(URL) SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG
Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 4 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 60 bài trong đề mục
LXMai 29.09.2006 08:05:15 (permalink)
SUY TƯ

ƯỚC VỌNG


Tiến Sĩ Vật Lý Nguyễn Thanh Giang 
 






DEMOKRATISCHE ORGANISATION VIETNAMS


--------------------------------------------------------------------------------

+ + + BERLIN, ĐỨC QUỐC, NGÀY 24.07.2004 + + +



HỘI THẢO GIỚI THIỆU SÁCH SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG



CỦA TIẾN SĨ HỌC ĐỊA VẬT LÝ NGUYỄN THANH GIANG



CÙNG NHÀ VĂN VŨ THƯ HIÊN, TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN TRẦN,

LUẬT SƯ TRẦN THANH HIỆP VÀ CÁC QUAN KHÁCH




http://www.canhen.de/noidung/TCDCVN/hoatdong/hoatdong_TCDCVN_2004/noidung/thang07-2004/Phat_hanh_sach_Nguyen_Thanh_Giang/Gioi_thieu_sach_Berlin_24-07-2004/gioithieusach_24-07-2004_berlin_4.htm

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Mục Lục

.1. Lời giới thiệu
.2. Nguyễn Thanh Giang
.3. Tinh thần Việt Nam * Sức sống thời gian, sức sống không gian
.4. Hội nhập và chủ quyền
.5. Hội nhập để dân chủ hoá * Dân chủ hóa để hội nhập
.6. Trao đổi với nhà cách mạng lão thành Trần Độ về tình hình đất nuớc và vai trò cuả đảng Cộng Sản.
.7. Sao lại khai trừ nhà cách mạng trung kiên Trần Độ
.8. Luật pháp bảo vệ tự do của nhân dân
.9. Suy ngẫm với 50 năm tuyên ngôn nhân quyền
10. Về vấn đề vai trò của doanh nghiêp nhà nuớc
11. Thử bàn về giai cấp công nhân Việt Nam
12. Nâng cao hàm lượng trí tuệ trong lao động
13. Định hướng xã hội chủ nghĩa hay vươn thẳng tới kinh tế tri thức
14. Đôi điều bàn luận về: "Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 -  2010".
15. Nhận thức cho đứng một số vấn đề thời đại
16. Thư tố cáo về việc bị ngăn cản dự hội nghị địa lý quốc tế ở Geneve.
17. ?
18. Thư yêu cầu xử lý công an và cán bộ tư tưởng văn hoá
19. Thư phản kháng
20. Mười hai ngày tuyệt thực trong trại giam B-14
21. Tôi chỉ làm tay sai cho chính cái đầu của tôi
22. Thư gửi tổng thống Bill Clinton
23. Trao đổi với nhà báo Nguyễn Như Phong vể bài viết "Mặt thật của những ngươì mượn danh hiền sĩ khoác chiêu bài dân chủ"
24. Thư ngỏ gửi Nguyễn Như Phong
25. Nguyễn Như Phong đừng đẩy báo An Ninh Thế Giới vào vòng tội lỗi

.....
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.12.2006 09:16:18 bởi TTL >
#1
    LXMai 29.09.2006 08:21:11 (permalink)
    Tiểu Sử
    Nguyễn Thanh Giang

    Trí Thức Ðấu Tranh Cho Nhân Quyền


    Ông Nguyễn Thanh Giang là một nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp trí thức tiến bộ hiện nay tại Việt Nam, được dư luận ở trong và ngoài nước biết đến qua nhiều bài viết rất có giá trị như "Nhân Quyền : Khát Vọng Ngàn Ðời" (tháng 12/96), "Bầu Cử và Quốc Hội" (tháng 6/97), "Thử Bàn Về Giai Cấp Công Nhân Việt Nam" (tháng 9/98),... Các bài viết của ông đều xoay quanh những vấn đề hiện nay của đất nước như tình trạng độc tài, lạc hậu, khát vọng phát triển của dân tộc Việt Nam, nhu cầu dân chủ hóa thể chế chính trị, nhân quyền và dân quyền,...

    Ông sinh ngày 6/7/1936 tại Thanh Hóa, Việt Nam, tốt nghiệp trường Ðại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Toán - Vật lý năm 1962, tốt nghiệp tiến sĩ học Ðịa Vật Lý (Geography and Geology) năm 1981. Là một chuyên viên Ðịa Vật lý của Cục Ðịa chất Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Giang từng làm cố vấn cao cấp Trung tâm Phát triển và Ðầu Tư thuộc Liên Hiệp Khoa học Kỹ thuật Việt Nam và là hội viên Hội Ðịa Vật Lý Việt Nam. Ông cũng là người thiết lập phòng nghiên cứu cổ từ đầu tiên của Ðông Nam Á ở Hà Nội (vùng ga Như Quỳnh).

    Trước tình trạng độc tài và lạc hậu của đất nước, ông đã viết rất nhiều bài góp ý với giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam nhưng không được sự trả lời. Vào năm 1996, để gọi là "góp ý" với đại hội 8 của đảng CSVN, ông đã viết một bài nhận định với tiêu đề "Thế nào là định hướng đúng ?" và gởi cho tất cả những nhân vật lãnh đạo của chế độ cũng như cho các cơ quan truyền thông. Nhưng tất cả đều im lặng và phớt lờ. Ông lại viết tiếp một bài gởi đảng cộng sản với tiêu đề "Phải Chăng Nước Ta Ðã Ra Khỏi Khủng Hoảng ?" (tháng 6/96) nhằm vạch ra về những vấn đề mà ông cho rằng nếu không giải quyết thì Việt Nam không thể thoát ra khỏi cơn khủng hoảng toàn diện hiện nay, trong đó có vấn đề dân chủ.

    Ông đã từng tự ra ứng cử Quốc hội ở Hà Nội, nhưng bị loại ngay từ đầu mặc dầu có tới 96% dân chúng địa phương ủng hộ, nhưng vì chỉ có 1/3 những người làm việc ở cơ quan tán thành nên bị loại ! Người ta cho rằng nếu giả thử tại cơ quan có tán thành thì cũng bị Mặt Trận Tổ Quốc gạt tên.

    Trước những quan điểm tiến bộ và những phê phán thẳng thắn của ông đối với đảng và nhà nước cộng sản, giới lãnh đạo Hà Nội đã nhiều lần đe dọa, khủng bố và kể cả bắt bớ ông Nguyễn Thanh Giang.

    Ngày 4/3/97, Ban Văn Hóa Trung Ương Ðảng CSVN sau nhiều tháng nghiên cứu và chuẩn bị, đã mời ông Nguyễn Thanh Giang lên làm việc với sự hiện diện của ông Ðào Duy Quát (con ông Ðào Duy Tùng), nhưng họ đã hoàn toàn thất bại trong việc khủng bố và đe dọa ông.

    Ðến ngày 25-3-97, Mặt Trận Tổ Quốc xã Trung Hòa, huyện Từ Liêm, nơi ông Giang cư ngụ, đã lập "diễn đàn" mời ông Giang ra làm việc. Trước khoảng 20 người mà phần đông là tướng, tá, công an..., ông Giang đã phản bác và thuyết phục những người tham dự đồng thời thách đố chủ tọa đoàn. Theo lá thư ông Phạm Vũ Sơn, một văn sĩ tại Hà Nội, thì ông Giang cũng đã phản ứng mạnh mẽ khi chủ tọa đe dọa "sẽ tiếp tục mời vợ con ông ra làm việc". Ðể chống lại phương kế đấu tố cũ rích của đảng, ông Giang xác nhận với mọi người rằng nếu cần ông sẽ tuyệt thực hay tự thiêu trước khi họ làm nhục ông. (Xem lá thư của ông Phạm Vũ Sơn về vụ đấu tố ông Nguyễn Thanh Giang).

    Vào tháng 3/98, trong khi vào miền Nam để thực hiện một số công tác từ thiện nhằm giúp đỡ cho con em của các gia đình thương binh, tữ sĩ, ông đã bị công an bắt giữ với lý cớ là tán phát những tài liệu "phản động". Trước sự phản đối quyết liệt của ông bằng hành động tuyệt thực, nhà cầm quyền Hà Nội đã phải thả ông sau mấy ngày giam giữ.

    Mặc dù sống trong sự đe dọa thường trực của guồng máy độc tài, nhưng ông Nguyễn Thanh Giang vẫn can đảm nói lên quan điểm của mình trước những vấn nạn của đất nước. Vào lúc mà cả nhân loại đánh dấu 50 năm ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vào tháng 12/1998, ông cũng viết một một số suy ngẫm của ông về tình trạng vi phạm nhân quyền hiện nay tại Việt Nam. Tên tuổi của ông được dư luận quốc tế thường xuyên nhắc đến và trong năm 1998 ông được phong là Viện sĩ Viện Hàn Lâm New York, Hoa Kỳ .

    Ngày 4 tháng 3 năm 1999, công an đã chận bắt ông khi ông đang trên đường đến bưu điện ở Hà Nội. Sau đó, công an đã xông vào nhà ông ở Phường Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - Hà Nội để lục soát và tịch thu một số đồ vật. Ðiện thoại tại nhà của ông cũng đã bị cắt. Vụ bắt giữ ông Nguyễn Thanh Giang đã gây xôn xao trong dư luận ở trong và ngoài nước. Nhiều tổ chức nhân quyền và chính giới quốc tế đã lên tiếng yêu cầu Hà Nội phải trả tự do cho ông. (Xem thông cáo báo chí của Liên Minh Việt Nam Tự Do về vụ bắt giữ ông Nguyễn Thanh Giang)

    Trước nhiều áp lực ở trong và ngoài nước, của chính giới và các tổ chức, hiệp hội nhân quyền quốc tế, ngày 10/5/99 Hà Nội đã bắt buộc phải trả tự do cho ông Nguyễn Thanh Giang. Tuy nhiên, từ khi ra khỏi nhà tù, ông không được phép di chuyển tự do, mọi liên lạc với bên ngoài đều bị kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, Hà Nội cũng không quên áp dụng biện pháp cô lập kinh tế gia đình của ông. Ông vẫn tiếp tục lên tiếng phản đối chính sách này của nhà cầm quyền CSVN, đối với gia đình ông, đối với nhân dân cả nước.

    http://www.vietforum.org/Vietforum_VN/Documents/NTG_TS.htm
    #2
      LXMai 29.09.2006 11:54:19 (permalink)
      SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG


      Mục Lục

      1-25 trang 9-197

      Những tấm lòng ưu ái
      26-51 trang 204-264


      26. Nguyễn Trần Thiết: Chất Việt Nam
      27. Vũ Xuân Ba: Thân tặng Thanh Giang – Tuyết Mai
      28. Ngô Thức: Đục hay trong
      29. Vũ Cao Quận: Tặng anh – người chưa quen
      30. Trần Xuân Bách: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang
      31. Đinh Xuân Lãm: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang
      32. Hoàng Hữu Nhân: Thư gửi Bộ Chính Trị
      33. Hoàng Tiến: Đề xuất một việc lợi ích cho đất nước
      34. Vũ Hoàng Phương: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang
      35. Lê Chí Quang: Nguyễn Thanh Giang - một chí sĩ yêu nuớc
      36. Nguyễn Vũ Bình:
      Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang - một tấm gương đấu tranh cho tự do dân chủ
      37. Vũ Ngọc Khánh: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang
      38. Phạm Quế Dương: Kỷ niêm cuả tôi về Nguyễn Thanh Giang
      39. Phan Dũng:
      Về việc giáo sư Nguyễn Thanh Giang bị bắt và trích những bài viết, cũng như lời phát biểu hiện nay của Việt Nam
      40. Hoàng Tiến: Về việc ông Nguyễn Thanh Giang bị bắt
      41. Trần Dũng Tiến:
      Thư gửi Bộ Chính Trị và Chính Phủ Nhà Nuớc, Chính Phủ, Quốc Hội
      42. Trần Đại Sơn: Thư gửi các vị lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Chính Phủ, Quốc Hội
      43. Vũ Cao Quận: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang
      44. Nguyễn Quý Dy: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang
      45. Trần Độ: Tôi đọc “Suy tư và ước vọng”
      46. Viện hàn lâm Khoa Học Nữu Ước: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang
      47. Quốc Hội Châu Âu: Thư gủi chủ tịch nuớc Nguyễn Đức Lương
      48. Hội Địa Lý Thăm Dò Hoa Kỳ: Thư gủi chủ tịch nuớc Nguyễn Đức Lương
      49. Quốc Hội Hoa Kỳ: Thư gửi thủ tưóng Phan Văn Khải
      50. Vũ cao Quân: Khát vọng lòng đất lòng người
      51. Lê Minh Quốc: Đọc thơ Nguyễn Thanh Giang

      Phụ Lục trang 273
      #3
        LXMai 15.10.2006 01:36:47 (permalink)

        2. Nguyễn Thanh Giang: Lời Nói đầu


        Lời nói đầu

        SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG

        Của NGUYỄN THANH GIANG



        Những năm cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển mạnh sang Tổng phản công, tôi đang công tác trong ngành giáo dục và dạy học ở Thanh Hóa thì khăng khăng xung phong đi bộ đội. Tôi từng viết những câu thơ bừng bừng dũng khí:
        Ước làm một nhịp cầu
        Dù trưa mai đổ gục
        Đêm nay trăm toa tầu
        Lao trên mình sầm sập
        Them áp vào bót giặc
        Chớp lòe một chiến công

        Những năm trèo đèo lội suối làm công tác địạ chất, vẫn cồn cào trong ngực những hoài bão thật thiêng liêng:
        Tổ quốc ơi! Sau trầm kuân thế kỷ
        Cần bao nhiêu vàng đựng tuí ba gang?
        Ước xòe tung đôi cánh đại bàng
        Vượt trùng dương, dẫu gồng lưng vác nặng'Lật tầng đất xạm đen dạn dày bom đạn Cho ánh kim soi rạng mặt tương lai

        Thế rồi... kông biết tự bao giờ, có thể từ moật đêm ngủ rừng gần ga Pom Hán hay Diêu Trì nào đó, nghiêng tai vào tĩnh lặng để "lâu lâu còi rúc nghe rền rĩ" từ những đoàn tầu, tôi bỗng giàn giụa nước mắt liên tưởng đến Tổ Qu61c tôi:
        Tôi thấy tôi thương những con tầu'Ngàn đời không đủ sức d8i mau
        Có gì vướng víu trong hơi máy
        mấy chuyến toa đầy, nặng khổ đau

        (Tế Hanh)

        Tôi có bầu nhiệt huyết có thể khá dồi dào, nhưng bạn bè tôi, đồng bào tôi, rất nhiều không chỉ có tài trí, khà năng cống hiến, đức hy sinh vượt trội hơn hẳn tôi, mà còn tỏ ra không kém gì nhiều dân tộc tiên tiến trên thế giới.

        Thề kỷ thứ 12, khi quan quân nhà Trần đánh tan các đạo quân của đế quốc Mông Cổ từng đô hộ gần hết Trung Quốc và xâm chiếm hầu khắp châu Âu, tràn sang tận Ba Tư, nuớc ta đã tỏ ra là một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Tiếng tăm của những Phố Hiến, Hội An từng hấp dẫn đến cả chính phủ đầu tiên của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng muốn đặt vấn đề giao thương, chứng tỏ nền kinh tế và thị trường Việt Nam đã phát triển sớm và hấp dẫn quốc tế đến mức nào!

        Vậy mà, hỡi ôi! Vào nửa cuối thế kỷ 20, con tầu Tổ Quốc tôi không những chỉ "không đủ sức đi mau" mà còn ngày càng tụt hâụ. Đến nay, không phải ta chỉ đứng gần cuối các nước Đông Nam Á mà còn là một trong vài ba chục nuớc nghèo khổ nhất thế giới!

        Vì sao vậy?

        Phải chăng vì "có gì vướng víu trong hơi máy" mà "mấy chuyến toa đầy, nặng khổ đau" cứ phải kéo lê suốt mấy chặng dài lịch sử! Cho nên, sao không dằn vặt, không suy tư cho được. Suy tư để tồn tại, suy tư để đuợc uớc vọng không chỉ cho cá nhân, mà cùng Đất Nước, cùng Nhân Dân.
        Dẫu rằng, vì những dòng suy tư này mà tôi từng chịu bao nhiêu lao lung, khổ ải, tôi vẫn không thể quên lời nhà chí sĩ Phan Bội Châu:
        Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,
        Khẳng hưứa càn khôn tự chuyên di!
        Ư bách niên trung tu hữu ngã,
        Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy (*)


        Tôi vẫn ngày đêm không thể không trăn trở cùng tấc lòng của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu: "Non non nuớc nuóc chưa nguôi lời thề".

        Tôi vẫn Suy Tư Ước Vọng cùng Nhân Dân tôi, Đất NUớc tôi.

        Hà Nội, những ngày đầu thiên niên kỷ thứ III



        (*)Dịch nghĩa:
        Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời
        Lẽ để Trời Đất muốn xoay vần tới đâu thì tới!
        Trong khoảng trăm năm đã có ta (thì ta phải gánh vác lấy công việc)
        Còn chuyện ngàn năm sau thì có người sắp tới.
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.10.2006 01:41:18 bởi LXMai >
        #4
          LXMai 16.10.2006 02:45:44 (permalink)
          3. Tinh Thần Việt Nam
          Sức sống thời gian, sức sống không gian


          Từ một vòm granit Sông Chảy, một mảng nhỏ Kontum cuả đại địa khối Indodini với lởm chởm những mảng địa khối nhỏ rời rạc, núi lửa đã phun, biển đã tiến và thoái, phù sa đã đắp bồi để thiên nhiên tạo nên một dải đất cong cong hình chữ S với diện tích trên 32 vạn kilomet vuông. Rồi động đất lại xẻ những đuờng đứt gãy kiến tạo cỡ hành tinh với những địa máng Sông Đà, địa lũy Sông Ba. Đến khi vua Hùng kiến lập giang sơn, khai mở bờ cõi thì các vua chúa tham tàn từ phương bắc không ngừng nhăm nhe dòm ngó và dã tâm uy hiếp. Suốt hơn nghìn năm, đất nước này đã chiụ bao phen chia cắt, tách nhập. Từ Nam Việt cuả Triệu Đà, Giao Chỉ bộ thòi Hán đến An Nam đô hộ phủ đời Đuờng….phần lãnh thổ ở phiá bắc luôn luôn bị phong kiến ngoại bang chiếm giữ. Bọn thực dân láng giềng, không chỉ tàn bạo khi đàn áp để thôn tính lãnh thổ mà còn hết sức thâm hiểm trong âm mưu Trung Hoa hóa dân ta. Chúng lệnh cho đàn ông Việt Nam phải để tóc dài, phụ nữ Việt Nam phải bó chân, không được mặc váy, phải ăn mặc giống hệt người Trung Quốc. Vậy mà cái khối dân tộc nhỏ bé ở phuơng nam lúc bấy giờ mới gồm khoảng năm bảy triệu người đã không chỉ nhiều lần “đánh một trận sạch sành sanh kình ngạc”, làm bạt vía Bắc Triều, mà còn kiên cường chiến thắng âm mưu đồng hóa của người Tàu. Về vấn đề này, học giả Hoàng Văn Chí có kể chuyện sau:

          ......
          #5
            LXMai 17.10.2006 00:16:09 (permalink)
            3. Tinh Thần Việt Nam
            Sức sống thời gian, sức sống không gian


            Trang 14

            …..

            Một chính khách Nhật Bản tên là Ki Tsuyoshi nhân bữa tiệc thiết đãi Tôn Dật Tiên tại Tokyo vào năm 1911, bất ngờ nêu câu hỏi: “Ông nghĩ gì về người Việt Nam?”. Tôn Dật Tiên đáp: “Người Việt Nam về bản chất là nô lệ. Họ đã từng bị chúng tôi cai trị, bây giờ bị ngườ Pháp cai trị…..Họ không thể có một tương lai sáng sủa cho lắm”. Tsuyoshi khoát tay: “Tôi không đồng ý với ông về điểm này. Tuy hiện nay chưa độc lập, nhưng họ là bộ tộc duy nhất trong số các bộ tộc ‘Bách Việt’ chống lại quá trình Hán hóa thành công. Một dân tộc như thế sớm muộn gì cũng giành được độc lập”.

            Thật vậy, trong khi tất cả các bộ tộc ban đầu sống ở phía nam sông Dương Tử đều bị người Hán đồng hóa một cách dễ dàng, thì người Việt Nam là một ngoại lệ độc nhất vô nhị.

            Ảnh hưởng sâu đậm nhất chi phối nền chính trị - văn hóa – xã hội Việt Nam mà người Trung Hoa xác lập được là việc truyền bá tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, thực tế không phải là người Trung Hoa đã đồng hoá được Việt Nam bằng Nho giáo mà chính là Việt Nam
            Đã đồng hóa Khổng giáo. Trong khi Khổng Tử tuyệt đối hóa “Trung thần bất sự nhị quân” thì người Việt Nam sẵn sàng ngả theo tôn chỉ “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Trong khi Khổng Tử khẳng định “Khắc kỷ phục lễ vi nhân” thì trí thức Việt Nam quả quyết “Thiện căn ở tại lòng ta”. Vua quan các triều Đinh, Lê, Lý, Trần đều chủ trương “Tam giáo đồng nguyên”. Thật ra là, cha ông ta đã xây dựng riêng cho đất nước mình một giáo lý tổng hòa tinh chiết từ ba đạo: Phật, Nho, Lão. Vua Trần Nhân Tông sau hai lần đánh bại Nguyên – Mông vào các năm 1285, 1288 thì về tọa sơn tại Yên Tử, lập nên dòng tu Trúc Lâm Thiền dung hợp Phật giáo với Khổng giáo.

            Nhưng công trình nghiên cứu sâu xa gần đây của các học giả hiện đại còn nêu nhiều dẫn chứng cụ thể chứng minh rằng nền văn hóa Việt Nho mới chính là tiền đề khởi thuỷ cho Khổng giáo. Theo hai sử gia Trung Quốc Vương Đồng Linh, Chu Cốc Thành và một số học giả phương Tây như Eberhard, Eickstedt thì bộ lạc nông nghiệp có tên là Bách Việt - tổ tiên của các dân tộc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Miến Điện hiện nay - đã từ phuơng Tây dọc theo bờ sông Duơng Tử tràn sang Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước khi các bộ lạc người Hoa men theo bờ sông Hoàng Hà kéo đến. Chính dân Bách Việt đã tạo dựng nên nền văn hóa Việt Nho được cấu thành bởi ba nguyên lý cơ bản: Luỡng Nhất, Nhân Chủ, và An Vị. Nguyên lý Lưỡng Nhất, theo đó cái riêng hàm chứa cái chung, và số nhiều cũng là đơn nhất, tĩnh là động mà động cũng là tĩnh. Nguyên lý Nhân Chủ, theo đó con người là kết hợp của Trời và Đất, nên con nguời là chủ vũ trụ. Nguyên lý An Vị, theo đó mỗi hành vi con người đều chi phối nội tại chứ không do những tác nhân bên ngoài điều khiển.

            .........
            #6
              LXMai 17.10.2006 06:30:40 (permalink)
              3. Tinh Thần Việt Nam
              Sức sống thời gian, sức sống không gian


              Trang 15

              …..

              Cái thời Bắc thuộc xa xưa ấy đã chìm vào dĩ vãng, hơn nửa thế kỷ cũng đã bỏ lại đằng sau một thời thuộc Pháp. Nhưng suốt mấy thập kỷ gần đây đất nước lại bị phân chia, nửa này xây dựng chủ nghĩa xã hội, nửa kia lệ thuộc chủ nghĩa tư bản. Từ 30 tháng 4 năm 1975, đất nuớc mới thu về một mối. Cũng như non sông đã từng “đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”, lịch sử đã “bỉ cực”, rồi sẽ “thái lai”. Hy vọng cái cộng đồng 76 triệu người này sớm muộn rồi cũng sẽ tìm được con đường đi tới giàu mạnh, văn minh, tự do, hạnh phúc nhờ cái tinh thần Việt Nam trường tồn. Tinh thần Việt Nam cho ta tự hào và đương nhiên cũng cho ta tin tưởng.

              Nhưng, phải chăng tinh thần Việt Nam đã và chỉ cần tồn tại với thời gian? Hình như, không mấy dân tộc trên Trái Đất phải trăn trở với câu hỏi này như chúng ta. Thật vậy, đến nay, ngoài Do Thái, chắc chẳng dân tộc nào phải ly tán tha phương khắp hành tinh như dân tộc ta. Cho đến cuối thiên niên kỷ thứ hai, chúng ta không chỉ có 76 triệu mà là 78 triệu người Việt Nam. Trong đó có 2 triệu người ( 2.6% dân số) không được hái chùm khế ngọt trên mảnh đất tổ tiên ông bà mình đã từng phá thạch khai sơn mà rải rác ngụ cư trên khắp năm châu, ở chừng 80 nước.

              Có ai cầm được giọt nước mắt đồng cảm khi một đêm nào nằm trong vắng lặng, dù giữa choáng lộn những tiện nghi sang trọng, nhưng biết rằng tổ quốc xa lắm lắm - bằng cả cái thăm thẳm dày của hơn sáu ngàn kilomet đường kính Trái Đất, dưới lưng mình – và, đọc những vần thơ sau đây:
              Còng lưng gánh nốt đời lưu lạc
              Nặng trĩu nghìn cân nhớ nước non

              (Cao Tần)

              Thế nào rồi chúng ta cũng sẽ quên đi
              Quên mà nhớ những khoảng trời lưu lạc
              Một nửa đời chắp vá vẫn so le,
              Chân càng đi lòng càng muốn trở về
              Hết tuyệt vọng lại điên cuồng hy vọng
              Hễ cời lên than lại bừng lửa sống
              Nhớ mà quên khóc lại cũng như cười…

              (Nguyễn Hồi Thủ)

              .....
              #7
                LXMai 17.10.2006 22:21:05 (permalink)
                3. Tinh Thần Việt Nam
                Sức sống thời gian, sức sống không gian


                Trang 16

                …..

                Nỗi hoài niệm quê hương ấy không chỉ mang mang trong các vần thơ mà còn u ấp trong nhiều tên sách dày mỏng khác nhau: Thành phố trong hồi tưởng, Chuyện quê Nam, Chuyện miệt vườn, Cây trái quê mình, Trông vời quê hương, Làng xưa phố cũ, Hà Nội trong mắt tôi, Sông Mỹ sông Việt….

                Nỗi hoài niệm quê hương réo rắt trong bao nhiêu bài hát về Sài Gòn: Sài Gòn áo xanh nón lá, Sài Gòn năm xưa, Sài Gòn niềm nhớ không tên, Sài Gòn giờ buồn không em, Khi xa Sài Gòn, Đêm qua mơ thấy Sài Gòn….

                Cũng với đầy ăp những hoài niệm đó, nhạc sĩ lão thành lỗi lạc Phạm Duy đã phổ nhạc nhiều bài thơ Hoàng Cầm “Hoàng Cầm Ca”, viết hàng loạt “Rong Ca” trên cơ sở thanh âm ngũ cung, tam cung, thất cung. Nhạc sĩ là người đầu tiên đưa nhac5 Việt Nam vào dĩa hát la-de. Tháng 2 năm 1988, một nhà sản xuất đĩa hát Pháp đã tung ra thị trường đĩa hát quốc tế la-de “Rêves et Réalitées” về nhạc cổ truyền Việt Nam.

                Tôi đã từng man mác buồn thương nhớ cùng “La Bonjour Tristesse” cuả Chopin nhưng những hoài niệm ngổn ngang trong thơ, văn, nhạc, họa … Việt Nam ở nước ngoài thì nhiều khi dồi đập tâm tư tôi qua nhiều trạng thái lẫn lộn của nỗi chua xót ngậm ngùi với niềm vui tin óng ánh tự hào.

                Cái gì đã níu kéo những tâm hồn tha phương mạnh mẽ đến thế? Cái gì thiêng liêng dai dẳng đến độ “dẫu lìa ngõ ý còn vương tơ lòng” trong mối tương tư hơn cả trai gái tương tư như vậy? Cái gì nung nấu trái tim vọng quốc đến độ bừng bừng khắc khoải duờng như không tìm thấy ở đâu nữa? …

                Rồi đây, nhất định cần những công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc của các học giả uyên thâm về nỗi nhớ quê hương, tổ quốc của con người Việt Nam. Chắc chắn sẽ phát hiện được nhiều nét khác biệt so với những con người thuộc các quốc gia khác, nhưng, điều lý thú hơn là, có lẻ sẽ chứng minh được một cách thuyết phục về độ nồng nàn, sâu lắng khác thường của nó nữa.

                Phải chăng vì người Việt Nam đa sầu đa cảm? Phải chăng vì cái mênh mang xa vắng của bến sông vẳng tiếng sáo Trương Chi, cái trầm buồn của tiếng mưa rơi trên những mái tranh thường vọng lời ru “cái cò, cái vạc…..” đã thắm đậm vào gien tâm tư của rất nhiều thế hệ truyền nối? Phải chăng vì chữ nhân, chữ nghĩa, chữ tình? Có tất cả, tất cả, nhưng dứt khoát yếu tố chi phối quyết định phải là cái khí thiêng sông núi, cái hồn dân tộc, cái tinh thần Việt Nam với sức sống thời gian….không gian rất đặc biệt của nó.

                .....
                #8
                  LXMai 19.10.2006 22:43:04 (permalink)

                  3. Tinh thần Việt Nam * Sức sống thời gian, sức sống không gian
                   
                  3. Tinh thần Việt Nam * Sức sống thời gian, sức sống không gian
                   

                  Trang 17....

                  Tôi may mắn có dịp ghé qua nhiều hiệu sách ở Hoa Kỳ. Thật mừng khi thấy có những hiệu sách đầy ắp sách tiếng Việt. Sách nghiên cứu lịch sử có, sách nghiên cứu về đạo có, sách dạy nội trợ có, tiểu thuyết có, thơ có… Xin nêu một vài tên sách làm ví dụ: Cây cỏ Việt Nam (5 tập) của Phạm Hoàng Hộ; Địa Lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa của Vũ Hữu San; Tiền tệ Việt Nam của Phạm Thăng; Âm nhạc Việt Nam của Trần Quang Khải;Sứ điệp Trống Đồng của Kim Y Phạm Lê Oanh; Quốc Triều hình luật của Nguyễn Ngọc Huy; Hương sắc Quê mình của Lãng Nhân; Thờ cúng và Lễ bái của Thắng Hoan; Dấu vết văn hóa Việt trên đường Bắc Mỹ của Phạm Quốc Bảo, v.v… Tất cả đều in bằng giấy rất tốt, nhiều cuốn bề thế, trang trọng. Bìa sách nói chung không đền nỗi lõa lồ như sách ở nhà thời kỳ mấy năm trước đây.

                  Còn nhiều ghi nhận nữa làm tôi thấy yên lòng là, sách tiếng Việt cho các em thiếu niên và nhi đồng cũng không đến nỗi quá ít.

                  Bài thơ sau đây không chi làm tôi quý mến:
                  In my heart
                  I looked into my heart and saw
                  The daylight
                  How it was shining like a shooting star
                  I broke the day and saw the night
                  How the moon had stars all around it
                  And how the stars were surrounded by
                  Angels from heaven
                  I looked under the night
                  And I saw something very valuable;
                  My family


                  Tôi thật sự khâm phục em bé Việt Nam mà làm đuợc một bài thơ tiếng Anh hay đến thế. Cháu tên Như Kha, con một gia đình trí thức Việt Nam ở Washington D. C. Bài thơ này cháu làm lúc 8 tuổi. Tôi sẽ càng vui sướng bội phần nếu bản chuyển ngữ sau đây cũng chính là của cháu:
                  Trong trái tim em
                  Nhìn thấy tia nắng rỡ ràng
                  Như sao băng vút dặm vàng xa xa
                  Em ngồi đập vỡ ngày ra
                  Thấy đêm sao nỡ hằng hà quanh trăng
                  Quanh sao bay những thiên thần
                  Em đưa mắt ngó bần thần dưới đêm
                  Thấy gì vừa quý vừa êm
                  Vừa tha thiết quá trong em:
                  Gia đình



                  (Những trang kế tiếp...)

                  Ra nước ngoài nhiều khi chỉ nghe thấy một người nói tiếng Việt đã mừng lắm huống chi đọc được những dòng chữ Việt Nam giữa trời đất nước người. Không phải chỉ có những dòng sách báo thôi đâu, cả những biển chữ rất lớn, rất đẹp treo ngang mặt người, treo tận trên cao. Không phải chỉ ở các thủ phủ của những quần cư người Việt đông đúc như Quận Cam ở California, Houston ở Texas, mà ngay giữa các phố lớn của Washington, Chicago tôi cũng từng gặp những biển hiệu như thế. Sao nhỉ? Sao giữa đất nước người mà bà con mình cứ ngang nhiên, cứ kiêu hãnh kẻ thật to những biển chữ: Lạc Hồng, Cửu Long, Diễm Xưa... Những lúc ấy tôi chợt nghĩ về những tấm biển treo ngay giữa đường phố Hà nội, Ðà Lạt, Vũng Tàu... mà sao lại cứ phải là Le Coq d'Or, là shop, là show room! ...? Báo chí trong nước cũng có một vài thái độ chưa ổn đối với tiếng Việt. Nhiều danh từ chung đã quá quen thuộc đối với tuyệt đại đa số đồng bào rồi mà sao lại cứ phải viết trong bài báo tiếng Việt là "cầu thủ hai đội đã fair play", là "các fan cuồng nhiệt"... Nói viên thuốc, hộp sữa quá hạn thì ai cũng hiểu. Cùng lắm nói quá đát cũng được. Can chi phải viết thành "quá date". Nhiều từ nước ngoài đã được Việt hóa lâu đời nên cứ mặc nhiên xem nó là tiếng Việt đi, có sao đâu. Chắc chẳng ai thấy cần chính xác hóa lại bằng cách viết xà phòng thành savon, bít tết thành beefsteak. Thật thích thú khi nghe người nước ngoài sử dụng trực tiếp các từ ngữ phơ, cai non, ao dai... trong câu nói của mình. Hẳn là họ sẽ cũng phải phiên âm trực tiếp những từ ngữ trên bằng tiếng nước mình khi viết.

                  Ta có diễm phúc rất lớn là có được Chữ Quốc Ngữ. Diễm phúc này không phải quốc gia nào, dân tộc nào cũng có. Ngay cả Mỹ. Hơn thế nữa, nhiều nhà ngôn ngữ học quốc tế còn lấy làm lạ rằng, vì sao trong cái bát quái trận đồ chữ tượng hình tượng ý khối vuông ở Châu Á và hệ chữ khoa đẩu (Sanscrit) ở Ðông Nam Á lại chỉ có Việt Nam khôn ngoan biết dùng tự mẫu La tinh. Nhà văn Hoàng Tiến trong công trình nghiên cứu "Chữ Quốc Ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ 20 " đánh giá rằng: "Cho nên người Việt Nam chuyển được sang hệ thống ghi âm bằng mẫu tự La tinh, thật là một đại hạnh cho dân tộc... Ðiều mà nhiều nước muốn làm nhưng không được". Ông cho rằng "Du nhập một thứ chữ từ bên ngoài, biến nó thành thứ chữ của chính mình, để tự khẳng định và cho! ! ^'ng lệ thuộc, đó là trư ờng hợp chữ Nôm xưa kia và chữ Quốc ngữ hiện nay".

                  Ðáng vui mừng lắm chứ ! Ðáng tự hào lắm chứ ! Phát minh ra Chữ Quốc Ngữ, đấu tranh cho sự sinh tồn và phát triển không ngừng của Chữ Quốc Ngữ qua suốt chiều dài lịch sử, vượt hết năm châu bốn biển cùng tất cả các cộng đồng người Việt là biểu hiện trí thông minh trác việt, lòng tự tôn xứng đáng, sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam, của tinh thần Việt Nam.

                  Một hôm, tôi được mời ăn tối tại gia đình một trí thức Việt Kiều. Cảm giác ấm cúng đầu tiên khi tôi bước vào ngôi biệt thự có cây tường vi, cây đại trước cửa, có mùi hương trầm lan tỏa từ đâu tầng trên, là các cháu nhỏ không bắt tay tôi mà khoanh tay cúi chào thật lễ phép. Bữa ăn kéo đến quá khuya khi tôi chợt phát hiện các cháu thuộc khá nhiều ca dao Việt Nam. Ðến nỗi khi tôi đánh đố, xướng lên "Gánh vàng đi đổ sông Ngô" thì có cháu đọc nối đưọc "Ðêm nằm tơ tưởng đi mò sông Tương". Thì ra các cháu vẫn trau dồi Việt văn ở nhà và ở trường. Nơi cháu học có tới 1000 học sinh tuổi từ 5 đến 20. Ở San Jose ngoài Trung tâm Việt ngữ Văn Lang còn có trường Rạng Ðông dạy tiếng Việt từ vỡ lòng đến hết bậc tiểu học. Trường này khai giảng từ cuối 1995.

                  Tại Nam California, nơi quần tụ của khoảng 300.000 người Việt Nam thì có tới 52 trường dạy Việt ngữ. Ở Los Angeles có 17 trường; quận Cam có 22 trường; quận San Diego có 7; quận Riverside có 3; quận San Bernadino 2; quận Ventura 1. Số thầy tham gia giảng dạy là 733. Tổng số học sinh là 6929 em (Số thống kê năm 1996).

                  Ở tiểu bang Hawaii chương trình giảng dạy Việt ngữ được chính quyền tiểu bang hỗ trợ thông qua chính sách Bảo tồn khả năng ngoại ngữ Á Châu và Thái Bình Dương. Từ năm 1996 các em học Việt ngữ đạt điểm thi cũng được cấp tín chỉ như đối với các môn học chính quy khác.

                  Ở Pháp, nơi đã có một cộng đồng người Việt định cư tương đối lâu đời, Việt ngữ được Bộ Giáo dục Pháp công nhận là sinh ngữ phụ trong các kỳ thi tú tài hoặc trong các kỳ thi tuyển vào các trường đại học lớn.

                  Số người Việt Nam sinh sống ở Nhật có khoảng 7000, một phần tập trung ở hai thành phố lớn Tokyo và Osaka, phần còn lại phân tán ở các địa phương dọc bờ biển Ðông của Nhật từ Bắc xuống Nam. Hoàn cảnh xã hội tại đây rất không thuận lợi đối với việc duy trì tiếng Việt. Mặc dầu vậy, từ năm 1989 Trung Tâm Việt Ngữ mang tên nhà cách mạng Việt Nam nổi tiếng ở Nhật, Phan Bội Châu, cũng đã được thành lập do một số trí thức trẻ chủ trương.

                  Ở Canada, các khóa học hè đặt tên là "Khóa Học Văn Học Việt Nam ", là "Quê Hương Mến Yêu "... đã được tổ chức vào những năm 1985 - 1988. Nội dung học ở các khóa này là Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, các tác phẩm văn học chữ Nôm thế kỷ 19, văn thơ yêu nước của Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... Các bài giảng còn đề cập đến những tư tưởng có ảnh hưởng đến xã hội và văn chương Việt Nam như Nho, Phật, Lão giáo.

                  Từ chỗ xúc tiến các lớp lẻ tẻ của các chùa, các hội Tiếng Việt, đến nay Cộng đồng Người Việt ở Canada đã vận động để ngôn ngữ Việt Nam được chính phủ sở tại công nhận chính thức và được xếp ngang hàng với tiếng Ðức, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha. Nhờ đó, nhiều lớp dạy tiếng Việt đã được Bộ Giáo Dục Canada trực tiếp tổ chức cho các em học sinh trung học từ lớp 10 đến 12. Mãn khóa học, học sinh được cấp một tín chỉ tương đương với tín chỉ toán, vật lý, địa lý... trong chương trình học của các em.

                  Trong các cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, cộng đồng ở Úc có tổ chức khá chính quy và chặt chẽ. Tại đây đã sớm hình thành những ban đại diện cộng đồng thuần nhất cấp tiểu bang, cấp lãnh thổ, cho tới tận cấp liên bang thống nhất theo một hệ thống dọc. Ban chấp hành Cộng Ðồng Úc Châu toàn liên bang cứ hai năm lại mở đại hội và được bầu lại. Tại hai thành phố lớn Sydney và Melbourne có đến 6 nghị viên Hội Ðồng Ðịa Phương là người Việt Nam. Trong đó, có một người là thị trưởng và một phó thị trưởng là nữ; có người làm giám đốc hệ thống phát thanh đặc biệt (SBS Radio); có người là chủ tịch Hội Ðồng Sắc Tộc Sự Vụ Bang. Có lẽ vì có tổ chức chặt chẽ, lại có nhiều nhân vật tham gia lãnh đạo chính quyền sở tại nên tiếng Việt ở Úc cũng trở nên có thế.

                  Từ năm 1986, hầu hết các trường đại học Úc châu đã tích cực giới thiệu Việt ngữ như một môn học chính trong chương trình Cử nhân và Thạc sỹ. Ði tiên phong là South Australian College of Advanced Education, tiếp sau đó là Victoria College (nay là Dean University) v.v... Năm 1991, Viện Ðại Học Kỹ Thuật Hoàng Gia Melbourne (RMIT) bắt đầu mở thêm các môn về văn hóa và lịch sử nền văn minh Việt Nam ở cấp cử nhân. Ngoài ra, viện đại học này còn mở thêm ngành Ðông Dương Học. Trong đó, bộ môn Việt Nam Học hàm chứa các nội dung giảng dạy và nghiên cứu nhiều lĩnh vực như : lịch sử, văn hóa, chính trị, kinh tế, triết học, văn học... Việt Nam. Các môn này được giảng dạy hoặc bằng tiếng Anh hoặc bằng tiếng Việt ở cấp cử nhân và cao học. Từ năm 1996, trường đại học Melbourne còn liên kết với trường đại học RMIT tổ chức các khóa học về ngôn ngữ và văn học Việt Nam. Sinh viên Melbourne được gửi đến RMIT hoặc các giáo sư RMIT thường kỳ được mời sang đại học Melbourne để giảng dạy về Việt Nam Học. Ngay từ 1981, trường đại học RMIT đã liên tục xuất bản "Tập San Nghiên Cứu Việt Nam" bằng tiếng Anh.

                  Cộng đồng Việt Nam ở Úc có khoảng 130.000 người, là cộng đồng sắc tộc có dân số đông thứ tư tại Úc, sau cộng đồng Italia (có 255.000 người), Nam Tư (có 160.000 người), Hy Lạp (có 135.000 người). Mặc dù dân số không đông, lại là một cộng đồng sắc tộc hình thành muộn nhưng sau quá trình vận động kiên trì và rất vất vả, đồng bào ta ở đây đã đạt được một thành tích rất đáng ca ngợi là : Việt ngữ đã được chính quyền sở tại công nhận như một sinh ngữ chính thức, được giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học tại các bang Nam Úc, Victoria và New South Wales.

                  Ngoài những hoạt động tích cực cổ vũ cho việc học tập và củng cố tiếng Việt, cộng đồng Việt Nam Liên Bang Úc Châu cứ định kỳ hai năm lại tổ chức Ðại Hội Văn Hóa Giáo Dục Toàn Liên Bang. Ðịa điểm đại hội được bố trí luân phiên qua các bang. Ðại hội lần thứ nhất diễn ra tại Nam Úc vào năm 1988. Ðại hội lần thứ hai tại Queensland. Ðại hội ba tại New South Wales. Ðại hội lần thứ tư mang chủ đề "Tuổi Trẻ Việt Nam và Văn Hóa Dân Tộc" được tổ chức tại bang Victoria....

                  Nhiều người khi nghĩ đến các cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài chỉ kỳ vọng vào khả năng đóng góp kinh tế và khoa học, công nghệ. Thật ra, đấy chỉ là phần nổi. Còn một phần đóng góp khác lớn lao hơn, đáng trân trọng hơn, mang tầm chiến lược hơn. Chính phần đóng góp này mới quyết định khả năng huy động có thể trước mắt và sức duy trì ở tương lai những tiềm năng lớn hơn cả những đóng góp kinh tế và khoa học kỹ thuật mà ta đang kỳ vọng. Thật vậy, cứ nghĩ mà xem, thời gian trôi đi rất nhanh. Cái ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã cách đây non một phần tư thế kỷ. Nhiều thành viên trong các cộng đồng Việt Nam không chôn nhau cắt rốn trên đất tổ đã trưởng thành. Vài chục năm nữa thì chính con cái họ cũng ở tuổi vị thành niên. Nếu họ không còn biết tiếng Việt, không còn trân trọng nền văn hiến 4.000 năm, không duy trì được bản sắc dân tộc tổ tiên; nếu họ bị Mỹ hóa, Tây hóa, Úc hóa hoàn toàn thì còn có gì để kỳ vọng ở họ hơn những người ngoại quốc? Cho nên ta phải cảm ơn cái tinh thần Việt Nam bền vững, cảm ơn tất cả những ai ý thức được một cách sâu sắc và chủ động đóng góp cho việc duy trì và phát triển cái phần hồn bất diệt này. Ta đã từng gắn những huân chương cao quý, từng dành những lời ngợi ca tuyệt đích cho những công tích đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tất cả những điều ấy, xét cho cùng, mới chỉ biểu hiện thái độ nâng niu, trân trọng phần những đóng góp vào sự tăng cường sức sống thời gian của tinh thần Việt Nam. Sao chưa đặt vấn đề suy tôn xứng đáng những cộng đồng, những cá nhân bằng ý chí kiên cường, bằng trái tim nồng nhiệt đã và đang phấn đấu bền bỉ, thầm lặng cho sự trường tồn của sức sống không gian của tinh thần Việt Nam ?

                  Người Nhật sau thảm bại ở chiến tranh thế giới lần thứ hai đã quyết tâm phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật với tâm niệm rằng mỗi chiếc ôtô xuất khẩu sẽ như mang được một lá cờ Nhật Bản cắm ở nước ngoài. Sao không kiêu hãnh chính đáng rằng mỗi người Việt Nam đang nói tiếng Việt, đang duy dưỡng văn hóa Việt trong bản thân, trong gia đình, trong cộng đồng mình ngoài bờ cõi đều là những lá cờ Việt Nam nhỏ phất bay đâu đó khắp hành tinh Trái Ðất.

                  Sau bao nhiêu cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, sau bao nhiêu mất mát hy sinh, có lẽ trời đất đã đền bù cho ta thêm cái mô-đun không gian giao hòa vào mô-đun thời gian để tăng cường sức sống bội phần cho tinh thần Việt Nam.

                  Và, ta có thể tự hào tung hô "Tinh thần Việt Nam muôn năm".

                  Nguyễn Thanh Giang
                  Chuyên viên Ðịa Vật Lý - Cục Ðịa chất Việt Nam
                  Nhà A13P9- TTPK Hòa Mục - Trung Hòa - Từ Liêm - Hà Nội
                  Ðiện Thoại : 84 4 8558 6012

                  http://www.lmvntd.org/dossier/ntgiang/sucsong.htm
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.11.2006 22:57:09 bởi LXMai >
                  #9
                    LXMai 09.11.2006 00:14:58 (permalink)

                    Hẹn……………..


                    Vì lý do chưa liên hệ được với nhà xuất bản nên mời Quý Bạn tạm đọc những bài viết về Tiến Sĩ Vật Lý Nguyễn Thanh Giang

                    Cám ơn Quý Bạn

                    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

                    Nguyễn Thanh Giang


                    Trí Thức Ðấu Tranh Cho Nhân Quyền


                    Ông Nguyễn Thanh Giang là một nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp trí thức tiến bộ hiện nay tại Việt Nam, được dư luận ở trong và ngoài nước biết đến qua nhiều bài viết rất có giá trị như "Nhân Quyền : Khát Vọng Ngàn Ðời" (tháng 12/96), "Bầu Cử và Quốc Hội" (tháng 6/97), "Thử Bàn Về Giai Cấp Công Nhân Việt Nam" (tháng 9/98),... Các bài viết của ông đều xoay quanh những vấn đề hiện nay của đất nước như tình trạng độc tài, lạc hậu, khát vọng phát triển của dân tộc Việt Nam, nhu cầu dân chủ hóa thể chế chính trị, nhân quyền và dân quyền,...

                    Ông sinh ngày 6/7/1936 tại Thanh Hóa, Việt Nam, tốt nghiệp trường Ðại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Toán - Vật lý năm 1962, tốt nghiệp tiến sĩ học Ðịa Vật Lý (Geography and Geology) năm 1981. Là một chuyên viên Ðịa Vật lý của Cục Ðịa chất Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Giang từng làm cố vấn cao cấp Trung tâm Phát triển và Ðầu Tư thuộc Liên Hiệp Khoa học Kỹ thuật Việt Nam và là hội viên Hội Ðịa Vật Lý Việt Nam. Ông cũng là người thiết lập phòng nghiên cứu cổ từ đầu tiên của Ðông Nam Á ở Hà Nội (vùng ga Như Quỳnh).

                    Ông đã viết rất nhiều bài góp ý với giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam nhưng không được sự trả lời. Vào năm 1996, để gọi là "góp ý" với đại hội 8 của đảng CSVN, ông đã viết một bài nhận định với tiêu đề "Thế nào là định hướng đúng ?" và gởi cho tất cả những nhân vật lãnh đạo của chế độ cũng như cho các cơ quan truyền thông. Nhưng tất cả đều im lặng và phớt lờ. Ông lại viết tiếp một bài gởi đảng cộng sản với tiêu đề "Phải Chăng Nước Ta Ðã Ra Khỏi Khủng Hoảng ?" (tháng 6/96) nhằm vạch ra về những vấn đề mà ông cho rằng nếu không giải quyết thì Việt Nam không thể thoát ra khỏi cơn khủng hoảng toàn diện hiện nay, trong đó có vấn đề dân chủ.

                    Ông đã từng tự ra ứng cử Quốc hội ở Hà Nội, nhưng bị loại ngay từ đầu mặc dầu có tới 96% dân chúng địa phương ủng hộ, nhưng vì chỉ có 1/3 những người làm việc ở cơ quan tán thành nên bị loại ! Người ta cho rằng nếu giả thử tại cơ quan có tán thành thì cũng bị Mặt Trận Tổ Quốc gạt tên.

                    Trước những quan điểm tiến bộ và những phê phán thẳng thắn của ông đối với đảng và nhà nước cộng sản, giới lãnh đạo Hà Nội đã nhiều lần đe dọa, khủng bố và kể cả bắt bớ ông Nguyễn Thanh Giang.

                    Ngày 4/3/97, Ban Văn Hóa Trung Ương Ðảng CSVN sau nhiều tháng nghiên cứu và chuẩn bị, đã mời ông Nguyễn Thanh Giang lên làm việc với sự hiện diện của ông Ðào Duy Quát (con ông Ðào Duy Tùng), nhưng họ đã hoàn toàn thất bại trong việc khủng bố và đe dọa ông.

                    Ðến ngày 25-3-97, Mặt Trận Tổ Quốc xã Trung Hòa, huyện Từ Liêm, nơi ông Giang cư ngụ, đã lập "diễn đàn" mời ông Giang ra làm việc. Trước khoảng 20 người mà phần đông là tướng, tá, công an..., ông Giang đã phản bác và thuyết phục những người tham dự đồng thời thách đố chủ tọa đoàn. Theo lá thư ông Phạm Vũ Sơn, một văn sĩ tại Hà Nội, thì ông Giang cũng đã phản ứng mạnh mẽ khi chủ tọa đe dọa "sẽ tiếp tục mời vợ con ông ra làm việc". Ðể chống lại phương kế đấu tố cũ rích của đảng, ông Giang xác nhận với mọi người rằng nếu cần ông sẽ tuyệt thực hay tự thiêu trước khi họ làm nhục ông. (Xem lá thư của ông Phạm Vũ Sơn về vụ đấu tố ông Nguyễn Thanh Giang).

                    Vào tháng 3/98, trong khi vào miền Nam để thực hiện một số công tác từ thiện nhằm giúp đỡ cho con em của các gia đình thương binh, tữ sĩ, ông đã bị công an bắt giữ với lý cớ là tán phát những tài liệu "phản động". Trước sự phản đối quyết liệt của ông bằng hành động tuyệt thực, nhà cầm quyền Hà Nội đã phải thả ông sau mấy ngày giam giữ.

                    Mặc dù sống trong sự đe dọa thường trực của guồng máy độc tài, nhưng ông Nguyễn Thanh Giang vẫn can đảm nói lên quan điểm của mình trước những vấn nạn của đất nước. Vào lúc mà cả nhân loại đánh dấu 50 năm ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vào tháng 12/1998, ông cũng viết một một số suy ngẫm của ông về tình trạng vi phạm nhân quyền hiện nay tại Việt Nam. Tên tuổi của ông được dư luận quốc tế thường xuyên nhắc đến và trong năm 1998 ông được phong là Viện sĩ Viện Hàn Lâm New York, Hoa Kỳ .

                    Ngày 4 tháng 3 năm 1999, công an đã chận bắt ông khi ông đang trên đường đến bưu điện ở Hà Nội. Sau đó, công an đã xông vào nhà ông ở Phường Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - Hà Nội để lục soát và tịch thu một số đồ vật. Ðiện thoại tại nhà của ông cũng đã bị cắt. Vụ bắt giữ ông Nguyễn Thanh Giang đã gây xôn xao trong dư luận ở trong và ngoài nước. Nhiều tổ chức nhân quyền và chính giới quốc tế đã lên tiếng yêu cầu Hà Nội phải trả tự do cho ông. (Xem thông cáo báo chí của Liên Minh Việt Nam Tự Do về vụ bắt giữ ông Nguyễn Thanh Giang)

                    Trước nhiều áp lực ở trong và ngoài nước, của chính giới và các tổ chức, hiệp hội nhân quyền quốc tế, ngày 10/5/99 Hà Nội đã bắt buộc phải trả tự do cho ông Nguyễn Thanh Giang. Tuy nhiên, từ khi ra khỏi nhà tù, ông không được phép di chuyển tự do, mọi liên lạc với bên ngoài đều bị kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, Hà Nội cũng không quên áp dụng biện pháp cô lập kinh tế gia đình của ông. Ông vẫn tiếp tục lên tiếng phản đối chính sách bất công và vô nhân đạo này của nhà cầm quyền CSVN, đối với gia đình ông, đối với nhân dân cả nước.

                    http://vietforum.org/Vietforum_VN/Documents/NTG_TS.htm
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.11.2006 00:18:37 bởi LXMai >
                    #10
                      HongYen 11.11.2006 05:42:59 (permalink)

                      4. Hội nhập và chủ quyền


                      Hội nhập và chủ quyền

                      ”…Ngày nay, độc lập dân tộc không thể chỉ được bảo đảm bằng ý niệm đơn giản "Nam quốc sơn hà, nam đế cư" mà chủ yếu phải là khả năng quốc gia đó có bảo vệ được chủ quyền của mình trước những tác động ngày càng sâu rộng của xu thế toàn cầu hoá hay không…”


                      Phạm Đỉnh: Những tin tức mới về việc gia nhập WTO và việc hội nhập nhanh vào thế giới trong thời gian gần đây không làm chúng ta quên được những ngày tháng trước đây, khi những con người nặng óc bảo thủ cô lập đã ra sức ngăn cản việc đua7 Việt Nam hội nhập cùng thế giới bên ngoài.

                      Ngày nay, những chuẩn bị trong nước vẫn chưa phải là minh bạch và công khai đầy đủ cho việc hội nhập thế giới. Chúng tôi chuyển bài viết của TS Nguyễn Thanh Giang, xem như một lời cảnh báo trên ngưỡng cửa của tiến trình hội nhập hôm nay.

                      Bàn về hội nhập và chủ quyền có lẽ cũng khó như bàn về cái tôi và cái ta, về mối quan hệ giữa nguyên tử và vũ trụ. Mà, như Blaise Pascal (1623-1662) đã từng luận trong tác phẩm nối tiếng Hai cái vô cùng: cái vô cùng lớn lao như vũ trụ và cái vô cùng nhỏ bé như nguyên tử. Trước thiên nhiên, Pascal cho rằng con người là "một cái hư vô đối với cái vô cùng, một cái toàn thể đối với cái hư vô". Tuy nhiên, Karl Marx có nhãn quan tích cực hơn khi ông nói trong Tư bản luận: "Chúng ta tuyệt đối không thống trị tự nhiên như kẻ đi chinh phục thống trị một dân tộc nào khác... Hay như một kẻ đứng ngoài tự nhiên ; ngược lại, ta thuộc về tự nhiên. Toàn bộ sự thống trị đó là ở chỗ, khác với các sinh vật khác, chúng ta biết các quy luật của tự nhiên và sử dụng đúng đắn các quy luật đó". Thật vậy, "nếu chỉ thấy khía cạnh đối lập thì không thể nào không thấy con người là mong manh. Trái lại, nếu nhận thức được rằng ta là bàn tay, là bộ óc của vũ trụ, ta ở trong vũ trụ và vũ trụ có trong ta thì không việc gì phải rợn ngợp trước vô cùng, vì hữu hạn là ta mà vô cùng cũng là ta".

                      Toàn cầu hoá - xu thế lịch sử

                      Ý tưởng thế giới đại đồng đã được Khổng Tử nêu lên từ khoảng 550 năm trước Công nguyên. Ông nói trong thiên “Lễ Vận” "Đạo lớn được thực hành thì thiên hạ là của chung". Về sau, Khang Hữu Vi cụ thể hoá ý tưởng đó bằng chủ trương lập một "Công nghị chính phủ" cai quản cả thế giới, không phân biệt quốc gia, dân tộc, thông qua một số ban bệ, phụ trách các mặt đời sống tinh thần và vật chất (Đại đồng thư). Ở phương Tây, Emmanuel Kant (1724-1804) cũng từng kêu gọi xây dựng một "liên bang" toàn thế giới vì phồn vinh của loài người và tự do của mỗi người. Ông cho rằng trong xã hội như vậy thì "các thành viên của nó được tự do cao nhất... ở đó mới có thể thực hiện được mục đích tối cao của tự nhiên là phát triển mọi tư chất của tự nhiên chứa đựng trong nhân loại".

                      Khi chủ nghĩa tư bản mới ra đời, trước thực tế sức sản xuất phát triển mạnh mẽ đẩy tới mối giao thương quốc tế ngày càng rộng rãi. Marx và Engels đã nhận định : "Thay cho tình trạng cô lập truớc kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc". Từ đó, cách đây 150 năm, trong Tuyên ngôn của đảng Cộng sản, hai ông đã chỉ ra rằng: "Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới"

                      Thị trường thế giới về đại thể được hình thành qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn quốc tế hoá thương phẩm. Trong thế kỷ qua mậu dịch thương phẩm thế giới không ngừng tăng trưởng, vượt quá cả tỉ lệ tăng trưởng của tổng giá trị sản phẩm thế giới. Đến nay, khoảng 1/5 sản phẩm và dịch vụ của nền sản xuất thế giới đã trở thành thương phẩm được tiến hành giao dịch ở nước ngoài.

                      Giai đoạn thứ hai là giai đoạn quốc tế hoá về vốn. Ban đầu, dòng chảy của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu từ các nước phát triển đổ vào các thuộc địa hay các nước lạc hậu. Việc đầu tư vào thuộc địa của các nước đế quốc thời kỳ này nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ở chính quốc. Ở đây, tư bản đầu tư thu được lợi nhuận cao nhờ nguồn nguyên liệu phong phú và giá nhân công rẻ mạt ở bản quốc.

                      Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, do các nước ở châu Ấu bị tàn phá nặng nề, cần nhiều vốn đầu tư để phục hồi nền kinh tế và xây dựng đất nước nên dòng vốn đầu tư nước ngoài đã đổi hướng vào các nước công nghiệp này. Kế hoạch Marshall được vạch ra và các nhà tư bản Mỹ đã ồ ạt đầu tư vào châu Ấu để vực dậy phần lục địa bị chiến tranh tàn phá, nhằm cứu vãn tình thế cho những đồng minh của Mỹ. Khi các nước Tây Ấu đã được vực dậy, cùng với Nhật Bản và Mỹ, thế giới đã hình thành tam giác kinh tế với 3 trung tâm là Mỹ, Tây Ấu và Nhật Bản thì các nước công nghiệp phát triển chủ yếu đầu tư lẫn nhau và thực hiện sự liên minh kinh tế nhằm củng cố tiềm lực kinh tế và vị trí chính trị trên trường quốc tế. Tuy nhiên, đến đầu thập kỷ 90 do suy thoái kinh tế diễn ra rộng khắp, lãi xuất và lợi nhuận đầu tư vào các nước công nghiệp phát triển giảm mạnh, các nhà đầu tư phải tìm địa bàn mới ở các nước đang phát triển để tăng lợi nhuận.

                      Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các nước đang phát triển tăng lên trong thập kỷ qua nhưng chủ yếu giành cho các nước có trình độ phát triển tương đối cao. Chỉ 20 nước đang phát triển kinh tế năng động nhất đã thu hút tới 87% lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Hơn 100 nước đang phát triển còn lại chỉ thu hút được hơn 10% trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào "thế giới thứ ba".

                      Giai đoạn ba là giai đoạn quốc tế hoá sản xuất. Biểu hiện rõ nét nhất là sự phát triển các công ty xuyên quốc gia và sự hiệp tác quốc tế về sản xuất với quy mô lớn.

                      Những công ty xuyên quốc gia đầu tiên xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Một số xí nghiệp của các nước công nghiệp đã đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức sản xuất tại chỗ và tiêu thụ tại chỗ. Đó là công ty dầu lửa Shell của Anh - Hà Lan, công ty điện khí Simon của Đức... Ngày nay, bàn tay công ty xuyên quốc gia đã vươn tới khắp nơi trên thế giới, chiếm 40% giá trị tổng sản phẩm toàn cầu, 50-60% mậu dịch thế giới, 80-90% danh mục sản phẩm công nghệ cao. Chín mươi phần trăm tổng kim ngạch đầu tư quốc tế là do các công ty xuyên quốc gia khống chế.

                      Các phương thức giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng mở rộng các hình thái ngày càng cao hơn. Từ những buôn bán theo lối hàng đổi hàng tới các thương vụ thông qua hiệp định thương mại có thoả thuận song phương và đa phương về thuế quan rồi tiến đến thiết lập các hợp đồng dài hạn về ưu đãi thuế quan như kiểu AFTA. Ngày nay, những giao dịch quốc tế đã đạt cấp độ rất cao thông qua các liên minh kinh tế và liên minh tiền tệ. Từ đấy ra đời các đồng tiền chung như đồng EURO, ngân hàng trung ương chung, sự phối hợp các chính sách kinh tế, sự chia sẻ hàng loạt chức năng và thể chế quốc gia thông qua một nghị viện chung như trong Liên minh Châu Ấu...

                      Mái nhà chung Châu Ấu đang không ngừng trải rộng và được củng cố thông qua tiến trình toàn cầu hoá về kinh tế đồng thời kéo theo cả tiến trình toàn cầu hoá về quân sự, về chính trị, về giáo dục, về khoa học kỹ thuật... đang để lộ ra mầm mống của trạng thái nhất thể hoá toàn cầu. Có nhà nghiên cứu đã lạc quan nhật xét: "Toàn cầu hoá là hình thức bên ngoài của nhất thể hoá, nhất thể hoá là cơ chế bên trong của toàn cầu hoá ; toàn cầu hoá là tiền đề của nhất thể hoá, nhất thể hoá là xu thế phát triển của toàn cầu hoá".

                      Nếu quả có như vậy thật thì điều kỳ vọng ngày nào: "Quan san muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là anh em" của chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn được hát lên viên mãn hơn : "Quan san muôn dặm một nhà. Bốn phương nhân loại đều là anh em".

                      Trong xu thế toàn cầu hoá, cũng đồng thời thấy xuất hiện ngày càng rõ những yếu tố khu vực hoá như EU, ASEAN, NAFTA, APEC, AFTA, MERCOSUR... Đây là những phản ứng kiềm chế, là sự liên minh bảo vệ của các quốc gia cùng hoàn cảnh hay sự tập dượt tự nguyện, sự tạo mô của tế bào cho cơ thể toàn cầu hoá hoàn chỉnh ?

                      Vừa qua, một số quy định của các tập đoàn khu vực như có biểu hiện sai khớp với xu thế toàn cầu hoá và nhất thể hoá. Đó là việc các tập đoàn châu Ấu liên kết lắp ráp sản phẩm rồi bán phá giá sang châu Á, làm cho Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề ; Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ thực hiện quy tắc giữ nguyên sản phẩm địa phương đối với các nước thành viên được hưởng sự ưu đãi miễn thuế đã làm cho mậu dịch của các nước đó quay về hướng nội và bài ngoại đối với mậu dịch ngoài khu vực... Dẫu sao, nhìn chung, khu vực hoá chỉ là cục bộ, tạm thời, cho nên không gây trở ngại rõ rệt đối với sự phát triển của mậu dịch tự do. Nhất thể hoá kinh tế khu vực có thể xem là giai đoạn tất yếu cuối cùng phải trải qua để thực hiện nhất thể hoá kinh tế toàn cầu. Đẩy mạnh nhất thể hoá kinh tế toàn cầu sẽ bảo đảm cho trào lưu khu vực hoá ngày càng phát triển lành mạnh. Đến lượt mình, nhất thể hoá kinh tế khu vực lại trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhất thể hoá kinh tế toàn cầu.

                      Dự báo của một số nhà nghiên cứu lớn cho rằng đến giữa thế kỷ sau, thế giới sẽ hình thành ba vòng tròn kinh tế lớn ; vòng tròn kinh tế châu Mỹ xoay quanh Hoa Kỳ, vòng tròn kinh tế châu Ấu với Liên minh châu Ấu là trung tâm, vòng tròn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, đứng đầu là Nhật Bản.

                      Hội nhập quốc tế - cơ hội và thách thức

                      Nhà tương lai học Mỹ trứ danh Alvin Toffler đã đưa ra trong tác phẩm "Tạo dựng một nền văn minh mới - Chính trị của làn sóng thứ ba" một nhận định : "Do các nền kinh tế đang bị cải biến bởi làn sóng thứ ba, cho nên họ bắt buộc phải nhượng bộ một phần chủ yếu và đành chấp nhận những sự xâm nhập kinh tế và văn hoá ngày thêm gia tăng tiến sâu từ nước nọ vào nước kia. Bởi thế, trong lúc các nhà thơ và các nhân vật trí thức của các khu vực chậm tiến về kinh tế sáng tác những khúc thánh ca, quốc ca, thì các nhà thơ và các nhân vật trí thức của nước làn sóng thứ ba lại cất lên tiếng hát ca ngợi những đức tính của một thế giới "không biên giới" và "ý thức hành tinh". Từ đó dẫn đến những va chạm, thực chất là sự phản ánh những đòi hỏi khác nhau sâu sắc của hai nền văn minh khác nhau từ căn bản, và có thể, trong những năm tới đây cũng sẽ gây ra một số trận lưu huyết khốc liệt nhất".

                      Thật vậy sau đại chiến hai, đặc biệt là từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, trên vũ đài lịch sử, cuộc chiến thế giới đã chuyển từ lĩnh vực quân sự, chính trị và lĩnh vực hình thái ý thức sang lĩnh vực kinh tế. Có những nhận định cho rằng chỉ có nền kinh tế thế giới cũ mới dẫn đến kết cục là một trạng thái lưỡng cực mà đầu này là một số ít nước giàu có và đại bộ phận các nước đang phát triển nghèo khổ là ở đầu kia. Trong thế giới ngày nay, sau khi Hiệp định buôn bán chung được thiết lập, người ta đã nhận thức rõ tiến trình nhất thể hoá kinh tế thế giới không thể xây dựng trên hệ thống của sự phân công quốc tế bất hợp lý. Mối quan hệ phân công hiệp tác ngày nay phức tạp hơn nhưng phải dựa trên điều kiện công bằng ở các trình độ sản xuất phát triển cao độ. Vì vậy, Hiệp định chung đã phải áp dụng một loạt biện pháp hỗ trợ, kể cả chế độ ưu đãi mà trong đó các nước phát triển phải đơn phương ưu đãi các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy các nước này nâng cao được trình độ của sức sản xuất. Nhờ vậy bốn "Con rồng Châu Á", Brazin, Achentina có được tốc độ phát triển kinh tế cao hơn cả các nước phát triển. Thực tế cho thấy có nước chỉ trong 40 năm đã đi trọn được con đường dài mà các nước tư bản công nghiệp phát triển phải lặn lội mấy trăm năm. Đây là điều không thể có trong thời đại duy trì chính sách bảo hộ mậu dịch.

                      Chính sách dựng hàng rào thuế quan trước đây đã tạo ra sự chia cắt kinh tế giữa các nước. Hiệp định chung về buôn bán thông qua nhiều vòng đàm phán về buôn bán đa phương giảm thuế đã đưa suất thuế quan trung bình của các nước phát triển từ 36% vào năm 1948 xuống dần tới không. Thuế suất thuế quan của các nước đang phát triển cũng giảm mạnh. Nhờ gạt bỏ dần những trở ngại quan thuế, mậu dịch quốc tế phát triển rất mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiệp định buôn bán chung còn giúp thúc đẩy mạnh các dịch vụ du lịch, vận chuyển, ngân hàng, kiến thức... và các mậu dịch kỹ thuật. Mậu dịch dịch vụ và mậu dịch kỹ thuật là biểu hiện sự phát triển của sức sản xuất xã hội và kết quả của sự điều chỉnh cơ cấu ngành, là dấu hiệu quốc tế hoá sản xuất.

                      Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là 3 trụ cột lớn của kinh tế thế giới, bảo đảm sự thăng bằng thu chi quốc tế của các nước và giữ cho tỉ giá hối đoái của đồng tiền tương đối ổn định, thúc đẩy sự phát triển mậu dịch quốc tế, tạo điều kiện cho kinh tế thế giới sau chiến tranh có được một thời kỳ hoàng kim phát triển với tốc độ cao.

                      Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng lợi ích và những cơ hội mà toàn cầu hoá mang lại được phân phối rất bất công. Chênh lệch về thu nhập giữa 20% số người giầu nhất so với 20% số người nghèo nhất trên thế giới ở năm 1960 là 30 lần, năm 1990 tăng 60 lần, năm 1997 vượt tới 74 lần. Hai trăm người giầu nhất thế giới, trong 3 năm (1995 - 1998) đã tăng của cải của họ lên gấp hơn hai lần (trên 1.000 tỉ USD). Ba người giàu nhất thế giới có của cải nhiều hơn tổng sản phẩm quốc dân của 600 triệu người bao gồm trong 48 nước chậm phát triển nhất của thế giới (UNDP, 1998)

                      Trong phạm vi một lãnh thổ như Liên bang Nga thì khoảng 80% vốn tài chính được tập trung ở Moskva, 12% ở Saint Petersburg, chỉ 8% sót lại trang trải cho toàn bộ phần còn lại của đất nước. Chính vì thế mà đường phố Moskva tràn đầy những xe hơi phương Tây sang trọng, các khu nghỉ mát bờ Địa Trung Hải lũ lượt những du khách Nga. Trong khi đó năm 1998, theo các con số chính thức, 21, 7% số dân trong Liên Bang Nga có thu nhập dưới mức tối thiểu cho nhu cầu tồn tại. Còn ở Trung Quốc, nơi vẫn tuyên bố kiên trì đường lối chủ nghĩa xã hội, thì tại các tỉnh đặc khu kinh tế ven biển, tỉ lệ nghèo khổ trong xã hội đã giảm xuống còn 20%, trong khi tại một tỉnh nội địa, số dân đói nghèo vẫn còn đến 50%.

                      Martin Khor, Giám đốc mạng lưới thế giới thứ ba chuyên nghiên cứu xử lý các vấn đề kinh tế, môi trường và phát triển theo quan điểm của thế giới thứ ba cho rằng các nước phát triển đang hoạch định chiến lược đưa thêm vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) những áp lực mới về đầu tư, cạnh tranh, mua sắm của chính phủ, môi trường và tiêu chuẩn lao động...

                      Về vấn đề đầu tư, các nước công nghiệp phát triển thúc ép đưa ra quy tắc buộc tất cả các nước thành viên WTO phải để các nhà đầu tư nước ngoài có quyền được tham gia cổ phần hoá hoặc lập doanh nghiệp mà họ sở hữu 100%. Doanh nhân nước ngoài và công ty nước ngoài phải được đối xử tốt (hoặc tốt hơn) doanh nhân hoặc các công ty trong nước. Bãi bỏ những hạn chế đối với nguồn vốn tự do chảy vào hoặc rút ra khỏi nước chủ nhà. Vậy nhưng, các thị trường tài chính quốc tế ngày nay, như lời các nhà nghiên cứu, giống như một sòng bạc khổng lồ toàn cầu, trong đó những con bạc cá cược vào sự dao động từng phút của thị trường tài chính chẳng chút liên quan gì tới các hoạt động kinh tế thực sự. Thị trường tài chính nhộn nhịp và biến hoá đến nỗi người ta đang phải tích cực trở lại bàn định về việc sử dụng thuế Tobin để "ném một ít cát vào ngọn lửa đầu cơ tiền tệ nhằm làm giảm sự giao động của tỉ giá hối đoái". Năm 1980 bình quân giao dịch ngoại hối hàng ngày là 80 tỉ USD, ngày nay con số đó là 1.500 tỉ USD. Song, chín phần mười chu chuyển tư bản đó thực chất là đầu cơ chứ không phải sản xuất.

                      Trong lĩnh vực sản xuất thì các công ty xuyên quốc gia đang thay thế chủ thể quốc gia dân tộc trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Thực hiện chiến lược kinh doanh toàn cầu hoá xuyên quốc gia về chế tạo, lắp đặt và tiêu thụ sản phẩm, công ty xuyên quốc gia coi cả thế giới là xưởng sản xuất và thị trường tiêu thụ của mình.

                      Trong tình hình các công ty xuyên quốc gia đang chi phối mạnh nền kinh tế và tài chính của thế giới như hiện nay, các nước đang phát triển sẽ phải đối mặt với nguy cơ doanh nghiệp bé nhỏ của mình sẽ bị sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài hùng hậu hơn bội phần chèn lấn, xoá sổ hoặc thế chỗ. Nếu không đủ sức sáng suốt hoạch định chiến lược và sách lược, những món lợi nhuận kếch xù sẽ bị các công ty xuyên quốc gia vơ đầy túi chuyển về các nước phát triển. Trong khi đó, các xí nghiệp bản địa căn bản chỉ là những bãi thải công nghệ và máy móc thiết bị lỗi thời, đầu độc ô nhiễm nặng nề vào môi trường thiên nhiên và xã hội.

                      Về vấn đề mua sắm của chính phủ, mục tiêu của các nước giàu là đưa các quyết định, thủ tục và chính sách chi tiêu của chính phủ của tất cả các nước thành viên vào dưới ô bảo trợ của WTO - nơi mà nguyên tắc "đối xử quốc gia" sẽ được áp dụng. Theo nguyên tắc này, các chính phủ sẽ không còn có thể dành ưu đãi hoặc ưu tiên cho các công dân hoặc công ty nước mình trong việc mua sắm và hợp đồng làm dự án được nữa.

                      Về vấn đề cạnh tranh, trong khi Lão Tử - nhà triết học cổ Trung Hoa đã phán quyết trong "Đạo đức kinh" rằng: "Trên hết, không được cạnh tranh", thì học thuyết Thatcher luôn cho rằng cạnh tranh bao giờ cũng là một đức tính mà kết quả của nó không thể là xấu. Bà đã từng nói: "Nhiệm vụ của chúng ta là giành vinh quang trong sự bất bình đảng và bảo đảm cho tài nghệ và năng lực được thả sức phát huy vì lợi ích của tất cả chúng ta". Giá trị trung tâm trong học thuyết của Margaret Thatcher và trong bản thân chủ nghĩa tự do mới là khái niệm cạnh tranh - cạnh tranh giữa các quốc gia, các khu vực, các công ty và tất nhiên giữa các cá nhân. Ở cấp quốc tế, những người theo chủ nghĩa tự do mới đã tập trung mọi nỗ lực đẩy nhanh ba tiến trình : tự do mua bán hàng hoá và dịch vụ, tự do lưu thông vốn, tự do đầu tư. Mở rộng phạm vi định nghĩa về đầu tư nước ngoài, nó sẽ bao gồm không chỉ đầu tư nước ngoài trực tiếp mà còn gồm cả đầu tư chứng khoán và mua tài sản.

                      Martin Khor, cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính Châu á ít nhất cũng đã dạy cho thế giới một bài học là các nước đang phát triển sẽ chịu rủi ro ghê gớm khi bị yêu cầu tự do hoá nền kinh tế của mình quá nhanh hoặc phải tham gia vào toàn cầu hoá một cách thiếu suy sét. Khi các doanh nghiệp và trang trại trong nước chưa sẵn sàng để cạnh tranh với các công ty thiện nghệ và khổng lồ của nước ngoài, khi không còn có thể ưu đãi hoặc bảo hộ các nhà đầu tư, các cơ sở doanh nghiệp và nông nghiệp trong nước được nữa, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ sản phẩm của họ bị sức cạnh tranh mạnh mẽ của công ty nước ngoài áp đảo.

                      Toàn cầu hoá sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn hay lắm nguy cơ hơn đã và vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Không phải chỉ có sự e ngại từ các nước đang phát triển mà ngay tại Hoa Kỳ, mặc dù trong vòng 6 năm qua, nhờ mở rộng thương mại, đã tạo thêm được 20 triệu chỗ làm mới và những công nhân làm việc trong lĩnh vực thương mại được hưởng mức thu nhập cao hơn 25% so với những lĩnh vực khác, nhưng ngay hôm khai mạc Hội nghị Liên minh Thương mại Quốc tế (30/11/1999) tổ chức tại Seatle (Mỹ) hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách tự do hoá của WTO. Nhiều người lo ngại rằng toàn cầu hoá nền kinh tế theo các phương thức dự kiến sẽ dẫn đến tình trạng chuyển hết việc làm từ các nước công nghiệp hoá sang những nước nghèo vì tại đây chi phí lao động rẻ hơn.

                      Ông Mike Moore, giám đốc điều hành Tổ chức Thương mại Thế giới thì nói: "Tôi chưa bao giờ thấy sự tương phản nào giữa thương mại và lao động... Thương mại đã tạo ra việc làm và thu nhập để thực hiện những giấc mơ của chúng ta về một nền y tế và giáo dục tốt hơn". Ông khẳng định rằng, chính sự nghèo đói là nguyên nhân chủ yếu khiến cho điều kiện làm việc và sự suy thoái môi trường trở nên khó chấp nhận. Để khắc phục vấn đề đó, cần phải thúc đẩy hơn nữa quá trình thương mại và kinh doanh, bởi vì, khi mức sống được cải thiện thì các yếu tố khác như giáo dục, y tế, môi trường và điều kiện sống sẽ được cải thiện.

                      Việt Nam với vấn đề hội nhập quốc tế

                      Quá trình hội nhập cưỡng bức hoặc không tự giác của Việt Nam với nền văn hoá, chính trị, kinh tế Trung Hoa và ấn độ diễn ra ngay từ trước Công nguyên ; sau đó, với Nhật Bản và thế giới Phương Tây từ khoảng thế kỷ 15. Năm Giáp Dần (1614), đời Chúa Sãi đã có người Bồ Đào Nha tên là Jean de la Croix đến lập lò đúc súng ở Thuận Hoá. Các doanh nhân Bồ Đào Nha có lẽ cũng là những người châu Ấu đầu tiên sang buôn bán ở Hội An và Phố Hiến. Đến năm 1637, đời vua Lê Thần Tông khi chúa Trịnh Tráng cho người Hà Lan đến mở cửa hiệu thì Phố Hiến đã trở thành nơi buôn bán sầm uất nổi tiếng với câu ca "thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Khu phố trung tâm thương mại lớn đầu tiên của nước ta lúc bấy giờ có tới 2000 nóc nhà.

                      Noi gương Nhật Bản thời Minh Trị Thiên Hoàng, nhờ mở cửa để phương Tây vào buôn bán, đầu tư nên chỉ sau 40 năm đã trở nên cường thịnh, đủ sức đánh tan cả hạm đội Nga hùng mạnh vào năm 1905, các nhà nho yêu nước cấp tiến đầu thế kỷ 20 như Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh.... đã dấy lên phong trào Duy tân với khẩu hiệu: "Duy tân dĩ trí nhân, duy tân dĩ phú dân, duy tân dĩ cường quốc" (Duy tân để khôn người, duy tân để dân giàu, duy tân để nước mạnh)

                      Những tiền đề và truyền thống hội nhập quốc tế tốt đẹp như vậy không phải nước nào cũng từng có. Ngày nay, yếu tố mới của thời đại càng câu thúc mạnh mẽ hơn. Bởi vì, như Marx đã phán đoán "Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh". Chẳng những thế, Marx còn khẳng định: "Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp tư sản là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục". Cho nên, tại Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Tổng bí thư Đỗ Mười cũng đã phải phát biểu "Trong thời đại ngày nay, bất cứ nước nào, dù phát triển đến đâu, cũng không thể tự khép kín được. Với điểm xuất phát rất thấp như nước ta, tranh thủ nguồn lực bên ngoài là rất quan trọng. Phải có chính sách khôn khéo, cách làm có kết quả để mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài nhằm khai thác tốt nhất tiềm lực và lợi thế bên trong".

                      Tuy vậy, trong lịch sử cận - hiện đại, thực tế cho thấy, chúng ta đã đi những bước ngập ngừng và khá chậm chạp trên tiến trình hội nhập quốc tế. Năm 1977, tức là sau 32 năm Liên hiệp quốc ra đời và đã có nhiều đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh và phát triển quốc tế, ta mới bắt đầu gia nhập tổ chức này. Trong bản danh sách thành viên gia nhập Liên hiệp quốc ta đứng sau nhiều nước kém phát triển ở Châu á, châu Phi. Ngay cả đối với Tổ chức hợp tác phát triển khu vực ASEAN rất gần gụi, ta cũng loay hoay mãi để khi được kết nạp chính thức vào ngày 28 tháng 7 năm 1995 thì bị xếp ở vị trí thứ 7 trong thứ tự 10 thành viên của tổ chức này.

                      Dẫu sao, nhờ đổi mới nhận thức, chỉ trong thập kỷ qua, tiến trình hội nhập quốc tế của ta đã có bước chuyển biến quan trọng và đạt được những tiến bộ vượt bực. Nếu đánh giá tốc độ hội nhập quốc tế bằng cách sử dụng hiệu số giữa mức gia tăng bình quân hàng năm của thương mại với mức gia tăng bình quân hàng năm của tổng sản phẩm thì từ 1986 đến 1995 tốc độ hội nhập trung bình của thế giới vào khoảng 2, 8%, trong khi đó, tốc độ hội nhập quốc tế của Việt Nam là 55, 1% ở thời kỳ 1991-1995.

                      Tháng 11 năm 1998, ta chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), và tháng 12 năm 1994 cũng đã đệ đơn gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

                      Nhờ hội nhập quốc tế, nền kinh tế của ta rõ ràng khởi sắc. Từ chỗ trì trệ tối tăm, vượt qua được khủng hoảng, vươn lên đạt nhịp độ tăng trưởng cao hơn hẳn trước. Bộ mặt đất nước bắt đầu có dáng dấp công nghiệp và hiện đại. Mở rộng thương mại và khuyến khích đầu tư dường như đã tạo ra được cú hích mạnh, làm sống động lại nền kinh tế đất nước, làm cho con người trở nên năng động khẩn trương trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

                      Suốt bao nhiêu năm làm ăn với Comecon, trong vòng tay của khối SEV nhưng cho đến 1986, kim ngạch xuất khẩu của ta chỉ ở mức 439 triệu rúp + 350 triệu USD, tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đến thời kỳ 1986-1990 cũng chỉ là 1370 triệu rúp - đô la ; vậy mà, thoắt một cái, năm 1997 đã đạt 9 tỉ USD và năm 1999 này dự kiến xuất khẩu có thể đạt 11, 2 tỉ USD (đến hết tháng 11/99 đã đạt 10, 2 tỉ)
                      Cuối năm 1987 ta mới ban hành Luật Đầu tư nước ngoài thì cuối 1997, vào thời kỳ hoàng kim, đã thu hút được 2300 dự án đầu tư với số vốn đăng ký trên 32 tỉ USD, trong đó vốn đã thực hiện vào khoảng 14 tỉ. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FDI từng chứng tỏ được vị trí quan trọng thật sự trong nền kinh tế nước ta. Nó đóng góp tới gần 9% GDP, 35% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, trên 22% kim ngạch xuất khẩu. Nếu kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI năm 1991 mới chỉ đạt 52 triệu USD thì 7 năm sau, đã tăng 40 lần để đạt được con số 1 tỉ 982 triệu USD.

                      Vậy thì, sao vẫn lại cứ tiếp tục chần chừ, ngần ngại ?!.

                      Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sau đằng đẵng 3 năm, qua 8 vòng đàm phán đã được ký tắt, thế mà còn bị gác lại. Làm sao hiểu nổi khi một việc hệ trọng đến mức Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII phải dành cho một mục riêng mang tiêu đề "Tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế", trong đó xác định rõ: "Tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO, có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA" mà rồi đến phút cần quyết định để không lỡ thời cơ lại có thể trục trặc như vậy được ?! Trong suốt 3 năm trời, qua 8 vòng đàm phán chắc là gay go, căng thẳng, lẽ nào Bộ Chính trị không chỉ đạo trực tiếp, Trung ương không được nghe báo cáo đủ 8 lần hoặc chí ít vài bốn lần. Hãn hữu lắm, nếu Bộ chính trị và Trung ương không có thời giờ theo dõi, chỉ đạo suốt quá trình thì đến bước tối hậu trước khi quyết định ký tắt, tất cả nhất định đã phải được "đâu vào đó" rồi chứ !

                      Sao lại đến nông nỗi này? Mà, khi đã khúc mắc đến nông nỗi ấy thì toàn thể Ban Chấp hành Trung ương phải được báo cáo tường tận để bàn bạc nghiêm túc cho ra nhẽ. BCHTW vẫn thấy lấn cấn thì xin thêm ý kiến của Quốc hội. Quốc hội cũng còn phân vân thì trưng cầu ý kiến toàn dân. Vấn đề không chỉ ta biết mà Mỹ cũng biết thì việc gì mà phải bí mật với nhân dân mình. Phải chăng, hơn bao giờ hết, lúc này cần nhắc nhau ôn lại lời Bác Hồ : "Dễ trăm lần : không dân cũng chịu, khó vạn lần : dân liệu cũng xong"

                      Người viết bài này, với ý thức công dân nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm không thể thiếu đối với nhân dân, với tổ quốc mình, rất muốn được lật qua lật lại, được bàn bạc cặn kẽ về những điều hơn lẽ thiệt, về sự nên hay không nên trong ký kết Hiệp định Thương Mại Việt Nam Hoa Kỳ nhưng bất lực vì "khung cảnh bí mật" của nó. Bài viết đành chỉ dừng ở mức lý luận chung chung và ước định sơ sài bởi lẽ đó.

                      Thận trọng bao giờ cũng là một đức tính cần thiết, nhưng liệu ở đây có phải là sự thận trọng tỉnh táo và hợp lý không ? Hay chỉ là sự thận trọng bị lợi dụng, thị thao túng.
                      Sau chiến thắng 1975, tưởng rằng đất nước sẽ vĩnh viễn sạch bóng quân thù. Trớ trêu thay, ta vẫn còn phải đánh giặc, thậm chí cả những cuộc chiến đẫm máu. Thế rồi, cho đến ngày nay, liệu còn kẻ thù không kẻ thù của ta là ai ? là cái gì ? nó ở đâu ?
                      Chúng ta luôn luôn nhắc nhở nhau cảnh giác trước âm mưu "diễn biến hòa bình", nhưng, sẽ nguy hiểm hơn bội phần nếu chúng ta mất cảnh giác trước thủ đoạn xảo quyệt của kẻ nào đó đang ra sức tô mạc "diễn biến hòa bình" thành một con ngáo ộp không có thật để hù dọa rồi khoái chí mở cờ trong bụng, nhìn ta ngây ngô tự cô lập mình, tự dựng rào sắt trước thế giới tiên tiến, chỉ để lại một lối hẹp đủ chui lọt vào ống tay áo họ. Ôi ! Trở lại kiếp nô lệ này mới thực sự cay đắng. Hơn bất kỳ nỗi cay đắng nào !

                      Bởi vậy, hãy tỉnh táo, đừng chần chừ mà phải khẩn trương thực hiện chủ trương của Đại hội VIII: "Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài... Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả"

                      Không thể không thận trọng, không thể mất cảnh giác nhưng hoàn toàn có thể và phải tự tin. Trong thế giới toàn cầu hoá, tất cả các quốc gia đều tuỳ thuộc lẫn nhau trong mối tương quan hai chiều ở mức độ này hay mức độ khác. Ngày nay, không phải cứ nước giàu làm chủ và hoàn toàn sai khiến được nước nghèo như tôi tớ, không phải nước lớn thả sức áp chế được nước nhỏ. Huống chi, ta cũng có nhiều thế mạnh của một quốc gia 79 triệu dân với 4000 năm lịch sử, có vị trí địa lý chiến lược, có tài nguyên phong phú. Mới chỉ mươi năm, nhờ đổi mới, nhờ sự kích thích của hội nhập, ta đã tạo được 10 mặt hàng chủ yếu khả dĩ chiếm lĩnh được thị trường thế giới. Trong đó : gạo đứng thứ hai, cà phê, hạt điều, cao su đều có thứ bậc cao trong hàng xuất khẩu trên thế giới. Bên cạnh đó là dầu thô, hàng may mặc, hải sản, than đá, giầy dép, lạc nhân, chè, thiếc v.v... ở một số lĩnh vực nhất định và trên phương diện nào đó, các nước khác tất cũng phải phụ thuộc vào ta.

                      Ngày nay, độc lập dân tộc không thể chỉ được bảo đảm bằng ý niệm đơn giản "Nam quốc sơn hà, nam đế cư" mà chủ yếu phải là khả năng quốc gia đó có bảo vệ được chủ quyền của mình trước những tác động ngày càng sâu rộng của xu thế toàn cầu hoá hay không.

                      Nước ta tuy còn nghèo, nền kinh tế còn èo uột, vốn thiếu, sức cạnh tranh của hầu hết các mặt hàng kém, nhưng khi bước vào nền kinh tế thông tin, kinh tế trí tuệ, ta sẽ có lợi thế nếu tận dụng được tiềm năng chất xám vô cùng quý giá trong tư chất con người Việt Nam. Điều này, không chỉ những người Việt Nam tự tôn mà rất nhiều người nước ngoài cũng đã từng nói. Xin nêu thêm một dẫn chứng nhỏ. Tin học vốn là một lĩnh vực còn bỡ ngỡ đối với ta. Vậy mà, tại kỳ thi tin học quốc tế thứ 11 tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỹ tháng 10-1999, đội tuyển nước ta đã giành vị trí thứ nhất, trên tất cả 60 đội tham gia. Trong đó có cả các cường quốc tin học như Nga, Trung Quốc... Bốn em trong đội tuyển đi thi thì 3 đoạt huy chương vàng, một đoạt huy chương bạc.

                      Đừng cam tâm dầm chân trong vũng hẹp, bởi như vậy chính là đánh mất chủ quyền một cách hổ nhục. Hãy "giương cánh buồm to như mảnh hồn làng" mà "phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trùng khơi" vào cái biển toàn cầu hoá đầy sóng gió. Chỉ cần chọn cho được những người thực sự tài đức ra đứng mũi chịu sào và phát huy cho được tiềm năng to lớn của dân tộc bằng một cơ chế dân chủ thật sự thì từ đấy buồm sẽ thêm no gió toàn cầu ; từ đấy, tổ quốc ta sẽ như một con rồng bay lên.


                      Hà Nội 5 tháng 12 năm 1999
                      Nguyễn Thanh Giang
                      Nhà A13 P9 TTPK Hòa Mục
                      Phường Trung Hòa - Quận Cầu Giấy



                      http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1220
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.11.2006 05:58:39 bởi HongYen >
                      #11
                        LXMai 12.11.2006 23:44:33 (permalink)
                        Hội nhập để dân chủ hoá * Dân chủ hóa để hội nhập


                        Bàn về hội nhập và chủ quyền có lẽ cũng khó như bàn về cái tôi và cái ta, về mối quan hệ giữa nguyên tử và vũ trụ. Mà, như Blaise Pascal (1623-1662) đã từng luận trong tác phẩm nối tiếng Hai cái vô cùng: cái vô cùng lớn lao như vũ trụ và cái vô cùng nhỏ bé như nguyên tử. Trước thiên nhiên, Pascal cho rằng con người là "một cái hư vô đối với cái vô cùng, một cái toàn thể đối với cái hư vô". Tuy nhiên, Karl Marx có nhãn quan tích cực hơn khi ông nói trong Tư bản luận: "Chúng ta tuyệt đối không thống trị tự nhiên như kẻ đi chinh phục thống trị một dân tộc nào khác... Hay như một kẻ đứng ngoài tự nhiên ; ngược lại, ta thuộc về tự nhiên. Toàn bộ sự thống trị đó là ở chỗ, khác với các sinh vật khác, chúng ta biết các quy luật của tự nhiên và sử dụng đúng đắn các quy luật đó". Thật vậy, "nếu chỉ thấy khía cạnh đối lập thì không thể nào không thấy con người là mong manh. Trái lại, nếu nhận thức được rằng ta là bàn tay, là bộ óc của vũ trụ, ta ở trong vũ trụ và vũ trụ có trong ta thì không việc gì phải rợn ngợp trước vô cùng, vì hữu hạn là ta mà vô cùng cũng là ta".

                        Toàn cầu hoá - xu thế lịch sử

                        Ý tưởng thế giới đại đồng đã được Khổng Tử nêu lên từ khoảng 550 năm trước Công nguyên. Ông nói trong thiên “Lễ Vận” "Đạo lớn được thực hành thì thiên hạ là của chung". Về sau, Khang Hữu Vi cụ thể hoá ý tưởng đó bằng chủ trương lập một "Công nghị chính phủ" cai quản cả thế giới, không phân biệt quốc gia, dân tộc, thông qua một số ban bệ, phụ trách các mặt đời sống tinh thần và vật chất (Đại đồng thư). Ở phương Tây, Emmanuel Kant (1724-1804) cũng từng kêu gọi xây dựng một "liên bang" toàn thế giới vì phồn vinh của loài người và tự do của mỗi người. Ông cho rằng trong xã hội như vậy thì "các thành viên của nó được tự do cao nhất... ở đó mới có thể thực hiện được mục đích tối cao của tự nhiên là phát triển mọi tư chất của tự nhiên chứa đựng trong nhân loại".

                        Khi chủ nghĩa tư bản mới ra đời, trước thực tế sức sản xuất phát triển mạnh mẽ đẩy tới mối giao thương quốc tế ngày càng rộng rãi. Marx và Engels đã nhận định : "Thay cho tình trạng cô lập truớc kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc". Từ đó, cách đây 150 năm, trong Tuyên ngôn của đảng Cộng sản, hai ông đã chỉ ra rằng: "Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới"

                        Thị trường thế giới về đại thể được hình thành qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn quốc tế hoá thương phẩm. Trong thế kỷ qua mậu dịch thương phẩm thế giới không ngừng tăng trưởng, vượt quá cả tỉ lệ tăng trưởng của tổng giá trị sản phẩm thế giới. Đến nay, khoảng 1/5 sản phẩm và dịch vụ của nền sản xuất thế giới đã trở thành thương phẩm được tiến hành giao dịch ở nước ngoài.

                        Giai đoạn thứ hai là giai đoạn quốc tế hoá về vốn. Ban đầu, dòng chảy của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu từ các nước phát triển đổ vào các thuộc địa hay các nước lạc hậu. Việc đầu tư vào thuộc địa của các nước đế quốc thời kỳ này nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ở chính quốc. Ở đây, tư bản đầu tư thu được lợi nhuận cao nhờ nguồn nguyên liệu phong phú và giá nhân công rẻ mạt ở bản quốc.

                        Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, do các nước ở châu Ấu bị tàn phá nặng nề, cần nhiều vốn đầu tư để phục hồi nền kinh tế và xây dựng đất nước nên dòng vốn đầu tư nước ngoài đã đổi hướng vào các nước công nghiệp này. Kế hoạch Marshall được vạch ra và các nhà tư bản Mỹ đã ồ ạt đầu tư vào châu Ấu để vực dậy phần lục địa bị chiến tranh tàn phá, nhằm cứu vãn tình thế cho những đồng minh của Mỹ. Khi các nước Tây Ấu đã được vực dậy, cùng với Nhật Bản và Mỹ, thế giới đã hình thành tam giác kinh tế với 3 trung tâm là Mỹ, Tây Ấu và Nhật Bản thì các nước công nghiệp phát triển chủ yếu đầu tư lẫn nhau và thực hiện sự liên minh kinh tế nhằm củng cố tiềm lực kinh tế và vị trí chính trị trên trường quốc tế. Tuy nhiên, đến đầu thập kỷ 90 do suy thoái kinh tế diễn ra rộng khắp, lãi xuất và lợi nhuận đầu tư vào các nước công nghiệp phát triển giảm mạnh, các nhà đầu tư phải tìm địa bàn mới ở các nước đang phát triển để tăng lợi nhuận.

                        Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các nước đang phát triển tăng lên trong thập kỷ qua nhưng chủ yếu giành cho các nước có trình độ phát triển tương đối cao. Chỉ 20 nước đang phát triển kinh tế năng động nhất đã thu hút tới 87% lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Hơn 100 nước đang phát triển còn lại chỉ thu hút được hơn 10% trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào "thế giới thứ ba".

                        Giai đoạn ba là giai đoạn quốc tế hoá sản xuất. Biểu hiện rõ nét nhất là sự phát triển các công ty xuyên quốc gia và sự hiệp tác quốc tế về sản xuất với quy mô lớn.

                        Những công ty xuyên quốc gia đầu tiên xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Một số xí nghiệp của các nước công nghiệp đã đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức sản xuất tại chỗ và tiêu thụ tại chỗ. Đó là công ty dầu lửa Shell của Anh - Hà Lan, công ty điện khí Simon của Đức... Ngày nay, bàn tay công ty xuyên quốc gia đã vươn tới khắp nơi trên thế giới, chiếm 40% giá trị tổng sản phẩm toàn cầu, 50-60% mậu dịch thế giới, 80-90% danh mục sản phẩm công nghệ cao. Chín mươi phần trăm tổng kim ngạch đầu tư quốc tế là do các công ty xuyên quốc gia khống chế.

                        Các phương thức giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng mở rộng các hình thái ngày càng cao hơn. Từ những buôn bán theo lối hàng đổi hàng tới các thương vụ thông qua hiệp định thương mại có thoả thuận song phương và đa phương về thuế quan rồi tiến đến thiết lập các hợp đồng dài hạn về ưu đãi thuế quan như kiểu AFTA. Ngày nay, những giao dịch quốc tế đã đạt cấp độ rất cao thông qua các liên minh kinh tế và liên minh tiền tệ. Từ đấy ra đời các đồng tiền chung như đồng EURO, ngân hàng trung ương chung, sự phối hợp các chính sách kinh tế, sự chia sẻ hàng loạt chức năng và thể chế quốc gia thông qua một nghị viện chung như trong Liên minh Châu Ấu...

                        Mái nhà chung châu Ấu đang không ngừng trải rộng và được củng cố thông qua tiến trình toàn cầu hoá về kinh tế đồng thời kéo theo cả tiến trình toàn cầu hoá về quân sự, về chính trị, về giáo dục, về khoa học kỹ thuật... đang để lộ ra mầm mống của trạng thái nhất thể hoá toàn cầu. Có nhà nghiên cứu đã lạc quan nhật xét: "Toàn cầu hoá là hình thức bên ngoài của nhất thể hoá, nhất thể hoá là cơ chế bên trong của toàn cầu hoá ; toàn cầu hoá là tiền đề của nhất thể hoá, nhất thể hoá là xu thế phát triển của toàn cầu hoá".

                        Nếu quả có như vậy thật thì điều kỳ vọng ngày nào: "Quan san muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là anh em" của chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn được hát lên viên mãn hơn : "Quan san muôn dặm một nhà. Bốn phương nhân loại đều là anh em".

                        Trong xu thế toàn cầu hoá, cũng đồng thời thấy xuất hiện ngày càng rõ những yếu tố khu vực hoá như EU, ASEAN, NAFTA, APEC, AFTA, MERCOSUR... Đây là những phản ứng kiềm chế, là sự liên minh bảo vệ của các quốc gia cùng hoàn cảnh hay sự tập dượt tự nguyện, sự tạo mô của tế bào cho cơ thể toàn cầu hoá hoàn chỉnh ?

                        Vừa qua, một số quy định của các tập đoàn khu vực như có biểu hiện sai khớp với xu thế toàn cầu hoá và nhất thể hoá. Đó là việc các tập đoàn châu Ấu liên kết lắp ráp sản phẩm rồi bán phá giá sang châu Á, làm cho Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề ; Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ thực hiện quy tắc giữ nguyên sản phẩm địa phương đối với các nước thành viên được hưởng sự ưu đãi miễn thuế đã làm cho mậu dịch của các nước đó quay về hướng nội và bài ngoại đối với mậu dịch ngoài khu vực... Dẫu sao, nhìn chung, khu vực hoá chỉ là cục bộ, tạm thời, cho nên không gây trở ngại rõ rệt đối với sự phát triển của mậu dịch tự do. Nhất thể hoá kinh tế khu vực có thể xem là giai đoạn tất yếu cuối cùng phải trải qua để thực hiện nhất thể hoá kinh tế toàn cầu. Đẩy mạnh nhất thể hoá kinh tế toàn cầu sẽ bảo đảm cho trào lưu khu vực hoá ngày càng phát triển lành mạnh. Đến lượt mình, nhất thể hoá kinh tế khu vực lại trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhất thể hoá kinh tế toàn cầu.

                        Dự báo của một số nhà nghiên cứu lớn cho rằng đến giữa thế kỷ sau, thế giới sẽ hình thành ba vòng tròn kinh tế lớn ; vòng tròn kinh tế châu Mỹ xoay quanh Hoa Kỳ, vòng tròn kinh tế châu Ấu với Liên minh châu Ấu là trung tâm, vòng tròn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, đứng đầu là Nhật Bản.

                        Hội nhập quốc tế - cơ hội và thách thức

                        Nhà tương lai học Mỹ trứ danh Alvin Toffler đã đưa ra trong tác phẩm "Tạo dựng một nền văn minh mới - Chính trị của làn sóng thứ ba" một nhận định : "Do các nền kinh tế đang bị cải biến bởi làn sóng thứ ba, cho nên họ bắt buộc phải nhượng bộ một phần chủ yếu và đành chấp nhận những sự xâm nhập kinh tế và văn hoá ngày thêm gia tăng tiến sâu từ nước nọ vào nước kia. Bởi thế, trong lúc các nhà thơ và các nhân vật trí thức của các khu vực chậm tiến về kinh tế sáng tác những khúc thánh ca, quốc ca, thì các nhà thơ và các nhân vật trí thức của nước làn sóng thứ ba lại cất lên tiếng hát ca ngợi những đức tính của một thế giới "không biên giới" và "ý thức hành tinh". Từ đó dẫn đến những va chạm, thực chất là sự phản ánh những đòi hỏi khác nhau sâu sắc của hai nền văn minh khác nhau từ căn bản, và có thể, trong những năm tới đây cũng sẽ gây ra một số trận lưu huyết khốc liệt nhất".

                        Thật vậy sau đại chiến hai, đặc biệt là từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, trên vũ đài lịch sử, cuộc chiến thế giới đã chuyển từ lĩnh vực quân sự, chính trị và lĩnh vực hình thái ý thức sang lĩnh vực kinh tế. Có những nhận định cho rằng chỉ có nền kinh tế thế giới cũ mới dẫn đến kết cục là một trạng thái lưỡng cực mà đầu này là một số ít nước giàu có và đại bộ phận các nước đang phát triển nghèo khổ là ở đầu kia. Trong thế giới ngày nay, sau khi Hiệp định buôn bán chung được thiết lập, người ta đã nhận thức rõ tiến trình nhất thể hoá kinh tế thế giới không thể xây dựng trên hệ thống của sự phân công quốc tế bất hợp lý. Mối quan hệ phân công hiệp tác ngày nay phức tạp hơn nhưng phải dựa trên điều kiện công bằng ở các trình độ sản xuất phát triển cao độ. Vì vậy, Hiệp định chung đã phải áp dụng một loạt biện pháp hỗ trợ, kể cả chế độ ưu đãi mà trong đó các nước phát triển phải đơn phương ưu đãi các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy các nước này nâng cao được trình độ của sức sản xuất. Nhờ vậy bốn "Con rồng Châu Á", Brazin, Achentina có được tốc độ phát triển kinh tế cao hơn cả các nước phát triển. Thực tế cho thấy có nước chỉ trong 40 năm đã đi trọn được con đường dài mà các nước tư bản công nghiệp phát triển phải lặn lội mấy trăm năm. Đây là điều không thể có trong thời đại duy trì chính sách bảo hộ mậu dịch.

                        Chính sách dựng hàng rào thuế quan trước đây đã tạo ra sự chia cắt kinh tế giữa các nước. Hiệp định chung về buôn bán thông qua nhiều vòng đàm phán về buôn bán đa phương giảm thuế đã đưa suất thuế quan trung bình của các nước phát triển từ 36% vào năm 1948 xuống dần tới không. Thuế suất thuế quan của các nước đang phát triển cũng giảm mạnh. Nhờ gạt bỏ dần những trở ngại quan thuế, mậu dịch quốc tế phát triển rất mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiệp định buôn bán chung còn giúp thúc đẩy mạnh các dịch vụ du lịch, vận chuyển, ngân hàng, kiến thức... và các mậu dịch kỹ thuật. Mậu dịch dịch vụ và mậu dịch kỹ thuật là biểu hiện sự phát triển của sức sản xuất xã hội và kết quả của sự điều chỉnh cơ cấu ngành, là dấu hiệu quốc tế hoá sản xuất.

                        Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là 3 trụ cột lớn của kinh tế thế giới, bảo đảm sự thăng bằng thu chi quốc tế của các nước và giữ cho tỉ giá hối đoái của đồng tiền tương đối ổn định, thúc đẩy sự phát triển mậu dịch quốc tế, tạo điều kiện cho kinh tế thế giới sau chiến tranh có được một thời kỳ hoàng kim phát triển với tốc độ cao.

                        Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng lợi ích và những cơ hội mà toàn cầu hoá mang lại được phân phối rất bất công. Chênh lệch về thu nhập giữa 20% số người giầu nhất so với 20% số người nghèo nhất trên thế giới ở năm 1960 là 30 lần, năm 1990 tăng 60 lần, năm 1997 vượt tới 74 lần. Hai trăm người giầu nhất thế giới, trong 3 năm (1995 - 1998) đã tăng của cải của họ lên gấp hơn hai lần (trên 1.000 tỉ USD). Ba người giàu nhất thế giới có của cải nhiều hơn tổng sản phẩm quốc dân của 600 triệu người bao gồm trong 48 nước chậm phát triển nhất của thế giới (UNDP, 1998)

                        Trong phạm vi một lãnh thổ như Liên bang Nga thì khoảng 80% vốn tài chính được tập trung ở Moskva, 12% ở Saint Petersburg, chỉ 8% sót lại trang trải cho toàn bộ phần còn lại của đất nước. Chính vì thế mà đường phố Moskva tràn đầy những xe hơi phương Tây sang trọng, các khu nghỉ mát bờ Địa Trung Hải lũ lượt những du khách Nga. Trong khi đó năm 1998, theo các con số chính thức, 21, 7% số dân trong Liên Bang Nga có thu nhập dưới mức tối thiểu cho nhu cầu tồn tại. Còn ở Trung Quốc, nơi vẫn tuyên bố kiên trì đường lối chủ nghĩa xã hội, thì tại các tỉnh đặc khu kinh tế ven biển, tỉ lệ nghèo khổ trong xã hội đã giảm xuống còn 20%, trong khi tại một tỉnh nội địa, số dân đói nghèo vẫn còn đến 50%.

                        Martin Khor, Giám đốc mạng lưới thế giới thứ ba chuyên nghiên cứu xử lý các vấn đề kinh tế, môi trường và phát triển theo quan điểm của thế giới thứ ba cho rằng các nước phát triển đang hoạch định chiến lược đưa thêm vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) những áp lực mới về đầu tư, cạnh tranh, mua sắm của chính phủ, môi trường và tiêu chuẩn lao động...

                        Về vấn đề đầu tư, các nước công nghiệp phát triển thúc ép đưa ra quy tắc buộc tất cả các nước thành viên WTO phải để các nhà đầu tư nước ngoài có quyền được tham gia cổ phần hoá hoặc lập doanh nghiệp mà họ sở hữu 100%. Doanh nhân nước ngoài và công ty nước ngoài phải được đối xử tốt (hoặc tốt hơn) doanh nhân hoặc các công ty trong nước. Bãi bỏ những hạn chế đối với nguồn vốn tự do chảy vào hoặc rút ra khỏi nước chủ nhà. Vậy nhưng, các thị trường tài chính quốc tế ngày nay, như lời các nhà nghiên cứu, giống như một sòng bạc khổng lồ toàn cầu, trong đó những con bạc cá cược vào sự dao động từng phút của thị trường tài chính chẳng chút liên quan gì tới các hoạt động kinh tế thực sự. Thị trường tài chính nhộn nhịp và biến hoá đến nỗi người ta đang phải tích cực trở lại bàn định về việc sử dụng thuế Tobin để "ném một ít cát vào ngọn lửa đầu cơ tiền tệ nhằm làm giảm sự giao động của tỉ giá hối đoái". Năm 1980 bình quân giao dịch ngoại hối hàng ngày là 80 tỉ USD, ngày nay con số đó là 1.500 tỉ USD. Song, chín phần mười chu chuyển tư bản đó thực chất là đầu cơ chứ không phải sản xuất.

                        Trong lĩnh vực sản xuất thì các công ty xuyên quốc gia đang thay thế chủ thể quốc gia dân tộc trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Thực hiện chiến lược kinh doanh toàn cầu hoá xuyên quốc gia về chế tạo, lắp đặt và tiêu thụ sản phẩm, công ty xuyên quốc gia coi cả thế giới là xưởng sản xuất và thị trường tiêu thụ của mình.

                        Trong tình hình các công ty xuyên quốc gia đang chi phối mạnh nền kinh tế và tài chính của thế giới như hiện nay, các nước đang phát triển sẽ phải đối mặt với nguy cơ doanh nghiệp bé nhỏ của mình sẽ bị sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài hùng hậu hơn bội phần chèn lấn, xoá sổ hoặc thế chỗ. Nếu không đủ sức sáng suốt hoạch định chiến lược và sách lược, những món lợi nhuận kếch xù sẽ bị các công ty xuyên quốc gia vơ đầy túi chuyển về các nước phát triển. Trong khi đó, các xí nghiệp bản địa căn bản chỉ là những bãi thải công nghệ và máy móc thiết bị lỗi thời, đầu độc ô nhiễm nặng nề vào môi trường thiên nhiên và xã hội.

                        Về vấn đề mua sắm của chính phủ, mục tiêu của các nước giàu là đưa các quyết định, thủ tục và chính sách chi tiêu của chính phủ của tất cả các nước thành viên vào dưới ô bảo trợ của WTO - nơi mà nguyên tắc "đối xử quốc gia" sẽ được áp dụng. Theo nguyên tắc này, các chính phủ sẽ không còn có thể dành ưu đãi hoặc ưu tiên cho các công dân hoặc công ty nước mình trong việc mua sắm và hợp đồng làm dự án được nữa.

                        Về vấn đề cạnh tranh, trong khi Lão Tử - nhà triết học cổ Trung Hoa đã phán quyết trong "Đạo đức kinh" rằng: "Trên hết, không được cạnh tranh", thì học thuyết Thatcher luôn cho rằng cạnh tranh bao giờ cũng là một đức tính mà kết quả của nó không thể là xấu. Bà đã từng nói: "Nhiệm vụ của chúng ta là giành vinh quang trong sự bất bình đảng và bảo đảm cho tài nghệ và năng lực được thả sức phát huy vì lợi ích của tất cả chúng ta". Giá trị trung tâm trong học thuyết của Margaret Thatcher và trong bản thân chủ nghĩa tự do mới là khái niệm cạnh tranh - cạnh tranh giữa các quốc gia, các khu vực, các công ty và tất nhiên giữa các cá nhân. Ở cấp quốc tế, những người theo chủ nghĩa tự do mới đã tập trung mọi nỗ lực đẩy nhanh ba tiến trình : tự do mua bán hàng hoá và dịch vụ, tự do lưu thông vốn, tự do đầu tư. Mở rộng phạm vi định nghĩa về đầu tư nước ngoài, nó sẽ bao gồm không chỉ đầu tư nước ngoài trực tiếp mà còn gồm cả đầu tư chứng khoán và mua tài sản.

                        Martin Khor, cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính Châu á ít nhất cũng đã dạy cho thế giới một bài học là các nước đang phát triển sẽ chịu rủi ro ghê gớm khi bị yêu cầu tự do hoá nền kinh tế của mình quá nhanh hoặc phải tham gia vào toàn cầu hoá một cách thiếu suy sét. Khi các doanh nghiệp và trang trại trong nước chưa sẵn sàng để cạnh tranh với các công ty thiện nghệ và khổng lồ của nước ngoài, khi không còn có thể ưu đãi hoặc bảo hộ các nhà đầu tư, các cơ sở doanh nghiệp và nông nghiệp trong nước được nữa, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ sản phẩm của họ bị sức cạnh tranh mạnh mẽ của công ty nước ngoài áp đảo.

                        Toàn cầu hoá sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn hay lắm nguy cơ hơn đã và vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Không phải chỉ có sự e ngại từ các nước đang phát triển mà ngay tại Hoa Kỳ, mặc dù trong vòng 6 năm qua, nhờ mở rộng thương mại, đã tạo thêm được 20 triệu chỗ làm mới và những công nhân làm việc trong lĩnh vực thương mại được hưởng mức thu nhập cao hơn 25% so với những lĩnh vực khác, nhưng ngay hôm khai mạc Hội nghị Liên minh Thương mại Quốc tế (30/11/1999) tổ chức tại Seatle (Mỹ) hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách tự do hoá của WTO. Nhiều người lo ngại rằng toàn cầu hoá nền kinh tế theo các phương thức dự kiến sẽ dẫn đến tình trạng chuyển hết việc làm từ các nước công nghiệp hoá sang những nước nghèo vì tại đây chi phí lao động rẻ hơn.

                        Ông Mike Moore, giám đốc điều hành Tổ chức Thương mại Thế giới thì nói: "Tôi chưa bao giờ thấy sự tương phản nào giữa thương mại và lao động... Thương mại đã tạo ra việc làm và thu nhập để thực hiện những giấc mơ của chúng ta về một nền y tế và giáo dục tốt hơn". Ông khẳng định rằng, chính sự nghèo đói là nguyên nhân chủ yếu khiến cho điều kiện làm việc và sự suy thoái môi trường trở nên khó chấp nhận. Để khắc phục vấn đề đó, cần phải thúc đẩy hơn nữa quá trình thương mại và kinh doanh, bởi vì, khi mức sống được cải thiện thì các yếu tố khác như giáo dục, y tế, môi trường và điều kiện sống sẽ được cải thiện.

                        Việt Nam với vấn đề hội nhập quốc tế

                        Quá trình hội nhập cưỡng bức hoặc không tự giác của Việt Nam với nền văn hoá, chính trị, kinh tế Trung Hoa và ấn độ diễn ra ngay từ trước Công nguyên ; sau đó, với Nhật Bản và thế giới Phương Tây từ khoảng thế kỷ 15. Năm Giáp Dần (1614), đời Chúa Sãi đã có người Bồ Đào Nha tên là Jean de la Croix đến lập lò đúc súng ở Thuận Hoá. Các doanh nhân Bồ Đào Nha có lẽ cũng là những người châu Ấu đầu tiên sang buôn bán ở Hội An và Phố Hiến. Đến năm 1637, đời vua Lê Thần Tông khi chúa Trịnh Tráng cho người Hà Lan đến mở cửa hiệu thì Phố Hiến đã trở thành nơi buôn bán sầm uất nổi tiếng với câu ca "thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Khu phố trung tâm thương mại lớn đầu tiên của nước ta lúc bấy giờ có tới 2000 nóc nhà.

                        Noi gương Nhật Bản thời Minh Trị thiên hoàng, nhờ mở cửa để phương Tây vào buôn bán, đầu tư nên chỉ sau 40 năm đã trở nên cường thịnh, đủ sức đánh tan cả hạm đội Nga hùng mạnh vào năm 1905, các nhà nho yêu nước cấp tiến đầu thế kỷ 20 như Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh.... đã dấy lên phong trào Duy tân với khẩu hiệu: "Duy tân dĩ trí nhân, duy tân dĩ phú dân, duy tân dĩ cường quốc" (Duy tân để khôn người, duy tân để dân giàu, duy tân để nước mạnh)

                        Những tiền đề và truyền thống hội nhập quốc tế tốt đẹp như vậy không phải nước nào cũng từng có. Ngày nay, yếu tố mới của thời đại càng câu thúc mạnh mẽ hơn. Bởi vì, như Marx đã phán đoán "Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh". Chẳng những thế, Marx còn khẳng định: "Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp tư sản là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục". Cho nên, tại Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Tổng bí thư Đỗ Mười cũng đã phải phát biểu "Trong thời đại ngày nay, bất cứ nước nào, dù phát triển đến đâu, cũng không thể tự khép kín được. Với điểm xuất phát rất thấp như nước ta, tranh thủ nguồn lực bên ngoài là rất quan trọng. Phải có chính sách khôn khéo, cách làm có kết quả để mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài nhằm khai thác tốt nhất tiềm lực và lợi thế bên trong".

                        Tuy vậy, trong lịch sử cận - hiện đại, thực tế cho thấy, chúng ta đã đi những bước ngập ngừng và khá chậm chạp trên tiến trình hội nhập quốc tế. Năm 1977, tức là sau 32 năm Liên hiệp quốc ra đời và đã có nhiều đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh và phát triển quốc tế, ta mới bắt đầu gia nhập tổ chức này. Trong bản danh sách thành viên gia nhập Liên hiệp quốc ta đứng sau nhiều nước kém phát triển ở Châu á, châu Phi. Ngay cả đối với Tổ chức hợp tác phát triển khu vực ASEAN rất gần gụi, ta cũng loay hoay mãi để khi được kết nạp chính thức vào ngày 28 tháng 7 năm 1995 thì bị xếp ở vị trí thứ 7 trong thứ tự 10 thành viên của tổ chức này.

                        Dẫu sao, nhờ đổi mới nhận thức, chỉ trong thập kỷ qua, tiến trình hội nhập quốc tế của ta đã có bước chuyển biến quan trọng và đạt được những tiến bộ vượt bực. Nếu đánh giá tốc độ hội nhập quốc tế bằng cách sử dụng hiệu số giữa mức gia tăng bình quân hàng năm của thương mại với mức gia tăng bình quân hàng năm của tổng sản phẩm thì từ 1986 đến 1995 tốc độ hội nhập trung bình của thế giới vào khoảng 2, 8%, trong khi đó, tốc độ hội nhập quốc tế của Việt Nam là 55, 1% ở thời kỳ 1991-1995.

                        Tháng 11 năm 1998, ta chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), và tháng 12 năm 1994 cũng đã đệ đơn gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

                        Nhờ hội nhập quốc tế, nền kinh tế của ta rõ ràng khởi sắc. Từ chỗ trì trệ tối tăm, vượt qua được khủng hoảng, vươn lên đạt nhịp độ tăng trưởng cao hơn hẳn trước. Bộ mặt đất nước bắt đầu có dáng dấp công nghiệp và hiện đại. Mở rộng thương mại và khuyến khích đầu tư dường như đã tạo ra được cú hích mạnh, làm sống động lại nền kinh tế đất nước, làm cho con người trở nên năng động khẩn trương trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

                        Suốt bao nhiêu năm làm ăn với Comecon, trong vòng tay của khối SEV nhưng cho đến 1986, kim ngạch xuất khẩu của ta chỉ ở mức 439 triệu rúp + 350 triệu USD, tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đến thời kỳ 1986-1990 cũng chỉ là 1370 triệu rúp - đô la ; vậy mà, thoắt một cái, năm 1997 đã đạt 9 tỉ USD và năm 1999 này dự kiến xuất khẩu có thể đạt 11, 2 tỉ USD (đến hết tháng 11/99 đã đạt 10, 2 tỉ)
                        Cuối năm 1987 ta mới ban hành Luật Đầu tư nước ngoài thì cuối 1997, vào thời kỳ hoàng kim, đã thu hút được 2300 dự án đầu tư với số vốn đăng ký trên 32 tỉ USD, trong đó vốn đã thực hiện vào khoảng 14 tỉ. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FDI từng chứng tỏ được vị trí quan trọng thật sự trong nền kinh tế nước ta. Nó đóng góp tới gần 9% GDP, 35% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, trên 22% kim ngạch xuất khẩu. Nếu kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI năm 1991 mới chỉ đạt 52 triệu USD thì 7 năm sau, đã tăng 40 lần để đạt được con số 1 tỉ 982 triệu USD.

                        Vậy thì, sao vẫn lại cứ tiếp tục chần chừ, ngần ngại?!.

                        Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sau đằng đẵng 3 năm, qua 8 vòng đàm phán đã được ký tắt, thế mà còn bị gác lại. Làm sao hiểu nổi khi một việc hệ trọng đến mức Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII phải dành cho một mục riêng mang tiêu đề "Tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế", trong đó xác định rõ: "Tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO, có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA" mà rồi đến phút cần quyết định để không lỡ thời cơ lại có thể trục trặc như vậy được ?! Trong suốt 3 năm trời, qua 8 vòng đàm phán chắc là gay go, căng thẳng, lẽ nào Bộ Chính trị không chỉ đạo trực tiếp, Trung ương không được nghe báo cáo đủ 8 lần hoặc chí ít vài bốn lần. Hãn hữu lắm, nếu Bộ chính trị và Trung ương không có thời giờ theo dõi, chỉ đạo suốt quá trình thì đến bước tối hậu trước khi quyết định ký tắt, tất cả nhất định đã phải được "đâu vào đó" rồi chứ !

                        Sao lại đến nông nỗi này ? Mà, khi đã khúc mắc đến nông nỗi ấy thì toàn thể Ban Chấp hành Trung ương phải được báo cáo tường tận để bàn bạc nghiêm túc cho ra nhẽ. BCHTW vẫn thấy lấn cấn thì xin thêm ý kiến của Quốc hội. Quốc hội cũng còn phân vân thì trưng cầu ý kiến toàn dân. Vấn đề không chỉ ta biết mà Mỹ cũng biết thì việc gì mà phải bí mật với nhân dân mình. Phải chăng, hơn bao giờ hết, lúc này cần nhắc nhau ôn lại lời Bác Hồ : "Dễ trăm lần : không dân cũng chịu, khó vạn lần : dân liệu cũng xong"
                        Người viết bài này, với ý thức công dân nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm không thể thiếu đối với nhân dân, với tổ quốc mình, rất muốn được lật qua lật lại, được bàn bạc cặn kẽ về những điều hơn lẽ thiệt, về sự nên hay không nên trong ký kết Hiệp định Thương Mại Việt Nam Hoa Kỳ nhưng bất lực vì "khung cảnh bí mật" của nó. Bài viết đành chỉ dừng ở mức lý luận chung chung và ước định sơ sài bởi lẽ đó.

                        Thận trọng bao giờ cũng là một đức tính cần thiết, nhưng liệu ở đây có phải là sự thận trọng tỉnh táo và hợp lý không ? Hay chỉ là sự thận trọng bị lợi dụng, thị thao túng.
                        Sau chiến thắng 1975, tưởng rằng đất nước sẽ vĩnh viễn sạch bóng quân thù. Trớ trêu thay, ta vẫn còn phải đánh giặc, thậm chí cả những cuộc chiến đẫm máu. Thế rồi, cho đến ngày nay, liệu còn kẻ thù không kẻ thù của ta là ai ? là cái gì ? nó ở đâu ?
                        Chúng ta luôn luôn nhắc nhở nhau cảnh giác trước âm mưu "diễn biến hòa bình", nhưng, sẽ nguy hiểm hơn bội phần nếu chúng ta mất cảnh giác trước thủ đoạn xảo quyệt của kẻ nào đó đang ra sức tô mạc "diễn biến hòa bình" thành một con ngáo ộp không có thật để hù dọa rồi khoái chí mở cờ trong bụng, nhìn ta ngây ngô tự cô lập mình, tự dựng rào sắt trước thế giới tiên tiến, chỉ để lại một lối hẹp đủ chui lọt vào ống tay áo họ. Ôi ! Trở lại kiếp nô lệ này mới thực sự cay đắng. Hơn bất kỳ nỗi cay đắng nào !

                        Bởi vậy, hãy tỉnh táo, đừng chần chừ mà phải khẩn trương thực hiện chủ trương của Đại hội VIII: "Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài... Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả"

                        Không thể không thận trọng, không thể mất cảnh giác nhưng hoàn toàn có thể và phải tự tin. Trong thế giới toàn cầu hoá, tất cả các quốc gia đều tuỳ thuộc lẫn nhau trong mối tương quan hai chiều ở mức độ này hay mức độ khác. Ngày nay, không phải cứ nước giàu làm chủ và hoàn toàn sai khiến được nước nghèo như tôi tớ, không phải nước lớn thả sức áp chế được nước nhỏ. Huống chi, ta cũng có nhiều thế mạnh của một quốc gia 79 triệu dân với 4000 năm lịch sử, có vị trí địa lý chiến lược, có tài nguyên phong phú. Mới chỉ mươi năm, nhờ đổi mới, nhờ sự kích thích của hội nhập, ta đã tạo được 10 mặt hàng chủ yếu khả dĩ chiếm lĩnh được thị trường thế giới. Trong đó : gạo đứng thứ hai, cà phê, hạt điều, cao su đều có thứ bậc cao trong hàng xuất khẩu trên thế giới. Bên cạnh đó là dầu thô, hàng may mặc, hải sản, than đá, giầy dép, lạc nhân, chè, thiếc v.v... ở một số lĩnh vực nhất định và trên phương diện nào đó, các nước khác tất cũng phải phụ thuộc vào ta.

                        Ngày nay, độc lập dân tộc không thể chỉ được bảo đảm bằng ý niệm đơn giản "Nam quốc sơn hà, nam đế cư" mà chủ yếu phải là khả năng quốc gia đó có bảo vệ được chủ quyền của mình trước những tác động ngày càng sâu rộng của xu thế toàn cầu hoá hay không.

                        Nước ta tuy còn nghèo, nền kinh tế còn èo uột, vốn thiếu, sức cạnh tranh của hầu hết các mặt hàng kém, nhưng khi bước vào nền kinh tế thông tin, kinh tế trí tuệ, ta sẽ có lợi thế nếu tận dụng được tiềm năng chất xám vô cùng quý giá trong tư chất con người Việt Nam. Điều này, không chỉ những người Việt Nam tự tôn mà rất nhiều người nước ngoài cũng đã từng nói. Xin nêu thêm một dẫn chứng nhỏ. Tin học vốn là một lĩnh vực còn bỡ ngỡ đối với ta. Vậy mà, tại kỳ thi tin học quốc tế thứ 11 tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỹ tháng 10-1999, đội tuyển nước ta đã giành vị trí thứ nhất, trên tất cả 60 đội tham gia. Trong đó có cả các cường quốc tin học như Nga, Trung Quốc... Bốn em trong đội tuyển đi thi thì 3 đoạt huy chương vàng, một đoạt huy chương bạc.

                        Đừng cam tâm dầm chân trong vũng hẹp, bởi như vậy chính là đánh mất chủ quyền một cách hổ nhục. Hãy "giương cánh buồm to như mảnh hồn làng" mà "phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trùng khơi" vào cái biển toàn cầu hoá đầy sóng gió. Chỉ cần chọn cho được những người thực sự tài đức ra đứng mũi chịu sào và phát huy cho được tiềm năng to lớn của dân tộc bằng một cơ chế dân chủ thật sự thì từ đấy buồm sẽ thêm no gió toàn cầu ; từ đấy, tổ quốc ta sẽ như một con rồng bay lên.

                        Hà Nội 5 tháng 12 năm 1999
                        Nguyễn Thanh Giang
                        Nhà A13 P9 TTPK Hòa mục
                        Phường Trung Hòa - Quận Cầu giấy


                        http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1220
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.11.2006 00:34:38 bởi LXMai >
                        #12
                          LXMai 12.11.2006 23:46:36 (permalink)
                          Trao đổi với nhà cách mạng lão thành Trần Độ về tình hình đất nuớc và vai trò cuả đảng Cộng Sản.




                          "Tình hình đất nước và vai trò của đảng Cộng Sản" là tiêu đề bài viết 18 trang đánh máy vi tính khổ A4 của nhà cách mạng lão thành Trần Độ vừa hoàn thành vào cuối 1997 đầu 1998.

                          Vốn là người khí phách, ông đang học Trung học ở Hà Nội thì bỏ về quê ở Thái Bình hoạt động cách mạng từ 1939. Ông tham gia đảng Cộng Sản Đông Dương từ 1941. Cùng năm đó, ông bị thực dân Pháp b¡t và đày lên Sơn La. Ông đã xông pha nhiều trận tuyến: Chính trị viên Bộ chỉ huy Vệ quốc đoàn khu Hà Nội, Chính uỷ đại đoàn 312, Chính uỷ quân khu Hữu ngạn, Phó Chính uỷ toàn Quân Giải Phóng Miền Nam. Ông từng giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy đảng và nhà nước Việt Nam: Phó Chủ tịch Quốc Hội, Trưởng ban Văn Hóa - Văn Nghệ Trung Ương Đảng v.v... Ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam từ năm 1957, và cho đến 1974 có lẽ ông là nhà văn Việt Nam đầu tiên có quân hàm cao nhất: Trung Tướng.

                          Hiện ông đã ngoại thất tuần và nghỉ hưu được ít lâu nhưng vì thấy tình hình bất an nên đã phải dốc ra "những giọt máu v¡ết từ trong tim một người từ nhiều chục năm nay" (1) để thảo luận về Đất nước và về Đảng. Ông không thể đừng được vì cảm thấy nước nhà "đang đứng trước hai nguy cơ hiểm ác: hoặc là sẽ bị sụp đổ, một sự sụp đổ không ai cứu nổi, hoặc là sẽ mất ổn định ngày càng lớn. Đảng lại buộc phải đối phó, đàn áp và cuối cùng cũng tan rã nếu không cứu xã hội thoát nhanh khỏi tình hình bùng nhùng, bệnh hoạn hiện nay" (1). Lời cảnh cáo dữ dội và đau xót đó bật lên sau quá nhiều kh¡c khoải, dằn vặt của ông trước những nghịch lý rất quái gở, rất tàn khốc mà cứ nhởn nhơ được tồn tại trong xã hội ta. Đến nỗi, dường như ông phải quằn quại thét lên hàng loạt câu hỏi: "Tại sao... Tại sao... Tại sao...?" để rồi tất cả những ai có lương tri đều phải sẵn sàng chia sẻ cùng ông.

                          Ông hỏi: "Tại sao luôn luôn nhấn mạnh "kinh tế quốc doanh là chủ đạo" trong khi đó là một khu vực kém hiệu quả nhất và là những "ổ" tham nhũng ghê gớm nhất?" Rồi ông phán quyết: "...Không thể thực hiện theo lối nói nhập nhằng 'kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.' Giữa hai cái phải chọn lấy một. Lấy sự phát triển kinh tế của đất nước hay lấy định hướng xã hội chủ nghĩa?" Ông chỉ ra: "...Với 'định hướng xã hội chủ nghĩa,' Nhà nước rất rộng tay cấp tín dụng cho khu vực kinh tế quốc doanh, khiến cho tín dụng không thu hồi được, các ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản" (1). Quả đúng rằng đấy là một nguyên nhân tạo nên nghịch lý. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác là người ta "thích cái cơ chế đó chỉ vì còn muốn lợi dụng nó để biến một số phần tử trong 'giai cấp' mình thành những tên tư bản đỏ, những tên tư bản được đề bạt, được chỉ định, được bao cấp, được bảo vệ bằng chuyên chính vô sản." (2) Có cái sự mập mờ, không ra mèo tr¡nh, chẳng ra mèo đen như thế thì người ta mới có điều kiện "ngụy tạo ra đủ thứ: kinh tế dân sự, kinh tế đoàn thể, kinh tế đảng, kinh tế các lực lượng vũ trang... nhằm khuấy đục cả xã hội lên để nuôi béo những con cò." (2)

                          Tamexco là gì? Là cánh tay làm kinh tế của Đảng. Có vậy thì nó mới có nổi sức mạnh thần thông mà moi móc, mà biến hóa hàng trăm tỷ đồng mồ hôi nước m¡t của nhân dân vào túi riêng của bọn tham tàn để rồi làm thất thoát đi đến sáu, bẩy trăm tỷ đồng. Công ty Dệt 8.3 quốc doanh chính hiệu, thì tính đến tháng Mười Hai năm 1996 có số dư nợ vốn đầu tư là 126 tỷ đồng nhưng dư nợ đến hạn tới 42 tỷ đồng. Cũng đến ngày đó, công ty quốc doanh nhà nòi Dệt Nam Định, nợ vốn đầu tư là 641 tỷ đồng, trong đó nợ ng¡n hạn 130,7 tỷ đồng, nợ trung hạn và dài hạn 172 tỷ đồng, nợ mua thiết bị trả chậm nước ngoài 115 tỷ đồng, còn lại là các khoản vay lưu động, chiếm dụng vốn, nợ lãi, nợ ngân sách... (Đây là những con số được công bố, thực tế ch¡c còn ghê gớm hơn). Vì là con cưng quốc doanh nên Dệt Nam Định mới có đủ thế lực bao che để được gian dối đến mức qua bốn năm, từ 1992 đến 1995 đã lỗ hơn 20 tỷ đồng mà năm 1992 vẫn được khai báo là lãi 3,1 tỷ đồng, 1993 lãi 203,6 triệu đồng, 1994 lãi 297,7 triệu đồng. Rõ ràng: "Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là các bầu sữa tong teo của nhân dân bị v¡t ra đau đớn để nuôi béo một bọn người vừa bất tài, vừa vô trách nhiệm, vừa phi nhân bản." (2)

                          Cần xúc tiến bằng nhiều biện pháp: cổ phần hóa, giải tư, giải thể để giảm nhanh 6,000 doanh nghiệp nhà nước xuống chừng dăm bẩy trăm, đồng thời thiết thực tạo ra sân chơi đồng đều cho tất cả các thành phần kinh tế.

                          Ông hỏi: "Tại sao người dân, trong hoàn cảnh mức sống có tăng lên, không thiết tha góp công, góp của vào công cuộc xây dựng đất nước như Đảng không ngừng kêu gọi? Thậm chí ở một số nơi người dân còn chống lại các tổ chức Đảng và đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình?" Về vấn đề này "câu trả lời sẽ không khó, nếu lấy lợi ích đất nước mà không phải lấy lợi ích của Đảng làm đầu." (1)

                          Thử nghiêm túc nhìn nhận lại xem. Sau đẳng đẵng gian lao, với ngập tràn hy sinh xương máu, thảm khốc hơn bất kỳ đất nước nào, tàn hại hơn bất kỳ dân tộc nào trên thế giới trong lịch sử hiện đại, nhiều đảng viên có chức có quyền không những được sống sung sướng hơn quan lại thời trước mà hơn cả nhiều nhà tư bản ở các nước hiện đại. Còn người dân, tuyệt đại đa số đồng bào, được gì? Trước cái mức sống ngang với mức sống của một trong 20 nước nghèo khổ nhất thế giới. "Được bóc lột" nặng nề hơn trước để tạo nên cái hố ngăn cách giàu, nghèo sâu rộng hơn xưa rất nhiều. Được hưởng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà trong đó người nông dân bị hàng loạt cường hào ác bá mới lợi dụng chuyên chính vô sản thẳng tay trù dập, trấn áp khi cần cho quyền lợi của họ. (Vì vậy nông dân Thái Bình, Uy Nổ, và lác đác đây đó ở Hà Tây, Đồng Nai, Thanh Hóa... mới phải nổi dậy). Tầng lớp trí thức thì bị siết vào một vòng kim cô hệ tư tưởng này, hệ ý thức kia. Chỉ được nghĩ theo Đảng nên cũng chỉ được nói theo Đảng. Những trí thức lòng ngay dạ thẳng dám bộc bạch tư duy của mình thì dù đã từng đồng cam cộng khổ, chung lưng đấu cật với Đảng, cũng bị Đảng không ngần ngại thẳng tay trừng trị!

                          Cho đến bây giờ, những biện pháp trù diệt cổ sơ vẫn cứ được sử dụng tỉnh bơ, như không còn ai có khả năng nhớ nổi lời thánh hiền: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân." Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự..., những người đã từng dốc bầu máu nóng, hơn 30 năm trước với đầy hào khí hô hào thanh niên xông tới xả thân vì cách mạng, vì Đảng qua những vần thơ đầy nhiệt huyết: "Cái tuổi 20 khi hướng đời đã rõ. Thì khó khăn biết mấy cũng lên đường..." đã từng hy sinh cả vợ mình trong chiến trận: đã từng hăng hái đi tiên phong phát động học sinh, sinh viên Miền Nam đấu tranh hướng về Cách mạng... Vậy mà, đến nay họ đang bị giam lỏng trong kiếp tù tại gia rất thương tâm.

                          Chính vì Đảng chỉ vì Đảng, chính quyền chỉ vì chính quyền như vậy cho nên quần chúng, và, kể cả đảng viên, nếu không vùng lên đấu tranh thì cũng tỏ thái độ chán chường, thờ ơ, lãnh đạm. Cái thực trạng u uất, ảm đạm tiên khởi của xã hội ta đã từng được nhà chí sĩ Phan Bội Châu mô tả trong bài Hải Ngoại Huyết Thư:

                          Một là vua sự dân chẳng biết

                          Hai là quan chẳng thiết gì dân

                          Ba là dân chỉ biết dân

                          Mặc quan, mặc quốc, mặc thần, mặc ai.

                          Ở Phi Luật Tân, người ta rầm rộ xuống đường biểu tình đòi giảm án cho cô gái ở đợ tên Sara Balabazan khi cô dám cầm dao đâm chết ông chủ để bảo vệ trinh tiết cho mình. Ở Mỹ, dư luận xôn xao, làm chấn động cả quốc tế về án tử hình của một phụ nữ sát nhân biết hối cải ở bang Texas. Ở nước ta, không phải chỉ những trí thức nổi tiếng thế giới như giáo sư Đoàn Viết Hoạt hay bác sĩ Nguyễn Đan Quế v.v... đã bị giam cầm cả chục năm trời mà không mấy ai được biết, ngay cả các nguyên uỷ viên Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, các cán bộ cao cấp của Đảng như Trần Xuân Bách, Hoàng Minh Chính, Chu Văn Tấn... khi bị xử trị, báo chí cũng chỉ đưa tin qua quýt. Không ai có điều kiện để được bàn bạc, được suy ngẫm. Mọi người buộc phải biết sống trong trạng thái vô cảm, mặc dòng tộc, đồng chí,\f3 "mặc quân, mặc quốc, mặc thần" tất cả phó thác cho đảng thì mới được coi là tin tưởng đảng. Thật khác lẽ đời đến mức quái dị. Vậy mà tinh thần của ta, ý thức của ta, lòng nhân ái của ta bị tha hóa quá lâu, quá tệ hại, đến mức ta không còn khả năng tự vấn lương tâm, không còn biết tự sỉ nhục!

                          Dẫu sao, "Vi thiện giả, thiên báo chi dĩ phúc; vi bất thiện giả, thiên báo chi dĩ họa" (Lời Khổng Tử). Khi đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, để giúp Nhà nước thoát khỏi tình trạng nguy ngập, người dân Hàn Quốc, người dân Thái Lan... đang sống ở trong nước cũng như ở ngoài nước đều tự giác tình nguyện góp những món đồ tư trang bằng vàng để nhà nước nấu chảy ra đúc thành khối, đổi lấy ngoại tệ. Lòng ưu thời, mẫn thế của con người Việt Nam xưa kia còn được biểu hiện cao quý hơn thế rất nhiều qua các Tuần Lễ Vàng tổ chức ngay sau Cách mạng Tháng Tám, qua các hành động tự tháo gỡ nhà mình ra lót đường cho chiến xa thẳng tiến ra mặt trận... Vậy mà, đến nay, không những người ta "không thiết tha góp công góp của vào công cuộc xây dựng đất nước như Đảng không ngừng kêu gọi" (1), mà, thậm chí, nếu rồi đây có ai thấy tự nhiên bị quy là Trần Xuân Bách, là Hoàng Minh Chính, là Chu Văn Tấn thì ch¡c hẳn cũng sẽ chẳng ai buồn đoái hoài.

                          Về câu hỏi: "Tại sao đường lối đổi mới và mở cửa đã đưa tới một sự phân hóa xã hội sâu s¡c đến thế, đưa tới sự làm giầu bất chính và đầy thách thức của một bộ phận nhỏ -- chủ yếu là trong cán bộ, đảng viên có chức có quyền -- như thế?" (1) Câu hỏi này nên được đặt ra một cách chặt chẽ để tránh sự ngộ nhận chẳng qua chỉ vì chúng ta cứ cố tình ngoan cố sử dụng những thuật ngữ không đúng, nếu không muốn nói thẳng ra là ngụy biện, là quanh co. Lẽ ra phải nói là sửa sai hoặc đổi lại như xưa mới đúng. Thực tế những năm qua cho thấy những gì ta thực sự phục thiện, thành thật sửa sai, tìm được ra cái mới hoặc đổi lại được như ngày xưa thì đều gặt hái thành quả tốt; những gì còn luẩn quẩn kiểu "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" thì đều lúng túng hoặc thất bại.

                          Xưa kia, người nông dân đang được trực tiếp quản lý ruộng vườn của mình, ta ép buộc họ vào hợp tác xã làm cho không những miếng thịt, con cá bỗng trở nên hiếm hoi, đến mớ rau cũng phải xếp hàng mới mua được. Từ khi trở lại giao đất, giao rừng về cho nông dân, lương thực, thực phẩm lại được sản xuất gia tăng bội phần.

                          Xưa kia ta đã có nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động, theo quy luật thị trường, bỗng nhiên ta ra quyết định "Đẩy mạnh công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm trước m¡t là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh." (3) Thế là ta thẳng tay tiêu diệt hết các thành phần kinh tế khác với quyết tâm biến dần nền kinh tế quốc dân từ chỗ có nhiều thành phần thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cơ bản thuần nhất chỉ gồm hai hình thức: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Do vậy chợ búa xác xơ, chiếc quần đùi, gói mì chính (bột ngọt)... cũng phải bán phân phối. Trả lại quyền tồn tại của các thành phần kinh tế như ngày xưa, sức sản xuất được giải phóng đôi phần, nền kinh tế mới có điều kiện khởi s¡c trở lại.

                          Xưa kia, ngoài hệ thống trường công, ta có các trường tư; ngoài bệnh viện nhà nước, có các nhà thương tư, nhà thương làm phúc... bỗng nhiên ta dẹp bỏ, chỉ để lại các trường, các bệnh viện "quốc doanh." Sự thiếu hụt kinh phí, sự xuống cấp thảm hại về giáo dục và y tế đang buộc ta không còn cách nào khác là phải quay về làm lại như xưa v.v...

                          Vậy mà tạo sao ta vẫn không chịu tiếp nhận bài học thực tiễn, vẫn khăng khăng "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa," vẫn ra lệnh phải "tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước" và ép buộc tổng sản phẩm GDP phải giành tỷ trọng 60% cho các thành phần kinh tế này. (4) Cơn khát doanh nghiệp nhà nước một cách mù quáng khiến người ta càng khát càng tu nước muối, để rồi hàng nghìn tỷ đồng mồ hôi, nước m¡t, xương máu của nhân dân cứ thế đem đổ xuống sông xuống bể thật xót xa.

                          Về chuyện mở cửa. Phải hô lên mở cửa, phải chăng nghĩa là trước đây ta đóng cửa? Kể cả khi ta đã và đang có quan hệ cốt thiết với nhiều nước trong phe xã hội chủ nghĩa? Về phương diện nào đó, ý niệm này có phần đúng. Nhưng tiếc rằng, cho đến nay vẫn chưa thực lòng hay là chưa biết mở cửa một cách quang minh. Cánh cửa thông ra với thế giới bên ngoài phải được quan niệm là chỉ có một nhưng được kết cấu rất hữu cơ bằng nhiều tế bào: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, thông tin, khoa học - kỹ thuật v.v... Nếu chỉ nhằm vào một hai lĩnh vực thì cửa không thể nào mở được. Cứ cố tình ra sức chọc vào một vài tế bào thôi thì chỉ tạo ra các lỗ thủng làm xoáy lên những cơn gió độc, hoặc là, làm hoại thư cánh cửa. Nếu giảng giải rằng lối thông ra thế giới bên ngoài gồm nhiều cánh cửa tầng tầng lớp lớp: cánh cửa chính trị, cánh cửa kinh tế v.v... thì khi mở ra chỉ một vài cánh cửa trong số đó, lối đi quang minh chính đại vẫn không thể khai thông. Cửa vẫn không mở và không có trạng thái "mở cửa" đích thực.

                          Những năm vừa qua, ta chưa mở cửa một cách đàng hoàng cho đại khối nhân dân mà chỉ tạo điều kiện để một số thế lực chọc lách thành những khe hở mà móc ngoặc, mà đi đêm với nhau. Từ đấy gian lận chính trị, gian lận kinh tế v.v... mới ló ra lúc nhúc những mafia đủ loại, những tên mại bản, những kẻ đầu cơ, nhưng lũ gian thương... Mất độc lập, mất tự chủ, mất tài sản quốc gia, mất đồng bào... chính là vì vậy.

                          Nói về Đảng của mình, ông sững sờ nêu câu hỏi: "Tại sao Đảng bây giờ lại khác Đảng ngày xưa?" (1) Và ông tự tìm câu trả lời: "Ngày nay Đảng với dân là hai. Đảng là ai? Đảng là những người cai trị có quyền lực, cai trị dân và dân vẫn như ngày xưa, là những người bị cai trị, thấp cổ, bé họng. Ngay trong Đảng cũng chia thành hai..." (1)

                          Nhà thơ - chiến sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc cũng từng có nhận xét tương tự "Đảng chỉ còn cái danh. Thực chất, dưới cái danh xưng chung này đang tồn tại hai đảng: một đảng của thiểu số đặc quyền đặc lợi và những kẻ ăn theo nói leo, một đảng của đa số đảng viên thường. Giữa đảng viên của hai đảng này làm gì còn chút nào gọi là lý tưởng chung, là tình đồng chí... Sự giàu sang phè phỡn của đảng viên ở phía này dựa trên sự cùng khốn về kinh tế, nhu nhược về chính trị của đảng viên ở phía kia." (5)

                          Thật là chua xót. Nỗi chua xót này đang ngày càng ngấm sâu để biến thành nỗi đau quằn quại của những đảng viên chân chính. Những đảng viên thuộc lớp Trần Độ, Nguyễn Văn Trấn, Hoàng Hữu Nhân, Lê Hồng Hà... trở về trước, và kể cả sau này như Nguyễn Kiến Giang, Bùi Minh Quốc, Đỗ Trung Hiếu... khi đứng tuyên thệ dưới cờ, n¡m tay hát vang, "Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn," đều nghĩ tới một xã hội không còn bất công, không còn đói nghèo. Vậy mà đến nay, bóc lột vẫn còn đó, áp bức vẫn còn đó, thiếu tự do vẫn còn đó, mất dân chủ vẫn còn đó. Nào phải kẻ ngoại bang, nào phải những kẻ khác máu tanh lòng, chính đảng viên bóc lột mình, chính đồng chí mình đàn áp, khống chế mình. Cho nên, càng trung kiên, càng trong sáng càng xót xa, cay đ¡ng.

                          Đảng bây giờ đã khác hẳn Đảng ngày xưa! Đó là "Nỗi buồn mang xuống tuyền đài chưa nguôi" của những ai đã từng một thời "Ra đi không vương thê nhi" vì nghĩ rằng mình đang xả thân cho những gì được xem là lý tưởng cao đẹp. Phạm Hồng Thái, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng... nếu được bừng sống lại, hẳn còn nghìn vạn lần đau đớn hơn ta.

                          Vậy mà Đảng chỉ thấy tự hào. Tự hào ngay cả khi m¡c sai lầm nghiêm trọng. Một vài tình huống đơn cử trên đây cho thấy nhiều tiến trình xã hội ở Việt Nam đang được diễn tiến bình thường, hợp quy luật tự nhiên, bỗng nhiên bị lái chệch sang một hướng sai. Khi đến ngõ cụt, khủng hoảng đến mức s¡p sụp đổ, buộc phải đổi hướng hoặc quay lại thì Đảng vẫn b¡t mọi người phải ca ngợi: nhờ công ơn Đảng biết đổi mới.

                          Còn đâu cái phương châm phê và tự phê có thời nào đó từng được nêu lên như một lẽ sống của đảng!

                          Dưới cái định đề dân chủ tập trung, người ta thâu tóm mọi quyền lực cho các vị chức s¡c trong Đảng, chức vị càng cao, độ tập trung quyền lực càng lớn. Dân chủ tập trung tạo điều kiện cho một nhóm người, thậm chí một người nào đó tự xem họ là toàn bộ đảng, chỉ có họ là đảng viên có nghĩa, hàng triệu đảng viên khác chỉ là những con bài trên cái chiếu chơi đỏ đen. Thế là lão tướng Trần Độ lại kh¡c khoải "Tiếc thay, hiện nay Đảng là Đảng trị, lại độc tôn, không có bất cứ một cơ chế giám sát nào, kể cả những người ở trong Đảng. Đã độc tôn thì tất yếu đi với lộng quyền." (1)

                          Từ rất nhiều nghịch lý đã làm bật lên bao nhiêu câu hỏi "Tại sao" của những lương tri lớn như Trần Độ, ai cũng thấy yêu cầu dân chủ hóa xã hội ở nước ta bức thiết chừng nào. Không, không ai đòi dân chủ vô giới hạn "dân chủ quá trớn" (lâu nay, do coi thường vai trò luật pháp, phế bỏ chế độ pháp trị để thay bằng chuyên chính vô sản; do chỉ dạy trung hiếu với Đảng, Đảng là trên hết, kiểu như "Tiếng đầu lòng bé gọi Stalin" nên gia đạo bị xem nhẹ, kỷ cương phép nước bị coi thường. Tuy nhiên, trước những hiện tượng xấu xa, đồi bại tệ hại hơn ngày xưa: con cái không vâng lời cha mẹ, trò cãi lại thầy, phóng uế bừa bãi ra đường phố v.v... người ta lại giải thích xằng bậy rằng thế là do dân mình được dân chủ quá trớn!), mà chỉ mong được hưởng dân chủ thật, mong dân chủ được đến mức nào thì trên dưới phải cũng được hưởng như nhau.

                          Sự thật thì, nhân dân ta chưa bao giờ được hưởng nền dân chủ đích thực. Chỉ có những mỹ từ không có thật như: dân chủ XHCH gấp triệu lần... Bởi vậy, dân chủ hóa, hay cải tạo dân chủ cho xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình với bề bộn công việc. Lão Tướng Trần Độ nêu hai việc phải ưu tiên làm ngay. Một là "Ban hành một chế độ, một bộ luật về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và do đó tất yếu là phải tự do báo chí và tự do xuất bản." (1) Hai là bầu cử tự do. Ý kiến này ch¡c ch¡n được đại đa số những người chân chính có mối quan tâm tha thiết với vận mệnh đất nước hưởng ứng. Nhà toán học Phan Đình Diệu thì cho rằng: "Để thực sự có tự do ứng cử, bầu cử thì phải có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do hội họp v.v... Tự do báo chí, tức là quyền tạo ra dư luận. Theo nghĩa dân chủ thì quyền tạo ra dư luận, quyền tranh thủ sự đồng tình của dư luận là một quyền hết sức tự nhiên." (6) Song le, biết trông chờ vào đâu để xúc tiến cho được những công việc này.

                          Đành rằng, những yêu cầu trên đều đã từng được nhà ái quốc xuất chúng Nguyễn Ái Quốc và đảng Cộng Sản Việt Nam nêu thành những ưu tiên hàng đầu trong Cách Mạng Tháng Tám. Nhưng mà, Đảng bây giờ đã khác hẳn Đảng ngày xưa rồi còn đâu.

                          Bởi vậy, để tiến hành được sự nghiệp dân chủ hóa ở Việt Nam, cần tạo được ít nhất một trong hai tiền đề tiên quyết sau đây:

                          Một là: Đổi mới triệt để, hay thẳng th¡n hơn, cải tổ sâu s¡c đảng Cộng Sản Việt Nam.

                          Hai là: Mạnh dạn một cách cẩn trọng phục hồi chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng ở Việt Nam.

                          Đối với tiền đề thứ nhất, khả năng hiện thực đã sáng sủa hơn trước kể từ khi những lãnh đạo trẻ được chấp chính ở các cương vị cao nhất. Họ là những người trí tuệ hơn, sung sức hơn, ít chịu trách nhiệm với những sai lầm quá khứ hơn. Họ đang tỏ ra biết l¡ng nghe khi Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu nhiều lần trực tiếp đối thoại với cụ Hoàng Minh Chính. Tổng Bí Thư cũng còn vui vẻ xởi lởi đến chúc Tết tướng Trần Độ vào ngày đầu xuân Mậu Dần. Một trong những buổi tiếp xúc đầu tiên ở cương vị mới, Thủ tướng Phan Văn Khải dành cho giới trí thức, và sau đó là liên tiếp những cuộc đối thoại khoáng đạt với các nhà sản xuất, các doanh nhân trong và ngoài nước v.v... Nếu các nhà lãnh đạo trẻ dám dũng cảm rũ bỏ những ý niệm về Đảng đã bị tha hóa, biết thực sự dấn thân vì quyền lợi của nhân dân thì sự nghiệp cách mạng mới sẽ ghi danh họ trong sổ vàng lịch sử của tổ quốc.

                          Sự nghiệp canh tân đất nước trong nền văn minh điện toán của thế giới hiện đại rất khó thành công nếu chỉ phó thác cho một đảng mà đảng ấy chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Trong buổi sinh thời của Mác, giai cấp công nhân có thể mang những tư chất cần thiết để lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ chế độ áp bức bóc lột, ngày nay những tư chất ấy không những không còn đáp ứng nổi mà đôi khi còn ngáng trở công cuộc canh tân đất nước. Có thể đặt vấn đề giai cấp công nhân phải tự nâng mình lên cho ngang tầm thời đại. Song, làm gì có ai tự n¡m tóc mà nhấc bổng mình lên được. Cơ thể cần nhiều loại sinh tố, kinh tế cần nhiều thành phần, thế giới cần đa cực để cạnh tranh, để dựa vào nhau, bổ sung cho nhau, giám sát nhau, kích thích nhau mà phát triển.

                          Tiền đề tiên quyết thứ hai trở nên bức bách hơn khi "Đảng là đảng trị, lại độc tôn, không có bất cứ cơ chế giám sát nào, kể cả những người trong Đảng." (1) Với các cơ chế độc đảng, những năm tháng lịch sử vừa qua, đảng Cộng Sản Việt Nam bên cạnh những kỳ tích tạo lập được cũng đã thực thi nhiều đường lối chính sách sai lầm. Có những sai lầm tồn tại quá lâu mà không một tổ chức hay cơ quan nào được quyền bàn thảo bình đẳng để cùng nhau cứu đất nước thoát nhanh khỏi những sai lầm và chọn được lối đi sáng sủa. Trong khi đó, bên cạnh mấy triệu đảng viên, còn hơn 70 triệu người với biết bao nhiêu tài năng, đức độ, bao nhiêu hiền nhân tuấn kiệt.

                          Đâu phải chỉ là sự tự tôn dân tộc. Cả thế giới đều nhận biết điều đó.

                          Dẫu thế nào chăng nữa, những ngày đông Đinh Sửu cũng đã qua. Mùa Xuân Mậu Dần đã tới. Mùa Xuân thiên niên kỷ thứ ba đang tới. Việt Nam, Việt Nam hy vọng của ta ơi!

                          Hà Nội 14 tháng 2 năm 1998

                          Nguyễn Thanh Giang

                          Địa chỉ: Nhà A13, P9-TTPK Hóa mục

                          Phường Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - Hà Nội

                          Tel: 8.586 012


                          http://kicon.com/theky21/issues/No109/html/21_traodoi.html
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.11.2006 00:36:43 bởi LXMai >
                          #13
                            LXMai 14.11.2006 08:48:22 (permalink)
                            Sao Lại Khai Trừ
                            Nhà Cách Mạng Trung Kiên Trần Ðộ?


                            Nhà cách mạng lão thành Trần Ðộ, một trong những trí tuệ cao cả, một tấm lòng trung kiên của đảng Cộng Sản Việt Nam - sẽ bị chính thức khai trừ, có phải không ? Lý do khai trừ sẽ được ghi như thế nào trong quyết định và trong thông báo với toàn thể đảng viên?

                            Ở "Ðôi lời phát biểu nhân quyết định khai trừ," ông Trần Ðộ viết : "Chiều ngày 4 tháng 1 năm 1999, chi bộ Vụ Văn Hóa Giáo Dục đã quyết định khai trừ Trần Ðộ vì đã có lỗi phân phát các bài viết của mình, và để lọt ra các hãng thông tấn quốc tế những bài viết đó"

                            Tôi vừa tin, vừa không tin điều này. Tin rằng Trần Ðộ nói thật, vì ông vốn là người trung trinh, tiết tháo. Không tin vì cái lý do ấy nó trái lẽ đời quá !

                            Làm sao mà việc phân phát các bài viết, việc phát biểu ý kiến cá nhân, việc truyền bá tư tưởng lại bị xem là tội lỗi, trong khi Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân Quyền lại ghi "Mỗi người đều có quyền tự do có ý kiến và phát biểu: quyền này cho phép bất cứ ai đều không phải lo ngại về những ý kiến của mình. Nó bao gồm cả quyền tìm kiếm, thu nhận và truyền bá các thông tin và các ý tưởng, bất chấp biên giới, bằng bất cứ phương tiện nào" (Ðiều 19). Trong khi Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị còn khẳng định rõ hơn : "Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận: quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý tưởng, không phân biệt ranh giới, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng bản viết, bản in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ một phương tiện nào khác tùy sự lựa chọn của họ" (Ðiều 19). Lưu ý rằng, cả hai văn kiện này đều đã được Việt Nam chấp thuận và công khai cam kết thực hiện. Nó được phản ánh một phần trong Hiến pháp CHXHCNVN 1992 : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật" (Ðiều 69).

                            Có ai muốn ngụy biện rằng đảng viên phải khác, phải chịu ràng buộc bởi những quy ước nghiêm chỉnh hơn, khắt khe hơn không? Vâng, kỷ luật có thể cao hơn, quy định có thể chặt chẽ hơn, nhưng dứt khoát không thể quái dị với nhân loại, với dân tộc. Bởi vì Ðảng không thể đứng trên dân tộc, đứng ngoài dân tộc. Công dân có thể không là đảng viên, nhưng đảng viên không thể không là công dân, phải tuân thủ mọi cam kết, thực hiện mọi nghĩa vụ và được hưởng mọi quyền lợi của một công dân. Vả chăng, chính Ðiều lệ Ðảng mà Ðại hội 8 đã thông qua ngày 1 tháng 7 năm 1996 cũng đã xác nhận đảng viên có quyền : "Ðược thông tin và thảo luận các vấn đề về cương lĩnh chính trị, điều lệ Ðảng, đường lối, chủ trương chính sách của Ðảng, biểu quyết công việc của Ðảng".

                            Không được ngăn cấm việc phát biểu ý kiến, truyền bá tư tưởng mà chỉ có thể xem xét để bắt lỗi thông qua nội dung các ý kiến, các tư tưởng đó. Nói khác, nghĩ khác, thậm chí ngược hẳn 180 độ với bất kỳ ai cũng không thể được xem là có tội. Huống chi, những ý kiến của Trần Ðộ chưa hề được thảo luận công khai, nghiêm túc. Tôi chưa được đọc, được nghe những ý kiến bàn luận, phê phán Trần Ðộ một cách có lý, có tình, đủ sức thuyết phục mà chỉ được biết một nhận xét tổng quan gần đây hết sức xác đáng của ông Hoàng Hữu Nhân về ông Trần Ðộ : "Qua nỗi lo lắng và những hoạt động của Trần Ðộ trong những năm hưu trí, càng thấy rõ anh Trần Ðộ là một đảng viên cộng sản gương mẫu, suốt đời lo làm tròn nghĩa vụ với Tổ quốc, dân tộc thân yêu, là tấm gương về các mặt: học tập nghiên cứu, hiểu biết rộng, nắm vững tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, liên hệ chặt lý luận với thực tiễn, tác phong giản dị, chân thật, cởi mở, dễ hòa vào mọi người và rất có nhân cách"

                            Lão tướng Trần Ðộ tuyệt nhiên không tự mãn, huyễn hoặc khi ông tuyên bố : "Tôi đã là đảng viên 58 năm (1940-1998). Tôi không có gì ân hận trong 58 năm đó. Ðối với tôi, như thế cũng là đủ cho tôi báo đền Tổ quốc và dân tộc, và tôi cũng đã được đền bù xứng đáng... Tôi vào Ðảng là để tự nguyện phục vụ nhân dân và phụng sự Tổ quốc". Ðối với một con người như vậy ta hoàn toàn tin được khi ông hứa : "Tôi không ở trong Ðảng nữa, nhưng tôi vẫn là một công dân có trách nhiệm. Tôi nguyện vẫn vì Tổ quốc, vì nhân dân; vẫn suy nghĩ và sống với tất cả tâm lực của mình. Tôi kiên trì những ý kiến mà tôi đã phát biểu trong các bài viết và sẵn sàng đón nhận những lời phán xét của công luận"

                            Tôi đồng tình và tin vào những đánh giá của ông Hoàng Hữu Nhân đối với ông Trần Ðộ không chỉ vì biết ông Hoàng Hữu Nhân đã từng tham gia hoạt động cách mạng gần chục năm trước thời kỳ dẫn đến Cách mạng tháng Tám (1936), đã từng được tặng huân chương Hồ Chí Minh mà còn vì ông đã đọc với một trí tuệ thật minh mẫn, với ý thức trách nhiệm rất cao tất cả các bài viết của Trần Ðộ. Trong khi đó, đáng tiếc là tuyệt đại đa số quần chúng và đảng viên đều chưa hoặc không có điều kiện đọc các bài viết đó. Với tình trạng ngăn cấm, bưng bít như thế này, không biết những người tham gia bỏ phiếu khai trừ cũng đã được đọc Trần Ðộ một cách đầy đủ, nghiêm túc chưa?

                            Tôi tán thưởng những nhận xét đánh giá của ông Hoàng Hữu Nhân còn vì chẳng những tôi đã đọc Trần Ðộ rất kỹ mà từng có nhiều dịp tiếp xúc trực tiếp với ông. Tôi thấy ông rất ung dung tự tại, biết quý trẻ, nhường già và đặc biệt tôn trọng trí thức. Lòng tự trọng xui tôi thường không chịu vị nể quá mức bất kỳ chính kiến nào, bất kỳ đối tượng giao tiếp nào, tuy nhiên đàm đạo với ông, tôi vẫn như có ấn tượng ông đáng bậc cha chú mình.

                            Sao lại có thể quy tội ông "để lọt ra các hãng thông tấn quốc tế những bài viết"? Chắc chắn những người biết tôn trọng lẽ phải, tôn trọng luật pháp và từng đã đọc những điều khoản nêu trên trong các Công ước quốc tế, trong Hiến pháp nước ta, trong điều lệ đảng Cộng Sản Việt Nam đều thấy việc quy tội đó không thỏa đáng. Vả chăng, thật là bất công, thật là vô lý khi xử lý trường hợp Trần Ðộ mà lại cố tình làm ngơ nhiều trường hợp rất tệ hại khác.

                            Ai cũng biết cách đây vài năm tất cả các đài phương Tây đều điểm rất kỹ bức thư của nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt với nhiều luận điểm khác xa cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Ðảng. Vậy mà có ai sao đâu, ngoại trừ mấy ông Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Kiến Giang bị vạ lây. Cách đây ít lâu báo chí và các đài phương Tây lại cũng vừa đăng tải một bài viết ký tên tác giả là TA, bêu rếu thậm tệ rất nhiều cán bộ thượng cấp trong Trung ương, trong Bộ chính trị của Ðảng. Bài viết nặc danh, nhưng mặc dầu thế, tác hại của nó vẫn hết sức lớn, lớn hơn nhiều những hoạt động "Diễn biến hòa bình" của thế lực bên ngoài chứ. Vậy mà sao người ta cũng lờ đi trong khi việc truy lùng tác giả nặc danh chắc không khó khăn quá mức, việc xác định tính đúng đắn của một số chi tiết nêu trong bài cũng hoàn toàn có thể, vì một số nhân chứng sống liên quan đã được chỉ ra ngay trong bài viết, và hiện đang sống tại Hà Nội. Quá tệ, cựu Uỷ viên Trung ương Ðảng - Phó Thủ tướng Trần Quỳnh còn ngang nhiên tán phát rộng rãi trong và ngoài nước tập hồi ký xuyên tạc lịch sử Ðảng, bôi bác đến mức hạ nhục cả các bậc lão thành : Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng và....! ngay cả Bác Hồ. Vậy mà người ta cũng lại lờ đi. Hiện thời, đâu đó lại vừa cho tán phát bừa bãi một tập tài liệu cực kỳ nguy hại, chĩa thẳng mũi nhọn vào Cố vấn Võ Văn Kiệt cùng các đương kim Uỷ viên Bộ chính trị: Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Minh Triết... buộc tội phá Ðảng, phản bội Tổ quốc cho các đồng chí này. Hậu quả có thể sẽ dẫn tới là sự phân liệt tan hoang, sự thanh trừng đau đớn. Vậy mà, người ta lại vẫn cứ làm ngơ để chỉ tập trung xử lý Trần Ðộ một cách sai trái!

                            Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

                            Hỡi tất cả những lương tri, những tâm huyết, những tấc lòng còn chút ưu tư với đất nước, với dân tộc ! Sao không biết chia sẻ nỗi đau cùng Trần Ðộ. Cái nỗi đau "Tôi không ngờ rằng những ước mơ "xây dựng xã hội tốt đẹp" thuở ban đầu lại biến thành hiện thực chua chát ngày nay. Một xã hội với một bộ máy cai trị đồ sộ rất nhiều bệnh hoạn và tệ nạn... Tôi cũng không ngờ ý kiến khác nhau lại thành ra thù địch"

                            Cái nỗi đau khi phải thừa nhận rằng : "Cái Ðảng này hiện nay, với tất cả thực trạng của nó, đã khác rất xa Ðảng của những năm 40, 50, 60. Vì vậy, nó hầu như không còn là Ðảng của tôi nữa" Vậy mà ông vẫn bần thần lưu luyến, vẫn "không mong muốn rời bỏ nó. Ông có thể bình thản ra đi xuống tuyền đài cũng chưa nguôi được! Bởi vì, trong cái cuộc tình 58 năm ấy, ông đã có mối tình đầu cuồng nhiệt sấm sét, ông đã đi với nó qua khổ ải, lao lung, qua tù đầy, gươm súng ông đã chung thủy với nó ngay cả khi nó đã tha hóa, chẳng còn như xưa... Và, đến bây giờ, nó phụ bạc ông! "

                            Tôi thấy Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã từng tỏ ra có thủy có chung, có nghĩa có tình, biết trên biết dưới khi mới Tết này ông còn đến thăm trường cũ: mới tháng Mười Một 1998 ông còn đàm đạo thân ái, còn chân tình lắng nghe lão tướng Trần Ðộ. Vậy mà!... sự quá lời nào, sự hiểu nhầm nào, sức ép tàn bạo của thế lực đen tối nào đã đột ngột cưỡng bức dẫn đến hậu quả tai hại này?

                            Tôi không nghĩ đây là hậu quả tai hại đối với Tướng Trần Ðộ, bởi vì, cũng như ông, tôi tin rằng "Lịch sử sẽ phán xét. Tương lai có thể xa, nhưng có thể sẽ rất gần. Tôi vững tin vào sự công minh của lịch sử, vào nhân dân, đất nước tôi"

                            Trong lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam, cũng như đảng Cộng Sản Trung Quốc, việc khai trừ những đảng viên ưu tú, kiệt xuất diễn ra đã nhiều. Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ... đều từng đã bị khai trừ. Nếu tôi nhớ không nhầm thì chính Ðặng Tiểu Bình cũng từng bị khai trừ tới bốn lần. Vậy mà, người đảng viên sáng danh nhất đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày nay lại là Ðặng Tiểu Bình, chứ không phải những người đã bỏ phiếu và những người đã quyết định khai trừ ông.

                            Như mấy vần thơ hiếm hoi trong bài bút ký mới đây của Trần Ðộ :

                            Những mơ xóa ác ở trên đời
                            Ta phó thân ta với đất trời


                            Vâng, ông đã phó thác cả tuổi trẻ sung mãn ngày xưa, cả tuổi già tật nguyền ngày nay cho ước mơ trong sáng đó vì nhân dân, vì đất nước. Một ký giả nước ngoài đã vinh danh ông là "người cầm đuốc trong đêm" Tôi thấy ông đang nâng cao trái tim Ðankô rực chói của mình, góp phần soi đường cho đất nước, cho dân tộc, vượt qua bãi lầy, tiến trên con đường sáng.

                            Nguyễn Thanh Giang

                            http://www.lmvntd.org/dossier/ntgiang/9903tdo.htm
                            #14
                              LXMai 14.11.2006 22:50:55 (permalink)

                              8. Luật pháp bảo vệ tự do của nhân dân


                              Luật pháp bảo vệ tự do của nhân dân

                              Hẹn....
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 4 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 60 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9