THI KINH QUỐC PHONG - KIM Y PHẠM LỆ OANH dịch thuật
Ngọc Lý 04.10.2006 02:13:02 (permalink)
.


Quốc là khu vực các nước chư hầu được phong.
Phong là thơ thuộc loại ca dao về dân tục.
Sở dĩ gọi là Phong, là lấy ý rằng được
thấm nhuần sự cảm hoá của người,
rồi thành ra lời,
mà những lời ấy lại đủ để cảm động được người,
như vật nhờ có gió lay mà thành tiếng,
rồi cái tiếng ấy lại đủ để rung động được vật

(trích Thi Kinh Quốc Phong-
bản dịch Kim Y Phạm Lệ Oanh)






Sắp Rằm Tháng Tám, một ngày đẹp nhất trong năm cho dân cư vùng nông nghiệp, Ngày Mùa, ngày gặt hái những thành quả trên đồng lúa, trăng trong, gió mát, tình cảm chan hòa thường nảy sinh ra những câu hò lời hát, điệu ca dao trữ tình mà đằm thắm giữa trai làng, gái quê...

Trăng Tháng Tám còn gọi là Trăng Ngày Mùa, và người Việt sống bằng nghề trồng lúa nước, từ bao vạn năm trước dọc bờ sông, biển, phía Đông Nam Á Châu đã không ngừng đem tâm tình mình trải dưới ánh trăng, đọng lại trong không cùng sông nước mênh mông.

Trong khung cảnh ấy, mời các bạn cùng Ngọc Lý, đi tìm lại những tâm tình của dân cư 15 nước sống rải rác khắp vùng hai bên bờ sông Dương Tử và Hoàng Hà, qua các câu hò điệu hát, có trên 3000 bài, ban đầu gọi là Thi.

Sau này Khổng Tử (551-479 TCN) chọn lọc lại khoảng 305 bài, gọi là Kinh Thi.

Kinh Thi ngày nay hay bị hiểu lầm là do Khổng Tử soạn, hay tiêu biểu cho văn minh Hoa Hán. Thực ra, đây là những lời ca dao được gió thổi bay khắp các đồng lúa của dân nông nghiệp hai bên bờ sông Dương Tử và Hoàng Hà từ vạn năm trước khi Khổng Tử ra đời. [1]

Tập Kinh Thi Quốc Phong bằng chữ Hán được Nữ Sĩ Kim Y Phạm Lệ Oanh dịch sang Quốc Âm Việt, thể ca dao.

Ngọc Lý được phép của Nữ Sĩ Trương Anh Thụy, con gái Nữ Sĩ Kim Y Phạm Lệ Oanh, và Tủ Sách Cành Nam, cho phép đánh máy thành bản online vào Thư Viện Việt Nam Thư Quán. Tập sách do Tiến Sĩ Đào Thị Hợi cho mượn.

Xin cảm ơn Tủ Sách Cành Nam, Nữ Sĩ Trương Anh Thụy, và Tiến Sĩ Đào Thị Hợi.

Hy vọng tập Thi Kinh Quốc Phong này góp thêm ý nghĩa vào Ánh Trăng Ngày Mùa Rằm Tháng Tám của chúng ta tại Việt Nam Thư Quán.



Ngọc Lý


[1] Xin xem tài liệu về sự di dân trên thế giới tại đây:
http://www.roperld.com/HomoSapienEvents.htm
Theo bản đồ này: http://www.roperld.com/graphics/WorldMapMigrations1.jpg
thì đường đi màu tím và màu cam nhạt chỉ sự di dân từ Đông Nam Á từ 35,000 năm - 10,000 ybp đến lưu vực sông Dương Tử và Hoàng Hà.
.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2006 14:18:04 bởi Ngọc Lý >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9