiêm nhường, thân ái và quý trọng mọi người

                - Ắn ở tử tế với ông bà, cha mẹ, vợ con, và những người xung quanh.

                - Hiểu biết và tôn trọng đạo lý làm người

                - Có lòng trung thực, năng động trong công việc, biết chịu trách nhiệm về ý kiến của mình

                Yêu cầu về tài :

                - Có trình độ học vấn, có trình độ kiến thức, chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn

                - Có tinh thần khiêm tốn, trách nhiệm cao đối với công việc

                - Có năng lực thuyết phục và động viên, thu hút mọi người say sưa với công tác chung.

                - Có chính kiến rõ ràng về các công việc mình phụ trách.

                - Về tuổi, nên yêu cầu đối với cấp toàn quốc, đại biểu cần trên 40 tuổi, đối với cấp dưới và cơ sở, yêu cầu trên 30 tuổi, không nên tính chuyện "cơ cấu" những người ứng cử trên dưới 20 tuổi, thực chất là hình thức thực hiện trẻ hóa một cách máy móc.

                Những yêu cầu trên không cần phân ra phần đức phần tài, vì theo yêu cầu đó đều là những yêu cầu về phẩm chất một cán bộ lãnh đạo và quản lý, những phẩm chất đó đều cần có những chứng thực cụ thể: thể hiện trong hành động hàng ngày của công việc đang phụ trách, ý kiến dư luận của những đồng nghiệp và của những công nhân viên dưới quyền, tuyệt nhiên không thể là một nhận xét suông của một người hay một cơ quan nào !

                Những người ứng cử tự do, được quyền độc lập với các cơ quan quyền lực, tùy theo sự quan trọng của từng cơ quan từng cấp mà người ấy ứng cử, người ấy phải được một số chữ ký ủng hộ việc ứng cử của người ấy. Sau đó tên người ấy được nhập vào danh sách giới thiệu và được tham gia lựa chọn qua các vòng.

                Như vậy mới thật cụ thể cái gọi là "làm chủ của dân ". Nhân dân thực sự tham gia giới thiệu người ứng cử và được bầu cử thực sự tự do, thực sự có sự làm chủ, sự lựa chọn của mình. Thực hiện việc này chỉ cần thời gian chuẩn bị lâu hơn, còn không có bất cứ sự bất tiện và sự giả dối nào.

                Thực hiện việc dân chủ còn nhiều việc phải làm. Trên đây là 2 việc có thể làm được ngay và hoàn toàn có thể làm được không có bất cứ một sự phiêu lưu, mạo hiểm nào. Nếu ta thật sự tin vào nhân dân, thì ta không sợ bất cứ một ý kiến xấu nào được dân chấp nhận, không sợ dân bỏ qua một âm mưu nào bằng lời và bằng người của các loại kẻ địch.

                Tất nhiên còn rất nhiều việc làm để hoàn thiện một nền dân chủ mới, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhưng đây là 2 việc cụ thể cần làm ngay và có thể làm được ngay, ít nhất là nó ngăn ngừa được những suy nghĩ và hành động làm tổn thương đến nền dân chủ của chúng ta mà bác Hồ và toàn dân ta đã tốn bao xương máu để xây dựng nên như ngày nay. Cần rất thấm thía sâu sắc lời nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là: "Độc lập mà không có tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa "

                Muốn có tự do, hạnh phúc phải có dân chủ !
                 

                Trần Độ
                 
                http://www.angelfire.com/zine2/risingsun/Politics/trando_2_viec_can_lam_uni.html
                 
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.12.2007 12:25:53 bởi Ngọc Lý >
                #8
                  Ngọc Lý 04.12.2007 13:24:19 (permalink)
                  Bút ký - Tiểu luận.
                  Trần Độ
                  Ðảng Cộng Sản và Dân Chủ ở Việt Nam


                   
                  Ai đã sống từ những năm 20-30 của thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 đều có thể nhìn thấy và chứng kiến 2 tình trạng, 2 bức tranh hầu như trái ngược của ÐCSVN. Ðầu thế kỷ 20 cho đến năm 1945, Ðảng Cộng sản có mấy nghìn Ðảng viên mà thực dân Pháp và Phong kiến triều Nguyễn rất hoảng hốt lồng lộn. Cả một hệ thống nhà tù. Từ Hoả Lò, Sơn La. Lao Bảo, Kon Tum, Ban Mê Thuột đến Khám lớn, Côn Ðảo…, đều đầy ắp tù Cộng sản. Thế mà cuộc Cách mạng tháng 8/1945 đã thành công. Sau đó thì ở 3 Kỳ chỗ nào cũng là người mới ở nhà tù ra làm nòng cốt: Bắc Kỳ thì tù từ Hoả Lò, Sơn La; Trung Kỳ thì tù từ nhà tù Lao Bảo, Kom Tum, Ban Mê Thuột; ở Nam Kỳ thì tù từ nhà tù Khám lớn, Côn Ðảo. Suốt trong kháng chiến chống Pháp, ở khắp nơi những người Cộng sản làm cán bộ Quân đội và Chính quyền và sống ở trong dân, đều ăn, ở như dân và đều nổi bật lên về tính gương mẫu, về chịu đựng gian khổ và hy sinh tính mệnh. Chỗ nào dân cũng mong đợi, ngưỡng mộ và yêu mến các "cán bộ" cộng sản, chia cơm, xẻ áo, và lấy cả tính mệnh mình để che chở, bảo vệ cho những cán bộ Cộng sản.

                  Và bây giờ, đầu thế kỷ 21 thì tình trạng và bức tranh là: Ðảng Cộng sản là một đảng cầm quyền lãnh đạo bao trùm cả Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước. Những vị trí quan trọng của Bộ máy Nhà nước: Chủ tịch, phó Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Giám đốc và phó Giám đốc Sở, Ty, Hội trưởng, Uỷ viên chấp hành các Hội quần chúng đều phải là Ðảng viên: Ðảng viên có sẵn để Ðảng chọn xếp vào các vị trí hoặc chưa là Ðảng viên thì phải phấn đấu vào Ðảng, rồi mới hòng được bổ nhiệm chức nọ, chức kia, từ ở phường, xã lên đến huyện, tỉnh và đến cấp Trung ương, toàn quốc. Trước đây, cán bộ đi sâu đi sát là có bộ áo nâu rách, quần ống thấp, ống cao, đeo cái bị cói hoặc một tay nải nhỏ đi len lỏi các nơi hẻo lánh khốn khó, thậm chí rất nguy hiểm. Còn ngày nay, đi sâu đi sát là xe hơi bóng láng, mới cáu cạnh toàn của các hãng Tư bản nước ngoài danh tiếng chế tạo, hoặc từng đoàn xe hơi có công an hộ tống dẹp đường, đến nơi nào đều có đón tiếp ở khách sạn sang trọng nhất, họp mặt ở những hội trường sang trọng nhất, gặp các người đứng đầu cơ sở hoặc địa phương nghe báo cáo, đi thăm các cơ sở gặp vài người đã được chọn lọc (để bảo đảm an toàn cho cấp trên) hỏi vài ba câu thường là vớ vẩn, đôi khi lại còn ngớ ngẩn, rồi lại vào phòng khách sang trọng có mấy lời huấn thị thường là được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, rất nhạt nhẽo và nhàm chán thế mà đều được khen là "sâu sắc", "sáng rõ" và được hứa xin chấp hành nghiêm túc. Còn đám cán bộ cấp dưới chỉ đua nhau mở sổ lấy bút ghi chép lia lịa "những lời vàng ngọc quý báu" mà cấp trên huấn thị.

                  Tôi là người đã trải qua 2 cảnh trái ngược ấy. Có lần tôi thăm một huyện, khi đi về được tiễn đưa rất trọng thể và đến cuối đường thì đồng chí Chủ tịch huyện nắm tay tôi rất chặt và hứa trịnh trọng rằng sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị "sáng suốt" của tôi. Tôi ngẫm nghĩ mãi, không biết tôi đã chỉ thị những gì, tính tôi hay đùa, tôi liền hỏi đồng chí Chủ tịch đó rằng: "Một năm huyện cậu có mấy lần các đồng chí Tỉnh và các ngành Trung ương về thăm"?. Ðồng chí đó bảo độ 5-7 đoàn. Tôi lại hỏi thế cậu làm sao chấp hành hết 5-7 lần chỉ thị ấy ?. Ðồng chí Chủ tịch cười và không trả lời! Thế là tôi được đích thân chứng kiến Ðảng Cộng sản giữa thế kỷ 20 là Ðảng gồm những Ðảng viên mà từ Tổng Bí thư đến đảng viên thường sống trong dân cùng cơm khoai, ổ rơm, rau dưa với dân, trực tiếp bàn với từng người dân công việc làm ăn và công tác Cách mạng. Và bây giờ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 là một Ðảng mà tuyệt đại đa số là các quan, quan nhỏ ở cấp cơ sở, quan nhỡ ở cấp trung gian, quan lớn ở cấp Trung ương. Các quan đứng đầu cấp toàn quốc thì dân các nơi phải cơm nắm cơm gói họp nhau chầu chực ở cổng (có lính gác, cảnh vệ hoặc công an) để mong được gặp mà không được. Ðã không được gặp mặt các quan để đưa đơn từ khiếu kiện và giãi bày, cầu cứu những oan khuất của mình trong đời sống (bởi vì quan không có thì giờ) mà còn bị coi là có người đứng đằng sau xúi giục và có âm mưu vi phạm an ninh quốc gia. Tôi có may mắn là đã từng được là cán bộ cơm khoai, rau má, ổ rơm và cũng một thời cũng làm quan cấp Trung ương đi xe hơi, ở khách sạn. Tôi thấm thía nỗi niềm và tôi muốn mô tả và lý giải cái sự biến chuyển thần kỳ của Ðảng Cộng sản, từ cơm nắm, đến làm quan và nhận xét xem sự biến chuyển đó là hay hay dở, là thắng lợi hay thất bại ?

                  I. Ở Việt Nam có dân chủ hay không ?

                  Tôi xin trả lời khẳng định ở Việt Nam đã từng có dân chủ, và có dân chủ một cách tốt đẹp, đáng tự hào. Ðó là những năm tháng sau cách mạng tháng 8/1945. Ðảng Cộng sản có Hồ Chí Minh đứng đầu đã kêu gọi và lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa, đập tan một nhà nước phong kiến tay sai, nô lệ, lập nên một Nhà nước Dân chủ Cộng hoà, đập tan lũ vua quan và quan lại thực dân, lập nên Chính phủ Cộng hoà lâm thời và sau đó lập tức tổ chức cho dân bầu cử (với một chế độ tự do thực sự) có những người ứng cử mà đa số không phải là đảng viên Ðảng cộng sản. (Ngày 11/11/1945 Hồ Chí Minh đã tuyên bố Giải Tán Đảng Cộng Sản, nhờ đó mới có sự đoàn kết của toàn dân chống thực dân Pháp, Tướng Trần Độ quên nhắc điều chính yếu này- Ngọc Lý )

                  Tôi đã trực tiếp tham gia một cuộc vận động bầu cử mà một ứng cử viên nhận là giai cấp công nhân, lên diễn thuyết với một cái mỏ-lết to tướng đút ở túi ngực. Tôi lại được tham gia với một nhóm trí thức (gồm bác sĩ, giáo viên, công chức cũ) mở tiệc ăn mừng một số bạn trúng cử, sau đó rủ nhau đi hát cô đầu để mừng thắng lợi. Không khí thật hồn nhiên và hồ hởi. (Năm 1946, Đảng Cộng Sản lúc ấy đã giải tán - Chú thích của Ngọc Lý)

                  Quốc hội lần ấy, có rất ít đảng viên Cộng sản là đại biểu và đều là những người hoạt động dưới sự dìu dắt lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quốc hội ấy về sau lại thêm 70 đại biểu không bầu, thuộc các Ðảng phái khác (đối lập). Vậy thì Quốc hội khoá I ấy là Quốc hội đa nguyên, đa Ðảng. Nhưng cũng Quốc hội ấy lập nên Chính phủ Cộng hoà Dân chủ, mà đa số cũng không là Ðảng viên Cộng sản, cũng Quốc hội ấy thông qua Hiến pháp 1946 là một Hiến pháp dân chủ nhất mà tất cả những Hiến pháp sau này đều không theo kịp.

                  Thế là từ năm 1945-1946, nước ta đã có một chế độ Dân chủ cộng hoà, với Quốc hội được bầu cử tự do, và đa Ðảng và một Chính phủ mà đa số thành viên không phải đảng viên cộng sản. Ðặc sắc của chế độ Cộng hoà dân chủ lúc ấy mãi về sau là: Ðược bầu cử tự do thực sự. Ða đảng, nhiều thành viên là người ở nhiều Ðảng khác nhau, có cả những người không ở Ðảng nào. Rất ít Ðảng viên cộng sản mà rất nhiều người có danh vọng, có trí thức.

                  Thế là ta đã có một Nhà nước thật sự dân chủ và một xã hội cũng thật sự dân chủ. Mọi người dân đều công nhận chính phủ là của mình, Nhà nước là của mình, dễ dàng đến với Nhà nước và người Nhà nước cũng dễ dàng đến với nhân dân.

                  - Cán bộ Nhà nước là những cán bộ gần dân, sống trong nhân dân.
                  - Có tự do ngôn luận, có báo chí tư nhân, có tự do phát biểu chính kiến.
                  - Có tự do xuất bản, in ấn.
                  - Có tự do hội họp và lập hội.
                  - Quân đội là Quân đội của dân,
                  - Công an cũng là Công an của dân.

                  Cán bộ, Quân đội, Công an đều là các anh, các chú, các em, các cháu của dân, dân có thể khen ngợi hoặc mắng mỏ như mắng mỏ con em mình. Mọi người tự do đi lại, tự do làm ăn, tự do buôn bán, cuộc sống thật thoải mái, dễ chịu. Tất nhiên có một số hạn chế do chiến tranh như hạn chế qua lại giữa vùng địch và vùng giải phóng. Quan trọng nhất là mỗi người dân đều thấy thoải mái tự do, không sợ mà lại rất gần gũi với cán bộ Nhà nước. Không khí ấy kéo dài trong suốt cả cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kéo dài cả sau năm 1954 ở miền Bắc một thời gian. Thế thì Việt Nam đã thực sự có một Nhà nước dân chủ và một xã hội dân chủ. Ðiều đó đã thực sự diễn ra ở cả nước đến 1954 và ở miền Bắc đến 1975 (trong những năm 60 và 70 do tình thế chiến tranh ở miền Nam và miền Bắc là hậu phương lớn lại có chiến tranh phá hoại, nên không khí dân chủ nhạt dần).

                  II. Nước Việt Nam bây giờ (Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21)

                  Thật khó mà nói rằng nước Việt Nam bây giờ là nước dân chủ. Tuy rằng giới lãnh đạo và giới tuyên truyền vẫn lớn tiếng coi Việt Nam là nước dân chủ, chỉ có khuyết điểm là "hơi" kém dân chủ. Nhưng tôi thì khẳng định rằng: Nước Việt Nam hiện nay ít nhất là nước không dân chủ tuy vẫn mang nhãn hiệu cộng hoà. Sau năm 1975, nhân dân miền Nam bị nô dịch bởi "thực dân mới" nhưng có đôi chút của "Dân chủ tư sản" là tự do làm ăn, tự do báo chí, xuất bản thì cũng bị Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xoá bỏ triệt để, mà chỉ được hồi lại chút ít sau đổi mới. Nhà nước và xã hội Việt Nam hiện nay có những đặc điểm gì?

                  1. Chỉ có một Ðảng là Ðảng Cộng sản và Ðảng Cộng sản dẹp bỏ hết các Ðảng (Ðảng xã hội, Ðảng dân chủ) đã có dưới thời Hồ Chí Minh, Ðảng Cộng sản thực hiện chế độ độc Ðảng. Tuy Hiến pháp năm 1992 có ghi: Tự do lập hội nhưng có người gửi giấy lập Ðảng khác thì bị đuổi việc và đe doạ quản chế, Công an thường xuyên thăm hỏi nhiều lần, cuộc sống bị hăm dọa nhũng nhiễu, bị theo dõi gắt gao, bị khủng bố tinh thần và tâm lý hết sức căng thẳng. Lại có người cũng mới làm đơn xin lập Hội chống tham nhũng thì tất cả những người có liên quan (độ 20 người) đều bị bắt lên Công an thẩm vấn, hành tội và bị gán cho là lập Hội trái phép! Có nhiều người bị khám nhà và tịch thu phương tiện… Thế mà có ai nói Chế độ ở Việt Nam là chế độ độc Ðảng thì lại bị người ta oán giận (*) và bị Công an chú ý. Ðã chế độ Ðộc Ðảng thì hiển nhiên là một chế độ độc tài, độc đoán, độc quyền ngược lại với chế độ dân chủ. Không thể nói nước Việt Nam ta có dân chủ được!

                  2. Ðã độc Ðảng mà Ðảng lại thực hiện một chế độ lãnh đạo tuyệt đối toàn diện và triệt để. Thế là hai lần không dân chủ. Ðó là một sự thật hiển nhiên, cho dù bộ máy tư tưởng, tuyên truyền của chế độ có hùng mạnh gấp trăm lần cũng không che lấp được sự thật này và lừa bịp được một ai. Nhiều người gọi chế độ này là chế độ Toàn trị, Ðảng trị, độc tài toàn trị, thậm chí có người còn gọi đó là chế độ Công an trị, mật vụ trị, quân phiệt trị. Riêng tôi, tôi cũng cho là thế và nói thế.

                  Biểu hiện của chế độ này thì có nhiều tôi chỉ lược qua như sau:

                  · Ðảng bao trùm và xâm nhập vào tất cả các tổ chức Nhà nước và các tổ chức xã hội lớn nhỏ, tạo nên một chế độ Nhà nước quan liêu hoàn toàn tách rời đời sống nhân dân, đời sống xã hội. Muốn làm quan thì phải là đảng viên, có là đảng viên thì mới được làm quan. Từ xã , phường, cho đến Chính phủ, Bộ, Thứ trưởng, Cục, Vụ trưởng. Thậm chí cho đến trưởng, phó phòng, ban Ðảng cũng còn phấn đấu để tất cả là đảng viên.

                  Các tổ xã hội thì, tổ chức nào có Chủ tịch và ban chấp hành là Ðảng viên mới được công nhận và hoạt động. Hội chống tham nhũng không do Ðảng đề xướng và bố trí Ðảng viên, thì bị coi là âm mưu, bị cấm đoán và Công an làm khó dễ, bắt bớ. Hội cựu chiến binh là Hội gồm những người gần Ðảng nhất, gồm những nòng cốt của Ðảng mà khi ra đời cũng khó khăn chật vật. Ðó là vì Ðảng chưa bố trí được người tin cậy để trủ trì. Những người đề xướng đều là đảng viên nhưng có đôi chút ý kiến độc lập, vì vậy Ðảng làm khó dễ kể cả khi các hội viên biểu thị rõ rệt không tín nhiệm người phụ trách. Ðảng bố trí bằng được người ngoan ngoãn, dễ bảo, phục tùng tuyệt đối mình thì lúc đó Hội mới được công nhận và hoạt động. Ðối với cán bộ được bầu, thì trong mỗi cuộc bầu, các cơ quan tổ chức và đồng chí cấp uỷ phụ trách tổ chức quyết định danh sách người trúng cử và bên cạnh đó cho thêm một vài người không trúng để cho ra vẻ là một cuộc bầu cử có dân chủ. Tôi nhiều lần ứng cử Trung ương và Quốc hội, tôi đều biết trước rất rõ tôi sẽ trúng cử hay không? Danh sách đại biểu Quốc hội đã được quyết định trước khi bầu hàng tháng vì đồng chí cấp Uỷ viên và Ban tổ chức đã thông qua rồi. Dân đã có câu rất chính xác là: "Ðảng cử dân bầu" dân chỉ đi bầu theo danh sách đã định. Các phương tiện thông tin, báo chí tha hồ ca ngợi tít mây xanh không khí "ngày hội" mà không hề có thật. Và Ðảng vẫn bắt mọi người phải công nhận thế là có tự do bầu cử, ứng cử !

                  · Ðảng hoàn toàn và trắng trợn chuyên chính về tư tưởng văn hoá, bất chấp cả Hiến pháp, Ðảng chỉ đạo Quốc hội ra luật báo chí, xuất bản khác hẳn tinh thần Hiến pháp, thu xếp bằng được uỷ viên Bộ chính trị, phụ trách công tác tư tưởng văn hoá, bố trí, nắm chặt và khống chế các giám đốc Nhà xuất bản, các tổng biên tập báo chí, buộc những người này phải ngoan ngoãn tuân theo hệ thống tư tưởng văn hoá và Công an văn hoá. Về điều này tôi là nạn nhân trực tiếp. Tôi có các hồi ký, bút ký trong đó tôi có nêu lên được đôi phần (chỉ đôi phần thôi) sự thật. Bản thảo đã được đưa cho một nhà xuất bản. Nhà xuất bản ấy đã biên tập nhưng không dám in vì Nhà xuất bản phải thăm dò ý kiến của Công an và tư tưởng. Có Nhà xuất bản khác có những biên tập viên rất thích, nhưng giám đốc mới bị khiển trách và nhắc nhở, nên cũng đành ngậm đấy "còn chờ thời cơ". Không khí ngôn luận ngạt thở. Giới trí thức và văn nghệ sĩ (trừ một số tư duy quá cũ) đều ngán ngẩm và giấu biến ý kiến độc lập của mình. Bất cứ ai có chút ý kiến độc lập đều phải dấm dúi lén lút. Nhưng sự dấm dúi lén lút này đang ngày càng lan rộng và de doạ sự bùng nổ mãnh liệt.

                  · Cách lãnh đạo theo nguyên lý Ðảng là bao trùm và cao hơn hết. Quốc hội phải họp sau Trung ương, Chính phủ chỉ làm việc hợp pháp hóa các chủ trương của Ðảng. Ðảng lãnh đạo và cai trị bằng Nghị quyết. Cho nên dư luận nước ngoài họ nói rằng Quốc hội và Chính phủ Việt Nam chỉ là "con dấu" dùng để đóng vào các Nghị quyết và văn kiện của Ðảng đã soạn thảo sẵn, kể cũng không ngoa.

                  Mỗi Nghị quyết của Ðảng thì cả Quốc hội và Chính phủ phải học tập, rồi toàn dân cũng phải học tập, các trường học, thầy giáo đều phải học tập. Thời gian học Nghị quyết của Ðảng có lẽ chiếm mật độ 1/4 thời gian lao động của người dân và 1/4 thời gian làm việc của các cơ quan.

                  Nhân dân đóng góp vào ngân sách Nhà nước nhưng Ðảng lại sử dụng và chỉ đạo ngân sách. Ngân sách Nhà nước phải đài thọ hoạt động của Ðảng. Hiện Ðảng cảm thấy ngượng về việc này và tìm cách giảm nhẹ Ðảng dùng ngân sách Nhà nước để trợ cấp các tổ chức xã hội "của Ðảng" như: Thanh niên, Phụ nữ , Mặt trận…v…v… Riêng các Hội Văn học nghệ thuật cũng được trợ cấp hàng vài tỷ mỗi năm.

                  Các chủ trương chính sách về kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội đều do các chuyên gia ở các ngành thuộc cơ quan tư vấn nghiên cứu và chuẩn bị. Nhưng những nội dung chuẩn bị đó chưa có dấu ấn của chỉ thị và Nghị quyết của Ðảng đều chưa có giá trị. Như vậy cơ quan cao nhất của Ðảng đều phải có ý kiến chỉ đạo về chuyên môn cho các học giả và đều phải phê và duyệt các sản phẩm nghiên cứu của các chuyên gia.

                  Ai cũng biết là Ban chấp hành Trung ương không thể là nơi hội tụ các chuyên gia. Bộ chính trị lại càng không thể. Vậy là người không chuyên và không giỏi lại chỉ đạo và phê duyệt ý kiến của những người chuyên và giỏi. Như vậy có hai khả năng hoặc là chỉ phê bừa chẳng biết hay dở, hai là phê cả những cái sai và có hại. Nghị quyết Ðại hội bao gồm nhiều chính sách chi tiết về kinh tế và sản xuất, kể cả việc trồng cây gì, nuôi con gì. Và đã là Nghị quyết thì cứ bắt dân phải theo trong khi đó nếu họ được tự do thì họ có muôn nghìn cách để làm ăn phù hợp với môi trường sống và điều kiện sống của người ta, nhưng Ðảng cứ nắm quyền "cho phép".

                  Chế độ độc đoán Toàn trị có rất nhiều cái dở. Việc này cả thế giới đều biết đã nói và lên án. Bản thân Ðảng cũng không dám nhận là mình thực hành sự toàn trị, nhưng sửa thì không chịu sửa. Do thực hiện toàn trị mà sức mình thì đuối cho nên Ðảng cứ phải tập trung nỗ lực vào sự củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng. Không cho một cá nhân hay một nhóm nào len vào được. Và sự nỗ lực này thì nhằm đối tượng vào đâu?

                  Ngày xưa Ðảng lãnh đạo cùng nhân dân tập trung vào kẻ địch ngoại xâm và tay sai. Ngày nay Ðảng lại phải tập trung vào đối tượng là nhân dân và nhất là những người trung thực muốn nói lên sự thật, những người có đầu óc tiến bộ muốn đóng góp ý kiến của mình với người lãnh đạo quốc gia để đất nước có sự chuyển biến tích cực thực sự. Ðảng càng ngày càng phải trốn tránh sự thực và bóp méo sự thật. Muốn hay không muốn, để củng cố, tăng cường mình Ðảng phải lừa bịp nhân dân, dối trá nhân dân, hăm doạ nhân dân. Vì nhân dân là người nắm sự thật và biết rất rõ sự thật.

                  III. Vì sao, vì đâu ?

                  Như vậy, ở phần trên đây bằng cả cuộc sống đã diễn ra, tư duy và sự hiểu biết của tôi đã được trình bày 2 bức tranh: Ðảng Cộng sản và xã hội Việt Nam trước đây từ 1930 đến 1975. Ðảng Cộng sản và xã hội Việt Nam hiện nay (cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21). Rõ ràng nó đã có sự biến đổi từ A trở thành Z. Nó đã biến đổi thành 2 bức tranh trái ngược hẳn nhau như trắng với đen, như ngày và đêm. Nói một cách thật tóm tắt thì Ðảng Cộng sản Việt Nam đã từ một Ðảng chiến đấu, sống trong dân và vì dân đã trở thành một Ðảng cầm quyền cai trị dân, xa dân, đối lập với dân, thậm chí đè nén, áp bức dân và bóc lột, hà hiếp dân.

                  Vì Ðảng Cộng sản ra sức củng cố và tăng cường vai trò của mình trong chế độ độc Ðảng toàn trị, cho nên đối tượng đấu tranh của Ðảng là nhân dân và những người trung thực. Những di sản dân chủ của những năm 40, 50, 60, 70 có còn chút nào không ?. Nó vẫn còn nhiều giá trị. Nhưng đã có nhiều sự biến đổi, biến dạng và cả biến chất nữa.

                  Cái biến đổi lớn nhất là từ tên nước Cộng hoà dân chủ (Việt Nam dân chủ Cộng hoà) với một Nhà nước đoàn kết toàn dân (nhiều Ðảng, nhiều nhân sĩ trí thức ngoài Ðảng) và một thể chế thực chất dân chủ có: Quốc hội do bầu cử, ứng cử tự do, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do xuất bản và in ấn … các quyền công dân này được đảm bảo. Quan hệ giữa Nhà nước với dân, giữa công dân với nhau là quan hệ anh em đồng chí. Nay đổi sang là Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa với một chế độ Ðộc Ðảng toàn trị. Các Ðảng ngoài Ðảng Cộng sản Việt Nam đều bị tiêu diệt, các quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân (trong đó cả quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng) bị triệt tiêu, thủ tiêu trên thực tế, chỉ còn lại những mỹ từ, chữ nghĩa hoa mỹ ghi trong Hiến pháp. Quan hệ Ðảng với Nhà nước là quan hệ Cha-con, quan hệ giữa Ðảng với Nhà nước và nhân dân là quan hệ giữa quan lớn và dân đen. Một xã hội nghẹt thở mỗi người đều có nhiều nỗi sợ: sợ nhau, sợ Công an, sợ quan, sợ âm mưu, sợ lừa bịp, sợ dối trá. Thậm chí trong từng gia đình, từng dòng họ… có sự chia rẽ phân biệt người theo Cộng sản và người không theo Cộng sản rất gay gắt.

                  Vậy từ đâu, từ ai mà có hai sự trái ngược ghê ghớm ấy.

                  Các giá trị còn lại có được là chế độ cộng hoà nhưng chất lượng đã thay đổi. Những quan hệ tốt đẹp trước đây còn được giữ ít nhiều trong nhân dân như những truyền thống. Còn thì không ai từ khoảng 40, 50, hoặc 60, 70 tuổi trở lên không trăn trở và đau đớn, tiếc thương những ngày tươi đẹp ngày xưa. Câu than thở và mong ước "Bao giờ cho đến ngày xưa" nó hàm chứa một sự thật cay đắng, uất nghẹn.

                  Vậy vì đâu và vì sao ???

                  Sự biến đổi nó diễn ra từ từ qua năm tháng nó biến đổi chút một chút một, khó nhận thấy. Cho đến năm 1975 thì nó có một bước ngoặt nước ta thu được một thắng lợi vĩ đại có tầm cỡ thế giới, Ðảng Cộng sản được tôn vinh rực rỡ và cũng xứng đáng. Thế rồi, những người lãnh đạo Cộng sản với tính kiêu ngạo sẵn có bốc đồng lên vội vàng đổi tên nước, tên Ðảng, đặt ra những mục tiêu xây dựng Xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Rồi những khẩu hiệu oang oang mà rỗng tuếch được hô hoán rầm rộ: "Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội" ! Với những tham vọng đầy hoang tưởng, đẩy đất nước vào vòng khốn khổ, khốn nạn. Cho đến tận năm 1986 hơi tỉnh được một chút nên đã cứu nguy cho đất nước khỏi sa vào vực thẳm. Nhưng sau đó, với tư duy bảo thủ giáo điều, tìm mọi cách kìm hãm đổi mới, không chịu đổi mới chính trị, không chịu dân chủ hoá đất nước, đẩy đất nước tiến sâu vào con đường "độc Ðảng, toàn trị" không dân chủ và phản dân chủ, phản Cách mạng, phản tiến hoá, phản bội nhân dân.

                  ***

                  Cho nên nguyên nhân cơ bản và sâu xa của sự biến dạng (hay biến chất) này là sự tư duy thấp kém, bảo thủ giáo điều trì trệ, cần phải thấy rõ sự xuống cấp về trình độ của các thế hệ lãnh đạo, thế hệ đầu với Hồ Chí Minh và các học trò gần gũi của Người đều là những trí thức, nhiều danh vọng trong xã hội, có lịch sử đấu tranh Cách mạng gian khổ và quyết liệt. Thế hệ tiếp sau thì kém đi một bậc nhưng còn ở mức trung bình. Thế hệ sau nữa thì ở dưới mức trung bình, thực ra sự thật này dân đều biết hết và đánh giá như vậy. Các bậc lão thành đã qua các triều đại cũng thấy rõ như vậy. Một số yếu tố quan trọng tác động vào sự biến dạng, biến chất mang tính mất dân chủ là các tính tình bình thường của những người lãnh đạo là thích khen, thích nịnh, thích thành tích, sợ sự thật, sợ "trung ngôn, nghịch nhĩ"… và không đổi mới tư duy, đầu óc đầy tư duy bảo thủ giáo điều, cổ hủ. Nếu so với các chế độ vua quan phong kiến mạt vận ngày trước thì những bậc quan lại "đỏ" ngày nay của cái "triều đình phong kiến" Việt Nam mang nhãn hiệu Cộng hoà xã hội chủ nghĩa cũng chẳng khác là bao! Cái thứ tư duy vừa thấp kém, lại bảo thủ giáo điều không có khả năng nhận thức được các điểm về tình hình như sau:

                  a. Sau 1975 nước ta đã bước hẳn sang một kỷ nguyên mới. Từ chiến tranh sang hoà bình, từ chiến đấu sang xây dựng, từ chia cắt sang thống nhất. Giới lãnh đạo không làm một cuộc tổng kiểm điểm và nhận thức sâu sắc, rõ ràng những cái mới, nhận rõ những cái cũ không hợp thời để mà rũ bỏ đi, để học tập cái mới. Ðại hội VI đã chỉ ra bệnh nặng là chủ quan duy ý chí và bệnh quan liêu bảo thủ, giáo điều, nhưng sự chữa bệnh không triệt để nên các bệnh đó còn kéo dài cho đến tận bây giờ.

                  b. Không chịu có một nghiên cứu kỹ và sâu thực trạng xã hội Việt Nam để thấy rõ tất cả sự lạc hậu kém cỏi, để nhận biết điểm xuất phát của mình, cũng như không nhận biết được những thuận lợi và những khả năng để phác họa được đường lối phát triển đất nước cho thích hợp. Ðại hội VI làm việc ấy, nhưng còn "bộ phận" và nửa chừng, để ứng phó kịp thời, như thế đã là tốt lắm. Cái nguy hiểm là các giới lãnh đạo kế tiếp nhau từ thời điểm sau 1975 đã "bị bỏ tù" trong cái khuôn khổ tù ngục: "Thắng lợi rồi thì tiến lên xã hội chủ nghĩa" một cách thô sơ và giáo điều cứng nhắc.

                  c. Không chịu nhận thức sâu sắc sự biến chuyển thế giới mới. Ðặc biệt là sau sự biến thế giới XHCN sụp đổ tan hoang. Thế giới không còn 2 phe, các dân tộc phải sống chung, nhất là không nhận thức được sâu sắc yêu cầu xoá bỏ hận thù hướng tới tương lai mà vẫn còn thấy nhiều kẻ thù như cũ, chỗ nào cũng thấy âm mưu đế quốc và âm mưu Mỹ Nguỵ, không thực tâm đại đoàn kết, nhấn mạnh cái gọi là "âm mưu diễn biến hoà bình" của một kẻ địch nào đó mà khống thấy rằng đang có một sự diễn biến ngay trong Ðảng và trong nhân dân. Vì vậy không có đủ căn cứ khoa học để phác họa và hoạch định các chiến lược phát triển đất nước, vẫn cứ vùi đầu vào các kế hoạch 5 năm và 10 năm đầy tham vọng và hão huyền.

                  Trong khi đó vẫn còn có những người lãnh đạo có những bản tính thông thường của con người. Ðiều đó biểu hiện ở chỗ: - Mang nặng tư duy giáo điều, bảo thủ không tự giác thấy bản tính nặng nề này. Ðại hội VI đã chỉ ra rất trúng rằng. Ðổi mới thì trước hết đổi mới tư duy. Nhưng từ đó đến nay, tư duy vẫn như cũ, không hề có thay đổi đáng kể nào? Có chăng sự thay đổi chỉ là những khẩu hiệu suông hô toáng lên, ngày một to hơn, gào thét hơn mà thôi. - Mang nặng tư duy say sưa thắng lợi, nặng thói kiêu ngạo Cộng sản, thích ca tụng, thích tung hô, không muốn nghe nói thẳng, còn mang nặng thói "được thỏ, bẻ nỏ" "săn xong, giết chó" loại bỏ và trừ khử các công thần. Bất cứ cái chết nào của những công thần, danh tướng đều dấy lên những nghi ngờ trong nhân dân, trong xã hội. Nhân dân mất dần lòng tin vào giới lãnh đạo. Tuy Ðảng và Nhà nước có làm được một số chính sách tốt về đền ơn đáp nghĩa đối với các bà mẹ, các lão thành và các thương binh cựu binh. Nhưng những việc ấy không đủ để xoá bỏ những nghi ngại và không bằng lòng trong nhân dân và nhất là trong lão thành và tri thức.

                  d. Một điều nữa là tình hình thế giới biến chuyển lớn quá, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và rộng lớn. Sự việc thế giới XHCN biến mất, bức tường Béc-Lin bị san bằng, nước Ðức hoà bình thống nhất, mang lại cho thế giới bộ mặt hoàn toàn mới mẻ. Gần đây cuộc khủng bố kinh thiên động địa ngày 11/9 ở Mỹ đang đưa thế giới vào một cục diện mới, có sự phân chia và tập hợp mới và đang diễn biến không lường trước được. Bộ phận lãnh đạo với tư duy xưa cũ và thấp kém lại không biết, không chịu thu thập nghe theo các ý kiến của các bác học, học giả trong ngoài nước, tổ chức thảo luận rộng rãi để tìm ý kiến hay. Nói tóm lại là yếu tố quyết định của sự biến đổi biến dạng (hay biết chất) này là chủ yếu là do tư duy của lãnh đạo, cộng vào đó là tình trạng không dân chủ nặng nề và kéo dài. Vì vậy giới lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nặng nề và chủ yếu trước dân tộc, đất nước và lịch sử. Sự lý giải này của tôi có thể chưa thoả đáng, nhưng sự biến đổi trắng- đen và đêm - ngày thì là một sự thực và cần lý giải, tôi không ngại ngần đưa ra trước sự lý giải này.

                  IV. Ði tìm đường ra

                  Như thế là nói bao quát thì ta có 2 bức tranh trái ngược.

                  A. Từ những năm 1940, 1950…1975 ta có một Ðảng Cộng sản chiến đấu ở trong dân, thực sự của dân và chịu gian khổ hy sinh vì dân. Do đó, có một xã hội với chế độ cộng hoà dân chủ, một nhà nước đoàn kết rộng rãi.
                  B. Còn hiện nay, ta đang có nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa, với một nhà nước do Ðảng cộng sản lãnh đạo, nắm chặt trong tay, sai khiến nhà nước với một chế độ Ðộc Ðảng và toàn trị. Một xã hội không có dân chủ, phát triển chậm, đang tụt hậu so với các nước trong vùng và so với thế giới. Ðảng cộng sản không che dấu điều này mà công khai phê phán tình trạng mất dân chủ và tham nhũng, công khai kêu gọi củng cố lãnh đạo độc quyền của mình và gạt bỏ mọi ý kiến khác, cho những ý kiến đó là chống đối cần phải trừng phạt. Nên Ðảng và Nhà nước đã huy động một bộ máy tuyên truyền vĩ đại làm việc này, huy động và sử dụng toàn bộ bộ máy nhân danh bảo vệ luật pháp (Toà án, Viện kiểm sát, Công an) vào việc đàn áp này. Ta có một xã hội đang phát triển chậm và không có dân chủ. Ða số người dân sống trong lo sợ, lo sợ bộ máy nhà nước, lo sợ lẫn nhau, lo sợ thông tin đại chúng. Phát triển chậm và mất dân chủ là 2 đặc điểm của xã hội hiện nay, mà các nhà lãnh đạo nhiều khi đã chính thức và công khai phát biểu. Vậy mà ý kiến chính thức của nhà nước (bao gồm cả Ðảng) cho rằng cần khắc phục tình trạng xã hội bằng cách tăng cường và củng cố thể chế hiện tại. Ðó là điều vô lý và nhất định là không được. Như thế chỉ có đi vào ngõ cụt và làm cho tình hình ngày càng phức tạp mà hậu quả không lường được. Vậy phải tìm đường khác.

                  Con đường đó phải có 2 yếu tố:

                  1. Phải phát triển nhanh.

                  2. Phải dân chủ hoá xã hội.

                  Có dân chủ, thì về kinh tế, dân được tự do làm ăn, tự do đua tranh và cạnh tranh kinh tế , mới có điều kiện phát triển nhanh. Về chính trị, xã hội phải thực hiện dân chủ mới chống được tham nhũng vì toàn dân tích cực tham gia. Có tự do ngôn luận (tự do báo chí, xuất bản, tự do phát biểu ý kiến, tự do tư tưởng ...) mới thu hút mọi người dân nhất là trí thức, lão thành, cựu chiến binh cao cấp nô nức phát biểu ý kiến. Những ý kiến đó cần được tôn trọng, thu thập và sử dụng những ý kiến đó mới vạch trần và phê phán mọi thiếu sót, bất hợp lý trong chủ trương chính sách, vạch trần mọi khiếm khuyết trong việc quản lý xã hội của nhà nước. Có thực sự bầu cử ứng cử tự do, dân mới tích cực tìm được người xứng đáng đại biểu của mình vào các cương vị trong bộ máy nhà nước. Như thế nhà nước mới vững mạnh xã hội mới lành mạnh. Ðừng cho rằng nhà nước càng nhiều Ðảng viên thì nhà nước càng mạnh, rồi cứ xếp bừa các đảng viên vào cơ quan nhà nước và ra sức phát triển Ðảng trong cơ quan nhà nước. Mọi người đều thấy rõ nhiều Ðảng viên rất kém về tri thức và kiến thức, rất dốt về quản lý và tồi tệ về tư cách cho nên càng nhiều đảng viên thì càng nhiều thành phần kém và dốt. Ngày xưa tranh quyền lãnh đạo cho Ðảng là Ðảng giành lấy sự hy sinh gian khổ. Ngày nay tranh sự lãnh đạo mà lại độc Ðảng, thì chỉ có là tham quyền cố vị và phản dân chủ.
                   

                  ***
                   

                  Qua trình bày trên, rõ ràng con đường đi ra phải là con đường có tính cơ bản toàn cục và toàn diện, chứ không phải là sự khắc phục các mặt cụ thể vụn vặt ở chỗ này chỗ khác. Con đường đi ra là con đường đau đớn nó đụng đến những nơi hiểm yếu nhất của cơ thể. Nó phải chữa từ gốc của vấn đề. Ðó là vấn đề thể chế chính trị. Nó đau đớn lắm. Nhưng như cổ nhân nói "Thuốc đắng mới dã tật". Việc này chỉ có tự Ðảng cộng sản làm, nghĩa là Ðảng phải tự đổi mới mà Ðảng đứng ra làm, thì Ðảng vẻ vang hơn, công lao Ðảng to lớn hơn; Ðảng hiện nay sẽ xứng đáng với Ðảng tiền bối, xứng đáng với Bác Hồ (Bác Hồ đã từng tuyên bố giải tán Ðảng và đổi tên Ðảng).

                  Ðó là Ðảng Cộng sản phải tự mình từ bỏ chế độ độc Ðảng, toàn trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện (đúng Hiến Pháp) tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần Hiến pháp. Ðó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập Ðảng, luật tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử, ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Ðảng, từ bỏ "hiệp thương" do Mặt trận Tổ quốc các cấp dàn xếp mà thực chất là sự gò ép, chỉ đạo hoàn toàn của Ðảng đứng đằng sau ...

                  Làm bằng ấy việc là Ðảng tự cải cách và đổi mới và là sự đổi mới thực sự chứ không phải Ðảng kêu gọi mọi người đổi mới, còn mình Ðảng thì cứ y nguyên. Còn các việc làm tiếp sau sẽ là hệ quả tốt đẹp. Các nhà "lưỡi gỗ" đừng vội kêu lên như thế là hạ thấp vai trò lãnh đạo của Ðảng cộng sản, đấy là định thay thế vai trò của Ðảng cộng sản, thực tế là nâng cao vai trò lãnh đạo của Ðảng đấy. Vì nâng cao vai trò là ở chỗ có những chủ trương đúng và hay, chứ không phải là nhiều cờ quạt, khẩu hiệu loè loẹt, nhiều tung hô, nhiều muôn năm vạn tuế. Ðảng mà chủ trương đổi mới như trên thì Đảng tỏ ra thực sự tài tình và không còn sợ ai làm giảm sút uy tín nữa cả (**). Trên thực tế lịch sử thì trước đây và bây giờ, chưa ai có thể thay thế được Ðảng Cộng sản. Chỉ trừ khi Ðảng tự mình hạ thấp bằng mình những cái dốt và cái kém làm xã hội ngày càng nhiễu nhương, dân mất tin tưởng ngày càng lớn thì chính Ðảng là người tự hạ bệ và dân cũng sẽ giúp hạ bệ Ðảng nhanh hơn, gọn hơn.
                   

                  ***
                   

                  Nói khác đi là để có con đường thoát khỏi tình hình rối ren phức tạp của đất nước hiện nay thì chỉ có con đường thực sự dân chủ hoá, tức là thực sự thực hiện dân chủ đúng như Hồ Chí Minh đã chọn lựa, thì mới làm cho toàn dân phấn khởi yên vui, phấn khởi huy động được trí tuệ toàn dân để khắc phục mọi trở ngại mà đưa đất nước phát triển nhanh, ứng phó sáng suốt mọi quan hệ đối ngoại phức tạp và tế nhị hiện nay. Không nên chỉ bằng lòng với việc thêm chữ dân chủ vào khẩu hiệu chiến lược mà mọi việc vẫn y nguyên. Cần phải đả phá, đấu tranh thật mạnh với một ý kiến sai lầm là cứ "dân chủ mở rộng thì dân sẽ làm loạn". Ðó mới chính là luận điệu phản động, cực kỳ phản động. Trên thực tế, sự kiện Thái Bình và sự kiện Tây Nguyên có phải là do dân chủ quá rộng không hay là do chính sự thiếu dân chủ và những sai lầm trong chính sách, sự không thu thập ý kiến của các trí thức văn nghệ sĩ…??? ý kiến muốn Ðảng thực sự đổi mới tức là phải cải cách Ðảng như ý kiến trình bày. Ðây mới thực sự là ý kiến để tăng cường (nâng cao) và củng cố sự lãnh đạo của Ðảng. Ðảng không nên mang mãi bộ mặt phản dân chủ mà Ðảng cần nêu gương sáng về thực hiện dân chủ.
                   

                  ***

                  Con đường ra đã rõ ràng. Cần dân chủ hoá đất nước mà trong công cuộc này vai trò Ðảng cộng sản là quyết định.
                   
                   Hãy nên:

                  1. Từ bỏ thể chế độc Ðảng, toàn trị chấp nhận thể chế đa nguyên: Quá trình dân chủ của thời đại dân chủ, trước sau cũng phải đi tới đa nguyên. Chế độ độc Ðảng hiện nay đã quá lạc hậu.

                  2. Thực hiện thật sự mấy quyền dân chủ cơ bản: Tự do bầu cử, ứng cử. Tự do báo chí, xuất bản và ấn loát. Tự do lập hội, lập Ðảng và tự do hội họp.

                  3. Thực hiện thật sự quên quá khứ: Xoá bỏ hận thù, đoàn kết rộng rãi nhân dân Việt Nam trong nước ngoài nước, xoá bỏ triệt để thành kiến phân biệt địch ta: Nguỵ và Chính, người trong nước và tay sai đế quốc nước ngoài.
                   
                  Thực hiện hoà hợp và hoà giải dân tộc, đoàn kết mọi người Việt Nam yêu tổ quốc và thiết tha với sự nghiệp tái thiết đất nước tới hùng cường và dân chủ tiến bộ. Trong khi chỉ cần giữ sự cảnh giác đúng mức.

                  4. Thực hiện chính xác và thực thà: Những phương châm đối ngoại đã có "Việt Nam muốn làm bạn với mọi người", "Ðộc lập đa phương, đa dạng ...". Tôi nhấn mạnh chính xác và thực thà là muốn trừ bỏ cái tư duy địch - ta trong đầu óc nhiều người. Tôi muốn nhấn mạnh rằng phải đổi mới tư duy, ta chỉ nên cảnh giác với những kẻ địch thật, còn đừng có tưởng tượng lắm thứ kẻ địch, thậm chí muốn tìm cả địch còn trong trứng để bóp chết, như thế đất nước khó yên bình. Kẻ địch có thật của ta bây giờ có không? Có! Ðó là tình trạng mất dân chủ và sự tham nhũng; hãy dùng các thủ đoạn cảnh giác đối với 2 kẻ thù tham nhũng và phản dân chủ.
                   

                  ***

                  Bàn đến đây, tôi thấy là thật sự đã đụng đến các vấn đề đường lối, và những điều tôi đề cập đến nó là vấn đề đường lối. Ta không đi thẳng vào nó mà giải quyết thì cứ loanh quanh ở bên ngoài mà không khi nào có hiệu lực. Ðụng đến vấn đề đường lối thì đau nhưng cũng như chữa bệnh phải chịu đau (thuốc đắng, mổ và cắt) mới khỏi được bệnh. Tôi cứ mạnh dạn đưa ra, mong được nghe nhiều ý kiến chung quanh vấn đề này. Chủ đề "Ngày xưa ... ngày nay" là một chủ đề tôi và các bạn kháng chiến của tôi trăn trở, tự hỏi cả chục năm nay. Ðến nay tôi mới diễn giải được nó ra đây. Tôi không cần thanh minh, động cơ tôi viết bài này. Tôi định viết một tiểu luận nhưng nhiều xúc cảm nó cứ đưa đẩy ngòi bút thành bài viết không thể có hình thức chính luận, tôi bèn bịa ra cho nó một cái tên hỗn hợp là "Bút ký-tiểu luận" mong bạn đọc thông cảm. Té ra thực sự Ðảng ta có vấn đề đường lối thật. Các Ðại hội của Ðảng lần VIII và IX chỉ mới đụng đến sơ sơ. Tôi mong những ý kiến của tôi có góp phần gợi ý cho sự chuẩn bị Ðại hội X. Ðại hội X, có người còn nghi ngờ có được hay không? Tôi thì tôi tin nó sẽ có. Xin chờ đợi các ý kiến trao đổi.

                  Viết xong ngày 20 tháng 11 năm 2001 tại Hà Nội

                  Trần Ðộ

                  Số 97 Trần Hưng Ðạo – TP Hà Nội.
                   


                  (*) Hai câu viết của Hồ Chí Minh (theo trí nhơ): có ai nói là Ðảng ta kém dân chủ, thì chúng ta giận. Nhưng thực tế có thế thật.
                  (**) Lỗi người đánh máy: bản trước là: "Ðảng mà chủ trương đổi mới làm giảm sút uy tín nữa cả." !. Thành thật cáo lỗi cùng tác giả và bạn đọc.
                   

                  http://www.angelfire.com/zine2/risingsun/Politics/trando_dang_cs_va_dan_chu_uni.html

                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.12.2007 13:32:32 bởi Ngọc Lý >
                  #9
                    Ngọc Lý 07.12.2007 10:28:19 (permalink)
                    Tình Hình Ðất Nước và Vai Trò Của Ðảng Cộng Sản
                    Trần Ðộ


                    Kính gửi:
                    Ðảng
                    Quốc hội
                    Chính Phủ
                    Và các bạn quan tâm


                    Tôi xin gửi một bài viết của tôi. Ðây không phải là một bài viết ngẫu hứng về một vấn đề cụ thể mà là những ý nghĩ được tích lũy từ lâu về Ðất Nước và về Ðảng, là ý kiến góp với tất cả các Hội Nghị Trung Ương và Ðại hội 9 sắp tới. Ðây là những giọt máu vắt ra từ trong tim một người từ nhiều chục năm nay. Ðó là một người chỉ khát khao được phát biểu và được thảo luận về Ðất Nước và về Ðảng

                    Thân Kính
                    Trần Ðộ



                    I- Một lần nữa, nhìn thẳng vào sự thật

                    1- Cách đây chưa lâu, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tình hình đất nước được mô tả như đang "ở trên con đường thắng lợi to lớn", như "đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội", như "đầy khởi sắc", "đầy khích lệ", "đầy phấn khởi", "đầy hứa hẹn",... và đang "chuyển sang giai đoạn phát triển mới, thực hiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa". Thế rồi, những ngày gần đây, cũng lại qua các phương tiện thông tin đại chúng, người ta nghe thấy nào sự tăng trưởng kinh tế đã "chững lại", nào đời sống nhiều vùng, đặc biệt ở nông thôn, gặp nhiều khó khăn, nào tệ nạn xã hội, đặc biêt là nạn tham nhũng, đang có chiều hướng tăng lên... Những biến động ở Thái Bình và một vài nơi khác được nói tới một cách hết sức dè dặt, nhưng cũng đủ cho thấy đất nước đang trải qua những bất ổn mới. Một vài tờ báo muốn thông tin đúng sự thật của tình hình đã bị phê phán hoặc cấm đoán (như tờ Tiền Phong sau một loạt bốn bài viết về Thái Bình đã phải "xin lỗi bạn đọc" vì bài viết chưa thật "sát hợp với thực tế", trong khi thật ra chỉ mới nói lên một phần nhỏ sự thật đã và đang xảy ra). Trong dư luận xã hội, nổi lên những băn khoăn lớn: Thế này là như thế nào? Ðất nước đang đi lên hay đang dừng lại? Mặt sáng là chính hay là mặt tối là chính?

                    Rõ ràng ở đây có vấn đề, mà lại là vấn đề rất cơ bản: đánh giá tình hình như thế nào đây? Kinh nghiệm lịch sử đã cho chúng ta nhiều bài học về mặt này. Ðánh giá đúng thì hành động đúng, ngược lại, đánh giá không đúng sẽ đẩy tới những hành động không tránh khỏi sai lầm. Chúng ta còn nhớ như in bài học của đại hội VI của Ðảng: công cuộc đổi mới chỉ có thể đề ra và tiến hành một cách mạnh mẽ dưới khẩu hiệu lay động lòng người: "Nhìn thẳng vào sự thật!", dù trước đó chưa lâu, những bài ca "thắng lợi", "tiến lên" vẫn được hát ồn ào trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với bài học còn nóng hổi ấy, tôi rất hoan nghênh việc thủ tướng Phan Văn Khải đã nhắc lại phương châm "Nhìn thẳng vào sự thật" trong báo cáo tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa X vừa rồi. Ðúng là chỉ có theo phương châm này, chúng ta mới phân tích được đúng tình hình hiện nay của đất nước.

                    2- Vậy, tình hình đất nước hiện nay là như thế nào?

                    Nói cho đúng, qua mười năm đổi mới, đất nước đã có nhiều thay đổi tích cực và sự đánh giá về một số thắng lợi trong công cuộc đổi mới có cơ sở. Tôi xin phép không nêu lại những thắng lợi có thật đó ở đây, không phải vì tôi "quên" hoặc "coi nhẹ", mà là vì những thắng lợi đó đã được nói quá nhiều (quá đầy đủ) trên các diễn đàn chính thức. Chỉ nói riêng trong lĩnh vực kinh tế, ai lại không vui mừng khi biết rằng, với chính sách "mở cửa" của ta, các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế đã rót hàng tỷ đô la vào để giúp ta tạo dựng những cơ cấu hạ tầng ban đầu, những doanh nghiệp liên doanh... hoặc nước ta từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, bây giờ đã có thể xuất khẩu hàng năm 2- 3 triệu tấn gạo? Mức sống vật chất nói chung đúng là có khá lên đối với một bộ phận dân cư không nhỏ, vân vân và vân vân.

                    Ðiều đáng nói là lẽ ra, bên cạnh sự nêu cao những thắng lợi đó, chúng ta phải phân tích một cách tỉnh táo ngay từ đầu những mặt xấu, những mâu thuẫn đã lộ rõ hay còn tiềm ẩn, những nguy cơ lớn đối với bất ổn định và phát triển mà bây giờ chúng ta đang thấy rõ những điều đó nổi lên thành mặt chủ yếu của tình hình đất nước.

                    Chỉ cần đặt ra một số câu hỏi đơn giản là đủ thấy như thế.

                    - Tại sao luôn luôn nhấn mạnh "kinh tế quốc doanh là chủ đạo", trong khi đó là một khu vực kém hiệu quả nhất và là những "ổ" tham nhũng ghê gớm nhất?

                    - Tại sao không huy động được nguồn vốn trong nước (như đã dự tính là phải tương đương với nguồn vốn vay mượn từ nước ngoài) để từ 1996 đến năm 2000 phải có số vốn 40- 50 tỷ đô la, điều kiện không thể thiếu để đưa GDP đầu người lên 400 đô la một năm vào năm 2000?

                    - Tại sao có hiện tương các nhà đầu tư nước ngoài trở nên dè dặt hơn trong việc đưa vốn vào nước ta, thậm chí một số doanh nghiệp nước ngoài còn rút vốn đi?

                    - Tại sao không đẩy lùi được nạn tham nhũng có hiệu quả, mà còn để nó tha hồ hoành hành một cách rầm rộ và đầy thách thức cũng giống như hiện nay?

                    - Tại sao người dân, trong hoàn cảnh mức sống có tăng lên, không thiết tha góp công, góp của vào công cuộc xây dựng đất nước như Ðảng không ngừng kêu gọi? Thậm chí ở một số nơi người dân còn chống lại các tổ chức Ðảng và đứng lên đấu tranh (không thể dùng cách nói nào khác hơn) để bảo vệ quyền lợi của mình?

                    - Tại sao đường lối đổi mới và mở cửa đã đưa tới một sự phân hóa xã hội sâu sắc đến thế, đưa đến sự làm giàu bất chính và đầy thách thức của một bộ phận nhỏ - chủ yếu là trong cán bộ, đảng viên có chức như thế?

                    Nhân đây tôi xin nói rằng : cần phải đánh giá hết ý nghĩa của những biến động đã và đang xảy ra ở Thái Bình. Có thể nói đây là lần đầu tiên có hàng vạn nông dân tự tập hợp lại để tranh đấu chống "cường hào mới" một cách mạnh mẽ và đều khắp như vậy. Nông dân Thái Bình, như tôi đã trực tiếp thể nghiệm, từ lâu vốn là một cơ sở xã hội vững chắc của Ðảng trong đấu tranh cách mạng, kháng chiến và xây dựng đất nước. Thế mà chính những người nông dân ấy bây giờ lại quay lưng lại với các tổ chức cơ sở Ðảng (cũng tức là với Ðảng) để tự bảo vệ, điều mà tôi chưa bao giờ hình dung nổi. Tôi e rằng những biến động ở Thái Bình có thể báo hiệu một tình trạng nguy hiểm hơn nhiều với Ðảng, nếu không nghiêm túc rút ra những bài học đúng đắn (và đau đớn nữa) từ tình hình đó.

                    - Tại sao để cai trị đất nước, ta cần nhiều bộ máy đồ sộ đến thế, mà các cuộc vận động (chống tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội) đều hầu như không có hiệu quả?

                    Vâng, chỉ cần đặt ra bấy nhiêu câu hỏi thôi cũng đủ thấy rằng tình hình đất nước hiện nay không chỉ có những thắng lợi, những thành công, mà còn hiện ra dưới những bộ mặt ngược lại, khiến cho những người dân bình thường lấy làm lo ngại trước một cuộc khủng hoảng xã hội mới, có thể còn nghiêm trọng hơn lần trước nhiều.

                    Tôi không phải là nhà tiên tri, tôi chỉ nêu ra một giả thuyết có thể có, để cùng nhau suy nghĩ. Dù sao cũng không thể lẩn tránh vấn đề. Phải đặt nó ra một cách thẳng thắn và xin nhắc lại, theo huớng "Nhìn thẳng vào sự thật ".

                    II- Nguyên nhân ở đâu?

                    Tình hình chung của xã hội hiện nay là: tuy đã đạt đuợc những thành tựu quan trọng về mặt tăng trưởng kinh tế (mà những thành tựu này cũng cần được đánh giá đúng mức, không thổi phồng lên theo "chủ nghĩa thành tích", một căn bệnh cũ muốn tái phát trong những điều kiện mới, tinh vi hơn, như trên báo chí có nhắc tới), nhưng nước ta vẫn là một nước nghèo khổ và lạc hậu, với những nguy cơ tụt hậu ngày càng lớn, với những hỗn loạn kinh tế và xã hội ngày càng tăng. Hai mục tiêu trước mắt thường được nhắc đi nhắc lại là Ổn Ðịnh và Phát Triển trên thực tế đang trở thành những cái đích ngày càng xa hơn. Cộng vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong vùng Ðông Nam Á và Ðông Á đang gây ra thêm nhiều khó khăn mới, thậm chí những đình đốn mới, khiến xã hội không yên. Nhìn chung, không khí xã hội đã mất đi sự hứng khởi ban đầu, thay vào đó là tình trạng lo âu, chán nản đang choán lấy nhiều tầng lớp dân cư rộng lớn. Mối nguy hiểm là ở chỗ những tiềm năng bên trong (nội lực) không được phát huy và chúng ta ngày càng lệ thuộc hơn vào những nguồn vốn bên ngoài đang dần dần co hẹp lại. Trong khi đó, những tệ nạn xã hội lại phát triển mạnh mẽ tới mức không thể khắc phục được (ma túy, tham nhũng chẳng hạn), số người làm giàu nhanh chóng một cách bất chính (trong đó khá nhiều người dựa vào chức quyền) cùng với tình trạng bần cùng hóa của một bộ phận dân cư ngày càng lớn (chủ yếu ở nông thôn) đang gây ra một tâm lý bất mãn ngày càng sâu rộng trong xã hội. Tất cả những điều có thể đưa tới những biến động và xung đột xã hội thật khó lường, như tình hình Thái Bình cho thấy.

                    Ðứng trước tình hình ấy, rất nhiều người tâm huyết (trong đó có những cán bộ cách mạng lão thành từng gắn bó cả cuộc đời với sự nghiệp giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội) đang băn khoăn tìm hiểu những nguyên nhân đưa tới tình hình ấy. Muốn hay không đã xuất hiện những nhận thức khác nhau về xã hội hiện nay. Nhưng những tiếng nói ấy chỉ bó hẹp trong những trao đổi ý kiến trong từng nhóm nhỏ.

                    Lẽ ra, trong một hoàn cảnh như vậy, cần có những trao đổi thẳng thắn, xây dựng thật rộng rãi trên báo chí, trong các tổ chức xã hội, cả trong Ðảng nữa. Nhưng trớ trêu thay, lúc này lại thấy xuất hiện nhiều sự cấm đoán hơn trong lĩnh vực ngôn luận. Rất nhiều nguy cơ có thể tránh được, nếu như những vấn đề của đất nước được đem bàn một cách cởi mở để huy động được sức mạnh trí tuệ của dân tộc. Một số người viện cớ không để cho kẻ thù xen vào công việc nội bộ của ta, nhưng trên thực tế hầu hết những mặt tiêu cực của xã hội hiện nay là do chính "ta" gây ra. (Một điều thật buồn cười là, đã có người giữ cương vị quan trọng nói rằng "kẻ địch gây ra nạn tham nhũng để phá hoại đất nước ta", trong khi chính những người được giao trách nhiệm điều tra những biến động ở Thái Bình, chẳng hạn, đã báo cáo là không thấy có bàn tay kẻ thù đứng đằng sau những chống đối của nông dân Thái Bình). Vậy mà ta vẫn cho rằng ta rất dân chủ và "xin nhiều ý kiến" mọi người. Tôi không ngây thơ tưởng rằng hiện nay không có "kẻ thù" nữa, nhưng đừng cường điệu điều đó để rồi nhìn ai cũng ra "kẻ thù". Và kinh nghiệm cho thấy rằng "kẻ thù" chỉ có thể thâm nhập và phá hoại ta được, khi chính chúng ta tự bưng bít sự thật, giống như một người mắc bệnh lại bưng bít căn bệnh của mình. Nếu chúng ta để cho "kẻ thù" nắm lấy ngọn cờ "sự thật" thì chúng ta sẽ ngày càng rơi vào tình trạng hiểm nghèo vì giấu bệnh và không cho ai chuẩn đoán cả. Tôi chưa nói tới một điều đáng lo ngại nữa là để cho những kẻ cơ hội chủ nghĩa nhảy ra hạ bệ, nói xấu lung tung, đánh đấm lung tung, bạ ai cũng coi là "kẻ thù", gây hỗn loạn trong giới trí thức, văn nghệ sỹ, và tiếc thay có cả một tờ báo của ngành công an đang làm "bệ phóng" cho những kẻ đó.

                    Xin trở lại với câu hỏi: Tình trạng xã hội đáng lo ngại như đã nói trên đây là do đâu? Tôi không có tham vọng phân tích đầy đủ về vấn đề này, chỉ xin nêu ra một số ý kiến:

                    1- Mặc dầu tuyên bố mục tiêu của nước ta hiện nay là "phát triển kinh tế, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh", nhưng vẫn nhấn mạnh "kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa". Như vậy, nảy sinh một mâu thuẫn không thể giải quyết được, bởi vì cả về lý thuyết lẫn về thực tiễn, kinh tế thị trường - điều kiện tất yếu để phát triển kinh tế - không thể đi đôi với định hướng xã hội chủ nghĩa được. Cuối cùng, hoặc mặt này loại bỏ mặt kia, hoặc đẻ ra một trạng thái kinh tế hỗn loạn, không ra kinh tế thị trường, cũng không ra kinh tế xã hội chủ nghĩa. Thực tế nhiều năm qua cho thấy rằng: nền kinh tế của ta chỉ mới khởi sắc được ít lâu, rồi dần dần "chững lại" thậm chí bế tắc, và hỗn loạn. Cơ cấu "năm thành phần kinh tế" không thể trở thành hiện thực khi vẫn nhấn mạnh Kinh Tế Quốc Doanh Là Chủ Ðạo. Mọi người đều biết khu vực kinh tế quốc doanh ấy đã thua lỗ như thế nào, hằng năm nhà nước phải cấp cho nó những khoản trợ cấp to lớn như thế nào, và nó trở thành một nguồn tham ô, lãng phí ghê gớm như thế nào? Không thể bỏ kinh tế quốc doanh vì trong một số lĩnh vực nào đó nó vẫn còn là cần thiết, nhưng đặt nó thành chỉ đạo thì chỉ có nghĩa là triệt tiêu hoặc làm suy yếu các thành phần kinh tế khác, nhất là kinh tế tư nhân. Người ta rất ngại nói tới phát triển kinh tế tư nhân vì như vậy là "đi trệch hướng xã hội chủ nghĩa". Do đó, kinh tế quốc doanh thì trở thành một gánh nặng tài chính của nhà nước, trong khi những khả năng phát triển của các thành phần kinh tế khác thì bị kìm hãm. Nguồn vốn không tạo ra được từ kinh tế quốc doanh, còn nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác thì không được khơi dậy. Ðã nhiều năm rồi, nhà nước đề ra huy động nguồn vốn "trong dân"nhưng cho đến nay có thể nói nguồn vốn ấy vẫn "ngủ yên". Người ta rất sợ đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế, vì những cuộc cải tạo kinh tế trước đây cũng như "định hướng xã hội chủ nghĩa" hiện nay, làm cho người ta lo sợ khi bỏ vốn ra. Ðiều rất nguy hiểm nữa là với "định hướng xã hội chủ nghĩa" kia, Nhà nước rất rộng tay trong việc cấp tín dụng cho khu vực kinh tế quốc doanh, khiến cho tín dụng không thu hồi được, các ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản.

                    Làm thế nào để phát triển kinh tế khi không có nguồn vốn bên trong làm một chỗ dựa cơ bản? Mở cửa cho đầu tư nước ngoài, đi vay nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế ư? Ðúng là hiện nay chúng ta đang làm như vậy. Như vậy là đúng và cần thiết. Nhưng, một mặt, vốn đầu tư, đầu tư nhiều hay ít không phụ thuộc vào ta, mà vào những điều kiện làm ăn sinh lãi trên thị trường (kinh nghiệm nhiều nước Ðông Á và Ðông Nam Á cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng rút vốn rất nhanh một khi họ không kiếm lãi được, đẩy nền kinh tế các nước đó vào cơn nguy khốn chưa từng thấy). Mặt khác, không thể thu hút đầu tư nước ngoài, nếu không tạo ra môi trường đầu tư có lợi, mà môi trường đầu tư ấy cũng phải đáp ứng với yêu cầu của các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính quốc tế. Và như đã biết, những yêu cầu này là của kinh tế thị trường tự do trên thế giới, ngược lại với "định hướng xã hội chủ nghĩa". Càng cố duy trì định hướng này, nguồn đầu tư bên ngoài càng co lại. Nguồn vốn bên ngoài nếu không mất thì không còn đáng kể.

                    Chúng ta phải làm một sự lựa chọn (khá khắc nghiệt đối với những người chủ trương "định hướng xã hội chủ nghĩa") để có những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế, và sự lựa chọn này không thể được thực hiện theo lối nói nhập nhằng "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
                     
                    Giữa hai cái, phải chọn lấy một, không thể "bắt cá hai tay".
                     
                    Lấy sự phát triển kinh tế của đất nước hay lấy định hướng xã hội chủ nghĩa?
                     
                    Câu trả lời sẽ không khó, Nếu Lấy Lợi Ích Ðất Nước Mà Không Phải Lấy Lợi Ích Của Ðảng Làm Ðầu.
                     
                    Nói cách khác, sự phát triển kinh tế buộc phải từ bỏ sự lựa chọn theo "hệ tư tưởng" do Ðảng đề xướng và thực chất là do Ðảng áp đặt lên toàn xã hội. Kéo dài tình trạng nước đôi, đất nước sẽ không có điều kiện phát triển bình thường, thay vào đó chỉ là một sự hỗn loạn có lợi cho những kẻ "đục nước béo cò", không có lợi gì cho tuyệt đại đa số dân cả,

                    Trên đây tôi chỉ đưa ra một ví dụ về nguồn vốn để chứng minh. Còn có thể chứng minh bằng nhiều ví dụ khác.

                    2- Sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thế giới và trong nước đầy biến động hiện nay, bắt buộc phải có chiến lược phát triển thích hợp và đuợc mọi người, ít ra là của đa số nhân dân, tán thành. Cho đến nay, chúng ta chưa có một chiến lược như vậy. Nói cho đúng, Ðảng đã đưa ra chiến lược "phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa". Nhưng ngoài những câu chữ chung chung, chưa có một chiến lược cụ thể và thích hợp có lợi cho toàn dân tộc. Và trên thục tế, những người cầm quyền đưa nước ta đi theo mô hình những "con hổ", "con rồng" ở các nước Ðông Á và Ðông Nam Á (Hàn quốc, Thái Lan, Malaysia...). Chiến lược phát triển kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa (mô hình "xô viết") trước đây đã đẩy đất nước vào một thảm trạng kinh tế và xã hội, và bây giờ việc theo đuổi theo "mô hình" những con hổ, con rồng cũng chẳng hứa hẹn điều gì tốt lành cả. Làm thế nào để phát triển kinh tế, để hiện đại hóa một cách phù hợp với những xu thế chung của thời đại, cũng như với những điều kiện lịch sử và văn hóa nước ta, làm thế nào để mỗi người dân (không trừ một khu vực nào, dù là thành thị hay nông thôn, dù là miền xuôi hay miền ngược, dù là phía bắc hay phía nam) đều hào hứng góp phần tham gia và đều được hưởng những thành quả của hiện đại hóa- đó không phải là những bài toán dễ giải quyết. Chỉ có huy động được Sức Mạnh Trí Tuệ của mọi tầng lớp xã hội, thậm chí của các cá nhân, mới có thể làm được điều đó. Và như vậy, không phải chỉ có một phương án giải quyết mà có thể có rất nhiều phương án khác nhau.
                    Hiện nay, chúng ta gần như chỉ có một phương án và phương án ấy được coi là độc tôn, chỉ vì đó là phương án của Ðảng. Không ai được phép đề xướng những phương án khác, không ai được thảo luận một cách tự do về phương án duy nhất đã được đưa ra. Ðó là nói về chiến lược phát triển chung, chưa nói tới những chiến lược cụ thể trong từng lĩnh vực. Tôi tin rằng trong nhân dân ta, nhất là trong giới trí thức (kể cả trong và ngoài nước), có rất nhiều ý kiến hay, mà nếu được nói lên, được cọ xát với nhau, được tranh cãi tự do, thì sẽ phá vỡ được sự bế tắc về trí tuệ, do đó sẽ có lợi cho việc tìm kiếm một con đường đi thích hợp cho đất nước lúc này. Nói cách khác, đời sống trí tuệ chưa được cởi mở, gánh nặng độc tôn còn đè nặng lên đầu óc con người, những ý kiến khác với chính thống bị coi là "chống đối ", đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa tới tình trạng gần như tắc tị về chiến lược phát triển hiện nay.

                    3- Về mặt quyền lực, tuy trên các văn bản chính thức đều nói quyền lực chính trị nước ta "do dân, vì dân và của dân", rồi "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", nhưng trên thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi cái đều do Ðảng - nói cho đúng, do những đảng viên có chức có quyền quyết định. Việc bầu các cơ quan đại diện của dân, kể cả cơ quan quyền lực tối cao, đều vẫn thực hiện theo lối "Ðảng cử, dân bầu" quen thuộc, tuy có "cải biên" đôi chút. Ngay các cơ quan dân cử ấy cũng chỉ làm một việc thường được gọi là "thể chế hóa về mặt nhà nước" các quyết định của Ðảng. Các cơ quan Ðảng có toàn quyền từ trên xuống dưới không chịu bất cứ một sự kiểm soát nào về mặt pháp luật cả. Do đó, đẻ ra tình trạng mà không thể nào nói khác hơn là tình trạng "Ðảng trị" trong một chế độ toàn trị. Hiến pháp quy định sự lãnh đạo độc tôn của Ðảng, nhung không hề quy định những trách nhiệm pháp lý của Ðảng đối với nhân dân. Ðảng làm đúng dân nhờ. Ðảng làm sai dân chịu. Mà trên thực tế, như kinh nghiệm hàng chục năm cho thấy, không phải bao giờ Ðảng cũng đúng cả. Ðấy là tình trạng Ðảng giữ quyền lực độc tôn, không có cơ chế giám sát, không có lực lượng nào giám sát. Ðấy chính là nguồn gốc của sự lộng quyền, tham nhũng mà không có một vận động chống đối nào thực hiện được.

                    Truớc đây, trong nhiều nghị quyết của đảng đã có nói tới việc tách đảng ra khỏi các công việc quản lý của nhà nước, nhưng lời hứa trịnh trọng ấy đã bị lãng quên, và đâu vẫn hoàn đấy. Trong nhiều nghị quyết của đảng cũng có nói tới "cải cách chính trị" đi đôi với "cải cách kinh tế ". Và có nói thêm "cải cách kinh tế đi trước" nhưng rồi sẽ phải tiến hành "cải cách chính trị " nhưng lại thấy mất tăm, thay vào đó là "cải cách hành chính" mà suốt nhiều năm qua vẫn chưa di tới đâu.

                    Theo tôi, cải cách kinh tế hiện nay đang đòi hỏi phải có cải cách chính trị một cách mạnh mẽ. Và nếu không cải cách chính trị, thì cải cách kinh tế sẽ bế tắc, đất nước vẫn nằm mãi trong chế độ Ðảng trị đã lỗi thời, và vai trò lãnh đạo cũng như uy tín của Ðảng sẽ bị suy yếu không cứu vãn được. Việc tập trung toàn bộ quyền lực vào tay các cơ quan lãnh đạo của Ðảng, đang làm cho chính Ðảng bị thoái hóa, biến chất, những đảng viên nắm quyền lực trở thành một tầng lớp thống trị mới trong xã hội với những lợi ích riêng, đối lập với lợi ích nhân dân. Có thể nói rằng nhiều đảng viên có chức có quyền, đã thật sự trở thành "những tư bản mới " đầu cơ quyền lực, biến quyền lực thành của cải, và gây ra một mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, có thể đưa tới những bùng nổ xã hội (như tình hình Thái Bình cho thấy).

                    4- Cuối cùng, nhưng lại là nguyên nhân quan trọng nhất, là ở bản thân Ðảng. Vì trong xã hội và trong chế độ ta, Ðảng là người lãnh đạo tất cả, thống lĩnh tất cả, quyết định tất cả, nên mọi thành công hay không thành công phải tìm nguyên nhân ở Ðảng. Ðúng là nhiều khó khăn gặp phải trên con dường phát triển kinh tế, và xã hội là bắt nguồn từ những điều kiện khách quan (thế giới, khu vực) và cả những hoàn cảnh lịch sử - văn hóa của xã hội nước ta. Nhưng vai trò lãnh đạo của Ðảng chính là ở chỗ phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn khách quan để có những chủ trương nhạy bén kịp thời. Thực tiễn cho thấy trong nhiều trường hợp, Ðảng đã không làm được như thế, không giành được thế chủ động, mà chạy theo sự phát triển của tình hình một cách thụ động.

                    Hiện nay, nổi bật lên mấy điểm sau đây có liên quan tới vai trò lãnh đạo của Ðảng:

                    - Ðảng chưa có một chiến lược phát tiển xã hội (bao gồm cả kinh tế) một cách thích hợp, như đã nói ở điểm 1. Nếu hỏi các đảng viên chiến lược phát triển đất nước hiện nay là thế nào, chắc chắn đại đa số sẽ không thể trả lời được, ngoài mấy câu chữ chung chung là "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh", "công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định huớng xã hội chủ nghĩa ". Chừng nào chưa làm rõ, tất nhiên là phải đúng, những khái niệm đó thì chưa thể thoát khỏi tình trạng thụ động về mặt lãnh đạo được. Xin lấy một ví dụ: thế nào là dân giàu nước mạnh? "dân" là ai, là tất cả mọi người hay chỉ một bộ phận nhỏ nào đó? Giàu là thế nào? là nhiều của cải, hay còn phải giàu về trí tuệ, văn hóa? Thế nào là "nước mạnh"? chỉ phát triển kinh tế mà thôi không xây dựng được một xã hội công dân, trong đó mỗi người dân có điều kiện để thực sự làm chủ vận mệnh của mình, trở thành chủ thể đích thực của đất nước, thì nước có mạnh không, và xét đến cùng, có phát triển kinh tế được không? Rồi những khái niệm còn rắc rối hơn: "công nghiệp hóa ", "hiện đại hóa ", thì càng tù mù hơn nữa. Người ta đang hô lên những khẩu hiệu không có nội dung xác thực.

                    - Cho đến nay, Ðảng vẫn giữ vai trò lãnh đạo độc quyền, độc tôn của mình đối với xã hội và đất nước, khiến cho mọi xu hướng dân chủ xã hội bị ngăn cản. Tôi vẫn tán thành và ủng hộ vai trò lãnh đạo chính trị của Ðảng, tôi thấy vai trò đó là cần thiết. Nhưng lãnh đạo không có nghĩa là thống trị, Ðảng lãnh đạo không có nghĩa là Ðảng trị. Kinh nghiệm lịch sử trong nước và trên thế giới đã chứng minh rằng mọi sự độc quyền, độc tôn đều đưa tới thoái hóa, ruỗng nát, tắc tị, không những của cơ thể xã hội mà cả của cơ thể Ðảng nữa.

                    - Một bộ phận lớn đảng viên, trước hết là trong số đảng viên có chức quyền, nắm quyền lực, đã thực sự trở thành lực cản đối với sự phát triển mọi mặt của đất nước, kể cả trong lĩnh vực kinh tế. Không có gì khổ và nhục cho bằng khi người dân "tự nhiên" thấy trên đầu mình chễm chệ những vị tai to mặt lớn thiếu nhân cách, thiếu trình độ hiểu biết, hay như thường nói, thiếu cả đức lẫn tài. Chừng nào còn những người như thế cứ thay nhau nắm giữ và lũng đoạn bộ máy Ðảng và Nhà Nước, chừng đó các nguồn sinh khí trong Ðảng và trong xã hội không thể khơi lên được. Nhưng những nguồn sinh khí ấy vẫn tồn tại, vẫn tăng lên cùng với dân trí, nên đến một lúc nào đó sẽ bùng lên mạnh mẽ, có muốn dập tắt cũng không được.

                    - Trong nội bộ Ðảng, vẫn duy trì cái gọi là "chế độ tập trung dân chủ " mà hầu hết các đảng cộng sản trên thế giới đã từ bỏ, vì về thực chất, sự tập trung quyền lực bao giờ cũng đưa tới chỗ triệt tiêu dân chủ. Nhiều lắm, dân chủ chỉ trở thành "đồ rởm", chỉ có tác dụng trang trí cho sự tập trung quyền lực.

                    - Về hệ tư tưởng, ta vẫn giữ vai trò độc tôn của chủ nghĩa Mac- Lenin không những trong Ðảng mà còn cả trong toàn xã hội. Tôi hoàn toàn thừa nhận vai trò chủ nghĩa Mac- Lenin trong lịch sử cách mạng nước ta, nó đã có những đóng góp quan trọng. Nhưng hiện nay, ngoài chủ nghĩa Mac- Lenin ra còn có nhiều trào lưu tư tưởng rất đáng nghiên cứu và tiếp thụ một cách phù hợp với những điều kiện của nước ta. Giữ vai trò độc tôn của chủ nghĩa Mac- Lenin chỉ đưa tới sự trì trệ về trí tuệ.

                    Có thể còn những nguyên nhân khác nữa, nhưng tôi xin dừng lại ở đây, vì chỉ mấy nguyên nhân nói trên cũng đủ để giải thích tại sao tình hình đất nước đang lâm vào một trạng thái khủng hoảng mới, gay go hơn, nguy hiểm hơn, cho xã hội, cho đất nước và cho cả sự nghiệp của Ðảng.

                    III- Làm gì?

                    Trong nhiều cuộc trao đổi về tình hình đất nước, câu hỏi cuối cùng thường được đặt ra là: "Làm gì?". Làm gì để đất nước tránh được khủng hoảng và tiếp tục phát triển ổn định và nhanh chóng? Làm gì để vừa có một trạng thái xã hội cởi mở, mọi người dân cùng nhau xúm vào xây dựng đất nước, lại vừa bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của Ðảng trong xã hội? Nói đúng hơn, Ðảng phải thay đổi sự lãnh đạo của mình như thế nào để có thể lãnh đạo thành công sự phát triển xã hội, để bảo đảm vai trò được mọi người thừa nhận của mình?

                    Những câu trả lời thật không đơn giản, và không ai có thể trả lời được- dù là cấp lãnh đạo cao nhất đi nữa - những câu hỏi trên. Một yêu cầu hết sức cấp bách, có tầm quan trọng sống còn là phải Huy Ðộng Sức Mạnh Trí Tuệ Toàn Dân Tộc. Có lúc cũng đã nghe thấy nói tới điều này trong các bài phát biểu này khác của một số vị lãnh đạo, nhưng rồi không những sức mạnh trí tuệ không được phát huy mà còn bị đè nén nhiều hơn.

                    Trong các văn kiện của Ðảng vẫn có nói: Cần Ðổi Mới Phương Thức Lãnh Ðạo Của Ðảng. Tôi cho rằng cần đổi mới như sau: từ bỏ phương thức toàn diện, tuyệt đối, triệt để mà thay bằng phương thức giữ vai trò lãnh đạo về chính trị, còn lại quốc hội, chính phủ, mặt trận phải có nhiệm vụ và quyền hạn độc lập của mình.

                    Ai cũng hiểu rằng, sức mạnh trí tuệ của toàn dân tộc chỉ có thể được phát huy trên nền tảng những thể chế dân chủ, không có những thể chế này thì không thể có sự tồn tại của sức mạnh trí tuệ nữa, chứ không phải chỉ là không thể phát huy. Tôi nhấn mạnh mấy chữ "thể chế dân chủ ", nghĩa là các quyền dân chủ được thể chế hóa về mặt pháp luật một cách đầy đủ và bắt buộc mọi người phải tuân theo những thể chế ấy. Mọi lời hô hào về "ý thức dân chủ " về "vai trò làm chủ " của nhân dân đều trở thành vô nghĩa nếu không có những thể chế dân chủ vững chắc.

                    Xin nhấn mạnh: để thoát khỏi tình trạng nặng nề hiện nay và bảo đảm cho tương lai sáng sủa của đất nước, thì một điều cơ bản, một điều then chốt, một điều quyết định là phải thực sự dân chủ hóa, thực sự thực hành dân chủ để cho nhân dân có quyền lực thực sự trong khi thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của mình.

                    Muốn thế, trước hết phải thay đổi tư duy về dân chủ, ít ra trên mấy điểm sau đây:

                    - Một: Trong quan niệm về dân chủ, không nên cứng nhắc chia ra: "dân chủ tư sản" và "dân chủ vô sản", và cho rằng hai cái đó cứ phải loại trừ nhau. Phải thừa nhận rằng, dù đã có và đang có nhiều hạn chế, nhưng các nước phát triển, mà ta thường gọi là các nước "tư bản phương Tây" đã có nhiều thành công về xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ, đáng để ta nghiên cứu. Không phải các nước đó làm gì ta cũng làm theo, nhưng không phải cái gì họ làm đều là phản động, là xấu xa, là lừa bịp cả. Dân chủ ở các nước đó không được ai ban phát cho, nó là thành quả đấu tranh của các tầng lớp nhân dân rộng lớn trong nhiều thế kỷ liền. Các quyền tự do, dân chủ, các quyền con người, nhà nước pháp quyền,v.v... là những cái chúng ta chưa làm và cũng chưa biết cách làm, cần phải học tập. Cần phải thừa nhận nhân loại hiện nay có những giá trị dân chủ chung mà ta nhất thiết phải thực hiện để bảo đảm quyền lực và quyền lợi gắn liền với trách nhiệm của nhân dân. Chúng ta phải lưu tâm học tập Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi trọng các giá trị dân chủ của nhân loại, đã trích dẫn hai câu quan trọng về dân chủ và nhân quyền từ hai bản Tuyên Bố và Tuyên Ngôn của cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp thế kỷ XVIII, để mở đầu bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Chúng ta phải tiếp tục suy nghĩ, như bác Hồ đã suy nghĩ, về vấn dề thực thi dân chủ ở nước ta ngày nay. (Tôi dám khẳng định: nếu trong những ngày đầu cách mạng, chúng ta không nêu cao chế độ dân chủ, thì không thể tập hợp được các tầng lớp nhân dân đông đảo. Không lẽ chúng ta chỉ nói dân chủ mà không làm dân chủ như đã hứa thủa ban đầu?)

                    - Hai: Ta thường tự hào "chế độ ta là chế độ dân chủ cao gấp nhiều lần dân chủ tư sản". vậy ta phải thực hành điều đó rõ rệt. Không thể để xảy ra tình trạng những người sống trong xã hội ta cứ cảm thấy bị gò bó, không thoải mái bằng sống trong các xã hội tư bản. Nhiều cán bộ lãnh đạo của nước ta sang thăm các nước tư bản về, đều phải nhận xét rằng, đời sống người dân các nước ấy vừa cởi mở, tự do hơn, vừa tuân theo pháp luật một cách nghiêm túc hơn. Mọi người được pháp luật bảo vệ, không để cho các quyền tự do dân chủ của mình bị xâm phạm. Trong khi đó thì ở nước ta, luật pháp đã thiếu lại không nghiêm minh, nhiều người có trách nhiệm bảo vệ luật pháp lại vi phạm luật pháp đến mức nghiêm trọng (trong những năm gần đây, ngồi ghế bị cáo trước các tòa án ngày càng có nhiều cán bộ công an, kiểm tra và cả tòa án nữa). Có lúc ta đề xướng "Nhà Nước Pháp Quyền " (có thêm mấy chữ xã hội chủ nghĩa), nhưng chưa kịp hiểu đó là cái gì thì lại "thu hồi ", hoặc chỉ nhắc tới hời hợt và chiếu lệ, ở đây, cần phải khắc phục một quan niệm sai lầm là : sợ có dân chủ thì mất kỷ cương, đưa tới hỗn loạn. Ngược lại mới đúng, thiếu dân chủ mới chính là nguyên nhân đưa tới mất kỷ cương, hỗn loạn. Còn dân chủ, với luật pháp rõ ràng và nghiêm minh lại là điều kiện bảo đảm sự ổn định và phát triển của xã hội. Thực hành dân chủ tới nơi tới chốn, sẽ tước bỏ ngọn cờ dân chủ và nhân quyền của những "thế lực thù nghịch". Ngọn cờ đó phải thuộc về chúng ta.

                    - Ba: Nước ta trong nhiều thập niên liền quen sống trong những điều kiện chiến tranh, người dân sẵn sàng phục tùng sự chỉ huy từ trên xuống để thực hiện "tất cả cho chiến thắng". Người dân đã tự nguyện thu hẹp, thậm chí hy sinh những quyền tự do dân chủ của mình. Ðây là việc ta hoãn lại một món nợ đã vay của dân, đến thời hạn, ta phải trả nợ sòng phẳng. Trong hoàn cảnh hòa bình xây dựng đất nước hiện nay, chế độ mà người dân từng hy sinh để bảo vệ phải thực hiện trọn vẹn phương châm "do dân, của dân, vì dân" không thể để chế độ trở thành "do một nhóm nhỏ, vì một nhóm nhỏ, của một nhóm nhỏ". Nếu không làm như vậy, người dân sẽ không coi chế độ là của mình nữa.

                    - Bốn: Gần đây có người đề xướng rằng phải làm kinh tế trước đã, rồi sau đó mới nói tới dân chủ. Thực tế cho thấy hoàn toàn ngược lại. Trong hoàn cảnh đất nước nghèo khổ và lạc hậu như nước ta, muốn xây dựng đất nước, phải huy động toàn bộ nội lực. Không thể huy động nội lực được, khi người dân không có các quyền dân chủ, dù là tối thiểu. Người dân phải có quyền biết và quyết định mình phải đóng góp những gì, bao nhiêu, những đóng góp của mình (vay vốn bên ngoài cuối cùng cũng là sự đóng góp của dân) được chi vào những gì, có hợp lý hay không, và những đóng góp của mình sẽ mang lại cho mình những gì. Không thể để của xã hội cho một số ít người thao túng. Tệ nạn tham nhũng gần như vô phương cứu chữa hiện nay chính là do sự thao túng ấy đẻ ra. Kinh nghiệm nóng hổi của một số nước Ðông Á và Ðông Nam Á đã cho thấy sự thao túng tài chính - tiền tệ của một nhóm người (liên kết giữa một số quan chức chính phủ và những ngân hàng đầu sỏ thành một hệ thống khép kín) là một trong những nguyên nhân sụp đổ của các nền kinh tế tưởng chừng rất mạnh. Các cuộc khủng hoảng đó, như đã thấy, chính là do thiếu dân chủ, do dân chủ nửa vời, do không có những thể chế dân chủ đầy đủ để mỗi người dân có thể kiểm soát được những hoạt động tài chính- tiền tệ.

                    Ðúng là dân chủ không thể xây dựng trong một ngày. Phải hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm mới xây dựng được những thể chế dân chủ vững chắc. Nhưng đó không phải là lý do để trì hoãn việc xây dựng các thể chế dân chủ và thực thi dân chủ.

                    Tình hình đất nước đang đòi hỏi dân chủ hóa một cách bức thiết. Tôi không nói rằng dân chủ hóa là thuốc trị bách bệnh, còn phải làm những việc khác nữa mới đưa đất nước lên con đường phát triển như mọi người đều mong muốn, mới rửa được cái nhục nghèo khổ và tụt hậu. Nhưng dân chủ hóa là điều kiện không thể thiếu, điều kiện đầu tiên để đảm bảo sự phát triển của đất nước. Khi người dân không có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tức những quyền tự do tối thiểu của một chế độ dân chủ, thì mọi bàn luận về sự phát triển của đất nước, về hiện đại hóa đất nước chỉ là vô ích.

                    Bởi vì, như đã nói ở trên, chỉ có những quyền tự do này mới tạo nên được sức mạnh trí tuệ toàn dân tộc, và chỉ có sức mạnh này mới đưa tới sự phát triển của đất nước.

                    Tất cả những điều tôi vừa nói là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp 1992 của nước ta, trong đó đã quy định rõ các quyền tự do ấy. Vấn đề bây giờ là nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp này.

                    IV - Một Vài Ðiều Tóm Tắt và Kết Luận

                    4.1- Về tình hình.

                    1- Ta cần có một cái nhìn tổng quát về Tình Trạng Ðất Nước. Ðất nước ta vốn là một trong số ít nước nghèo khó và lạc hậu nhất thế giới, lại phải trải qua hơn 30 năm chiến tranh tàn khốc liên miên. Thêm vào đó do nhiều lý do, những năm đầu của thập niên 80 đất nước ta đã ở bên bờ vực thẳm. Cuộc đổi mới khởi phát từ năm 1986 đã đưa nước ta ra xa khỏi bờ vực thẳm đó. Hơn 10 năm ta đã có một số thành tích và tiến bộ, nhưng về cơ bản Nước Ta Vẫn Là Môt Ðất Nước Nghèo Khổ Và Lạc Hậu. Một số thay đổi tốt ở một số thành phố chỉ mới là dấu hiệu của một bước tiến bộ bước đầu. Nhưng đó là những điều kiện tốt đẹp để ta đưa đất nước ta phát triển lên!

                    Ta đang phát triển một cách đầy ngập ngừng bất trắc và phức tạp, xã hội ta đang gặp phải những tệ nạn và bệnh hoạn nguy hiểm. Tinh thần chung các tầng lớp nhân dân là thiếu lòng tin, thờ ơ, nặng về vị kỷ, thiếu một hùng khí yêu nước để đẩy đất nước lên. Cần phải nhìn tình hình với con mắt khách quan, toàn cục và bình tĩnh như vậy, từ đó mà xem xét, toan tính bước đi lên cho thật thích hợp.

                    4.2- Ta đang đứng trước hai nguy cơ hiểm ác:

                    a) Nếu không ra khỏi cái bùng nhùng, bệnh hoạn thì sẽ bị sụp đổ, mà là một sự sụp đổ không ai cứu nổi.
                     
                    b) Nếu cứ để bùng nhùng kéo dài thì tình hình xã hội sẽ mất ổn định ngày càng lớn, Ðảng lại buộc phải đối phó, đàn áp và cuối cùng CŨNG TAN RÃ. Nguy cơ hiện nay là cực kỳ nghiêm trọng, không phải là nhận định 4 nguy cơ "nhẹ nhàng" như trước:

                    - Tụt hậu ư? Không phải nguy cơ mà là ta đang tụt thật.

                    - Tham nhũng ư? Không phải là nguy cơ mà đang là quốc nạn.

                    - Kẻ thù bên ngoài ư? Không có gì rõ rệt, chỉ có ta đang tự làm hại ta.

                    - Chệch hướng ư? Hướng nào? Hướng tư bản chủ nghĩa ư?

                    - Thế là phản động, phản cách mạng?

                    - Hướng xã hội chủ nghĩa ư? Ðấy là thất bại, là ngõ cụt! Ta đã có hướng rõ đâu mà chệch, ta đang chệnh choạng.

                    3- Hội nghị trung ương 4 đề ra "phát huy nội lực" đó là một tiền đề đúng. Nhưng phải nâng khẩu hiệu đó lên thành ra những tư tưởng chiến lược và tư tưởng chung, không phải ở mức chiến thuật cứu nguy, không phải chỉ là kinh tế. Cần quan niệm:

                    - Nội lực gồm kinh tế (vốn trong dân, tài năng kinh doanh, tài nguyên đất nước, lao động), chính trị, văn hóa (tự do, dân chủ thật sự và rõ ràng), trí tuệ và tài năng (cũng yêu cầu tự do dân chủ). Vì vậy, phát huy nội lực phải dân chủ hóa mạnh mẽ, dân chủ hóa mạnh mẽ sẽ tạo nên hùng khí yêu nước, rửa nhục nghèo khổ, lạc hậu, tài năng nở rộ, nội lực sẽ phát triển mạnh mẽ.

                    - Ta không nên sợ có giai cấp tư sản, mà phải tạo mọi điều kiện để hình thành một tầng lớp kinh doanh giỏi. Ðó cũng là một nội lực.

                    Trên cơ sở quan niệm đó, mà điều chỉnh hướng đi cho phù hợp với các trào lưu và kinh nghiệm thế giới. Chắc chắn ta sẽ tiến mạnh không cần nhiều khẩu hiệu.

                    Muốn được như vậy, thì Ðảng là yếu tố quyết định: Ðảng phải tổ chức thảo luận những vấn đề chung và có nhiều phương án.

                    Cần xác định một tư tưởng chỉ đạo bao trùm cao nhất là "Phát triển đất nước là thiêng liêng nhất, cao nhất, hơn bất cứ cái gì khác". Bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng cũng cần nằm trong tư tưởng chỉ đạo đó và Ðảng cần làm tròn vai trò quyết định của mình bằng phải kiên quyết, chủ động tự đổi mới. Như thế, vai trò của Ðảng càng được bảo đảm, không những thế, càng được nâng cao!!

                    4.3- Xin nói tiếp về Ðảng.

                    Nói Về Ðảng :

                    1- Cần khẳng định là Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã có vai trò tuyệt vời trong cuộc đấu tranh dành độc lập và thống nhất nước nhà. Giai đoạn này Ðảng được tổ chức và hoạt động theo những nguyên lý xây dựng Ðảng chiến đấu. Ðiều đó đã tạo cho Ðảng một sức mạnh chiến đấu vô địch và Ðảng đã cùng nhân dân chiến đấu oanh liệt dành thắng lợi lớn.

                    Những nguyên lý phù hợp với tình thế cách mạng võ trang và chiến tranh thì như thế. Nhưng trong tình thế xây dựng trong hòa bình mà máy móc áp dụng những nguyên lý đó thì tạo ra nhiều yếu tố làm suy yếu sức mạnh của Ðảng và làm cho Ðảng xa dần nhân dân, mất dần lòng tin trong nhân dân.

                    2- Nay có câu hỏi của nhiều thế hệ đặt ra (và nhiều hơn là ở thế hệ lão thành) là: Tại sao Ðảng bây giờ khác Ðảng ngày xưa? Cái khác rõ ràng là:

                    a) Ngày xưa Ðảng Với Dân Là Một, nguyện vọng, ý chí của từng đảng viên cũng là ý chí, nguyện vọng của mỗi người dân. Ðảng sống trong dân, Ðảng là dân, dân nuôi Ðảng, bảo vệ Ðảng, chia sẻ ngọt bùi, chia đạn, chia máu với Ðảng. Vì vậy thật tốt đẹp. Ai đã sống qua đều tha thiết, tiếc nuối mối quan hệ đó.

                    b) Ngày nay Ðảng Với Dân Là Hai. Ðảng là ai? Ðảng là những người cai trị có quyền lực, cai trị dân và dân vẫn như ngày xưa, là những người bị cai trị, thấp cổ bé họng.

                    Ngay trong Ðảng cũng chia thành hai: Một lớp đảng viên lãnh đạo có quyền lực và quyền lực cao hơn, còn đa số đảng viên thường vẫn chỉ sống với nguyên tắc dân chủ tập trung: chỉ biết quán triệt các đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, và chấp hành vô điều kiện. Không có điều kiện bàn bạc, và không thể bàn luận gì được (kể cả các đảng viên lão thành).

                    Tại sao lại có tình hình Một Thành Hai như vậy?

                    Xin tạm thời lý giải:

                    1- Trước đây, nhiệm vụ chung của mọi người là đấu tranh cho độc lập, thống nhất. Ngày nay, người có nhiệm vụ lãnh đạo, cai trị, người có nhiệm vụ phục tùng sự cai trị.

                    2- Lẽ ra, từ chỗ ÐẢNG - DÂN, dành được chính quyền rồi thì Ðảng cần thiết phải có một thời gian là ÐẢNG - NHÀ NƯỚC, rồi khi Nhà Nước đã lớn mạnh thì Ðảng lại phải tách ra và trở lại là ÐẢNG - DÂN, chỉ làm việc lãnh đạo chính trị thôi, còn việc quản lý, cai trị và chuyên môn là việc của nhà nước, để nhà nước làm, mà trong Nhà nước cũng đã có nhiều đảng viên rồi. Nhưng ta đã không làm thế, ta cứ làm ÐẢNG - NHÀ NƯỚC mãi.

                    Thật là phúc lớn cho đất nước và cho cả những đảng viên đã suốt đời vì Ðảng, nếu Ðảng nhìn rõ tình hình, tự mình đổi mới, tự mình chủ động cải cách, nếu không hậu quả thật khó lường.

                    Thêm vào đó, các đảng viên của nước ta, đặc biệt các đảng viên có vị trí lãnh đạo cao, đều bị tiêm nhiễm rất nặng nề (mà không biết) tâm lý tiểu nông (nhỏ nhen, tủn mủn, kèn cựa, ganh tỵ) và tâm lý thói xấu của xã hội phong kiến (hiếu danh, đẳng cấp). Thế trong cuộc sống cứ "Ðảng hóa" và "Lenin hóa" các tâm lý và thói xấu đó để "đấu tranh". Vì vậy, không thể chấm dứt được tình trạng "mất đoàn kết" và các thứ vận động "xây dựng Ðảng" đều trở thành hình thức một cách thảm hại. Ta có rất nhiều "Ðảng bộ trong sạch, vững mạnh" mà tình hình tệ nạn, bệnh hoạn xã hội, không giảm lại cứ tăng lên.

                    3- Khi ÐẢNG - DÂN (Ðảng và Dân là một) thì phương thức lãnh đạo của Ðảng là toàn diện, triệt để. Nay phải "thay đổi phương thức lãnh đạo ", như nhiều nghị quyết của Ðảng đã nói thì phương thức lãnh đạo của Ðảng cần đổi mới.

                    Tiếc thay, hiện nay Ðảng là Ðảng Trị, Lại Ðộc Tôn, không có bất cứ một cơ chế giám sát nào, không có bất cứ một lực lượng giám sát nào, kể cả những người ở trong Ðảng. Ðã độc tôn thì tất yếu đi tới lộng quyền.

                    Cần phải thực hiện phương thức:

                    Ðảng Chỉ Nên Là Lãnh Ðạo Chính Trị, còn các tổ chức khác: chính phủ, quốc hội, Mặt Trận phải có nhiệm vụ và công việc của mình. Các tổ chức đó phải độc lập giải quyết lấy việc của mình. Sinh hoạt của Ðảng trước đây chủ yếu là "quán triệt, chấp hành" thì nay sinh hoạt Ðảng nên chủ yếu là bàn luận, thảo luận trong Ðảng, thảo luận với Dân (qua tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản)

                    Như vậy, vai trò của Ðảng không giảm, không mất, mà lại càng được củng cố và nâng cao. Nếu cứ giữ mãi cảnh ÐẢNG - NHÀ NƯỚC thì dân ngày càng xa Ðảng, uy tín và vai trò của Ðảng ngày càng thấp và mất dần.

                    Hiện nay, có thể nói một cách chắc chắn rằng, không có một thế lực nào ở trong nước hay ngoài nước có thể phá được Ðảng cộng sản Việt Nam. Chỉ có Ðảng tự mình không thích ứng làm suy yếu mình thôi.

                    Muối giải quyết các vấn đề trên thì việc cốt tử là phải dân chủ hóa. Dân chủ hóa là làm từng bước, có những việc "cần làm ngay ". Xin kèm đây một phụ lục về hai việc cần làm ngay.

                    Cuối 1997 đầu 1998
                    Trần Ðộ


                    Phụ Lục :

                    Hai Việc Cần Làm Ngay
                    Ðể Thực Hành Dân Chủ



                    Ðể thực hiện một nền dân chủ tiến bộ làm cho đất nước có thể sánh ngang với thế giới, không cần làm nhiều việc phức tạp, cần nhiều thời gian mà chỉ cần làm hai việc đơn giản rất hiện thực và khả thi, đó là những điều đã ghi trong Hiến pháp, mà ta chưa thực hiện.

                    1- Ban hành một chế độ, một bộ luật về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và do đó tất yếu là phải tự do báo chí và tự do xuất bản.

                    Thực hiện việc này, chỉ cần bổ xung hoặc thay đổi hai bộ luật đã có là luật báo chí và luật xuất bản. Hai luật đã có này đều đã đi ngược lại tinh thần và lời văn của Hiến pháp 1992 và cả các bản Hiến pháp có trước, nhất là Hiến pháp 1946. Bây giờ cần có luật cho phép tư nhân có quyền ra báo chí và lập nhà xuất bản chỉ cần thông báo cho cơ quan nhà nước và chấp hành mọi luật lệ của nhà nước, không phải xin phép ai. Ðó là điều mà nhân dân ta đã có ngay trong thời Pháp thuộc. Gần đây anh Nguyễn Văn Trấn đã viết một cuốn sách dài "Gửi Quốc Hội và Mẹ" cũng chủ yếu nói có điều này và tỏ lòng ước vọng sao cho nhân dân ta được Dân Chủ Bằng Thời Pháp Thuộc! Thật mỉa mai! Báo chí sẽ được độc lập với Nhà Nước, không bị bất cứ một sự chỉ đạo, kiểm soát nào. Luật của ta (đã có) nhấn mạnh điều "không kiểm duyệt trước khi in", làm như đó là chứng tỏ sự dân chủ nghê gớm. Thực ra các cơ chế "thống nhất quản lý " báo chí của Ðảng và Nhà Nước (chủ yếu là ở các cấp ủy và cơ quan của Ðảng) còn gay gắt và ngặt nghèo hơn hàng ngàn lần là có kiểm duyệt. Vì có kiểm duyệt thì tình hình nó lại rõ ràng và sòng phẳng, hơn rất nhiều lần lối kiểm duyệt vô hình.

                    - Thực hiện điều này, trước hết là thực hiện được việc "Nhân dân có tiếng nói thực sự " và tiếng nói này trước hết là tiếng nói của các tầng lớp trí thức và lão thành, có tiếng nói này được phát biểu mạnh mẽ thì sẽ có một lực lượng đông đảo giám sát, ngăn chặn nạn tham nhũng và các tiêu cực khác mà ta có lập hàng trăm, ngàn cơ quan Ủy ban, Hội đồng... cũng không có tác dụng bằng mà còn làm cho tham nhũng càng phức tạp thêm.

                    - Có tiếng nói kiểu này là thực hiện việc giám sát các cơ quan nhà nước, và cả các cơ quan Ðảng (và nhất là các cơ quan Ðảng hiện nay không chịu bất cứ một sự giám sát nào, và đã có nhiều biểu hiện lộng quyền, muốn làm ngược làm xuôi thế nào, nói ngược, nói xuôi thế nào cũng được, cũng bắt người ta phải theo) có sự giám sát này mới thực hiện được đúng khẩu hiệu: Do dân, của dân, vì dân. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

                    Quốc hội hiện nay không làm được việc giám sát Chính phủ, không thực hiện được chức năng "quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước" mà thường bị Chính phủ "tiền trảm hậu tấu ", bị động. Quốc hội làm ra luật, nhưng làm ra luật để làm gì, nếu có nhiều người cứ làm ngược lại luật, làm sai luật, mà Quốc hội đành bất lực không có chút quyền lực nào can thiệp, thì thành tích làm luật cũng bằng không.

                    - Thực hiện tự do ngôn luận, tự do báo chí, mọi người hăng hái đua nhau phát biểu ý kiến về nhưng vấn đề đất nước, từ đó ta sẽ phát hiện được nhân tài, nhân dân sẽ phát hiện được người hay hay kẻ dở, giúp cho Ðảng thu thập được nhiều ý kiến, phát hiện được nhiều vấn đề và phát hiện được nhiều nhân tài.

                    Có người ngại rằng tự do báo chí thì sẽ tự do lung tung, lộn xộn, kẻ xấu kích động, kẻ thù lợi dụng, là mất ổn định chính trị. Sự sợ hãi đó là không căn cứ. Sự việc ở Thái Bình về cơ bản là xuất phát từ nguyên vọng chính đáng, và sự bất bình cũng chính đáng của nhân dân.

                    Nếu ta cứ thiếu dân chủ thì có nhiều kẻ địch sẽ kích động và lợi dụng mạnh hơn. Nếu ta thực thi dân chủ, thì chính là một đòn đánh mạnh vào các thế lực thù địch và gây được nhiều cảm tình với nhân dân thế giới. Trình độ dân chủ thế giới đã tiến tới trình độ bầu cử tự do và phổ biến, nhân dân có quyền phản đối các bộ luật dự kiến thông qua, tuyên bố không chấp hành đạo luật nào đã thông qua mà ảnh hưởng xấu đến quyền lợi nhân dân.

                    Trong tình hình đó, thực thi dân chủ rộng rãi và mạnh mẽ là ta tích cực hòa nhập vào thế giới.

                    Trong khi ta đã có 400 tờ báo trong các tổ chức "được thống nhất quản lý", nếu có 1,2 tờ báo độc lập thì sinh hoạt tư tưởng của xã hội sẽ sôi động và tốt đẹp hơn, các bậc trí thức, các vị lão thành có chỗ phát biểu ý kiến. Ðảng và Nhà nước có nhiều điểm tham khảo và ngăn ngừa, Ðảng và Nhà nước sẽ tốt đẹp hơn lên, không cần có những vụ án gây xôn xao như vụ Hoàng Minh Chính, Hà Sỹ Phu và vụ đang quản thúc nhà thơ Bùi Minh Quốc.

                    Cho rằng thực hành dân chủ, sẽ mất ổn đinh chính trị là sự ngược đời. Chỉ có mất dân chủ, mở rộng tham nhũng, mới làm cho xã hội, nhân dân ấm ức, bất bình, từ đó xã hội không thể ổn định được.

                    2- Vấn đề thứ hai: Vấn đề bầu cử.

                    Bầu cử và ứng cử là một thể chế then chốt quan trọng của chế độ dân chủ. Thực hiện dân chủ tập trung cũng phải qua bầu cử, ứng cử. Bầu cử càng tốt, càng chính xác thì chế độ dân chủ tập trung càng vững mạnh. Hơn bất cứ một lời kêu gọi nào! Không thể không nhìn qua tình hình bầu cử, ứng cử của ta hiện nay. Ta đang nói nhiều đến "dân chủ trực tiếp" và "dân chủ đại biểu ", bàn về điều đó không có ý nghĩa gì, mà nhìn qua vào tình hình bầu cử, ứng cử của ta để đề xuất một thể chế tốt hơn, thì hay hơn.

                    Tình hình bầu cử và ứng cử của ta có mấy nét tóm tắt mà nhân dân ai cũng biết, ai cũng không tán thành, nhưng cứ phải làm theo:

                    - Rất coi trọng cơ cấu, định cơ cấu xong mới tính đến nhân sự. Trong cơ cấu thì phải thỏa mãn nhiều cân đối.

                    - Ðảng viên, không đảng viên, địa phương, dân tộc, nam, nữ, tuổi trẻ. Trong khi dồn sức lực vào việc cơ cấu, tất yếu là rất ít chú trọng đến chất lượng người ứng cử.

                    - Việc đề ra tiêu chuẩn thường là chung chung, mơ hồ, hiểu thế nào cũng được, không có những yêu cầu kiểm chứng cụ thể. Tình hình này rất khó cho người bầu cử cân nhắc và lựa chọn. Mọi người đều "đi bầu cho xong việc" mặc cho các phương tiện tuyên truyền về "ngày hội ", nhưng không ai thấy trong lòng mình một tý "ngày hội " nào.

                    - Mọi phương án nhân sự đều do một trung tâm xếp đặt, chỉ đạo. Tất cả những người đi bầu chỉ biết làm theo. Dân đã có câu: "Ðảng cử, dân bầu ", như vậy thì ta hô "dân làm chủ ", nhưng thực ra chỉ có Ðảng làm chủ thôi.

                    - Tuyên bố cho "ứng cử tự do ", nhưng không một ứng cử viên tự do nào được độc lập. Kết quả thường chỉ có vài người, gọi là ứng cử tự do, nhưng thường là không bao giờ trúng được.

                    - Chế độ "hiệp thương" ở Mặt Trận Tổ Quốc là một chế độ chắt lọc rất hữu hiệu để gạt tất cả những người ứng cử tự do không để họ có cơ hội lọt vào danh sách. Ai cũng biết thế, nên nhiều người dú có muốn ra làm việc cho dân cho nước, cũng chán nản mà co lại không muốn đua tranh. Việc quy định ở quốc hội, chỉ có 80% đảng viên là chứng tỏ một thiện chí của Ðảng. Nhưng thế giới họ nhận xét: 70 triệu dân chỉ có 20% đại biểu trong quốc hội, còn 2- 3 triệu đảng viên lại có đến 80% đại biểu. Ðó không phải là họ nói xấu, họ kích động, mà họ nói lên một sự thật. Theo cách nhìn của họ, ta không tán thành cách nhìn đó, nhưng cũng chẳng làm cách nào thay đổi được sự thật đó.

                    Ðó là chủ yếu nói vế cuộc bầu cử quốc hội, nhưng chế độ bầu cử của ta ở trong Ðảng hay ngoài Ðảng, ở bất cứ cấp nào cũng đại khái thế cả. Tuyệt nhiên, không thể coi đó là một chế độ bầu cử dân chủ.

                    Tôi đề nghị một chế độ bầu cử, ứng cử có mấy điểm như sau, tạm đặt tên là "Bầu Cử Nhiều Vòng" có thể thực hiện ở mọi cấp, mọi ngành:

                    1- Việc giới thiệu ứng cử viên, không nên hạn chế ở một số cơ quan có quyền lực, mà nên thực hiện: nhiều vòng giời thiệu:

                    - Vòng một: Công bố yêu cầu của ứng cử viên (thay cho đề ra tiêu chuẩn) tôi xin nói sau, yêu cầu mọi người có liên quan giới thiệu danh sách. Tất nhiên sự giới thiệu sẽ đưa ra một số lượng khổng lồ. Ví dụ cần có 10 người, thì danh sách giới thiệu có thể lên hàng ngàn.

                    - Vòng hai: Trên kết quả của sự giới thiệu đó, công bố rộng rãi (đến khắp mọi người có liên quan) và yêu cầu nói rõ là chỉ cần bầu có 10 người vậy mọi người giới thiệu hãy lựa chọn trong số hàng ngàn người đó lấy ra một danh sách độ 30 người. Và yêu cầu giới thiệu lại lần thứ hai một danh sách 30 người.

                    Sau khi trưng cầu thế rồi, tất nhiên danh sách vẫn có thể có quá nhiều, đến 80 - 100 thì lại trưng cầu lần thứ ba, yêu cầu mọi người căn cứ vào danh sách đã tổng hợp lần thứ hai, chọn một danh sách giới thiệu 10 người. Sau đợt này thì số danh sách còn lại độ 20 - 30 người hoặc 40 - 50 người là một số lượng có thể chấp nhận, đưa ra thành danh sách bầu cử. Tất cả mọi bước đều làm công khai, tất cả mọi người đều biết và đều theo dõi được quá trình.

                    Như vậy là tất cả cử tri tham gia lập danh sách ứng cử viên, mà không phải bất cứ một sự hiệp thương nào, ở cơ quan nào cả. Cơ quan tổ chức, hoặc cơ quan bầu cử chỉ còn việc thẩm tra tư cách và yêu cầu của một số ứng cử viên có hạn, và không còn phải vắt óc tìm ứng cử viên. Như thế mới bỏ được tư tưởng "cơ cấu " mà vì theo tư tưởng đó nhiều khi mọi người phải bầu những người hoàn toàn không xứng đáng. Vòng 3, vòng 4 là sự bầu cử trên một danh sách mà tất cả các cử tri đã tham gia cân nhắc và chọn lựa.

                    2- Về cái gọi là tiêu chuẩn ứng cử viên, tôi đề nghị bỏ khái niệm tiêu chuẩn vì đã là tiêu chuẩn thì phải đong đếm được, đằng này nêu những tiêu chuẩn với một con người cụ thể mà có nhiều cách trình bầy khác nhau thì nó rất mơ hồ và rất không chính xác, nó chỉ thích hợp với sự tùy tiện của những người có quyền lực quyết định: "Yêu nhau củ ấu cũng tròn", thay vào đó nên đề ra "yêu cầu ", đại để như :

                    Yêu cầu về đức:

                    - Không phản quốc, không phạm tội, hoặc đã phạm tội nhưng đã được xóa án
                    - Có tinh thần tận tụy với công việc
                    - Có tinh thần tích cực học tập luôn cầu tiến
                    - Có tinh thần khiêm nhường, thân ái và quý trọng mọi người
                    - Ăn ở tử tế với ông bà, cha mẹ, vợ con, và những người xung quanh.
                    - Hiểu biết và tôn trọng đạo lý làm người
                    - Có lòng trung thực, năng động trong công việc, biết chịu trách nhiệm về ý kiến của mình

                    Yêu cầu về tài :
                    - Có trình độ học vấn, có trình độ kiến thức, chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn
                    - Có tinh thần khiêm tốn, trách nhiệm cao đối với công việc
                    - Có năng lực thuyết phục và động viên, thu hút mọi người say sưa với công tác chung.
                    - Có chính kiến rõ ràng về các công việc mình phụ trách.
                    - Về tuổi, nên yêu cầu đối với cấp toàn quốc, đại biểu cần trên 40 tuổi, đối với cấp dưới và cơ sở, yêu cầu trên 30 tuổi, không nên tính chuyện "cơ cấu" những người ứng cử trên dưới 20 tuổi, thực chất là hình thức thực hiện trẻ hóa một cách máy móc.

                    Những yêu cầu trên không cần phân ra phần đức phần tài, vì theo yêu cầu đó đều là những yêu cầu về phẩm chất một cán bộ lãnh đạo và quản lý, những phẩm chất đó đều cần có những chứng thực cụ thể: thể hiện trong hành động hàng ngày của công việc đang phụ trách, ý kiến dư luận của những đồng nghiệp và của những công nhân viên dưới quyền, tuyệt nhiên không thể là một nhận xét suông của một người hay một cơ quan nào!

                    Những người ứng cử tự do, được quyền độc lập với các cơ quan quyền lực, tùy theo sự quan trọng của từng cơ quan từng cấp mà người ấy ứng cử, người ấy phải được một số chữ ký ủng hộ việc ứng cử của người ấy. Sau đó tên người ấy được nhập vào danh sách giới thiệu và được tham gia lựa chọn qua các vòng.
                    Như vậy mới thật cụ thể cái gọi là "làm chủ của dân ". Nhân dân thực sự tham gia giới thiệu người ứng cử và được bầu cử thực sự tự do, thực sự có sự làm chủ, sự lựa chọn của mình. Thực hiện việc này chỉ cần thời gian chuẩn bị lâu hơn, còn không có bất cứ sự bất tiện và sự giả dối nào.

                    Thực hiện việc dân chủ còn nhiều việc phải làm. Trên đây là 2 việc có thể làm được ngay và hoàn toàn có thể làm được không có bất cứ một sự phiêu lưu, mạo hiểm nào. Nếu ta thật sự tin vào nhân dân, thì ta không sợ bất cứ một ý kiến xấu nào được dân chấp nhận, không sợ dân bỏ qua một âm mưu nào bằng lời và bằng người của các loại kẻ địch.

                    Tất nhiên còn rất nhiều việc làm để hoàn thiện một nền dân chủ mới, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhưng đây là 2 việc cụ thể cần làm ngay và có thể làm được ngay, ít nhất là nó ngăn ngừa được những suy nghĩ và hành động làm tổn thương đến nền dân chủ của chúng ta mà bác Hồ và toàn dân ta đã tốn bao xương máu để xây dựng nên như ngày nay. Cần rất thấm thía sâu sắc lời nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là: "Ðộc lập mà không có tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa "

                    Muốn có tự do, hạnh phúc phải có dân chủ!

                    Trần Ðộ

                    http://www.angelfire.com/zine2/risingsun/Politics/trando_tinh_hinh_vai_tro_dcsvn_uni.html
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.12.2007 11:11:27 bởi Ngọc Lý >
                    #10
                      Chuyển nhanh đến:

                      Thống kê hiện tại

                      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                      Kiểu:
                      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9